Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1.

Nguyên lý hoạt động


Laser là tên viết tắt của các chữ cái đầu của cụm từ: Light Amplification by
Stimulated of Radiation (sự khuyếch đại ánh sáng bằng phát xạ cưỡng).
Nguyên lý hoạt động của laser dựa trên sự kích thích phát xạ trong một môi
trường kích thích đặc biệt, giúp tạo ra ánh sáng đặc biệt có các đặc tính mà
không thể tìm thấy trong ánh sáng tự nhiên. Môi trường như thế gọi là môi
trường nghịch đảo độ cư trú. Và đây cũng là điều kiện then chốt để phát ra tia
laser.
Khi đã đạt được trạng thái “đảo độ cư trú”, chỉ cần một photon đi vào hệ có
tần số dịch chuyển giữa hai trạng thái đảo lộn độ cư trú thì lập tức sẽ diễn ra
quá trình phát xạ cưỡng bức. Một photon sơ cấp ban đầu sẽ “cưỡng bức” tạo
hai photon thứ cấp, hai photon thứ cấp tạo thành bốn photon,..... kết quả thì ta
sẽ có thác photon và mỗi photon có tính chất giống hệt nhau.

Hình 1.1. Quá trình phát xạ cưỡng bức tạo chùm tia laser trong môi trường nghịch đảo độ cư trú

Bản chất quá trình bị hấp thu là các hạt ánh sáng (photon) đã truyên năng
lượng kích hoạt các phân tử vật chât "nhảy" từ trạng thái ổn định A lên một
trạng thái B với mức năng lượng cao hơn. Vì B là một trạng thái không ổn
định, nên sau một thời gian nhất định, các phân tử đang ở mức B lại "nhảy" về
mức A và trong lúc "nhảy về" đó nó cũng phát ra một photon mang năng lượng
bằng năng lượng nó đã hấp thu, theo kiểu "vay gì trả nấy". Đó là hiện tượng
bức xạ. Tuy nhiên các hạt photon bức xạ này không nhiều, vì nó tỉ lệ với số
phân tử có ở mức B, mà số phân tử ở trang thái B bao giờ cũng ít hơn số phân
tử ở trạng thái ổn định A. Các photon bức xạ này phát ra theo mọi hướng một
cách tự do nên còn gọi nó là bức xạ tự do.
Hình 1.2. sơ đồ các mức năng lượng

2. Cấu tạo:
- Nguồn bơm (nguồn năng lượng) : cung cấp năng lượng để tạo laser, quyết
định cách mà năng lượng truyền vào mtruong.
- Môi trường kích thích (môi trường laser): tạo kích thích đồng đều giữa các
electron để phát xạ kích thích hạt proton, dẫn đến khuếch đại ánh sáng.
- Gương (hệ thống dùng khuếch đại ánh sáng)

Hình 2.1. Cấu tạo đơn giản của một máy phát laser
Hình 2.2. Cấu tạo của một laser diode

Tài liệu tham khảo:

https://luanvan.co/luan-van/laser-nguyen-ly-va-ung-dung-3399/

https://slidetodoc.com/chng-1-gii-thiu-v-laser-mc-tiu/

sách vật lý kĩ thuật

You might also like