Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Câu 1: Doanh nghiệp do một cá nhân bỏ vốn thành lập là doanh nghiệp tư nhân.

Khẳng định SAI


Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020
Khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020
Bởi vì:
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.(Khoản 1 Điều
188 Luật Doanh nghiệp 2020)
câu khẳng định nói “Doanh nghiệp do một cá nhân bỏ vốn thành lập là doanh nghiệp tư
nhân” nghĩa là chỉ có duy nhất Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân bỏ
vốn thành lập còn các doanh nghiêp khác thì không quy định một cá nhân bỏ vốn thành
lập.
Mà theo quy định của pháp luật: tại Khoản 1 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá
nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách
nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ
của công ty.” Nghĩa là chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể là
một tổ chức hoặc một cá nhân.
Từ những cơ sở trên suy ra doanh nghiệp do một cá nhân bỏ vốn thành lập có thể
là doanh nghiệp tư nhân hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành.
Vì vậy câu khẳng định sai do không phải doanh nghiệp do một cá nhân bỏ vốn
thành lập là doanh nghiệp tư nhân mà còn có cả Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành.

Câu 2: Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần có số phiếu biểu quyết tương ứng
với số cổ phần mà mình sở hữu.
Khẳng định SAI
Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020
Bởi vì:
Hội đồng quản trị là một cơ quan quản lí công ty toàn quyền nhân danh công ty để
quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của đại hội
đồng cổ đông.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020 “Hội đồng quản trị
thông qua nghị quyết, quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản
hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có
một phiếu biểu quyết.” Nghĩa là mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu
quyết cho dù số cổ phần mà mình sở hữu của từng thành viên trong hội đồng quản trị
công ty cổ phần có ngang nhau hay không.
Mà ở câu khẳng định nói “Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần có số
phiếu biểu quyết tương ứng với số cổ phần mà mình sở hữu” nghĩa là thành viên Hội
đồng quản trị công ty cổ phần có số phiếu biểu quyết không ngang bằng nhau (là một
phiếu biểu quyết) mà số phiếu biểu quyết lại tương ứng với số cổ phần mà mình sở hữu.
Vì vậy khẳng định sai do Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần có số
phiếu biểu quyết là một phiếu biểu quyết (ngang nhau) chứ không phải tương ứng với số
cổ phần mà mình sở hữu.

Câu 3: Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp được áp dụng cho mọi loại hình doanh
nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020
Khẳng định SAI
Cơ sở pháp lý: Điều 198, 199, 200, 201, 202, 203, 204, 205 Luật Doanh nghiệp
2020
Bởi vì:
Tổ chức lại doanh nghiệp là biện pháp nhằm thay đổi quy mô hoặc loại hình theo
quyết định của chủ đầu tư doanh nghiệp phù hợp với từng giai đoạn kinh doanh của chủ
doanh nghiệp vì trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tùy thuộc vào từng điều
kiện khác nhau mà có loại hình kinh doanh phù hợp.
Khẳng định sai trong trường hợp:
Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành, tổ chức lại bao gồm
các hình thức: chia công ty (Điều 198), hợp nhất công ty (Điều 200), sáp nhập công ty
(Điều 201), tách công ty (Điều 199) và chuyển đổi loại hình công ty (Điều 202 đến điều
205).
Câu khẳng định nói “Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp được áp dụng
cho mọi loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020” nghĩa là tất cả các hình
thức tổ chức lại doanh nghiệp như: chia công ty, hợp nhất công ty, sáp nhập công ty, tách
công ty và chuyển đổi loại hình công ty đều áp dụng được cho tất cả các loại hình doanh
nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty trách nhiệm hữu hạn,
Công ty cổ phần.
Mà theo quy định của pháp luật hiện hành thì:
Hình thức tổ chức lại công ty và Tách công ty (Điều 198,199 Luật Doanh nghiệp 2020)
chỉ áp dụng với Công ty cổ phần và Công ty trách nhiệm hữu hạn chứ không áp dụng với
loại hình doanh nghiệp tư nhân và công tuy hợp danh.
Hình thức Hợp nhất công ty và Sáp nhập công ty (Điều 198,199 Luật Doanh nghiệp 2020)
chỉ áp dụng với Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh chú
không áp dụng với loại hình doanh nghiệp tư nhân.
Vì vậy các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp không được áp dụng đối với
tất cả các loại hình doanh nghiệp mà đối với mỗi hình thức chỉ áp đụng được với một số
loại hình doanh nghiệp nhất định. Vì vậy khẳng định sai.
(Đối với câu Khẳng định này cũng có thể được hiểu theo nghĩa là đối với
các loại hình doanh nghiệp thì sẽ có ít nhất một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp sẽ áp
dụng được với loại hình doanh nghiệp đó. Đối với cách hiểu này thì câu khẳng định sẽ
đúng.)

Câu 4: Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã phát hành và
cổ phần được quyền phát hành
Khẳng định SAI
Cơ sở pháp lý: Khoản 1, 2, 3 Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2020
Bởi vì:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2020 “Vốn điều lệ của
công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ
phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng
ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.”
Và theo quy định tại Khoản 2 Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2020 “Cổ phần đã bán
là cổ phần được quyền chào bán đã được các cổ đông thanh toán đủ cho công ty. Khi
đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần đã bán là tổng số cổ phần các loại đã được đăng
ký mua.”
Nghĩa là vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán
và tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua. Và cổ phần đã bán là cổ phần
được quyền chào bán và đã được các cổ đông thanh toán đủ cho công ty hoặc cổ phần các
loại đã được đăng ký mua khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Ở câu khẳng định nói “Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ
phần đã phát hành và cổ phần được quyền phát hành” mà cổ phần đã phát hành và cổ
phần được quyền phát hành ở đây là phần cổ phần mới chỉ được phát hành chưa có cổ
đông đăng ký mua hay là thanh toán đầy đủ cho công ty về giá trị cổ phần ấy.
Vì vậy giá trị mệnh giá cổ phần đã phát hành và cổ phần được quyền phát hành
chưa chắc là vốn điều lệ của công ty cổ phần. Vì vậy nhận định sai.

1. Doanh nghiệp do một cá nhân bỏ vốn thành lập là doanh nghiệp tư nhân.
Trả lời: Nhận định trên là sai
Cơ sở pháp lí: Khoản 1 Điều 74 và khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020
Theo khoản 1 điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020 “Công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu ( sau
đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là
doanh nghiệp do một tổ chức hoặphạm vi số vốn điều lệ của công ty”.
Theo khoản 1 điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 “ Doanh nghiệp tư nhân là
doanh nghiêp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”
Như vậy, theo quy định của 2 điều luật trên thì doanh nghiệp do một cá nhân bỏ
vốn thành lập không chỉ là doanh nghiệp tư nhân mà còn có một loại hình doanh nghiệp
nữa đó là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
2. Thành viên hội đồng quản trị công ty cổ phần có số phiếu biểu quyết tương ứng số cổ
phần mà mình sở hữu.
Trả lời: Nhận định trên là sai
Cơ sở pháp lí: Khoản 3 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020
Theo quy định của Luật Doanh Nghiệp, thì thành viên hội đồng Quản trị có thể
không phải là cổ đông của công ty, nên phiếu biểu quyết của mỗi người không phụ thuộc
vào số cổ phần mà họ sở hữu. Theo quy định tại khoản 3 Điều 153 Luật Doanh nghiệp
2020 “ Hội đồng quản trị thông qua nghị quyết, quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp,
lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do điều lệ công ty quy định. Mỗi thành viên
hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết”.
Như vậy, theo quy định của Luật Doanh Nghiệp 2020 thành viên hội đồng quản
trị công ty cổ phần có một phiếu biểu quyết chứ không phải có số biểu quyết tương ứng
với số cổ phần mà mình sở hữu như câu nhận định trên.
3. Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp được áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp
theo luật doạnh nghiệp 2020.
Trả lời: Nhận định trên là sai
Theo quy định của Luật Doanh Nghiêp 2020 thì quy định có 5 hình thức tổ
chức lại doanh nghiệp gồm có: Chia Công ty ( Điều 198); Tách Công Ty ( Điều 199);
Hợp Nhất Công Ty ( Điều 200); Sáp Nhập Công Ty ( Điều 201) và Chuyển đổi loại hình
công ty .
Về nguyên tắc, Tổ chức lại doanh nghiệp có thể diễn ra ở tất cả các loại hình
doanh nghiệp.
Song, xuất phát từ nhu cầu quản lí nhà nước và yêu cầu điều chỉnh pháp luật, mỗi hình
thức tổ chức lại doanh nghiệp có thể chỉ được diễn ra ở một hoặc một số loại hình doanh
nghiệp nhất định.
Ví dụ: Đối với loại hình Doanh nghiệp tư nhân, vấn đề chia, tách, sáp nhập, hợp
nhất Doanh nghiệp tư nhân không được đặt ra, do tinh chất một chủ sở hữu và mỗi cá
nhân chỉ được phép thành lập một Doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, Tổ chức lại dưới
dạng chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành
viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh thì hoàn toàn được ( Điều 205 luật Doanh nghiệp
2020 )
Đối với chia công ty : áp dụng cho công ty trách nhiệm hữu hạn , công
ty cổ phần. ( Điều 198 luật Doanh nghiệp 2020)
Đối với tách công ty: áp dụng cho công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty
cổ phần.( Điều 199 luật Doanh nghiệp 2020)
Đối với hợp nhất công ty: áp dụng cho công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần, công ty hợp danh.( Điều 200 luật Doanh nghiệp 2020)
Đối với sáp nhập công ty: áp dụng cho công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần, công ty hợp danh. ( Điều 201 luật Doanh nghiệp 2020)

4. Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã phát hành và cổ
phần được quyền phát hành.
Trả lời: Nhận định trên là Sai
Cơ sở pháp lí: Khoản 1 Điều 112 Luật Doanh Nghiệp 2020
“ Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán.
Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng kí thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ
phần các loại đã được đăng kí mua và ghi trong điều lệ công ty”.
Như vậy, theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì vốn điều lệ công ty cổ phần
là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại, tức là tổng số cổ phần được quyền chào
bán đã được các cổ đông thanh toán đủ cho công ty. Tại thời điểm đang kí thành lập
doanh nghiệp, vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã được
đăng kí mua và được ghi vào điều lệ công ty.
Trong khi đó câu nhận định lại cho rằng vốn điều lệ của công ty cổ phần là
tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã phát hành và cổ phần được quyền phát hành là sai bởi vì
nếu như cổ phần được quyền chào bán ( phát hành) nhưng không ai mua hoặc là đăng kí
mua nhưng không thanh toán đủ cho công ty . Thì ở đây không xác định là vốn điều lệ
của công ty cổ phần.

You might also like