Eco 302 BT Đ V Tinh 09 2023

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 71

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


TỔ BỘ MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

TS. ĐỖ VĂN TÍNH

BÀI TẬP

Môn học : KINH TẾ TRONG QUẢN TRỊ


Mã môn học: ECO - 302
Số tín chỉ: 02 - Lý thuyết: 02 - Thực hành: 0
Dành cho sinh viên ngành: Kinh tế
Khoa: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Bậc đào tạo: Đại học
Học kỳ: I, II - Năm học : 2023 - 2024

Đà Nẵng, tháng 09 năm 2023

1|70
CHƯƠNG I - TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ TRONG QUẢN TRỊ

CÂU HỎI LÝ THUYẾT

1. Định nghĩa kinh tế học quản lý.


2. Vai trò và mục tiêu của một hãng?
3. Phân biệt lợi nhuận kế toán và lợi nhuận kinh tế.
4. Giá trị của một công ty là gì?
5. Giải thích phân tích cận biên.
6. Định nghĩa chi phí cơ hội.

BÀI TẬP

1. Bạn đang cân nhắc xem có nên mở một cửa hàng hamburger hay không. Hiện nay thu nhập từ
công việc tư vấn tự do của bạn là $45,000 mỗi năm và sẽ phải bỏ công việc này nếu mở cửa hàng.
Nếu bạn mở cửa hàng, mỗi năm bạn phải trả $245,000 tiền thuê cửa hàng và các chi phí hoạt động
khác.
Đâu là chi phí kế toán?
Đâu là chi phí cơ hội?
2. Bảng sau cho biết lợi nhuận kỳ vọng cuối năm trong 3 năm tiếp theo của mỗi hãng. Coi lãi suất
ổn định ở mức 8% trong suốt 3 năm. Xác định giá trị của mỗi hãng
Hãng Lợi nhuận năm 1 Lợi nhuận năm 2 Lợi nhuận năm 3
X $60,000 $70,000 $80,000
Y $40,000 $80,000 $100,000
Thảo luận sự khác nhau về lợi nhuận của các hãng.
Hãng nào có giá trị lớn hơn?
3. Hoàn thành bảng sau và trả lời các câu hỏi kèm theo:
Q TR(Q) TC(Q) (Q) MR MC
0 0 0 - -
1 200 10
2 380 30
3 540 60
4 680 100
5 800 150
6 900 210

2|70
7 970 280
8 1,040 360
9 1,080 450
10 1,100 550
Sản lượng Q nào tối đa hóa lợi nhuận?
Mối quan hệ giữa doanh thu cận biên (MR) và chi phí cận biên (MC) tại sản lượng Q đó?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI LÝ THUYẾT

1. Kinh tế học quản lý là một nghiên cứu có hệ thống về cách phân bổ các nguồn lực nhằm đạt được
mục tiêu quản lý một cách hiệu quả nhất.
2. Vai trò của một công ty là phân bổ các nguồn lực có hạn một cách tối ưu và để thỏa mãn mục
đích của các cổ đông. Mục tiêu của một công ty là tối đa hóa lợi nhuận.
3. Lợi nhuận kế toán, còn gọi là lợi nhuận kinh doanh, là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và
chi phí sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Lợi nhuận kế toán được viết ở dòng cuối cùng trong báo cáo
thu nhập của công ty. Trong khi đó lợi nhuận kinh tế là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và
tổng chi phí cơ hội.
4. Giá trị của một công ty là giá trị hiện tại của lợi nhuận mà công ty đó thu được trong tương lai có
chiết khấu một tỷ lệ lãi phù hợp.
5. Phân tích cận biên chỉ ra rằng chỉ nên ra quyết định và hành động khi doanh thu cận biên vượt
quá chi phí cận biên. Nếu tình huống này xảy ra, quyết định đưa ra sẽ tối đa hóa lợi nhuận.
6. Chi phí cơ hội là lợi nhuận ròng bị bỏ qua khi không lựa chọn phương án sử dụng nguồn lực tốt
nhất.

HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP

1. Chi phí kế toán là $245,000 một năm gồm tiền thuê cửa hàng và các chi phí hoạt động khác.
Chi phí cơ hội là $290,000 một năm. ($45,000 + $245,000).
Công ty X có lợi nhuận năm thứ nhất cao hơn nhưng xuống thấp vào năm thứ 2 và thứ 3,
trong khi công ty Y có lợi nhuận năm thứ nhất thấp hơn so với công ty X, nhưng lợi nhuận năm 2
và 3 nhiều hơn.
2. Giá trị hiện tại của loạt lợi nhuận này được tính toán như sau:
Công ty X
Năm Dòng vào tiền mặt 1/(1+0.08)n Giá trị hiện tại
1 $60,000 0.926 $55,560
2 70,000 0.857 59,990
3 80,000 0.794 63,520
$ 179,070

3|70
Công ty Y
Năm Dòng vào tiền mặt 1/(1+0.08)n Giá trị hiện tại
1 $40,000 0.926 $ 37,040
2 80,000 0.857 68,560
3 100,000 0.794 79,400
$ 185,000
Công ty Y có giá trị hiện tại cao hơn.
3.
Q TR(Q) TC(Q) (Q) = (2) – (3) MR MC
(1) (2) (3)
0 0 0 0 - -
1 200 10 190 200 10
2 380 30 350 180 20
3 540 60 480 160 30
4 680 100 580 140 40
5 800 150 650 120 50
6 900 210 690 100 60
7 970 280 690 70 70
8 1,030 360 680 60 80
9 1,080 450 630 50 90
10 1,100 550 550 20 100

Q = 7 là sản lượng tối đa hóa lợi nhuận; MR = MC = $70 tại Q = 7 đơn vị.

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Định nghĩa thuật ngữ tối ưu hóa.


2. Thảo luận qua về phép thử hàm bậc nhất và hàm bậc hai.
3. Tối ưu hóa bị ràng buộc là gì? Hai phương pháp giải quyết vấn đề tối ưu hóa bị ràng buộc
4. Đạo hàm là gì? Nó dùng để đo lường cái gì?

BÀI TẬP LÀM THÊM

1. ABC Boutique bán mỗi sản phẩm với mức giá $20. Tổng chi phí sản xuất Q đơn vị được thể hiện
trong hàm: TC = 40 + 4Q +0.02Q 2. Cần phải sản xuất bao nhiêu đơn vị để tối đa hóa lợi nhuận?Lợi
nhuận tối đa ở mức sản lượng này là bao nhiêu?
Chứng minh rằng đây là điểm cực đại chứ không phải là điểm cực tiểu bằng cách tính đạo
hàm bậc hai tại giá trị x.
4|70
2. Tìm các điểm cực đại và cực tiểu của hàm số y = 1,500 - 600x - 15x 2 + x3, và tính đạo hàm bậc 2
để phân biệt chúng.
3. Bộ phận phân tích kinh tế của một hãng sản xuất ước tính tổng doanh thu là TR(Q) = 3,200Q -
6Q2 và tổng chi phí là TC(Q) = 90 + 2Q2
- Sản lượng Q nào tối đa hóa lợi nhuận?
- Doanh thu cận biên ở mức sản lượng Q là bao nhiêu?
- Chi phí cận biên ở mức sản lượng Q là bao nhiêu?
- Mức lợi nhuận nào là tối đa?
4. Jon Electronics hoạt động với hàm TR và TC sau:
TR = $200Q - $0.5Q2 và TC = $1,000 - $40Q + $0.5Q2
- Xác định sản lượng Q (sản lượng đầu ra) tối đa hóa doanh thu.
- Xác định sản lượng Q tối thiểu hóa chi phí.
- Xác định sản lượng Q tối đa hóa lợi nhuận.
- Chứng minh rằng MR bằng MC tại sản lượng Q làm tối đa hóa lợi nhuận.
5. Mục đích của kế hoạch lưu kho là để tạo ra các chính sách nhằm đạt được khoản đầu tư tối ưu
cho sản lượng lưu kho. Có thể đạt được mục tiêu này bằng cách xác định mức lưu kho tối ưu cần để
giảm thiểu hóa chi phí lưu kho. Tổng chi phí lưu kho hàng năm (TIC) bao gồm chi phí vận chuyển
+ chi phí đặt hàng, ví dụ TIC = C (Q/2) + S (D/Q), trong đó C = chi phí vận chuyển mỗi đơn vị, S
= chi phí đặt hàng của mỗi đơn hàng, D = cầu hàng năm tính theo đơn vị và Q = số lượng đơn hàng.
Lập công thức để xác định số lượng đơn hàng kinh tế Q* (EOQ) bằng cách tối thiểu hóa TIC.
Sử dụng phương pháp L để tìm điểm cực trị
Tối đa hóa z = xy
Ràng buộc x + y = 6
Một hãng có hàm lợi nhuận trong đó biến lợi nhuận Z là một hàm của mức sản lượng đầu ra
gồm 2 loại sản phẩm x và y:
Z = -60 + 140x + 100y - 10 x2 - 8y2 - 6xy. Giả thiết rằng trong cung cấp ngắn hạn, hãng này
chỉ có nguyên liệu thô hạn chế là 200 đơn vị. Các sản phẩm x và y lần lượt cần 20 đơn vị và 40 đơn
vị nguyên liệu thô để sản xuất một đơn vị đầu ra. Hãng muốn xác định phương pháp kết hợp các sản
phẩm tối đa hóa lợi nhuận.
Giải quyết vấn đề như cách giải quyết hàm tối ưu hóa bị ràng buộc
Sử dụng phương pháp thế để xác định sản lượng x và y sẽ tối đa hóa lợi nhuận (Z)
Giải bài toán bằng phương pháp L
Diễn giải giá trị kinh tế của  tìm được trong phần (c).

HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN

1. Tối ưu hóa là tối đa hóa hoặc tối thiểu hóa một mục tiêu cụ thể (ví dụ như lợi nhuận hay chi phí).

5|70
2. Thử đạo hàm bậc nhất nhằm mục đích xác định một hay nhiều điểm cực trị (cực đại hay cực tiểu)
trong một hàm. Thử đạo hàm bậc 2 nhằm xác định điểm cực trị tìm được là cực đại hay cực tiểu.
3. Tối ưu hóa bị ràng buộc là tìm phương pháp tối ưu hóa với các ràng buộc cho trước về sự dồi
dào của các nguồn lực và các điều kiện khác. Các phương pháp như LP và L được dùng để giải
quyết vấn đề này.
Phương pháp L đo lường sự thay đổi cận biên trong giá trị của hàm mục tiêu khi có sự thay
đổi của một đơn vị trong giá trị của hàm ràng buộc. Đây là các biến kép trong quy hoạch tuyến tính
và đại diện cho giá mờ của nguồn lực khan hiếm cho trước.
4. Hàm dy/dx đo lường sự thay đổi cận biên trong y dẫn đến sự thay đổi nhỏ trong x. Về cơ bản đó
là độ dốc của hàm.

HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP LÀM THÊM


1.
Tổng lợi nhuận () = Tổng doanh thu (TR) – tổng chi phí (TC)
= $20Q - (40 + 4Q + 0.02Q2) = -40 + 16Q - 0.02Q2
Lấy đạo hàm theo Q và đặt nó bằng 0 ta có,
d/dQ = 16 - 0.04Q = 0, tìm được Q* = 40.
Lợi nhuận tối đa tại Q* = 40 là:
* = -40 + 16Q - 0.02Q2 = -40 + 16(40) - 0.02(40)2 = 568.
Đặt dy/dx = 0: dy/dx = 75 - 0.5x =0; x = 150. Vì d2y/dx2= - 0.5 < 0, tại x = 150 đạt điểm cực
đại.
2.
Đặt dy/dx = 0 để xác định cả điểm cực đại và cực tiểu; dy/dx = -600 - 30x + 3x2 = 0 hoặc
(3x + 30) (x - 20) = 0 các nghiệm kép là x = -10; x = 20.
Lấy đạo hàm bậc 2 ta có d2y/dx2 = -30 + 6x
Tại x = -10, d2y/dx2 = -30 + 6x = -30 + 6(-10) = -90 < 0 (cực đại)
Tại x = 20, d2y/dx2 = -30 + 6x = -30 + 6(20) = 90 > 0 (cực tiểu)
3.
Cho: TR(Q)=3,200Q - 6Q2 và TC(Q) = 90 + 2Q2
Có MR và MC như sau:
MR = dTR/dQ = 3,200 -12Q và MC = dTC/dQ = 4Q
Tại sản lượng đầu ra tối đa hóa lợi nhuận, MR = MC, do vậy
MR = 3,200 - $12Q = 4Q = MC
Tìm được Q* = 200 đơn vị, là sản lượng đầu ra tối đa hóa lợi nhuận.
MR = 3,200 -12Q = 3,200 - 12(200) = 800
MC = 4Q = 4(200) = 800
Lợi nhuận = TR - TC =3,200Q - 6Q2-(90 + 2Q2)= -90 + 2,300Q -8Q2.
Khi Q*=200, lợi nhuận là -90 + 2,300(200) - 8(200)2 = $139,910.
6|70
4.
Đặt dTR/dQ = $200 - Q = 0; Q = 200
Đặt dTC/dQ = -$40 + Q = 0; Q = 40
Tổng lợi nhuận () = TR - TC = $200Q - $0.5Q2 - ($1,000 - $40Q + $0.5Q2)
= -$1,000 + $240Q - Q2
Đặt d/dQ = $240 -2Q = 0; Q =120
Tại Q*=20, chú ý rằng:
MR = dTR/dQ = $200 - Q = $200 - 120 = $80
MC = dTC/dQ = -$40 + Q = -$40 + 120 = $80
Vì vậy, MR = MC = $80
Cho TIC = C (Q/2) + S (D/Q), lấy đạo hàm của TIC theo Q và đặt nó bằng 0, có: dTIC/dQ
= C/2 - SDQ-2 = 0 ----> Q2 = 2SD/C ----> Q* = EOQ =
5.
Hàm L là:
L(x, y, ) = xy + (6 - x - y)
Lấy đạo hàm bậc nhất lần lượt theo x, y, và  ta có:
L/x = y -  = 0
L/y = x -  = 0
L/= 6 - x - y = 0
Đồng thời giải các đạo hàm ta có: x = 3, y = 3, và  = 3.
6.
Bài toán có dạng:
Tối đa hóa Z = -60 + 140x + 100y - 10x2 - 8y2 - 6xy.
Ràng buộc 20x + 40y = 200
Tìm được x theo y và thế vào phương trình Z
20x + 40y = 200 ----> x = 200/20 - 40y/20 = 10 - 2y
Z =-60 + 140x + 100y - 10 x2 - 8y2 - 6xy
= - 60 + 140(10 -2y) + 100y - 10(10 - 2y)2 - 8y2 - 6(10 - 2y)y
= 340 + 160y - 36y2
Sử dụng điều kiện bậc nhất để tìm điểm cực trị, ta có dQ/dK và đặt chúng bằng 0:
dQ/dK =160 - 72y = 0, nghĩa là y =2.22 đơn vị và
x = 10 - 2y =10 - 2(2.22) =5.56 đơn vị
Hàm L là:
L(x, y, ) = -60 + 140x + 100y - 10x2 - 8y2 - 6xy + (200 - 20x - 40y)
Dùng đạo hàm riêng:
L/x = 140 - 20x - 6y + 20 = 0
L/y = 100 -16x -6y + 40 = 0

7|70
L/ = 200 - 20x - 40y = 0
Giải đồng thời 3 phương trình tìm được x = 5.56, y =2.22, =0.774
=0.774 nghĩa là lợi nhuận có thể tăng lên $0.774 nếu thêm vào một đơn vị nguyên liệu thô;
nghĩa là tăng từ 200 đơn vị lên 201 đơn vị nguyên liệu.
-----------------  ----------------

8|70
CHƯƠNG II - PHÂN TÍCH CẦU

CÂU HỎI LÝ THUYẾT


1. Phân tích và lý thuyết cầu gồm những vấn đề gì? Liệt kê tác dụng của nó trong xác định doanh
thu của một hãng.
2. Các nhân tố dịch chuyển cầu là gì? Cho ví dụ.
3. Định nghĩa tổng doanh thu, doanh thu bình quân, và doanh thu cận biên. Giải thích mối quan hệ
giữa chúng.
4. Các yếu tố liên quan đến co giãn cầu?
5. Phân biệt co giãn đoạn và co giãn điểm.
6. Điểm đặc biệt của đường cầu tuyến tính trong mối liên hệ với co giãn giá là gì?
7. Mô tả mối quan hệ giữa co giãn của cầu theo giá và tổng doanh thu.
8. Cho 2 ví dụ giải thích co giãn giá được sử dụng trong ra quyết định marketing
9. Bạn hiểu khi nào thì một sản phẩm là hàng hóa thông thường, khi nào là một hàng hóa thứ cấp?
10 .Mô tả mối quan hệ giữa co giãn điểm của cầu theo giá, doanh thu cận biên, và giá.

BÀI TẬP
1. Một nhà sản xuất van cân nhắc xem có nên tăng giá bán van từ mức giá bình quân hiện tại là
$2,000 mỗi chiếc. Hiện nay, mỗi tháng nhà sản xuất bán được 600 chiếc, nhưng đang cố gắng giảm
doanh số xuống mức nhiều nhất là 500 chiếc mỗi tháng. Nếu co giãn cầu theo giá của hãng là -2
trong khoảng từ $2,000 đến $2,500 mỗi van, nên xác định mức giá mới nào để sản xuất ở mức năng
suất này?
2. Công ty liên doanh Lilex Watch đang xe\
m xét giảm giá bán đồng hồ đeo tay từ mức giá bán hiện nay là $80 xuống $70 mỗi chiếc. Công ty
bán được 2,000 mỗi tháng. Nếu co giãn cầu theo giá của đồng hồ là -2, lượng bán mới là bao nhiêu?
3. Công ty liên doanh Sunhee Bags ước lượng hàm cầu đối với túi ngủ cao cấp ở khu vực vịnh San
Francisco như sau: P = 600 - 0.3Q
Xác định hàm MR và TR?
Xác định mức giá tại đó Sunhee Bags không bán được một chiếc túi ngủ nào cả?
Sản lượng tối đa mà Sunhee Bags có thể bán được?
Hãng có thể đạt được doanh thu tối đa là bao nhiêu?
Với một lượng phần trăm thay đổi trong giá cho trước, phần trăm thay đổi trong lượng cầu là
bao nhiêu ở mức sản lượng đầu ra Q = 700?
Co giãn đoạn của cầu theo giá đối với số lượng từ 700-800 túi ngủ?

9|70
4. Cho đường cầu sau: Q = 250 - 0.5P
Xác định hàm tổng doanh thu (TR), doanh thu cận biên (MR), và hàm doanh thu cận biên
(AR) tương ứng.
5. Cho đường cầu sau: P = 400 - 3Q
Xác định hàm tổng doanh thu (TR), doanh thu cận biên (MR), và hàm doanh thu cận biên
(AR) tương ứng
6. Phòng marketing của một công ty sản xuất phần cứng ô tô có hàm cầu đối với sản phẩm ô tô của
họ như sau: Q = 150,000 -52P + 80PC + 0.3A + 0.5Y
Trong đó Q = số lượng ô tô hãng bán được mỗi tuần
P = Giá bán ôtô của hang
PC = Mức giá bán ô tô của đối thủ cạnh tranh trực tiếp
A = Chi phí quảng cáo hàng tuần
Y = thu nhập dành cho tiêu dùng bình quân của mỗi gia đình
Nếu P = $12,000, PC = $10,000, A = $310,000, và Y = $25,000, tìm hàm cầu và xác định co
giãn của cầu theo giá.
Nhận xét về co giãn giá tìm được trong phần (a). Nếu hãng tăng giá, điều gì sẽ xẩy ra với
tổng doanh thu?
Với giá trị tìm được trong (a), tính co giãn của cầu theo thu nhập. Giải thích.
Xác định co giãn chéo của cầu giữa hai loại ô tô cạnh tranh. Giải thích
7. Cầu đối với sản phẩm của công ty bạn ước tính là : Q A = 8,500 - 4PA - 2PB + PC - 0.1Y, trong đó
P = giá và Y = thu nhập. Giá tương ứng và số liệu về thu nhập như sau: P A = 10, PB = 50, PC = 50,
và Y = 40,000.
Đâu là hàng hóa thay thế cho sản phẩm A? Đâu là hàng hóa bổ sung?
A là hàng hóa thông thường hay thứ cấp ?
Lượng sản phẩm A bán ra sẽ là bao nhiêu?
8. Biến đổi công thức:

1
MR = P 1 + ----
ep

Giải thích mối quan hệ giữa MR và co giãn cầu theo giá (ep)
9. Người quản lý của một cửa hàng đồ chơi để ý thấy rằng cứ giảm 1% giá bán búp bê thì doanh số
hàng tuần tăng lên 2%. Tổng chi phí bán buôn cộng với chi phí trưng bày và marketing là $15 mỗi
con búp bê.
Co giãn điểm của cầu theo giá của cửa hàng? Tính giá bán tối ưu?
Giả sử nhà quản lý thông qua lượng hàng mua vào có thể giảm $1 chi phí cận biên xuống
còn $14 mỗi chú búp bê. Tính mức giá tối ưu mới?

10 | 7 0
10. Sản phẩm lương thực của công ty bạn có co giãn cầu theo giá là -0.8. Nếu giá bán lương thực
tăng lên 5%, lượng cầu đối với lương thực và tổng doanh thu thay đổi như thế nào?
11. Các phương trình sau mô tả hàm cung và cầu hàng tháng đối với dịch vụ giặt khô ở một địa phương:
Qd = 40,000 - 4,000P (cầu)
Qs = -10,000 + 10,000P (cung)
Tại mức giá bình quân nào, cầu bằng 0?
Tại mức giá bình quân nào, cung bằng 0?
Tìm kết hợp giá- đầu ra cân bằng?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI LÝ THUYẾT


1. Phân tích cầu bao gồm: Lượng hóa nhu cầu cụ thể; Tính toán hệ số co giãn của cầu; Ước lượng
các hàm số của nhu cầu; Dự báo doanh số; Quyết định giá.
2. Những nhân tố dịch chuyển cầu làm tăng hoặc giảm cầu bằng cách thay đổi một nhân tố phi giá
bất kỳ. Những nhân tố này bao gồm: (1) Thu nhập của người tiêu dùng, (2) Giá của hàng hóa thay
thế hoặc hàng hóa bổ sung, (3) Thị hiếu của người tiêu dùng.
Xét trên sơ đồ, sự dịch chuyển của một đường cầu được biểu diễn bằng một đường cầu khác song
song với nó.
3. Tổng doanh thu (TR) của một công ty liên quan trực tiếp đến cầu đối với hàng hóa và dịch vụ của
công ty đó. Doanh thu bình quân (AR) là tổng doanh thu trên mỗi đơn vị đầu ra, bằng tổng doanh
thu chia cho tổng đầu ra, tức là AR = TR/Q. Doanh thu cận biên (MR) là tỷ lệ thay đổi của tổng
doanh thu theo lượng cầu, tức là MR = dTR/dQ.Tổng doanh thu được tối đa hoá khi MR bằng 0.
4. Các yếu tố chính tác động đến co giãn cầu là:
Giá cả của hàng hóa đó (trong trường hợp co giãn theo giá)
Giá cả của hàng hóa thay thế (trong trường hợp cầu có co giãn chéo)
Thu nhập (trong trường hợp co giãn theo thu nhập)
Quảng cáo (trong trường hợp co giãn theo quảng cáo)
5. Co giãn đoạn của cầu là thay đổi của lượng cầu bình quân khi có sự thay đổi của giá giữa 2 giá trị
khác nhau, trong khi co giãn điểm được tính tại một điểm xác định.
6. Trường hợp hàm cầu tuyến tính, trong khi độ dốc của đường cầu có dạng đường thẳng là bằng
nhau tại mọi điểm, thì co giãn của đường này thay đổi từ một điểm tới điểm tiếp theo.
7. Các nhà kinh tế đã xây dựng được mối quan hệ giữa co giãn giá (e p) và tổng doanh thu (TR), có thể
giúp cho hãng xác định giá bán.
Giá ep > 1 ep = 1 ep < 1
Tăng TR giảm Không đổi TR tang
Giảm TR tăng Không đổi TR giảm
8. Co giãn giá có thể dùng để trả lời các dạng câu hỏi sau: (a) ảnh hưởng của 5% giá tăng lên tác
động gì đến doanh số? (b) cần giảm giá bao nhiêu để nâng doanh thu lên 20%?

11 | 7 0
9. Nếu co giãn thu nhập (eY) lớn hơn 0, sản phẩm là hàng hóa thông thường hay hàng hóa cao cấp
có cầu thay đổi trực tiếp khi thu nhập thay đổi, giả định giá không đổi. Nếu e Y < 0, sản phẩm là
hàng hóa thứ cấp.
10. Mối quan hệ giữa co giãn điểm của cầu theo giá, doanh thu cận biên, và giá là:

HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP


1.

-2 = [(500 - 600)/(P2 - 2000)][(P2 + 2000)/(500 + 600)]


= -100(P2 + 2000)/1100/(P2 - 2000)
-2(11P2 - 22000) = -P2 - 2000
-22P2 + 44000 = -P2 - 2000
-21P2 = -46000
P2 = $2190.48
2.
-2 = [(Q2 - 2000)/( 70 - 80)][(70 + 80)/(Q2 + 2000)]
-2 = 150(Q2 - 2000)/-10(Q2 + 2000)
-2(-10Q2 - 20000) = 150Q2 - 300000
20Q2 + 40000 = 150Q2 - 300000
-130Q2 =-340000
Q2 = 2615.38
3.
Cho P = 600 - 0.3Q:
TR = PQ = (600 - 0.3Q)Q = 600Q - 0.3Q2
MR = dTR/dQ = 600 - 0.6Q
Tại P = $600, Q = 0 vì P = 600 - 0.3(0) = $600.
P= 600 - 0.3Q, vì vậy Q = 2,000 - 10/3P
Tại mức giá bằng 0, Q = 2,000 - 10/3(0) = 2,000 túi ngủ
TR tối đa hóa khi MR = 0.
MR = dTR/dQ = 600 - 0.6Q = 0; Q = 1,000 túi ngủ
Tại Q = 1,000 túi ngủ, TR = 600Q - 0.3Q2 = 600(1,000) - 0.3(1,000)2 = $300,000

Thì tại Q = 700, P = 390

12 | 7 0
e p = -(10/3) x (390/700) = -1.86. Co giãn điểm của cầu là -1.86, vì vậy phần trăm thay đổi trong
lượng cầu là -1.86 nhân với phần trăm thay đổi trong giá.
(f) Vì P= 600 - 0.3Q,
Tại Q = 700, P= 600 - 0.3(700) = $390
Tại Q = 800, P= 600 - 0.3(800) = $360
Vì vậy, co giãn đoạn của cầu

4.
Q = 250 - 0.5P ----> 0.5P = 250 - Q ----> P = 500 - 2Q
TR = P x Q = (500 - 2Q)Q = 500Q - 2Q2
MR = dTR/dQ = 500 -4Q
AR = TR/Q = 500 - 2Q
5.
TR = P x Q = (400 - 3Q)Q = 400Q - 3Q2
MR = dTR/dQ = 400 -6Q
AR = TR/Q = 400 - 3Q
6. Hàm cầu là:
Q = 150,000 -52P + 80PC + 0.3A + 0.5Y
= 150,000 -52P + 80(10,000) + 0.3(310,000) + 0.5(25,000)
= 1,055.500 -52P
Vì vậy, Q = 1,055,500 - 52P = 1,055,500 -52(12,000) = 431,500

Co giãn của cầu theo giá là:

= - 52.(12.000/431.500) = 1,45 = 1,45 > 1

Cầu đối với ô tô co giãn và vì vậy, nếu giá tăng lên, tổng doanh thu sẽ giảm xuống nhanh
chóng
Độ co giãn của cầu theo thu nhập là:

= 0,5.(25.000/431.500) = 0,029 < 1

Vì co giãn thu nhập lớn hơn 0 nhưng bé thua 1 nên ôtô là hàng hóa thông thường chứ không
phải là hàng hóa xa xỉ. Nếu thu nhập tăng lên, cầu sẽ tăng nhưng không theo tỷ lệ tăng của thu
nhập.

Co giãn chéo là: = 80.(10.000/431.500) = 1,85 > 1

Vì co giãn chéo lớn hơn 0 nên hai loại xe này là hàng hóa thay thế.
7.

13 | 7 0
C là hàng hóa thay thế, trong khi B là hàng hóa bổ sung cho A.
A là hàng hóa thứ cấp được thể hiện qua biến thu nhập mang giá trị âm
QA = 8,500 - 4PA - 2PB + PC - 0.1Y = 8,500 -4(10) - 2(15) + (50) - 0.1(40,000) = 4,480
8.
Theo định nghĩa,
MR = dTR/dQ = d(P x Q)/dQ = d[f(Q)x Q)]/dQ =f(Q) + f’(Q) Q
= P + Q (dP/dQ)

Q dP 1
=P1+ ------ =P1+ -----
P dQ eP

9. Ta thấy
MR > 0 khi ep > 1
MR = 0 khi ep = 1
MR < 0 khi ep < 1

Mức giá tối đa hóa lợi nhuận là: P = $15/(1 + 1/-2) = $30
Mức giá tối ưu mới là: P = $14/(1 + 1/-2) = $28
Vì vậy, mức giá tối đa hóa lợi nhuận giảm $2 khi chi phí cận biên của cửa hàng giảm $1 mỗi con
búp bê.
10.

<=> - 0,8 =

% Q thay đổi Q = -0.8(5) = -4%. Cầu đối với lương thực giảm 4% nếu giá tăng 5%. Vì co giãn giá
bé hơn 1, cầu không co giãn. Vì vây, giá tăng lên sẽ dẫn đến tổng doanh thu tăng lên
Đặt Qd = 0 và tìm P
Qd = 40,000 - 4,000P = 0; P = $10.
Đặt Qs = 0 và tìm P
Qs = -10,000 + 10,000P = 0; P = $1
c. Tại cân bằng thị trường, Qd = Qs.
40,000 - 4,000P = -10,000 + 10,000P
50,000 = 14,000P; P = $3.57, Thay P = $3.57 vào cả hàm cung và cầu,
được: Qd = 40,000 - 4,000P = 40,000 - 4,000($3.57) = 25,720 đơn vị.
-----------------  ----------------

14 | 7 0
CHƯƠNG III - ĐỊNH LƯỢNG VÀ DỰ BÁO CẦU

CÂU HỎI LÝ THUYẾT


1. Tại sao trong ước lượng cầu, vấn đề xác định thường phức tạp?
2. Tiêu chuẩn nào cần được thỏa mãn nếu phân tích dựa trên hồi quy cung cấp một ước lượng chính
xác về các mối quan hệ của cầu?
3. “Điều tra người tiêu dùng” là gì? Những vấn đề nào thường phát sinh khi sử dụng điều tra người
tiêu dùng để ước lượng cầu đối với sản phẩm của một hãng?
4. Giải thích thực nghiệm thị trường: là gì? Dùng như thế nào? Có những hạn chế nào?
5. Phân biệt hồi quy đơn và hồi quy bội. Mỗi loại cho một ví dụ.
6. Hệ số r2 cho biết điều gì? Các nguyên nhân dẫn đến điều đó?
7. Tác dụng của bảng giá trị - t có được dựa trên một bậc tự do và một mức ý nghĩa cho trước?
8. Tác dụng chung của sai số chuẩn?

BÀI TẬP

1. Sau đây là số liệu về doanh thu và quảng cáo của tập đoàn Jupiter qua 8 tháng
Quảng cáo Doanh thu
(nghìn đơn vị) (nghìn đơn vị)
320 $2,600
200 1,500
230 2,150
240 2,250
720 4,700
560 3,700
470 3,300
750 4,750
a. Xây dựng biểu thức cầu sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất. Tính hệ số xác định?
b. Nhận xét về sự lựa chọn của quảng cáo trong doanh thu dự tính. Quảng cáo có phải là một chỉ số
dự đoán tốt?
2. Một nhà kinh tế của chính phủ muốn thiết lập mối quan hệ giữa thu nhập X và tiết kiệm Y hộ gia
đình hàng năm. Chọn một mẫu gồm 100 hộ gia đình và có được các tính toán sau (đơn vị của X và
Y là nghìn đô la):
X = $1,239 Y = $79 XY = $1,613
X2 = $17,322 Y2 = $293

15 | 7 0
Xác định phương trình của đường hồi quy được ước lượng ? Ý nghĩa của tràn b và giá trị
chặn a? Tính hệ số xác định r2 ? Tính sai số chuẩn của ước lượng se
3. Ước lượng hàm cầu đối với xăng. Số liệu và đầu ra hồi quy từ Excel cho trước.
Thời kỳ Giá (P) Lượng cầu (Q)
1 1.20 300
2 1.30 295
3 1.25 298
4 1.33 275
5 1.27 266
6 0.99 360
7 1.15 325
8 1.36 266
9 1.19 311
10 1.22 325
12.26 3021
Sử dụng Excel để kết xuất số liệu
Viết hàm cầu ước lượng
Con số r2 cho biết điều gì?
Tính toán co giãn điểm của cầu khi giá là $1. Cầu của sản phẩm này có co giãn theo giá không?
Xác định khoảng tin cậy của biến (bảng giá trị t với mức tin cậy 5% và 8 bậc tự do (10-2) là 2.306)
Giá trị t nào ứng với hệ số hồi quy? Nó cho biết điều gì?
Có thể xây dựng mối quan hệ được ước lượng hay không? Cho ý kiến?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI LÝ THUYẾT

1. Vấn đề xác định xuất hiện khi các yếu tố ảnh hưởng đến cầu sản phẩm cũng ảnh hưởng cung sản
phẩm. Khi 2 mối quan hệ kinh tế, như hàm cung và hàm cầu, quan hệ chặt chẽ với nhau làm cho
ước lượng lý thuyết của các mối quan hệ là không thể, chúng ta nói rằng không thể xác định được
các hàm riêng.

2. MÔ HÌNH HỒI QUY HOÀN TOÀN CÓ THỂ XÁC ĐỊNH. NÓI CÁCH KHÁC, CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẦU PHẢI HOÀN TOÀN ĐƯỢC XÁC ĐỊNH VÀ PHẢI SỬ DỤNG ĐÚNG
DẠNG HÀM. NHIỀU THỐNG KÊ NHƯ R 2 VÀ KIỂM ĐỊNH T DÙNG ĐỂ CHẮC CHẮN
NHỮNG ĐIỀU KIỆN NÀY CÓ ĐƯỢC THỎA MÃN HAY KHÔNG?
3. Khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện thực được phỏng vấn về các yếu tố ảnh hưởng đến cầu
của họ đối với sản phẩm của một hãng. Hai vấn đề là: (a) người tiêu dùng có thể không trả lời chính
xác các câu hỏi cụ thể như sự thay đổi giá được nêu, và (b) những điều tra như vậy có thể khá tốn
kém.

16 | 7 0
4. Một thử nghiệm thị trường được xây dựng bởi các yếu tố ảnh hưởng có chủ đích và bị kiểm soát
đến cầu, như giá và quảng cáo. Thực nghiệm thị trường có thể tốn kém và chứa rủi ro. Nó có thể
phát sinh một lượng lớn các quan sát để có được những ước lượng cầu tin cậy.
5. Hồi quy đơn có một biến độc lập, giá hoặc quảng cáo trong hàm cầu, trong khi hồi quy bội có 2
hoặc nhiều hơn 2 biến, nghĩa là đồng thời có cả giá và quảng cáo.
6. Một r2 thấp là chỉ số cho biết mô hình không đủ để giải thích biến Y. Các nguyên nhân chung của
vấn đề này là: (a) dùng sai dạng hàm, (b) ít sự lựa chọn biến X như là yếu tố dự đoán, và/hoặc (c)
bỏ qua một hoặc các biến quan trọng nào đó từ mô hình.
7. Bảng giá trị t dùng để (a) xây dựng khoảng dự đoán – giới hạn trên hoặc dưới xây dựng cùng với
một mức tin cậy cụ thể (ví dụ 95%) - cho giá trị được dự đoán của biến độc lập, (b) để xây dựng
khoảng tin cậy cho các hệ số hồi quy, và (c) như là một giá trị bị loại cho kiểm định t.
8. Sai số chuẩn của ước lượng, S e, dùng để xây dựng khoảng dự đoán cho giá trị phụ thuộc với các
mức tin cậy, trong khi sai số chuẩn của hệ số hồi quy, S b, cho biết một ước lượng của khoảng mà hệ
số thực sẽ “thực sự” giảm.

HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP


1.
a. Dựa vào phương pháp bình phương nhỏ nhất, ta có:
Quảng cáo Doanh thu
X Y XY X2 Y2
320 $2,600 832,000 102,400 6,760,000
200 1,500 300,000 40,000 2,250,000
230 2,150 494,500 52,900 4,622,500
240 2,250 540,000 57,600 5,062,500
720 4,700 3,384,000 518,400 22,090,000
560 3,700 2,072,000 313,600 13,690,000
470 3,300 1,551,000 220,900 10,890,000
750 4,750 3,562,500 562,500 22,562,500
3,490 24,950 12,736,000 1,868,300 87,927,500
Từ bảng:
n = 8 X = 3,490 Y = 24,950 XY = 12,736,000 X2 = 1,868,300
Thế các giá trị này vào công thức để tìm b trước:

a = (Y/n) - b (X/n) = 24,950/8 - (5.35)(3,490/8) = 3,119 - 2,334 = $785


Vì vậy, mô hình hồi quy là $785 + $5.35 X

17 | 7 0
b. Quảng cáo là sự lựa chọn thích hợp trong giải thích sự thay đổi của doanh thu vì r 2 cao cho biết
98.01% của tổng thay đổi trong doanh thu được giải thích bởi một mình quảng cáo. Chỉ 1.99% là do
ngẫu nhiên.
2.

Vì vậy, mối quan hệ được ước lượng giữa thu nhập và tiết kiệm hàng năm là -$3.1971 +
$0.3218 mỗi đô la của thu nhập hàng năm
Giá trị b, $0.3218, nghĩa là trung bình, mỗi hộ gia đình tiết kiệm khoảng $0.32 trong mỗi
một đô la họ kiếm được hàng năm. Giá trị chặn a (-3.1971) nghĩa là trung bình mỗi hộ gia đình có
khoản nợ hàng năm là $3,197.10.

Y' ± (1.98)( (0.52)


Q = 616.13 – 256.15P
r2 = 83.33%, nghĩa là tổng thay đổi trong lượng cầu được giải thích chỉ bởi mỗi mình giá.
16.67% còn lại vẫn có thể giải thích được.
Tại P = $1, Q = 616.13 – 256.15P = 616.13 – 256.15($1) = 359.98

= (- 256.15).(1/359,98) = 0,71 < 1

Sản phẩm không nhạy cảm với thay đổi của giá.
Các khoảng tin cậy là
b + t Sb = -256.15 + (2.306) (40.512) = -256.15 + 93.42.
Khoảng giá trị từ -349.57 đến -162.73
Giá trị t = -6.32, lớn hơn 2 (trong giá trị tuyệt đối). Hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê.

18 | 7 0
BÀI TẬP LÀM THÊM

Bài 1: Ước lượng hàm cầu


Giám đốc marketing chi nhánh Chevrolet của GM ước lượng hàm hồi quy cho xe Chevrolet
như sau: QC =100.000 - 100PC + 2.000N +50I + 30Pr - 1.000Pg + 3A + 40.000Pi
Trong đó: QC là lượng cầu về Chevrolet trong một năm
PC là giá của xe Chevrolet, tính bằng $
N là dân số, tính bằng triệu
I là thu nhập dành cho chi tiêu tính trên đầu người, tính bằng $
Pr là giá của xe Ford, tính bằng $
Pg là gía nhiên liệu, tính bằng cent/galon
A là chi phí quảng cáo cho xe Chevrolet, tính bằng $ trong năm
Pi là khoản tín dụng ưu đãi khi mua xe
a. Tìm giá trị của QC nếu giá trị trung bình của PC = 9.000$, N = 200 triệu, I = 10.000$,
Pr = 8.000$, Pg = 80cents, A = 200.000$ và Pi = 1
b. Xác định công thức cho hàm cầu về xe Chevrolet nếu N = 200 triệu, I = 10.000$,
Pr = 8.000$, Pg = 80cents, A = 200.000$ và Pi = 1
c. Minh họa đồ thị
Bài 2: Tính hệ số co giãn của cầu theo giá
Cầu đối với kem của một cửa hàng được ước lượng như sau: Q = 120 - 20P, trong đó Q là
lượng kem bán ra trong một ngày, P là giá tính bằng $
a. Xác định biểu cầu về kem?
b. Tìm co giãn cầu theo giá tại điểm P = 6, P = 5?
c. Tìm co giãn khoảng cầu theo giá từ P =6 đến P= 5?
Bài 3: Sử dụng hệ số co giãn để dự báo lượng cầu
Một nhà nghiên cứu dự đoán rằng co giãn của cầu theo giá ô tô ở Mỹ là -1,2 trong khi đó co
giãn của cầu theo thu nhập là 3. Trong năm đến các nhà sản xuất ô tô Mỹ dự định rằng tăng giá
trung bình của mỗi ô tô lên 5% và họ kỳ vọng thu nhập dùng để chi tiêu của người tiêu dùng sẽ tăng
khoảng 3%.
a. Nếu lượng bán của ô tô được sản xuất trong nước năm nay là 8 triệu, các nhà sản xuất của Mỹ
bán được bao nhiêu trong năm đến?
b. Các nhà sản xuất trong nước tăng giá ô tô lên bao nhiêu nếu họ muốn tăng lượng bán lên 5%
trong năm đến?
-----------------  ----------------

19 | 7 0
CHƯƠNG IV - PHÂN TÍCH SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ

CÂU HỎI ÔN TẬP VỀ HÀM SẢN XUẤT


1. Cho vài ví dụ khác nhau về hàm sản xuất?
2. Hàm Cobb-Douglas khác các hàm khác như thế nào?
3. Thế nào là sản phẩm doanh thu cận biên (MRP)? Ý nghĩa của nó trong tối đa hoá lợi nhuận?
4. Mô tả tóm tắt 3 giai đoạn sản xuất.
5. Thế nào là co giãn đầu ra? Cách tính toán?
6. Mô tả mối quan hệ đồ thị giữa sản phẩm cận biên và sản phẩm bình quân.
7. Chỉ rõ điều kiện kết hợp các đầu vào có chi phí nhỏ nhất (tối ưu).
8. Cho 2 ví dụ về thay thế hoàn toàn.
9. Nếu các đầu ra không thay thế được cho nhau thì không ra được quyết định nào về kết hợp đầu
vào. Nhận xét?

BÀI TẬP VỀ HÀM SẢN XUẤT


1. Công ty Anaheim, sản xuất phim, có hàm sản xuất sau: Q = 0.5K2 + 0.3KL + 0.4L2
Giả định rằng tỷ lệ sử dụng hàng tuần là L = 100 giờ lao động và K = 30 là chi phí sản xuất.
(a) Tổng sản phẩm mỗi tuần.
(b) Sản phẩm cận biên của lao động.
(c) Sản phẩm cận biên của vốn.
2. Công ty Liên doanh kính thuốc John-Jay Opticals, một nhà sản xuất kính thuốc có hàm sản xuất
ước tính sau: Q = 20L0.75K0.30
Trong đó Q =số gọng nhựa được sản xuất mỗi ca lao động (gồm 8 giờ), L = số nhân công, K
= số vốn được sử dụng.
Tính số gọng nhựa hoàn thành mỗi ca khi L = 10 và K = 100.
Tính sản phẩm cận biên của lao động khi L = 10 và K = 100.
3. Liên doanh Nông phẩm Ding-Dong là một nhà sản xuất cam. Công ty ước tính rằng số lượng
cam sản xuất ra sẽ tăng 1,500 quả mỗi tháng khi hệ thống tưới tăng thêm 1,000 gallon nước mỗi
tháng. Hoặc là, sản lượng cam sẽ tăng 900 quả khi tăng thêm 2 tấn phân bón mỗi tháng. Giả định
rằng chi phí của nước là $0.06 mỗi gallon và của phân bón là $25 mỗi tấn. Hãng có đang sử dụng
kết hợp tối ưu của nước và phân bón hay không? Tại sao?
4. Liên doanh Nông phẩm Agasi là nhà sản xuất lê. Công ty ước tính rằng sản lượng lê sẽ tăng
1,200 quả mỗi tháng khi hệ thống tưới tăng thêm 1,000 gallon nước mỗi tháng. Hoặc là, sản lượng
lê sẽ tăng 1000 quả khi tăng thêm 2 tấn phân bón mỗi tháng. Giả định rằng chi phí của nước là
$0.06 mỗi gallon và của phân bón là $25 mỗi tấn. Hãng có đang sử dụng kết hợp tối ưu của nước và
phân bón hay không? Tại sao?

20 | 7 0
5. Công ty ABC có hàm sản xuất: Q = 12KL + 0.7KL2 - 1/30KL3
Xác định:
Đầu ra tối đa có thể sản xuất được khi K = 5?
Mức độ sử dụng của L khi sản phẩm bình quân của lao động (APL) đạt cực đại?
Mức đầu ra xuất hiện hiệu quả giảm dần theo L?
6. Công ty Khai thác mỏ Đông Bắc có hàm sản xuất đối với đầu ra than đá sau:
Q = 250L0.5K0.6
Xác định hiệu quả theo quy mô và nhận xét?
Xác định hiệu quả theo quy mô đối với mỗi yếu tố đầu vào?
7. Công ty khai thác mỏ Nova có hàm sản xuất đối với đầu ra than đá sau: Q = 300L0.5K0.5
Trong đó Q = Sản lượng than đá sản xuất được (nghìn tấn), L = Lao động (trăm công nhân),
và K = Vốn (trăm triệu đô la).
Tại điểm sản xuất cực đại, công ty cần 10,000 công nhân và $900 triệu tiền vốn chi phí. Sản
lượng đầu ra than đá sản xuất được bán tại mức giá của thị trường cạnh tranh là $40 mỗi tấn.
Xác định mức lương hàng năm lớn nhất mà công ty sẵn sàng trả để thu hút 10,000 công
nhân?
Công ty sẵn sàng tuyển bao nhiêu công nhân khi mức lương hàng năm mà công đoàn lao
động yêu cầu là $20,000?
8. Tổng sản phẩm của lao động (mỗi giờ) của một công ty cho dưới đây:Q = 30L - 0.5L2
Xác định sản phẩm cận biên của lao động?
Công ty nên sử dụng bao nhiêu lao động nếu tỷ lệ lương là $30 mỗi giờ và sản phẩm doanh
thu cận biên là $24?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

1. Các ví dụ là hàm sản xuất tuyến tính, hàm sản xuất Leontief, và hàm sản xuất Cobb-Douglas
2. Hàm sản xuất Cobb-Douglas nằm giữa cực trị của hàm sản xuất tuyến tính và hàm sản xuất
Leontief. Không giống hàm tuyến tính, mối quan hệ của hàm Cobb-Douglas giữa đầu ra và đầu vào
là không tuyến tính. Không giống như hàm sản xuất Leontief, không cần sử dụng đầu vào với các tỷ
lệ xác định.
3. Sản phẩm doanh thu cận biên là phần thu ròng thêm vào tổng doanh thu có thể quy cho sự thêm
vào của một đơn vị dịch vụ sản xuất đa năng (variable productive service) và giá trị tính theo đô la
của sản phẩm cận biên (MP) của một đầu vào. Sản phẩm doanh thu cận biên (MRP) của một đầu
vào bằng MP nhân với MR của hàng hoá. Một hãng tối đa hoá hiệu quả sẽ sử dụng một dịch vụ sản
xuất đa năng cho đến khi đạt tới điểm mà MRP của một đầu vào bằng đúng với giá bán của đầu vào
đó.
4. Ba giai đoạn sản xuất điển hình đặc biệt quan trọng trong phân tích tính hiệu quả của các nguồn
lực đầu vào được sử dụng với (xem hình 4). Một hàm sản xuất biểu diễn số lượng hiệu quả tăng lên,

21 | 7 0
giảm xuống và âm có thể chia ra 3 phần. Phần 1 bao gồm khoảng hiệu quả tăng theo đầu vào biến
đổi tăng lên và điểm của hiệu quả cận biên giảm xuống (DMR) đạt tới (điểm A) và vượt qua, kết
thúc khi đạt tới điểm hiệu quả trung bình giảm xuống (DAR) (điểm B). Phần II gồm phần mà tại đó
lượng đầu ra tăng lên với một tỷ lệ giảm xuống, theo đó, sản phẩm cận biên (MP) của đầu ra biến
đổi là giảm xuống, mặc dù vẫn nhận giá trị dương. Phần III trùng với khoảng đầu vào mà việc dùng
các đầu vào biên đổi thêm vào tương ứng với sự giảm xuống trong đầu ra nhưng MP âm.
5. Co giãn đầu ra đo sự nhạy cảm của đầu ra đối với một thay đổi trong một đầu vào được sử dụng,
được tính như sau:

Trong đó X là tất cả đầu vào (vốn, nhân công,…). Cũng có thể dùng co giãn này để ước tính
hiệu quả theo quy mô.
6. (1) Với một đầu vào tăng lên, ban đầu MP tăng lên (hiệu quả cận biên tăng lên) sau đó bắt đầu
giảm (hiệu quả cận biên giảm dần), và cuối cùng về âm (hiệu quả cận biên âm). (2) Miễn là MR
tăng, MP > AP; ngược lại khi MP<AP.
7. Tiếp tuyến của đường đồng phí với đường đồng lượng xác định kết hợp chi phí nhỏ nhất (tối ưu)
của các đầu vào để sản xuất một mức đầu ra cho trước. Với kết hợp đầu vào có chi phí nhỏ nhất,
điều kiện cần có là: MPW/ PW = MPF/ PF
8. Bánh nướng, mật và đường đỏ thường là các thay thế gần như hoàn toàn.
9. Nhận xét trên là đúng. Ví dụ, một chiếc ô tô cần một động cơ, một ắc quy và 4 bánh xe, không có
một kết hợp nào khác kết hợp này. Một ví dụ khác là men và bột cho một chiếc bánh mỳ cụ thể.

HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP

1.
Q = 0.5(30)2 + 0.3(30)(100) + 0.4(100)2 = 450 + 900 + 4000 = 5350
MPL = Q/L = 0.3K + 0.8L = 0.3(30) + 0.8(100) = 89
MPK = Q/K = K + 0.3L = (30) + 0.2(100) = 50
2.
Q = 20L0.75K0.30 = 20(10)0.75(100)0.30 = 20(5.623)(3.981) = 447.70 plastic cases
MPL = Q/L = (20)(0.75)L-.25 K0.30 = 33.58
3.
Cho một kết hợp đầu vào có chi phí nhỏ nhất, điều kiện cần có là:

MPW = 1500 và MPF = 900


PW = 1000 gallons mỗi tháng x $0.06 mỗi gallon = $60 mỗi tháng
PF = 2 tấn mỗi tháng x $25 mỗi tấn = $50 mỗi tháng
22 | 7 0
Vì vậy,

Không, 25> 18, là kết hợp đầu vào có chi phí nhỏ nhất bởi vì đầu ra mỗi đô la thêm vào tiêu
dùng cho nước lớn hơn cho phân bón.
4.
MPW = 1200 và MPF = 1000
PW = 1000 gallons mỗi tháng x $0.06 mỗi gallon = $60 mỗi tháng
PF = 2 tấn mỗi tháng x $25 mỗi tấn = $50 mỗi tháng
Vì vậy,

Có, 20 = 20, là kết hợp đầu vào có chi phí nhỏ nhất bởi vì đầu ra mỗi đô la thêm vào tiêu
dùng cho cả nước và phân bón bằng nhau.
5.
Q = 12KL + 0.7KL2 - 0.3KL3
Tại K = 5, TPL = 12(5)L + 0.7(5)L2 - 1/30(5)L3 = 60L + 3.5L2 - 1/6L3
Đặt MPL bằng 0 có:
MPL = Q/L = 60 + 7L - 0.5L2 = 0; (-0.5L + 10)(L + 6) = 0
Vì vậy L = 20 (Loại L = -6) là giá trị cực đại vì 2Q/L2 = 7 - L = 8 - 20 = -12 < 0.
Vì vậy đầu ra cực đại là 1267 đơn vị:
Tại L = 20, TPL = 60L + 3.5L2 - 1/6L3 = 60(20) = 3.5(20)2 - 1/6(20)3 = 1267.
TPL = 60L + 3.5L2 - 1/6L3
APL = TPL/L= (60L + 3.5L2 - 1/6L3)/L = 60 + 3.5L - 1/6L2
Để tìm APL lớn nhất, đặt APL=0 và tìm L như sau:
dAPL/dL = 3.5 - 1/3L = 0; L = 10.5, là giá trị nhỏ nhất vì d2APL/dL2 = -1/3 < 0.
Sản lượng đầu ra khi APL được tối đa hóa là 823 đơn vị:
TPL = 60L + 3.5(10.5)2 - 1/6(10.5)3 = 823.
Hiệu quả cận biên giảm dần bắt đầu khi MPL được tối đa hoá.
MPL = Q/L = 60 + 7L - 0.5L2
dMPL/dL = 7 - l = 0; L = 7, là giá trị cực đại vì d2MPL/dL2 = -1 < 0.
Do đó tại L = 7, TPL = 60L + 3.5L2 - 1/6L3
= 60(7) + 3.5(7)2 - 1/6(7)3 = 534.
Hiệu quả cận biên giảm dần theo đầu vào lao động bắt đầu khi đầu ra là 534 đơn vị.

23 | 7 0
6.
Q = 250L0.5K0.6 = 250(kL)0.5(kK)0.6 = k0.5k0.6 250L0.5K0.6 = k1.1 Q, tức là k1.1 > k,
cho biết hàm sản xuất trên biểu diễn hiệu quả tăng theo quy mô.
Hiệu quả theo mỗi nhân tố có thể được xác định bằng cách dựa vào sự thay đổi của mỗi sản
phẩm cận biên khi tăng thêm đầu vào.
Hiệu quả theo lao động:
MPL = Q/L = 125L-0.5K0.6; d2MPL/dL2 = -62.5 L-1.5K0.6 < 0.
Vì vậy hiệu quả theo lao động giảm.
Hiệu quả theo vốn:
MPK = Q/K = 125L0.5K-0.4, d2MPL/dL2 = -50L0.5K-1.4 < 0.
Vì vậy hiệu quả theo vốn giảm.
7.
Dùng quy tắc nhân công tối ưu:
Giá của một đầu vào (Pi) = Sản phẩm doanh thu cận biên của đầu vào (MRPi)
Đối với lao động, Giá nhân công = sản phẩm doanh thu cận biên của lao động, hay
PL = MPL x MRQ
= (150L-0.5K0.5)($40 x 1,000 tấn)
= [150(100)-0.5(9)0.5]($40 x 1,000 tấn)
= $1,800,000 mỗi trăm lao động hay
$18,000.
PL = MPL x MRQ
$20,000 x 100 = (150L-0.5K0.5)($40 x 1,000 tons)
$2,000,000 = [150L-0.5 (9)0.5]($40 x 1,000 tons)
$2,000,000 = [150L-0.5 (9)0.5]($40 x 1,000 tons)
$2,000,000/ $18,000,000 = 150L-0.5
$2,000,000/ $18,000,000 = 1/L0.5
L0.5 = 9
L = 81 hay, 8,100 lao động.
Do vậy, tại mức lương $20,000, hãng chỉ sẵn sàng thuê 8,100 lao động.
8.
MPL = Q/L = 30 - L
Sử dụng nguyên tắc nhân công tối ưu
PL = MPL x MRQ
$30 = (30 - L) x $24
$30 = $720 - $24L
L = 23 Hãng nên tuyển 23 công nhân mỗi giờ.

24 | 7 0
CÂU HỎI ÔN TẬP VỀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ

1. Mô tả mối quan hệ đồ thị giữa các đường AC tương ứng và MC?


2. Liệt kê các yếu tố làm cho các nhà máy có quy mô lớn hoạt động có hiệu quả hơn so với các
nhà máy có quy mô nhỏ?
3. Ý nghĩa quản lý của các đường kế hoạch (các đường chi phí dài hạn)?
4. Phân tích chi phí thống kê gồm những gì?
5. Liệt kê các bước cơ bản trong phân tích tăng tiến và phân tích chi phí liên quan?
6. Phân biệt phân tích tăng tiến và phân tích cận biên?
7. Cho vài ví dụ về ứng dụng của đường học hỏi?
8. Thế nào là phân tích CVP? Tác dụng của nó đối với các nhà quản lý?
9. Liệt kê những giả định trong phân tích hòa vốn. Điểm khác nhau giữa phân tích hòa vốn của
nhà quản lý và phân tích hòa vốn của nhà kinh tế?
10. Đo lường rủi ro hoạt động như thế nào

BÀI TẬP VỀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ

1. Cho hàm chi phí của một hãng: TC =40 + 4Q + 2Q2


a. AFC của việc sản xuất 5 đơn vị đầu ra?
b. AVC của việc sản xuất 5 đơn vị đầu ra?
c. ATC và MC của việc sản xuất 5 đơn vị đầu ra?
2. Cho hàm TC sau: 200 + 75Q - 1.5Q2 + 0.01Q3
a. Xác định hàm MC, AVC, AC và AFC.
b. Tại mức sản lượng nào thì MC đạt cực tiểu? AVC? AFC?
c. Xác định MC và AVC khi AVC đạt cực tiểu.
d. Chứng minh rằng MC trong ngắn hạn bằng AVC khi AVC đạt cực tiểu.
3. Một hãng có hàm tổng chi phí sản xuất ngắn hạn sau:
TC = 3,000 + 250Q - 7Q2 + Q3
a. Viết biểu thức MC, AVC, ATC của hãng.
b. Xác định mức sản lượng đầu ra mà tại đó MC được tối thiểu hóa.
c. Xác định mức sản lượng đầu ra mà tại đó AVC được tối thiểu hóa.
4. Một hãng ước tính chi phí quản lý và bán hàng như sau:
TC = $45,000 + $60Q + 3Q2
Trong đó Q = là doanh số tính theo đơn vị hàng hóa.
a. Mức chi phí quản lý và bán hàng cố định?
b. Tính AC tại Q = 50.
c. Tính mức sản lượng đầu ra mà tại đó AC được tối thiểu hóa.

25 | 7 0
5. Liên doanh Janus Costing, nhà sản xuất áo bành tô hàng đầu, đã ước tính hàm thống kê của tổng chi phí
hàng tuần trong suốt 26 tuần qua:
TC = $150,000 + $7Q + 0.006Q2
(70,000) (2) (0.001)
r2 = 0.90
Se (sai số chuẩn của ước lượng) = 7.888
Trong đó Q = gallon men và sai số chuẩn của hệ số hồi quy nằm trong ngoặc đơn.
a. Nhận xét kết quả dựa trên các phân tích thống kê đã cho
b. Tính AC và nhận xét.
6. Liên doanh Carson, áp dụng đường học hỏi 80% cho tất cả các sản phẩm mới mà công ty này
phát triển. Công ty này sản xuất thử 500 đơn vị sản phẩm mới và thấy rằng tổng các chi phí liên
quan đến lao động (lao động trực tiếp, lao động gián tiếp và trợ cấp) là $120,000. Nhà quản lý dự
định sản xuất 1,500 sản phẩm trong năm tới.
a. Tính các chi phí liên quan đến lao động ước tính trong năm tới để sản xuất 1,500 đơn vị
sản phẩm.
b. Tìm chi phí đơn vị của các chi phí có liên quan đến lao động trong năm tới.
7. Công ty Hunt gần đây mua một nhà máy để sản xuất một sản phẩm mới. Dữ liệu dưới đây gắn
với hoạt động sản xuất mới.

3,500 đơn vị nhân


Doanh thu hàng năm ưỚc tÍnh $20

Các chi phí ước tính


- Nguyên liệu trực tiếp $6.00/một đơn vị
- Nhân công trực tiếp $1.00/đơn vị
- Chi phí quản lý nhà máy (cố định $12,000 mỗi năm
trước)
- Chi phí bán hàng 30% doanh thu
- Chi phí bán hàng (đã được cố định) $16,000 mỗi năm

a. Xác định điểm hòa vốn tính theo đơn vị hàng hóa và tính theo đô la.
b. Xác định giá bán nếu lợi nhuận mỗi đơn vị là $2.04.
c. Tỷ số chi phí cố định của hãng tại mức sản xuất 5,000 đơn vị?

26 | 7 0
8. Công ty Norman có công suất nhà máy sản xuất được 25,000 đơn vị hàng hóa mỗi năm. Doanh
thu và chi phí ước tính cho dưới bảng sau:
Doanh thu (20,000 đơn vị nhân $50) $1,000,000
Chi phí sản xuất biến đổi: $40 mỗi đơn
(nguyên liệu, nhân công, và chi phí có liên vị
quan)
Chi phí quản lý cố định $30,000
Chi phí quản lý và bán hàng biến đổi $2 mỗi đơn vị
(hoa hồng bán hàng - $1 mỗi đơn vị)
Cố định $7,000
Hãng nhận được một đơn đặt hàng đặc biệt yêu cầu cung cấp 4,000 đơn vị tại mức giá bán là
$45 mỗi chiếc. Đơn đặt hàng này không ảnh hưởng tới doanh số bán thường ngày. Tiền hoa hồng
bán hàng thường dùng giảm xuống một nửa trong đơn đặt hàng đó. Công ty có nên chấp nhận đơn
đặt hàng không. Nêu phương pháp tính toán hỗ trợ sử dụng phân tích tăng tiến dựa trên khái niệm
chi phí có liên quan.

HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP


1.

a. FC =40 ;

b. VC = 4Q + 2Q2 ; AVC = = 4 + 2Q = 4 + 2(5) = $14


c. ATC = AVC + AFC = $14 + $8 = $22

MC = = 4 + 4Q = 4 + 4(5) = $24
2.

a. MC = = 75 - 3Q + 0.03Q2

AVC = = 75 - 1.5Q + 0.01Q2

AC = = + 75 - 1.5Q + 0.01Q2

b. ,

27 | 7 0
Vì vậy MC tối thiểu hóa tại mức sản lượng đầu ra là 50 đơn vị

Vì vậy AVC tối thiểu hóa tại mức sản lượng đầu ra là 75 đơn vị
c. Từ câu (b), Q = 75 khi AVC được tối thiểu hóa
AVC = 75 - 1.5Q + 0.01Q2
= 75 - 1.5(75) + 0.01(75)2 = 75 - 112.5 + 56.25 = 18.75
MC = 75 - 3Q + 0.03Q2
= 75 - 3(75) + 0.03(75)2 = 75 - 225 + 168.75 = 18.75.
d. MC = AVC = 18.75. Điều này chứng tỏ rằng MC bằng AVC khi AVC đạt cực tiểu trong
ngắn hạn.
3.
a.

b. Từ câu (a), MC = 240 - 14Q + 3Q2

= -14 + 6Q = 0
Q = 2.33

c. Từ câu (a),
4.
a. $45,000, là giao điểm của TC tại Q = 0
b.

c.

d. Đặt

Chú ý rằng là điểm cực tiểu.

28 | 7 0
5.
a. r2 = 0.90 cho biết mô hình chi phí bình phương chiếm 90% tổng chi phí. Đó là một ước
lượng tốt. Thống kê t cho mỗi hệ số (7/2 = 3.5 và 0.006/0001 - 6) vượt quá giá trị t - bảng
= 2.069 (tại một mức 5% và
n - k = 26 - 3 = 23 bậc tự do). Vì thế những ước lượng hệ số này có thể tin cậy.

b.
Vì thế có thể thấy rằng AC lúc đầu giảm, sau đó sản lượng đầu ra tăng lên và có dạng hình
chữ U.
6.
a. Lý thuyết đường học hỏi 80% cho biết khi sản lượng tích lũy tăng lên gấp đôi, thời gian sản xuất
bình quân mỗi đơn vị giảm xuống chỉ còn 80% so với thời gian trước đó. Vì vậy, có thể xây
dựng được số liệu sau đây
Sản lượng Chi phí theo đơn vị thời gian Chi phí bình quân mỗi đơn vị
500 đơn vị $120,000 $240 mỗi đơn vị
1,000 192,000 192 (80% x $240)
2,000 308,000 154 (80% x $192)

Do đó,
Sản lượng Tổng chi phí
2,000 $308,000
500 120,000
1,500 $188,000

b. Do đó các chi phí liên quan đến lao động để sản xuất ra 1,500 đơn vị hàng hóa ước tính là
$188,000 và $125.33 mỗi đơn vị ($188,000/1,500 đơn vị)
7.
a.

Các chi phí biến đổi


 Nguyên liệu trực tiếp $ 6.00
 Nhân công trực tiếp 1.00
 Chi phí bán hàng 6.00
Tổng $13.00 mỗi đơn vị

Chi phí cố định


 Chi phí liên quan nhà xưởng $12,000
 Chi phí quản lý 16,000
Tổng $28,000

29 | 7 0
Điểm hòa vốn tính theo đơn vị hàng hóa
Điểm hòa vốn tính theo đô la = 4,000 đơn vị x $20 = $80,000
b. TR = TVC + TFC + Lợi nhuận ròng
Đặt P = Giá bán
Thì, 3,500P = $7(3,500) + 0.3P(3,500) + 28,000 +
2.04(3,500)
2,450P = $59,640
P = $24.34
c. Tỷ số chi phí cố định là:

Có nghĩa là nếu doanh thu tăng lên (giảm xuống) 1%, lợi nhuận thuần của hãng có thể tăng
lên (giảm xuống) 5 lần, hay 5%.
8.
Chú ý rằng các chi phí cố định sẽ tiếp tục tăng bất chấp điều gì xảy ra và do đó liên quan tới
quyết định này
Doanh thu tăng tiến (4,000 đơn vị nhân $45) $180,000
Trừ: Các chi phí tăng tiến
Chi phí sản xuất biến đổi
(4,000 đơn vị nhân $40) 160,000
Chi phí quản lý và chi phí bán hàng
(4,000 nhân $1.50*) 6,000
Mức lợi nhuận tăng thêm khi chấp nhận đơn đặt $14,000
hàng
* $1.50 = $2 (chi phí quản lý và chi phí bán hàng) -$0.50 (hoa hồng bán hàng được giữ lại)

-----------------  ----------------
BÀI TẬP LÀM THÊM

Bài 1
Giả sử hàm sản xuất với 2 đầu vào vốn (K) và lao động (L) của 1 doanh nghiệp có dạng sau:

a. Hàm sản xuất của doanh nghiệp có hiệu suất tăng, giảm hay không đổi theo quy mô? Giải
thích?
b. Tính hệ số co giãn của Q theo K và L
c.Viết các biểu thức thể hiện sản phẩm cận biên của K và L.
d. Xác định tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên giữa K và L
Bài 2
30 | 7 0
Hãy điền vào các ô trống sau đây:
Lao động Tổng sản Sản phẩm bình Sản phẩm cận
phẩm quân biên
1 40
2 48
3 138
4 44
5 24
6 210
7 29
8 -27
Bài 3
Hãy điền vào các ô trống sau

Sản Tổng Chi phí Chi phí Chi phí Chi phí Tổng Chi phí
lượng chi phí cố định biến đổi cố định biến đổi chi phí cận biên
(Q) (TC) (FC) (VC) bình bình bình (MC)
quân quân quân
(AFC) (AVC) (ATC)
100 260 60
200 0,3
300 0,5
400 1,05
500 360
600 3,0
700 1,6
800 2040
Bài 4
Một doanh nghiệp có hàm sản xuất là Q = 10L1/2K1/2
Giá các đầu vào là: lao động 100$/tuần, thuê máy móc thiết bị 200$/tuần.
a. Nếu doanh nghiệp sản xuất 200 đơn vị sản phẩm thì số lượng lao động và máy móc thiết
bị tối thiểu chi phí là bao nhiêu?
b. Nếu doanh nghiệp sản xuất 400 đơn vị sản phẩm thì số lượng lao động và máy móc thiết
bị tối thiểu chi phí là bao nhiêu? Chi phí cận biên và chi phí trung bình trong hai trường hợp này là
bao nhiêu?
c. Điều gì sẽ xảy ra với tổng chi phí, chi phí trung bình và chi phí cận biên khi sản lượng là
200 và 400 nếu doanh nghiệp sản xuất có hiệu quả hơn nên hàm sản xuất trở thành
Q =11L1/2K1/2
d. Khi giá thuê máy móc thiết bị và tiền lương tăng 10% thì điều gì sẽ xảy ra với tổng chi phí
và chi phí cận biên
31 | 7 0
Bài 5
Hàm sản xuất trong ngắn hạn (với một đầu vào Z) của 1 doanh nghiệp là:

a. Viết phương trình biểu diễn sản phẩm cận biên (MP) sản phẩm bình quân (AP) của Z
b. Sản phẩm cực đại trong ngắn hạn của hãng là bao nhiêu? Khi đó phải sử dụng bao nhiêu
đầu vào Z?
c. Ở mức sản lượng nào năng suất bình quân là lớn nhất?
Bài 6: Cho hình vẽ với điểm lựa chọn tối ưu các đầu vào là B
K

8 A Đường đồng lượng

B
4

Đường đồng phí


L
0 6
Biết rằng tổng chi phí của doanh nghiệp này là TC = 96 dùng để chi tiêu cho 2 đầu vào K và
L
a. Xác định giá của các đầu vào K và L
b. Doanh nghiệp này sử dụng bao nhiêu đơn vị đầu vào L
c. Xác định tỷ lệ thay thế cận biên kỹ thuật giữa 2 đầu vào K và L
d. Nếu lựa chọn đầu vào ở điểm A thì doanh nghiệp này có đạt được sản lượng tối đa không?
Tại sao?
Bài 7
Một doanh nghiệp sản xuất giầy thể thao nhận thấy hàm tổng chi phí của mình là:
TC = 3y2 + 100 trong đó y là lượng giầy sản xuất.
a. Chi phí cố định (FC) của doanh nghiệp là bao nhiêu?
b. Viết phương trình biểu diễn chi phí bình quân (AC)
c. Hãy suy ra phương trình biểu diễn chi phí cận biên (MC) từ chi phí biến đổi (VC)
d. Mức sản lượng đạt được chi phí bình quân tối thiểu là bao nhiêu?
e. Ở mức sản lượng nào chi phí bình quân bằng chi phí cận biên?
Bài 8
Một doanh nghiệp có đường cầu về sản phẩm của mình là P = 40 – Q

32 | 7 0
Doanh nghiệp có chi phí bình quân không đổi bằng 10 ở mọi mức sản lượng.
a. Cho biết chi phí cố định của doanh nghiệp bằng bao nhiêu?
b. Tìm giá và sản lượng tối đa hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp?
c. Độ co giãn của cầu ở mức giá tối đa hoá lợi nhuận bằng bao nhiêu? Giải thích tại sao lúc
đó doanh nghiệp chưa thể có doanh thu cực đại?
Bài 9
Một doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện tử đối mặt với hàm cầu về sản phẩm của mình là: P
= 100 – 0,03Q trong đó P là giá tính bằng USD. Chi phí bình quân của doanh nghiệp là ATC = 40 +

a. Với các dữ liệu trên hãy chứng tỏ rằng đối với doanh nghiệp: chiến lược tối đa hoá lợi
nhuận khác chiến lược tối đa hoá doanh thu.
b. Giả sử Nhà nước quyết định thu 1 khoản thuế 5USD/1 đơn vị sản phẩm. Khi đó giá cả, sản
lượng và tổng lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ thay đổi bao nhiêu?
c. Minh hoạ các kết quả trên đồ thị.
Bài 10
Một doanh nghiệp sản xuất 1 loại sản phẩm không có mặt hàng thay thế trên thị trường. Hàm
cầu của sản phẩm này là: P = 186 – Q . Doanh nghiệp có các chi phí như sau:
Chi phí cố định FC = 2400

Chi phí biến đổi trung bình AVC =

a. Nếu doanh nghiệp được tự do hành động thì nó sẽ chọn giá bán và sản lượng bán ra bao
nhiêu để tối đa hoá lợi nhuận?
b. Nếu doanh nghiệp phải trả 1 khoản thuế cố định là 1000 thì thuế này có ảnh hưởng gì đến
việc quyết định sản lượng và giá bán của doanh nghiệp?
c. Nếu doanh nghiệp có thể nhập sản phẩm từ nước ngoài với giá nhập Pw = 86 thì doanh
nghiệp sẽ bán ra với giá nào để thu được lợi nhuận tối đa?
Bài 11
Cầu của thị trường về sách hướng dẫn du lịch cho người nước ngoài là (D):
Q = 2000 – 100P, trong P là giá sách tính bằng USD. Trước khi in Nhà xuất bản đã phải có 1 khoản
chi cố định là 1000USD cho việc trả tiền viết và đánh máy bản thảo.
a. Viết phương trình biểu diễn tổng doanh thu và tổng chi phí của việc xuất bản cuốn sách
này nếu biết rằng chi phí bổ sung để in thêm 1 cuốn sách là 2USD.
b. Xác định lượng sách in và giá bán khi nhà xuất bản theo đuổi các mục tiêu: Tối đa hoá
doanh thu và tối đa hoá lợi nhuận.

33 | 7 0
c. Nếu cơ quan quản lý Nhà nước quy định mức giá bán cao nhất cho 1cuốn sách là 9USD
thì lợi nhuận của Nhà xuất bản này sẽ thay đổi như thế nào?
Bài 12
Giả sử chi phí biên của một hãng máy tính là không đổi ở mức 10 triệu đồng một máy. Tuy nhiên,
chi phí sản xuất cố định bằng 100 triệu đồng.
a. Tính các đường chi phí biến đổi trung bình và chi phí trung bình của hãng?
b. Nếu hãng muốn tối thiểu hóa chi phí sản xuất trung bình, hãng sẽ chọn mức sản lượng rất
lớn hay rất nhỏ? Hãy giải thích?

34 | 7 0
CHƯƠNG V - TỐI ƯU HÓA LỢI NHUẬN TRONG CÁC CẤU TRÚC
THỊ TRƯỜNG

CÂU HỎI LÝ THUYẾT


1. Liệt kê các yếu tố quyết định của cấu trúc thị trường.
2. Nêu các điều kiện để có thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
3. Điều kiện đối với mức sản lượng đầu ra tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn của hãng cạnh
tranh hoàn hảo?
4. Nói rằng tỷ lệ tập trung 4 hãng và HHI xác định chính xác sức mạnh thị trường, đúng hay
sai? Giải thích.
5. Nêu 2 thước đo các đặc trưng của ngành và định nghĩa ngắn gọn.
BÀI TẬP
1. Công ty Stellar hoạt động trong điều kiện thị trường cạnh tranh cao. Nếu mức giá hiện thời của
công ty là P = $250. Nếu hàm MC của hãng là MC = -300 + 20Q thì sản lượng tối đa hóa lợi nhuận
của hãng là bao nhiêu?
2. Công ty Vải Marie hoạt động trong điều kiện thị trường cạnh tranh cao và có hàm TC trong dài
hạn: TC = 45Q - 2.5Q + 0.04Q2
Nếu hàm chi phí của hãng duy trì ở mức ổn định thì mức giá dài hạn cho sản phẩm của Marie là bao
nhiêu?
3. Liên doanh Donner Mills là hãng cạnh tranh hoàn hảo và có các hàm chi phí và hàm cầu như sau:
P = MR = $100
TC = 1,000 + 125Q - 0.5Q2
Nếu hãng không hoạt động sẽ mất $1,000 chi phí cố định.
a. Sản lượng đầu ra nào tối đa hóa lợi nhuận?
b. Hãng sẽ thu thêm hay mất đi nếu hãng hoạt động ở mức MR = MC?
c. Hãng nên hoạt động tiếp hay tạm thời đóng cửa?
d. Xác định xem hãng nên hoạt động tiếp hay tạm thời đóng cửa bằng cách so sánh MR với
AVC.
4. Liên doanh Nolo, là nhà độc quyền có hàm cầu và hàm tổng chi phí sau:
Q = 25 - 0.5P
TC = 50 + 2Q
a. Tìm hàm cầu nghịch đảo của hãng?
b. Mức sản lượng và mức giá nào tối đa hóa lợi nhuận?
c. Mức lợi nhuận là bao nhiêu?
5. Có 6 hãng trong một ngành. Hãng A chiếm 40% thị phần, hãng B là 30% và các hãng còn lại mỗi
hãng chiếm 7.5%.

35 | 7 0
 Tính tỷ lệ tập trung 4 hãng.
 Tính HHI
6. Liên doanh Công nghiệp Zessy bán sản phẩm của mình với giá $30 một sản phẩm, và MC là $10.
a. Xác định chỉ số L.
b. Hãng có sức mạnh thị trường hay không?
TRẢ LỜI CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1. Cấu trúc thị trường liên quan tới những yếu tố như số lượng nhà sản xuất trong một ngành, quy
mô tương ứng của các nhà sản xuất (tập trung ngành), tình hình nhu cầu, sự dễ dàng gia nhập hay từ
bỏ ngành, các điều kiện công nghệ và chi phí.
2. Các điều kiện cạnh tranh hoàn hảo:
 Mỗi hãng sản xuất quá nhỏ bé so với thị trường đến mức không thể tác động rõ rệt lên giá
 Sản phẩm đồng nhất
 Sự di chuyển tự do của các nguồn lực, kể cả từ bỏ và gia nhập ngành của các hãng
 Tất cả người mua và người bán trên thị trường đều có vốn hiểu biết toàn diện
3. Trong dài hạn, cân bằng đạt được tại điểm mà P = MR = MC = AC, và hãng đang sản xuất tại
mức sản lượng hiệu quả nhất; tức là, ở mức chi phí bình quân dài hạn được tối thiểu hóa.
4. Hai thống kê này đo các khía cạnh khác nhau của cấu trúc thị trường và do đó có thể không mô tả
chính xác mức độ của sức mạnh thị trường. Cả 2 bỏ qua thị trường địa lý, và cạnh tranh nước ngoài.
5. Đó là chỉ số Rothschild và chỉ số Lerner. Chỉ số Rothschild (R) đo tính nhạy cảm của cầu theo
giá của một hãng riêng lẻ trong toàn bộ thị trường, trong khi chỉ số Lerner (L) đo phần giá mà các
hãng trong ngành cộng thêm vào trong chi phí cận biên để xác định giá bán.
HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP
1.
Lợi nhuận tối đa hóa khi MR = MC.
MR = P = 250; MC = -300 + 20Q
250 = -300 + 20Q; Q* = 27.5
2.
Mức giá cân bằng dài hạn đạt được tại P = LAC nhỏ nhất, khi đó

Tìm được LAC nhỏ nhất trong đó

36 | 7 0
Tại Q = 31.25, LAC = 45 - 2.5Q + 0.04Q2 = = 45 - 2.5(31.25) + 0.04(31.25)2 = $20
Giá dài hạn cho sản phẩm của hãng là $20.
3.
a. Lợi nhuận được tối đa hóa khi MR = MC

Do đó, 100 = 125 - Q; Q* = 25


b. Lợi nhuận = TR - TC = PQ - TC = 100(25) - [1000 + 125(25) - 0.5(25)2] = 2500 - (1000
+ 3125 - 312.5) = -1,312.5.
c. Do $1,312.5 mất đi vượt quá chi phí cố định, hãng nên đóng cửa. Hãng sẽ mất ít tiền hơn
nếu đóng cửa và chỉ phải mất chi phí cố định.

d. Tại

Vì MR của $100 nằm dưới AVC của $112.5 tại mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận Q =
25, hãng nên đóng cửa.
4.
a. P = 50 - 2Q
b. TR = PQ = (50 - 2Q)Q = 50Q - 2Q2
Tại mức sản lượng đầu ra tối đa hóa lợi nhuận, MR = MC

Do đó 50 - 4Q = 2; Q* = 12; P = 50 - 2Q = 50 - 2(12) = $26


c. Lợi nhuận = TR - TC = 50Q - 2Q2 - (50 + 2Q) = -50 + 48Q -2Q2 = -50 + 48(12) - 2(12)2
= $238.
5.
a. Tỷ lệ tập trung 4 hãng = 0.4 + 0.3 + 0.075 + 0.075 = 0.85 = 85%
b. HHI = 10,000[(0.4)2 + (0.3)2 + (0.075)2 + (0.075)2 + (0.075)2 + (0.075)2]
= 2,725
6.
c. Chỉ số L là
d. Do chỉ số này tiến tới 0, nên không có dấu hiệu của sức mạnh thị trường.

37 | 7 0
BÀI TẬP LÀM THÊM

Bài 1
Trong 1 thị trường cạnh tranh hoàn hảo có 60 người bán và 80 người mua. Mỗi người đều có
hàm cầu giống nhau: P = 164 – 20q. Mỗi người sản xuất cũng có hàm tổng chi phí như nhau là: TC
= 3q(q + 8)
a. Thiết lập hàm cung và hàm cầu của thị trường?
b. Xác định mức giá cân bằng trên thị trường. Khi đó hệ số co giãn của cầu là bao nhiêu,
Tính thặng dư tiêu dùng của thị trường ở mức giá cân bằng.
c. Mỗi người sản xuất bán được bao nhiêu được lợi nhuận bao nhiêu?
Bài 2
Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí biến đổi là:
AVC = 2Q + 4 (USD)
a. Viết phương trình biểu diễn hàm chi phí cận biên của doanh nghiệp và xác định mức giá
mà doanh nghiệp phải đóng cửa sản xuất.
b. Khi giá bán của sản phẩm là 24USD thì doanh nghiệp bị lỗ vốn 150USD. Tìm mức giá và
sản lượng hoá vốn của doanh nghiệp?
c. Doanh nghiệp sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hoá lợi nhuận nếu giá bán trên thị
trường là 84USD. Tính lợi nhuận tối đa đó?
d. Minh hoạ các kết quả trên bằng đồ thị?
Bài 3
Một hãng độc quyền bán có hàm cầu về sản phẩm của mình là;
P = 1000 – Q (USD)
Chi phí bình quân của doanh nghiệp là không đổi và bằng 300USD.
a. Chi phí cận biên của doanh nghiệp là bao nhiêu?
b. Xác định sản lượng, giá, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp khi theo đuổi các mục
tiêu: tối đa hoá lợi nhuận và tối đa hoá doanh thu?
c. Giả sử hãng phải chịu một mức thuế cố định T = 1500USD thì giá, sản lượng và lợi nhuận
cực đại của hãng sẽ thay đổi như thế nào?
Bài 4
Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm X sẽ hoà vốn ở mức giá 21 nghìn đồng. Chi phí biến
đổi của doanh nghiệp là VC = 2Q2 + Q (nghìn đồng)
a. Tìm chi phí cố định của doanh nghiệp?
b. Đường cung của doanh nghiệp là gì?

38 | 7 0
c. Ở mức giá P = 30 nghìn đồng doanh nghiệp sẽ sản xuất mức sản lượng nào và thu được lợi
nhuận bao nhiêu?
d. Tìm mức giá đóng cửa sản xuất của doanh nghiệp. Vẽ đồ thị minh hoạ các kết quả?
Bài 5
Một hãng độc quyền gặp đường cầu về sản phẩm cuả mình là:
P = 150 – 2Q
Tổng chi phí của doanh nghiệp là: TC = 500 + 10Q + Q2
a. Tìm giá và sản lượng cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tối đa hoá lợi
nhuận?
b. Tìm giá và sản lượng cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tối đa hoá
doanh thu?
c. Vẽ đồ thị và tính lợi nhuận thu được?
d. Xác định thặng dư tiêu dùng và mất không của xã hội do độc quyền khi hãng theo đuổi
các đã nêu ở câu a?
Bài 6
Một hãng độc quyền sản xuất sản phẩm X có chi phí cận biên là:
MC = 5 + Q
Chi phí cố định của hãng là 500. Hãng gặp đường cầu P = 40 – Q. Trong đó P tính bằng
nghìn đồng/ đơn vị, Q tính bằng nghìn đơn vị
a. Tính giá và sản lượng tối đa hoá lợi nhuận cho hãng?
b. Nếu chính phủ đánh thuế 1 nghìn đồng 1 đơn vị sản phẩm thì giá và sản lượng tối ưu của
hãng thay đổi như thế nào?
c. Tính thặng dư tiêu dùng và mất không ở câu a và câu b?
d. Vẽ đồ thị minh hoạ các kết quả trên?
e. Nếu chính phủ thu thuế cả gói là 1000.000 đồng thì thì giá, sản lượng và lợi nhuận của
hãng sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? giải thích?
Bài 7
Một hãng cạnh tranh độc quyền gặp đường cầu về sản phẩm của mình là:
P=9–Q
Trong đó sản lượng tính bằng nghìn đơn vị, giá tính bằng nghìn đồng/đơn vị. Tổng chi phí
ngắn hạn của hãng là: TC = 2 + 3Q + Q 2 . Đường chi phí trung bình dài hạn của hãng là: LAC = 5Q
– Q2
a. Tìm giá, sản lượng và lợi nhuận cho hãng trong ngắn hạn?
b. Tìm giá, sản lượng và lợi nhuận cho hãng khi đạt cân bằng trong dài hạn?

39 | 7 0
Bài 8
Giả có 1000 doanh nghiệp giống hệt nhau, mỗi doanh nghiệp có đường chi phí cận biên
ngắn hạn là MC = q – 5. Hàm cầu thị trường là Q = 20.000 – 500P
a. Tìm phương trình đường cung của thị trường
b. Xác định giá và sản lượng cân bằng của thị trường
Bài 9
Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có số liệu về chi phí sản xuất trong ngắn hạn như sau:
Q 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
TC 1500 2500 3400 4300 5100 6100 7300 8600 10100 11900 13900
a. Tính FC, VC, AVC, AFC, ATC và MC
b. Xác định giá đóng cửa sản xuất của doanh nghiệp?
c. Với những mức giá nào thì doanh nghiệp có lãi?
d. Nếu giá thị trường P = 180 thì doanh nghiệp sẽ quyết định sản xuất như thế nào? Khi đó
doanh nghiệp thu được bao nhiêu lợi nhuận?
Bài 10
Một doanh nghiệp độc quyền có đường cầu là Q = 30 – 2,5P và các chi phí sau
MC = 1,2Q + 4; FC = 5
a. Xác định sản lượng, giá bán và lợi nhuận khi doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tối đa hoá
lợi nhuận và tối đa hoá doanh thu?
b. Tính thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất tại mức sản lượng đạt được lợi nhuận tối đa?
c. Nếu đánh thuế 1USD/sản phẩm thì quyết định sản xuất sẽ thay đổi như thế nào?
d. Minh hoạ các kết quả tính được trên đồ thị
Bài 11
Giả sử thị trường sản phẩm X có thể mô tả bằng phương trình dưới đây:
Cầu: P = 100 – Q
Cung: P = Q – 4
Trong đó, P là giá tính bằng nghìn đồng/đơn vị và Q là số lượng tính bằng nghìn đơn vị.
Trong trường hợp này:
a. Giá và sản lượng cân bằng ra sao?
b. Giả sử chính phủ áp đặt thuế là 1 nghìn đồng/đơn vị để giảm số tiêu dùng sản phẩm X và
tăng thu nhập của Chính phủ. Số lượng cân bằng mới là bào nhiêu? Người mua sẽ trả mức giá nào?
Người bán sẽ nhận được bao nhiêu từ một đơn vị?
c. Giả sử Chính phủ thay đổi quan điểm về tầm quan trọng của sản phẩm X đối với hạnh
phúc của công chúng. Thuế bị bãi bỏ và trợ cấp 1 nghìn đồng/đơn vị cho người sản xuất sản phẩm

40 | 7 0
X. Sản lượng cân bằng là bao nhiêu? Giá mà người mua sẽ phải trả là bao nhiêu? Người bán sẽ
nhận được bao nhiêu (kể cả tiền trợ cấp) trên một đơn vị. Khoản chi của chính phủ là bao nhiêu?

CHƯƠNG VI - PHÂN TÍCH RỦI RO


CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1. Thế nào là phân tích rủi ro trong dự thảo vốn?
2. Định nghĩa rủi ro?
3. Thuật ngữ giá trị kỳ vọng có nghĩa là gì?
4. Các quan điểm đối với rủi ro?
5. Liệt kê 5 loại rủi ro phổ biến
6. Độ lệch chuẩn khác hệ số biến thiên như thế nào?
7. Tỷ lệ chiết khấu có tính đến rủi ro là gì?
8. Định nghĩa hệ số điều chỉnh cân bằng khả năng chắc chắn. Cách sử dụng hệ số này?
9. Cây quyết định là gì? Giải thích cách dùng và thảo luận vấn đề vốn có trong các ứng dụng
của nó đối với phân tích dự án đầu tư.
BÀI TẬP
Bài 1: Lựa chọn phương án đầu tư ít rủi ro
Một nhà đầu tư đang lựa chọn một trong hai phương án đầu tư, khoản đầu tư ban đầu của hai
phương án là bằng nhau và bằng 10.000 USD. Nhà đầu tư này ước tính giá trị hiện tại của thu nhập
tương lai của mỗi dự án và xác suất như sau:
Phương án A Phương án B
Năm 1 Năm 2 Năm 1 Năm 2 Năm 3
Thu nhập ($) 4.000 6.000 3.000 5.000 7.000
Xác suất 0,6 0,4 0,4 0,3 0,3
a. Tính giá trị tiền kỳ vọng của mỗi phương án đầu tư
b. Tính độ lệch chuẩn của mỗi phươpng án đâu tư
c. Nhà đầu tư sẽ chon phương án nào
Bài 2: Lựa chọn phương án quảng cáo
Một công ty phần mềm máy tính phải lựa chọn một trong hai chiến lược quảng cáo: quảng
cáo trên tivi và quảng cáo trên báo. Phòng marketing dự báo doanh thu bán hàng xác suất xảy ra khi
áp dụng mỗi hình thức quảng cáo như sau:
Quảng cáo trên tivi Quảng cáo trên báo
Doanh thu Xác suất Doanh thu Xác suất
(tr. USD) (%) (tr. USD) (%)
Năm 1 8 0,2 8 0,3
Năm 2 10 0,3 12 0,4
Năm 3 12 0,3 6 0,3
Năm 4 14 0,2 - -

41 | 7 0
Biết được tỷ suất lợi nhuận của công ty là 50% doanh thu
a. Tính lợi nhuận kỳ vọng của mỗi phương án
b. Tính độ lệch chuẩn của phân bố lợi nhuận của mỗi chiến lược
c. Chiến lược quảng cáo nào rủi ro cao hơn
d. Công ty nên chọn chiến lược quảng cáo nào
Bài 3: Cây quyết định
Một công ty sản xuất hàng thể thao muốn gia nhập vào thị trường mới. Các nhà quản lý công
ty đang lựa chọn quy mô nhà máy để xây dựng. Công ty có thể xây dựng nhà máy với quy mô lớn
với khoản đầu tư ban đầu là 4 triệu USD , hay nhà máy nhỏ với quy mô đầu tư ban đầu là 2 triệu
USD. Công ty dự đoán nền kinh tế sẽ thay đổi theo hướng tăng trưởng, giữ nguyên tốc đọ cũ hay
suy thoái với các xác xuất tương ứng 30%, 40% và 30%. Giá trị hiện tại của luồng tiền của mỗi quy
mô công ty dự đoán như sau:
Điều kiện kinh tế Quy mô lớn Quy mô nhỏ
Tăng trưởng 10 4
Giá trị hiện tại của luồng tiền Giữ nguyên 6 3
Suy thoái 2 2
Hãy xây dựng cây ra quyết định chọn quy mô nhà máy cho công ty, giả định người quản lý
công ty là người bàng quan vơi rủi ro
Bài 4: Lựa chọn dự án loại trừ nhau
Người quản lý một công ty phải lựa chọn một trong hai dự án loại trừ nhau. Dự án A là nâng
cao chất lượng sản phẩm kem cạo râu và dự án B là đưa ra sản phẩm mới: dầu dưỡng tóc cho nam.
Luồng tiền kỳ vọng của hai dự án cho ở bảng sau:
Luồng tiền
Dự án đầu tư
Đầu tư ban đầu Năm 1 Năm 2 Năm 3
A 110 40 60 40
B 104 30 80 50
a. Tính giá trị hiện tại ròng của mỗi dự án với mức lãi suất không đổi là 8%/năm
b. Dự án nào sẽ được lựa chọn nếu phần bù đắp rủi ro đối với dự án A là 2% và dự án B là 6%

BÀI TẬP LÀM THÊM

1. Giả định suất lợi tức chắc chắn (gồm cổ tức và chênh lệch giá) phụ thuộc vào môi trường kinh tế (tức là
sự thịnh vượng, sự ổn định và lạm phát)
Trạng thái của nền kinh tế Suất lợi tức (r ) Xác suất (p )
Thịnh vượng 20% 0.5
Ổn định 10% 0.3
Lạm phát - 5% 0.2

42 | 7 0
a. Tính lợi nhuận kỳ vọng.
b. Tính độ lệch chuẩn.
2. Các xác suất và các dòng vào tiền mặt thuần của một dự án đầu tư là:
Xác suất Các dòng vào tiền mặt thuần
0.2 $ 60
0.1 80
0.3 90
0.2 115
0.2 150

a. Tính giá trị kỳ vọng, độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên.


b. Dự án đầu tư này có được coi là rủi ro hay không rủi ro một cách tương đối không? Tại
sao?
3. Giám đốc kinh doanh của Công ty Đồ chơi Điện tử đang cân nhắc hai đồ chơi: búp bê và trò chơi. Dòng
vào tiền mặt của hai đồ chơi này có phân phối xác suất rời rạc trong mỗi năm của 3 năm tiếp theo.
Tình huống Búp bê Xác suất Trò chơi
Sự thịnh vượng $20,000 0.2 $42,000
Sự bình ổn 15,000 0.5 20,000
Sự suy thoái 9,000 0.3 (5,000)

1. Với mỗi loại đồ chơi, tính


a. Giá trị kỳ vọng của các dòng vào tiền mặt trong mỗi năm của 3 năm tiếp theo.
b. Độ lệch chuẩn
c. Hệ số biến thiên
2. Bạn chọn loại đồ chơi nào? Tại sao?
3. Liên doanh Handu đang xem xét một dự án đầu tư vốn với vòng đời sử dụng kỳ vọng là 10 năm đòi hỏi
một chi phí tiền mặt ban đầu là $225,000. Công ty ước tính được các số liệu sau
Dòng vào tiền mặt hàng năm Xác suất
0 0.10
50,000 0.20
65,000 0.40
70,000 0.20
90,000 0.10
a. Giả định rằng suất lợi tức bắt buộc có tính đến rủi ro là 25% và suất lợi tức này phù hợp
với các dự án có độ rủi ro như thế. Tính NPV có tính đến rủi ro của dự án.
b. Có nên chấp nhận dự án hay không?
4. Tập đoàn Moore đang cân nhắc việc mua một chiếc máy mới sử dụng được trong 5 năm và đòi
hỏi một lượng chi phí tiền mặt là $300.000. Hãng có tỷ lệ chi phí của vốn là 12% và tỷ lệ không
tính đến rủi ro sau thuế là 9%. Hãng ước lượng các dòng vào tiền mặt và cân bằng chắc chắn
cho những dòng tiền mặt này như sau:

43 | 7 0
Các dòng tiền mặt Cân bằng khả
Năm
sau thuế ($) năng chắc chắn
1 100,000 1.00
2 100,000 0.95
3 100,000 0.90
4 100,000 0.80
5 100,000 0.70
a. Tính NPV không được điều chỉnh và NPV cân bằng khả năng chắc chắn
b. Có nên mua chiếc máy mới này không?
5. Dựa trên phân tích cung và cầu của ngành, Tập đoàn Madden mong muốn xây dựng một nhà
máy sản xuất hết công suất. Công ty này đang cân nhắc:
A. Xây dựng một nhà máy lớn, chi phí 6 triệu đô la.
B. Xây dựng một nhà máy nhỏ, chi phí 2 triệu đô la.
Xác xuất của các nhu cầu khác nhau và giá trị hiện tại của các dòng vào tiền mặt ước tính cho các trạng thái
về nhu cầu này được cho dưới đây:
Nhà máy Các trạng thái về cầu PV của các dòng vào tiền mặt ($) Xác suất
A Cao 8 triệu 0.5
Trung bình 4 triệu 0.3
Thấp 1.5 triệu 0.2
B Cao 3 triệu 0.5
Trung bình 2 triệu 0.3
Thấp 1.5 triệu 0.2
a. Xây dựng cây quyết định và phân tích lựa chọn.
b. Bạn lựa chọn dự án nào? Nói rõ về quyết định của bạn.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1. Phân tích rủi ro là quá trình đo và phân tích các rủi ro đi kèm với các quyết định đầu tư và kinh
doanh.
1. Rủi ro liên quan đến tính bất định của dòng tiền mặt (hoặc lợi nhuận) quanh giá trị kì vọng (lợi
nhuận).
2. Giá trị kỳ vọng là trung bình gia quyền dùng xác suất làm trọng số. Với những quyết định có các
nhân tố bất định, khái niệm giá trị kỳ vọng cung cấp các phương thức khác nhau nhằm lựa chọn kế
hoạch hành động tốt nhất
3. (a) người không thích rủi ro, (b) người quản lý trung lập với rủi ro, và (c) người ưa thích rủi ro
4. Rủi ro thanh toán tiền mặt: Cơ hội kết hợp các tài sản và các dự án đầu tư có thể không thực
hiện được khi không chú ý đến giá trị thị trường của nó. (2) Rủi ro lạm phát (sức mua). Các hợp
đồng doanh nghiệp liên quan đến các khoản chi trả cố định (như tiền thuê văn phòng và trái phiếu
doanh nghiệp) không đạt được thỏa thuận để tăng thu nhập nhằm bắt kịp với các mức giá đang ngày
càng tăng. (3) Rủi ro lãi suất: Tính biến thiên trong giá trị của một tài sản đối với các lãi suất đang

44 | 7 0
thay đổi và điều kiện tiền tệ. Ví dụ, nếu lãi suất tăng (giảm), giá trái phiếu (cổ phiếu) giảm xuống
(tăng lên). (4) Rủi ro kinh doanh. Rủi ro đi kèm với các thay đổi trong doanh thu của một hãng.
Điều này có thể là do các khó khăn trong hoạt động như đình công và công nghệ lỗi thời. (5) Rủi ro
thị trường Sự thay đổi giá của các hạng mục đầu tư bởi sự thay đổi trên toàn bộ thị trường chứng
khoán, bất chấp các điều kiện tài chính nền tảng của hãng. Chẳng hạn như giá cổ phiếu của các
hãng có thể bị tác động bởi thị trường chứng khoán đang lên hoặc đang xuống.
5. Rủi ro có thể đo lường dưới dạng tương đối hoặc tuyệt đối. Dùng độ lệch chuẩn và hệ số biến
thiên để đo lường rủi ro. Độ lệch chuẩn là công cụ đo rủi ro tuyệt đối, trong khi hệ số biến thiên
dùng để đo lường các rủi ro tương đối.
6. Phương pháp phân tích rủi ro này điều chỉnh chi phí của vốn (hay tỷ lệ chiết khấu) tăng lên khi
các dự án có rủi ro cao hơn, tức là tỷ lệ chiết khấu có tính đến rủi ro là tỷ lệ khi không có rủi ro
cộng với phí bảo hiểm rủi ro.
7. Hệ số điều chỉnh cân bằng khả năng chắc chắn  là:

Khi có được giá trị của , nhân chúng với dòng tiền mặt ban đầu để có được dòng tiền mặt
cân bằng chắc chắn. Khi đó quyết định chấp nhận hay loại bỏ dự án, sử dụng tiêu chuẩn dự thảo
ngân sách thông thường.
8. Cây quyết định là phương pháp chỉ ra các chuỗi đầu ra có thể có. Một cây dự thảo ngân sách sẽ
cho biết các dòng tiền mặt và NPV của dự án có thể xảy ra trong từng trường hợp khác nhau. Các
hạn chế là: (1) Hầu hết các vấn đề đều quá phức tạp để có thể miêu tả theo từng năm và (2) phương
pháp này không tính đến rủi ro.
HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP
1.
a. Tỷ lệ kỳ vọng là:

Trung bình, lợi nhuận hàng năm của bạn là 12%, dao động từ 5% thua lỗ đến 20% lợi
nhuận.
b.
Return Probability
(r) (p) Rp
20% 0.5 10% 8% 64 32
10 0.3 3 -2 4 1.2
-5 0.2 -1 -17 289 57.8
= 12% 91

Lợi nhuận hàng năm được kỳ vọng là một biến thiên trung bình của 9.54 %
2.
45 | 7 0
a. Giá trị kỳ vọng = ($60)(0.2) + ($80)(0.1) + ($90)(0.3) + ($115)(0.2) + ($150)(0.2)
= $100
Độ lệch chuẩn =

Hệ số biến thiên = = 0.3


b. Dự án đầu tư này tương đối ít rủi ro bởi vì hệ số biến thiên thấp.
3.
a. Đối với búp bê
Giá trị kỳ vọng =
= ($20,000)(0.2) + ($15,000)(0.5) + ($9,000)(0.3) = $4,000 + $7,500 + $2,700 = $14,200
Đối với trò chơi:
Giá trị kỳ vọng =
= ($42,000)(0.2) + ($20,000)(0.5) + ($5,000)(0.3) = $8,400 + $10,000 + $1,500 = $19,900
b. Đối với búp bê:

=
Đối với trò chơi:

c. Hệ số biến thiên là:

Đối với búp bê :

Đối với trò chơi :


2. Do hệ số là phép đo tương đối của rủi ro nên trò chơi được xem là có mức độ
rủi ro cao hơn so với búp bê. Do đó, nên chọn búp bê.
4.
a.
r = $0(0.10) + $50,000(0.2) + $65,000(0.4) + $70,000(0.2) + $90,000(0.1)
= $0 + $10,000 + $26,000 + $14,000 + $9,000 = $59,000
NPV kỳ vọng = PV - I
= $59,000 T4(25%, l0) - $225,000 = $210,689- $225,000 = -$14,311
b. Loại bỏ dự án do NPV kỳ vọng nhận giá trị âm.
5.

46 | 7 0
a.
NPV = PV ~ I = $100,000 T4(12%,5) - $300,000
= $100,000(3.605)- $300,000 = $360,500 - $300,000 = $60,500

Năm Dòng vào tiền Cân bằng Dòng vào tiền PV tại PV {$)
mặt sau thuế khả năng mặt chắc chắn 9%
chắc chắn
1 100,000 1.00 100,000 0.917 91,700
2 100,000 0.95 95,000 0.842 79,990
3 100,000 0.90 90,000 0.772 69,480
4 100,000 0.80 80,000 0.708 56,640
5 100,000 0.70 70,000 0.650 45,500
343,310
NPV cân bằng khả năng chắc chắn= $343,310- $300,000= $43,310
b. Do NPV dương, nên mua chiếc máy này.
6.
a. Các NPV kỳ vọng đối với A và B như sau:
Dự án Trạng thái PV của các dòng Xác
cầu vào tiền mặt ($) suất
(1) (2) (1)X (2)
A Cao 8 triệu 0.5 $4 triệu
Trung bình 4 triệu 0.3 1.2 triệu
Thấp 1.5 triệu 0.2 0.3 triệu
PV $5.5 triệu
I 6.0 triệu
NPV
kỳ -0.5 triệu
vọng =
B Cao $3 triệu 0.5 $1.5 triệu
Trung bình 2 triệu 0.3 0.6 triệu
Thấp 1.5 triệu 0.2 0.3 triệu
PV $2.4 triệu
I 2.0 triệu
NPV 0.4 triệu
kỳ
vọng =

b. Chọn dự án B vì giá trị kỳ vọng của nó lớn hơn so với dự án A. Phương pháp này không
cho biết độ rủi ro của mỗi dự án.
-----------------  ----------------

47 | 7 0
BÀI TẬP TỔNG HỢP

1. Cho hàm cầu tổng quát đối với hàng hóa A:


Qd = 600 - 4PA – 0,03M - 12PB +15J + 6PE +1,5N
Trong đó: Qd là lượng cầu đối với A mỗi tháng, P A = Giá hàng hóa A, M = Thu nhập trung bình
của hộ gia đình, PB = Giá của hàng hoá liên quan B, T = Chỉ số thị hiếu người tiêu dùng có giá trị từ
0 đến 10 (hạng cao nhất), PE = Giá cả mà người tiêu dùng kỳ vọng trong tháng sau đối với hàng hóa A,
N = Số lượng người mua trên thị trường đối với hàng hóa A.
a. Giải thích ý nghĩa của tham số chặn trong hàm cầu tổng quát.
b. Giá trị của hệ số góc đối với giá của hàng hóa A là bao nhiêu? Nó có dấu đại số đúng không?
Tại sao?
c. Giải thích ý nghĩa của hệ số góc của thu nhập. Hàng hóa A là hàng hóa thông thường hay hàng
thứ cấp? Giải thích?
d. Hàng hóa A và hàng hóa B là hàng hóa thay thế hay hàng hóa bổ sung? Giải thích? Giải thích
ý nghĩa hệ số góc đối với giá của B?
e. Các dấu đại số của các hệ số góc của T, Pe và M có đúng không? Giải thích?
f. Tính lượng cầu của hàng A khi PA= $5, M = $25.000, PB = $40, T = 6,5, Pe = $5,25 và N = 2.000
2. Cho hàm cầu tổng quát: Qd = 8.000 - 16P + 0,75M + 30PR
a. Khai triển phương trình đối với hàm cầu khi M = $30.000 và PR = $50.
b. Giải thích ý nghĩa các hệ số góc và tham số chặn của hàm cầu trong phần a.
c. Vẽ đồ thị hàm cầu ở phần a. Hàm cầu giao trục lượng cầu ở điểm nào? Giao trục giá ở điểm nào?
d. Sử dụng hàm cầu ở phần a, tính lượng cầu khi giá của hàng hóa là $1.000 và khi giá = $1.500.
e. Khai triển nghịch đảo của hàm cầu trong phần a. Sử dụng hàm cầu ngược, tính giá cầu cho
24.000 đơn vị hàng hóa, giải thích giá cầu này?
3. Điều gì xảy ra đối với cầu ở một trong các trường hợp sau :
a. Giá của hàng hoá giảm. b. Thu nhập tăng và hàng hóa đó là hàng hóa thông thường.
c. Thu nhập tăng là hàng hóa đó là hàng hóa thứ cấp. d. Giá của hàng hóa thay thế tăng.
e. Giá của hàng hóa thay thế giảm. f. Giá của hàng bổ sung tăng.
g. Giá của hàng bổ sung giảm.
4. Hàm cung tổng quát sau thể hiện số lượng của hàng X mà nhà sản xuất muốn bán (Qs):
Qs= 19 + 20PX - 10P1 +6T - 32PR - 20Pe + 5F

48 | 7 0
Trong đó: Px là giá của X, Pl là giá lao động, T là chỉ số đo trình độ công nghệ, P R là giá của hàng
hóa R có liên quan trong sản xuất, P e là giá kỳ vọng trong tương lai của hàng X, F là số lượng
doanh nghiệp trong ngành.
a. Xác định phương trình đường cung của hàng hóa X khi P l= 8; T = 4, PR = 4, Pe = 5; F = 47.
Thể hiện đường cung này trên đồ thị.
b. Giả sử giá lao động tăng từ 8 lên 9. Tìm phương trình đường cung mới. Thể hiện đường cung
mới trên đồ thị .
c. Hàng hóa liên quan trong sản xuất là hàng hóa thay thế hay hàng hóa bổ sung. Giải thích?
d. Cho biết ý nghĩa của các hệ số trong hàm cung tổng quát trên.
5. Khi các yếu tố khác không đổi, điều gì xảy ra đối với cung của một hàng hóa trong các trường
hợp sau:
a. Giá của hàng hóa giảm.
b. Một sự đột phá về công nghệ cho phép hàng hoá được sản xuất ở giá thấp hơn nhiều.
c. Giá yếu tố đầu vào cho sản xuất tăng.
d. Giá của hàng hóa thay thế trong sản xuất giảm.
e. Nhà quản lý của doanh nghiệp sản xuất kỳ vọng giá của hàng hóa này sẽ tăng trong tương lai gần.
f. Các doanh nghiệp mua nhiều nhà xưởng và thiết bị hơn, điều này giúp tăng năng lực sản xuất
cho ngành công nghiệp này.
6. Giả sử rằng hàm cầu và hàm cung của hàng X là :
Qd= 50 - 8P và Qs = -17,5 + 10P
a. Giá cân bằng và lượng cân bằng là bao nhiêu?
b. Lượng hàng hóa bán ra trên thị trường sẽ là bao nhiêu khi giá là $2,75. Bạn kỳ vọng điều gì
diễn ra? Tại sao?
c. Lượng hàng hóa bán ra trên thị trường sẽ là bao nhiêu khi giá là $4,25. Bạn kỳ vọng điều gì
diễn ra? Tại sao?
d. Giá cân bằng và lượng cân bằng sẽ bằng bao nhiêu nếu hàm cầu là Qd = 59 - 8P.
e. Giá cân bằng và lượng cân bằng sẽ bằng bao nhiêu nếu hàm cung là Q s = -40 + 10P (hàm cầu
là Qd = 50-8P).

49 | 7 0
7. Xác định ảnh hưởng đối với giá cân bằng và lượng hàng hóa bán ra nếu có những thay đổi sau
trên một thị trường:
a. Thu nhập của người tiêu dùng tăng và hàng hoá là hàng hóa thông thường.
b. Giá của hàng hóa thay thế (trong tiêu dùng) tăng.
c. Giá của hàng hóa thay thế (trong sản xuất) tăng.
d. Giá của hàng hóa bổ sung (trong tiêu dùng) tăng.
e. Giá của yếu tố đầu vào cho sản xuất tăng.
f. Người tiêu dùng kỳ vọng rằng giá hàng hoá sẽ tăng trong tương lai gần.
g. Có thông báo rộng rãi rằng hàng hoá đó có hại cho sức khoẻ.
h. Có thay đổi về công nghệ làm giảm chi phí cho ngành.
8. Cho hàm cầu tổng quát của hàng hóa X:
Qd = 60 - 2PX + 0,01M + 7PR
Trong đó: Qd là lượng cầu của X, P X là giá của X, M là thu nhập (trung bình) của người tiêu
dùng, PR là giá của hàng hoá liên quan R.
a. X là hàng hóa thông thường hay hàng hóa thứ cấp? Giải thích?
b. Hai hàng hóa X - R là hàng hóa thay thế hay hàng hóa bổ sung? Giải thích?
Giả sử M = $40.000 và PR = $20.
c. Xác định hàm cầu của X.
Giả sử hàm cung là Qs = -600 + 10Px.
d. Tính giá cân bằng và lượng cân bằng.
e. Giá cân bằng và lượng cân bằng thay đổi như thế nào nếu các yếu tố khác giữ nguyên như
trong phần d nhưng thu thập tăng tới $52.000.
f. Giá cân bằng và lượng cân bằng thay đổi như thế nào nếu các yếu tố khác giữ nguyên như phần
d và giá của hàng R giảm xuống còn $14.
g. Giá cân bằng và lượng cân bằng sẽ thay đổi như thế nào nếu các yếu tố khác không đổi, thu nhập
và giá của hàng hóa liên quan ở mức giá ban đầu và cung dịch chuyển tới Qs= -360 + 10Px?
9. Giả sử bạn là giám đốc của một nhà máy rượu ở Califonia. Theo bạn, những sự kiện sau sẽ ảnh
hưởng như thế nào đến giá của một chai rượu vang?
a. Giá của rượu vang Pháp giảm.
b. 100 nhà máy rượu mới được mở ở California.
c. Tỷ lệ thất nghiệp ở Califonia giảm.

50 | 7 0
d. Giá của Phomát tăng.
e. Giá của chai thuỷ tinh tăng đáng kể do những quy định mới của
chính phủ.
f. Các nhà nghiên cứu tìm ra một công nghệ chế biến rượu mới làm
giảm chi phí sản xuất.
g. Giá của dấm rượu – làm từ bã nho nghiền – tăng lên.
h. Tuổi trung bình của người tiêu dùng tăng lên, người già uống ít
rượu hơn.
10. Trung tâm dự báo và phỏng đoán Ci trus vừa được hiệp hội những người trồng cam thuê để dự
đoán những diễn biến đối với giá cả và sản lượng cam trong những điều kiện dưới đây. Dự đoán
của bạn là gì ? Với mỗi bên, vẽ đồ thị thể hiện phân tích cung và cầu thích hợp.
a. Một đợt lạnh phá huỷ một lượng lớn cây cam ở Florida.
b. Các nhà khoa học ở khoa nông nghiệp của Đại học Florida phát hiện ra một cách giúp nhân
đôi sản lượng cam của mỗi cây.
c. Hiệp hội Y dược Mỹ thông báo rằng uống nước cam có thể làm giảm nguy cơ của bệnh tim.
d. Giá bưởi giảm.
11. Một vài sinh viên khoa kinh tế xếp hàng ở căng tin để mua bữa trưa. Một người nói: “Tôi ước là căng
tin sẽ tăng giá thức ăn”. Những người khác đồng ý. Điều gì khiến cho họ có mong muốn như vậy?
12. Giá dầu động cơ máy bay tăng khiến hầu hết các hãng hàng không lớn của Mỹ tăng giá vé
khoảng 15%. Giải thích việc giá vé tăng sẽ ảnh hưởng như thế nào những yếu tố sau:
a. Cầu về đi lại bằng đường hàng không b. Cầu về khách sạn.
c. Cầu về thuê ô tô. d. Cung về gửi thư qua đêm.
13. Nhà kinh tế học Thuỵ Điển nổi tiếng Assar Lindbesk viết trong cuốn sách về kiểm soát giá thuê
của mình như sau: “Kiểm soát giá thuê nhà dường như là công cụ hiệu quả nhất hiện nay để phá
huỷ một thành phố – chỉ sau đánh bom”. Kiểm soát giá thuê nhà đặt ra mức giá trần cho việc
thuê nhà thấp hơn mức giá thuê cân bằng nhằm mục đích làm cho giá thuê trở nên rẻ hơn để
những người có thu nhập thấp cũng có thể có khả năng chi trả. Sử dụng phân tích cung và cầu
để trả lời các câu hỏi sau:
a. Việc áp đặt giá thuê nhà ảnh hưởng như thế nào đến số lượng nhà có thể dành cho người có
thu nhập thấp?
b. Trong điều kiện giá thuê nhà được kiểm soát, tất cả các gia đình có thu nhập thấp có thể thuê
được nhà không?
c. Ai được lợi từ việc kiểm soát giá thuê nhà? Ai bị thiệt?

51 | 7 0
d. Tại sao giáo sư Lindbeck nghĩ rằng việc kiểm soát giá thuê nhà là một việc làm thiếu khôn ngoan?
e. Theo bạn có phương án nào khác để tăng số lượng nhà cho thuê dành cho người có thu nhập
thấp ngoài phương án kiểm soát giá thuê không?
14. Cho hàm cung và hàm cầu của một loại hàng hóa như sau:
Qd = 4000 – 25P + 0,4M + 24PR và Qs = 48 + 12P – 20PI + 20F
a. Ban đầu M = $61.140 và PR = $6. Tìm phương trình hàm cầu, D0.
b. Tìm hàm cầu ngược.
c. Ban đầu PI = $25 và F = 22. Tìm phương trình hàm cung S0.
d. Tìm hàm cung ngược.
e. Nếu áp dụng mức giá trần là $600, sẽ xảy ra dư thừa hay thiếu hụt? Dư thừa hay thiếu hụt sẽ
là bao nhiêu?
f. Tìm PE và QE.
Bây giờ tăng số lượng các hãng sản xuất lên 133:
g. Tìm hàm cung mới. Giá cân bằng mới?
h. Tính thay đổi của PE và QE bằng cách sử dụng vi phân. So sánh f và g, giá trị của dPE và dQE
có phù hợp với những thay đổi về giá cân bằng và lượng cân bằng không?
15. Hàm cầu tuyến tính của một ngành có dạng: Q = a + bP + cM + dPR
được ước lượng bằng phương pháp 2SLS. (Cầu của ngành ban đầu đã được định dạng bằng việc xác
định hàm cung). Kết quả của ước lượng này như sau:
Two-Stage Least-Squares Estimation

DEPENDENT VARIABLE: Q
OBSERVATIONS: 24

PARAMETER STANDARD
VARIABLE ESTIMATE ERROR T-RATIO
PVALUE

INTERCEPT 68.38 12.65 5.41


0.0001
P -6.50 3.15 -2.06 0.0492
M 0.13926 0.0131 10.63 0.0001
PR -10.77 2.45 -4.40 0.0002
a. Dấu của có giống như được dự đoán về mặt lý thuyết hay không? Tại sao?

52 | 7 0
b. Dấu của nói lên điều gì về hàng hóa này?
c. Dấu của nói lên điều gì về mối quan hệ giữa hàng hóa này với hàng hóa có liên quan R?
d. Các ước lượng tham số , , , có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% hay không?
e. Sử dụng các giá trị P = 225, M = 24.000 và PR = 60, hãy tính các ước lượng của:
(1) Độ co dãn của cầu theo giá ( )
(2) Độ co dãn của cầu theo thu nhập ( )
(3) Độ co dãn theo giá chéo ( )
16. Đường cầu dạng log tuyến tính đối với một hãng định giá được ước lượng sử dụng phương
pháp bình phương nhỏ nhất thông thường như sau: Q = aPbMc
Dưới đây là kết quả của ước lượng này:
DEPENDENT VARIABLE: LNQ R-SQUARE F-RATIO P-
VALUE ON F
OBSERVATIONS: 25 0.8587 89.165 0.0001

PARAMETER STANDARD
VARIABLE ESTIMATE ERROR T-RATIO P-VALUE

INTERCEPT 6.77 4.01 1.69


0.0984
LNP -1.68 0.70 -2.40 0.0207
LNM -0.82 0.22 -3.73 0.0005
LNPR 1.35 0.75 1.80 0.0787
a. Phương trình cầu ước lượng có thể được biểu diễn dưới dạng loga tự nhiên là: ln Q =
___________
b. Ước lượng tham số đối với b có dấu như kỳ vọng không? Hãy giải thích.
c. Với các ước lượng tham số nêu trên, hàng hóa này là hàng hóa bình thường hay hàng hóa thứ
cấp? Hãy giải thích. R là hàng hóa bổ sung hay hàng hóa thay thế? Hãy giải thích.
d. Ước lượng tham số nào có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%?
e. Tìm các hệ số co dãn được ước lượng sau:
(2) Độ co dãn của cầu theo giá ( )
(3) Độ co dãn của cầu theo giá chéo ( )
(4) Độ co dãn của cầu theo thu nhập ( )
f. Khi tất cả các yếu tố khác là không đổi, khi thu nhập của hộ gia đình giảm 10% sẽ làm cho
lượng cầu ______ (tăng, giảm) ____%.
g. Khi các yếu tố khác không đổi, một sự tăng lên 10% trong giá sẽ dẫn đến lượng cầu ______
(tăng, giảm) ____%.
h. Giá của hàng hóa R giảm 5%, khi tất cả các biến khác không thay đổi, sẽ làm cho lượng cầu
53 | 7 0
______ (tăng, giảm) ____%.
17. Cho hàm cầu và hàm cung tổng quát của hàng X:
Qd = 800 – 2P – 0,01M + 16Pc và Qs = 50 + 4P – 40PI + 51F
a. Hàng hóa X là hàng hóa…… Hàng hóa X và Y là hàng hóa…….
Giả sử thu nhập ban đầu là $20.000, giá của Y là $10, giá của nguyên liệu đầu vào là $25, số
lượng nhà sản xuất X là 20.
b. Viết phương trình đường cung và đường cầu. Tính giá cân bằng và lượng cân bằng ban đầu?
Bây giờ giá của hàng hóa liên quan Y tăng lên tới $50 và giá nguyên liệu đầu vào tăng tới $36.
Giả sử 2 sự kiện diễn ra đồng thời.
18. Một người tiêu dùng chỉ mua hai loại hàng hóa, X và Y.
a. Nếu MRS giữa X và Y là 2 và lợi ích cận biên của X là 20, lợi ích cận biên của Y là
gì?
b. Nếu MRS giữa X và Y là 3 và lợi ích cận biên của Y bằng 3, lợi ích cận biên của X là
gì?
c. Nếu một người tiêu dùng di chuyển dọc xuống phía dưới theo đường bàng quan, điều
gì xảy ra với lợi ích cận biên của X và Y? Điều gì xảy ra đối với MRS?
19. Giả sử rằng một người tiêu dùng có đồ thị đường bàng quan được vẽ như hình dưới đây.
Đường ngân sách tương ứng là đường LZ. Giá của hàng hóa Y là $10.

a. Thu nhập của người tiêu dùng là bao nhiêu?


b. Giá của hàng hóa X là bao nhiêu?
c. Viết phương trình đường ngân sách LZ.
d. Người tiêu dùng sẽ lựa chọn sự kết hợp nào giữa X và Y? Tại sao?
54 | 7 0
e. Tỷ lệ thay thế cận biên tại sự kết hợp này là bao nhiêu?
f. Giải thích dưới dạng MRS tại sao người tiêu dùng không nên chọn những kết hợp ại điểm
A hoặc điểm B.
g. Giả sử đường ngân sách xoay đến LM, thu nhập bằng tiền giữ không đổi. Giá mới của X là
bao nhiêu? Sự kết hợp nào của X và Y được lựa chọn tương ứng với mức giá mới?
20. Trong đồ thị dưới đây người tiêu dùng bắt đầu ở điểm cân bằng với một thu nhập là $2000,
tương ứng với giá Px = $5 và Py = $100.

a. Tại điểm cân bằng, _____ đơn vị hàng hóa X được tiêu dùng. Bây giờ hãy để cho giá hàng
hóa X tăng lên $10.
b. Tại điểm cân bằng mới, _____ đơn vị hàng hóa X được tiêu dùng
c. Để phân biệt ảnh hưởng thay thế, $_____ phải được bổ sung cho người tiêu dùng.
d. Tổng ảnh hưởng của việc tăng giá là _____. Ảnh hưởng thay thế là _____. Ảnh hưởng thu
nhập là_____.
e. Hàng hóa X là hàng _____.
21. Trong đồ thị dưới đây người tiêu dùng bắt đầu tại điểm cân bằng với một mức thu nhập $5000,
tương ứng với giá Px= $50 và Py = $25.

55 | 7 0
s
a. Tại điểm cân bằng, _____ đơn vị hàng hóa X được mua.
Bây giờ để giá hàng hóa X giảm xuống còn $20, thu nhập và giá hàng hóa Y vẫn không đổi.
b. Tại điểm cân bằng mới, _____ đơn vị hàng hóa X được mua.
c. Để phân biệt ảnh hưởng thay thế, $_____ phải được lấy đi từ người tiêu dùng.
d. Tổng ảnh hưởng của việc giảm giá là ____. Ảnh hưởng thay thế là _____ Ảnh hưởng thu
nhập là_____.
22. Giả định một người tiêu dùng có hàm lợi ích: U = U(X,Y) = (X+2)(Y+1)
và giới hạn ngân sách M = PxX + PyY
a. Hãy xác định vấn đề tối đa hóa có giới hạn và tìm những điều kiện ban đầu
b. Tìm hàm cầu cho hàng hóa X và Y.
c. Tìm các độ co dãn của cầu theo giá. Phải chăng các hàm cầu tuân theo luật cầu?
d. Các hàng hóa là hàng hóa thay thế hay hàng hóa bổ sung?
23. Hàm cầu tổng quát đối với hàng hóa X được ước lượng như sau:

Trong đó P là giá cả hàng hóa X, M là thu nhập trung bình của những người tiêu dùng mua hàng
hoá X và PR là giá cả hàng hóa liên quan R, Các giá trị của P, M, P R lần lượt là 200USD,
60000USD, và 100USD, Sử dụng những giá trị này để thực hiện những tính toán sau:
a. Tính lượng cầu hàng hóa X tại các giá trị P, M, PR đã cho.
b. Tính độ co dãn theo giá E, Tại điểm này thì cầu là co dãn, kém co dãn hay co dãn đơn vị?
Việc tăng giá hàng hóa X sẽ làm tổng doanh thu thay đổi như thế nào? Giải thích.
c. Tính độ co dãn của cầu theo thu nhập E M, Hàng hóa X là hàng hóa thông thường hay thứ
cấp? Hãy giải thích khi thu nhập tăng lên 4% thì sẽ ảnh hưởng như thế nào tới cầu hàng
hóa X với điều kiện các yếu tố khác tác động tới cầu hàng hóa X không đổi.
56 | 7 0
d. Hãy tính độ co dãn theo giá chéo E XR, X và R là hai hàng hóa thay thế hay bổ sung cho
nhau? Hãy giải thích khi giá hàng hóa liên quan R giảm 5% thì ảnh hưởng tới cầu hàng
hóa X như thế nào với điều kiện các yếu tố khác có tác động tới cầu hàng hóa X không
đổi?
24. Giả sử bạn là một nhà phân tích thị trường cho một ngân hàng lớn ở Mỹ và giám đốc ngân
hàng yêu cầu bạn dự đoán mức giá trung bình của các ngôi nhà mới và số lượng nhà mới sẽ
được bán ra trong quý đầu năm 2006. Bạn xác định hàm cung và cầu sau đối với thị trường nhà
ở Mỹ:
Cầu: QH = a + bPH + cM + dPA + Er
Cung: QH = f + gPH + hPM
trong đó các biến nội sinh được đo như sau:
QH = nghìn đơn vị bán được theo quý
PH = mức giá trung bình của một ngôi nhà mới tính theo nghìn USD
Các biến ngoại sinh là thu nhập bình quân tính bằng đô la (M), mức giá bình quân một căn hộ chung
cư (PA), lãi suất cầm cố tính theo phần trăm (R) và giá của vật liệu xây dựng như một chỉ số (PM).
a. Phương trình cầu đã được định dạng chưa? Hãy giải thích.
b. Bạn dự đoán dấu cho các hệ số được ước lượng như thế nào? Hãy giải thích.
Sử dụng dữ liệu theo quý trong giai đoạn từ 1993 (I) đến 2005 (IV), bạn ước lượng những
phương trình này bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất hai bước. Tất cả các hệ số đều có ý
nghĩa thống kê và các phương trình ước lượng được là:
Cầu: QH = 504,5 - 10,0PH + 0,01M +0,5PA - 11,75R
Cung: QH = 326,0 + 15PH - 1,8PM
Các giá trị dự đoán cho các biến ngoại sinh trong quý đầu tiền của năm 2006 thu được từ một
hãng kinh tế lượng tư nhận. Các giá trị dự đoán là:
Thu nhập bình quân (M) = 26.000
Mức giá bình quân một căn hộ chung cư (PA) = 400
Lãi suất cầm cố (R) = 14
Giá của vật liệu xây dựng (PM) = 320 (chỉ số)
c. Sử dụng các giá trị dự đoán của các biến ngoại sinh, hãy dự đoán mức giá bình quân và
doanh số bán nhà mới trong quý đầu của năm 2006.
d. Giả sử rằng bạn cảm thấy lãi suất cầm cố được dự đoán cho quý đầu năm 2006, bằng
14%, là quá cao. Hãy xác định xem nếu lãi suất dự đoán thay đổi 10% sẽ ảnh hưởng như thế
nào để mức giá và doanh số bán trong quý đầu của năm 2006.
25. Cho cầu được xác định là: Q = 200 ; trong đó Q là lượng cầu của hàng hóa, P là
giá cả, M là thu nhập khả dụng và PR là giá của hàng hóa R.
a. Sử dụng các đạo hàm riêng, hãy tìm độ co dãn theo giá ( ), theo thu nhập ( ) và theo giá
chéo ( ). Xác minh rằng độ co dãn theo giá, theo thu nhập và theo giá chéo là không đổi
57 | 7 0
và lần lượt bằng các số mũ của P, M và PR.
b. Hãy tính lượng cầu khi P = $10, M = $15.000 và PR = $4.
c. Hãy viết sự xác định log tuyến tính của cầu: ln Q = ______
d. Sử dụng logarit và biểu thức trong câu c, hãy tìm giá trị của Q khi P = $10, M = $15.000 và PR =
$4. Câu trả lời của bạn khi sử dụng logarit có phù hợp với câu trả lời trong phần b không?
26. Xét hệ thống phương trình cầu và cung sau:
Cầu: Q = 400 - 3P + 0,1M + và Cung: Q = 20 + 2P + 4PI +
trong đó P và Q là các biến nội sinh, M và PI là các biến ngoại sinh và và lần lượt là các yếu tố
sai số ngẫu nhiên của cầu và cung.
a. Hãy giải theo phương pháp đại số các phương trình dạng rút gọn cho giá và lượng.
b. Bằng các phương trình dạng rút gọn, hãy giải thích tại sao phương pháp bình phương nhỏ
nhất thông thường không phải là phương pháp phù hợp để ước lượng các tham số của hàm
cầu hay của hàm cung.
c. Hãy chỉ ra rằng các tham số cấu trúc đối với độ dốc của cầu và cung (lần lượt là -3 và 2) có
thể được nhận biết từ các hệ số trong hai phương trình dạng rút gọn. (Gợi ý: Hãy nghiên cứu
các biểu thức đại số của các phương trình dạng rút gọn trong phần phụ lục này và tìm ra cách
giải các hệ số của P trong các phương trình cầu và cung bằng một vài hệ số trong các
phương trình dạng rút gọn)
27. Hàm sản xuất ngắn hạn là Q = 20K1/2L1/2, mức tiền công của lao động là 20USD. Giá thuê vốn là
6USD.
a. Hãy xác định AVC theo Q.
b. Khi sản sản xuất 160 đơn vị sản lượng,… đơn vị lao động được thuê, và sản phẩm bình
quân là.… Chi phí biến đổi bình quân là $.....
c. Xác định SMC theo Q.
d. Sử dụng phương trình đường sản phẩm cận biên (MP) được xác định trong câu c, sản
phẩm cận biên là.… khi sản xuất 160 đơn vị sản phẩm. SMC là $.......... Chứng minh rằng
SMC(Q) được xác định khi Q = 4 bằng với SMC được tính thông qua tỷ lệ w/MP.
28. Hàm sản xuất đối với một hãng là Q = 24L 0,5K0,5. Trong ngắn hạn hãng có lượng vốn cố định,
. Giá của đầu vào lao động là $10 trên mỗi đơn vị, giá của đầu vào vốn là $20 trên mỗi đơn
vị.
a. Hàm sản xuất ngắn hạn của hãng là Q = ……
b. Sản phẩm cận biên của lao động là MP L = ……. Chỉ ra rằng sản phẩm cận biên của lao
động có xu hướng giảm dần tương ứng với các mức lao động được sử dụng.
c. Viết phương trình đường mở rộng ngắn hạn.

58 | 7 0
d. Xác định các hàm chi phí ngắn hạn: TVC, TFC, và TC.
e. Xác định các hàm: SMC, AVC, ATC, và AFC.
29. Hàm sản xuất đối với một hãng là Q = 24L 0,5K0,5 ; Giá của đầu vào lao động là $10 trên mỗi đơn
vị, giá của đầu vào vốn là $20 trên mỗi đơn vị.
a. Tìm phương trình đường mở rộng dài hạn.
b. Xác định các hàm sử dụng các đầu vào lao động và vốn hiệu quả.
c. Xác định các hàm chi phí dài hạn: LTC, LAC, và LMC.
d. Chứng minh rằng cả tính kinh tế của quy mô và tính phi kinh tế của quy mô không tồn
tại tại mọi mức sản lượng được sản xuất.
30. Với hàm sản xuất Cobb-Douglas Q = 36K0,5L1,0.
a. Tìm các hàm sản phẩm cận biên.
b. Viết các phương trình cho MRTS và độ co dãn về sản lượng.
c. Hệ số của phương trình là bằng…, vì vậy hàm sản xuất được đặc trưng bởi hiệu suất….
theo quy mô.
31. EverKleen Pool Services cung cấp dịch vụ bảo dưỡng bể bơi hàng tuần ở Atlanta. Hàng tá các
hãng cung cấp dịch vụ này. Dịch vụ được tiêu chuẩn hoá; mỗi công ty lau cọ bể và giữ cho các mức
hoá chất phù hợp trong nước. Dịch vụ thường được cung cấp với một hợp đồng bốn tháng hè. Giá
thị trường cho một hợp đồng dịch vụ bốn tháng hè là $115. EverKleen Pool Services có chi phí cố
định là $3.500. Nhà quản lý của EverKleen ước tính hàm chi phí cận biên cho EverKleen như sau,
sử dụng số liệu trong hai năm qua: SMC = 125 – 0,42Q + 0,0021Q 2; trong đó SMC được tính bằng
đôla và Q là số bể bơi được phục vụ mỗi mùa hè. Mỗi một hệ số ước tính có ý nghĩa thống kê ở
mức 5%.
a. Căn cứ vào hàm chi phí cận biên ước tính, hàm chi phí biến đổi bình quân của EverKleen là gì?
b. Tại mức sản lượng nào AVC đạt giá trị tối thiểu? Giá trị của AVC tại điểm tối thiểu của nó là gì?
c. Nhà quản lý của EverKleen có nên tiếp tục hoạt động, hay hãng nên đóng cửa? Hãy giải thích.
d. Nhà quản lý của EverKleen nhận thấy hai mức đầu vào hoá ra là tối ưu. Những mức sản lượng
đó là gì và mức sản lượng nào thực sự là tối ưu?
e. Nhà quản lý của EverKleen Pool Services có thể mong đợi kiếm được bao nhiêu lợi nhuận (hay
thua lỗ)?
f. Giả sử những chi phí cố định của EverKleen tăng lên tới $4,000. Điều này ảnh hưởng đến mức
sản lượng tối ưu như thế nào? Hãy giải thích.
32. Công ty Ali Baba là nhà cung cấp duy nhất của một loại thảm phương Đông. Đường cầu đối với
thảm của hãng là: Q = 112.000 – 500P + 5M; với Q là số lượng thảm, P là giá của thảm (đô la mỗi
chiếc) và M là thu nhập bình quân đầu người của người tiêu dùng. Hàm chi phí biến đổi bình quân

59 | 7 0
của công ty được ước tính là: AVC = 200 – 0,012Q + 0,000002Q 2. Thu nhập bình quân của người
tiêu dùng được kỳ vọng là $20.000 và tổng chi phí cố định là $100.000.
a. Hãng nên sản xuất bao nhiêu thảm để tối đa hóa lợi nhuận?
b. Mức giá tối đa hóa lợi nhuận là bao nhiêu?
c. Mức lợi nhuận tối đa mà hãng có thể thu được là bao nhiêu?
d. Trả lời lại các câu hỏi trên nếu thu nhập bình quân của người tiêu dùng được kỳ vọng là
$30.000.
33. Bác sĩ Leona Williams, một nhà phẫu thuật thẩm mỹ có tiếng tăm, nổi tiếng là một trong những
bác sỹ thẩm mỹ tốt nhất trong phẫu thuật tái tạo mũi. Bác sĩ Williams có sức mạnh thị trường rất
lớn trên thị trường này. Bà ước tính đường cầu đối với công việc của bà như sau: Q = 480 - 0,2P;
với Q là số lượng những cuộc phẫu thuật mũi thực hiện trong một tháng, P là giá của một ca phẫu
thuật mũi.
a. Hàm cầu ngược đối với dịch vụ của Bác sĩ Williams là gì?
b. Hàm doanh thu cận biên là gì?
Hàm chi phí biến đổi bình quân đối với việc phẫu thuật tái tạo mũi được ước lượng là: AVC = 2Q 2
– 15Q + 400; với AVC là chi phí biến đổi bình quân (đo bằng USD) và Q là số lượng những cuộc
phẫu thuật mũi trong một tháng. Chi phí cố định của bác sĩ hàng tháng là $8.000.
c. Nếu bác sĩ muốn tối đa hóa lợi nhuận, hàng tháng bà nên thực hiện bao nhiêu ca phẫu thuật.
d. Bác sĩ Williams nên thu bao nhiêu tiền cho một ca phẫu thuật mũi.
e. Hàng tháng bà sẽ kiếm được bao nhiêu lợi nhuận?
34. Bác sĩ Smith và Jones, hai bác sĩ khoa mắt cạnh tranh nhau, lập kế hoạch để gia nhập thị trường
phẫu thuật mắt để sửa mắt bằng tia laser trong một cộng đồng cỡ trung ở Illinois. Cả Smith và Jones
đều dùng công nghệ laser như nhau và cùng có chi phí dài hạn không đổi là $1000/bệnh nhân (LMC
= LAC = $1000). Để lập kế hoạch, các bác sĩ giả sử rằng tất cả các bệnh nhân đều đến để sửa hai
mắt, vì thế chi phí $1000 là để sửa cả hai mắt cho mỗi bệnh nhân. Các bác sĩ biết về kế hoạch xâm
nhập thị trường cuả nhau, và họ cùng cho rằng cầu thị trường (nghịch đảo) đối với dịch vụ phẫu
thuật mắt bằng laser là: P = 7000 – 2Q; trong đó Q = qS + qJ, và qS và qJ lần lượt là số bệnh nhân
của các bác sĩ Smith và Jones điều trị hàng năm. Mỗi bác sĩ sẽ chọn quy mô bệnh viện của mình, và
vì vậy cả số bệnh nhân mà họ định điều trị mỗi năm mà không biết gì về quyết định của đối
phương. Các tình trạng về cầu và chi phí là các hiểu biết chung.
a. Thông qua tính toán, hãy tìm phương trình cho các đường phản ứng tốt nhất.
b. Hãy vẽ đồ thị hai đường phản ứng tốt nhất đó và đặt tên cho cả trục hoành lẫn hai đường phản
ứng tốt nhất.
c. Nếu bác sĩ Smith nghĩ rằng bác sĩ Jones sẽ điều trị cho 500 bệnh nhân mỗi năm thì phản ứng
tốt nhất của bác sĩ Smith là gì? Nếu bác sĩ Jones dự đoán bác sĩ Smith sẽ điều trị 750 mỗi năm
thì phản ứng tốt nhất của bác sĩ Jones là gì?

60 | 7 0
d. Hãy tìm điểm cân bằng Nash. Mỗi bác sĩ thu được lợi nhuận bao nhiêu tại điểm cân bằng Nash?
e. Nếu bác sĩ Smith và bác sĩ Jones thỏa thuận mỗi năm mỗi người chỉ điều trị 750 bệnh nhân
(tức là tổng cộng 1500 bệnh nhân trong một năm) thì mỗi bác sĩ sẽ thu được lợi nhuận hàng
năm là bao nhiêu? Tại sao họ không thỏa thuận như vậy?
f. Nếu bác sĩ Smith và bác sĩ Jones sát nhập thành một công ty độc quyền trong cộng đồng thì họ
sẽ điều trị bao nhiêu bệnh nhân mỗi năm? Họ sẽ tính phí bao nhiêu? Họ có thể thu được bao
nhiêu lợi nhuận.
g. Thay vì hình thành một công ty độc quyền như trong phần f, giả sử thị trường này có đặc điểm
là cạnh tranh hoàn hảo trong dài hạn. Bao nhiêu bệnh nhân sẽ được điều trị? Các bệnh nhân sẽ
phải bao nhiêu tiền trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo? Các bác sĩ có thể thu được bao
nhiêu lợi nhuận?
35. Hai hãng A và B lần lượt sản xuất ra các sản phẩm A và B. Đường cầu tuyến tính của hai sản
phẩm lần lượt là:
QA = 100 - 4PA + 1,5 PB và QB = 120 - 2PB + 0,5 PA
Các chi phí sản xuất là không đổi nhưng không bằng nhau:
LACA = LMCA = $2 và LACB = LMCB = $3
a. Bằng cách tính toán, hãy tìm phương trình của các đường phản ứng tốt nhất.
b. Hãy vẽ đồ thị hai đường phản ứng tốt nhất và đặt tên các trục của đồ thị và hai đường phản
ứng tốt nhất.
c. Nếu hãng A nghĩ rằng hãng B định giá ở mức $20 thì phản ứng tốt nhất của hãng A là gì? Nếu
hãng B đoán rằng hãng A định giá ở mức $36 thì phản ứng tốt nhất của hãng B là gì?
d. Mức giá và sản lượng cân bằng Nash của mỗi hãng là bao nhiêu?
e. Mỗi hãng thu được lợi nhuận bao nhiêu tại điểm cân bằng Nash?
f. Nếu hãng A và B lần lượt định giá $22 và $35 thì mỗi hãng thu được lợi nhuận bao nhiêu? Vậy
tại sao họ không chọn các mức giá đó?
36. Hãng Remox là một hãng của Anh chuyên kinh doanh quần áo thể thao thời trang ở Mỹ. Quốc
hội Mỹ hiện tại đang xem xét sự áp đặt của một hàng rào thuế quan trong nhập khẩu đồ dệt may.
Remox đang xem xét chuyển 50% khả năng sản xuất của nó vào Mỹ để tránh thuế quan. Một nhà
máy ở Mỹ có thể sẽ được thành lập để sản xuất. Bảng kết cục lợi nhuận sau đây miêu tả các lựa
chọn có thể xảy ra:

61 | 7 0
Lợi nhuận năm 2005
Miễn thuế quan Thuế quan
Phương án A: Sản xuất tất $1200.000 $800.000
cả sản phẩm tại Anh
Phương án B: Sản xuất $875.000 $1000.000
50% ở Mỹ
Remox thuê một hãng tư vấn để đánh giá xác suất về thuế quan đánh vào đồ dệt may nhập
khẩu sẽ được biểu quyết và không được bỏ phiếu bởi Tổng thống. Các nhà tư vấn dự đoán xác
suất như sau:
Xác suất
Thuế quan được thông qua 30%
Bác bỏ thuế quan 70%
a. Tính lợi nhuận kỳ vọng cho cả hai lựa chọn.
b. Chỉ dựa trên lợi nhuận kỳ vọng, phương án nào được Remox chọn?
c. Tính các xác suất khiến cho Remox bàng quan giữa phương án A và phương án B
khi áp dụng quy tắc này.
d. Tính độ lệch chuẩn cho mỗi phương án lựa chọn.
e. Remox sẽ đưa ra quyết định nào khi sử dụng quy tắc quan hệ phương sai – giá trị trung
bình?
f. Remox sẽ đưa ra quyết định nào khi sử dụng quy tắc hệ số biến thiên?
37. Một hãng ước lượng được hàm sản xuất bậc ba có dạng như sau:
Q= AL3 + BL2
Và đạt được các kết quả như sau:
DEPENDENT Q R-SQUARE F-RATIO P-VALUE ON
VARIABLE: F
OBSERVATIONS: 25 0.8457 126.10 0.0001
VARIABLE PARAMETER STANDAR T-RATIO P-VALUE
ESTIMATE D ERROR
L3 0.002 0.0005 -4.00 0.0005
L2 0.400 0.080 5.00 0.0001
a. Ước lượng các hàm tổng sản phẩm, sản phẩm bình quân và sản phẩm cận biên.
b. Các tham số có mang dấu đúng không? Và chúng có ý nghĩa tại mức 1% không?
c. Tại mức sử dụng lao động nào thì sản phẩm bình quân là nhỏ nhất?
Bây giờ, nhắc lại công thức đã ước lượng được trong chương 8: AP =Q/L, AVC = w/AP, và SMC =
w/MP. Giả sử mức tiền công cho lao động là $200.
d. Tại mức sản lượng nào thì sản phẩm bình quân là lớn nhất?
e. Với mức sản lượng như ở phần d, chi phí bình quân và chi phí cận biên là bao nhiêu?

62 | 7 0
f. Khi sử dụng mức tiền công cho lao động là $120, sản lượng là bao nhiêu? AVC và SMC tại
mức sản lượng đó là bao nhiêu?
g. Về mặt khái niệm, làm thế nào để có thể xác định được các đường chi phí có liên quan từ
việc ước lượng các hàm sản xuất này?
38. Hãy xem xét hàm chi phí biến đổi trong ngắn hạn có dạng như sau:
AVC = a + bQ + cQ2
Sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian, quy trình ước lượng cho kết quả từ máy tính như sau:
DEPENDENT AVC R-SQUARE F-RATIO P-VALUE ON
VARIABLE: F
OBSERVATIONS: 15 0.4135 4.230 0.0407
VARIABLE PARAMETER STANDARD T-RATIO P-VALUE
ESTIMATE ERROR
Intercept 30.420202 6.465900 4.70 0.0005
Q -0.079952 0.030780 -2.60 0.02332
Q2 0.000088 0.000032 2.75 0.0176
a. Các tham số ước lượng có mang dấu đúng không? Chúng có ý nghĩa thống kê với độ
tin cậy là 5% không?
b. Tại mức sản lượng nào thì bạn ước lượng được chi phí biến đổi bình quân là nhỏ
nhất?
c. Đường chi phí cận biên được ước lượng là gì?
d. Chi phí cận biên được ước lượng là bao nhiêu khi sản lượng là 700 đơn vị ?
e. Đường chi phí biến đổi bình quân được ước lượng là gì?
f. Chi phí biến đổi bình quân được ước lượng là bao nhiêu khi sản lượng là 700 đơn vị?

63 | 7 0
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP LÀM THÊM

A/ CÂU HỎI
Các nhận định dưới đây đúng hay sai. Giải thích ngắn gọn?
1/ Kinh tế trong quản trị khác kinh tế vi mô ở chỗ kinh tế trong quản trị nặng về nghiên cứu các vấn
đề kinh tế lớn.
2/ Lợi nhuận kế toán và lợi nhuận kinh tế là hai khái niệm tương đồng nhau.
3/ Trong sản xuất dài hạn không có tổng chi phí cố định hay chi phí cố định bình quân.
4/ Một mục tiêu hoạt động khác của công ty là tối đa hóa tài sản (hay tối đa hóa giá trị cho cổ
đông). Đây là mục tiêu dài hạn vì nó duy nhất tính đến giá trị lâu dài của tài sản.
5/ (1) Thu nhập của người tiêu dùng, (2) Giá của hàng hóa thay thế hoặc hàng hóa bổ sung, (3) Thị
hiếu của người tiêu dùng. Những nhân tố này làm dịch chuyển cầu, làm tăng hoặc giảm cầu và còn
được gọi là nhân tố phi giá bất kỳ.
6/ Co giãn đoạn của cầu là thay đổi của lượng cầu bình quân khi có sự thay đổi của giá giữa bất kỳ
giá trị nào.
7/ Nếu giá tăng đồng thời với hệ số co giãn của cầu theo giá e p < 1 thì tổng doanh thu TR không
thay đổi.
8/ Mối quan hệ của hàm Cobb-Douglas giữa đầu ra và đầu vào là tuyến tính.
9/ Lợi nhuận mà công ty thu được nếu xét về giá trị hiện tại của nó trong tương lai, có chiết khấu
một tỷ lệ lãi phù hợp. Gọi là giá trị của một công ty.
10/ Doanh nghiệp sẽ tối đa hóa lợi nhuận khi thực hiện phân tích cận biên hiệu quả.
11/ Chi phí cơ hội là phần chi phí ròng bị bỏ qua khi không lựa chọn phương án sử dụng nguồn lực
tốt nhất.
12/ Phân tích cầu bao gồm: Ước lượng các hàm số của nhu cầu; Dự báo doanh số và Quyết định
giá.
13/ Các yếu tố chính tác động đến co giãn cầu là: Thu nhập (trong trường hợp co giãn theo thu
nhập); Quảng cáo (trong trường hợp co giãn theo quảng cáo).
14/ Nếu giá tăng đồng thời với hệ số co giãn của cầu theo giá e p > 1 thì tổng doanh thu TR không
thay đổi.

64 | 7 0
15/ Phương án tối ưu là phương án thỏa mãn được một mục tiêu nào đó của một hãng, không phụ
thuộc vào bất cứ sự ràng buộc nào.
16/ Các phương án tối ưu nằm phía bên ngoài biên của vùng khả thi, điều đó có nghĩa là không thể
bỏ qua các điểm bên trong vùng khả thi khi tìm kiếm kết quả tối ưu.
17/ Những nhân tố dịch chuyển cầu làm tăng hoặc giảm cầu bằng cách thay đổi một nhân tố phi giá
bất kỳ. Những nhân tố này bao gồm: Thu nhập của người tiêu dung và giá của hàng hóa thay thế
hoặc bổ sung;
18/ Phân tích chi phí - sản lượng - lợi nhuận (CVP) nhằm: Xem xét những ảnh hưởng tác động lên
lợi nhuận và Xem xét giá bán, sản lượng và kết hợp các sản phẩm bán ra.
19/ Trong sản xuất dài hạn không có tổng chi phí cố định hay chi phí cố định bình quân.
20/ Một mục tiêu hoạt động khác của công ty là tối đa hóa tài sản (hay tối đa hóa giá trị cho cổ
đông). Đây là mục tiêu dài hạn vì nó duy nhất tính đến giá trị lâu dài của tài sản.
21/ Doanh nghiệp hòa vốn nếu DN bán với mức giá P = AC (giá bán đúng bằng chi phí trung bình
(chi phí đơn vị)).
22/ Các yếu tố chính tác động đến co giãn cầu là: Giá cả của hàng hóa đó; Thu nhập; Quảng cáo và
kể cả giá cả của hàng hóa thay thế.
23/ Thực nghiệm thị trường ít tốn kém và hoàn toàn không có rủi ro. Nó không thể phát sinh một
lượng lớn các quan sát để có được những ước lượng cầu tin cậy.
24/ Mức lợi nhuận cao cho phép các công ty: Đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư khi dám mạo hiểm
đầu tư vốn; Nghiên cứu, phát triển hàng hóa - dịch vụ mới và tốt hơn;
25/ Lợi nhuận kế toán (Accounting profits) là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và chi phí sản
xuất hàng hóa hoặc dịch vụ.
26/ Hàm cầu là một mối quan hệ toán học cho thấy lượng cầu của một hàng hóa hay dịch vụ sẽ thay
đổi như thế nào khi các nhân tố khác thay đổi.
27/ Chi phí cơ hội là phần chi phí ròng bị bỏ qua khi không lựa chọn phương án sử dụng nguồn lực
tốt nhất.
28/ Lý thuyết Cầu cho thấy sẽ có trường hợp Cầu không co giãn.
29/ Rủi ro liên quan đến tính ổn định của dòng tiền mặt (hoặc doanh thu) quanh giá trị hiện tại của
doanh nghiệp.
30/ Nếu giá tăng đồng thời với hệ số co giãn của cầu theo giá e p > 1 thì tổng doanh thu TR không
thay đổi.

65 | 7 0
31/ Phương án tối ưu là phương án thỏa mãn được một mục tiêu nào đó của một hãng, không phụ
thuộc vào bất cứ sự ràng buộc nào.
32/ Chi phí chìm (Sunk costs) là chi phí của nguồn lực được tính tại một thời điểm nào đó trong quá
khứ.

B/ BÀI TẬP

Bài 1: Một công ty có hàm cầu như sau: Q = -5,8P + 0.5I + 0.8PY + 0.75A + 200. Công ty đang bán
với P = 15; I = 100; PY = 14.5 ; A = 150.
1. Công ty dự tính tăng giá 5% nếu tăng chi phí quảng cáo lên 3%. Lượng hàng hóa bán ra thị
trường sẽ thay đổi như thế nào? Công ty sẽ bán được bao nhiêu SP?
2. Giả sử eA = 0.15, Công ty giảm giá 3% đồng thời tăng chi phí cho quảng cáo 5%. Lượng
hàng hóa bán ra thị trường sẽ thay đổi như thế nào? Công ty sẽ bán được bao nhiêu SP?
3. Nếu lợi nhuận kỳ vọng cuối năm trong 3 năm tiếp theo của Công ty là 1.200.000; 1.500.000
và 1.800.000. Xác định giá trị hiện tại của Công ty sau 3 năm với mức lãi suất là 10%/năm?
Bài 2: Một Công ty dự tính đầu tư thực hiện một dự án trong vòng 4 năm, với tỷ suất chiết khấu có tính đến
rủi ro của dự án là 12%. Dòng tiền thu được trong mỗi năm của DN như sau:
Dòng vào tiền mặt sau thuế Xác suất
-5000 0.2
15000 0.3
23000 0.3
37000 0.2

Yêu cầu: Xác định hiện giá lợi nhuận tương lai và rủi ro của dự án sau 4 năm?
Bài 3: Hãng TOYOTA Việt Nam có hàm cầu đối với sản phẩm ô tô của họ như sau:
Q = 150.000 -52P + 80PC + 0,3A + 0.5Y
Trong đó: Q = số lượng ô tô hãng bán được mỗi tuần.
P = Giá bán ôtô của hãng.
PC = Mức giá bán ô tô của đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
A = Chi phí quảng cáo hàng tuần.
Y = thu nhập dành cho tiêu dùng bình quân của mỗi gia đình.
1/ Tìm hàm cầu và xác định co giãn của cầu theo giá, nếu P = $12.000, PC = $10.000;
A = $310.000; và Y = $25.000?
Nhận xét về co giãn giá tìm được? Nếu hãng tăng giá, điều gì sẽ xẩy ra với tổng doanh thu?
66 | 7 0
2/ Với giá trị tìm được trong câu 1, tính co giãn của cầu theo thu nhập. Giải thích?
3/ Nếu lợi nhuận kỳ vọng cuối năm trong 3 năm tiếp theo của Công ty là 1.200.000;
1.500.000 và 1.800.000. Xác định giá trị hiện tại của Công ty sau 3 năm với mức lãi suất là
12%/năm?
Bài 4: Một doanh nghiệp có hàm cầu về sản phẩm A như sau: Q = -5,8P + 0.5I + 0.8PY + 200
Trong đó: P: Giá của sản phẩm A.
I: Thu nhập của người tiêu dung.
PY : Giá sản phẩm có liên quan.
Hiện nay DN đang bán với P = 10; I = 100; PY = 9
1/ Nếu giá sản phẩm Y tăng 3%, DN sẽ giảm giá 1%. Số lượng hàng bán sẽ thay đổi như thế nào?
DN sẽ bán được bao nhiêu?
2/ Giả sử ePy = 0,25, DN giảm giá 10% nếu giá sản phẩm Y giảm 15%. Số lượng hàng bán sẽ thay
đổi như thế nào? DN sẽ bán được bao nhiêu?
3/ Nếu lợi nhuận kỳ vọng cuối năm trong 3 năm tiếp theo của Công ty là 1.200.000; 1.500.000 và
1.800.000. Xác định giá trị hiện tại của Công ty sau 3 năm với mức lãi suất là 10%/năm?
Bài 5: Công ty sản xuất đồ nội thất Omni sản xuất 2 sản phẩm: bàn giấy và bàn ăn. Cả 2 sản phẩm
cần thời gian để được xử lý trong 2 bộ phận: Bộ phận Lắp ráp và bộ phận Hoàn thiện. Dữ liệu về
hai sản phẩm này như sau:
Sản phẩm Sẵn có
Xử lý Bàn giấy Bàn ăn Giờ
Lắp ráp 2 mỗi chiếc 4 100 giờ
Hoàn 3 2 90
thiện
Hiệu quả $25 $40
mỗi chiếc

1/ Công ty muốn lập kế hoạch sản xuất nhuw thế nào trên cơ sở kết hợp 2 loại sản phẩm này sao
cho có lợi nhuận cao nhất?
2) Công ty phải trả cho mỗi giờ công lao động là bao nhiêu cho mỗi loại sản phẩm để tổng chi phí
thấp nhất?
Bài 6: Một doanh nghiệp có hàm cầu về sản phẩm A như sau: Q = -5,8 P + 0,5 I + 0,8 PY + 200
Trong đó: P: Giá của sản phẩm A.
I: Thu nhập của người tiêu dung.
PY : Giá sản phẩm có liên quan.
67 | 7 0
Hiện nay DN đang bán với P = 10; I = 100; PY = 9
1/ Nếu thu nhập người dân tăng 20%, DN sẽ tăng giá 2%. Số lượng hàng bán sẽ thay đổi như thế
nào? DN sẽ bán được bao nhiêu?
2/ Giả sử eI = 0,5, DN giảm giá 10% nếu thu nhập người dân giảm 10%. Số lượng hàng bán sẽ thay
đổi như thế nào? DN sẽ bán được bao nhiêu?
3/ Nếu lợi nhuận kỳ vọng cuối năm trong 3 năm tiếp theo của Công ty là 1.200.000; 1.500.000 và
1.800.000. Xác định giá trị hiện tại của Công ty sau 3 năm với mức lãi suất là 10%/năm?
==============================

CÁC ĐỀ BÀI TẬP TỔNG HỢP


ĐỀ SỐ 1

A/ LÝ THUYẾT
Các nhận định dưới đây đúng hay sai. Giải thích ngắn gọn?
1/ Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường trong đó tất cả người bán và người mua đều có thể
gây ảnh hưởng tới thị trường.
2/ Nếu giá tăng đồng thời với hệ số co giãn của cầu theo giá ep < 1 thì tổng doanh thu TR giảm.
3/ Rủi ro lãi suất được hiểu là sự biến thiên về dòng tiền mặt đối với các lãi suất đang thay đổi và
điều kiện tiền tệ.
4/ Phân tích cầu bao gồm: Ước lượng các hàm số của nhu cầu; Dự báo doanh số và Quyết định giá.
B/ BÀI TẬP
Bài 1: Hàm cầu về một loại hàng hóa X như sau: QX = 125.000 – 400P – 0,76I + 360PY.
Với P là giá cả của hàng hóa đó; I là thu nhập của người tiêu dùng; PY giá của hàng hóa liên quan.
1/ Với P =200; I = 45.000; PY = 120. Hãy xác định lượng tiêu thụ của hàng hóa X?
2/ Tính hệ số co giãn của cầu theo giá? Nếu giảm giá sẽ ảnh hưởng đến doanh thu thế nào, giải
thích?
3/ Tính hệ số co giãn của cầu theo thu nhập? Hãy cho biết X là loại hàng hóa gì?
4/ Tính hệ số co giãn chéo của cầu theo giá? Hãy cho biết quan hệ hàng hóa giữa X và Y. Giải
thích?
Bài 2: Doanh nghiệp Toàn Cầu cạnh trạnh trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí
như sau: TC = 800 + 6Q + 2Q 2, với hàm tổng chi phí tính bằng USD. Nếu giá sản phẩm là 30 USD,
doanh nghiệp nên sản xuất ở mức sản lượng nào là tối ưu?
68 | 7 0
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

A/ LÝ THUYẾT - Nhận định đúng/ sai. Giải thích

1/ SAI. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường trong đó mỗi người bán và người mua đều
không thể gây ảnh hưởng tới thị trường.
2/ SAI. Nếu giá tăng đồng thời với hệ số co giãn của cầu theo giá ep < 1 thì tổng doanh thu TR tăng.
3/ SAI. Rủi ro lãi suất được hiểu là tính biến thiên trong giá trị của một tài sản đối với các lãi suất
đang thay đổi và điều kiện tiền tệ.
4/ SAI. Phân tích cầu bao gồm: Lượng hóa nhu cầu cụ thể; Tính toán hệ số co giãn của cầu; Ước
lượng các hàm số của nhu cầu; Dự báo doanh số; Quyết định giá.

B/ BÀI TẬP

Bài 1:
1/ Với P =200; I = 45.000; PY = 120. Q = 54.000
2/ E = (-400)*(200/54000) = -1,481. Giá tăng doanh thu tăng vì cầu co giãn
3/ EY = (-0,76) * (45.000/54.000) = -0,6300. X là hàng hóa loại thấp
4/ EPY = (360) * (120/54.000) = 0,8 . X và Y là hàng hóa thay thế
Bài 2:
MC = 6 + 4Q
Điểm tối ưu trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo là P = MC
6 + 4 Q = 30 => Q = 6

ĐỀ SỐ 2

A/ LÝ THUYẾT - Các nhận định dưới đây đúng hay sai. Giải thích ngắn gọn?
1/ Trong thị trường độc quyền bán, không hình thành đường cung sản phẩm.
2/ Các yếu tố chính tác động đến co giãn cầu là: Giá cả của hàng hóa đó; Thu nhập; Quảng cáo và
kể cả giá cả của hàng hóa thay thế.
3/ Hàm cầu là một mối quan hệ toán học cho thấy lượng cầu của một hàng hóa hay dịch vụ sẽ thay
đổi như thế nào khi các nhân tố khác thay đổi.
4/ Chi phí chìm (Sunk costs) là chi phí của nguồn lực được tính tại một thời điểm nào đó trong quá
khứ.

69 | 7 0
B/ BÀI TẬP
Bài 1: Một hãng sản xuất xác định hàm chi phí trung bình: AC = 2 + 2q + 75/q ($)
(q là sản lượng). Công ty hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
1. Xác định hàm cung sản phẩm của hãng trong ngắn hạn?
2. Nếu giá thị trường là 30$/sp, mức sản lượng tối ưu của hãng là bao nhiêu? Lợi nhuận tối ưu
của hãng?
3. Nếu giá hạ xuống 10$, hãng có lãi hay lỗ vốn? Nên tiếp tục sản xuất hay không? Tại sao?
Bài 2: Một Công ty dự tính đầu tư thực hiện một dự án trong vòng 4 năm, với tỷ suất chiết khấu có tính đến
rủi ro của dự án là 12%. Dòng tiền thu được trong mỗi năm của DN như sau:
Dòng vào tiền mặt sau thuế Xác suất
-5000 0.2
15000 0.3
23000 0.3
37000 0.2

Yêu cầu: Xác định hiện giá lợi nhuận tương lai và rủi ro của dự án sau 4 năm?
(Lưu ý : SV làm tròn số liệu tính toán ở 02 chữ số thập phân cho tất cả các bài tập)

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

A/ LÝ THUYẾT - Nhận định đúng/ sai. Giải thích


1/ ĐÚNG. Trong thị trường độc quyền bán, chỉ có một người bán duy nhất về một sản phẩm riêng
biệt, không có sản phẩm thay thế nên không hình thành đường cung sản phẩm.
2/ ĐÚNG. Các yếu tố chính tác động đến co giãn cầu là: Giá cả của hàng hóa đó; Thu nhập; Quảng
cáo; và cả giá cả của hàng hóa có liên quan.
3/ ĐÚNG. Hàm cầu là một mối quan hệ toán học cho thấy lượng cầu của một hàng hóa hay dịch vụ
sẽ thay đổi như thế nào khi các nhân tố khác (giá của sản phẩm; giá của hàng thay thế và bổ sung;
thu nhập; quảng cáo) thay đổi.
4/ ĐÚNG . Chi phí chìm (Sunk costs) thường là các chi phí quá khứ hay chi phí lịch sử.
B/ BÀI TẬP
Bài 1:
1. Hàm cung sản phẩm của hãng cạnh tranh hoàn hảo chính là đường chi phí cận biên (tính từ
điểm đóng cửa sản xuất trở lên) => (S): P = MC = TC’q = (AC.q)’q = [(2 + 2q + 75/q).q]’q = 2 + 4q.
2. Hãng sẽ tối đa hoá lợi nhuận tại P = MC <=> 30 = 2 + 4q => q* = 7
Lợi nhuận π = TR – TC = (2 + 4q).q – (2 + 2q + 75/q).q = 2q2 – 75 = 98 – 75 = 23$

70 | 7 0
3. Ở mức giá 10$ => π < 0, hãng bị lỗ vốn, vì mức giá hoà vốn P = 14$ (P = ACmin). Quyết định
cần thiết là tiếp tục sản xuất vì P < AC, DN thua lỗ một phần FC, nếu không tiếp tục sản xuất thì sẽ
thua lỗ hoàn toàn.
Bài 2 :
Hiện giá lợi nhuận tương lai:

Năm lợi nhuận thời kỳ t (Лt) 1/(1+0.12)t Giá trị hiện tại (V)
1 -5000 0.89 -4450
2 15000 0.80 12000
3 23000 0.71 16330
4 37000 1.57 58090
81970

Vậy, hiện giá lợi nhuận tương lai của dự án là 81970.

Rủi ro của dự án sau 4 năm:

Với giá trị kỳ vọng của lợi nhuận:

Năm lợi nhuận thời kỳ t (Лt) Xác suất GTKV của LN


1 -5000 0.2 -1000
2 15000 0.3 4500
3 23000 0.3 6900
4 37000 0.2 7400 (0,5đ)
Rủi ro của dự án sau 4 năm:
Năm Лt [Лt - ]2 Pi [Лt - ]2*Pi
1 -5000 -1000 16000000 0.2 3200000 1788.85
2 15000 4500 110250000 0.3 33075000 5751.09
3 23000 6900 259210000 0.3 77763000 8818.33
4 37000 7400 876160000 0.2 175232000 13237.5
29595.8

Vậy, rủi ro của dự án sau 4 năm là 29595.8

71 | 7 0

You might also like