Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

1

Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và hoạt động ngôn ngữ


Ngôn ngữ và hoạt động ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động
qua lại lẫn nhau: không có một thứ ngôn ngữ nào tồn tại và phát triển bên ngoài quá trình
hoạt động ngôn ngữ, ngược lại quá trình hoạt động ngôn ngữ cũng không thể có được nếu
không dựa vào một ngôn ngữ nhất định. Ngôn ngữ là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ
học. Còn hoạt động ngôn ngữ là đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học.
* Các loại hoạt động ngôn ngữ
+ Hoạt động ngôn ngữ bên ngoài
Ngôn ngữ bên ngoài là ngôn ngữ hướng vào người khác nhằm mục đích giao
tiếp, dùng để truyền đạt và tiếp thu tư tưởng, ý nghĩ. Ngôn ngữ bên ngoài gồm hai loại:
ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
 Hoạt động ngôn ngữ nói
Là ngôn ngữ hướng vào người khác, được thực hiện bằng âm thanh và tiếp thu bằng
cơ quan phân tích thính giác. Ngôn ngữ nói là hình thức cổ sơ nhất trong lịch sử.
Hoạt động ngôn ngữ nói có hai loại: ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại
Ngôn ngữ đối thoại: Là ngôn ngữ giữa hai hay nhiều người với nhau, lúc thì người này
nói, người kia nghe và ngược lại.
Ngôn ngữ độc thoại: Là ngôn ngữ trong đó một người nói, còn những người khác
nghe, như đọc diễn văn, giảng, liên tục, một chiều.
 Hoạt động ngôn ngữ viết
Là ngôn ngữ hướng vào người khác, được biểu hiện bằng ký hiệu chữ viết và tiếp thu
bằng cơ quan phân tích thị giác.
Ngôn ngữ viết cũng có hai loại: độc thoại (sách, báo, tạp chí v.v…) và đối thoại gián tiếp
(thư từ, điện tín…).Hình 1

1
Khi giao tiếp bằng ngôn ngữ viết người ta gặp phải một số khó khăn: Người viết
không thể sử dụng phương tiện phụ để hỗ trợ như giọng nói, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt…;
không biết rừ phản ứng của người đọc. Người đọc không thể bày tỏ ý kiến của mình một
cách trực tiếp.

You might also like