Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 27

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÁO CÁO
BÀI TẬP LỚN GIẢI TÍCH 1

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 12 năm 2023


1
Giáo viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Ngọc Quỳnh Như
Danh sách nhóm 3:

Số thứ tự Họ và tên Mã sô sinh viên

1 Phan Khánh Duy 2310506

2 Phan Hạnh Duyên 2310533

3 Phạm Hoàng Đăng 2310732

4 Nguyễn Anh Đức 2310781

5 Ngô Thị Thanh Hà 2310838

6 Trần Thanh Hà 2310842

Nội dung đề: Tìm hiểu về tọa độ cực, Polar System, trong phần 9.4, 9.5, Soo T.Tan Single
variable – Calculus early transcendentals. Yêu cầu làm rõ những vấn đề sau:
Câu 1: Cách xác định 1 điểm trong tọa độ cực.
Câu 2: Mối liên hệ giữa tọa độ cực và tọa độ Descartes.
Câu 3: Cách tính diện tích miền phẳng giới hạn bởi các đường cong trong tọa độ cực. Yêu cầu:
* Xây dựng lại công thức tính tích phân từ tổng Riemann.
* Vận dụng được công thức để tính diện tích miền phẳng.

2
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn:

3
Mục lục:
Nội dung đề .................................................................................................................................. 2
Nội dung bài báo cáo ................................................................................................................... 5
Phần chung: Vẽ lại hình mẫu
Phần riêng:
Câu 1………………………………………………………………………..……………5
Câu 2…………………………………………………………………………………….8
Câu 3……………………………………………………………………………………10
Tổng kết…………………………………………………………………………………………
Tài liệu tham khảo………………………………………………………………………………

4
PHẦN CHUNG: VẼ LẠI HÌNH MẪU

Giải:
- Hình được vẽ bằng ứng dụng Geogebra với hàm số:
f=Surface((k+a sin(v)) sin(u),(k+a sin(v)) cos(u),u+a cos(v),u,0,6 π,v,0,2 π)

5
Câu 1: Các xác định 1 điểm trong tọa độ cực
- Hệ tọa độ cực là một hệ tọa độ hai chiều, trong đó một điểm M bất kỳ được biểu diễn bằng trục
Ox và góc quay theta (θ)
- Hệ tọa độ cực gồm:
• Trục cực: tia Ox
• Gốc cực: Điểm O
- Tọa độ cực của điểm 𝑴(𝒓, 𝜽)
với r : bán kính cực và θ : góc giữa r và trục cực Ox
• 𝑟 > 0, ta chọn điểm M sao cho OM=r sau đó quay cạnh OM 1 góc θ
• 𝑟 < 0, ta xác định điểm M’(r, θ) sau đó lấy đối xứng M(-r, θ ) với M’ qua O
• 𝜃 > 0 :quét theo chiều ngược kim đồng hồ
• 𝜃 > 0:quét theo chiều kim đồng hồ

Ví dụ 1: Hãy biểu diễn các điểm sau trong hệ tọa độ cực


𝝅
A(2, )
𝟑

6
𝝅
B(4, - )
𝟐

𝟐𝝅
C(-2, )
𝟑

7
𝟓𝝅
D(-3, - )
𝟔

Lưu ý: r=0 , θ tùy ý thì điểm đó vẫn nằm ở gốc tọa độ O.


𝝅
Ví dụ 2: Chuyển tọa độ cực (2, ) thành điểm
𝟒
𝜋
x = r cos θ = 2 cos = √2
4
𝜋
y= r sin θ = 2 sin = √2
2
Tọa độ (√2,√2) là tọa độ hình vuông
Ứng dụng tọa độ cực
Tọa độ cực hai chiều đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hướng trên biển hoặc trên
không, góp phần không nhỏ trong sự phát triển của xã hội

8
Câu 2: Mối liên hệ giữa tọa độ cực và tọa độ Descartes
- Toạ độ cực và toạ độ Descartes được dùng để xác định vị trí của một điểm trong không gian.
- Toạ độ cực được sử dụng trong hệ tọa độ cực, các điểm được xác định bằng bán kính (r) và góc
(θ) mà vector từ gốc tọa độ đến điểm đó tạo với trục x dương trong một mặt phẳng.
- Tọa độ Descartes được sử dụng trong hệ tọa độ Descartes, các điểm được xác định bằng cách
chỉ ra khoảng cách từ điểm đó đến hai trục x và y.
- Mối quan hệ giữa toạ độ cực và toạ độ Descartes có thể được thể hiện thông qua các phép biến
đổi giữa hai hệ tọa độ này.

Hình vẽ biểu diễn điểm P.

- Điểm được biểu diễn bằng toạ độ cực có thể được chuyển sang toạ độ Descartes bằng các công
thức dưới đây:
x = r cosθ
y = r sinθ
- Ngược lại, điểm được biểu diễn bằng toạ độ Descartes có thể được chuyển sang toạ độ cực bằng
các công thức sau:
r = √𝒙𝟐 + 𝒚𝟐
𝒚
θ = arctan( )
𝒙

9
- Mối quan hệ giữa tọa độ cực và tọa độ Decartes cho phép chuyển đổi giữa hai hệ tọa độ và tìm
kiếm mối liên hệ giữa chúng thông qua các phép biến đổi và biểu diễn của cùng một điểm.

Ví dụ: Điểm P có tọa độ Descartes là (6, 8).


Điều này có nghĩa là điểm P cách gốc tọa độ O một khoảng 6 đơn vị theo chiều dương của trục
x và một khoảng 8 đơn vị theo chiều dương của trục y.

r = √𝑥 2 + 𝑦 2 = √62 + 82 = 10.
𝑦 8 53𝜋
θ = arctan( )= arctan( ) ≈ 53° ≈
𝑥 6 180
53𝜋
Vậy tọa độ cực của điểm P là (10; )
180

x=6

𝑦=8

Trong tọa độ cực Trong tọa độ Decartes

10
𝝅
Điểm Q có tọa độ cực là (2, ).
𝟑
𝜋
Điều này có nghĩa là điểm Q cách gốc tọa độ O một khoảng 2 đơn vị và có góc là độ so với
3

trục x.
𝜋
x = r cosθ = 2 cos = 1.
3
𝜋 2√3
y = r sinθ = 2 sin = =√3
3 2

Vậy, tọa độ Descartes của điểm Q là (1, √3).

x=1

𝑦 = √3

Trong tọa độ cực Trong tọa độ Decartes

11
Câu 3:
1. Các khái niệm về tích phân:
Bài toán tính diện tích miền phẳng:

Giả sử cho miền phẳng có diện tích S như trên được giới hạn bởi y=f(x), y=0,x=a,x=b và yêu
cầu tính diện tích S.
➢ Tổng Reiman trong tính diện tích miền phẳng:
- Khi đó để tính được diện tích S của miền phẳng trên nhà toán học người Đức, Bernhard Riemann
(1826–1866), đã đề suất việc phân hoạch miền trên thành vô số miền nhỏ hơn khi thức hiện việc
chia đoạn [a,b] thành vô số khoảng con x, từ đó diện tích S sẽ được xấp xỉ bằng tổng diện tích
của vô số hình chữ nhật với chiều rộng là x ([𝒙𝒊 − 𝒙𝒊−𝟏 ]) và chiều dài tương ứng là f(𝒙𝒊∗ ) ( trong
đó 𝒙𝒊∗ là một điểm mẫu trên mỗi đoạn [𝒙𝒊 -1, 𝒙𝒊 ] tương ứng). Và để cho phép tính thêm phần chính
xác khi đây là một phép tính xấp xỉ tổng diện tích của các hình chữ nhật trên sẽ được đưa vào
bài toán tính giới hạn, khi đó:
𝑏
S = lim ∑𝑛𝑖=1 𝑓 (𝑥𝑖∗ ). 𝑥 = ∫𝑎 𝑓 (𝑥)𝑑𝑥
𝑛→∞

(miền S càng được chia nhỏ thành càng nhiều hình chữ nhật thì kết quả càng thêm phần chính
xác).

12
- Phép toán này được gọi là Tổng Reiman để vinh danh nhà toán học người Đức,và sau này được
𝒃
liên kết với công thức của Leibniz rút gọn lại thành kí hiệu: ∫𝒂 𝒇(𝒙)𝒅𝒙, cũng như là giới thiệu
bài toán tích phân xác định.
- Tuy nhiên với cách làm như vậy sẽ thường xuyên xảy ra sai số khi ta chiều dài tương ứng của
các hình chữ nhật là cạnh trái hay cạnh phải, từ đó cho ra kết quả tương ứng là Tổng Reiman trái
và Tổng Reiman phải, trong đó giá trị thực của S sẽ luôn nằm giữa hai giá trị này và gần nhất với
giá trị của Tổng Reiman trung tâm khi ta lấy chiêu dài của các hình chữ nhật là các đường nằm
trên trục đối xứng của chúng.

➢ Tổng Reimann trong tính diện tích trong tọa độ cực:


- Tính diện tích trong miền phẳng hoặc trong tọa độ cực nhìn có vẻ khác nhau thế nhưng chúng lại
có một điểm chung là đều phân chia phần diện tích cần
tính ra những mảnh nhỏ hơn. Sau đó tính tổng những
phần diện tích nhỏ, ta được tổng Reimann. Từ đó, ta lấy
giới hạn của tổng Reimann để được tích phân xác định.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa tổng Reimann trong tọa độ
cực và miền phẳng chính là hình dạng các mảnh chúng
ta chia nhỏ, trong tọa độ cực, những mảnh nhỏ diện tích
được xem giống như hình dạng của những miếng bánh.
Bằng các phép tính tỉ lệ ta sẽ có được công thức :
𝑫𝒊ệ𝒏 𝒕í𝒄𝒉 𝒄ủ𝒂 𝟏 𝒑𝒉ầ𝒏 𝒈ó𝒄 (𝑺 𝒐𝒇 𝒔𝒆𝒄𝒕𝒐𝒓 𝒂𝒏𝒈𝒍𝒆) 𝜽
=
𝑫𝒊ệ𝒏 𝒕í𝒄𝒉 𝒄ủ𝒂 𝒄ả 𝒉ì𝒏𝒉 𝒕𝒓ò𝒏 (𝑺 𝒉ì𝒏𝒉 𝒕𝒓ò𝒏) 𝟐𝝅

𝜽 𝜽 𝟏
=> 𝑺 𝒐𝒇 𝒔𝒆𝒄𝒕𝒐𝒓 𝒂𝒏𝒈𝒍𝒆 = . 𝑺 𝒉ì𝒏𝒉 𝒕𝒓ò𝒏 = . (𝝅. 𝒓𝟐 ) = 𝒓𝟐 𝜽
𝟐𝝅 𝟐𝝅 𝟐

13
- Giả sử ta cần tính diện tích của phần tô đậm màu vàng như hình bên dưới trong hệ tọa độ
cực. Ta sẽ phải phân chia miền 𝜃 thành n góc nhỏ hơn ∆𝜃. Khi đó diện tích tổng của phần
màu vàng là:
𝒏
𝟏
𝑺 = ∑ . 𝒓𝟐𝒊 . ∆𝜽𝒊
𝟐
𝒊=𝟏

- Và khi số lượng góc ∆𝜃 tiến tới vô cùng nghĩa là n→ +∞ thì


𝒏 𝒃
𝟏 𝟏
𝐥𝐢𝐦 ∑ . 𝒓𝟐𝒊 . ∆𝜽𝒊 = ∫ 𝒓(𝜽)𝟐 𝒅𝜽
𝒏→+∞ 𝟐 𝟐
𝒊=𝟏 𝒂

∆𝜃

14
MỘT SỐ HÀM CƠ BẢN SỬ DỤNG TRONG MATLAB:

Tên hàm Công dụng

Sử dụng các hệ số của một của một đa thức


để tính toán ra nghiệm. Hàm này trả về các
Roots
giá trị của biến độc lập mà khi đặt vào đa
thức, đa thức đó bằng 0

Sử dụng để tạo ra một dãy số tuyến tính


Linspace trong khoảng của một giá trị đầu và một giá
trị cuối.
Dùng để vẽ đồ thị trong tọa độ Decartes,
Plot, polarplot
tọa độ cực
Vòng lặp for Sử dụng để lặp lại một khối mã nhiều lần.

Được sử dụng để tạo và điền màu vào các


Fill hình đa giác hoặc vùng được xác định bởi
các điểm trong không gian 2D và 3D.

Sử dụng để hiện thị thông tin hoặc giá trị


Disp
của biến lên màn hình.

Title Hàm tạo tên cho đồ thị


Sử dụng để đặt nhãn cho trục x và y của đồ
xlable, ylable
thị.
Được sử dụng để để hiện thị lưới trên đồ
Grid on
thị.

15
Ví dụ tính diện tích bằng cách Reimann trong miền phẳng:
Ví dụ 1: Tính diện tích giới hạn bởi đường cong 𝑦 = 5𝑥 2 − 9 với trục hoảnh, 𝑎 ≤ 𝑥 ≤ 𝑏 (với
a,b là nghiệm của y=0), bằng tổng Reimann trái khi dùng 20 hình chữ nhật để xấp xỉ diện tích.
Giải:

16
Đồ thị được vẽ bằng matlab:

So sánh với phương pháp sử dụng tích phân:


Phương trình hoành độ giao điểm của y và trục hoành là:
3√5
5𝑥 2 − 9 = 0 => 𝑥 = ±
5

3√5
S= ∫−35√5(5𝑥 2 − 9)𝑑𝑥 ≈ −16. 09969
5

Vậy dựa vào kết quả trên khi tính diện tích S bằng tổng Reimann trái thì ta thấy kết quả xấp xỉ
gần đúng khi tính diện tích S bằng phương pháp tích phân đã được nêu ở trên.

17
Ví dụ 2: Tính diện tích S được giới hạn bởi hàm 𝑦 = 𝑥 3 − 6𝑥 2 + 5𝑥 + 3 với trục hoành bằng
tổng Reimann trung tâm với 10 đoạn phân hoạch trên mỗi khoảng nghiệm.
Giải:

18
Đồ thị được vẽ bằng matlab:

19
So sánh với phương pháp sử dụng tích phân:
Phương trình hoành độ giao điểm của đường cong y và trục hoành:
𝑥 3 − 6𝑥 2 + 5𝑥 + 3 = 0 => 𝑥 = 4.8385 v 𝑥 = 1.5592 v 𝑥 = −0.3977
1.5592 4.8385
S=∫−0.3977(𝑥 3 − 6𝑥 2 + 5𝑥 + 3) 𝑑𝑥 + ∫1.5592 (𝑥 3 − 6𝑥 2 + 5𝑥 + 3)𝑑𝑥 =-15.8205

Vậy dựa vào kết quả trên khi tính diện tích S bằng tổng Reimann trung tâm thì ta thấy kết quả
xấp xỉ gần đúng khi tính diện tích S bằng phương pháp tích phân đã được nêu ở trên.

20
Ví dụ tính diện tích bằng công thức đã chứng minh được trong tọa độ cực:
Ví dụ 1: Tính diện tích giới hạn bởi đường cong r =3 + 2cos(𝜽) và trục hoành, lấy phần diện
tích trên trục hoành.
Giải

21
Biện luận: Áp dụng công thức với r =3 + 2cos(𝜽) ta được:
b π
1 1
∫ r(θ)2 dθ = ∫(3 + 2cos(θ))2 dθ
2 2
a 0

1 π
= ∫ (9 + 12 cos(θ) + 4 cos(θ)2 ) dθ
2 0

1 π π π
= (∫ 9 dθ + ∫ 12 cos(θ) dθ + ∫ 4 cos(θ)2 ) dθ
2 0 0 0

1 π
= (9θ + 12sin (θ) + 2θ + sin(2θ))|
2 0

1 π
= (11θ + 12sin (θ) + sin (2θ))|
2 0

1
= 11π
2

11
= π ≈ 17,28
2

22
Ví dụ 2: Tính diện tích giới hạn bởi 1 đường tròn có bán kính là 2 và 1 đường cong
r=1+sin 𝜽 .
Giải

Hình vẽ Matlab:

23
Biện luận kết quả:
Hình tròn có bán kính bằng r=2 và đường cong dạng r =1+sin 𝜽 .
1 b
Áp dụng công thức: ∫a r(θ)2 dθ
2

1 2π
S hình tròn = ∫0 22 dθ = 2θ| 2π
0
= 4π =S1
2

1 2π 1 2π
S đường cong = ∫0 (1 + sin(θ))2 dθ = ∫0 1 + 2sin(θ) + sin(θ)2 dθ
2 2

1 sin(2θ) θ 3π
= (θ − 2 cos(θ) − + )|2π
0
= =S2
2 4 2 2


S giữa hình tròn và đường cong là S=S1-S2= ≈ 7,85
2

24
Tổng kết
Qua bài tập lớn này, nhóm chúng em xin rút ra được những kết luận sau:
- Nhóm em hiểu thêm được về mối quan hệ giữa hệ tọa độ cực và tọa độ Decartes trong toán học.
- Nhóm em đã hiểu được cách tính diện tích của một đường cong bất kì, có thể áp dụng phương
pháp tổng Reimann để tính toán diện tích ở những hình phức tạp hơn ở trong tọa độ cực.
- Nhóm em đã áp dụng được matlab để giải một số bài toán đơn giản về tích phân, cũng như biết
cách sử dụng Geogebra để vẽ các điểm, hình học trong tọa độ Decartes và tọa độ cực.
- Nhóm đã thực sự được rèn luyện khả năng làm việc nhóm trong môi trường giảng đường đại
học.

Khó khăn của nhóm:

- Do khả năng của nhóm em còn hạn chế về các kiến thức vẽ các hình ảnh 3D cũng như việc sử
dụng các công cụ vẽ hình học trong không gian nên ở Phần chung nhóm em vẫn chưa hoàn
thành được yêu cầu đề bài đưa ra là vẽ lại hình theo mẫu hoàn chỉnh. Nhóm chỉ tham khảo được
hàm số của hình đó từ nguồn Internet để có thể vẽ ra được 1 hình có hình dạng như vậy thế nhưng
lại bị ngược chiều.

25
Lời cảm ơn
- Trong quá trình thực hiện, nhóm chúng em đã luôn cố hết mình, hỗ trợ lẫn nhau, phân công
nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên nhằm tạo nên sự hiệu quả, tối ưu năng suất để làm được
bài đúng thời hạn được giao. Và qua bài báo cáo này, nhóm em xin được gửi l ời cảm ơn sâu
sắc đến cô Nguyễn Ngọc Quỳnh Như, giảng viên đã tận tâm dạy bảo tụi em trong học kỳ 231
vừa qua và cũng là người hướng dẫn đề tài này. Nhờ có sự hướng dẫn tận tình của cô mà chúng
em đã hoàn thành được đúng tiến độ bài báo cáo và giải quyết tốt được các vấn đề gặp phải
trong quá trình thực hiện.
- Cuối cùng em xin một lần nữa gửi lời biết ơn chân thành đến các thành viên trong nhóm bài
tập lớn, giảng viên hướng dẫn đã dành thời gian quý báu để chỉ dẫn cho nhóm. Chính sự hỗ
trợ này đã tạo nên nguồn động lực to lớn giúp nhóm em đạt được kết quả này.

26
Tài liệu tham khảo:
- Polar System, trong phần 9.4, 9.5, Soo T.Tan Single variable – Calculus early
transcendentals.
- Giáo trình Giải tích 1 – Nguyễn Đình Huy (Chủ biên), Lê Xuân Đại, Nguyễn Bá Thi, Trần
Ngọc Diễm, Ngô Thu Lương, Đặng Văn Vinh, Nguyễn Hữu Hiệp, Hoàng Hải Hà, Phùng
Trọng Thực, Đậu Thế Phiệt, Nguyễn Thị Xuân Anh.
- Angles in degrees and radians. (n.d.). Retrieved from
https://www.geogebra.org/m/cGp2JNP3
- Admin. (2019, December 11). Polar Coordinate System - Definition, Formula and Solved
examples. Retrieved from https://byjus.com/maths/polar-coordinates/
- Studocu. (n.d.). BTL L07 21 - bài tập lớn tọa độ cực - GVHD: Trần Ngọc Diễm - Studocu.
Retrieved from https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-bach-khoa-tphcm/giai-tich-
1/btl-l07-21-bai-tap-lon-toa-do-cuc/74266012

27

You might also like