Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

5.

Xây dựng các phương án hoà giải để đảm bảo quyền lợi của khách hàng (bảo vệ
cho Công ty TL)

Căn cứ hoà giải của các bên:

- Căn cứ theo Điều 9 tại Hợp đồng:

“…Bất kỳ tranh chấp nào phát sinh giữa hai bên liên quan đến việc thực hiện hợp
đồng này đều phải ưu tiên giải quyết qua thương lượng trên tinh thần công bằng, thiện
chí và trung thực. Trong trường hợp hai bên không thể tự giải quyết, các tranh chấp sẽ
được đưa ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.”

- Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 22/2017/NĐ-CP về thủ tục hòa giải thương mại:

“Điều 11. Thỏa thuận hòa giải

1. Thỏa thuận hòa giải có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản hòa giải
trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.

2. Thỏa thuận hòa giải được xác lập bằng văn bản.”

- Trường hợp tại Hợp đồng không quy định về hòa giải thương mại, Công ty TL
và Công ty NM cần lập thỏa thuận hòa giải và gửi tới cơ quan có thẩm quyền để giải
quyết hòa giải theo quy định của pháp luật.

5.1. Phương án 1

- Tiếp tục thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Hợp đồng:

+ Công ty TL đồng ý thanh toán tiền hàng đợt 2 cho công ty NM.

+ Đề nghị công ty NM phối hợp thực hiện nghiệm thu hàng hoá đợt 3 với công ty
TL và hướng dẫn công ty TL sử dụng hệ thống.

+ Đề nghị công ty NM phối hợp giải trình với Chủ đầu tư – Bệnh viện 105.

Đây là hệ thống thiết bị y tế chuyên ngành, công ty NM không thể tìm kiếm một
đơn vị khác để bán vì hệ thống trên được đặt theo yêu cầu, nhu cầu sử dụng rất đặc biệt,
không phải lúc nào cũng có khách hàng đặt. Do đó, công ty NM nên tiếp tục thực hiện
hợp đồng vì nếu công ty TL không nhận và đề nghị huỷ Hợp đồng thì công ty NM sẽ bị
thiệt hại lớn.

- Về phạt vi phạm:

Công ty TL yêu cầu công ty NM phải chịu phạt do giao hàng chậm theo quy định
của hợp đồng là: 0,5% x 4.050.000.000 đồng x 15 ngày = 303.750.000 đồng.

5
Hoà giải:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại năm 2005 về các trường
hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm:

“Bên vi phạm Hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây: …
hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia.”

Việc vi phạm giao hàng của công ty NM không đúng vì hàng hoá là hệ thống trang
thiết bị y tế theo quy định tại Hợp đồng và hướng dẫn của Bộ Y tế. Công ty NM giao
hàng không đúng quy định tại Hợp đồng (giao 1 lần cho toàn bộ hệ thống). Việc giao
hàng chậm của Công ty NM là vi phạm Hợp đồng nên Công ty TL có quyền được yêu
cầu phạt vi phạm.

Do quy trình giao nhận hàng của công ty NM không giao 1 lần và còn thiếu bị kéo
dài dẫn đến việc thanh toán đợt 2 của công ty TL vi phạm điều 6.1 Hợp đồng. Phía công
ty TL chậm thanh toán tiền tạm ứng (10 ngày so với thời hạn quy định trong Hợp đồng)
nên ảnh hưởng đến việc công ty NM chậm trễ đặt hàng với hãng sản xuất. Do đó, mỗi
bên đều có lỗi trong sự việc này. Việc công ty NM vi phạm không hoàn toàn do lỗi của
bên công ty TL, do đó, công ty NM vẫn phải chịu phạt vi phạm.

Vì vậy, công ty TL đề xuất khoản phạt vi phạm như sau:

0,5% x 4.050.000.000 đồng x 5 ngày = 101.250.000 đồng (Một trăm lẻ một triệu,
hai trăm năm mươi nghìn đồng).

Lý giải: vì công ty TL có chậm thanh toán tiền tạm ứng 10 ngày nên với tinh thần
thiện chí hợp tác đôi bên, công ty TL đề xuất khoản phạt trừ đi 10 ngày chậm tạm ứng
trên.

- Về bồi thường thiệt hại:

Theo Điều 6.3 tại Hợp đồng, việc bồi thường thiệt hại 7% chỉ áp dụng khi huỷ Hợp
đồng. Các bên đều có mong muốn tiếp tục thực hiện Hợp đồng.

Bên cạnh đó, bồi thường ấn định không được công nhận trong hệ thống pháp luật
Việt Nam (tham khảo tại Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 11/2020/KN-KDTM
ngày 9/6/2020 của TANDTC về tranh chấp giữa Công ty TNHH Yến Sào Sài Gòn với
Công ty cổ phần Yến Việt).

Do đó, đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại, các bên không áp dụng.

- Hỗ trợ:

Công ty TL có thiện chí tiếp tục thực hiện hợp đồng (hạn chế ảnh hưởng đến Chủ
đầu tư – Bệnh viện 105). Công ty TL đề xuất hỗ trợ:

6
+ Khoản tiền phạt vi phạm công ty NM sẽ được khấu trừ vào đợt thanh toán cuối
cùng trong Hợp đồng.

+ Công ty TL sẽ thanh toán khoản phí hoà giải viên cho Công ty NM.

5.2. Phương án 2

- Tiếp tục thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Hợp đồng:

+ Đề nghị tiếp tục thực hiện Hợp đồng vì Công ty TL cần phải đáp ứng yêu cầu
của Chủ đầu tư, đề nghị phía NM phối hợp giải trình với Chủ đầu tư về việc chậm giao
hàng.

+ Đề nghị công ty NM phối hợp thực hiện nghiệm thu hàng hoá đợt 3 với công ty
TL và hướng dẫn công ty TL sử dụng hệ thống.

+ Công ty TL đồng ý thanh toán toàn bộ phần tiền hàng còn lại cho công ty NM.

- Về phạt vi phạm:

Việc vi phạm giao hàng của công ty NM không đúng vì hàng hoá là hệ thống trang
thiết bị y tế theo quy định tại Hợp đồng và hướng dẫn của Bộ Y tế. Công ty NM giao
hàng không đúng quy định tại Hợp đồng (giao 1 lần cho toàn bộ hệ thống). Việc giao
hàng chậm của Công ty NM là vi phạm Hợp đồng nên Công ty TL có quyền được yêu
cầu phạt vi phạm.

Công ty TL có phản hồi về việc Công ty NM chậm giao hàng 15 ngày đối với 3
mục hàng hoá, do đó, áp dụng theo quy định tại Điều 301 Luật Thương mại năm 2005
như sau:

“Điều 301. Mức phạt vi phạm

Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi
phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa
vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.”

Tham khảo việc phạt vi phạm tại:

+ Quyết định giám đốc thẩm số 15/2016/KDTM-GĐT ngày 7/9/2016 của


TANDTC (tranh chấp giữa Công ty Cổ phần dịch vụ và kỹ thuật A với Công ty B);

+ Án lệ số 09/2016/AL (Quyết định giám đốc thẩm số 07/2013/KDTM-GĐT ngày


15-3-2013 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC về vụ án kinh doanh, thương mại “Tranh
chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa” tại tỉnh Bắc Ninh giữa nguyên đơn là Công ty cổ
phần thép Việt Ý với bị đơn là Công ty cổ phần kim khí Hưng Yên).

7
Vì vậy, công ty TL đề xuất mức phạt vi phạm dựa trên giá trị của phần nghĩa vụ bị
vi phạm tương ứng, cụ thể:

0,5% x 328.700.000 đồng x 15 ngày = 24.652.500 đồng (Hai mươi bốn triệu, sáu
trăm năm mươi hai nghìn, năm trăm đồng).

- Về bồi thường thiệt hại:

Theo Điều 6.3 tại Hợp đồng, việc bồi thường thiệt hại 7% chỉ áp dụng khi huỷ Hợp
đồng. Các bên đều có mong muốn tiếp tục thực hiện Hợp đồng.

Bên cạnh đó, bồi thường ấn định không được công nhận trong hệ thống pháp luật
Việt Nam (tham khảo tại Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 11/2020/KN-KDTM
ngày 9/6/2020 của TANDTC về tranh chấp giữa Công ty TNHH Yến Sào Sài Gòn với
Công ty cổ phần Yến Việt).

- Hỗ trợ:

Công ty TL có thiện chí tiếp tục thực hiện hợp đồng, nghiệm thu và đưa vào hoạt
động hệ thống thiết bị. Công ty TL đề xuất hỗ trợ:

+ Công ty TL hỗ trợ chi phí nhân viên của công ty NM đến nghiệm thu và hướng
dẫn sử dụng hệ thống.

+ Khoản tiền phạt vi phạm công ty NM sẽ được khấu trừ vào đợt thanh toán cuối
trong Hợp đồng.

+ Công ty TL sẽ thanh toán khoản phí hoà giải viên cho công ty NM.

You might also like