Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

4.

KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ

BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC
- Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm.
- Nội dung chính của bài:
Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” như một khúc hát ru, vần
nhịp êm ái, nói về những em bé dân tộc được mẹ địu trên lưng, đưa đi làm ruộng
nương. Mẹ vất vả làm lụng nhưng rất thương con, thương cả bộ đội chiến đấu vì hòa
bình của dân tộc. Em bé như mặt trời của mẹ, dù vất vả nhưng mẹ vẫn mong em ngủ
ngoan, lớn nhanh từng ngày.
 Bài thơ "Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ" là một bài thơ hay, xúc động, đã
được đưa vào sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4. Bài thơ không chỉ ca ngợi tình yêu thương
của người mẹ mà còn là lời nhắc nhở chúng ta về lòng biết ơn đối với mẹ và quê hương
đất nước.
- Nghệ thuât:
+ Ẩn dụ:
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.”
 So sánh con với "mặt trời", thể hiện vị trí quan trọng, niềm tự hào của con đối
với mẹ.
“Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần,
Mai sau con lớn vung chày lún sân…”
 Nhằm để ẩn dụ cho tương lai tươi sáng của con.
+ Hình ảnh so sánh:
 “Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.” Thể hiện sự đồng điệu giữa
nhịp chày giã gạo của mẹ và nhịp ngủ của con. Qua đó, ta thấy được sự gắn
bó, gần gũi giữa mẹ và con.
 "Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi" Cho thấy sự vất vả, tảo tần của người
mẹ. Mồ hôi của mẹ không chỉ rơi trên má con mà còn thấm đẫm vào giấc
ngủ của con, thể hiện tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho con.
 "Lưng đưa nôi và tim hát thành lời" Cho thấy tình cảm thiêng liêng, cao
quý của người mẹ. Lưng mẹ không chỉ là chiếc nôi ru con mà còn là nơi
chở che, bảo vệ con. Trái tim mẹ luôn dành cho con những lời ca ngọt
ngào, những lời ru ấm áp.
+ Điệp ngữ (Điệp cấu trúc)
 “Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.”
 Như lời ru ngọt ngào, thể hiện tình yêu thương, sự trìu mến của người
mẹ dành cho con.
 “ Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi”
 Nhằm để tạo âm điệu du dương, êm ái, giúp lời ru thêm da diết, cảm
động.

BƯỚC 2. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẢM THỤ
VĂN HỌC CHO HỌC SINH
- Đọc đúng từ ngữ dễ phát âm sai: Nghiêng, đồi, A-kay, nhịp chày, nóng hổi, nhấp nhô,
giã, tỉa bắp, Ka-lưi, ...
- Đọc to, rõ ràng, đúng chính âm, ngắt nghỉ đúng chỗ.
- Cách ngắt giọng ở những câu dài:
+ Ngủ ngoan/ a kay ơi,/ ngủ ngoan /a kay hỡi/
- Ngữ điệu: + Khổ 1: Giọng điệu nhẹ nhàng, trìu mến
+ Khổ 2: Giọng điệu ngọt ngào, tha thiết
+ Khổ 3: Giọng điệu vừa nhẹ nhàng, vừa tha thiết
- Nhấn giọng ở một số câu văn thể hiện cảm xúc của tác giả:
+ Câu thơ thể hiện sự vỗ về, âu yếm:
“Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi”
“Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.”
+ Câu thơ thể hiện khát vọng về tương lai tươi sáng:
“Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần,
Mai sau con lớn vung chày lún sân…”
+ Câu thơ thể hiện sự lao động vất vả của người mẹ:
 “Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi
Lưng núi thì to, mà lưng mẹ nhỏ,
Em ngủ ngoan em, đừng làm mẹ mỏi.”
 “Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội,
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng”

BƯỚC 3. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THÔNG TIN, GIẢI THÍCH


- Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm.
- Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” được Nguyễn Khoa Điềm sáng
tác năm 1971, khi đang công tác ở chiến khu miền tây Thừa Thiên.
- Theo sách Kết nối tri thức với cuộc sống tiếng Việt lớp 4 tập 2, bài được đưa vào
chương trình học hiện hành năm 2018.
- Giải nghĩa từ
+ Lưng đưa nôi: lưng người mẹ đu đưa như chiếc nôi ru cho con ngủ.
+ Tim hát thành lời: lời hát ru cất lên từ trái tim yêu thương của mẹ.
+ A-kay (tiếng dân tộc Tà-ôi): con.
+ Giả: làm cho giập, nát hoặc tróc lớp ngoài bằng cách cho vào cối và dùng chày nện
xuống liên tiếp.
+ Chày: đồ dùng bằng gỗ hay bằng gang dùng để giã vào cối".
+ Tỉa (bắp): Nhổ, bỏ bớt một hai cây xấu và chừa lại mỗi lỗ một hai cây tốt.
+ Núi Ka-lưi: Là 1 địa danh thuộc dãy Trường Sơn, ở miền Tây hai tỉnh Trị - Thiên.
+ Lún: sụt dần xuống do nền không chịu được sức đè nặng bên trên.

BƯỚC 4. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI


- Tìm hiểu nội dung bài học:
Câu 1: Người mẹ làm những công việc gì? Những công việc đó có ý nghĩa như thế
nào?
Gợi ý trả lời: Đó là những công việc: giả gạo nuôi bộ đội, tỉa bắp trên nương, nuôi
con khôn lớn... Những công việc ấy góp một phần không nhỏ cho cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước của cả dân tộc.
- Tìm hiểu về giá trị tác phẩm:
Câu 2: Bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" có ý nghĩa gì?
Gợi ý trả lời: Bài thơ ca ngợi tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho
con và cho quê hương, đất nước. Đồng thời cũng thể hiện tinh thần lạc quan, tin
tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc và cũng góp phần giáo dục thế hệ trẻ về
lòng yêu nước, yêu thương mẹ và biết ơn những hy sinh của thế hệ cha ông.
- Bồi dưỡng tình cảm, thẩm mĩ cho học sinh
Câu 3: Theo em cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì?
Gợi ý trả lời: Theo em đó là vẻ đẹp của người mẹ miền núi: đẹp trong tình thương
yêu con cái, đẹp trong sự cần cù lao động, đẹp trong tình yêu nước bao la.
5. ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ

BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC
- Tác giả: Huy Cận.
- Nội dung chính:
"Đoàn thuyền đánh cá" là một bức tranh sinh động về cuộc sống lao động hăng
say và tinh thần lạc quan, tình yêu thiên nhiên tha thiết, niềm tự hào về quê hương đất
nước tươi đẹp của người dân chài lưới trên biển.
- Nghệ thuật:
 Phép so sánh:
 “mặt trời xuống biển” ví như “hòn lửa” cho thấy màu sắc đỏ rực và hình
dạng tròn đầy của mặt trời.
 So sánh “cá thu biển đông như đoàn thoi” – từng đàn cá lao trên mặt biển
như đoàn thoi mang ánh sáng lấp lánh dệt muôn luồng sáng trên tấm thảm
biển.
 Phép so sánh “đuôi cá” với “ngọn đuốc”: hình ảnh so sánh thú vị giàu liên
tưởng.
 Những người dân chài vô cùng biết ơn biển cả “biển cho ta cá như lòng
mẹ”. So sánh biển với lòng mẹ cho thấy biển nuôi sống nhân dân từ bao đời
nay ⇒ Nói lên lòng tự hào và biết ơn biển.
 Ẩn dụ:
 “câu hát căng buồm” cho thấy câu hát cũng như có sức mạnh góp gió căng
buồm đẩy con thuyền ra khơi.
 Ẩn dụ, nhân hóa “đêm ngày dệt biển” tạo ra nhiều sắc màu chuyển động.
 “lái gió buồm trăng”: thiên nhiên hòa hợp, cùng con người lao động.
 “Dàn đan thế trận”- cuộc sống đánh cá của người dân chài như một trận
chiến đấu ác liệt.
 Nghệ thuật phóng đại “Lướt giữa mây cao với biển bằng”- con thuyền đánh cá vốn
nhỏ bé giờ đây qua cái nhìn của tác giả đã sánh ngang tầm vũ trụ.
 Nhân hóa “Cái đuôi e quẫy” kết hợp với các tính từ chỉ màu sắc: làm cho lời thơ
thêm sinh động.
⇒ Các biện pháp nghệ thuật trên làm nổi bật tầm vóc của con người và đoàn thuyền.
Đồng thời, bài thơ đã sử dụng nhiều hình ảnh thơ đẹp, ngôn ngữ giàu sức gợi cảm, cùng
với nhịp điệu thơ hào hùng, khỏe khoắn, tạo nên một tác phẩm thơ ca có giá trị nghệ thuật
cao.
=> Qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm tới thế hệ trẻ niềm tự hào về quê hương đất nước,
tình yêu thiên nhiên tha thiết, niềm tin tưởng vào con người mới, cuộc sống mới.
BƯỚC 2. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẢM THỤ
VĂN HỌC CHO HỌC SINH
- Tác giả: Nhà thơ Huy Cận (1919 - 2005). Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu của
phong trào Thơ mới, đồng thời cũng là một nhà thơ lớn của nền thơ ca hiện đại Việt
Nam. Huy Cận được mệnh danh là "nhà thơ của thi ca cách mạng", "nhà thơ triết gia" hay
"nhà thơ vũ trụ".
- Tác phẩm: Tác phẩm "Đoàn thuyền đánh cá" được sáng tác vào năm 1958, trong
chuyến đi thực tế của tác giả tại vùng mỏ Hòn Gai (Quảng Ninh). Bài thơ được in trong
tập thơ "Trời mỗi ngày lại sáng" (1958) và được đánh giá là một trong những bài thơ hay
nhất của Huy Cận, tiêu biểu cho phong cách thơ ca cách mạng của ông.
- Ngoài ra, bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" còn sử dụng một số biện pháp nghệ thuật khác
như:
+ So sánh: So sánh "chiếc thuyền nhỏ bé" với "con thuyền to lớn", so sánh "lưới trong
gió căng như trăng", so sánh "cá thu bóng lòa như dát vàng", ...
+ Ẩn dụ: Ẩn dụ "cánh buồm căng đón gió", ẩn dụ "ca hát bài ca gọi cá vào", ...
+ Nhân hóa: Nhân hóa "chiếc thuyền hăng hái ra khơi", nhân hóa "cá thu lấp lánh con
thuyền", ...
- Đọc đúng từ ngữ dễ phát âm sai: “Mặt trời”, “cài then”, “buồm”, “luồng sáng”, “xoăn”,
“vãy”, “lóe”, “huy hoàng”.
- Đọc to, rõ ràng, đúng chính âm, ngắt nghỉ đúng chỗ.
- Cách ngắt nghỉ đúng chỗ câu dài:
+ “Mặt trời/ xuống biển/ như hòn lửa”
+ “Đoàn thuyền/ chạy đua cùng mặt trời”.
- Nhấn giọng ở một số câu văn thể hiện cảm xúc của tác giả:
+ Câu thơ thể hiện cảm xúc hân hoan, phấn khởi trước vẻ đẹp tráng lệ của đoàn
thuyền đánh cá: "Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời".
+ Cảm xúc lạc quan, vui tươi và tự hào về biển: “đến dệt lưới ta đoàn cá ơi”, “biển
cho ta cá như lòng mẹ”.
+ Cảm xúc tự hào về sức mạnh và thành quả lao động của người dân chài: “đêm ngày
dệt biển muôn luồng sang”, “ta kéo xoăn tay chùm cá nặng”.
BƯỚC 3. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THÔNG TIN, GIẢI THÍCH
- Tác giả: Huy Cận.
- Hoàn cảnh sáng tác:
+ Giữa năm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ
chuyến đi thực tế này, hồn thơ Huy Cận mới thực sự nảy nở trở lại dồi dào trong cảm
hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới.
+ Bài Đoàn thuyền đánh cá được sáng tác trong thời gian ấy và in trong tập thơ Trời
mỗi ngày lại sáng (1958).
- Bài thơ được đưa vào sách TV lớp 5 tập 2, Bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”
(Tuần 22/ Bài 7/ Trang 34), đưa vào chương trình giảng dạy cho các em đến nay.
- Giải nghĩa từ:
+ Mặt trời: (viết hoa khi nói về mặt là một thiên thể) thiên thể nóng sáng, ở xa Trái
Đất, là nguồn chiếu sáng và sưởi ấm chủ yếu cho Trái Đất.
+ then: thanh gỗ hay sắt nhỏ và dài, dùng để cài giữ cánh cửa khi đóng.
+ căng: kéo cho thật thẳng ra theo bề dài hoặc theo mọi hướng trên một bề mặt.
+ khơi: vùng biển ở xa bờ; phân biệt với lộng.
+ buồm: vật hình tấm, thường bằng vải, cói, căng ở cột thuyền để hứng gió, tạo sức
đẩy cho thuyền đi.
+ thoi: một bộ phận của khung cửi hoặc máy dệt để luồn sợi khi dệt vải.
+ Gõ thuyền (động tác của người đánh cá): gõ mạnh vào mạn thuyền, tạo nên tiếng
động để lùa cá bơi về một hướng.

BƯỚC 4. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI


- Tìm hiểu nội dung bài học:
Câu 1: Ở khổ thơ thứ nhất, đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong khung cảnh thiên
nhiên như thế nào? Cách miêu tả của nhà thơ có gì đặc biệt?
Gợi ý trả lời:
+ Ở khổ thơ thứ nhất, đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong khung cảnh thiên nhiên
khắc nghiệt, một buổi chiều tối chập choạng: mặt trời xuống biển, màn đêm tới.
+ Cách miêu tả của nhà thơ có điểm đặc biệt:
 Mặt trời: so sánh với hòn lửa.
 Sóng: có hành động như người, biết “cài” then, làm cho màn đêm ập tới.
- Tìm hiểu về giá trị tác phẩm:
Câu 2: Tìm trong bài thơ những chi tiết thể hiện tình cảm, cảm xúc của những
người đánh cá trên biển?
Gợi ý trả lời:
+ “đến dệt lưới ta đoàn cá ơi”: người đánh cá mong ước đánh được nhiều cá hơn,
lạc quan tươi vui và tự hào về biển.
+ “Ta hát bài ca gọi cá vào”: cảm xúc vui mừng, người dân chài đã biến công việc
nặng nhọc thành bài ca vui tươi.
+ Những người dân chài vô cùng biết ơn biển cả “biển cho ta cá như lòng mẹ”.
Câu 3: Nêu một hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa mà em thích.
Gợi ý trả lời: Các hình ảnh so sánh, nhân hóa trong bài thơ:

Hình ảnh so sánh Hình ảnh nhân hóa

Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Cá thu biển Đông như đoàn thoi Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao,
Biển cho ta cá như lòng mẹ Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời

- Bồi dưỡng tình cảm, thẩm mĩ cho học sinh


Câu 4: Bài thơ giúp em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của cuộc sống?
Gợi ý trả lời: Bài thơ giúp em cảm nhận được vẻ đẹp của người lao động, luôn lạc
quan, yêu đời, tiến về phía trước.
6. CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI
BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC
- Tác giả: Xuân Quỳnh.
- Nội dung chính: Bài thơ "Chuyện cổ tích về loài người" kể về nguồn gốc và sự phát
triển của loài người, từ khi còn sơ khai đến khi văn minh, tiến bộ. Qua đó, tác giả khẳng
định vai trò quan trọng của trẻ em trong tương lai của nhân loại.
- Nghệ thuật:
+ Bài thơ sử dụng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, gần gũi với trẻ em.
+ Hình ảnh thơ sinh động, cụ thể, gợi tả được sự phát triển của loài người qua các thời
kỳ.
+ Bài thơ mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, khẳng định giá trị của con người và tầm
quan trọng của thế hệ trẻ.
+ Sử dụng các biện pháp tu từ như: ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, ... tạo nên sự sinh động,
hấp dẫn cho bài thơ.
 Biện pháp ẩn dụ:
o "Trời sinh ra trước nhất": Ẩn dụ cho sự ra đời của vũ trụ, vạn vật.
o "Mắt trẻ con sáng lắm": Ẩn dụ cho trí tuệ, tiềm năng của con người.
o "Rộng lắm là mặt bể": Ẩn dụ cho sự bao la, rộng lớn của thế giới.
o "Dài là con đường đi": Ẩn dụ cho hành trình dài của cuộc đời con người.
o "Núi thì xanh và xa": Ẩn dụ cho những thử thách, khó khăn trong cuộc
sống.
o "Cục phấn từ đá ra": Ẩn dụ cho những khó khăn trong việc tạo ra dụng cụ
học tập.
o "Thầy viết chữ thật to": Ẩn dụ cho tầm quan trọng của việc giáo dục.
o "Chuyện loài người" trước nhất": Ẩn dụ cho bài học đầu tiên mà con người
cần học hỏi.
 Tác dụng:
Giúp thể hiện những ý tưởng trừu tượng một cách cụ thể, dễ hình
dung.
Gợi tả được vẻ đẹp rộng lớn, bao la của thế giới và hành trình dài
của cuộc đời con người.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục đối với con người.
 Biện pháp nhân hóa:
o "Trời sinh ra": Nhân hóa trời đất như con người, có khả năng sinh ra vạn
vật.
o "Bố bảo cho biết ngoan": Nhân hóa người bố như có thể dạy bảo con cái
những điều tốt đẹp.
 Tác dụng:
Biện pháp nhân hóa giúp cho bài thơ trở nên gần gũi, dễ thương hơn.
Giúp thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm của tác giả đối với trẻ em.
Nhấn mạnh vai trò quan trọng của cha mẹ và thầy cô trong việc giáo dục
con người.
=> "Chuyện cổ tích về loài người" là một tác phẩm hay, ý nghĩa, được nhiều thế hệ học
sinh yêu thích. Bài thơ không chỉ giúp các em hiểu về nguồn gốc và sự phát triển của loài
người mà còn giáo dục các em về lòng yêu thương, trân trọng cuộc sống và ý thức trách
nhiệm đối với thế hệ tương lai.
BƯỚC 2. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẢM THỤ
VĂN HỌC CHO HỌC SINH
- Tác giả: Xuân Quỳnh (1942 - 1988): Nữ thi sĩ tài năng của thơ ca Việt Nam
Xuân Quỳnh (tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh) là một nữ nhà thơ nổi tiếng của
Việt Nam. Xuân Quỳnh được xem là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc nhất của Việt
Nam thế kỷ XX. Thơ của bà thường tập trung vào những chủ đề về tình yêu, phụ nữ và
gia đình. Bà được biết đến với ngôn ngữ thơ giản dị, chân thành và giàu cảm xúc.
- Tác phẩm:
+ Thể loại: Thơ ngũ ngôn.
+ Chuyện cổ tích về loài người là bài thơ được rút ra từ tập thơ Lời ru trên mặt đất.
- Đọc đúng từ ngữ dễ phát âm sai: “trụi trần”, “trường”, “cái chiếu”, “loài người”.
- Đọc to, rõ ràng, đúng chính âm, ngắt nghỉ đúng chỗ.
- Cách ngắt nghỉ đúng chỗ câu dài:
+ Trời sinh ra/ trước nhất.
+ Không dáng cây/ ngọn cỏ.
+ Nhưng/ chưa thấy gì đâu.
+ Tình yêu/ và lời ru.
- Nhấn giọng ở một số câu văn thể hiện cảm xúc của tác giả:
+ Cảm xúc ngạc nhiên, thích thú trước sự non nớt, ngây thơ của trẻ thơ:
"Trời sinh ra trước nhất / Chỉ toàn là trẻ con"
"Mắt trẻ con sáng lắm / Nhưng chưa thấy gì đâu!"
+ Cảm xúc yêu thương, trìu mến dành cho trẻ thơ:
"Nhưng còn cần cho trẻ / Tình yêu và lời ru"
"Cho nên mẹ sinh ra / Để bế bồng chăm sóc"
+ Cảm xúc tin tưởng vào khả năng học hỏi và trưởng thành của trẻ thơ:
"Muốn cho trẻ hiểu biết / Thế là bố sinh ra"
"Bố bảo cho biết ngoan / Bố dạy cho biết nghĩ"
+ Cảm xúc choáng ngợp trước sự rộng lớn của thế giới và khát vọng khám phá của
trẻ thơ:
"Rộng lắm là mặt bể / Dài là con đường đi"
"Núi thì xanh và xa / Hình tròn là trái đất..."
+ Cảm xúc trân trọng giá trị của giáo dục và vai trò quan trọng của thầy cô:
"Chữ bắt đầu có trước / Rồi có ghế có bàn"
"Rồi có lớp có trường / Và sinh ra thầy giáo..."
"Cái bảng bằng cái chiếu / Cục phấn từ đá ra"
"Thầy viết chữ thật to / “Chuyện loài người” trước nhất"
- Ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3, tạo âm điệu nhịp nhàng.
BƯỚC 3. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THÔNG TIN, GIẢI THÍCH
- Tác giả: Xuân Quỳnh.
- Hoàn cảnh sáng tác: Chuyện cổ tích về loài người là bài thơ được rút ra từ tập thơ Lời
ru trên mặt đất, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1978, tr. 49 – 52.
- Bài thơ được đưa vào sách TV lớp 4 tập 1, Bộ sách “Chân trời sáng tạo” (Tuần 13/
Bài 7/ Trang 103), đưa vào chương trình giảng dạy cho các em đến nay.
- Giải nghĩa từ:
+ trời: khoảng không gian vô tận mà ta nhìn thấy như một hình vòm úp trên mặt đất.
+ Trái Đất: (viết hoa khi nói về mặt là một thiên thể) hành tinh thứ ba trong Hệ Mặt
Trời, trên đó loài người chúng ta đang sống.
+ Mặt trời: (viết hoa khi nói về mặt là một thiên thể) thiên thể nóng sáng, ở xa Trái
Đất, là nguồn chiếu sáng và sưởi ấm chủ yếu cho Trái Đất.
+ nhô: đưa phần đầu cho vượt hẳn lên phía trên hoặc ra phía trước, so với những cái
xung quanh.
+ bế: mang người, động vật bằng cách dùng tay đỡ và giữ cho sát vào người.
+ loài người: tổng thể những người trên Trái Đất nói chung.
BƯỚC 4. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI
- Tìm hiểu nội dung bài học:
Câu 1: Ở khổ thơ thứ nhất, cho em biết điều gì?
Gợi ý trả lời: Qua khổ thơ thứ 1, em biết trên thế gian này có Trái đất trước tiên,
trần trụi không có động vật, cây cỏ nào cả; chỉ toàn là trẻ con.
- Tìm hiểu về giá trị tác phẩm:
Câu 2: Tìm những từ ngữ thể hiện sự chăm chút, nâng niu của mẹ với trẻ?
Gợi ý trả lời: Từ ngữ thể hiện sự chăm chút, nâng niu của mẹ với trẻ: “tình yêu”,
“lời ru”, “bế bồng”, “chăm sóc”.
- Bồi dưỡng tình cảm, thẩm mĩ cho học sinh
Câu 3: Bố và thầy giáo giúp cho trẻ em những gì?
Gợi ý trả lời:
+ Bố giúp trẻ em hiểu biết, dạy bé ngoan, dạy cho bé biết nghĩ.
+ Thầy giáo giúp cho trẻ biết chuyện loài người là có đầu tiên.

You might also like