Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 17

CHƯƠNG 6

HOÀN THÀNH KIỂM TOÁN

Chuẩn Thực Hoàn


bị kiểm hiện thành
toán

•Tiền kế hoạch Thu thập bằng Phát hành báo


•Lập kế hoạch chứng kiểm toán cáo kiểm toán

 VSA 210 - “Hợp đồng kiểm toán”.


 VSA 520 - “Thủ tục phân tích”.
 VSA 560 - “Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán”.
 VSA 570 - “Hoạt động liên tục”.
 VSA 580 - “Giải trình bằng văn bản”.
 VSA 700 - “Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo KT”
 VSA 705 - “Ý kiến KTV không phải là chấp nhận toàn phần”
 VSA 706 - “Vấn đề cần nhấn mạnh, vấn đề khác trong báo cáo KT”
 VAS 01 - “Chuẩn mực chung”.
 VAS 18 - “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”.
 VAS 23 - “Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm”.
3
Giúp sinh viên hiểu được:
 Các bước chuẩn bị hoàn thành kiểm toán
 Nội dung báo cáo kiểm toán và các ý kiến của kiểm
toán viên

CHUẨN BỊ HOÀN THÀNH


I
KIỂM TOÁN

BÁO CÁO KIỂM TOÁN


II
VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1. Xem xét về các bên liên quan.


2. Xem xét sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán lập
Báo cáo tài chính.
3. Xem xét về giả định hoạt động liên tục.
4. Đánh giá kết quả.

6
1. Xem xét về các bên liên quan.
Các bên liên quan bao gồm:
• Một bên có khả năng kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đối với
DN được kiểm toán trong việc ra các chính sách tài chính và hoạt
động
• Một đơn vị khác mà DN được kiểm toán có quyền kiểm soát hoặc
ảnh hưởng đáng kể
• Một đơn vị cùng chịu sự kiểm soát chung với DN được kiểm toán.

1. Xem xét về các bên liên quan.

KTV có trách nhiệm thực hiện các thủ tục kiểm toán
để xác định, đánh giá và đưa rủi ro có sai sót trọng
yếu phát sinh từ việc đơn vị kiểm toán không hạch
toán hoặc thuyết minh về giao dịch, số dư, mối quan
hệ với các bên liên quan.

1. Xem xét về các bên liên quan.

Thủ tục kiểm toán áp dụng:


• Trao đổi với nhà quản lý đơn vị về mối quan hệ và giao dịch với
các bên liên quan phát sinh.
• Thảo luận với nhóm kiểm toán.
• Duy trì sự cảnh giác đối với thông tin về các bên liên quan khi
xem xét sổ kế toán, xác nhận của ngân hàng và các tài liệu pháp
lý, biên bản họp của HĐQT, ĐH cổ đông.
• Yêu cầu thư giải trình xác nhận đã công bố đầy đủ
• các sự kiện trọng yếu về các bên liên quan
9
SỰ KIỆN XẢY RA
SAU NGÀY
KHOÁ SỔ LẬP
BÁO CÁO TÀI
CHÍNH

10

2. Xem xét các sự kiện sau ngày khóa sổ kế toán.


Loại sự kiện Yêu cầu Ví dụ
Các sự kiện cung cấp Điều chỉnh báo Khách hàng bị phá
bằng chứng về tình cáo tài chính sản; Phát hiện gian
trạng đã tồn tại vào lận và sai sót; hàng
ngày khóa sổ, ảnh tồn kho được bán.
hưởng đến các ước
tính trên BCTC.
Nhà xưởng bị hủy
Các sự kiện cung cấp do hỏa hoạn; mua
Thường yêu
bằng chứng về tình sắp hay thanh lý
cầu khai báo
trạng phát sinh sau TSCĐ có giá trị lớn.
ngày khóa sổ.

11

2. Xem xét các sự kiện sau ngày khóa sổ kế toán.

Thủ tục kiểm toán áp dụng:


• Trao đổi với nhà quản lý,
• Xem xét các chứng từ (biên bản họp HÐQT, các hợp
đồng vay nợ, chứng từ pháp lý xác nhận, bảo lãnh,…)
• Trao đổi với các luật sư, tư vấn pháp lý
• Ðọc và so sánh các BCTC định kỳ tìm kiếm các dữ
liệu bất thuờng
• Thư giải trình xác nhận đã công bố đầy đủ các sự kiện
trọng yếu
12
Giả định
hoạt động
liên tục

13

3. Xem xét giả định hoạt động liên tục

 Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở giả định rằng
doanh nghiệp đang hoạt động và còn tiếp tục hoạt động,
nghĩa là không bị hoặc không cần phải giải thể hay thu
hẹp hoạt động trong một thời gian có thể thấy đuợc.

 Khi giả thiết này bị vi phạm, BCTC có thể phải lập trên
một cơ sở khác, khi đó phải khai báo về cơ sở này trên
BCTC.

14

3. Xem xét giả định hoạt động liên tục


 Các dấu hiệu, sự kiện liên quan đến giả định hoạt động
liên tục.
Dấu hiệu tài Các chỉ số tài chính xấu dưới mức bình
chính thường
Hoạt động kinh doanh lỗ trầm trọng
Không có khả năng thanh toán.
Dấu hiệu hoạt Thiếu thành viên quản lý chủ chốt
động Mất thị trường, khách hàng.
Khó khăn về nguồn cung cấp chủ yếu
Dấu hiệu khác Sự thay đổi trong chính sách nhà nước, môi
trường kinh doanh.
15
3. Xem xét giả định hoạt động liên tục

Thủ tục kiểm toán áp dụng:


• KTV xem xét các sự kiện, điều kiện có thể làm giả định này bị
vi phạm. Ví dụ:
 DN bị lỗ liên tục
 DN bị tai họa nghiêm trọng

 Thay đổi chính sách của Chính phủ ảnh huởng đến hoạt động
của DN
• Xem xét đánh giá của nhà quản lý
• Nếu có vấn đề nghi vấn, KTV cần xem xét lại kế hoạch xử lý
của BGÐ, thu thập thêm bằng chứng.
16

4. Đánh giá kết quả


• Áp dụng thủ tục phân tích
• Ðánh giá sự đầy đủ của bằng chứng
• Ðánh giá tổng hợp sai sót chưa
được điều chỉnh
• Rà soát lại hồ sơ kiểm toán
• Yêu cầu cung cấp thư giải trình
• Kiểm tra các công bố trên Bảng
thuyết minh BCTC
• Xem xét các thông tin đính kèm BCTC
17

1. Khái niệm, vai trò của báo cáo kiểm toán.


2. Các yếu tố cơ bản của báo cáo kiểm toán.
3. Các loại báo cáo kiểm toán BCTC

18
1. Khái niệm, vai trò của Báo cáo kiểm toán.

Là loại báo cáo bằng văn bản do Kiểm toán viên và


Công ty kiểm toán lập và công bố để nêu rõ ý kiến
chính thức của mình về BCTC của một đơn vị đã được
kiểm toán.
(VSA 700)

19

1. Khái niệm, vai trò của Báo cáo kiểm toán.

• Trình bày ý kiến của KTV


KTV
về thông tin được kiểm toán.

• Căn cứ để đánh giá thông tin


Người sử dụng
và đưa ra các quyết định
BCTC
kinh tế.

DN được kiểm • Nâng cao chất lượng thông


toán tin kế toán.
20

2. Các yếu tố cơ bản của Báo cáo kiểm toán.


1) Tên và địa chỉ của công ty kiểm toán
2) Số hiệu của báo cáo kiểm toán
3) Tiêu đề báo cáo kiểm toán
4) Nguời nhận báo cáo kiểm toán
5) Ðoạn mở đầu của báo cáo kiểm toán
6) Trách nhiệm của BGÐ
7) Trách nhiệm của KTV
8) Ý kiến của KTV và công ty kiểm toán về BCTC đã được kiểm toán
9) Ðịa điểm và thời gian lập báo cáo kiểm toán
10) Chữ ký và đóng dấu

21
2. Các yếu tố cơ bản của Báo cáo kiểm toán.
1. Tên và địa chỉ của công ty kiểm toán.
 Nêu rõ tên, biểu tượng, địa chỉ giao dịch, số điện thoại, số
fax…

2. Số hiệu của báo cáo kiểm toán.


 Ghi rõ số hiệu phát hành báo cáo kiểm toán của công ty
kiểm toán theo từng năm.
(Ví dụ: 32/2007/BCKT ・AC)

22

2. Các yếu tố cơ bản của Báo cáo kiểm toán.

3. Tiêu đề báo cáo kiểm toán


 Giúp phân biệt với các báo cáo khác. Thường ghi là: “Báo
cáo kiểm toán độc lập”, hay “Báo cáo kiểm toán về BCTC”,
hoặc “Báo cáo kiểm toán về BCTC năm…của Công ty…”.
4. Nguời nhận báo cáo kiểm toán
 Ghi tên người nhận phù hợp với hợp đồng kiểm toán. Có thể
là HÐQT, Giám đốc hay cổ đông.

23

2. Các yếu tố cơ bản của Báo cáo kiểm toán.

5. Đoạn mở đầu của báo cáo kiểm toán


- Ghi rõ đối tượng kiểm toán: Các BCTC, ngày lập, niên độ
của BCTC (là căn cứ mà KTV kiểm tra và đưa ra ý kiến).

24
2. Các yếu tố cơ bản của Báo cáo kiểm toán.

6.Trách nhiệm của BGÐ


 Lập và trình bày BCTC theo khuôn khổ lập và trình bày BCTC
được áp dụng.
 Thiết lập và duy trì hệ thống KSNB mà Ban Giám đốc xác định
là cần thiết để đảm bảo cho việc lập và trình bày BCTC không
có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc do nhầm lẫn.

25

2. Các yếu tố cơ bản của Báo cáo kiểm toán.


7. Trách nhiệm của KTV
• Trách nhiệm của KTV: đưa ra ý kiến về BCTC dựa trên kết quả cuộc kiểm
toán.
• Chuẩn mực kiểm toán: công việc kiểm toán đã được thực hiện theo VSA
• Bảo đảm hợp lý (BCTC không chứa các sai sót trọng yếu)
• Các công việc và thủ tục KTV đã thực hiện:
 Thu thập bằng chứng kiểm toán trên cơ sở xét đoán (bao gồm đánh giá rủi
ro và KSNB)
 Ðánh giá chính sách kế toán, uớc tính kế toán, trình bày tổng thể.
• Bằng chứng đầy đủ và thích hợp: xác định là cuộc kiểm toán đã cung cấp
những cơ sở hợp lý để làm căn cứ cho ý kiến của KTV.
26

2. Các yếu tố cơ bản của Báo cáo kiểm toán.

8. Ý kiến của KTV và công ty kiểm toán: nêu rõ ý kiến


của KTV trên phương diện:
 Trình bày trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng
yếu.
 Tuân thủ các chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành.
 Tuân thủ quy định pháp lý liên quan.

27
2. Các yếu tố cơ bản của Báo cáo kiểm toán.
9. Ðịa điểm và thời gian lập báo cáo kiểm toán
 Giúp người sử dụng BCTC biết rằng KTV đã xem xét đến các
sự kiện ảnh hưởng đến BCTC hoặc Báo cáo kiểm toán cho đến
tận ngày ký Báo cáo kiểm toán.
 Ngày ký Báo cáo kiểm toán không được ghi trước ngày Giám
đốc đơn vị ký BCTC.
10. Chữ ký và đóng dấu
 Phải được ký tên của KTV và Giám đốc của công ty kiểm toán.
Dưới đó cần ghi số hiệu giấy đăng ký hành nghề và đóng dấu
của công ty.
Mẫu BCKT

28

3. Các loại Báo cáo kiểm toán.

Ý kiến Chấp nhận toàn phần.


Ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần.
• Ý kiến kiểm toán ngoại trừ
• Ý kiến kiểm toán trái nguợc
• Từ chối cho ý kiến

29

3. Các loại Báo cáo kiểm toán.

o Ý kiến chấp nhận toàn phần


 BCTC không còn sai sót trọng yếu do gian lận hay
nhầm lẫn
 KTV thu thập bằng chứng đầy đủ và thích hợp
 Sai sót không được điều chỉnh, khi xét riêng lẻ hay
tổng hợp lại, không trọng yếu.
 BCTC được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình
bày BCTC được áp dụng.

30
3. Các loại Báo cáo kiểm toán.

Ý kiến chấp nhận toàn phần


“ Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính đã phản ảnh trung
thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của
công ty ABC tại ngày 31/12/X, cũng như kết quả kinh doanh và các
luồng lưi chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc tại ngày
31/12/X, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện
hành và các quy định pháp lý có liên quan./.”

31

3. Các loại Báo cáo kiểm toán.


Đồng
ng ý
nhưng
….
Ý kiến kiểm toán ngoại trừ:
+ Do giới hạn phạm vi kiểm toán.
+ Do bất đồng với Ban Giám đốc.

Chấp nhận từng


phần ( Ngoại trừ)

32

3. Các loại Báo cáo kiểm toán.


Chấp nhận từng phần dạng ngoại trừ do giới hạn phạm vi kiểm
toán:
 KTV không thể thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết để
có thể thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp
 Vấn đề giới hạn chưa ảnh hưởng lan tỏa đến tổng thể
BCTC Ví dụ:
-Không chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho
-Không được gửi thư xác nhận các khoản phải thu
33
3. Các loại Báo cáo kiểm toán.
Ý kiến kiểm toán ngoại trừ
Trách nhiệm của KTV: (giới hạn phạm vi kiểm toán)
…..Chúng tôi tin tưởng rằng các bằng chứng mà chúng tôi đã thu thập được là đầy đủ và thích hợp làm cơ sở cho ý kiến kiểm
toán ngoại trừ của chúng tôi.
Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ:
Chúng tôi không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về giá trị ghi sổ khoản đầu tư của ABC vào
công ty DEF ngày 31/12/20X1. cũng như phần sở hữu của ABC trong khoản thu nhập dòng của công ty DEF trong năm đó vì
chúng tôi không được tiếp cận với thông tin tài chính và BCTC, Ban Giám đốc và KTV của công ty DEF. Do đó chúng tôi
không thể xác định liệu có cần thiết phải hiệu chỉnh các số liệu hay không.
Ý kiến kiểm toán ngoại trừ
Theo ý kiến của chúng tôi, ngoại trừ ảnh hưởng của vấn đề nêu tại đoạn: “ Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ”, BCTC đã
phản ánh trung thực và hợp lý, trên cách khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty ABC tại ngày 31/12/20X1, cũng
như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thức cùng ngày, phù hợp với chuẩn
mực kế toán, chế độ kế toán (DN) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan tới việc lập và trình bày BCTC.

34

3. Các loại Báo cáo kiểm toán.

Chấp nhận từng phần dạng ngoại trừ do bất đồng với Ban Giám đốc:
 Do không nhất trí với Ban Giám đốc dẫn đến các sai lệch trọng yếu
trên BCTC.
 Tuy nhiên, sai lệch chưa ảnh hưởng lan tỏa đến tổng thể BCTC
Ví dụ:
-Áp dụng phương pháp khấu hao TSCĐ không tuân thủ chuẩn mực.
-Không giải thích lí do và sự ảnh hưởng của sự thay đổi phương pháp
kế toán

35

3. Các loại Báo cáo kiểm toán.


Ý kiến kiểm toán ngoại trừ
(Bất đồng với Ban Giám đốc)
Trách nhiệm của KTV: ....Chúng tôi tin tuởng rằng các bằng chứng kiểm toán mà chúng tôi đã thu thập được là
đầy đủ và thích hợp làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán ngoại trừ của chúng tôi.
Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ:
Công ty chưa trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dẫn đến khoản mục “Hàng tồn kho” trên Bảng CÐKT
đang được phản ánh theo giá gốc là XXX1 VND thay vì phải phản ánh theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
Việc ghi nhận nhu vậy là không tuân thủ chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam. Các tài liệu
tại Công ty cho thấy, nếu phản ánh theo giá trị thuần có thể thực hiện được thì khoản mục “Hàng tồn kho” trên
Bảng CÐKT sẽ giảm đi là XXX2 VND. Ðồng thời, trên BC KQKD, chỉ tiêu “Giá vốn hàng bán” sẽ tăng là XXX2
VND, chỉ tiêu “CP thuế TNDN hiện hành” và “LNST” sẽ giảm đi tương ứng là XXX3 VND.
Ý kiến kiểm toán ngoại trừ:
Theo ý kiến của chúng tôi, ngoại trừ ảnh huởng của vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ”,
BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty ABC tại
ngày 31/12/20x1, cũng như KQHÐKD và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù
hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy dịnh pháp lý có liên quan dến
việc lập và trình BCTC.

36
3. Các loại Báo cáo kiểm toán.

Từ chối
Từ chối cho ý kiến:
nhận xét
 Do giới hạn về phạm vi kiểm toán
 Ðã ảnh hưởng lan tỏa tới tổng thể
BCTC
KTV không đủ bằng chứng đưa ra ý kiến
nhận xét về BCTC

37

3. Các loại Báo cáo kiểm toán.


Trách nhiệm của Kiểm toán viên:
Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính dựa trên kết quả của cuộc kiểm
toán được thực hiện theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Tuy nhiên, do vấn đề mô tả tại
đoạn “Cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến”, chúng tôi đã không thể thu thập được đầy đủ bằng
chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán.
Cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến:
Khoản đầu tư của Công ty vào Công ty liên doanh DEF (tại nuớc X) đang được ghi nhận trên
Bảng cân đối kế toán với số tiền là XXX VND, chiếm hơn 90% giá trị tài sản thuần của Công ty
tại ngày 31/12/20x1. Chúng tôi đã không được phép tiếp cận
với Ban Giám đốc và kiểm toán viên của Công ty DEF cũng như tài liệu, hồ sơ kiểm toán của
kiểm toán viên Công ty DEF. Do đó, chúng tôi không thể xác định được liệu có cần điều chỉnh
đối với: (1) phần tài sản của Công ty trong tài sản của DEF mà Công ty có quyền đồng kiểm
soát; (2) phần nợ phải trả Công ty trong các khoản nợ phải trả của DEF mà Công ty phải cùng
chịu trách nhiệm; (3) phần sở hữu của Công ty trong thu nhập, chi phí của DEF trong năm; (4)
các khoản mục trong Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu (nếu có) và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Từ chối đưa ra ý kiến
Do tầm quan trọng của vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến”,
chúng tôi không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp dể làm cơ sở đưa ra ý
kiến kiểm toán. Do đó, chúng tôi không thể đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính
38

3. Các loại Báo cáo kiểm toán.

Không
Ý kiến kiểm toán trái ngược: đồng ý
 Do Không nhất trí với Ban Giám
đốc
 Mà vấn đề Ðã ảnh huởng lan tỏa tới
 tổng thể BCTC
 Khiến cho BCTC không còn trung
thực và hợp lý nữa.

39
3. Các loại Báo cáo kiểm toán.
Trách nhiệm của Kiểm toán viên:
Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính dựa trên kết quả của cuộc kiểm
toán được thực hiện theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Tuy nhiên, do vấn đề mô tả tại
đoạn “Cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến”, chúng tôi đã không thể thu thập được đầy đủ bằng
chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán.
Cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến:
Khoản đầu tư của Công ty vào Công ty liên doanh DEF (tại nuớc X) đang được ghi nhận trên
Bảng cân đối kế toán với số tiền là XXX VND, chiếm hơn 90% giá trị tài sản thuần của Công ty
tại ngày 31/12/20x1. Chúng tôi đã không được phép tiếp cận
với Ban Giám đốc và kiểm toán viên của Công ty DEF cũng như tài liệu, hồ sơ kiểm toán của
kiểm toán viên Công ty DEF. Do đó, chúng tôi không thể xác định được liệu có cần điều chỉnh
đối với: (1) phần tài sản của Công ty trong tài sản của DEF mà Công ty có quyền đồng kiểm
soát; (2) phần nợ phải trả Công ty trong các khoản nợ phải trả của DEF mà Công ty phải cùng
chịu trách nhiệm; (3) phần sở hữu của Công ty trong thu nhập, chi phí của DEF trong năm; (4)
các khoản mục trong Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu (nếu có) và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Từ chối đưa ra ý kiến
Do tầm quan trọng của vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến”,
chúng tôi không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp dể làm cơ sở đưa ra ý
kiến kiểm toán. Do đó, chúng tôi không thể đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính
40

3. Các loại Báo cáo kiểm toán.


Trách nhiệm của Kiểm toán viên:
Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính dựa trên kết quả của cuộc kiểm
toán được thực hiện theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Tuy nhiên, do vấn đề mô tả tại
đoạn “Cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến”, chúng tôi đã không thể thu thập được đầy đủ bằng
chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán.
Cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến:
Khoản đầu tư của Công ty vào Công ty liên doanh DEF (tại nuớc X) đang được ghi nhận trên
Bảng cân đối kế toán với số tiền là XXX VND, chiếm hơn 90% giá trị tài sản thuần của Công ty
tại ngày 31/12/20x1. Chúng tôi đã không được phép tiếp cận
với Ban Giám đốc và kiểm toán viên của Công ty DEF cũng như tài liệu, hồ sơ kiểm toán của
kiểm toán viên Công ty DEF. Do đó, chúng tôi không thể xác định được liệu có cần điều chỉnh
đối với: (1) phần tài sản của Công ty trong tài sản của DEF mà Công ty có quyền đồng kiểm
soát; (2) phần nợ phải trả Công ty trong các khoản nợ phải trả của DEF mà Công ty phải cùng
chịu trách nhiệm; (3) phần sở hữu của Công ty trong thu nhập, chi phí của DEF trong năm; (4)
các khoản mục trong Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu (nếu có) và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Từ chối đưa ra ý kiến
Do tầm quan trọng của vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến”,
chúng tôi không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp dể làm cơ sở đưa ra ý
kiến kiểm toán. Do đó, chúng tôi không thể đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính
41

3. Các loại Báo cáo kiểm toán.


Chúng tôi tin tuởng rằng các bằng chứng kiểm toán mà chúng tôi đã thu thập được là đầy đủ và thích hợp để
làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán trái ngược của chúng tôi.
Cơ sở của ý kiến kiểm toán trái nguợc:
Như đã trình bày ở thuyết minh X, Tập đoàn (Tổng Công ty) chưa hợp nhất báo cáo tài chính của công ty con
DEF mà Tập đoàn (Tổng Công ty) đã mua trong năm 20X1, do chưa xác định được giá trị hợp lý của một số
tài sản và khoản nợ phải trả trọng yếu của công ty con tại ngày mua. Do đó, khoản đầu tư này đang được phản
ánh trên BCTC hợp nhất của Tập đoàn (Tổng Công ty) theo giá gốc. Theo quy dịnh của chuẩn mực kế toán,
chế dộ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam hiện hành, BCTC của công ty con DEF phải được hợp nhất vì công
ty con chịu sự kiểm soát của công ty mẹ. Nếu BCTC của công ty DEF được hợp nhất, nhiều khoản mục trong
BCTC hợp nhất kèm theo sẽ bị ảnh hưởng trọng yếu. Các ảnh hưởng đối với BCTC hợp nhất do việc không
hợp nhất BCTC công ty con là chưa thể xác định được.
Ý kiến kiểm toán trái nguợc:
Theo ý kiến của chúng tôi, do tầm quan trọng của vấn đề nêu tại “Cơ sở của ý kiến kiểm toán trái ngược”,
BCTC hợp nhất dã không phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của
Tập đoàn (Tổng Công ty) ABC tại ngày 31/12/20x1, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu
chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, không phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán
(doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày BCTC hợp nhất.

42
3. Các loại Báo cáo kiểm toán.
ÐOẠN VẤN ÐỀ CẦN NHẤN MẠNH
 Ðoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” là đoạn trong BCKT đề cập đến
vấn đề đã được trình bày hoặc thuyết minh phù hợp trong BCTC
mà theo xét đoán của KTV, vấn đề đó đặc biệt quan trọng để
nguời sử dụng hiểu được BCTC. Ví dụ:
 Sự không chắc chắn liên quan đến kết quả trong tương lai của
các vụ kiện tụng hoặc các quyết định của cơ quan quản lý.
 Việc áp dụng 1 chuẩn mực kế toán mới trước ngày có hiệu lực
(nếu được phép) ảnh hưởng lan tỏa đối với BCTC
 Một biến cố lớn đã ảnh hưởng hoặc tiếp tục có ảnh huởng đáng
kể đến tình hình tài chính của đơn vị
43

3. Các loại Báo cáo kiểm toán.


ÐOẠN VẤN ÐỀ KHÁC
 Ðoạn “Vấn đề khác” là đoạn trong BCKT đề cập đến vấn đề
khác, ngoài các vấn đề đã được trình bày hoặc thuyết minh trong
BCTC, mà theo xét đoán của KTV, vấn đề khác đó là thích hợp để
nguời sử dụng hiểu rõ hơn về cuộc kiểm toán, về trách nhiệm của
KTV hoặc về Báo cáo kiểm toán. Ví dụ:
- Trường hợp liên quan đến sự kiện sau ngày kết thúc kỳ kế toán
- Trường hợp liên quan đến thông tin khác được trình bày trong tài
liệu có BCTC được kiểm toán. 44

Bài tập 1.
KTV Chỉ thực hiện kiểm toán BCTC cho công ty ABC cho
niên độ kết thúc vào 31/12/2006 và bắt đầu thực hiện kiểm toán
vào 30/9/2006. Ngày 17/1/2007, KTV nhận được BCTC từ ABC.
KTV phát hành báo cáo kiểm toán vào ngày 16/2/2007. Như vậy,
thông thường thư giải trình của giám đốc sẽ được ghi vào ngày:
a) 31/12/2006
b) 17/1/2007
c) 16/2/2007
d) Bất cứ ngày nào

45
Bài tập 2.
Hãy cho biết KTV sẽ đưa ra ý kiến như thế nào trên BCKT
đối với các trường hợp sau?
1. Báo cáo tài chính có nhiều sai sót nhưng đơn vị đã sửa chữa
theo yêu cầu của kiểm toán viên.
2. Chỉ có một ít sai sót không trọng yếu nhưng đơn vị không
đồng ý sửa theo yêu cầu của kiểm toán viên.
3. Có nhiều sai sót nhưng đơn vị không chịu sửa khiến báo cáo
tài chính không còn trung thực và hợp lý nữa?
4. Có một số lớn khoản mục (50% tài sản) mà kiểm toán viên
không kiểm tra được vì thiếu chứng cứ thuyết phục.

46

Bài tập 2 (tiếp theo).


Hãy cho biết KTV sẽ đưa ra ý kiến như thế nào trên BCKT
đối với các trường hợp sau?
5. Có một tài sản đang tranh chấp còn tuỳ thuộc vào phán xử của
Tòa án xem có thuộc quyền sở hữu đơn vị không?
6. Báo cáo tài chính vẫn trung thực hợp lý riêng hàng tồn kho thì
sai sót trọng yếu?

47

Bài tập 3.

Hãy cho biết KTV sẽ đưa ra ý kiến như thế nào trên BCKT
đối với trường hợp sau?
Trong quá trình kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn, KTV
không có được BCTC đã được kiểm toán của một khoản đầu tư
vào một công ty ở Brunei. KTV kết luận rằng không thể có được
các bằng chứng đầy đủ và thích hợp về khoản đầu tư này.

48
Bài tập 4.

Hãy cho biết KTV sẽ đưa ra ý kiến như thế nào trên Báo cáo
kiểm toán đối với trường hợp sau là đúng hay sai? Giải thích?
KTV không thể thu thập thu xác nhận nợ phải thu của đơn vị
do hầu hết các khách hàng của đơn vị đều ở nước ngoài. Khoản
mục này được xác định là trọng yếu. Khi kết thúc cuộc kiểm toán,
KTV cho rằng BCTC của công ty đã trình bày trung thực và hợp
lý, kể cả khoản mục nợ phải thu vì đã KTV sử dụng thủ tục kiểm
toán khác thay thế.
49

You might also like