Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

C.

XÃ HỘI NHẬT BẢN NHỮNG NĂM 1973-1991


Về đời sống:
 Những bước phát triển kinh tế mạnh đã không chỉ làm thay đổi bộ mặt của đất
nước mà còn không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân. Đại bộ phận các tầng
lớp lao động, công chức Nhật Bản bấy giờ có một mức thu nhập cao và ổn định.
Bộ phận này dần dần tạo nên ý thức trung lưu mạnh mẽ xuyên suốt. Ý thức trung
lưu mạnh mẽ cũng mang sự hiện diện của chủ nghĩa tiêu dùng (Consumerism)
(Điều này cũng được thể hiện trong những truyện ngắn của Fujio F Fujio viết vào
giai đoạn này – Gia đình nhà Namihira – Tảng đá tình cha,...).

(Nguồn: Nguyễn Nam Trân, Lịch sử Nhật Bản, quyển hạ)

Một ngày của gia đình Namihira


Tảng đá tình cha

 Tuy nhiên, từ những năm thuộc thập niên 70 trở đi thì trong xã hội Nhật Bản đã
tồn tại nên vấn đề về mức dộ chênh lệch giàu và nghèo. Và đặc biệt là từ sau 1989
thì nó đã trở nên đáng báo động hơn: Bên cạnh những người có thu nhập cao, có
mức sống dư thừa và những người có cuộc sống tương đối khá giá vẫn còn không
ít tầng lớp xã hội hàng ngày phải đương đầu với cảnh sống cơ cực thiếu thực phẩm
và hay vật dụng sinh hoạt. Những từ khóa tiếng Nhật liên quan tới vấn đề này
trong khoảng thời gian này là Karyuu Shakai (Tầng lớp phía dưới, the lower
classes) và Kakusa Shakai (cách sai xã hội, society of disparities). J. Kingston đưa
ra con số thống kê năm 2007: tỷ lệ người nghèo (thu thập dưới 2 triệu Yen mỗi
năm) ở Nhật là 15,7 triệu người hay 29% dân số. (Jeff Kingston, 2011). Không
thiếu người sống trong những con phố nghèo hay lang thang nay đây mai đó, sống
vờ vật ở những địa điểm công cộng như công viên, nhà ga.

Về tình trạng dân cư – dân số:


 Trước hết là tình trạng mất cân đối nghiêm trọng vê địa bàn phát triển kinh tế, đất
chật người đông: Sự hình thành 3 trung tâm công nghiệp lớn là Tokyo, Osaka và
Nagoya với dân số trên 60 triệu người sống trên một diện tích chiếm 1,25% diện

tích cả nước đã gây nên nhiêu vấn đề lớn về xã hội và môi trường như chênh lệch
trình độ giữa các vùng, ô nhiễm môi trường, an ninh xã hội,...

Bản đồ phân bố dân cư Nhật Bản 1975 (Nguồn: 日本統計地図)


Bản đồ phân bố dân cư Nhật Bản 1990 (Nguồn: 日本統計地図)

 Vấn đề như già hoá dân số cũng đặt ra cho toàn xã hội những sự thách thức: Số
người già ngày càng tăng, từ đầu 1988 trong số 123 triệu dân đến 40,7 triệu lao
người động từ 45 tuổi trở lên. Trong kinh tế nông nghiêp có 19,2 triệu lao động
nhưng phần lớn là trên 65 tuổi. Việc người có tuổi chiếm một số lượng lớn trong
thị trường lao động đã báo động cho một tương lai đầy khó khăn khi số nhũng
người trong độ tuổi lao động phải gánh trên vai phúc lợi cho người ngoài độ tuổi
lao động giảm. Không chỉ vậy, gánh nặng về kinh tế đi kèm với những áp lực từ
xã hội còn ảnh hưởng tới suy nghĩ về sau này của một bộ phận người trẻ khi không
dám lập gia đình cho đến lúc mà bản thân dám đảm bảo được một tài chính ổn
định để lo cho gia đình. Điều này dẫn đến việc tỉ lệ kết hôn giảm xuống để rồi kéo
theo sự giảm sút về tỉ lệ sinh. Điều này sẽ là một vấn đề mà chính phủ Nhật phải
đau đầu cho đến hiện tại.

(Tình hình dân số Nhật Bản từ năm 1920-2015 cũng như những dự đoán trong
tương lai)
(Tỉ lệ kết hôn ở Nhật Bản giai đoạn 1960-2022)
(Tí lệ sinh – tử của Nhật Bản từ cuối thế kỉ 19 tới năm 2012)

 Ngoài ra, từ những năm 70, cơ cấu gia đình Nhật Bản cũng đã có sự chuyển biến
khi số lượng những hộ gia đình từ ba thế hệ dần ít đi và kiểu gia đình hạt nhân mở
rộng theo thời gian, cụ thể từ năm 1970 đến năm 1983, tỷ lệ hộ gia đình ba thế hệ
giảm từ 19% xuống 15% tổng số hộ, trong khi hộ gia đình 2 thế hệ gồm một cặp
vợ chồng và con cái chưa lập gia đình thì tăng nhẹ, từ 41% lên 42% tổng số hộ gia
đình Nhật Bản (Fumie Kumagai, Forty Years of Family Change in Japan: A Society
Experiencing Population Aging and Declining Fertility, 2010). Bên cạnh đó, sự gia
tăng số hộ gia đình chỉ có vợ chồng và hộ gia đình người già độc thân là thay đổi
rõ rệt nhất. Điều này phản ánh sự thay đổi về hoàn cảnh kinh tế và chuẩn mực xã
hội Nhật Bản lúc bấy giờ.

Về những vấn đề khác:


 Bình đẳng giới: Những phong trào về Nữ quyền diễn ra từ những năm 70 cho đến
1991 có nhiều hoạt động sôi nổi nhằm thay đổi cách suy nghĩ của toàn xã hội Nhật
Bản về người phụ nữ lúc bấy giờ, đưa người phụ nữ thoát ra khỏi khuôn mẫu được
tạo thành bấy lâu nay. Không chỉ thế, những phong trào này còn đòi quyền lợi cho
phái nữ trong công việc như bình đẳng trong mức lương hay cơ hội thăng tiến như
nam giới hay trong gia đình như bình đẳng trong việc nội trợ trong gia đinh.
Những hoạt động này, về mặt tinh thần, đã giúp một bộ phận phụ nữ Nhật Bản có
thêm dũng khí để đi theo con đường mà họ mong muốn. Số lượng phụ nữ học đại
học và làm việc tăng dần theo hằng năm và cũng có những cá nhân đã dám mạnh
dạn lập doanh nghiệp của riêng mình như Kaori Sasaki. Bên cạnh đó, còn có sự ra
đời của các nhóm như Hiệp hội Phụ nữ Lao động Thống nhất (UAJW) và Mạng
lưới Phụ nữ Nhật Bản (JWN) nhằm bảo vệ quyền lợi cho phái nữ ở môi trường
làm việc.
Từ khóa tiêu biểu cho những hoạt động về nữ quyền thời gian này có thể kể tới
nhóm Uuman Ribu (đầu thập niên 70) (Mark McLelland, 2014) hay chuyển biến
“Madonna Boom” về việc số lượng nữ ứng cử tham gia vào bộ máy chính trị tăng
đáng kể (Theo Brilliantio.com).
 Hiện tượng xã hội: Karoushi hay chết do làm việc quá sức là một hiện tượng xã
hội tồn tại trong giai đoạn này. Nó còn được gọi là “chứng nghiện công việc” khi
tinh thần cống hiến cho tập thể cùng sự tận tâm với công việc đi kèm với một môi
trường làm việc không lành mạnh đã vô tình khiến một số cá nhân mắc phải
“chứng bệnh” tâm lí này. Ngoài việc bòn rút thể chất và tinh thần người mắc phải
rồi đẩy họ tới cái chết thì nó còn tạo nên một phản ứng dây chuyền tác động xấu
lên xã hội. Cụ thể, nếu một cá nhân mang chứng “nghiện công việc” làm việc ở
một cơ quan thì những đồng nghiệp của người này cũng cảm thấy áy náy không
yên, vô hình trung đã tạo nên áp lực lên những người này và khiến họ phải tăng
cường cường độ làm việc để không bị tụt hậu. Môi trường làm việc từ đó càng trở
nên “độc hại” hơn. Từ đây đã có sự xuất hiện của các phong trào chính trị mới
ủng hộ quyền lợi của người lao động và tập trung vào các vấn đề chất lượng
cuộc sống nhằm có thể thay đổi thực trạng này. Nhưng nó cũng đã thách thức
các quan niệm truyền thống về việc đặt tập thể lên hàng đầu, tạo nên tiền đề
cho việc đánh giá lại những gì quan trọng trong cuộc sống – cuộc đấu tranh
giữa truyền thống (tập thể) và tiến bộ (cá nhân) vẫn còn kéo dài mãi cho đến
ngày nay.
Bên cạnh đó, những ảnh hưởng từ văn hóa – xã hội, áp lực từ giáo dục hay việc
làm,… tạo nên áp lực cho giới trẻ cộng với văn hóa Á Đông khi người trong gia
đình có sự quan tâm lẫn nhau hơn đã tạo cơ hội cho những con người có vấn đề
tâm lí của riêng mình không chịu giải quyết mà tìm cách trốn tránh nó cùng với
thực tại. Từ đây họ đã thu mình vào một căn phòng để có thể trốn tránh hiện thực
khắc nghiệt hay trách nhiệm của chính mình, hình thành nên Hikikomori (những
cá nhân rút lui khỏi xã hội vì quá căng thẳng). Những con người này tuy có đủ
điều kiện về sức khỏe để lao động nhưng việc trốn tránh của họ đã không những
khiến Nhật Bản mất đi một nguồn lao động đáng có mà còn tạo gánh nặng cho
những gia đình có người thân mắc phải hoàn cảnh này.
 Tôn giáo cũng có 1 bộ phạn nhỏ muốn thâm nhập vào giới chính trị, ở đây là Đảng
Công Minh – Koumeitou với sự liên quan với tổ chức tôn giáo mới Soka Gakkai,
tuy vậy nhưng cũng có lắm điều không hay liên quan tới Đảng này trong thời gian
bấy giờ trong việc vận động bầu cử.
Bên cạnh đó thì cũng có những tôn giáo mới được thành lập trong thời gian này.
Tiêu biểu có thể nói đến như giáo phái Aum Shinrikyo (Chân lý tối thượng). Tuy
thời gian này tôn giáo này chỉ mới hình thành và phát triển trong quy mô nhỏ
nhưng sau này thì tôn giáo này đã gây rúng động Nhật Bản với vụ khủng bố khí ga
độc ở ga tàu điện ngầm.

Nhận xét

Nhật Bản giai đoạn này tuy đại bộ phận có cuộc sống ổn định nhưng xã hội Nhật Bản vẫn
luôn có không ít những vấn đề xã hội tồn tại bên cạnh đó mà cho đến thời gian sau này
những thứ đó vẫn còn kéo dài mãi cho đến thời điểm hiện tại. Điều này đòi hỏi toàn xã
hội Nhật Bản phải nghiêm túc đối điện với những vấn đề đó để có thể khắc phục phần
nào, giảm nhẹ ở mức tối đa những hệ quả mà những vấn đề xã hội này có thể đem lại cho
xã hội Nhật Bản trong tương lai.

(Thêm giúp t 2 link này về tài liệu cho nó đủ được không?)


(giấy)
Fumie Kumagai, Forty Years of Family Change in Japan: A Society Experiencing
Population Aging and Declining Fertility, 2010.
https://www.jstor.org/journal/jcompfamistud
(Bản đồ)
Biểu đồ phân bố dân cư Nhật Bản
https://www.stat.go.jp/english/data/chiri/map/c_koku/index.html

You might also like