Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 22

BÀI 1

1. Nguyên nhân hình thành xã hội học đô thị:


Từ cuộc cách mạng công nghiệp 1750 tạo ra những thay đổi trong xã hội theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm
thay đổi về phương thức sản xuất, các mặt xã hội,... dẫn đến sự thất nghiệp, xảy ra hiện tượng di dân vào trong các đô thị từ đó
làm nảy sinh các vấn đề về đô thị, nó đặt ra cho các nhà khoa học các câu hỏi, từ các câu hỏi về các vấn đề đó, để đi tìm hướng
giải quyết cho chúng đã ra đời ngành xã hội học. Xã hội học ra đời như một ngành khoa học nhằm chuẩn đoán và điều trị các
căn bệnh về xã hội.
( Lý giải tại sao cuộc CMCN 1750 là cha đẻ của ngành xã hội học )
2. Xã hội học là gì?
Xã Hội học nghiên cứu một cách hệ thống và khoa học về hành vi của con người, các nhóm xã hội và về xã hội ( Thompson &
Hidey - 1994)
3. Xã hội học đô thị là gì?
Ngành khoa học xã hội nghiên cứu các hiện tượng, sự kiện, quá trình đang diễn ra trong lòng đô thị, nhấn mạnh đến cấu trúc và
đời sống xã hội. Xã hội học cũng nghiên cứu các quan hệ tương tác giữa các công dân đô thị/ nhóm/ thể chế xã hội và môi
trường đô thị.
*Xã hội học khác với các ngành nghề khác như thế nào?
XHH chú trọng vào mối quan hệ với những người xung quanh, tập trung nghiên cứu vào các nhóm người
*Tại sao XHH lại quan tâm nghiên cứu nhóm?
Bởi vì chỉ khi thông qua các tương tác xã hội với nhóm với cộng đồng và sự hình thành nên mối quan hệ xã hội thì mới được
gọi là XHH, XHH không mang tính cá nhân mà tập trung vào các mối quan hệ, tương tác xã hội.

Bài 2 Nói về các nhân vật - tiểu sử - đóng góp cho ngành
4. August Comte
-Sinh ra tại Pháp
-Là nhà Xã hội học đầu tiên
-Thuật ngữ “Xã hội học” được ông đưa ra và sử dụng vào năm 1838
- A.Comte từng là trợ lý của Saint-Simon (nhà triết học) do đó trước đây xã hội học không phải là một ngành học độc lập mà
được đặt chung với triết học và tâm lý học gọi chung là triết học xã hội
Sau do bất đồng quan điểm nên A.Comte đã tách ra hoạt động và đưa xã hội học thành một ngành khoa học độc lập.
* Đóng góp
- Chia xã hội thành 2 phần: tĩnh học xã hội và động học xã hội
+ Tĩnh học xã hội nghiên cứu thành phần và cấu trúc xã hội (cá nhân, thiết chế xã hội) +
+ Động học xã hội nghiên cứu quá trình vận dộng, biến đổi xã hội để tìm ra quy luật.
Lịch sử xã hội loài người trải qua ba giai đoạn (Quy luật ba trạng thái)
Giai đoạn thần học: giải thích các hiện tượng thực thể hay những sức mạnh
có hình người
Giai đoạn siêu hình học: tinh thần sử dụng thực thể trừu tượng
Giai đoạn thực chứng: Thiết lập những liên hệ dựa trên các quy luật, thực tế. ( thiết kế công trình
dựa vào thực tế cần thiết của xã hội chứ không dựa vào tư duy chủ quan của người thiêt kế)
- Tư tưởng của Auguste Comte về xã hội học
- Ông phân loại các phương pháp nghiên cứu xã hội học thành:
+ Phương pháp quan sát. Vd: đi khảo sát hiện trạng trước khi lập đồ án quy hoạch
+ Phương pháp thực nghiệm. Vd tiến hành đánh giá, xử lý các số liệu thực tế thu thập được sau khi khảo sát hiện trạng để đưa
ra kết luận
+ Phương pháp so sánh. Vd so sánh các giải pháp quy hoạch sau khi đã có được các đánh giá hiện trạng
+ Phân tích lịch sử. Vd khi đưa ra giải pháp quy hoạch, cần xem xét khía cạnh văn hóa lịch sử, lối sống của người dân tại khu
vực

Tóm lại:
Thứ nhất: A.Comte là người đầu tiên nêu ra thuật ngữ xã hội học và sáng lập xã hội học trên cơ sở “tách” xã hội học ra khỏi
triết học xã hội.
Thứ hai: A.Comte cho rằng xã hội học cần phải sử dụng các phương pháp khoa học thực chứng để xây dựng lý thuyết và kiểm
nghiệm giả thuyết.
Thứ ba: A.Comte đã chỉ ra được các nhiệm vụ và vấn đề cơ bản của xã hội học, nghiên cứu cơ cấu xã hội (tĩnh học xã hội) và
nghiên cứu quá trình xã hội (động học xã hội)

5. Karl Marx (1818-1883)


* Hai đóng góp cơ bản của Marx:
- Thuyết xung đột: các bộ phận trong xã hội không chỉ tác động qua lại mà còn mâu thuẫn với nhau. Đó là nguồn gốc thúc đẩy
sự phát triển xã hội
VD: giai cấp tư sản >< giai cấp vô sản
- - Thuyết phân tầng: Cơ sở của sự phân chia giai cấp, phân tầng xã hội là trình độ sản xuất còn thấp.
VD: Người giàu – Tư sản
Người nghèo – Vô sản
1
Trong quy hoạch vấn đề phân tầng cũng thể hiện rõ, khi người giàu có khả năng kinh tế hơn sẽ sống trong những khu vực tốt
hơn
Tóm lại: Sự khác biệt về văn hóa và xã hội, địa vị kinh tế tạo ra những xung đột xã hội, phân tầng xã hội.

6. Herbert Spencer (1820-1903)


* Đóng góp:
- Ông xem xã hội như một cơ thể sống: Nếu có một sự thay đổi ở bất kỳ bộ phận nào cũng kéo theo thay đổi ở các bộ phận
khác

- Ông kế thừa thuyết tiến hóa của Darwin:


+ Xã hội loài người tiến hóa từng bật một, từ xã hội nguyên thủy sơ khai tiến dần đến xã hội công nghiệp hiện đại.
+ Chỉ có cá nhân nào, xã hội nào có khả năng thích nghi với môi trường sống xung quanh mới có thể tồn tại được
trong cuộc đấu tranh sinh tồn.
7. Emile Durkheim (1858-1917)
Đóng góp
- Chuyên nghiên cứu về sự kiện xã hội, chia sự kiện xã hội thành 2 phần:
+ Sự kiện xã hội có tính vật chất: Nhóm người, dân cư, tổ chức xã hội, thiết chế xã hội.
+ Sự kiến xã hội có tính phi vật chất: Giá trị, chuẩn mực, phong tục tập quán
- Tác giả của tác phẩm “Các quy tắc phương pháp xã hội học”
Quy tắc 1: Quan sát hiện tượng xã hội
Quy tắc 2: Phân biệt cái bình thường với cái sai lệch
Quy tắc 3: Phân loại xã hội
Quy tắc 4: Chức năng luận
Quy tắc 5: Chứng minh xã hội học
- Tác phẩm “Tự tử”. Vấn đề tự tử: là câu chuyện của các cá nhân nhưng liên quan đến đời sống tập thể.
Vị kỷ: Vì lý do cá nhân
Vị tha: Vì mục tiêu của nhóm
Cuồng tin: Vì niềm tin mù quáng
Lý giải được tại sao nhóm người này có tỉ lệ tự tử cao hơn nhóm người khác, phụ thuộc vào năng lực hội nhập xã hội, năng lực
hội nhập cao thì tỉ lệ tự tử thấp.
Năng lực xã hội là sự gắn bó mối quan hệ xã hội, là trách nhiệm của cá nhân đó với những người xung
quanh, tạo ra sự gắn kết giữa cá nhân với mọi người. Ai càng có sự chặt chẽ trong mối quan hệ xã hội thì ít tự tử hơn. Giải
thích tỉ lệ tự tử ở đô thị cao hơn ở nông thôn. Dựa vào tính hội nhập xã hội để giải thích.

8. Max Weber ( 1864-1920):


- Chuyên nghiên cứu về hành động xã hội, chia ra 4 nhóm hành động xã hội:
+ Hành động mang tính cảm xúc
+ Hành động mang tính giá trị
+ Hành động mang tính truyền thống
+ Hành động mang tính mục đích
Những hoạt động thường ngày của con người đều quy về 4 hành động xã hội này.
- Đóng góp cho lý thuyết phân tầng xã hội: Khác với K.Marx, M.Weber đã bổ sung thêm hai yếu tố có ảnh hưởng đến phân
tầng xã hội ngoài kinh tế ra còn có quyền lực và uy tín

Bài 3 Quan điểm xã hội học


9. Quan điểm
- Quan = nhìn ; Điểm = vị trí cụ thể.
- Quan điểm: cách nhìn một sự vật / điểm xuất phát quy định phương hướng suy nghĩ, cách xem xét và hiểu các hiện
tượng.
10. Quan điểm chức năng
- H. Spencer là người đầu tiên đưa ra quan điểm chức năng.

2
Xem xã hội như một cơ thể sống:

- Cơ thể xã hội có 4 loại hình: Gia đình, kinh tế, tôn giáo, chính trị… => các bộ phận được xem như tồn tại vì nó đang
đáp ứng một nhu cầu nào đó.
- Chức năng:
+ Tiềm ẩn: dấu hiệu tình trạng.
+ Hiển hiện: chức năng được nhận biết và có dự tính.
- Phản chức năng: tác động không mong muốn đối với hoạt động xã hội.
11. Quan điểm xung đột
- K. Marx là người đầu tiên nhấn mạnh đến yếu tố xung đột, phân tầng, cạnh tranh, sự biến đổi, áp bức trong xã hội.
=> Sự xung đột là không tránh khỏi khi các nhóm người cố gắng duy trì những giá trị và lợi ích riêng của mình.

- Những người ủng hộ quan điểm xung đột đã chỉ ra những hiệu quả tích cực của nó: Làm tăng sự điều chỉnh và tính
năng động của các nhóm xã hội
12. Quan điểm tương tác
- M.Weber và Simmel là những người đầu tiên đóng góp vào thuyết tương tác.
=> Xem xã hội như một sản phẩm tương tác liên tục của cá nhân trong bối cảnh khác nhau.
13. Một số ví dụ cho lý thuyết:
VD: những ý niệm nào bạn có được khi nhìn thấy hình ảnh của người vô gia cư?
+ Con người phản ứng với người khác tùy theo sự hiểu biết chủ quan về những gì họ nhận thức.
+ Người vô gia cư: nghèo khổ, rách rưới, thất học, thô lỗ, vô công rồi nghề…
=> mọi người phớt lờ.
+ người cảnh sát: an toàn, bảo vệ, tin tưởng.
=> yên tâm.

VD: Thể thao - Một minh họa cho 3 mô hình lý thuyết


- Quan điểm chức năng:
+ Chức năng hiện: giải trí, rèn luyện cơ thể
+ Chức năng ẩn: mang con người đến gần nhau để hình thành các mối quan hệ, tạo ra hàng ngàn trong công
việc.
+ Phản chức năng: sử dụng chất kích thích trong thi đấu chấn thương.
- Quan điểm xung đột:
+ Sự phân biệt giới tính.
+ Sự phân biệt chủng tộc.
- Quan điểm tương tác: sự phối hợp giữa các thành viên trong cùng một đội.

VD: Trong kiến trúc:


- Quan điểm tương tác: kết nối cộng đồng.
- Quan điểm chức năng: Giá trị tổ chức không gian hợp lý thể hiện qua việc bố trí các khu chức năng trong nhà
- Quan điểm chức năng:
+ Tiềm ẩn: dấu hiệu tình trạng
+ Hiển hiện: chức năng được nhận biết và có dự định
3
- Quan điểm xung đột: Chú ý đến Phong thủy khi thiết kế nhà.

Bài 4 Đánh giá tác động xã hội

1. ĐỊNH NGHĨA:

Đánh giá tác động xã hội (TĐXH) - Social Impact Assessment là quá trình phân tích, dự báo các tác động đến xã hội
của các hoạt động, can thiệp (dự án, chương trình, chính sách…). Một trong những yêu cầu cơ bản của đánh giá tác
động xã hội là phải lựa chọn được những chỉ tiêu đúng, thiết thực và phù hợp với bối cảnh xã hội, hay nói khác là các
chỉ tiêu đó phải phản ánh đúng, đủ “tính xã hội” (tính thời sự, cấp thiết) của một xã hội tại một thời điểm cụ thể,
nhưng phải khả thi.

Mục đích: Giúp các cá nhân, cộng đồng, chính phủ hiểu và dự đoán tốt hơn các hậu quả xã hội có thể xảy ra cho
người dân và cộng đồng từ các chính sách đề xuất, kế hoạch, chương trình của dự án.

• Đối với Việt Nam: Chưa có quy định bắt buộc về đánh giá tác động xã hội. Nhưng đó là quy định bắt buộc của
nhiều nhà tài trợ như Ngân hàng thế giới (World Bank), Ngân hàng phát triển châu Á (Asian Development Bank).

2. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA ĐÁNH GIÁ TĐXH:


Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4

Đánh giá (Thực hiện trước khi dự án diễn ra) Giảm thiểu Giám sát Kiểm điểm
Assessment Mitigation Monitoring Review and
update

Xác định các tác động tiềm tàng của một hành động cụ thể Những người làm Kiểm tra các Tái đánh giá
đối với một cộng đồng trước khi tiến hành bất kỳ thay đổi đánh giá tác động xã thay đổi xem các dự báo và
nào. hội tham gia vào quá có đúng như phương pháp
Mục đích: trình phát triển dự án dự báo không,
- Dùng để tính toán chi phí và lợi ích về mặt xã hội của dự nhằm giảm thiểu các các biện pháp Mục đích:
án tác động phát sinh giảm thiểu đã - Phát triển
- Căn cứ để phê duyệt hoạt động được thực hiện kiến thức
Mục đích: chưa. chuyên gia về
Nội dung đánh giá TĐXH: Giúp giữ cho dự án địa phương để
- Các ảnh hưởng đối với sức khỏe cộng đồng. tránh được các tác tiến hành các
- Các ảnh hưởng đối với điều kiện kinh tế-xã hội của khu động không lường đánh giá tiếp
vực dự án.
trước trong một cách theo
- Các tác động đối với những khía cạnh tài nguyên-môi
trường do con người đang sử dụng. thức phù hợp với chi
- Các tác động tới những công trình văn hóa lịch sử. phí.

3. CÁC BƯỚC CỦA ĐÁNH GIÁ TĐXH:

1. Xác định phạm vi tác động:


Xác định địa bàn quan trọng và các khu vực có thể bị ảnh hưởng

2. Xác định các nhóm đối tượng


- Xác định rõ các nhóm dân cư có thể:
+ Bị ảnh hưởng bởi hoạt động
+ Được lợi ích từ hoạt động
- Cần xác định các thông số chính của từng nhóm dân cư đã được xác định theo:
+ Số lượng người
+ Thành phần giới trong nhóm
+ Nghề nghiệp
+ Thu nhập và tài sản
+ Trình độ học vấn và khả năng tiếp cận giáo dục
+ Sức khỏe và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế
+ Các đặc trưng văn hóa và dân tộc
4
- Có thể mô tả các nhóm đối tượng này theo địa bàn sinh sống (sử dụng bản đồ).

3. Đánh giá nhu cầu (của các đối tượng bị ảnh hưởng)
Cần xác định được nhu cầu của các nhóm đối tượng trong tương quan với các tác động do dự án mang lại:
• Số lượng và chất lượng các công trình cung ứng dịch vụ có được đối với các nhóm đối tượng, các vấn đề về
chi phí, tiếp cận, chất lượng và mức độ phục vụ
• Khả năng và tính sẵn sàng thanh toán cho việc sử dụng các công trình của các nhóm đối tượng
• Khả năng thay đổi nhu cầu qua các thay đổi của dự án

4. Đánh giá năng lực tiếp thu


Đánh giá khả năng tài chính

5. Phân tích giới


• Khác biệt về nhận thức, nhu cầu và vai trò của nam và nữ trong quá trình tiếp nhận kết quả của hoạt động
• Khác biệt của nam và nữ trong việc tiếp cận kết quả của dự án, các cơ hội đào tạo và việc làm (bao gồm cả
các hạn chế của cả nam và nữ)

6. Đánh giá tác động xấu đối với các nhóm có rủi ro cao
• Các nhóm phải di dời, mất đất đai, mất thu nhập và có thể bị ảnh hưởng về sức khỏe;
• Các nhóm có thể đền bù.
• Tư vấn các nhóm này để lấy phản hồi thông qua họp cộng đồng, tường trình, lấy ý kiến...

7. Biện pháp thay thế: xây dựng và đánh giá


Ví dụ: Tại những điểm có cây chắn ngang lối đi bộ, bố trí điểm dừng chân tạo không gian rộng để người đi bộ có thể
tiếp tục đi qua những vị trí này, đồng thời hạn chế tình trạng băng qua bãi cỏ để đứng chụp ảnh với cây.

Before

After

8. Báo cáo
Tùy theo các hoạt động của dự án, kết quả đánh giá tác động xã hội có thể:
5
• Được tích hợp trong các báo cáo khác theo quy định
• Được đưa vào phần giám sát thực hiện
• Được xây dựng như một báo cáo độc lập
• Chế độ báo cáo được quy định trong các hướng dẫn thực hiện của nhà tài trợ, các văn bản hiệp định cấp vốn hoặc
các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam.

Tóm lại: Đánh giá tác động xã hội bao gồm nhiều bước và có thể được xây dựng riêng hay tích hợp trong các báo cáo khác
nhưng phương pháp về cơ bản không có gì khác nhau!

4. CÁC CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TĐXH:


● Công cụ:
- Quan sát và phỏng vấn
- Phương pháp đồng tham gia

● Để đánh giá tác động xã hội có thể sử dụng:


- Các kỹ thuật khảo sát thông thường như phỏng vấn, phiếu hỏi
- Các kỹ thuật lấy ý kiến có sự tham gia của người dân
- Các nhận định của các chuyên gia, những người có kinh nghiệm trong khu vực được đánh giá

GHI CHÚ:
Như thế nào là đánh giá tác động xã hội, mục đích của nó là gì ? Đánh giá qua yếu tố nào ? Cách thực hiện của nó ra
sao thông qua 8 bước thực hiện.
Trả lời: phần 1, phần 2, phần 3

Tìm 1 cái dự án nào đó để làm ví dụ Chuẩn bị dự án sẵn để đem vào phòng thi
VD: Dự án Metro, giả sử nó chưa xảy ra, áp dụng các bước đánh giá vào dự án

Bài 5 Phân tầng xã hội và bất công xã hội

1. BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI

1.1. Nguồn gốc khái niệm bất bình đẳng xã hội

- Bất bình đẳng là hiện tượng phổ biến tồn tại khác nhau giữa các xã hội khác nhau. Xã hội có bất bình đẳng khi
một số nhóm xã hội kiểm soát, khai thác các nhóm xã hội khác, bất bình đẳng là nguồn gốc của sự phân tầng xã hội.

- Trong mỗi xã hội luôn có sự tồn tại một cách hiện thực tự nhiên sự khác biệt giữa các cá nhân và các tập đoàn
ngời về mặt thể chất và trí tuệ, có nghĩa là thừa nhận trong xã hội luôn có những người khỏe mạnh, người yếu ớt,
ngời thông minh và người không thông minh, ngời có nhiều điều kiện thăng tiến và người có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn.

- Những sự khác biệt tự nhiên này là khách quan và không ai có thể tự lựa chọn cho mình nhưng cũng chính sự
khác biệt tự nhiên này cùng với thời gian sẽ tạo cho con người những khả năng khác nhau để chiếm giữ những vị
thế cao thấp khác nhau. Từ đó tạo ra sự không ngang bằng, bình đẳng giữa các cá nhân về lợi ích, cơ hội trong việc
sử dụng của cải, quyền lực, uy tín.

1.2. Khái niệm:


BBĐ là sự không bình đẳng, không ngang bằng giữa các cá nhân về 1 hay nhiều phương diện nào đó nh là
cơ hội thu nhập, uy tín, quyền lực. Bên cạnh đó bất bình đẳng xã hội cũng có thể chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố
khác nhau trong xã hội cửa quyền sự lạm dụng và thao túng quyền lực của một ông vua, vị chúa, giáo hội cũng có
thể tạo ra sự bất bình đẳng giữa một nhóm người với các nhóm khác.

2. PHÂN TẦNG XÃ HỘI

2.1. Khái niệm:

6
- Tầng xã hội: là tổng thể, tập hợp các cá nhân có cùng một hoàn cảnh xã hội, họ giống nhau hay bằng nhau về địa
vị kinh tế hay (tài sản), địa vị chính trị hay (quyền lực), địa vị xã hội hay (uy tín), về khả năng thăng tiến cũng như
giành được những ân huệ hay vị trí trong xã hội.
- Phân tầng (Stratification) có nguồn gốc từ chữ La tinh stratum: tầng lớp và facio: phân chia. XHH sử dụng thuật
ngữ này để nói tới trạng thái phân chia xã hội thành các tầng lớp khác nhau trong điều kiện thời gian và không gian
nhất định.
- Tony Bilton: Phân tầng xã hội là một cơ cấu bất bình đẳng ổn định giữa các nhóm xã hội và được duy trì bền vững
qua các thế hệ.

- Quan niệm của Trung tâm xã hội học - Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh:
Phân tầng xã hội là sự bất bình đẳng mang tính cơ cấu của mọi xã hội loài người, trừ những tổ chức xã hội sơ khai.
(thời kỳ đầu của xã hội công xã nguyên thuỷ ). Phân tầng xã hội là sự phân chia, sự sắp xếp và hình thành cấu trúc
gồm các tầng xã hội. Đó là sự khác nhau về địa vị kinh tế, về địa vị chính trị, địa vị xã hội, cũng như khác nhau về
trình độ học vấn, loại nghề nghiệp, phong cách sinh hoạt, cách ăn mặc, kiểu nhà ở, nơi cư trú, thị hiếu nghệ thuật,
trình độ tiêu dùng…

- Từ những quan niệm trên chúng ta có thể rút ra các đặc trưng cơ bản của phân tầng xã hội:
+ Thứ nhất, phân tầng xã hội là sự phân chia, sự sắp xếp các nhân thành những tầng lớp, thang bậc khác nhau
về một hay nhiều phương diện nào đó nh địa vị kinh tế, địa vị chính trị, địa vị xã hội.
+ Thứ hai, phân tầng xã hội luôn gắn với bất bình đẳng xã hội và sự phân công lao động xã hội.
+ Thứ ba, phân tầng xã hội thường được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác sog không phải bất biến mà
có thể có những sự thay đổi nhất định.

3. HỆ THỐNG PHÂN TẦNG XÃ HỘI

3.1. Đặc điểm phân tầng xã hội

Phân tầng xã hội là sự phân chia và phân bố các tầng lớp trong xã hội dựa trên các yếu tố như tài chính, văn hóa, giáo dục,
nghề nghiệp và quyền lực. Một số đặc điểm của phân tầng xã hội:

1. Các tầng lớp trong xã hội không đồng nhất về mức độ giàu có và quyền lực.
2. Các tầng lớp này có xu hướng duy trì và bảo vệ vị trí của mình bằng cách sử dụng tài nguyên và quyền lực của
mình.
3. Các tầng lớp có sự khác biệt về kiến thức, trình độ, nghề nghiệp và phong cách sống.
4. Sự phân tầng xã hội thường được kế thừa qua các thế hệ, và tầng lớp giàu có có xu hướng truyền lại tài sản và vị trí
xã hội cho con cái của họ.
5. Phân tầng xã hội thường ảnh hưởng đến các khía cạnh khác của cuộc sống như sức khỏe, giáo dục và tiếp cận với
các cơ hội kinh doanh và việc làm.
6. Các tầng lớp trong phân tầng xã hội có thể được xác định dựa trên nhiều yếu tố khác nhau nhưng tài chính và quyền
lực là những yếu tố quan trọng nhất.

3.2. Tính chất của phân tầng xã hội

- ĐÓNG - MỞ:
- Phân tầng xã hội “đóng”: ranh giới giữa các tầng lớp rất nghiêm ngặt, chặt chẽ, con người khó có thể thay đổi
được vị trí của mình. Với cấu trúc phân tầng đóng chứa đựng nguy cơ trì trệ, bảo thủ, chậm phát triển.
- Phân tầng xã hội “mở”: ranh giới giữa các tầng lớp không quá nghiêm ngặt, các cá nhân có thể di chuyển từ vị trí
này sang vị trí khác, từ tầng lớp này sang tầng lớp khác. Cấu trúc phân tầng mở phù hợp với xu thế đổi mới và cởi mở trong xã
hội ngày nay

- HỢP THỨC - KHÔNG HỢP THỨC:


- Phân tầng xã hội hợp thức: một cấu trúc tầng bậc cao, thấp (trên, dưới) chủ yếu dựa vào sự khác biệt khách quan
tự nhiên giữa các thành viên trong xã hội về mặt năng lực (thể chất, trí tuệ), sự khác biệt về tài, đức và sự cống hiến, đóng góp
thực tế của mỗi cá nhân cho xã hội.
- Phân tầng xã hội không hợp thức: dựa vào những hành vi trái pháp luật hay đạo đức như tham ô, tham nhũng, lừa
gạt, trộm cắp, buôn bán phi pháp để trở lên giàu có, xu nịnh, chạy chọt để có địa vị cao trong xã hội, hoặc ỷ lại để rơi vào sự
nghèo khổ, hèn kém.
7
Nhận xét : Ở bất kỳ thời đại nào, xã hội nào cũng tồn tại sự bất bình đẳng và phân tầng xã hội. Sự chênh lệch tạo nên thước đo
cho địa vị con người. Mỗi giai đoạn lịch sử của sự phát triển nhân loại yếu tố phân tầng được thể hiện thông qua nhiều yếu tố
khác nhau tuy nhiên đều cùng một phương thức nhằm nhóm các đối tượng có chung đặc điểm về cùng một tầng theo một
phương diện nhất định khi xem xét và đánh giá. Sự phân tầng đôi khi đem lại những mặt tiêu cực về cách chúng ta phân biệt
giai cấp con người. Nhưng nếu ta suy nghĩ theo chiều hướng tích cực thì sự phân tầng xã hội giúp con người hiểu vị thế của
mình trong xã hội ấy để có thể làm được những điều mình nên làm (người giàu có thể giúp người nghèo, người nghèo phấn đấu
thoát nghèo), nó cũng là động lực là ý chí đi lên thay đổi số phận của mình…

4. PHÂN TẦNG XÃ HỘI TRONG ĐÔ THỊ

4.1. Phân tầng về tài sản

- Trong xã hội
+ Thượng lưu: Tầng lớp thượng lưu trong các xã hội hiện đại là tầng lớp xã hội bao gồm những người nắm
giữ địa vị xã hội cao nhất, thường là những thành viên giàu có nhất trong xã hội có giai cấp …
+ Trung lưu: Trung lưu thường được dùng để chỉ những người có một mức độ độc lập kinh tế nào đó, nhưng
không có ảnh hưởng quá lớn trong xã hội hay quyền lực trong xã hội của họ
+ Người nghèo: Người nghèo là những người có các thuộc tính như: thu nhập thấp hơn so với mức thu nhập
trung bình của xã hội; mức sống dưới mức trung bình của xã hội (không được thỏa mãn nhu cầu tối thiểu, cơ
bản được xã hội, cộng đồng thừa nhận …)

- Trong nhà ở:
+ Thượng lưu: Các tầng lớp thượng lưu với thu nhập cao nhất trong xã hội , họ có xu hướng lựa chọn những
vị trí đắc địa trong thành phố , đảm bảo tính riêng tư và sức khỏe cho nơi ở như penthouse trên các tòa nhà,
hoặc các căn biệt thự vùng ngoại ô, cùng với đó là thiết kế sang trọng và xa xỉ
+ Trung lưu: Trung lưu với phổ người sở hữu tài sản rộng và mức độ , nhà ở tùy thuộc vào thu nhập , họ có xu
hướng lựa các căn nhà được xây dựng dân dụng ở các khu đô thị dân cư, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều hình
thức khác nhau đối với tầng trung lưu
+ Người nghèo: Nhà của tầng lớp người nghèo do sự thiếu thốn trong thu nhập nên không có nhiều lựa chọn
trong nơi ở do thiếu đất và họ chỉ có nhu cầu chỗ để ở đơn thuần không quá màn đến chất lượng sống của
không gian ở

- Trong phương tiện di chuyển:


+ Thượng lưu: Tầng lớp thượng lưu trong xã hội với thu nhập cao thì xe hơi sẽ là lựa chọn ưa thích, họ xem
việc sở hữu phương tiện như một sở thích, đồng thời sở hữu nhiều bộ sưu tập về xe hơi khác nhau, ở những
người giàu hơn họ sở hữu cả chuyên cơ máy bay riêng
+ Trung lưu: Trung lưu với thu nhập khó khăn, ở Việt Nam, xe máy là phương tiện mà tầng lớp này sử dụng
rộng rãi nhất xã hội.
+ Người nghèo: Người nghèo là những người thu nhập thấp kém hoặc không có thu nhập nên họ không có
phương tiện để di chuyển và xe đạp là phương tiện tối thiểu có thể được sử dụng

- Trong trang phục:


+ Thượng lưu: Với đặc trưng tính cách công việc tầng lớp thượng lưu là những người thường người đứng đầu
sở hữu những doanh nghiệp lớn, vậy nên quần áo họ thường cao cấp chỉnh tề và lịch sự , để phù hợp cho
những buổi họp hay buổi tiệc mà họ tham dự.
+ Trung lưu: Trung lưu thường là tầng lớp lao động cho các tổ chức khác nhau trong xã hội nhưng thu nhập ở
mức khá, nên quần áo họ mặc thường bình dân hoặc tối giản không quá cao cấp, đáp ứng nhu cầu thoải mái
+ Người nghèo: Người nghèo nhu cầu cơ bản nhất chỉ có nhu cầu mặc nên quần áo họ cũng không được chú
trọng quá nhiều trong cuộc sống vốn khó khăn của họ

4.2. Phân tầng về tôn giáo

- Trong cùng 1 tôn giáo


Cấp bậc, chức vị: Cấp bậc và chức vị trong tôn giáo, người có chức quyền cao hơn sẽ có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ hơn, nắm
nhiều quyền lực hơn. Điều này có thể được thể hiện qua trang phục của họ, danh xưng, vị trí đứng của họ cũng được nổi bật
trang trọng hơn.

- Giữa các tôn giáo với nhau:

8
Sức ảnh hưởng: Tôn giáo có thế được phân tầng dựa trên số lượng tín đồ, nó nói lên độ phổ biến và tầm ảnh hưởng của tôn
giáo đó

4.3. Phân tầng về tuổi tác

- Trong xã hội:
+ Độ tuổi từ 50 trở lên: Người trong nhóm tuổi này do không đảm bảo một số yếu tố về mặt thể chất và tính
thần như tình trạng sức khỏe, sự năng động, linh hoạt, sáng tạo trong công việc. Tuy nhiên, đây cũng là nhóm
tuổi có nhiều kinh nghiệm nhất, vì vậy, đây sẽ là tầng lớp đóng vai trò truyền đạt, định hướng cho các tầng
lớp khác trong xã hội và được tôn trọng nhất.
+ Độ tuổi từ 18 - 50: Đây là độ tuổi lao động bao gồm cả lao động trẻ và lao động có thâm niên. Đây sẽ là
tầng lớp tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng xã hội, là nguồn lực của xã hội. Vì vậy, họ sẽ có vai trò
quan trọng nhất trong xã hội và quyết định đến sự phát triển của xã hội.
+ Độ tuổi dưới 18: Đây là độ tuổi phụ thuộc nhiều nhất vào gia đình và xã hội, họ cần nhận được nhiều sự hỗ
trợ, nuôi dưỡng, giáo dục. Bên cạnh đó, phần lớn đối tượng trong độ tuổi này cũng chưa có nhiều kỹ năng,
trình độ và tài sản vì vậy, chúng ta có thể coi đây là tầng lớp đóng vai trò thấp nhất trong xã hội (xét về giá
trị đóng góp cho xã hội).

- Trong gia đình:


+ Độ tuổi từ 50 trở lên: Trong gia đình, đây là độ tuổi được kính trọng nhất, thể hiện trong các hoạt động
hàng ngày của gia đình như chào hỏi, cách nói chuyện, vị thế khi tương tác,..
+ Độ tuổi từ 18 - 50: Thường đây là độ tuổi giữ vai trò trụ cột, tạo ra nguồn thu nhập chính và đảm bảo đời
sống cho gia đình. Vì vậy, nếu xét về khía cạnh văn hóa, đạo đức thì nhóm người cao niên sẽ đứng ở vị trí
cao nhất trong gia đình. Tuy nhiên, nếu xét về khía cạnh đời sống kinh tế thì nhóm người trong độ tuổi này
lại đứng ở vị trí quan trọng nhất nhằm đảm bảo được sự tồn tại và phát triển của một gia đình
+ Độ tuổi dưới 18: Trong gia đình, đây là nhóm yếu thế nhất cần được sự bao bọc, che chở và nuôi dưỡng từ
những người xung quanh. Bên cạnh đó cũng cần thể hiện sự tôn trọng đối với các nhóm tuổi còn lại.

4.4. Phân tầng về cấp bậc

- Địa vị chính trị ( quyền lực ): Sự phân tầng về địa vị chính trị (tầng lớp lãnh đạo, tầng lớp quan chức nhà nước và
tầng lớp nhân dân) có ảnh hưởng lớn đến việc giải quyết các vấn đề trong đô thị ở nước ta (một đất nước xã hội chủ
nghĩa) đặc biệt là những vấn đề lớn có ảnh hưởng đến hình ảnh đô thị hay hình ảnh của quốc gia.

- Địa vị xã hội ( uy tín ): Ngoài các cấp bậc chính thức trong hệ thống chính trị. Các nhân vật giàu có và quyền lực
trong xã hội. Họ có thể sở hữu các công ty, tài sản địa ốc, và làm chủ các phương tiện truyền thông. Vì vậy, họ có thể
có sự ảnh hưởng đến định hướng phát triển của đô thị hoặc thậm chí các quyết định chính trị của đất nước

- Địa vị xã hội ( chuyên môn ): Bên cạnh yếu tố về khả năng sở hữu tài sản, trình độ chuyên môn trong một lĩnh vực
nhất định cũng tạo ra sự phân tầng về cấp bậc trong xã hội. Những người có trình độ, kiến thức chuyên môn cao trong
một lĩnh vực sẽ có cấp bậc cao hơn so với những người khác

- Đô thị hóa và sự khác biệt về nguồn lực phát triển: Quá trình đô thị hóa (tăng số lượng và mật độ dân cư trong các
khu đô thị, bằng cách tiêu thụ các khu đất nông nghiệp hoặc rừng, đồng thời cải tạo các khu đất công nghiệp hoặc
kinh doanh) và sự khác biệt về nguồn lực giữa các khu vực trong đô thị (nguồn lực về con người và nguồn lực tự
nhiên) làm cho sự phát triển giữa các khu vực trong đô thị không đồng đều dẫn đến sự phân biệt đẳng cấp giữa các
khu vực. Điều này tạo ra sự khác biệt về vai trò và vị thế giữa các khu vực trong đô thị, từ đó tạo ra sự phân tầng về
đẳng cấp, tầm quan trọng của một số khu vực so với các khu vực khác trong các vấn đề phát triển đô thị.

9
4.5. Phân tầng về giới

Phân tầng về giới nói về vai trò của người đàn ông và phụ nữ về mặt xã hội.

- Trong gia đình:

Gia đình là một xã hội thu nhỏ. Đa số các gia đình ngày nay luôn có những sự phân tầng ngầm giữa 2 giới, giữa chồng & vợ,
giữa con trai & con gái. Tuy không phải tất cả nhưng từ xưa đến nay, phần đông các gia đình được phân tầng như sau:
Phái nam: + Người chồng - người cha: Gánh vác kinh tế gia đình và quản lý điện nước
+ Bé trai: Được dạy về kỹ thuật, làm các việc nhà nặng
Phái nữ: + Người vợ - người mẹ: Quản lý và chăm sóc cho gia đình
+ Bé gái: Được dạy những việc nhà như nấu ăn, thêu thùa..

- Trong xã hội:
* Trong các ngành nghề: xã hội vẫn luôn có một sự phân tầng giữa nam và nữ. Có những công việc ưu tiên nam và những
công việc ưu tiên nữ. Tuy vẫn có số ít nữ tham gia vào những ngành nghề dành cho nam và ngược lại nhưng hầu hết các doanh
nghiệp vẫn luôn có sự ưu tiên với mỗi giới tùy vào tính chất công việc
- Phái nam: Các ngành nghề ưu tiên nhân công nam như quân nhân, phi công, xây dựng, lao động nặng (hầm mỏ, cơ
khí ..)
- Phái nữ: Công việc ưu tiên nữ như chăm sóc sắc đẹp, bảo mẫu, các ngành lao động nhẹ (may mặc, chế biến thực
phẩm..)

* Trong đời sống: xã hội cũng luôn có sự phân tầng giữa nam và nữ. Có những hành động thường chỉ nhìn thấy ở phái nam và
những hành động thường dành sự ưu tiên nữ.
- Phái nam: Thường là người đưa đón và chở phái nữ. Thường tham gia các hoạt động nặng.
- Phái nữ: Thường tham gia các hoạt động chợ búa. Thường được tặng hoa trong các dịp lễ.

* Trong thời trang: cũng luôn có sự phân tầng về giới giữa nam và nữ. Có những trang phục thường chỉ dành cho nữ mà nam
giới hầu như không bao giờ mặc như váy đầm, giày cao gót, nhưng hầu hết các trang phục cho nam thì nữ đều có thể mặc như
áo sơmi, quần jean..
- Phái nam: Trang phục của nam thường chỉ xoay quanh áo và quần, giày tây và sneaker, loại thời trang này đều có thể
được diện dễ dàng bởi cả nam lẫn nữ.
- Phái nữ: Thời trang nữ phát triển mạnh hơn nam giới, trang phục nữ đa dạng với các áo kiểu, váy đầm, giày dép.
Khác với trang phục nam, một số trang phục nữ chỉ có thể diện bởi nữ giới.

5. PHÂN TẦNG XÃ HỘI TRONG KIẾN TRÚC - QUY HOẠCH

5.1. Phân tầng trong kiến trúc

● Kiến trúc công cộng: ví dụ minh họa là trường học


- Trường công, quốc tế - cơ sở vật chất đầy đủ tiện nghi,hiện đại dành cho tầng lớp từ khá giả trở lên
- Trường học tình thương dành cho trẻ em nghèo - thường đơn sơ chỉ có chức năng dạy học và những chức năng cơ bản thậm
chí là thiếu.

● Kiến trúc nhà ở:


- Những người có thu nhập cao sẽ chọn ở những nơi sang trọng nhiều tiện ích, giải trí, kích thước công trình to
- Người có thu nhập khá thường sẽ chọn các kiến trúc đầy đủ tiện nghi, hình thái đẹp và quy mô vừa phải
- Những người có thu nhập thấp thường ở nhà cấp 4 với những tiện ích vừa đủ ,tối thiểu

● Kiến trúc cảnh quan:


- Cảnh quan là yếu tố thường chỉ được quan tâm bởi tầng lớp thượng lưu, người thu nhập cao thường tạo nhiều không gian sân
vườn cầu kỳ như hồ cá cảnh, trưng bày, sưu tầm cây cảnh …
- Người thu nhập khá không có nhiều điều kiện để đầu tư vào cảnh quan nhưng họ vẫn luôn cố gắng tạo nên một không gian
cảnh quan nhỏ.
- Đối với người thu nhập thấp, họ không quan tâm nhiều đến cảnh quan. Cảnh quan đối với họ gần như không có hoặc chỉ là
khoảng sân trước nhà cách bày trí đơn giản.

● Kiến trúc nội thất: sự phân tầng thể hiện qua: dựa vào kiểu dáng, màu sắc, vật liệu, thương hiệu sử dụng
Cách bố trí nội thất trong không gian: thể hiện lối sống của người sử dụng
- Nội thất của tầng lớp thượng lưu vô cùng sang trọng và giá trị
10
- Nội thất của người thu nhập thấp thường vô cùng đơn giản để phục vụ cho nhu cầu tối giản

5.2. Phân tầng trong quy hoạch:

Thế hiện rõ nhất qua ảnh chụp mặt bằng khu vực: Do sự phân hóa giàu nghèo chênh lệch ngày càng lớn từ đó hình ảnh các
khu đô thị và các khu vực dân sinh lao động thế hiện rõ ràng hơn, 1 phần là các khu đô thị mới được xây dựng nên chủ yếu
hướng đến những đối tượng có thu nhập trung bình và cao từ đó hình thành sự tách biệt hình thái đô thị của khu vực

Vd: Thủ đô Cape Town Nam Phi


- Cape Town là thành phố đông dân thứ nhì Nam Phi, nơi có thể nhìn thấy rõ ràng sự tương phản trong cuộc sống giàu -
nghèo, cũng thấy được tình trạng bất bình đẳng do phân biệt chủng tộc vẫn còn tồn tại ở quốc gia này
- Cảnh tương phản ở Nomzamo & Lwandle. Có thể dễ dàng thấy trên mặt bằng Nomzamo có rất nhiều ngôi nhỏ san sát
nhau, giống như khu dân cư tập trung tự phát, thiếu mảng xanh. Trong khi Lwandle là những ngôi biệt thự hiện đại
thưa thoáng và nhiều cây xanh. Dù 2 khu dân cư này nằm khá gần nhau nhưng sự phân tầng về quy hoạch được thể
hiện rất rõ rệt do yếu tố phân tầng xã hội gây nên.

Vd: Quận Bình Thạnh & Quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam
- Cách nhau bởi một con sông Sài Gòn nhưng bên này sông là khu dân cư Vinhomes Central Park Bình Thạnh với
những biệt thự, chung cư, công viên cây xanh và bến du thuyền. Tất cả mọi thứ đều được quy hoạch cụ thể. Bên sông
còn lại là khu dân cư Bình An được hình thành lâu đời không được quy hoạch cụ thể, với nhiều kiểu nhà, nhiều tầng
lớp xã hội - khác biệt với khu Vinhomes nơi hội tụ những người giàu có.

Kết luận: Cùng với sự phát triển của xã hội thì sự phát triển của đô thị, sự chênh lệch về mức sống giữa người với người, sự
chênh lệch xã hội về nhiều mặt cũng được đẩy mạnh theo. Từ đó xuất hiện sự phân tầng trong xã hội nói chung và sự phân
tầng trong kiến trúc - quy hoạch nói riêng. Phân tầng trong quy hoạch thể hiện qua nhiều mặt như: quy mô, hình thức, nhu cầu,
mức sống, thu nhập, . . . Từ những điều này dẫn tới sự phân chia khu vực với khu vực hay nội bộ khu vực giữa các tầng lớp
khá giả trở lên với các tầng lớp lao động thu nhập thấp hoặc người nghèo.

11
BÀI 6: TOÀN CẦU HÓA
1. KHÁI NIỆM:

- Là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và
trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế,... trên quy mô
toàn cầu.

2. LỊCH SỬ CỦA TOÀN CẦU HÓA:


- Toàn cầu hóa khởi đầu bằng sự xuất hiện của con đường tơ lụa vào khoảng TK 2 TCN, nối liền hai nền văn minh
Đông - Tây.

(Con đường tơ lụa là tuyến đường thương mại kéo dài hàng nghìn km, từ Trung Quốc qua Trung Á, kết nối với châu Âu
và châu Phi. Con đường này được gọi là "tơ lụa" bởi vì tơ lụa là một trong những mặt hàng quan trọng được trao đổi trên
tuyến đường này.
Con đường tơ lụa đã tồn tại từ thời cổ đại và đã đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi văn hóa, kinh tế và chính trị
giữa các quốc gia. Trên con đường tơ lụa, các nhà buôn trao đổi hàng hóa như tơ lụa, gạo, bông, đồng, vàng và thậm chí
cả công nghệ và tôn giáo. ⇒ Nó đã tạo ra những sự đan xen giữa các nền văn hóa khác nhau, đóng góp vào sự phát
triển của các nền văn hóa đó.)

- Năm 1974, internet ra đời cho phép các máy tính trên mạng có thể truyền tải và nhận dữ liệu một cách hiệu quả
hơn.
- Vào thập niên 1980, các công ty và tổ chức bắt đầu sử dụng Internet để truyền tải thông tin và giao tiếp qua email.
- Vào những năm 1990, Internet trở nên phổ biến hơn khi các trang web đầu tiên được tạo ra, ⇒ Tạo ra một sự
thay đổi lớn trong cách con người tương tác với thông tin và với nhau.

3. Ý NGHĨA CỦA TOÀN CẦU HÓA:


- Thuật ngữ “Toàn cầu hóa” xuất hiện vào những năm 1950, và được chính thức sử dụng rộng rãi từ những năm
1990 của thế kỷ thứ 20 để bàn về các vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị.
- “Toàn cầu hóa” có nghĩa là: nền văn minh toàn cầu.
- Toàn cầu hóa đã mang lại nhiều lợi ích, bao gồm tăng cường khả năng cạnh tranh, tăng năng suất, mở rộng
thị trường và tăng cường việc hợp tác quốc tế.

4. TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA:

- Trong lĩnh vực kinh tế: toàn cầu hóa là việc trao đổi thương mại giữa các nước dựa trên cơ sở ổn định cho phép
các cá nhân và công ty trao đổi hàng hóa với nhau tốt nhất.

- Tác động tích cực:


- Mở rộng thị trường: Toàn cầu hóa đã tạo ra một thị trường toàn cầu rộng lớn, xóa bỏ rào cản
thương mại như thuế quan.
- Tăng cường sự chuyển đổi của các nền kinh tế: Toàn cầu hóa đã thúc đẩy sự chuyển đổi của
các nền kinh tế từ sản xuất các mặt hàng truyền thống sang các mặt hàng mới như dịch vụ, công
nghệ và khoa học.
- Tăng cường tính liên kết giữa các quốc gia: Toàn cầu hóa đã tạo ra một môi trường tích cực
cho các quốc gia hợp tác và giao lưu với nhau trong lĩnh vực kinh tế. ⇒ Tăng cường hợp tác
quốc tế, giảm bớt sự đối đầu, cạnh tranh giữa các quốc gia theo hướng tiêu cực.
- Tăng cường khả năng cạnh tranh: Toàn cầu hóa đã tạo ra một môi trường cạnh tranh sôi động
giữa các công ty và quốc gia, khuyến khích các nhà sản xuất và nhà cung cấp nâng cao chất
lượng và giảm giá thành.

- Tác động tiêu cực:


- Cạnh tranh không cân bằng và gây ra áp lực giảm giá trên một số ngành sản xuất trong các nước
phát triển.
- Các vấn đề về môi trường và quyền lợi lao động.

12
- Trong lĩnh vực văn hóa:

- Tác động tích cực:


- Đa dạng hóa văn hóa: Toàn cầu hóa đã tạo ra sự đa dạng và phong phú hơn trong các sản
phẩm văn hóa ⇒ Cho phép con người trải nghiệm và tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau
trên thế giới.
- Tiếp cận đến các sản phẩm văn hóa toàn cầu: mang lại cơ hội tiếp cận đến các sản phẩm văn
hóa toàn cầu như âm nhạc, phim ảnh và truyền hình ⇒ có thể phát hành và tiêu thụ trên toàn thế
giới.
- Tạo ra sự tương tác và đổi mới: việc tìm hiểu và chia sẻ về các nền văn hóa khác nhau đã tạo
ra cơ hội cho sự đổi mới trong các hình thức văn hóa truyền thống.

- Tác động tiêu cực:


- Mất mát văn hóa địa phương: khi các sản phẩm văn hóa toàn cầu trở nên phổ biến hơn, các sản
phẩm văn hóa địa phương có thể bị đẩy sang một bên. Điều này có thể dẫn đến mất mát các giá
trị văn hóa độc đáo và đặc trưng của một vùng.
- Đưa vào các giá trị và chuẩn mực mới: Toàn cầu hóa có thể đưa vào các giá trị và chuẩn mực
mới và khiến cho các giá trị và chuẩn mực truyền thống bị biến đổi.

- Trong lĩnh vực quy hoạch: sự chuyển đổi từ hình thức quy hoạch từ trên xuống sang hình thức quy hoạch từ
dưới lên - quy hoạch đô thị (nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN), quy hoạch có sự tham dự của cộng
đồng.

- Một số tác động và ví dụ cụ thể:


- Đô thị hóa và tăng nhu cầu về nhà ở: Toàn cầu hóa tăng cường sự phát triển kinh tế → đô thị
hóa → tăng nhu cầu nhà ở. VD: tại Trung Quốc, đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng
và đặt ra một thách thức lớn cho quy hoạch đô thị. Việc phát triển nhà ở tại các thành phố lớn
như Bắc Kinh và Thượng Hải đang gặp phải nhiều vấn đề như sự khan hiếm đất đai, tăng giá
nhà và vấn đề về tiện ích công cộng.
- Sự đa dạng văn hóa và kinh tế: Toàn cầu hóa dẫn đến sự đa dạng về văn hóa và kinh tế trong
các đô thị, đòi hỏi quy hoạch đô thị phải tính đến các yếu tố này trong quá trình lập kế hoạch và
thiết kế. VD: tại New York, sự đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa và kinh tế đã trở thành một yếu tố
quan trọng trong quy hoạch đô thị. Các khu vực như Chinatown, Little Italy và Harlem được
quy hoạch riêng để phát triển và bảo tồn đặc trưng của từng khu vực.
- Tăng cường sự cạnh tranh giữa các đô thị: Toàn cầu hóa tạo ra sự cạnh tranh giữa các đô thị,
đòi hỏi các đô thị phải nỗ lực để thu hút các nhà đầu tư, du khách và cư dân. Quy hoạch đô thị
phải tính đến các yếu tố kinh tế và xã hội để giúp đô thị tăng cường sự cạnh tranh này. VD:
Dubai đã phát triển một khu đô thị mới, Palm Jumeirah, để thu hút các nhà đầu tư và du khách.
Khu đô thị này được quy hoạch để cung cấp các tiện ích cao cấp như khu mua sắm, khách sạn,
nhà hàng và biệt thự ven biển.
- Ảnh hưởng của các sự kiện toàn cầu: quy hoạch đô thị phải tính đến các yếu tố này để đảm
bảo đô thị có khả năng ứng phó với các sự kiện toàn cầu. VD: sau thảm họa động đất và sóng
thần tại Nhật Bản năm 2011, chính phủ Nhật Bản đã phải thực hiện quy hoạch lại các khu vực
bị ảnh hưởng để đảm bảo an toàn cho người dân (bao gồm đường sá, trường học, tiện ích công
cộng,...).

- Trong lĩnh vực kiến trúc:


- Ảnh hưởng đến phong cách kiến trúc: phong cách kiến trúc đang ngày càng trở nên đa dạng hơn và
phản ánh sự ảnh hưởng của các nền văn hóa khác nhau. Kiến trúc đương đại đang trở nên phổ biến hơn,
trong khi các phong cách truyền thống đang dần bị lãng quên. VD: Landmark 81 bị ảnh hưởng phong
cách kiến trúc đương đại của các nước trên thế giới (khác biệt hoàn toàn với các công trình theo xu
hướng kiến trúc hiện đại của Sài Gòn).
- Thúc đẩy sự phát triển của các thành phố: sự phát triển của các thành phố → Nhu cầu xây dựng các
công trình kiến trúc mới và hiện đại để phục vụ cho sự phát triển kinh tế. VD: thành phố Dubai ở UAE

13
đã trở thành một điểm đến của nhiều kiến trúc sư trên toàn thế giới vì nó cung cấp cơ hội để xây dựng
các công trình kiến trúc mới và hiện đại.
- Sự thay đổi trong kỹ thuật xây dựng: Toàn cầu hóa đã thúc đẩy sự phát triển của công nghệ và kỹ
thuật xây dựng. VD: Các kỹ thuật xây dựng hiện đại, chẳng hạn như kỹ thuật xây dựng bê tông cốt thép,
đã trở nên phổ biến hơn và thay thế các kỹ thuật truyền thống.
- Thách thức về bảo tồn và phát triển bền vững: Toàn cầu hóa đã đưa ra thách thức mới đối với việc
bảo tồn các công trình kiến trúc truyền thống và đồng thời phát triển các công trình kiến trúc mới một
cách bền vững. VD: Những thành phố cổ như Venice, Florence, hoặc Kyoto có các kiến trúc truyền
thống rất đẹp và đầy lịch sử, nhưng đồng thời cũng đang đối mặt với các thách thức về phát triển bền
vững. Ví dụ, nhiều công trình kiến trúc này đã bị phá hủy hoặc bị xây dựng lại không đúng cách, gây ra
các vấn đề về môi trường, khí hậu, an ninh, và kinh tế.

- Trong lĩnh vực kiến trúc cảnh quan:

- Tác động tích cực:


- Sự phát triển của công nghệ và vận chuyển hàng hóa giúp cho các vật liệu xây dựng có thể
được sản xuất và phân phối rộng rãi hơn. Điều này làm tăng sự đa dạng trong thiết kế kiến
trúc cảnh quan. VD: Từ những vật liệu xây dựng như đá, gạch, gỗ, kim loại đến những vật liệu
mới như kính, nhựa, sợi thủy tinh, composite, các kiến trúc sư cảnh quan có thể tạo ra nhiều
hình dáng, màu sắc và chất liệu khác nhau cho các công trình kiến trúc cảnh quan.
- Sự tiếp cận với các ý tưởng, phong cách, kỹ thuật mới từ các quốc gia khác nhau giúp cho
các kiến trúc sư cảnh quan có thể áp dụng và kết hợp chúng vào thiết kế của mình, tạo ra sự đa
dạng và sáng tạo trong các dự án của họ.
- Sự liên kết và giao thương giữa các quốc gia giúp cho kiến trúc cảnh quan được áp dụng nhiều
hơn trong các dự án quốc tế. VD: Các công trình kiến trúc cảnh quan quốc tế như công viên
và khu vui chơi giải trí đang được xây dựng và phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới. Ví dụ
như công viên Central Park ở New York (Mỹ), Gardens by the Bay ở Singapore,... là những ví
dụ điển hình cho các công trình kiến trúc cảnh quan quốc tế.

- Tác động tiêu cực:


- Sự đồng nhất hóa trong thiết kế kiến trúc cảnh quan đang làm giảm tính sáng tạo và độc đáo
của các công trình kiến trúc cảnh quan. VD: các công viên và khu vui chơi giải trí ở nhiều quốc
gia đều có các trò chơi, cảnh quan, hồ nước, công viên giống nhau, không tạo được điểm nhấn
đặc biệt cho mỗi nơi.
- Sự đô thị hóa và tăng trưởng dân số đang khiến cho các khu vực xanh và cảnh quan tự nhiên bị
ảnh hưởng nghiêm trọng. VD: Các công viên, khu vườn, đất trống hiếm hoi trong các đô thị
đang bị chiếm dụng và biến mất, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân sống trong
các khu đô thị này.

5. 10 NHÂN TỐ LÀM PHẲNG THẾ GIỚI:


- Window lên ngôi.
- Mạng Web xuất hiện.
- Phần mềm xử lý công việc.
- Tải lên mạng (Uploading).
- Thuê làm bên ngoài (outsourcing).
- Chuyển sản xuất ra nước ngoài (offshoring).
- Chuỗi cung ứng (supply - chaining).
- Thuê bên ngoài làm (insourcing).
- Cung cấp thông tin (in - forming).
- Các nhân tố xúc tác (tính chất số, di động, cá nhân và ảo).

6. GHI CHÚ:

- Kể tên 10 nhân tố làm phẳng thế giới, chọn 1 trong 10 nhân tố làm phẳng thế giới và tóm tắt nội dung chính của
nó?

14
- Phần mềm xử lý công việc (workflow software):
- Phần mềm xử lý công việc (workflow software) để minh họa rằng công nghệ thông tin đang giúp cho các
công ty, doanh nghiệp và tổ chức làm việc hiệu quả hơn.
- Phần mềm xử lý công việc cho phép người dùng tổ chức, quản lý và theo dõi các quy trình công việc một
cách tự động và trực tuyến. Điều này giúp tăng tính linh hoạt, hiệu quả và đồng bộ hóa các hoạt động
trong công việc, từ đó giảm thiểu được thời gian và chi phí.
- Cụ thể, phần mềm xử lý công việc cho phép người dùng tạo các quy trình, tài liệu và biểu mẫu theo các
bước cụ thể để thực hiện các công việc. Các công việc được giao cho từng thành viên trong nhóm, và họ
có thể theo dõi tiến độ và cập nhật trạng thái công việc của mình. Ngoài ra, phần mềm cũng cung cấp các
tính năng để theo dõi thời gian, tài nguyên và chi phí của các dự án.

⇒ Với sự phát triển của công nghệ, các phần mềm xử lý công việc ngày càng trở nên phổ biến và được sử
dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, tổ chức và các nhóm làm việc. Nó đã giúp cho các công việc trở nên dễ dàng
hơn và tăng cường tính linh hoạt và hiệu quả trong quá trình làm việc.

- Toàn cầu hoá đang tác động như thế nào đến phong cách thiết kế kiến trúc hiện nay ?

Theo Chat GPT nha, cái này đọc tham khảo, đừng có chép hết:

Ảnh hưởng đa văn hóa: Toàn cầu hóa mang lại sự tương tác và giao thoa giữa các văn hóa trên thế giới. Điều này tạo ra
một môi trường thiết kế phong phú và đa dạng, với sự ảnh hưởng và lấy cảm hứng từ các nền văn hóa khác nhau. Thiết kế
kiến trúc ngày nay thường kết hợp các yếu tố truyền thống và hiện đại từ nhiều văn hóa khác nhau, tạo nên phong cách đa
văn hóa độc đáo.

Chia sẻ thông tin và công nghệ: Toàn cầu hóa đã làm cho thông tin và công nghệ dễ dàng truy cập và chia sẻ trên toàn
cầu. Kiến thức và kỹ thuật mới có thể được truyền tải nhanh chóng và ảnh hưởng đến phong cách thiết kế kiến trúc. Các
kiến trúc sư và nhà thiết kế có thể nắm bắt những xu hướng mới và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong công trình của họ.

Sự đồng nhất và tiêu chuẩn hóa: Toàn cầu hóa cũng tạo ra xu hướng đồng nhất và tiêu chuẩn hóa trong thiết kế kiến trúc.
Các phong cách và yếu tố thiết kế có thể được áp dụng phổ biến trên toàn cầu, đặc biệt trong các dự án thương mại lớn và
công trình quốc tế. Điều này có thể dẫn đến một sự mất đi tính đa dạng và đặc trưng của các phong cách kiến trúc địa
phương.

Bền vững và xu hướng xanh: Toàn cầu hóa cũng đã thúc đẩy xu hướng thiết kế kiến trúc bền vững và xanh. Với sự tăng
cường ý thức về môi trường và sự cần thiết của phát triển bền vững, kiến trúc sư đang tích cực tìm kiếm cách thiết kế các
công trình thân thiện với môi trường và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.

Tích hợp công nghệ thông tin: Toàn cầu hóa đã đưa vào sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong thiết kế kiến
trúc. Các công nghệ mới như thiết bị thông minh, hệ thống tự động và kỹ thuật số hóa đã được tích hợp vào kiến trúc để
cung cấp các giải pháp tiên tiến và tăng cường trải nghiệm của người sử dụng.

Quy mô và đô thị hóa: Toàn cầu hóa đã tạo ra một sự gia tăng đáng kể về quy mô và đô thị hóa. Các thành phố ngày nay
ngày càng phát triển và mở rộng, yêu cầu thiết kế các công trình kiến trúc để đáp ứng nhu cầu của dân số tăng và sự phát
triển kinh tế. Các công trình kiến trúc đô thị thường tập trung vào tối ưu hóa sử dụng không gian và tạo ra các giải pháp
thiết kế linh hoạt và hiệu quả.

Tích hợp văn hóa địa phương: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cũng có một xu hướng ngược lại, đó là sự tôn trọng và tích
hợp văn hóa địa phương trong thiết kế kiến trúc. Các kiến trúc sư và nhà thiết kế đang tìm cách tích hợp yếu tố văn hóa,
truyền thống và bản sắc địa phương vào công trình để tạo nên sự độc đáo và thể hiện sự kết nối với cộng đồng địa phương.

Các công trình tại Việt Nam ảnh hưởng từ sự phát triển của thế giới

Trung tâm thương mại Vincom Center tại Hà Nội: Vincom Center là một chuỗi trung tâm thương mại cao cấp có sự
hiện diện trên khắp Việt Nam. Các trung tâm thương mại này được thiết kế với các tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng các yêu

15
cầu của người tiêu dùng hiện đại. Thiết kế và kiến trúc của Vincom Center đã lấy cảm hứng từ các trung tâm thương mại
quốc tế, nhưng cũng kết hợp với các yếu tố văn hóa địa phương để tạo ra một trải nghiệm mua sắm đa dạng và độc đáo.

Khách sạn InterContinental Đà Nẵng: Được xem là một trong những khách sạn đẳng cấp thế giới, InterContinental Đà
Nẵng mang đậm chất kiến trúc hiện đại và sang trọng. Với thiết kế thông minh và cơ sở hạ tầng tiện nghi, khách sạn này đã
thúc đẩy sự phát triển trong ngành du lịch và nâng cao hình ảnh của Việt Nam trong lĩnh vực kiến trúc khách sạn.

Khu đô thị Phú Mỹ Hưng ở TP.HCM: Được xây dựng theo mô hình khu đô thị phức hợp, Phú Mỹ Hưng có các công
trình kiến trúc đa dạng như các tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, khu dân cư và công viên. Thiết kế của khu đô thị
này đã lấy cảm hứng từ các khu đô thị phát triển của thế giới nhưng cũng tích hợp các yếu tố văn hóa và phong cách kiến
trúc địa phương.

Trung tâm Tài chính Quốc tế (International Financial Center) ở TP. Hồ Chí Minh: Đây là một dự án kiến trúc đương
đại đang được xây dựng để trở thành trung tâm tài chính hàng đầu khu vực. Thiết kế và cấu trúc của trung tâm này đã lấy
cảm hứng từ các tòa nhà tài chính và kinh doanh quốc tế. Sự hiện diện của nó tại TP. Hồ Chí Minh đóng góp vào việc nâng
cao vị thế kinh tế, phát triển kiến trúc đương đại, hình ảnh quốc tế và nâng cao chất lượng đời sống.

16
BÀI 7: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC
I. GIÁ TRỊ CỦA ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
1. Khái niệm phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp điều tra xã hội học là hệ thống các nguyên tắc, các biện pháp cùng với các công cụ cho việc nghiên
cứu thực tế xã hội trong sự phù hợp với mục tiêu và từng giai đoạn của nghiên cứu.
2. Giá trị và ý nghĩa của điều tra xã hội học
- Nghiên cứu xã hội học có tầm quan trọng nên biết trên nhiều lĩnh vực khác nhau, mang tính dự báo giúp cho việc
hoạch định kế hoạch, chính sách một cách hiệu quả.
- Đem lại một cái nhìn khách quan về thực tế xã hội
- Giảm bớt các định kiến xã hội, thúc đẩy sự tương thích với hoàn cảnh.
3. Một số dạng nghiên cứu chủ yếu
3.1 Nghiên cứu mô tả
- Thể hiện bằng ngôn ngữ, chữ nghĩa các tình huống quan sát được(bao gồm hành vi, sự kiện, ý chí ).
- Câu hỏi thường đặt ra: Cái gì đang xảy ra? Bao nhiêu? Như thế nào? Ở đâu? Ai?
3.2 Nghiên cứu giải thích
- Chỉ ra mối quan hệ tất yếu, bản chất của một hiện tượng này với hiện tượng khác mà có quan hệ với hiện tượng
giải thích.
- Câu hỏi đặt ra: Tại sao? Nguyên nhân từ đâu?
3.3 Nghiên cứu định tính
- Nghiên cứu chỉ ra những đặc tính, tính chất, bản chất của đối tượng nghiên cứu.
3.4. Nghiên cứu định lượng
- Đưa ra các số liệu để biết mức độ tồn tại của đối tượng nghiên cứu.

II. CÁC BƯỚC CỦA MỘT CUỘC ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
Bao gồm 3 bước
- Giai đoạn chuẩn bị
- Giai đoạn thu thập thông tin
- Giai đoạn xử lý thông tin
1. Giai đoạn chuẩn bị
1.1 Xác định vấn đề và tên đề tài nghiên cứu (Nghiên cứu cái gì và đối tượng nghiên cứu)
- Đề tài phải nghiên cứu được: Dễ được mọi người chấp nhận và ủng hộ; có đủ kinh phí; tiếp cận được với đối tượng
nghiên cứu
- Thu hút được sự quan tâm của người nghiên cứu
- Nâng cao nhận thức của con người và xã hội
- Tên đề tài phải ngắn gọn, phản ánh nội dung nghiên cứu

1.2 Xác định mục đích và nhiệm vụ của cuộc điều tra
- Mục đích: Trả lời cho câu hỏi: Nghiên cứu được thực hiện nhằm để làm gì?
- Mục tiêu: Trả lời cho câu hỏi: Nghiên cứu cái gì?
- Nhiệm vụ: Trả lời cho câu hỏi: Nghiên cứu bằng cách nào?

1.3 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu


- Giả thuyết: Là một kết luận giả định, là dự đoán về bản chất sự vật thể hiện tượng do người nghiên cứu đặt ra để
theo đó xem xét phân tích kiểm chứng trong toàn bộ quá trình nghiên cứu.
- Các loại giả thuyết
+ Giả thuyết giả thuyết mô tả thiết lập trạng thái thực tế của các sự kiện, hiện tượng xã hội
+ Giả thuyết giải thích tìm hiểu nguyên nhân của các hiện tượng đã nêu ra trong giả thuyết mô tả
+ Giả thuyết xu hướng Chỉ ra xu hướng tăng giảm tính lặp lại của quá trình nào đó

1.4 Xây dựng mô hình lý luận, thao tác các khái niệm xác định các chỉ bảo
- Xây dựng mô hình lý luận: Mô hình lý thuyết bao gồm các khái niệm có liên quan đến việc chứng minh giả thuyết
1.5 Soạn thảo bảng câu hỏi
Các dạng câu hỏi
- Câu hỏi đóng: câu hỏi đưa ra sẵn các đáp án lựa chọn
- Câu hỏi mở: câu hỏi điền vào
- Câu hỏi kết hợp: mục khác của câu hỏi đóng; giải thích thêm;
Các yêu cầu của một bản hỏi
- Câu hỏi phải thật rõ ràng cụ thể

17
- Không dùng các khái niệm mơ hồ
- Không sử dụng những từ chuyên môn không phổ biến
- Câu hỏi phải phù hợp với trình độ người được hỏi
- Đối với những vấn đề nhạy cảm nên hỏi một cách gián tiếp hoặc sử dụng những từ ngữ phù hợp
Kết cấu của bảng hỏi
- Thời gian tối ưu cho một bạn hỏi 20 đến 50 phút
- Số lượng câu hỏi phụ thuộc vào hai yếu tố
+ Trình độ của người trả lời câu hỏi
+ Mức độ phức tạp của câu hỏi kết cấu
- Bảng hỏi nên theo trình tự sâu dần của vấn đề không tản mạn (rời rạc)

1.6 Chọn phương pháp điều tra


1.6.1 Phương pháp thu thập thông tin có sẵn (Thứ cấp)
Ít tốn kém về nhân công, thời gian và kinh phí.
Độ chính xác cao và được thống kê theo các mốc thời gian
Các số liệu thống kê ít được phân chia theo các dấu hiệu chúng ta nghiên cứu
1.6.2. Phương pháp quan sát
- Phương pháp này cần thiết lập những mục đích rõ ràng cho việc quan sát và phải được ghi chép đầy đủ
- Cho phép xác định những biểu hiện bên ngoài của đối tượng nghiên cứu
- Khó đi sâu vào bản chất của hiện tượng
- Gồm các loại
Thâm nhập/ Không thâm nhập
Công khai bí mật
- Các bước quan sát
Quan sát → Mô tả → Suy luận → Kiểm tra → Đánh giá → Quan sát
1.6.3 Phương pháp phỏng vấn
- Thu thập được dữ kiện của nhiều người cùng một lúc
- Thu thập thông tin thực tế
- Thông tin có độ tin cậy cao
1.6.4 Phương pháp bảng hỏi
- Có những ưu điểm tương tự như phương pháp phỏng vấn mà ít tốn kinh phí và nhân lực hơn.
- Yêu cầu thiết yếu: Câu hỏi cần thật dễ hiểu và dễ trả lời.

18
1.7 Chọn mẫu điều tra
- Khái niệm: Mẫu là một phần của tổng thể được lựa chọn ra theo những cách thức nhất định và với một dung lượng
hợp lý.
- Tính chất: Chọn mẫu điều tra phải có tính đại diện
- Phương pháp chọn mẫu: Hai cách chọn mẫu thường được sử dụng là chọn mẫu theo xác suất và phi xác suất.
Chọn theo xác suất
+ Chọn ngẫu nhiên đơn giản: Lập danh sách tổng thể -> gán cho mỗi đơn vị trong danh sách một số
từ 1 đến hết ->lấy ra một lượng bằng dung lượng mẫu.
+ Chọn ngẫu nhiên hệ thống: được thực hiện một cách ngẫu nhiên và ai cũng có cơ may ngang nhau
được lọt vào mẫu nghiên cứu
+ Có thể lấy ngẫu nhiên tổng thể cho đủ số lượng hoặc chỉ một khoảng k trong bảng danh tổng thể
với k ước tính

�=

N: Số người của tổng thể
n: Số người của mẫu
Chọn mẫu phi xác suất
+ Chọn mẫu phán đoán: Suy đoán cá nhân, nhóm nào đó có những đặc điểm người nghiên cứu cần.
+ Chọn mẫu tăng nhanh: mẫu giới thiệu thêm
+ Chọn mẫu tự nguyện: Tự chọn mình vào mẫu

1.8 Lập phương án xử lý thông tin


1.9 Điều tra thử và hoàn chỉnh lại toàn bộ các bảng câu hỏi cũng như các chỉ bảo

2. Giai đoạn thu thập thông tin


- Lựa chọn thời điểm để tiến hành điều tra
- Chuẩn bị kinh phí
- Liên hệ với các tổ chức chính quyền,d đoàn thể và các cá nhân để thu hút sự quan tâm và ủng hộ
- Lập biểu đồ tiến độ điều tra
- Lựa chọn và tập huấn điều tra viên
- Tiến hành thu thập thông tin

3. Giai đoạn xử lý thông tin


- Phân tích thống kế, tính tần suất trung bình
- Nhiệm vụ: Chuyển thông tin cần biết sang thông tin tập hợp

III. THÁI ĐỘ NGHIÊN CỨU


Trong quá trình nghiên cứu cần tôn trọng các yếu tố sau:
● Bằng chứng hiển nhiên
● Không chấp nhận cái tuyệt đối
● Trung lập, khách quan
● Tiêu chuẩn hóa các phương pháp chính xác
● Tố chất nghiệp vụ

19
GHI CHÚ (1NG)

cô nói là:
Bài 1: Khái niệm về xã hội học

XHH ra đời khi nào?

XHH khác ngành khoa học khác ntn?

Bài 2: Một số đóng góp của các nhà xã hội học

Cách 1: Trình bày đóng góp của một trong 5 ông?

Cách 2: Có thể trích nhỏ nội dung của một trong 5 ông ra hỏi như sau:

Auguste Comte: Vận dụng động học quy luật 3 giai đoạn vào thực tế kiến trúc? (thần học, siêu hình học, thực chứng) (tức
là mỗi giai đoạn lựa công trình chứng minh

- Giai đoạn thần học tập trung chủ yếu vào niềm tin tôn giáo, niềm tin của con người vào một thế lực siêu nhiên nào
đó

- Giai đoạn siêu hình: thiết kế con người tập trung chủ yếu vào thiết kế mang tính hình học

- Giai đoạn thực chứng: thiết kế gắn liền với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của xã hội, bắt nguồn từ nhu cầu thực tế
(vừa thực nghiệm vừa chứng minh )

TL: lấy ví dụ là hình ảnh các quảng trường phương tây

Đô thị cổ đại của nền văn minh Ai Cập đặt trung tâm ở phía Đông vì họ thờ thần Mặt trời (giai đoạn thần học)

Emile Durkheim: có 2 tác phẩm “Những nguyên tắc của phương pháp xã hội học” và “Tự tử”

Phân tích tác phẩm Tự tử?

Tại sao ổng nói là những người ở đô thị có khả năng tự tử cao hơn những người sống ở nông thôn?

TL: từ khóa là “ hội nhập cá nhân” (ghi cái gì cũng được mà phải có từ này)

Người nào có khả năng hội nhập xã hội càng cao thì tỉ lệ tự tử càng thấp

+ Hội nhập xã hội: trách nhiệm, nghĩa vụ,mối liên kết với những người xung quanh -> càng chặt chẽ bao nhiêu tỉ lệ
tự tử càng thấp bây nhiêu và ngược lại
+ Đời sống đô thị khác đời sống nông thôn ở chỗ nào, gắn kết cộng đồng ở đô thị khác nông thôn ra sao (vận dụng
cách đóng góp của Emile Durkheim) -> khác nhau về hội nhập xã hội

Herbert Spencer: 2 đóng góp lớn:

1. Kế thừa thuyết tiến hóa

- Chỉ có cá nhân nào, xã hội nào có khả năng thích nghi với môi trường sống xung quanh mới có thể tồn tại được
trong cuộc đấu tranh sinh tồn

- Trong Quy hoạch cũng có thể thấy, xã hội đơn giản ban đầu sống trong hang, rồi từ từ thành bộ lạc bộ tộc, trở
thành những cụm dân cư => từ đó phát triển khu dân cư với quy mô lớn => trở thành những khu đô thị phát triển đa dạng.

2. Phân tích XH như cơ thể sống

TL: từ khóa” không thể thiếu 1 bộ phận nào”

20
Nếu có một sự thay đổi ở bất kỳ bộ phận nào cũng kéo theo thay đổi ở các bộ phận khác.

Karl Marx: Lý thuyết Xung đột và Phân tầng

Max Weber: Đóng góp của Max Weber

1. 4 loại hành động xã hội


2. Phân tích câu “đô thị như con kỳ đà đổi màu”

Bài 4: Đánh giá tác động xã hội

Nhấn mạnh vào mục đích:....

4 nội dung đánh giá?

8 bước thực hiện???

Thực hành: Tìm 1 dự án cụ thể, đặt giả thiết

VD tuyến Metro

Bài 6: Toàn cầu hóa

Ví dụ: 1. Tác động toàn cầu hóa tác động đến kiến trúc như thế nào đến phong cách thiết kế kiến trúc hiện nay?

2. Kể tên 10 nhân tố làm phẳng thế giới. Phân tích 1 trong 10 nhân tố làm phẳng thế giới. (Chọn ra phần bạn hiểu
rõ nhất để phân tích mà thôi.)

Bài 7: Phương pháp nghiên cứu khoa học

Bài này thì lập 1 đề cương hôm nọ cô bảo mang lên cho cô sửa đó….

Phương án 1: Chủ động 9 bước trong giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu khoa học.

Phương án 2: Cô cho tên đề tài rồi làm theo.

Phương án 3: Thiết kế bộ câu hỏi kiểm tra giả thuyết (khác bảng hỏi)

Không cần các bước phía trước

Kể tên phương pháp chọn mẫu: bảo đảm số lượng mẫu,

Bài mẫu cho bài 7


1. Giai đoạn chuẩn bị
1.1 Xác định vấn đề và tên đề tài nghiên cứu (Nghiên cứu cái gì và đối tượng nghiên cứu)
- Đề tài: Điều tra thông tin về nhu cầu không gian nghỉ trưa của sinh viên Đại học Kiến trúc TP. HCM

1.2 Xác định mục đích và nhiệm vụ của cuộc điều tra
- Mục đích: Tìm hiểu nhu cầu về không gian nghỉ trưa của sinh viên
- Mục tiêu: Nghiên cứu về không gian nghỉ trưa của sinh viên
- Nhiệm vụ: Tiến hành khảo sát sinh viên

1.3 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu


+ Giả thuyết giả thuyết mô tả:

21
_ Sinh viên có nhu cầu nghỉ trưa tại trường
+ Giả thuyết giải thích
_ Sinh viên học tập sáng chiều nên không đủ thời gian để về nhà vào buổi trưa
+ Giả thuyết xu hướng
_ Lịch học càng dày đặc nhu cầu của sinh viên càng tăng

1.4 Xây dựng mô hình lý luận, thao tác các khái niệm xác định các chỉ bảo
- Lý luận về tầm quan trọng của giấc nghỉ trưa với hiệu quả công việc
1.5 Soạn thảo bảng câu hỏi
Xin chào các anh/chị/bạn sinh viên
Giấc ngủ là một nhu cầu thiết yếu để bổ sung năng lượng và tái tạo lại cơ thể đặc biệt khi sinh viên học tập cả hai
buổi sáng - chiều liên tục. Và để làm được điều đó thì rất cần thiết có một không gian nghỉ ngơi vào buổi trưa cho sinh viên.
Với tư cách là một sinh viên trường Đại học Kiến trúc TP HCM, anh/chị/bạn vui lòng trả lời những câu hỏi dưới
đây theo đúng suy nghĩ và thực tế cuộc sống của mình
1. Ngành mà anh/chị đang theo học
2. Anh/chị đang là sinh viên năm thứ O Năm 1 O Năm 2 O Năm 3 O Năm 4
O Năm 5 O Khác. Vui lòng ghi rõ …….
3. Anh/chị có ở lại trường vào buổi trưa khi học sáng - chiều: O Có O Không
4. Vào buổi trưa anh/chị thường làm gì tại trường: O Ngủ O Ăn uống trò chuyện O Làm bài
O Khác. Vui lòng ghi rõ ….
5. Anh chị mong muốn không gian nghỉ trưa như thế nào: (có thể chọn nhiều phương án)
O Mát mẻ, có điều hòa
O Có ghế dài
O Có giường tầng
O Không gian riêng tư
O Có cây xanh

1.6 Chọn phương pháp điều tra


- Sử dụng phương pháp phỏng vấn và bảng hỏi tiếp cận trực tiếp đến đối tượng - sinh viên
1.7 Chọn mẫu điều tra
- Chọn mẫu phi xác suất tại sảnh trường
+ Phán đoán dựa trên: Sinh viên có đeo thẻ sinh viên, mang theo nhiều tập sách hoặc ở lại trường vào giờ
trưa với các hoạt động ăn uống, vui chơi, nghỉ ngơi
1.8 Lập phương án xử lý thông tin
- Xử lý thông tin bằng cách
+ Phân loại thông tin thành các nhóm theo năm học, số lượng sinh viên nghỉ trưa tại trường và hoạt động của sinh
viên vào buổi trưa
+ Dựa trên số lượng các nhóm để thống kê các con số trung bình và tính toán tỷ lệ, từ đó khẳng định nhu cầu của
sinh viên đối với không gian nghỉ trưa.

chỉ có 5 bài này ra thi thôi, mấy bài kia làm bài tập
thuyết trình rồi…..

22

You might also like