Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Thực hành SLB - MD

Trạm 1: Xác định nhóm máu ABO, Rh


(Note: Nhớ đọc cả Rh và ghi rõ tên bệnh nhân)
@ Người có nhóm máu A,Rh+ có thể nhận máu của những người có nhóm máu
gì? Giải thích?
Trả lời
- Theo nguyên tắc truyền máu, ta không để kháng nguyên và kháng thể tương thích gặp
nhau tạo phức gây ngưng kết.
- Ta có sơ đồ truyền máu:

- Người có nhóm máu A,Rh+ có thể nhận nhóm máu: O,Rh+ / O,Rh- / A,Rh+ / A,Rh-.
- Vì người có nhóm máu A,Rh+ có kháng thể anti B, không mang kháng thể anti D.
Nên sẽ nhận nhóm máu của những người không mang kháng nguyên B, mang hoặc
không mang kháng nguyên D.
@ Người có nhóm máu B,Rh+ có thể nhận máu của những người có nhóm máu
gì? Giải thích?
Trả lời:
- Theo nguyên tắc truyền máu, ta không để kháng nguyên và kháng thể tương thích gặp
nhau tạo phức gây ngưng kết.
- Ta có sơ đồ truyền máu

- Người có nhóm máu B,Rh+ có thể nhận nhóm máu: B,Rh+ / B,Rh- / O,Rh+ / O,Rh-.
- Vì người có nhóm máu B,Rh+ có chứa kháng thể anti A, không mang kháng thể anti
D. Nên người này nhận nhóm máu của những người không mang kháng nguyên A,
mang hoặc không mang kháng nguyên D.

@ Một người có nhóm máu AB,Rh+ có thể truyền máu cho những người có nhóm
máu gì? Giải thích?
Trả lời
- Theo nguyên tắc truyền máu, ta không để kháng nguyên và kháng thể tương thích gặp
nhau tạo ngưng kết.
- Ta có sơ đồ truyền máu:

- Người có nhóm máu AB,Rh+ có thể truyền máu cho người có nhóm máu: AB,Rh+
- Vì người mang nhóm máu AB,Rh+ mang kháng nguyên A, kháng nguyên B, mang
kháng nguyên D. Nên người này truyền máu cho những người ko mang kháng thể anti
A, kháng thể anti B và ko mang kháng thể anti D
@ Một người mang nhóm máu O,Rh- có thể truyền cho những người có nhóm
máu gì? Giải thích?
Trả lời
- Theo nguyên tắc truyền máu, ta không thể để kháng nguyên và kháng thể tương thích
gặp nhau.
- Ta có sơ đồ truyền máu:

- Người có nhóm máu O,Rh- có thể truyền cho nhóm máu: O,Rh- / O,Rh+ / A,Rh+ /
A,Rh-/ B,Rh+ / B,Rh- / AB,Rh+ / AB,Rh-.
- Vì người có nhóm máu O,Rh- không mang kháng nguyên A, kháng nguyên B, kháng
nguyên D. Nên người nay truyền máu cho những người mang hoặc ko mang kháng thể
anti A, kháng thể anti B và mang hoặc không mang kháng thể anti D.
@ Cơ chế bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai nhi
- Do cơ thể người mẹ mang nhóm máu Rh-, ko có kháng nguyên D trên bề mặt hồng
cầu, còn cơ thể người con mang nhóm máu Rh+, có kháng nguyên D trên bề mặt hồng
cầu.
- Trong lần có thai đầu tiên: trong quá trình chuyển dạ, có sự lẫn lộn giữa máu mẹ và
máu con, hồng cầu Rh+ của thai nhi sẽ đi vào hệ tuần hoàn máu của mẹ dẫn đến kích
thích hệ miễn dịch của mẹ sẽ xem đó là kháng nguyên và sản xuất kháng thể anti D ở
lần mang thai thứ 2
-Ở lần mang thai thứ 2: kháng thể anti D sẽ đi qua nhau thai vào máu của bào thai làm
cho hồng cầu bào thai ngưng kết, gây thiếu máu, tan máu ở bào thai
=> Hậu quả: sảy thai, thai chết lưu
@ Giải thích hiện tượng truyền nhầm nhóm máu AB cho nhóm máu A theo cơ chế
quá mẫn type II
Trả lời:
- Khi truyền nhầm nhóm máu, kháng thể anti B trong huyết thanh của người nhận sẽ
kết hợp với kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu của người cho hình thành nên các
phức hợp kháng nguyên - kháng thể.
- Phức hợp này sẽ hoạt hóa bổ thể theo con đường cổ điển tạo ra các enzym phá vỡ
màng hồng cầu của người cho. Điều này làm mất điện tích âm trên bề mặt hồng cầu
của người nhận và làm cho chúng bị kết dính, gây tắc mạch, dẫn đến sốc, và tử vong.
- Ngoài ra, các sản phẩm của quá trình hoạt hóa bổ thể gây dung giải tế bào hồng cầu
người cho sẽ bị thất thoát ra ngoài, đặc biệt là các ion và protein gây rối loạn cân bằng
nội môi.
- Phản ứng truyền nhầm nhóm máu do ko cùng nhóm máu cũng có thể xảy ra sau nhiều
ngày hoặc nhiều tuần trên những người trước đây chưa hề có mẫn cảm và gây ra triệu
chứng thiếu máy và vàng da.
Trạm 2: Đọc kết quả xét nghiệm HBsAg, giải thích, tư vẫn xét nghiệm.
õ Đọc kết quả xét nghiệm HBsAg
 Đọc kết quả
+ Hai vạch rõ: HBsAg+ --> Nhiễm virut HBS
+ Chỉ xuất hiện một vạch C: HBsAg- --> không nhiễm virut HBS
 Không đọc kết quả
+ Ko có xuất hiện hai vạch hoặc chỉ xuất hiện vạch T không có vạch C: lỗi do nhà sản
xuất, bảo quản kit chưa tốt, hoặc kit hết hạn, hoặc do kỹ thuật làm chưa đúng.
õ Giải thích cơ chế
- Kit xét nghiệm nhanh HBsAG là dụng cụ xét nghiệm nhiễm sắc ký miễn dịch định
tính bằng dòng chảy theo một chiều để phát hiện ra kháng nguyên HBsAg của virut
HBS trong huyết thanh hoặc huyết tương.
- Vùng đọc kết quả phủ một lớp kháng thể anti HBsAg, khi nhũng vào mẫu huyết
tương hoặc huyết thanh mao dẫn lên, nếu có kháng nguyên HBsAg sẽ xảy ra phản ứng
kết tủa màu với kháng thể anti HBsAg làm hiện màu vạch T (dương tính), ko phản
ứng, không có vạch T (âm tính).
- Luôn có một vạch chứng C để xác định lượng mẫu đã ngấm đủ màng thấm.
õ Tư vấn bệnh nhân
- HBsAg+ : xác định có virut HBV nhưng chưa biết được mức độ hoạt động của virut,
khả năng lây lan để định hướng điều trị cần làm thêm xét nghiệm HBeAg
+ HBEAg+ : Virut đang hoạt động. Cần làm thêm xét nghiệm đánh giá
 chức năng gan AST, ALT;
 đánh giá mức độ nhân lên xét nghiệm HBV - DNA;
 kê thuốc điều trị, khi trở về âm thì ngường thuốc;
 khám định kỳ
 điều chỉnh lối sống sinh hoạt tránh làm nặng bệnh và lây lan.
 khuyên thân nhân đi kiểm tra và tiêm vacxin,…
+ HBeAg- : Virut đang không hoạt động. Chưa cần điều trị thuốc, điều chỉnh lối sống,
sinh hoạt điều độ, vì viêm gan B lây theo 3 con đường, khám định kỳ 3 tháng 1 lần
- HBsAg- : ko có virut HBV, bệnh nhân phải đi tiêm phòng vacxin (đủ 5 mũi) để có
miễn dịch tốt nhất và sau khi tiêm vacxin thì cần đi thử kháng thể anti HBsAg
+ Trường hợp kháng thể anti HBsAg âm tính --> chưa có kháng thể kháng virut HBV
--> cần đi tiêm lại
+ Trường hợp kháng thể anti HBsAg dương tính --> đã có kháng thể kháng virut HBV
- Ngoài ra phải tư vấn cho bệnh nhân cách phòng lây: không dùng chung kim tiêm, bàn
chải đánh răng, quan hệ tình dục phải an toàn,…
Trạm 3: Giải thích hiện tượng viêm, garo
 Thí nghiệm garo chân ếch
- Hiện tượng quan sát
+ Kích thước: chân bị garo to hơn bên chân còn lại
+ Màu sắc: Từ màu đỏ ( tập chung nhiều hồng cầu) --> đỏ sẫm ( hồng cầu thoát ra
ngoài)
--> Xuất huyết
+ Độ căng bóng: chân bị garo căng bóng hơn chân không garo.
- Hiện tượng xảy ra: gây phù, căng bóng da, viêm, đỏ
- Giải thích cơ chế
+ Garo chi ếch trong 24h làm tắc mạch máu --> gây viêm
+ Các chất trung gian mạch hoạt gây giãn mạch tại ổ viêm như histamin, serotonin,.. đã
làm cho protein huyết tương bị thoát ra --> tăng áp lực keo gian bào --> thoát dịch ra
khỏi lòng mạch --> gây phù --> vùng đó bị sưng nên khích thước to hơn --> da bị giãn,
căng bóng hơn
+ Hiện tượng giãn mạch gây ra sung huyết --> Vùng viêm có màu đỏ
 Những hiện tượng xảy ra trong mạc treo ruột ếch
 Co mạch chớp nhoáng
- Đặc điểm: xảy ra sớm, nhanh và có tính chất phản xạ
- Nguyên nhân: hưng phấn thần kinh co mạch và cơ trơn, thành mạch bị kích thích
--> xảy ra rất nhanh và khó quan sát
 Sung huyết động mạch
- Đặc điểm: sưng, nóng, đỏ, đau
- Giải thích:
+ Giai đoạn đầu do cơ chế thần kinh: hưng phấn thần kinh giãn mạch
+ Giai đoạn sau do cơ chế thể dịch: các chất gây giãn mạch mới phát sinh tại ổ viêm
như histamin, serotonin,…
--> tiểu động mạch bị giãn ra làm tăng cả lưu lượng và áp lực máu, khi đấy được tưới
một lượng lớn máu, dẫn tới tăng chuyển hóa => gây sưng và phù
--> tạo nhiều năng lượng giúp bạch cầu đến ổ viêm và tiến hành thực bào.=> nhiệt độ
tại ổ viêm tăng.
--> Tăng áp lực thủy tĩnh hình thành dịch rỉ viêm
--> mang nhiều bạch cầu, kháng thể, bổ thể đến ổ viêm => đỏ
- Tác dụng: tạo điều kiện cho thực bào thực hiện chức năng
 Sung huyết tĩnh mạch
- Đặc điểm: ổ viêm bớt nóng, màu tím, độ căng giảm, đau giảm
- Giải thích:
+ Thần kinh vận mạch bị liệt.
+ Chất gây giãn mạch tụ lại nhiều ổ viêm
+ Thành mạch bị tổn thương làm mất tính đàn hồi
--> tiểu tĩnh mạch bị giãn rộng
--> dòng máu chảy chậm lại, có lúc đong đưa
--> các protein huyết tương bị thoát ra ngoài
--> tăng áp lực keo gian bào
--> thoát dịch ra ngoài lòng mạch --> gây phù
- Tác dụng: Sung huyết tĩnh mạch có vai trò dọn sạch ổ viêm, chuẩn bị cho quá trình
sửa chữa và cô lập ổ viêm, ngăn cản tác nhân gây bệnh
 Ứ trệ máu
- Thần kinh vận mạch của huyết quản bị tê liệt
- bạch cầu bám dính --> cản chở sự lưu thông máu
- Dòng máu bị cô lập và cô đặc --> hình thành cục máu đông
- Tế bào nội mô hoạt hóa phì đại --> xuất hiện nhiều phân tử bám dính làm cho việc
vận chuyển máu khó khăn
- Chèn ép thành mạch do dịch rỉ viêm
- Tác dụng: ứ trệ máu có vai trò dọn sạch ổ viêm, tăng cường quá trình sửa chữa.
Trạm 4: Soi kính hiển vi
 Thiếu máu nhược sắc:
- Hình dạng: răng cưa, vợt, nhẫn, giọt nước

 Hồng cầu mạng lưới


- To hơn hồng cầu bình thường
- Nhân bắt màu xanh tím
Leucose cấp
- bạch cầu non to hơn hồng cầu và to như mono
- có khoảng trống bạch cầu
 Leucose mãn
- Bạch cầu thắt eo
- Bạch cầu đũa
- Không có khoảng chống bạch cầu

You might also like