Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Bờ bên kia, bờ bên kia… Trang giấy…

Có thể anh qua hay chẳng thể nào qua!


Chả lẽ lại phải làm lại cuộc đời từ lúc ấy
Để có thể đối thoại cùng trận đánh, màu hoa, đối cùng
nhân loại
Mà không phải độc chỉ có mình anh, đèn khuya và một
tiếng gà.
(“Thơ bình phương - Đời lập phương”, Hoa trên đá, Chế
Lan Viên)
Sáng tác văn học về bản chất là một quá trình đối thoại,
qua đó người nghệ sĩ đối thoại với hiện thực và bạn đọc
để tác phẩm thực sự chạm đến những chân lý sâu xa của
đời sống. Vì tác phẩm nghệ thuật là một cấu trúc gọi mời,
cho nên thế giới nghệ thuật ở “bờ bên kia trang giấy”
cũng là một diễn đàn dân chủ nơi nhà văn và bạn đọc đối
thoại về các vấn đề nhân sinh, hoặc phản biện các luồng
tư tưởng để tiệm cận chân lý, hoặc tìm thấy tiếng nói tri
âm è Cái bóng của độc giả luôn hằn in trên trang viết của
nhà văn trong quá trình sáng tạo, và sự tiếp nhận của họ
sẽ quyết định số phận của tác phẩm.
16.
Nhà thơ Lưu Trọng Lư từng viết trong lời gửi gắm cùng
“thư cho em gái” rằng: “Thơ không phải chỉ là thơ mà
thôi. Thơ còn là “người” nữa. Anh gửi một tâm hồn. Anh
gửi em một người. Một người đã sống. Một người biết
sống”. Qua những lời chân phương hết sức dịu dàng ấy,
nhà thơ đã đem trọn vào đó tình yêu, niềm tin vững vàng
vào thơ, vào văn chương. Rằng nghệ thuật, thi ca chính
mang trong nó một linh hồn, là món quà căng tràn nhựa
sống mà những người nghệ sĩ tài hoa đã tạo ra và hiến
dâng cho đời. Trăm ngàn năm nay đã là như vậy, hạt
giống văn chương nảy mầm từ trái tim nồng nàn máu
nóng vì đời của thi nhân. Thế nhưng, mai này đây, khi
thời đại biến chuyển, khi quanh ta tràn lan bao nhiêu là
máy móc, thiết bị, khi sự hiện diện của con người dần bị
những khối sắt thép kia làm mờ nhạt, liệu chúng có thay
ta, làm luôn phần việc của sáng tác. Liệu rồi đây, khi
những cỗ máy kia biết viết văn, làm thơ, sáng tạo văn
chương có còn là độc quyền của con người?

You might also like