Nara

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Về chính trị năm 603, Thái tử Shotoku ban bố Quan vị Mười hai bậc (Kan-I Junikai)

thống nhất bộ máy trung ương tập quyền: quy định quan chức khác nhau, quan phục màu
sắc khác nhau để phân biệt địa vị, và quy định người có tài năng thì lên làm quan, quan
lại phải trung thành với Thiên hoàng theo hình mẫu Trung Quốc, thay thế cho “cha truyền
con nối”. 12 bậc quan vị được quy định theo Ngũ thường của Nho giáo “Nhân - Nghĩa -
Lễ - Trí - Tín” và quan niệm ngũ hành Mộc - Hỏa - Thổ - Kim - Thủy, nhưng có thay đổi
trật tự là đặt lên hàng đầu một quan vị nữa là Đức. Thái tử đặc biệt chú trọng vào chữ
“Đức” điều này thể hiện rõ trong các chính sách và hiến pháp của triều đình: mang tính
đức trị hơn pháp trị. Thứ tự các cấp gắn liền với quy định về trang phục và màu mũ: “Đại
đức” - màu tím đậm là cấp bậc cao nhất.

Tiếp đó, năm 604, Thái tử tiếp tục ban hành Hiến pháp Mười bảy điều (Jushichijo
Kempo) đầu tiên của Nhật Bản, ban hành những quy định và giáo huấn về đạo đức dành
cho quan lại triều đình. Được xây dựng trên cơ sở quan niệm kết hợp Thần đạo, Nho
giáo, Phật giáo và tư tưởng tuyệt đối hóa quyền lực của Thiên hoàng. Theo đó, quốc gia
phải được cấu thành từ 3 yếu tố: quân (Thiên hoàng), thần (quan lại) và dân (dân chúng).

Tiếp đó, năm 614 Shotoku lại cử người đi du học văn minh Trung Quốc (Khiển tùy sứ) là
Inugami no Mitasuki sang sứ Tùy. Cùng đi với các sứ giả là các lưu học sinh và sư tăng.
Họ ở lại Tùy nhiều năm, nghiên cứu chế độ chính trị, văn hóa, Phật giáo... và khi về nước
đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển của Nhật Bản.

Về văn hóa, khi đạo Phật du nhập, Thái tử đã chọn lọc những cái hay để tiếp thu. Ông
còn là người đầu tiên duy nhất trên thế giới có “tư tưởng gộp đạo”, dù theo tín ngưỡng
nào cũng được đối xử như nhau.
Ông đã cho người đến Trung Hoa tìm các kinh điển Phật giáo, rồi cho xây 7 ngôi chùa,
chế tạo Phật cụ nhằm truyền bá Phật giáo cho dân chúng, giúp Phật giáo hưng thịnh.
Trong đó chùa Horyuji là nổi tiếng nhất với công trình kiến trúc Phật giáo bằng gỗ cổ
nhất thế giới.

Năm 645, Thiên hoàng Kotoku (Hiếu Đức) tiến hành cải cách Taika (Đại Hoá Cải Tân).
Taika là cuộc cải cách lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản cho đến thời kỳ đó. Những ảnh
hưởng từ Trung Quốc như sau:

• Về chế độ ruộng đất và tô thuế

Ở Trung Quốc, nhà nước thực hiện chế độ “Quân điền” tức Nhà nước sẽ thu hồi những
vùng đất đai rộng lớn bỏ hoang trở thành ruộng công và chia ruộng đất cho nông dân.

Ở Nhật Bản, nhà nước thực hiện chế độ “ban điền”: ruộng đất đều thuộc quyền sở hữu
của nhà nước do Thiên hoàng đứng đầu. Trên cơ sở đó, nhà nước chia ruộng đất, chủ yếu
là ruộng lúa nước người dân. Chế độ này giúp triều đình đảm bảo nguồn tô thuế cho quốc
gia.
Về cơ bản, tô thuế của Nhật Bản và Trung Quốc tương đồng với nhau. Cơ cấu nộp thuế là
lao dịch và hiện vật. Ở Trung Quốc và Nhật Bản đều có thể nộp thuế thay cho nghĩa vụ
lao dịch.

Từ cuối thế kỷ VI đến đầu thế kỷ VII, triều đình Yamato đã cơ bản hoàn thành việc thống
nhất các tiểu quốc và bắt tay xây dựng một nhà nước trung ương tập quyền theo mô
hình của nhà Đường (Trung Quốc). Giới sử học Nhật Bản gọi thời kỳ từ cải cách Taika
đến trước loạn Jinshin (645-672) là thời kỳ hình thành quốc gia luật lệnh (một kiểu nhà
nước trung ương tập quyền cai trị bằng pháp luật, giống nhà nước pháp trị ở Trung Quốc
và gần với nhà nước pháp quyền thời cận đại).

Dưới thời đại Nara (710-794) Đây là thời kì người Nhật mở cửa đón nhận một cách chủ
động và có sáng tạo ảnh hưởng của Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực: từ chế độ chính
trị và xã hội theo quan niệm Khổng giáo, đến chữ viết, Phật giáo, văn học, mỹ thuật...

Năm 701, Thiên hoàng Mommu ban hành luật Taiho - đã tham khảo rất nhiều từ bộ Đường
luật. Mặc dù vậy, bộ máy nhà nước ở Nhật Bản được tổ chức rất khác với bộ máy nhà
nước của nhà Đường:

Thứ nhất là về chính trị

• Thiết chế nhà nước

Nhật Bản đã xây dựng bộ máy nhà nước theo mô hình của triều đại Tùy - Đường (Trung
Quốc) nhưng vẫn có những điểm khác biệt. Không giống chế độ Tam tỉnh, Lục bộ, Ngự
sử đài của nhà Đường, Nhật Bản tổ chức bộ máy trung ương (triều đình) theo cơ chế Nhị
quan, Bát bộ, Nhất đài, Ngũ phủ.

Nhật Bản thì có thêm hai bộ mới là Trị bộ tỉnh quản lý nghi lễ ngoại giao và Phật giáo;
Đại tàng tỉnh quản lý kho tàng, tiền tệ. Trung Quốc thời Tùy - Đường không có hai cơ
quan hành chính này.

Đơn vị hành chính của Nhật Bản và Trung Quốc khá tương đồng nhau. Tuy nhiên, ở
Trung Quốc có 15 đạo, 3 cấp hành chính là “Đạo, Châu (Phủ), Huyện”. Còn Nhật Bản
có 7 đạo và 4 cấp hành chính là “Đạo, Quốc, Quận, Lý”. “Đạo” ở Trung Quốc có ít chức
năng hành chính, còn Đạo -Do của Nhật Bản lại đóng vai trò rất quan trọng vì thế nên cả
nước có tận 7 Đạo và nhiều Tỉnh trong các Đạo đó.

Về chính quyền địa phương thì, Nhật Bản sáng tạo ra cách tổ chức độc đáo hơn. Trước
hết, có vùng kinh thành gọi là Kỳ nội (Kinai) bao gồm 5 tiểu quốc (kuni). Như vậy, Nhật
Bản đã tiếp thu có chọn lọc những thành tựu về tổ chức nhà nước của Trung Quốc thời
Đường.

Thứ hai là về văn hóa, năm 710, nữ Thiên hoàng Gemmei cho dời kinh đô từ Fujiwara-
kyo về Heijo-kyo, cũng ở Nara. Kinh đô Heijo mô phỏng theo kinh đô Trường An của
nhà Đường. Cả 2 thành đều có vị trí chiến lược trong giao thông. Tuy nhiên có điểm khác
biệt là, kinh đô Trường An có hệ thống tường cao, hào sâu bao bọc, bảo vệ nghiêm ngặt
kinh thành; còn Heijo-kyo cũng có tường, hào nhưng không cao, không sâu, kinh thành
mở với bên ngoài. Điều này phản ánh ở Nhật Bản, xung đột xã hội không gay gắt và
nghiêm trọng như ở Trung Quốc.

Sau khi dời đô, với mong muốn tiếp thu nhiều hơn nữa văn minh rực rỡ của nhà Đường,
Nhật Bản thực thi chính sách Khiển Đường sứ (Kentoshi) được thực hiện 16 lần.

Các sử gia Nhật Bản gọi nền văn hoá kéo dài khoảng 70 năm từ sau Cải cách Taika (645)
đến khi định đô ở Nara (710) là văn hoá Hakuho (Bạch Phượng). Đây là thời kì văn
hoá Nhật Bản chịu ảnh hưởng trực tiếp của văn hoá Trung Quốc thời sơ Đường thông qua
các đoàn sứ giả liên tục được cử sang Đường. Thời kì này Phật giáo rất phát triển, người
ta gọi Phật giáo là “tư tưởng trấn hộ quốc” hay “hộ quốc Phật giáo”. Đặc biệt toà tháp 3
tầng của chùa Yakushi là tiêu biểu cho văn hóa Hakuho. Mỹ thuật Phật giáo cũng rất
thịnh đạt.

Trong những năm 729-749 một nền văn hoá quí tộc mang nặng màu sắc Phật giáo được
hình thành và phát triển mạnh nên được gọi là văn hoá Tempyo. Khuynh hướng kết hợp
tư tưởng Phật giáo với tín ngưỡng Thần đạo được triều đình chính thức công nhận qua
chính sách Shinbutsu shugo (Thần Phật tập hợp).

Chế độ giáo dục thời kì này cũng được chú trọng, các trường học đào tạo các quan lại
theo tư tưởng Nho giáo. Học sinh thì học Tứ kinh, Ngũ thư, thư pháp, toán học và thơ
văn chữ Hán; Thiên hoàng, quí tộc đua nhau làm thơ bằng chữ Hán.

Về văn học: Văn thơ chữ Hán được các nhà quí tộc thời Nara sáng tác rộng rãi và đóng
vai trò không nhỏ trong việc tu dưỡng tri thức của lớp người này, tiếp nhận rất nhiều ảnh
hưởng của thi ca Trung Quốc. Tiêu biểu là Thơ Đường, thơ Waka,... Hai bộ quốc sử đầu
tiên về Nhật Bản: Cổ sự ký (Kojiki; 712) và Nhật Bản thư kỷ (Nihon Shoki; 720).

You might also like