Bản Sao Rfid

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1.

Nguyên lí hoạt động RFID

Thiết bị RFID reader phát ra sóng điện từ ở một tần số cụ thể nào đó và
thiết bị phát mã RFID tag trong vùng hoạt động sẽ cảm nhận được sóng
được điện từ này và thu nhận năng lượng từ đó phát lại cho thiết bị RFID
biết mã số của mình. Ngay lúc đó RFID reader biết được tag nào đang
hoạt động trong vùng sóng điện từ.
Anh em có thể hình dung nguyên lý hoạt động của công nghệ RFID như
sau: Một thiết bị RFID đọc (reader) sẽ được đặt cố định ở một vị trí phát
ra sóng vô tuyến điện ở một tần số cụ thể nào đó và phát hiện thiết bị phát
xung quanh nó.
Khi đó nếu thiết bị RFID phát (tag) nằm trong vùng nhận được sóng điện
từ này sẽ thu nhận năng lượng, sau đó phát lại cho thiết bị RFID biết mã
số của mình. Từ đó, RFID đọc sẽ biết được thiết bị phát nào đang hoạt
động trong vùng sóng điện tử.
Cụ thể, bên trong thẻ chip của công nghệ này đều chứa các mã nhận dạng
khác nhau. Nếu là thẻ 32bit thì có thể chứa tới 4 tỷ mã số. Và khi sản xuất
thì mỗi thẻ chip RFID sẽ chứa các mã nhận dạng chính xác và không bị
nhầm lẫn. Điều này cũng giúp cho các thiết bị gắn RFID có độ an toàn và
tính bảo mật cao.
Về chức năng của từng thành phần:

+ Tag (Thẻ RFID) là thiết bị phát ra tín hiệu sóng vô tuyến (chủ động
hoặc thụ động) nhờ con chip siêu nhỏ được gắn bên trong thẻ. Khi sử
dụng người dùng sẽ gắn các thẻ này lên các sản phẩm, hàng hóa cần
theo dõi. Mỗi thẻ RFID cũng có một mã số nhất định không được
trùng với nhau.

+ Reader (Đầu đọc RFID) là thiết bị được gắn anten phát và thu sóng vô
tuyến phát ra từ thẻ RFID và một đơn vị đo điện tử học đã được nối mạng
với máy chủ. Đầu thu RFID cho phép phát, thu sóng vô tuyến từ thẻ
RFID trong phạm vi từ 0.5 – 30m hoặc xa hơn (tùy dòng thiết bị). Dữ liệu
sau khi thu nhận sẽ được truyền thẳng về hệ thống máy chủ chứa phần
mềm server và lưu giữ ở đó.

+ Máy chủ là địa điểm tiếp nhận dữ liệu của các tag được đầu đọc nhận
diện và tiến hành quá trình xử lý cuối cùng là hiển thị cho người dùng.
Tùy theo yêu cầu ứng dụng mà máy chủ sẽ được cài đặt phần mềm tương
ứng.
Nguyên lý hoạt động RFID:

Các tag (thẻ RFID) tích cực tự phát ra tần số nhờ pin hoặc tag (thẻ RFID)
thụ động nhận được yêu cầu phản hồi của reader khi nằm trong vùng quét
sẽ phát ra tần số.

Anten thu sóng vô tuyến của reader (Đầu đọc RFID) sẽ tiếp nhận các
thông tin từ tần số của tag và trả về máy chủ qua đơn vị đo điện tử học.
Reader sẽ thực hiện việc mã hóa/ giải mã và xác thực người dùng.

Máy chủ xử lý dữ liệu mà các reader thu thập từ các tag và dịch nó giữa
mạng RFID và các hệ thống công nghệ thông tin lớn hơn để thực thi các
lệnh quản trị dữ liệu khác từ yêu cầu của người dùng.

Reader có thể phát hiện ra tag ngay cả khi không nhìn thấy chúng. Một hệ
thống RFID có thể gồm nhiều tag và nhiều reader được kết nối với một
trung tâm máy tính.

Tag tích cực có thể được đọc ở khoảng xa 100 feet và tag thụ động có thể
được đọc xa ở khoảng cách 20 feet.

2.Ứng dụng công nghệ RFID trong các lĩnh vực kinh
doanh
Với ưu thế nhận diện mọi thẻ tag không cần tiếp xúc trực
tiếp, không cần nhìn thấy, tính bảo mật cao nên công
nghệ RFID được ưa chuộng sử dụng cho nhiều ngành
nghề, lĩnh vực kinh doanh trên thị trường hiện nay như:
-Theo dõi các sản phẩm sản xuất thông qua các nhà máy
và thông qua vận chuyển cho khách hàng.
-Theo dõi hàng tồn kho thông qua quản lý kho bãi,vận
chuyển và các trung tâm phân phối.
-Quản lý kho :Công nghệ RFID thường được dùng để kiểm soát,
phân loại sản phẩm trong các nhà kho lớn. Theo đó, các hàng hóa sẽ được
dán RFID tag và thiết bị thu nhận tín hiệu phát ra từ tag (Antenna) sẽ
được lắp tại nhiều vị trí trong kho sẽ nhận tín hiệu được truyền tới và
chuyển cho thiết bị đọc (RFID reader).
Khi nhận được tín hiệu từ thiết bị Antenna, thiết bị đọc sẽ đọc dữ liệu và
cập nhật lên hệ thống. Nhờ vậy, có thể giúp giảm thiểu sai lệch tồn kho,
đỡ mất thời gian kiểm tra từng sản phẩm, cập nhật thông tin,…Và việc
ứng dụng RFID để có được thông tin nhanh chóng, chính xác sẽ giúp
doanh nghiệp hoạch định kế hoạch kinh doanh hiệu quả hơn.

-Hệ thống chống trộm:Ngoài ra, công nghệ RFID còn được ứng
dụng trong việc chống mất trộm tại các hệ thống bán lẻ của các cửa hàng,
siêu thị. Các mã số hàng hóa sẽ được gắn chụp RFID tag và thiết bị đọc
được đặt ở vị trí bên ngoài để kiểm soát. Khi hàng hóa chưa được tháo
chip ra ngoài cửa kiểm soát sẽ bị thiết bị đọc nhận ra và phát âm thanh
cảnh báo. Điều này giúp tránh mọi thất thoát và rủi ro cho cửa hàng.

-Tối ưu dây chuyền sản xuất :xác định các sản phẩm đó được gia
công đến công đoạn nào và kiểm soát tốt thời gian cũng như quy trình
thực hiện. Nhờ đó, có thể giảm thiểu được các lỗi phát sinh và ngăn chặn
việc tồn đọng trên dây chuyền sản xuất.

Một hệ thống RFID cơ bản gồm có 3 thành phần chính là: Tag (thẻ
RFID), reader (đầu đọc RFID) và máy chủ server.

You might also like