Nguyn TH Minh Hu

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 20

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.

net/publication/361135912

Những dấu ấn hội họa cung đình Huế trên kiến trúc triều Nguyễn qua một số
tác phẩm bích họa trang trí dưới triều đại vua Khải Định (1916-1925)

Conference Paper · June 2022

CITATIONS READS

0 670

1 author:

Huế Minh Nguyễn Thị


FPT University
2 PUBLICATIONS 0 CITATIONS

SEE PROFILE

All content following this page was uploaded by Huế Minh Nguyễn Thị on 07 June 2022.

The user has requested enhancement of the downloaded file.


Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế TED-2021 Văn hóa, giáo dục và du lịch với phát triển kinh tế
_______________________________________________________________________________________________________________________________________

VHTTDL
Educational and Scientific
Institute of Culture, Sports and Tourism

TED-2021 Proceedings of the International Conference on

Culture, Education

TOURISM with Economic Development


with keynote speakers
Professor Bada Mohamed & Michael W. Burnbaum, JD

NHÀ XUẤT BẢN


THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG -i-

`
TED-2021 Proceedings of the International Conference on Culture, Education, and Tourism with Economic Development
_______________________________________________________________________________________________________________________________________

VHTTDL
Viện Khoa học Giáo dục
Văn hóa Thể thao và Du lịch

Hội thảo khoa học quốc tế TED-2021

VĂN HÓA, GIÁO DỤC VÀ DU LỊCH


VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
được đồng tổ chức bởi

Khoa Du lịch, Trường Đại học Đà Lạt


Viện Khoa học Giáo dục Văn hóa Thể thao và Du lịch
Khoa Du lịch - Khách sạn, Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. HCM

Đà Lạt, ngày 06-08 tháng 8 năm 2021

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ CÓ PHẢN BIỆN


ISBN: 978-604-80-5756-5

- ii -
TED-2021 Proceedings of the International Conference on Culture, Education, and Tourism with Economic Development
_______________________________________________________________________________________________________________________________________

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ CÓ PHẢN BIỆN


International conference papers were revised by the review committee
ISBN: 978-604-80-5756-5

- iii -
TED-2021 Proceedings of the International Conference on Culture, Education, and Tourism with Economic Development
_______________________________________________________________________________________________________________________________________

LỜI NÓI ĐẦU


Tiếp nối thành công của hội thảo quốc tế lần 1 năm 2019, để góp phần phát triển
kinh tế nói chung và du lịch nói riêng, trên cơ sở đảm bảo các mục tiêu giáo dục bền vững
và bảo tồn các nguồn tài nguyên văn hóa, Viện Khoa họ c Giá o dụ c Văn hó a Thể thao và Du
lịch chủ trì, phối hợp Khoa Du lịch Trường Đại học Đà Lạt và Khoa Du lịch - Khách sạn
Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh, đồng tổ chức hội thảo quốc
tế với chủ đề: “Văn hóa, giáo dục và du lịch với phát triển kinh tế”.

Ban tổ chức hội thảo chân thành cảm ơn các tác giả trong nước và quốc tế, đã quan
tâm viết bài, đóng góp tiếng nói phản biện, cùng nhau xây dựng nền khoa học nước nhà,
vì mục tiêu phát triển văn hóa, giáo dục, du lịch và kinh tế bền vững. Ban tổ chức đặc biệt
ghi nhận sự cộng tác bền bỉ của các diễn giả quốc tế, các thành viên trong ban biên tập và
phản biện, cũng như Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông đã luôn đồng hành cùng
chúng tôi qua các kỳ hội thảo.

Sách kỷ yếu này là kết quả cụ thể của những đóng góp hợp tác đó. Nội dung sách
được phân chia thành 06 phần, tương ứng với các phiên song song của hội thảo, bên cạnh
các bài tóm tắt của phiên toàn thể, cụ thể như sau:

▪ GS. Bada Mohamed: Disasters and its impacts on Tourism: The case of COVID-19
▪ TS. Michael Burnbaum: Nha Trang tourism through a foreignêr’s impressions
▪ Phần I: Văn hóa và Văn hóa Du lịch Việt Nam
▪ Phần II: Giáo dục với phát triển kinh tế và du lịch
▪ Phần III: Kinh tế và du lịch dưới tác động của đại dịch COVID-19
▪ Phần IV: Phát triển du lịch Đà Lạt và kinh nghiệm từ các địa phương khác
▪ Phần V: Du lịch Việt Nam trong hội nhập và phát triển bền vững
▪ Phần VI: Việt Nam thời kỳ hiện đại hóa và chuyển đổi số

Mọi góp ý cho hội thảo và sách kỷ yếu rất vui lòng được tiếp nhận thông qua kênh
liên lạc sau đây:
Viện Khoa họ c Giá o dụ c Văn hó a Thể thao và Du lịch
Địa chỉ: 109 Lý Thường Kiệt, Phường 9, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
Điện thoại: 08.6690.1080, Email: banbientaphoithao@gmail.com
Đà Lạt, ngày 06 tháng 8 năm 2021

- iv -
TED-2021 Proceedings of the International Conference on Culture, Education, and Tourism with Economic Development
_______________________________________________________________________________________________________________________________________

NỘI DUNG KỶ YẾU

Disasters and its impacts on Tourism: The case of COVID-19

GS. Bada Mohamed.......................................................................................................................................... 1

Nha Trang tourism through a foreigner’s impressions

TS. Michael Burnbaum................................................................................................................................... 2

Phần I: Văn hóa và Văn hóa Du lịch Việt Nam

Danh mục bài viết ............................................................................................................................................ 4

Phần II: Giáo dục với phát triển kinh tế và du lịch

Danh mục bài viết ....................................................................................................................................... 253

Phần III: Kinh tế và du lịch dưới tác động của đại dịch COVID-19

Danh mục bài viết ....................................................................................................................................... 444

Phần IV: Phát triển du lịch Đà Lạt và kinh nghiệm từ các địa phương khác

Danh mục bài viết ....................................................................................................................................... 628

Phần V: Du lịch Việt Nam trong hội nhập và phát triển bền vững

Danh mục bài viết ....................................................................................................................................... 875

Phần VI: Việt Nam thời kỳ hiện đại hóa và chuyển đổi số

Danh mục bài viết .................................................................................................................................... 1122

-v-
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế TED-2021 Văn hóa, giáo dục và du lịch với phát triển kinh tế
_______________________________________________________________________________________________________________________________________

DISASTERS AND ITS IMPACTS ON TOURISM: THE CASE OF COVID-19

Bada Mohamed, Prof., Universiti Sains Malaysia

ABSTRACT

There are two main types of disaster, including natural and man – made disaters such as
kidnapping & hijackings, war & riots, bombings, earthquakes and tsunami, haze, the
spread of viruses such as Sars, Zika, COVID-19 etc. Regardless of the type of disaster, there
are always impacts on tourism.

Among those disasters, COVID-19 is unprecedented. Tourism is one of the first and the
most affected sector by COVID-19. Tourism is about traveling to places. Once the
movement is stopped then the whole tourism ecosystem collapses.

COVID-19 Pandemic hits tourism badly in many countries. We analyze that situation
through the number of tourists, levels of activities and development of a destination in
several countries like Thailand, Indonesia, Malaysia, and China.

Today, our efforts focus on preparing for and responding to the impacts of this event to
restoring confidence among travelers. To recover the tourism, it is necessary to look back
at the problems that existed in pre – COVID-19 pandemic. We are often over-confident
with tourism and underestimate or ignore risks. We very often over focus on international
tourists and take domestic travelers for granted. We lack strategic foresights.

It’s timê for us to rêflêct, corrêct thê past mistakês in prê - pandemic and pre-disaster and
continuê with thê adaptation achiêvêd during thê ‘zêro hour’ and to insêrt in thê futurê
tourism plans and products. Among the strategies are promoting domestic travels and the
use of digital platforms such as social media, blogs, websites, as well as e-marketing to
regain the confidence of the public to travel again. It is time for us to be more effective and
efficient in our approach to sustainable tourism development.

KEYWORDS: Disaster, Tourism, COVID-19

-1-
TED-2021 Proceedings of the International Conference on Culture, Education, and Tourism with Economic Development
_______________________________________________________________________________________________________________________________________

NHA TRANG TOURISM THROUGH A FOREIGNER’S IMPRESSIONS

Michael Burnbaum, JD., American Bar Association

ABSTRACT

Having arrived in Nha Trang in January 2015 directly from New York, I have been able to
develop impressions of its tourist industry, from cultural roots and infrastructure to its
overall direction of development. As with any other global destination, I have observed
strengths and weaknesses in the style and practice of the interface between tourists from
other lands and cultures.

I’vê obsêrvêd a grêat changê in thê usê of crêdit cards in Viêtnam, particularly by tourists.
Initially, the international credit card [Visa, MasterCard, American Express] was rarely
accepted outside of international hotels. As time progressed, many restaurants began
accepting Visa and MasterCard, but insisted upon adding a transaction fee to the bill.
While the amount may be a small one, most travelers are outraged by such a charge and
feel cheated by the merchant who does this. Fortunately, this seems to have been
recognized more recently. Nonetheless, many merchants in Nha Trang and in smaller
cities still demand cash only like gasoline stations, automobile dealers, and others.

One more issue which is uniformly disliked is the double standard in pricing. Foreign
tourists resent learning that the price being charged for goods or services is higher than
that chargêd thê Viêtnamêsê and. It’s usually NOT disclosêd to forêignêrs who arê at a
language disadvantage in addition.

However, there are many small gestures in Vietnam that are recognized and greatly
appreciated by tourists. Westerners notice the smile of tourism workers and appreciate
them. In general, the service industry appears well trained to make visitors feel
comfortable in a new culture, perhaps more so than in the west.

Besides, the quality of service in hotels and airlines is comparable to or superior to


western standards. I can only hope that this continues as the tourism industry of Vietnam
matures. Government regulation must focus on maintaining standards.

KEYWORDS: Nha Trang, Tourism, Foreigner

-2-
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế TED-2021 Phần I: Văn hóa và Văn hóa Du lịch Việt Nam
_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế TED-2021


Văn hóa, giáo dục

DU LICH với phát triển kinh tế

Đà Lạt, ngày 06-08 tháng 8 năm 2021

Phần I

Văn hóa
và văn hóa du lịch Việt Nam

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ CÓ PHẢN BIỆN


ISBN: 978-604-80-5756-5

-4-
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế TED-2021 Phần I: Văn hóa và Văn hóa Du lịch Việt Nam
_______________________________________________________________________________________________________________________________________

DANH MỤC BÀI VIẾT PHẦN 1


Intercultural convergence in Trinh Cong Son’s songs: Poetry of the East, Music of the West, and Love
that Connects
Võ Đình Văn........................................................................................................................................... 7
Local knowledge - cultural resources and the potential for tourism development in Thanh Hoa
highlands
Mai Văn Tùng ...................................................................................................................................... 13
Preserving traditional cultural values in ethnic minority families in contemporary Vietnam
Nguyễn Việt Tiến ................................................................................................................................. 20
Preserving the values of relics of Chinese in Binh Duong province in the development of spiritual
tourism
Quách Đức Tài, Đặng Hoàn Lan ........................................................................................................ 25
Combine traditional agricultural tools and household articles of Vietnamese people
Hoàng Thị Thêm .................................................................................................................................. 34
Surveying different approaches to political culture
Khuất Trọng Nam, Vũ Hữu Chung ................................................................................................... 39
Vietnamese culture as a soft power tool for socio-economic development
Nguyễn Thị Hoài Thanh...................................................................................................................... 42
Public service culture in administrative agencies in Danang
Hồng Thế Vinh..................................................................................................................................... 47
Citizen-centered ideology in Vietnam political culture
Cao Thành Tuân .................................................................................................................................. 52
Văn hóa sông nước miền Tây Nam bộ và sự phát triển kinh tế du lịch bền vững
Dương Đức Hưng................................................................................................................................. 57
Nghệ thuật điêu khắc hoành tráng kiến tạo điểm nhấn du lịch
Phạm Hoàng Vân ................................................................................................................................. 61
Đô thị hóa và việc bảo tồn các giá trị văn hóa làng nghề trong phát triển du lịch
Nguyễn Hoàng Phương ....................................................................................................................... 66
Phát triển hoạt động du lịch gắn liền với bảo tồn văn hóa bản địa của người dân tộc Mông ở thị xã Sa
Pa, tỉnh Lào Cai
Phạm Tất Thành .................................................................................................................................. 73
Di sản hoá và phát triển du lịch di sản Việt Nam đương đại
Trần Thị Lan........................................................................................................................................ 77
Văn hóa trong mối quan hệ với phát triển năng lực cạnh tranh du lịch tại Việt Nam
Trần Anh Dũng .................................................................................................................................... 83
Xây dựng mô hình hướng bền vững cho việc phát triển du lịch văn hóa bản địa
Lê Thanh Tùng, Cao Thị Thu............................................................................................................. 90
Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa trong phát triển du lịch Việt Nam thời hội nhập
Lê Thế Hiển .......................................................................................................................................... 94
Khai thác giá trị văn hoá ẩm thực Nam Bộ trong phát triển du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long
Nguyễn Trần Mai Trâm .................................................................................................................... 102
Văn hoá người Chăm đối với sự phát triển du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh
Nguyễn Thị Hoài Phương.................................................................................................................. 106
Định vị văn hóa ẩm thực trong xu hướng phát triển hoạt động du lịch
Hoàng Thị Mỹ .................................................................................................................................... 113
Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tín ngưỡng trong phát triển du lịch văn hoá ở khu vực đồng
bằng sông Hồng
Lê Khánh Thu .................................................................................................................................... 118

-5-
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế TED-2021 Phần I: Văn hóa và Văn hóa Du lịch Việt Nam
_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển kinh tế du lịch tỉnh Đồng Tháp
Võ Nguyên Thông .............................................................................................................................. 124
Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch ở thành phố Cần Thơ hiện nay
Đinh Thị Chinh .................................................................................................................................. 130
Một số vấn đề về việc khai thác di sản văn hóa vào phát triển du lịch ở tỉnh Tiền Giang
Cao Thị Tuyết Loan .......................................................................................................................... 134
Bảo tồn văn hóa dân tộc Tà Ôi trong quá trình phát triển du lịch và kinh tế
Trần Nguyễn Khánh Phong .............................................................................................................. 141
Phát triển loại hình du lịch văn học ở Bình Định
Lê Nhật Ký ......................................................................................................................................... 148
Văn hóa người Hoa Triều Châu ở Vĩnh Châu – Sóc Trăng
Vũ Nhật Tân....................................................................................................................................... 153
Khai thác tài nguyên văn hóa lễ hội trong phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang
Trương Trí Thông, Tô Diễm Phụng ................................................................................................. 158
Nghiên cứu văn hóa trang phục Hàn Quốc: Lược khảo một số lý thuyết tiếp cận
Nguyễn Võ Phương Thanh................................................................................................................ 166
Tổng thuật các kết quả nghiên cứu về văn hóa ứng xử và văn hóa ứng xử của người Raglai
Nguyễn Trần Bảo Trinh .................................................................................................................... 170
Phát huy giá trị nghệ thuật lô tô ở Nam Bộ
Trần Thị Phương Thu, Trần Thị Phương Thùy, Võ Văn Sơn ....................................................... 177
Những dấu ấn hội họa cung đình Huế trên kiến trúc triều Nguyễn qua một số tác phẩm bích họa trang
trí dưới triều đại vua Khải Định (1916-1925)
Nguyễn Thị Minh Huế ....................................................................................................................... 183
Giá trị văn hóa trong nghi lễ liên quan đến tuổi già và phong tục tang ma của người Mnông ở huyện
Lắk - tỉnh Đắk Lắk
Lê Thị Quỳnh Hảo, Tạ Hoàng Giang ............................................................................................... 192
Mộc bản phủ Tuy Lý Vương ở Huế với du lịch văn hoá
Võ Thị Ngọc Thuý.............................................................................................................................. 199
Phát huy văn hóa ẩm thực của bánh dân gian Nam Bộ
Trần Thị Phương Thùy, Trần Thị Phương Thu, Võ Văn Sơn ....................................................... 207
Bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Bè của Tiền Giang trong giai đoạn hội nhập
Võ Văn Sơn ........................................................................................................................................ 214
Không gian văn hóa nhà cổ làng Lộc Yên trong định hướng phát triển du lịch huyện Tiên Phước, tỉnh
Quảng Nam hiện nay
Lê Văn Tấn, Võ Thành Nhân, Nguyễn Thị Hưởng ......................................................................... 222
Di sản văn hóa Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ trong định hướng phát triển du lịch bền vững tỉnh Bình
Định hiện nay
Nguyễn Đức Toàn, Đặng Thị Thanh Hoa ........................................................................................ 228
Một số vấn đề đặt ra trong phát triển du lịch cộng đồng của người Lô Lô ở bản Lô Lô Chải, xã Lũng
Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
Lê Thị Thanh Nguyên ....................................................................................................................... 234
Phát triển du lịch bền vững gắn liền với văn hóa bản địa và tạo việc làm cho người dân địa phương tại
thành phố Cần Thơ
Nguyễn Thị Hương ............................................................................................................................ 240
Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch tại các điểm di tích lịch sử văn hóa ở thành phố Rạch Giá
tỉnh Kiên Giang
Trương Trí Thông ............................................................................................................................. 246

-6-
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế TED-2021 Phần I: Văn hóa và Văn hóa Du lịch Việt Nam
_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Những dấu ấn hội họa cung đình Huế trên kiến trúc triều Nguyễn qua một số tác phẩm bích họa
trang trí dưới triều đại vua Khải Định (1916-1925)
Nguyễn Thị Minh Huế
Tóm tắt
Quần thể di tích Cố đô Huế là di sản Văn hoá Thế giới đã được UNESCO công nhận vào ngày
07/11/2003, trong đó có rất nhiều những công trình kiến trúc mỹ thuật cung đình độc đáo, từ xưa đến
nay đã thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi năm đến tham quan… Tuy nhiên, các chuyến tham quan
(tour) chủ yếu là tự phát hoặc theo lịch trình kết hợp nhiều địa điểm trong một ngày (như tour tham quan
Đại Nội - chùa Thiên Mụ; tour tham quan các lăng Minh Mạng, Tự Đức, Khải Định; …) nên nhiều du
khách yêu mỹ thuật chưa có nhiều cơ hội tiếp cận chuyên sâu các giá trị văn hoá, mỹ thuật cung đình
khi có nhu cầu, với những nguyên nhân cơ bản như không quen thực hiện các hồ sơ xin tiếp cận di tích,
hay tìm chuyên gia cố vấn trong quá trình nghiên cứu. Chính vì vậy, việc mở thêm các hoạt động trải
nghiệm về lĩnh vực văn hoá, mỹ thuật sẽ trở thành hướng đi hấp dẫn làm phong phú thêm các tour du
lịch tại Huế. Những tour chuyên đề này đặc biệt phù hợp cho nhóm tuổi học sinh, sinh viên các trường
văn hoá, kiến trúc, mỹ thuật, thiết kế, nhà thiết kế, nghệ sĩ tạo hình, những người luôn khao khát khám
phá mỹ thuật truyền thống Huế nói riêng và Việt Nam nói chung để phát huy những giá trị nghệ thuật
đó trong đời sống thẩm mỹ đương đại.
Từ khoá: Mỹ thuật cung đình Huế; Hội họa cung đình Huế; Lăng Khải Định, Bích họa; cung An
Định; Khải Tường lâu; Vua Khải Định; Kiến trúc cung đình Huế
1. Giới thiệu
Cố Đô Huế là nơi hội tụ nhiều các công trình kiến trúc, tác phẩm mỹ thuật cung đình có giá trị
nghệ thuật cao, từ xưa đến nay đã có sức thu hút mạnh mẽ các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp. Nhưng
để được tiếp cận và tìm hiểu, đo đạc khảo sát được những tác phẩm này không phải là việc dễ dàng cho
những người yêu thích khám phá mỹ thuật bởi sự chi phối của những quy định về quản lý di tích lịch sử
văn hoá, bảo vệ an toàn cho di tích, hiện vật v.v… của nhà nước. Tuy nhiên, đây lại là một mảng đề tài
hấp dẫn, đang được rất nhiều đối tượng hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật thị giác trong và ngoài nước
quan tâm. Chính vì vậy, vấn đề thiết kế những tour du lịch trải nghiệm phục vụ nhu cầu nghiên cứu
chuyên sâu về mỹ thuật vừa đảm bảo được các quy tắc bảo vệ hiện vật là một nhu cầu khá thiết thực
hiện nay. Ví dụ như các tour tìm hiểu về nét độc đáo của kiến trúc cung đình triều Nguyễn; Hoa văn
trang trí nội thất cung đình Huế; Tranh dân gian làng Sình; Gốm Phước Tích; hay những tác phẩm hội
hoạ dưới thời vua Khải Định… sẽ là những đề tài hấp dẫn để thiết kế các hoạt động du lịch mới trong
tương lai. Với dung lượng một báo cáo ngắn, thông qua những dấu ấn văn hoá, thành tựu, nét độc đáo
của mỹ thuật triều Nguyễn, người viết xin phép thông qua trường hợp những tác phẩm bích họa cung
đình ra đời dưới thời vua Khải Định (1916 - 1925) để đưa ra một vài giải pháp cơ bản góp phần thúc
đẩy hoạt động du lịch văn hoá mỹ thuật.

2. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài báo cáo dựa trên khảo sát kèm theo mô tả, so
sánh và phân tích về tính nghệ thuật của các công trình mỹ thuật cung đình ra đời dưới thời vua Khải
Định cũng như các hiệu quả đối với việc phát triển mảng du lịch văn hoá tại Huế. Hầu hết các hình ảnh
được tác giả tự chụp trong quá trình điền dã tại Huế.
Bài báo cáo cũng dựa trên một số nhận định từ các nhà nghiên cứu khác trên các lĩnh vực văn hoá
mỹ thuật, màu sắc, du lịch, địa lý, lịch sử để đưa ra những so sánh, nhằm làm rõ đặc trưng mỹ thuật
cung đình triều Nguyễn đầu thế kỷ XX, cũng như những tiềm năng mở một hướng du lịch trải nghiệm
về văn mỹ thuật tại Huế.
3. Tình hình nghiên cứu đề tài
Với những giá trị về văn hóa và nghệ thuật đặc trưng, các công trình mỹ thuật thời Nguyễn được
một số học giả khắp nơi quan tâm qua nhiều công trình xuất bản trên các tạp chí, sách báo:

- 183 -
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế TED-2021 Phần I: Văn hóa và Văn hóa Du lịch Việt Nam
_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Năm 1992 nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông trong tác phẩm Mỹ thuật triều Nguyễn trên đất
Huế do Hội Nhà Văn xuất bản với những nhận định về các loại hình mỹ thuật kiến trúc cung đình Huế
giá trị nghệ thuật và tác giả của tranh đã có nhiều bàn luận về mỹ thuật Huế dưới thời vua Khải Định.
Năm 2000, trong tác phẩm Văn hóa mỹ thuật Huế nhà nghiên cứu Chu Quang Trứ đã có những
bài viết giới thiệu về mỹ thuật Huế dưới góc độ văn hoá.
Tác giả Trần Huy Hùng Cường năm 2005 đã giới thiệu sách Đường đến các di sản miền Trung
với góc nhìn về văn hoá, du lịch.
Năm 2007, nhà nghiên cứu Phan Thuận An qua tác phẩm Kiến Trúc Cố Đô Huế đã nghiên cứu
khá chi tiết về các công trình kiến trúc triều Nguyễn, trong đó có những công trình kiến trúc được xây
dựng dưới thời vua Khải Định. Tuy nhiên, tác phẩm chưa nhấn mạnh yếu tố tạo hình mang tính chất
nghệ thuật.
Năm 2009, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân giới thiệu sách 700 năm Thuận Hóa Phú Xuân
Huế; năm 2000 với tác phẩm Qua Pháp tìm Huế xưa; năm 2011 là tác phẩm Nghiên cứu triều Nguyễn
và Huế Xưa tổng hợp nhiều bài viết về đời sống văn hoá, mỹ thuật Huế với nội dung phong phú.
Năm 2010, Đại sứ quán Đức phát hành hai ấn phẩm mô tả quá trình nước Đức hỗ trợ Việt Nam
bảo tồn các di tích văn hóa. Ấn phẩm thứ nhất là cuốn sách ba thứ tiếng (Việt, Anh, Đức) có tên An
Định - Báu vật tiềm ẩn của Huế giới thiệu tương đối chi tiết về hệ thống bích họa và quá trình bảo tồn
và trùng tu từ năm 2003…
Các tác phẩm được các học giả trong và ngoài nước nghiên cứu với nhiều nội dung khá phong
phú, tuy nhiên chưa tổng hợp và phân tích cụ thể những giá trị hấp dẫn về mỹ thuật theo định hướng
giới thiệu các giá trị mỹ thuật thông du hoạt động du lịch mang tính chất chuyên sâu, để tìm ra những
chủ đề hấp dẫn cho mang du lịch văn hoá - nhằm mở rộng mô hình này trên nhiều công trình tại Huế và
các địa phương khác.
4. Tổng quan về một số công trình mỹ thuật cung đình ra đời dưới triều đại vua Khải Định
(1916 - 1925), một minh họa điển hình cho hoạt động du lịch nghiên cứu chuyên sâu về mỹ thuật
cung đình Huế
Những năm đầu thế kỷ XX, nghệ thuật trang trí nội ngoại thất các công trình kiến trúc triều
Nguyễn bắt đầu có nhiều thay đổi dưới sự ảnh hưởng của văn hóa, mỹ thuật mỹ thuật Pháp. Đặc biệt,
dưới thời vua Khải Định (1916 - 1925), triều đình gần như thuần phục Pháp về mọi mặt và chính bản
thân vua cũng là người rất yêu chuộng văn hóa nghệ thuật phương Tây và có gu thẩm mỹ cùng những
sở thích khác người, ông cũng từng bị đánh giá “là một người có vẻ “màu mè”, đỏm dáng” trong lối
sống [1, tr 49]. Ngoài những tai tiếng về sự ăn chơi sa đọa, nhu nhược yếu kém trong việc điều hành
chính trị đất nước, mềm yếu trong các chính sách ngoại giao với chính quyền Pháp tại Đông Dương…
ông còn làm dấy lên những uẩn ức trong dân khi tăng thuế để lấy kinh phí xây lăng Khải Định, hay đại
tu các công trình kiến trúc nhằm phục vụ cho lễ Tứ Tuần Đại Khánh của mình một cách hoang phí...
Tuy nhiên, xét về phương diện nghệ thuật, ông là một trong những vị vua có tư tưởng khá độc đáo, mãnh
liệt, đã để lại những ảnh hưởng sâu sắc trên nhiều công trình kiến trúc, mỹ thuật phản ánh chân thực tinh
thần nghệ thuật của thời đại. Ví dụ như những tác phẩm bích họa trang cung An Định, lăng Khải Định
và điện Kiến Trung - đây sẽ là chủ đề cho việc thiết kế các hoạt động tham quan nghiên cứu.
4.1. Cung An Định và Bích hoạ Khải Tường lâu cung An Định
Cung An Định được xây dựng vào năm 1902 (xưa thuộc phường Đệ Bát - Thị xã Huế, nay là 97
đường Phan Đình Phùng, TP. Huế) được xây dựng theo kiểu nhà rường truyền thống cung đình Huế
bằng chất liệu chính là gỗ, gồm ba gian hai chái và vài ngôi nhà phụ. Khi mới hoàn thành, cung được
gọi là phủ An Định, là nơi ở riêng của Hoàng tử Nguyễn Phúc Bửu Đảo (08/10/1885 - 06/11/1925) khi
xuất phủ năm lên 18 tuổi. Đến năm 1906, ông được phong tước Phụng Hóa Công, cung An Định từ đó
còn được gọi là phủ Phụng Hóa. Năm 1916, hoàng tử lên ngôi, lấy niên hiệu là Khải Định và sống trong
hoàng cung. Với lý do “Cung An Định là tiềm để của trẫm hồi chưa lên ngôi. Khi trẫm còn là phiên thần
tự đặt tên cho là dinh An Định” [3, tr. 267 - 269], trên nền móng phủ Phụng Hóa, vua Khải Định đã cho
cải tạo, xây dựng và mở rộng lại phủ với diện tích 23.463,15m2 (Hình 3) vào năm 1917, gồm các công
trình kiến trúc: bến thuyền, cửa cung, đình Trung Lập, sân trước và bồn hoa, Khải Tường lâu, Cửu Tư
đài, nhà ngang, chuồng thú, hồ nước và vườn cung, cuối cùng là Cổng hậu. Đến năm 1919, vua Khải

- 184 -
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế TED-2021 Phần I: Văn hóa và Văn hóa Du lịch Việt Nam
_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Định tặng cung An Định cho Hoàng tử Vĩnh Thụy (sau là vua Bảo Đại). Tuy nhiên cung An Định thực
tế vẫn là nơi vua nghỉ ngơi, đón tiếp khách, tổ chức xem hát, thiết đãi tiệc tùng của triều đình.
Qua nhiều lần thay đổi chủ và những tác động lịch sử, ngày nay cung chỉ còn lại ba công trình
khá nguyên vẹn là Cổng chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường - nơi lưu giữ hệ thống hoa văn trang
trí và bích họa quý giá với diện tích là 745m2, gồm ba tầng với 22 phòng (Hình 4).
Lầu Khải Tường (樓祥啓) - tên gọi được vua Khải Định đặt với ý nghĩa “nơi khởi phát điềm
lành”, và đích thân nhà vua chỉ đạo thiết kế theo trúc phong cách Tân Cổ (Néo-Classique) châu Âu Tk
XVIII. Về nghệ thuật trang trí, lầu Khải Tường, cung An Định mặc dù chịu ảnh hưởng của Tây phương,
song mỹ thuật Huế với tư cách là trung tâm mỹ thuật thời Nguyễn vẫn giữ gìn và tiếp tục phát huy được
những nội dung và tính chất truyền thống của dân tộc không chỉ ở tổng thể công trình kiến trúc, mà còn
ở từng chi tiết trang trí. Toàn bộ mặt chính diện công trình được trang trí các phù điêu có đề tài mang
phong cách châu Âu như: chùm nho, hoa lá các loại, bình hoa, thiên thần có cánh, trụ tròn, trụ vuông…
xen kẽ với các đề tài như: rồng, phượng, bát bửu, hoa văn thảo mộc phương Đông (Hình 5). Đặc biệt,
bên cạnh những tác phẩm khảm ghép sành sứ, tác phẩm điêu khắc, thì hệ thống bích họa trang trí nội
thất đã hội tụ những giá trị mỹ thuật tạo hình và giàu tính thẩm mỹ.
Dựa theo bức ảnh vua Khải Định chụp năm 1918 tại cung An Định, thì tại thời điểm này, trên
tường Khải Tường lâu đã được vẽ trang trí bích họa (Hình 6), với tầng 1 có 7 phòng, có sảnh đường là
nơi đón tiếp và tổ chức các buổi dã tiệc quan trọng, có diện tích 44.2 m2 (Hình 7) được trang trí sáu bức
bích họa bố trí đăng đối qua đường thần đạo của cung, làm điểm nhấn chính cho lầu Khải Tường. Tranh
được vẽ bằng sơn dầu trực tiếp lên mặt tường, gồm: bốn bức bích họa Lăng Gia Long, Lăng Thiệu Trị,
Lăng Minh Mạng, Lăng Tự Đức có kích thước 1,8m x 1,4m; hai bức Một góc lăng Đồng Khánh 1 và 2
(Hình 8) tái hiện lại phong cảnh của các lăng theo lối tả thực, thể hiện đặc trưng kiến trúc riêng của từng
lăng, ẩn hiện giữa không gian tràn ngập cây xanh, sông nước, mây trời. Khung tranh bằng gỗ dát vàng
chạm nổi hoa văn tinh xảo. Xung quanh bích họa phong cảnh là họa tiết hoa hồng (9 x 9cm) phủ kín
tường và cầu thang dẫn lên tầng 1. Các phòng còn lại được trang trí các hoa văn hoa lá cách điệu từ bông
hoa gạo màu hồng, cam, tím nổi bật trên nền cuống lá acanthus xanh lục (Hình 9), các bố cục họa tiết
hoa hồng năm màu ngũ sắc Huế: vàng, hồng, tím, trắng, lục trên nền tường màu vàng nhạt (Hình 10).
Phía trên đỉnh của vách tường là những dây hoa hồng khoe sắc cùng hình ảnh bươm bướm.
Tại tầng 2, phòng trung tâm trang trí các hoa văn lục giác được cách điệu hướng tâm trên gam
màu nâu hồng (Hình 11). Các phòng khác là hệ thống hoa văn hoa lá cách điệu (Hình 12). Trần nhà
trang trí đường diềm hoa lá cách điệu từ hoa râm bụt kép màu sắc trang nhã. Các phòng sinh hoạt còn
lại của gia đình hoàng gia được trang trí hoa hồng giống phòng tầng 1, hoặc bố cục mặt võng lưới; hành
lang được trang trí hoa văn họa tiết như hoa hồng, hoa xuyến chi xen kẽ là những chữ Hán. Tại tầng 3
là không gian phục vụ việc thờ tự, chưa được phục chế.
4.2. Bích hoạ lăng Khải Định
Lăng Khải Định (Hình 1) được bắt đầu xây dựng từ năm 1920 với diện tích (117m x 48,5m) với
sự kết hợp nhiều phong cách kiến trúc Âu - Á bằng xi măng sắt thép và phối hợp rất nhiều loại hình
trang trí như khảm sành sứ màu và thuỷ tính, chạm nổi, chạm khắc các đồ án hoa văn tứ linh, bát bửu,
tứ thời… sinh động; trong đó bích họa trên trần điện Khải Thành có tên Cửu long ẩn vân là tác phẩm
hội họa hoành tráng, do nghệ nhân Phan Văn Tánh vẽ vào khoảng những năm 1920 - 1922.
Đồ án trang trí Cửu Long ẩn còn có tên gọi Vân khỉ long đăng tức Mây nổi rồng bay (Hình 2)
được kết hợp giữa hình ảnh chín con rồng đang ẩn hiện trong những đám mây, với biểu ý cầu mong thời
vận triều đại tốt lành, mưa thuận gió hòa. Về nghệ thuật tạo hình, bích họa Cửu Long ẩn vân là bộ gồm
ba bức tranh, được bố cục trọn vẹn, cân đối trên trần của ba gian điện Khải Thành. Hình ảnh chín con
rồng tượng trưng cho nhà vua được vẽ với dáng hình mạnh mẽ, nét mực gia giảm đậm nhạt tùy vị trí,
đường nét sắc sảo, được thể hiện theo hình thức nghệ thuật ám họa. Rồng tuy ẩn hiện trong mây, không
lộ hết hình thể, nhưng vẫn biểu lộ được sự uy nghi, đường bệ. Với kỹ thuật vẽ điêu luyện, người nghệ
nhân đã chăm chút tinh tế từng chi tiết tóc, râu, vảy, chân rồng, hay những guột mây. Đặc biệt, đôi mắt
rồng được nghệ nhân điểm nhãn tinh xảo và chuẩn xác, khiến thần thái, cốt cách toát lên sức mạnh nội
lực, như có thể giương uy, vùng dậy táo bạo bất cứ lúc nào. Về màu sắc, bức tranh có gam xám xanh
chủ đạo tạo nên nét hoài cổ, vừa hư vừa thực giữa không gian thờ tự trang trọng nhất tại nơi chôn cất
của vua Khải Định. Đây là ba bích hoạ rồng được đánh giá “là những bức họa hoành tráng có giá trị mỹ

- 185 -
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế TED-2021 Phần I: Văn hóa và Văn hóa Du lịch Việt Nam
_______________________________________________________________________________________________________________________________________

thuật cao nhất của nền hội họa nước ta” [2, tr.186], đã thể hiện đầy đủ những đặc trưng tiêu biểu rồng
thời Nguyễn, mang sự khác biệt rõ rệt khi so sánh với rồng các triều đại khác, có thể được nghiên cứu
ứng dụng trên các đồ án trang trí hiện đại mà nhiều sinh viên, nghệ sĩ trong lĩnh vực văn hoá và nghệ
thuật thị giác quan tâm.
4.3. Bích hoạ điện Kiến Trung - Đại Nội
Điện Kiến Trung là một công trình kiến trúc trong Đại Nội Huế, được xây dựng từ năm 1921 đến
năm 1923 cùng thời gian với việc xây lăng Khải Định để làm nơi sinh hoạt của vua trong hoàng cung.
Kiến trúc điện Kiến Trung là sự kết hợp giữa phong cách Âu châu gồm kiến trúc Pháp, kiến trúc Phục
hưng Ý kết hợp kiến trúc cổ truyền Việt Nam. Bên trong nội thất, tường được vẽ trang trí bích họa cầu
kỳ, sang trọng (Hình 13). Tuy nhiên, điện Kiến Trung đã bị phá hủy hoàn toàn trong chiến tranh, do đó
việc khảo cứu chỉ dừng lại ở mức tiếp cận một số tài liệu và hình ảnh được người Pháp chụp lại. Hệ
thống bích họa trang trí điện chủ yếu là những hoa văn họa tiết cách điệu từ các loài hoa lá, các hình kỷ
hà… được vẽ chỉnh chu và tinh tế với bố cục mảng hình và đường nét cân đối hài hòa, nhịp điệu uốn
lượn mềm mại, thanh nhã. Nét đẹp giao thoa giữa hai nền văn hóa Phương Đông và phương Tây trong
công trình này tạo nên một đặc trưng riêng mang giá trị nghệ thuật trang trí và ứng dụng cao. Hiện tại
điện Kiến Trung đang được các chuyên gia nhà thầu trong và ngoài nước phục dựng theo những tư liệu
chuẩn xác, với mong muốn tái hiện lại một công trình kiến trúc độc đáo ra đời dưới triều vua Khải Định.
Đầu thế kỷ XX, thông qua những biến động về chính trị, văn hoá nghệ thuật Pháp đã bắt đầu có
nhiều ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hoá xã hội Việt Nam nói chung và mỹ thuật cung đình Huế nói riêng,
nhất là dưới thời trị vì của vua Khải Định - một giai đoạn đã để lại cho hậu nhân rất nhiều dấu ấn trên
các công trình kiến trúc, mỹ thuật cung đình với những nét đặc trưng riêng của thời đại. Bên cạnh đó,
cũng phải nhìn nhận rằng các tác phẩm ra đời đều có ít nhiều dấu ấn và sự chi phối sâu sắc về mặt thẩm
mỹ của vua Khải Định - một vị vua không mấy thành công trên con đường chính trị, nhưng đã thể hiện
tư duy nghệ thuật độc đáo, khác lạ, đôi khi được đánh giá là sính ngoại, ngông cuồng. Hầu hết những
giá trị kiến trúc mỹ thuật trang trí trên cung An Định, lăng Khải Định, điện Kiến Trung, hay những bộ
trang phục ông ngự dụng đã nhận được nhiều bình luận khen chê trái chiều gay gắt nhất của các học giả
trong và ngoài nước xưa nay… Tuy nhiên những yếu tố đó đồng thời đã góp phần tạo nên những công
trình mỹ thuật độc đáo nhất của triều Nguyễn.
Với những giá trị về văn hoá và nghệ thuật tạo hình trên, sự kết hợp tham quan nghiên cứu ba
công trình cung An Định, căng Khải Định và điện Kiến Trung trong tương lai sẽ mang đến cho du khách
những cái nhìn cận cạnh hơn về đặc trưng văn hoá, mỹ thuật cung đình, những tác động của nghệ thuật
phương Tây ảnh hưởng đến mỹ thuật triều Nguyễn đầu thế kỷ XX, cũng như tư duy nghệ thuật của vua
Khải Định đã ảnh hưởng đến phong cách mỗi công trình, tác phẩm mỹ thuật v.v…
5. Một vài giải pháp giới thiệu những dấu ấn văn hoá của hội họa cung đình Huế trên kiến
trúc triều Nguyễn đầu thế kỷ XX thông qua hoạt động du lịch tìm hiểu về văn hoá mỹ thuật
Các tour du lịch tham quan danh lam thắng cảnh đẹp tại Huế đã rất thành công từ xưa đến nay.
Tuy nhiên, hướng khai thác những tour du lịch chuyên sâu về mảng văn hoá kết hợp mỹ thuật truyền
thống lại ít được các đơn vị lữ hành quan tâm khai thác, trong khi nhu cầu thực của sinh viên các trường
văn hoá, kiến trúc, mỹ thuật và thiết kế, các nghệ sĩ là khá thực tế. Chính vì vậy, để chuẩn bị tốt cho
việc phát triển các tour du lịch chuyên sâu về mảng văn hoá mỹ thuật, công tác nâng cao kiến thức về
lịch sử mỹ thuật Việt Nam nói chung và triều Nguyễn - Huế nói riêng là điều cần thiết. Đặc biệt có thể
mời các nhà nghiên cứu tại bản địa hướng dẫn tư vấn các chuyên đề để tăng tính chuyên nghiệp, bao
gồm các hoạt động hướng dẫn về lý thuyết, thực hành v.v…
Bên cạnh công tác xin giấy phép, giám sát hoạt động của khách để đảm bảo tính an toàn cho di
tích, hiện vật; nghiên cứu và hệ thống lại những công trình có các giá trị mỹ thuật độc đáo để thiết kế
tour cho phù hợp về nội dung, lịch trình và các tiện ích kèm theo, thì các các hoạt động quảng bá trên
internet thông qua fanpage, website, liên kết tổ chức chương trình điền dã học tập nghiên cứu mỹ thuật
thường niên cho các trường nghệ thuật trong nước cũng là một hướng tiếp cận đối tượng khách hàng
tiềm năng khá hiệu quả.
Ngoài ra, hình thức tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về các giá trị di sản, văn hoá, mỹ thuật thông
qua bằng bài luận, tranh vẽ chất liệu hoặc tác phẩm vẽ kỹ thuật số (digital painting), triển lãm những

- 186 -
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế TED-2021 Phần I: Văn hóa và Văn hóa Du lịch Việt Nam
_______________________________________________________________________________________________________________________________________

thành quả nghiên cứu bằng các tác phẩm nghệ thuật sau mỗi chương trình cũng giúp tăng cường quảng
bá, kích thích nhu cầu của du khách.
Các thiết kế các tập san chuyên đề có kết hợp ứng dụng công nghệ thực tế tăng cường AR
(Augmented Reality) để mang đến cho du khách những trải nghiệm tương tác hiện đại, giàu cảm xúc
(bao gồm video, hình ảnh, thông tin mở rộng…) cũng cần lập kế hoạch cụ thể, rõ ràng. Mỗi hình ảnh
truyền thông phải đạt giá trị thẩm mỹ, thể hiện sự chuyên nghiệp và tính hiệu quả cao.
6. Kết luận
Vẫn mang một số nét tương đồng với du lịch tham quan di tích thắng cảnh phổ biến hiện nay, các
tour điền dã nghiên những nền tảng văn hoá mỹ thuật còn mở thêm một hướng phát triển về chiều sâu,
hỗ trợ kiến thức chuyên ngành thực tế đối với những đối tượng có nhu cầu thực sự. Bên cạnh đó, các
hoạt động như đo đạc, chụp ảnh, vẽ ghi để hệ thống lại các đồ án hoa văn hoạ tiết từng công trình, nghiên
cứu thể nghiệm về bảng màu truyền thống Huế trực tiếp dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia nghiên
cứu bản địa với vai trò cố vấn, kết hợp các dịch vụ bổ trợ như tìm hiểu văn hoá ẩm thực, nghỉ ngơi, thư
giản nhằm hỗ trợ tối ưu lợi ích cho du khách sẽ tăng tính hấp dẫn cho mỗi chương trình. Các kiến thức
lý thuyết về mỹ thuật truyền thống sẽ không còn nằm tản mạn trên các mặt báo, internet, hay chia thành
những phần nhỏ trong sách vở của học giả đi trước, khi người tham gia được đích thân khảo sát, tìm
hiểu, phân tích trực quan tại di tích. Hình thức này sẽ trở thành điểm nhấn trong chương trình du lịch
nghiên cứu về nghệ thuật nhiều địa phương khác có thể áp dụng. Để du lịch ở đây không còn nằm ở
những giá trị chụp hình lưu niệm hay nghe giới thiệu những thông tin sơ lược, mà du khách sẽ có nhiều
cơ hội lựa chọn những tour phù hợp để tìm hiểu, nghiên cứu những giá trị mỹ thuật độc đáo, chuyên
sâu, đáp ứng các nhu cầu ứng dụng vào thực tế công việc. Ngoài ra, hoạt động của tour theo hướng học
thuật như trên còn góp phần mở rộng những kiến thức cơ bản về bảo tồn những giá trị mỹ thuật, mang
tính giáo dục và nâng cao đời sống thẩm mỹ cho mọi người.
Tài liệu tham khảo
1. Võ Hương An (1994), Vua Khải Định hình ảnh và sự kiện (1916-1922), Nxb Văn hóa - Văn
Nghệ, TP. Hồ Chí Minh.
2. Trần Huy Hùng Cường (2005), Đường đến các di sản miền Trung, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
3. Quốc sử quán triều Nguyễn (2009), Đồng Khánh, Khải Định chính yếu, Nxb Thời đại, Hà Nội.
4. Song Ngư (tổng hợp) (2017), Điện Kiến Trung và những tấm ảnh quý ghi lại vẻ đẹp lộng lẫy
một thời, thời gian truy cập 10:45, 15/3/2018, Link: http://hue.tintuc.vn/van-hoa/dien-kien-trung-va-
nhung-tam-anh-quy-ghi-lai-ve-dep-long-lay-mot-thoi.html.
5. Martin Kemlein, Võ Đinh An Tuấn (dịch) (2010), An Định, Báu vật tiềm ẩn Huế, Nxb
Ruksaldruck GmbH, Berlin.
Thông tin tác giả và bài viết
Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Huế - Đại học FPT Hồ Chí Minh.
Mobile: (+84) 0899328487
Email: huentm14@fe.edu.vn
Công trình này được tài trợ từ đề tài mang mã số: DHFPT/2021/22, Đại học FPT

- 187 -
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế TED-2021 Phần I: Văn hóa và Văn hóa Du lịch Việt Nam
_______________________________________________________________________________________________________________________________________

HÌNH ẢNH MINH HOẠ

Hình 1. Lăng Khải Định. Nguồn: Tác giả.

Hình 2. Bích họa Cửu Long ẩn vân, cung Thiên Định, điện Khải Thành, Lăng Khải Định. Nguồn: Tác
giả.

Hình 3. Cung An Định. Nguồn: Tác giả. Hình 4. Khải Tường lâu, cung An Định. Nguồn:
Tác giả.

- 188 -
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế TED-2021 Phần I: Văn hóa và Văn hóa Du lịch Việt Nam
_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Hình 5. Hệ thống hoa văn họa tiết trang trí lẩu Khải Tường. Nguồn: Tác giả.

Hình 6. Hình ảnh vua Khải Định chụp năm 1918 tại cung An Định. Lúc này trên tường đã có trang trí
bích họa. Nguồn: [5].

Hình 7. Hình Panorama Đại sảnh - Khải Tường lâu, cung An Định
Nguồn: Ảnh chụp của Nguyễn Quang Huy.

- 189 -
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế TED-2021 Phần I: Văn hóa và Văn hóa Du lịch Việt Nam
_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Hình 8. Sáu bích hoạ phong cảnh vẽ về lăng mộ các vua Nguyễn tại Khải Tường lâu, cung An Định.
Nguồn: Tác giả.

Hình 9. Hoạ tiết trang trí phòng ăn tầng 1 sau khi phục chế. Nguồn: Tác giả.

Hình 10. Hoạ tiết hoa hồng trang trí các phòng tầng 1- Khải Tường lâu, cung An Định. Nguồn: Tác
giả.

- 190 -
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế TED-2021 Phần I: Văn hóa và Văn hóa Du lịch Việt Nam
_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Hình 11. Tường trang trí hoa văn bát giác phòng trung tâm tầng 2. Nguồn: Tác giả.

Hình 12. Hoa văn cách điệu hoa lá trang trí tầng hai. Nguồn: Tác giả.

Hình 13. Bích họa nội thất điện Kiến Trung - Đại Nội Huế. Nguồn: [4].

- 191 -

View publication stats

You might also like