Lưu giữ tổn thất

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

2.1.

Lưu giữ tổn thất (Chấp nhận rủi ro - Risk retention)


Môi trường kinh doanh luôn tiềm ẩn quá nhiều rủi ro, doanh nghiệp không thể ngăn
chặn hoặc né tránh rủi ro một cách hoàn toàn. Để không bỏ lỡ những cơ hội sinh lời, doanh
nghiệp phải chấp nhận rủi ro.
- Khái niệm: lưu giữ tổn thất là việc doanh nghiệp tự mình gánh chịu một phần hoặc tất
cả các tổn thất xảy ra bằng cách tự bù đắp, thanh toán cho các tổn thất đó bằng nguồn lực
tài chính của mình.
- Phân loại: Việc lưu giữ tổn thất có thể xảy ra dưới hai hình thức:
+ Lưu giữ chủ động
Lưu giữ tổn thất chủ động được tiến hành khi doanh nghiệp nhận biết được các tổn
thất có thể xảy ra và lên kế hoạch tài chính để sẵn sàng tài trợ cho một phần hay tất cả các
tổn thất đó. Đây là một trường hợp đặc biệt của lưu giữ tổn thất và thường được gọi là hoạt
động tự tài trợ hoặc hoạt động tự bảo hiểm.
+ Lưu giữ thụ động
Ngược lại, trong trường hợp doanh nghiệp không thể nhận dạng được rủi ro và do
đó không thể có kế hoạch để đối phó với các tổn thất phát sinh được gọi là lưu giữ tổn thất
thụ động.
- Việc lưu giữ tổn thất thường được áp dụng trong các trường hợp chủ yếu sau:
+ Thứ nhất là doanh nghiệp đã nhận dạng được rủi ro nhưng vì những điều kiện
giới hạn nhất định, doanh nghiệp không thể sử dụng các biện pháp khác để thay thế.
Ví dụ: do thời gian quá gấp gáp không thể mua bảo hiểm, hoặc đã kịp mua bảo hiểm
nhưng chưa đến thời điểm hiệu lực.
+ Thứ hai là thông qua các kỹ thuật đo lường rủi ro, doanh nghiệp xác định được
mức độ tác động tối đa cửa rủi ro và tổn thất xấu nhất của rủi ro cũng không nghiêm
trọng lắm. Những rủi ro dạng này thường được xếp vào nhóm III và IV trong ma trận rủi ro.
+ Cuối cùng là doanh nghiệp sẽ phải lưu giữ tổn thất khi các rủi ro có thể được tiên
đoán hay dự báo một cách khá chắc chắn.
Ví dụ: Khi quyết định định vị doanh nghiệp ở những vùng có bão thì chắc chắn doanh
nghiệp phải chịu rủi ro thiên tai.
- Để tài trợ cho các tổn thất phát sinh doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn tài chính tự có
hoặc các nguồn vốn vay mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm hoàn trả.
Theo thứ tự phổ biến các nguồn tài trợ cho các tổn thất bao gồm:
+ Nguồn quỹ dự phòng: Đây là nguồn tài trợ chủ yếu cho các rủi ro trong doanh nghiệp.
Hầu như khi tham gia vào bất kì lĩnh vực kinh doanh nào trong quá trình hạch toán kết
quả, doanh nghiệp đều phải trích dự phòng. Lĩnh vực kinh doanh càng rủi ro thì quy mô
các khoản dự phòng càng lớn. Tuy nhiên, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có đủ
các khoản dự phòng để bù đắp cho các tổn thất mà chủ yếu các nguồn quỹ dự phòng chỉ
để tài trợ cho các trường hợp lưu giữ tổn thất thụ động.
+ Tiền mặt và các loại chứng khoán có khả năng thanh khoản cao: Đây là nguồn tài
trợ cho các tổn thất bất thường, khó lường trước với quy mô thiệt hại không quá lớn.
+ Nguồn vốn vay ngân hàng: Thường được sử dụng để tài trợ cho những tổn thất tức
thời, giúp doanh nghiệp khắc phục tổn thất nhanh chóng để tránh rơi vào khùng hoàng.
Việc tài trợ rủi ro thường được cung cấp bởi các ngân hàng thương mại đã có quan hệ tín
dụng với các doanh nghiệp từ trước vì nếu không tài trợ để doanh nghiệp khôi phục sau
rủi ro thì ngân hàng cũng đối mặt với khả năng không thu hồi được các khoản tín dụng
trước đó.
+ Nguồn vốn vay bằng phát hành trái phiếu: Đây là nguồn tài trợ có quy mô tương đối
lớn nhưng chi phí lại rất cao vì trong điều kiện rủi ro các nhà đầu tư sẽ kỳ vọng một mức
tỷ suất lợi nhuận lớn.

You might also like