Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

NÉT ĐẸP VĂN HÓA NGÀN ĐỜI CỦA NGƯ DÂN VÙNG

BIỂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Giới thiệu sơ lược:
Văn hóa truyền thống có vai trò to lớn, là động lực của sự phát triển của đất
nước. Nghị quyết của Đảng ra khẳng định “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã
hội, là mục tiêu, động lực phát triển đất nước”.Trong đó có văn hóa dân gian
sau khi được hình thành và định hình đã tác động đến xã hội với tư cách là "nền
tảng tinh thần của xã hội", là "động lực và mục tiêu của sự phát triển xã hội" là
một thực thể sống, nảy sinh, tồn tại và phát triển gắn với sinh hoạt văn hóa cộng
đồng của quần chúng lao động. Vì vậy, khi nhận thức, lý giải các hiện tượng
văn hóa dân gian phải gắn liền với môi trường sinh hoạt văn hóa của nó, tức là
các sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, trong đó cộng đồng gia tộc, cộng đồng
làng xã giữ vai trò quan trọng.
Song đó , văn hóa dân gian Việt Nam đã có truyền thống hình thành, và phát
triển từ rất lâu đời, bắt nguồn từ xã hội nguyên thủy. Đến thời kỳ phong kiến tự
chủ, cùng với sự ra đời và phát triển của văn hóa bác học, chuyên nghiệp, cung
đình thì văn hóa dân gian vẫn tồn tại và giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển
của văn hóa cũng như xã hội Việt Nam, đặc biệt là với quần chúng lao động.
Truyền thống lịch sử và xã hội Việt Nam đã quy định những nét đặc trưng của văn
hóa nước ta. Đó là văn hóa xóm làng trội hơn văn hóa đô thị, văn hóa truyền miệng
Việt Nam lấn át truyền thống văn hóa chữ nghĩa ở Trung Quốc và Ấn Độ, ứng xử
duy tình nặng hơn duy lý, chủ nghĩa yêu nước trở thành cái trục của hệ ý thức Việt
Nam, nơi sản sinh và tích hợp các giá trị văn hóa Việt Nam...
2. Lý do:
Nói đến lễ hội văn hóa truyền thống địa phương thành phố Đà Nẵng, không thể
không nhắc đến Lễ hội Cầu Ngư. Đây là một trong những lễ hội truyền thống
quan trọng của người dân vùng biển Đà Nẵng. Lễ hội không chỉ đơn thuần là
một dịp để cầu mong gặt hái được những thành quả lớn trong chặng đường biển
hay mong ước sự bình an, may mắn cho các ngư dân, mà còn mang trong mình
nét đẹp văn hoá ngàn đời của người dân miền biển.
II. CHI TIẾT LỄ HỘI CẦU NGƯ: 1. Thời gian:
Sau Tết Nguyên Đán, lễ hội cầu ngư là lễ hội tiêu biểu đặc sắc là sinh hoạt văn
hóa và tinh thần không thể thiếu của bà con ngư dân ven biển miền trung, tại thành
phố Đà Nẵng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lễ hội cầu ngư đã trở thành dịp lễ
hội cộng đồng sôi nổi và thu hút đông đảo người xem cả du khách trong và ngoài
nước và người dân địa phương.
3. Địa điểm:
Từ sáng sớm, khu vực bờ biển Nguyễn Tất Thành thuộc quận thanh khê, Đà
nẵng đã tràn đầy không khí rộn ràng, khoảng 200 người nam phụ Lão Ấu khăn
áo chỉnh tề cùng nhau thực hiện Lễ Thủy Thần tức là mời các vị lễ Thủy thần
về chứng giám cho lễ cầu ngư theo phong tục tập quá từ lâu đời của bà con địa
phương.

4. Cách thức tổ chức:


Lễ hội Cầu Ngư gồm 2 phần:
PHẦN LỄ: Lễ hội Cầu Ngư bắt đầu bằng việc rước hương từ chùa Phổ Hiền đến
cầu ngư, đánh dấu sự khởi đầu của lễ hội. Sau đó, các nghi lễ cầu khẩn, mừng tuổi
và tục cúng các vị thần biển được tổ chức trang trọng. Ngư dân và thuyền trưởng
thả mồi câu vào biển để xin may mắn trong năm mới. Trong ngày diễn ra phần lễ
của Lễ hội Cầu Ngư, ngư dân sẽ tổ chức một cách trang nghiêm, cung kính với đầy
đủ các nghi thức truyền thống, bao gồm múa siêu, nghinh thần, rước sắc, đọc văn
tế,… Trong suốt buổi lễ, khi chủ tế cúng bái trong khu vực đình thì ở phía ngoài,
đoàn hát bả trạo sẽ bắt đầu hát.

Ngư dân đóng giả làm ngư phủ sẽ được sắp xếp theo đội hình chèo thuyền từ 18
đến 20 người. Bên cạnh vị tổng chèo phụ trách chung, mọi người sẽ được phân
thành tổng lái, tổng mũi, tổng khoan. Những người này sẽ mặc áo thụng xanh, thắt
dây lưng điều và đảm đương từng nhiệm vụ được phân công cụ thể trước đó.
Cụ thể, vị tổng chèo sẽ cầm chèo có phần cán được sơn đỏ, mái màu trắng, giữa
cây chèo có vẽ vòng thái cực. Phần chèo lái có độ dài tầm chừng 2.5m, tay cầm
màu đỏ, mái màu xanh có hình rồng vàng. Trong khi đó, phần chéo quân (con trạo)
dài tầm 1.2m được sơn hai màu đen trắng.
Khi bắt đầu hát, tổng bả trạo sẽ là người lĩnh xướng, trong khi đó con trạo sẽ phụ
họa. Mọi người kết hợp nhịp nhàng với tốc độ di chuyển của đội hình múa nhằm
khắc họa hình ảnh con thuyền nhè nhẹ lướt trên mặt biển. Các khúc thường được
hát trong buổi lễ là các điệu hát nam, hát khách đi đưa linh. Còn trong lúc lao động
thì ngư dân sẽ hát các điệu hò chèo thuyền, hò giựt chì, hò hụi, hò lơ, v.v.
Kế đó, trong phần tế lễ sẽ có đầy đủ lễ tế Sanh, tế Đình, tế Bà Thiên YANA và
cuối cùng là tế ông Nam Hải. Thông thường, vật phẩm dâng cúng bao gồm các loại
đặc sản Phú Yên và hương, hoa. Sau khi dâng lễ vật, chủ tế sẽ đọc văn tế ca ngợi
công đức các vị tiền hiền, thủy thần đã phù hộ cho ngư dân lưới nặng cá đầy, giúp
họ có được cuộc sống ấm no, đủ đầy trong một năm qua.
PHẦN HỘI: có các hoạt động văn hóa như điều khiển tàu, thi đấu cầu lông trên
bãi biển, diễu hành và biểu diễn các màn múa rối hay những trò chơi dân gian sôi
động.
Lễ hội Cầu Ngư mang trong mình sự tôn vinh văn hóa ngư dân đã từng làm nên
thành công và thịnh vượng cho vùng biển Đà Nẵng. Qua lễ hội này, người ta có thể
thấy sự kiên trì, sức mạnh, và lòng tự hào của ngư dân với nghề cá và cuộc sống
trên biển. Đây là một cách để kết nối thế hệ truyền thống với thế hệ hiện tại và
tương lai, giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa đặc trưng của miền biển.

5. Tư liệu thực tế:


Theo ông Hồ Văn Tin: “cúng đầy đủ làm lễ trước rồi bắt đầu mới ra khơi, thứ
nhất là cầu cho là Ngư đai đất lành, tức là được mùa bội thu rồi về được giá và cầu
cho ngư dân bình an”.
Theo ông Lê Nguyên Phước: “bà con rất chi là phấn khởi được một vụ mùa bội thu
ước nguyện của Ngư dân là họ sẽ được mong thành phố phát triển hơn về lễ hội
cho ngư dân để phấn khởi ra khơi”.

Theo "Từ điển Bách khoa Nông nghiệp Việt Nam", cá voi còn có tên khác là cá
ông, cá ông voi, là động vật có vú lớn nhất hiện nay với thân dài từ 12 đến 33 mét
tùy theo loài, có con nặng trên trăm tấn. Cá voi bơi rất nhanh, phân bố rộng khắp,
nhưng sống chủ yếu ở biển ôn đới và hàn đới, thường di cư đều đặn vào các mùa,
nhưng không vượt qua xích đạo mà chỉ cư trú trong một bán cầu. Ở vùng biển Việt
Nam thỉnh thoảng vẫn gặp cá voi lớn. Món khoái khẩu của cá voi là cá mòi và
ruốc, vốn thường đi thành đàn và xuất hiện nhiều ở cửa sông, nhất là vùng miền
Trung. Khi gặp biển động, để tránh sóng gió, cá voi tìm vật trôi nổi trên biển để
nép vào, cùng vật ấy bơi vào bờ, nơi ít sóng gió.Chính nhờ đặc điểm sinh học này
mà những người đi biển cho rằng cá voi là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh của
những người đi biển nên họ đã thiêng hóa cá voi bằng nhiều truyền thuyết khác
nhau.
Người ta cho rằng cá voi là tiền thân của đức Quan Thế Âm Bồ Tát đã có lần hóa
thân để cứu khổ chúng sinh. Ngài hóa thân thành cá voi (Ông Nam Hải) đi tuần du
biển cả để cứu những người đi biển mỗi khi họ gặp nạn. Riêng vùng Sông Đốc, Cà
Mau, ngư dân ở đây còn truyền tụng câu chuyện "Sự tích cá voi". Ngày xưa, có vợ
chồng nọ chuyên sống bằng nghề đi biển. Một hôm, người vợ tới ngày sinh nở nên
không đi biển cùng chồng. Người chồng trên đường về gặp cơn bão lớn đắm
thuyền mà chết và biến thành cá voi. Người vợ ẵm con đi thuyền ra biển tìm
chồng, lại gặp cơn bão lớn. Lúc thuyền sắp chìm, người vợ xin Trời Phật chứng
cho tấm lòng chung thủy và cho được đoàn tụ với chồng khi chết. Lúc này xuất
hiện một con cá voi lớn nâng chiếc thuyền sắp chìm vào bờ an toàn. Trước khi bơi
ra biển, người chồng nhắn vợ hãy ở nhà làm ruộng rẫy nuôi con khôn lớn, còn
người chồng đã chết đi và được Trời Phật cho hóa thành cá voi, ở biển cứu người.
Sau này cá voi già chết dạt vào bờ, người con nhặt xương cốt thờ cúng để tưởng
nhớ cha mình. Dân làng nhớ ơn cá voi lúc còn sống đã cứu giúp họ khi gặp sóng to
gió lớn nên đến ngày giỗ, họ tụ tập đông đủ đem nhiều lễ vật đến cúng rất linh
đình.
Ngoài việc được lưu truyền trong dân gian, cá voi còn được ghi chép trong sách
sử. "Gia Định thành thông chí" của Trịnh Hoài Đức cho biết: "Thần là con cá nhân
ngư, không có vảy, đầu tròn, trơn láng, đỉnh tráng có lỗ phun nước ra như mưa,
môi voi, đuôi tôm, dài đến 2,3 trượng (8,12m), ưa nhảy bơi trên mặt biển. Ngư phủ
giăng lưới đánh bắt, thường hô là thần mà cầu khẩn, thì nhân ngư đuổi bầy cá chạy
cả vào lưới. Ngư phủ rất cảm ơn, có khi nhân ngư lầm vào trong lưới, thì ngư phủ
mở một mặt lưới kêu mà dẫn ra, nhân ngư ắt theo cửa lưới ấy mà ra! Lại những
ghe thuyền trong biển gặp lúc sóng gió nguy hiểm, thường thấy nhân ngư dìu đỡ
thân ghe bảo vệ vào bờ yên ổn. Có hoặc còn ghe bị chìm úp thì cũng trong cơn
sóng gió rầm rộ ấy nhân ngư cũng đưa người lên bờ, sự hỗ trợ hiển nhiên rõ rệt.
Triều đình đã phong tặng làm Nam Hải Tướng quân Ngọc lân Tôn thần, kê vào tự
điển. Cá ấy rủi ro mà bị ác ngư khác đánh chết nổi trên mặt bể thì dân miền biển
góp tiền mua hàng, vải đồ liệm rồi lựa một người đàn anh trong ngư hộ đứng làm
chủ tang, đào đất chôn cất cẩn thận và dựng đền ở ngay bên mộ. Những chỗ có
chôn cá ấy thì dân chỗ ấy được nhiều lợi may mắn, còn chỗ tuy không chôn cũng
đều lập đền thờ, dọc theo miền biển đều như thế cả" Như vậy cá voi là phúc thần
của biển cả mà cư dân ven biển luôn tôn kính, được dân gian gọi bằng nhiều danh
xưng trang trọng: Ông Khơi, Ông Lộng, Ông Nam Hải, Ông Cậu, Ông Chuông,
Ông Thông, Ông Máng… Chính sự tôn kính này mà dân gian còn tương truyền hễ
cá voi lụy (chết) lập tức sẽ có con cá voi khác to lớn hơn kè vào bờ. Người ta còn
cho rằng, dù Ông lụy bao lâu đi nữa thì xác Ông vẫn nằm ngửa trôi lênh đênh trên
biển, ấy là tránh cho các loài cá khác xà xẻo thịt da của mình; hoặc khi Ông lụy sẽ
có rất nhiều binh tôm tướng cá hầu cận ông và đưa ông vào bờ. Mỗi khi ra khơi,
nếu gặp chuyện gì bất trắc thì ngư dân lập tức cầu Ông và được cứu giúp. Vì vậy,
khi gặp Ông lụy, theo quy ước của nhiều làng biển, người phát hiện đầu tiên được
xem là người được Ông tín nhiệm, do đó được vinh dự làm trưởng nam, tức là
người thay mặt dân làng chịu tang trong 100 ngày (trước đó có tục để tang đúng 3
năm). Khi phát hiện Ông lụy, người ta tìm cách dìu vào bờ và vạn trưởng huy động

dân làng đưa lên bờ để làm lễ an táng.


6. Ý nghĩa:
A.Đối với ngư dân vùng biển:
Lễ hội Cầu ngư là một trong những lễ hội truyền thống lâu đời, là sản phẩm
đặc trưng của cộng đồng cư dân vùng biển Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam. Lễ
hội này gắn với tín ngưỡng thờ cúng Thần Nam Hải lấy hình tượng cá Ông - vị
thần biển hộ mệnh của ngư dân. Lễ hội này còn được xem là bằng chứng vật
chất, tinh thần xác thực khẳng định chủ quyền quốc gia, biển đảo Việt Nam.
"Đối với đời sống cộng đồng miền biển, Lễ hội Cầu ngư là lễ trọng lớn nhất trong
năm, vừa cầu mùa - cầu ngư, tế ngư thần, bày tỏ khát vọng một năm "Trời yên biển
lặng, thuận buồm xuôi gió, tôm cá đầy khoang". Tại thành phố Đà Nẵng, Lễ hội
Cầu ngư đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa
phi vật thể quốc gia vào năm 2016".
B. Đối với văn hóa dân tộc:
Lễ hội Cầu Ngư đề cao giá trị cố kết cộng đồng trong đời sống hiện đại, điểm hẹn
văn hóa đặc sắc cho du khách muốn tìm hiểu, trải nghiệm cuộc sống của người dân
địa phương.Vì vậy việc bảo tồn và phát huy lễ hội là một trong những nhiệm vụ vô
cùng quan trọng, là trách nhiệm của mỗi công dân địa phương cần thực hiện để góp
phần bảo tồn các giá trị vốn có như giá trị tâm linh, tín ngưỡng, văn hóa, nghệ
thuật,….

7. Giải pháp bảo tồn:


Song đó là những giải pháp :
+Nâng cao vai trò lãnh đạo của chính quyền địa phương trong công tác chỉ đạo và
quản lý hoạt dộ ng của lễ hội.
+Việc tuyên truyền và giới thiệu về lễ hội phải được sưu tầm và nghiên cứu một
cách khoa học , thận trọng trước khi tuyên truyền để bảo tồn nét đặc trưng của lễ
hội.
+Tăng cường tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa , văn minh trong lễ hội đề
cao nhận thức của nhân dân và du khách tham gia lễ hội , nhất là các hộ kinh doanh
dịch vụ tại lễ hội có ý thức bảo vệ môi trường , ứng xử văn minh trong hoạt động
tâm linh , lễ hội.
+Đối với một số lễ hội còn bảo tồn hoặc phát sinh hoạt động tiêu cực mang tính
nhạy cảm , bạo lực cần kịp thời tổ chức hội thảo khoa học và thực tiễn để lấy ý
kiến các nhà khoa học và quản lý nhầm bảo tồn những yếu tố tích cực phù hợp với
thuần phong mỹ tục và cuộc sống đương đại , loại bỏ những yếu tố tiêu cực , nhạy
cảm mang tính bạo lực
Lễ cầu ngư đi đôi với hát bả trạo - hình thức tế âm linh trên biển, ca ngợi công đức
của Cá Ông; đồng thời cầu xin Cá Ông phù hộ để ngư dân bình an giữa biển khơi,
đánh bắt được nhiều tôm cá…
Lễ hội Cầu Ngư là một trong những lễ hội truyền thống lâu đời của thành phố Đà
Nẵng, là một sản phẩm văn hóa đặc trưng của cộng đồng cư dân vùng biển Trung
Bộ và Nam Bộ Việt Nam . Đây còn là nét đẹp văn hóa địa phương , thể hiện đạo lý
uống nước nhớ nguồn , nhằm khẳng định lòng biết ơn của các ngư dân đối với các
bậc tiền nhân đã có công trong công cuộc xây dựng nét đẹp văn hóa ngàn đời của
ngư dân miền biển .
Nguồn: [nguồn Vnews]
Tổng hợp
Địa điểm du lịch Đà Nẵng
Nguồn hình ảnh : Cùng bạn du lịch
Eva Việt
Youtube
Đà nẵng247
Báo Công Thương

You might also like