Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ÔN TẬP VĂN CHKII

Đọc Hiểu:

STT KIẾN THỨC CẦN ÔN LƯU Ý

1 Ngôi kể, điểm nhìn, quyền năng/ tác dụng của ngôi kể (quyền năng người kể
chuyện).

Điểm nhìn: Điểm nhìn Người kể chuyện.

Điểm nhìn Nhân vật.

Điểm nhìn linh hoạt, dịch chuyển từ người kể chuyện sang nhân vật tự trỏ về mình.

Quyền năng người kể chuyện:

Toàn tri, khách quan, thâu tóm mạch truyện (Điểm nhìn người kể chuyện).

Hạn tri, độc đáo, nắm bắt được mạch tâm lý, hành động của nhân vật (Điểm nhìn nhân vật).

Khách quan, mạch truyện diễn ra tự nhiên, thâu tóm, nắm bắt được mạch truyện (Điểm nhìn
linh hoạt).

2 Chi Tiết (khi hỏi tìm chi tiết thì cần tìm ít nhất ba chi tiết).

Có hai cách trình bày chi tiết:

Tóm tắt chi tiết.

Trích hẳn cái chi tiết ra.

3 Biện Pháp Nghệ Thuật (Không bao gồm Biện Pháp tu từ)

Thường là biện pháp đối lập (không phải đối).

4 Phong cách/ văn phong T.Lam: Nhận xét chung về văn phong: độc đáo, tinh tế, sâu
sắc,....

Nhận xét riêng: Về lối viết: ngôn ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, tinh tế,...

Giọng điệu: Tự Nhiên, nhẹ nhàng, trầm lắng,... Chiều sâu cái nhìn: sâu sắc, tinh tế, tế vi, độc
đáo,...

5 Giá trị hiện thực:

Phản ánh, soi chiếu cuộc sống [Cuộc sống đó như thế nào] của lớp người/ những người [đặc
điểm].

Thể hiện xã hội nơi mà con người phải [xyz].

6 Giá trị nhân đạo:

Là sự xót xa, thấu cảm cho số phận, nỗi đau về ABC của [xyz].
Là sự cất tiếng, trân trọng và nâng đỡ những ước mơ, khát vọng, số phận của những con người
[xyz].

7 Không gian nghệ thuật: (người ta hỏi thì chỉ ít nhất 3 chi tiết chỉ không gian)

Không gian nghệ thuật chỉ thiên nhiên Không gian nghệ thuật chỉ đời sống con người.

Nhận xét không gian nghệ thuật:

Giản dị, quen thuộc, …

Trữ tình, lãng mạn …

8 Ngôn ngữ kể chuyện (hỏi cô đi)

9 Ngôn ngữ nhân vật (hỏi cô đi) … …

DÀN Ý NLXH (150 chữ)

Mở Đoạn:

Dẫn vấn đề nghị luận. (Nếu người ta ra đề kiểu “từ những gợi dẫn của tác phẩm trên về [vấn
đề nghị luận]....

Anh chị hãy trình bày suy nghĩ về [vấn đề nghị luận] thì cần mở đoạn linh hoạt một chút.

Vd: Đọc [Tác Phẩm] trực trào trong tôi là những suy nghĩ về [vấn đề nghị luận].

Thân Đoạn:

Giải thích: giải thích vấn đề nghị luận (giải thích thành cụm, không tách nghĩa quá chi tiết).

Biểu hiện của vấn đề nghị luận.

Bàn luận:

Tác động của [Vấn đề nghị luận] đối với cá nhân, xã hội.

Nêu dẫn chứng (dẫn chứng liệt kê 1-1.5 dòng). Bài học (đối với cá nhân, xã hội). (Nếu dung
lượng còn nhiều thì thêm Mở rộng/ phản biện).

III. Kết đoạn: [Tuỳ Ý]

Tập Làm Văn:


DÀN Ý NLVH
Mở Bài:

Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm.

Nêu vấn đề nghị Luận

Thân Bài:
Chủ Đề:
Nêu chủ đề.

Chủ đề đó là gì?

Biểu hiện, khía cạnh của chủ đề?

Những chủ đề trên được thể hiện qua điều gì, như thế nào?

Chủ đề được thể hiện qua chi tiết ( phân tích 1-2 chi tiết).

Đánh giá nghệ thuật viết của chi tiết trên, để từ đó nêu bật lên chủ đề như thế nào.

Nhận Xét, đánh giá chủ đề: Bằng trải nghiệm, suy tư, góc nhìn, phong cách, sự nhạy cảm về
AÃB của bản thân.

NV (TLam) đã xây dựng, khắc hoạ, truyền tải được chủ đề xyb. Để từ đấy, chủ đề đến với bạn
đọc một cách tự nhiên, nhẹ nhàng nhưng đầy sâu sắc, triết lý.

Nhân Vật: Dẫn vào bằng một số câu lý luận văn học về truyện ngắn, nhân vật.

Thế giới nhân vật (bối cảnh đoạn trích, cuộc sống bao trùm lên toàn bộ nhân vật):

Thế giới đó là gì?

Thế giới đó như thế nào?

Có tác động gì tới các nhân vật. Nhân vật trung tâm:

Số phận.

Tính cách.

Tư tưởng gửi trao.

=> Phân tích qua chi tiết, lời nói, điểm nhìn, nội tâm, hành động….

Đánh Giá Nhận xét mối quan hệ giữa chủ đề và nhân vật, nhân vật làm nổi chủ đề. Đánh giá
chung.

III. Kết Bài: [Tuỳ ý]

You might also like