Tôi Yêu em

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 34

Đọc lại bài thơ TÔI YÊU EM của Puskin

Tâm Nguyễn - Thứ bảy, 18/03/2023 09:15 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tôi yêu em đến nay chừng có thểNgọn lửa tình chưa


hẳn đã tàn phai;Nhưng không để em bận lòng thêm
nữa,Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.

Tôi yêu em đến nay chừng có thể


Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.
Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.

Thuý Toàn dịch


(Thơ tình A.X.Puskin. NXB Văn học Hà Nội năm 1986).

Aleksandr Sergeyevich Pushkin (1799 – 1837), nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch nổi
tiếng người Nga . Được tôn vinh là Đại thi hào, Mặt trời thi ca Nga, ông đã có những
đóng góp to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại và là biểu tượng
của dòng văn học lãng mạn Nga thế kỷ XIX .
Bài thơ chỉ có 8 dòng mà ba tiếng “tôi yêu em” như một điệp khúc dịu ngọt, tha thiết
vang lên tới ba lần.

Mối tình ấy “chưa hoàn toàn lụi tắt trong lòng tôi”. Nghĩa là vẫn còn đang âm ỉ cháy, vẫn
nồng nàn, khát khao.

Không tầm thường, cũng không ích kỷ; cao thượng, vị tha, sang trọng và có văn hoá.
Yêu nồng nàn thiết tha nhưng không bao giờ muốn đem đến nỗi u buồn, sự bận lòng
cho người mình yêu:

“Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,

Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.”

Chúng ta hiểu như thế nào về tâm trạng “Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng/ Lúc rụt
rè, khi hậm hực lòng ghen,”?

Có ai đó đã nói rằng: “Bể tình ái có lúc vơi lúc đầy”. Tình Yêu là một phạm trù cũng
chứa đầy nghịch lý. Gần đấy mà xa vời, xa vời mà gần. Có những lúc như cao thượng,
có những lúc như hẹp hòi, ích kỷ, muốn chiếm lấy làm của riêng mình.

Có lúc lại lúng túng, rụt rè khó nói nên lời, cũng có những lúc hờn giận, ghen tuông…
Đâu phải dễ để chiết lý Tình Yêu? Những chuyện tình cập bến bờ hạnh phúc, Tình Yêu
đâu phải lúc nào cũng có bảy sắc cầu vồng.

Dòng thơ thứ bảy nói lên cung bậc của Tình Yêu, chân thành và đằm thắm: “Tôi yêu
em, yêu chân thành, đằm thắm/ Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.”

Chân thành trong Tình Yêu là sự hướng tới bạn đời trăm năm, không vụ lợi, không dối
lừa, có chân thành mới có sự đằm thắm ấy.

Câu thơ cuối cùng là một câu thơ đa nghĩa và đã từng gây ra nhiều cuộc tranh cãi.

Có thể đó là một Tình Yêu cao thượng, cũng có thể hiểu theo bản dịch nghĩa “Cầu
Chúa cho em vẫn là người được yêu dấu như thế bởi người khác”. Phải chăng đó chỉ là
một cách nói “làm duyên” mà thôi!

Chủ thể trữ tình trong bài thơ như muốn nói: “Chỉ có tôi là yêu em chân thành nhất,
đằm thắm nhất. Tình Yêu ấy là niềm tự hào của tôi, một Tình Yêu xứng đáng, mãi mãi
tôn vinh trong lòng tôi. Chẳng có người con trai nào có thể mang đến cho em một Tình
Yêu như tôi đã từng yêu em”. Thật là tế nhị, khiêm nhường mà cũng rất đỗi tự hào, kiêu
hãnh.

Bài thơ là sự thổ lộ tâm tình của chàng trai khi đối diện với người mình yêu, mà quan
trọng hơn là đối diện với chính tiếng lòng mình. Bài thơ cũng cho thấy một cung bậc,
một phẩm chất cao cả của Tình Yêu, một nhân cách sang trọng, rất đa tình mà cũng rất
đỗi đàng hoàng, tự tin.
Cái hay cái đẹp trong bài thơ Tôi
yêu em” của Puskin

Pu-skin (1799 - 1837) là "Mặt trời của thi ca Nga". Trong cuộc
đời ngắn ngủi, bất hạnh của mình, Pu-skin đã để lại cho đất
nước Nga và cho nhân loại những áng thơ văn tuyệt vời. Ngoài
những trường ca nổi tiếng như "Ru-xlan và Lút-mi-la",

"Người tù Cáp-ca", "Những người Di-gan", "Ep-ghê-nhi Ô-nhê-ghin"...

Pu-skin còn để lại 800 bài thơ trữ tình, trong đó có nhi ều bài th ơ tình

nổi tiếng. Bài thơ tình "Tôi yêu em" là kiệt tác của Pu-skin:

"Tôi yêu em; đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,

Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.

Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng

Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen;

Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em".


(Thuý Toàn dịch)

Sự nhạy cảm là dấu hiệu của thiên tài. Dấu hiệu đó trước tiên biểu hiện

ở việc mở đầu và kết thúc bài thơ. Nếu Pu-skin mở đầu bài thơ theo

một cách khác thì bài thơ "Tôi yêu em" không còn là bài th ơ tr ữ tình

mà là một trường ca. Pu-skin đã cắt ngang thiên tình sử đ ể t ự s ự và

trữ tình. Mọi biến cố, mọi xúc cảm, thời gian và không gian đ ều đ ược

dồn nén lại:

"Tôi yêu em: đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai".

Có thể nói "Tôi yêu em..." là giai điệu chính của bài thơ. Đ ộng t ừ "yêu"

trong nguyên tác đều dùng thì quá khứ đến hiện tại bằng hình ảnh

"ngọn lửa tình". Hình tượng ngọn lửa vừa thể hiện sự nồng nhiệt của

tình cảm, và diễn tả sự dài lâu, đằng đẵng của nhà thơ đối với người

tình. Lối cắt ngang thiên tình sử để giải bày như vậy khiến cho bài th ơ

cô đọng, hàm súc. Tác giả không kể lể, chừng mực trong l ối bi ểu hi ện

cảm xúc, mực thước, kín đáo là những nét nổi bật của phong cách c ổ

điển.Giai điệu chính của bài thơ đã xuất hiện mà điều muốn nói ch ỉ m ới

được sửa soạn nói thôi, nghĩa là nó sẽ được nói qua những bi ến t ấu

trong giây phút thăng hoa của tâm hồn thi nhân. Pu-skin say đ ắm v ới

người tình, mải mê kiếm tìm mộng đẹp, nhưng chỉ nhận được toàn cay

đắng và não nề, cái mà người tình thi sĩ kiếm tìm được lại là th ơ. "Tôi
yêu em..." là thơ rồi, tôi thôi, không yêu em nữa là cũng đ ể yêu em.

Thơ tình của nhân loại chưa từng thấy những lời yêu của trái tim nhân

hậu như thế này:

"Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

Hay hồn em phải gợn bóng u hoài".

Tưởng chừng như Pu-skin không dụng công làm thơ mà cấu tứ thật là

mới mẻ. Tình mới mà thành thơ mới, tâm hồn cao thượng mà thành th ơ

cao thượng. "Tôi không muốn làm em buồn vì bất cứ lẽ gì" đó là l ời th ơ

trong nguyên tác. Nhà thơ đã chấp nhận thất bại, nhưng không phũ

phàng, hằn học. Biến đau thương thành tình yêu thì thật l ạ. T ứ th ơ l ớn

cho nên không cần những lời hoa mĩ, không cần các biện pháp tu t ừ. L ời

thơ dung dị mà thấm thía.Bài thơ tình phát triển theo những bi ểu l ộ

mới mẻ của tình cảm và những nghịch lí:

"Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng

Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen

Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm

Câu em được người tình như tôi đã yêu em".


Sau khi giãi bày nghịch lí của tình yêu, nhà thơ sợ người đời hoài nghi

về tình yêu chân thật của mình nên lại "phải nói":

"Phải nói yêu, trăm bận đến nghìn lần".

(Xuân Diệu)

Chỉ có khác với Xuân Diệu là Pu-skin đã đẩy những lời yêu thương về

quá khứ. Vì sao vậy? Vì bây giờ "tôi yêu em" hoặc "tôi mãi mãi yêu em"

thì "em băn khoăn”, thì “em buồn” nên Puskin “ph ải nói”:

"Tôi yêu em âm thầm không hi vọng

Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen

Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm".

Nhà thơ đã chọn những chi tiết chính xác để bày tỏ lòng yêu c ủa mình.

"Tôi yêu em âm thầm", đó là một thứ tình yêu như sóng ng ầm, nh ư

than hầm, nung nấu, cháy bỏng. Nhưng "không hi vọng", đây cũng là

một sự thổ lộ thành thật. Thời đó Pu-skin có cầu hôn với một vài cô gái

quý tộc thượng lưu nhưng đều bị khước từ. Pu-skin cũng là dòng dõi quý

tộc nhưng đã bị sa sút, còn thiên tài thì là cái gì các nàng làm sao bi ết

được, còn thi sĩ thì đối với các nàng coi cũng như "con hát" mua vui v ậy

thôi. Khốn nỗi nhà thi sĩ lại "yêu em", "tôi đã yêu em", làm sao c ắt
nghĩa được tình yêu, "tôi yêu em" thật thà đến "rụt rè". Cử chỉ nh ỏ ấy

lại là thước đo của lòng thành thật trong tình yêu đấy. Và cũng t ầm

thường như bất cứ một chàng trai đang yêu nào trên đời này "khi h ậm

hực lòng ghen".

Đã nói rồi, nói lại:"Tôi yêu em, yêu chân thành, đ ằm th ắm".

Nói lại như vậy là để nhấn mạnh những thanh âm cao vời sâu thẳm của

tình yêu và cũng là để sửa soạn cho một "nghịch lí" mà cũng là m ột

quan niệm tình yêu mới chưa từng có trên đời này nẩy nở:

"Cầu em được người tình như tôi đã yêu em".

(Nguyên văn: Cầu Thượng đế cho em được người khác yêu cũng như

thế).

Tình yêu của Pu-skin nồng nàn, chân thành, đằm thắm và gi ờ đây còn

thiêng liêng nữa. Nhưng cũng chỉ là những tình cảm nhân bản mà

thôi.Ví như tính chất thiêng liêng chẳng hạn, thì người bình dân ở

phương Đông, trước cả Pu-skin đã biết cầu nguyện cho tình yêu:

"Qua chùa núi Hó thắp bó nhang vàng

Xin cho bạn cũ lại hoàn như xưa".

(Ca dao)
Chỉ có tinh thần cao thượng trong tình yêu của Pu-skin là mới mẻ. Còn

từ đông sang tây, trong tình yêu tâm lí thông thường là (Yêu nhau thì

ném bả trầu, - Ghét nhau ném đá vỡ đầu nhau ra - Ca dao).

Tinh thần cao thượng của Pu-skin được diễn tả theo nhịp độ tăng cấp:

không yêu em nữa là cũng để yêu em và cầu cho người tình (t ừ ch ối

mình) được sống hạnh phúc trong tình yêu. Minh triết tình yêu đó là

điều hết sức mới mẻ và tạo ra sức hấp dẫn lạ thường. Đấy là nhân cách

cao thượng của Pu-skin, đấy cũng là tinh hoa của nền văn học Nga, m ột

nền văn học nhân đạo và lí tưởng.

Bài thơ "Tôi yêu em" thể hiện nhiều nét nghệ thuật tinh hoa c ủa th ơ

Pu-skin. Lời thơ giản dị, giản dị đến mức trong suốt; hàm súc, m ực

thước, ít dùng mĩ từ mà vẫn gợi cảm. Sức mạnh của nhà thơ dồn ở cấu

tứ lạ lùng đã chuyển tải được tình cảm, tư tưởng mới mẻ của thi nhân.

Thơ tình của nhân loại chưa bao giờ được chứng kiến một thiên tình s ử

trong một hình thức nhỏ bé như vậy. Và cũng chưa bao giờ thơ tình

của nhân loại đạt đến sự minh triết của tình yêu sáng chói nh ư v ậy. Pu-

skin xứng đáng với sự ngợi ca của nhân dân Nga là thi sĩ thiên tài và là

nhà tư tưởng lỗi lạc, người mở đường cho nền văn học Nga và người đặt

nền móng cho tư tưởng nhân văn cao quý trong văn học Nga.

'Я вас любил' - 'Tôi yêu em', bài thơ


không hình ảnh
"Tôi yêu Em" của Puskin chắc chắn là một trong những bài thơ dịch nổi tiếng
nhất ở nước ta nói chung và của dịch giả Thuý Toàn nói riêng. Bản thân
người viết những dòng này cũng thuộc lòng bài thơ từ tuổi học trò.

Ngô Tự Lập -

Chân dung tự họa của Puskin.

Tuy nhiên, vì "Tôi yêu Em" không chỉ tồn tại trong sổ tay các bạn trẻ đang tuổi
yêu đương mà còn được dạy trong trường phổ thông, tôi muốn góp ý với dịch
giả về một vài chỗ chưa chính xác và nhất là một số khía cạnh độc đáo của
nó mà có lẽ do thiếu thông tin nên ông đã bỏ qua.
Nguyên bản tiếng Nga của bài thơ như sau:

Александр Сергеевич Пушкин

Я вас любил: любовь еще, быть может,


В душе моей угасла не совсем;
Но пусть она вас больше не тревожит;
Я не хочу печалить вас ничем.
Я вас любил безмолвно, безнадежно,
То робостью, то ревностью томим;
Я вас любил так искренно, так нежно,
Как дай вам Бог любимой быть другим.

Dịch nghĩa:

Tôi yêu Em: tình yêu, có lẽ,


Trong lòng tôi vẫn chưa tắt hẳn;
Nhưng thôi, chớ để nó quấy rầy Em thêm nữa.
Tôi không muốn làm em buồn vì bất cứ điều gì.
Tôi yêu Em lặng thầm, vô vọng,
Bị giày vò khi vì rụt rè, khi bởi ghen tuông.
Tôi yêu em chân thành đến mức, dịu dàng đến mức,
Lạy Trời mà Em mà được ai khác yêu như vậy.

Còn đây là bản dịch của Thúy Toàn:

TÔI YÊU EM
Alexander Sergeyevich Pushkin

Tôi yêu em: đến nay chừng có thể


Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài

Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng


Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em
1. Một nhược điểm dễ nhận thấy trong câu đầu tiên của bản tiếng Việt là cụm
từ "chừng có thể" không được Việt lắm, vì thế nó không trung thành với ngôn
từ trong sáng của nguyên bản. Theo tôi, tốt nhất là ta cứ dịch một cách giản
dị, sát nghĩa thành:

Tôi yêu em: tình yêu, có lẽ,

Tuy nhiên, đó chỉ là tiểu tiết. Quan trọng hơn là Thúy Toàn đã thay lối biểu đạt
ngập ngừng đầy kịch tính của Puskin bằng một câu văn trôi chảy. Nhưng
ngay cả điều này có lẽ cũng có thể chấp nhận được trong chừng mực nào đó
nếu như nó không liên quan đến những đặc điểm quan trọng hơn mà tôi sẽ
bàn dưới đây.

2. Một nét độc đáo của bài thơ nằm ở chỗ nó hoàn toàn không hề có một
hình ảnh nào. "Ngọn lửa tình" là hình ảnh Thúy Toàn thêm vào, có lẽ do gợi
ý của động từ "tắt" (угасла). Nhưng từ "tắt" ở đây chỉ đơn thuần có ý nghĩa là
chấm dứt hẳn, kết thúc hoàn toàn, như khi ta nói "ngày đã tắt", "chiến tranh
đã tắt hẳn" hay "hy vọng cuối cùng đã tắt". Chính nét độc đáo này đã gây nên
những cuộc tranh cãi thú vị giữa những người theo quan điểm truyền thống
(cho rằng "thơ là tư duy bằng hình tượng", rằng một bài thơ hay phải có hình
ảnh độc đáo), với những nhà Hình thức chủ nghĩa (chủ trương "Nghệ thuật
như là thủ pháp" - tên tiểu luận có tính cách mạng của Shklovsky đã được
dịch ra tiếng Việt).

3. Một nét độc đáo khác của bài thơ là sự "nghèo nàn" về ngôn ngữ. Và
điều này cũng lại trái ngược với quan niệm truyền thống cho rằng một bài thơ
hay phải có ngôn từ phong phú, trau chuốt, hay độc đáo. Ngoài từ duy nhất ít
mang nghĩa ít nhiều bóng bẩy là từ "tắt" chỉ sự kết thúc hoàn toàn đã nói ở
trên, tất cả các từ trong bài đều được dùng với nghĩa trực tiếp, giản dị nhất.
Roman Jakobson, trong bài Thơ của Ngữ pháp và Ngữ pháp của Thơ [ 1], chỉ
ra rằng bài thơ chỉ có 47 từ nhưng có tới 14 đại từ, 10 động từ, và chỉ có 5
danh từ, đều là danh từ trừu tượng. Cái hay của bài thơ, vì thế, chủ yếu nằm
ở các thủ pháp ngữ pháp đặc biệt, trong đó có cách ngắt câu ngập ngừng tôi
đã nói ở trên.

4. Nhưng thủ pháp ngữ pháp đặc biệt nhất và hiệu quả nhất là ở hai câu cuối
cùng, cũng là hai câu Thúy Toàn đã hiểu sai ý tác giả. Mặc dù "дай вам Бог"
ở mệnh lệnh thức, nó thật ra không có ý nghĩa mệnh lệnh thức hay cầu khẩn.
Puskin sử dụng nó làm vế thứ hai của một cấu trúc so sánh "так...как..."
Nghĩa thực của câu cuối cùng không phải là một thái độ cao thượng: "Cầu em
được người tình như tôi đã yêu em" như trong bản dịch của Thúy Toàn, mà là
"Có lạy Trời em [mới lại] được ai khác yêu chân thành, nâng niu đến thế". Lối
nói này cũng tương tự khi người Việt nói: "Có trời mà biết được!" để nói rằng
"Chẳng ai biết được đâu!"[ 2].

Tóm lại, Puskin muốn nói: "Tôi là người yêu Em nhất", hoặc "Chẳng bao giờ
có ai yêu Em được như tôi nữa đâu!"

5. Một khó khăn khi dịch bài thơ là làm thế nào để chuyển tải ý nghĩa của lối
dùng kính ngữ (вас) sang tiếng Việt. Tôi cho rằng Thúy Toàn đã đúng khi cho
tác giả xưng "Tôi" chứ không phải là "anh". Tuy nhiên, với từ "em", tôi đề nghị
dùng cách viết hoa. Đây chính là cách dùng kính ngữ của của người Italia: khi
"lei" viết thường, nó được hiểu là ngôi thứ ba giống cái số ít (cô ta, bà ta...),
còn khi viết hoa, "Lei", nó được hiểu là ngôi thứ hai, tương tự như "bac" trong
tiếng Nga. (Trong bản dịch nghĩa ở trên tôi đã dùng cách viết hoa này).
6. Cuối cùng, viết những dòng này, với tư cách độc giả, tôi muốn tỏ lòng biết
ơn đến dịch giả Thuý Toàn, người đã cho tôi biết Puskin trước khi tôi biết
tiếng Nga. Bất kỳ bản dịch nào cũng cần phải sửa chữa nhiều lần. Tôi không
có ý định đưa ra bản dịch của mình, vì Thúy Toàn xứng đáng là người tự
chỉnh trang lại bản dịch. Vả lại, tôi nghĩ, giả sử có định dịch lại, chắc tôi cũng
sẽ phải ghi tên Thúy Toàn là đồng dịch giả. Bản dịch của ông từ lâu đã là một
phần ký ức trong tôi.

Normal, tháng 2/2006

Ngô Tự Lập

Bài thơ tôi yêu em của nhà thơ Puskin


Bài thơ Tôi yêu em được Pushkin sáng tác năm 1829 (lần đầu tiên được in trên
Almanach (Những bông hoa phương bắc), năm 1830. Bài thơ có hai phương án xuất
xứ:

1) Phương án thứ nhất: theo lời của người cháu (gọi bằng bà) của Anna Olenina,
cô con gái ông Chủ tịch Viện Hàn lâm Nghệ thuật Nga, người đã không chấp thuận lời
cầu hôn của Pushkin vào tháng 1 1/1828, thì năm 1829 Pushkin có chép bài thơ này
vào albom tặng Olenina, dưới bài thơ có ghi thêm “Plus-que- parfait” đại ý nói về tình
yêu như chuyện đã qua, nhưng bút tích này hiện không còn lưu giữ được

2) Phương án thứ hai: dựa trên sự gần gũi về ý thơ của bài Tôi yêu em và bài
Một chút tên tôi đối với nàng cùng hai bức thư của Pushkin ngày 2/2/1830, nhà nghiên
cứu B. p. Gorodetsky cho rằng bài thơ Tôi yêu em được viết tặng “người đàn bà mê
hồn thật sự” gốc Balan là Karolina Adamovna Sobanscaya (1794-1885) (Pushkin làm
quen với bà ờ Kiev từ năm 1821 khi bà ta đã bỏ người chồng đầu được 5 năm, sau đó
nhà thơ gặp lại bà ở Peterburg vào cuối năm 1829, bài thơ Tôi yêu em, theo
Gorodetsky, có lẽ đã được tặng cho Sobanskaya chính trong khoảng thời gian này, còn
bài thơ Một chút tên tôi đổi với nàng được nhà thơ đã ghi vào album tặng bà ngày
5/1/1830) – Việc xác định xuất xứ của bài thơ có thể quyết định khuynh hướng tiếp cận
với nó: theo phương án xuất xử thứ nhất, có thể hiểu bài thơ theo hướng nhân vật trữ
tình yêu mà có lẽ không được đáp lại (vì lí do chủ quan hoặc khách quan); theo
phương án thứ hai lại có thể nói về môtip “tình yêu hồi sinh trong lần gặp lại” rất phổ
biến trong thơ tình yêu của Pushkin (Gửi (1825), Một chút tên tôi đối với nàng (1830)).

Bài thơ vốn không đề. Đối với những trường hợp như vậy, người ta ước định
gọi tên bài bằng dòng thơ đầu tiên. Trong trường hợp này, bài thơ được gọi tên bằng
điệp ngữ được lặp lại ba lần trong bài thơ bởi nó mở ra ngay ở dòng đầu tiên của bài.
Dịch giả Thúy Toàn dịch điệp ngữ ấy là “Tôi yêu em” và lấy nó làm tiêu đề cho bài thơ.
Song nếu dịch chính xác thì điệp ngữ ấy phải là “Tôi đã yêu cô” . Động từ “yêu” được
chia ở thì quá khứ . Trong tiếng Nga có hai đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít với hai
sắc thái khác nhau: “Tôi” (biến thể gián tiếp) có sắc thái “âu yếm, thân mật, gần gũi”
(dịch qua mối quan hệ tình yêu trong tiếng Việt thường là “anh – em”), còn “BU” (biến
thể gián tiếp “Bac”) lại có hàm ý “trang trọng, xa cách” (sang tiếng Việt có thể chuyển
thành “bà” hay “cô”, “ông” hay “ngài” tùy theo lứa tuổi và giới tính). Pushkin từng phân
biệt hai đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít này rất rõ trong bài thơ Ngài và anh, cô và
em. Trong trường hợp này, nhả thơ chủ ý dùng đại từ này với hàm ý trang trọng, xa
cách phải được dịch là “cô”. Nói như vậy không có nghĩa là ta phải thay đổi cách gọi tên
bài thơ. Ta có thể vẫn cứ gọi bài thơ bằng cái tên quen thuộc, nhưng phải lưu ý đến
cách dùng từ của tác giả khi tiếp cận với bài thơ. Chia động từ “yêu” ờ thì quá khứ dùng
đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít với hàm ý trang trọng, xa cách, nhân vật trữ tình
bằng lí trí muốn dừng tình yêu lại: đẩy “tình yêu” vào quá khứ và biến “em” thân yêu
thành “cô” xa cách.

BÀI THƠ “TÔI YÊU EM” CỦA


PUSKIN – MỘT CÁCH HIỂU KHÁC
VỚI THÚY TOÀN. TRAO ĐỔI VỚI
THÀY VŨ THẾ KHÔI
Posted on Tháng Mười 30, 2021

Fb Boristo Nguyen, 30-10-2021

Tuần báo Văn nghệ TP HCM số 663, ngày 11-11-2021

“Я Вас любил/ Tôi yêu em” là bài thơ nổi tiếng của Puskin mà bạn đọc Việt Nam biết qua bản dịch
nổi tiếng “Tôi yêu em” của Thúy Toàn. Ngoài Thúy Toàn, bài thơ còn được khá nhiều người khác
dịch tiếng Việt: Nguyễn Việt Thắng, Phạm Bá Chiểu(1) hay Nguyễn Đức Quyết và Hoàng Sỹ Bối(2).
Hầu hết người dịch đều hiểu câu cuối bài thơ theo cách hiểu của Thúy Toàn: Puskin cầu mong cho
người mình yêu có được một người tình mới yêu tha thiết như ông (“Cầu em được người tình như tôi
đã yêu em”), cách hiểu về một tình yêu cao thượng, vị tha. Rất nhiều bạn đọc Việt cũng hiểu và bình
luận theo hướng như vậy.

Xin chép lại bài thơ và bản dịch của Thúy Toàn.

Я вас любил
Я вас любил: любовь еще, быть может,
В душе моей угасла не совсем;
Но пусть она вас больше не тревожит;
Я не хочу печалить вас ничем.

Я вас любил безмолвно, безнадежно,


То робостью, то ревностью томим;
Я вас любил так искренно, так нежно,
Как дай вам бог любимой быть другим.

Bản dịch của Thúy Toàn

Tôi yêu em: đến nay chừng có thể.


Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.

Tôi yêu em âm thầm không hy vọng,


Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm,
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.

Trong một note của bạn Lý Tiến Hùng bàn về bản dịch của Thúy Toàn tôi có bình luận, đưa ra một
cách hiểu khác: “Mình hiểu câu cuối theo cách thế này: Puskin yêu chân thành, tha thiết đến mức
“lạy giời” khó mà ai yêu được đến như vậy. Дай бог ở đây được hiểu như vậy”. Thày Vũ Thế Khôi
qua tìm hiểu về con người cũng như “tư duy nghệ thuật”, “cảm quan phương Đông” của Puskin (xem
nguyên văn bình luận ở dưới(3)) có đưa ra nhận xét “Nếu đặt câu thơ cuối cùng vào contex rộng lớn
ấy thì không gán cho tác giả ý thứ 2 cao ngạo và vị kỷ!”

Advertisement

Các bình luận trong note cho thấy nhiều bạn sống ở Nga lâu năm (giỏi tiếng Nga) có cùng cách hiểu
như tôi nên lẽ ra tôi có thể không cần có ý kiến thưa lại. Tuy nhiên, vấn đề hiểu, cảm nhận và dịch
thơ là một vấn đề thú vị nên tôi xin mở rộng trao đổi, bàn về vấn đề này.

Trước tiên xin phép được goi thày Vũ Thế Khôi là thày, xưng em. Tuy không học trực tiếp nhưng
biết thày là một trong những người đầu tiên tham gia dạy các khóa dự bị ngoại ngữ, tiền thân của
khoa lưu học sinh tiếng Nga tại đại học ngoại ngữ Thanh Xuân, nơi em may mắn được theo học.
Cũng phải nói thêm, em là dân toán chứ không phải dân văn nên không có nhiều kiến thức về văn
học cũng như lý luận phê bình văn học. Do vậy em trao đổi ở đây chỉ với tư cách của một người đọc
bình thường. Từ góc độ logic và cách hiểu của mình xin có một vài ý trao đổi lại với bình luận của
thày về cách hiểu câu cuối của bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin (xem trích dẫn phía dưới) (3):

– Hầu như việc đoán định tác nghĩ gì khi sáng tác (tức hiểu đúng tác phẩm) là bất khả thi, trừ phi
chúng ta có được những phát biểu, ghi chép của tác giả nói về vấn đề này hay có các luận cứ chứng
minh đủ chặt về logic. Tuy nhiên, ngay cả lời kể của tác giả, vì những lí do khác nhau, vẫn có thể
không đúng với suy nghĩ trong đầu khi sáng tác.

Nhà văn/nhà thơ sáng tác ra tác phẩm, đó là một lần sáng tạo. Người đọc đọc tác phẩm, hiểu và cảm
nhận tác tác phẩm lại là thêm một lần sáng tạo. Điều đó nói lên điều gì? Không có ánh xạ 1-1 giữa
tác phẩm (suy nghĩ của tác giả) và cách hiểu của người đọc. Cách hiểu đã bị khúc xạ qua lăng kính
chủ quan của người đọc (cảm xúc, khả năng nhận thức…) hay bị gò nắn bởi công cụ (lý thuyết phê
bình văn học) được sử dụng để phân tích tác phẩm.

– Có nhiều lý thuyết phê bình văn học khác nhau được sử dụng để nghiên cứu các tác phẩm văn học
(tức để hiểu chúng). Việc tìm hiểu về tác giả (con người, tư duy, phong cách sống và viết..), bối cảnh
ra đời của tác phẩm … cũng là nhằm mục đích này. Cái chung của các lý thuyết là tìm ra các quy luật
văn chương để rồi quy chiếu vào tác phẩm cụ thể. Tuy nhiên, văn chương là đời sống tinh thần, mà
cái thế giới tinh thần của con người vô cùng phong phú, đa dạng nên không một lý thuyết nào đủ khả
năng bao phủ, cả bề rộng lẫn bề sâu, để phản ánh đúng và đủ mọi điều của văn chương. Những điều
thày Vũ Thế Khôi nói về Puskin (tác giả) trong bình luận của mình về bài thơ cũng không thoát ra
khỏi hạn chế này. Các lý thuyết cũng chỉ là hướng tiếp cận, công cụ giúp cho chúng ta đi tới chân lý
chứ chúng không phải là chân lý. Chân lý ở đây được hiểu là suy nghĩ thực của Puskin khi sáng tác
bài thơ. Các lý thuyết dù có tuyệt vời đến đâu thì kết quả của chúng trong việc phân tích tác phẩm
vẫn chỉ là giả thuyết, với độ xác tín, được công nhận nhiều ít khác nhau.

– Theo em, lý thuyết phê bình văn học dù có phát triển đến đâu cũng không thể thay thế được sự trực
cảm, cảm nhận văn chương một cách trực tiếp qua văn bản. Hoài Thanh không cần có một lý thuyết
nào nhưng nhờ khả năng trực cảm, cảm nhận văn chương đã để lại một “Thi nhân Việt Nam” bất hủ.
Ngược lại, đã từng có các chuyên gia tên tuổi, có nhiều đóng góp trong việc du nhập và phát triển các
lý thuyết phê bình văn học hiện đại nhưng vẫn vấp phải những lỗi khá nặng trong việc đọc hiểu tác
phẩm, nhất là với các tác phẩm văn học nước ngoài.

– Vậy, thế nào là hiểu sai, thế nào là hiểu đúng một tác phẩm văn học? Theo em, hiểu sai là cách mà
không ai hiểu như vậy hoặc không đúng với tinh thần và logic của tác phẩm. Để chỉ ra một cách hiểu
là sai nhiều khi cũng khó nhưng nói chung vẫn dễ hơn rất nhiều so với việc chứng minh một cách
hiểu là đúng. Cách hiểu được cho là đúng là cách hiểu hợp lí chứ không hẳn đã đúng như tác giả
nghĩ. Trong các cách hiểu “có lí”, cách hiểu “đúng” là cách được cho là hợp lý, phù hợp với ngữ
cảnh, logic của tác phẩm, gần với phong cách sống và viết của tác giả, với tư duy, tâm lý thời đại,..
Tức là cách hiểu hợp lý nhất chứ chưa hẳn đã đúng với tác giả.

– Quay lại nhận xét của thày Vũ Thế Khôi. Trước hết, em xin được giải thích lại bình luận của mình
về cách hiểu câu cuối của bài thơ. Ý của em muốn nói câu “Как дай вам бог любимой быть
другим” có thể hiểu khác với Thúy Toàn (“Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”). Cụm từ
“дай вам бог” hiểu theo nghĩa đen là cầu mong cho cô gái nhưng hàm ý của Puskin không phải vậy.
Ông muốn nói về tình yêu của mình là chân thành, là hết lòng đến mức mà cô gái sẽ không thể có
được một người tình yêu đến như vậy. Ở đây không có sự thách đố, thách mà không nhằm để thách.
Ở đây là sự so sánh tuyệt đối, muốn nói về tình yêu ở cung bậc cao nhất, hoàn toàn không có sự “cao
ngạo và vị kỷ”. Sắc thái “thách đố” là cách hiểu của Lý Mạnh Hùng khi đọc bình luận của em.

Theo em, việc sử dụng phương pháp nghiên cứu về tác giả để đánh giá đúng sai một nhận định về
cách hiểu tác phẩm là không hợp lý. Thứ nhất, như đã nói ở trên, bản thân các phương pháp, lý
thuyết phê bình văn học không phải là chân lý, chúng không đảm bảo đưa ra những cách hiểu chính
xác tuyệt đối, đúng với sự suy nghĩ thực sự của tác giả. Chẳng hạn, tìm hiểu về con người Puskin rồi
đưa ra nhận định phải như thế này mới đúng với tính cách, tâm hồn, tâm lý.. của Puskin, như thế kia
là không đúng với ông không đủ để đảm bảo tính đúng đắn của nhận định. Chẳng hạn, có một hiện
tượng khá phổ biến: không ít người viết thơ như một trò chơi của chữ nghĩa. Thơ của họ, nếu không
biết người mà chỉ đọc thì cũng đầy cảm xúc, cũng như rút từ ruột từ gan nhưng … hóa ra chỉ là
những cảm xúc giả, kết quả của trò chơi ngôn từ. Có người ngồi nhà mà viết thơ về Điện biên phủ
như thật. Ngay cả khi làm thơ với cảm xúc thật, nhưng khi “lên đồng”, thăng hoa về nghệ thuật,
người làm thơ cũng dễ bị lôi cuốn, bị chi phối bởi sự sáng tạo nghệ thuật, biến hóa của ngôn từ chứ
không hoàn toàn tuân theo cảm xúc, suy nghĩ ban đầu. Mà với kết quả của trò chơi ngôn từ, sáng tạo
nghệ thuật thì việc nghiên cứu “tiểu sử cá nhân” tác giả cũng không giúp ích được nhiều trong việc
hiểu tác phẩm.

– Cụm từ “дай вам бог” trong tiếng Nga có thể có các cách hiểu (có lý) khác nhau: cầu mong, so
sánh, thách đố, … chứ không chỉ một nghĩa cầu mong. Ý nghĩa cụ thể của nó phụ thuộc vào ngữ
cảnh sử dụng.

Ví dụ 1. Một ngôi sao bóng đá mới nổi nói với Ronaldo: cậu cũng giỏi vừa thôi, đừng vỗ ngực quá.
Ronaldo trả lời: дай вам бог играть хорошо как я (cầu Trời cho cậu chơi tốt như tôi). Nghĩa ở đây
vừa có ý thách đố, vừa có ý coi thường.

Ví dụ 2. Ronaldo nói: tôi là cầu thủ xuất sắc nhất mọi thời đại. Một nhà báo nói: Месси –
величайший игрок. Он так гениально играет, как дай вам бог хорошо играть как он (Messi mới
là cầu thủ vĩ đại nhất. Cậu ấy chơi xuất sắc đến mức mà cậu (Ronaldo) chẳng thể nào chơi hay được
như vậy. Ý ở đây là nói về sự so sánh: còn lâu Ronaldo chơi mới bằng Messi.

Cụm từ “дай вам бог” (cầu Chúa cho bạn…) trong tiếng Nga hay ở chỗ nó có thể diễn tả các sắc thái
không chỉ khác nhau mà còn đối lập với nhau. Nó có thể là cầu chúc nhưng cũng có thể ngược lại:
đừng có mong tưởng. Nó là lời của chủ thể, người phát ngôn nhưng cũng có thể hiểu ngược lại, là
phát ngôn của khách thể, người được nói tới: bạn hãy cầu Chúa cho mình để được.

– Vậy với 2 cách hiểu có lý (“cầu em được người tình như tôi đã yêu em” và “sẽ chẳng có ai yêu em
được như tôi đâu”) cách nào là đúng là hợp lý hơn với logic và tinh thần của bài thơ? Để trả lời câu
hỏi này cần để ý đến hai điều. Thứ nhất, hai câu cuối có quan hệ gắn kết với nhau theo cấu trúc phức
với liên kết phụ thuộc “так, как”, câu sau sau bổ ngữ cho câu trước. Thứ hai, quan trọng hơn là ở câu
trước đó “Я вас любил так искренно, так нежно” chữ “так” được đưa lên trước các trạng từ
искренно, нежно và lặp lại hai lần là để nhấn mạnh sự chân thành, tha thiết yêu của Puskin: tôi yêu
em chân thành và tha thiết đến mức mà em không thể nào có được người khác yêu đến như vậy.
Cách hiểu sau hợp với logic phát triển của bài thơ hơn là cách hiểu về một mối tình cao thượng như
Thúy Toàn và nhiều người lâu ngay vẫn hiểu.

Cũng cần nói thêm, Nguyễn Việt Thắng, người đã dịch nhiều thơ Nga cũng có cách hiểu khác với
Thúy Toàn: “Tôi đã yêu em chân thành, tha thiết. Lấy đâu người như thế nữa yêu em.”

Bản dịch của Thúy Toàn là một tuyệt phẩm. Bản dịch này đã được đưa vào sách giáo khoa, được bao
bạn đọc người Việt biết và yêu thích nhưng nếu đứng từ yêu cầu dịch phải thể hiện đúng với tinh
thần và ngữ nghĩa của bài thơ thì có chỗ có thể vẫn cần phải xem lại..

– Xin tạm chuyển ngữ bài thơ sang tiếng Việt:

Tôi yêu em, lửa tình như chưa hẳn,

Đã lụi tàn trong trái tim tôi;

Nhưng không muốn bận lòng em thêm nữa;

Với những ưu phiền, đau khổ vì tôi.

Tôi yêu em âm thầm và vô vọng

Lúc rụt rè, lúc đau khổ vì gen;

Tôi yêu em chân thành và say đắm,

Lấy đâu người như tôi đã yêu em.

Moscow 30-10-2021

(1) – Thivien.net

(2)- Nguyễn Đình Minh. “Tôi yêu em”- tuyệt tác thơ tình của Puskin nhìn từ nguyên bản”

(3)- Vũ Thế Khôi: “Như đã nói với LTH, tôi định nghiền kỹ bản dịch của bạn đã rồi mới dám lạm
bàn, mà hiện nay đang quá bận với Kiều và Lermontov. Nhưng không thể không góp ý với bạn
Boristo N rằng cách hiểu thứ 2 (“Дай бог”=thách đố) hoàn toàn mâu thuân với chủ đề tư tưởng-
tình cảm của bài thơ mà các nhà Pushkin học nhiều thế hệ đều nhất trí – một tình yêu trong sáng,
cao thượng, quên mình. Xin nói thêm: từ năm 1999, nhân kỷ niệm 200 năm sinh của P. tôi đã có
tham luận về cái tôi gọi là “cảm quan phương Đông như một mạch ngầm trong tư duy nghệ thuật
của Pushkin vốn hấp thụ một nền giáo dục hoàn toàn Âu hóa. Cảm quan đó thể hiện rất rõ nét trong
việc con người dòng máu châu Phi với dục tính mãnh liêt, không nén nhịn được trươc bất kỳ một gái
đẹp nào, tự nhân “любвелбильный”, vẫn kiên gan đi tìm sự hài hòa TÌNH YÊU – HÔN NHÂN -GIA
ĐÌNH, từ năm 16 tuổi viết Роза (mà từ 1966 ô. H.Tr.Th dịch ngược hẳn tứ thơ câu có
НЕ+ГОВОРИ=khẳng định dứt khoat, thành phủ định!!!, khiến mọi người cứ thế dịch theo!) Qua
mối tình lâu bền với Maria Raevskaya, qua một khăc giây chiêm ngưỡng từ xa “гений чистой
красоты”, ( nhưng trong đời thực hóa ra “Бабилонская блудница”!), qua cả một kinh nghiệm đau
đớn: đã tìm được, ngỏ lời cầu hôn, nhưng bị gia đình cô gái kiên quyết từ chối (theo những tìm tòi
mới đây, đó mới là bóng hồng trong “Я вас любил…” chứ không phải “sư tử cái cung đình
Korolina”!)…- cho đến khi tìm được ra Natalia Goncharova để quyết tâm xây bến đỗ cho LẼ SỐNG
MỚI: SUY TƯ VÀ LAO ĐỘNG SÁNG TẠO. Nếu đặt câu thơ cuối cùng vào contex rộng lớn ấy thì
không gán cho tác giả ý thứ 2 cao ngạo và vị kỷ!”

CHIA SẺ:

Từ khi loài người biết yêu và biết làm thơ đã có thơ về tình yêu. Tình yêu là đề tài luôn luôn xưa
cũ và cũng luôn luôn mới mẻ. Mỗi thi nhân khi đến với đề tài huyền diệu này đều có những phát
hiện riêng. Những bài thơ tình hay nhất không hẳn là những bài thơ có hình thức đẹp đẽ, ngôn từ
bóng bẩy,… mà điều quan trọng-là tiếng nói chân thành nơi trái tim yêu đã làm rung động bao
trái tim khác, khi họ đến với tình yêu tạo nên một sự cộng hưởng sâu xa trong tâm hồn nhân loại.
Tôi yêu em của Pus-kin là một bài thơ như thế. Bằng một cách nói giản dị, chân thành, Pus-kin
đã dạy cho con người biết yêu một cách cao thượng và nhân văn.

Pu-skin là nhà thơ Nga thiên tài,- người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học và nền văn học Nga
phong phú, đậm đà tính dân tộc. Nhà thơ nổi tiếng Giu-côp-xki đã Qua Pu-skin là “người khổng
lồ tương lai”. Khát vọng tự do thấm đượm trong thơ Pus – kin. Ông là người ca sĩ của tự do. Pus-
kịn còn là ca sĩ của tuổi trẻ. Tình bạn, tình yêu là cảm hứng trong rất nhiều sáng tác của ông.

Tôi yên em là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Puskin, của thi ca Nga và của cả nền
thơ ca thế giới. Bài thơ được sắp xếp liền mạch 8 câu, không chia thành các khổ thơ. Toàn bài có
hai câu thơ lớn, mỗi câu 4 dòng thơ. Như vậy, trên thực tế bài thơ như gồm hai phần, cả hai phần
đều bắt đầu bằng cùng một cụm từ Tôi yên em. Thoạt nhìn tưởng như ý quân, trùng lặp, đọc kĩ
mới thấy ý thơ ào ạt trào lên,
Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm chút nữa,
Hay hồn em phải gợn sóng u hoài.

Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng,,


Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,
Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em.

Con sóng sau dữ dội, mãnh liệt hơn con sóng trước. Hình thức tay lặp lại nhưng cảm xúc có sự
khác biệt.

Xét bề ngoài câu chữ, nhân vật trữ tình dường như thông báo việc rút lui chối bỏ say mê, dập tắt
lửa tình (nhưng không để em bận lòng thêm nữa, hay hồn em phải gợn bóng u hoài). Đó là trật tự
lôgíc trong cách giãi bày tình cảm của nhân vật trữ tình. Nhưng trật tự logic đó chỉ là bé ngoài,
còn trong sâu thầm tâm linh, mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình cuồn cuộn chảy, bất chấp logic.
Không nén được cảm xúc đó cứ bật lên như một điệp khúc: Tôi yêu em.

Hãy bàn rộng một chút về cách dùng đại từ nhân xưng trong bài thơ, Cách dùng đại từ nhân xưng
trong câu chuyện tình yêu là cả một vấn đề.

Người dịch đứng trước nhiều lựa chọn: Tôi yêu chị/ Tôi yêu cô/ Tôi yêu em/ Anh yêu em,.. Kiểu
xưng hô trước có phần trang trọng, khách khí-. Kiểu xưng hô sau lại quá thn thiết. Người dịch
chọn kiểu xưng hô tôi yêu em là thỏa đáng vì nó nói lên đúng quan hệ vừa gần, vừa xa, vừa đằm
thẳm, vừa dang dở giữa nhân vật trữ tình.

Tôi yêu em là cách nói không mới nếu không muốn nói là đã trở nên rất quen thuộc và xưa cũ.
Trong lịch sử ngôn ngữ học, từ khi loài người biết yêu đã có cụm từ này. Tuy nhiên, với mỗi
người khi bước vào tình yêu nó luôn luôn mới, đặc biệt mới ở cách thể hiện. Con người luôn chờ
mong ở lời thổ lộ ấy những khao khát, đam mê, hồi hộp, những ngọt ngào, tha thiết,…

Trong bài thơ, Tôi yêu em lặp lại nhiều lần như một điệp khúc. Đó vừa là một cách khẳng định
không chút hồ nghi, băn khoăn, do dự, vừa là một sự thú nhận với tất cả sự chân thành thốt lên tự
đáy lòng. Đó là khát vọng cháy bỏng của một trái tim yêu muốn được đáp lại. Đó còn là một lí
luận của tình yêu: Tôi có quyền yêu em cho dù em có yêu tôi hay không. Tình yêu là thế. Lí luận
của con tim nhiều khi bất chấp lí luận của khối óc.

Trong lời mở đầu, nhân vật trữ tình thú nhận :

Tôi yêu em đến nay chừng có thể.

Ngọn lửa tình chưa dễ đã tàn phai;

Nhưng không thể để em bận lòng thêm nữa

Hay hồn em phải đượm bóng u hoài

Tôi yêu em âm thầm không hy vọng

Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen

Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm

Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em.

“Ngọn lửa tình” có lúc bùng lên mãnh liệt, có lúc đằm lặng âm ỉ nhưng đó là cái âm ỉ của một,
ngọn núi lửa lúc nào cũng có thể phun trào. Tình yêu âm thầm, đơn phương, có lúc chông chênh
“không hi vọng” hỡi nhân vật trữ tình nhiều khi có cảm giác “tôi tìm em, em tìm ai ?”. Yêu một
người là hạnh phúc vì yêu Vì khổ đau vì cảm giác tình yêu không được đền đáp. Nhân vật trữ
tình có lúc rụt rè như một chàng trai mới lớn không dám đến gần để rồi ghen với cà những ánh
mắt qua đường. Pus-kin trong thơ tình của mình đã nói rất nhiều về lòng ghen:

Trên đời này không có tra tấn nào

Đau đớn hơn những giày vò khắc nhiệt của ghen tuông

Tuy “hậm hực lòng ghen” nhưng nhân vật trữ tình là người dịu dàng, tao nhã, văn hóa tình yêu
thể hiện khá rõ. Nét nổi bật nhất trong nhân cách yêu là “chân thành, đằm thắm”, đằm thắm,
chân thành ngay cả khi “không hi vọng”. Đó là một mối tình tự nguyện, một tình cảm trọn vẹn
giành cho người mình yêu.

Tóm lại, tình cảm của nhân vật trữ tình đắy đủ mọi sắc thái, mọi cung bậc, vừa rất con người với
những đam mê, những hờn ghen,… vừa mang tính lí tưởng bởi yêu hết mình và hiến dâng trọn
vẹn.

Điều bất ngờ ở câu thơ kết là nhân vật trữ tình mặc dù “yêu chân thành, đằm thắm vẫn cầu mong
cho người mình yêu có được người yêu “như tôi đã yêu em”. Theo lôgíc thông thường, người ta
sẽ cầu mong cho người mình yêu cũng yêu mình.

Tình yêu cao thượng đã khiến nhân vật trữ tình vượt lên trên cái lôgíc thông thường đó, mang
đến cho câu thơ nhiều hàm chứa ý vị.

Yêu và trân trọng người mình yêu bởi nếu em không yêu tôi thì em đâu có lỗi. Cá chăng là vì
thần tình yêu đùa ác đã bắn mũi tên tình ái vào trái tim tôi mà không qua trái tim em.

Câu thơ như một lời nhắn nhủ: Em hãy yêu người yêu em chân thành, đằm thắm nhất, mãnh liệt
nhất, “như tôi đã yêu em”.
Dường như ẩn chứa trong đó còn có chút gì như là ý vị mỉa mai: “Nếu không có sự can thiệp của
siêu nhiên thì vị tất nữ nhân vật còn gặp được một tình yêu khác giống như thế (R. Iacốpxơn).
Điều đó có nghĩa là: Không một ai yêu em như tôi đã yêu em!

Câu thơ còn biểu hiện một niềm hi vọng, một khát vọng thánh thiện giàu tính nhân văn: tình yêu
chân thành lẽ nào không được đền đáp. Em cứ đi tìm. Tôi vẫn chờ đợi. Có thể em chưa nhận ra
tôi chính là tình yêu thượng đế mạng đến cho em nhưng rồi một ngày nào đó em sẽ nhận ra. Ca
dao Việt -Nam .Đó chính là sự gặp gỡ của nhũng trái tim nhân văn cao cả.

Nhân vật trữ tĩnh đã vượt lên thói ích kí tầm thường. Câu thơ đưa tình yêu lên ngôi, làm sáng
chói nhân cách của nhân vật trữ tình : yêu tha thiết, mãnh liệt và trong sáng vô cùng, cao thượng
vô cùng.

Tôi yêu em phảng phất nỗi buồn của mối tình đơn phương nhưng là nỗi buồn trong sáng của một
tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha. Bài thơ dạy cho người ta biết yêu
một cách cao đẹp.

Lời giãi bày tình yêu cua Puskin được thể hiện bằng hình thức giản dị mà tinh tế. Chất thơ của
bài thơ chính là sự thành thực của người làm thơ “lòng nhân ái làm xúc động lòng người ở vẻ
diễm lệ nghệ thuật của nó” (Bi-ê-lin-xki). “Đối tượng tự nó hấp dẫn đến mức chả cần gì đến sự
tô vẽ điểm nào cả” (Pus-kin).

“Tình yêu cao thượng” trong trang thơ Puskin


Thần ái tình Eros là một thiên thần bé nhỏ, có đôi cánh, luôn mang theo cung tên bên

mình. Thần được thượng thần Dớt trao nhiệm vụ làm thức dậy niềm khao khát yêu

đương trong trái tim con người bằng những mũi tên tình yêu. Vì m ới ch ỉ là m ột chú bé

nên thần rất vô tư, không hề lựa chọn, cân nhắc, tính toán hơn thi ệt khi gi ương cung.

Thần đâu biết mũi tên của mình sẽ mang tới niềm hạnh phúc ng ọt ngào hay kh ổ đau

thất vọng trong mỗi trái tim con người. Khi vướng mũi tên của thần ái tình, trái tim

ngân rung bao niềm cảm xúc, bao khát khao được giãi bày... Nh ững rung đ ộng ấy đã

dệt nên những vần thơ làm xúc động, say mê lòng người. Hôm nay chúng ta nh ư b ị mê

hoặc bởi tiếng lòng của một chàng trai qua áng thơ tình n ổi ti ếng c ủa “ Mặt trời

thi ca Nga”, bài thơ: “Tôi yêu em”

Một trong những chủ đề lớn của thơ trữ tình Puskin là tình yêu “H ầu nh ư
tình yêu, tình bạn luôn luôn là những tình cảm chi phối nhà thơ
nhiều nhất và là
ngọn nguồn trực tiếp nhất của hạnh phúc và đau khổ của cả đời ông… Màu sắc

chung của thơ Puskin, đặc biệt trong thơ trữ tình, là vẻ đẹp n ội tâm con ng ười và lòng

nhân ái vuốt ve tâm hồn”. (Biêlinxki). Cùng với “gửi K”, “Tôi yêu em” là bài th ơ n ổi

tiếng của Puskin về tình yêu. Thời kì sống ở Pêtecbua, Puskin th ường lui t ới nhà v ị ch ủ

tịch Viện hàn lâm nghệ thuật và cũng vì một thiếu nữ đẹp tên là A.A. Ôlênhia, con gái

vị chủ nhà. Mùa hè năm 1828, nhà thơ ngỏ lời cầu hôn nhưng không đ ược nh ận l ời.
Năm 1829, bài thơ ra đời trên cơ sở của mối tình có thực này, bài th ơ đ ược in trong

tập “Những bông hoa phương Bắc”.

Thơ tình yêu của Puskin thường bắt nguồn từ những xúc cảm cụ thể, chân th ực v ới

những trải nghiệm tình cảm sâu xa, do đó, đã thể được những vẻ đ ẹp đa d ạng, tinh

tế của thế giới tâm hồn con người. Bài thơ “tôi yêu em” đã gây một ni ềm xúc đ ộng l ớn

lao vì đã vươn tới những giá trị tinh thần chung của loài người. Nh ững tình c ảm chân

thành, cao thượng, nhân ái của tình yêu chứa đựng trong nh ững l ời l ẽ gi ản d ị, trong

sáng nhất.Thơ tình yêu hay thơ trữ tình của Puskin chiếm v ị trí đ ặc bi ệt trong kho

tàng thơ ca Nga. Ông được coi là “mặt trời của thơ ca Nga”. M ặc dù cu ộc đ ời ng ắn

ngủi, thi sĩ đã để lại cho đời sau hơn 800 bài thơ trữ tình có giá tr ị, Puskin là m ột

trong những nhà thơ trên thế giới có ý thức trong vấn đ ề sáng tác. Thi sĩ hi ểu r ất rõ

giá trị của thơ mình.Có thể chia bài thơ thành hai phần: Bốn câu đ ầu, nhân v ật tr ữ

tình - tôi, khẳng định tình yêu vẫn còn nhưng xin rút lui vì không mu ốn gây phi ền mu ộn

cho người mình yêu. Bốn câu cuối, diễn tả các cung bậc khác nhau c ủa tình yêu và l ời

khẳng định một tình yêu đằm thắm, chân thành. Điệp khúc “Tôi yêu em” là gi ọng đi ệu

chủ đạo của bài thơ. Trong tiếng Nga, với hai đại từ ya và vư; có thể dịch sang ti ếng

Việt thành một số cặp quan hệ như “Tôi yêu cô”, “anh yêu em”, “tôi yêu em”. Đ ối v ới

tiếng Việt, đại từ xưng hô chỉ đổi thay một chút là quan hệ và s ức thái tình yêu cũng

đổi khác. “Tôi yêu cô” bộc lộ một khoảng cách xa, trang tr ọng, ít tình c ảm, h ơn n ữa,

từ “cô” trong tiếng Việt it chỉ quản hệ tình yêu. Còn “anh yêu em” thì thân thiét, g ần

gũi quá, sử dụng cụm từ “tôi yêu em”, bản dịch của Thuý Toàn đã di ễn t ả chính xác

một quan hệ vừa gần vừa xa, vừa rụt rè vừa đằm thắm. Nét tinh tế trong quan h ệ hai

nhân vật được bộc lộ qua hai đại từ nhân xưng tôi và em này.Có thể nói Puskin là ng ười

cha đẻ thực sự của nền văn học Nga mới và ngôn ngữ văn học mới của Nga, m ặc dù n ền

văn học Nga mới đã hình thành từ trước, từ thế kỷ XVIII. V ới Puskin, th ơ ca Nga,
hay nói rộng hơn văn học Nga, đã từ một người học trò nhút nhát tr ở thành m ột

người thầy tài năng và giàu kinh nghiệm. Điều đó, thật hoàn toàn không d ễ dàng. M ở

đầu bài thơ là điệ khúc khẳng định: Tôi yêu em - một lời bộc lộ chân thành xu ất phát

từ một trái tim trung thực, báo hiệu mọt tình yêu thực sự. “Tôi yêu em”, l ời l ẽ gi ản d ị

mà mang bao nỗi quyến rũ, bí ẩn muôn đời. (Nguyên văn: “tình yêu, có l ẽ, còn ch ưa

hoàn toàn lụi tắt trong lòng tôi”.

Nhưng sau đó mạch thơ chuyển đột ngột, hai câu thơ tiếp theo toát lên cái đi ềm tĩnh

của lí trí, cái dồ nén của cảm xúc. Lời thơ như một lời tự nhắc nhủ, một sự tự ý th ức v ề

tình yêu của mình và cũng như một lời nói bên trong đầy d ịu dàng, trân t ọng v ới “h ồn

em” Đằng sau những lời lẽ điềm tĩnh ấy là bao nỗi niềm, bao s ắc thái c ủa tình yêu:

“Điều quan trọng không phải là tình yêu của tôi mà là sự yên tĩnh, thanh th ản c ủa h ồn

em”. Tình yêu có thể chấm dứt vì nhiều lý do, nhưng cái lí do đ ầy d ịu dàng, trân tr ọng

và cao thượng ấy đối với người phụ nữ dễ mấy ai có được.Puskin là thi sĩ biết dùng “l ời

ca để đốt trái tim người”, làm cho con người tư tưởng hơn vào cu ộc s ống, cu ộc đ ấu

tranh. Thơ Puskin thấm nhuần tinh thần nhân đạo “đánh thức nh ững tình c ảm t ốt đ ẹp”

trong con người. Điểm nổi bật trong tình bạn cũng như tình yêu của Puskin là s ự chân

thành cao độ. Nếu bốn câu thơ đầu, cảm xúc có xu hướng bị dồn nén, bị lí trí chi ph ối

thì ở bốn câu thơ sau, mạch cảm xúc lại tuôn trào, khẳng định m ột tình yêu mãnh li ệt,

không che dấu với điệp khúc “tôi yêu em” được nhắc lại lần thứ hai .“Tôi yêu em âm

thầm, không hi vọngLúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen”.Nhân v ật tr ữ tình b ộc l ộ th ẳng

thắn tâm hồn mình: Một tình yêu “âm thầm”, “không hi vọng”, v ừa kh ẳng đ ịnh nét

âm thầm vừa nhấn mạnh không hi vọng, như tô đậm thêm nét đ ặc bi ệt c ủa m ối tình

đơn phương này. Nhưng dù vậy, tình yêu ấy vẫn diễn ra với mọi sắc thái muôn thu ở.

Nhân vật trữ tình không ngần ngại mà trung thực bày tỏ: khi h ậm h ực lòng ghen. Tuy

nhiên, có ai đã từng nói, lòng ghen tuông như con r ắn đ ộc, nó bóp ngh ẹt trái tim, b ởi
vì ghen tuông trong tình yêu dẫn đến mất sáng suốt, như Mêdê vì thù ch ồng mà gi ết

chết con mình (Mêđê - Ơripit), như Ôtenlô bóp chết Đexđêmôna (Ôtenl ơ-Sêcxpia),

như lenxki thách Ônêghin đấu súng (Epghêni Ơnêghin - Puskin). Li ệu nhân v ật tr ữ tình

trong bài thơ có bị nỗi ghen tuông ngự trị làm hạ thấp con người như vậy không?Hai

câu thơ cuối cùng là câu trả lời, vụt sáng lên một giá tr ị nhân văn, m ột t ư th ế cao

thượng của con người đáng yêu ấy.Tôi yêu em yêu chân thành, đ ằm th ắmC ầu em đ ược

người tình như tôi đã yêu em.Cảm xúc bị dồn nén được giải toả, tuôn trào. Đi ệp khúc

“Tôi yêu em” được láy lại lần thứ ba với một lời khẳng định bản ch ất c ủa m ối tình này:

chân thành, đằm thắm. Trong điệp ngữ “Tôi yêu em” ở nguyên b ản ti ếng Nga, đ ộng t ừ

“yêu” luôn được để ở thế chưa hoàn thành, điều này có nghĩa là ng ọn l ửa tình yêu

trong trái tim nhà thơ sẽ không bao giờ tắt.

Xuân Diệu –nhà thơ tình thi ca Việt Nam đã viết rằng :”Làm sao
sống được mà không yêu không nhớ không thương một kẻ nào “ Quả
thật tình yêu là đề tài muôn thuở của thi ca ,bởi lẽ nó mang theo bao bí
ẩn tâm tư của muôn đời .Nói đến đây thôi ta cũng đã nghĩ đến một thi sĩ
nổi tiếng được coi là mặt trời của thi ca Nga ở ông ,giống như cuốn từ
điển ,chứa đựng toàn bộ sự giàu có ,sức mạnh và sự uyển chuyển của
ngôn ngữ .Nhà thơ không chỉ đem đến cho chúng ta một cái nhìn mới
mẻ về cuộc sống. Ngay từ bước khởi đầu ông đã là nhà thơ dân tộc , bởi
tính dân tộc , ở trong tâm hồn nhân dân .Nhà thơ mang tính dân
tộc ,ngay cả khi miêu tả những sự vật bình thường ,nhưng đã nhìn những
sự vật ấy bằng con mắt của đồng bào ông ,cảm nhận và diễn tả như thể
chính họ cảm nhận và diễn tả vậy .Có thể nói những sáng tác của ông
luôn chứa đựng khao khát “tự do và tình yêu”đặc biệt trong tình yêu tác
giả cũng thể hiện được cuộc sống mãnh liệt của mình dành cho người
phụ nữ ông yêu.Được ông tái hiện lại qua đoạn trích sau:
“Tôi yêu em: đến nay chừng có thể.
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.
Tôi yêu em âm thầm không hy vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm,
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.”
(Puskin ,Thơ trữ tình ,bản dịch của Thùy Toàn )

Thơ tình yêu của Puskin thường bắt nguồn từ những xúc cảm cụ
thể , chân thực với những trải nghiệm tình cảm sâu xa. Do đó đã thể hiện
được những vẻ đẹp đa dạng ,tinh tế của thế giới tâm hồn con người .
Không những như thế qua ngòi bút điêu luyện của thi sĩ cũng đã cho bạn
đọc một cái nhìn mới mẻ trong những dòng tâm sự chân thành của tác
giả -“Tôi yêu em”. Vậy người mà nhà thơ đang muốn nói đến là ai mà
phải khiến tác giả phải yêu sâu đậm đến vậy ? Đó là A.A.Olenhia, con
gái vị Chủ tịch viện hàn lâm nghệ thuật Nga người con gái làm trái tim
ông rung động. Olenhia là một cô gái xinh đẹp ,với làn da trắng, gương
mặt đầy cá tính. Cô mang vẻ đẹp điển hình của những người phụ nữ thập
niên 1920 với dáng đi uyển chuyển ,thân hình thước tha ,cùng mái tóc có
những lọn tóc lợn cột gọn gàng.
Khi nói đến tình yêu Puskin dành cho Olenhia ta cũng đã hồi tưởng
lại không ít những lời nói chân thành lời tâm sự sầu muộn :
“Tôi yêu em đến nay chừng có thể.
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai”.

Lời thơ chậm rãi, tình thơ thâm trầm, kín đáo. Một sự khẳng định
pha chút cân nhắc, dè dặt với những từ có thể, chưa hẳn (nguyên văn:
Tinh yêu có lẽ chưa hoàn toàn lụi tắt trong tôi). Dùng một từ ngữ mang
tính phủ định, chưa hoàn toàn lụi tắt, nhân vật trữ tình bày tỏ một tình
yêu, một say mê mang dáng vẻ âm thầm, dai dẳng, dấu hiệu của những
cảm xúc vững bền, của một trái tim chung thủy, không phải là sự đam
mê bột phát vụt sáng lóe rồi lụi tàn. Nhịp đập đó là nhịp đập của trái tim
yêu đắm say của một mối tình đơn phương còn nhiều điều chưa muốn
nói.Tình yêu đó cũng không phải là hôm nay yêu mai có thể xa vời mà
nó còn là một mối tình đơn phương bền vừng .Bằng ngôn từ giản dị
trong sáng của mình ông đã bày tỏ nỗi niềm tâm tư của mình.
Lời thơ của ông mang đậm chất trữ tình ,không dừng lại ở đó ngòi
bút của ông vẫn uyển chuyển trôi theo dòng cảm xúc với một trái tim
kiên cường yêu say đắm một người . Toát lên cái điềm tĩnh của lí trí ,cái
dồn nén của cảm xúc lời thơ như một lời nhắc nhở một sự tự ý thức về
tình yêu của mình cũng như sự trân trọng với cảm xúc dành cho Olenhia.
Dẫu có đau đớn bao nhiêu khi phải chấm dứt mối tình cô đơn, lạc lõng
này cũng không muốn gây phiền toái cho nàng :
“Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gạt bóng u hoài ”.
Sự sung đột lý trí buộc phải dập tắt ngọn lửa tình cảm thật khiến
người ta như cảm thấy muốn đập phá một cái gì đó khi đứng trước một
ước mơ không thể thành hiện thực.
“Tôi yêu em âm thầm không hi vọng
Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen.”
Người con trai ấy yêu…và rất yêu nhưng chỉ dám đứng trông
cuối con đường ngóng đợi mà không dám đi bên, chỉ dám ghen thầm
khi thấy em cười vui cùng người khác mà không dám trách móc, chỉ
dám tỏ những lời rụt rè, run rẩy mà không dám yêu cầu. Em đấy, gần
mà xa xôi như một ảo ảnh mà tôi không bao giờ nắm được. Điệp từ
“Tôi yêu em” càng xoáy sâu vào bi kịch tuyệt vọng của nhân vật tôi,
giữa cái có và cái không có…cái mơ uớc và cái không thể biến thành
sự thật. Yêu và ghen – điều tự nhiên của tình yêu cũng là điều đau khổ.
Bởi càng đơn phương lại càng ghen.Nhưng nhà thơ đã dừng lại mối
tình này bởi điều quan trọng hơn cả đó chính là sự thanh thản trong
tâm hồn em –lí do dừng lại tình yêu đầy dịu dàng trân trọng và cao
thượng ,ghìm nén tình cảm cũng bởi vì “anh quá yêu em”. Rõ ràng ta
cũng đã cảm nhận được từ thi sĩ một trái tim nhận hậu ấm áp và đầy vị
tha chấp nhận hi sinh mối tình để em khỏi phải bận lòng Em sẽ vẫn sẽ
đi tìm nửa kia, đi tìm cái người yêu mà em cho là hoàn hảo, và em cho
là yêu họ.. Hạnh phúc trong tay mà ta không biết trân trọng, khi mất đi
rồi mới thật sự hối tiếc…lâu nay trò đời vẫn thế. Tôi yêu em, em lại
theo đuổi một ai đó, đuổi bắt nhau mãi, nhưng không ai có lỗi cả, chỉ
tại nữ thần tình yêu mà thôi. Người ta suốt đời đi tìm hạnh phúc nhưng
biết đâu đã tự đánh mất hạnh phúc của mình. Và có khi cuối cuộc hành
trình tìm kiếm vẫn trắng tay. Một tình yêu đơn phương nhưng không
tầm thường, không tàn lụi, tình yêu là thế đấy. Nó có thể gắn kết hai
con người hoàn toàn xa lạ đến với nhau nhưng nó có thể đẩy hai người
xa nhau mãi mãi. Làm sao lý giải được trái tim, làm sao đòi hỏi được
cái gì không thể có! Điều quan trọng là chia tay em, tôi vẫn thành thực
cầu cho em được hạnh phúc. Tình yêu cần sự cảm thông, cần sự sưởi
ấm; không chỉ đòi hỏi mà cần cả đức hi sinh và lòng nhân hậu nữa,
như vậy mới bền chặt. Puskin đã từng viết trong một bài thơ khác:
“Trẻ trung hồn lại đẹp xinh
Mai em được biết bao tình yêu mến.”
Không chỉ dừng lại mối tình đơn phương say đắm của mình Puskin
cũng cùng cầu cho nàng có một mối tình khác :
“Tôi yêu em yêu chân thành đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.”
Cảm xúc dồn nén được giải tỏa ,tuôn trào .Điệp khúc tôi yêu em
được lặp lại 3 lần như một lời khẳng định đanh thép về mối tình này .
Chính sự chân thành đằm thắm không bao giờ phai nhạt ấy là cái gốc
của tấm lòng cao thượng trong tình yêu này .

Tình yêu mà tác giả dành cho Olenhia ,được bộc lộ qua lời thơ đằm
thắm mà ông dành cho cô ,một người đàn ông dám hi sinh chính tình
yêu của mình để mong người con gái ông yêu có được sự hạnh
phúc .Chính vì thế mà lời cầu chúc xuất phát từ tấm lòng chân thành,
tình yêu sáng trong cao thượng của Puskin bởi mấy ai yêu mà có đủ
dũng cảm chứng kiến người mình yêu bên người người khác. Bài thơ
của Puskin ngắn gọn, giản dị, cô đọng, hàm súc nhưng để lại nhiều ấn
tượng trong lòng người đọc về một tình yêu có ý nghĩa và bài thơ thực
sự xứng đáng được coi là "viên ngọc vô giá trong kho tàng thi ca
Nga".Giọng điệu thơ chân thực thể hiện nhiều cảm xúc khác nhau cũng
vẽ nên được một bức tranh tình yêu buồn mà sâu lắng.
Tác giả :Nguyễn Minh Nhật

You might also like