Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Về công ước Viên 1980

Công ước Viên là một công ước của Liên Hiệp Quốc về mua bán hàng hóa quốc tế, không liên quan gì
đến tổ chức thương mại thế giới WTO.

* Điều 1:
- Khoản 1: Chủ thể của Công ước Viên 1980 là hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở
thương mại tại các quốc gia khác nhau. Điều 10 làm rõ hơn về định nghĩa này.
- Điểm a: Công ước Viên được áp dụng khi cả hai bên đều là thành viên của Công ước này.
-Điểm b: hoặc, một trong hai bên là thành viên của công ước này. Tức là ta áp dụng theo quy tắc của tư
pháp quốc tế để chọn luật --> luật được áp dụng là luật của nước thành viên của Công ước Viên 1980;

Ví dụ: Việt Nam và Nhật ký kết hợp đồng, Nhật Bản là thành viên của Công ước Viên, Việt Nam chưa
là thành viên. Khi xảy ra tranh chấp nếu hai bên có thỏa thuận hoặc luật dẫn đến việc áp dụng pháp luật
của Nhật thì công ước Viên vẫn được áp dụng để giải quyết. Dù Việt Nam không phải là thành viên
nhưng vẫn chịu sự điều chỉnh của Công ước Viên trong một số trường hợp.
- Trong trường hợp cả hai bên không phải là thành viên của Công ước Viên thì Công ước Viên vẫn
được áp dụng nếu hai bên có thỏa thuận, ví dụ Luật được áp dụng là Luật nơi thực hiện hợp đồng (nơi
thực hiện hợp đồng lại là quốc gia là thành viên của Công ước Viên...).

Lưu ý: Các bên có thể bảo lưu khoản 1, điều 1 (thực tế là Trung Quốc và Mỹ bảo lưu điều khoản này),
tức là công ước Viên không đương nhiên được áp dụng nếu như trong hợp đồng không có thỏa thuận
sử dụng công ước Viên. Ví dụ, Trung Quốc ký với Nhật một hợp đồng mua bán, trong hợp đồng không
có điều khoản sử dụng công ước Viên để giải quyết tranh chấp, nếu khi tranh chấp xảy ra thì không
được sử dụng công ước Viên để giải quyết (vì T.Quốc đã bảo lưu điều này) cho dù cả hai quốc gia đều
là thành viên của C.ước Viên. Mục đích là tăng tầm quan trọng và ảnh hưởng của pháp luật quốc gia.

* Điều 2: Đối tượng hàng hóa áp dụng công ước Viên 1980
Không phải tất cả các loại hàng hóa là đối tượng của công ước. Điều 2 quy định các loại hàng hóa
không chịu sự điều chỉnh của Công ước Viên 1980 (cổ phiếu, tàu bay, hàng tiêu dùng...). Tuy nhiên,
nếu có thỏa thuận thì vẫn có thể sử dụng C.ước Viên để điều chỉnh, chỉ là công ước Viên không đương
nhiên được áp dụng.

* Điều 6 và điều 14:


Các bên có thể bảo lưu (không áp dụng), sửa đổi làm trái nội dung một số điều khoản của công ước
Viên. Tuy nhiên có một số điều khoản không được quyền sửa đổi, làm trái như các điều khoản liên
quan đến quyền và nghĩa vụ của người bán, người mua.
Ví dụ điều 11 về hình thức hợp đồng, C.ước Viên chấp nhận hình thức hợp đồng dưới dạng vản bản,
telex, fax, email... luật dân sự Việt Nam chỉ chấp nhận hợp đồng bằng văn bản. Vậy khi tham gia công
ước Viên thì VN có thể tuyên bố bảo lưu điều 11.

* Điều 14:
Khoản 1: các tiêu chí để xem là một chào hàng
Khoản 2: Đề nghị gửi cho những người không xác định (ví dụ quảng cáo bán sản phẩm, rao vặt trên
tivi, báo đài...) thì chỉ được xem là lời mời làm chào hàng, trừ khi "người đề nghị đã phát biểu rõ ràng
điều trái lại", tức là phát biểu đó là chào hàng (chứ không phải lời mời).

* Điều 15 khoản 1, điều 18 khoản 2:


Phải chắc chắn rằng chào hàng, hoặc chấp nhận chào hàng đến được tay người nhận. Có thể xảy ra
trường hợp, đã gửi qua đường bưu điện nhưng chưa nhận được thì chưa có hiệu lực; hoặc gửi email
nếu không có gì chứng minh được người kia đã đọc email thì cũng chưa có hiệu lực.

* Điều 19:
Khi một chào hàng được gửi đi:
- Nếu người nhận chào hàng đồng ý toàn bộ nội dung: Chấp nhận chào hàng
- Nếu có sửa đổi: sửa đổi một cách cơ bản và không cơ bản
+ Sửa đổi một cách cơ bản liên quan đến các chi tiết của khoản 3, điều 19: điều kiện, giá cả, thanh
toán... thì hai bên phải thỏa thuận lại;
+ Sửa đổi không cơ bản: không liên quan đến chi tiết ở khoản 3: chấp nhận chào hàng.

Nghĩa vụ của người bán và người mua: không thi

* Điều 79: Miễn trách


Giải phóng các bên ra khỏi nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng và không phải đề bù thiệt hại.
Đề cập đến các trường hợp bất khả kháng, phải chứng minh được
Thứ nhất, trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát và
Thứ hai, không thể chờ đợi một cách hợp lý.

Tuy nhiên, các bên phải thỏa thuận rõ các trường hợp miễn trách trong hợp đồng và phải thông báo cho
bên kia biết về trở ngại và khả năng thực hiện hợp đồng.
Ví dụ: Sự thay đổi chính sách của Chính phủ là trường hợp bất khả kháng (miễn trách) ở một số nước,
nhưng một số nước không công nhận đó là trường hợp bất khả kháng, do đó phải thỏa thuận rõ trong
hợp đồng.

You might also like