1. Câu hỏi tham khảo ktct bổ sung

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

Câu 1: Làm rõ các chức năng của Kinh tế chính trị Mác - Lênin.

Gợi ý trả lời:


* Khái niệm Kinh tế chính trị
Là môn khoa học kinh tế nghiên cứu các quan hệ kinh tế để tìm ra các quy luật chi
phối sự vận động của các hiện tượng và quá trình hoạt động kinh tế của con người
tương ứng với những trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội.
* Các chức năng:
- Chức năng nhận thức
+ Kinh tế chính trị Mác - Lênin cung cấp hệ thống tri thức lý luận về sự vận động
của các quan hệ giữa người với người trong sản xuất và trao đổi.
+ Cung cấp những phạm trù kinh tế cơ bản được khái quát, phản ánh từ hiện tượng
kinh tế.
- Chức năng thực tiễn
+ Giúp người lao động cũng như những nhà hoạch định chính sách biết vận dụng
những quy luật kinh tế trong hoạt động lao động cũng như quản trị của quốc gia.
+ Đối với sinh viên, kinh tế chính trị Mác - Lênin là cơ sở lý luận khoa học để
nhận diện và định vị vai trò, trách nhiệm của bản thân.
- Chức năng tư tưởng
+ Kinh tế chính trị Mác - Lênin góp phần xây dựng nền tảng tư tưởng cho những
người lao động tiến bộ và yêu chuộng tự do, yêu chuộng hòa bình.
+ Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học cho những chủ thể có mong muốn
xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp, hướng tới giải phóng con người, xóa bỏ dần
những áp bức, bất công giữa con người với con người.
- Chức năng phương pháp luận
Kinh tế chính trị Mác - Lênin thể hiện chức năng phương pháp luận, nền tảng lý
luận khoa học cho việc tiếp cận các khoa học kinh tế chuyên ngành.
Câu 2: Phân tích điều kiện ra đời và ưu thế của sản xuất hàng hóa.
Gợi ý trả lời:
* Khái niệm sản xuất hàng hoá
Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó những người sản xuất ra sản
phẩm nhằm mục đích trao đổi, mua bán.
* Hai điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá:
- Phân công lao động xã hội

1
+ Khái niệm phân công lao động xã hội
+ Vai trò của phân công lao động xã hội đối với sự ra đời của sản xuất hàng hoá.
- Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất
+ Vai trò của sự tách biệt về kinh tế giữa các chủ thể sản xuất.
+ Biểu hiện của sự tách biệt về kinh tế giữa giữa các chủ thể sản xuất.
* Ưu thế của sản xuất hàng hóa:
- Thúc đẩy phân công lao động xã hội
- Tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
- Sản xuất hàng hóa quy mô lớn là hình thức tổ chức kinh tế - xã hội hiện đại, phù
hợp với xu thế xã hội ngày nay
- Là mô hình kinh tế mở, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa, nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của xã hội
Câu 3: Phân tích hai thuộc tính của hàng hoá. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề
này.
* Khái niệm hàng hoá
Gợi ý trả lời:
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con
người thông qua trao đổi, mua bán.
* Phân tích hai thuộc tính của hàng hoá:
- Giá trị sử dụng của hàng hoá:
+ Khái niệm giá trị sử dụng của hàng hoá
+ Đặc điểm của giá trị sử dụng
- Giá trị của hàng hoá:
+ Khái niệm giá trị hàng hoá
+ Đặc điểm của giá trị
* Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hoá
* Ý nghĩa của việc nghiên cứu hai thuộc tính của hàng hóa
- Từ thuộc tính giá trị sử dụng của hàng hóa
- Từ thuộc tính giá trị của hàng hóa
Câu 4: Phân tích điều kiện ra đời và đặc trưng của sản xuất hàng hóa.
* Khái niệm sản xuất hàng hoá
Gợi ý trả lời:
Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó những người sản xuất ra sản
phẩm nhằm mục đích trao đổi, mua bán.
* Hai điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá:

2
- Phân công lao động xã hội
+ Khái niệm phân công lao động xã hội
+ Vai trò của phân công lao động xã hội đối với sự ra đời của sản xuất hàng hoá.
- Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất
+ Vai trò của sự tách biệt về kinh tế giữa các chủ thể sản xuất.
+ Biểu hiện của sự tách biệt về kinh tế giữa các chủ thể sản xuất.
* Đặc trưng của sản xuất hàng hóa:
- Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán
- Lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân vừa mang tính xã
hội
- Mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận
Câu 5: Phân tích tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá. Ý nghĩa của việc
nghiên cứu vấn đề này.
Gợi ý trả lời:
* Phân tích tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá:
- Lao động cụ thể:
+ Khái niệm lao động cụ thể
+ Vai trò của lao động cụ thể
- Lao động trừu tượng:
+ Khái niệm lao động trừu tượng
+ Vai trò của lao động trừu tượng
* Phân biệt lao động tư nhân và lao động xã hội
* Ý nghĩa nghiên cứu tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá
- Nghiên cứu tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá đã giải thích một cách
khoa học vì sao hàng hoá có hai thuộc tính, vạch rõ nguồn gốc của giá trị sử dụng và
giá trị của hàng hoá.
- Lao động trừu tượng tạo nên giá trị của hàng hóa, đây là cơ sở để những người
sản xuất hàng hoá thiết lập quan hệ kinh tế, trao đổi sản phẩm cho nhau.
Câu 6: Phân tích luận điểm: Sở dĩ hàng hoá có hai thuộc tính là do lao động của
người sản xuất hàng hoá có tính hai mặt: mặt cụ thể và mặt trừu tượng.
Gợi ý trả lời:
* Nhận xét: Nghiên cứu mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hoá với lao
động sản xuất hàng hoá, C. Mác phát hiện ra rằng, sở dĩ hàng hoá có hai thuộc tính là
do lao động của người sản xuất hàng hoá có tính hai mặt: mặt cụ thể và mặt trừu

3
tượng
* Phân tích lao động cụ thể:
- Khái niệm lao động cụ thể
- Vai trò của lao động cụ thể
* Phân tích lao động trừu tượng:
- Khái niệm lao động trừu tượng
- Vai trò của lao động trừu tượng
* Phân biệt lao động tư nhân và lao động xã hội
Câu 7: Lượng giá trị của hàng hoá là gì? Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng
giá trị của hàng hoá.
Gợi ý trả lời:
* Lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá
Là lượng lao động đã hao phí để tạo ra hàng hoá, được tính bằng thời gian lao
động xã hội cần thiết.
* Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hoá:
- Năng suất lao động:
+ Khái niệm năng suất lao động
+ Tác động của năng suất lao động đến lượng giá trị hàng
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động
+ Phân biệt tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động
- Mức độ phức tạp của lao động:
+ Khái niệm lao động giản đơn
+ Khái niệm lao động phức tạp
+ Tác động của lao động giản đơn và lao động phức tạp đến lượng giá trị hàng
hoá
Câu 8: Phân tích nguồn gốc và bản chất của tiền.
Gợi ý trả lời:
* Phân tích nguồn gốc của tiền: Thể hiện qua sự phát triển của các hình thái giá trị:
- Hình thái giá trị giản đơn:
- Hình thái giá trị mở rộng:
- Hình thái chung của giá trị:
- Hình thái tiền:
* Bản chất của tiền
- Tiền là một loại hàng hoá đặc biệt, là kết quả của quá trình phát triển của sản
xuất và trao đổi hàng hoá, tiền xuất hiện là yếu tố ngang giá chung cho thế giới hàng

4
hoá.
- Tiền là hình thái biểu hiện giá trị của hàng hoá.
- Tiền phản ánh lao động xã hội và mối quan hệ giữa những người sản xuất và trao
đổi hàng hoá.
Câu 9: Phân tích quá trình phát triển của các hình thái giá trị. Vì sao tiền là hàng hoá
đặc biệt?
Gợi ý trả lời:
* Phân tích nguồn gốc của tiền: Thể hiện qua sự phát triển của các hình thái giá trị:
- Hình thái giá trị giản đơn:
- Hình thái giá trị mở rộng:
- Hình thái chung của giá trị:
- Hình thái tiền:
* Giải thích tiền là hàng hoá đặc biệt
- Tiền là kết quả của quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá.
- Tiền là hàng hoá, nhưng được tách ra làm vật ngang giá chung thống nhất cho
các hàng hoá khác.
- Tiền phản ánh lao động xã hội và mối quan hệ giữa những người sản xuất và trao
đổi hàng hoá.
Câu 10: Phân tích các chức năng của tiền và chỉ ra mối quan hệ giữa các chức năng
của tiền.
Gợi ý trả lời:
* Phân tích năm chức năng của tiền:
- Thước đo giá trị
- Phương tiện lưu thông
- Phương tiện cất trữ
- Phương tiện thanh toán
- Tiền tệ thế giới
* Chỉ ra mối quan hệ giữa các chức năng của tiền
- Năm chức năng của tiền trong nền kinh tế hàng hoá quan hệ mật thiết với nhau.
- Sự phát triển các chức năng của tiền phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu
thông hàng hoá.
Câu 11: Phân tích vai trò của thị trường trong nền kinh tế thị trường. Cho ví dụ minh
hoạ.
Gợi ý trả lời:

5
* Khái niệm thị trường
* Phân tích vai trò của thị trường:
- Thị trường thực hiện giá trị hàng hoá, là điều kiện, môi trường cho sản xuất phát
triển
- Thị trường kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội, tạo ra cách
thức phân bổ nguồn lực hiệu quả trong nền kinh tế
- Thị trường gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể, gắn nền kinh tế quốc gia
với nền kinh tế thế giới
- Vai trò của thị trường không tách rời với cơ chế thị trường - là hệ thống các quan
hệ mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế
Mỗi nội dung cần lấy ví dụ minh họa
Câu 12: Trình bày những ưu thế và khuyết tật của nền kinh tế thị trường. Ý
nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này.
Gợi ý trả lời:
* Khái niệm nền kinh tế thị trường
Là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường, đó là nền kinh tế hàng hoá
phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường,
chịu sự tác động và điều tiết của các quy luật thị trường.
* Ưu thế của nền kinh tế thị trường:
- Nền kinh tế thị trường luôn tạo ra động lực cho sự sáng tạo của các chủ thể kinh
tế
- Nền kinh tế thị trường luôn phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, các
vùng miền cũng như lợi thế quốc gia
- Nền kinh tế thị trường luôn tạo ra các phương thức để thoả mãn tối đa nhu cầu
của con người, từ đó thúc đẩy tiến bộ và văn minh của xã hội
* Khuyết tật của nền kinh tế thị trường:
- Nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những rủi ro khủng hoảng
- Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên
không thể tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên, môi trường xã hội
- Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được hiện tượng phân hoá sâu sắc
trong xã hội
* Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này (trong slie bài giảng)
Câu 13: Phân tích nội dung và tác động của quy luật giá trị.
Gợi ý trả lời:

6
* Phân tích nội dung của quy luật giá trị:
- Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành
trên cơ sở của hao phí lao động xã hội cần thiết
- Yêu cầu với người sản xuất
- Yêu cầu trong lĩnh vực trao đổi
* Phân tích tác động của quy luật giá trị:
- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc
đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển
- Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành người
giàu, người nghèo
Câu 14: Phân tích tác động của quy luật giá trị. Ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật
này trong xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện
nay.
Gợi ý trả lời:
* Phân tích những tác động của quy luật giá trị:
- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
+ Biểu hiện của điều tiết sản xuất
+ Biểu hiện của điều tiết lưu thông
- Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc
đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển
+ Người sản xuất có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội, khi bán theo giá trị xã hội
sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. Ngược lại, người sản xuất có giá trị cá biệt lớn hơn
giá trị xã hội sẽ gặp bất lợi hoặc thua lỗ.
+ Để đứng vững trong cạnh tranh và tránh không bị phá sản, người sản xuất phải
luôn tìm cách làm cho giá trị cá biệt hàng hóa của mình nhỏ hơn hoặc bằng giá trị xã
hội.
- Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành người
giàu, người nghèo
+ Biểu hiện của phân hoá người sản xuất hàng hóa thành người giàu.
+ Biểu hiện của phân hoá người sản xuất hàng hóa thành người nghèo.
* Ý nghĩa của vệc nghiên cứu quy luật giá trị trong xây dựng nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
- Tăng cường vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước;
- Phát huy tính chủ động, linh hoạt của các chủ thể kinh tế;

7
Câu 15: Phân tích quy luật lưu thông tiền tệ. Ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật
này.
Gợi ý trả lời:
* Phân tích quy luật lưu thông tiền tệ:
- Nêu nội dung quy luật lưu thông tiền tệ
+ Quy luật lưu thông tiền tệ yêu cầu lưu thông tiền tệ phải că cứ trên yêu cầu của
lưu thông hàng hoá và dịch vụ.
+ Việc đưa số lượng tiền cần thiết cho lưu thông trong mỗi thời kỳ nhất định phải
thống nhất với lưu thông hàng hoá.
- Tính lượng tiền cần thiết cho lưu thông:
+ Khi tiền thực hiện chức năng phương tiện lưu thông:
 Viết công thức
 Nêu nhận xét
+ Khi tiền thực hiện chức năng phương tiện thanh toán:
 Viết công thức
 Nêu nhận xét
* Ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật
- Đối với Nhà nước
- Đối với các chủ thể sản xuất kinh doanh
- Đối với người tiêu dùng
Câu 16: Phân tích quy luật cạnh tranh. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu
quy luật này.
Gợi ý trả lời:
* Phân tích quy luật cạnh tranh:
- Nội dung quy luật
+ Là quy luật kinh tế điều tiết khách quan mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa các
chủ thể trong sản xuất và trao đổi hàng hoá.
+ Quy luật cạnh tranh yêu cầu khi tham gia thị trường các chủ thể sản xuất kinh
doanh, bên cạnh sự hợp tác luôn phải chấp nhận cạnh tranh.
- Nêu khái niệm cạnh tranh
Là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế với nhau nhằm có được những ưu thế về
sản xuất cũng như tiêu thụ và thông qua đó thu được lợi ích tối đa.
- Tác động tích cực của cạnh tranh:
+ Thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất
+ Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường

8
+ Là cơ chế điều chỉnh linh hoạt trong việc phân bổ các nguồn lực
+ Thúc đẩy năng lực thoả mãn nhu cầu của xã hội
- Tác động tiêu cực của cạnh tranh:
+ Cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại đến môi trường kinh doanh
+ Cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí nguồn lực xã hội
+ Cạnh tranh không lành mạnh sẽ làm tổn hại phúc lợi xã hội
* Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu quy luật cạnh tranh
- Nhà nước cần có chính sách khuyến khích cạnh tranh lành mạnh.
- Đồng thời, cần có chế tài đủ mạnh chống lại cạnh tranh không lành mạnh trên thị
trường.
Câu 17: So sánh công thức lưu thông hàng hoá giản đơn và công thức lưu thông của
tư bản. Rút ra kết luận về công thức chung của tư bản.
Gợi ý trả lời:
* Nêu hai công thức lưu thông: Lưu thông hàng hoá giản đơn H-T-H và lưu thông tư
bản T-H-T’
So sánh công thức lưu thông hàng hoá giản đơn và công thức lưu thông của tư bản:
- Giống nhau:
- Khác nhau:
* Kết luận về công thức T-H-T’ là công thức chung của tư bản

Câu 18: Phân tích trình tự, mục đích và giới hạn của lưu thông hàng hoá giản
đơn và công thức lưu thông của tư bản.
Gợi ý trả lời:
* Nêu hai công thức lưu thông: Lưu thông hàng hoá giản đơn H-T-H và lưu thông tư
bản T-H-T’
* Phân tích trình tự, mục đích và giới hạn của 2 công thức:
- Công thức lưu thông hàng hoá giản đơn
+ Trình tự lưu thông
+ Mục đích của việc lưu thông
+ Giới hạn của việc lưu thông
- Công thức lưu thông tư bản
+ Trình tự lưu thông
+ Mục đích của việc lưu thông
+ Giới hạn của việc lưu thông
* Kết luận về công thức T-H-T’ là công thức chung của tư bản

9
Câu 19: Làm rõ sự khác nhau giữa sức lao động và lao động. Phân tích điều kiện
để sức lao động trở thành hàng hoá.
Gợi ý trả lời:
* Khái niệm sức lao động
Là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một
con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá
trị sử dụng nào đó.
* Khái niệm lao động
Là quá trình con người tác động vào giới tự nhiên, tạo ra sản phẩm phục vụ cho
nhu cầu tồn tại và phát triển của mình.
* Sự khác nhau giữa sức lao động và lao động:
- Sức lao động là khả năng lao động của con người, là điều kiện tiên quyết của mọi
quá trình sản xuất và là lực lượng sản xuất sáng tạo chủ yếu của xã hội
- Lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực
* Phân tích hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá:
- Người lao động được tự do về thân thể
- Người lao động không có đủ tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết hợp với sức lao
động của mình tạo ra hàng hoá
Câu 20: Trình bày hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động. Liên hệ với thị
trường hàng hoá sức lao động ở Việt Nam hiện nay.
Gợi ý trả lời:
* Khái niệm sức lao động
Là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một
con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá
trị sử dụng nào đó.
* Phân tích hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động
- Giá trị của hàng hoá sức lao động
+ Khái niệm giá trị hàng hoá sức lao động
+ Đặc điểm của giá trị hàng hoá sức lao động
- Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động
+ Khái niệm giá trị sử dụng hàng hoá sức lao động
+ Đặc điểm của giá trị sử dụng hàng hoá sức lao động
* Liên hệ với thị trường hàng hoá sức lao động ở Việt Nam hiện nay
Câu 21: Phân tích hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động. Vì sao hàng hoá sức
lao động là loại hàng hoá đặc biệt?

10
Gợi ý trả lời:
* Khái niệm sức lao động
Là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một
con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá
trị sử dụng nào đó.
* Phân tích hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động
- Giá trị của hàng hoá sức lao động
+ Khái niệm giá trị hàng hoá sức lao động
+ Đặc điểm của giá trị hàng hoá sức lao động
- Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động
+ Khái niệm giá trị sử dụng hàng hoá sức lao động
+ Đặc điểm của giá trị sử dụng hàng hoá sức lao động
* Giải thích hàng hoá sức lao động là loại hàng hoá đặc biệt:
- Đặc biệt về giá trị
- Đặc biệt về giá trị sử dụng
Câu 22: Phân tích quá trình tuần hoàn của tư bản. Liên hệ với thực tiễn quá
trình tổ chức sản xuất.
Gợi ý trả lời:
* Phân tích quá trình tuần hoàn của tư bản:
- Khái niệm: Tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản lần lượt trải qua ba
giai đoạn, dưới ba hình thái kế tiếp nhau gắn với thực hiện những chức năng tương
ứng và quay trở về hình thái ban đầu cùng với giá trị thặng dư
- Phân tích các giai đoạn tuần hoàn của tư bản:
+ Giai đoạn 1: Giai đoạn lưu thông
+ Giai đoạn 2: Giai đoạn sản xuất
+ Giai đoạn 3: Giai đoạn lưu thông
* Liên hệ với thực tiễn quá trình tổ chức sản xuất:
- Để sản xuất kinh doanh hiệu quả, chủ thể sản xuất kinh doanh phải có các yếu tố
sản xuất cần thiết với số lượng, cơ cấu phù hợp, tổ chức sắp xếp thực hiện công việc
theo quy trình
- Cần có những điều kiện bên ngoài thuận lợi, trong đó có sự hỗ trợ tích cực của
Nhà nước thông qua kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi
Câu 23. Phân tích quá trình sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị
11
trường tư bản chủ nghĩa.
Gợi ý: Phân tích quá trình sản xuất giá trị thặng dư:
- Quá trình sản xuất giá trị thặng dư là sự thống nhất của quá trình tạo ra và
làm tăng giá trị
- Đặc điểm của quá trình sản xuất trong xí nghiệp tư bản:
+ Công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản
+ Sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản
- Lấy ví dụ làm rõ quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư
- Khái niệm giá trị thặng dư: Là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức
lao động do công nhân tạo ra, là kết quả của lao động không công của công nhân
cho nhà tư bản
Câu 24: Cho biết thế nào là tư bản bất biến và tư bản khả biến? Căn cứ và ý
nghĩa của sự phân chia tư bản nêu trên.
Gợi ý trả lời:
* Tư bản bất biến:
- Khái niệm tư bản bất biến
- Các bộ phận của tư bản bất biến
* Khái niệm tư bản khả biến:
* Căn cứ phân chia tư bản bất biến và tư bản khả biến: Căn cứ vào vai trò của từng
bộ phận tư bản trong quá trình tạo ra giá trị thặng dư
* Ý nghĩa của sự phân chia tư bản bất biến và tư bản khả biến
- Tư bản bất biến không tạo ra giá trị thặng dư nhưng là điều kiện cần thiết để cho
quá trình tạo ra giá trị thặng dư được diễn ra
- Tư bản khả biến có vai trò quyết định trong quá trình tạo ra giá trị thặng dư, nó
chính là bộ phận tư bản đã lớn lên.
- Chỉ rõ bản chất bóc lột của nhà tư bản.
Câu 25: Thế nào là tư bản cố định và tư bản lưu động? Căn cứ và ý nghĩa của sự
phân chia tư bản nêu trên.
* Tư bản cố định
- Khái niệm tư bản cố định
- Phân tích hiện tượng hao mòn
* Khái niệm tư bản lưu động
* Căn cứ phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động: Căn cứ vào thời gian chu
chuyển của từng bộ phận tư bản

12
* Ý nghĩa của sự phân chia tư bản tư bản cố định và tư bản lưu động:
- Để thu được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, các nhà tư bản nỗ lực rút ngắn
thời gian chu chuyển hoặc tăng tốc độ chu chuyển
- Đồng thời, sử dụng hiệu quả tư bản cố định và tư bản lưu động
Câu 26: Thế nào là chu chuyển của tư bản? Phân tích các đại lượng: Thời gian chu
chuyển và tốc độ chu chuyển của tư bản
Gợi ý trả lời:
* Khái niệm chu chuyển của tư bản
Là tuần hoàn tư bản được xét là quá trình định kỳ thường xuyên lặp đi, lặp lại và
đổi mới theo thời gian.
* Phân tích 2 đại lượng:
- Thời gian chu chuyển:
+ Khái niệm thời gian chu chuyển của tư bản
+ Cấu thành thời gian chu chuyển của tư bản
- Tốc độ chu chuyển:
+ Khái niệm tốc độ chu chuyển của tư bản
+ Công thức tính tốc độ chu chuyển của tư bản
+ Biện pháp nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản
Câu 27: Làm rõ hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị
trường tư bản chủ nghĩa. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này?
Gợi ý trả lời:
* Phân tích hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư:
- Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối:
+ Khái niệm giá trị thặng dư tuyệt đối
+ Cho ví dụ
+ Nhận xét về phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
- Sản xuất giá trị thặng dư tương đối:
+ Khái niệm giá trị thặng dư tương đối
+ Cho ví dụ
+ Nhận xét về phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
+ Vạch rõ bản chất và phương thức bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm
thuê.
+ Nếu gạt bỏ mục đích và tính chất TBCN thì có thể vận dụng trong các doanh
nghiệp nước ta nhằm kích thích sản xuất, kích thích người lao động nâng cao số
13
lượng và chất lượng lao động, sử dụng kỹ thuật mới, cải tiến tổ chức quản lý, tiết
kiệm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả kinh tế.
+ Gợi mở phương thức làm tăng của cải, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Câu 28: So sánh giá trị thăng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối.
Gợi ý trả lời:
* Khái niệm giá trị thặng dư tương đối
* Khái niệm giá trị thặng dư siêu ngạch
* So sánh giá trị thăng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối:
- Giống nhau: Đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động
- Khác nhau:
+ Nguồn gốc
+ Đối tượng được hưởng
+ Mối quan hệ phản ánh
Câu 29: Độc quyền là gì? Phân tích những nguyên nhân hình thành độc quyền.
Gợi ý trả lời:
* Khái niệm độc quyền
Là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn có khả ăng thâu tóm việc sản xuất và
tiêu thụ một số loại hàng hoá, có khả năng định giá cả độc quyền nhằm thu lợi nhuận
độc quyền cao.
* Phân tích nguyên nhân hình thành độc quyền:
- Do sự phát triển của lực lượng sản xuất
+ Dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật thúc đẩy quá trình tích tụ và tập
trung sản xuất
+ Những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật làm xuất hiện những ngành sản
xuất có quy mô lớn, thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng khả năng tích luỹ, tích tụ
và tập trung sản xuất
Câu 30: Phân tích đặc điểm của độc quyền: Các tổ chức độc quyền có quy mô tích tụ
và tập trung tư bản lớn. Chỉ ra những biểu hiện mới của đặc điểm này trong điều kiện
ngày nay.
Gợi ý trả lời:
* Sự hình thành các tổ chức độc quyền
- Khái niệm tổ chức độc quyền
- Đặc điểm của các hình thức tổ chức độc quyền:

14
- Cartel
- Syndicate
- Trust
- Consortium
* Biểu hiện mới của đặc điểm này trong điều kiện ngày nay:
- Sự xuất hiện các công ty độc quyền xuyên quốc gia
- Sự phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Câu 31: Làm rõ đặc điểm của độc quyền: Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến. Chỉ ra
những biểu hiện mới của đặc điểm này trong điều kiện ngày nay.
Gợi ý trả lời:
* Khái niệm xuất khẩu tư bản
* Các hình thức xuất khẩu tư bản:
- Xuất khẩu tư bản trực tiếp
- Xuất khẩu tư bản gián tiếp
* Biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản trong điều kiện ngày nay:
- Về luồng xuất khẩu tư bản
- Về chủ thể xuất khẩu tư bản
- Về hình thức xuất khẩu tư bản
- Tính chất xuất khẩu tư bản
Câu 32: Phân tích nguyên nhân hình thành và bản chất của độc quyền Nhà nước.
Gợi ý trả lời:
* Khái niệm độc quyền Nhà nước
* Nguyên nhân hình thành độc quyền Nhà nước:
- Tích tụ và tập trung vốn càng lớn thì tích tụ và tập trung sản xuất càng cao sinh ra
những cơ cấu kinh tế lớn đòi hỏi sự điều tiết từ một trung tâm
- Sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành mà các
tổ chức độc quyền tư nhân không thể hoặc không muốn kinh doanh vì vốn đầu tư lớn,
tỷ suất lợi nhuận thấp. Bởi vậy, cần phải có sự giúp đỡ, đầu tư và can thiệp của Nhà
nước
- Sự thống trị của độc quyền làm gia tăng phân hoá giàu nghèo, sâu sắc thêm mâu
thuẫn giai cấp trong xã hội. Nhà nước phải có những chính sách để xoa dịu những
mâu thuẫn đó

15
- Sự bành chướng của các liên minh độc quyền quốc tế vấp phải hàng rào quốc gia
dân tộc và xung đột lợi ích với các đối thủ trên trường quốc tế. Đòi hỏi phải có sự
phối hợp của các Nhà nước để điều tiết các mối quan hệ
* Bản chất của độc quyền Nhà nước:
- Độc quyền Nhà nước trong chủ nghĩa tư bản hình thành nhằm phục vụ lợi ích của
các tổ chức độc quyền tư nhân, tiếp tục duy trì, phát triển chủ nghĩa tư bản
- Là sự thống nhất của 3 quá trình gắn bó chặt chẽ với nhau: tăng sức mạnh của các
tổ chức độc quyền, tăng vai trò can thiệp của Nhà nước vào kinh tế, kết hợp sức mạnh
độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước trong một cơ chế thống nhất
Câu 33: Làm rõ vai trò tích cực và những giới hạn phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Gợi ý trả lời:
* Vai trò tích cực của chủ nghĩa tư bản:
- Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng
+ Trình độ kỹ thuật, công nghệ ngày càng cao.
+ Sức lao động được giải phóng, nâng cao trình độ chinh phục tự nhiên của con
người.
- Chuyển nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn hiện đại
Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã chuyển nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất quy
mô lớn, hiện đại, kích thích cải tiễn kỹ thuật, tăng năng suất lao động.
- Thực hiện xã hội hóa sản xuất
+ Phân công lao động xã hội phát triển.
+ Sản xuất tập trung với quy mô lớn, hợp lý.
+ Chuyên môn hoá sản xuất và hợp tác lao động sâu sắc.
+ Mối liên hệ giữa các đơn vị, các ngành, lĩnh vực, các quốc gia ngày càng hặt
chẽ.
* Giới hạn phát triển của chủ nghĩa tư bản:
- Mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa trước hết tập trung chủ yếu vì lợi ích
của thiểu số giai cấp tư sản, không phải vì lợi ích của đại đa số quần chúng nhân dân
lao động một cách tự giác
- Chủ nghĩa tư bản là một trong những nguyên nhân châm ngòi của hầu hết các
cuộc chiến tranh thế giới
- Sự phân hoá giàu nghèo ở chính trong lòng các nước tư bản và có xu hướng ngày
càng sâu sắc
Câu 34: Phân tích tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường
16
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Gợi ý trả lời:
* Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Viêt Nam
* Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam:
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phù hợp với xu
hướng phát triển khách quan của Việt Nam
+ Sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá theo các quy luật tất yếu đạt tới trình độ
nền kinh tế thị trường. Ở Việt Nam, các điều kiện cho sự hình thành, phát triển kinh tế
hàng hoá luôn tồn tại, do đó hình thành kinh tế thị trường là tất yếu khách quan
+ Mong muốn dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là mong
muốn của tất cả các quốc gia trên thế giới
- Do tính ưu việt của kinh tế thị trường trong thúc đẩy phát triển
+ Là phương thức phân bổ nguồn lực hiệu quả
+ Là động lực phát triển lực lượng sản xuất
+ Dưới tác động của các quy luật thị trường, nền kinh tế luôn phát triển năng động
- Kinh tế thị trường phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, mong muốn dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh của người dân Việt Nam
Câu 35: Vì sao phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
là tất yếu khách quan?
Gợi ý trả lời:
* Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
* Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là tất yếu
khách quan:
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phù hợp với xu
hướng phát triển khách quan của Việt Nam
+ Sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá theo các quy luật tất yếu đạt tới trình độ
nền kinh tế thị trường. Ở Việt Nam, các điều kiện cho sự hình thành, phát triển kinh tế
hàng hoá luôn tồn tại, do đó hình thành kinh tế thị trường là tất yếu khách quan
+ Mong muốn dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là mong
muốn của tất cả các quốc gia trên thế giới
- Do tính ưu việt của kinh tế thị trường trong thúc đẩy phát triển
+ Là phương thức phân bổ nguồn lực hiệu quả
+ Là động lực phát triển lực lượng sản xuất
+ Dưới tác động của các quy luật thị trường, nền kinh tế luôn phát triển năng động

17
- Do đó là mô hình kinh tế thị trường phù hợp với nguyện vọng của nhân dân,
mong muốn dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh của người
dân Việt Nam
Câu 36: Tại sao công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam là một tất yếu khách
quan?
* Khái niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Gợi ý trả lời:
* Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam là một tất yếu khách quan:
- Công nghiệp hoá là quy luật phổ biến của sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội
mà mọi quốc gia đều trải qua
+ Bất kỳ quốc gia nào đi lên chủ nghĩa xã hội đều phải thực hiện nhiệm vụ hàng
đầu là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội
+ Cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp lớn hiện đại, có cơ cấu
hợp lý, trình độ xã hội hoá cao dựa trên trình độ khoa học công nghệ hiện đại
+ Từ chủ nghĩa tư bản hay trước chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội thì xây
dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan và được
thực hiện thông qua công nghiệp hoá, hiện đại hoá
- Đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển, quá độ lên chủ nghĩa xã hội như
nước ta, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội phải thực hiện từ đầu
thông qua công nghiệp hoá, hiện đại hoá
+ Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kỹ
thuật cho nền kinh tế dựa trên thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại
+ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá để phát triển lực lượng sản xuất, khai thác, phát
huy, sử dụng hiệu quả nguồn lực trong và ngoài nước
+ Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm cho khối liên minh công nông và
trí thức ngày càng được tăng cường, củng cố
+ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá được thực hiện sẽ tăng cường tiềm lực cho an
ninh quốc phòng
Câu 37: Làm rõ tính tất yếu khách quan của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt
Nam.
Gợi ý trả lời:
* Khái niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá
* Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam:
- Công nghiệp hoá là quy luật phổ biến của sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội
mà mọi quốc gia đều trải qua

18
+ Bất kỳ quốc gia nào đi lên chủ nghĩa xã hội đều phải thực hiện nhiệm vụ hàng
đầu là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội
+ Cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp lớn hiện đại, có cơ cấu
hợp lý, trình độ xã hội hoá cao dựa trên trình độ khoa học công nghệ hiện đại
+ Từ chủ nghĩa tư bản hay trước chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội thì xây
dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan và được
thực hiện thông qua công nghiệp hoá, hiện đại hoá
- Đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển, quá độ lên chủ nghĩa xã hội như
nước ta, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội phải thực hiện từ đầu
thông qua công nghiệp hoá, hiện đại hoá
+ Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kỹ
thuật cho nền kinh tế dựa trên thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại
+ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá để phát triển lực lượng sản xuất, khai thác, phát
huy, sử dụng hiệu quả nguồn lực trong và ngoài nước
+ Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm cho khối liên minh công nông và
trí thức ngày càng được tăng cường, củng cố
+ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá được thực hiện sẽ tăng cường tiềm lực cho an
ninh quốc phòng
Câu 38: Phân tích nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam: Sẵn sàng
thích ứng với tác động của bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Gợi ý trả lời:
* Khái niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá
* Phân tích công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam sẵn sàng thích ứng với tác
động của bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
- Hoàn thiện thể chế, xây dựng nền kinh tế dựa trên nền tảng đổi mới, sáng tạo
- Nắm bắt, đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
4
- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó với tác động tiêu cực của cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ 4
+ Xây dựng hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin và truyền thông, chuẩn bị nền
tảng kinh tế số
+ Thực hiện chuyển đổi số nền kinh tế và quản trị xã hội
+ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn

19
+ Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao
Câu 39: Phân tích những thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát
triển của Việt Nam.
Gợi ý trả lời:
* Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế
* Những thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển của Việt Nam:
- Làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế
nước ta gặp khó khăn
- Có thể làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên
ngoài
- Có thể dẫn đến phân phối không công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và các
nhóm khác nhau trong xã hội, do vậy có nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu - nghèo
và bất bình đẳng xã hội
- Các nước đang phát triển như nước ta phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ
cấu kinh tế tự nhiên bất lợi; Dễ trở thành bãi thải công nghiệp và công nghệ thấp, bị
cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại môi trường ở mức độ cao
- Có thể tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước, chủ quyền quốc gia,
nhiều vấn đề phức tạp đối với việc duy trì an ninh và ổn định trật tự, an toàn xã hội
- Có thể làm tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hoá truyền thống Việt Nam bị
xói mòn
- Làm tăng nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm
xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp…
Câu 40: Phân tích những tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát
triển của Việt Nam. Liên hệ thực tiễn quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt
Nam.
Gợi ý trả lời:
* Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế
* Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế
- Mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ, vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế trong nước
- Tạo cơ hội nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Tạo điều kiện thúc đẩy hội nhập của các lĩnh vực văn hoá, chính trị, củng cố an

20
ninh - quốc phòng
* Liên hệ thực tiễn quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam

21

You might also like