Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 190

Giáo trình Quản trị Tài chính

LỜI NÓI ĐẦU

Trong mỗi một doanh nghiệp, nếu hoạt động quản trị sản xuất kinh doanh là yếu tố
có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua năng
suất lao động, chất lượng và giá thành sản phẩm… thì quản trị tài chính có vai trò quan
trọng trong việc đảm bảo các nguồn lực tài chính, một điều kiện không thể thiếu để thực
hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mỗi quyết định tài chính có thể không chỉ ảnh
hưởng đến tình hình kinh doanh hiện tại, mà còn tác động đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp trong 10, 20 năm, hoặc lâu hơn nữa trong tương lai. Nói cách khác, sự
thành công, hay thất bại của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào các quyết định tài
chính của nó. Vì vậy, hiểu và biết cách phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh để đưa ra
các quyết định tài chính và tổ chức triển khai thực hiện là yêu cầu có tính bắt buộc đối với
các nhà quản trị tài chính, các chủ doanh nghiệp. Đây là một trong những phần kiến thức
bắt buộc đối với các chuyên ngành quản trị kinh doanh của trường đại học Thương mại.
Xuất phát từ tầm quan trọng nêu trên và để đáp ứng yêu cầu của công tác đào tạo
cán bộ quản lý kinh tế, bộ môn Quản trị tài chính, trường đại học Thương mại tổ chức
biên soạn giáo trình “Quản trị tài chính”. Sách được dùng làm tài liệu phục vụ giảng dạy,
học tập cho sinh viên thuộc các chuyên ngành quản trị kinh doanh của trường và là tài
liệu tham khảo hữu ích cho các độc giả quan tâm đến lĩnh vực này.
Ngoài lời mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung cuốn sách bao gồm 3
phần: lý thuyết, hệ thống câu hỏi ôn tập và bài tập. Phần lý thuyết được kết cấu thành 8
chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản trị tài chính
Chương 2: Quản trị tài sản cố định
Chương 3: Quản trị tài sản lưu động
Chương 4: Quản trị nguồn tài trợ
Chương 5: Đòn bẩy kinh doanh và chi phí sử dụng vốn
Chương 6: Quyết định đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
Chương 7: Phân tích và dự báo nhu cầu tài chính của doanh nghiệp
Chương 8: Quản trị tài chính doanh nghiệp trong một số bối cảnh đặc biệt
Phần bài tập bao gồm 24 bài tập ứng dụng được sắp xếp theo thứ tự các chương và
một số bài tổng hợp.
Tham gia biên soạn giáo trình gồm:
- PGS, TS Nguyễn Thị Phương Liên, trưởng bộ môn Quản trị Tài chính, chủ biên
đồng thời biên soạn các chương 1, 4, hệ thống câu hỏi ôn tập và bài tập.
- PGS, TS Nguyễn Văn Thanh trưởng khoa Thương mại quốc tế biên soạn các
chương 5,6, và 7.
-PGS, TS Đinh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng trường đại học Thương mại, biên soạn
chương 2,3, và 8.
Để thực hiện công trình này, chúng tôi dựa vào một số tài liệu trong nước và nước
ngoài (được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo) làm căn cứ và luận chứng cho quá
trình biên soạn. Chúng tôi cũng nhận được những ý kiến đóng góp hết sức quý báu của

1
Giáo trình Quản trị Tài chính

các nhà giáo, nhà khoa học: PGS, TS Vương Trọng Nghĩa, trường đại học Kinh tế quốc
dân; TS Hoàng Văn Hải, trường đại học Thương mại; GS, TS, NGUT Nguyễn Bách
Khoa, Hiệu trưởng trường đại học Thương mại và tập thể giảng viên bộ môn Quản trị tài
chính, trường đại học Thương mại. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các tác giả của
những tài liệu mà chúng tôi đã sử dụng; cảm ơn sự góp ý, phản biện của các nhà khoa học
có tên trên.
Mặc dù trong quá trình biên soạn, tập thể tác giả đã hết sức cố gắng để cuốn sách
đảm bảo được tính khoa học, hiện đại và gắn liền với thực tiễn Việt Nam, song do trình
độ có hạn, hơn thế nữa đây lại là lần đầu tiên biên soạn giáo trình này nên cuốn sách chắc
chắn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Chúng tôi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp xây dựng của bạn đọc để có những chỉnh lý, sửa đổi trong lần tái
bản sau.

Thay mặt tập thể tác giả


Chủ biên

PGS, TS Nguyễn Thị Phương Liên

2
Giáo trình Quản trị Tài chính

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Quản trị tài chính có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến tất cả mọi hoạt động
của doanh nghiệp. Thực tế hoạt động quản trị ở các doanh nghiệp cho thấy hầu hết các
quyết định quản trị đều được đưa ra dựa trên kết quả khảo sát nghiên cứu, phân tích và dự
báo về tình hình sản xuất - kinh doanh, tình hình tài chính hiện tại và tương lai, trong đó
những đánh giá về mặt tài chính là hết sức cần thiết. Nội dung của chương 1 sẽ giới thiệu
những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp như:
- Các hình thức tổ chức doanh nghiệp và hoạt động tài chính doanh nghiệp,
- Mục tiêu và chức năng của quản trị tài chính doanh nghiệp,
- Vị trí và tổ chức bộ máy quản trị tài chính doanh nghiệp,
- Các chính sách cơ bản của quản trị tài chính doanh nghiệp.

1.1. Doanh nghiệp và hoạt động tài chính doanh nghiệp


1.1.1. Các hình thức tổ chức doanh nghiệp và mục tiêu của doanh nghiệp
* Khái niệm về doanh nghiệp
Có nhiều quan điểm khác nhau về doanh nghiệp. Theo Luật doanh nghiệp năm
2005 thì “doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản và trụ sở giao dịch ổn
định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các
hoạt động kinh doanh”.
* Các hình thức tổ chức doanh nghiệp
Doanh nghiệp được tổ chức theo nhiều hình thức pháp lý khác nhau, song nhìn
chung có một số hình thức cơ bản sau:
- Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Có thể nói rằng doanh nghiệp tư nhân là hình thức tổ chức kinh doanh lâu đời nhất
và đơn giản nhất của một thực thể kinh doanh. Đặc điểm nổi bật nhất của doanh nghiệp tư
nhân là người chủ phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ tài chính của nó.
Điều này có nghĩa là người chủ phải chịu trách nhiệm đối với doanh nghiệp về mặt tài
chính không chỉ trên phần vốn đầu tư ban đầu mà khi cần còn phải đem cả tài sản cá nhân
để trang trải cho các khoản nợ của doanh nghiệp.
Thuận lợi lớn nhất của doanh nghiệp tư nhân là việc thành lập rất đơn giản, dễ
dàng. Chủ doanh nghiệp là người có toàn quyền quyết định hoạt động kinh doanh, được
nhận tất cả thu nhập từ kinh doanh sau khi đã thanh toán các khoản nợ. Nhưng loại hình
doanh nghiệp này cũng có một số hạn chế như chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô
hạn đối với tất cả các khoản nợ trong kinh doanh. So với các loại hình doanh nghiệp khác,
các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp tư nhân cũng có giới hạn nhất định. Doanh
nghiệp không có quyền huy động vốn dưới bất kỳ hình thức phát hành chứng khoán nào.
Vì thế quy mô của doanh nghiệp phụ thuộc vào tiềm lực tài chính của người chủ cũng như
khả năng vay mượn của ông ta. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy đa số các
doanh nghiệp tư nhân đều là doanh nghiệp nhỏ.
- Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó:
+ Phải có ít nhất 2 thành viên là đồng sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh

3
Giáo trình Quản trị Tài chính

doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh), ngoài các thành viên hợp danh có
thể có thành viên góp vốn.
+ Thành viên hợp danh phải là cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề
nghiệp và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
+ Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong
phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Loại hình công ty hợp danh có lợi thế hơn doanh nghiệp tư nhân về khả năng huy
động vốn do có thể có nhiều thành viên tham gia góp vốn kinh doanh.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH): là loại công ty do các thành viên góp vốn
để thành lập và họ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn đã góp vào công ty.
Ở Việt Nam, theo Luật doanh nghiệp năm 2005, công ty TNHH (hai thành viên trở
lên) là doanh nghiệp trong đó:
+ Các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản
khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp.
+ Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50.
Ngoài ra, còn có công ty TNHH 1 thành viên. Đây là doanh nghiệp do một tổ chức
hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài
chính khác của doanh nghiệp trong phạm vi sô svốn điều lệ của doanh nghiệp.
So với 2 loại hình doanh nghiệp nêu trên, công ty TNHH có thuận lợi hơn là các
thành viên của nó chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn mà họ đã góp.
- Công ty cổ phần: là công ty trong đó các thành viên cùng góp vốn dưới hình thức
cổ phần để hoạt động.
Ở Việt Nam, theo Luật doanh nghiệp năm 2005, công ty cổ phần (CTCP) là doanh
nghiệp trong đó:
+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
+ Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn
chế số lượng tối đa.
+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Căn cứ vào hình thức phát hành cổ phiếu, công ty cổ phần có hai loại: CTCP nội
bộ và CTCP đại chúng. Công ty cổ phần nội bộ là loại công ty chỉ phát hành cổ phiếu
trong các cổ đông sáng lập, công nhân và những người quen thuộc với công ty. Công ty
cổ phần đại chúng là loại công ty có phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng. Mức độ
rộng rãi như thế nào tuỳ thuộc vào luật pháp của từng quốc gia.
So với các loại hình doanh nghiệp khác, CTCP có lợi thế về các hình thức huy
động vốn. Ngoài các hình thức huy động vốn như các doanh ngiệp khác, CTCP là loại
doanh nghiệp duy nhất được phép huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu.
- Doanh nghiệp nhà nước (DNNN): DNNN là loại doanh nghiệp do nhà nước đại
diện nắm quyền sở hữu, quản lý nhằm phục vụ cho những mục tiêu chung của nền kinh tế
và của xã hội. Ở Việt Nam, theo luật DNNN năm 2003 thì DNNN là tổ chức kinh tế do
nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, hoặc có cổ phần vốn góp chi phối, được tổ chức
dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH.
Trong nền kinh tế thị trường, Chính phủ thường đầu tư thành lập các DNNN trong
những ngành chậm thu hồi vốn, khó thu hút vốn từ khu vực tư nhân, hoặc đầu tư vào

4
Giáo trình Quản trị Tài chính

những ngành kinh tế mũi nhọn nhằm thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển…
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam: là doanh nghiệp được thành
lập ở Việt Nam do các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư một phần, hoặc toàn bộ vốn nhằm
thực hiện các mục tiêu chung là tìm kiếm lợi nhuận, có tư cách pháp nhân, mang quốc
tịch Việt Nam, tổ chức và hoạt động theo quy chế của công ty TNHH, CTCP và tuân theo
quy định của pháp luật Việt Nam.
* Mục tiêu của doanh nghiệp
Hầu hết các doanh nghiệp trong kinh doanh đều có mục tiêu càng làm ra nhiều lợi
nhuận và nâng cao giá trị thị trường của doanh nghiệp càng tốt. Tuy nhiên mục tiêu tối
đa hóa lợi nhuận không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng xác định, bởi mục tiêu này chịu
ảnh hưởng của nhiều yếu tố như thời gian, rủi ro… và có mối quan hệ tác động đến nhiều
vấn đề khác trong doanh nghiệp cũng như nền kinh tế - xã hội. Do đó không thể coi tối đa
hoá lợi nhuận là yếu tố duy nhất tác động đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Nói cách khác, ở một mức độ nào đó, tối đa hoá lợi nhuận không phải là
mục tiêu hành động trong nhiều tình huống thực tế.
Tối đa hóa giá trị thị trường của doanh nghiệp chính là tối đa hoá giá trị tài sản
của các chủ sở hữu hiện tại của doanh nghiệp. Điều này dẫn tới kết quả là thị giá cổ phần
của doanh nghiệp ngày càng cao hơn. Vì thế, đây là mục tiêu được các cổ đông dễ chấp
nhận. Nhưng, các nhà quản trị cũng rất khó có thể đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng
của một quyết định đối với giá trị của doanh nghiệp, bởi nó chịu tác động của rất nhiều
yếu tố. Hơn thế nữa, thị trường đồng nghĩa với những biến đổi khôn lường. Tuy nhiên,
nhà quản trị giỏi phải là người đưa ra được nhiều quyết định đúng hơn là những quyết
định sai lầm và tối đa hoá giá trị của doanh nghiệp phải luôn là mục tiêu của mọi hoạt
động.

1.1.2. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp


Mặc dù có nhiều loại hình doanh nghiệp, với những hình thức pháp lý và bộ máy
tổ chức khác nhau, có những đặc điểm riêng về sản xuất, kinh doanh, tài chính… nhưng
nội dung các hoạt động tài chính, mục tiêu và chức năng của quản trị tài chính doanh
nghiệp thì giống nhau.
Hoạt động tài chính của doanh nghiệp khá phức tạp và thể hiện thông qua nhiều
quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác trong nền kinh tế. Tuy nhiên có
thể xếp chúng thành 3 nhóm cơ bản: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với nhà nước,
quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường và quan hệ tài chính trong nội bộ
doanh nghiệp.
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với nhà nước được thể hiện qua việc doanh
nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính của mình đối với nhà nước như nộp các khoản
thuế và lệ phí (thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế
thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, lệ phí trước bạ, lệ phí chứng thư v.v…). Ngoài ra,
riêng đối với DNNN, doanh nghiệp được nhà nước cấp vốn để hoạt động theo chức năng
và nhiệm vụ được giao.
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế khác trên thị trường
như: quan hệ thanh toán trong mua bán tài sản, vật tư, hàng hóa, dịch vụ; quan hệ với
ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác trong huy động vốn và cho vay, đầu tư vốn, tài

5
Giáo trình Quản trị Tài chính

sản; quan hệ với các tổ chức bảo hiểm trong tham gia bảo hiểm và nhận tiền bồi thường
bảo hiểm v.v…
- Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp được thể hiện thông qua các hoạt
động thanh toán tiền lương, tiền công và thực hiện các khoản tiền thưởng, phạt với công
nhân viên của doanh nghiệp; hoạt động phân chia điều hòa vốn giữa các bộ phận của
doanh nghiệp; hoạt động phân phối lợi nhuận sau thuế, phân phối và sử dụng các quỹ của
doanh nghiệp, hoạt động chi trả cổ tức cho các cổ đông….

1.2. Quản trị tài chính doanh nghiệp


Quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm tổng thể các hoạt động của nhà quản trị
trong quá trình nghiên cứu, dự báo, phân tích, ra các quyết định tài chính và tổ chức thực
hiện các quyết định đó nhằm thực hiện các mục tiêu đã được xác định.

1.2.1. Mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp
*Mục tiêu dài hạn: Hoạch định các giải pháp tối ưu trong từng giai đoạn để thực
hiện mục tiêu của doanh nghiệp, cụ thể là:
- Đưa ra các quyết định đầu tư đúng, hiệu quả cao.
- Đưa ra các quyết định tài trợ hợp lý với chi phí sử dụng vốn thấp.
* Mục tiêu ngắn hạn: Đảm bảo năng lực thanh toán của doanh nghiệp với nguồn
tài chính tối ưu - thỏa mãn điều kiện đủ về số lượng, đúng về thời gian.

1.2.2. Chức năng của quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp có các chức năng cơ bản sau:
+ Thứ nhất, hoạch định chiến lược tài chính doanh nghiệp
Rủi ro của một doanh nghiệp có thể được phân thành rủi ro kinh doanh và rủi ro tài
chính. Rủi ro kinh doanh thường gắn liền với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Lãnh đạo doanh nghiệp giữ vai trò kiểm soát đối với mức độ rủi ro kinh doanh thông qua
sự lựa chọn những dự án đầu tư, công nghệ và các chiến lược đầu tư cụ thể. Rủi ro tài
chính xuất phát từ sử dụng nợ vay. Mỗi doanh nghiệp khác nhau thì có thể có đòn cân nợ
khác nhau. Vì vậy, để hạn chế rủi ro tài chính, nhà quản trị tài chính doanh nghiệp cần căn
cứ vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, môi trường kinh doanh… của doanh nghiệp để
hoạch định cơ cấu vốn mục tiêu và nguồn tài trợ cho các quỹ của doanh nghiệp. Cơ cấu
vốn mục tiêu thể hiện sự phối kết hợp giữa vốn chủ sở hữu và nợ trong tổng vốn kinh
doanh của doanh nghiệp. Nhìn chung doanh nghiệp có rủi ro kinh doanh cao thường có
khuynh hướng sử dụng ít nợ hơn những doanh nghiệp khác.
Bên cạnh đó, việc hoạch định cơ cấu tài sản cần đầu tư và xây dựng chính sách
phân phối thu nhập cũng là những nội dung quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến triển vọng
phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.
+ Thứ hai, tổ chức thực hiện các chiến lược tài chính doanh nghiệp
Đây là quá trình xác lập mô hình, phân công và giao nhiệm vụ cho mỗi cấp và mỗi
nhân viên trong doanh nghiệp để thực hiện các chiến lược, kế hoạch, chính sách tài chính
của doanh nghiệp. Thực hiện chức năng này nhà quản trị tài chính cần quan tâm đến một
số vấn đề cụ thể sau:
- Tổ chức huy động nguồn vốn cho đầu tư, kinh doanh với chi phí thấp

6
Giáo trình Quản trị Tài chính

Mọi hoạt động của doanh nghiệp đòi hỏi phải có vốn. Vì thế, căn cứ vào các dự án
đầu tư, các kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được phê duyệt, nhà quản trị tài chính phải
xác định được nhu cầu vốn cần thiết của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Đồng thời để
thực hiện được các mục tiêu trong dài hạn cũng như ngắn hạn, nhà quản trị tài chính cần
xem xét, cân nhắc trên nhiều mặt như: lợi ích, bất lợi của mỗi hình thức huy động vốn, chi
phí sử dụng mỗi loại nguồn như thế nào…? Cụ thể, để thực hiện tốt chức năng này, nhà
quản trị phải trả lời được các câu hỏi: huy động bao nhiêu? vào thời điểm nào? thời gian
bao lâu (dài hạn hay ngắn hạn)? huy động nguồn vốn nào (vốn chủ sở hữu hay nợ), huy
động nội tệ hay ngoại tệ?…
- Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả
Thực hiện chức năng này, nhà quản trị tài chính doanh nghiệp phải tìm ra các biện
pháp nhằm góp phần huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh, giải
phóng các khoản vốn còn bị ứ đọng. Theo dõi chặt chẽ và thực hiện tốt hoạt động thanh
toán các khoản phải thu, phải trả. Tìm kiếm các giải pháp thích hợp để đảm bảo sự cân
bằng thu chi tiền tệ, ổn định tình hình tài chính, đảm bảo doanh nghiệp luôn có đủ khả
năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
- Tổ chức thực hiện tốt quá trình phân phối thu nhập
Thu nhập của doanh nghiệp được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau. Theo nguồn
hình thành, thu nhập của doanh nghiệp bao gồm: thu nhập sản xuất kinh doanh, thu nhập
tài chính và thu nhập bất thường, trong đó thu nhập tạo ra từ hoạt động sản xuất kinh
doanh thường chiếm tỷ trọng lớn. Trên cơ sở xác định chính xác tổng thu nhập của doanh
nghiệp, nhà quản trị phải xây dựng được chính sách phân phối thu nhập hợp lý, giải quyết
hài hoà mối quan hệ về lợi ích giữa nhà nước, chủ sở hữu doanh nghiệp và người lao
động; đảm bảo yêu cầu tích luỹ của doanh nghiệp để đầu tư phát triển, tăng trưởng doanh
nghiệp, chú trọng lợi ích của cổ đông và người lao động trong doanh nghiệp… Chính
sách phân chia lợi tức cổ phần có ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị doanh nghiệp. Vì vậy,
trước khi ra quyết định và tổ chức quá trình phân phối này, nhà quản trị cần xem xét kỹ
các nhân tố tác động như: những quy định pháp lý về phân phối thu nhập doanh nghiệp,
những cơ hội đầu tư, tâm lý cổ đông, thuế và tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư tiềm
năng của doanh nghiệp…
+ Thứ ba, kiểm soát tình hình tài chính doanh nghiệp
Kiểm soát bao gồm việc thiết lập các tiêu chuẩn và lượng hóa các kết quả đạt
được, tiến hành các hoạt động điều chỉnh nếu kết quả không đúng với mục tiêu ấn định.
Kiểm soát tài chính có thể thực hiện kết hợp theo nhiều hình thức: kiểm soát định kỳ,
kiểm soát liên tục, kiểm soát bằng mục tiêu và kết quả; kiểm soát toàn bộ, kiểm soát bộ
phận, kiểm soát cá nhân và tiến hành cả trước và sau khi triển khai thực hiện các hoạt
động tài chính.
Phân tích tài chính là nội dung quan trọng trong hoạt động kiểm soát. Phân tích tài
chính doanh nghiệp được thực hiện thông qua các chỉ tiêu tài chính và thường tiến hành
theo những định kỳ nhất định nhằm đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp,
những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động tài chính cũng như thực trạng tình hình tài
chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó có thể đưa ra những quyết định đúng về kinh
doanh, tài chính, đảm bảo mọi tài sản, tiền vốn và các nguồn tài chính của doanh nghiệp
được sử dụng một cách có hiệu quả nhất.

7
Giáo trình Quản trị Tài chính

Các chức năng của quản trị tài chính có mối quan hệ mật thiết và tác động tương
hỗ lẫn nhau. Việc hoạch định chiến lược tài chính cho phép định ra một phương hướng
chung cho mọi suy nghĩ và hành động, một kim chỉ nam hướng dẫn các quyết định đối
với mọi thành viên của doanh nghiệp. Việc tổ chức thực hiện các chiến lược tài chính góp
phần giúp doanh nghiệp biến các chiến lược, kế hoạch kinh doanh, dự án đầu tư thành
hiện thực. Tuy nhiên, việc hoạch định cũng có hạn chế nhất định, đó là: kết quả dự báo có
thể sai lầm làm giảm tác động tích cực của hoạch định. Vì vậy, thực hiện chức năng kiểm
soát không chỉ đảm bảo cho quá trình tổ chức triển khai công tác quản trị tài chính đi theo
đúng định hướng chiến lược đã vạch ra, góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình tổ chức
thực hiện các chiến lược, kế hoạch và chính sách tài chính mà còn có thể kịp thời đưa ra
những quyết sách, các hành vi ứng xử khi thực tế phát sinh những tình huống ngoài dự
kiến, hoặc phát hiện những hiện tượng vi phạm quy trình, chính sách tài chính trong quá
trình tổ chức thực hiện.
* Một số điểm cần lưu ý trong quản trị tài chính doanh nghiệp
Để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp, hoạt động quản trị tài chính doanh
nghiệp cần tuân thủ một số vấn đề mang tính nguyên tắc sau:
- Tiền có giá trị theo thời gian: Một đồng tiền ở thời điểm hiện tại luôn có giá trị
lớn hơn một đồng tiền ở thời điểm trong tương lai.
- Số lượng và thời gian phải được xem xét đồng thời: cân đối thu - chi, cung - cầu
về tiền của doanh nghiệp phải bao gồm cả hai yếu tố: số lượng và thời gian.
- Khó có thể tìm được các dự án hoàn hảo: thị trường là cạnh tranh nên điều kiện
để đánh giá và lựa chọn các dự án đầu tư cần biến hóa, không cố định theo các khuôn mẫu
có sẵn.
- Mọi rủi ro đều phải được đền bù thỏa đáng: rủi ro luôn tồn tại trong hoạt động
của doanh nghiệp nên lợi ích nhận được luôn phải xem xét trong mối quan hệ với rủi ro.
- Chi phí sử dụng vốn luôn là tham số cơ bản: Chi phí sử dụng vốn có ảnh hưởng
trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, cần lựa chọn
nguồn vốn trên cơ sở xem xét giá vốn trên thị trường và khả năng linh hoạt trong điều
chỉnh cơ cấu sử dụng vốn.
- Sự kích thích hợp lý với người điều hành doanh nghiệp: khi có sự phân biệt giữa
quyền sở hữu với quyền điều hành thì lợi ích của người điều hành sẽ là gánh nặng đối với
người sở hữu và ảnh hưởng tới các lựa chọn tài chính dài hạn thể hiện bởi cấu trúc vốn và
chi phí điều hành. Vì thế, cần có chính sách kích thích hợp lý với người điều hành doanh
nghiệp
- Chính sách thuế có ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh: các vấn đề thuế sẽ có
ảnh hưởng đến các lựa chọn tài chính dài hạn, các quyết định về quản trị nguồn tài trợ và
tài sản của doanh nghiệp... Vì vậy, cần căn cứ vào môi trường thuế nơi doanh nghiệp hoạt
động để xây dựng chính sách quản lý tài chính thích hợp, đảm bảo yêu cầu tuân thủ đúng
pháp luật và có lợi cho doanh nghiệp.

1.2.3. Vị trí và tổ chức bộ máy quản trị tài chính doanh nghiệp
* Vị trí của quản trị tài chính trong bộ máy tổ chức doanh nghiệp
Các doanh nghiệp khác nhau có mô hình quản lý khác nhau. Để thực hiện các mục
tiêu đã được xác định, mỗi doanh nghiệp đều phải thực hiện nhiều chức năng và nhiệm vụ

8
Giáo trình Quản trị Tài chính

như quản lý sản xuất, quản lý nhân lực… trong đó quản lý tài chính có vai trò, vị trí then
chốt.
Trong sơ đồ tổ chức doanh nghiệp, bộ phận quản lý tài chính luôn được xem là
một bộ phận quan trọng bên cạnh người lãnh đạo cao cấp nhất của doanh nghiệp và luôn
có ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa ra những quyết định quan trọng đối với doanh nghiệp.
Tính chất quan trọng này là do vấn đề tài chính bao trùm mọi hoạt động của doanh nghiệp
và thông tin tài chính của doanh nghiệp luôn được quan tâm bởi mọi chủ thể liên quan
đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Hội đồng quản trị

Tổng giám đốc

Giám đốc Marketing Giám đốc tài chính Giám đốc nhân sự Giám đốc sản xuất

Trưởng phòng tài chính Kế toán trưởng

Quản trị Quản Quản trị Quản Kế Kế Soạn


tiền và trị tín phân trị rủi toán toán thảo
chứng dụng phối ro tài tài thuế BCTC &
khoán th.mại KQKD chính chính KTNB
Hình 1: Tổ chức bộ máy quản lý tài chính điển hình

* Nhà quản trị tài chính là ai?


+ Giám đốc tài chính: ở các công ty lớn thường có các giám đốc tài chính, giúp
tổng giám đốc kiểm soát mọi công việc liên quan đến tài chính và kế toán. Giám đốc tài
chính là người trực tiếp quản lý toàn bộ tình hình tài chính của công ty, tham mưu cho
tổng giám đốc trong việc ra các quyết định tài chính.
+ Trưởng phòng tài chính: giúp giám đốc tài chính tổ chức và quản lý các hoạt
động sau:
- Quan hệ với ngân hàng và các tổ chức tín dụng để tìm kiếm nguồn tài trợ vốn
kinh doanh.
- Quản trị tiền, chứng khoán,
- Quản trị tín dụng thương mại (bán chịu),
- Quản trị phân phối kết quả kinh doanh (KQKD),
- Quản trị rủi ro tài chính …
+ Kế toán trưởng: thực hiện một số chức năng nhiệm vụ sau:
- Tổ chức soạn thảo các báo cáo tài chính (BCTC),

9
Giáo trình Quản trị Tài chính

- Kiểm toán nội bộ (KTNB),


- Kế toán tài chính,
- Kế toán thuế.
+ Ngoài các nhà quản trị tài chính cấp cao, mỗi cán bộ quản trị tài chính có trách
nhiệm quản lý tài chính ở bộ phận mà mình được phân công phụ trách.

1.3. Các chính sách tài chính của doanh nghiệp


Chính sách tài chính là một bộ phận quan trọng trong các chính sách của doanh
nghiệp, nó được cấu thành bởi 3 chính sách thành phần: chính sách đầu tư, chính sách tài
trợ và chính sách phân phối thu nhập. Mỗi chính sách thành phần có mục tiêu riêng. Song
sự tương thích của chúng là điều kiện cần thiết để chu trình tài chính vận hành trôi chảy,
hay nói cách khác là tạo nên một chính sách tài chính có tính khả thi.
* Chính sách đầu tư
Chính sách đầu tư là tiền đề cho việc triển khai hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Nhìn vào chính sách đầu tư của một doanh nghiệp cho chúng ta biết được xu
hướng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp như thế nào. Chính sách đầu tư chỉ ra
các hình thức đầu tư, hoặc một danh mục đầu tư và quy mô đầu tư của doanh nghiệp trong
một thời kỳ nhất định, ấn định thời hạn đầu tư, tỷ suất lợi nhuận mà dự án đầu tư đòi hỏi.
Chính sách đầu tư của doanh nghiệp chịu tác động bởi một số yếu tố như: Mâu
thuẫn giữa người điều hành và người sở hữu doanh nghiệp, môi trường kinh doanh, khả
năng tài chính của doanh nghiệp, chính sách quản lý kinh tế của nhà nước, nhu cầu thị
trường tiềm năng…
* Chính sách tài trợ
Chính sách tài trợ là cơ sở của việc tạo vốn, trong đó chỉ ra các định hướng cơ bản
trong việc xác định nguồn, số lượng, thời hạn và thời điểm huy động vốn của doanh
nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Các định hướng đề ra phải đạt được mục tiêu tối thiểu
hóa chi phí sử dụng vốn, trên cơ sở tôn trọng ràng buộc chiến lược về cấu trúc vốn để hạn
chế chi phí điều hành, cũng như ràng buộc về quy mô phát triển và quan hệ với môi
trường của doanh nghiệp. Căn cứ để xây dựng chính sách tài trợ là chính sách đầu tư của
doanh nghiệp.
Chính sách tài trợ của doanh nghiệp chịu tác động bởi nhiều yếu tố như: hình thức
pháp lý của doanh nghiệp, cơ cấu vốn mục tiêu của doanh nghiệp, sự phát triển của thị
trường vốn…
* Chính sách phân phối thu nhập
Chính sách phân phối thu nhập thể hiện quan điểm về việc phân chia lợi nhuận
doanh nghiệp, đặc biệt là vấn đề có trích lập các quỹ doanh nghiệp không? trích lập
những quỹ gì và với tỷ lệ như thế nào? Chia lãi cho các cổ đông với tỷ lệ cổ tức là bao
nhiêu, theo hình thức nào? Chia lợi tức cổ phần bằng tiền (chia cổ tức cổ phần thường kỳ,
lợi tức cổ phần chia thêm, lợi tức cổ phần đặc biệt) hay chia lợi tức bằng cổ phần…?
Chính sách phân phối thu nhập chịu tác động bởi một số yếu tố như: Tính chất sở
hữu và hình thức pháp lý của doanh nghiệp, chính sách quản lý phân phối thu nhập doanh
nghiệp của Nhà nước, chính sách thuế, cấu trúc và tâm lý cổ đông…
* Mối quan hệ giữa các chính sách tài chính

1
Giáo trình Quản trị Tài chính

Chính sách phân phối TN

Chính sách đầu tư Chính sách tài trợ

Chính sách đầu tư và chính sách tài trợ liên quan đến nhau trong mối quan hệ cân
đối giữa nhu cầu vốn hình thành bởi chính sách đầu tư và khả năng cung cấp vốn hình
thành từ chính sách tài trợ. Quan hệ cân đối này phải được xem xét trên cả hai phương
diện số lượng và thời gian khi xét đến lịch trình tài trợ và hoàn trả.
Chính sách phân phối thu nhập xác định tỷ lệ thu nhập để tích luỹ, nhằm bổ sung
vốn chủ sở hữu cho mở rộng kinh doanh và hiện đại hoá công nghệ, do đó nó là cơ sở để
hoạch định phương thức huy động nguồn vốn từ bên ngoài, một mảng quan trọng trong
chính sách tài trợ. Điều này sẽ tác động đến cấu trúc nguồn vốn và ảnh hưởng đến chi phí
sử dụng vốn của doanh nghiệp và do vậy nó tác động ngược trở lại đến chính sách phân
phối thu nhập.
Chính sách đầu tư tác động đến chính sách phân phối thu nhập trong tương lai. Bởi
vì, quy mô của lợi nhuận kỳ vọng sẽ thu được từ các dự án đầu tư có thể dẫn tới sự điều
chỉnh trong chính sách phân phối thu nhập và chia lãi cổ phần của doanh nghiệp. Ngoài
ra, việc theo đuổi một cấu trúc vốn tối ưu cùng với một chính sách chia lãi cổ phần ổn
định có thể dẫn đến sự thặng dư ngân quỹ dài hạn của doanh nghiệp. Điều này làm xuất
hiện các quyết định đầu tư tài chính do đặc điểm linh hoạt của loại hình đầu tư này so với
đầu tư trực tiếp.

1
Giáo trình Quản trị Tài chính

Chương 2: QUẢN TRỊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Bất cứ một doanh nghiệp nào, dù có quy mô lớn hay nhỏ, dù thuộc lĩnh vực sản
xuất chế biến, hay kinh doanh hàng hóa dịch vụ, để thực hiện các hoạt động kinh doanh
đều cần phải có các yếu tố cần thiết như kho tàng, cửa hàng, văn phòng, máy móc thiết bị,
phương tiện vận tải, vật tư, tiền vốn... Theo thời gian luân chuyển giá trị, toàn bộ tài sản
của doanh nghiệp bao gồm: các tài sản có thời gian sử dụng (hay thu hồi, luân chuyển giá
trị) mang tính ngắn hạn gọi là tài sản lưu động (TSLĐ) và những tài sản có thời gian sử
dụng (thu hồi, hay luân chuyển giá trị) mang tính dài hạn. Căn cứ vào hình thái tồn tại,
tài sản luân chuyển giá trị mang tính dài hạn của doanh nghiệp bao gồm 3 loại: tài sản cố
định (TSCĐ), đầu tư tài chính dài hạn và các tài sản dài hạn khác. Nội dung chương này
chỉ tập trung nghiên cứu về TSCĐ và quản trị TSCĐ.

2.1. Phân loại tài sản cố định


2.1.1. Khái niệm
Bất cứ quá trình kinh doanh nào cũng cần có sự hiện diện của 3 yếu tố cơ bản, đó
là: đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Bộ phận tư liệu lao động có giá
trị lớn và thời gian sử dụng, thu hồi, luân chuyển giá trị manh tính dài hạn (như nhà xư-
ởng, văn phòng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, giá trị quyền sử dụng đất...) được
gọi là TSCĐ. Nói cách khác, TSCĐ là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử
dụng (thu hồi, luân chuyển giá trị) dài.
Dấu hiệu nhận biết TSCĐ: Thông thường một tài sản được coi là TSCĐ nếu thoả
mãn đồng thời ba điều kiện:
- Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp với tư cách là tư liệu lao động.
- Có thời gian sử dụng dài, thường từ 1 năm trở lên.
- Có giá trị lớn, đạt đến một mức độ nhất định. Tiêu chuẩn này phụ thuộc vào qui
định của từng quốc gia trong từng thời kỳ.
Những tài sản không hội đủ các tiêu chuẩn kể trên được coi là TSLĐ của doanh
nghiệp. Việc nhận biết và phân biệt TSCĐ với TSLĐ có ý nghĩa quan trọng không chỉ
trong công tác nghiên cứu mà còn giúp cho doanh nghiệp có thể quản lý, sử dụng tài sản
một cách tốt nhất.
Thực tế ở Việt Nam hiện nay: Theo chế độ quản lý tài chính hiện hành (Quyết định
206/2003/QĐ-BTC), 1 tài sản của doanh nghiệp nếu thoả mãn đồng thời 4 điều kiện sau
thì được coi là TSCĐ:
+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
+ Nguyên giá phải được xác định một cách tin cậy;
+ Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;
+ Có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên.

2.1.2. Đặc điểm


Có nhiều loại TSCĐ khác nhau và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau,
song chúng đều có các đặc điểm chung sau đây:
+ TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với vai

1
Giáo trình Quản trị Tài chính

trò là các tư liệu lao động chủ yếu.


+ Trong quá trình tồn tại, hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ
hầu như không thay đổi, song giá trị và giá trị sử dụng giảm dần.
Trong quá trình TSCĐ tồn tại và được sử dụng, giá trị và giá trị sử dụng của nó bị
giảm đi do tác động của nhiều yếu tố. Hiện tượng này được gọi là sự hao mòn TSCĐ. Nói
cách khác, hao mòn TSCĐ là sự giảm sút về giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ. Trong
thực tế có hai loại hao mòn TSCĐ: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
- Hao mòn hữu hình của TSCĐ
Đây là sự hao mòn về hiện vật và giá trị của TSCĐ trong quá trình chúng tồn tại và
sử dụng. Hình thức hao mòn này được biểu hiện dưới hai khía cạnh:
Về mặt hiện vật: giá trị sử dụng của TSCĐ giảm đi thể hiện ở sự thay đổi trạng thái
vật lý, sự giảm sút về chất lượng và tính năng công dụng ban đầu. Nếu quá trình này cứ
tiếp diễn thì đến một lúc nào đó TSCĐ sẽ không còn sử dụng được nữa. Muốn khôi phục
lại giá trị sử dụng của nó thì phải sửa chữa, hoặc thay thế.
Về mặt giá trị: hao mòn hữu hình là sự giảm dần giá trị của TSCĐ và phần giá trị
hao mòn này thường được các nhà quản lý tính toán và hạch toán vào chi phí kinh doanh
hay giá thành sản phẩm, dịch vụ.
Nguyên nhân của hao mòn hữu hình là do các tác động cơ, hóa học xảy ra với
TSCĐ khi chúng tham gia vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp và do tác động của
điều kiện tự nhiên như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng của môi trường sử dụng TSCĐ. Mức độ
hao mòn hữu hình phụ thuộc vào cường độ sử dụng TSCĐ, việc chấp hành các quy trình
kỹ thuật và chất lượng chế tạo TSCĐ.
Đối với TSCĐ hữu hình, hao mòn hữu hình được thể hiện cả về mặt hiện vật và giá
trị. Tuy nhiên, đối với TSCĐ vô hình, hao mòn hữu hình chỉ thể hiện về mặt giá trị mà
thôi.
- Hao mòn vô hình của TSCĐ
Hao mòn vô hình là sự giảm đi thuần tuý về mặt giá trị (hay giá trị trao đổi) của
TSCĐ do tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Có một số nguyên nhân cơ bản sau dẫn
đến hao mòn vô hình TSCĐ:
Một là, TSCĐ bị giảm giá trị trao đổi do sự xuất hiện của TSCĐ như cũ nhưng với
giá rẻ hơn. Nguyên nhân cơ bản của hình thức hao mòn này là do tiến bộ khoa học được
áp dụng vào sản xuất, làm cho năng suất lao động tăng lên, kết quả là giá thành sản xuất
TSCĐ giảm xuống, từ đó doanh nghiệp sản xuất ra TSCĐ có điều kiện để hạ giá bán.
Hai là, TSCĐ bị giảm giá trị trao đổi do xuất hiện những TSCĐ mới, hoàn thiện và
hiện đại hơn về tính năng kỹ thuật. Nguyên nhân cơ bản của hiện tượng này là do tiến bộ
khoa học được áp dụng vào sản xuất đã tạo ra những TSCĐ hoàn thiện và hiện đại hơn và
có thể thay thế TSCĐ cũ, từ đó làm cho giá trị trao đổi của TSCĐ cũ bị giảm.
Ba là, TSCĐ bị mất hoàn toàn giá trị trao đổi do sự kết thúc chu kỳ sống sản phẩm,
dẫn đến những TSCĐ sử dụng để sản xuất ra những sản phẩm đó cũng bị lạc hậu, mất tác
dụng. Kể cả trường hợp các máy móc thiết bị, quy trình công nghệ... còn nằm trên các dự
án thiết kế song đã trở nên lạc hậu tại thời điểm đó. Do vậy, hao mòn vô hình xảy ra đối
với cả TSCĐ hữu hình và vô hình.
Nguyên nhân của hiện tượng kể trên trước hết là do sự phát triển của khoa học
công nghệ dẫn đến sự xuất hiện những sản phẩm mới thay thế và làm kết thúc chu kỳ

1
Giáo trình Quản trị Tài chính

sống của sản phẩm cũ, hậu quả là những TSCĐ dùng để sản xuất ra những sản phẩm cũ bị
lạc hậu, giảm hoặc mất tác dụng. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, sự kết thúc chu kỳ
sống của sản phẩm không phải do tiến bộ khoa học kỹ thuật mà do các nguyên nhân khác
như thay đổi thị hiếu, tập quán... của người tiêu dùng. Tuy vậy, nguyên nhân cơ bản và
bao trùm hiện tượng hao mòn vô hình TSCĐ là do sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ
thuật.
Việc nghiên cứu các loại hao mòn TSCĐ và nguyên nhân gây ra chúng là căn cứ
quan trọng để đề ra các biện pháp hạn chế và khắc phục hao mòn. Đồng thời, đây cũng là
một trong những cơ sở để doanh nghiệp đưa ra các quyết định đầu tư, khai thác sử dụng,
quản lý, trích khấu hao và đổi mới TSCĐ phù hợp với tình hình của doanh nghiệp.

2.1.3. Phân loại TSCĐ


Phân loại TSCĐ được hiểu là việc phân chia, sắp xếp tổng TSCĐ đang thuộc
quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp thành từng nhóm, từng loại theo những tiêu
thức cụ thể nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu và quản lý của doanh nghiệp. Sau đây
là một số cách phân loại thông dụng:
* Căn cứ vào hình thái vật chất của TSCĐ
Theo tiêu thức này, tổng TSCĐ thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp
được chia thành hai loại: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
+ TSCĐ hữu hình: là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể. TSCĐ hữu hình
bao gồm:
- Nhà cửa, vật kiến trúc: đây là các TSCĐ được hình thành qua quá trình thi công,
xây dựng như nhà xưởng, văn phòng, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các công
trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống...
- Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các máy móc, thiết bị dùng cho hoạt động kinh
doanh và công tác quản lý kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc thiết bị động lực,
máy công tác, thiết bị chuyên dùng, dây chuyền công nghệ, máy vi tính, phần mềm máy
tính, thiết bị điện tử phục vụ quản lý, thiết bị dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy
hút ẩm, hút bụi...
- Phương tiện vận tải và thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải như vận
tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường hàng không; đường ống và các thiết bị truyền
dẫn như hệ thống điện, hệ thống nước, hệ thống thông tin, đường khí đốt, băng tải hàng
hoá...
- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và (hoặc) cho sản phẩm: là các vườn cây
kinh doanh lâu năm như vườn chè, vườn cà phê, vườn cây cao su, vườn cây ăn quả, thảm
cỏ, thảm cây xanh, súc vật làm việc và (hoặc) cho sản phẩm như đàn voi, đàn bò, đàn
trâu, đàn ngựa...
- Các TSCĐ khác: là toàn bộ những TSCĐ hữu hình chưa liệt kê vào các loại kể
trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật...
+ TSCĐ vô hình: là những TSCĐ không có hình thái vật chất cụ thể nó được thể
hiện bằng một lượng giá trị mà doanh nghiệp đã đầu tư có liên quan, hay phát huy tác
dụng trong nhiều kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, ví dụ như quyền sử dụng đất, thương
hiệu, quyền phát hành, bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác
giả...

1
Giáo trình Quản trị Tài chính

Việc phân loại TSCĐ theo tiêu thức kể trên giúp doanh nghiệp thấy được cơ cấu
vốn đầu tư vào TSCĐ theo hình thái biểu hiện, từ đó có thể đưa ra các quyết định đầu tư,
khai thác sử dụng TSCĐ, hay điều chỉnh cơ cấu này sao cho phù hợp và có hiệu quả nhất.
* Căn cứ vào mục đích sử dụng
Theo tiêu thức này, toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành ba loại:
- TSCĐ sử dụng cho mục đích kinh doanh: đây là những tài sản doanh nghiệp sử
dụng trong các hoạt động cụ thể khác nhau nhưng cùng nhằm mục đích phục vụ trực tiếp,
hoặc gián tiếp cho kinh doanh. Ví dụ: kho tàng, cửa hàng, nhà xưởng, máy móc thiết bị,
giá trị quyền sử dụng đất... dùng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.
- TSCĐ sử dụng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng. Đây là
những TSCĐ do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho hoạt động phúc lợi, sự nghiệp, an
ninh, quốc phòng trong doanh nghiệp. Chẳng hạn như nhà ăn, nhà ở tập thể, câu lạc bộ,
trạm y tế, phòng đọc...
- TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ: là những TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp có trách nhiệm bảo quản, giữ hộ cho nhà nước, hay
cho doanh nghiệp khác.
Việc phân loại như trên giúp doanh nghiệp biết được kết cấu TSCĐ theo mục đích
sử dụng, từ đó có biện pháp quản lý, khai thác sử dụng, trích khấu hao thích hợp và hiệu
quả nhất.
* Căn cứ vào tình hình sử dụng
Theo tiêu thức này, tổng TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành các loại sau:
- TSCĐ đang sử dụng tại doanh nghiệp : đây là những TSCĐ của doanh nghiệp sử
dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng
của doanh nghiệp.
- TSCĐ cho thuê: là những TSCĐ do doanh nghiệp đầu tư song hiện tại doanh
nghiệp không trực tiếp khai thác sử dụng mà cho các đơn vị khác thuê theo những điều
kiện ràng buộc nhất định.
- TSCĐ chưa cần dùng: là những TSCĐ của doanh nghiệp cần thiết cho các hoạt
động của doanh nghiệp song hiện tại chưa được đưa ra sử dụng, đang trong quá trình dự
trữ, cất giữ để sử dụng sau này.
- TSCĐ không cần dùng chờ nhượng bán, thanh lý: là những TSCĐ không cần
thiết, hay không phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp, hoặc đã hư hỏng cần được
nhượng bán, thanh lý để giải phóng mặt bằng, thu hồi vốn đầu tư.
Cách phân loại này cho thấy thực trạng tình hình đầu tư, khai thác sử dụng TSCĐ
của doanh nghiệp, từ đó có thể đề ra các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng
TSCĐ.
* Căn cứ vào quyền sở hữu
Theo tiêu thức này, TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành hai loại:
+ TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp: bao gồm các loại TSCĐ được đầu
tư bằng nguồn vốn của doanh nghiệp, hoặc bằng nguồn vốn vay, doanh nghiệp có quyền
sở hữu và sử dụng chúng. Các TSCĐ này được đăng ký đứng tên doanh nghiệp.
+ TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp: là những TSCĐ của đơn vị
khác nhưng doanh nghiệp có quyền quản lý, sử dụng theo những điều kiện ràng buộc nhất
định. Thuộc nhóm TSCĐ này bao gồm ba loại: TSCĐ nhận của đối tác liên doanh, TSCĐ

1
Giáo trình Quản trị Tài chính

thuê ngoài và TSCĐ nhận giữ hộ, quản lý hộ.


- TSCĐ nhận của đối tác liên doanh là các tài sản do đối tác liên doanh góp theo
các hợp đồng hợp tác kinh doanh. Doanh nghiệp có quyền quản lý và sử dụng theo các
điều khoản của hợp đồng đã ký. Khi kết thúc hợp đồng, việc xử lý tài sản này cũng sẽ
được tiến hành theo hợp đồng, hay theo thoả thuận giữa các bên.
- TSCĐ thuê ngoài được hình thành theo hai phương thức: thuê tài chính và thuê
hoạt động.
TSCĐ thuê tài chính: là những TSCĐ được hình thành theo phương thức thuê tài
chính. Ở Việt Nam hiện nay, tài sản thuê tài chính là những tài sản thuê từ các tổ chức
kinh doanh có chức năng cho thuê tài chính (công ty cho thuê tài chính) và hợp đồng thuê
phải thoả mãn hai điều kiện sau:
(1) Khi kết thúc thời hạn thuê, bên đi thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản
thuê, hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê tài chính.
(2) Tổng số tiền thuê tài sản quy định trong hợp đồng thuê tài chính, ít nhất phải
tương đương với giá trị của tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký kết hợp đồng.
Nếu các hợp đồng thuê tài sản không thoả mãn bất kỳ điều kiện nào trong các điều
kiện kể trên thì hình thức thuê đó được gọi là thuê hoạt động.
Cách phân loại trên sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình và cơ cấu TSCĐ
theo nguồn hình thành và quyền sở hữu đối với TSCĐ, từ đó có thể đưa ra các biện pháp
quản lý, sử dụng và trích khấu hao thích hợp.
Tình hình TSCĐ của doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ được phản ánh tổng quát ở
bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp trong thời kỳ đó (sẽ giới thiệu cụ thể ở chương 7).

2.2. Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ


2.2.1. Khái niệm và mục đích khấu hao TSCĐ
Qua các nội dung nghiên cứu ở trên cho thấy, TSCĐ bị giảm dần giá trị trong quá
trình dự trữ và tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và đến một lúc nào
đó TSCĐ sẽ không sử dụng được nữa cần phải đổi mới và thay thế. Để có nguồn tài chính
đầu tư TSCĐ khi cần thiết, doanh nghiệp phải tính toán, xác định phần giá trị hao mòn
TSCĐ và dịch chuyển nó vào chi phí sản xuất kinh doanh, hay giá trị sản phẩm, dịch vụ
tạo ra. Phần giá trị này cần được thu hồi thông qua hoạt động khấu hao TSCĐ. Như vậy,
khấu hao TSCĐ là quá trình tính toán, xác định và thu hồi phần giá trị TSCĐ hao mòn đã
dịch chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh, hay giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
Trong thực tế, việc xác định chính xác giá trị TSCĐ hao mòn là không thể thực
hiện được. Hơn nữa, mục đích chủ yếu của khấu hao là xác định phần giá trị TSCĐ cần
được thu hồi và tích luỹ lại nhằm đảm bảo nguồn vốn cho tái đầu tư TSCĐ. Cho nên việc
xác định chính xác giá trị hao mòn TSCĐ không quan trọng bằng việc đạt được mục đích
của khấu hao. Vì vậy, việc tính khấu hao theo phương pháp nào còn tùy thuộc vào mục
đích thu hồi vốn, thực tế sử dụng tài sản ở mỗi doanh nghiệp và cơ chế quản lý khấu hao
TSCĐ của Nhà nước trong từng thời kỳ. Đó cũng là lý do giải thích tại sao, trong công tác
kế toán, việc khấu hao được thực hiện bằng cách phân bổ giá trị TSCĐ vào chi phí sản
xuất kinh doanh. Hay, khấu hao là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên
giá TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng của TSCĐ.
Phần giá trị hao mòn (hay phần giá trị TSCĐ phân bổ) được dịch chuyển vào chi

1
Giáo trình Quản trị Tài chính

phí sản xuất kinh doanh, hay giá trị sản phẩm, dịch vụ tạo ra được coi là một yếu tố chi
phí và được gọi là chi phí khấu hao TSCĐ. Bộ phận chi phí này thể hiện dưới hình thái
tiền tệ được gọi là tiền khấu hao. Sau khi sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được tiêu thụ số
tiền khấu hao được tích luỹ lại và trở thành nguồn tài chính quan trọng để đảm bảo tái đầu
tư TSCĐ của doanh nghiệp. Trên thực tế, khi chưa có nhu cầu đầu tư TSCĐ mới, nguồn
vốn thu hồi được từ việc khấu hao tồn tại dưới hình thức là một bộ phận tài sản lưu động
của doanh nghiệp và doanh nghiệp được sử dụng linh hoạt bộ phận này.

2.2.2.Căn cứ tính khấu hao TSCĐ


Để tính khấu hao TSCĐ, người ta thường dựa vào một số yếu tố như nguyên giá,
thời gian sử dụng TSCĐ, sản lượng theo công suất thiết kế và sản lượng thực tế của
TSCĐ...
2.2.2.1. Nguyên giá TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp bỏ ra để có được
TSCĐ tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Nói cách khác,
nguyên giá TSCĐ là toàn bộ giá trị đầu tư ban đầu vào TSCĐ.
Ở Việt Nam hiện nay, nguyên giá TSCĐ được xác định như sau:
*Đối với TSCĐ hữu hình
- TSCĐ hữu hình được hình thành theo phương thức mua sắm (kể cả mua mới và
cũ), nguyên giá TSCĐ bao gồm: giá mua thực tế phải trả, các khoản thuế (không bao gồm
các khoản thuế được khấu trừ, được hoàn lại) và các chi phí khác tính đến thời điểm đưa
TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay đầu tư TSCĐ, chi phí vận chuyển,
bốc dỡ, chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử TSCĐ, lệ phí trước bạ...
Trường hợp mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp thì nguyên
giá tài sản này bao gồm: giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua, các khoản thuế (không
bao gồm các khoản thuế được khấu trừ, được hoàn lại) và các chi phí khác tính đến thời
điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí
nâng cấp, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ... Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và
giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính theo kỳ hạn thanh
toán.
- TSCĐ hữu hình được mua dưới hình thức trao đổi. Khi doanh nghiệp đem tài sản
của mình để trao đổi lấy một TSCĐ hữu hình không tương tự, hoặc lấy một tài sản khác
thì nguyên giá TSCĐ nhận về được xác định là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về,
hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm,
hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản
thuế được khấu trừ, được hoàn lại) cộng (+) các chi phí khác tính đến thời điểm đưa
TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nâng cấp,
lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ...
- TSCĐ hữu hình được hình thành theo phương thức doanh nghiệp tự xây dựng
hoặc tự sản xuất. Nguyên giá TSCĐ loại này được cấu thành bởi các bộ phận như: giá
thành thực tế của TSCĐ, chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí trực tiếp khác tính đến thời
điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, các chi phí
không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí vượt định mức trong
xây dựng, hoặc sản xuất).

1
Giáo trình Quản trị Tài chính

- TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức giao
thầu, nguyên giá tài sản này là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy
chế quản lý đầu tư và xây dựng cộng (+) lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp
khác.
- TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến. Nguyên giá TSCĐ loại này
được xác định theo giá trị còn lại trên sổ kế toán TSCĐ ở các đơn vị cấp, đơn vị điều
chuyển, hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cộng (+) các chi phí mà
bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng
như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu
có),...
- TSCĐ hữu hình được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhận
lại vốn góp... Nguyên giá TSCĐ hữu hình loại này là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội
đồng giao nhận cộng (+) các chi phí mà bên nhận phải chi ra tính đến thời điểm đưa
TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nâng cấp,
lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ,...
* Đối với TSCĐ vô hình: Cách xác định nguyên giá của TSCĐ vô hình phụ thuộc
vào từng loại tài sản theo phương thức hình thành.
- TSCĐ vô hình mua sắm: việc xác định nguyên giá của TSCĐ này tương tự như
cách xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình loại mua sắm.
- TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp: Trong trường hợp này,
nguyên giá TSCĐ là các chi phí liên quan trực tiếp đến khâu thiết kế, xây dựng, sản xuất
thử nghiệm phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào sử dụng theo dự tính.
Riêng các chi phí phát sinh trong nội bộ để doanh nghiệp có nhãn hiệu hàng hóa,
quyền phát hành, danh sách khách hàng, chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu và
các khoản mục tương tự không được coi là bộ phận cấu thành nguyên giá TSCĐ vô hình
mà hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
- TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng: Nguyên giá tài sản này là giá trị
theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp phải
chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào sử dụng theo dự tính.
Đối với một số TSCĐ vô hình đặc thù, cách thức xác định nguyên giá như sau:
+ Quyền sử dụng đất: Nguyên giá của TSCĐ là quyền sử dụng đất (bao gồm quyền
sử dụng đất có thời hạn và quyền sử dụng đất lâu dài): là tiền chi ra để có quyền sử dụng
đất hợp pháp cộng (+) chi phí cho đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí
trước bạ... (không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất), hoặc là
giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn.
Riêng đối với trường hợp doanh nghiệp thuê đất thì tiền thuê đất được phân bổ dần
vào chi phí kinh doanh, không ghi nhận là TSCĐ vô hình.
+ Quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế. Nguyên giá của tài sản này là toàn
bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có quyền phát hành, bản quyền, bằng
sáng chế.
+ Nhãn hiệu hàng hóa. Nguyên giá của tài sản này được xác định là các chi phí
thực tế liên quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hóa.
+ Phần mềm máy vi tính. Nguyên giá của TSCĐ phần mềm máy vi tính (trong
trường hợp phần mềm là một bộ phận có thể tách rời với phần cứng có liên quan) là toàn

1
Giáo trình Quản trị Tài chính

bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có phần mềm máy vi tính.
* Đối với TSCĐ thuê tài chính: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị
thuê là giá trị hợp lý của tài sản thuê tại thời điểm bắt đầu thuê tài sản. Nếu giá trị hợp lý
của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tài sản tối thiểu, thì
nguyên giá được ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu. Chi phí
phát sinh ban đầu liên quan trực tiếp đến hoạt động thuê tài chính cũng được tính vào
nguyên giá của TSCĐ đi thuê.
Trong quá trình sử dụng TSCĐ, nguyên giá TSCĐ có thể thay đổi và cần xác định
lại khi có các nghiệp vụ nâng cấp, tháo dỡ bộ phận, hay đánh giá lại giá trị TSCĐ. Khi đó,
doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và nguyên giá TSCĐ được xác
định như sau:

CF nâng cấp Giá trị tháo dỡ các bộ phận


NG mới = NG cũ +
- (nếu có)
(nếu
2.2.2.2. Thời gian sử dụng TSCĐ
Thời gian sử dụng TSCĐ là thời gian doanh nghiệp dự kiến sử dụng TSCĐ vào
hoạt động kinh doanh phù hợp với các thông số kinh tế - kỹ thuật của TSCĐ và các yếu tố
khác có liên quan đến sự hoạt động của TSCĐ.
Thời gian sử dụng TSCĐ được xác định dựa vào một số yếu tố cơ bản sau:
(1) Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế;
(2) Hiện trạng TSCĐ khi đầu tư (mới hay cũ, thời gian TSCĐ đã sử dụng, thế hệ
TSCĐ, tình trạng thực tế của tài sản...);
(3) Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ: phụ thuộc vào điều kiện sử dụng TSCĐ thực tế
(thời gian, cường độ và trình độ sử dụng…) tại mỗi doanh nghiệp.
Ở Việt Nam hiện nay, thời gian sử dụng các loại TSCĐ được xác định như sau:
* Thời gian sử dụng TSCĐ hữu hình
- Đối với TSCĐ mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào qui định
hiện hành của Nhà nước về khung thời gian sử dụng TSCĐ để xác định thời gian sử dụng
của từng TSCĐ.
- Đối với TSCĐ đã qua sử dụng (TSCĐ cũ), thời gian sử dụng của tài sản này được
xác định như sau:

Thời gian Giá trị hợp lý Thời gian sử dụng


sử dụng của TSCĐ cũ của TSCĐ mới cùng loại
của =
TSCĐ cũ x (xác định theo qui định
hiện hành của nhà nước
(đã qua sử dụng) Giá bán của TSCĐ mới
về khung thời gian
cùng loại
sử dụng TSCĐ)
(hoặc của TSCĐ tương
đương trên thị trường)
Trong đó:
Giá trị hợp lý của TSCĐ cũ là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp mua
bán, trao đổi), hoặc giá trị còn lại của TSCĐ (trong trường hợp được cấp, được điều
chuyển), hoặc giá trị theo đánh giá của Hội đồng giao nhận (trong trường hợp được cho,

1
Giáo trình Quản trị Tài chính

biếu tặng, nhận vốn góp)…


Trường hợp doanh nghiệp muốn xác định thời gian sử dụng của TSCĐ khác với
khung thời gian sử dụng do Nhà nước qui định, doanh nghiệp phải giải trình rõ các căn cứ
để xác định thời gian sử dụng của TSCĐ đó để Bộ Tài chính xem xét, quyết định.
Nếu phát sinh các hoạt động (như nâng cấp, hay tháo dỡ một hay một số bộ phận
của TSCĐ...) nhằm kéo dài hoặc rút ngắn thời gian sử dụng đã xác định trước đó của
TSCĐ, doanh nghiệp phải tiến hành xác định lại thời gian sử dụng của TSCĐ theo ba yếu
tố trên tại thời điểm hoàn thành nghiệp vụ phát sinh, đồng thời phải lập biên bản nêu rõ
các căn cứ làm thay đổi thời gian sử dụng.
* Thời gian sử dụng TSCĐ vô hình: Doanh nghiệp tự xác định thời gian sử dụng
của từng TSCĐ vô hình nhưng tối đa không quá 20 năm. Riêng đối với TSCĐ vô hình là
quyền sử dụng đất có thời hạn thì thời gian sử dụng của tài sản này là thời hạn được phép
sử dụng đất theo quy định.
* Thời gian sử dụng TSCĐ thuê tài chính: Nếu trong hợp đồng thuê tài sản, doanh
nghiệp đi thuê cam kết không mua tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính, thì doanh
nghiệp đi thuê xác định thời gian sử dụng TSCĐ thuê tài chính theo thời hạn thuê trong
hợp đồng làm căn cứ để tính khấu hao tài sản này. Ngược lại, doanh nghiệp xác định thời
gian sử dụng TSCĐ thuê tài chính theo cách thức xác định thời gian sử dụng TSCĐ hữu
hình nêu trên.

2.2.2.3. Các căn cứ khác


Ngoài nguyên giá và thời gian sử dụng của TSCĐ, để tính khấu hao TSCĐ một
cách linh hoạt và phù hợp với tình hình khai thác sử dụng TSCĐ, tùy theo phương pháp
khấu hao người ta còn có thể dựa vào một số yếu tố khác như giá trị còn lại của TSCĐ, số
lượng, khối lượng sản phẩm được sản xuất trong kỳ, sản lượng theo công suất thiết kế,
diện tích canh tác...

2.2.3.Các phương pháp khấu hao TSCĐ


2.2.3.1. Phương pháp khấu hao đường thẳng - Straight line depreciation method
Phương pháp khấu hao đường thẳng (còn được gọi là phương pháp khấu hao
tuyến tính cố định, khấu hao bình quân theo thời gian): là phương pháp khấu hao mà tỷ lệ
khấu hao và mức khấu hao hàng năm được xác định theo một mức cố định trong suốt thời
gian sử dụng TSCĐ. Công thức xác định mức khấu hao hàng năm như sau:
NG
M= N
Trong đó: + NG: nguyên giá của TSCĐ
+ N: thời gian sử dụng của TSCĐ (tính theo năm)
+ M: mức khấu trung bình hàng năm.
Hoặc:
1
M= x NG
N
Đặt T = 1 / N , T được gọi tỷ lệ khấu hao bình quân hàng năm, ta có:

2
Giáo trình Quản trị Tài chính

M = NG x T
Nếu doanh nghiệp thực hiện việc trích khấu hao theo quý, hoặc theo tháng thì lấy
mức khấu hao trung bình năm chia cho số quý, hoặc số tháng trong năm.
Trường hợp thời gian sử dụng, hay nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp
phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách lấy giá trị còn lại
trên sổ kế toán chia cho thời gian sử dụng xác định lại, hoặc thời gian sử dụng còn lại (đ-
ược xác định là chênh lệch giữa thời gian sử dụng đã đăng ký trừ thời gian đã sử dụng)
của TSCĐ.
Ví dụ: Công ty ABC mua một TSCĐ dùng cho hoạt động kinh doanh với nguyên
giá được xác định là 60 triệu đồng. Theo quy định của Nhà nước, khung thời gian sử dụng
của TSCĐ này từ 4 đến 8 năm, doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng là 5 năm. Các kết
quả tính toán như sau:
Tỷ lệ khấu hao của TSCĐ là : 1/5 = 0,2 (20%)
Mức khấu hao trung bình năm : 60 trđ / 5 = 12
trđ Mức khấu hao trung bình tháng : 12 trđ / 12 = 1
trđ
Có thể minh họa mức khấu hao TSCĐ trên bằng đồ thị như sau:

M (triệu đồng)

12

1 2 3 4 5 N (năm)
* Ưu nhược điểm của phương pháp:
Phương pháp khấu hao theo đường thẳng có ưu điểm là cách tính toán đơn giản,
mức khấu hao được phân bổ đều qua các năm, tạo điều kiện để doanh nghiệp ổn định chi
phí kinh doanh và giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là
mức khấu hao không phản ánh chính xác mức độ hao mòn, cũng như năng lực phục vụ
thực tế của TSCĐ trong các thời kỳ sử dụng khác nhau.
Ở Việt Nam, theo QĐ 206/2003/QĐ-BTC, phương pháp khấu hao đường thẳng có
thể được áp dụng đối với mọi TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh. Riêng đối với
các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao, được tính khấu hao nhanh nhưng
tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh
chóng đổi mới công nghệ. TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao
nhanh phải là máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm, thiết bị và
phương tiện vận tải, dụng cụ quản lý, súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khấu
hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi.

2.2.3.2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh - Declining
balance depreciation method
Khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh là phương pháp khấu hao trong đó

2
Giáo trình Quản trị Tài chính

mức khấu hao trong những năm đầu của thời gian sử dụng TSCĐ được xác định bằng
cách lấy giá trị còn lại của TSCĐ nhân với một tỷ lệ khấu hao điều chỉnh. Còn trong
những năm cuối của thời gian sử dụng TSCĐ thì mức khấu hao được xác định theo
phương pháp đường thẳng dựa trên giá trị còn lại và thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ.
Tỷ lệ khấu hao điều chỉnh và mức khấu hao hàng năm được xác định theo các công thức
sau:
M(i) = G(i) x Tđc
Tđc = T x H
Trong đó: M(i) : Mức khấu hao năm thứ i.
G(i) : giá trị còn lại của TSCĐ ở đầu năm thứ i.
i là số nguyên và nằm trong đoạn [1-N]
Tđc : Tỷ lệ khấu hao điều chỉnh
T : là tỷ lệ khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng
(T = 1 / N)
H : Hệ số điều chỉnh, được xác định như sau:
H = 1,5 nếu N ≤ 4 năm
H = 2,0 nếu 4 năm < N ≤ 6 năm
H = 2,5 nếu N > 6 năm
Riêng những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư
giảm dần nói trên bằng hoặc thấp hơn giá trị trung bình (tính bằng cách lấy giá trị còn lại
chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ), thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính
bằng giá trị trung bình kể trên.
Trong phương pháp khấu hao này, nếu doanh nghiệp muốn thực hiện việc trích
khấu hao hàng quý, hoặc hàng tháng thì lấy mức khấu hao năm chia cho số quý, hoặc số
tháng trong năm.
Ví dụ: Một doanh nghiệp đầu tư một TSCĐ là thiết bị sản xuất có nguyên giá là
100 trđ và có thời gian sử dụng được xác định là 5 năm. Nếu khấu hao theo phương pháp
này thì kết quả khấu hao như sau:
N = 5 =>H=2; T = 1/N = 1/5 = 0,2 và Tđc = TxH = 0,2 x 2 = 0,4 (40%)

t G(i) Tđc Cách tính số khấu M(i) Khấu hao luỹ Giá trị
hao hàng năm (trđ) kế (trđ) còn lại
1 100,0 40% 100 x 40% 40,0 40,0 60,0
2 60,0 40% 60 x 40% 24,0 64,0 36,0
3 36,0 40% 36 x 40% 14,4 78,4 21,6
4 21,6 -- 21,6 : 2 10,8 89,2 10,8
5 10,8 -- 21,6 : 2 10,8 100,0 0

* Ưu nhược điểm của phương pháp:


Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh có ưu điểm là cho phép
doanh nghiệp có thể thu hồi phần lớn vốn đầu tư TSCĐ ngay từ những năm đầu (do mức
khấu hao của TSCĐ trong những năm đầu là rất cao). Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn tài chính này để nhanh chóng đổi mới TSCĐ, giảm
hao mòn vô hình. Tuy vậy, phương pháp này cũng có một số nhược điểm là: mức khấu

2
Giáo trình Quản trị Tài chính

hao chưa phản ánh chính xác mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ, làm cho chi phí và giá
thành không ổn định, cách tính tương đối phức tạp, không thống nhất trong suốt thời gian
sử dụng TSCĐ.
Có thể minh họa mức khấu hao hàng năm của TSCĐ trên bằng đồ thị sau:

M(i)

50.00

40.00

30.00
M(i)
20.00

10.00

0.00 1 2 3 4 5
M(i) 40.00 24.00 14.40 10.80 10.80

Năm

Ở Việt Nam, theo QĐ 206/2003/QĐ-BTC, phương pháp khấu hao theo số dư giảm
dần có điều chỉnh chỉ được áp dụng đối với những TSCĐ là các loại máy móc, thiết bị,
dụng cụ làm việc, đo lường, thí nghiệm đầu tư mới (chưa qua sử dụng) tham gia vào hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.

2.2.3.3. Phương pháp khấu hao theo tỷ lệ khấu hao giảm dần - Declining rate
depreciation method
Phương pháp khấu hao theo tỷ lệ khấu hao giảm dần (còn gọi là phương pháp khấu
hao luỹ thoái) là phương pháp khấu hao theo đó mức khấu hao hàng năm được xác định
bằng cách lấy nguyên giá TSCĐ nhân với tỷ lệ khấu hao giảm dần qua các năm. Tỷ lệ
khấu hao và mức khấu hao hàng năm được xác định như sau:
M(i) = T(i) x NG

Số năm sử dụng còn lại của TSCĐ (N-i+1).2


T(i) = =
Tổng số các số thứ tự năm sử dụng của TSCĐ N(N+1)

Trong đó: M(i): mức khấu hao của TCSĐ năm thứ
i T(i): tỷ lệ khấu hao năm thứ i
NG : nguyên giá TSCĐ
N : thời gian sử dụng của TSCĐ (năm)
i: số thứ tự năm sử dụng
1 ≤ i ≤ N, i là số nguyên.

2
Giáo trình Quản trị Tài chính

Ví dụ: Một TSCĐ nguyên giá 100 trđ, thời gian sử dụng dự kiến là 4 năm. Tỷ lệ
khấu hao và mức khấu hao theo phương pháp này được tính như sau:
i = 1 → T(1) = 2(4-1+1)/4(4+1)= 8/20 = 0,4 hay 40%
và M(1) = T(1) x NG = 40% x 100 = 40 trđ
Tính tương tự như thế ở các năm tiếp theo ta có bảng kết quả sau:

i T (i) M(i) Khấu hao luỹ kế Giá trị còn lại


1 40% 40 40 60
2 30% 30 70 30
3 20% 20 90 10
4 10% 10 100 0
Có thể minh họa mức khấu hao TSCĐ trên bằng đồ thị sau:
50,000,000.00

40,000,000.00

30,000,000.00 M(i)

20,000,000.00

10,000,000.00
1 2 3 4

0.00 40,000,000.00 30,000,000.00 20,000,000.00 10,000,000.00

Năm
M(i)

* Ưu nhược điểm của phương pháp:


Phương pháp khấu hao theo tỷ lệ khấu hao giảm dần có ưu điểm là mức khấu hao
ở những năm đầu sử dụng TSCĐ lớn, giúp doanh nghiệp có thể thu hồi phần lớn vốn đầu
tư ngay từ những năm đầu. Từ đó, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng tái đầu tư
đổi mới TSCĐ, ngăn ngừa hạn chế được hao mòn vô hình. So với phương pháp khấu hao
theo số dư giảm dần có điều chỉnh thì phương pháp này còn có ưu điểm là cách tính toán
mức khấu hao hàng năm được thống nhất trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ. Tuy nhiên,
phương pháp này còn có nhược điểm là mức khấu hao không phản ánh đúng mức hao
mòn thực tế của TSCĐ, mức khấu hao giảm dần qua các năm cho nên đã làm cho chi phí
kinh doanh và giá thành sản phẩm không ổn định, thêm vào đó việc tính khấu hao theo
phương pháp này cũng phức tạp.

2.2.3.4. Phương pháp khấu hao theo sản lượng


Đây là phương pháp khấu hao theo đó tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao được xác
định trên cơ sở số lượng, khối lượng sản phẩm (gọi tắt là sản lượng) mà TSCĐ thực tế sản
xuất được trong kỳ và sản lượng biểu hiện thời gian sử dụng hữu ích (sản lượng theo thiết
kế) của TSCĐ. Công thức tính như sau:
Mi = NG x (Si / So)
Trong đó: Mi: Mức trích khấu hao TSCĐ trong kỳ
i NG: Nguyên giá TSCĐ
Si: Sản lượng thực tế mà TSCĐ sản xuất được trong kỳ i
So: Tổng sản lượng theo công suất thiết kế của TSCĐ.

2
Giáo trình Quản trị Tài chính

Ở đây, So biểu hiện thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ, còn Si phản ánh mức độ
thực tế khai thác, sử dụng TSCĐ.
Trường hợp công suất thiết kế, hoặc nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp
phải xác định lại mức trích khấu hao của TSCĐ theo công suất mới hoặc nguyên giá mới.
Ví dụ: Công ty ABC mua máy trộn bê tông mới với nguyên giá 400 triệu đồng.
Công suất thiết kế của máy trộn bê tông này là 2 m 3/giờ. Tổng sản lượng theo công suất
thiết kế của TSCĐ này là 20.000 m 3. Khối lượng sản phẩm đạt được trong năm thứ nhất
của máy trộn bê tông này là:

Tháng Khối lượng sản phẩm Tháng Khối lượng sản phẩm
hoàn thành (m3) hoàn thành (m3)
1 400 7 400
2 450 8 500
3 480 9 560
4 460 10 540
5 500 11 560
6 550 12 550

Mức trích khấu hao của máy trộn bê tông theo phương pháp khấu hao theo sản
lượng được xác định như sau:

Tháng Sản lượng thực tế Mức trích khấu hao


(m3) (triệu đồng)
1 400 400 x (400/20.000) = 8,0
2 450 400 x (450/20.000) = 9,0
3 480 400 x (480/20.000) = 9,6
4 460 400 x (460/20.000) = 9,2
5 500 400 x (500/20.000) = 10,0
6 550 400 x (550/20.000) = 11,0
7 400 400 x (400/20.000) = 8,0
8 500 400 x (500/20.000) = 1,0
9 560 400 x (560/20.000) = 11,2
10 540 400 x (540/20.000) = 10,8
11 560 400 x (560/20.000) = 11,2
12 550 400 x (550/20.000) = 11,0
Cả năm 119,0

* Ưu nhược điểm của phương pháp:


Phương pháp khấu hao theo sản lượng có ưu điểm là mức khấu hao gắn liền với
mức độ khai thác sử dụng TSCĐ. Do đó, nó phản ánh tương đối chính xác mức độ hao
mòn TSCĐ do khai thác sử dụng. Bên cạnh đó, việc khấu hao không lệ thuộc vào thời
gian sử dụng TSCĐ nên đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động tận dụng khai thác
triệt để công suất, công dụng của TSCĐ nhằm nhanh chóng thu hồi vốn để đổi mới
TSCĐ.

2
Giáo trình Quản trị Tài chính

Tuy vậy, phương pháp này cũng có một số nhược điểm sau:
- Phạm vi áp dụng phương pháp này bị giới hạn bởi vì không phải TSCĐ nào cũng
có thông số biểu hiện đời sống kinh tế hữu ích của nó. Thêm vào đó, việc xác định các
thông số trong nhiều trường hợp gặp khó khăn do sự không ổn định của môi trường khai
thác, sử dụng TSCĐ. Chẳng hạn, cùng một máy móc thiết bị nếu sử dụng trong môi
trường có nhiệt độ không cao, độ ẩm thấp và chấp hành tốt các quy định sử dụng và bảo
quản thì đời sống kinh tế hữu ích sẽ cao hơn so với trường hợp sử dụng ở môi trường có
nhiệt độ và độ ẩm cao và bảo quản không tốt, hay một phương tiện vận tải nếu sử dụng
trên đường loại 1 và bảo đảm tải trọng theo quy định thì đời sống kinh tế sẽ dài hơn so với
phương tiện vận tải trên đường loại 2,3... và quá tải trọng.
- Trong trường hợp mức độ khai thác, sử dụng TSCĐ thấp thì mức khấu hao sẽ
không thể phản ánh mức độ hao mòn do tiến bộ khoa học kỹ thuật và do điều kiện tự
nhiên gây ra dẫn đến kéo dài thời gian khấu hao. Do đó, để tránh xảy ra trường hợp này,
người ta chỉ áp dụng phương pháp khấu hao theo sản phẩm khi công suất khai thác TSCĐ
phải đạt ở mức tối thiểu nhất định.
Trong thực tế phương pháp khấu hao kể trên được vận dụng trong nhiều ngành như
xây dựng cơ bản, giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp... Tuy nhiên, thông số để tính
khấu hao lúc đó không phải là sản lượng mà là số km vận chuyển, số ca máy hoạt động,
diện tích canh tác...
Ở Việt Nam, theo QĐ 206/2003/QĐ-BTC, phương pháp khấu hao theo sản phẩm
chỉ được áp dụng đối với những TSCĐ thoả mãn các điều kiện:
- TSCĐ là các loại máy móc, thiết bị tham gia vào hoạt động kinh doanh và trực
tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;
- Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết
kế của TSCĐ;
- Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn
50% công suất thiết kế.

2.3. Quản lý TSCĐ


TSCĐ là bộ phận tài sản quan trọng và không thể thiếu được đối với mọi doanh
nghiệp. Mặt khác, quá trình đầu tư, sử dụng những tài sản này có thể bị thất thoát, lãng
phí do bị hư hỏng trước thời hạn, ứ đọng không sử dụng, doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ
nên không thể thu hồi được vốn, giá trị tài sản bị giảm sút do tác động của lạm phát tiền
tệ, tỷ giá... Do đó, doanh nghiệp cần phải quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ
nhằm bảo toàn, phát triển giá trị của chúng và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tổng
tài sản của doanh nghiệp. Trong quản lý TSCĐ, cần quan tâm giải quyết một số vấn đề
sau:

2.3.1.Khai thác, tạo lập nguồn vốn để hình thành, duy trì quy mô và cơ cấu TSCĐ
thích hợp
Khai thác và tạo lập nguồn vốn để hình thành và duy trì quy mô TSCĐ thích hợp
là hoạt động đầu tiên trong công tác quản trị TSCĐ. Việc khai thác và tạo lập nguồn hình
thành TSCĐ sẽ quyết định đến quy mô và ảnh hưởng đến sự tồn tại của các TSCĐ. Do
đó, để tạo lập nguồn vốn thích hợp, trước hết các doanh nghiệp cần phải xác định cơ cấu

2
Giáo trình Quản trị Tài chính

tài sản và nhu cầu vốn đầu tư TSCĐ. Đồng thời cần nắm bắt được đặc điểm và thời gian
luân chuyển của từng loại tài sản. Sau đó, phải xác định được một cơ cấu nguồn tài trợ
TSCĐ đáp ứng được các yêu cầu của cơ cấu vốn mục tiêu, giảm thiểu chi phí sử dụng vốn
và mang tính khả thi.
Để đầu tư TSCĐ, doanh nghiệp có thể khai thác lựa chọn, hoặc sử dụng kết hợp
một số nguồn vốn sau:
+ Quỹ khấu hao, quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận để lại của doanh nghiệp.
+ Vốn ngân sách Nhà nước (đối với doanh nghiệp Nhà nước).
+ Vốn vay, vốn huy động qua phát hành chứng khoán.
+ Vốn liên doanh, liên kết.
+ Các nguồn khác: thuê tài chính, thuê hoạt động...
Mỗi nguồn vốn đều có ưu, nhược điểm riêng với điều kiện khai thác và chi phí sử
dụng khác nhau. Vấn đề này sẽ được nghiên cứu kỹ hơn ở chương 4. Doanh nghiệp cần
cân nhắc lựa chọn để xác lập một cơ cấu nguồn vốn thích hợp.

2.3.2.Quản lý quá trình sử dụng TSCĐ


* Về mặt hiện vật, công tác quản lý TSCĐ của doanh nghiệp phải quan tâm tới các
nội dung sau:
+ Thực hiện đúng quy chế về quản lý đầu tư và xây dựng. Tất cả các dự án đầu tư
hình thành TSCĐ của doanh nghiệp đều phải được lập, thẩm định, tổ chức thực hiện và
quản lý đúng theo các quy định của Nhà nước. Công tác này sẽ giúp cho doanh nghiệp có
được các dự án đầu tư TSCĐ mang tính khả thi và có hiệu quả nhất.
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện đúng các quy trình sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng
và sửa chữa TSCĐ nhằm duy trì năng lực phục vụ của tài sản và ngăn ngừa, hạn chế tình
trạng TSCĐ bị hư hỏng trước thời hạn sử dụng. Nếu phải sửa chữa lớn TSCĐ cần phải
cân nhắc hiệu quả kinh tế của nghiệp vụ này.
+ Khai thác tối đa công suất, công dụng của tài sản, tránh tình trạng TSCĐ không
sử dụng, bị ứ đọng, bị mất mát.
+ Nhượng bán và thanh lý nhanh chóng những TSCĐ không cần dùng và đã hư
hỏng để giải phóng mặt bằng, đảm bảo an toàn lao động và thu hồi phần giá trị TSCĐ bị ứ
đọng.
* Về mặt giá trị, để bảo toàn và phát triển bộ phận giá trị đã đầu tư vào TSCĐ,
doanh nghiệp cần thực hiện tốt các công tác sau:
- Xác định và phản ánh đúng nguyên giá và thời gian sử dụng dự kiến của TSCĐ.
Đây là cơ sở để xác định đúng quy mô vốn đầu tư ban đầu và là căn cứ để tính khấu hao
chính xác.
- Đánh giá đúng giá trị còn lại của TSCĐ để xác định đúng quy mô vốn hiện có,
quy mô vốn phải bảo toàn, đồng thời điều chỉnh kịp thời giá trị TSCĐ, tạo điều kiện tính
đúng, tính đủ chi phí khấu hao.
- Quản lý chặt chẽ quá trình luân chuyển của bộ phận giá trị đã đầu tư vào TSCĐ.
Do đặc điểm của TSCĐ là tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, trong
quá trình ấy, hình thái vật chất ban đầu của TSCĐ hầu như không đổi, song giá trị của
TSCĐ bị giảm dần và dịch chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh, nên giá trị TSCĐ dễ
bị thất thoát. Chính vì thế, nhà quản trị tài chính cần phải quản lý và theo dõi chặt chẽ quá

2
Giáo trình Quản trị Tài chính

trình luân chuyển của bộ phận giá trị này. Đó là:


Xác định đúng phạm vi khấu hao TSCĐ
Về nguyên tắc, mọi TSCĐ của doanh nghiệp có liên quan và phục vụ cho các hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ thì đều phải trích khấu hao. Mức trích khấu
hao được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Những TSCĐ không liên
quan và không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì không
trích khấu hao.
Ở Việt Nam hiện nay, các TSCĐ sau được trích khấu hao:
+ TSCĐ của doanh nghiệp đang được sử dụng vào các hoạt động sản xuất kinh
doanh tại doanh nghiệp nhưng chưa khấu hao hết.
+ TSCĐ của doanh nghiệp dùng cho kinh doanh nhưng ngừng sử dụng vì lý do
thời vụ.
+ TSCĐ của doanh nghiệp cho thuê hoạt động.
+ TSCĐ doanh nghiệp nhận của các đối tác góp vốn theo hình thức liên doanh, liên
kết.
+ TSCĐ của doanh nghiệp đem thế chấp, cầm cố để vay vốn.
+ TSCĐ thuê tài chính. Mặc dù đây không phải là TSCĐ của doanh nghiệp nhưng
doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng và trích khấu hao như là TSCĐ thuộc
quyền sở hữu của mình.
Cũng theo quy định hiện hành của Nhà nước, những trường hợp TSCĐ không
được trích khấu hao bao gồm:
+ TSCĐ đi thuê hoạt động, bảo quản hộ cho đơn vị khác.
+ TSCĐ thuộc dự trữ Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý hộ, giữ hộ.
+ TSCĐ phục vụ cho hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như: nhà trẻ, câu lạc
bộ, nhà truyền thống, nhà ăn... Các tài sản thuộc các đơn vị sự nghiệp, an ninh quốc
phòng trong doanh nghiệp.
+ TSCĐ phục vụ cho nhu cầu chung của toàn xã hội, không phục vụ cho hoạt động
kinh doanh của riêng doanh nghiệp như đê đập, cầu cống, đường xá... mà Nhà nước giao
cho doanh nghiệp quản lý.
+ TSCĐ của doanh nghiệp đã khấu hao hết nguyên giá song vẫn còn sử dụng vào
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+ TSCĐ của doanh nghiệp chưa khấu hao hết nguyên giá nhưng đã hư hỏng chờ
xử lý (doanh nghiệp phải xác định nguyên nhân, quy trách nhiệm đền bù, đòi bồi thường
thiệt hại, tiến hành thanh lý. )
+ TSCĐ của doanh nghiệp trong thời gian ngừng sử dụng để tiến hành nâng cấp
hoặc sửa chữa, tháo dỡ theo kế hoạch.
+ TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài của doanh nghiệp. Đây là TSCĐ đặc
biệt, không có hao mòn nên doanh nghiệp chỉ ghi nhận nguyên giá và không tính khấu
hao.
+ TSCĐ khác không tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Riêng đối với các TSCĐ của doanh nghiệp phục vụ cho các hoạt động phúc lợi, sự
nghiệp... doanh nghiệp không trích khấu hao nhưng phải quản lý, theo dõi các TSCĐ này
như đối với các TSCĐ dùng trong hoạt động kinh doanh và tính mức hao mòn của các
TSCĐ này (nếu có); mức hao mòn hàng năm được xác định bằng cách lấy nguyên giá

2
Giáo trình Quản trị Tài chính

chia cho thời gian sử dụng của TSCĐ xác định theo quy định hiện hành. Nếu các TSCĐ
này có tham gia vào hoạt động kinh doanh thì trong thời gian TSCĐ tham gia vào hoạt
động kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện tính và trích khấu hao vào chi phí kinh doanh
của doanh nghiệp theo mức hao mòn tính ở trên.
Nguyên tắc phản ánh nguyên giá và tính khấu hao TSCĐ: Theo quy định hiện
hành, việc phản ánh tăng (giảm) nguyên giá TSCĐ trên sổ sách kế toán được thực hiện tại
thời điểm phát sinh nghiệp vụ tăng (giảm) TSCĐ để đảm bảo tính kịp thời trong công tác
hạch toán kế toán. Việc trích khấu hao, hoặc thôi trích khấu hao đối với các TSCĐ được
thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, giảm, hoặc ngừng
tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Lựa chọn phương pháp khấu hao và xác định mức khấu hao thích hợp
Mục đích của khấu hao là nhằm thu hồi bộ phận giá trị đã đầu tư vào TSCĐ. Do
đó, về nguyên tắc mức khấu hao phải phản ánh đúng mức độ hao mòn và năng lực phục
vụ thực tế của TSCĐ. Nếu mức khấu hao thấp hơn giá trị hao mòn thực tế của TSCĐ thì
sẽ không đảm bảo việc thu hồi vốn đầy đủ, kịp thời, làm cho số vốn thực tế còn lại ở
TSCĐ nhỏ hơn giá trị sổ sách và kết quả kinh doanh bị thổi phồng lên một cách giả tạo.
Ngược lại, nếu mức khấu hao cao hơn giá trị hao mòn thực tế của TSCĐ thì sẽ làm tăng
chi phí và giá thành một cách giả tạo, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó,
doanh nghiệp cần xem xét mục tiêu, yêu cầu trong đầu tư và thu hồi vốn, đặc điểm của
từng loại TSCĐ cũng như các mối quan hệ giữa chi phí, giá thành với giá bán sản phẩm
để có phương pháp khấu hao thích hợp, vừa đảm bảo thu hồi vốn, vừa không gây ra
những đột biến trong giá cả.
Quản lý, sử dụng tiền khấu hao theo đúng nguồn hình thành TSCĐ
TSCĐ được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, do đó phải theo dõi và quản lý
chặt chẽ tiền khấu hao theo từng nguồn hình thành. Về nguyên tắc, TSCĐ được hình
thành bằng nguồn vốn vay thì tiền khấu hao phải dùng để trả nợ vay, TSCĐ được hình
thành từ nguồn liên doanh, liên kết thì tiền khấu hao được tích luỹ lại để hoàn trả vốn góp
cho đối tác khi kết thúc hợp đồng liên doanh, còn TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn
chủ sở hữu thì tiền khấu hao được tích luỹ lại để tái đầu tư TSCĐ khi cần thiết, hoặc tạm
thời bổ sung vốn lưu động của doanh nghiệp.

2
Giáo trình Quản trị Tài chính

Chương 3: QUẢN TRỊ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG

Trong các doanh nghiệp, giá trị TSLĐ thường chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng
giá trị tài sản. Vì vậy, quản lý và sử dụng một cách hợp lý các loại TSLĐ có ảnh hưởng
rất lớn đến việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, mặc dù hầu hết
các vụ phá sản, làm ăn thua lỗ trong kinh doanh là hệ quả của nhiều yếu tố chứ không
phải chỉ do việc quản lý TSLĐ yếu kém, nhưng có thể khẳng định rằng sự bất lực trong
việc hoạch định, kiểm soát TSLĐ và các khoản nợ là một nguyên nhân quan trọng dẫn
đến sự thất bại của nhiều công ty. Nội dung của chương 3 tập trung giải quyết các vấn đề
sau:
- Giới thiệu các loại TSLĐ theo một số tiêu thức nghiên cứu.
- Luận giải những yêu cầu và nội dung cơ bản của hoạt động quản trị 3 bộ phận
chính của TSLĐ, đó là: quản trị tiền, quản trị khoản phải thu và quản trị hàng tồn kho.

3.1. Phân loại TSLĐ của doanh nghiệp


3.1.1. Khái niệm
Như đã đề cập trong chương 2, để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh với
bất kỳ quy mô nào, người kinh doanh cần phải có một số tài sản nhất định. Nếu căn cứ
vào vai trò của tài sản đối với quá trình tái sản xuất, tài sản của doanh nghiệp bao gồm: tư
liệu lao động và đối tượng lao động. Tư liệu lao động thường được cấu thành bởi 2 bộ
phận là TSCĐ và các công cụ lao động. Các công cụ lao động này cùng với đối tượng lao
động hợp thành TSLĐ của doanh nghiệp.
Ở Việt Nam hiện nay, theo hệ thống chuẩn mực kế toán, chuẩn mực số 21 về “trình
bày báo cáo tài chính”, tài sản ngắn hạn (hay TSLĐ) là những tài sản thỏa mãn một trong
các đặc điểm sau:
- Được dự tính để bán hoặc sử dụng trong khuôn khổ của chu kỳ kinh doanh bình
thường của doanh nghiệp.
- Được nắm giữ chủ yếu cho mục đích thương mại, hoặc cho mục đích ngắn hạn và
dự kiến thu hồi hoặc thanh toán trong vòng 1 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán.
- Là tiền hoặc tài sản tương đương tiền mà việc sử dụng không gặp một hạn chế
nào.
Như vậy, TSLĐ của doanh nghiệp là toàn bộ những tài sản thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp có thời gian sử dụng, thu hồi, hoặc luân chuyển giá trị trong vòng một năm,
hoặc một chu kì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

3.1.2. Đặc điểm của TSLĐ


TSLĐ bao gồm nhiều loại khác nhau, nhưng nhìn chung chúng có một số đặc điểm
sau:
- Trong quá trình sản xuất kinh doanh TSLĐ luôn vận động, thay thế và chuyển
hóa lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục.
- Mỗi bộ phận TSLĐ có đặc điểm luân chuyển giá trị khác nhau. Bộ phận TSLĐ là
hàng hóa, hoặc nguyên vật liệu thì luân chuyển giá trị toàn bộ một lần trong một chu kỳ
kinh doanh. Bộ phận TSLĐ là công cụ lao động thì luân chuyển dần dần từng bộ phận giá
trị của chúng.

3
Giáo trình Quản trị Tài chính

- TSLĐ luân chuyển giá trị nhanh hơn TSCĐ.


- TSLĐ trong các doanh nghiệp có lĩnh vực, ngành nghề, nghiệp vụ sản xuất kinh
doanh khác nhau thì đặc điểm luân chuyển giá trị cũng khác nhau.

3.1.3. Phân loại TSLĐ


Phân loại TSLĐ là việc phân chia, sắp xếp TSLĐ của doanh nghiệp ra thành từng
nhóm nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý TSLĐ. Tùy theo ngành nghề, lĩnh vực
kinh doanh mà TSLĐ của doanh nghiệp được cấu thành bởi các bộ phận khác nhau. Sau
đây là một số tiêu thức phân loại thường được sử dụng.
* Dựa vào các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh TSLĐ được chia thành
TSLĐ trong khâu dự trữ, TSLĐ trong khâu sản xuất và TSLĐ trong khâu lưu thông.
+ TSLĐ trong khâu dự trữ bao gồm nguyên vật liệu, nhiên liêu, phụ tùng thay thế,
công cụ lao động… dự trữ để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
có thể tiến hành được thường xuyên, liên tục.
+ TSLĐ trong khâu sản xuất bao gồm sản phẩm dở dang, bán thành phẩm. Trong
doanh nghiệp thương mại thuần tuý thì không có bộ phận TSLĐ ở khâu này.
+ TSLĐ trong khâu lưu thông bao gồm thành phẩm, tiền, các khoản thế chấp ký
quỹ ký cược ngắn hạn, tiền trong thanh toán…
* Dựa vào hình thái biểu hiện của tài sản thì TSLĐ của doanh nghiệp được chia
thành: vật tư, hàng hoá và tiền.
+ Vật tư, hàng hoá bao gồm nguyên nhiên vật liệu, công cụ, dụng cụ, bao bì, vật
đóng gói, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm và hàng hoá đang được dự trữ
ở các khâu và địa điểm của quá trình kinh doanh như: hàng mua và hàng bán đang đi trên
đường, hàng đợi kiểm nghiệm, hàng gửi bán, hàng tại kho và các điểm bán hàng.
+ Tiền: bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản
vốn trong thanh toán.
* Ở Việt Nam, theo cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp hiện hành, TSLĐ của
các doanh nghiệp bao gồm:
+ Tiền, bao gồm: tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.
+ Các khoản phải thu, bao gồm: phải thu từ khách hàng (người mua), phải thu từ
nhà cung cấp (người bán) trong trường hợp trả trước tiền hàng, phải thu từ nhà nước về
thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, phải thu nội bộ, các khoản phải thu khác và dự phòng
các khoản phải thu khó đòi.
+ Vật tư, hàng tồn kho, bao gồm: Hàng mua đang đi trên đường; nguyên liệu, vật
liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa tồn kho; hàng gửi bán, dự phòng giảm giá
hàng hóa tồn kho.
+ TSLĐ khác, gồm: tạm ứng, chi phí trả trước, tài sản thiếu chờ xử lý, các khoản
cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn.
Việc phân loại TSLĐ có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản trị tài chính
doanh nghiệp. Qua nghiên cứu giúp nhà quản trị thấy được tính hợp lý hoặc không hợp lý
của các bộ phận tài sản cũng như cơ cấu vốn đầu tư của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp
điều chỉnh cho phù hợp.
Tình hình TSLĐ của doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ được phản ánh tổng quát ở
bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp trong thời kỳ đó (sẽ được giới thiệu cụ thể trong

3
Giáo trình Quản trị Tài chính

chương 7).

3.2. Quản trị tiền


3.2.1. Động cơ của việc giữ tiền
Tiền là một bộ phận TSLĐ không sinh lời hoặc tỷ lệ sinh lời rất thấp. Hơn nữa, do
sức mua của tiền tệ luôn có xu hướng giảm đi do ảnh hưởng của lạm phát, nên có thể nói
tỷ lệ sinh lời thực của tiền là một số âm. Bởi vậy việc duy trì mức tiền hợp lý nhằm thoả
mãn các nhu cầu chi tiêu tiền là một vấn đề quan trọng liên quan đến hiệu quả kinh doanh
chung của doanh nghiệp.
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần giữ một lượng tiền nhất định bởi các lý do
chính sau đây:
- Một là, để thực hiện các giao dịch: Động cơ chủ yếu của nắm giữ tiền trong
doanh nghiệp là để làm thông suốt các giao dịch kinh doanh. Tiền là tài sản có tính lỏng
cao nhất. Từ tiền doanh nghiệp có thể chuyển ngay sang các hàng hóa khác. Nếu doanh
nghiệp không giữ tiền mà chỉ giữ các tài sản khác thì các chi phí giao dịch có thể rất cao,
hơn nữa lại mất nhiều thời gian cho một giao dịch kinh doanh thông thường vì các tài sản
khác có tính thanh khoản thấp hơn. Từ tài sản đang nắm giữ doanh nghiệp phải chuyển nó
thành tiền, sau đó mới dùng tiền để mua hàng hóa mà doanh nghiệp cần. Động cơ này gọi
là động cơ kinh doanh.
- Hai là, để đáp ứng nhu cầu chi trả và thanh toán: Ngoài nhu cầu sử dụng tiền để
mua tài sản, hàng ngày hàng giờ ở doanh nghiệp còn phải dùng tiền để thanh toán các
món nợ, các khoản phải trả, phải nộp khác như: trả lương công nhân, nộp thuế nhà
nước… Nếu không có tiền để thanh toán các khoản phải trả, phải nộp tất yếu cũng gây
nên những khó khăn và bất lợi nhất định đối với doanh nghiệp.
- Ba là, để dự phòng và đầu cơ: Dòng tiền vào và ra của doanh nghiệp đôi khi
không thể dự đoán trước được. Do vậy, doanh nghiệp cần phải giữ một lượng tiền nhất
định để phục vụ cho các nhu cầu ngẫu nhiên, không xác định được trước. Điều đó giúp
doanh nghiệp duy trì được khả năng thanh toán, ổn định tình hình tài chính của doanh
nghiệp ở mọi thời điểm. Ngoài ra, tiền còn được dùng để thỏa mãn lợi thế mua sắm của
doanh nghiệp khi có cơ hội kinh doanh. Nguồn tiền này được gọi là ngân qũy đầu cơ.
Ưu điểm của việc nắm giữ tiền:
-Thanh toán nhanh các nghĩa vụ đối với chủ nợ,
-Có nhiều cơ hội kinh doanh,
-Có cơ hội nhận được chiết khấu,
-Đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động thay đổi theo mùa.

3.2.2.Nội dung quản trị tiền


Quản trị tiền đề cập đến việc quản lý tiền mặt, tiền đang chuyển và tiền gửi ngân
hàng. Đối với doanh nghiệp, nội dung của quản lý tiền bao gồm: Tăng tốc độ thu hồi tiền,
giảm tốc độ chi tiêu và lập ngân sách thu chi tiền tệ. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, việc thực
hiện mục tiêu đẩy nhanh tốc độ thu tiền và giảm tốc độ chi tiêu có mối quan hệ trực tiếp
với chính sách quản lý hàng tồn kho, chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp và
mục tiêu trên không phải lúc nào cũng thực hiện được. Trên thực tế vẫn có những thời
điểm hoặc thời kỳ doanh nghiệp phải tăng chi và giảm tốc độ thu tiền.

3
Giáo trình Quản trị Tài chính

* Tăng tốc độ thu hồi tiền


Một nguyên tắc đơn giản trong quản lý tiền là tăng tốc độ thu hồi tiền. Nguyên tắc
này giúp công ty ổn định tình hình tài chính, tình hình thanh toán và tăng khả năng sinh
lời trên khối lượng tiền thu hồi sớm và do đó có thể tăng vốn cho đầu tư.
Có nhiều biện pháp để tăng tốc độ thu hồi tiền:
- Áp dụng các biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán sớm bằng cách đưa
lại cho khách hàng các mối lợi như áp dụng chính sách chiết khấu đối với các khoản nợ
được thanh toán trước, hay đúng hạn.
- Áp dụng các phương thức thanh toán phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
- Lựa chọn các phương tiện chuyển tiền và địa điểm thanh toán thích hợp.
- Tổ chức công tác theo dõi và đôn đốc thu hồi công nợ.
* Giảm tốc độ chi tiêu
Cùng với việc tăng tốc độ thu hồi tiền, doanh nghiệp còn có thể thu lợi bằng cách
giảm tốc độ chi tiêu để có thêm tiền đầu tư sinh lợi. Có một số chiến thuật mà doanh
nghiệp có thể sử dụng để chậm thanh toán các hoá đơn mua hàng như:
- Tận dụng tối đa thời gian chậm thanh toán trong giới hạn cho phép.
- Lựa chọn phương thức, phương tiện và địa điểm thanh toán thích hợp.
- Thay vì dùng tiền thanh toán sớm các hoá đơn mua hàng người quản lý tài chính
có thể trì hoãn việc thanh toán trong phạm vi thời gian mà các chi phí tài chính, tiền phạt,
hay sự suy giảm vị thế tín dụng của doanh nghiệp thấp hơn những lợi ích từ việc thanh
toán chậm mang lại…
* Lập ngân sách thu chi tiền tệ
Việc tăng tốc độ thu hồi tiền và giảm tốc độ chi tiêu trong phạm vi những giới hạn
và vị thế tín dụng của doanh nghiệp là những nội dung quan trọng của quản lý tiền. Tuy
nhiên, điều đó không đủ hỗ trợ cho các nhà quản lý tài chính trong việc thoả mãn các nhu
cầu chi tiêu và đầu tư sinh lợi bằng tiền của doanh nghiệp. Bởi vậy, một nội dung quan
trọng khác của quản lý tiền là việc hoạch định ngân sách (kế hoạch) thu chi tiền. Để lập
được kế hoạch này doanh nghiệp phải dự báo được tổng thu và nhu cầu chi tiền trong kỳ.
Tổng lượng tiền thu được trong kỳ thường bao gồm:
- Bán hàng kỳ trước thu tiền trong kỳ này (tiền hàng bán chịu kỳ trước).
- Bán hàng kỳ này thu tiền trong kỳ này (tiền hàng bán trả ngay).
- Bán hàng kỳ sau thu tiền trong kỳ này (tiền hàng người mua trả trước).
- Các khoản thu khác.
Tổng lượng tiền chi trong kỳ thường bao gồm:
- Mua hàng kỳ trước trả tiền trong kỳ này (tiền hàng mua chịu kỳ trước).
- Mua hàng kỳ này trả tiền trong kỳ này (tiền hàng mua trả ngay).
- Mua hàng kỳ sau trả tiền trong kỳ này (tiền hàng trả trước người bán).
- Trả lương cán bộ công nhân trong kỳ.
- Tiền thuế phải nộp trong kỳ.
- Lãi vay phải trả trong kỳ.
- Các khoản chi khác.
Kế hoạch thu chi tiền tệ thường được xây dựng theo quý, tháng và tuần. Yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến tính xác thực của ngân sách thu chi tiền là những dự báo về
doanh số bán hàng, mua hàng và tình hình thanh toán.

3
Giáo trình Quản trị Tài chính

Kết quả dự báo về tình hình thu chi tiền là cơ sở quan trọng giúp nhà quản trị tài
chính có thể đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm đảm bảo ổn định tài chính và nâng cao
hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Ví dụ: khi dự báo thấy tiền dư thừa, doanh
nghiệp có thể sử dụng số tiền này để đầu tư chứng khoán có khả năng thanh khoản cao,
ngược lại khi thiếu hụt cần tổ chức huy động nguồn thích hợp để bảo đảm khả năng thanh
toán.
Bảng 3.1 dưới đây cho thấy một mẫu về hoạch định ngân sách thu chi tiền của
doanh nghiệp.
Bảng 3.1: DỰ BÁO THU CHI TIỀN TỆ CỦA DOANH NGHIỆP

Khoản mục Tháng


12 1 2 3 4 5 6
Thu
1. Doanh số bán
2. Bán chịu
3. Thu sau 1 tháng
4. Thu sau 2 tháng
5. Thu tiền bán hàng trả ngay trong tháng
6. Tổng thu trong tháng
Chi
1. Trị giá nguyên vật liệu mua trong tháng
2. Trả tiền ng.vật liệu mua trong tháng
3. Trả tiền ng.vật liệu mua chịu kỳ trước
4. Trả lương + thưởng
5. Các khoản chi phí khác
6. Thuế
7. Đầu tư vào TSCĐ
8. Chia lợi tức cổ phần
Tổng chi trong tháng (2+3+…+8)
Chênh lệch thu chi trong tháng
Mức tiền cần duy trì trong tháng
Số dư (thiếu hụt) tiền so với mục tiêu

* Mô hình về mức tồn trữ tiền tối ưu


Sau đây chúng ta xem xét nội dung cơ bản của mô hình về mức tồn trữ tiền tối ưu
của doanh nghiệp do nhà kinh tế học người Mỹ Wiliam J. Baumol đưa ra năm 1952.
Hình 3.1 cho thấy sự biến động của mức dự trữ tiền và mức dự trữ tiền bình quân
của doanh nghiệp. Trước hết mô hình này dựa trên một số giả định sau:
- Số tiền vượt quá một mức tiêu chuẩn nhất định sẽ được đầu tư vào các chứng
khoán.
- Lượng tiền dự trữ ổn định trong kỳ là xác định.
- Thời gian chuyển hoán chứng khoán thành tiền là không đáng kể.
- Chi phí để chuyển chứng khoán thành tiền có tính cố định, không phụ thuộc vào
độ lớn của kim ngạch chuyển hoán.

3
Giáo trình Quản trị Tài chính

- Người chịu trách nhiệm quản lý tiền của doanh nghiệp luôn hướng tới mục tiêu
tối thiểu hoá chi phí dự trữ tiền.

c/2

0
Thời gian

Hình 3.1. Sự biến động của mức dự trữ tiền và mức dự trữ bình quân
Với những giả định này, tổng chi phí liên quan đến việc dự trữ tiền bao gồm:
-Chi phí có tính cố định phát sinh khi chuyển hoán chứng khoán thành tiền.
-Chi phí của việc duy trì mức dự trữ tiền, tức là số lợi tức mất đi do không thể đầu
tư số tiền này vào các chứng khoán có giá (một dạng của chi phí cơ hội).
Nếu ký hiệu: T là tổng kim ngạch (nhu cầu) chi tiền trong một thời kỳ nhất định,
B là chi phí mỗi lần chuyển các chứng khoán đang lưu giữ thành tiền,
C là kim ngạch (thị giá) chứng khoán mỗi lần chuyển hoán,
i là tỷ suất sinh lợi của chứng khoán (tỷ lệ sinh lời cơ hội do giữ tiền).
Ta có, số lần chuyển hoán trong một kỳ là T/C và tổng chi phí để chuyển hoán
trong kỳ là (T/C).B
Mặt khác chi phí để duy trì lượng tiền dự trữ được xác định căn cứ vào lượng tiền
dự trữ bình quân (C/2) nhân với i tức là (C/2).i
Như vậy tổng chi phí liên quan đến việc lưu giữ tiền của doanh nghiệp trong một
kỳ là:
T C
K= xB+ xi
C 2
Để tổng chi phí dự trữ tiền là nhỏ nhất, lấy vi phân của K theo C sau đó cho bằng
không sẽ tìm được kim ngạch chuyển hoá tối ưu mỗi lần C* là:
2BT
C* = i

Ví dụ: Giả sử một doanh nghiệp dự đoán tổng kim ngạch chi tiền trong 8 tuần là
400 triệu đồng. Chi phí cho việc chuyển đổi chứng khoán thành tiền mỗi lần là 0,25 triệu
đồng, tỷ suất lợi tức trong 8 tuần là 2% (lấy lãi suất trên thị trường là 13%/năm: 52tuần x
8 tuần). Khi đó kim ngạch chuyển hoán tối ưu là:

3
Giáo trình Quản trị Tài chính

2 x 0,25 x 400
C* = 0,02 = 100 triệu đồng

Điều này có nghĩa là cán cân tiền sẽ được bổ sung hai tuần một lần bằng cách bán
các loại chứng khoán có giá trị 100 triệu đồng. Trong 8 tuần, theo kế hoạch sẽ có 4 lần
giao dịch (400 tr : 100 tr) và chí phí giao dịch là 4 x 0.25 tr = 1 trđ, chi phí cơ hội là
(100/2) x 0.02 = 1 trđ. Với bất kỳ giá trị nào của C khác 100 trđ thì doanh nghiệp đều phải
chịu một lượng chi phí lớn hơn.

3.2.3. Quản trị đầu tư chứng khoán thanh khoản cao


Việc quản lý tiền liên quan chặt chẽ với việc quản lý các loại tích sản gần với tiền -
các loại chứng khoán có khả năng chuyển đổi thành tiền (tính thanh khoản - Liquidity)
cao. Các loại tích sản này đóng vai trò như một lớp đệm cho tiền: số dư tiền có thể dễ
dàng đầu tư vào các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao đồng thời các loại chứng
khoán này có thể được bán rất nhanh với chi phí thấp để thoả mãn những nhu cầu cấp
bách về tiền. Hình 3.2 cho thấy mối quan hệ giữa dòng tiền và các chứng khoán thanh
khoản cao được sử dụng để duy trì tiền ở mức mong muốn.

Các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao

Đầu tư tạm thời bằng cách mua chứng khoán có tính thanh khoản cao
Bán chứng khoán có tính thanh khoản cao để giữ cân bằng thu c

Tiền
Dòng chi tiền
Dòng thu tiền
Chi mua hàng
- Bán hàng thu tiền ngay
Thanh toán hoá đơn mua hàng
- Thu tiền bán hàng
trả chậm

Hình 3.2. Mối quan hệ giữa dòng tiền và chứng khoán

Các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao là những công cụ tài chính được
mua bán trên thị trường tiền tệ, hay thị trường vốn có tính linh hoạt rất cao. Nhiều công cụ
của thị trường tiền tệ có thời gian đáo hạn ngắn hơn một năm được coi là những tích sản
gần như tiền. Trong công tác quản lý tài chính, các nhà quản lý thường đầu tư các khoản
tiền nhàn rỗi vào các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao trong trường hợp mức tồn
quĩ tạm thời cao hơn mức ấn định. Ngược lại, khi cán cân tiền của doanh nghiệp giảm
thấp hơn mức ấn định, các loại chứng khoán này được dùng để chuyển đổi nhanh thành

3
Giáo trình Quản trị Tài chính

tiền.

Các chứng khoán thanh khoản cao thường có thu nhập thấp hơn các loại tài sản
đang hoạt động. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp thường vẫn đầu tư vào các loại chứng
khoán này bởi các lý do sau:
- Dùng để thay thế tiền dưới hình thức tài sản gần tiền. Khi hết tiền doanh nghiệp
có thể dễ dàng bán chứng khoán để tái tạo vốn tiền tệ cần thiết.
- Là hình thức đầu tư tạm thời. Hình thức này thường xuất hiện trong một số doanh
nghiệp kinh doanh có tính mùa vụ.
Khi đầu tư vào các loại chứng khoán, cần xem xét, cân nhắc kỹ các biến số sau:
* Tính thanh khoản: tức là khả năng chuyển đổi chứng khoán thành tiền. Đặc tính
này được xét trên hai mặt: Giá bán của chứng khoán và thời gian cần thiết để bán chúng.
Hai yếu tố này có mối quan hệ với nhau, chẳng hạn thời gian bán sẽ rất ngắn nếu có một
sự nhượng bộ về giá bán. Một chứng khoán được coi là có tính thanh khoản cao nếu nó có
thể được chuyển nhượng nhanh chóng mà người bán không phải có những nhượng bộ
quan trọng về giá bán.
* Tính rủi ro: Rủi ro trong đầu tư chứng khoán thường bao gồm:
- Rủi ro khánh tận tài chính: là loại rủi ro mà người phát hành chứng khoán không
có khả năng chi trả tiền lãi và gốc theo lịch trình thanh toán. Trừ các loại chứng khoán do
Chính phủ phát hành, tất cả các loại chứng khoán công ty đều có rủi ro này ở một mức độ
nào đó.
- Rủi ro lãi suất: là những rủi ro về sự thay đổi giá trị thị trường của các loại chứng
khoán mà chủ yếu là do những biến động của các loại lãi suất trên thị trường làm cho lãi
suất thực của chứng khoán thấp hơn lãi suất danh nghĩa của nó.
- Rủi ro về sức mua: là loại rủi ro xảy ra khi sức mua thực tế của tiền tệ tại thời
điểm nhận được lợi nhuận đầu tư bị giảm xuống do tác động của lạm phát. Loại rủi ro này
hầu như không đáng kể trong các hoạt động đầu tư ngắn hạn.
- Ngoài ra, hoạt động đầu tư chứng khoán còn có thể có các rủi ro khác như: rủi ro
hối đoái, rủi ro thanh khoản,…
* Lợi nhuận kỳ vọng: Tỷ lệ sinh lời kỳ vọng của một chứng khoán là một yếu tố rất
quan trọng cần được đánh giá thận trọng khi lựa chọn đầu tư vào các loại chứng khoán.
Mặt khác, giữa lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro có mối liên hệ với nhau, rủi ro càng cao thì lợi
nhuận kỳ vọng càng lớn. So với cổ phiếu, trái phiếu công ty và các công cụ đầu tư dài hạn
khác, các chứng khoán ngắn hạn có mức rủi ro thấp nên tính thanh khoản của chúng cao
hơn.
* Khả năng chịu thuế: Phạm vi chịu thuế của những khoản lợi nhuận do đầu tư
chứng khoán mang lại là một sự cân nhắc quan trọng khi đánh giá lợi nhuận thuần kỳ
vọng của các chứng khoán. Tại một số nước, lợi nhuận do các loại trái phiếu Chính phủ
mang lại được miễn thuế thu nhập, còn lợi nhuận từ các loại chứng khoán khác đều phải
chịu thuế. Bởi vậy, trước khi ra quyết định đầu tư về một loại chứng khoán nào đó cần
phải xem xét tỷ lệ sinh lời sau thuế là bao nhiêu.
* Thời gian đáo hạn: Khi cần phải bán gấp một loại chứng khoán nào đó thì việc
phải nhượng bộ về giá cả là điều khó tránh khỏi. Để hạn chế đến mức thấp nhất việc phải
bán đột xuất các loại chứng khoán cần phải thiết lập một danh mục đầu tư chứng khoán

3
Giáo trình Quản trị Tài chính

có nhiều mức đáo hạn khác nhau phù hợp với nhu cầu tài chính của doanh nghiệp.

3.3. Quản trị khoản phải thu


Trong thực tiễn kinh doanh, các doanh nghiệp thường phải bán chịu hàng hoá của
mình trong một thời gian nhất định. Trong khi chờ thu các khoản tiền này, doanh nghiệp
vẫn tiếp tục bán hàng và do đó sẽ lại xuất hiện các khoản bán chịu mới. Đồng thời doanh
nghiệp cũng có các khoản mua chịu hàng hoá từ các doanh nghiệp khác. Như vậy, việc
mua chịu, bán chịu là công việc thường xuyên phát sinh trong quá trình kinh doanh của
doanh nghiệp.
Độ lớn khoản phải thu của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tốc độ
thu hồi nợ cũ, tốc độ tạo ra nợ mới và sự tác động của các yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát
của doanh nghiệp như chu kỳ suy thoái của nền kinh tế, khủng hoảng tiền tệ. Doanh
nghiệp cần đặc biệt chú ý tới các yếu tố mà mình có thể kiểm soát được nhằm tác động tới
độ lớn và chất lượng của khoản phải thu, trong đó đáng lưu ý là chính sách tín dụng.

3.3.1. Chính sách tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tín dụng
* Chính sách tín dụng
Bán chịu hàng hoá là một hình thức doanh nghiệp cấp tín dụng cho các khách hàng
của mình (tín dụng thương mại) và là nguyên nhân phát sinh các khoản phải thu. Độ lớn
và rủi ro của các khoản phải thu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chính sách tín dụng
là một nhân tố quan trọng. Chính sách tín dụng của doanh nghiệp được thực hiện thông
qua việc kiểm soát các biến số sau:
- Tiêu chuẩn tín dụng. Nguyên tắc chỉ đạo là phải xác định được tiêu chuẩn tín
dụng tức là sức mạnh tài chính tối thiểu và có thế chấp nhận được của các khách hàng
mua chịu. Nếu khách hàng có sức mạnh tài chính hay vị thế tín dụng thấp hơn những tiêu
chuẩn đó thì sẽ bị từ chối cấp tín dụng theo hình thức bán chịu hàng hoá. Tiêu chuẩn tín
dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chính sách của doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ, giá
trị sản phẩm cao hay thấp…
- Chiết khấu thanh toán: là biện pháp khuyến khích khách hàng trả tiền sớm bằng
cách thực hiện việc giảm giá đối với các trường hợp mua hàng trả tiền trước thời hạn.
- Thời hạn bán chịu (thời hạn tín dụng): là quy định về độ dài thời gian của các
khoản tín dụng.
Chiết khấu thanh toán và thời gian bán chịu chỉ rõ hình thức của khoản tín dụng.
Chẳng hạn, một thương vụ mua bán có quy định “2/10 net 30”. Điều đó có nghĩa là doanh
nghiệp áp dụng tỷ lệ chiết khấu 2% nếu hoá đơn bán hàng được thanh toán trong vòng 10
ngày kể từ ngày giao hàng. Mặt khác, số tiền hàng phải được thanh toán trong vòng 30
ngày, nếu không đúng hạn sẽ phải chịu lãi suất phạt (lãi suất quá hạn).
- Chính sách thu tiền: bao gồm các quy định về cách thức thu tiền như thu 1 lần
hay nhiều lần, hay trả góp và biện pháp xử lý đối các khoản tín dụng quá hạn.
* Các yếu tố tác động đến chính sách tín dụng
Có nhiều yếu tố tác động đến chính sách tín dụng của doanh nghiệp. Sau đây là
một số yếu tố cơ bản:
+ Điều kiện của doanh nghiệp
Đặc điểm về sản phẩm, ngành nghề kinh doanh và tiềm lực tài chính là những yếu

3
Giáo trình Quản trị Tài chính

tố tác động trực tiếp đến chính sách tín dụng của doanh nghiệp . Doanh nghiệp có quy mô
lớn, có tiềm lực tài chính mạnh, sản phẩm có thời gian sử dụng lâu bền thường cho phép
mở rộng chính sách tín dụng hơn các doanh nghiệp ít vốn, sản phẩm dễ hư hỏng, mất
phẩm chất, khó bảo quản. Đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có tính thời
vụ, trong thời kỳ sản phẩm của doanh nghiệp có nhu cầu tiêu thụ lớn cần khuyến khích
tiêu thụ để thu hồi vốn.
+ Điều kiện của khách hàng
Điều kiện của khách hàng được đánh giá dựa vào các phán đoán sau:
(1) Vốn hay sức mạnh tài chính (Capital): là thước đo về tình hình tài chính của
một doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến rủi ro thanh toán. Yếu tố này được xác định dựa vào
quy mô vốn chủ sở hữu, tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp, khả năng sinh lợi từ hoạt
động kinh doanh.
(2) Khả năng thanh toán (Capacity): được đánh giá qua các hệ số thanh toán
chung, hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán lãi vay… của khách hàng.
(3) Tư cách tín dụng (Character): là thái độ tự giác đối với việc thanh toán nợ của
khách hàng. Yếu tố này được coi là rất quan trọng vì mỗi một giao dịch tín dụng được
ngầm hiểu là một sự hứa hẹn thanh toán.
(4) Vật thế chấp (Collateral): là tài sản khách hàng dùng đảm bảo cho món nợ của
mình.
(5) Điều kiện kinh tế (Condition): là sự phát triển của nền kinh tế nói chung và
mức độ phát triển của từng vùng địa lý nói riêng có ảnh hưởng đến việc thanh toán của
khách hàng đối với món nợ.
Thông tin về khách hàng có thể thu thập được thông qua việc điều tra trực tiếp như
phân tích báo cáo tài chính của khách hàng, phỏng vấn trực tiếp, phân tích thông tin thu
thập từ các nhà cung cấp trước đó, đến thăm khách hàng… Đồng thời, có thể thu thập
thông tin từ các trung tâm xử lý dữ liệu về vị thế tín dụng của các doanh nghiệp.
Kết quả điều tra là căn cứ quan trọng để xác định chính sách tín dụng đối với
khách hàng. Nếu khách hàng có tiềm lực tài chính hạn chế, uy tín (hay tư cách tín dụng)
thấp không thể thực hiện một chính sách tín dụng nới lỏng như những khách hàng có tiểm
lực tài chính mạnh, luôn giữ chữ tín trong quan hệ thanh toán.
+ Lợi ích kinh tế đạt được khi thực hiện chính sách tín dụng
Để đánh giá lợi ích kinh tế đạt được khi thực hiện chính sách tín dụng, doanh
nghiệp cần dự báo, tính toán các thông số sau:
- Số lượng và giá bản sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dự kiến tiêu thụ. Thông thường,
doanh thu sẽ có xu hướng tăng lên khi các tiêu chuẩn tín dụng được nới lỏng, tỷ lệ chiết
khấu tăng, thời gian bán chịu dài và phương thức thu tiền bớt gắt gao.
- Các chi phí phát sinh do tăng các khoản nợ: chi phí quản lý nợ phải thu, chi phí
thu hồi nợ, chi phí rủi ro.
- So sánh lợi nhuận gộp do doanh số bán tăng lên với những chi phí tăng thêm do
sự thay đổi của chính sách tín dụng gây ra.
+ v.v…
Việc thiết lập chính sách tín dụng có ảnh hưởng rất lớn tới tình hình kinh doanh
của doanh nghiệp. Bởi vì, nếu các tiêu chuẩn tín dụng quá cao có thể loại bỏ nhiều khách
hàng tiềm năng, do đó làm giảm lợi nhuận. Ngược lại, nếu tiêu chuẩn tín dụng quá thấp

3
Giáo trình Quản trị Tài chính

có thể làm tăng doanh số bán nhưng đồng thời cũng làm cho rủi ro tín dụng tăng, gia tăng
các khoản nợ khó đòi, chi phí thu tiền cũng tăng lên.

3.3.2. Phân tích, đánh giá các khoản phải thu


Người làm công tác quản lý tài chính phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản phải
thu, đồng thời thường xuyên đôn đốc khách nợ để thu hồi đúng hạn. Theo định kỳ nhất
định, doanh nghiệp phải tiến hành phân loại tổng nợ phải thu và chi tiết theo từng khách
nợ. Tổng nợ phải thu có thể phân loại theo các tiêu thức sau:
- Nhóm 1, nợ loại A (nợ có độ tin cậy cao hay nợ đủ tiêu chuẩn): thường bao gồm
các khoản nợ trong hạn mà doanh nghiệp đánh giá có đủ khả năng thu hồi đúng hạn. Các
khách nợ này thường là những doanh nghiệp vững chắc về tài chính, về tổ chức, uy tín và
thương hiệu.
- Nhóm 2, nợ loại B (nợ có rủi ro thấp hay nợ cần chú ý): thường bao gồm các
khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày và các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn nợ. Các khách nợ
này thường là những doanh nghiệp có tình hình tài chính khá tốt, khách nợ truyền thống,
có độ tin cậy.
- Nhóm 3, nợ loại C (nợ quá hạn có thể thu hồi được hay nợ dưới tiêu chuẩn):
thường bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày và các khoản nợ đã cơ
cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn cơ cấu lại. Các khách nợ này
thường là những doanh nghiệp có tình hình tài chính không ổn định, hiện tại có khó khăn
nhưng có triển vọng phát triển hoặc cải thiện.
- Nhóm 4, nợ loại D (nợ ít có khả năng thu hồi và nợ quá hạn khó đòi hay nợ nghi
ngờ): thường bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày và các khoản nợ đã cơ
cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày theo thời hạn cơ cấu lại. Các khách nợ
này thường là những doanh nghiệp có tình hình tài chính xấu, không có triển vọng rõ ràng
hoặc khách nợ cố ý không thanh toán nợ.
- Nhóm 5, nợ loại E (nợ không thể thu hồi được hay nợ có khả năng mất vốn):
thường bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày và các khoản nợ đã cơ cấu lại thời
hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn cơ cấu lại. Các khách nợ này thường là
những doanh nghiệp phá sản hoặc chuẩn bị phá sản không có khả năng trả nợ hoặc không
tồn tại.
Kết quả phân loại nợ là cơ sở quan trọng giúp nhà quản trị xác định đúng thực
trạng và tính hữu hiệu của các chính sách thu tiền của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ nợ xấu
(bao gồm các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5) cao, chứng tỏ chất lượng quản trị khoản phải
thu của doanh nghiệp còn yếu kém. Doanh nghiệp cần nhanh chóng triển khai các biện
pháp giải quyết thích hợp. Đồng thời, đây cũng là căn cứ để xây dựng chính sách tín dụng
trong các kỳ tiếp theo.

4
Giáo trình Quản trị Tài chính

Bảng 3.2: BẢNG XẾP HẠNG NỢ CỦA DOANH NGHIỆP


STT Nhóm Xếp Các dấu hiệu Các biện pháp
nợ hạng đặc trưng kiểm soát nợ
1 Nợ có độ A Khách nợ là những doanh Sử dụng các biện pháp
tin cậy cao nghiệp vững chắc về tài kiểm soát nợ thông
chính, về tổ chức, uy tín và thường, duy trì mối quan
thương hiệu hệ tốt với khách nợ.
2 Nợ có rủi B Khách nợ là những doanh Sử dụng các biện pháp
ro thấp nghiệp có tình hình tài kiểm soát nợ thông
chính khá tốt, khách nợ thường.
truyền thống, có độ tin cậy.
3 Nợ quá hạn C Khách nợ là những doanh Theo dõi chặt chẽ để thu
nhưng có nghiệp có tình hình tài nợ, có giải pháp đặc biệt
thể thu hồi chính không ổn định, hiện phù hợp với từng món nợ.
tại có khó khăn nhưng có
triển vọng phát triển hoặc
cải thiện.
4 Nợ ít có D Khách nợ là những doanh Áp dụng các biện pháp đặc
khả năng nghiệp có tình hình tài biệt, theo dõi chặt chẽ, tận
thu hồi và chính xấu, không có triển dụng cơ hội thu nợ.
nợ quá vọng rõ ràng hoặc khách nợ
hạn cố ý không thanh toán nợ.
khó đòi
5 Nợ không E Khách nợ là những doanh Nợ thuộc nhóm phải xóa
thể thu hồi nghiệp phá sản hoặc chuẩn sổ, không làm phát sinh
được bị phá sản không có khả thêm chi phí kiểm soát nợ.
năng trả nợ hoặc không tồn Xác định chi phí tổn thất
tại. trong kinh doanh.

Ngoài ra, để theo dõi các khoản phải thu (KPT) có thể sử dụng các công cụ sau:
(1) Kỳ thu tiền bình quân (The Average Collection Period - ACP)
Kỳ thu tiền bình quân (còn gọi là số ngày của một vòng quay các khoản phải thu)
phản ánh số ngày cần thiết bình quân để thu được các khoản phải thu. Nó được tính bằng
cách lấy số dư bình quân khoản phải thu nhân (x) với 360 ngày rồi chia cho tổng doanh
thu trong kỳ.
360 Số dư bình quân
Kỳ thu tiền = KPT x 360
bình quân =
Số vòng quay KPT
Doanh thu trong kỳ
Ví dụ: Số dư khoản phải thu của công ty ABC ngày 1/1/N là 500 triệu đồng, ngày
31/12/N là 650 triệu đồng. Doanh thu năm N của công ty là 5.950 triệu đồng. Kỳ thu tiền
bình quân năm N của công ty được xác định như sau:

4
Giáo trình Quản trị Tài chính

Kỳ thu tiền (500 + 600)


:2 x 360 = 34,8 (ngày)
bình quân
=
5.950

Kỳ thu tiền bình quân ngắn, chứng tỏ doanh nghiệp không bị đọng vốn trong khâu
thanh toán. Ngược lại, nếu kỳ thu tiền dài chứng tỏ thời gian thu hồi khoản phải thu chậm.
Tuy nhiên, để đánh giá thực trạng này tốt hay xấu còn phụ thuộc vào chính sách tín dụng
thương mại và thực tế thanh toán nợ của từng khoản phải thu. Trong nhiều trường hợp do
công ty muốn chiếm lĩnh thị trường thông qua bán hàng trả chậm, hay tài trợ cho các chi
nhánh đại lý nên dẫn tới kỳ thu tiền bình quân tăng lên.
(2) Phân tích “tuổi” của các khoản phải thu
Phương pháp phân tích này dựa trên thời gian biểu về tuổi của các khoản phải thu
tức là khoảng thời gian có thể thu được tiền của các khoản phải thu để phân tích.
Ví dụ: Doanh số bán chịu của công ty ABC trong tháng 1 là 26,4 triệu đồng, tháng
2 là 48,0 triệu và tháng 3 là 24,6 triệu đồng. Đến ngày 31/3, giá trị hoá đơn bán chịu chưa
thu được tiền bao gồm: 10% doanh số tháng 1, 30% doanh số tháng 2 và 90% doanh số
tháng 3. Như vậy, tổng giá trị các khoản phải thu ngày 31/3 là:
0,1 x 26,4 + 0,3 x 48,0 + 0,9 x 24,6 = 2,64 + 14,4 + 22,14 = 39,18 triệu đồng
Dựa vào các số liệu ở bảng sau ta biết được tuổi của các khoản phải thu đến ngày
31/3.

Tuổi của các khoản phải thu Tỷ lệ % (làm tròn số) so với tổng số tiền
(ngày) phải thu tính đến ngày 31/3
0-15 30%
16-30 26%
31-45 21%
46-60 16%
61-75 4%
75-90 3%
100%

Tổng số nợ phải thu theo số liệu ở trên là 39,18 triệu đồng trong đó 2,64 triệu đồng
(gần 7%) là tiền bán hàng trong tháng 1 chưa thu được nên thời gian nợ là từ 61 đến 90
ngày (90 ngày đối với món nợ phát sinh ngày 1/1).
Tương tự như vậy, số tiền chưa thu của tháng 2 là 14,4 triệu đồng (chiếm gần 37%)
có số ngày phải thu là từ 31 đến 60 ngày. Cuối cùng, khoản tiền 22,14 triệu đồng (chiếm
trên 56%) của tháng 3 có số ngày phải thu là từ 0 đến 30 ngày.
Xác định “tuổi” của các khoản phải thu cho phép đánh giá một cách chi tiết hơn
quy mô và độ dài thời gian tương ứng của các khoản phải thu đó tại một thời điểm nhất
định. Đây là căn cứ quan trọng để doanh doanh nghiệp lựa chọn các biện pháp quản lý và
chính sách thu tiền thích hợp.
(3) Mô hình số dư khoản phải thu
Phương pháp này đo lường quy mô doanh số bán chịu chưa thu được tiền tại thời
điểm cuối các tháng do kết quả bán hàng của tháng và của các tháng trước đó. Thực tế
4
Giáo trình Quản trị Tài chính

cho thấy, khối lượng hàng bán chịu phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của ngành và mặt hàng
kinh doanh, điều kiện của khách hàng ở từng khu vực địa lý. Do đó nếu chỉ dựa vào
những con số trong mô hình này để so sánh và đánh giá thực trạng khoản phải thu của
từng chi nhánh/ bộ phận ở các khu vực khác nhau trong một công ty thì sẽ không phù
hợp. Bởi vậy, cách tốt nhất là nên phân loại và theo dõi số dư nợ của từng nhóm khách
hàng theo tập quán thanh toán của họ.
Bảng dưới đây là một ví dụ của phương pháp mô hình số dư khoản phải thu.

Tháng bán hàng Tỷ lệ % khoản phải thu còn tồn đọng ở cuối tháng
1 2 3 4
Tháng hiện tại 92% 86% 90% 87%
Trước 1 tháng 36% 31% 30% 29%
Trước 2 tháng 14% 12% 10% 8%
Trước 3 tháng 3% 2% 0 2%

Mỗi cột trong bảng cho thấy các khoản phải thu vẫn còn tồn đọng ở thời điểm cuối
tháng, những khoản tồn đọng này bao gồm những khoản phải thu của tháng đó và cả
những khoản nợ của tháng trước chuyển sang. Chẳng hạn cột cuối tháng 1 cho thấy 92%
doanh số bán chịu của tháng vẫn chưa thu được tiền, đồng thời đến thời điểm này doanh
số bán chịu chưa thu được tiền của các tháng trước vẫn còn tồn đọng là: tháng 12 là 36%;
tháng 11 là 14% và tháng 10 là 3%.

3.3.3. Phòng ngừa rủi ro và xử lý đối với khoản phải thu khó đòi
* Phòng ngừa rủi ro
Khi doanh nghiệp nới lỏng chính sách tín dụng thường góp phần làm mở rộng thị
trường tiêu thụ, tăng doanh thu nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Vì vậy,
phòng ngừa rủi ro đối với khoản phải thu là nhu cầu cần thiết đối với mọi doanh nghiệp
để ổn định tình hình tài chính, tăng hiệu quả của chính sách tín dụng. Rủi ro đối với
khoản phải thu thường bao gồm:
- Rủi ro do không thu hồi được nợ (rủi ro tín dụng).
- Rủi ro do tác động của sự thay đổi tỷ giá, lãi suất...
Để phòng ngừa thực tế phát sinh khoản phải thu khó đòi, ngoài việc phải tìm hiểu
kỹ khách hàng để xác định giới hạn tín dụng như đã nêu trên, căn cứ vào kết quả phân
loại nợ phải thu doanh nghiệp cần phải lập dự phòng đối với khoản phải thu khó đòi. Việc
lập dự phòng có thể xác định theo những tỷ lệ % nhất định trên từng loại khoản phải thu,
hoặc theo khách nợ đáng ngờ. Cách thức này giúp doanh nghiệp có thể chủ động đối phó
khi rủi ro xảy ra.
Ở Việt Nam hiện nay, theo quy định quản lý tài chính doanh nghiệp hiện hành, căn
cứ để ghi nhận khoản nợ phải thu khó đòi phải là những khoản nợ đã quá hạn từ 2 năm trở
lên, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần những vẫn chưa thu được nợ, hoặc những khoản nợ
chưa quá hạn 2 năm nhưng con nợ đang trong thời gian xem xét giải thể, phá sản. Mức
lập dự phòng không được vượt quá 20% tổng số nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời
điểm 31/12 hàng năm và đảm bảo doanh nghiệp không bị lỗ.
Đối với các rủi ro do tác động của tỷ giá, lãi suất có thể lựa chọn các nghiệp vụ

4
Giáo trình Quản trị Tài chính

kinh doanh trên thị trường trường ngoại hối và thị trường tiền tệ như: nghiệp vụ kỳ hạn,
quyền chọn, hoán đổi tiền tệ và lãi suất, lựa chọn loại tiền vay…
* Xử lý đối với khoản phải thu khó đòi
Trên cơ sở phân loại các khoản nợ quá hạn, tìm nguyên nhân của từng khoản nợ
(khách quan và chủ quan), doanh nghiệp phải có các giải pháp thích hợp để nhanh chóng
thu hồi tiền vốn trong thanh toán theo nguyên tắc hiệu quả, linh hoạt và kiên quyết. Tùy
từng trường hợp cụ thể, doanh nghiệp có thể lựa chọn hoặc sử dụng kết hợp một số giải
pháp sau:
- Cơ cấu lại thời hạn nợ: doanh nghiệp có thể điều chỉnh kỳ hạn nợ, hoặc gia hạn
nợ cho khách hàng nếu doanh nghiệp đánh giá khách hàng suy giảm khả năng trả nợ
nhưng có thể trả nợ đầy đủ theo thời hạn nợ cơ cấu lại.
- Xóa một phần nợ cho khách hàng.
- Thông qua các bạn hàng của khách nợ để giữ hàng.
- Bán nợ.
- Tranh thủ sự giúp đỡ của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng để phong toả tài
sản, tiền vốn của khách nợ.
- Khởi kiện trước pháp luật…

3.4. Quản trị tồn kho


3.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tồn kho dự trữ
Tồn kho dự trữ của doanh nghiệp là những tài sản doanh nghiệp lưu giữ để sản
xuất hoặc bán ra sau này. Trong các doanh nghiệp, tồn kho thường bao gồm nguyên liệu,
nhiên liệu dự trữ sản xuất, sản phẩm dở dang, thành phẩm hàng hóa chờ tiêu thụ. Tùy
theo ngành nghề kinh doanh mà tỷ trọng các loại tài sản trên có khác nhau. Trong các
doanh nghiệp sản xuất, nguyên liệu, nhiên liệu dự trữ thường chiếm tỷ trọng lớn. Trong
các doanh nghiệp thương mại, tồn kho chủ yếu là hàng hóa chờ tiêu thụ.
Việc quản trị tồn kho trong các doanh nghiệp là rất quan trọng, không phải chỉ vì
trong doanh nghiệp tồn kho dự trữ chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng tài sản của
doanh nghiệp. Điều quan trọng hơn là nhờ có dự trữ đúng mức, hợp lý sẽ giúp cho doanh
nghiệp không bị gián đoạn trong kinh doanh, không bị thiếu sản phẩm hàng hóa để bán,
đồng thời giúp doanh nghiệp sử dụng vốn tiết kiệm, giảm chi phí tồn kho…
Mức tồn kho dự trữ của doanh nghiệp nhiều hay ít thường phụ thuộc vào một số
yếu tố có bản sau:
- Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu, hàng hoá của doanh nghiệp thường bao
gồm: dự trữ thường xuyên, dự trữ bảo hiểm, dự trữ thời vụ.
- Khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường.
- Thời gian vận chuyển hàng từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp.
- Xu hướng biến động giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu.
- Độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm.
- Trình độ tổ chức sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
- Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm…
Quản trị tồn kho bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lý các hoạt động
nhằm vào nguồn nguyên liệu và hàng hoá đi vào, đi ra khỏi doanh nghiệp. Quản trị tồn

4
Giáo trình Quản trị Tài chính

kho phải trả lời được các câu hỏi:


- Lượng hàng đặt là bao nhiêu để chi phí tồn kho là nhỏ nhất?
- Vào thời điểm nào thì bắt đầu đặt hàng?

3.4.2. Chi phí tồn kho


Chi phí tồn kho có liên quan trực tiếp đến giá vốn của hàng bán. Bởi vậy các quyết
định tốt liên quan đến khối lượng hàng hóa mua vào và quản lý hàng tồn kho dự trữ cho
phép doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập.
Các chi phí gắn liền với hàng tồn kho (gọi là chi phí tồn kho) bao gồm:
- Chi phí đặt hàng: bao gồm các chi phí liên quan đến việc chuẩn bị và phát hành
đơn đặt hàng như chi phí giao dịch, quản lý, kiểm tra và thanh toán. Chi phí đặt hàng cho
mỗi lần đặt hàng thường tương đối ổn định không phụ thuộc vào số lượng hàng được
mua. Trong mỗi kỳ kinh doanh chi phí đặt hàng thường tỷ lệ với số lần đặt hàng trong kỳ.
Khi khối lượng hàng của mỗi lần đặt hàng nhỏ thì số lần đặt hàng tăng lên và chi phí đặt
hàng do vậy cũng tăng lên và ngược lại.
- Chi phí lưu kho (hay chi phí bảo quản): Chi phí này xuất hiện khi doanh nghiệp
phải lưu giữ hàng để bán, bao gồm chi phí đóng gói hàng, chi phí bốc xếp hàng vào kho,
chi phí thuê kho, bảo hiểm, khấu hao kho và thiết bị kho, chi phí hao hụt, hư hỏng hàng
hoá, lãi vay... Các yếu tố chi phí này phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa mua vào. Nếu
khối lượng hàng đặt mua mỗi lần lớn, thì chi phí lưu kho tăng và ngược lại.
- Các chi phí khác:
+ Chi phí giảm doanh thu do hết hàng: Có thể xem đây là một loại chi phí cơ hội
do doanh nghiệp hết một loại hàng nào đó mà khách hàng có nhu cầu. Doanh nghiệp có
thể xử lý tình trạng hết hàng bằng cách hối thúc một đơn đặt hàng từ người cung cấp loại
hàng đó. Chi phí hối thúc cho lần đặt hàng sẽ bao gồm chi phí đặt hàng bổ sung cộng với
chi phí vận chuyển (nếu có). Nếu không doanh nghiệp sẽ mất một khoản doanh thu do hết
hàng.
+ Chi phí mất uy tín với khách hàng: đây cũng được xem là một loại chi phí cơ hội
và được xác định căn cứ vào khoản thu nhập dự báo sẽ thu được từ việc bán hàng trong
tương lai bị mất đi do việc mất uy tín với khách hàng vì việc hết hàng gây ra.
+ Chi phí gián đoạn sản xuất…
Cần lưu ý rằng một số yếu tố chi phí liên quan đến việc ra quyết định về hàng tồn kho
và quản lý hàng bán không tồn tại trong hệ thống kế toán hiện hành. Chẳng hạn chi phí cơ
hội là một yếu tố chi phí quan trọng nhưng không được ghi chép trong hệ thống kế toán.

3.4.3. Mô hình đặt hàng hiệu quả (Economic Ordering Quantity - EOQ)
Mô hình EOQ là một mô hình quản trị tồn kho mang tính định lượng, có thể sử
dụng nó để tìm mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp.
Yếu tố quyết định trong quản trị hàng tồn kho là dự báo chính xác khối lượng các
loại hàng hóa cần dự trữ trong kỳ nghiên cứu - thường là một năm. Những doanh nghiệp
có nhu cầu dự trữ hàng hóa mang tính thời vụ có thể chọn kỳ dự báo phù hợp với đặc
điểm kinh doanh của mình.
Sau khi đã có số liệu dự báo chính xác về mức dự trữ hàng năm, doanh nghiệp có
thể xác định số lần đặt hàng trong năm và khối lượng hàng hóa trong mỗi lần đặt hàng.

4
Giáo trình Quản trị Tài chính

Mục đích của những tính toán này là tìm được cơ cấu tồn kho có tổng chi phí năm ở mức
tối thiểu.
Giữa chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản hàng tồn kho có mối quan hệ tương quan
tỷ lệ nghịch. Khi số lần đặt hàng nhiều, khối lượng hàng hóa tồn kho bình quân thấp, dẫn
tới chi phí tồn kho thấp song chi phí đặt hàng cao. Ngược lại, khi số lần đặt hàng giảm đi
thì khối lượng hàng trong mỗi lần đặt hàng cao, lượng tồn kho lớn hơn, do đó chi phí tồn
trữ hàng hóa cao và chi phí đặt hàng giảm.
Như vậy, vấn đề quan trọng đầu tiên của việc quản lý hàng tồn kho là quyết định
cần đặt mua bao nhiêu đối với một loại hàng nhất định. Mô hình đặt hàng hiệu quả (EOQ)
xác định số lượng hàng mua tối ưu trong mỗi lần đặt hàng để dự trữ. Mô hình này giả
thiết rằng:
- Lượng hàng mua trong mỗi lần đặt hàng là như nhau.
- Nhu cầu, chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản là xác định. Thời gian mua hàng
(Purchase order lead time) - thời gian từ khi đặt một đơn hàng tới khi nhận được hàng
cũng là xác định.
- Chi phí mua của mỗi đơn vị không bị ảnh hưởng bởi số lượng hàng được đặt. Giả
thiết này làm cho chi phí mua hàng sẽ không ảnh hưởng đến mô hình EOQ bởi vì chi phí
mua hàng của tất cả các hàng hoá mua vào sẽ như nhau bất kể quy mô đơn hàng với số
lượng hàng đặt là bao nhiêu.
- Không xảy ra hiện tượng hết hàng: một lý do biện hộ cho giả thiết này là ở chỗ
chi phí cho một lần hết hàng là quá đắt. Chúng ta phải luôn duy trì một lượng tồn kho
thích hợp để đảm bảo hiện tượng hết hàng không xảy ra.
Với những giả thiết này, phân tích EOQ bỏ qua các chi phí cơ hội như như chi phí
giảm doanh thu do hết hàng, chi phí mất uy tín với khách hàng, chi phí gián đoạn sản
xuất... Để xác định EOQ, chúng ta phải tối thiểu hoá chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản.
Tổng chi phí tồn kho = Tổng chi phí đặt hàng + Tổng chi phí bảo quản.
= (D/EOQ) x P + (EOQ/2) x C
Như vậy theo lý thuyết về mô hình số lượng hàng đặt có hiệu quả thì:

2DP C
EOQ =

Trong đó:
EOQ: Số lượng hàng đặt có hiệu quả
D : Tổng nhu cầu số lượng 1 loại sản phẩm cho một khoảng thời gian nhất định.
P : Chi phí cho mỗi lần đặt hàng.
C : Chi phí bảo quản trên một đơn vị hàng tồn kho.
Công thức cho thấy EOQ tỷ lệ thuận với nhu cầu và chi phí đặt hàng, tỷ lệ nghịch
với chi phí bảo quản.
Ví dụ: Cửa hàng Huy Hoàng kinh doanh các hộp băng video trắng, đồng thời cho
thuê các băng phim và các sự kiện thể thao. Cửa hàng này mua các hộp băng video từ
hãng Sontek với giá 140.000đ/hộp. Hãng Sontek chịu toàn bộ chi phí vận chuyển. Chi phí
kiểm tra là không cần thiết vì hãng Sontek có uy tín cao trong việc giao hàng có chất
lượng. Nhu cầu mỗi năm là 13.000 hộp với mức tiêu thụ mỗi tuần 250 hộp. Cửa hàng Huy

4
Giáo trình Quản trị Tài chính

Hoàng đòi hỏi lợi nhuận 15% hàng năm cho các khoản đầu tư. Thời gian mua hàng là 2
tuần; đồng thời biết thêm các thông tin sau:
- Chi phí đặt hàng mỗi lần là 2.000.000đ
- Chi phí bảo quản mỗi hộp một năm là:
+ Lãi yêu cầu hàng năm của khoản đầu tư: 15% x 140.000 = 2.100đ
+ Chi phí bảo hiểm, bảo quản, hao hụt… hàng năm là 31.000đ.
EOQ của cửa hàng Huy Hoàng là:

2 x 13.000 x 2.000.000
EOQ = 21.000 + 31.000= 1.000

Như vậy, cửa hàng nên đặt 1.000 cuộn băng mỗi lần để tối thiểu tổng chi phí đặt
hàng và chi phí bảo quản.
Số lần đặt hàng mỗi năm là: 13.000 : 1000 = 13 (lần)
Tổng chi phí đặt hàng trong năm là: 13 x 2000.000 = 26.000.000 đ
Tổng chi phí bảo quản hàng tồn kho là: (1000 : 2) x 52.000 = 26.000.000 đ
Tổng chi phí tồn kho mỗi năm: 26.000.000 + 26.000.000 = 52.000.000 đ
Hình 3.3 dưới đây sẽ cho thấy sự phân tích bằng đồ thị của tổng chi phí đặt hàng
có liên quan hàng năm (DP/Q) và chi phí bảo quản (C.Q/2) theo các mô hình đặt hàng
khác nhau (Q) và phản ánh sự cân bằng của hai loại chi phí. Số lượng hàng đạt càng lớn
chi phí bảo quản hàng năm càng tăng nhưng lại cho phép giảm được chi phí đặt hàng
trong năm. Tổng chi phí trong năm là nhỏ nhất khi tổng chi phí đặt hàng bằng tổng chi phí
bảo quản.

Tổng chi phí

Tổng chi phí


năm
8000
Chi phí bảo
quản (năm)
6000

5200
Tổng chi phí đặt hàng (năm)
4000

EOQ = 1.000
Hình 3.3. Phân tích mô hình đặt hàng hiệu quả

Bây giờ chúng ta sẽ xem xét tiếp vấn đề khi nào đặt hàng thì sẽ hợp lý nhất và cần
phải dự trữ hàng như thế nào để tránh tình trạng hết hàng xảy ra.
* Xác định thời điểm đặt hàng lại

4
Giáo trình Quản trị Tài chính

Quyết định quan trọng thứ hai liên quan đến quản trị tồn kho là vấn đề khi nào thì
đặt hàng. Điểm tái đặt hàng (Reorder Point) là chỉ tiêu phản ánh mức hàng tối thiểu còn
lại trong kho để khởi phát một yêu cầu đặt hàng mới. Điểm tái đặt hàng được tính toán
đơn giản nhất khi cả nhu cầu và thời gian mua hàng là xác định.
Điểm tái Số lượng hàng bán Thời gian
đặt hàng = trong một đơn vị thời gian * mua hàng
Trong ví dụ trên, khi chọn đơn vị thời gian là một tuần, ta có:
+ Số lượng hàng đặt có hiệu quả: 1.000 hộp
+ Số lượng hàng bán mỗi tuần: 250 hộp
+ Thời gian mua hàng: 2 tuần
Do đó: điểm tái đặt hàng là 250 x 2 = 500 hộp
Như vậy, cửa hàng Huy Hoàng sẽ đặt hàng với mức là 1.000 hộp mỗi lần khi mức
dự trữ trong kho giảm xuống còn 500 hộp.
Hình 3.4 sau đây cho thấy sự vận động của hàng tồn kho với giả thiết nhu cầu hàng
hoá mỗi tuần là đều đặn. Khi thời gian mua hàng là 2 tuần, một yêu cầu đặt hàng mới sẽ
được thiết lập khi mức tồn kho giảm đến 500 hộp để 1000 hộp về sẽ nhận vào thời điểm
khi hàng tồn kho là 0.

1000

500

0
1 2 3 4 5 6 7 8T

Thời gian mua hàng Thời gian mua hàng


Hình 3.4: Mức tồn kho và điểm tái đặt hàng
* Lượng dự trữ an toàn
Giả thiết rằng nhu cầu và thời gian đặt hàng là xác định. Khi cửa hàng bán lẻ
không có sự ổn định về nhu cầu và thời gian mua hàng hoặc số lượng hàng mà người
cung cấp có thể đáp ứng, họ thường phải duy trì một mức dự trữ an toàn (Safety Stock).
Dữ trữ an toàn là mức tồn kho được dự trữ ở mọi thời điểm ngay cả khi lượng tồn kho đã
được xác định theo mô hình EOQ. Nó được sử dụng như là một lớp đệm chống lại sự tăng
bất thường của nhu cầu, hay thời gian mua hàng, hoặc tình trạng không sẵn sàng cung cấp
của các nhà cung cấp. Trong ví dụ trên, nhu cầu kỳ vọng là 250 hộp mỗi tuần, nhưng
người quản lý hàng có thể thấy xuất hiện nhu cầu tối đa là 400 hộp 1 tuần. Nếu người
quản lý cửa hàng cho rằng cần phải loại trừ hoàn toàn chi phí hết hàng, họ có thể quyết

4
Giáo trình Quản trị Tài chính

định duy trì 1 mức dự trữ an toàn là 300 hộp. Trong điều kiện thời gian mua hàng là 3
tuần, số lượng này cho phép thoả mãn mức vượt nhu cầu tối đa là 150 hộp mỗi tuần. Việc
xác định mức dự trữ an toàn phụ thuộc vào dự báo nhu cầu. Người quản lý thường dựa
vào nhu cầu theo kinh nghiệm để thiết lập dãy số về nhu cầu mỗi tuần. Việc theo dõi các
số liệu hàng ngày, hoặc hàng tuần trước đó sẽ giúp cho việc xác định được các chi phí đi
kèm với việc duy trì dữ trữ an toàn.
Giả sử dự báo các mức nhu cầu trong khoảng thời gian 2 tuần mua hàng của cửa
hàng Huy Hoàng sẽ xảy ra với các xác suất sau:
Tổng nhu cầu hai tuần 200 300 400 500 600 700 800
Xác suất 0,06 0,09 0,2 0,3 0,2 0,09 0,06
Chúng ta thấy rằng 500 là mức nhu cầu có khả năng lớn nhất vì xác suất xẩy ra là
lớn nhất. Chúng ta cũng nhận thấy rằng một xác suất 0,35 xẩy ra với mức nhu cầu trong
khoảng 600,700 hoặc 800 hộp (0,2 + 0,09 + 0,06). Nếu 1 khách hàng gọi tới cửa hàng để
mua băng VIDEO và trong kho hết hàng, điều đó có thể dẫn tới một khoản chi phí (chi
phí hết hàng) là 40.000 đồng mỗi hộp.
Mức dự trữ an toàn tối ưu là lượng dự trữ an toàn cho phép tối thiểu chi phí hết
hàng và chi phí dự trữ. Ví dụ ở trên, chi phí bảo quản của cửa hàng là 52.000 đồng trên
mỗi sản phẩm 1 năm.
Bảng 3.3. PHÂN TÍCH CHI PHÍ HẾT HÀNG VÀ CHI PHÍ BẢO QUẢN

Mức Nhu Số Xác Chi phí Số Chi phí Chi phí Tổng
dự cầu Hàng suất hết hàng lượng hết hàng bảo quản chi phí
trữ dẫn thiếu hết đơn dự kiến
an tới hàng đặt
toàn hết hàng
hàng 1 năm
1 2 3=2-1 4 5=3x40.000 6 7=4x5x6 8=1x52.000 9=7+8
0 600 100 0.20 4.000.000 13 10.400.000
700 200 0.09 8.000.000 13 9.360.000
800 300 0.06 12.000.000 13 9.360.000
29.120.000 0 29.120.000
100 700 100 0.09 4.000.000 13 4.680.000
800 200 0.06 8.000.000 13 6.240.000
10.920.000 5.200.000 16.120.000
200 800 100 0.06 4.000.000 13 3.120.000 10.400.000 13.520.000
300 13 0 15.600.000 15.600.000

Bảng 3.3 cho thấy tổng chi phí hết hàng và chi phí bảo quản khi điểm tái đặt hàng
là 500 đơn vị. Chúng ta chỉ cần quan tâm đến mức dự trữ an toàn là 0, 100, 200 và 300
đơn vị bởi vì nhu cầu sẽ vượt quá 500 đơn vị tồn kho tại điểm tái đặt hàng là 0 nếu nhu
cầu là 500, 100 nếu nhu cầu là 600, 200 nếu nhu cầu là700 và 300 nếu nhu cầu là 800.
Tổng chi phí hết hàng và chi phí bảo quản 1 năm sẽ là nhỏ nhất 13.250.000 khi duy
trì một mức dự trữ an toàn là 200 hộp . Như vậy trong ví dụ về cửa hàng Huy Hoàng, theo
mô hình EOQ = 1.000 đơn vị thì điểm tái đặt hàng khi tính tới cả dự trữ an toàn sẽ là 700
đơn vị.

4
Giáo trình Quản trị Tài chính

Chương 4: QUẢN TRỊ NGUỒN TÀI TRỢ

Để đáp ứng nhu cầu vốn cho việc thực hiện các dự án đầu tư, các kế hoạch sản
xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp - tuỳ theo hình thức pháp lý, điều kiện của doanh
nghiệp và cơ chế quản lý tài chính của các quốc gia có thể tìm kiếm những nguồn tài trợ
nhất định. Tuy nhiên, mỗi nguồn tài trợ đều có những đặc điểm riêng, có chi phí khác
nhau. Vì vậy để giảm thiểu chi phí sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh, ổn định
tình hình tài chính, đảm bảo năng lực thanh toán… mỗi doanh nghiệp cần tính toán và lựa
chọn nguồn tài trợ thích hợp. Nội dung của chương 4 sẽ giới thiệu một số nguồn tài trợ
chủ yếu, ưu nhược điểm của mỗi nguồn, cách xác định chi phí và những phương hướng
chung trong việc lựa chọn nguồn tài trợ.

4.1. Phân loại nguồn tài trợ


Có nhiều cách phân loại nguồn tài trợ. Sâu đây là một số tiêu thức thường được sử
dụng:
4.1.1. Căn cứ vào quyền sở hữu
Theo cách này, nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm: vốn chủ sở hữu, các khoản
nợ và các nguồn vốn khác.
* Vốn chủ sở hữu: là số vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, doanh
nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, chi phối và định đoạt.
Xét theo quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu bao
gồm:
- Vốn đầu tư ban đầu: Là số vốn do chủ doanh nghiệp đầu tư khi thành lập doanh
nghiệp và được ghi vào điều lệ của doanh nghiệp (gọi là vốn điều lệ). Vốn điều lệ mà chủ
doanh nghiệp đầu tư khi mới thành lập nhiều hay ít tùy thuộc vào khả năng tài chính của
chủ doanh nghiệp nhưng tối thiểu phải bằng mức vốn pháp định do Nhà nước quy định
(Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập
doanh nghiệp). Các doanh nghiệp do khác nhau về hình thức pháp lý nên chủ thể góp vốn
chủ sở hữu cũng khác nhau. Doanh nghiệp nhà nước, vốn chủ sở hữu được đầu tư bằng
nguồn vốn của NSNN và của các chủ đầu tư khác (nếu có), công ty cổ phần vốn chủ sở
hữu do các cổ đông đóng góp, công ty TNHH vốn chủ sở hữu do các thành viên góp,
doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp đầu tư.
- Vốn bổ sung trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
Trong quá trình kinh doanh, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể tăng lên hoặc
giảm đi do chủ doanh nghiệp đề nghị tăng hoặc giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp tự bổ
sung vốn từ lợi nhuận chưa phân phối hoặc sử dụng các quỹ của doanh nghiệp. Đối với
công ty cổ phần, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp còn tăng lên nhờ vào việc phát hành
cổ phiếu mới.
Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn quan trọng của doanh nghiệp, là một trong các chỉ
tiêu đánh giá tình hình tài chính và khả năng huy động vốn để bảo đảm an toàn trong hoạt
động thanh toán cuối cùng của doanh nghiệp.
* Các khoản nợ: là các khoản vốn được hình thành từ vốn vay của các NHTM, các
tổ chức tài chính khác, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu, vốn vay từ người lao động
trong doanh nghiệp, các khoản nợ phát sinh từ hoạt động mua bán chịu hàng hóa (còn gọi

5
Giáo trình Quản trị Tài chính

là tín dụng thương mại) và đi thuê tài sản dưới các hình thức thuê hoạt động và thuê tài
chính.
Nợ là một nguồn tài trợ mà doanh nghiệp phải trả chi phí dù kinh doanh có hiệu
quả hay không có hiệu quả, nên nhìn chung doanh nghiệp không thể phân chia rủi ro cho
các chủ nợ. Tùy theo hình thức vay, thời gian vay và chủ thể tài trợ khác nhau… mà chi
phí sử dụng vốn cũng khác nhau. Tuy nhiên, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh càng cao,
nếu doanh nghiệp tăng tỷ lệ nợ sẽ càng làm tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Vì
vậy, với những dự án đầu tư, kế hoạch kinh doanh có khả năng mang lại thu nhập cao và
ổn định thì nên tăng cường sử dụng nguồn tài trợ này. Ngược lại, với những dự án đầu tư
mạo hiểm, thu nhập bấp bênh thì nên tăng cường vốn chủ sở hữu. Bảng 5.1 dưới đây sẽ
cho chúng ta thấy một số điểm khác nhau giữa nguồn vốn chủ sở hữu và nợ.
Bảng 4.1: Những khác biệt cơ bản giữa nguồn vốn vốn chủ sở hữu và nợ

Nguồn tài trợ


Nợ Vốn chủ sở hữu
1. Những người tài trợ cho doanh nghiệp 1. Do các chủ sở hữu doanh nghiệp tài trợ.
không phải là người chủ sở hữu doanh
nghiệp
2. Phải trả lãi cho những khoản tiền vay 2. Phải chia lợi tức cổ phần cho các chủ sở
hữu.
3. Mức lãi suất phải trả cho các khoản nợ 3. Trừ cổ phiếu ưu đãi, lợi tức cổ phiếu
vay thường theo một mức ổn định đã được thường phụ thuộc vào lợi nhuận mà công ty
thỏa thuận khi vay. thu được.
4. Có thời hạn. Hết thời hạn doanh nghiệp 4. Doanh nghiệp không phải hoàn trả khoản
phải trả cả gốc và lãi hoặc gia hạn mới. tiền đã huy động được trừ khi doanh nghiệp
hết thời gian hoạt động hoặc phá sản.
5. Lãi vay được tính trong chi phí hợp lý khi 5. Cổ tức không được tính trong chi phí hợp
tính thuế thu nhập. lý khi tính thuế thu nhập mà lấy từ lợi
nhuận sau thuế để trả.

* Các nguồn vốn khác: Ngoài các nguồn vốn nêu trên, vốn kinh doanh của doanh
nghiệp còn có thể được tài trợ bằng các nguồn khác như: các khoản nợ tích lũy, nguồn
vốn liên doanh, liên kết…
Nợ tích luỹ bao gồm các khoản phải trả, phải nộp nhưng chưa đến hạn trả như:
lương công nhân, thuế phải nộp ngân sách nhà nước…
Nguồn vốn liên doanh liên kết là các nguồn vốn được hình thành từ vốn góp của
các bên tham gia liên doanh liên kết theo các hợp đồng hợp tác kinh doanh. Vốn góp liên
doanh có thể bằng tiền, hoặc hiện vật như: máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ…
Đây là một nguồn vốn quan trọng mà doanh nghiệp có thể sử dụng bởi doanh nghiệp có
thể tận dụng được các lợi thế của bên góp vốn, đồng thời phân chia được rủi ro cho đối
tác khi hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Vì vậy, hình thức huy động vốn này nên sử
dụng trong các dự án hoặc kế hoạch kinh doanh mà rủi ro tiềm ẩn dự kiến cao.

4.1.2. Căn cứ vào thời gian sử dụng vốn

5
Giáo trình Quản trị Tài chính

Theo thời gian sử dụng, nguồn tài trợ vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia
thành 2 loại: tài trợ ngắn hạn và tài trợ dài hạn.
- Tài trợ ngắn hạn bao gồm các nguồn tài trợ có thời gian hoàn trả trong vòng 1
năm. Tài trợ ngắn hạn được thể hiện chủ yếu dưới các hình thức như nợ tích luỹ, mua
chịu hàng hoá, vay ngắn hạn (từ các tổ chức tín dụng, người lao động trong doanh
nghiệp…) và thuê hoạt động.
- Tài trợ dài hạn bao gồm các nguồn tài trợ có thời gian đáo hạn dài hơn 1 năm. Tài
trợ dài hạn được thể hiện chủ yếu dưới các hình thức: huy động vốn cổ phần (vốn chủ sở
hữu) qua phát hành cổ phiếu, vay nợ dài hạn, phát hành trái phiếu và thuê tài chính.
Lãi suất nợ vay ngắn hạn thường thấp hơn lãi suất nợ vay dài hạn. Tuy nhiên rủi ro
khi sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn lại thường cao hơn. Mức rủi ro cao hơn được biểu
hiện ở hai yếu tố sau:
Thứ nhất, lãi suất ngắn hạn hay thay đổi nhiều hơn lãi suất dài hạn. Hơn thế nữa,
bằng cách sử dụng nợ dài hạn doanh nghiệp có thể cố định các chi phí trả lãi trong suốt
thời gian vay mượn. Trái lại, việc sử dụng vốn ngắn hạn kéo theo một nhu cầu phải
thường xuyên tái tài trợ với những mức lãi suất có thể dao động rất lớn và phải chịu các
chi phí khác phát sinh trong quá trình huy động nợ.
Thứ hai, nếu nợ ngắn hạn được sử dụng để tài trợ cho đầu tư dài hạn sẽ tạo ra thêm
một rủi ro tiềm ẩn khác, đó là tại các thời điểm thanh toán nợ vay ngắn hạn, doanh nghiệp
không có, hoặc không có đủ tiền để trả nợ do việc thu hồi vốn từ hoạt động đầu tư dài hạn
cũng được thực hiện trong một thời gian dài, phù hợp với thời gian phát huy tác dụng của
tài sản hình thành từ nguồn vốn vay đó, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp thiếu hoặc mất
khả năng thanh toán. Đây chính là một trong những nguyên nhân đưa doanh nghiệp đến
bờ vực phá sản.
Xuất phát từ những đặc điểm trên, để giảm chi phí sử dụng vốn, giảm thiểu tối đa
những rủi ro có thể xảy ra, nâng cao hiệu quả kinh doanh, mỗi doanh nghiệp cần căn cứ
vào điều kiện đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp, nhu cầu tài sản cần tài trợ trong từng
thời kỳ mà xác định cơ cấu và nguồn tài trợ thích hợp. Trên thực tế, một mô hình tài trợ
thường được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến là: tài sản luân chuyển chậm (tài sản cố
định) cần được tài trợ bằng các nguồn dài hạn như vốn chủ sở hữu, vay hoặc phát hành
trái phiếu dài hạn, thuê tài chính. Tài sản luân chuyển nhanh (tài sản lưu động) có thể tài
trợ một phần bằng nguồn vốn dài hạn hay nguồn vốn thường xuyên như vốn chủ sở hữu,
một phần bằng nguồn vốn vay ngắn hạn. Vấn đề này sẽ được nghiên cứu kỹ hơn trong
mục 4.4.

4.2. Các nguồn tài trợ ngắn hạn


4.2.1. Các khoản nợ tích lũy (nguồn tài trợ ngắn hạn không do vay mượn)
Các khoản nợ tích lũy chủ yếu gồm: các khoản phải trả công nhân nhưng chưa đến
hạn trả, thuế phải nộp ngân sách nhà nước, tiền đặt cọc của khách hàng. Các khoản nợ
tích lũy này thường tự phát thay đổi cùng với các hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Khi doanh nghiệp mở rộng hoạt động, các khoản nợ đó cũng tăng lên và khi thu
hẹp sản xuất kinh doanh thì chúng cũng giảm theo. Nợ tích lũy là nguồn tài trợ “miễn
phí” bởi lẽ doanh nghiệp có thể sử dụng tiền mà không phảỉ trả lãi cho đến ngày thanh
toán. Tuy nhiên phạm vi sử dụng các khoản nợ này là có giới hạn. Doanh nghiệp chỉ có

5
Giáo trình Quản trị Tài chính

thể trì hoãn nộp thuế trong điều kiện cực kỳ khó khăn về tài chính và phải chịu phạt, hay
nếu doanh nghiệp chậm trả lương sẽ giảm tinh thần làm việc của công nhân…

4.2.2. Tín dụng thương mại (tín dụng nhà cung cấp)
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp có thể sử dụng tài trợ bằng cách
mua chịu của nhà cung cấp. Phương thức giao dịch mua nguyên liệu, hàng hoá trả chậm
(trả một lần, hoặc trả góp) đã trở thành một hình thức cấp tín dụng cho doanh nghiệp.
Tiền mua hàng được đưa vào bảng cân đối kế toán với tên gọi khoản phải trả. Khoản phải
trả này thể hiện tổng số tiền mà doanh nghiệp nợ các nhà cung cấp. Tín dụng thương mại
là nguồn tài trợ ngắn hạn được các doanh nghiệp ưa chuộng bởi thời hạn thanh toán rất
linh hoạt. Công cụ để thực hiện loại hình tín dụng này phổ biến là dùng hối phiếu và lệnh
phiếu.
Mức độ sử dụng tín dụng thương mại của một doanh nghiệp tuỳ thuộc vào nhiều
yếu tố, trong đó chi phí của khoản tín dụng là yếu tố quan trọng.
* Trường hợp công ty mua chịu thanh toán một lần
Ví dụ: một giao dịch tín dụng thương mại quy định hình thức thanh toán là: “2/10
net 30”. Tức là nhà cung cấp sẽ chiết khấu 2% trên giá trị hoá đơn mua hàng nếu người
mua trả tiền trong thời gian 10 ngày kể từ ngày giao hàng. Nếu người mua trả tiền trong
thời gian từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 30 kể từ ngày giao hàng thì phải thanh toán toàn bộ
giá trị hoá đơn. Trong trường hợp này người mua đã mất đi một khoản tiền chiết khấu và
có thể coi là chi phí mà doanh nghiệp phải trả khi thanh toán tiền hàng trong 20 ngày sau.
Chẳng hạn, nếu giá trị hoá đơn mua hàng là 100 $ thì với những điều kiện như
trên, người mua hàng sẽ chỉ phải trả 98 $ nếu trả trong thời gian 10 ngày đầu và trả 100$
nếu trả trong 20 ngày tiếp theo. Như vậy tỷ lệ lãi mà công ty phải trả trong thời gian 20
ngày là (100-98)/98 = 0,0204 hay 2,04%. Do đó chúng ta có thể tính được mức lãi suất
trong thời hạn 1 năm như sau:
2,04% x (360/20) = 36,7%
Nếu tính lãi theo phương pháp lãi ghép thì lãi suất còn cao hơn:
(1 + 0,0204)18 - 1 = 0,438 hay 43,8% (18 = 360 : 20)
Như vậy, nếu công ty mua chịu và toàn bộ tiền hàng được thanh toán một lần thì
chi phí của khoản tín dụng thương mại (hay lãi suất phải trả) là chi phí mà công ty phải
trả do không thanh toán được trong thời hạn hưởng chiết khấu và có thể tính theo công
thức sau:

% chiết khấu 360 ngày


Tỷ lệ CP = x
100 - % chiết Thời hạn TD – Thời hạn được hưởng chiết khấu

khấu
Ví dụ: công ty điện tử ABC bán hàng theo thời hạn tín dụng “3/10 net 45”. Điều này có
nghĩa là thời hạn thanh toán nợ là 45 ngày. Những khách hàng thanh toán hết số nợ trong
vòng 10 ngày đầu, sẽ được hưởng chiết khấu 3%.
Chi phí của khoản tín dụng thương mại này được tính như sau:

5
Giáo trình Quản trị Tài chính

3 360
Tỷ lệ CP = x = 31,8%
100 - 3 45 -
10
Trên thực tế do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nhà quản trị tài chính có thể tận
dụng tín dụng thương mại bằng cách trì hoãn thanh toán các khoản tiền mua trả chậm
vượt quá thời hạn phải trả. Khi việc trì hoãn thanh toán được áp dụng và không bị nhà
cung cấp phạt thì chi phí của khoản tín dụng thương mại giảm xuống. Điều này cũng
thường xảy ra trên thực tế vì ít khi có nhà cung cấp nào lại áp dụng các biện pháp siết nợ,
hay tính tiền phạt trong trường hợp người mua đôi khi thanh toán chậm một vài ngày so
với thời hạn quy định trong hợp đồng. Mức độ rộng lượng đó tuỳ thuộc vào từng nhà
cung cấp và các điều kiện kinh tế, cạnh tranh tại thời điểm diễn ra giao dịch.
Vẫn ví dụ trên, nếu khách hàng thanh toán nợ vào ngày 60 (chậm trả 15 ngày) thì
chi phí của khoản tín dụng này là:
3 360
Tỷ lệ CP = x = 22,268%
100 - 3 60 -
10
Bảng 4.2 minh họa về tình hình thay đổi chi phí của khoản tín dụng khi người mua
chậm thanh toán theo hợp đồng.
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của việc trì hoãn thanh toán đối với chi phí
của khoản tín dụng thương mại
Số ngày từ khi Số ngày trì Điều kiện tín dụng
có hoá đơn đến hoãn thanh toán 1/10 net 30 2/10 net 30 3/10 net 30
khi trả tiền
30 0 12,8% 36,7% 55,7%
45 15 10,4% 21,0% 31,8%
60 30 7,3% 14,7% 22,3%
90 60 4,5% 9,2% 13,9%

* Trường hợp công ty mua hàng trả góp


Ví dụ: Công ty VITRONIC bán ti vi màu 14 inh hiệu ETRON theo hai phương
thức thanh toán: Theo phương thức trả ngay, giá bán 1 cái ti vi là 2.900.000 đồng. Theo
phương thức trả góp, khách hàng phải trả ngay 500.000đ, số còn lại sẽ trả dần trong 12
tháng với lãi suất 3% tháng. Vậy số tiền khách hàng phải trả hàng tháng là bao nhiêu để
cuối năm hoàn trả hết số nợ?
Giải:
Giá trị hiện tại của số tiền còn lại phải thanh toán dần trong năm là:
2.900.000đ - 500.000đ = 2.400.000đ
Từ công thức tính hiện giá của chuỗi tiền bằng nhau, ta có:

12
1
2.400.000 = A

t=1 (1+3%)t

5
Giáo trình Quản trị Tài chính
Tra bảng: hiện giá của chuỗi tiền bằng nhau với i = 3% ; n = 12 ta có thừa số giá trị

5
Giáo trình Quản trị Tài chính

hiện tại là 9,9540  2.400.000 = 9,9540 x A  A = 241,109đ /tháng.


Ngược lại, nếu biết được số tiền trả góp trong mỗi kỳ hạn thì lãi suất trả góp (i) có
thể xác định theo công thức gần đúng sau:
NPV1 (i2 – i1)
i = i1 +
/NPV1/ + /NPV2/

Trong đó: i1, i2 : mức lãi suất lựa chọn (i2> i1 và i2- i1≤ 1%)
NPV1: giá trị hiện tại ròng ứng với lãi suất i1 ; NPV1>0
NPV2: giá trị hiện tại ròng ứng với lãi suất i2 ; NPV2<0

Ví dụ: Công ty XYZ bán xe máy trả góp với điều kiện sau: khách hàng trả ngay
750$, tổng số tiền trả góp trong 2 năm tiếp (mỗi tháng một lần) là 720$. Tuy nhiên nếu
khách hàng thanh toán ngay toàn bộ thì số tiền phải trả là 1.300$. Hỏi nếu chấp nhận mua
trả góp thì khách hàng phải chịu lãi suất là bao nhiêu % mỗi tháng?
Giải:
Giá trị hiện tại của 720$ là: 1.300$ - 750$ = 550$
Số tiền trả góp mỗi lần là: 720$ : (2 x 12) = 30$
Dựa vào công thức tính giá trị hiện tại của dòng tiền đều:
n
1
PV = A

t=1 (1+i)t

ta có:
24 1
550 = 30 ∑
t=1 (1+i)t
Suy ra thừa số giá trị hiện tại bằng 550 : 30 = 18,3333
Tra bảng: Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ với n = 24 thì thấy 18,3333 nằm trong
khoảng lãi suất i=2% và i=3%.
Chọn i1 = 2% và i2 = 3% ta có:
NPV1 = 30 x 18,9139 - 550 = 17,417
NPV2 = 30 x 16,9355 - 550 = - 41,935
Thay kết quả này vào công thức tính lãi suất trả góp ta có:

17,417 (3% – 2%)


i = 2% + /17,417/ + /- = 2,29%
41,935/
Việc xác định lãi suất của khoản tín dụng thương mại giúp doanh nghiệp có căn cứ
so sánh với lãi suất của các hình thức tín dụng khác để lựa chọn nguồn tài trợ vốn kinh
doanh của doanh nghiệp.

4.2.3. Tín dụng ngân hàng


4.2.3.1. Các hình thức vay vốn

5
Giáo trình Quản trị Tài chính

Quan hệ tín dụng ngắn hạn giữa doanh nghiệp với ngân hàng, hoặc với các tổ chức
tài chính trung gian khác (sau đây gọi chung là ngân hàng) có thể được thực hiện dưới
nhiều hình thức khác nhau như: vay từng lần, vay theo hạn mức tín dụng, tín dụng thấu
chi, chiết khấu chứng từ có giá, bao thanh toán, vay theo hợp đồng...
* Vay từng lần
Vay từng lần là hình thức vay trong đó việc vay và trả nợ được xác định theo từng
lần vay vốn.
Thủ tục vay: mỗi khi có nhu cầu vay doanh nghiệp cần làm đơn xin vay và gửi đến
ngân hàng các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện vay. Sau khi thẩm định hồ sơ vay vốn,
nếu đủ điều kiện vay, ngân hàng sẽ thông báo cho doanh nghiệp và hai bên sẽ tiến hành
ký kết một hợp đồng tín dụng, hoặc người vay lập khế ước nhận nợ. Khế ước nhận nợ
thường bao gồm một số nội dung cơ bản như: Tổng số tiền vay, thời gian vay, các kỳ hạn
trả nợ gốc, mức trả nợ trong mỗi kỳ hạn, lãi suất vay và cách thức trả lãi.
Cho vay từng lần thường được ngân hàng áp dụng đối với các khách hàng có tiềm
lực tài chính hạn chế, có quan hệ vay trả không thường xuyên, không có uy tín với ngân
hàng. Xét về phía người đi vay, hình thức vay từng lần có một số bất lợi, đó là: tốn nhiều
thời gian cho việc thực hiện các thủ tục vay vốn từng lần, doanh nghiệp có thể lâm vào
tình trạng bị động về nguồn vốn nếu không có đủ điều kiện vay ngân hàng. Mặt khác,
trong quá trình sử dụng vốn vay vốn nhà quản trị tài chính cần phải thường xuyên theo
dõi tình hình tài chính để chủ động trả nợ ngân hàng nếu điều kiện tài chính cho phép
nhằm rút ngắn thời gian vay và để giảm thiểu chi phí trả lãi vay.
* Vay theo hạn mức tín dụng
Cho vay theo hạn mức tín dụng là phương pháp cho vay trong đó việc cho vay và
thu nợ được thực hiện phù hợp với quá trình luân chuyển vật tư hàng hoá của người vay,
với điều kiện mức dư nợ tại bất kỳ mọi thời điểm trong thời hạn đã ký kết không được
phép vượt quá hạn mức tín dụng đã thoả thuận trong hợp đồng.
Hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời hạn nhất
định mà ngân hàng và khách hàng đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
Cho vay theo hạn mức thường được ngân hàng áp dụng đối với các khách hàng có
quan hệ vay trả thường xuyên, có tín nhiệm với ngân hàng, có tốc độ luân chuyển vốn lưu
động và vốn vay nhanh.
Thủ tục vay vốn: trước kỳ kế hoạch (thường là quý), người vay phải gửi tới ngân
hàng các loại giấy tờ sau:
- Báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán (quý).
- Kế hoạch luân chuyển vật tư hàng hoá, kế hoạch vay vốn và trả nợ.
- Các hợp đồng kinh tế liên quan, các chứng từ, dự toán chi phí...
Sau khi thẩm định hồ sơ xin vay, nếu chấp nhận cho vay, ngân hàng và khách
hàng sẽ ký hợp đồng tín dụng theo quý, trong đó có xác định rõ một số nội dung cơ bản
như: Hạn mức tín dụng, số vòng quay vốn vay, tổng doanh số trả nợ trong quý.
Sau khi ký hợp đồng tín dụng, khi có nhu cầu sử dụng vốn vay, người vay chỉ cần
lập bảng kê chứng từ xin vay nộp cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ phát tiền vay cho khách
vay nếu chứng từ hợp lệ và còn hạn mức tín dụng.
Trả nợ vay: Khi có tiền thu bán hàng, người vay phải nộp toàn bộ vào tài khoản
tiền vay để đảm bảo doanh số trả nợ và vòng quay vốn vay đã cam kết trong hợp đồng tín

5
Giáo trình Quản trị Tài chính

dụng, phần còn lại chuyển về tài khoản tiền gửi để sử dụng. Lãi vay thường được ngân
hàng tính và thu vào ngày cuối của các tháng.
Hết thời hạn hợp đồng, hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng, trên cơ sở các
điều khoản đã ký kết. Nếu số vòng quay vốn vay thực tế thấp hơn số vòng quay đã ký kết,
ngân hàng tiến hành truy thu lãi nợ quá hạn đối với người vay.

Lãi thu Dư nợ Lãi suất Lãi suất Số ngày


thêm đối thực tế nợ quá hạn - ghi trong HĐTD nợ
với nợ = bình quân x -------------------------------------- x quá
quá hạn một ngày 30 hạn

Số ngày Số vòng quay Số vòng quay Số ngày của


nợ = vốn vay - vốn vay x một vòng quay
quá theo thực vốn vay
hạn hợp đồng tế theo hợp đồng

Như vậy nếu doanh nghiệp được vay theo phương thức này sẽ giúp doanh nghiệp
giảm được các thủ tục và chi phí về thời gian trong mỗi lần vay vốn, qua đó góp phần
giảm chi phí thực tế khi sử dụng vốn vay, đồng thời giúp doanh nghiệp chủ động về
nguồn vốn để thực hiện các kế hoạch kinh doanh.
* Tín dụng thấu chi
Tín dụng thấu chi là một hình thức cho vay trong đó ngân hàng cho phép khách
hàng chi tiêu vượt số dư tài khoản tiền gửi trong một giới hạn (hạn mức tín dụng) và thời
gian nhất định trên tài khoản vãng lai.
Đặc điểm:
- Ngân hàng quy định một hạn mức tín dụng trên cơ sở nhu cầu của khách hàng,
nhờ đó mà khách hàng được chủ động sử dụng quá số dư trên tài khoản vãng lai của mình
đến hạn mức đã thỏa thuận trong một thời gian nhất định.
- Khách hàng được sử dụng hạn mức tín dụng này một cách chủ động bằng cách
phát hành séc, hoặc các công cụ thanh toán khác mang tên tài khoản vãng lai (TKVL là
loại TK mà 2 bên thỏa thuận mở cho nhau để ghi nợ, ghi có về những nghiệp vụ phát sinh
liên quan đến tình hình tiền gửi và tiền vay của khách hàng. Thực chất đây là loại tài
khoản lưỡng tính thay cho 2 tài khoản: tài khoản tiền gửi và tài khoản tiền vay).
- Trong thời gian hợp đồng, doanh số vay nợ trên TKVL có thể lớn hơn nhiều lần
hạn mức tín dụng bởi hạn mức tín dụng là số dư nợ tối đa mà khách hàng được phép có
trên TKVL tại bất cứ thời điểm nào trong thời hạn hợp đồng.
Điều kiện phổ biến để khách hàng được cấp tín dụng thấu chi là doanh nghiệp phải
có năng lực tài chính mạnh, có quan hệ vay trả thường xuyên và có uy tín với ngân hàng.
Quy trình nghiệp vụ thấu chi: sau khi ký hợp đồng tín dụng thấu chi, khách hàng
có quyền chủ động phát hành chứng từ thanh toán (séc bảo chi, rút tiền mặt để chi trả
lương…) vượt số dư tài khoản tiền gửi để đáp ứng nhu cầu chi trả tạm thời.
Ưu điểm của tín dụng thấu chi (xét về phía người vay): người vay không phải thế
chấp tài sản, không phải làm các thủ tục vay vốn mỗi khi phát sinh nhu cầu chi trả tạm
thời, đảm bảo tính chủ động trong quá trình thanh toán.

5
Giáo trình Quản trị Tài chính

So sánh cho vay theo hạn mức tín dụng và tín dụng thấu chi
+ Giống nhau:
- Cả 2 hình thức đều bị ràng buộc bởi một hạn mức tín dụng (mức dư nợ tối đa mà
khách hàng được phép sử dụng trong thời hạn nhất định được ghi trong hợp đồng).
- Cả 2 hình thức này đều chỉ áp dụng với những khách hàng có độ tin cậy cao với
ngân hàng.
+ Khác nhau:
- Mức độ tín nhiệm của khách hàng được vay theo hình thức thấu chi thường đòi
hỏi cao hơn so với tín dụng theo hạn mức.
- Hạn mức tín dụng trong cho vay theo hình thức thấu chi thường thấp hơn so với
cho vay theo hạn mức tín dụng.
- Mục đích cho vay theo hình thức tín dụng thấu chi thường để đáp ứng nhu cầu
thanh toán bị thiếu hụt có tính chất tạm thời. Do đó việc xác định hạn mức tín dụng trong
hình thức cho vay này không dựa vào việc thẩm định các dự án, hay kế hoạch kinh doanh
và nhu cầu vốn để thực hiện các dự án, hay kế hoạch kinh doanh đó. Trái lại, cho vay theo
hạn mức tín dụng để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh nên hạn mức tín dụng
được xác định dựa vào nhu cầu vốn để thực hiện các kế hoạch kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Các chứng từ cần thiết trong cho vay theo hạn mức tín dụng phức tạp hơn cho
vay theo hình thức tín dụng thấu chi. Trong vay vốn theo hạn mức tín dụng, ngoài các
chứng từ gốc như hoá đơn, vận đơn, các chứng từ thanh toán, người vay còn phải lập
bảng kê chứng từ xin vay; còn khi vay theo hình thức thấu chi người vay chỉ cần phát
hành các chứng từ thanh toán mang tên tài khoản vãng lai, miễn là mức chi tiêu ghi trên
chứng từ thanh toán phải phù hợp với hạn mức tín dụng được phép..
- Trong cho vay theo hình thức tín dụng thấu chi ngân hàng hạch toán qua tài
khoản vãng lai, còn cho vay theo hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng ngân hàng
hạch toán vào tài khoản tiền vay (độc lập với tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp).
* Chiết khấu chứng từ có giá
Chiết khấu chứng từ có giá là hình thức tín dụng ngắn hạn mà ngân hàng cấp cho
khách hàng dưới hình thức mua lại bộ chứng từ chưa đến hạn thanh toán. Số tiền mua lại
quyền thụ hưởng này chính là mức tài trợ chiết khấu, nó được tính bằng phần còn lại giá
trị của chứng từ sau khi trừ đi lãi chiết khấu cùng với phí dịch vụ theo công thức:
Md = M x [ 1 - (Rd x T/360)] - C
Trong đó: Md: mức tài trợ chiết khấu chứng từ
T: thời hạn còn lại của chứng từ (tính theo ngày)
Rd: lãi suất chiết khấu chứng từ
C: phí dịch vụ
M: mệnh giá (giá trị) chứng từ.
Trong nghiệp vụ chiết khấu, lãi suất chiết khấu ngân hàng áp dụng có khi cộng
thêm khoản tỷ lệ phụ trội nhằm chống đỡ rủi ro tài trợ. Tỷ lệ này phụ thuộc vào khả năng
truy đòi người trả tiền chứng từ có giá.
Có hai hình thức chiết khấu:
- Chiết khấu miễn truy đòi: là hình thức chiết khấu trong đó ngân hàng chiết khấu
không có quyền đòi tiền người xin chiết khấu nếu đến ngày thanh toán chứng từ ngân

5
Giáo trình Quản trị Tài chính

hàng không đòi được tiền từ người trả tiền chứng từ có giá.
- Chiết khấu truy đòi: là hình thức chiết khấu trong đó ngân hàng chiết khấu có
quyền đòi tiền người xin chiết khấu nếu đến ngày thanh toán chứng từ ngân hàng không
đòi được tiền từ người trả tiền chứng từ có giá.
Trong hai hình thức chiết khấu trên, chiết khấu miễn truy đòi rủi ro tiềm ẩn đối với
ngân hàng chiết khấu cao hơn. Vì vậy, hình thức chiết khấu này thường chỉ được thực
hiện đối với những chứng từ mà người trả tiền chứng từ là những chủ thể đáng tin cậy, lãi
suất chiết khấu thường cũng cao hơn so với chiết khấu truy đòi.
* Bao thanh toán (Factoring)
Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng
thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã được
bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán hàng.
Các phương thức bao thanh toán: Khác với chiết khấu chứng từ có giá (chỉ thực
hiện đối với từng chứng từ riêng biệt), bao thanh toán có thể được thực hiện từng lần hoặc
bao thanh toán theo hạn mức.
Bao thanh toán từng lần: đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thực hiện các thủ
tục cần thiết và ký hợp đồng bao thanh toán đối với các khoản phải thu của bên bán hàng.
Bao thanh toán theo hạn mức: Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thỏa thuận
và xác định một hạn mức bao thanh toán duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.
Hạn mức bao thanh toán là tổng số dư tối đa của các khoản phải thu được bao
thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận của đơn vị bao thanh
toán và bên bán hàng trong hợp đồng bao thanh toán. Số dư bao thanh toán là số tiền mà
đơn vị bao thanh toán ứng trước cho bên bán hàng.
Bao thanh toán cũng có hai hình thức: bao thanh toán có quyền truy đòi và bao
thanh toán không có quyền truy đòi.
Khi nhận tài trợ bằng hình thức bao thanh toán, doanh nghiệp phải trả lãi và phí
cho ngân hàng bao thanh toán. Lãi được tính căn cứ vào số vốn mà đơn vị bao thanh toán
ứng trước và mức lãi suất thị trường. Phí được tính theo một tỷ lệ % nhất định trên giá trị
khoản phải thu để chi trả chi phí bù đắp rủi ro tín dụng, chi phí quản lý sổ sách bán hàng
và các chi phí khác trong hoạt động ngân hàng.
Trong quan hệ tín dụng với ngân hàng, tùy theo tiềm lực tài chính, uy tín của
doanh nghiệp với ngân hàng mà người vay có thể phải thế chấp hoặc không thế chấp tài
sản. Trên thực tế người vay phải thế chấp tài sản là điều kiện có tính phổ biến.

4.2.3.2. Chi phí của các khoản vay ngắn hạn


Các định chế tài chính có thể sử dụng rất nhiều phương pháp tính tiền lãi đối với
các khoản cho vay. Một số chính sách tính lãi thường được các ngân hàng áp dụng là: lãi
đơn, lãi chiết khấu, lãi tính thêm, ký quỹ để bảo đảm tiền vay…Vì vậy để có cơ sở so
sánh và lựa chọn nguồn tài trợ, dựa vào lãi suất danh nghĩa công bố, nhà quản trị phải tính
ra mức lãi suất thực cho từng khoản vay.
* Chính sách lãi đơn: Theo chính sách này, người vay nhận được toàn bộ khoản
tiền vay và trả vốn gốc và lãi ở thời điểm đáo hạn.
Ví dụ: một người vay một khoản tiền 10 triệu đồng, lãi suất 13% năm, lãi tính theo
phương pháp lãi đơn. Với chính sách này, người vay sẽ nhận được 10 triệu đồng ở hiện

6
Giáo trình Quản trị Tài chính

tại và sau 1 năm sẽ phải trả cả gốc (10 triệu) và lãi là 1,3 triệu đồng. Lãi suất thực (re =
effective rate) được tính như sau:
Re = (1,3 : 10) x 100% = 13%
Trường hợp khoản vay có thời hạn ngắn hơn 1 năm thì lãi suất thực được tính theo
phương pháp lãi ghép.
Re = [ 1 + (i :k) ] k - 1
Trong đó: i là lãi suất danh nghĩa tính theo năm
k = 360/N hoặc 12/N (N là thời hạn của hợp đồng tín dụng, tính theo
ngày hoặc tháng).
Ví dụ: khoản tiền vay có thời hạn 3 tháng thì lãi suất thực 1 năm được tính như
sau:
Re = [ 1 + (0,13 : 4) ] 4 - 1 = 13,65%
* Chính sách lãi suất chiết khấu: Theo chính sách này, ngân hàng cho người vay
khoản tiền vay bằng khoản tiền vay danh nghĩa trừ phần tiền lãi tính theo lãi suất danh
nghĩa. Khi đáo hạn, người vay sẽ hoàn trả cho ngân hàng theo giá trị danh nghĩa của
khoản tiền vay.
Vẫn ví dụ trên, nếu vay theo chính sách chiết khấu thì số tiền vay người vay thực
nhận được là: 10tr - 1,3tr = 8,7tr. Lãi suất thực trả cho khoản vay được tính như sau:
Tiền lãi 1,3
Re = = = 0,1494 hay 14,94%
Khoản tiền vay thực 10 –
nhận 1,3
Nếu thời hạn vay ngắn hơn 1 năm thì lãi suất thực (năm) cũng tính theo phương
pháp lãi ghép. Chẳng hạn khoản vay trên có thời hạn 3 tháng thì tổng chi phí trả lãi là:
10 x 3 x (0,13 : 12) = 0,325 triệu đồng
Lãi suất kỳ hạn 3 tháng tính như sau:
0,325
= 0,03359 hay 3,359%
10 – 0,325
Lãi suất năm là: Re = (1 + 0,03359)4 - 1 = 0,1413 hay 14,13%

Như vậy lãi suất thực (năm) của khoản vay có thời hạn dưới 1 năm được xác định
theo công thức sau:
Tổng số lãi phải trả trong thời hạn vay
Re = (1 )k – 1
+ Tổng số tiền vay thực nhận

Với k = 360/N hoặc 12/N (N là thời hạn vay tính theo ngày hoặc tháng)

* Chính sách lãi suất tính thêm: thực chất của chính sách này là cho vay trả góp,
tiền lãi được cộng vào vốn gốc và tổng số tiền (gốc và lãi) phải trả được chia đều cho mỗi
kỳ trả góp.
Ví dụ: Một khoản tiền vay 10 triệu đồng, thời hạn vay 1 năm với lãi suất danh
nghĩa được công bố là 14% năm, toàn bộ gốc và lãi được trả dần trong 12 tháng. Tiền trả
6
Giáo trình Quản trị Tài chính

nợ hàng tháng được tính như sau:


10 x (1+0,14)
= 0,95 triệu đồng
12
Để tìm lãi suất thực hàng tháng chúng ta đặt giá trị hiện tại của toàn bộ các khoản
tiền trả nợ bằng số tiền cho vay:
12
1
10 = 0,95 ∑ t=1
t=1
(1+i%) t
Suy ra thừa số giá trị hiện tại bằng 10,5263158. Tra bảng giá trị hiện tại của chuỗi
tiền với n = 12 ta thấy 10,5263158 nằm trong khoảng lãi suất 2% và 3%. Chọn i 1 = 2% và
i2 = 3% ta có:
NPV1 = 0,95 x 10,5753 - 10 = 0,046535
NPV2 = 0,95 x 9,954 - 10 = - 0,5437
0,046535 x (3% -2%)
i = 2% + = 2,0788% (tháng)
/0,046535/ + /-0,5437/
Suy ra lãi suất thực một năm là: Re = (1+0,020788)12 - 1 = 0,28 hay khoảng 28%

* Chi phí ký quỹ để duy trì khả năng thanh toán


Khi vay vốn ngân hàng có thể yêu cầu người vay phải duy trì một khoản ký quỹ để
đảm bảo khả năng thanh toán. Khoản ký quỹ này có thể coi là một loại chi phí thay thế
cho các loại phí trực tiếp khi vay mượn. Tuỳ theo chính sách của mỗi ngân hàng và uy tín
của người vay mà khoản tiền ký quỹ khác nhau.
Lãi suất thực của phương thức vay mượn này được xác định theo công thức sau:
Lãi suất danh nghĩa
Re =
1 - tỷ lệ ký quỹ
Ví dụ: một doanh nghiệp vay 100 triệu đồng, lãi suất vay 12% năm, doanh nghiệp
phải duy trì khoản ký quỹ là 15%. Lãi suất thực của khoản vay này là:
0,12% : (1- 0,15) = 0,1412 hay 14,12%
Nếu thời hạn vay ngắn hơn 1 năm thì lãi suất thực (năm) được xác định giống như
trường hợp lãi suất chiết khấu.
Tổng số lãi phải trả trong thời hạn vay
Re = (1 )k – 1
+ Tổng số tiền vay thực nhận

4.2.4. Thuê vận hành


* Khái niệm: Thuê vận hành (còn gọi là thuê hoạt động, hay thuê dịch vụ) là hình
thức thuê ngắn hạn, bên đi thuê có thể hủy hợp đồng và bên cho thuê có trách nhiệm bảo
trì, đóng bảo hiểm, thuế tài sản.
* Quyền lợi và trách nhiệm của người cho thuê và người thuê

6
Giáo trình Quản trị Tài chính

Người cho thuê:


- Nắm quyền sở hữu tài sản và đem cho thuê trong thời gian ngắn.
- Cung cấp toàn bộ các dịch vụ vận hành và mọi chi phí phục vụ sự hoạt động của
tài sản.
- Chịu mọi rủi ro và thiệt hại liên quan đến tài sản cho thuê.
- Có quyền gia hạn thỏa thuận và định đoạt tài sản khi kết thúc thời hạn cho
thuê. Người thuê:
- Trả các khoản tiền thuê đủ để bù đắp các chi phí vận hành, bảo trì, và các dịch vụ
khác kèm theo.
- Không chịu rủi ro và thiệt hại đối với tài sản đi thuê.
- Có quyền hủy bỏ hợp đồng thuê bằng một thông báo gửi người cho thuê.

Quyền sử
dụng tài sản,
Ngườ dịch vụ Ngư
i cho ời
thuê Trả tiền thuê thu

Sơ đồ 4.1: Phương thức thuê vận hành


* Đặc điểm của thuê vận hành
- Thời hạn thuê thường rất ngắn so với toàn bộ đời sống hữu ích của tài sản. Điều
kiện để chấm dứt hợp đồng chỉ cần báo trước một thời gian ngắn (có thể hủy ngang hợp
đồng).
- Người cho thuê phải chịu mọi chi phí vận hành của tài sản như chi phí bảo trì,
bảo hiểm, thuế tài sản. cùng mọi rủi ro và sự sụt giảm giá trị của tài sản.
- Do thuê vận hành là hình thức cho thuê ngắn hạn nên tổng số tiền mà người thuê
phải trả cho người cho thuê có giá trị thấp hơn nhiều so với toàn bộ giá trị của tài sản. Khi
hợp đồng hết hạn, người chủ sở hữu có thể bán tài sản đó, hoặc gia hạn hợp đồng cho
thuê, hoặc tìm một khách hàng thuê khác.
Thuê vận hành đã có lịch sử lâu đời nên còn được gọi là thuê mua kiểu truyền
thống. Ngày nay các loại tài sản được sử dụng cho thuê vận hành rất đa dạng như: nhà ở,
văn phòng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải.
* Vai trò của nguồn tài trợ thuê vận hành
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hạn hẹp về ngân quỹ có cơ sở vật chất thiết
bị để sử dụng, bởi lẽ thuê tài sản không bị hạn chế bởi tài sản thế chấp, cầm cố hoặc hạn
mức tín dụng như trong quan hệ tín dụng ngân hàng.
- Giúp bên thuê tránh được rủi ro về tính lạc hậu và lỗi thời của tài sản do không
phải đầu tư một lượng vốn lớn để có tài sản phục vụ sản xuất, kinh doanh.
- Đối tượng tài trợ được thực hiện dưới dạng tài sản cụ thể gắn liền với mục đích
kinh doanh của bên đi thuê, vì vậy mục đích sử dụng vốn được bảo đảm, từ đó tạo tiền đề
để hoàn trả tiền thuê đúng hạn.

4.3. Các nguồn tài trợ dài hạn

6
Giáo trình Quản trị Tài chính

4.3.1. Phát hành cổ phiếu thường


Đối với công ty cổ phần, cổ phiếu là phương tiện để hình thành vốn chủ sở hữu
ban đầu của công ty và cũng là một phương tiện để huy động thêm vốn chủ sở hữu trong
quá trình kinh doanh. Dựa vào quyền lợi mà cổ phiếu đưa lại cho người nắm giữ chúng
(cổ đông) có thể phân biệt cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông) và cổ phiếu ưu đãi. Chủ
sở hữu cổ phiếu thường có một số quyền chủ yếu sau:
- Quyền tham gia bầu cử và ứng cử vào Hội đồng quản trị, quyền được tham gia
quyết định các vấn đề quan trọng đối với hoạt động của công ty.
- Quyền đối với tài sản công ty: quyền này được thể hiện trước hết là quyền được
nhận phần lợi nhuận của công ty chia cho cổ đông hàng năm dưới hình thức lợi tức cổ
phần và phần giá trị còn lại của công ty khi thanh lý sau khi đã thanh toán các khoản nợ,
các khoản chi phí và thanh toán cho cổ đông ưu đãi.
- Quyền chuyển nhượng cổ phiếu.
* Các hình thức huy động vốn qua phát hành cổ phiếu thường
Để đáp ứng nhu cầu tăng thêm vốn mở rộng hoạt động kinh doanh, công ty cổ
phần có thể lựa chọn phương thức phát hành cổ phiếu thường. Việc phát hành thêm cổ
phiếu mới để tăng vốn có thể được thực hiện bằng các cách sau:
+ Phát hành cổ phiếu mới với việc dành quyền ưu tiên cho các cổ đông hiện hữu
(quyền mua cổ phiếu mới hay chứng quyền).
Đây là hình thức phổ biến được các công ty cổ phần ở nhiều nước sử dụng khi
quyết định tăng thêm vốn chủ sở hữu. Cách phát hành này nhằm bảo vệ quyền lợi cho cổ
đông hiện hành. Sự bảo vệ này được thể hiện ở chỗ:
- Một là, bảo vệ quyền kiểm soát của cổ đông hiện hành. Việc dành quyền ưu tiên
mua giúp họ duy trì và giữ vững tỷ lệ sở hữu hiện hành tại công ty.
- Hai là, bảo vệ cho cổ đông tránh sự thiệt hại về sự sụt giá của cổ phiếu trên thị
trường khi phát hành cổ phiếu mới.
Như vậy, để bảo vệ quyền lợi của cổ đông hiện hành, các công ty cổ phần thường
phát hành và phân phối phiếu ghi quyền ưu tiên mua cổ phiếu cho cổ đông. Phiếu này
được gọi là chứng quyền. Số chứng quyền phát hành bằng số cổ phiếu cũ đang lưu hành.
Chứng quyền do công ty cổ phần phát hành với giá cả đã được xác định (thường thấp hơn
thị giá) và có giá trị trong một thời gian nhất định thường là khá ngắn.
Số lượng cổ phiếu mới cần phát hành và số chứng quyền cần có để được mua 1 cổ
phiếu mới được xác định như sau:

Số lượng Số tiền cần huy động


cổ phiếu mới =
cần phát hành Giá bán 1 cổ phiếu theo quyền

Số chứng quyền Số cổ phiếu cũ (số cổ phiếu đang lưu hành)


cần có để mua được =
một cổ phiếu mới Số cổ phiếu mới

+ Phát hành cổ phiếu mới bằng việc chào bán cổ phiếu cho những người có quan
hệ mật thiết với công ty (người quản lý, người lao động, các đối tác,…)

6
Giáo trình Quản trị Tài chính

Cách phát hành này một mặt giúp công ty tăng được vốn kinh doanh, mặt khác
tăng cường được mối quan hệ lợi ích và tạo ra sự gắn bó chặt chẽ hơn giữa công ty và
những người thường xuyên có quan hệ với công ty. Tuy nhiên cần thấy rằng, để thực hiện
việc phát hành theo hình thức này phải được sự tán thành của Đại hội cổ đông.
+ Phát hành rộng rãi cổ phiếu mới ra công chúng.
Để tăng thêm vốn đầu tư công ty cổ phần cũng có thể lựa chọn con đường phát
hành rộng rãi cổ phiếu mới ra công chúng bằng việc chào bán công khai. Phương thức
này thường được sử dụng khi khối lượng vốn cần huy động lớn và việc huy động thường
được thực hiện dưới hình thức bảo lãnh phát hành thông qua các tổ chức tài chính.
Mỗi quốc gia đều có những quy định cụ thể về điều kiện phát hành. Ở Việt Nam
hiện nay, theo NĐ144/2003 của Chính phủ, một CTCP muốn phát hành cổ phiếu rộng rãi
ra công chúng cần thỏa mãn các điều kiện sau:
(1) Có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm phát hành tối thiểu 5 tỷ đồng.
(2) Hoạt động kinh doanh năm liền kề phải có lãi.
(3) Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn từ đợt phát hành.
* Những lợi thế và bất lợi khi huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu thường
Một trong những ưu thế cơ bản của công ty cổ phần là có khả năng sử dụng công
cụ cổ phiếu để huy động tiền nhàn rỗi trong công chúng nhằm đáp ứng nhu cầu to lớn về
vốn đầu tư cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh. Việc tăng vốn đầu tư bằng cách phát
hành cổ phiếu thường ra công chúng là vấn đề hết sức quan trọng đối với sự phát triển của
một công ty cổ phần. Vì vậy đòi hỏi công ty phải xem xét cân nhắc một cách thận trọng
trên cả hai mặt: lợi thế và những bất lợi khi huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu
thường.
+ Những lợi thế:
- Thứ nhất, doanh nghiệp tăng được vốn đầu tư dài hạn nhưng không bị bắt buộc
có tính pháp lý phải trả khoản chi phí cho việc sử dụng vốn. Khi kinh doanh bị thua lỗ,
công ty không phải chia lợi tức cổ phần cho cổ đông.
- Thứ hai, doanh nghiệp không có nghĩa vụ hoàn trả vốn cho cổ đông theo kỳ hạn
cố định, điều đó giúp công ty chủ động sử dụng vốn mà không phải lo gánh nặng nợ nần.
- Thứ ba, huy động vốn qua phát hành cổ phiếu thường làm giảm hệ số nợ và tăng
mức độ vững chắc về tài chính của công ty, qua đó làm tăng thêm khả năng huy động vốn
và mức độ tín nhiệm cho doanh nghiệp,…
+ Những bất lợi:
- Một là, việc phát hành cổ phiếu thường ra công chúng làm tăng thêm cổ đông
mới từ đó phải phân chia quyền bỏ phiếu và quyền kiểm soát công ty cho số cổ đông mới,
gây bất lợi cho cổ đông hiện hữu. Mặt khác, nếu công ty hoạt động kinh doanh có hiệu
quả cao, phát hành cổ phiếu thường để huy động vốn sẽ không có lợi cho công ty bằng
cách phát hành trái phiếu hay vay vốn từ các tổ chức tín dụng.
- Hai là, chi phí phát hành cổ phiếu thường nói chung cao hơn chi phí phát hành cổ
phiếu ưu đãi và trái phiếu.
- Ba là, theo chế độ quản lý tài chính của nhiều nước, lợi tức cổ phần không được
tính vào chi phí kinh doanh hợp lệ để giảm trừ thu nhập chịu thuế, trong khi đó lợi tức trái
phiếu hay lãi vay được tính vào chi phí kinh doanh làm giảm mức thuế thu nhập mà
doanh nghiệp phải nộp…

6
Giáo trình Quản trị Tài chính

4.3.2. Phát hành cổ phiếu ưu đãi


Cổ phiếu ưu đãi là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong công ty cổ phần, đồng
thời cho phép người nắm giữ loại cổ phiếu này được hưởng một số quyền lợi ưu đãi hơn
so với cổ đông thường.
Có nhiều loại cổ phiếu ưu đãi, nhưng ưu đãi về cổ tức là phổ biến hơn cả. Ở Việt
Nam, công ty cổ phần có thể phát hành các loại cổ phiếu ưu đãi sau:
- Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết: loại cổ phiếu này chỉ phát hành cho tổ chức được
Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập. Thời gian hiệu lực của cổ phiếu là 3 năm kể từ
khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, sau đó chuyển thành cổ phiếu thường.
- Cổ phiếu ưu đãi về cổ tức.
- Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại.
- Cổ phiếu ưu đãi khác (do điều lệ công ty quy định).
Cổ phiếu ưu đãi cổ tức có một số đặc trưng chủ yếu
sau:
- Quyền ưu tiên về cổ tức và thanh toán khi thanh lý công ty. Khác với cổ phiếu
thường, cổ phiếu ưu đãi đưa cho người nắm giữ nó được hưởng 1 khoản lợi tức cổ phần
cố định và đã được xác định trước không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của công ty.
Mặt khác cổ đông ưu đãi cũng được nhận cổ tức trước cổ động thường. Khi giải thể hay
thanh lý công ty, cổ đông ưu đãi được thanh toán giá trị cổ phiếu của họ trước các cổ
đông thường.
- Sự tích lũy cổ tức: Phần lớn cổ phiếu ưu đãi của các công ty phát hành đều là cổ
phiếu ưu đãi tích lũy. Điều đó có nghĩa là, nêu một năm nào đó công ty gặp khó khăn
trong kinh doanh thì có thể tuyên bố hoãn trả lợi tức cổ phần ưu đãi và số cổ tức đó được
tích lũy lại và chuyển sang kỳ kế tiếp và được trả trước khi công ty công bố trả cổ tức cho
cổ đông thường. Việc quy định này được coi là một biện pháp bảo vệ cổ đông ưu đãi.
- Không được hưởng quyền bỏ phiếu: không giống với các cổ đông thường, các cổ
đông ưu đãi thường không được hưởng quyền bỏ phiếu để bầu ra Hội đồng quản trị và
quyết định các vấn đề về quản lý công ty. Ngoài ra một số công ty cổ phần ở các nước,
khi phát hành cổ phiếu ưu đãi có điều khoản quy định cổ đông ưu đãi có quyền biểu quyết
nếu công ty không trả được lợi tức cổ phiếu ưu đãi trong một thời kỳ nhất định, ví dụ: ở
Pháp thường quy định, nếu 3 tài khóa liền mà công ty không chi trả được lợi tức cổ phiếu
ưu đãi thì vổ đông ưu đãi được quyền biểu quyết, và quyền này sẽ hết hiệu lực khi lợi tức
cổ phần nợ những năm trước đã được thanh toán đủ.
Những đặc trưng của cổ phiếu ưu đãi giống cổ phiếu thường là:
- Cùng thể hiện quyền sở hữu đối với công ty.
- Không có thời hạn thanh toán vốn gốc.
- Lợi tức cổ phần không được tính giảm trừ khi tính thuế TNDN.
- Khi công ty gặp khó khăn trong kinh doanh thu được ít lợi nhuận hoặc không thu
được lợi nhuận thì có thể hoãn trả lợi tức cổ phần ưu đãi mà không bị đe dọa bởi nguy cơ
phá sản.
Những đặc trưng của cổ phiếu ưu đãi giống trái phiếu là:
- Lợi tức cổ phiếu ưu đãi được trả theo một mức cố định.
- Khi công ty thu được lợi nhuận cao thì cổ đông ưu đãi không tham gia dự vào
việc phân chia phần lợi nhuận cao đó (nếu là cổ phiếu ưu đãi không tham dự), ngược lại

6
Giáo trình Quản trị Tài chính

nếu công ty kinh doanh sút kém công ty vẫn phải có trách nhiệm thanh toán lợi tức cho cổ
đông ưu đãi, tuy nhiên công ty có thể hoãn trả vào kỳ tiếp theo.
- Về cơ bản cổ đông ưu đãi không có quyền biểu quyết.
* Những lợi thế:
Cổ phiếu ưu đãi cũng là một phương tiện quan trọng của công ty cổ phần để huy
động vốn thực hiện mở rộng hoạt động kinh doanh. Việc sử dụng cổ phiếu ưu đãi đáp ứng
nhu cầu tăng vốn và đưa lại cho công ty phát hành những lợi thế sau:
- Mặc dù phải trả lợi tức cố định nhưng khác với trái phiếu công ty không nhất
thiết bị bắt buộc phải trả đúng hạn hàng năm mà có thể hoãn trả sang kỳ sau, điều đó giúp
công ty không bị phá sản khi gặp khó khăn trong thanh toán.
- Tránh được việc chia phần kiểm soát cho cổ đông mới thông qua quyền biểu
quyết.
- Việc phát hành cổ phiếu ưu đãi không có thời hạn hoàn trả nên việc sử dụng cổ
phiếu ưu đãi có tính mềm dẻo và linh hoạt hơn trái phiếu.
* Bất lợi:
- Lợi tức cổ phiếu ưu đãi cao hơn lợi tức trái phiếu.
- Lợi tức cổ phiếu ưu đãi không được tính vào chi phí làm giảm thu nhập và thuế
thu nhập phải nộp.
Xuất phát từ những lợi thế và bất lợi nêu trên, nhìn chung việc sử dụng cổ phiếu ưu
đãi để tăng vốn tỏ ra thích hợp hơn trong tình thế mà điều kiện của công ty cho thấy việc
sử dụng cổ phiếu thường hoặc sử dụng trái phiếu đều đưa lại những bất lợi đối với công
ty. Tình thế đó thường là khi công ty có khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh đạt được
doanh lợi vốn ở mức độ cao nhưng công ty đã có hệ số nợ khá cao, đồng thời công ty rất
coi trọng việc giữ nguyên quyền kiểm soát của các cổ đông hiện hữu.

4.3.3. Phát hành trái phiếu


Ngoài cổ phiếu, công ty cổ phần nói riêng, các doanh nghiệp nói chung (trừ doanh
nghiệp tư nhân) còn có thể huy động vốn bằng một công khác qua thị trường chứng
khoán, đó là trái phiếu doanh nghiệp. Trái phiếu doanh nghiệp là chứng chỉ vay vốn do
doanh nghiệp phát hành, thể hiện nghĩa vụ và sự cam kết của doanh nghiệp thanh toán số
lợi tức và tiền vay vào những thời hạn đã được xác định cho người nắm giữ trái phiếu.
Doanh nghiệp là người phát hành và với tư cách là người đi vay. Thông qua việc sử dụng
trái phiếu doanh nghiệp có thể thực hiện vay vốn trung và dài hạn qua thị trường chứng
khoán với một khối lượng lớn. Người mua trái phiếu là người cho vay, gọi là trái chủ.
Như vậy, huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu thực chất cũng là vay
nợ. Tuy nhiên hình thức vay nợ này có những điểm khác so với các quan hệ tín dụng
thông thường (tín dụng ngân hàng). Trong quan hệ tín dụng với ngân hàng, mọi điều
khoản liên quan đến hợp đồng tín dụng do 2 bên thỏa thuận. Còn khi phát hành trái phiếu,
doanh nghiệp là người chủ động đưa ra các điều kiện vay (thời hạn vay, lãi suất vay, cách
thức trả gốc và lãi, loại trái phiếu, mệnh giá trái phiếu…) Nếu nhà đầu tư chấp nhận các
điều kiện doanh nghiệp đưa ra thì sẽ tiến hành mua trái phiếu - cho doanh nghiệp vay tiền.
Vì vậy, để có thể huy động được lượng vốn cần thiết trong thời gian xác định, đòi hỏi
doanh nghiệp phải phân tích, dự báo, đánh giá xác đáng về các điều kiện vay. Nếu các
điều kiện vay không hợp lý, việc phát hành trái phiếu sẽ gặp nhiều khó khăn, doanh

6
Giáo trình Quản trị Tài chính

nghiệp không những không huy động được vốn mà còn bị mất uy tín trên thị trường.
Xét trên góc độ doanh nghiệp, cổ phiếu và trái phiếu đều là chứng khoán và là
công cụ mà doanh nghiệp có thể sử dụng để huy động vốn. Tuy nhiên cổ phiếu (thường)
và trái phiếu có những điểm khác nhau cơ bản sau:
- Cổ phiếu là chứng khoán vốn, còn trái phiếu là chứng khoán nợ. Việc phát hành
cổ phiếu làm tăng vốn chủ sở hữu, còn phát hành trái phiếu làm tăng nợ.
- Cổ phiếu không có kỳ hạn thanh toán, người mua cổ phiếu không thể trực tiếp rút
vốn ra khỏi công ty mà chỉ có thể chuyển nhượng cho người khác. Trái phiếu có kỳ hạn
thanh toán và đã được xác định trước.
- Nhìn chung lợi tức trái phiếu được xác định trước không phụ thuộc vào kết quả
kinh doanh của công ty cổ phần. Lợi tức cổ phiếu phụ thuộc vào kết quả hoạt động của
công ty. Khi công ty thanh lý, giải thể, người mua trái phiếu được thanh toán trước người
có cổ phiếu.
- Người mua cổ phiếu là cổ đông - chủ sở hữu công ty có quyền quản lý công ty
đồng thời cũng là người gánh chịu rủi ro của công ty. Còn người mua trái phiếu là người
cho vay không có quyền tham gia vào việc quản lý công ty và nói chung không phải chịu
rủi ro của công ty.
Trái phiếu doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau.
Theo khả năng chuyển nhượng của trái phiếu người ta thường phân biệt trái phiếu
ghi tên và trái phiếu không ghi tên.
Dựa vào lợi tức trái phiếu có thể phân biệt trái phiếu có lãi suất cố định và trái
phiếu có lãi suất thả nổi.
Theo mức độ bảo đảm thanh toán của người phát hành có thể chia trái phiếu doanh
nghiệp ra thành trái phiếu có bảo đảm và trái phiếu không có bảo đảm.
Ngoài ra còn nhiều loại trái phiếu đặc biệt khác như trái phiếu chiết khấu, trái
phiếu trả lãi theo thu nhập, trái phiếu chuyển đổi…
Mỗi loại trái phiếu đều có những đặc điểm riêng, vì vậy phát hành trái phiếu với
khối lượng bao nhiêu, phát hành loại nào, bằng phương thức gì, điều này phụ thuộc vào
nhu cầu vốn, điều kiện, khả năng thực tế của doanh nghiệp và môi trường kinh tế - xã hội
vào thời điểm dự kiến phát hành.
Ở Việt Nam hiện nay theo NĐ 144/2003 của Chính phủ, tổ chức kinh tế là doanh
nghiệp muốn phát hành trái phiếu ra công chúng để huy động vốn phải đáp ứng đủ các
điều kiện sau:
- Là công ty cổ phần, công ty TNHH, DNNN có mức vốn điều lệ đã góp tại thời
điểm đăng ký phát hành tối thiểu là 10 tỷ đồng.
- Sản xuất kinh doanh phải có lãi trong một khoảng thời gian nhất định tính đến
thời điểm xin phát hành chứng khoán (tối thiểu 1 năm liền kề với thời điểm xin phép phát
hành chứng khoán).
- Có phương án khả thi về việc sử dụng và trả nợ số vốn huy động được từ đợt phát
hành trái phiếu.
- Phải có tổ chức bảo lãnh phát hành, trừ trường hợp bản thân tổ chức phát hành
trái phiếu là tổ chức tín dụng.
- Tổ chức phát hành phải xác định đại diện người sở hữu trái phiếu.
* Những lợi thế đối với doanh nghiệp khi huy động vốn bằng cách phát hành trái

6
Giáo trình Quản trị Tài chính

phiếu:
- Lợi tức trái phiếu được giới hạn ở mức độ nhất định. Nếu doanh nghiệp kinh
doanh có triển vọng thu lợi nhuận cao sẽ làm tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu.
- Chi phí phát hành trái phiếu thường thấp hơn phát hành cổ phiếu.
- Khi phát hành trái phiếu, những người chủ sở hữu doanh nghiệp không bị phân
chia quyền kiểm soát doanh nghiệp cho những trái chủ.
- Ở hầu hết các nước, lợi tức trái phiếu được tính vào chi phí kinh doanh làm giảm
thu nhập và thuế thu nhập phải nộp.
- Khi phát hành trái phiếu mua lại doanh nghiệp có thể chủ động điều chỉnh cơ cấu
vốn một cách linh hoạt.
* Bất lợi đối với doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp có nghĩa vụ trả gốc và lợi tức cho các trái chủ đúng kỳ hạn. Nếu
đến thời điểm trả nợ công ty gặp khó khăn về tài chính sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng
thanh toán, tăng nguy cơ bị phá sản.
- Việc tăng vốn bằng phát hành trấi phiếu có thể dẫn đến hệ số nợ cao. Nếu công ty
kinh doanh thua lỗ sẽ làm tăng mức thua lỗ trên vốn chủ sở hữu, làm giảm vốn chủ sở
hữu, giảm giá cổ phiếu của công ty…

4.3.4. Thuê tài chính


Thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung dài hạn thông qua việc cho thuê máy
móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê
giữa bên cho thuê với bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc thiết bị… theo yêu
cầu của bên thuê và nắm quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản
thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏa thuận. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên
thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã
thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính (Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001
của Chính phủ).
Như vậy, thuê tài chính là hình thức tín dụng trung dài hạn, trong đó mục đích của
người cho thuê cũng giống như mục đích của người cho vay là thu lãi trên vốn đầu tư,
còn mục đích của người đi thuê là sử dụng vốn. Người cho thuê cấp tín dụng dưới hình
thái hiện vật, chứ không phải bằng tiền, nhưng thực chất là cung cấp tài chính (cho thuê
quyền sử dụng vốn) nên gọi là cho thuê tài chính.
Trong các giao dịch thuê tài chính thường bao gồm các chủ thể sau:
Bên đi thuê là các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng tài sản nhưng không có vốn
đầu tư hoặc xét thấy việc đầu tư đem lại hiệu quả không cao.
Bên cho thuê thường là các công ty cho thuê tài chính, các công ty này dùng vốn
của mình đầu tư mua sắm máy móc thiết bị theo yêu cầu của người đi thuê để cho thuê
nhằm thu hồi vốn và tìm kiếm lợi nhuận.
Nhà cung cấp máy móc thiết bị là các hãng sản xuất hoặc các đại lý phân phối của
các nhà sản xuất.
Mối quan hệ giữa các bên liên quan trong một hợp đồng thuê tài chính có thể minh
họa bằng sơ đồ 4.2 dưới đây.

6
Giáo trình Quản trị Tài chính

Hợp đồng thuê TS

Người cho thuê Người thuê


Quyền sử dụng TS

Trả tiền thuê TS


Hợp đồng mua tàiQuyền
sản sở
Trảhữu
tiềntài
muasảntài sản Bảo trì & phụ tùng thay thế
Giao tài sản Trả
tiền
bảo
trì &
phụ
tùng

Nhà cung cấp

Sơ đồ 4.2: Phương thức thuê tài chính

Đặc điểm của thuê tài chính:


- Thời gian thuê thường dài. Nói cách khác, thuê tài chính là một phương thức tài
trợ tín dụng trung hay dài hạn. Theo phương thức này, người cho thuê thường mua tài
sản, thiết bị mà người thuê cần và đã thương lượng từ trước các điều kiện mua tài sản đó
với nhà cung cấp; hoặc người cho thuê cung cấp tài sản của họ cho người đi thuê. Tuỳ
theo quy định của từng quốc gia mà có các điều kiện cụ thể về thuê tài chính. Tuy nhiên,
các giao dịch cho thuê thường được coi là thuê tài chính khi thời hạn thuê chiếm phần lớn
đời sống hữu ích của tài sản.
- Các loại chi phí bảo trì, vận hành, phí bảo hiểm, thuế tài sản… thường do người
thuê chịu và tổng số tiền mà người thuê phải trả người cho thuê thường đủ để bù đắp
những chi phí mua tài sản tại thời điểm bắt đầu hợp đồng.
- Trong thời hạn thuê, các bên không được hủy ngang hợp đồng nếu không có sự
nhất trí chung.
- Khi hết thời hạn thuê, tài sản đó có thể thuộc quyền sở hữu của bên đi thuê, hoặc
bên đi thuê được tiếp tục thuê tài sản đó, hoặc bên đi thuê được mua lại tài sản đó với giá
rẻ hơn giá trị còn lại của chúng, hoặc bên đi thuê nhận làm đại lý bán tài sản đó… Thực
hiện xử lý tài sản bằng cách nào, do hai bên thuê và cho thuê thoả thuận.
Tiêu chuẩn để nhận dạng một giao dịch thuê tài chính:

7
Giáo trình Quản trị Tài chính

Theo ủy ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế - IAS, một hợp đồng thuê tài sản nếu thỏa
mãn 1 trong 4 tiêu chuẩn sau thì được coi là thuê tài chính, nếu không thỏa mãn 4 tiêu
chuẩn đó là thuê vận hành. Bốn tiêu chuẩn đó là:
- Quyền sở hữu tài sản được chuyển giao cho bên thuê tại thời điểm chấm dứt hợp
đồng.
- Hợp đồng thuê quy định bên thuê được quyền chọn mua tài sản với giá tượng
trưng tại thời điểm chấm dứt hợp đồng.
- Thời hạn thuê chiếm phần lớn thời gian hữu dụng của tài sản.
- Giá trị hiện tại của các khoản tiền thuê tương đương hoặc lớn hơn giá thị trường
của tài sản tại thời điểm bắt đầu hợp đồng.
Ở Việt Nam, theo quyết định số 206/2003/ QĐ-BTC của Bộ trưởng bộ Tài chính
ban hành ngày 12/12/2003 thì tài sản thuê tài chính phải là những tài sản thuê của công ty
cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài
sản thuê, hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính.
Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính, ít nhất phải tương
đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. Mọi hợp đồng thuê tài sản nếu
không thỏa mãn các quy định đó được coi là tài sản thuê hoạt động.
Các phương thức giao dịch cho thuê tài chính
Cho thuê hay thuê tài chính bao gồm nhiều loại khác nhau tùy theo tiêu thức
nghiên cứu.
* Căn cứ vào số bên tham gia, cho thuê tài chính bao gồm:
- Cho thuê tài chính hai bên: theo phương thức này, trước khi thực hiện nghiệp vụ
cho thuê, tài sản cho thuê đã thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê bằng cách mua tài sản
hoặc tự xây dựng. Phương thức này thường do các công ty kinh doanh bất động sản và
các công ty sản xuất máy móc thiết bị thực hiện.
- Cho thuê tài chính ba bên: theo phương thức này, bên cho thuê chỉ thực hiện việc
mua tài sản theo yêu cầu của bên đi thuê và đã được hai bên thỏa thuận theo hợp đồng
thuê. Quy trình tài trợ có sự tham gia của ba bên: bên cho thuê, bên thuê và bên cung cấp
* Căn cứ vào tổng giá trị các khoản tiền thuê trong thời hạn cơ bản, cho thuê tài
chính bao gồm:
- Cho thuê tài chính hoàn trả toàn bộ (cho thuê trả hết) là phương thức cho thuê
trong đó người cho thuê nhận được tổng số tiền thuê trong thời hạn cơ bản của hợp đồng
đủ bù đắp toàn bộ các chi phí mua sắm tài sản, lãi suất hoàn vốn tài trợ, chi phí quản lý,
hao mòn vô hình và đủ đem lại lợi nhuận hợp lý cho người cho thuê.
Kết thúc thời gian cơ bản của hợp đồng, quyền sở hữu tài sản thường chuyển giao
cho bên thuê theo giá tượng trưng (giá thấp hơn so với giá trị còn lại của tài sản). Phương
thức cho thuê tài chính này được áp dụng phổ biến và được ưa chuộng do những nguồn
lợi và tiện ích của nó mang lại cho cả hai bên: cho thuê và đi thuê.
- Cho thuê tài chính hoàn trả từng phần: là phương thức cho thuê mà sau khi kết
thúc thời hạn cơ bản của nó, tổng số tiền trả gốc nhận được không hoàn trả đủ chi phí bỏ
ra ban đầu để mua sắm tài sản. Vì vậy, để thu hồi vốn và có lợi nhuận, người cho thuê sẽ
phải cho thuê tiếp.
Kết thúc thời hạn cơ bản, các bên có quyền tự do lựa chọn tiếp tục thuê tài sản đó
thêm 1 thời gian (gọi là thời hạn gia hạn tùy chọn) hay mua chúng theo giá cả hợp lý…

7
Giáo trình Quản trị Tài chính

Do tính không chắc chắn của việc tiếp tục cho thuê sau thời hạn cơ bản, người cho thuê
thường tăng tốc độ khấu hao tức là tăng tiền thuê trong thời hạn cơ bản. Tiền thuê trong
thời hạn gia hạn tùy chọn thường thấp hơn nhiều so với thời hạn cơ bản. Hợp đồng cho
thuê tài chính dạng này càng đưa ra cho người thuê nhiều sự lựa chọn khi kết thúc thời
hạn cơ bản thì tiền thuê càng cao.
Ngoài các phương thức cho thuê tài chính nêu trên còn có các phương thức đặc
biệt khác như: tái cho thuê, cho thuê hợp tác, cho thuê giáp lưng…

4.3.4. Vay ngân hàng và các tổ chức tài chính trung gian
Để đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn, doanh nghiệp có thể vay vốn ở ngân
hàng, các tổ chức tài chính khác theo các hình thức sau:
* Vay theo dự án đầu tư
Tổ chức tín dụng (TCTD) cho doanh nghiệp vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư
phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Khi có nhu cầu vay vốn, doanh nghiệp vay phải
hoàn tất hồ sơ vay vốn theo yêu cầu của TCTD. Sau khi thẩm định hồ sơ vay vốn, nếu đủ
điều kiện cho vay, TCTD thông báo cho doanh nghiệp và hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp
đồng tín dụng trung và dài hạn. TCTD sẽ phát tiền vay theo tiến độ thi công công trình
hoàn thành , hoặc tiến độ thực hiện dự án.
* Vay trả góp
Với phương pháp này, khi cho vay, TCTD và khách hàng xác định và thoả thuận
tổng số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn
trong thời hạn cho vay đã thoả thuận.
Áp dụng công thức tính giá trị hiện tại của chuỗi tiền đều ở cuối kỳ:
n
1
PV = A

t=1 (1+i)t

PV
Suy ra: A=
n 1

t=1 (1+i)t
Trong đó: A là số nợ gốc và lãi phải trả trong mỗi kỳ
hạn PV là tổng số tiền vay
i là lãi suất tính cho một kỳ hạn trả nợ
t là thứ tự các kỳ hạn trả nợ
n là số kỳ hạn trả nợ

Ví dụ: Giả sử công ty ABC vay ngân hàng một khoản tiền là 22.000 trđ với lãi suất
12% năm, thời gian trả nợ 6 năm. Số tiền phải trả cả vốn gốc và lãi ở các năm là như nhau
và thanh toán định kỳ vào cuối năm. Hỏi mỗi năm công ty đó phải trả một khoản nợ là
bao nhiêu? Lập bảng khấu trừ khoản nợ.
Giải: Thay số vào công thức trên ta có:

7
Giáo trình Quản trị Tài

6 1
22.000 = A ∑
t=1 (1+12%)t
Tra bảng: hiện giá của chuỗi tiền bằng nhau với n = 6, i =12% ta có thừa số giá trị
hiện tại là 4,1114. Thay vào phương trình trên ta có: 22.000 = 4,1114 x A A = 5.351
Như vậy cuối mỗi năm, người đó phải trả một khoản tiền 5.351 trđ, để có thể thanh
toán hết khoản nợ 22.000 trđ trong 6 năm.
Bảng 4.3: LỊCH TRÌNH THANH TOÁN NỢ
Đơn vị: trđ
Năm Nợ gốc Số tiền trả nợ Trả Trả Nợ gốc
đầu kỳ mỗi kỳ tiền lãi vốn gốc cuối kỳ
(1) (2) (3) (4)=(2) x LS (5)=(3)-(4) (6)=(2)-(5)
1 22.000 5.351 2.640 2.711 19.289
2 19.289 5.351 2.315 3.036 16.253
3 16.253 5.351 1.951 3.400 12.853
4 12.853 5.351 1.542 3.809 9.044
5 9.044 5.351 1.085 4.266 4.778
6 4.778 5.351 573 4.778 0
Cộng 32.106 10.106 22.000

* Vay hợp vốn


Cho vay hợp vốn là phương pháp cho vay trong đó một nhóm TCTD cùng cho vay
đối với một dự án hoặc phương án vay vốn của khách hàng. Trong cho vay hợp vốn, một
TCTD làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các TCTD khác. Hình thức này thường thực
hiện với những dự án lớn, đòi hỏi lượng vốn đầu tư nhiều.
So với huy động vốn thông qua phát hành chứng khoán, vay nợ dài hạn thường có
ưu điểm là thời gian huy động vốn nhanh hơn. Do việc vay vốn được thực hiện trên cơ sở
đàm phán trực tiếp giữa người cho vay và người đi vay, nên các thủ tục chứng từ thường
ít hơn đồng thời cũng không tốn thời gian chào bán chứng khoán. Tuy nhiên, vay vốn
cũng có những hạn chế nhất định. Đó là, người vay thường phải thế chấp tài sản. Nếu
không có đủ tài sản thế chấp theo quy định, người vay sẽ không được TCTD đáp ứng nhu
cầu vốn cần tài trợ…

4.4. Lựa chọn mô hình nguồn tài trợ


4.4.1. Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp và nguồn hình thành
Để hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thường, liên tục doanh nghiệp cần phải
có TSCĐ và TSLĐ với một cơ cấu hợp lý phù hợp với tính chất, đặc điểm và quy mô hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Các tài sản này được hình thành từ nhiều nguồn khác
nhau, trong đó vốn chủ sở hữu và nợ là hai nguồn chính. Mối quan hệ giữa tài sản và
nguồn vốn có thể biểu diễn một cách khái quát qua hình 4.1.

7
Giáo trình Quản trị Tài

TSLĐ và đầu tư Nợ ngắn hạn


Tổng tài sản ngắn hạn
Nợ dài hạn
TSCĐ và đầu tư
Nguồn vốn
dài hạn
chủ sở hữu

Hình 4.1: Tài sản doanh nghiệp và nguồn hình thành

Đi sâu phân tích thành phần của TSLĐ cho thấy, TSLĐ có hai bộ phận: bộ phận có
tính biến động gọi là TSLĐ tạm thời, bộ phận có tính cố định gọi là TSLĐ thường xuyên.
Như vậy, tổng tài sản thường xuyên của doanh nghiệp bao gồm: TSCĐ và TSLĐ thường
xuyên. Mức chênh lệch giữa tổng giá trị tài sản với tổng giá trị tài sản thường xuyên là giá
trị TSLĐ tạm thời. Trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp quy mô TSLĐ thường
biến động do đặc điểm luân chuyển của vốn lưu động và do tính chất thời vụ... Ngoài ra,
còn có thể xuất hiện những nhu cầu chi tiêu khẩn cấp, hoặc không thể thu tiền theo dự
tính nên doanh nghiệp cần phải có một khoản dự trữ an toàn. Hình 4.2 cho thấy rõ hơn
điều đó.
TSLĐ tạm thời

Kim
ngạch Dự trữ an toàn

TSLĐ thường xuyên

TSLĐ

TSCĐ

Thời gian
Hình 4.2: Các bộ phận tài sản của doanh nghiệp

4.4.2. Lựa chọn mô hình nguồn tài trợ


Để duy trì quy mô tài sản, đảm bảo khả năng chi trả và hoạt động bình thường của
doanh nghiệp, đảm bảo giảm thiểu chi phí sử dụng vốn và hạn chế rủi ro… doanh nghiệp

7
Giáo trình Quản trị Tài
cần phải lựa chọn được mô hình tài trợ thích hợp. Có ba phương án tài trợ:
- Sử dụng toàn bộ nguồn dài hạn để tài trợ cho tổng tài sản. (hình 4.3.a):

Kim
ngạch
Dự trữ an toàn

Tổng nhu cầu TS

TSLĐ

Tài trợ dài hạn cho Tổng nhu cầu TS

TSCĐ

Thời gian
Hình 4.3.a: Mô hình tài trợ theo phương án 1
- Sử dụng nguồn dài hạn để tài trợ cho tài sản thường xuyên (TSCĐ và TSLĐ thường
xuyên) và nguồn tài trợ ngắn hạn cho TSLĐ tạm thời (Hình 4.3.b)

Kim
ngạch Dự trữ an toàn

Tài trợ ngắn hạn cho TS LĐ tạm thời


Tổng nhu cầu TS

TSLĐ

Tài trợ dài hạn cho TS thường xuyên

TSCĐ

Thời gian
Hình 4.3.b: Mô hình tài trợ theo phương án 2

- Toàn bộ tài sản thường xuyên và một bộ phận tài sản tạm thời (bộ phận dự trữ an
toàn) được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn, phần tài sản tạm thời còn lại được tài trợ bằng
nguồn vốn ngắn hạn (hình 4.3.c).

7
Giáo trình Quản trị Tài

Tài trợ ngắn hạn cho TSLĐ tạm thời

Kim
ngạch Dự trữ an toàn

Tổng nhu cầu TS

TSLĐ

Tài trợ dài hạn cho TS thường xuyên và dự trữ an toàn

TSCĐ

Thời gian
Hình 4.3.c: Mô hình tài trợ theo phương án 3
Cần lưu ý rằng, khi áp dụng giải pháp huy động vốn như trên thì trong những giai
đoạn doanh nghiệp không có nhu cầu tài trợ mang tính thời vụ, hoặc bất thường thì số vốn
nhàn rỗi tất yếu sẽ phải gánh chịu một lượng chi phí nhất định, dẫn tới làm tăng chi phí
kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhận xét: Nếu lựa chọn phương án 1, doanh nghiệp sẽ có rủi ro thấp nhưng chi phí sử
dụng vốn cao. Nếu lựa chọn phương án 2, rủi ro tiềm ẩn đối với doanh nghiệp sẽ cao hơn
nhưng chi phí sử dụng vốn thấp hơn. Phương án 3 là trung gian giữa hai phương án trên,
do đó có độ rủi ro và chi phí sử dụng vốn ở mức hợp lý. Bởi vì:
- Lãi suất nguồn tài trợ ngắn hạn thường thấp hơn lãi suất tài trợ dài hạn.
- Lãi suất ngắn hạn biến động thường xuyên hơn lãi suất dài hạn.
- Dùng nguồn ngắn hạn để tài trợ cho đầu tư dài hạn sẽ tăng nguy cơ rủi ro thanh
toán.

7
Giáo trình Quản trị Tài
Chương 5: ĐÒN BẨY KINH DOANH VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN

Trong vật lý cũng như trong chính trị, khái niệm đòn bẩy (Leverage) được sử dụng
khá phổ biến để chỉ những lực lượng hoặc những ảnh hưởng đặc biệt cho phép tạo ra
những kết quả lớn hơn mức thông thường từ một hành động nhất định. Trong kinh doanh,
khái niệm đòn bẩy cũng được sử dụng để nhấn mạnh việc sử dụng các chi phí có tính chất
cố định nhằm khuyếch đại thu nhập tại một mức hoạt động nhất định của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, đòn bẩy cũng như con dao hai lưỡi, nó có thể giúp tạo ra
kết quả cao hơn khi mọi việc diễn ra thuận lợi nhưng cũng có thể gây ra những kết quả
không mong muốn trong những điều kiện bất lợi.
Chẳng hạn, trong ngành hàng không của nhiều nước trên thế giới, là một ngành có
lượng chi phí cố định là rất đáng kể, nhiều năm trước đây đã có thu nhập cao nhờ các điều
kiện kinh tế thuận lợi, doanh số cao và lãi suất của các khoản nợ là khá thấp. Nhưng bước
vào những năm 90, đòn bẩy dưới dạng chi phí cao của các tài sản cố định và lãi suất đã
đẩy ngành công nghiệp này vào thế hết sức khó khăn, thậm chí không ít hãng hàng không
đã phải tuyên bố phá sản hoặc bán lại.

5.1 Khái lược về đòn bẩy trong kinh doanh


Giả sử bạn đang tiếp cận với một cơ hội để có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh
của riêng mình. Bạn sẽ tiến hành các hoạt động sản xuất và tham gia vào một phần của thị
trường công nghiệp. Bạn sẽ phải đối mặt với 2 quyết định căn bản. Thứ nhất, bạn phải
quyết định lượng máy móc thiết bị và công xưởng có chi phí cố định sẽ được dùng cho
quá trình sản xuất. Bằng cách lắp đặt các thiết bị tinh vi và hiện đại, bạn có thể loại trừ
đáng kể lượng lao động trong quá trình sản xuất. Nếu khối lượng sản xuất và tiêu thụ là
lớn, công việc của bạn sẽ tốt vì hầu hết chi phí của bạn là cố định. Tuy nhiên, nếu sản
lượng sản xuất và tiêu thụ nhỏ, bạn sẽ phải đối mặt với khó khăn do phải chi trả cho các
chi phí mang tính cố định của các máy móc thiết bị và công xưởng của mình. Nếu quyết
định sử dụng lao động đắt hơn thay cho máy móc, bạn sẽ làm giảm cơ hội thu lợi nhưng
đồng thời bạn sẽ giảm được rủi ro của mình bởi trong trường hợp khó khăn, bạn có thể sa
thải một phần lao động để giảm chi phí.
Thứ hai, bạn có thể cân nhắc việc quyết định cách thức tài trợ cho hoạt động kinh
doanh của mình. Nếu dựa vào tài trợ bằng nợ và hoạt động kinh doanh thành công, bạn sẽ
tạo ra một lượng lợi nhuận đáng kể cho mình với tư cách là chủ sở hữu và chỉ phải trả
khoản chi phí cố định của nợ. Tuy nhiên, nếu hoạt động kinh doanh diễn ra không trôi
chảy, trách nhiệm theo hợp đồng đối với các khoản nợ có thể sẽ đẩy bạn tới phá sản. Một
giải pháp thay thế là bạn quyết định bán cổ phần thay vì đi vay, một cách thức sẽ làm
giảm lợi nhuận tiềm tàng nhưng lại cho phép giảm rủi ro cho hoạt động kinh doanh.
Trong 2 tình huống trên, bạn sẽ phải đưa ra những quyết định rõ ràng về việc sử
dụng đòn bẩy. Trong trường hợp bạn quyết định hành động theo hướng sử dụng chi phí cố
định cho hoạt động kinh doanh của công ty, bạn đang ứng dụng đòn bẩy hoạt động. Trong
trường hợp bạn quyết định sử dụng nợ tài trợ cho hoạt động của công ty, bạn đang ứng
dụng đòn bẩy tài chính. Trong các phần tiếp theo chúng ta sẽ xem xét chi tiết hơn về mỗi
loại đòn bẩy này và việc kết hợp ảnh hưởng của chúng trong hoạt động kinh doanh của
các công ty.

7
Giáo trình Quản trị Tài
5.1.1 Đòn bẩy hoạt động
Đòn bẩy hoạt động là khái niệm phản ánh bối cảnh trong đó các công ty sử dụng
các chi phí hoạt động mang tính cố định trong quá trình kinh doanh nhằm nâng cao lợi
nhuận của mình. Thông thường, các chi phí hoạt động của một công ty có thể được phân
thành các chi phí cố định, chi phí biến đổi hoặc chi phí nửa biến đổi. Các chi phí cố định
thường bao gồm: chi phí thuê mua; chi phí khấu hao; tiền lương hành chính và thuế tài
sản (nếu có). Các chi phí biến đổi thường bao gồm: Nguyên vật liệu; tiền lương của các
bộ phận sản xuất và hoa hồng bán hàng. Các chi phí nửa biến đổi có thể bao gồm: chi phí
sửa chữa và bảo dưỡng; một số chi phí dịch vụ. Trong thực tế, thường khó tách biệt hoàn
toàn giữa các loại chi phí này, nhất là tách biệt giữa chi phí biến đổi và chi phí nửa biến
đổi. Để thuận tiện và đơn giản hoá cho quá trình phân tích, chúng ta kết hợp chi phí biến
đổi và nửa biến đổi thành chi phí gọi chung là chi phí biến đổi. Mặt khác, cần lưu ý rằng,
việc phân chia chi phí như trên chỉ mang tính tương đối vì xét trong dài hạn mọi chi phí
đều là biến đổi. Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ sử dụng kỹ thuật phân tích hoà vốn để
đánh giá ý nghĩa của việc sử dụng nhiều tài sản cố định đối với một công ty.
Phân tích hoà vốn
Hình 5.1 dưới đây sẽ được sử dụng nhằm xem xét mối quan hệ giữa chi phí, lợi
nhuận với sản lượng và tìm ra mức tài sản cố định hiệu quả nhất công ty nên áp dụng.
Trong hình này, số lượng sản phẩm làm ra và tiêu thụ được thể hiện trên trục hoành, thu
nhập và chi phí được thể hiện trên trục tung.
Tổng
thu
Thu nhập và chi phí (triệu đồng)

160
Lãi
Tổng chi phí

120 Điểm hoà vốn


Chi phí biến đổi
100
L
60 Chi phí cố

40

20 40 50 60 80 100
Số lượng sản phẩm
sản xuất và tiêu
thụ

Hình 5.1 Biểu đồ hoà vốn: công ty có đòn bẩy

7
Giáo trình Quản trị Tài
Trước hết lưu ý rằng chi phí cố định là 60 triệu đồng không phụ thuộc vào sản
lượng và chi phí biến đổi là 800 đồng trên 1 đơn vị sản phẩm được cộng thêm vào để xác
định tổng chi phí tại bất kỳ điểm nào. Đường tổng thu nhập được xác định bằng cách nhân
đơn giá (2000 đ/1sản phẩm) với tổng sản phẩm tiêu thụ.
Đường tổng chi phí và đường tổng thu nhập giao nhau tại điểm hoà vốn, tại đó số
lượng sản phẩm tiêu thụ là 50.000 đơn vị.
Điểm hoà vốn đối với công ty cũng có thể được xác định đơn giản bằng công thức
sau:
Chi phí cố định
BE = (5.1)
Đơn giá - chi phí biến đổi trên 1 sản phẩm

Hay BE = FC/(P – VC)


Trong đó: BE là lượng sản phẩm tại điểm hoà vốn
FC là chi phí cố định
P là đơn giá sản phẩm
VC là chi phí biến đổi trên 1 sản phẩm.
Thay vào ví dụ trên ta có
BE = 60.000.000 / (2000 – 800) = 50.000 sản phẩm.
Trong ví dụ trên, ta có mức đóng góp biên (Đơn giá - chi phí biến đổi trên mỗi sản
phẩm) là 1.200 đồng bù đắp cho chi phí cố định của mỗi sản phẩm, nên doanh số bán tối
thiểu 50.000 sản phẩm sẽ cho phép bù đắp hoàn toàn tổng chi phí cố định (60.000.000 đ).
Trên mức này chúng ta sẽ dịch chuyển tới những điểm có khả năng sinh lợi cao, trong đó
mỗi đơn vị sản phẩm bán được sẽ mang lại cho công ty 1.200 đ tiền lãi. Tuy nhiên với sản
lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ dưới 50.000 công ty sẽ phải chịu những khoản lỗ
tiềm tàng. Một số kết quả có thể được tóm tắt trong bảng dưới đây:
Bảng 5.1 Phân tích lợi nhuận-tổng chi phí: công ty có đòn bẩy
Lượng Tổng CF CF cố định Tổng CF Tổng thu Lãi (lỗ) hoạt
sản phẩm biến đổi (1000đ) (1000đ) nhập động
bán ra (1000đ) (1000đ) (1000đ)
0 0 60.000 60.000 0 - 60.000
20.000 16.000 60.000 76.000 40.000 - 36.000
40.000 32.000 60.000 92.000 80.000 - 12.000
50.000 40.000 60.000 100.000 100.000 0
60.000 48.000 60.000 108.000 120.000 12.000
80.000 64.000 60.000 124.000 160.000 36.000
100.000 80.000 60.000 140.000 200.000 60.000

Như đã mô tả trong đồ thị ở trên, công ty được mô tả giả thiết là đang hoạt động
với mức đòn bẩy cao (Chẳng hạn như công ty hàng không). Vì vậy, khi doanh thu có thể
tăng cao, lợi nhuận của công ty sẽ tăng lên một cách nhanh chóng.
Một cách tiếp cận thận trọng hơn

7
Giáo trình Quản trị Tài
Không phải tất cả các công ty có thể lựa chọn để hoạt động với mức đòn bẩy hoạt
động cao như đã mô tả trên hình 5.1. Lo ngại về việc không thể đạt tới mức 50.000 sản
phẩm tại điểm hoà vốn làm cho một số công ty ngại ngần trong việc sử dụng nhiều tài sản
cố định. Các yếu tố sản xuất có chi phí biến đổi đắt hơn có thể được sử dụng để thay thế
cho các máy móc và thiết bị tự động. Chúng ta hãy xét một tình huống sau. Giả sử rằng
chi phí cố định đối với một công ty thận trọng (là công ty không muốn sử dụng nhiều tài
sản có chi phí cố định) có thể giảm xuống còn 12.000.000 đ nhưng chi phí biến đổi sẽ
tăng từ 800 đ lên thành 1.600 đ trên mỗi sản phẩm. Nếu giả thiết giá mỗi sản phẩm vẫn
giữ nguyên là 2.000 đ thì lượng sản phẩm tại điểm hoà vốn sẽ là:
BE = Chi phí cố định / (Đơn giá - chi phí biến đổi trên mỗi sản phẩm)
= 12.000.000 / (2000 – 1.600) = 30.000 sản phẩm
Với chi phí cố định giảm từ 60.000.000 xuống 12.000.000 đ lỗ tiềm tàng đối với công ty
sẽ nhỏ đi và mức hoạt động tại điểm hoà vốn sẽ giảm xuống còn 30.000 sản phẩm. Tuy
nhiên, việc áp dụng cách tiếp cận không đòn bẩy sẽ làm giảm khả năng thu lợi tiềm tàng
của những công ty thận trọng hơn. Điều này thể hiện trong hình 6.2 dưới đây.
Thu nhập và chi phí (triệu
Tổng thu nhập
160
Tổng chi phí
Lãi
120

Điểm hoà vốn Chi phí biến đổi


100

60 L
Chi phí cố
40
20 40 50 60 80 100
Số lượng sản phẩm
sản xuất và tiêu thụ

Hình 5.2 Đồ thị hoà vốn đối với công ty thận trọng

Như đồ thị trên hình 5.2 cho thấy, đối với công ty thận trọng, ngay cả khi đạt mức hoạt
động cao, lợi nhuận tiềm tàng của công ty vẫn là khá bé. Bảng 5.2 dưới đây cho ta thấy rõ
hơn điều này.
Bảng 5.2 Phân tích lợi nhuận-tổng chi phí: công ty thận trọng

8
Giáo trình Quản trị Tài
Lượng sản Tổng chi Chi phí cố Tổng chi Tổng thu Lãi (lỗ) hoạt
phẩm bán phí biến định phí nhập động
ra đổi (1000đ) (1000đ) (1000đ) (1000đ) (1000đ)
0 0 12.000 12.000 0 - 12.000
20.000 32.000 12.000 44.000 40.000 - 4.000
30.000 48.000 12.000 60.000 60.000 0
40.000 64.000 12.000 76.000 80.000 4.000
60.000 96.000 12.000 108.000 120.000 20.000
80.000 128.000 12.000 140.000 160.000 36.000
100.000 160.000 12.000 172.000 200.000 28.000

Các nhân tố rủi ro


Việc các nhà quản lý của công ty lựa chọn con đường phát triển công ty theo
hướng có đòn bẩy hay thận trọng tuỳ thuộc vào nhận thức của họ về tương lai. Nếu các
thông tin từ các nhà lãnh đạo của đất nước cho thấy có những dấu hiệu lo lắng về các điêù
kiện kinh tế trong tương lai, một kế hoạch thận trọng có thể sẽ được áp dụng.Trong những
thời kỳ có triển vọng tốt của chu kỳ kinh doanh, các nhà quản lý có thể lựa chọn duy trì
tình trạng đòn bẩy cao. Tình trạng cạnh tranh trong lĩnh vực công ty đang hoạt động cũng
có thể tác động tới quyết định về mức đòn bẩy của công ty. Việc công ty muốn duy trì
tình trạng ổn định lâu dài hay muốn trở thành người dẫn đầu thị trường cũng sẽ tác động
tới việc các nhà quản lý quyết định mức đòn bẩy phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro
của mình. Tuy nhiên, chấp nhận các mức độ rủi ro khác nhau trong kinh doanh khác với
hành động liều lĩnh trong kinh doanh. Không ít người đã phải trả giá, thậm chí phải vào tù
vì sự liều lĩnh mù quáng của mình khi tham gia kinh doanh. Điều quan trọng là phải cân
bằng được giữa mức thu nhập có thể chấp nhận được với mức rủi ro mong muốn.
Chú ý: Trong phân tích hoà vốn, có thể áp dụng cả phân tích bằng cách sử dụng
luồng tiền mặt phải chi thay cho tổng chi phí cố định. Tuy nhiên, phân tích này chỉ có ý
nghĩa hạn chế trong ngắn hạn, nhất là khi công ty đang trong tình trạng khó khăn về tài
chính. Vì vậy phân tích dạng này ít được sử dụng.
Xác định mức đòn bẩy hoạt động
Mức đòn bẩy hoạt động (DOL – Degree of Operating Leverage) được định nghĩa
như là phần trăm thay đổi của thu nhập hoạt động nảy sinh do kết quả của phần trăm thay
đổi của số lượng sản phẩm tiêu thụ hay:
Phần trăm thay đổi của thu nhập hoạt động
DOL = (5.2)
Phần trăm thay đổi của lượng sản phẩm tiêu thụ
Bằng một số phép biến đổi toán học, DOL cũng có thể được tính theo công thức
sau:
Q (P - VC)
DOL = (5.3)
Q (P – VC) - FC
Trong đó:
Q là sản lượng tại đó DOL được tính toán

8
Giáo trình Quản trị Tài
P là giá của đơn vị sản phẩm
VC là chi phí biến đổi trên 1 đơn vị sản phẩm
FC là chi phí cố định
Đối với các công ty có mức đòn bẩy cao, như các công ty trong ngành chế tạo ô
tô, thường có thu nhập tăng đáng kể khi sản lượng tăng. Trong khi đó, các công ty thận
trọng hơn thường có thu nhập tăng chậm hơn trong bối cảnh này. DOL cho thấy mức độ
nhạy cảm của thu nhập hoạt động so với những thay đổi trong sản phẩm tiêu thụ của công
ty. Bởi vậy, đối với các công ty thận trọng, giá trị của DOL thường nhỏ hơn so với các
công ty có mức đòn bẩy cao. Để thấy rõ hơn điều này chúng ta trở lại xét các số liệu về 2
công ty (có đòn bẩy và thận trọng) đã nêu ở các phần trên. Các số liệu có thể tóm tắt trong
bảng 5.3 dưới đây.
Bảng 5.3 Thu nhập hoặc lỗ hoạt động (1000 đ)
Lượng sản phẩm Công ty có đòn bẩy Công ty thận trọng
0 - 60.000 - 12.000
20.000 - 36.000 - 4.000
40.000 - 12.000 4.000
60.000 12.000 12.000
80.000 36.000 20.000
100.000 60.000 28.000

Bây giờ hãy xét xem điều gì sẽ xảy ra đối với thu nhập hoạt động khi lượng sản
phẩm tiêu thụ tăng từ 80.000 sản phẩm lên 100.000 sản phẩm.
Sử dụng công thức tính mức đòn bẩy ở trên ta có:
Đối với công ty có đòn bẩy:
DOL = (24.000.000/36.000.000) / (20.000/80.000)
= 67%/25% = 2,7
Đối với công ty thận trọng:
DOL = (8.000.000/20.000.000) / (20.000/80.000)
= 40% / 25% = 1,6
Kết quả tính toán cho thấy DOL ở công ty có đòn bẩy lớn hơn nhiều so với công ty
thận trọng và cho thấy rằng, tại mức 80.00 sản phẩm 1% tăng lên trong sản lượng của
công ty này sẽ tạo ra 2,7% thay đổi của thu nhập hoạt động của nó. Trong khi đó mức
thay đổi này ở công ty thận trọng chỉ là 1,6%.
Chú ý: Khi sử dụng công thức 5.3 chúng ta cũng sẽ tính được DOL cho 2 công ty
với kết quả tương tự như đã tính ở trên.
Hạn chế của phân tích
Trong toàn bộ quá trình phân tích ở trên, chúng ta đã giả thiết rằng tồn tại một
hàm không đổi hay tuyến tính giữa thu nhập và chi phí khi sản lượng thay đổi. Chẳng hạn
chúng ta đã sử dụng giá bán giả thiết là 2000 đồng tại tất cả các mức hoạt động. Tuy
nhiên, trong thực tế, công ty có thể phải đối mặt với việc giá sẽ giảm đi khi cố gắng tăng
số lượng sản phẩm trên thị trường, hoặc công ty sẽ phải đối mặt với sự gia tăng chi phí
khi cố gắng vượt qua mức hoạt động tối ưu. Bởi vậy, các mối quan hệ này là không cố
định như đã giả thiết.
Tuy nhiên, dạng cơ bản chúng ta nghiên cứu là có ý nghĩa đối với hầu hết các công

8
Giáo trình Quản trị Tài
ty trong một phạm vi hoạt động nhất định (trong ví dụ là khoảng 20.000 đến 100.000 sản
phẩm). Chỉ trong những trường hợp đặc biệt, giả thiết tuyến tính mới hoàn toàn bị phá vỡ.

5.1.2 Đòn bẩy tài chính


Trong phần trên chúng ta đã xem xét ảnh hưởng của chi phí cố định tới hoạt động
của một công ty (đòn bẩy hoạt động). Phần tiếp theo sẽ xem xét loại đòn bẩy thứ hai phản
ánh lượng nợ mà công ty sử dụng trong cấu trúc vốn của nó, đó là đòn bẩy tài chính. Bởi
vì nợ chứa đựng khoản thanh toán mang tính cố định về lãi vay, công ty sẽ có cơ hội để
khuyếch đại kết quả của mình tại các mức hoạt động khác nhau. Bạn có thể đã từng nghe
chuyện “Tay không bắt giặc” về những nhà đầu tư bất động sản là những người vay 100%
giá trị các dự án của anh ta và sẽ được hưởng khoản lời khổng lồ từ vốn đầu tư bằng 0 của
mình nếu dự án diễn ra trôi chảy. Đó là một ví dụ điển hình về sử dụng đòn bẩy tài chính.
Như vậy, đòn bẩy tài chính là một khái niệm phản ánh bối cảnh trong đó công ty sử dụng
các chi phí tài chính mang tính cố định nhằm khuyếch đại lợi nhuận của mình.
Sẽ dễ hình dung hơn nếu chúng ta coi đòn bẩy hoạt động như là yếu tố tác động
chủ yếu đến vế trái của bảng cân đối kế toán (Tài sản), còn đòn bẩy tài chính tác động chủ
yếu đến vế phải của bảng cân đối (Nợ). Trong khi đòn bẩy hoạt động chịu ảnh hưởng của
sự pha trộn giữa các loại máy móc và thiết bị, đòn bẩy tài chính lại chịu ảnh hưởng của
việc tài trợ cho hoạt động của công ty như thế nào. Hai công ty có năng lực hoạt động như
nhau nhưng có thể thu được kết quả hoạt động rất khác nhau do đòn bẩy tài chính không
giống nhau.
Tác động đến thu nhập
Nhằm xem xét ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính, chúng ta hãy xét hai kế hạch tài
chính đối với một công ty, trong đó, mỗi kế hoạch sử dụng một lượng nợ khác nhau đáng
kể trong cấu trúc vốn của nó. Tổng tài trợ là 200.000.000 đồng để hình thành các tài sản
cần thiết của công ty. Các dữ kiện được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Bảng 5.4: Cơ cấu tài trợ
Tổng tài sản 200.000.000 đồng
Kế hoạch A (Có đòn bẩy) Kế hoạch B (Thận trọng)
Nợ (Lãi suất 150.000.000 đ (lãi 12.000.000 đ) 50.000.000 đ (4.000.000 đ lãi)
8%) 50.000.000 đ (8000 CP, giá 6250 150.000.000 (24.000 CP, giá
Cổ phần thường đ) 6250)
Tổng tài trợ 200.000.000 đ 200.000.000 đ

Theo kế hoạch có đòn bẩy A, công ty sẽ vay 150.000.000 đ và bán 8000 cổ phiếu
với giá 6.250 đ /CP để bổ sung lượng vốn là 50.000.000 đ. Trong khi đó, với kế hoạch
thận trọng B, sẽ vay 50.000.000 đ và thu hút thêm 150.000.000 đ bằng cách phát hành
24.000 cổ phiếu với giá 6.250 đ/CP.
Trong bảng 5.5 dưới đây chúng ta sẽ tính thu nhập trên mỗi cổ phiếu cho 2 kế
hoạch tại các mức “thu nhập trước lãi và thuế - EBIT” khác nhau. Chỉ tiêu này phản ánh
thu nhập hoạt động của công ty trước khi khấu trừ phần nghĩa vụ tài chính của nó. Chúng
ta giả thiết EBIT tại các mức là 0; 12.000.000; 16.000.000; 36.000.000 và 60.000.000 đ.
Bảng 5.5 Tác động của các kế hoạch tài trợ đến thu nhập trên cổ phiếu.
Kế hoạch A Kế hoạch B

8
Giáo trình Quản trị Tài
1. EBIT (0)
Thu nhập trước lãi và thuế (EBIT) 0 0
Lãi (I) (12.000.000) (4.000.000)
Thu nhập trước thuế (EBT) (12.000.000) (4.000.000)
Thuế (T) (6.000.000) (2.000.000)
Thu nhập sau thuế (EAT) (6.000.000) (2.000.000)
Số cổ phiếu 8.000 24.000
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) (750) (80)
2 EBIT (12.000.000)
Thu nhập trước lãi và thuế (EBIT) 12.000.000 12.000.000
Lãi (I) 12.000.000 4.000.000
Thu nhập trước thuế (EBT) 0 8.000.000
Thuế (T) 0 4.000.000
Thu nhập sau thuế (EAT) 0 4.000.000
Số cổ phiếu 8.000 24.000
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) 0 170
3 EBIT (16.000.000)
Thu nhập trước lãi và thuế (EBIT) 16.000.000 16.000.000
Lãi (I) 12.000.000 4.000.000
Thu nhập trước thuế (EBT) 4.000.000 12.000.000
Thuế (T) 2.000.000 6.000.000
Thu nhập sau thuế (EAT) 2.000.000 6.000.000
Số cổ phiếu 8.000 24.000
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) 250 250
4 EBIT (36.000.000)
Thu nhập trước lãi và thuế (EBIT) 36.000.000 36.000.000
Lãi (I) 12.000.000 4.000.000
Thu nhập trước thuế (EBT) 24.000.000 32.000.000
Thuế (T) 12.000.000 16.000.000
Thu nhập sau thuế (EAT) 12.000.000 16.000.000
Số cổ phiếu 8.000 24.000
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) 1.500 670
5 EBIT (60.000.000)
Thu nhập trước lãi và thuế (EBIT) 60.000.000 60.000.000
Lãi (I) 12.000.000 4.000.000
Thu nhập trước thuế (EBT) 48.000.000 56.000.000
Thuế (T) 24.000.000 28.000.000
Thu nhập sau thuế (EAT) 24.000.000 28.000.000
Số cổ phiếu 8.000 24.000
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) 3.000 1.170

Như kết quả của bảng 5.5 cho thấy, tác động của hai kế hoạch tài trợ đến thu nhập
trên mỗi cổ phiếu của công ty là khác nhau rất đáng kể. Mặc dù cả hai kế hoạch giả thiết
có cùng thu nhập hoạt động, hay EBIT, khi so sánh, chúng ta thấy tại mỗi mức thu nhập,

8
Giáo trình Quản trị Tài
thu nhập trên mỗi cổ phiếu là rất khác nhau. Các kết quả phân tích cho thấy kế hoạch thận
trọng (B) sẽ cho kết quả tốt hơn tại các mức thu nhập thấp, còn kế hoạch có đòn bẩy (A)
sẽ tạo ra thu nhập trên cổ phiếu tốt hơn khi thu nhập hoạt động gia tăng. Với mức thu
nhập hoạt động là 16.000.000 đ công ty sẽ có kết quả như nhau cho cả hai kế hoạch. Hình
5.3 sẽ cho chúng ta thấy hình ảnh rõ hơn về các phân tích
này. Hình 5.3 Kế hoạch tài trợ và thu nhập trên cổ
phiếu

Kế hoạch A
EPS (1000 đ)

2 Kế hoạch

0,2
5
0

-1
0 12 16 25 50 75
100
Với EBIT là 16.000.000 đ chúng ta sẽ có thu nhập 8 % trên tổng tài sản
200.000.000 đ. Tỷ lệ thu nhập này đúng bằng tỷ lệ % lãi vay của công ty nên việc dùng
nợ hay không dùng nợ sẽ không ảnh hưởng tới câu trả lời. Trên mức 16.000.000 đ, kế
hoạch A, do áp dụng đòn bẩy tài chính cao nên đã thực sự mang lại hiệu quả, cho phép
công ty mở rộng thu nhập trên cổ phiếu đối với mỗi kết quả thay đổi của EBIT. Chẳng
hạn khi EBIT đạt mức 30.000.000 đ sẽ cho phép đạt được kết quả thu nhập 18% trên tài
sản và đòn bẩy tài chính rõ ràng mang lại lợi ích thiết thực khi thu nhập mở rộng.
Mức đòn bẩy tài chính
Cũng tương tự như đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính đo lường ảnh hưởng của
sự thay đổi trong mỗi một biến số đến biến số khác. Mức đòn bẩy tài chính (DFL –
Degree of Financial Leverage) được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm thay đổi trong thu nhập
(EPS – Earnings per share) nảy sinh do kết quả của mỗi phần trăm thay đổi trong thu nhập
trước lãi và thuế (EBIT – Earnings Before Interest and Taxes). Cụ thể:
Phần trăm thay đổi trong EPS
DFL = (5.4)
Phần trăm thay đổi trong EBIT
Hay công thức trên còn có thể được biến đổi thành
dạng: DFL = EBIT / (EBIT – I) (5.5)
Chẳng hạn trong kế hoạch A và B ở trên, tại mức EBIT là 36.000.000 đ chúng ta sẽ
có các kết quả sau:

8
Giáo trình Quản trị Tài
Kế hoạch A
DFL = EBIT / (EBIT – I)
= 36.000.000 / (36.000.000 – 12.000.000) = 1,5
Kế hoạch B
DFL = EBIT / (EBIT – I)
= 36.000.000 / (36.000.000 – 4.000.000) = 1,1
Đúng như dự tính, kế hoạch A có mức đòn bẩy tài chính cao hơn so với kế hoạch
B nên tại mức EBIT bằng 36.000.000 đ , 1% tăng lên trong thu nhập sẽ tạo ra 1,5% tăng
lên trong thu nhập trên mỗi cổ phiếu trong kế hoạch A, trong khi chỉ tạo ra 1,1% tăng lên
trong kế hoạch B. DFL có thể được tính cho bất kỳ mức hoạt động nào và nó sẽ thay đổi
từ điểm này tới điểm khác, tuy nhiên, kế hoạch A luôn cao hơn kế hoạch B.
Hạn chế của việc sử dụng đòn bẩy tài chính
Một sinh viên thông minh có thể nhận thấy rằng, nếu nợ là một nguồn vốn tốt như
vậy, tại sao công ty lại vẫn phải bán cổ phiếu để tăng vốn? Với việc tài trợ hoàn toàn bằng
nợ, tại mức EBIT là 36.000.000 đ, chúng ta sẽ có chỉ tiêu mức đòn bẩy tài chính là 1,8.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, tài trợ bằng nợ và đòn bẩy tài chính chỉ mang lại những
lợi thế nhất định trong một giới hạn nào đó. Khi vượt quá giới hạn này, tài trợ bằng nợ có
thể gây tổn hại cho công ty. Chẳng hạn, khi chúng ta mở rộng sử dụng nợ trong cấu trúc
vốn, những người cho vay sẽ nhận thức được rủi ro tài chính cao hơn đối với công ty, do
đó, họ có thể yêu cầu tăng mức lãi suất trung bình để bù đắp cho rủi ro đó hoặc đưa ra
những hạn chế đối với công ty. Mặt khác, những cổ đông thường có thể làm giảm giá cổ
phiếu, đẩy chúng ta khỏi mục tiêu là tối đa hoá giá trị tổng thể của công ty trên thị trường.
Bởi vậy, tác động của đòn bẩy tài chính phải được công ty cân nhắc một cách hết sức thận
trọng. Phân tích này không có nghĩa rằng đòn bẩy tài chính không mang lại lợi ích cho
công ty mà chỉ muốn lưu ý rằng nó chỉ có ý nghĩa khi được vận dụng một cách khôn
ngoan.

5.1.3 Phối hợp đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính
Nếu cả đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính đều cho phép chúng ta khuyếch đại
thu nhập thì chúng ta sẽ đạt được đòn bẩy tối đa thông qua việc phối hợp sử dụng chúng
dưới dạng đòn bẩy kết hợp. Chúng ta đã thấy rằng, đòn bẩy hoạt động tác động chủ yếu
đến cấu trúc tài sản của công ty, trong khi đó, đòn bẩy tài chính tác động tới sự pha trộn
nợ và vốn chủ sở hữu (CSH). Xuất phát từ một báo cáo thu nhập, đòn bẩy hoạt động
quyết định thu nhập hoạt động trong khi đòn bẩy tài chính quyết định việc kết quả sẽ
được phân bổ như thế nào cho chủ nợ và quan trọng hơn là cho cổ đông, dưới dạng thu
nhập trên cổ phiếu. Bảng 5.6 dưới đây cho thấy ảnh hưởng kết hợp của đòn bẩy hoạt động
và đòn bẩy tài chính đến báo cáo thu nhập của công ty.

8
Giáo trình Quản trị Tài
Bảng 5.6 Báo cáo thu nhập
Doanh số bán (80.000 sp, 2000 đ/sp) 160.000.000
Chi phí cố định 60.000.000 Đòn bẩy
Chi phí biến đổi (800 đ/sp) 64.000.000 hoạt động
Thu nhập hoạt động 36.000.000
Thu nhập trước lãi và thuế 36.000.000
Lãi 12.000.000
Thu nhập trước thuế 24.000.000 Đòn bẩy
Thuế (50%) 12.000.000 tài chính
Thu nhập sau thuế 12.000.000
Số cổ phiếu 8.000
Thu nhập trên cổ phiếu 1.500

Từ bảng trên có thể thấy rằng, trước hết, đòn bẩy hoạt động ảnh hưởng tới nửa đầu
của báo cáo thu nhập – quyết định tới thu nhập hoạt động. Mục cuối trong phần đòn bẩy
hoạt động, thu nhập hoạt động, sau đó trở thành khoản mục đầu tiên quyết định đòn bẩy
tài chính. Thu nhập hoạt động và thu nhập trước lãi và thuế là một và thể hiện thu nhập
dành cho công ty sau quá trình sản xuất, marketing … trước khi thanh toán tiền lãi và
thuế. Phần thứ hai của báo cáo thu nhập cho thấy khuôn khổ qua đó thu nhập trước lãi và
thuế được chuyển thành thu nhập trên cổ phiếu. Hình 5.4 dưới đây cho chúng ta thấy hình
ảnh rõ hơn về vấn đề này:

Thu nhập phát sinh


EPS = 1.500

Đòn bẩy tài chính


Thu nhập hoạt động = EBIT

36.000.000 đ 36.000.000 đ

Đòn bẩy hoạt động

Doanh thu = 160.000.000 đ

Tác động đòn bẩy

Hình 5.4 Kết hợp đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính

8
Giáo trình Quản trị Tài
Mức đòn bẩy kết hợp (DTL – Degree of Total Leverage) dùng trong báo cáo thu
nhập tổng thể và cho thấy ảnh hưởng của sự thay đổi trong doanh thu hoặc sản lượng đến
yếu tố cuối cùng là thu nhập trên cổ phiếu. Mức đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính,
trên thực tế, là luôn kết hợp với nhau.
Mức đòn bẩy kết hợp được tính theo công thức sau:
% thay đổi trong EPS
Mức đòn bẩy kết hợp (DTL) = (5.5)
% thay đổi trong doanh thu (sản lượng)
Bảng 5.7 dưới đây cho thấy điều gì xảy ra đối với khả năng sinh lợi khi doanh thu
của công ty tăng từ 160.000.000 đ (80.000 sản phẩm) lên 200.000.000 đ (100.000 sản
phẩm).

Bảng 5.7 Đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính
80.000 sản phẩm 100.000 sản phẩm
Doanh thu (2000 đ/sản phẩm) 160.000.000 200.000.000
Chi phí cố định 60.000.000 60.000.000
Chi phí biến đổi (800 đ/sản phẩm) 64.000.000 80.000.000
Thu nhập hoạt động = EBIT 36.000.000 60.000.000
Lãi 12.000.000 12.000.000
Thu nhập trước thuế 24.000.000 48.000.000
Thuế (50%) 12.000.000 24.000.000
Thu nhập sau thuế 12.000.000 24.000.000
Số cổ phiếu 8.000 8.000
Thu nhập trên cổ phiếu 1.500 3.000

Sử dụng các số liệu của bảng 5.7 chúng ta có:


% thay đổi trong EPS
Mức đòn bẩy kết hợp (DTL) =
% thay đổi trong doanh thu (sản lượng)
= (1.500/1.500) / (40.000.000/160.000.000)
=4
Như vậy, mỗi phần trăm thay đổi trong doanh thu sẽ dẫn đến 4% thay đổi trong thu
nhập trên cổ phiếu tại mức hoạt động này của công ty.
Công thức (5.5) trên cũng có thể được biến đổi và tính bằng công thức sau:
Q (P – VC)
DTL = (5.6)
Q (P – VC) – FC – I
Sử dụng công thức này tính với các số liệu ở bảng trên chúng ta cũng được kết quả
DTL bằng 4 như kết quả trên.

5.2 Chi phí sử dụng vốn của công ty


5.2.1 Khái quát về chi phí vốn của công ty
Công ty xác định chi phí của các nguồn ngân quỹ, hay chính xác hơn, chi phí của
các nguồn vốn của nó như thế nào? Giả sử công ty muốn vay tiền với lãi 6% để mua một

8
Giáo trình Quản trị Tài
hệ thống vận chuyển trong khi một nhà quản lý bộ phận gợi ý rằng cổ phiếu sẽ được bán
với chi phí hiệu quả là 12% để phát triển một sản phẩm mới. Không những sẽ là ngớ ngẩn
khi đánh giá mỗi dự án sử dụng những phương tiện tài trợ nhất định dùng cho việc thực
thi chúng mà điều đó còn làm cho việc ra các quyết định đầu tư không rõ ràng. Chẳng
hạn, sẽ chẳng có ý nghĩa gì khi so sánh tài trợ cho hệ thống vận chuyển có thể đạt mức
thu nhập 8% bằng nguồn nợ có lãi 6% với việc đầu tư cho sản phẩm mới có thu nhập 11%
nhưng tài trợ bằng cổ phiếu thường với mức chi phí 12%. Nếu các dự án và tài trợ được
xem xét phối hợp theo cách này, dự án với thu nhập thấp hơn được chấp nhận và dự án
với thu nhập cao hơn bị từ chối. Trong thực tế, nếu cổ phiếu và nợ (dưới dạng phát hành
trái phiếu) được bán để huy động vốn với hai phần bằng nhau, chi phí tài trợ trung bình sẽ
là 9% (một nửa nợ 6% và một nửa cổ phiếu 12%). Với 9% chi phí tài trợ trung bình, bây
giờ chúng ta sẽ từ chối hệ thống vận chuyển 8% và chấp nhận sản phẩm mới 11%. Đây sẽ
là một quyết định hợp lý và đúng đắn. Như vậy, một dự án đầu tư được tài trợ bằng nợ có
chi phí thấp thoạt nhìn có vẻ chấp nhận được nhưng việc sử dụng nợ có thể làm tăng rủi
ro tổng thể của công ty và thậm chí có thể làm cho tất cả các dạng tài trợ trở nên đắt hơn.
Bởi vậy, mỗi dự án phải được đánh giá so với chi phí vốn tổng thể của công ty. Sau đây
chúng ta sẽ xem xét chi phí vốn của công ty trong một khuôn khổ tổng thể hơn.
Cách tốt nhất để có thể hiểu rõ việc xác định chi phí vốn của công ty là hãy xét cấu
trúc vốn của một công ty giả định – công ty Việt An, trong bảng 5.8. Lưu ý rằng, chi phí
của mỗi nguồn tài trợ là chi phí sau thuế, tiếp đến là trọng số của mỗi nguồn và cuối cùng
là chi phí bình quân gia quyền (Chi phí cân nhắc tới ở đây phản ánh các nguồn ngân quỹ
mới có thể dùng cho tài trợ trong tương lai thay vì các chi phí lịch sử).
Bảng 5.8 Chi phí vốn của công ty Việt An
Tiêu chí Kí Chi phí Trọng Chi phí
hiệu (sau thuế) số bình quân
% (%) (%)
- Nợ Kd 7,05 30 2,12
- Cổ phiếu ưu đãi Kp 10,94 10 1,09
- Cổ phiếu thường Ke 12,00 60 7,20
(thu nhập để lại)
- Chi phí vốn bình Ka 10,41
quân gia quyền

Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ xem xét chi tiết về chi phí của các loại vốn của
công ty.

5.2.2 Chi phí của nợ


Chi phí của nợ được đo lường bằng lãi suất hay lợi tức trả cho các trái chủ. Chẳng
hạn, trái phiếu 1.000.000đ trả lãi 100.000đ hàng năm sẽ tạo ra một lợi tức là 10%. Việc
tính toán có thể sẽ phức tạp hơn nếu trái phiếu được định giá theo mức khấu trừ hoặc gia
tăng so với mệnh giá.
Giả sử công ty chuẩn bị tăng vốn bằng cách phát hành trái phiếu (tăng nợ). Để xác
định chi phí của nợ mới trên thị trường, công ty sẽ xác định lợi tức trên các khoản nợ hiện
hành của nó. Đây không phải là mức lãi tại đó các khoản nợ cũ được phát hành mà là mức

8
Giáo trình Quản trị Tài
các nhà đầu tư yêu cầu hôm nay. Giả sử nợ mới (trái phiếu mới phát hành) trả 101.500đ
lãi hàng năm, thời hạn 20 năm và giá bán hiện nay là 940.000đ. Để tìm được lợi tức đáo
hạn hiện hành đối với khoản nợ này, chúng ta cần sử dụng phương pháp thử và sai để
tính. Tức là, chúng ta sẽ thử với các mức lãi chiết khấu đến khi tìm được mức làm cân
bằng giá hiện hành của trái phiếu (940.000) với khoản thanh toán lãi 101.500 trong 20
năm và khoản thanh toán khi đáo hạn là 1.000.000đ. Chúng ta cũng có thể dùng công thức
gần đúng sau đây để xác định lợi tức đáo hạn (Y):
Khoản tiền gốc – Giá trái phiếu
Khoản trả lãi hàng năm +
Số năm đến khi đáo hạn (5.7)
Y=
0,6 x giá trái phiếu + 0,4 x khoản tiền gốc

Thay các số liệu về trái phiếu giả thiết của chúng ta ở trên vào công thức này chúng
ta sẽ có:
1.000.000 – 940.000
101.5000 +
20
Y=
0,6 x 940.000 + 0,4 x 1.000.000

Y = 104.5000 : 964.000 = 10,84%


Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ không phải tính lợi tức đáo hạn mà các thông tin
này sẽ do các tổ chức chuyên hoạt động trong lĩnh vực tài chính hoặc các tổ chức đánh giá
tín nhiệm cung cấp. Trong trường hợp lợi tức trái phiếu được xác định thông qua tính toán
hoặc các biểu có sẵn, bạn cần cân nhắc tới yếu tố thuế bởi các thông tin về lợi tức đáo hạn
phản ánh khoản tiền công ty phải trả chưa tính tới thuế. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng
khoản trả lãi đối với nợ là khoản chi phí được khấu trừ thuế. Bởi vì tiền lãi vay được khấu
trừ thuế, chi phí thực của nó là ít hơn chi phí thông báo. Chi phí sau thuế của nợ, do đó,
bằng lợi tức đáo hạn nhân với 1 trừ đi thuế suất. Tức là:
Kd (chi phí của nợ) = Y (Lợi tức).(1 – T) (5.8)
Thuật ngữ lợi tức trong công thức này phản ánh lợi tức đáo hạn hoặc xấp xỉ lợi tức
đáo hạn (Lợi tức đáo hạn gần đúng). Khi sử dụng công thức lợi tức đáo hạn gần đúng ở
trên, chúng ta xác định được lợi tức của nợ là 10,84%. Chúng ta sẽ giả sử nợ mới có thể
được phát hành với mức tương đương lãi suất thị trường và công ty chịu thuế với mức là
35%. Như vậy, khi điều chỉnh có tính tới thuế, chi phí sau thuế của nợ sẽ là:
Kd = Y (1 – T)
= 10,84% (1 – 0,35) = 7,05%.

5.2.3 Chi phí của cổ phiếu ưu đãi


Chi phí cổ phiếu ưu đãi cũng tương tự như chi phí của nợ ở chỗ nó cũng tạo ra một

9
Giáo trình Quản trị Tài
khoản thanh toán cố định hàng năm, nhưng có điểm khác ở chỗ nó không có ngày đáo hạn
tại đó phải thanh toán khoản tiền gốc. Việc xác định lợi tức đối với cổ phiếu ưu đãi đơn
giản hơn so với xác định lợi tức của nợ. Công việc phải làm là chia lợi tức cổ phiếu hàng
năm cho giá hiện hành của nó. Kết quả này thể hiện tỷ lệ thu nhập của cổ phiếu ưu đãi
cũng như là chi phí hàng năm đối với công ty do việc phát hành cổ phiếu ưu đãi.
Chúng ta cần có một điều chỉnh nhỏ trong quá trình này bằng cách chia khoản
thanh toán lợi tức cổ phiếu cho giá thuần, hay số tiền thu được của công ty. Sở dĩ phải làm
như vậy là vì một cổ phần mới của cổ phiếu ưu đãi có khoản chi phí phát hành (Flotation
cost), số tiền công ty thu được bằng giá bán trên thị trường trừ đi chi phí phát hành. Do
vậy, chi phí của cổ phiếu ưu đãi được tính theo công thức sau:
Kp = Dp / (Pp – F)
Trong đó : Kp là chi phí của cổ phiếu ưu đãi
Dp là lợi tức cổ phiếu ưu đãi hàng năm
Pp là giá của cổ phiếu ưu đãi
F là chi phí phát hành hay chi phí bán cổ phiếu.
Trong trường hợp của công ty Việt An, chúng ta giả thiết rằng lợi tức cổ phiếu hàng năm
là 10.500 đ, giá của cổ phiếu ưu đãi là 100.000 và chi phí phát hành là 4.000 đ. Vậy chi
phí thực tế sẽ là:
Kp = Dp / (Pp – F) = 10.500 / (100.000 – 4000) = 10,94%
Bởi vì lợi tức cổ phiếu ưu đãi không phải là chi phí được khấu trừ thuế nên không cần có
sự điều chỉnh theo thuế.

5.2.4 Chi phí của cổ phiếu thường


Việc xác định chi phí của cổ phiếu thường trong cấu trúc vốn là một vấn đề phức
tạp hơn. Chi phí chi trả ra ngoài là lợi tức cổ phiếu bằng tiền mặt, nhưng liệu có là khôn
ngoan khi giả thiết rằng tỷ lệ chi phí của cổ phiếu thường đơn giản là lợi tức cổ phiếu năm
hiện hành chia cho thị giá?
Nếu theo cách tiếp cận như vậy, thì chi phí của cổ phiếu thường của ngay cả các
tập đoàn lớn của Mỹ như Intel, Disney, PepsiCo cũng đều thấp đến mức vô lý (Các giá trị
tương ứng lần lượt là 0,1%; 0,5%; và 1,3%). Nếu chi phí của các cổ phiếu thường mới
được giả thiết thấp như vậy, công ty sẽ không phải phát hành các chứng khoán khác và có
thể tài trợ có lời đối với các dự án mà tỷ lệ thu nhập chỉ 0,5 hoặc 1%. Vậy chúng ta làm
thế nào để xác định được đúng chi phí lý thuyết của cổ phiếu thường của công ty.
Tiếp cận theo cách đánh giá giá trị
Trong việc xác định chi phí của cổ phiếu thường, công ty sẽ rất nhạy cảm với việc định
giá và các đòi hỏi kết quả của các cổ đông hiện hành và cổ đông tương lai. Một cách tiếp
cận phù hợp là phát triển một mô hình cho việc định giá cổ phiếu thường và rút từ mô
hình này một công thức xác định lợi tức đòi hỏi đối với cổ phiếu thường.
Sử dụng mô hình Gordon về xác định giá cổ phiếu, với giả thiết về sự tăng trưởng
ổn định của lợi tức cổ phiếu, chúng ta sẽ có công thức xác định giá hiện hành của cổ
phiếu thường như sau:
P0 = D1/ (Ke – g)
Trong đó: P0 là giá của cổ phiếu hôm nay
D1 là lợi tức cổ phiếu vào cuối năm (cuối kỳ) thứ nhất

9
Giáo trình Quản trị Tài
Ke là lợi tức đòi hỏi
g là mức tăng trưởng ổn định của lợi tức.
Từ công thức trên chúng ta có thể tính được K e như sau:
Ke = D1/P0 + g (5.9)
Như vậy, lợi tức đòi hỏi (Ke) bằng với lợi tức ở cuối năm thứ nhất (D1) chia cho
giá của cổ phiếu ngày hôm nay (P 0) cộng với mức tăng trưởng lợi tức ổn định. Mặc dù
mức tăng trưởng về cơ bản áp dụng cho lợi tức, nó cũng được giả thiết áp dụng đối với
thu nhập và giá cổ phiếu trong dài hạn.
Nếu D1 = 2000, P0 = 40.000 và g = 7% chúng ta sẽ có
Ke = D1/ P0 + g = 2000/40.000 + 7% = 12%.
Điều này có nghĩa là các cổ đông kỳ vọng nhận được một mức 5% lợi tức trên giá cổ
phiếu cộng với 7% tăng lên trong đầu tư của họ tạo ra tổng lợi tức là 12%.
Tính toán luân phiên lợi tức đòi hỏi đối với cổ phiếu
Lợi tức đòi hỏi đối với cổ phiếu thường cũng có thể tính được bằng một cách tiếp
cận thay thế gọi là mô hình định giá tài sản vốn. Một số người chấp nhận mô hình định
giá này như là một cách tiếp cận quan trọng để định giá cổ phiếu thường, trong khi đó một
số khác lại cho rằng nó không phản ánh đúng thực tế.
Theo mô hình định giá tài sản vốn (CAPM), lợi tức đòi hỏi đối với cổ phiếu
thường (hoặc dạng đầu tư khác) có thể được mô tả như sau:
Kj = Rf +  (Km – Rf) (5.10)
Trong đó:
Kj là lợi tức đòi hỏi đối với cổ phiếu thường
Rf là lợi tức phi rủi ro (thường là lợi tức của trái phiếu kho bạc)
 là hệ số tương quan.  phản ánh độ giao động lịch sử lợi tức 1 cổ phiếu so với
chỉ số thị trường của cổ phiếu. Khi  lớn hơn 1 hàm ý mức độ giao động lớn hơn so với
chỉ số thị trường và ngược lại.
Km là lợi tức trên thị trường được đo bằng chỉ số tương ứng
Đối với công ty Việt An ở trên chúng ta có thể giả định các tham số như sau: R f =
5,5%, Km = 12%,  = 1,0
Theo công thức trên chúng ta sẽ có:
Kj = 5,5% + 1,0 (12% - 5,5%) = 5,5% + 6,5% = 12%.
Theo cách tính này, với các giả thiết trên, chúng ta tính được Kj bằng với Ke và
đều bằng 12%. Trong bối cảnh cân bằng này, kết quả tính được theo cả hai mô hình là
như nhau.

5.2.5 Chi phí của thu nhập để lại


Cho đến đây chúng ta đã xem xét một cách tổng quát chi phí của cổ phiếu thường
mà không quan tâm đến việc ai là người cung ứng nguồn vốn này. Một người cung ứng
vốn rõ ràng cho các cổ phiếu thường là người mua các cổ phiếu thường mới. Tuy nhiên,
đây không phải là nguồn duy nhất. Đối với nhiều công ty, nguồn quan trọng nhất của vốn
chủ sở hữu nằm ở dạng thu nhập để lại, một nguồn ngân quỹ nội bộ.
Thu nhập để lại tích luỹ thể hiện thu nhập quá khứ và hiện tại của công ty trừ đi lợi
tức cổ phiêú đã phân phối trước đây. Thu nhập để lại, theo luật là thuộc về các cổ đông
hiện hành. Chúng có thể được trả cho các cổ đông hiện hành dưới dạng lợi tức cổ phiếu

9
Giáo trình Quản trị Tài
hoặc để tái đầu tư trở lại công ty. Bởi vì nguồn ngân quỹ hiện hành được để lại công ty
nhằm tái đầu tư, chúng thể hiện một nguồn của vốn chủ sở hữu do các cổ đông hiện hành
cung cấp. Tuy nhiên, chúng không nên được coi là một nguồn miễn phí bởi nó hàm chứa
chi phí cơ hội trong đó. Như trên đã chỉ rõ, nguồn ngân quỹ này có thể được trả cho các
cổ đông hiện hành dưới dạng lợi tức và sau đó được các cổ đông sử dụng vào các đầu tư
khác như vào các cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản… Lợi tức kỳ vọng đối với các dạng
đầu tư thay thế này là bao nhiêu? Hay nói cách khác, chi phí cơ hội của số tiền này là gì?
Chúng ta giả thiết các cổ đông ít nhất có thể kiếm được thu nhập bằng với thu nhập có thể
kiếm được từ đầu tư hiện hành vào công ty (trên cơ sở rủi ro tương đương), tức là bằng
D1/P0 + g. Trên thị trường chứng khoán có hàng ngàn cơ hội đầu tư để lựa chọn do đó
không có nghi ngờ gì về giả thiết các cổ đông có thể lấy khoản thanh toán lợi tức để tái
đầu tư chúng với một mức lợi tức tương tự.
Do vậy, khi chúng ta tính chi phí của thu nhập để lại, chúng ta sẽ trở lại với vấn đề
đã đề cập ở trên, đó là chi phí của cổ phiếu thường. Chi phí của thu nhập để lại, về cơ bản,
tương đương với lợi tức của cổ phiếu thường của công ty. Đây chính là chi phí cơ hội. Do
vậy chúng ta có thể nói, chi phí của vốn chủ sở hữu dưới dạng thu nhập để lại bằng với lợi
tức đòi hỏi đối với cổ phiếu của công ty và do đó:
Ke (chi phí của vốn CSH dưới dạng TN để lại) = D1/P0 + g (5.11)
Như vậy, Ke không chỉ thể hiện lợi tức đòi hỏi đối với cổ phiếu thường như đã nêu
ở phần trên, mà nó còn thể hiện chi phí của vốn thể hiện dưới dạng thu nhập để lại. Nói
cách khác, nó là một biểu tượng những có hai ý nghĩa.
Với các giả thiết đã nêu trong phần tính chi phí của cổ phiếu thường trước đây,
chúng ta cũng sẽ tính được chi phí của vốn dưới dạng thu nhập để lại là 12%.

5.2.6 Chi phí của các cổ phiếu thường mới


Bây giờ chúng ta hãy xem xét chi phí của một nguồn vốn chủ sở hữu khác, đó là
chi phí của các cổ phiếu thường mới. Nếu chúng ta phát hành các cổ phiếu thường mới,
chúng ta phải kiếm được một thu nhập cao hơn chút ít so với K e , là chỉ tiêu thể hiện lợi
tức đòi hỏi của các cổ đông hiện hành. Mức lợi tức cao hơn là cần thiết để bù đắp chi phí
phân phối đối với các cổ phiếu mới. Giả sử lợi tức đòi hỏi đối với các cổ đông hiện hành
là 12% và các cổ phiếu đang được yết ra công công chúng với giá là 40.000đ. Các cổ
phiếu mới phát hành nhất định phải kiếm được nhiều hơn 12% một chút nhằm bù đắp cho
công ty cho việc không nhận được đủ 40.000đ vì hoa hồng bán cổ phiếu và các chi phí
khác. Do vậy, công thức tính K e ở trên được sửa chỉnh lại thành K n (chi phí của cổ phiếu
thường mới) để phản ánh những yêu cầu mới này:
Kn = D1/ (P0 – F) + g (5.12)
Trong đó F là chi phí phát hành.
Giả sử: D1 = 2000đ; P0 = 40.000đ; F = 4000đ; g = 7%
Khi đó: Kn = 2000/(40.000 – 4000) + 7% = 12,6%
Như vậy, chi phí của cổ phiếu thường mới của công ty Việt An là 12,6%. Giá trị
này sẽ còn được sử dụng trong phần tiếp theo của chương. Các cổ phiếu thường mới chưa
được đưa vào trong cấu trúc vốn ban đầu của công ty Việt An thể hiện trên bảng 5.1

5.2.7 Cấu trúc vốn tối ưu và chi phí vốn bình quân gia quyền

9
Giáo trình Quản trị Tài
Trong các mục trên, chúng ta đã thiết lập được phương pháp tính chi phí của các
yếu tố vốn khác nhau trong cấu trúc vốn của công ty. Bây giờ cần xem xét phương pháp
để xác định quyền số (trọng số) của các yếu tố vốn này. Chúng ta sẽ cố gắng để xác định
trọng số của các yếu tố vốn sao cho phù hợp với mong muốn là đạt được chi phí vốn tổng
thể thấp nhất. Điều này thể hiện cấu trúc vốn của công ty là tối ưu. Để phục vụ cho các
phân tích và tính toán này, chúng ta sử dụng lại các số liệu trên bảng 5.8 ở trên.
Làm thế nào để công ty có thể quyết định được trọng số phù hợp của các nguồn tài
trợ cho nợ, cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường? Mặc dù nợ là một nguồn tài trợ rẻ nhất,
nó cũng chỉ nên được sử dụng trong một phạm vi nhất định. Trong trường hợp của công
ty Việt An, nợ chỉ phải chịu một chi phí sau thuế là 7,05% trong khi các nguồn tài trợ
khác có chi phí thấp nhất là 10,94%. Vậy tại sao không sử dụng thêm nợ? Câu trả lời là ở
chỗ, việc sử dụng nợ quá một mức nhất định có thể làm tăng rủi ro tài chính của công ty
và do đó làm tăng chi phí đối với tất cả các nguồn tài trợ.
Giả sử bạn đang bắt đầu điều hành công ty riêng của mình và đang cân nhắc 3 khả
năng cấu trúc vốn khác nhau. Để tạo dễ dàng cho việc phân tích (nhưng vẫn không làm
thay đổi bản chất của vấn đề), giả sử chỉ có 2 nguồn tài trợ là nợ và vốn chủ sở hữu dưới
dạng cổ phiếu thường. Chi phí của các bộ phận trong cấu trúc vốn thay đổi mỗi khi chúng
ta thay đổi hỗn hợp giữa nợ và vốn CSH. Các tình huống thể hiện trong bảng dưới đây:

CF Trọng số CF
(sau thuế) (%) bình quân
(%) gia quyền
Phương án tài chính I
Nợ 6,5 20 1,3
Vốn CSH 12,0 80 9,6
Chi phí BQ gia quyền 10,9
Phương án tài chính II
Nợ 7,0 40 2,8
Vốn CSH 12,5 60 7,5
Chi phí BQ gia quyền 10,3
Phương án tài chính III
Nợ 9,0 60 5,4
Vốn CSH 15,0 40 6,0
Chi phí BQ gia quyền 11,4

Như bảng trên cho thấy, ban đầu công ty có thể giảm chi phí vốn bình quân gia
quyền với việc tài trợ bằng nợ, nhưng khi vượt quá phương án II, việc tiếp tục sử dụng nợ
sẽ trở nên không hấp dẫn và làm tăng đáng kể chi phí của các nguồn tài trợ. Theo lý
thuyết tài chính truyền thống, tồn tại một đường cong hình chữ U về mối quan hệ giữa chi
phí vốn với mức nợ công ty áp dụng như chỉ ra trên hình 5.5 dưới đây. Trong ví dụ này,
cấu trúc vốn tối ưu đạt được khi tỷ số nợ so với tài sản là 40%.

9
Giáo trình Quản trị Tài

Chi phí
vốn (%) Chi phí
vốn CSH

Chi phí
vốn BQ
gia

Chi phí nợ

Điểm chi
phí vốn
tối thiểu
40
Hỗn hợp nợ
– vốn CSH
(%)
Hình 5.5 Đường chi phí vốn
Hầu hết các công ty có thể sử dụng 30 đến 50% nợ trong cấu trúc vốn của mình mà
không phải chịu chi phí bổ sung đối với các chủ nợ và các nhà đầu tư. Tuy nhiên có sự
khác biệt giữa các công ty có rủi ro kinh doanh cao hoặc thấp. Một công ty tăng trưởng
trong một ngành công nghiệp tương đối ổn định có thể cố gắng để hấp thụ nhiều nợ hơn
các đối tác của nó trong các ngành công nghiệp có tính chu kỳ.
Bảng dưới đây cho thấy cấu trúc nợ khác nhau trong một số công ty thuộc các
ngành công nghiệp khác nhau của Mỹ.
Công ty (ngành) Tỷ lệ nợ/TS

9
Giáo trình Quản trị Tài
Mylan Labs (Dược) 12%
Liz Claiborn (Quần áo nữ) 26
Microsoft (Phần mềm) 28
Diebold (Cơ khí tự động) 30
Qualcomm (Truyền thông) 37
Gannett (Báo chí và xuất bản) 43
Alcan Aluminum (Sản phẩm nhôm) 46
Motorola (Điện tử) 55
Sensormatic Electronic (Chống trộm) 59
Playboy Enterprises (Giải trí) 60
Stanley Works (Công cụ gia đình) 65
Fluor Daniel (Cơ khí) 68
Dow Chemical (Hoá dầu) 69
Reebok International (Giầy) 72

9
Giáo trình Quản trị Tài
Delta Airline (Hàng không) 78

Trong việc quyết định mức pha trộn thích hợp, các công ty thường bắt đầu bằng
việc đánh giá cấu trúc vốn hiện hành của nó xem liệu đã tối ưu chưa. Nếu chưa tối ưu,
việc tài trợ tiếp theo cần được tiến hành theo hướng mức pha trộn công ty mong muốn
hơn. Công ty sẽ chỉ căn nhắc tới chi phí của các tài trợ mới hoặc tài trợ bổ sung.

5.2.8 Thu hút vốn và quyết định đầu tư


Trong các nội dung trên, chúng ta đã xem xét chi phí của các nguồn tài trợ khác
nhau và cấu trúc vốn tối ưu của công ty. Các nguồn vốn tài chính, như đã chỉ ra, được
hình thành từ trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường. Các nguồn tài chính này
xuất hiện trong bảng cân đối kế toán của công ty dưới dạng nợ và vốn CSH. Số tiền tăng
thêm nhờ việc bán các chứng khoán này và thu nhập để lại được đầu tư vào tài sản thực
của công ty.
Các nguồn ngân quỹ dài hạn thường được đầu tư vào các tài sản dài hạn với một
vài sự pha trộn tài trợ tài sản có thể theo chu kỳ kinh doanh. Rõ ràng các công ty thường
muốn đáp ứng cho tất cả các tài trợ cần thiết với chi phí thấp nhất có thể. Điều này có
nghĩa là khi bán các cổ phiếu thường khi giá tương đối cao sẽ giảm thiểu được chi phí của
vốn CSH. Các nhà quản lý tài chính cũng muốn bán các công cụ nợ với mức lãi suất thấp
nhất. Bởi vì có các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn, các nhà quản lý cần phải biết lãi suất sẽ
chuyển động như thế nào theo chu kỳ kinh doanh và khi nào thì nên sử dụng nợ ngắn hạn
hoặc dài hạn.
Một công ty cũng cần phải tìm được sự cân đối giữa nợ và vốn CSH để đạt được
chi phí vốn thấp nhất. Mặc dù chúng ta đã xem xét việc tối thiểu hoá chi phí tổng thể của
vốn (Ka) tại một mức tỷ số nợ – vốn CSH đơn (độc lập), trong thực tế, một công ty hoạt
động trong một dãy có liên quan của nợ với vốn CSH trước khi nó phải trả giá bởi một
mức chi phí chung cao hơn do việc tăng rủi ro.
Hình dưới đây cho thấy một đường chi phí vốn lý thuyết tại 3 điểm khác nhau. Khi
chúng ta chuyển từ kỳ t sang kỳ t +2 , việc giảm lãi suất và tăng giá cổ phiếu làm cho
đường Ka đi xuống. Đồ thị này phản ánh 2 điểm cơ bản:
(1) công ty muốn giữ tỷ số nợ – vốn CSH của nó giữa x và y nằm ở đường phía
dưới mọi thời gian bởi vì đây là khu vực thấp nhất tại mỗi trường hợp của 3 đường;
(2) Công ty muốn tài trợ các nhu cầu dài hạn của nó tại thời kỳ t +2 hơn hai kỳ
khác bởi vì chi phí tổng thể là thấp nhất vào kỳ này.
Các công ty có thể tham gia vào thị trường tiền tệ và thị trường vốn, do vậy hoàn
toàn có thể có cơ hội cho chúng trong việc thiết lập tỷ số nợ-vốn CSH giao động giữa x và
y trong một chu kỳ kinh doanh. Công ty tại điểm y sẽ mất đi sự mềm dẻo (linh hoạt) trong
việc tăng tỷ lệ nợ-vốn CSH nếu không phải gánh chịu khoản chi phí vốn cao hơn.

9
Giáo trình Quản trị Tài

Chi phí vốn (Ka)


Kat

Kat+1

X Y
Pha trộn nợ – vốn CSH

5.2.9 Chi phí vốn trong việc ra quyết định ngân sách vốn
Chi phí vốn hiện hành của mỗi nguồn ngân quỹ là quan trọng khi đưa ra quyết định
ngân sách vốn. Chi phí lịch sử của các nguồn ngân quỹ quá khứ có thể có rất ít ý nghĩa
cho việc xác định chi phí hiện hành trong mối quan hệ với thu nhập hiện hành cần phải
xác định. Khi tăng các nguồn ngân quỹ mới, một công ty sẽ đối mặt với các nguồn tài trợ
khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Bất kể nguồn ngân quỹ nhất định nào
công ty sẽ dùng để mua một tài sản, lợi tức đòi hỏi, hay tỷ lệ khấu trừ, sẽ phải là chi phí
vốn bình quân gia quyền. Khi công ty kiếm được chi phí vốn của nó, giá trị của cổ phiếu
thường của công ty sẽ được duy trì bởi vì kỳ vọng của các cổ đông đã được đáp ứng.
Chẳng hạn, giả sử công ty Việt An đang cân nhắc việc đưa ra quyết định đầu tư vào 8 dự
án với thu nhập và chi phí thể hiện ở bảng 5.10 dưới đây.
Bảng 5.10 Các dự án đầu tư có thể đối với công ty Việt An
Dự án Thu nhập kỳ vọng (%) Chi phí (tỷ đ)
A 16,00 10
B 14,00 5
C 13,50 4
D 11,80 20
E 10,65 11
F 9,50 20
G 8,60 15
H 7,00 10
Tổng 95
Các dự án trong bảng trên có thể được vẽ lại dưới dạng biểu đồ cột kết hợp với chi phí
vốn bình quân gia quyền của công ty Việt An để thấy rõ hơn cơ sở củaviệc ra quyết định
đầu tư đối với công ty này.

9
Giáo trình Quản trị Tài

16,0

14,0

Chi phí vốn


12,0 bình quân gia
Ka = 10,41% quyền
10,0

8,0
A B C D E F G
H
6,0

4,0

2,0
10 15 19 39 50 70 85
95
Số vốn (tỷ đồng)

Hình 5.6 Chi phí vốn và dự án đầu tư, công ty Việt An

Như hình trên cho thấy, công ty Việt An đang cân nhắc 95 tỷ đồng cho các dự án
tiềm tàng, nhưng với chi phí vốn bình quân gia quyền là 10,41%, nó sẽ chỉ chọn các dự án
từ A đến E, hay 50 tỷ đồng cho việc đầu tư mới. Việc lựa chọn các tài sản F, G, H sẽ làm
giảm giá trị thị trường của các cổ phiếu thường vì các dự án này tạo ra thu nhập không
bằng chi phí chung của việc tăng nguồn ngân quỹ. Cũng cần lưu ý thêm rằng, iệc sử dụng
chi phí vốn bình quân gia quyền ở trên được tiến hành với giả thiết công ty Việt An đang
có cấu trúc vốn tối ưu.

5.2.10 Chi phí vốn biên


Không có gì để đảm bảo rằng chi phí vốn của công ty Việt An sẽ luôn ổn định khi
công ty muốn tăng thêm vốn, ngay cả khi cấu trúc vốn vẫn được duy trì. Khi có một
lượng lớn nguồn tài trợ được yêu cầu, thị trường có thể yêu cầu chi phí vốn cao hơn đối
với mỗi nguồn ngân quỹ đòi hỏi. Điều này cũng tương tự như một thực tế là bạn có thể tới
vay người thân và bạn bè để tăng nguồn ngân quỹ cho đầu tư với lãi suất 10%. Sau khi
cạn kiệt các nguồn thân cận với mình, bạn sẽ phải tìm kiếm các nguồn khác và chi phí
biên của vốn sẽ tăng lên.

9
Giáo trình Quản trị Tài
Chúng ta hãy sử dụng lại các dữ liệu trong bảng 5.8 của công ty Việt An và cấu
trúc vốn của công ty để giải thích khái niệm “Chi phí vốn biên” đối với các công ty. Lưu
ý rằng, công ty Việt An có cấu trúc vốn trong đó 60% là vốn CSH dưới dạng cổ phần
thường (thu nhập để lại). Giả sử 60% là phần vốn CSH công ty phải duy trì để giữ cân đối
giữa các chứng khoán có thu nhập cố định và lợi tức sở hữu. Nhưng vốn CSH dưới dạng
thu nhập để lại không thể tăng vô hạn như nhu cầu mở rộng vốn của công ty. Thu nhập để
lại bị giới hạn bởi số thu nhập trong quá khứ và hiện hành có thể đưa vào các dự án đầu tư
của công ty. Giả sử rằng công ty Việt An có 23,4 tỷ đồng thu nhập để lại có thể dùng cho
đầu tư. Bởi vì thu nhập để lại phải thể hiện 60% của cấu trúc vốn, sẽ có một bộ phận
tương ứng thu nhập để lại để hỗ trợ cho cấu trúc vốn đạt mức 39 tỷ đồng. Nói cách khác,
có thể công thức hoá điều đó như sau:
X = Thu nhập để lại/Phần trăm thu nhập để lại trong cấu trúc vốn (5.13)
(Trong đó X thể hiện quy mô của cấu trúc vốn mà thu nhập để lại sẽ tham gia).
Như vậy X = 23,4 tỷ đồng/60% = 39 tỷ đồng.
Sau khi 39 tỷ đồng vốn đầu tiên tăng lên, thu nhập để lại sẽ không còn đảm bảo
60% vốn CSH trong cấu trúc vốn. Tuy nhiên, các nhà cho vay và các nhà đầu tư vẫn đòi
hỏi 60% cấu trúc vốn tồn tại dưới dạng cổ phần thường. Bởi điều này, các cổ phiếu
thường mới sẽ phải thay thế thu nhập để lại để đảm bảo 60% vốn CSH cho công ty. Tức
là, sau 39 tỷ đồng, vốn cổ phần thường sẽ tồn tại dưới dạng cổ phiếu thường mới hơn là
thu nhập để lại.
Trong phần bên trái của bảng 5.11 dưới đây, thể hiện chi phí vốn ban đầu của công
ty tương ứng với 39 tỷ đồng. Sau 39 tỷ đồng, khái niệm chi phí vốn biên trở nên quan
trọng. Chi phí vốn đã tăng như thể hiện phía bên phải của bảng.
Bảng 5.11 Chi phí vốn với các lượng tài trợ khác nhau
39 tỷ ban đầu 11 tỷ tiếp theo
CF Trọng số CFBQ CF Trọng số CFBQ
Nợ (Kd) 7,05% 0,3 2,12% Nợ (Kd) 7,05% 0,3 2,12%
CP ưu đãi (Kp) 10,94% 0,1 1,09% CP ưu đãi (Kp) 10,94% 0,1 1,09%
CP thường (Ke) 12,00% 0,6 7,20% CP thường (Ke) 12,60% 0,6 7,56%
Ka 10,41% Kmc 10,77%

Kmc trong dòng dưới của cột bên phải của bảng thể hiện chi phí biên của vốn, và nó là
10,77% sau 39 tỷ đồng. Về cơ bản, ý nghĩa của K mc tương tự như Ka, chúng đều thể hiện
chi phí của vốn, nhưng chỉ số mc của chữ K hàm ý chi phí biên của vốn sẽ tăng lên.
Chi phí vốn biên tăng lên sau 39 tỷ đồng bởi vì vốn CSH bây giờ thể hiện dưới
dạng cổ phiếu thường mới thay vì thu nhập để lại. Chi phí sau thuế của cổ phiếu thường
mới là tương đối đắt hơn so với thu nhập để lại bởi có thêm chi phí phát hành (F). Công
thức xác định chi phí của cổ phiếu thường mới đã được chỉ ra trong phần đầu của chương.
Vận dụng công thức này chúng ta có:
Kn = D1/(P0 – F) + g
= 2000/ (40.000 – 4000) + 7% = 12,6%.
Với chi phí phát hành là 4000đ chi phí của cổ phiếu thường mới sẽ là 12,6% và cao
hơn mức 12% của thu nhập để lại do đó làm tăng chi phí biên của vốn.
Để ví dụ tổng quát hơn, chúng ta sẽ giả thiết rằng chi phí của nợ là 7,05% áp dụng
đối với 15 tỷ đồng đầu tiên của nợ của công ty tăng lên. Sau đó, chi phí sau thuế của nợ

1
Giáo trình Quản trị Tài
sẽ tăng đến 8%. Bởi vì nợ biểu hiện 30% trong cấu trúc vốn của công ty Việt An, dạng rẻ
hơn của nợ có thể được công ty sử dụng để hỗ trợ cho cấu trúc vốn lên tới 50 tỷ đồng. Kết
quả này được tính từ công thức sau:
Z = lượng nợ với chi phí thấp hơn/Phần trăm nợ trong cấu trúc vốn
(Trong đó Z thể hiện quy mô của cấu trúc vốn trong đó nợ với chi phí thấp hơn có
thể được sử dụng)
Trong ví dụ của chúng ta Z = 15/30% = 50 tỷ đồng.
Sau khi 50 tỷ đồng vốn đầu tiên tăng lên, nợ với chi phí thấp sẽ không còn đảm
bảo 30% trong cấu trúc vốn. Sau 50 tỷ đồng trong tổng tài trợ, chi phí sau thuế của nợ sẽ
tăng lên đến mức xác định ở trên là 8,6%. Chi phí biên của vốn đối với phần trên 50 tỷ
đồng tài trợ được thể hiện trong bảng 5.12 dưới đây:
Bảng 5.12 Chi phí của vốn khi tăng tài trợ

Trên 50 tỷ
Chi phí (sau thuế) Trọng số Chi phí bình quân
Nợ (chi phí cao hơn) (Kd) 8,60 % 0,3 2,58%
CP ưu đãi (Kp) 10,94% 0,1 1,09%
CP thường (Kn) 12,60% 0,6 7,56%
Kmc 11,23%

Việc thay đổi chi phí của nợ đã dẫn tới một chi phí vốn biên mới (K mc) là 11,23%
sau 50 tỷ đồng tài trợ. Bạn có thể nhận thấy rằng, cấu trúc vốn với 50 tỷ đồng tài trợ phản
ánh không chỉ sự thay đổi trong chi phí của nợ mà cả việc sử dụng độc lập tiếp theo của
cổ phiếu thường mới để đại diện cho vốn CSH. Việc thay đổi này xảy ra ở mức 39 tỷ
đồng nhưng phải được tiến hành liên tục khi cấu trúc vốn mở rộng.
Chúng ta có thể tiếp tục quá trình này bằng cách chỉ tiếp ra sự thay đổi trong chi
phí của cổ phiếu ưu đãi hoặc bằng cách tăng tiếp tục chi phí của nợ hay cổ phiếu thường
mới khi có nhu cầu sử dụng lượng vốn lớn hơn. Tóm lại, chúng ta có thể nói, công ty Việt
An có chi phí vốn bình quân gia quyền cơ bản là 10,41%. Tuy nhiên, khi công ty bắt đầu
mở rộng đáng kể cấu trúc vốn của nó, chi phí vốn bình quân gia quyền của nó sẽ tăng lên.
Điều này phản ánh khái niệm chi phí vốn biên. Mức tăng đầu tiên là tại điểm 39 tỷ đồng,
tại đó chi phí vốn biên lên tới 10.77% do kết quả của việc thay thế thu nhập để lại bằng
các cổ phiếu thường mới. Mức tăng thứ hai tại điểm 50 tỷ đồng, tại đó chi phí vốn biên
lên tới 11,23% do kết quả của việc sử dụng nhiều nợ đắt hơn. Thay đổi đó có thể tóm tắt
như sau:
Lượng tài trợ Chi phí vốn biên
0 – 39 tỷ đồng 10,41%
39 – 50 tỷ đồng 10,77%
Trên 50 tỷ đồng 11,23%
Trong hình 5.6 ở trên chúng ta đã cho thấy thu nhập từ đầu tư A đến H. Trong hình
5.7 dưới đây chúng ta sẽ thể hiện lại hình 5.6 nhưng gắn với khái niệm chi phí vốn biên.
Hãy chú ý đến sự tăng lên của chi phí vốn trong mối quan hệ với sự giảm đi của thu nhập.

1
Giáo trình Quản trị Tài

16,0 %

14,0

Kmc Chi phí vốn biên


12,0 10,77% 11,23%

10,0

8,0 B C
A D E F G
H
6,0

4,0

2,0
10 15 19 39 50 70 85
95
Số vốn (tỷ đồng)

Trong hình 5.6 ở trên, công ty Việt An sẽ đánh giá và lựa chọn các dự án từ A đến
E với tổng nhu cầu vốn là 50 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong hình 5.7 cho thấy chỉ có các dự án
từ A đến D là được lựa chọn do có thu nhập vượt chi phí vốn và nhu cầu vốn đầu tư là 39
tỷ đồng.

10
Giáo trình Quản trị Tài
Chương 6: QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP

Khi một doanh nghiệp tiến hành một hoạt động đầu tư, nó sẽ phải gánh chịu một
luồng tiền ra (chi ra một khoản tiền) với kỳ vọng thu được những lợi ích nhất định kéo dài
một số năm trong tương lai. Các hoạt động đầu tư này có thể được thực hiện dưới dạng
đầu tư vào các máy móc, thiết bị, nhà xưởng hay đầu tư cho một sản phẩm mới, một hệ
thống phân phối mới hay cũng có thể là một chương trình mới cho hoạt động nghiên cứu
và phát triển. Có thể nói, sự thành công, khả năng sinh lợi trong tương lai của công ty phụ
thuộc phần lớn vào các quyết định đầu tư dài hạn hiện hành của mình.
Một dự án đầu tư nên được đánh giá ở khía cạnh liệu nó có mang lại thu nhập bằng
hoặc lớn hơn mức đòi hỏi của các nhà đầu tư hay không. Để đơn giản hoá cho quá trình
xem xét ở chương này, chúng ta giả thiết rằng thu nhập đòi hỏi là biết trước và như nhau
đối với tất cả các dự án đầu tư. Giả thiết này hàm ý rằng, việc lựa chọn bất kỳ dự án đầu
tư nào cũng sẽ không làm thay đổi nhận thức của các nhà tài trợ về hoạt động, rủi ro kinh
doanh và cục diện của công ty. Tất nhiên, trong thực tế, các dự án đầu tư khác nhau
thường có mức rủi ro kinh doanh khác nhau và do đó việc lựa chọn một dự án đâù tư sẽ
tác động đến cục diện rủi ro kinh doanh của công ty. Điều này, đến lượt nó sẽ tác động tới
mức lợi tức đòi hỏi của các nhà đầu tư. Những vấn đề này có thể được nghiên cứu kỹ hơn
trong các tài liệu có tính chuyên sâu. Mục tiêu chính của chương này là giới thiệu những
vấn đề cơ bản nhất về lập dự án đầu tư nên chúng ta có thể giả thiết rủi ro là không đổi.

6.1 Các loại dự án đầu tư


Trong thực tế, có thể có nhiều dạng dự án đầu tư khác nhau nhưng có thể nhóm
thành 5 dạng chính sau:
- Các dự án đầu tư cho sản phẩm mới hoặc mở rộng các sản phẩm hiện hành.
- Các dự án đầu tư thay thế máy móc thiết bị hoặc nhà xưởng
- Các dự án đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển
- Các dự án khảo sát, thăm dò
- Các dự án khác ( chẳng hạn như dự án phục vụ cho các yêu cầu liên quan đến
hệ thống an toàn, kiểm soát ô nhiễm).
Các dự án đầu tư cho sản phẩm mới thường nảy sinh từ bộ phận marketing. Trong
khi đó, các dự án đầu tư nhằm thay thế máy móc thiết bị bằng các dạng mới tinh xảo hơn
thường nảy sinh từ các bộ phận sản xuất của công ty. Tất cả các dự án này đều đòi hỏi
phải có quá trình xem xét cẩn thận để đảm bảo phù hợp với chiến lược của công ty, tránh
được các chi phí phân tích không cần thiết. (Chẳng hạn, một công ty ăn uống có danh
tiếng sẽ không muốn xem xét đến việc bán thuốc lá trong các cửa hàng của mình).
Hầu hết các công ty đều sàng lọc các dự án đầu tư của mình ở nhiều mức quản lý
khác nhau. Đối với một dự án nảy sinh từ bộ phận sản xuất, việc phân cấp sàng lọc có thể
là (1) từ trưởng bộ phận, (2) tới các nhà quản lý khu vực sản xuất, (3) tới phó giám đốc
kinh doanh, (4) tới các nhà quản lý của bộ phận tài chính, (5) tới giám đốc và (6) tới hội
đồng quản trị. Các dự án cần được phê chuẩn ở mức cao như thế nào thường tuỳ thuộc
vào quy mô giá trị của nó. Mặt khác, quy trình kiểm soát và sàng lọc các dự án ở các công
ty khác nhau cũng thường không giống nhau nên sẽ khó có thể đưa ra một quy trình

10
Giáo trình Quản trị Tài
chung cho tất cả các công ty. Mỗi công ty, tuỳ theo tình hình cụ thể của mình để có thể
đưa ra quy trình thích ứng cho mình. Tuy vậy, các công ty, khi xem xét việc ra các quyết
định đầu tư dài hạn đều phải tuân thủ một số những vấn đề mang tính nguyên tắc sẽ được
đề cập trong những phần tiếp theo của chương này.

6.2 Dự tính luồng tiền hoạt động tăng thêm sau thuế của dự án
6.2.1 Nguyên tắc xác định luồng tiền
Một trong những yêu cầu quan trọng của việc lập ngân sách vốn (dự toán ngân
sách) là phải ước lượng được luồng tiền trong tương lai của dự án. Kết quả cuối cùng
chúng ta có thể nhận được từ các phân tích chính là mức độ chính xác của luồng tiền dự
tính. Bởi vì luồng tiền, chứ không phải thu nhập kế toán, là trung tâm của tất cả các quyết
định của công ty, chúng ta sẽ diễn đạt (thể hiện) bất cứ lợi ích kỳ vọng nào từ dự án dưới
dạng luồng tiền thay cho luồng thu nhập. Công ty đầu tư tiền hôm nay với hy vọng nhận
được lượng tiền lớn hơn trong tương lai. Chỉ có tiền là có thể được tái đầu tư trở lại công
ty hoặc trả cho các cổ đông dưới dạng lợi tức cổ phần. Trong việc sử dụng luồng tiền để
phân tích, các chương trình máy tính là rất hữu dụng và chúng có thể cho phép thay đổi
các giả thiết một cách nhanh chóng và tiện dụng.
Luồng tiền cần được xác định dựa trên nguyên tắc “sau thuế”. Lượng tiền đầu tư
ban đầu cũng như tỷ lệ chiết khấu tương ứng cũng sẽ được diễn đạt dưới dạng sau thuế.
Do vậy, tất cả các dòng tiền dự báo cần được thể hiện dưới dạng thống nhất là sau thuế.
Hơn nữa, các thông tin phải được thể hiện dưới dạng tăng thêm. Bởi vậy, chúng ta
sẽ chỉ phân tích những khác biệt giữa các luồng tiền của công ty khi có và không có dự
án. Chẳng hạn, nếu một công ty cân nhắc một sản phẩm mới có thể cạnh tranh với sản
phẩm hiện hành, sẽ là không phù hợp khi diễn đạt luồng tiền dưới dạng tổng doanh thu dự
tính của sản phẩm mới. Trong trường hợp này, chúng ta nhất định phải tính tới sự suy
giảm có thể của sản phẩm hiện hành và phải lấy dự báo luồng tiền trên cơ sở doanh số
tăng thêm. Khi tiếp tục phân tích các ảnh hưởng dẫn tới việc suy giảm thị phần, chúng ta
sẽ phải đưa vào phân tích điều gì sẽ xảy ra nếu không đưa ra sản phẩm mới. Tức là, nếu
luồng tiền sẽ suy giảm ngay cả khi chúng ta không đầu tư, chúng ta phải đưa nhân tố này
vào phân tích. Vấn đề cơ bản là phải phân tích tình huống khi có và không có dự án đầu
tư mới và tất cả các chi phí và lợi ích có liên quan đều phải được tính tới. Mặt khác, chỉ
tính tới các luồng tiền tăng thêm.
Với quan niệm như trên, các chi phí chìm (sunk costs) sẽ không được đưa vào
phân tích. Chúng ta sẽ chỉ quan tâm tới các chi phí và lợi ích tăng thêm. Các chi phí chưa
được bù đắp trong quá khứ là không có liên quan và sẽ không được đưa vào quá trình ra
quyết định. Mặt khác, chúng ta cũng phải lưu ý tới những chi phí nhất định có liên quan
không nhất thiết chứa đựng trong số tiền đầu tư thực tế. Nếu chúng ta dự định bố trí một
không gian trong nhà máy cho một dự án và không gian này có thể được dùng cho việc gì
đó, chi phí cơ hội của nó nhất định phải đưa vào trong đánh giá dự án. Nếu một toà nhà
không sử dụng hiện nay cần thiết cho một dự án, có thể bán được 300 triệu đồng (sau
thuế) số tiền này phải được coi như số tiền đầu tư khi thiết lập dự án. Như vậy, để tính
được luồng tiền chúng ta cần cân nhắc tới bất kỳ khoản chi phí cơ hội nào.
Khi một đầu tư vốn chứa đựng một bộ phận tài sản lưu động, bộ phận này (thuần)

10
Giáo trình Quản trị Tài
phải được coi như một phần của vốn đầu tư chứ không nên coi là một bộ phận riêng biệt
gắn với các quyết định về vốn lưu động. Chẳng hạn, với việc chấp nhận một dự án mới,
đôi khi nó thường dẫn tới một khoản tiền mặt, khoản phải thu hay hàng tồn kho bổ sung.
Các khoản đầu tư vào vốn lưu động này cần được coi là luồng tiền ra tại thời điểm phát
sinh. Vào cuối đời của dự án, các khoản đầu tư vào vốn lưu động được tính trở lại dưới
dạng luồng tiền vào bổ sung.
Trong việc dự báo luồng tiền, lạm phát dự tính cũng cần phải được tính tới. Thông
thường có một khuynh hướng giả thiết rằng mức giá sẽ giữ nguyên không đổi trong suốt
đời của dự án. Nếu mức lợi tức đòi hỏi đối với một dự án được gắn với một mức gia tăng
của lạm phát (thường có trong thực tế) thì luồng tiền dự báo cũng phải phản ánh mức lạm
phát. Luồng tiền như vậy được phản ánh theo một số cách. Nếu luồng tiền vào nảy sinh
hoàn toàn từ doanh số bán các sản phẩm, giá kỳ vọng trong tương lai sẽ tác động tới
luồng vào này. Đối với luồng tiền ra, lạm phát ảnh hưởng đến cả tiền lương kỳ vọng và
chi phí nguyên liệu trong tương lai.
Mặt khác, khi phân tích luồng tiền của dự án đầu tư phải cân nhắc tới tác động của
một số nhân tố sau:
Phương pháp khấu hao
Như chúng ta đã biết, khấu hao là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị của
một tài sản cố định vào chi phí kinh doanh của một công ty trong một khoảng thời gian
nhất định. Bởi vì khấu hao được coi như một khoản chi phí và làm giảm thu nhập chịu
thuế của công ty nên nếu các nhân tố khác không đổi, chi phí khấu hao càng lớn càng làm
giảm số thuế công ty phải nộp. Mặc dù khấu hao, tự thân nó là một khoản chi không phải
tiền mặt, nó có ảnh hưởng đến luồng tiền của công ty theo cách tác động trực tiếp đến
luồng tiền ra liên quan đến thuế phải trả.
Có nhiều phương pháp khác nhau có thể được sử dụng để tính khấu hao các TSCĐ
như phương pháp đường thẳng và các phương pháp khấu hao nhanh. Hầu hết các công ty
có lợi nhuận thích sử dụng phương pháp khấu hao nhanh cho mục đích tính thuế bởi nó
cho phép giảm được tiền thuế.
Giá bán hay giá trị thu hồi của tài sản khấu hao
Nhìn chung, nếu một tài sản khấu hao được sử dụng trong kinh doanh được bán
với giá lớn hơn giá trị còn lại theo sổ sách của nó, khoản tiền nhận được vượt giá trị sổ
sách này sẽ bị đánh thuế theo mức thuế thu nhập thông thường của công ty. Điều này làm
đảo ngược bất kỳ lợi ích thuế dương nào có được từ khấu hao quá nhiều trong các năm
trước đây – tức là giảm giá trị sổ sách dưới mức giá thị trường. Nếu tài sản được bán với
giá lớn hơn cơ sở khấu hao của nó, phần tiền vượt quá cơ sở khấu hao sẽ bị đánh thuế
theo mức lãi trên vốn (có thể bằng hoặc cao hơn thuế thu nhập thông thường của công ty).
Nếu tài sản bán thấp hơn giá trị sổ sách, một khoản lỗ nảy sinh bằng chênh lệch
giữa giá bán và giá trị sổ sách. Nhìn chung, khoản lỗ này được khấu trừ khỏi thu nhập
thông thường của công ty. Trong thực tế, một khoản thu nhập chịu thuế bằng số lỗ này sẽ
được miễn trừ thuế. Kết quả thuần là một khoản tiết kiệm do miễn thuế bằng với mức
thuế thông thường của công ty nhân với số lỗ trên giá bán của tài sản khấu hao. Như vậy,
khoản lỗ trên giấy tờ tạo ra một khoản tiết kiệm tiền mặt.

10
Giáo trình Quản trị Tài
6.2.2 Xác định luồng tiền tăng thêm
Để xác định luồng tiền liên quan đến một dự án, dựa trên cơ sở thời gian, có thể
chia luồng tiền của dự án thành 3 nhóm sau:
- Luồng tiền ra ban đầu: phản ánh tiền đầu tư thuần ban đầu
- Luồng tiền thuần tăng lên trong kỳ: phản ánh luồng tiền thuần nảy sinh sau khi
đầu tư tiền ban đầu nhưng không bao gồm luồng tiền ở kỳ cuối cùng.
- Luồng tiền thuần tăng lên cuối kỳ: phản ánh luồng tiền thuần tăng lên kỳ cuối
cùng (luồng tiền của kỳ này là luồng riêng được lưu ý đặc biệt vì một tập hợp
nhất định luồng tiền thường nảy sinh khi kết thúc dự án).
Luồng tiền ra ban đầu
Nhìn chung, luồng tiền ra ban đầu đối với 1 dự án thường bao gồm một số yếu tố
chính sau:
(a) Giá trị của các tài sản mới
(b) + Các chi phí được tư bản (vốn) hoá (như chi phí lắp đặt, vận chuyển…)
(c) +(-) Mức tăng (giảm) của vốn lưu động thuần
(d) - Số tiền thuần thu được từ bán các tài sản cũ nếu là dạng đầu tư thay thế
(e) + (-) Thuế (tiết kiệm thuế) từ việc bán tài sản cũ nếu là dạng đầu tư thay
thế
(f) = Luồng tiền ra ban đầu.
Như đã thấy, (chi phí) giá trị của tài sản là đối tượng của sự điều chỉnh để phản ánh
tổng luồng tiền gắn với việc mua nó. Luồng tiền này bao gồm chi phí lắp đặt, thay đổi
trong vốn lưu động thuần, doanh thu từ việc sắp đặt đối với bất kỳ tài sản nào bị thay thế
và những điều chỉnh về thuế.
Luồng tiền thuần tăng thêm trong kỳ
Sau khi tạo ra luồng tiền ra ban đầu, tức là các yếu tố cần thiết để thực thi dự án,
công ty hy vọng thu lợi từ luồng tiền trong tương lai được tạo ra từ dự án. Nhìn chung,
luồng tiền tương lai này được xác định bằng các bước sau:
(a) Doanh thu hoạt động thuần tăng lên (giảm đi) trừ (cộng) bất kỳ khoản
chi phí hoạt động thuần nào tăng lên (giảm đi), không kể khấu hao.
(b) - (+) khoản tăng lên (giảm đi thuần) của khấu hao
(c) = Thay đổi thuần của thu nhập trước thuế
(d) - (+) Tăng (giảm) thuần về thuế
(e) = Thay đổi thuần của thu nhập sau thuế
(f) + (-) Tăng (giảm) thuần của khấu hao
(g) = Luồng tiền thuần tăng lên trong kỳ
Lưu ý rằng, trước tiên chúng ta trừ bất kỳ khoản tăng (cộng thêm bất kỳ khoản
giảm) nào của khoản khấu hao tăng thêm liên quan đến chấp nhận dự án (bước b) để xác
định mức thay đổi thuần của thu nhập trước thuế. Nhưng sau đó, ở bước (f) lại cộng trở
lại bất kỳ mức tăng (trừ đi bất kỳ mức giảm) nào của khấu hao để xác định luồng tiền
thuần tăng thêm trong kỳ. Sở dĩ phải làm như vậy là vì khoản khấu hao là một khoản chi
không phải tiền mặt đối với thu nhập hoạt động nên làm giảm thu nhập chịu thuế của
công ty. Vì vậy chúng ta cần cân nhắc tới nó khi xác định ảnh hưởng tăng thêm khi chấp
nhận dự án đến thuế của công ty. Tuy nhiên, cuối cùng chúng ta cần cộng trở lại bất kỳ

10
Giáo trình Quản trị Tài
khoản tăng (trừ đi bất kỳ khoản giảm) nào của khấu hao vào chỉ tiêu thay đổi thuần của
thu nhập sau thuế để không làm sai lệch đi ảnh hưởng của dự án đến luồng tiền.
Chú ý, nếu trong kỳ có những thay đổi về vốn lưu động thì cần phải điều chỉnh tính
toán trên bằng cách thêm vào ngay sau bước (f) khoản mục + (-) mức giảm (tăng) thuần
về vốn lưu động, trước khi xác định luồng tiền thuần tăng thêm trong kỳ.
Luồng tiền thuần tăng lên cuối kỳ
Cuối cùng chúng ta cần xác định được luồng tiền của dự án tăng thêm vào thời
điểm cuối kỳ. Sử dụng cách thức tương tự như tính luồng tiền giữa kỳ với lưu ý tới một số
luồng tiền thường phát sinh khi kết thúc dự án. Những luồng tiền đó thường là (1) Giá trị
thu hồi từ việc bán hoặc thanh lý các tài sản, (2) Thuế (tiết kiệm thuế) liên quan đến việc
bán hoặc thanh lý tài sản và (3) Bất kỳ khoản thay đổi nào về vốn lưu động liên quan đến
kết thúc dự án – nói chung, bất kỳ khoản đầu tư vốn lưu động ban đầu nào bây giờ quay
trở lại như một luồng tiền vào bổ sung. Các bước tính cụ thể như sau:
(a) Doanh thu hoạt động thuần tăng lên (giảm đi) trừ (cộng) bất kỳ khoản
chi phí hoạt động thuần nào tăng lên (giảm đi), không kể khấu hao.
(b) - (+) khoản tăng lên (giảm đi thuần) của khấu hao
(c) = Thay đổi thuần của thu nhập trước thuế
(d) - (+) Tăng (giảm) thuần về thuế
(e) = Thay đổi thuần của thu nhập sau thuế
(f) + (-) Tăng (giảm) thuần của khấu hao
(g) = Luồng tiền tăng thêm cho tới năm cuối cùng trước khi cân nhắc tới
việc kết thúc dự án.
(h) + (-) Giá trị thu hồi cuối cùng của các tài sản mới
(i) - (+) Thuế (tiết kiệm thuế) do bán hoặc thanh lý tài sản mới
(j) + (-) Mức giảm (tăng) của vốn lưu động thuần
(k) = Luồng tiền thuần tăng lên cuối kỳ.

6.2.3 Một số ví dụ
Ví dụ về mở rộng tài sản
Để phản ánh các thông tin cần thiết cho việc ra quyết định dự toán ngân sách,
chúng ta hãy xét tình huống sau.
Giả sử công ty Việt An đang cân nhắc việc đưa vào sử dụng một thiết bị mới. Để
có tài sản này công ty cần bỏ ra số tiền là 90.000.000 đồng. Thiết bị này có thời gian sử
dụng là 4 năm và dự tính áp dụng phương pháp khấu hao nhanh với tỷ lệ khấu hao mỗi
năm tương ứng là 33,33%; 44,45%; 14,81% và 7,41%. Chi phí vận chuyển và lắp đặt là
10.000.000 đồng. Giá trị thu hồi sau 4 năm dự tính là 16.500.000 đồng. Vốn lưu động
thuần tăng thêm là không cần thiết. Bộ phận marketing dự kiến rằng việc sử dụng thiết bị
mới này sẽ tạo ra luồng thu nhập hoạt động thuần tăng thêm trước khi cân nhắc tới khấu
hao và thuế là như sau:
Cuối năm
1 2 3 4
Luồng tiền thuần (đ) 35.167.000 36.250.000 55.725.000 32.258.000

10
Giáo trình Quản trị Tài
Giả sử rằng mức thuế thu nhập công ty biên là 40%. Dựa trên các phân tích ở trên
chúng ta có thể tính được luồng tiền tăng thêm liên quan đến dự án như sau.
Trước hết tính luồng tiền ra ban đầu
Bước A: ước tính luồng tiền ra ban đầu
Giá trị của tài sản mới : 90.000.000 đ
+ Các chi phí vốn hoá: 10.000.000 đ
= Luồng tiền ra ban đầu: 100.000.000 đ
Tiếp đến tính luồng tiền tăng thêm trong tương lai

Cuối năm
1 2 3 4
Bước B: Tính luồng tiền tăng thêm giữa kỳ từ năm 1 đến năm 3 (1000đ)
Thay đổi thuần trong thu nhập 35.167 36.250 55.725 32.258
hoạt động, không kể khấu hao
- Tăng thuần về khấu hao (33.330) (44.450) (14.810) (7.410)
= Thay đổi thuần của TN trước thuế 1.837 (8.200) 40.915 24.848
- (+) Tăng (giảm) thuần của thuế (735) 3.280 16.366 (9.939)
= Thay đổi thuần TN sau thuế 1.102 (4.920) 24.549 14.909
+ Tăng thuần về khấu hao 33.330 44.450 14.810 7.410
= Luồng tiền thuần tăng thêm 34.432 39.530 39.359
từ năm 1 đến năm 3
Bước C: Tính luồng tiền thuần tăng lên năm cuối
= Luồng tiền tăng thêm năm cuối trước khi kết thúc dự án 22.319
+ Giá trị thu hồi cuối cùng của tài sản mới 16.500
- Thuế do bán hoặc thanh lý tài sản mới (6.600)
Luồng tiền thuần tăng lên cuối kỳ 32.219
Như vậy, luồng tiền thuần tăng lên từ dự án là:
Cuối năm
Luồng tiền 0 1 2 3 4
thuần (1000 đ) (100.000) 34.432 39.530 39.359 32.219

Như vậy, với luồng tiền ra ban đầu 100.000.000 đ, công ty hy vọng tạo ra luồng
tiền thuần 4 năm như chỉ ra trên bảng. Các số liệu này phản ảnh các thông tin về luồng
tiền có liên quan chúng ta cần có để đánh giá mức độ hấp dẫn của dự án.
Ví dụ về thay thế tài sản
Sau đây sẽ xem xét một ví dụ phức tạp hơn. Giả thiết chúng ta đang cân nhắc việc
mua một thiết bị mới để thay thế một thiết bị cũ. Để thực hiện điều này, chúng ta cần
nhận được các thông tin về luồng tiền để đánh giá mức độ hấp dẫn của dự án.
Giá mua của thiết bị mới là 18.500.000 đ. Chi phí lắp đặt là 1.500.000 đ. Thiết bị
cũ có thể sử dụng tiếp tục trong 4 năm và hiện tại có thể bán được với giá là 2.000.000 đ.
Thiết bị cũ sẽ không có giá trị thu hồi nếu sử dụng đến hết thời hạn của nó. Thuế do bán
tài sản cũ bằng 0. Như vậy, luồng tiền ra ban đầu của dự án đầu tư sẽ là:
Giá trị của tài sản mới 18.500.000
+ Chi phí được vốn hoá 1.500.000

10
Giáo trình Quản trị Tài
- Tiền thuần từ bán tài sản (2.000.000)
+ Thuế (tiết kiệm thuế) do bán tài sản cũ 0
= Luồng tiền ra ban đầu 18.000.000
Thiết bị mới cho phép giảm lao động và chi phí bảo dưỡng và tạo ra các khoản tiết
kiệm khác với tổng số tiền là 7.100.000 đ trước thuế mỗi năm cho 4 năm tiếp theo, sau đó
nó sẽ không tạo ra bất kỳ khoản tiết kiệm hay giá trị thu hồi nào. Khoản tiết kiệm này thể
hiện khoản thu nhập hoạt động thuần cho công ty nếu thay thế thiết bị cũ bằng thiết bị
mới. Lưu ý rằng chúng ta chỉ quan tâm tới chênh lệch về luồng tiền nảy sinh từ việc tiếp
tục sử dụng thiết bị cũ so với thay thế nó bằng thiết bị mới.
Giả sử rằng thiết bị mới được khấu hao trong 4 năm theo tỷ lệ như ở ví dụ trên và
thiết bị cũ có giá trị cơ sở cho khấu hao là 9.000.000 đ, khấu hao 4 năm theo cùng tỷ lệ
với thiết bị mới và thời gian khấu hao còn lại là 2 năm.
Vì chúng ta chỉ quan tâm tới ảnh hưởng tăng lên của dự án nên phải trừ phần khấu
hao của tài sản cũ khỏi khấu hao của tài sản mới để xác định mức khấu hao tăng thêm gắn
với dự án. Với các thông tin ở trên có thể tính được chỉ tiêu này như sau:
Đơn vị: 1000 đ
Năm
1 2 3 4
(a) Giá trị khấu hao của tài sản mới 20.000 20.000 20.000 20.000
(b) x Tỷ lệ khấu hao 0,3333 0,4445 0,1481 0,0741
(c) = khấu hao hàng kỳ của TS mới 6.666 8.890 2.962 1.482
(d) Giá trị khấu hao của tài sản cũ 9.000 9.000 9.000 9.000
(e) x Tỷ lệ khấu hao 0,1481 0,0741 0 0
(f) = khấu hao kỳ còn lại của TS cũ 1.333 667 0 0
(g) Tăng thuần của mức khấu hao 5.333 8.223 2.962 1.482

Bây giờ chúng ta sẽ tính luồng tiền tăng lên trong tương lai như sau:
Cuối năm
1 2 3 4
Luồng tiền thuần tăng lên trong kỳ (năm 1 đến năm 3)
Thay đổi thuần trong thu nhập hoạt động,
không kể khấu hao 7.100 7.100 7.100 7.100
- Tăng thuần về khấu hao (5.333) (8.223) (2.962) (1.482)
= Thay đổi thuần của thu nhập trước thuế 1.767 (1.123) 4.138 5.618
- (+) Tăng (giảm) thuần về thuế (40%) (707) (449) (1.655) 2.247
= Thay đổi thuần thu nhập sau thuế 1.060 (674) 2.483 3.371
+ Tăng thuần về khấu hao 5.333 8.223 2.962 1.482
= Luồng tiền thuần tăng lên năm 1 đến 3 6.393 7.549 5.445
Luồng tiền thuần tăng lên cuối kỳ
= Luồng tiền tăng lên năm cuối cùng trước khi cân nhắc kết thúc dự án 4.853
+ Giá trị thu hồi cuối cùng của tài sản mới 0
- Thuế (tiết kiệm thuế) do bán hoặc thanh lý tài sản mới 0
= Luồng tiền thuần tăng lên cuối kỳ 4.853

10
Giáo trình Quản trị Tài
Luồng tiền thuần tăng lên dự tính từ dự án thay thế sẽ là:
Cuối năm
0 1 2 3 4
Luồng tiền thuần (1000 đ) (18.000) 6.393 7.549 5.445
4.853
Như vậy, với luồng tiền ra ban đầu 18.000.000 đ, chúng ta có thể thay thế một thiết
bị cũ bằng một thiết bị mới với luồng tiền thuần dự tính như ỏ bảng trên trong vòng 4
năm. Tương tự như ví dụ trước, các thông tin về luồng tiền có liên quan phục vụ cho việc
lập dự toán ngân sách được thể hiện dưới dạng tăng thêm sau thuế.

6.3 Các phương pháp đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư


Một khi chúng ta đã xác định được các thông tin về luồng tiền có liên quan cần
thiết cho việc ra quyết định về lập dự toán ngân sách, chúng ta cần phải đánh giá mức độ
hấp dẫn của các dự án đầu tư khác nhau đang xem xét. Quyết định đầu tư sẽ là chấp nhận
hoặc từ chối dự án. Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét các phương pháp đánh giá và lựa
chọn dự án cũng như những khó khăn tiềm ẩn trong việc áp dụng các phương pháp này.
Để cho đơn giản, chúng ta giả thiết trong suốt phần này rằng luồng tiền dự tính
thực hiện vào cuối các năm. Mặt khác, chúng ta giả thiết rằng việc chấp nhận bất kỳ một
dự án đầu tư nào sẽ không làm thay đổi rủi ro kinh doanh tổng thể của công ty. Giả thiết
này cho phép chúng ta sử dụng một tỷ lệ thu hồi đòi hỏi đơn trong việc đánh giá xem liệu
có chấp nhận dự án không với các kỹ thuật chiết khấu luồng tiền khác nhau. Giả thiết này
có thể được rỡ bỏ với các nghiên cứu sâu sắc hơn trong các tài liệu khác.

6.3.1 Phương pháp kỳ thu hồi vốn (PBP)


Kỳ thu hồi của một dự án đầu tư cho chúng ta biết số năm đòi hỏi để bù đắp số tiền
đầu tư ban đầu trên cơ sở luồng tiền dự tính của dự án. Giả sử chúng ta cần xác định kỳ
thu hồi vốn cho việc mua thiết bị mới trong ví dụ thứ nhất ở mục trên. Trong ví dụ này, số
tiền đầu tư ban đầu là 100.000.000 đ và luồng tiền thuần dự kiến tạo ra trong 4 năm tiếp
theo lần lượt là 34.432.000 đ; 39.530.000 đ; 39.359.000 đ; 32.219.000 đ. Với các số liệu
này, ta lập bảng tính sau:
Năm Luồng tiền (1000 đ) Luồng tiền tích luỹ (1000 đ)
0 (100.000)
1 34.432 34.432
2 39.530 73.962
3 39.359 113.321
4 32.219 145.540
Các bước tính PBP bao gồm:
Bước 1. Tập hợp luồng tiền phát sinh sau khoản chi ban đầu vào mục “luồng tiền
tích luỹ”
Bước 2. Nhìn vào cột “luồng tiền tích luỹ” và chú ý tới năm cuối cùng ở đó tổng số
tiền tích luỹ chưa vượt số tiền chi ra ban đầu (năm thứ 2 trong ví dụ trên)
Bước 3. Tính phần của luồng tiền của năm tiếp theo cần thiết để “thu hồi” luồng
tiền chi ra ban đầu như sau: Lấy số tiền chi ra ban đầu trừ đi tổng số tiền tích luỹ ở bước 2

11
Giáo trình Quản trị Tài
sau đó chia số tiền này cho luồng tiền của năm tiếp theo (trong ví dụ trên là (100.000.000
– 73.962.000)/39.359.000 = 0,66 )
Bước 4. Để xác định số năm thu hồi vốn, lấy kết quả xác định được ở bước 2 cộng
với kết quả ở bước 3 (trong ví dụ trên là 2 + 0,66 = 2,66 năm).
Nếu kết quả tính toán kỳ thu hồi vốn nhỏ hơn kỳ thu hồi vốn tối đa có thể chấp
nhận thì dự án được chấp nhận. Nếu không, nó sẽ bị từ chối. Trong ví dụ của chúng ta,
nếu kỳ thu hồi vốn đòi hỏi là 3 năm, dự án sẽ được chấp nhận.
Lưu ý. Một hạn chế quan trọng của phương pháp kỳ thu hồi vốn là nó không quan
tâm tới luồng tiền nảy sinh sau khi hết hạn của kỳ thu tiền, do đó nó không thể được coi là
một thước đo khả năng sinh lợi. Hai dự án có chi phí 10.000.000đ sẽ có cùng kỳ thu hồi
vốn nếu cả hai có luồng tiền vào thuần hàng năm là 5.000.000 đ trong 2 năm đầu. Nhưng
1 dự án có thể kỳ vọng không tạo thêm luồng tiền nào trong các năm tiếp theo, trong khi
đó dự án kia có thể kỳ vọng tạo ra luồng tiền 5.000.000đ mỗi năm cho 3 năm tiếp theo.
Do vậy, phương pháp kỳ thu hồi vốn có thể gây nhầm lẫn khi lựa chọn dự án.
Mặt khác, phương pháp này đã bỏ qua khái niệm của tiền theo thời gian. Nó đơn
giản cộng các luồng tiền mà không cần quan tâm đến thời điểm phát sinh của các luồng
tiền này. Hơn nữa, kỳ thu hồi vốn tối đa có thể chấp nhận, đóng vai trò như là tiêu chuẩn
giới hạn, là một chọn lựa thuần tuý chủ quan.
Mặc dù là một cách đánh giá tồi về khả năng sinh lợi, phương pháp kỳ thu hồi vốn
vẫn đưa ra một chỉ dẫn sơ lược về tính lỏng của một dự án. Nhiều nhà quản lý cũng sử
dụng nó như là một phép đo thô về rủi ro của dự án. Tuy nhiên, chúng ta có những cách
đo khác tốt hơn nhiều về rủi ro của dự án. Bởi vậy, phương pháp này chỉ nên coi như một
xem xét bổ sung cho các phương pháp khác.
Do có những hạn chế như đã chỉ ra ở trên, phương pháp kỳ thu hồi vốn thường ít
được áp dụng trong thực tế. Thay vào đó, các phương pháp dòng tiền chiết khấu cung cấp
những cơ sở khách quan hơn cho việc đánh giá và lựa chọn các dự án đầu tư. Các phương
pháp này tính tới cả độ lớn và thời gian của dòng tiền kỳ vọng trong mỗi kỳ của dự án.
Chẳng hạn, các cổ đông đặt một giá trị cao hơn vào một dự án đầu tư hứa hen luồng tiền
trở lại trong 5 năm tiếp theo hơn là một dự án hứa hẹn luồng tiền tương tự từ năm 6 đến
năm 10. Bởi vậy, tính thời gian của luồng tiền kỳ vọng là cực kỳ quan trọng trong các
quyết định đầu tư.
Các phương pháp luồng tiền chiết khấu giúp chúng ta có thể giải quyết được những
khác biệt về thơì gian của luồng tiền đối với các dự án khác nhau thông qua quá trình
chiết khấu. Hơn nữa, thông qua việc lựa chọn của chúng ta về tỷ lệ chiết khấu (tỷ lệ rào
cản), chúng ta cũng đã đề cập tới rủi ro của dự án. Có 3 phương pháp luồng tiền chiết
khấu chính là: tỷ lệ thu hồi nội bộ (IRR), giá trị hiện tại thuần (NPV) và chỉ số sinh lời
(PI). Chúng ta sẽ lần lượt xem xét các phương pháp này trong các phần tiếp theo.

6.3.2 Phương pháp tỷ lệ thu hồi nội bộ (IRR)


Tỷ lệ thu hồi nội bộ đối với một dự án đầu tư là tỷ lệ chiết khấu làm cân bằng giá
trị hiện tại của luồng tiền thuần kỳ vọng (CF) với luồng tiền ra ban đầu (ICO). Nếu luồng
tiền ra ban đầu, hay chi phí bỏ ra tại thời điểm 0 nó sẽ được thể hiện như sau:
CF1 CF2 CFn
ICO = + +…+
(1 + IRR)1 (1 + IRR)2 (1 + IRR)n
11
Giáo trình Quản trị Tài

Như vậy, IRR là lãi suất dùng chiết khấu luồng tiền thuần tương lai (CF 1 đến CFn) cho
bằng với giá trị hiện tại của luồng tiền ra ban đầu (ICO) tại thời điểm 0. Như vậy, với ví
dụ về mở rộng tài sản của công ty Việt An ở trên chúng ta sẽ có:

34.432.000 39.530.000 39.359.000 32.219.000


100.000.000 = + + +
(1 + IRR)1 (1 + IRR)2 (1 + IRR)3 (1 + IRR)4

Để giải phương trình tìm ra tỷ lệ thu hồi nội bộ, IRR, đôi khi phải áp dụng phương
pháp thử và sai với việc sử dụng bảng giá trị hiện tại. Rất may mắn là đã có các chương
trình máy tính và các máy tính cá nhân có sẵn chương trình cho phép giải bài toán trên để
tìm ra IRR. Tuy nhiên, vẫn có những lúc chúng ta phải sử dụng phương pháp thử và sai để
giải bài toán này. Để minh hoạ, chúng ta hãy quay trở lại ví dụ nêu trên. Chúng ta cần xác
định tỷ lệ chiết khấu làm cho giá trị hiện tại của luồng tiền thuần trong tương lai băngf với
luồng tiền ra ban đầu. Giả sử chúng ta bắt đầu với một tỷ lệ chiết khấu là 15% và tính giá
trị hiện tại của luồng tiền. Sử dụng bảng thừa số giá trị hiện tại chúng ta có bảng tính sau:
Đơn vị: 1000 đ
Năm Luồng tiền thuần PVIF tại mức 15% Giá trị hiện tại
1 34.432 x 0,870 = 29.955,84
2 39.530 x 0,756 = 29.884,68
3 39.359 x 0,658 = 25.898,22
4 32.219 x 0,572 = 18.429,27
Tổng 104.168,01

Với mức chiết khấu 15% tạo ra giá trị hiện tại của dự án lớn hơn luồng tiền ra ban
đầu (100.000.000đ). Do vậy, chúng ta cần thử lại với mức chiết khấu cao hơn nhằm làm
giảm hơn nữa luồng tiền tương lai để cho giá trị hiện tại của nó giảm xuống còn
100.000.000đ. Với tỷ lệ chiết khấu 20% chúng ta có:
Năm Luồng tiền thuần PVIF tại mức 20% Giá trị hiện tại
1 34.432 x 0,833 = 28.681,86
2 39.530 x 0,694 = 27.433,82
3 39.359 x 0,579 = 22.788,86
4 32.219 x 0,482 = 15.529,56
Tổng 94.434,10

Lần này, tỷ lệ chiết khấu lựa chọn là quá lớn. Kết quả là giá trị hiện tại nhỏ hơn
100.000.000đ. Tỷ lệ chiết khấu cần thiết để chiết khấu luồng tiền thành 100.000.000đ, do
vậy phải nằm đâu đó giữa 15% và 20%.
Để ước lượng tỷ lệ thực tế, chúng ta có thể sử dụng công thức sau:
X P1 – P0
=
11 I2 – P1 –
Giáo trình Quản trị Tài

Trong đó: X là hệ số điều chỉnh


I1 là tỷ lệ chiết khấu trong phép thử 1
I2 là tỷ lệ chiết khấu trong phép thử 2 (I2 > I1)
P1 là giá trị hiện tại của luồng tiền ứng với I1
P0 là giá trị đầu tư ban đầu
P2 là giá trị hiện tại của luồng tiền ứng với I2
Sau khi tính được X, tỷ lệ thu hồi nội bộ IRR sẽ được tính như sau:
IRR = I1 + X
Trong ví dụ trên ta sẽ có:
X 104.168.010 – 100.000.000
=
0,20 – 0,15 104.168.010 – 94.434.100
X = 0,0214. Từ đó IRR = 0,15 + 0,0214 = 0,1714 hay 17,14%.
Khi sử dụng máy tính để xác định IRR ta sẽ được kết quả là 17,04%. Như vậy, kết
quả tính gần đúng là rất gần với kết quả này và có thể chấp nhận được.
Nếu luồng tiền là một dãy đồng nhất, và luồng ra ban đầu phát sinh tại thời điểm 0
thì sẽ không cần sử dụng phép thử sai mà đơn giản chỉ cần chia luồng tiền ra ban đầu cho
số tiền nhận định kỳ và tìm thừa số chiết khấu gần nhất trong bảng thừa số giá trị hiện tại
(PVIFA). Tức là:
ICO = (PVIFAIRR,n) x (luồng tiền định kỳ) (6.2)
Từ đó: (PVIFAIRR,n) = ICO/(luồng tiền định kỳ)
Giả sử trong ví dụ trên chúng ta sửa lại thành: luồng tiền ra ban đầu là
100.000.000đ, luồng tiền nhận được định kỳ 4 năm tiếp theo là 36.000.000đ. Chia
100.000.000 cho 36.000.000 được kết quả là 2,778. Thừa số chiết khấu gần nhất cho kỳ 4
năm trong bảng tính sẵn là 2,798 và tỷ lệ chiết khấu tương ứng với nó là 16%. Bởi vì
2,778 nhỏ hơn 2,798 chúng ta biết rằng tỷ lệ thực nằm giữa 16 và 17%, chúng ta sẽ áp
dụng cách tính gần đúng nếu cần kết quả chính xác hơn. Như chúng ta đã thấy, khi luồng
tiền là dãy không đồng nhất, việc tính toán là phức tạp hơn. Trong trường hợp đó chúng ta
phải sử dụng phép thử và sai để tính toán.
Tiêu chuẩn chấp nhận. Tiêu chuẩn chấp nhận được áp dụng chung trong phương
pháp tỷ lệ thu hồi nội bộ là so sánh kết quả tính được với tỷ lệ thu hồi đòi hỏi, được gọi là
tỷ lệ chặn (cutoff, or hurdle rate). Bây giờ chúng ta giả thiết rằng tỷ lệ thu hồi đòi hỏi đã
biết. Nếu tỷ lệ thu hồi nội bộ vượt tỷ lệ yêu cầu, dự án sẽ được chấp nhận, nếu không nó
sẽ bị từ chối. Nếu tỷ lệ thu hồi đòi hỏi là 12% trong ví dụ trên của chúng ta và phương
pháp tỷ lệ thu hồi được áp dụng, dự án đầu tư sẽ được chấp nhận. Nếu tỷ lệ thu hồi đòi hỏi
là lợi tức nhà đầu tư kỳ vọng công ty có thể thu được từ dự án, việc chấp nhận một dự án
với tỷ lệ thu hồi nội bộ vượt tỷ lệ đòi hỏi sẽ dẫn tới làm tăng giá trị thị trường của cổ
phiếu. Điều này là do công ty chấp nhận một dự án có lợi tức lớn hơn lợi tức đòi hỏi để

11
Giáo trình Quản trị Tài
duy trì giá trị thị trường hiện hành của mỗi cổ phiếu.

6.3.3 Giá trị hiện tại thuần


Giống như phương pháp tỷ lệ thu hồi nội bộ, phương pháp giá trị hiện tại thuần là
một cách tiếp cận theo luồng tiền chiết khấu trong lập dự toán ngân sách. Giá trị hiện tại
thuần (NPV) của một dự án đầu tư là giá trị hiện tại của luồng tiền thuần của dự án trừ đi
luồng tiền ra ban đầu của dự án. NPV được tính theo công thức sau:
CF1 CF2 CFn
NPV = + +… + - ICO
1 2 n
(1 + k) (1 + k) (1 + k)

Trong đó k là tỷ lệ lợi tức đòi hỏi, các ký hiệu khác giữ nguyên như trên.
Tiêu chuẩn chấp nhận. Nếu giá trị hiện tại thuần của một dự án đầu tư bằng 0 hoặc
lớn hơn, dự án sẽ được chấp nhận, nếu không nó sẽ bị từ chối. Một cách khác để diễn đạt
tiêu chuẩn chấp nhận là: dự án sẽ được chấp nhận nếu giá trị hiện tại của luồng tiền vào
vượt giá trị hiện tại của luồng tiền ra. Lý do đằng sau của tiêu chuẩn chấp nhận cũng
tương tự như đối với phương pháp tỷ lệ thu hồi nội bộ. Nếu lợi tức đòi hỏi là thu nhập các
nhà đầu tư kỳ vọng công ty thu được từ dự án đầu tư và công ty chấp nhận một dự án với
giá trị hiện tại thuần lớn hơn 0, giá trị thị trường của cổ phiếu sẽ tăng. Trong thực tế, nếu
lợi tức đòi hỏi, hay tỷ lệ chiết khấu, được chọn chính xác, tổng giá trị thị trường của các
cổ phiếu của công ty sẽ thay đổi một lượng bằng với giá trị hiện tại thuần của dự án. Do
vậy, chấp nhận một dự án có giá trị hiện tại thuần bằng 0 sẽ làm cho giá trị thị trường của
cổ phiếu của công ty không đổi.
Nếu chúng ta giả thiết lợi tức đòi hỏi là 12%, giá trị hiện tại thuần của dự án trong
ví dụ của công ty Việt An của chúng ta ở trên sẽ là:

34.432.000 39.530.000 39.359.000 32.219.000


NPV = + + + - 100.000.000
(1 + 0,12)1 (1 + 0,12)2 (1 + 0,12)3 (1 + 0,12)4
NPV = 30.748.000 + 31.505.000 + 28.024.000 + 20.491.000 – 100.000.000
= 10.768.000 đ
Trong trường hợp này cũng vậy, bài toán có thể được giải bằng máy tính, máy cầm
tay hay bằng cách tham khảo bảng giá trị hiện tại thích hợp được tính sẵn. Bởi vì giá trị
hiện tại thuần của dự án này lớn hơn 0 , theo phương pháp giá trị hiện tại thuần, dự án này
được chấp nhận.
Đường NPV. Nhìn chung, phương pháp giá trị hiện tại thuần và phương pháp tỷ lệ
thu hồi nội bộ dẫn tới cùng một kết quả chấp nhận hay từ chối dự án. Hình 6.1 dưới đây
phản ánh bằng đồ thị hai phương pháp áp dụng cho ví dụ của chúng ta ở trên. Đồ thị gọi
là đường NPV cho thấy mối quan hệ gần tuyến tính giữa giá trị hiện tại thuần của một dự
án và tỷ lệ chiết khấu áp dụng. Khi tỷ lệ chiết khấu bằng 0, giá trị hiện tại thuần đơn giản
là tổng luồng tiền vào trừ đi tổng luồng tiền ra của dự án. Giả sử một dự án thông thường
giá trị hiện tại thuần cao nhất sẽ nảy sinh khi tỷ lệ chiết khấu bằng 0. Khi tỷ lệ chiết khấu

11
Giáo trình Quản trị Tài
tăng lên, đường giá trị hiện tại thuần sẽ đi xuống về phía phải. Tại điểm ở đó đường NPV
cắt trục hoành của đồ thị, giá trị hiện tại thuần của dự án bằng 0. Về mặt khái niệm, tỷ lệ
chiết khấu tại điểm này thể hiện tỷ lệ thu hồi nội bộ – tỷ lệ chiết khấu tại đó giá trị hiện tại
thuần của dự án bằng 0. Đối với các tỷ lệ chiết khấu lớn hơn tỷ lệ thu hồi nội bộ giá trị
hiện tại thuần của dự án sẽ là âm.
50.000

40.000
Giá trị hiện tại thuần

30.000

20.000

10.000 IRR = 17%

5 10 15 20
Tỷ lệ chiết khấu (%)

Hình 6.1 Đường NPV của công ty Việt An

Nếu tỷ lệ lợi tức đòi hỏi thấp hơn tỷ lệ thu hồi nội bộ, chúng ta sẽ chấp nhận dự án
khi sử dụng bất kỳ một trong hai phương pháp này. Giả sử tỷ lệ lợi tức đòi hỏi là 12%.
Như hình 6.1 cho thấy, giá trị hiện tại thuần của dự án là trên 10.000.000đ (trong tính toán
trên của chúng ta là 10.768.000đ). Bởi vì giá trị hiện tại thuần của dự án là lớn hơn 0,
chúng ta có thể chấp nhận dự án theo phương pháp giá trị hiện tại thuần. Tương tự, chúng
ta sẽ chấp nhận dự án khi sử dụng phương pháp tỷ lệ thu hồi nội bộ vì tỷ lệ thu hồi nội bộ
vượt tỷ lệ lợi tức đòi hỏi (17% so với 12%). Với tỷ lệ lợi tức đòi hỏi lớn hơn tỷ lệ thu hồi
nội bộ, chúng ta sẽ từ chối dự án theo cả hai phương pháp. Như vậy, chúng ta thấy rằng
phương pháp tỷ lệ thu hồi nội bộ và phương pháp giá trị hiện tại thuần cho kết quả giống
nhau về việc chấp nhận hay từ chối dự án.

6.3.4 Phương pháp chỉ số sinh lợi (PI)


Chỉ số sinh lợi hay tỷ số chi phí – thu nhập của một dự án là tỷ số giữa giá trị hiện
tại của luồng tiền thuần trong tương lai với luồng tiền ra ban đầu. Nó có thể được diễn đạt
như sau:
CF1 CF2 CFn
PI =  + + …. +  / ICO (6.5)
1 2 n
(1 + k) (1 + k) (1 + k)

11
Giáo trình Quản trị Tài
Thay vào ví dụ của công ty Việt An ở trên chúng ta sẽ có:
PI = (30.748.000 + 31.505.000 + 28.024.000 + 20.491.000)/100.000.000
= 110.768.000/100.000.000 = 1,11
Tiêu chuẩn chấp nhận.
Khi tỷ số sinh lợi là 1 hoặc lớn hơn, dự án đầu tư sẽ được chấp nhận. Với bất kỳ dự
án nào, phương pháp giá trị hiện tại thuần và phương pháp tỷ lệ sinh lợi cũng sẽ cho cùng
tín hiệu về việc chấp nhận hay từ chối. Một tỷ lệ sinh lợi lớn hơn 1 hàm ý rằng giá trị hiện
tại của một dự án lớn hơn luồng ra ban đầu của nó và điều này lại hàm ý rằng giá trị hiện
tại thuần là lớn hơn 0. Tuy nhiên, phương pháp giá trị hiện tại thuần thường được ưa thích
hơn phương pháp tỷ lệ sinh lợi. Lý do là ở chỗ, giá trị hiện tại cho chúng ta biết việc có
nên chấp nhận một dự án hay không và thể hiện cả mức đóng góp kinh tế bằng số tuyệt
đối của dự án cho của cải của các cổ đông, trong khi đó tỷ lệ sinh lợi chỉ cho biết khả
năng sinh lợi tương đối của dự án.

6.3.5 Những vấn đề đặt ra trong việc đánh giá và lựa chọn dự án
Các dự án phụ thuộc và loại trừ nhau
Trong các phân tích trên, chúng ta đang xem xét một dự án riêng lẻ, (quy ước)
thông thường và độc lập. Các phương pháp IRR, NPV và PI sẽ đưa chúng ta tới cùng kết
luận về việc chấp nhận hay từ chối dự án. Tuy nhiên chúng ta phải thấy rằng có một số
dạng khác nhau của dự án dặt ra những khó khăn tiềm ẩn cho việc phân tích dự toán ngân
sách.
Một dự án phụ thuộc là dự án mà việc chấp nhận nó tuỳ thuộc vào việc chấp nhận
một hoặc nhiều dự án khác, đòi hỏi phải được lưu ý đặc biệt. Chẳng hạn, việc bổ sung
thêm một lượng lớn máy móc có thể đòi hỏi phải xây dựng thêm một phân xưởng để chứa
đựng chúng. Bất kỳ một dự án phụ thuộc nào cũng phải được coi là một phần suy nghĩ
của chúng ta khi cân nhắc dự án gốc, phụ thuộc.
Trong việc đánh giá một nhóm các dự án đầu tư, một số trong đó có thể là loại trừ
lẫn nhau. Một dự án loại trừ lẫn nhau là dự án mà việc chấp nhận nó sẽ ngăn cản việc
chấp nhận một hoặc nhiều dự án thay thế khác. Chẳng hạn, nếu công ty đang cân nhắc
việc đầu tư vào một trong hai hệ thống máy tính, việc chấp nhận một hệ thống này sẽ loại
trừ việc chấp nhận hệ thống kia. Hai dự án loại trừ lẫn nhau không thể cùng được chấp
nhận. Khi phải đối mặt với các dự án loại trừ lẫn nhau, việc chỉ biết mỗi dự án là tốt hay
xấu chưa đủ. Chúng ta cần phải xác định được dự án nào tốt nhất.
Vấn đề xếp hạng
Khi hai hay nhiều dự án là loại trừ lẫn nhau, do vậy chúng ta chỉ có thể lựa chọn
một, việc xếp hạng dự án trên cơ sở các phương pháp IRR, NPV và PI có thể cho các kết
quả trái ngược nhau. Nếu các dự án được xếp hạng khác nhau dựa trên việc sử dụng các
phương pháp này, mâu thuẫn trong việc xếp hạng có thể là do một hoặc kết hợp của
những khác biệt của 3 dạng dự án sau:
1. Quy mô của đầu tư : Chi phí của các dự án là khác nhau
2. Dạng luồng tiền: Tính thời gian của luồng tiền khác nhau. Chẳng hạn, luồng
tiền của một dự án tăng theo thời gian, trong khi luồng tiền của một dự án khác
lại giảm.

11
Giáo trình Quản trị Tài
3. Tuổi của dự án: Các dự án có thời gian hữu ích không giống nhau.
Cần đặc biệt lưu ý rằng, một hay nhiều khác biệt trong các dự án này tạo ra điều
kiện cần nhưng không đủ cho mâu thuẫn trong việc xếp hạng dự án. Do vậy, có thể là, các
dự án loại trừ lẫn nhau cũng có thể khác nhau về tất cả các phương diện này nhưng vẫn
không thể hiện bất kỳ xung đột nào trong việc xếp hạng theo các phương pháp IRR, NPV
và PI.
Khác biệt về quy mô.
Có một vấn đề đôi khi nảy sinh nếu luồng tiền ra ban đầu là khác nhau đối với các
dự án đầu tư loại trừ nhau. Chẳng hạn, một công ty có hai dự án đầu tư loại trừ nhau kỳ
vọng tạo ra luồng tiền thuần như sau:
Luồng tiền thuần (1000đ)
Cuối năm Dự án A Dự án B
0 - 100 - 100.000
1 0 0
2 400 156.250
Tỷ lệ thu hồi nội bộ tương ứng của dự án A và B là 100% và 25%. Nếu tỷ lệ thu
hồi đòi hỏi là 10%, giá trị hiện tại thuần của dự án A là 231.000đ, trong khi tỷ lệ sinh lợi
của nó là 3,31. Đối với dự án B giá trị hiện tại thuần là 29.132.000đ với tỷ lệ sinh lợi
tương ứng là 1,29. Tổng hợp lại ta có kết quả:
IRR NPV tại 10% PI tại 10%
Dự án A 100% 231.000đ 3,31
Dự án B 25% 29.132.000đ 1,29

Căn cứ vào kết quả trên, việc xếp hạng dự án sẽ là:


Xếp hạng IRR NPV tại 10% PI tại 10%
Dự án A A B A
Dự án B B A B

Như vậy, dự án A sẽ được ưu tiên nếu chúng ta dùng phương pháp IRR hoặc PI.
Tuy nhiên, dự án B sẽ được ưu tiên nếu sử dụng phương pháp NPV. Nếu chúng ta chỉ có
thể chọn một trong hai dự án này, rõ ràng sẽ nảy sinh mâu thuẫn.
Bởi vì kết quả của phương pháp IRR được diễn đạt dưới dạng %, quy mô của dự
án đã bị bỏ qua. Tương tự như vạy, vì phương pháp PI xem xét khả năng sinh lợi tương
đối, quy mô của dự án cũng bị bỏ qua. Bỏ qua cân nhắc tới nhân tố này, 100% thu nhập
trên 100.000đ vốn đầu tư sẽ luôn được ưu thích hơn 25% thu nhập trên 100.000.000đ đầu
tư. Trái lại, kết quả của phương pháp NPV được diễn đạt dưới dạng số tiền tuyệt đối tăng
lên trong giá trị của công ty. Trên giác độ thu nhập bằng số tiền tuyệt đối, dự án B rõ ràng
là có ưu thế bất chấp thực tế là IRR và PI thấp hơn so với dự án A. Lý do là ở chỗ quy mô
của đầu tư lớn hơn dẫn tới giá trị hiện tại thuần lớn hơn.
Khác biệt về dạng luồng tiền
Để phản ánh bản chất của vấn đề gây ra bởi sự khác biệt về dạng của luồng tiền,
giả thiết rằng một công ty đang đối mặt với hai dự án đầu tư loại trừ nhau với dạng luồng
tiền như sau:

11
Giáo trình Quản trị Tài

Luồng tiền thuần (1000đ)


Cuối năm Dự án C Dự án D
0 - 1.200 - 1.200
1 1.000 100
2 500 600
3 100 1.080
Lưu ý rằng, cả hai dự án C và D đòi hỏi luồng tiền ra ban đầu như nhau và có cùng
thời gian hữu ích. Tuy nhiên, dạng luồng tiền của chúng là khác nhau. Dự án C có luồng
tiền giảm theo thời gian, trong khi dự án D có luồng tiền tăng theo thời gian.
Tỷ lệ thu hồi nội bộ đối với dự án C và D là 23% và 17%. Với bất cứ tỷ lệ chiết
khấu nào lớn hơn 10% NPV và PI của dự án C sẽ lớn hơn dự án D. Trái lại, với tỷ lệ chiết
khấu nhỏ hơn 10%, NPV và PI của dự án D sẽ lớn hơn dự án C. Nếu chúng ta giả thiết tỷ
lệ lợi tức đòi hỏi (k) là 10%, mỗi dự án sẽ có cùng NPV là 198.000đ và PI là 1,17. Sử
dụng các kết quả này chúng ta sẽ có bảng xếp hạng dự án như sau:
k < 10% k > 10%
Xếp hạng IRR NPV PI NPV PI
Dự án xếp thứ nhất C D D C C
Dự án xếp thứ hai D C C D D
Bản chất của xung đột trong việc xếp hạng có thể được minh hoạ rõ ràng bằng
minh hoạ trên hình 6.2 dưới đây:

600
Dự án D
500
Giá trị hiện tại thuần

400

300
Dự án C
200

100

0 246 81012 14 16 1820 22 24


Tỷ lệ chiết khấu (%)
-100

Hình 6.2 Tập NPV đối với hai dự án loại trừ nhau C và D

11
Giáo trình Quản trị Tài
Trong hình 6.2, các đường giao với trục hoành thể hiện IRR của hai dự án. Các
điểm giao trên trục tung thể hiện tổng luồng tiền vào chưa chiết khấu trừ đi luồng tiền ra
của hai dự án. Chúng ta thấy rằng, dự án C xếp hạng cao hơn dự án D trên cơ sở IRR cao
nhất bất kể tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ giới hạn. Tuy nhiên, xếp hạng theo NPV hoặc PI
trong trường hợp này lại nhạy cảm với tỷ lệ chiết khấu lựa chọn.
Tỷ lệ chiết khấu tại điểm giao của hai tập NPV, 10%, thể hiện tỷ lệ tại đó các dự án
có cùng NPV. Tỷ lệ chiết khấu này là quan trọng bởi vì tại mức lợi tức đòi hỏi thấp hơn
mức này xếp hạng theo NPV và PI của chúng ta sẽ xung đột với kết luận đưa ra dựa trên
phương pháp IRR.
Trong ví dụ của chúng ta, xung đột trong xếp hạng giữa các phương pháp đối với
các tỷ lệ chiết khấu nhỏ hơn 10% không thể nảy sinh bởi quy mô hay tuổi thọ của dự án.
Lưu ý rằng, luồng tiền ra ban đầu và thời gian hữu ích của dự án là giống nhau đối với hai
dự án C và D. Xung đột quan sát thấy giữa các dự án là bởi sự khác biệt của các giả thiết
ngầm định liên quan đến lãi suất tái đầu tư đối với luồng tiền trung gian được giải phóng
từ các dự án. Mỗi phương pháp chiết khấu luồng tiền đều giả thiết ngầm định rằng ngân
quỹ có thể được tái đầu tư tại tỷ lệ thu hồi nội bộ giữ nguyên trong suốt thời gian tồn tại
của dự án. Tuy nhiên, phương pháp NPV và PI giả định ngầm rằng tái đầu tư với lãi suất
bằng với lợi tức đòi hỏi được sử dụng với tư cách là tỷ lệ chiết khấu.
Đối với phương pháp IRR, do vậy, tỷ lệ tái đầu tư ngầm định sẽ khác nhau giữa
các dự án tuỳ thuộc vào dạng của luồng tiền đối với mỗi dự án được cân nhắc. Đối với
một dự án có IRR cao, một lãi suất tái đầu tư cao sẽ được giả định. Đối với dự án có IRR
thấp, một lãi suất tái đầu tư thấp sẽ được rút ra. Chỉ nếu hai dự án có cùng IRR là có lãi
suất tái đầu tư như nhau. Tuy nhiên, đối với phương pháp NPV, lãi suất tái đầu tư ngầm
định - được gọi là lợi tức đòi hỏi – là như nhau đối với mỗi dự án. Về cơ bản, lãi suất tái
đầu tư này thể hiện mức lợi tức tối thiểu đối với các cơ hội có thể của công ty. Tỷ lệ đơn
(duy nhất) này phản ánh chính xác hơn lợi tức biên công ty có thể kỳ vọng kiếm được trên
bất kỳ nguồn ngân quỹ biên có thể nào của nó. Do vậy, khi các dự án loại trừ nhau xếp
hạng khác nhau bởi sự khác biệt về luồng tiền, xếp hạng dựa trên NPV nên được sử dụng.
Theo cách này chúng ta có thể xác định được dự án làm tăng thêm nhiều nhất của cải cho
các cổ đông.
Khác biệt về tuổi thọ của dự án
Sự khác biệt cuối cùng giữa các dự án có thể dẫn tới xung đột trong việc xếp hạng
dự án liên quan đến các dự án loại trừ nhau có tuổi thọ không giống nhau. Vấn đề cơ bản
ở đây là, điều gì sẽ xảy ra khi kết thúc dự án có tuổi thọ ngắn hơn? Hầu hết công ty sẽ
hoặc (1) thay thế đầu tư bằng một dự án tương tự hay (2) tái đầu tư vào một hay một số
dự án khác. Trước hết chúng ta sẽ xét tình huống trong đó dự án sẽ không được thay thế
khi kết thúc thời gian hữu ích của nó.
Giả sử rằng chúng ta phải đối mặt với việc lựa chọn giữa hai dự án loại trừ nhau E
và F với các dạng luồng tiền sau:

11
Giáo trình Quản trị Tài
Luồng tiền thuần (1000đ)
Cuối năm Dự án E Dự án F
0 - 1000 - 1000
1 0 2.000
2 0 0
3 3.375 0
IRR đối với các dự án E và F là 50% và 100%. Nếu lợi tức đòi hỏi là 10%, NPV
của dự án E là 1.356.000đ và PI là 2,54. Đối với dự án F, NPV là 818.000đ và PI là 1,82.
Tóm tắt kết quả ta có:
IRR NPV tại 10% PI tại 10%
Dự án E 50% 1.536.000 2,54
Dự án F 100% 818.000 1.82
Như vậy, xếp hạng dựa trên các kết quả trên sẽ là:
IRR NPV tại 10% PI tại 10%
Dự án xếp thứ nhất F E E
Dự án xếp thứ hai E F F
Một lần nữa chúng ta lại thấy sự xung đột trong xếp hạng dự án giữa các phương
pháp thay thế. Đến đây chúng ta hy vọng rằng khuynh hướng của bạn là phải lựa chọn
dựa trên phương pháp NPV – tức là phải chọn dự án cộng thêm số tuyệt đối tăng thêm lớn
nhất vào giá trị của công ty. Trong trường hợp này bạn sẽ chọn dự án E. Tuy nhiên bạn có
thể băn khoăn về các nhân tố: (1) IRR của dự án F gấp 2 lần dự án E trong khi có cùng chi
phí là 1000.000đ; (2) Bạn phải đợi 3 năm để nhận được luồng tiền dương từ dự án E trong
khi dự án F tạo ra toàn bộ luồng tiền của nó ngay năm đầu tiên và (3) bạn có thể đưa
luồng tiền dương từ dự án F vào hoạt động cho bạn trong khi dự án E không tạo ra khoản
nào.
Để có thể thấy được phương pháp NPV dẫn tới việc xếp hạng tốt nhất ngay cả khi
phải đối mặt với các dự án loại trừ nhau có tuổi thọ khác nhau, chúng ta có thể so sánh
các dự án coi như có ngày kết thúc chung. Để làm vậy, chúng ta giả thiết rằng luồng tiền
của dự án có tuổi thọ ngắn hơn được tái đầu tư cho tới ngày hết hạn của dự án có tuổi thọ
dài hơn với mức lợi tức đòi hỏi của công ty. Chúng ta dùng lãi suất tái đầu tư này, đối lại
lãi suất cao hơn chút ít, bởi vì đây là lãi suất chúng ta giả thiết rằng công ty có thể kiếm
được từ dự án tốt nhất tiếp theo khi ngân quỹ bổ sung được tạo ra.
Luồng tiền thuần cuối năm (1000đ)
0 1 2 3 NPV tại 10%
Dự án E - 1.000 0 0 3.375 1.536
Dự án F - 1.000 2.000 0 0 818
Nếu luồng tiền
của dự án F được
tái đầu tư với Dồn tích 2
năm mức 10% thì
- 1.000 0 0 2.420 818

12
Giáo trình Quản trị Tài
Bởi vì dự án E và F đều đòi hỏi luồng tiền ra ban đầu như nhau, chúng ta có thể so
sánh hai dự án này dựa trên giá trị cuối kỳ. Như vậy, dựa trên cơ sở này, dự án E, dự án
có NPV cao hơn, được ưu tiên bởi vì giá trị cuối kỳ của nó là 3.375.000đ, cao hơn so với
2.420.000đ giá trị cuối kỳ của dự án F. Mặt khác, dù dự án có luồng tiền ra ban đầu như
nhau hay không, chúng ta cũng vẫn luôn có thể xếp hạng dự án trên cơ sở NPV dựa trên
giá trị cuối kỳ và luồng tiền ra ban đầu. Lưu ý rằng NPV của dự án F không thay đổi khi
chúng ta điều chỉnh từ luồng tiền thực tế sang luồng tiền đã được quy đổi. Điều này là bởi
vì chúng ta sử dụng cùng lợi tức đòi hỏi cho cả khi tính dồn tích cũng như chiết khấu.
Như vậy, NPV dựa trên luồng tiền thực tế đối với các dự án loại trừ nhau với tuổi thọ
khác nhau vẫn tạo ra xếp hạng dự án chính xác. Trong ví dụ trên, dự án E được ưu tiên
hơn dự án F bởi vì nó có NPV dương và cộng thêm 718.000đ (1.536.000 – 818.000) vào
giá trị hiện tại của công ty.
Tỷ lệ thu hồi nội bộ phức tạp
Một vấn đề tiềm ẩn đối với phương pháp IRR mà chúng ta phải lưu ý là có thể xảy
ra hiện tượng tỷ lệ thu hồi nội bộ phức hợp. Một điều kiện cần nhưng không đủ cho điều
này xảy ra là luồng tiền đổi dấu nhiều lần. Chẳng hạn, dạng -, +, +, - liên quan đến hai
thay đổi về dấu – từ âm sang dương và từ dương sang âm. Trong tất cả các ví dụ đã nêu ở
trên đều mô tả dạng luồng tiền thông thường, ở đó một luồng tiền ra tiếp theo là một hoặc
nhiều luồng tiền vào. Nói cách khác, chỉ có một lần đổi dấu (từ âm sang dương) đảm bảo
cho một IRR duy nhất. Tuy nhiên, một số dự án, chúng ta có thể gọi là không thông
thường, chứa đựng nhiều thay đổi về dấu. Chẳng hạn, vào khi kết thúc một dự án có thể
có những đòi hỏi về khôi phục lại môi trường. Điều này thường xảy ra đối với một số
ngành công nghiệp đặc thù, chẳng hạn như ngành khai khoáng, ở đó đất phải được cải tạo
trở lại khi kết thúc dự án. Mặt khác, với những nhà máy hoá chất thường phải có các chi
phí tháo dỡ lớn. Dù bất kỳ lý do gì, những chi phí này dẫn tới một luồng tiền ra vào cuối
kỳ của dự án và do vậy, dẫn tới sự thay đổi dấu nhiều lần của luồng tiền.
Liệu những thay đổi dấu này có gây ra IRR phức tạp hay không còn tuỳ thuộc vào
quy mô của luồng tiền. Bởi vì mối quan hệ này là phức tạp nên sẽ phải nghiên cứu sâu
hơn trong các tài liệu chuyên sâu ngoài giáo trình này. Mặc dù hầu hết các dự án chỉ có
một sự thay đổi dấu của luồng tiền, nhưng vẫn có những dự án có nhiều sự đổi dấu. Đối
với các dự án này, các nhà quản lý tài chính phải cảnh giác với khả năng về IRR phức tạp.
Giới hạn về vốn
Khó khăn tiềm ẩn cuối cùng liên quan đến việc áp dụng các phương pháp thay thế
để đánh giá và lựa chọn các dự án đó là những hạn chế về vốn. Những hạn chế về vốn nảy
sinh bất kỳ lúc nào khi có một trần về vốn hoặc những hạn chế về lượng vốn có thể đầu tư
trong kỳ nhất định, chẳng hạn 1 năm. Những trở ngại đó có thể nảy sinh với nhiều công
ty, nhất là ở những công ty có chính sách tài trợ nội bộ tất cả các chi tiêu về vốn. Một ví
dụ khác về những giới hạn về vốn nảy sinh khi một bộ phận của một công ty lớn chỉ được
phép thực hiện các chi tiêu về vốn trong một giới hạn ngân sách nhất định, vượt mức đó
bộ phận sẽ không có quyền kiểm soát. Với những trở ngại về giới hạn vốn, công ty phải
cố gắng lựa chọn tập hợp các dự án đầu tư sẽ tạo ra mức tăng lớn nhất cho giá trị của công
ty mà không vượt quá giới hạn trần ngân sách. Khi vốn bị giới hạn trong nhiều kỳ, một số
phương pháp thay thế phức tạp hơn có thể được áp dụng để giải quyết vấn đề này.

12
Giáo trình Quản trị Tài
Nếu vốn bị giới hạn chỉ trong kỳ hiện hành, vấn đề chỉ còn là lựa chọn những dự
án cộng thêm mức tăng lớn nhất vào mỗi đồng vốn đầu tư mà không vượt quá trần ngân
sách. Giả sử công ty phải đối mặt với các cơ hội đầu tư sau:
Dự án Luồng tiền ra ban đầu IRR NPV PI
A 50.000.000đ 15% 12.000.000đ 1,24
B 35.000.000đ 19% 15.000.000đ 1,43
C 30.000.000đ 28% 42.000.000đ 2,40
D 25.000.000đ 26% 1.000.000đ 1,04
E 15.000.000đ 20% 10.000.000đ 1,67
F 10.000.000đ 37% 11.000.000đ 2,10
G 10.000.000đ 25% 13.000.000đ 2,30
H 1.000.000đ 18% 100.000đ 1,10
Nếu trần ngân sách cho luồng tiền ra ban đầu trong kỳ hiện hành là 65.000.000đ và
các dự án là độc lập với nhau, bạn sẽ muốn lựa chọn tổ hợp các dự án tạo mức tăng lớn
nhất cho giá trị của công ty mà 65.000.000đ có thể tạo ra. Việc lựa chọn các dự án theo
trật tự giảm dần của khả năng sinh lợi theo các phương pháp luồng tiền chiết khấu khác
nhau đến khi đạt giới hạn ngân sách 65.000.000đ sẽ là:
Dự án IRR NPV Luồng tiền ra ban đầu
F 37% 11.000.000đ 10.000.000đ
C 28% 30.000.000đ 30.000.000đ
D 26% 25.000.000đ 25.000.000đ
Cộng 54.000.000đ 65.000.000đ

Dự án NPV Luồng tiền ra ban đầu


C 42.000.000đ 30.000.000đ
B 15.000.000đ 35.000.000đ
Cộng 57.000.000đ 65.000.000đ

Dự án PI NPV Luồng tiền ra ban đầu


C 2,40 42.000.000đ 30.000.000đ
G 2,30 13.000.000đ 10.000.000đ
F 2,10 11.000.000đ 10.000.000đ
E 1,67 10.000.000đ 15.000.000đ
Cộng 76.000.000đ 65.000.000đ
Với những giới hạn về vốn, bạn sẽ chấp nhận dự án C, E, F và G với tổng luồng
tiền ra ban đầu là 65.000.000đ. Không có một sự pha trộn nào giữa các dự án có thể sẽ tạo
ra tổng NPV lớn hơn 76.000.000đ mà những dự án này có thể tạo ra. Bởi những giới hạn
về ngân sách, bạn không thể đầu tư vào tất cả các dự án làm tăng NPV cho công ty. Bạn
sẽ đầu tư vào một dự án có thể chấp nhận được chỉ khi giới hạn ngân sách là cho phép.
Như bạn có thể thấy, việc lựa chọn các dự án theo trật tự giảm dần chỉ số sinh lợi (chỉ số
giữa giá trị hiện tại của luồng tiền thuần trong tương lai với luồng tiền ra ban đầu) cho
phép bạn lựa chọn hỗn hợp các dự án làm tăng nhiều nhất giá trị của công ty khi vận hành
trong điều kiện trần ngân sách của một kỳ.

12
Giáo trình Quản trị Tài
Trần ngân sách dẫn tới một chi phí thực khi nó ngăn chặn chúng ta khỏi việc tận
dụng các lợi thế về bất cứ cơ hội sinh lợi bổ sung có thể nào. Trong ví dụ của chúng ta,
một loạt các cơ hội đã bị bỏ qua bởi trần ngân sách 65.000.000đ. Chúng ta bị ngăn không
tham gia được các dự án A, B, D và H mặc dù chúng có thể tạo thêm 28.100.000đ
(12.000.000 + 15.000.000 + 1.000.000 + 100.000 ) vào cho giá trị của công ty.
Các hạn chế về vốn thường dẫn tới một điều không đáng ngạc nhiên là một chính
sách đầu tư thường là dưới mức tối ưu. Trên quan điểm lý luận, một công ty nên chấp
nhận tất cả các dự án cho kết quả lớn hơn lợi tức đòi hỏi. Bằng cách làm như vậy, nó sẽ
làm tăng giá thị trường trên mỗi cổ phần cho các cổ phiếu thường của nó vì nó tham gia
vào các dự án tạo ra thu nhập cao hơn mức cần thiết để duy trì giá trị thị trường hiện hành
của mỗi cổ phiếu. Quan niệm này cho rằng công ty có thể tăng vốn thực sự, trong giới hạn
hợp lý, tại mức lợi tức đòi hỏi. Tất nhiên, một lượng không giới hạn vốn là không thể với
bất kỳ chi phí nào. Tuy nhiên, hầu hết các công ty đều có thể tham gia ít nhiều vào quá
trình liên tục đưa ra các quyết định để thực hiện chi tiêu vốn và để tài trợ cho các chi tiêu
này. Với giả thiết này, công ty nên chấp nhận tất cả các dự án có thu nhập lớn hơn lợi tức
đòi hỏi và tăng vốn để tài trựo cho các dự án này với chi phí thực xấp xỉ. Tất nhiên, có
những tình huống mà việc thực hiện nguyên tắc này là không đơn giản. Tuy vậy, nhìn
chung, chính sách này có xu hướng làm tối đa giá trị thị trường của cổ phiếu của công ty
trong dài hạn. Nếu công ty từ chối các dự án có thu nhập lớn hơn lợi tức đòi hỏi thì chính
sách đầu tư này của công ty là không tối ưu.
Quản lý các dự án
Quá trình lập ngân sách vốn sẽ không thể dừng lại ở việc ra các quyết định chấp
nhận dự án. Quá trình quản lý tiếp theo đối với dự án là một bước tiếp theo cần thiết để
giúp đảm bảo cho sự thành công của dự án. Bởi vậy, các công ty cần phải tổ chức tốt việc
kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các dự án không kể đó là dự án nhỏ hay lớn. Trong
quá trình thực hiện các bước của dự án cần cảnh báo sớm về các chi phí vượt mức tiềm
tàng, thu nhập suy giảm và các giả thiết không sát với thực tế. Các thông tin thu thập được
trong quá trình kiểm tra, thực hiện dự án sẽ là cơ sở cho việc điều chỉnh và sửa chữa
nhằm cải thiện hoạt động của dự án.

12
Giáo trình Quản trị Tài
Chương 7: PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO NHU CẦU TÀI CHÍNH
CỦA DOANH NGHIỆP

Phân tích tình hình tài chính và dự báo nhu cầu tài chính có ý nghĩa rất quan trọng
trong quá trình hoạt động của mỗi công ty. Việc phân tích thường xuyên tình hình tài
chính của công ty giúp cho các nhà quản lý tài chính và các nhà lãnh đạo cao cấp của
công ty có những nhìn nhận và đánh giá đúng không những về thực trạng tài chính của
công ty mà còn cho thấy khả năng tồn tại, phát triển và năng lực cạnh tranh của công ty so
với các đối thủ cạnh tranh trong nền kinh tế. Cùng với việc phân tích tình hình tài chính,
việc dự báo nhu cầu tài chính của công ty trong từng giai đoạn có vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc tổ chức, đảm bảo các nguồn lực tài chính cho hoạt động của công ty
trong tương lai. Mục đích của chương này là cung cấp cho người học những kiến thức cơ
bản về các báo cáo tài chính của công ty và một số kỹ năng trong việc phân tích, đánh giá
tình hình tài chính cũng như các phương pháp cơ bản trong việc dự báo nhu cầu tài chính
của công ty.

7.1 Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp


7.1.1 Mục đích của báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là một bộ phận của báo cáo kế toán doanh nghiệp, là sản phẩm
của kế toán tài chính, nhằm cung cấp những thông tin kinh tế - tài chính có ích cho các
đối tượng sử dụng.
Trong hệ thống kế toán doanh nghiệp hiện hành, báo cáo tài chính được xác định là
loại báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn vốn cũng như tình hình và kết quả hoạt
động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, được thể hiện thông qua một hệ
thống các chỉ tiêu có mối liên hệ với nhau do Nhà nước quy định thống nhất và mang tính
pháp lệnh. Nó cung cấp cho người sử dụng thấy được bức tranh toàn cảnh về tình hình
hoạt động của doanh nghiệp.
Bản chất của báo cáo tài chính là phản ánh sự kết hợp của những sự kiện xảy ra
trong quá khứ với những nguyên tắc kế toán đã được thừa nhận và những đánh giá của cá
nhân, nhằm cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho các đối tượng sử dụng. Một mặt do
thông tin trình bày trên báo cáo tài chính chủ yếu chịu sự chi phối bởi những đánh giá của
người lập báo cáo tài chính, mặt khác do có sự tách biệt giữa sự sở hữu và khả năng kiểm
soát của những người cung cấp vốn cho doanh nghiệp, nên báo cáo tài chính được lập đòi
hỏi phải được kiểm toán bởi một tổ chức kiểm toán độc lập.
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp được lập với mục đích sau:
- Tổng hợp và trình bày tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn,
tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ hạch
toán.
- Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và
kết quả hoạt động, thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua và
những dự đoán trong tương lai. Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho

12
Giáo trình Quản trị Tài
việc đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động SXKD, hoặc đầu tư vào doanh
nghiệp của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh
nghiệp.

7.1.2 Hệ thống báo cáo tài chính


Theo quy định ở nước ta hiện nay, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp gồm 4
biểu mẫu là:
- Bảng cân đối kế toán (mẫu số B 01 - DN).
- Kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số B 02 - DN).
- Lưu chuyển tiền tệ (mẫu số B 03 - DN).
- Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu số B 09 – DN)
Ngoài ra để phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính, yêu cầu chỉ đạo, điều hành
các ngành, các Tổng công ty, tập đoàn sản xuất, liên hiệp các xí nghiệp, các công ty liên
doanh... có thể quy định thêm các báo cáo tài chính chi tiết khác như:
- Báo cáo giá thành sản phẩm, dịch vụ.
- Báo cáo chi tiết kết quả kinh doanh.
- Báo cáo chi tiết chi phí bán hàng.
- Báo cáo chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Báo cáo chi tiết nợ phải thu.
- Báo cáo chi tiết nợ phải trả.
Nội dung, phương pháp tính toán, hình thức trình bày các chỉ tiêu trong từng báo
cáo quy định được áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp. Trong quá trình áp dụng,
nếu thấy cần thiết, thì có thể bổ sung, sửa đổi hoặc chi tiết các chỉ tiêu cho phù hợp với
đặc điểm hoạt động SXKD của doanh nghiệp, nhưng phải được Bộ Tài chính chấp thuận
bằng văn bản.

7.1.3 Các yếu tố cơ bản Báo cáo tài chính


Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày các thông tin chung sau đây:
a) Tên và địa chỉ của doanh nghiệp báo cáo;
b) Nêu rõ báo cáo tài chính này là báo cáo tài chính riêng của doanh nghiệp hay báo
cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn;
c) Ngày kết thúc niên độ kế toán hoặc kỳ báo cáo tùy theo từng báo cáo tài chính;
d) Ngày lập báo cáo tài chính;
đ) Đơn vị tiền tệ dùng để lập báo cáo tài chính.

7.1.4 Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01 - DN)


Khái niệm bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình
hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình thành nên tài sản ở thời

12
Giáo trình Quản trị Tài
điểm lập báo cáo dưới hình thái tiền tệ.
Như vậy Bảng cân đối kế toán phản ánh mối quan hệ cân đối tổng thể giữa "Tài
sản" và "Nguồn vốn" của doanh nghiệp, thể hiện qua phương trình kế toán cơ bản:
Tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu
Bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị tài sản và nguồn vốn tại một thời điểm. Thời
điểm đó thường là vào ngày cuối cùng của kỳ hạch toán. Tuy vậy so sánh số liệu giữa hai
thời điểm trên bảng cân đối kế toán cũng có thể thấy được một cách khái quát sự biến
động của tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp trong kỳ.
Bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng phản ánh một cách tổng quát năng lực
tài chính, tình hình phân bổ và sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng như triển vọng kinh tế
tài chính trong tương lai.
Nội dung kết cấu của bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán được kết cấu theo kểu bảng (có thể kết cấu theo kiểu hai bên
hoặc một bên. Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần là phần "Tài sản" và phần
"Nguồn vốn".
Phần "Tài sản" phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời
điểm lập báo cáo dưới các hình thái tiền tệ.
Về mặt kinh tế: Số liệu các chỉ tiêu phản ánh bên "Tài sản" thể hiện giá trị tài sản
theo kết cấu hiện có tại doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo như ( tài sản cố định, vật
liệu, hàng hoá, ...), tiền tệ ( tiền mặt tại quỹ, tiền gửi Ngân hàng...), các khoản đầu tư tài
chính hoặc dưới hình thức nợ phải thu ở tất cả các khâu, các giai đoạn trong quá trình sản
xuất, kinh doanh ( thu mua, sản xuất, tiêu thụ...). Căn cứ vào nguồn số liệu này, trên cơ sở
tổng số tài sản và kết cấu tài sản hiện có mà đánh giá một cách tổng quát quy mô tài sản,
năng lực và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Về mặt pháp lý: Số liệu của các chỉ tiêu bên "Tài sản" phản ánh toàn bộ số tài sản
hiện có đang thuộc quyền quản lý, quyền sử dụng của doanh nghiệp.
Phần "Nguồn vốn" (hay còn gọi là nợ) phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản
của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn được xắp xếp
theo từng nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp (nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn
đi vay, nguồn vốn chiếm dụng...). Tỷ lệ và kết cấu của từng nguồn vốn trong tổng số
nguồn vốn hiện có phản ánh tính chất hoạt động, thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
Về mặt kinh tế: Số liệu phần "Nguồn vốn" của Bảng cân đối kế toán thể hiện quy
mô, nội dung và thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
Về mặt pháp lý: Số liệu của các chỉ tiêu thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh
nghiệp về số vốn đang quản lý, sử dụng đối với Nhà nước, với cấp trên, với các nhà đầu
tư, với cổ đông, với bên liên doanh, với ngân hàng, với các tổ chức tín dụng, với khách
hàng, với các đơn vị kinh tế khác, với công nhân viên ...
Nội dung của Bảng cân đối kế toán thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh
tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản. Các chỉ tiêu được phân loại, xắp xếp thành
từng loại, mục và từng chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu được mã hoá để thuận tiện cho việc
kiểm tra, đối chiếu, xử lý trên máy vi tính và được phản ánh theo số đầu năm, số cuối

12
Giáo trình Quản trị Tài
năm.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày ... tháng ... năm ...
(*) Đơn vị tính:.............
Mó Thuyết Số cuối Số đầu
TÀI SẢN số minh năm năm

1 2 3 4 5

A - TÀI SẢN NGẮN HẠN (100)=110+120+130+140+150 100


I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110
1.Tiền 111 1
2. Các khoản tương đương tiền 112 1
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120
1. Đầu tư ngắn hạn 121 11
2. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn (*) 129 (...) (...)
III. Các khoản phải thu 130
1. Phải thu khách hàng 131 2
2. Trả trước cho người bán 132
3. Phải thu nội bộ 133 2
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 134
5. Các khoản phải thu khác 138 2
6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) 139 2 (…) (…)
IV. Hàng tồn kho 140
1. Hàng tồn kho 141 3
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 (…) (…)
V. Tài sản ngắn hạn khác 150
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151
2. Các khoản thuế phải thu 152 4
3. Tài sản ngắn hạn khác 158

B - TÀI SẢN DÀI HẠN 200


(200 = 210 + 220 + 240 + 250 + 260)
I- Các khoản phải thu dài hạn 210
1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 5
2. Phải thu nội bộ dài hạn 212
3. Phải thu dài hạn khác 213
4. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 (...) (...)
II. Tài sản cố định 220
1. Tài sản cố định hữu hình 221 6
- Nguyên giá 222
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 223 (…) (…)
2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 7
- Nguyên giá 225
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 226 (…) (…)
3. Tài sản cố định vô hình 227 8
- Nguyên giá 228

12
Giáo trình Quản trị Tài
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 229 (…) (…)
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 9
III. Bất động sản đầu tư 240 10
- Nguyên giá 241
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 242 (…) (…)
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 11
1. Đầu tư vào công ty con 251
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252
3. Đầu tư dài hạn khác 258
4. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn (*) 259 (…) (…)
V. Tài sản dài hạn khác 260
1. Chi phí trả trước dài hạn 261 12
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 13
3. Tài sản dài hạn khác 268

TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) 270

1 3 2 4 5
NGUỒN VỐN

A - NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 320) 300


I. Nợ ngắn hạn 310
1. Vay và nợ ngắn hạn 311 14
2. Phải trả người bán 312 15
3. Người mua trả tiền trước 313 15
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 16
5. Phải trả công nhân viên 315
6. Chi phí phải trả 316 17
7. Phải trả nội bộ 317
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 318
9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 319 18
II. Nợ dài hạn 320
1. Phải trả dài hạn người bán 321
2. Phải trả dài hạn nội bộ 322 19
3. Phải trả dài hạn khác 323
4. Vay và nợ dài hạn 324 20
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 325 13

B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 420) 400


I. Vốn chủ sở hữu 410
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 21
2. Thặng dư vốn cổ phần 412
3. Cổ phiếu ngân quỹ 413 (...) (...)
4. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 414
5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 415
6. Quỹ đầu tư phát triển 416 21
7. Quỹ dự phòng tài chính 417 21

12
Giáo trình Quản trị Tài
8. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 418 21
9. Lợi nhuận chưa phân phối 419
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 420
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 421
2. Nguồn kinh phí 422 22
3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 423

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (430 = 300 + 400) 430

12
Giáo trình Quản trị Tài
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

CHỈ TIÊU Thuyết Số Số đầu


minh cuối năm
năm
23
1. Tài sản thuê ngoài
2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công
3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi
4. Nợ khó đòi đã xử lý
5. Ngoại tệ các loại
6. Dự toán chi hoạt động
7. Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có

Ghi chú:
(1) Những chỉ tiêu không có số liệu cụ thể không phải trình bày nhưng không được đánh
lại số thứ tự chỉ tiêu và “Mã số”
(2) Số liệu trong các chỉ tiêu có dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong
ngoặc đơn (…).
(*) Đối với Bảng cân đối kế toán quý thì cột “Số cuối năm” được chuyển thành cột “Số
cuối quý” cột “Số đầu năm” không thay đổi.

7.1.5 Báo cáo "Kết quả hoạt động kinh doanh" (Mẫu số B02 - DN)
Ý nghĩa của báo cáo "Kết quả hoạt động kinh doanh"
Báo cáo "Kết quả hoạt động kinh doanh" là một báo cáo tài chính tổng hợp phản
ánh doanh thu, chi phí và kết qủa của các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp.
Ngoài ra, báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối
với Nhà nước cũng như tình hình thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, được hoàn lại, được
miễn giảm và thuế giá trị gia tăng hàng bán nội địa trong một kỳ kế toán.
Báo cáo "Kết quả hoạt động kinh doanh" là bức tranh toàn cảnh về hình ảnh của
doanh nghiệp sau một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh toàn bộ thực trạng
tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời của vốn. Đồng thời, phản ánh chi tiết kết
quả từng hoạt động của doanh nghiệp: Hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài
chính, hoạt động khác.
Báo cáo "Kết quả hoạt động kinh doanh" cũng là báo cáo tài chính quan trọng cho
nhiều đối tượng khác nhau nhằm phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp.
Số liệu ở Phần I - Lãi, lỗ giúp các nhà đầu tư tương lai có thể phân tích khả năng
sinh lời của vốn, vòng quay vốn trong kỳ và lợi nhuận sinh ra trên một vòng. Đồng thời,
phân tích hiệu quả kinh doanh còn cho biết 1 đồng doanh thu thuần có thể mang lại bao
nhiêu tiền lãi cho doanh nghiệp…. Qua phân tích các chỉ tiêu trên sẽ thấy được xu hướng

13
Giáo trình Quản trị Tài
phát triển của doanh nghiệp, tính chất ngành nghề kinh doanh để các nhà đầu tư tương lai
có những quyết định đầu tư đúng đắn.
Thông qua số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Phần II, III, có thể
kiểm tra được tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà
nước về các khoản : Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt thuế xuất - nhập khẩu … và các
khoản phải nộp khác. Đồng thời số liệu phản ánh ở 2 phần này còn đánh giá được tình
hình nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.
Nội dung và kết cấu của báo cáo "Kết quả hoạt động kinh doanh"
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm………
Đơn vị tính:............
Mã Thuyết Năm Năm
CHỈ TIÊU số minh nay Trước

1 2 3 4 5

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 24


2. Các khoản giảm trừ 03 24
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp 10 24
dịch vụ (10 = 01 – 03)
4. Giá vốn hàng bán 11 25
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp 20
dịch vụ (20 = 10 - 11)
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 24
7. Chi phí tài chính 22 26
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23
8. Chi phí bán hàng 24
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30
{30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)}
11. Thu nhập khác 31
12. Chi phí khác 32
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50
(50 = 30 + 40)
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp 51 28
16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 28
(60 = 50 - 51)

Lập, ngày ... tháng ... năm ...

Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc

13
Giáo trình Quản trị Tài
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

Ghi chú:
Những chỉ tiêu không có số liệu cụ thể không phải trình bày nhưng không được đánh lại
số thứ tự chỉ tiêu và “Mã số”

7.1.6 Báo cáo "lưu chuyển tiền tệ" (Mẫu số B03 - doanh nghiệp)
Trách nhiệm lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 24 "Báo cáo lưu chuyển
tiền tệ".
Phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
(Theo phương pháp trực tiếp)
Năm….
Đơn vị tính: ...........
Chỉ tiêu Mã Thuyết Năm Năm
số minh nay trước
1 2 3 4 5
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu 01
khác
2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hãa và dịch vụ 02
3. Tiền chi trả cho người lao động 03
4. Tiền chi trả lãi vay 04
5. Tiền chi nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp 05
6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 06
7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 07
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài 21 6,7,
hạn khác 8,11
2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản 22
dài hạn khác
3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 23
4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị 24
khác
5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 25
6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 26
7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

13
Giáo trình Quản trị Tài

1.Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở 31 21
hữu
2.Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ 32 21
phiếu của doanh nghiệp đã phát hành
3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 33
4. Tiền chi trả nợ gốc vay 34
5. Tiền chi trả nợ thuờ tài chính 35
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36 21
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (20+30+40) 50
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 61
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (50+60+61) 70 29
Ghi chú:
Những chỉ tiêu không có số liệu cụ thể không phải trình bày nhưng không được đánh lại
số thứ tự chỉ tiêu và “Mã số”
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
(Theo phương pháp gián tiếp)
Năm…..
Đơn vị tính: ...........
Chỉ tiêu Mó Thuyết Năm Năm
số minh nay trước
1 2 3 4 5
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1. Lợi nhuận trước thuế 01
2. Điều chỉnh cho các khoản
- Khấu hao TSCĐ 02
- Các khoản dự phòng 03
- Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giỏ hối đoái chưa thực hiện 04
- Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư 05
- Chi phí lãi vay 06
3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi 08
vốn lưu động
- Tăng giảm các khoản phải thu 09
- Tăng giảm hàng tồn kho 10
- Tăng giảm các khoản phải trả (không kể lãi vay 11
phải trả, thuế thu nhập phải nộp)
- Tăng giảm chi phí trả trước 12
- Tiền lãi vay đã trả 13
- Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp 14
- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 15
- Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh 16
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20

13
Giáo trình Quản trị Tài

II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư


1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản 21 6,7,
dài hạn khác 8 ,11
2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài 22
sản dài hạn khác
3.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị 23
khác
4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn 24
vị khác
5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 25
6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 26
7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30

III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính


1.Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, vốn gúp của chủ sở 31 21
hữu
2.Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ 32 21
phiếu của doanh nghiệp đã phát hành
3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 33
4. Tiền chi trả nợ gốc vay 34
5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính 35
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36 21
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (20+30+40) 50
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại 61
tệ
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (50+60+61) 70 29
Ghi chú:
Những chỉ tiêu không có số liệu cụ thể không phải trình bày nhưng không được đánh lại
số thứ tự chỉ tiêu và “Mã số”

7.1.7 Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B09 - DN)
Tác dụng của thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính là một báo cáo kế toán tài chính tổng quát
nhằm mục đích giải trình và bổ sung, thuyết minh những thông tin về tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo,
mà chưa được trình bày đầy đủ chi tiết hết trong các báo cáo tài chính khác. Thuyết
minh báo cáo tài chính có tác dụng chủ yếu sau:

13
Giáo trình Quản trị Tài
- Cung cấp số liệu, thông tin để phân tích đánh giá một cách cụ thể, chi tiết hơn về
tình hình chi phí, thu nhập và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Cung cấp số liệu, thông tin để phân tích, đánh giá tình hình tăng giảm TSCĐ từng
loại, nhóm; tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu theo từng loại nguồn và từng nguồn cấp
và phân tích tính hợp lý trong việc phân bổ, cơ cấu vốn, khả năng thanh toán, khả năng
sinh lời của DN.
- Thông qua thuyết minh báo cáo tài chính mà biết được chế độ kế toán áp dụng tại
DN từ đó mà kiểm tra việc chấp hành các quy định, chế độ thể lệ kế toán, phương pháp kế
toán mà doanh nghiệp đã đăng ký áp dụng, cũng như những kiến nghị đề xuất của doanh
nghiệp.
Nội dung của thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính gồm các bộ phận cấu thành sau:
- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
- Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp.
- Chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính
- Giải thích và thuyết minh một số tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh
- Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp
- Phương hướng sản xuất kinh doanh trong kỳ tới
- Các kiến nghị.
Cơ sở số liệu và quy định lập thuyết minh báo cáo tài chính
- Các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết kỳ báo cáo
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động KD kỳ báo cáo
- Thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước, năm trước .
Để thuyết minh báo cáo tài chính cung cấp bổ sung thuyết minh thêm các tài liệu,
chi tiết cụ thể cho các đối tượng sử dụng thông tin khác nhau ra được những quyết định
phù hợp với mục đích sử dụng thông tin của mình đòi hỏi phải tuân thủ các quy định về
phương pháp chung lập như sau:
- Phần trình bày bằng lời văn phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Phần trình bày bằng
số liệu phải đảm bảo thống nhất với số liệu trên các báo cáo tài chính khác.
Trong các biểu số liệu, cột "Số kế hoạch" thể hiện số liệu kế hoạch của kỳ báo cáo;
cột "Số thực tế kỳ trước" thể hiện số liệu của kỳ ngay trước kỳ báo cáo.
BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Năm ....
I- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
1- Hình thức sở hữu vốn
2- Lĩnh vực kinh doanh
3- Ngành nghề kinh doanh

13
Giáo trình Quản trị Tài
II- Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
1- Niên độ kế toán (bắt đầu từ ngày................kết thỳc vào ngày..............).
2- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán.
III- Chế độ kế toán áp dụng
1- Chế độ kế toán áp dụng
2- Hình thức kế toán áp dụng
IV- Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán Việt
Nam
V- Các chính sách kế toán áp dụng
1- Nguyên tắc xác định các khoản tiền: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang
chuyển gồm:
- Nguyên tắc xác định các khoản tương đương tiền;
- Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng
trong kế toán.
2- Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho:
- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho;
- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ;
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho (kê khai thường xuyên hay kiểm
kê định kỳ);
- Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
3- Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu thương mại và phải thu khác:
- Nguyên tắc ghi nhận;
- Lập dự phòng phải thu khó đòi.
4- Nguyên tắc xác định khoản phải thu, phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng
xây dựng:
- Nguyên tắc xác định khoản phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng;
- Nguyên tắc xác định khoản phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây
dựng. 5- Ghi nhận và khấu hao TSCĐ:
- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình;
- Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình.
6- Hợp đồng thuê tài chính:
- Nguyên tắc ghi nhận nguyên giá TSCĐ thuê tài chính;
- Nguyên tắc và phương pháp khấu hao TSCĐ thuê tài
chính. 7- Ghi nhận và khấu hao bất động sản đầu tư:
- Nguyên tắc ghi nhận bất động sản đầu tư;
- Nguyên tắc và phương pháp khấu hao bất động sản đầu tư.
8- Nguyên tắc vốn hóa các khoản chi phí đi vay và các khoản chi phí khác:
- Nguyên tắc vốn hóa các khoản chi phí đi vay;
- Tỷ lệ vốn hóa chi phí đi vay được sử dụng để xác định chi phí đi vay được vốn
hóa trong kỳ;
- Nguyên tắc vốn hóa Các khoản chi phí khác:
+ Chi phí trả trước;
+ Chi phí khác.

13
Giáo trình Quản trị Tài
- Phương pháp phân bổ chi phí trả trước ;
- Phương pháp phân bổ lợi thế thương mại.
9- Nguyên tắc kế toán chi phí nghiên cứu và triển khai:
10- Kế toán các khoản đầu tư tài chính:
- Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết;
- Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn;
- Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn khác;
- Phương pháp lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài
hạn. 11- Kế toán các hoạt động liên doanh:
Nguyên tắc kế toán hoạt động liên doanh dưới hình thức: Hoạt động kinh doanh
đồng kiểm soát và tài sản đồng kiểm soát; Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát.
12- Ghi nhận các khoản phải trả thương mại và phải trả khác.
13- Ghi nhận chi phí phải trả, trích trước chi phí sửa chữa lớn, chi phí bảo hành sản
phẩm, trích qũi dự phòng trợ cấp mất việc làm.
14- Ghi nhận các khoản chi phí trả trước, dự phòng.
15- Ghi nhận các trái phiếu có thể chuyển đổi.
16- Nguyên tắc chuyển đổi ngoại tệ và các nghiệp vụ dự phòng rủi ro hối đoái.
17- Nguồn vốn chủ sở hữu:
- Ghi nhận và trình bày cổ phiếu mua lại;
- Ghi nhận cổ tức;
- Nguyên tắc trớch lập Các khoản dự trữ Các qũy từ lợi nhuận sau
thuế. 18- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu:
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu bán hàng; doanh thu cung cấp dịch vụ;
doanh thu hoạt động tài chính.
19- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu, chi phí hợp đồng xây dựng
- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu hợp đồng xây dựng;
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí hợp đồng xây dựng.
Quá trình điều chỉnh trình bày ở trên có thể được giải thích như sau:
Cách
Khoản mục điều Lý do
chỉnh
- Khấu hao, trích lập dự phòng + Là những khoản chi không bằng tiền mặt
nhưng đã được nằm trong cơ cấu chi phí xác
định thu nhập
Là những khoản thu không bằng tiền mặt
- Hoàn nhập dự phòng -
nhưng đã được tính trong cơ cấu doanh thu
Trừ – Nếu lãi bởi khoản thu không bằng tiền
- Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối - mặt nhưng đã được tính trong cơ cấu doanh
đoái chưa thực hiện thu
Cộng – Nếu lỗ bởi khoản chi không bằng tiền
+ mặt nhưng đã được nằm trong cơ cấu chi phí
xác định thu nhập
Trừ – Nếu lãi bởi khoản thu không thuộc

13
Giáo trình Quản trị Tài

- Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư - HĐKD nhưng đã được tính trong cơ cấu
doanh thu
Cộng – Nếu lỗ bởi khoản chi không thuộc
HĐKD nhưng đã được nằm trong cơ cấu chi
+ phí xác định thu nhập

Trừ – Nếu mức tăng để chỉ ra rằng con số


- Tài khoản tài sản trong niên hạn bằng tiền mặt thấp hơn con số báo cáo
Tăng trong tài khoản - Cộng - Nếu mức giảm để chỉ ra rằng con số
báo cáo thấp hơn con số bằng tiền mặt
Giảm trong tài khoản +
Cộng – Nếu mức tăng để chỉ ra rằng mức chi
- Tài khoản nguồn vốn trong niên hạn bằng tiền mặt thấp hơn mức chi báo cáo
Tăng trong tài khoản + Trừ – Nếu mức giảm để chỉ ra rằng mức chi
thực tế cao hơn mức báo cáo
Giảm trong tài khoản -
Là những khoản thu ( hoặc chi phí) không
bằng tiền nhưng đã tính trong cơ cấu doanh
- Các khoản khác thu (hoặc chi phí) để xác định thu nhập thuần
Thừa(thiếu) trong kiểm kê - (+)
Là khoản tiền thực nộp thuế

- Thuế đã nộp
-

7.2 Phân tích tài chính


7.2.1 Phân tích tỷ số
Phân tích tỷ số được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống và trong kinh tế. Chúng ta
mua một chiếc ô tô dựa trên mức tiêu thụ xăng trên mỗi km; Chúng ta đánh giá một cầu
thủ bóng rổ dựa trên tỷ lệ số điểm giành được trong số lần ném bóng.v.v… Đây là những
tỷ số được thiết lập để đánh giá các kết quả so sánh. Các tỷ số tài chính cũng có ý nghĩa
tương tự, nhưng bạn phải biết cần đo lường gì để thiết lập tỷ số và phải hiểu ý nghĩa của
các số liệu kết quả.
Tỷ số tài chính được thiết lập để đo lường và đánh giá kết quả hoạt động của công
ty. Trong khi một số tuyệt đối như thu nhập 50.000.00đ hoặc khoản phải thu
100.000.000đ có vẻ là rõ ràng, ý nghĩa đầy đủ của nó chỉ có được khi xem xét trong quan
hệ với các giá trị khác. Vì lý do này, các nhà quản trị tài chính cần nhấn mạnh tới phân
tích tỷ số.
Chẳng hạn, mức thu nhập 50.000.000đ liệu có thực sự là tốt? Nếu công ty kiếm
được 50.000.000đ từ 500.000.000đ doanh số (tỷ lệ lợi nhuận biên 10%) thì kết quả là
tương đối hài lòng. Tuy nhiên, nếu kết quả này có được từ 5.000.000.000đ thì lại rất đáng
thất vọng. Mặt khác, để thấy được ý nghĩa của việc phân tính, sau khi tính được các tỷ số
phù hợp, chúng ta phải so sánh kết quả với các số liệu tương ứng của các công ty tương tự

13
Giáo trình Quản trị Tài
trong cùng ngành công nghiệp cũng như chính những kết quả trước đây của mình.
Hơnước nữa, sau đó các quá trình phân tích số liệu cần phải được bổ sung kết hợp với
phân tích nhiều yếu tố khác trong công ty.
Nhằm phục vụ cho việc so sánh, một số các tổ chức tư nhân và phi chính phủ có
thể cung cấp các thông tin liên quan tới các công ty trong các ngành công nghiệp khác
nhau. Các nhà quản trị tài chính có thể sử dụng các số liệu này để so sánh nhằm xác định
vị trí kết quả của công ty mình.
Hệ thống phân loại
Chúng ta có thể phân 13 chỉ tiêu tỷ số quan trọng thành 4 nhóm sau:
- Nhóm I : Các tỷ số khả năng sinh lợi gồm:
(1) Lợi nhuận biên (Tỷ suất lợi nhuận)
(2) Thu nhập trên tài sản (đầu tư)
(3) Thu nhập trên vốn CSH
- Nhóm II: Các tỷ số sử dụng tài sản
(4) Hệ số khoản phải thu
(5) Kỳ thu tiền trung bình
(6) Hệ số hàng tồn kho
(7) Hệ số tài sản cố định
(8) Hệ số tổng tài sản
- Nhóm III: Các tỷ số về tính lỏng
(9) Hệ số thanh toán hiện hành
(10) Hệ số thanh toán nhanh
- Nhóm IV: Tỷ số sử dụng nợ
(11) Nợ trên tổng tài sản
(12) Hệ số thu nhập trên lãi vay
(13) Hệ số thu nhập trên các khoản thanh toán cố định
Nhóm thứ nhất, các tỷ số khả năng sinh lợi, cho phép chúng ta đo lường khả năng
của công ty để tạo ra mức thích hợp về thu nhập trên tài sản, tổng tài sản và vốn đầu tư.
Nhiều vấn đề liên quan đến khả năng sinh lợi có thể được giải thích, trên tổng thể hay một
phần, bởi khả năng của công ty trong việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nó.
Nhóm thứ hai là các tỷ số sử dụng tài sản. Từ các chỉ tiêu này chúng ta đo lường được tốc
độ tại đó công ty quay vòng các khoản phải thu, hàng tồn kho và các tài sản dài hạn. Nói
cách khác, tỷ số sử dụng tài sản đo lường số lần mỗi năm công ty bán hàng tồn kho hoặc
thu hồi toàn bộ các khoản phải thu của mình. Đối với các tài sản dài hạn, tỷ số sử dụng
cho chúng ta biết hiệu suất của các tài sản cố định dưới dạng tạo ra doanh số.
Nhóm thứ ba, các tỷ số tính lỏng, chủ yếu nhấn mạnh đến khả năng của công ty
trong việc thanh toán các nghĩa vụ ngắn hạn khi chúng đến hạn. Trong nhóm IV, các tỷ số
sử dụng nợ, tình trạng nợ tổng thể của công ty được đánh giá dựa trên cơ sở tài sản và
năng lực sinh lời của nó.
Người sử dụng các báo cáo tài chính sẽ gắn mức độ quan trọng khác nhau cho bốn
nhóm tỷ số trên. Đối với các nhà đầu tư tiềm tàng hoặc các nhà phân tích chứng khoán,
quan tâm cơ bản của họ là khả năng sinh lợi, tiếp đến là tính lỏng và tình trạng sử dụng
nợ. Đối với các nhà ngân hàng và nhà tín dụng thương mại, sự quan tâm chính được

13
Giáo trình Quản trị Tài
chuyển sang khả năng hiện hành của công ty trong việc đáp ứng các nghĩa vụ nợ. Trái lại,
đối với những người nắm giữ trái phiếu, là những người có thể bị tác động chính bởi nợ
trên tổng tài sản, cũng rất quan tâm tới khả năng sinh lợi của công ty dưới dạng khả năng
của nó trong việc đáp ứng các nghĩa vụ nợ. Tất nhiên, các nhà phân tích có kinh nghiệm
để ý tới tất cả các tỷ số, nhưng với mức độ chú ý khác nhau.
Các tỷ số cũng là quan trọng đối với những người trong các khu vực chức năng
khác nhau của doanh nghiệp. Các nhà quản lý marketing, người lãnh đạo sản xuất, các
nhà quản lý nhân sự v.v… đều phải quen với các phân tích tỷ số. Chẳng hạn, các nhà
quản lý marketing phải rất quan tâm đến tỷ số hàng tồn kho; các nhà quản lý sản xuất phải
đánh giá được tỷ số thu nhập trên tài sản; và các nhà quản lý nhân sự phải xem xét tới
hiệu quả của chi phí “phụ trội” trên doanh thu.
Nội dung phân tích
Bản thân các khái niệm mang rất ít ý nghĩa trong việc phân tích hoặc mổ xẻ các kết
quả tài chính của công ty. Vì lý do này, chúng ta sẽ áp dụng bốn nhóm tỷ số trên cho một
công ty giả định, công ty Việt An, với tình hình như thể hiện trong bảng dưới đây để phân
tích, làm rõ ý nghĩa của các chỉ tiêu trên.
Công ty Việt An
Báo cáo thu nhập ngày 31 tháng 12 năm 2004 (1000đ)
Doanh số (áp dụng bán chịu) 4.000.000
Giá trị hàng bán 3.000.000
Lãi gộp 1.000.000
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý 450.000
Lãi hoạt động 550.000
Chi phí lãi vay 50.000
Lỗ bất thường 200.000
Thu nhập thuần trước thuế 300.000
Thuế (33%) 100.000
Thu nhập thuần 200.000
Bảng cân đối kế toán ngày 31 tháng 12 năm 2004
Tài sản
Tiền 30.000
Chứng khoán 50.000
Các khoản phải thu 350.000
Hàng tồn kho 370.000
Tổng tài sản lưu động 800.000
Máy móc thiết bị thuần 800.000
Tài sản thuần 1.600.000
Nợ và vốn chủ sở hữu
Các khoản phải trả 50.000
Phiếu nợ 250.000
Tổng nợ ngắn hạn 300.000
Nợ dài hạn 300.000

14
Giáo trình Quản trị Tài
Tổng nợ 600.000
Cổ phiếu thường 400.000
Thu nhập để lại 600.000
Tổng nợ và vốn chủ sở hữu 1.600.000

Các tỷ số khả năng sinh lợi


Trước hết chúng ta xem xét các tỷ số về khả năng sinh lợi của công ty Việt An
trong mối quan hệ so sánh với các chỉ tiêu tương ứng trung bình của ngành công nghiệp.

Các tỷ số khả năng sinh lợi


Công ty Việt An Trung bình
ngành CN
1. Tỷ suất lợi = TN thuần/DT 200.000.000/4.000.000.000 = 5% 6,7%

2. TN trên TS (đầu tư) = 200.000.000/1.600.000.000 = 12,5% 10%


a. TN thuần/Tổng TS 5% x 2,5 = 12,5% 6,7% x1,5 =
10%
b. (TN thuần/DT) x (DT/Tổng TS)
3. TN trên vốn CSH = 200.000.000/1.000.000.000 = 20%
a. TN thuần/Vốn CSH 0,125/(1 – 0,375) = 20% 15%
0,1/(1 –
b. TN trên TS (đầu tư)/(1 – Nợ/TS) 0,375) =
15%

Trong phân tích các tỷ số khả năng sinh lợi, chúng ta nhận thấy công ty Việt An có
tỷ số thu nhập trên doanh thu (5%) thấp hơn trung bình của ngành công nghiệp (6,7%).
Tuy nhiên, thu nhập trên tài sản (đầu tư) của nó là 12,5% cao hơn so với mức trung bình
10% của ngành. Chỉ có một cách giải thích cho hiện tượng này đó là doanh thu trên tài
sản tăng nhanh hơn mức chung của ngành. Điều này được thể hiện qua tỷ số 2b, trong đó
doanh số trên tổng tài sản là 2,5 so với mức 1,5 của ngành. Do vậy, mặc dù công ty Việt
An có thu nhập ít hơn trên mỗi doanh số bán hàng nhưng nó được bù đắp bằng thu nhập
trên tài sản nhanh hơn (tạo nhiều doanh số hơn trên mỗi đồng tài sản).
Thu nhập trên tổng tài sản khi được mô tả thông qua hai yếu tố hợp thành lợi
nhuận biên và doanh thu trên tài sản là một bộ phận của “Phân tích hệ thống Du Pont”
Thu nhập trên tài sản (đầu tư) = Lợi nhuận biên x Doanh thu trên tài sản
Công ty Du Pont là người tiên phong trong việc nhấn mạnh rằng thu nhập trên tài
sản hài lòng có thể đạt được thông qua lợi nhuận biên cao hoặc doanh thu trên tài sản
nhanh hoặc kết hợp của cả hai. Chúng ta cũng sẽ nhanh chóng nhận thấy rằng theo hệ
thống phân tích Du Pont, việc sử dụng nợ có thể là quan trọng. Hệ thống Du Pont buộc
các nhà phân tích phải xem xét cả nguồn gốc khả năng sinh lợi của một công ty. Bởi vì lợi
nhuận biên là tỷ số báo cáo thu nhập, một mức lợi nhuận biên cao cho thấy việc kiểm soát
chi phí tốt, trong khi đó một tỷ số doanh số trên tài sản cao thể hiện hiệu quả của việc sử

14
Giáo trình Quản trị Tài
dụng tài sản trên bảng cân đối kế toán. Các ngành công nghiệp khác nhau sẽ có cấu trúc
tài chính và hoạt động khác nhau. Chẳng hạn, trong ngành công nghiệp nặng nhấn mạnh
đến lợi nhuận biên cao với doanh thu trên tài sản thấp. Trong khi đó, trong ngành chế biến
thực phẩm, lợi nhuận biên thấp và chìa khoá cho thu nhập trên tổng tài sản thoả mãn là
doanh thu trên tài sản cao.
Tầm quan trọng tương đương đối với một công ty là thu nhập trên vốn CSH của
nó. Đối với công ty Việt An, thu nhập trên vốn CSH là 20%, trong khi trung bình của
ngành là 15%. Như vậy, chủ sở hữu của công ty Việt An đã thu được kết quả nhiều hơn
các cổ đông khác trong ngành. Điều này có thể là kết quả của một hoặc hai nhân tố: Một
mức thu nhập trên tổng tài sản cao hoặc việc sử dụng nợ tốt hay kết hợp của chúng. Điều
này có thể thấy thông qua đẳng thức 3b, trong đó thể hiện một cải biên, hay dạng thứ hai
của công thức Du Pont:
Thu nhập trên tài sản (đầu tư)
Thu nhập trên vốn CSH
= (1 – Nợ/Tài sản )

Lưu ý tử số, thu nhập trên tài sản, được lấy từ công thức 2, thể hiện dạng đầu tiên
của công thức Du Pont (Thu nhập trên tài sản = Thu nhập thuần/Doanh thu x Doanh thu
/Tổng tài sản). Thu nhập trên tài sản sau đó được chia cho (1 – Nợ/Tài sản ) nhằm tính tới
nợ trong cấu trúc vốn của công ty. Trong trường hợp của công ty Việt An, dạng cải biên
của công thức Du Pont là:
Thu nhập trên tài sản (đầu tư)
Thu nhập trên vốn CSH
= (1 – Nợ/Tài sản )

= 12,5%/ (1 – 0,375) = 20%


Thu nhập trên tài sản thực tế 12,5% trên tử số cao hơn mức trung bình của ngành
(10%) và tỷ số nợ trên tài sản trong mẫu số 37,5% cũng cao hơn mức trung bình của
ngành (33%). Cả tử số và mẫu số góp phần tạo ra thu nhập trên vốn CSH cao hơn mức
của ngành (20% so với 15%). Lưu ý rằng nếu công ty có tỷ số nợ trên tài sản 50%, thu
nhập trên vốn CSH sẽ tăng thành 25%. (12,5%/(1 – 0,50) = 25%).
Điều này không nhất thiết nghĩa là nợ có ảnh hưởng dương, mà chỉ có nghĩa là nó
có thể được sử dụng để gia tăng thu nhập trên vốn CSH. Mục đích cuối cùng đối với công
ty là đạt được sự đánh giá tối đa cho các chứng khoán của nó trên thị trường và mục đích
này có thể hoặc không thể được cải thiện bằng cách dùng nợ để tăng thu nhập trên vốn
CSH. Bởi vì nợ thể hiện rủi ro tăng lên, một đánh giá thấp hơn đối với thu nhập cao hơn
là có thể. Mọi tình huống phải được đánh giá một cách riêng rẽ.
Những điểm chính của hệ thống phân tích Du Pont được thể hiện trong hình dưới
đây:
Hình 7.1 Phân tích Du Pont

14
Giáo trình Quản trị Tài

Thu nhập thuần

 Lợi nhuận biên

Doanh số Thu nhập trên tài sản


x

 Doanh thu trên tài sản Thu nhập trên vốn CSH
Thu nhập trên tài sản /(1 – Nợ/TS)
Tổng tài sản =

Tổng nợ

 Kế hoach tài trợ

Tổng tài sản

14
Giáo trình Quản trị Tài
Cuối cùng như là một báo cáo chung trong việc tính toán tất cả các tỷ số khả năng
sinh lợi, người phân tích phải rất nhạy cảm với tuổi của tài sản. Các máy móc, thiết bị
mua 15 năm trước đây có thể được ghi trong sổ sách thấp hơn nhiều giá trị thay thế của nó
trong một nền kinh tế có lạm phát. Một tỷ lệ thu nhập 20% trên tài sản được mua từ
những năm 80 có thể xấu hơn một tỷ lệ 15% thu nhập trên các tài sản được mua mới.
Các tỷ số sử dụng tài sản
Dạng tỷ số thứ hai liên quan tới việc sử dụng tài sản, và các tỷ số này có thể giải
thích vì sao một công ty có thể thu hồi tài sản của nó nhanh hơn công ty khác. Lưu ý rằng
tất cả các tỷ số ở đây gắn kết bảng cân đối kế toán (tài sản) với báo cáo thu nhập (doanh
số). Tốc độ thu hồi tài sản của công ty Việt An được thể hiện ở các chỉ tiêu 4,5 và 6 dưới
đây:
Tỷ số sử dụng tài sản

Công ty Việt An Trung bình


ngành
4. Hệ số lưu chuyển khoản phải thu = Doanh 4.000.000.000/35 10 lần
số (bán chịu)/Khoản phải thu 0.000.000 = 11,4
5. Kỳ thu tiền trung bình = Khoản phải 350.000.000/11.1 36 ngày
thu/Doanh số bán chịu trung bình ngày 11.000 = 32
6. Hệ số lưu chuyển hàng tồn kho = Doanh 4.000.000.000/37 7 lần
số/Hàng tồn kho 0.000.000 = 10,8
7. Hệ số sử dụng tài sản cố định = Doanh 4.000.000.000/80 5,4 lần
số/Tài sản cố định 0.000.000 = 5
8. Hệ số sử dụng tổng tài sản = Doanh 4.000.000.000/1.6 1,5 lần
số/Tổng tài sản 00.000.00 = 2,5

Như bảng trên cho thấy, công ty Việt An thu hồi các khoản phải thu của nó nhanh
hơn trung bình trong ngành. Điều này thể hiện ở hệ số lưu chuyển khoản phải thu là 11,4
lần so với 10 lần của ngành và kỳ thu tiền trung bình là 32 ngày, nhanh hơn 4 ngày so với
trung bình ngành. Kỳ thu tiền trung bình cho thấy độ dài, về trung bình, các khoản phải
thu của khách hàng nằm trên sổ sách. Công ty Việt An có 350.000.000đ khoản phải thu và
4.000.000.000đ doanh số bán chịu (tương đương 11.111.000đ/ngày) do đó số ngày bán
chịu trên sổ sách là 32 ngày.
Mặt khác, công ty luân chuyển hàng tồn kho của nó 10,8 lần một năm so với trung
bình của ngành là 7 lần. Điều này cho thấy rằng công ty Việt An đã tạo ra nhiều doanh số
trên mỗi đồng hàng tồn kho hơn mưchính sách trung bình của các công ty trong ngành và
chúng ta có thể nói rằng công ty đã sử dụng rất hiệu quả phương pháp quản trị hàng tồn
kho.
Công ty duy trì một mức hơi thấp hơn hệ số sử dụng tài sản cố định so với mức
trung bình ngành (5 so với 5,4). Đây là một hạn chế nhỏ so với mức lưu chuyển nhanh
của hàng tồn kho và các khoản phải thu. Cuối cùng, hệ số sử dụng tổng tài sản của công
ty cũng cao hơn mức trung bình ngành (2,5 so với 1,5).
Các tỷ số tính lỏng

14
Giáo trình Quản trị Tài
Sau khi xem xét khả năng sinh lợi và sử dụng tài sản của công ty, các nhà phân tích
cần xem xét tới tính lỏng của công ty. Các tỷ số tính lỏng của công ty Việt An là khá tốt
khi so với ngành. Các phân tích sâu hơn có thể đòi hỏi xét tới ngân sách vốn để xác định
liệu công ty có đáp ứng đưọc các nghĩa vụ đến hạn của nó hay không. Các tỷ số tính lỏng
của công ty được thể hiện như sau:
Công ty Việt An Trung bình
ngành
9. Tỷ số hiện hành = Tài sản lưu 800.000.000/300.000.0 2,1
động/Nợ ngắn hạn 00 = 2,67
10. Tỷ số thanh toán nhanh = (Tài sản 430.000.000/300.000.0 1,0
lưu động – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn 00 = 1,43

Các tỷ số sử dụng nợ
Nhóm tỷ số cuối cùng, các tỷ số sử dụng nợ, cho phép các nhà phân tích đo lường
mức độ khôn ngoan của chính sách quản lý nợ của công ty.
Tỷ số nợ trên tổng tài sản 37,5% được chỉ ra trong công thức 11 của công ty là cao
hơn chút ít so với mức trung bình của ngành, nhưng là phù hợp trong phậm vi chấp nhận
được là khoảng không quá 50%. Các tỷ số sử dụng nợ của công ty Việt An thể hiện ở
bảng sau:

Công ty Việt An Trung


bình
ngành
11. Tỷ số nợ trên tổng tài sản = Tổng 600.000.000/1.600.000.
nợ/Tổng tài sản 000 = 37,5 33%
12. Hệ số thu nhập trên lãi = Thu nhập 550.000.000/50.000.00
trước tiền lãi và thuế/tiền lãi vay 0 = 11 7 lần
13. Hệ số thu nhập trên khoản thanh toán 600.000.000/100.000.0
cố định = Thu nhập trước khoản thanh toán 00 = 6 5,5 lần
cố định và thuế / các khoản thanh toán cố
định

Các tỷ số về hệ số thu nhập trên lãi vay và hệ số thu nhập trên khoản thanh toán cố
định cho thấy nợ của công ty Việt An đang được quản lý tốt so với việc quản lý nợ của
các công ty khác trong ngành. Hệ số thu nhập trên lãi vay cho thấy số lần thu nhập trước
tiền lãi và thuế có thể bù đắp các nghĩa vụ về tiền lãi (11 lần). Hệ số này càng cao, khả
năng thanh toán tiền lãi của công ty càng mạnh.
Hệ số thu nhập trên khoản thanh toán cố định đo lường khả năng của công ty trong
việc đáp ứng tất cả các nghĩa vụ cố định hơn là chỉ thanh toán lãi vay,với giả thiết rằng sự
thất bại trong việc đáp ứng bất kỳ nghĩa vụ tài chính nào cũng sẽ đe doạ vị trí của công ty.
Trong trường hợp của công ty Việt An, khoản thanh toán cố định gồm nghĩa vụ khoản
thuê mua là 50.000.000đ và thêm 50.000.000đ chi phí lãi vay. Chúng ta cũng cần phải
biết thu nhập trước tất cả các khoản thanh toán cố định của công ty. Trong ví dụ trên chỉ

14
Giáo trình Quản trị Tài
tiêu này bằng thu nhập trước lãi vay và thuế (lợi nhuận hoạt động) cộng thêm
50.000.000đ khoản thanh toán tiền thuê mua.
Hệ số thu nhập trên khoản thanh toán cố định của công ty bằng 6 lần, cao hơn mức
trung bình của ngành (5,5 lần). Các kết luận rút ra khi so sánh công ty Việt An với mức
trung bình của ngành nhìn chung là có ý nghĩa, mặc dù có những ngoại lệ. Chẳng hạn,
một hệ số lưu chuyển hàng tồn kho cao được coi là “tốt” trừ khi nó đạt được bằng cách
duy trì một mức tồn kho thấp dưới mức bình thường do đó có thể gây hại cho doanh số và
lợi nhuận trong tương lai.
Tóm lại, công ty Việt An đã có kết quả tốt hơn, hệ số sử dụng tài sản cao, quản lý
tốt hàng tồn kho, khoản phải thu và sử dụng nợ một cách khôn ngoan.

7.2.2 Phân tích xu hướng


Do ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh, doanh thu và khả năng sinh lợi có thể mở
rộng hoặc thu hẹp và phân tích tỷ số cho bất kỳ một năm nào có thể không thể hiện một
bức tranh chính xác về công ty. Do vậy, chúng ta cần xét tới phân tích xu hướng kết quả
hoạt động trong một số năm. Tuy nhiên, nếu không có các so sánh với ngành, ngay cả các
phân tích xu hướng có thể cũng không cho thấy bức tranh tổng thể về công ty. Chẳng hạn
như trong hình 7.2 cho thấy lợi nhuận biên của công ty Việt An tăng lên trong khi hệ số
sử dụng tài sản giảm xuống. Điều này cho thấy có vẻ như tốt đối với lợi nhuận biên
nhưng xấu với sử dụng tài sản. Tuy nhiên, khi so sánh với xu hướng của ngành chúng ta
thấy lợi nhuận biên của công ty lại thấp hơn mức trung bình của ngành. Đối với hệ số sử
dụng tài sản, công ty lại tiến bộ hơn trong quan hệ với ngành, mặc dù nó có xu hướng đi
xuống. Tình hình tương tự cũng có thể nảy sinh với các tỷ số khác.
Bằng cách so sánh các công ty trong cùng ngành, các nhà phân tích có thể phân
tích được xu hướng theo thời gian. Chẳng hạn, bằng cách nhìn vào các số liệu của ngành
công nghiệp máy tính trên bảng 7.1 có thể thấy lợi nhuận biên và thu nhập trên vốn CSH
có xu hướng suy giảm. IBM có xu hướng giảm lợi nhuận trước, từ đầu năm 91 và thực sự
bị lỗ năm 93. Năm 94 Lou Gerstner nhận trách nhiệm chủ tịch và giám đốc điều hành tại
IBM và bắt đầu cải thiện tình hình. Năm 97, IBM trở lại mức sinh lợi cũ và luôn đạt thu
nhập cho các cổ đông ở mức cao. Giá cổ phiếu của IBM đã tăng từ 40$ lên 200$/1cp vào
năm 97 trước khi tách cổ phiếu.

14
Giáo trình Quản trị Tài

A. Lợi nhuận biên

7
5
3 Ngành
2
1 CT Việt An

90 929496980002

B. Hệ số sử dụng tổng tài sản

3,5
x 3,0 CT Việt An
x 2,5
x 2,0 Ngành

90929496980002

Hình 7.2 Phân tích xu hướng

Mặc dù hãng Compaq không trải qua những thay đổi lớn như vậy, nó cũng phải
chịu áp lực của việc duy trì khả năng sinh lợi cao. Dưới dạng phân tích xu hướng, thu
nhập cực cao nửa cuối những năm 80 đã không được duy trì. Năm 99 là năm yếu nhất đối
với Compaq do việc suy giảm doanh số bởi cuộc khủng hoảng Châu á và việc cạnh tranh
mạnh mẽ từ Dell Computer. Công ty phải chịu sự suy giảm mạnh nhất là Apple Computer
với mức lỗ thực năm 96 và 97 và sự đe doạ phá sản vào thời gian này. Tuy nhiên, năm 98
Apple đã khôi phục trở lại một cách ngoạn mục.

14
Giáo trình Quản trị Tài
Bảng 7.1 Phân tích xu hướng trong ngành công nghiệp máy tính
IBM Compaq Apple
Lợi Thu nhập Lợi Thu nhập Lợi Thu nhập
nhuận trên vốn nhuận trên vốn nhuận trên vốn
biên (%) CSH (%) biên (%) CSH (%) biên (%) CSH (%)
1983 13,7 23,6 2,3 2,9 7,8 20,3
1984 14,3 24,8 3,9 11,8 3,9 12,7
1985 13,1 20,5 5,3 19,9 3,2 11,1
1986 9,3 13,9 6,9 23,4 8,1 22,2
1987 9,7 13,7 10,9 33,4 8,2 26,0
1988 9,8 14,7 12,0 30,5 9,8 39,9
1989 8,4 13,6 11,1 27,2 7,7 27,3
1990 8,7 14,1 12,0 23,2 8,5 32,8
1991 3,2 5,7 7,0 11,8 7,1 25,4
1992 2,2 5,2 6,1 12,4 7,5 24,2
1993 âm âm 6,5 17,7 3,6 14,1
1994 4,6 12,7 8,0 22,0 2,5 9,7
1995 8,8 25,5 7,2 21,5 3,7 12,1
1996 7,7 27,1 7,3 21,4 âm âm
1997 7,8 30,7 8,6 22,3 âm âm
1998 7,7 32,6 2,8 7,8 4,8 17,2
1999 8,0 33,9 1,5 3,8 6,8 13,5
2000 8,1 30,0 4,1 11,0 7,0 13,0
Điều gì là xu hướng đối với cả 3 công ty vào cuối thập kỷ? Công nghệ đang thay
đổi nhanh chóng đến mức không ai có thể dự báo được. Có lẽ cả ba công ty đang cố gắng
duy trì việc giảm chi phí nhưng trên cơ sở sáng tạo cao trong việc phát triển các sản phẩm
mới.
Tác động của lạm phát đến phân tích tài chính
Đồng thời với việc tính toán các tỷ số tài chính, chúng ta cần khám phá tác động
của lạm phát và các nguồn lực tác động khác tới các báo cáo tài chính của công ty. Lạm
phát có thể gây ra những nhầm lẫn về nguồn gốc của lợi nhuận, thậm chí đối với cả những
nhà phân tích nhạy bén. Thiểu phát cũng có thể gây ra những vấn đề nhất định mà chúng
ta cần phải lưu ý.
Vấn đề cơ bản trong kỳ lạm phát là ở chỗ thu nhập luôn được thể hiện bằng đồng
tiền hiện hành, trong khi đómáy móc, thiết bị và hàng tồn kho có thể được mua tại mức
giá thấp hơn. Do vậy, lợi nhuận có thể là một hàm số của giá tăng lên hơn là của một kết
quả hoạt động tốt. Nhất là khi chúng ta phân tích trong một khoảng thời gian dài, ảnh
hưởng của lạm phát sẽ càng đáng quan tâm.
Ví dụ
Giả sử công ty Đất Việt có báo cáo thu nhập năm 2004 như sau:
Công ty Đất Việt; Thu nhập thuần năm 2004 (1000.000đ)
Doanh số 200 (100sp x 2000.000đ)
Giá trị hàng bán 100 (100sp x 1000.000đ)

14
Giáo trình Quản trị Tài
Lãi gộp 100
Chi phí bán hàng và quản lý 20 (10% doanh số)
Khấu hao 10
Lãi hoạt động 70
Thuế (40%) 28
Thu nhập sau thuế 42

Vào cuối năm, công ty có 100 sản phẩm tồn kho với giá 1.000.000đ /1sản phẩm.
Giả sử rằng trong năm 2005, số lượng sản phẩm bán duy trì ở mức 100 sản phẩm. Tuy
nhiên, lạm phát gây ra một mức tăng giá 10%, từ 2.000.000đ lên 2.200.000đ. Tổng doanh
số bán sẽ tăng lên thành 220.000.000đ nhưng không có sự gia tăng về số sản phẩm tiêu
thụ. Mặt khác, giả sử rằng công ty sử dụng FIFO trong định giá hàng tồn kho, do vậy
hàng tồn kho mua trước sẽ được tính vào doanh số hiện hành. Trong trường hợp này,
hàng tồn kho năm 2004 sẽ được tính vào doanh thu năm 2005.
Công ty Đất Việt, Thu nhập thuần năm 2005
Doanh số 220 (100sp x 2.200.000đ)
Giá trị hàng bán 100 (100sp x 1000.000đ)
Lãi gộp 120
Chi phí bán hàng và quản lý 22 (10% doanh số)
Khấu hao 10
Lãi hoạt động 88
Thuế (40%) 35
Thu nhập sau thuế 53

Như bảng trên cho thấy, có vẻ như công ty đã tăng lợi nhuận được 11.000.000đ so
với năm trước (từ 42.000.000 lên 53.000.000) đơn giản là do kết quả của lạm phát. Nhưng
không phản ánh ở đây là chi phí tăng lên của hàng tồn kho và máy móc thiết bị thay thế.
Giả thiết rằng chi phí thay thế của chúng đã tăng lên trong môi trường lạm phát.
Như chúng ta đã biết, các thông tin liên quan đến lạm phát thường không bị các cơ
quan kiểm tra yêu cầu mà hoàn toàn tự nguyện, nhưng việc cân nhắc tới yếu tố lạm phát
trong phân tích là luôn có ý nghĩa, nhất là đối với các nhà đầu tư tiềm tàng. Các kết quả
phân tích từ 10 công ty hoá chất và 8 công ty dược của Mỹ từ năm 1976 đến 1978 của
Geoffrey A. Hirt dưới đây cho thấy ý nghĩa của vấn đề này

Bảng 7.2 So sánh kế toán theo giá trị thay thế (hiện hành) và giá trị lịch sử
10 công ty hoá chất 8 công ty dược
Giá trị thay Giá trị lịch sử Giá trị thay Giá trị
thế thế lịch sử
Tăng về tài sản 28,4% - 15,4% -
Giảm về thu nhập thuần
trước thuế 45,8% - 19,3% -
Thu nhập trên tài sản 2,8% 6,2% 8,3% 11,4%
Thu nhập trên vốn CSH 4,9% 13,5% 12,8% 19,6%

14
Giáo trình Quản trị Tài
Hệ số nợ trên tài sản 34,3% 43,8% 30,3% 35,2%
Hệ số thu nhập trên lãi 7,1x 8,4x 15,4x 16,7x
vay (Nhân với lãi thu
được)

Việc so sánh phương pháp kế toán theo giá trị thay thế và giá trị lịch sử ở bảng trên
cho thấy giá trị thay thế làm giảm thu nhập nhưng đồng thời làm tăng tài sản. Mức tăng
này của tài sản làm giảm thấp hệ số nợ trên tài sản bởi vì nợ là tài sản bằng tiền không bị
đánh giá lại vì nó sẽ được trả bằng đồng tiền hiện hành. Tỷ số nợ trên tài sản giảm xuống
cho thấy đòn bẩy tài chính của công ty giảm nhưng nếu nhìn vào hệ số thu nhập trên lãi
vay lại thấy vấn đề khác hẳn. Bởi vì hệ số thu nhập trên lãi vay đo lường thu nhập hoạt
động có thể để trả chi phí lãi vay, việc suy giảm thu nhập gây bất lợi cho tỷ số này và
công ty bị giảm khả năng của nó trong việc bù đắp chi phí lãi vay.
Tác động của không có lạm phát
Khi giá tăng trong môi trường lạm phát, lợi nhuận dường như tự tăng. Lý do phản
đối chính là ở chỗ khi giá tăng nhẹ (không lạm phát) sẽ là một sự thức tỉnh phũ phàng đối
với các nhà quản lý và các cổ đông không cảnh giác khi (vì) hàng tồn kho đắt phải trả đổi
lấy giá bán lẻ ổn định. Một mức tăng 15 hay 20% trong thu nhập có thể là ít hơn “một ảo
tưởng lạm phát”. Các ngành công nghiệp nhạy cảm nhất với lợi nhuận nảy sinh từ lạm
phát là những ngành sản phẩm có tính chu kỳ như đồ gỗ, bạc, cao su và thực phẩm và là
những ngành trong đó hàng tồn kho chiếm tỷ lệ quan trọng trong doanh số và lơị nhuận.
Việc giảm giá không nhất thiết là xấu. Mặc dù lợi nhuận của các công ty nảy sinh
từ lạm phát cũng có thể giảm xuống, các nhà đầu tư có thể mong muốn nhiều hơn đặt vốn
của họ vào các tài sản tài chính như cổ phiếu và trái phiếu. Lý do của sự dịch chuyển có
thể do niềm tin rằng việc giảm áp lực lạm phát sẽ không gây tổn hại lớn đến sức mua của
đồng tiền. Lạm phát giảm xuống có nghĩa thu nhập đòi hỏi mà các nhà đầu tư yêu cầu đối
với các tài sản tài chính sẽ giảm xuống và với thu nhập đòi hỏi thấp hơn này, thu nhập hay
lãi suất tương lai sẽ nhận một đánh giá hiện hành cao hơn.
Không có yếu tố nào kể trên xảy ra với một mức chắc chắn cao. Với ý nghĩa rằng
các nhà đầu tư đòi hỏi sự ổn định của tình trạng không lạm phát, chúng có thể không diễn
ra như mô tả. Tức là, mức lạm phát thấp hơn sẽ không nhất thiết tạo ra giá cổ phiếu và trái
phiếu cao trừ khi lạm phát giảm kéo dài liên tục trong thời gian nhất định.
Trong khi các tài sản tài chính như cổ phiếu và trái phiếu có triển vọng tốt trong kỳ
không lạm phát, điều đó là không đúng đối với các tài sản hữu hình (thực). Các kim loại
quý như vàng và bạc, đá quý, các bộ sưu tập bùng nổ trong môi trường lạm phát cao cuối
những năm 70 đã giảm mạnh trong thập niên tiếp theo vì giá giảm nhẹ gây ra giảm cầu
nắm các tài sản thực như là một biện pháp để chống lại lạm phát. Việc dịch chuyển của
các nhà đầu tư giữa tài sản thực và tài sản tài chính có thể diễn ra nhiều lần trong một chu
kỳ kinh doanh.
Thiểu phát cũng là một tình trạng nguy hiểm bởi việc giảm giá thực tế có thể làm
giảm lợi nhuận và gay tình trạng phá sản.
Các nhân tố khác gây lệch lạc thu nhập báo cáo
Tác động của sự thay đổi giá chỉ là một trong số các vấn đề nhà phân tích phải đối

15
Giáo trình Quản trị Tài
mặt trong việc đánh giá một công ty. Các yếu tố khác như việc ghi chép thu nhập, việc xử
lý các khoản mục không tái diễn, chính sách thanh toán thuế cũng gây khó khăn cho các
nhà quản lý tài chính và các nhà phân tích. Vấn đề có thể được phản ánh bằng việc xem
xét báo cáo thu nhập của hai công ty giả định trong cùng ngành công nghiệp thể hiện
trong bảng dưới đây.
Báo cáo thu nhập năm 2005 (đ)
Công ty A Công ty B (thu
(bảo thủ) nhập được ghi chép
cao
Doanh thu 4.000.000.00 4.200.000.000
Giá trị hàng bán 0 2.700.000.000
Lãi gộp 3.000.000.00 1.500.000.000
Chi phí bán hàng và quản lý 0 450.000.000
Lãi hoạt động 1.000.000.00 1.050.000.000
Chi phí lãi vay 0 50.000.000
Lỗ bất thường 450.000.000 -
Thu nhập thuần trước thuế 550.000.000 1.000.000.000
Thuế (30%) 50.000.000 300.000.000
Thu nhập thuần 100.000.000 700.000.000
Lỗ bất thường (trừ thuế) 400.000.000 70.000.000
Thu nhập thuần chuyển thành thu nhập để 120.000.000 630.000.000
lại 280.000.000
-
280.000.000

Cả hai công ty đều có kết quả hoạt động năm 2005 giống nhau nhưng công ty A là
rất bảo thủ trong ghi chép kết quả của mình, trong khi công ty B cố gắng để tối đa hoá thu
nhập báo cáo của nó.
Nếu cả hai công ty có thu nhập báo cáo là 280.000.000đ trong năm trước, 2004,
công ty B sẽ được coi là có mức tăng đáng kể năm 2005 với thu nhập thuần là
700.000.000đ, trong khi công ty A ghi chép một mức không tăng năm 2005. Tuy nhiên,
chúng ta đã thiết lập rằng các công ty có cùng kết quả hoạt động.
Giải thích khác biệt
Bây giờ chúng ta sẽ xem xét nguyên nhân của những khác biệt trong bảng trên,
trong đó nhấn mạnh tới các yếu tố trong báo cáo thu nhập.
Doanh số
Công ty B ghi 200.000.000đ nhiều hơn trong doanh số, mặc dù sản lượng thực là
như nhau. Điều này có thể là kết quả của quan niệm khác nhau về việc công nhận doanh
thu. Chẳng hạn, một tài sản nhất định có thể được bán trên cơ sở tiền trả góp trong một kỳ
dài. Một công ty bảo thủ có thể làm chậm việc thừa nhận doanh số hay thu nhập đến tận
khi nhận được moõi khoản thanh toán, trong khi công ty khác có thể cố gắng để thừa nhận
doanh thu vào ngày sớm nhất có thể. Tương tự, công ty thuê mua tài sản có thể cố gắng
để coi khoản thuê mua dài hạn tương đương một doanh số, trong khi công ty bảo thủ hơn

15
Giáo trình Quản trị Tài
chỉ thừa nhận khi thu nhập từ mỗi khoản thanh toán thuê mua đến hạn. Mặc dù chuyên
môn kế toán cố gắng thiết lập các phương pháp thích hợp về báo cáo tài chính thông qua
các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung, vẫn có sự khác nhau trong báo cáo giữa
các công ty.
Giá trị hàng bán
Công ty bảo thủ (A) có thể sử dụng phương pháp kế toán LIFO trong một môi
trường lạm phát, do vậy đã tính các khoản mua cuối cùng, đắt hơn vào doanh số, trong
khi đó công ty B sử dụng phương pháp kế toán FIFO tính hàng tồn kho ít đắt hơn vào
doanh số. Khoản 300.000.000đ khác biệt trong giá trị hàng bán cũng có thể được giải
thích bởi các cách xử lý khác nhau đôí với chi phí R&D và các khoản mục khác.
Lãi/Lỗ bất thường
Các khoản lãi hoặc lỗ không thường xuyên có thể nảy sinh từ việc bán các tài sản
cố định, việc kiện cáo hay các sự kiện không thường xuyên khác của công ty. Một số nhà
phân tích cho rằng các sự kiện bất thường như vậy nên tính vào thu nhập hiện hành của
công ty, trong khi một số người khác có thể tách chúng khỏi việc đánh giá hoạt động của
công ty. Rất không may là không có một sự thống nhất trong việc đối xử với các khoản lỗ
không thường xuyên mặc dù đã có những nỗ lực của các chuyên gia kế toán nhằm đảm
bảo tính thống nhất chung. Công ty bảo thủ A đã ghi 100.000.000đ lỗ vào thu nhập báo
cáo thông thường, trong khi công ty B chỉ trừ khỏi thu nhập thuần sau khi 700.000.000đ
đã được ghi nhận. Cả hai công ty đều có khoản lỗ như nhau là 100.000.000đ nhưng công
ty B thể hiện dưới dạng thuần sau thuế là 70.000.000đ
Lãi và lỗ bất thường nảy sinh trong các công ty lớn thường xuyên hơn chúng ta
thường nghĩ. Chẳng hạn, công ty Chevron có khoản lỗ bất thường trên mỗi cổ phiếu là 24
cent năm 1982; 50 cent năm 1983; 46 cent năm 1984 và 56 cent năm 1986. Các khoản lỗ
này nảy sinh từ việc hợp và tách các tài sản khi nó mua lại Gulf Oil Corporation. Trong
thời đại hiện nay, khi các hoạt động M&A; LBO diễn ra mạnh mẽ, việc hiểu biết chi tiết
các nhân tố ảnh hưởng tới báo cáo tài chính ngày càng trở nên quan trọng.
Thu nhập thuần
Công ty A có thu nhập thuần báo cáo là 280.000.000đ, trong khi công ty B là
700.000.000đ trước khi khấu trừ lỗ bất thường. Khoản chênh lệch 420.000.000đ là đóng
góp của phương pháp khác nhau trong lập báo cáo tài chính và và nó phải được các nhà
phân tích ghi nhận. Các nhà phân tích phải luôn duy trì cảnh giác trong việc xem xét mỗi
khoản mục trong báo cáo tài chính thay vì chấp nhận đơn thuần các số liệu.

7.3 Dự báo nhu cầu tài chính của doanh nghiệp


Dự báo những vấn đề trong tương lai nói chung, dự báo tài chính nói riêng là một
vấn không đơn giản. Ngay cả trong điều kiện thông tin phong phú, cập nhật và có sự hỗ
trợ của nhiều phương tiện hiện đại như hiện nay, dự báo vẫn luôn là một vấn đề phức tạp.
Trong khi chúng ta thường cho rằng tình trạng không tăng trưởng hoặc suy giảm
về sản lượng về cơ bản là do thiếu ngân quỹ, nhưng điều này không nhất thiết đúng. Một
công ty tăng trưởng nhanh có thể chứng kiến một sự gia tăng đáng kể các khoản phải thu,
hàng tồn kho và các máy mọc thiết bị mà không thể được tài trợ bằng các dạng kinh
doanh thông thường. Giả sử doanh thu tăng từ 100.000.000đ lên 200.000.000đ trong một

15
Giáo trình Quản trị Tài
năm đối với một công ty có lợi nhuận biên 5% trên doanh số. Đồng thời giả thiết rằng tài
sản bằng 50% doanh số và tăng từ 50.000.000đ lên 100.000.000đ khi doanh số tăng gấp
đôi. Lợi nhuận 10.000.000đ (5% x 200.000.000) sẽ không đủ để tài trợ 50.000.000đ tài
sản tăng thêm. Số tiền 40.000.000đ còn lại phải đến từ các nhà cung cấp, ngân hàng và có
lẽ cả các cổ đông. Cần lưu ý rằng, chỉ riêng lợi nhuận thường là không đủ để tài trợ cho
tăng trưởng đáng kể và một kế hoạch tài trợ chi tiết cần được triển khai. Các chủ doanh
nghiệp thường bối rối bởi tình trạng tăng lên trong doanh số và lợi nhuận nhưng lại giảm
tiền mặt trong két của mình.

7.3.1 Phương pháp lập báo cáo chuẩn (Pro Forma Statement)
Phương pháp bao quát (toàn diện) nhất của dự báo tài chính là phát triển một loạt
các báo cáo tài chính chuẩn hay báo cáo tài chính kế hoạch. Chúng ta sẽ đặc biệt lưu ý tới
báo cáo thu nhập chuẩn; báo cáo ngân sách và bảng cân đối kế toán chuẩn. Dựa trên các
báo cáo kế hoạch, công ty có thể dự báo được quy mô khoản phải thu, hàng tồn kho,
khoản phải trả và một số khoản mục khác cũng như lợi nhuận dự tính và các yêu cầu đi
vay của mình. Sau đó các nhân viên tài chính có thể theo dõi cẩn thận các diễn biến thực
tế so sánh với kế hoạch để có thể đưa ra các điều chỉnh cần thiết. Mặt khác, các ngân hàng
và những người cho vay khác cũng thường đòi hỏi các báo cáo này cho những chỉ dẫn
trong tương lai.
Để phát triển các báo cáo chuẩn cần phải có một cách tiếp cận mang tính hệ thống.
Trước hết chúng ta cần thiết lập một báo cáo thu nhập chuẩn dựa trên dự kiến doanh số và
kế hoạch sản xuất, sau đó sử dụng các dữ liệu này để lập ra dự toán ngân sách và cuối
cùng là tổng hợp tất cả các dữ liệu trên vào bảng cân đối kế toán chuẩn. Quá trình phát
triển các báo cáo tài chính chuẩn nay được mô tả trong hình 7.3

Bảng CĐKT trước

Bảng CĐKT
Dự báo doanh số Kế hoạch sản xuất Báo cáo thu nhập
chuẩn

Ngân sách vốn

Ngân sách hỗ trợ khác

15
Giáo trình Quản trị Tài

Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ sử dụng khuôn khổ thời gian 6 tháng để tạo
thuận lợi cho việc phân tích, mặc dù thủ tục tương tự có thể được mở rộng cho một năm
hoặc kỳ dài hơn.
Báo cáo thu nhập chuẩn
Giả sử công ty Việt An cần phải lập các báo cáo tài chính chuẩn cho nửa năm
2005. Báo cáo thu nhập chuẩn sẽ cung cấp một kế hoạch về lượng lợi nhuận công ty dự
kiến tạo ra trong kỳ. Để phát triển báo cáo thu nhập chuẩn, chúng ta cần tuân thủ bốn
bước quan trọng sau:
(1) Thiết lập một dự báo doanh số bán
(2) Xác lập kế hoach sản xuất và việc sử dụng nguyên liệu, lao động trực tiếp, chi
phí quản lý mới đi kèm để tạo ra lãi gộp
(3) Xác định các chi phí khác
(4) Xác định lợi nhuận bằng cách hoàn chỉnh báo cáo chuẩn thực tế.
Lập dự báo doanh số bán
Để phục vụ cho việc phân tích, chúng ta giả thiết rằng công ty Việt An có hai sản
phẩm chính là A và B. Kế hoạch sản xuất của chúng ta đòi hỏi bán 1.000 sản phẩm A và
2.000 sản phẩm B với giá là 30.000đ và 35.000đ. Tổng doanh số thể hiện ở bảng sau:
Sản phẩm A Sản phẩm B
Số lượng 1.000 2.000
Giá bán (đ) 30.000 35.000
Doanh số bán (đ) 30.000.000 70.000.000
Tổng (đ) 100.000.000

Xác định kế hoạch sản xuất và lãi gộp


Dựa trên doanh số đã dự báo, chúng ta có thể xây dựng được kế hoạch sản xuất cần
thiết cho kỳ 6 tháng. Số lượng sản phẩm được sản xuất sẽ tuỳ thuộc vào tồn kho ban đầu
của sản phẩm A và B, kế hoạch doanh số và mức tồn kho cuối kỳ mong muốn. Giả sử vào
ngày 1 tháng 1 năm 2005 công ty Việt An có tình hình tồn kho như ở bảng 7.2
Bảng 7.2 Tồn kho đầu kỳ
Sản phẩm A Sản phẩm B
Số lượng 85 180
Giá trị (đ) 16.000 20.000
Tổng giá trị (đ) 1.360.000 3.600.000
Cộng (đ) 4.960.000

Chúng ta sẽ cộng thêm lượng sản phẩm dự kiến bán trong 6 tháng tới vào lượng
tồn kho mong muốn cuối kỳ và trừ đi số tồn kho đầu kỳ để xác định nhu cầu sản xuất của
chúng ta. Tức là:
Mức bán dự kiến + Tồn kho cuối kỳ – Tồn kho đầu kỳ = Yêu cầu sản xuất. Kết quả
bước này thể hiện trên bảng 7.3.
Bảng 7.3 Yêu cầu sản xuất 6 tháng

15
Giáo trình Quản trị Tài
Sản phẩm A Sản phẩm B
- Số sản phẩm bán dự kiến 1.000 2.000
- Tồn kho cuối kỳ mong
muốn (Giả thiết bằng 10% số 100 200
bán ra trong kỳ)
- Tồn kho đầu kỳ 85 180
- Số sản phẩm cần sản xuất 1.015 2.020

Bây giờ chúng ta phải xác định chi phí để sản xuất các sản phẩm này. Như bảng
7.2 cho thấy, giá trị của 1 sản phẩm tồn kho là 16.000đ và 20.000đ đối với A và B. Chúng
ta giả thiết rằng, giá của nguyên liệu, lao động và chi phí quản lý đưa vào sản phẩm mới
đối với 2 sản phẩm bây giờ là 18.000đ và 22.000đ như ở bảng 7.4 dưới đây:
Bảng 7.4: Giá trị 1 sản phẩm (đ)
Sản phẩm A Sản phẩm B
Nguyên liệu 10.000 12.000
Lao động 5.000 6.000
Chi phí quản lý 3.000 4.000
Cộng 18.000 22.000
Tổng chi phí đòi hỏi đối với các sản phẩm mới cho 6 tháng được thể hiện trong
bảng 7.5
Bảng 7.5 Tổng chi phí sản xuất
Sản phẩm A Sản phẩm B
Số sản phẩm 1.015 2.020
Chi phí 1 sản phẩm (đ) 18.000 22.000
Tổng chi phí (đ) 18.270.000 44.440.000
62.710.000

Giá bán sản phẩm


Cân nhắc chính trong việc thiết lập một báo cáo thu nhập chuẩn là các chi phí đi
liền với các sản phẩm được bán ra trong kỳ xem xét (giá bán sản phẩm). Lưu ý rằng trong
trường hợp sản phẩm A chúng ta dự kiến bán 1000 sản phẩm nhưng đang sản xuất 1.015
sản phẩm để tăng mức tồn kho lên 15 sản phẩm. Để xác định lợi nhuận, chúng ta sẽ không
tính 15 sản phẩm thêm này vào doanh số hiện hành. Mặt khác, để xác định giá trị của
1.000 sản phẩm được bán trong kỳ, chúng ta sẽ giả thiết Công ty Việt An sử dụng phương
pháp kế toán FIFO (Nhập trước, xuất trước) và do vậy công ty sẽ trước hết phân bổ vào
giá trị của doanh số hiện hành phần tồn kho đầu kỳ và sau đó là phần hàng hoá được sản
xuất trong kỳ.
Trong bảng 7.6 thể hiện thu nhập, chi phí đi kèm với hàng hoá được bán và lãi gộp
đối với cả 2 sản phẩm.
Bảng 7.6 Phân bổ chi phí sản xuất và xác định lãi gộp
Sản phẩm A Sản phẩm B Tổng hợp

15
Giáo trình Quản trị Tài
Số lượng bán ra 1.000 2.000 3.000
Giá bán (1000đ) 30 35
Doanh thu (1000đ) 30.000 70.000 100.000
Giá trị của hàng bán
Tồn kho cũ
Số lượng 85 180
Giá trị 1 sản phẩm (1000đ) 16 20
Tổng (1000đ) 1.360 3.600
Tồn kho mới
Số lượng 915 1.820
Giá trị 1 sản phẩm (1000đ) 18 22
Tổng (1000đ) 16.470 40.040
Tổng giá trị của hàng bán (1000đ) 17.830 43.640 61.470
Lãi gộp (1000đ) 12.170 26.360 38.530

Chẳng hạn, 1.000 sản phẩm A được bán với tổng doanh thu là 30.000.000đ. Trong
1000 sản phẩm này có 85 sản phẩm từ tồn kho ban đầu với trị giá 16.000đ/1sản phẩm và
915 sản phẩm lấy từ sản xuất hiện hành với trị giá 18.000đ/1sản phẩm. Như vậy, tổng giá
trị hàng bán ra đối với A là 17.830.000đ và lãi gộp thu được là 12.170.000đ. Tương tự đối
với sản phẩm B, với doanh số 70.000.000đ, giá trị của hàng bán là 43.640.000đ và lãi gộp
là 26.360.000đ. Doanh số tổng hợp của cả hai sản phẩm là 100.000.000đ với giá trị hàng
bán là 61.470.000đ và lãi gộp là 38.530.000đ.
Đến đây, chúng ta cũng tính được giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ nhằm sử dụng
cho việc lập báo cáo tài chính sau này. Kết quả được thể hiện như sau:
Tồn kho đầu kỳ: 4.960.000 đ
Tổng giá trị sản xuất : 62.710.000đ
Tổng hàng tồn kho có thể bán: 67.670.000đ
Giá trị của hàng bán: 61.470.000đ
Tồn kho cuối kỳ: 6.200.000đ
Các khoản mục chi phí khác
Sau khi đã có tổng doanh thu, trị giá của hàng bán và lãi gộp chúng ta phải trừ đi
các khoản chi phí khác để tính được giá trị lợi nhuận thuần. Chúng ta sẽ phải khấu trừ các
chi phí hành chính và quản lý chung cũng như tiền lãi khỏi lãi gộp để được thu nhập trước
thuế, sau đó trừ đi thuế để xác định thu nhập sau thuế và cuối cùng trừ đi lợi tức cổ phiếu
để xác định phần đóng góp vào thu nhập để lại. Trong ví dụ của chúng ta, giả thiết công ty
Việt An có chi phí hành chính và quản lý chung là 12.000.000đ, tiền lãi là 1.500.000đ và
lợi tức cổ phiếu là 1.500.000đ.
Báo cáo thu nhập chuẩn thực tế.
Kết hợp lãi gộp trong bảng 7.6 và các giả thiết về các khoản chi phí khác, chúng ta
có thể lập được báo cáo thu nhập chuẩn như trong bảng 7.7
Bảng 7.7 Báo cáo thu nhập chuẩn 30/6/2005
Chỉ tiêu Số tiền (1000đ)
Doanh số 100.000

15
Giáo trình Quản trị Tài
Giá trị hàng bán 61.470
Lãi gộp 38.530
Chi phí hành chính và quản lý 12.000
Lợi nhuận hoạt động (Thu nhập trước thuế 26.530
và lãi vay - EBIT)
Lãi tiền vay 1.500
Thu nhập trước thuế (EBT) 25.030
Thuế (20%) 5.006
Thu nhập sau thuế (EAT) 20.024
Lợi tức cổ phiếu thường 1.500
Tăng về thu nhập để lại 18.524

Ngân sách vốn


Như trên đã chỉ ra, việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận không nhất thiết đảm bảo sẽ
có một lượng tiền tương ứng trong tay để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính khi chúng đến
hạn. Một doanh số có khả năng sinh lợi có thể tạo ra khoản phải thu trong ngắn hạn
nhưng không phải là khoản tiền ngay lập tức để đáp ứng các thanh toán đến hạn. Vì lý do
này, chúng ta phải chuyển báo cáo thu nhập chuẩn thành luồng tiền. Trong quá trình này,
chúng ta chia báo cáo thu nhập chuẩn dài hơn thành các khoảng thời gian nhỏ hơn và chi
tiết hơn để đánh giá theo từng mùa và tháng các luồng tiền vào và ra. Một số tháng có thể
thể hiện một doanh số rất cao hoặc thấp hoặc có thể đòi hỏi lợi tức cổ phiếu, thuế hay chi
phí tư bản.
Các khoản thu
Trong trường hợp của công ty Việt An, chúng ta sẽ chia báo cáo thu nhập chuẩn
nửa đầu của năm 2005 thành một chuỗi ngân sách theo tháng với các số liệu giả thiết như
sau:
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6
15.000.000 10.000.000 15.000.000 25.000.000 15.000.000 20.000.000
Một phân tích thận trọng các số liệu về doanh thu và các khoản phải thu quá khứ
cho thấy 20% doanh thu được thu trong tháng bán hàng và 80% trong tháng tiếp theo. Các
khoản thu liên quan đến doanh số bán hàng tháng được thể hiện trong bảng 7.8 với giả
thiết doanh số tháng 12 năm 2004 là 12.000.000đ.
Bảng 7.8 Khoản thu hàng tháng
Đơn vị: 1000 đ
Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
12 1 2 3 4 5 6
Doanh số 12.000 15.000 10.000 15.00 25.000 15.000 20.000
Khoản phải thu 0
(20% doanh số 3.000 2.000 5.000 3.000 4.000
hiện hành) 3.000
Khoản phải thu
(80% doanh số 9.6000 12.000 12.000 20.000 12.000
của tháng trước) 8.000

15
Giáo trình Quản trị Tài
Tổng thu 12.600 14.000 17.000 23.000 16.000
11.00
0
Như bảng 7.8 cho thấy, luồng tiền vào dao động trong khoảng 11.000.000đ đến
23.000.000đ với mức cao nhất vào tháng 5. Sau đây chúng ta sẽ xét tới luồng ra hàng
tháng.
Các khoản chi
Cân nhắc cơ bản tới các khoản phải chi là các chi phí hàng tháng gắn với hàng tồn
kho được sản xuất trong kỳ (nguyên liệu, lao động và chi phí quản lý) và các khoản chi
phí hành chính chung, lãi vay, thuế và lợi tức cổ phiếu. Chúng ta cũng cân nhắc các khoản
thanh toán cho bất kỳ máy móc thiết bị và khoản mục mới nào thể hiện trên báo cáo thu
nhập chuẩn của chúng ta. Các chi phí đi liền với các sản phẩm được chế tạo trong kỳ có
thể được lấy từ các số liệu ở các phần trên. Trên cơ sở các dữ liệu trên chúng ta có bảng
tổng hợp sau:
Bảng 7.9 Tổng hợp chi phí sản xuất
Sản phẩm A Sản phẩm B Chi phí
Số sp Chi phí Tổng Số sp Chi phí Tổng chi kết
/s p chi phí /s p phí hợp
(1000đ) (1000đ (1000đ (1000đ) (1000đ
) ) )
Nguyên liệu 1.015 10 10.150 2.020 12 24.240 34.390
Lao động 1.015 5 5.075 2.020 6 12.120 17.195
Chi phí quản lý 1.015 3 3.045 2.020 4 8.080 11.125
Tổng 62.710

Như bảng 7.9 cho thấy, tổng chi phí hợp thành trong hai sản phẩm gồm nguyên
liệu 34.390.000đ; Lao động 17.195.000đ và chi phí quản lý 11.125.000đ. Giả thiết rằng
tất cả các chi phí này gánh chịu như nhau mỗi tháng trong kỳ 6 tháng. Mặc dù doanh thu
khác nhau giữa các tháng, giả thiết rằng chúng ta đang áp dụng mức sản xuất hàng tháng
nhằm đảm bảo hiệu quả tối đa trong việc sử dụng các nguồn lực sản xuất khác nhau. Chi
phí trung bình hàng tháng của các yếu tố được thể hiện trong bảng 7.10 dưới đây.
Bảng 7.10 Chi phí sản xuất trung bình hàng tháng
Tổng chi phí Thời gian Chi phí bình quân tháng
Nguyên liệu 34.390.000 6 tháng 5.732.00
Lao động 17.195.000 6 tháng 2.866.000
Chi phí quản lý 11.125.000 6 tháng 1.864.000

Giả thiết rằng nguyên liệu được thanh toán một tháng sau khi mua. Lao động và
chi phí quản lý thể hiện luồng tiền ra trực tiếp hàng tháng, lãi vay, thuế và lợi tức cổ phiếu
cũng tương tự và giả thiết mua 8.000.000đ thiết bị mới vào tháng 2 và 10.000.000đ vào
tháng 6. Tổng hợp luồng tiền ra được thể hiện trên bảng 7.11.
Bảng 7.11 Tổng hợp luồng tiền ra các tháng.
Đơn vị: 1000đ

15
Giáo trình Quản trị Tài
Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
12 1 2 3 4 5 6
- Mua nguyên liệu 4.500 5.732 5.732 5.732 5.732 5.732 5.732
tháng 4.500 5.732 5.732 5.732 5.732 5.732
- Thanh toán nguyên 2.866 2.866 2.866 2.866 2.866 2.866
liệu 1.854 1.854 1.854 1.854 1.854 1.854
- Chi phí lao động 2.000 2.000 2.000 2.000 2.000 2.000
tháng
- Chi phí quản lý tháng 1.500
- Chi phí hành chính và 2.503 2.503
quản lý chung 1.500
- Lãi vay 8.000 10.00
- Thuế 11.22 20.45 14.95 12.45 12.45 0
- Lợi tức cổ phiếu 0 2 5 2 2 27.95
- Mua thiết bị mới 3
- Tổng thanh toán

Ngân sách thực tế


Bây giờ chúng ta sẽ kết hợp luồng tiền nhận được với luồng thanh toán hàng tháng
thành báo cáo luồng tiền thể hiện trong bảng 7.12 dưới đây để xác định luồng tiền thuần.
Bảng 7.12 Luồng tiền hàng tháng
Đơn vị: 1000đ
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6
Tổng thu 12.600 14.000 11.000 17.000 23.000 16.000
Tổng chi 11.220 20.452 14.955 12.452 12.452 27.953
Luồng tiền thuần 1.380 (6.452) (3.955) 4.548 10.548 (11.953
)

Mục đích cơ bản của ngân sách vốn là cho phép công ty dự đoán được nhu cầu
ngân quỹ từ bên ngoài vào cuối mỗi tháng. Trong trường hợp trên, chúng ta giả thiết rằng
công ty Việt An mong muốn có số dư tiền tối thiểu 5.000.000đ suốt thời kỳ. Nếu nó thấp
hơn mức tiền này, công ty sẽ vay vốn từ ngân hàng. Nếu nó trên mức này và công ty có
một khoản vay, nó sẽ dùng số tiền vượt mức để giảm khoản vay. Dạng tài trợ này được
thể hiện trên bảng 7.13 trong đó thể hiện đầy đủ cả các khoản đi vay và trả nợ.
Bảng 7.13 Ngân sách vốn có tính cả khoản đi vay và trả nợ
Đơn vị: 1000đ
Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
1 2 3 4 5 6
1.Luồng tiền thuần 1.380 (6.452) (3.955) 4.548 10.548 (11.95
2. Dư đầu kỳ 5.000 6.380 5.000 5.000 5.000 3)
3. Dư tích luỹ 6.380 (72) 1.045 9.548 15.548 11.069
4. Vay hoặc trả vay hàng - 5.072 3.955 (4.548) (4.479) (884)
tháng - 5.072 9.027 4.479 - 5.884

15
Giáo trình Quản trị Tài
5. Dư nợ tích luỹ 6.380 5.000 5.000 5.000 11.069 5.884
6. Dư cuối kỳ 5.000

Trong dòng thứ nhất của bảng 7.13 cho thấy luồng tiền thuần được thêm vào số dư
đầu kỳ để tính được số dư tích luỹ. Dòng thứ tư là tiền vay hoặc trả nợ hàng tháng nhằm
duy trì số dư tối thiểu 5.000.000đ. Dòng thứ năm thể hiện nợ tích luỹ hiện hành của tất cả
các tháng. Cuối cùng, dòng thứ sáu là số dư cuối các tháng.
Vào cuối tháng 1 công ty có 6.380.000đ nhưng vào cuối tháng 2 số dư tích luỹ của
công ty lại âm, do đó cần một khoản vay là 5.072.000đ nhằm duy trì số dư 5.000.000đ.
Công ty có khoản vay trên sổ sách tân tới tháng 5, khi đó số dư cuối kỳ là 11.069.000đ.
Trong tháng 4 và tháng 5, số dư tích luỹ lớn hơn số dư tối thiểu yêu cầu (5.000.000đ) nên
khoản tiền trả nợ vay 4.548.000đ và 4.479.000đ được thực hiện để thanh toán hết nợ vay
vào tháng 5. Trong tháng 6, công ty lại phải vay 5.884.000đ để đảm bảo dư cuối kỳ
5000.000đ.
Bảng cân đối kế toán chuẩn
Bây giờ chúng ta sẽ phối hợp báo cáo thu nhập chuẩn với ngân sách vốn để lập
thành bảng cân đối kế toán chuẩn. Bởi vì bảng cân đối thể hiện các thay đổi tích luỹ của
công ty theo thời gian , chúng ta trước hết hãy xem xét bảng cân đối kỳ trước sau đó sẽ
chuyển các mục theo thời gian để thể hiện ngày 30 tháng 6 năm 2005. Bảng cân đối cuối
cùng ngày 31 tháng 12 năm 2004 được thể hiện như sau:
Bảng cân đối kế toán
31/12/2004
Tài sản
Tài sản lưu động
1. Tiền 5.000.000
2. Chứng khoán 3.200.000
3. Các khoản phải thu 9.600.000
4. Hàng tồn kho 4.960.000
Tổng tài sản lưu động 22.760.000
5. Máy móc, thiết bị 27.740.000
Tổng tài sản 50.500.000
Nợ và vốn chủ sở hữu
6. Các khoản phải trả 4.500.000
7. Các giấy nhận nợ 0
8. Nợ dài hạn 15.000.000
9. Cổ phiếu thường 10.500.000
10. Thu nhập để lại 20.500.000
Tổng nợ và vốn chủ sở hữu 50.500.000

Để xây dựng bảng cân đối kế toán chuẩn ngày 30 tháng 6 năm 2005, một số khoản
mục của bảng cân đối cũ sẽ giữ nguyên không đổi, trong khi một số mục khác sẽ nhận giá
trị mới. Kết quả thể hiện trong bảng 7.14.
Bảng 7.14

16
Giáo trình Quản trị Tài
Bảng cân đối kế toán
30/6/2005
Tài sản
Tài sản lưu động
1. Tiền 5.000.000
2. Chứng khoán 3.200.000
3. Các khoản phải thu 16.000.000
4. Hàng tồn kho 6.200.000
Tổng tài sản lưu động 30.400.000
5. Máy móc, thiết bị 45.740.000
Tổng tài sản 76.140.000
Nợ và vốn chủ sở hữu
6. Các khoản phải trả 5.732.000
7. Các giấy nhận nợ 5.884.000
8. Nợ dài hạn 15.000.000
9. Cổ phiếu thường 10.500.000
10. Thu nhập để lại 39.024.000
Tổng nợ và vốn chủ sở hữu 76.140.000

Phân tích báo cáo chuẩn


So sánh giữa bảng cân đối kế toán chuẩn mới với bảng cân đối cũ chúng ta thấy tài
sản đã tăng lên 25.640.000đ. Số tăng lên được tài trợ bởi các khoản phải trả, các phiếu nợ
và lợi nhuận (thể hiện ở khoản thu nhập để lại tăng lên). Mặc dù công ty có khả năng sinh
lợi cao, nó vẫn cần tới sự tài trợ từ ngân hàng là 5.884.000đ để hỗ trợ cho mức tăng lên
của tài sản. Điều này thể hiện ở chênh lệch giữa 25.640.000đ tăng lên của tài sản và
1.232.000đ tăng lên của khoản phải trả cũng như 18.524.000đ tăng lên của thu nhập để
lại.

7.3.2 Phương pháp tỷ lệ so với doanh thu (Percent-of-Sales Method)


Một cách khác trong việc theo đuổi luồng tiền để xác định nhu cầu tài chính là giả
thiết rằng các khoản mục trên bảng cân đối sẽ duy trì một tỷ lệ nhất định trong quan hệ
với doanh thu. Sau đó chúng ta sẽ chỉ ra sự thay đổi trong doanh thu và xác định nhu cầu
tài trợ có liên quan. Đây gọi là phương pháp tỷ lệ so với doanh thu. Chẳng hạn, giả thiết
có các dữ liệu về bảng cân đối kế toán, tỷ lệ phần trăm so với doanh thu và doanh thu
200.000.000đ của công ty Việt An thể hiện trong bảng 7.15 như sau
Bảng 7.15.
Bảng cân đối kế toán và phần trăm so với doanh số của công ty Việt An
Tài sản (1000đ) Nợ và vốn chủ sở hữu (1000đ)
Tiền 5.000 Các khoản phải trả 40.000
Các khoản phải thu 40.000 Chi phí phải trả 10.000
Hàng tồn kho 25.000 Các phiếu nợ 15.000
Tổng tài sản lưu động 70.000 Cổ phiếu thường 10.000
Thiết bị 50.000 Thu nhập để lại 45.000

16
Giáo trình Quản trị Tài
Tổng tài sản 120.000 Tổng nợ và vốn CSH 120.000
Phần trăm so với doanh số (200.000.000đ)
Tiền 2,5% Các khoản phải trả 20,0%
Các khoản phải thu 20,0% Chi phí phải trả 5,0%
Hàng tồn kho 12,5% 25%
Tổng tài sản lưu động 35,0%
Thiết bị 25%
60%

Từ bảng trên chúng ta thấy: tiền mặt 5.000.000đ thể hiện 2,5% của doanh số
200.000.000đ; các khoản phải thu 40.000.000đ bằng 20% doanh thu v.v… Đối với các
phiếu nợ, cổ phiếu thường và thu nhập để lại không tính tỷ lệ phần trăm so với doanh số
vì chúng được giả thiết không duy trì mối quan hệ trực tiếp với quy mô doanh số. Lưu ý
rằng, bất cứ mức tăng nào trong doanh số cũng nhất thiết làm tăng 60% tài sản. Trong
60% này 25% sẽ được tài trợ thông qua các khoản phải trả và các chi phí phải trả còn lại
35% được tài trợ bằng lợi nhuận và các nguồn tài trợ bổ sung bên ngoài. Chúng ta giả
thiết rằng công ty Việt An có khoản thu nhập sau thuế bằng 6% doanh thu và 50% lợi
nhuận được dùng để trả lợi tức cổ phiếu.
Nếu doanh số tăng từ 200.000.000đ lên 300.000.000đ, 100.000.000đ tăng thêm
trong doanh thu sẽ đòi hỏi 35.000.000đ (35%) tài trợ bổ sung. Bởi vì chúng ta sẽ kiếm
được 6% trên tổng doanh số 300.000.000đ nên lợi nhuận sẽ là 18.000.000đ. Với 50% chi
lợi tức cổ phiếu, 9.000.000đ sẽ được dùng để tài trợ nội bộ. Điều này nghĩa là
26.000.000đ trong số 35.000.000đ sẽ phải được tài trợ từ nguồn bên ngoài. Chúng ta có
thể khái quát hoá công thức xác định nhu cầu tài trợ mới như sau:
A L
(RNF) = (S) - (S) - PS2(1 – D)
S S

Trong đó:
A/S = Tỷ lệ % tài sản biến đổi với doanh số (60%)
S = Thay đổi trong doanh số (100.000.000đ)
L/S = Tỷ lệ % nợ biến đổi với doanh số (25%)
P = Lợi nhuận biên (6%)
S2 = Mức doanh số mới (300.000.000đ)
D = Tỷ lệ trả lợi tức cổ phiếu (50%)
Thay các dữ liệu trong ví dụ trên vào công thức trên sẽ có:
RNF = 60% (100.000.000) – 25%(100.000.000) – 6%(300.000.000) (1 – 0,5) =
60.000.000 – 25.000.000 – 18.000.000 (0,5) = 26.000.000 đ.
26.000.000đ đòi hỏi nguồn tài trợ mới từ bên ngoài này có thể được tài trợ từ ngân
hàng hoặc các nguồn phù hợp khác.
Sử dụng phương pháp tỷ lệ phần trăm so với doanh số dễ hơn nhiều so với việc
tính toán thông qua các luồng tiền khác nhau để thu được báo cáo chuẩn. Tuy nhiên, kết
quả thu được lại kém ý nghĩa hơn nhiều và chúng ta không có được các dữ liệu chia theo

16
Giáo trình Quản trị Tài
từng tháng. Phương pháp tỷ lệ phần trăm so với doanh số là một cách tiếp cận khái quát,
trong khi phương pháp báo cáo chuẩn cho kết quả chính xác hơn. Tuy nhiên, bất kỳ
phương pháp nào chúng ta sử dụng, các kết quả cũng chỉ có ý nghĩa hay tính hiện thực khi
các giả thiết về doanh số và sản xuất là tương đối chính xác.
Tóm lại
Các dự báo tài chính cho phép các nhà quản trị tài chính dự báo các sự kiện trước
khi chúng xảy ra, nhất là nhu cầu về tài trợ từ nguồn bên ngoài. Một điều quan trọng là sự
tăng trưởng có thể đòi hỏi các nguồn tài trợ bổ sung bởi vì lợi nhuận thường không đủ bù
đắp mức tăng thuần của các khoản phải thu, tồn kho và các tài sản khác.
Có nhiều phương pháp khác nhau để dự báo nhu cầu vốn và các nguồn tài trợ. Mỗi
phương pháp có những hạn chế nhất định của nó. Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể của công
ty mà các nhà quản trị tài chính có thể lựa chọn phương pháp thích hợp nhất cho mình.

16
Giáo trình Quản trị Tài
Chương 8: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
TRONG MỘT SỐ BỐI CẢNH ĐẶC BIỆT

Bất cứ doanh nghiệp nào trong quá trình kinh doanh đều muốn không ngừng mở
rộng quy mô hoạt động, ngày càng nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thương trường
không chỉ ở thị trường trong nước mà còn muốn vươn xa hơn ra thị trường quốc tế. Ngoài
những hoạt động phát triển doanh nghiệp thông thường như đầu tư để xây dựng nhà máy
mới, các doanh nghiệp còn có những cách thức khác như mua lại, hợp nhất, sáp nhập
doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị
trường, bên cạnh những doanh nghiệp thành đạt, cũng có không ít doanh nghiệp lâm vào
con đường suy thoái và đi đến phá sản. Những bối cảnh đặc biệt này đặt ra cho nhà quản
trị tài chính hàng loạt vấn đề cần giải quyết như: đáp ứng nhu cầu khá lớn về ngân quỹ
cho phát triển, mua lại, hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp; quản trị tài chính trong kinh
doanh quốc tế, tổ chức lại hoạt động tài chính doanh nghiệp…Ngoài ra, với những doanh
nghiệp có hoạt động kinh doanh quốc tế, môi trường kinh doanh rộng lớn buộc nhà quản
trị tài chính doanh nghiệp cần có những nhìn nhận đánh giá một cách tổng quan hơn để có
những quyết định quản trị thích hợp. Do đó, nội dung của chương 8 sẽ đề cập đến những
vấn đề sau:
- Các hình thức và động cơ thúc đẩy việc mua lại, hợp nhất, sáp nhập doanh
nghiệp. Các phương pháp định giá doanh nghiệp mua lại, hợp nhất và/hay sáp nhập.
- Phá sản doanh nghiệp, tổ chức lại hoạt động doanh nghiệp, giải quyết công nợ
theo thể thức tự nguyện và theo luật phá sản.
- Một số vấn đề cần lưu ý quản trị tài chính quốc tế.

8.1. Quản trị tài chính trong hoạt động mua lại, hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp
8.1.1. Các hình thức mua lại, hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp
Các mục tiêu về gia tăng quy mô doanh nghiệp và đa dạng hóa hoạt động kinh
doanh có thể thực hiện bằng các giải pháp tăng trưởng nội sinh (đầu tư mở rộng quy mô,
phát triển thêm các lĩnh vực kinh doanh mới, đầu tư theo chiều sâu…) và / hoặc ngoại
sinh qua hình thức mua lại, hợp nhất hay sáp nhập doanh nghiệp. Thuật ngữ “mua lại”,
“hợp nhất” và “sáp nhập” thường được sử dụng để đề cập đến tình huống một công ty
“hợp nhất” với một hay một số công ty khác.
* Mua lại doanh nghiệp
Giao dịch mua lại xảy ra khi một doanh nghiệp mua được toàn bộ tài sản và các
khoản nợ của một doanh nghiệp khác với một giá nào đó. Doanh nghiệp bị bán chấm dứt
sự tồn tại của nó với tư cách một thực thể độc lập. Công ty mua lại trả cho chủ cũ của
doanh nghiệp bị bán tiền mặt, hoặc chứng khoán (thường là cổ phiếu) theo giá mua lại đã
thỏa thuận.
* Hợp nhất doanh nghiệp
Hợp nhất doanh nghiệp là hai hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị hợp
nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển
toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời
chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

16
Giáo trình Quản trị Tài
* Sáp nhập doanh nghiệp
Một hoặc một số công ty cùng loại (gọi chung là công ty bị sáp nhập) có thể sáp
nhập vào một công ty khác (gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài
sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt
sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
Để ra đời một công ty hợp nhất/ sáp nhập, các công ty có liên quan phải chuẩn bị
hợp đồng hợp nhất/ sáp nhập và dự thảo điều lệ của công ty hợp nhất/ nhận sáp nhập, xác
định phương án sử dụng lao động, thời gian, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản,
chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần và trái phiếu của công ty hợp nhất/ bị sáp nhập và gửi
hồ sơ đăng ký kinh doanh đến các cơ quan có thẩm quyền theo luật của mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam, theo quy định hiện hành (Luật doanh nghiệp năm 2005), trường hợp
hợp nhất/ sáp nhập mà theo đó công ty hợp nhất/ nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến
50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty phải thông báo cho cơ
quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất/ sáp nhập. Các trường hợp hợp nhất/
sáp nhập mà theo đó công ty hợp nhất/ nhận sáp nhập có thị phần trên 50% thì bị nghiêm
cấm (trừ các trường hợp miễn trừ theo quy định của pháp luật).
Các phương thức mua lại, hợp nhất, sáp nhập: Khi một doanh nghiệp tiếp quản
một doanh nghiệp khác dưới hình thức mua lại hay sáp nhập thì những hoạt động đó cũng
đều mang một trong ba đặc tính của sự kết hợp đó là: kết hợp theo chiều ngang, kết hợp
theo chiều dọc và kết hợp theo phương thức liên ngành.
+ Kết hợp theo chiều ngang: được tiến hành giữa các doanh nghiệp trong cùng một
ngành kinh doanh. Khi các doanh nghiệp hợp nhất theo hình thức này sẽ có tác dụng làm
cho mức độ cạnh tranh trên thị trường giảm xuống, điều này thể hiện rõ nét trong những
ngành có mức độ cạnh tranh cao. Để hạn chế ảnh hưởng của sáp nhập đến cạnh tranh, luật
pháp của nhiều quốc gia không cho phép tiến hành một sự hợp nhất mà hậu quả tiềm ẩn
lâu dài đưa đến là giảm bớt tính cạnh tranh trên thị trường.
+ Kết hợp theo chiều dọc: được tiến hành giữa một doanh nghiệp với các doanh
nghiệp khác có liên quan đến đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp như nhà cung cấp, hay
khách hàng của doanh nghiệp. Đây là sự kết hợp giữa các doanh nghiệp cùng tuyến sản
phẩm, nhưng khác nhau về chức năng sản xuất, kinh doanh.
+ Kết hợp theo phương thức liên ngành: được tiến hành giữa hai doanh nghiệp
không cùng hoạt động trong một lĩnh vực kinh doanh. Các doanh nghiệp này không cạnh
tranh với nhau, cũng không có mối liên hệ về cung ứng nguyên liệu hay mua bán sản
phẩm với nhau. Mục đích của phương thức kết hợp này nhằm đa dạng hóa các lĩnh vực
ngành nghề kinh doanh để tăng lợi nhuận, phân tán rủi ro…
So với các giải pháp nội sinh, sự tăng trưởng phát triển doanh nghiệp bằng các giải
pháp mua lại, hợp nhất hay sáp nhập có một số lợi thế sau:
- Yếu tố thời gian: Tăng trưởng doanh nghiệp bằng cách mua lại, hợp nhất hay sáp
nhập thường mang đến những cơ sở sản xuất, kinh doanh mới nhanh hơn. Hơn nữa, trong
điều kiện kinh tế thị trường luôn luôn biến động, yếu tố thời gian là vô cùng quan trọng,
vì nhà quản trị khó có thể xác định được chính xác mức cầu của thị trường đối với một
loại sản phẩm sẽ tồn tại trong bao lâu. Do vậy doanh nghiệp sớm tăng cường thêm được
cơ sở và nhanh chóng đi vào sản xuất, kinh doanh thì có điều kiện tận dụng những thuận

16
Giáo trình Quản trị Tài
lợi do thị trường mang lại nhiều hơn.
- Phí tổn: Các cơ sở sản xuất, kinh doanh cần thiết có thể được hình thành với giá
rẻ hoặc hợp lý bằng cách mua quyền sở hữu cổ phần của công ty hiện hữu. Chứng khoán
của công ty này vì nhiều lý do có thể bán với giá thấp hơn giá trị thực của chúng. Mặt
khác, khi mua lại các công ty, doanh nghiệp tận dụng được những lợi thế vốn có của các
doanh nghiệp bị mua lại, hay sáp nhập (lợi thế về nhân sự, về công nghệ…). Đây là giải
pháp hữu hiệu và nhanh chóng nhất để đáp ứng nhu cầu quản trị và triển khai hoạt động
sản xuất, kinh doanh, góp phần giảm thiểu chi phí doanh nghiệp.
- Rủi ro và hiệu quả kinh doanh: sản phẩm mới với việc tổ chức quá trình sản xuất,
kinh doanh mới (qua tăng trưởng nội sinh) có thể có nhiều rủi ro, bất trắc hơn so với việc
doanh nghiệp mở rộng, đa dạng hóa kinh doanh bằng hoạt động mua lại, hợp nhất và sáp
nhập. Mặt khác, việc mua lại, hợp nhất hay sáp nhập là một trong những phương pháp
khá hữu hiệu bảo đảm cho hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được ổn định. Bởi vì,
(1) các doanh nghiệp bị mua lại, hợp nhất hay sáp nhập đã được khẳng định qua một giai
đoạn hoạt động và có một vị thế nhất định trên thị trường, (2) quyết định mua lại, hợp
nhất hay sáp nhập được đưa ra trên cơ sở cân nhắc thận trọng về hiệu quả khi tái cấu trúc
lại công ty.
- Lợi thế về cạnh tranh: việc phát triển sản phẩm mới và thị trường mới có thể thực
hiện bằng sáp nhập hoặc tự đầu tư tìm kiếm, thăm dò và mở rộng thị trường. Tuy nhiên,
với các doanh nghiệp đang ở giai đoạn mới phát triển, nhờ cách thức sáp nhập mà có thể
tránh khỏi phải cạnh tranh trong điều kiện khó khăn hơn, khắc nghiệt hơn. Việc kiểm soát
thị trường có thể thực hiện một cách nhanh chóng hơn và ít rủi ro hơn.

8.1.2. Những động cơ thúc đẩy việc mua lại, hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp
Có khá nhiều lý do để mua lại, hợp nhất hay/và sáp nhập một doanh nghiệp. Tuy
nhiên, chúng ta khó có thể giải thích một cách đầy đủ về hiện tượng tại nhiều nước phát
triển, trong một số thời kỳ, các hoạt động mua lại, hợp nhất, sáp nhập diễn ra rất rầm rộ,
và trong một số thời kỳ khác lại rất trầm lắng. Sau đây là một số nguyên nhân cơ bản thúc
đẩy một số doanh nghiệp thực hiện các giao dịch mua lại, hợp nhất hay sáp nhập doanh
nghiệp.
* Động cơ hiệu quả kinh tế
Động cơ hiệu quả kinh tế được coi là động lực chủ yếu thúc đẩy các hoạt động tiếp
quản các công ty khác. Động cơ này có thể thúc đẩy việc thực hiện các hoạt động hợp
nhất các doanh nghiệp trên cả ba phương diện: theo chều ngang, theo chiều dọc, hay kết
hợp liên ngành.
Hiệu quả kinh tế thu được từ các hoạt động hợp nhất chủ yếu xuất phát từ lợi thế
của sản xuất quy mô lớn. Do sự mua lại, hợp nhất hay sáp nhập dẫn tới quy mô sản xuất
của công ty phát triển, nhưng các chi phí cố định giảm xuống, hoặc không tăng cùng quy
mô sản xuất, làm gia tăng hiệu quả sản xuất.
Cũng cần lưu ý rằng, hiệu quả kinh tế được đề cập ở đây là hiệu quả tiềm năng,
còn trên thực tế chúng chưa trở thành hiện thực khi một công ty mới chỉ mua được cổ
phần hay tài sản của công ty khác. Hiệu quả thực tế đạt đến đâu, hoàn toàn tùy thuộc vào
tình hình triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

16
Giáo trình Quản trị Tài
* Động cơ hiệu quả tài chính
Hiệu quả tài chính là nguồn lợi nhuận do giao dịch mua lại, hợp nhất hay sáp nhập
mang đến. Có 4 khía cạnh chủ yếu thường đem lại những khoản tiết kiệm cho các giao
dịch này là: giảm thuế, giảm chi phí phát hành chứng khoán mới, tăng tiềm năng vay
mượn và chi phí sử dụng nợ thấp.
Trước tình trạng một công ty bị thua lỗ có thể tạo cơ hội cho một công ty khác
thôn tính nó. Trong phạm vi cho phép, công ty mua lại, hợp nhất, nhận sáp nhập công ty
thua lỗ có thể được phép khấu trừ khoản lỗ của công ty bị thôn tính vào lợi nhuận những
năm kế tiếp. Do vậy, công ty mua lại/ nhận sáp nhập được hưởng phần lợi nhuận do giảm
thuế, trong khi đó, nếu công ty bị thôn tính vẫn tồn tại nó không thể khấu trừ lỗ do không
có thu nhập nộp thuế. Tất nhiên đây không phải là lý do chính. (Lý do cơ bản để đi đến
quyết định có mua lại, nhận sáp nhập một doanh nghiệp hay không là kết quả dự báo về
hiệu quả kinh tế, tài chính đạt được khi công ty quyết định tái cấu trúc lại hoạt động của
công ty bằng biện pháp mua lại hay sáp nhập).
Trong tình huống hai công ty sáp nhập lại, có thể cho phép chúng tiết kiệm chi phí
phát hành các loại chứng khoán mới. Chi phí phát hành tính trên một đơn vị đồng vốn huy
động được sẽ giảm đi do quy mô phát hành tăng, và đã đem lại nguồn lợi ròng cho công
ty.
Một lợi thế nữa đối với công ty thực hiện việc mua lại, hợp nhất hay sáp nhập một
công ty khác là nó có vị thế tín dụng cao hơn, bởi thu nhập của công ty sau hợp nhất, sáp
nhập, hay mua lại thường lớn hơn lợi nhuận của từng công ty riêng rẽ. Mặt khác, có nhiều
cơ sở để tin rằng, những doanh nghiệp thực hiện việc mua lại, hợp nhất, hay sáp nhập với
doanh nghiệp khác thường tạo ra sự an toàn cao hơn cho các trái chủ của nó, bởi họ có
thêm sự bảo đảm từ những tài sản của doanh nghiệp mới được hợp nhất.
Cuối cùng, do khả năng vay mượn nhiều hơn nên tổng chi phí trả lãi vay tăng lên,
làm giảm thuế thu nhập phải nộp. Khoản tiết kiệm thuế này sẽ làm tăng lợi nhuận sau thuế
của công ty.
* Động cơ phát triển
Phát triển là một trong những mục tiêu tối quan trọng của doanh nghiệp. Tuy nhiên
sự tăng trưởng nội sinh là một quá trình rất phức tạp bởi công ty phải mua thêm máy móc
thiết bị, xây dựng thêm nhà xưởng, đào tạo công nhân, tìm thêm thị trường cho sản phẩm
mới… Do đó tốn rất nhiều thời gian và công sức. Bởi vậy trong nhiều trường hợp việc
mua lại, hợp nhất hay sáp nhập một công ty khác là cách làm hiệu quả và tốn ít thời gian,
nhất là để phát triển quy mô của doanh nghiệp.
Trong những khu vực thị trường do một công ty độc quyền kiểm soát phần lớn thị
phần của sản phẩm, việc một công ty nhỏ mua lại bằng phát minh, mua dây chuyền sản
xuất sản phẩm, mua thương hiệu… cũng là một cách để phát triển.
Trong những ngành kinh doanh mà thị trường sản phẩm do các doanh nghiệp sản
xuất ra gần như hoàn toàn đã được thỏa mãn thì việc mua lại, hợp nhất hay sáp nhập cũng
đạt hiệu quả cao hơn do thế và lực trong cạnh tranh của công ty cũng mạnh hơn sau khi
hợp nhất.
Tuy việc mua lại, hợp nhất hay sáp nhập có những thuận lợi cho sự phát triển,
nhưng câu hỏi đặt ra là: công ty phải trả bao nhiêu tiền cho sự tăng trưởng đó. Trường

16
Giáo trình Quản trị Tài
hợp mua lại công ty với giá hoàn toàn phù hợp với giá trị thực của nó và kết quả tái cấu
trúc không làm tăng khả năng sinh lợi trên 1 đồng vốn, thì sự phát triển đó chỉ đơn thuần
làm tăng quy mô của công ty. Bởi vì, tài sản, doanh số và lợi nhuận tăng nhưng thường
phải chia cho nhiều cổ đông hơn.
* Động cơ đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh
Sự đa dạng hóa đầu tư có tác dụng làm giảm rủi ro. Việc đầu tư mua một doanh
nghiệp không cùng tuyến sản phẩm sẽ đem lại cho công ty một nguồn thu nhập từ một
lĩnh vực khác. Do vậy, nếu một lĩnh vực nào đó của doanh nghiệp hoạt động không hiệu
quả thì sẽ không ảnh hưởng quá lớn tới kết quả kinh doanh chung và tình hình tài chính
của doanh nghiệp. Mặt khác, sự đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động của công ty còn có thể
tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cho cổ đông trong trường hợp công ty tạo ra nhiều lợi nhuận
hơn sau khi hợp nhất.

8.1.3. Định giá doanh nghiệp mua lại, hợp nhất hay sáp nhập
Xác định giá trị của doanh nghiệp mua lại, hợp nhất hay sáp nhập là một công việc
có tầm quan trọng đặc biệt đối với nhà quản trị trong một giao dịch mua lại, hợp nhất hay
sáp nhập doanh nghiệp. Đây cũng là một công việc hết sức phức tạp bởi vì giá trị của
doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào giá trị tài sản và các khoản nợ hiện tại của nó mà
còn phụ thuộc vào lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai của công ty bị thôn tính, vào kết quả
đánh giá chi phí và lợi nhuận từ việc hợp nhất, sáp nhập hai công ty.
Có nhiều phương pháp khác nhau để định giá doanh nghiệp. Sau đây là một số
phương pháp chủ yếu:
 Phương pháp định giá theo giá trị hiện tại
Giá trị hiện tại của doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản ròng hiện có của doanh
nghiệp theo phương pháp kế toán hiện hành và tính toán theo công thức sau:

Giá trị doanh nghiệp Tổng giá trị Các


(giá trị TS ròng) = tài sản hiện có - khoản nợ

Theo phương pháp này, tổng giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp được xác định
căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán, bao gồm giá trị các tài sản lưu động, tài sản
cố định, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn. Ngoài ra, việc định giá giá trị của
từng tài sản còn phải căn cứ vào giá trị thực tế của chúng tại thời điểm đánh giá. Các
khoản nợ của doanh nghiệp bao gồm: các khoản nợ vay ngắn hạn và dài hạn, các khoản
phải trả người bán, trả người lao động, thuế và các khoản phải nộp ngân sách…
Ưu điểm của phương pháp này là xác định giá trị doanh nghiệp theo giá trị tài sản
hiện có của nó tại thời điểm định giá, nên việc xác định là tương đối đơn giản. Vì thế nó
là căn cứ quan trọng để thương lượng giao dịch giữa người mua, người bán hoặc khi tiến
hành thanh lý, giải thể doanh nghiệp. Tuy nhiên phương pháp này cũng có một số hạn
chế, đó là: việc định giá chỉ xem xét giá trị doanh nghiệp ở hiện tại mà chưa tính đến triển
vọng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Mặt khác, phương pháp này chỉ chú
trọng đến những tài sản hữu hình mà chưa quan tâm đến các tài sản vô hình khác như: bí
quyết công nghệ, thương hiệu và uy tín doanh nghiệp, quyền sử dụng đất, sự thuận tiện

16
Giáo trình Quản trị Tài
của vị trí địa lý… nên thường không xác định chính xác giá trị thực của doanh nghiệp. Vì
vậy phương pháp này ít được sử dụng ở những nước có nền kinh tế thị trường.
 Phương pháp hiện tại hoá dòng thu nhập trong tương lai
Theo phương pháp này giá trị doanh nghiệp được xác định căn cứ vào dự báo khả
năng tạo ra thu nhập trong tương lai của doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp được xác
định theo công thức sau:
n Ti
G = ∑
i=1 (1+r)i
Trong đó: G là giá trị doanh nghiệp.
Ti là thu nhập của doanh nghiệp dự kiến năm thứ i (bao gồm: lợi
nhuận sau thuế, tiền khấu hao và giá trị thanh lý doanh nghiệp).
n là thời gian hoạt động còn lại của doanh nghiệp.
r là tỷ lệ hiện tại hoá (hay tỷ lệ chiết khấu) dòng thu nhập.
Phương pháp này có ưu điểm là xem xét giá trị doanh nghiệp ở trạng thái động trên
cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Song việc áp dụng
phương pháp này trên thực tế gặp nhiều khó khăn do việc dự đoán quy mô khoản thu
nhập hàng năm không đơn giản. Bởi vì, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp chịu
tác động của rất nhiều yếu tố như quy mô vốn và tài sản của doanh nghiệp, trình độ quản
lý và kinh doanh, trình độ công nghệ, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp… và có
những yếu tố biến động ngoài dự doán của nhà quản trị. Do vậy những dự báo có thể mắc
sai lầm. Mặt khác, phương pháp này chỉ có thể áp dụng đối với bên mua lại doanh nghiệp,
vì vậy nó ít được sử dụng trong thực tiễn.
 Phương pháp kết hợp
Theo phương pháp này việc định giá doanh nghiệp dựa trên cơ sở xem xét doanh
nghiệp như một tổng thể các yếu tố kinh tế hợp thành bao gồm các yếu tố vật chất (tài sản
hữu hình) và các yếu tố phi vật chất được coi là tài sản vô hình của doanh nghiệp như uy
tín doanh nghiệp, sự thuận tiện của vị trí địa lý, bí quyết công nghệ, trình độ quản lý của
doanh nghiệp, trình độ người lao động, các mối quan hệ với khách hàng, triển vọng trong
tương lai của doanh nghiệp… Quy mô lợi nhuận của doanh nghiệp vì vậy không chỉ phụ
thuộc vào giá trị các tài sản hữu hình mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các tài sản vô hình.
Do đó giá trị doanh nghiệp có thể xác định theo công thức sau:
G = G1 + G2
Hoặc G = G1 (1+H)
Trong đó: G là giá trị doanh nghiệp
G1 là tổng giá trị tài sản ròng hữu hình hiện có của doanh nghiệp
G2 là giá trị tài sản vô hình
H là hệ số điều chỉnh giá trị tài sản ròng hữu hình
Có nhiều phương pháp khác nhau để xác định giá trị tài sản vô hình. Trên thực tế
một phương pháp đơn giản nhất mà các doanh nghiệp thường sử dụng là căn cứ vào mức
chênh lệch tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh của doanh nghiệp bị mua lại,
hay sáp nhập với các doanh nghiệp cùng ngành (tỷ suất lợi nhuận bình quân của ngành)
trong vài năm gần thời điểm định giá. Theo phương pháp này, hệ số H được xác định như

16
Giáo trình Quản trị Tài
sau:
H = P’i – P’o
Trong đó: P’i là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh của doanh
nghiệp bị mua lại hay sáp nhập.
P’o là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh bình quân của
các doanh nghiệp cùng ngành.
Ví dụ: Công ty ABC có giá trị tài sản ròng là 3.000 triệu đồng. Theo thống kê, tỷ
suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh bình quân của công ty trong 3 năm gần nhất
như sau:
Đơn vị: trđ
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Cộng
-Lợi nhuận sau thuế 770 831,6 881,2 2.482,8
-Vốn kinh doanh bình quân 3.500 3.600,0 3.750,0 10.850,0
-Tỷ suất lợi nhuận sau thuế (%) 22 23,1 23,5 22,9

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế bình quân của các doanh nghiệp cùng ngành 3 năm đó
lần lượt là 17%, 18% và 18,5%. Như vậy tỷ suất lợi nhuận bình quân trong 3 năm của các
doanh nghiệp cùng ngành là (17% + 18% + 18,5%) : 3 = 17,9%
Như vậy hệ số điều chỉnh giá trị tài sản ròng (H) là 22,9% - 17,9% = 5%
Giá trị của công ty ABC là: 3.000 (1+5%) = 3.150 trđ
Phương pháp này có ưu điểm là việc định giá doanh nghiệp được xác định dựa trên
giá trị của các tài sản hữu hình và vô hình nên đã khắc phục được nhược điểm của hai
phương pháp trên, đồng thời có xét đến lợi ích kinh tế của cả bên mua và bên bán. Vì vậy
nó được sử dụng khá phổ biến ở những nước có nền kinh tế thị trường.

8.2. Quản trị tài chính đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
Một doanh nghiệp suy thoái kéo dài không có khả năng hồi phục thì phá sản là
điều khó có thể tránh khỏi. Thuật ngữ “phá sản doanh nghiệp” thường được sử dụng để đề
cập đến những doanh nghiệp lâm vào tình trạng hỗn loạn về kinh doanh, tài chính và
không có khả năng thanh toán các khoản nợ. Nói cách khác, doanh nghiệp lâm vào tình
trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn, hoặc thua lỗ trong hoạt động kinh doanh
sau khi đã áp dụng các giải pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ
đến hạn.
8.2.1. Giải quyết công nợ theo thể thức tự nguyện
Để đưa một doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng bị phá sản, có thể sử dụng nhiều
biện pháp khác nhau. Sau đây là một số cách giải quyết thường được các doanh nghiệp sử
dụng:
* Gia hạn nợ
Gia hạn nợ là sự thương lượng với các trái chủ (chủ nợ) xin lùi thời hạn thực hiện
các nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp trong một thời gian nào đó. Biện pháp này được sử
dụng khi doanh nghiệp dự kiến có những cơ hội tốt để khôi phục lại hoạt động sản xuất
kinh doanh. Gia hạn nợ cho phép công ty tránh khỏi kiện tụng và do đó không phải chịu
chi phí cho việc thực hiện các thủ tục pháp lý. Đồng thời nó cũng đem lại cho các chủ nợ

17
Giáo trình Quản trị Tài
cơ hội thu hồi được các khoản nợ, dù có chậm trễ hơn so với kế hoạch ban đầu. Bởi vì
nếu các biện pháp hành chính được áp dụng theo luật phá sản thì doanh nghiệp bắt buộc
phải ngừng hoạt động trong tình trạng tài chính yếu kém. Do đó, doanh nghiệp khó có thể
thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với chủ nợ, đồng thời các chủ nợ cũng sẽ không nhận ngay
được tiền trả nợ và số tiền nhận được là bao nhiêu còn phụ thuộc vào giá trị còn lại của
doanh nghiệp bị phá sản và thứ tự ưu tiên trong thanh toán nợ theo luật phá sản doanh
nghiệp.
Để đạt được một thỏa thuận gia hạn nợ, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
phải vạch ra được một kế hoạch trả nợ chi tiết, có tính khả thi với tất cả các chủ nợ, hoặc
các chủ nợ quan trọng. Các chủ nợ thường tiến hành hội nghị chủ nợ để thương lượng
nhằm đạt đến một thoả thuận tốt đẹp cho các chủ nợ. Do các thoả thuận gia hạn nợ
thường là tự nguyện, nên trong trường hợp một chủ nợ không đồng ý với thoả thuận gia
hạn nợ thì doanh nghiệp phải cố gắng thu xếp trả hết nợ cho chủ nợ đó để tránh những rắc
rối về mặt pháp lý. Nếu có nhiều chủ nợ không đồng ý với thoả thuận gia hạn nợ thì cơ
hội tồn tại và phát triển của doanh nghiệp coi như không còn nữa.
* Giảm nợ
Giảm nợ là một thoả thuận mà theo đó các chủ nợ đồng ý nhận ít hơn giá trị khoản
nợ họ đã tài trợ cho doanh nghiệp. Các chủ nợ có thể chấp nhận sự thiệt thòi này là do
trong nhiều trường hợp, nếu tiến hành giải quyết nợ theo đúng pháp luật thì chủ nợ nhận
được những khoản tiền có giá trị thấp hơn giá trị khoản nợ sau khi đã giảm nợ cho doanh
nghiệp lâm vào tình trạng bị phá sản. Bởi vì, khi thanh toán nợ theo luật phá sản, con nợ
phải chịu thêm các chi phí pháp lý. Hơn thế nữa, việc thanh toán nợ được thực hiện theo
một trật tự thanh toán nhất định, trước hết là các khoản chi phí liên quan đến việc giải
quyết phá sản doanh nghiệp, các khoản nợ lương, nợ thuế. Phần còn lại mới thanh toán
cho các chủ nợ.
Giảm nợ cũng là một thoả thuận tự nguyện nên đòi hỏi tất cả các chủ nợ đều phải
nhất trí. Trên thực tế có những trường hợp một vài chủ nợ nhỏ lợi dụng vị thế của họ để
đưa ra yêu sách đòi 100% giá trị khoản nợ, buộc các chủ nợ khác phải nhân nhượng.
Việc giải quyết nợ mang tính tự nguyện có thể thực hiện riêng 1 trong 2 biện pháp
nêu trên, hoặc kết hợp đồng thời cả hai biện pháp. Sự kết hợp này cho phép con nợ vừa
được giảm nợ, vừa được kéo dài thời hạn trả nợ. Ví dụ: một thoả thuận giải quyết công nợ
cho phép bên nợ được giảm 30% trên toàn bộ các khoản nợ có tổng giá trị từ 50 trđ trở
lên. Đồng thời bên nợ phải thanh toán ngay 40% giá trị khoản nợ phải trả sau khi đã giảm
nợ, 60% còn lại được trả làm 3 lần vào cuối mỗi quý tính từ thời điểm hiện tại.
* Thanh lý tự nguyện
Khi một công ty lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả nợ kéo dài và không có cơ
hội phục hồi thì thanh lý doanh nghiệp là giải pháp thích hợp. Việc thanh lý theo hình
thức tự nguyện cũng phải được sự đồng ý của tất cả các chủ nợ. Theo hình thức này, toàn
bộ tài sản của doanh nghiệp được giao lại cho người nhận uỷ thác để người này thay mặt
các bên tiến hành các biện pháp thanh lý. Động cơ thúc đẩy các chủ nợ chấp nhận một
người đại diện quản lý tài sản nhằm thúc đẩy quá trình thanh lý diễn ra nhanh hơn, giảm
bớt sự phức tạp trong việc bán tài sản và bồi thường cho các chủ nợ. Tuy nhiên với những
công ty có cơ cấu vốn và nợ quá phức tạp thì hình thức thanh lý tự nguyện này tỏ ra

17
Giáo trình Quản trị Tài
không thích hợp.

8.2.2. Tổ chức lại hoạt động tài chính doanh nghiệp


Để thực hiện được kế hoạch trả nợ theo thời gian gia hạn nợ doanh nghiệp cần tổ
chức lại sản xuất - kinh doanh - tài chính và tìm kiếm nguồn tài trợ thích hợp. Bởi vì, khi
doanh nghiệp lâm vào tình trạng suy thoái cũng có nghĩa là phương án, kế hoạch kinh
doanh của doanh nghiệp không được thị trường chấp nhận hoặc chấp nhận với mức độ
thấp. Do đó, doanh nghiệp cần nhanh chóng xem xét lại phương án, kế hoạch kinh doanh,
kế hoạch đầu tư. Từ đó, phát hiện những điểm bất hợp lý, những tồn tại để có những bước
đi và giải pháp phù hợp. Tuỳ theo điều kiện và đặc điểm cụ thể của mỗi doanh nghiệp khi
lâm vào tình trạng phá sản mà lựa chọn những biện pháp cụ thể. Sau đây là một số giải
pháp tài chính cơ bản vừa mang tính chất tình thế, vừa mang tính chiến lược đối với sự
suy thoái doanh nghiệp, là chìa khoá giúp doanh nghiệp có thể thoát khỏi sự suy thoái,
ngăn ngừa nguy cơ phá sản.
- Doanh nghiệp cần phải có phương án linh hoạt trong việc xử lý toàn bộ số tài sản
bị ứ đọng, không được sử dụng như: nhượng bán, thanh lý để thu hồi vốn đầu tư, tìm đối
tác góp liên doanh, liên kết, cho thuê... Đồng thời, cần tăng cường công tác đầu tư nâng
cấp hoặc đổi mới tài sản cố định trong khả năng tài chính cho phép. Tận dụng triệt để
công suất phục vụ của máy móc thiết bị, nhất là những tài sản cố định thuộc lĩnh vực có
tốc độ đổi mới nhanh về tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Nhanh chóng giải quyết tình trạng vật tư hàng hoá ứ đọng chậm luân chuyển. Đặc
trưng của thời kỳ suy thoái là vật tư hàng hoá không tiêu thụ được, hoặc tiêu thụ với tốc
độ chậm. Từ đó dẫn tới hệ quả vốn đã thiếu lại càng thiếu, khó khăn lại càng khó khăn.
Đứng trước thực trạng đó doanh nghiệp cần phải có sự năng động trong việc tìm kiếm các
biện pháp giải quyết vật tư hàng hoá tồn kho, chậm luân chuyển như: hạ giá chấp nhận lỗ
để thu hồi vốn, áp dụng cơ chế giá linh hoạt trong quá trình tiêu thụ, bán chịu hoặc thanh
toán chậm, tìm kiếm thị trường mới để tiêu thụ, cải tổ hệ thống phân phối hiện hữu của
doanh nghiệp...
- Giải pháp đối với các khoản phải thu: Phải có các giải pháp linh hoạt để nhanh
chóng thu hồi tiền vốn, tài sản trong thanh toán trên nguyên tắc hiệu quả, linh hoạt và
kiên quyết trên cơ sở các giải pháp: thương lượng để đòi nợ, thông qua các bạn hàng của
con nợ để giữ hàng, tranh thủ sự giúp đỡ của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng để
phong toả tài sản, tiền vốn của con nợ...
- Tích cực tìm kiếm các nguồn tài trợ: để nhanh chóng củng cố tình hình tài chính,
tăng khả năng thanh toán, thực hiện các hoạt động đầu tư, tổ chức lại kinh doanh, doanh
nghiệp phải năng động tháo gỡ khó khăn, tích cực tìm kiếm các nguồn tài trợ hữu ích cho
doanh nghiệp như: Nguồn vốn từ CBCNV người lao động trong doanh nghiệp dưới các
hình thức: góp vốn chia lãi, cho doanh nghiệp vay; nguồn vốn tín dụng từ các tổ chức tín
dụng, từ các ngân hàng thương mại, nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài thông qua
các phương án đầu tư mang tính khả thi cao...

8.2.3. Thanh lý tài sản doanh nghiệp theo luật phá sản
Khi không còn hy vọng phục hồi một doanh nghiệp và giá trị thanh lý của nó được

17
Giáo trình Quản trị Tài
đánh giá là cao hơn giá trị của nó trong trường hợp để doanh nghiệp tiếp tục hoạt động thì
doanh nghiệp sẽ được thanh lý theo luật phá sản.
Ở Việt Nam, theo Luật phá sản năm 2004 khi nhận thấy doanh nghiệp lâm vào tình
trạng phá sản thì chủ nợ không có đảm bảo, hoặc có đảm bảo một phần; người lao động
(cử người đại diện hoặc thông qua đại diện công đoàn) có quyền nộp đơn đến toà án nơi
đặt trụ sở chính của doanh nghiệp yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn, Toà án phải ra quyết định giải quyết
mở, hoặc không mở thủ tục (nếu xét thấy không đủ căn cứ) giải quyết yêu cầu tuyên bố
phá sản doanh nghiệp. Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp nếu chủ
doanh nghiệp, hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không có phương án hoà giải và
các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh; hoặc hội nghị chủ nợ không thông qua
phương án này; hoặc hết thời hạn tổ chức lại hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp vẫn
kinh doanh không có hiệu quả và các chủ nợ yêu cầu tuyên bố phá sản…
Trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, Thẩm phán ra
quyết định bảo toàn tài sản thế chấp hoặc cầm cố, tổ chức việc xác định giá trị của những
tài sản đó. Nếu giá trị tài sản thế chấp hoặc cầm cố không đủ thanh toán số nợ của các chủ
nợ có đảm bảo, thì chủ nợ đó được tham gia vào việc phân chia giá trị tài sản còn lại của
doanh nghiệp như các chủ nợ không có đảm bảo. Nếu giá trị tài sản cầm cố thế chấp lớn
hơn số nợ đảm bảo thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản còn lại của doanh
nghiệp phá sản. Việc phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp được thực hiện
theo thứ tự như sau:
- Các khoản phí, chi phí theo quy định của pháp luật phục vụ cho việc giải quyết
phá sản doanh nghiệp.
- Các khoản nợ tiền lương, tiền công, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội cho người
lao động theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo hợp đồng lao động hoặc
thoả ước lao động tập thể.
- Các khoản nợ theo danh sách chủ nợ của doanh nghiệp. Nếu giá trị tài sản còn lại
của doanh nghiệp đủ thanh toán các khoản nợ của các chủ nợ thì mỗi chủ nợ đều được
thanh toán đủ số nợ. Ngược lại, nếu giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp không đủ
thanh toán các khoản nợ của các chủ nợ, thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần
khoản nợ theo tỷ lệ tương ứng.
- Nếu giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp sau khi đã thanh toán đủ số nợ của
các chủ nợ mà vẫn còn thừa thì phần thừa này thuộc về chủ doanh nghiệp nếu là doanh
nghiệp tư nhân, chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước nếu là doanh nghiệp nhà nước, các
thành viên của công ty nếu là công ty TNHH, cổ đông của công ty cổ phần.
Việc đánh giá, xác định và phân chia đúng giá trị doanh nghiệp phá sản có một ý
nghĩa quan trọng trong giải quyết thoả đáng quyền lợi của tất cả những người có liên quan
tới doanh nghiệp phá sản, đảm bảo sự nghiêm minh trong chấp hành các quy định của
pháp luật về quản lý kinh tế, nâng cao trách nhiệm của các nhà đầu tư, các cơ sở kinh
doanh.

8.3. Quản trị tài chính doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh quốc tế
Đối với nhiều doanh nghiệp, thị trường trong nước đã trở nên quá nhỏ hẹp để mở

17
Giáo trình Quản trị Tài
rộng kinh doanh. Do đó, việc tiến hành kinh doanh ở nước ngoài trở thành nhu cầu bức
thiết. Những năm gần đây, nhờ sự nỗ lực của các nước và các tổ chức quốc tế, nhiều hàng
rào ngăn cản việc thâm nhập vào thị trường nước ngoài đã được tháo dỡ, hoặc giảm bớt.
Điều đó càng kích thích nhiều công ty theo đuổi các hoạt động kinh doanh quốc tế. Ban
đầu các công ty thường chỉ cố gắng xuất khẩu sản phẩm sang một nước nhất định, hoặc
nhập khẩu từ một nhà sản xuất ở nước ngoài. Theo thời gian, nhiều công ty đã nhận được
những cơ hội khác lớn hơn từ nước ngoài và kết quả là nhiều công ty đã trở thành công ty
đa quốc gia, tiến hành nhiều dạng hoạt động kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên, để kinh
doanh ở nước ngoài, doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như: chính sách quản
lý tài chính ở mỗi quốc gia, đặc biệt là chính sách thuế, huy động vốn trên thị trường quốc
tế, các rủi ro do sự thay đổi về chính sách kinh tế, tỷ giá, lãi suất, các vấn đề về chính trị,
văn hoá… Bởi vậy, để tiến hành các hoạt động kinh doanh quốc tế thành công thì sự hiểu
biết về quản trị tài chính quốc tế là rất cần thiết.
Quản trị tài chính doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh quốc tế bao gồm nhiều
nội dung nhưng trước hết cần quan tâm đến một số vấn đề sau:
- Tác động của môi trường kinh doanh đến việc lựa chọn nguồn tài trợ
Khác với các doanh nghiệp chỉ thuần túy kinh doanh nội địa, doanh nghiệp kinh
doanh quốc tế hoạt động trong một môi trường rộng lớn hơn. Nhờ đó mà các công ty này
có khả năng dễ dàng hơn trong quá trình thâm nhập vào các thị trường vốn quốc tế, dẫn
đến công ty có nhiều cơ hội để lựa chọn, khai thác huy động vốn ở thị trường nào, trong
nước, hay nước ngoài. Cũng do công ty thực hiện các hoạt động kinh doanh quốc tế nên
các luồng tiền thu chi cũng rất khác nhau. Vì vậy, một vấn đề khác cũng không kém phần
quan trọng luôn đặt ra với nhà quản trị tài chính là phải tính toán để đi đến quyết định lựa
chọn nguồn tài trợ bằng loại tiền nào, nội tệ hay ngoại tệ, tài trợ bằng một loại tiền hay tổ
hợp nhiều loại tiền. Trả lời chính xác câu hỏi này sẽ giúp công ty tiết kiệm được chi phí
sử dụng vốn, nhờ đó tăng thu nhập doanh nghiệp.
- Tác động của thuế đến chính sách quản trị tài chính doanh nghiệp
Trong khi các doanh nghiệp kinh doanh nội địa chỉ chịu tác động bởi chính sách
thuế của một quốc gia thì với các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế (đặc biệt là các công
ty đa quốc gia) phải chịu tác động bởi chính sách thuế của nhiều quốc gia khác nhau. Vì
vậy, nghiên cứu chính sách thuế để có quyết định đúng về thị trường đầu tư, về quản trị
TSLĐ và nguồn tài trợ… sẽ góp phần nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Ví dụ: Công ty ABC có 2 chi nhánh: 1 ở Canada, 1 ở Đài Loan. Thuế suất thuế thu
nhập ở Canada là 44%, ở Đài Loan là 25%. Giả thiết tổng số vốn kinh doanh của hai chi
nhánh là bằng nhau và cơ cấu vốn cũng giống nhau: 50% vốn chủ sở hữu, 50% nợ. Tình
hình kinh doanh năm N của mỗi chi nhánh như sau: doanh thu 30 tr$, chi phí (chưa bao
gồm lãi vay) 15tr$, lãi vay 5tr$.
Với những dữ liệu trên chúng ta tính được lợi nhuận trước thuế của mỗi chi nhánh
là:
30 – 15 – 5 = 10 (tr$)
Tổng thuế thu nhập công ty phải nộp là:
10 x 44% + 10 x 25% = 6,9 (tr$)
Tổng thu nhập sau thuế của công ty là:

17
Giáo trình Quản trị Tài
10 + 10 – 6,9 = 13,1 (tr$)

Nhận thức được sự khác biệt về chính sách thuế ở hai quốc gia, công ty quyết định
thay đổi cơ cấu vốn của 2 chi nhánh: chi nhánh ở Canada có vốn chủ sở hữu là 25%, nợ
75%, còn chi nhánh ở Đài Loan có vốn chủ sở hữu là 75%, nợ 25% (giảm vốn đầu tư của
công ty mẹ cho chi nhánh ở Canada để chuyển sang đầu tư cho chi nhánh ở Đài Loan) thì
chi phí lãi vay ở chi nhánh Canada là 7,5tr$, ở chi nhánh Đài Loan là 2,5tr$. Khi đó lợi
nhuận trước thuế của chi nhánh Canada là: 30 – 15 – 7,5 = 7,5 (tr$) và của chi nhánh Đài
Loan là: 30 – 15 – 2,5 = 12,5 (tr$).
Tổng thuế thu nhập công ty phải nộp là:
7,5 x 44% + 12,5 x25% = 3,3 + 3,125 = 6,425trđ
Tổng thu nhập sau thuế của công ty là:
7,5 + 12,5 – 6,425 = 13,575tr$.
Ví dụ trên cho chúng ta thấy rằng, bằng việc thay đổi chính sách tài trợ vốn kinh
doanh công ty đã giảm được số thuế thu nhập phải nộp là 0,475tr$ (6,9 – 6,425) và do đó
làm thu nhập sau thuế của công ty tăng lên 0,475tr$.
Như vậy, chính sách quản lý tài chính nói chung, chính sách thuế quốc gia nói
riêng có tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty. Vấn đề đặt ra với nhà
quản trị tài chính là trên cơ sở nghiên cứu chính sách thuế của các quốc gia để có các
quyết định quản trị thích hợp nhằm giúp công ty giảm thiểu tổng mức thuế phải nộp trong
khuôn khổ pháp luật.
- Tác động của tỷ giá tới quản trị rủi ro hối đoái
Một đặc điểm rất khác biệt giữa các công ty có hoạt động kinh doanh quốc tế với
các doanh nghiệp thuần túy kinh doanh nội địa là luồng tiền vào và ra khỏi doanh nghiệp
rất đa dạng. Ở các công ty này thường phát sinh các khoản phải thu, phải trả bằng nhiều
loại tiền khác nhau. Trong điều kiện kinh tế hiện nay, sức mua của các đồng tiền không
ổn định. Sự bất định đó cũng có thể tạo nên cơ hội giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng
thu nhập nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Điều này đòi hỏi nhà quản trị tài
chính phải thực hiện thêm một nhiệm vụ nữa đó là quản trị rủi ro hối đoái. Kết quả dự báo
và những tiên liệu về xu hướng biến động sức mua của các đồng tiền phải thu, phải trả;
thông tin về tình hình cung cấp các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường hối đoái… là
những căn cứ quan trọng giúp nhà quản trị có thể trả lời chính xác các câu hỏi: có phòng
ngừa rủi ro hối đoái hay không, phòng ngừa tới mức nào và phòng ngừa bằng cách nào.
Quản trị tài chính trong các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh quốc tế là vấn
đề có phạm vi rộng và rất phức tạp. Trong phạm vi một mục nhỏ của giáo trình chúng tôi
không thể giới thiệu hết các nội dung có liên quan và đi sâu giải quyết từng vấn đề. Vì
vậy, để hiểu biết một cách đầy đủ và chi tiết hơn bạn đọc có thể tìm hiểu ở một môn khoa
học riêng: Quản trị tài chính quốc tế.

17
Giáo trình Quản trị Tài

HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH


1. Trình bày các hoạt động tài chính cơ bản của doanh nghiệp?
2.Phân tích các mục tiêu và một số vấn đề cần chú ý trong quản trị tài chính doanh
nghiệp?
3.Các chức năng của quản trị tài chính doanh nghiệp?
4.Nêu vị trí và mô hình tổ chức bộ máy quản trị tài chính của doanh
nghiệp? 5.Các chính sách tài chính của doanh nghiệp ?

Chương 2: QUẢN TRỊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH


1. Nêu khái niệm, đặc điểm và phân loại TSCĐ? Nghiên cứu phân loại TSCĐ có ý nghiã
như thế nào trong công tác quản trị tài sản của doanh nghiệp?
2. Trình bày các loại hao mòn TSCĐ. Việc nghiên cứu hao mòn TSCĐ có ý nghĩa như thế
nào trong quản trị TSCĐ? Nêu các biện pháp khắc phục hao mòn TSCĐ?
3. Trình bày các căn cứ để tính khấu hao TSCĐ? Việc xác định đúng các căn cứ tính khấu
hao có ý nghĩa như thế nào trong quản trị tài chính doanh nghiệp?
4. Trình bày các phương pháp tính khấu hao TSCĐ? Cho ví dụ minh hoạ? Ưu nhược điểm
của mỗi phương pháp? Ở Việt Nam hiện nay các doanh nghiệp được phép tính khấu hao
theo những phương pháp nào? Điều kiện áp dụng?
5. Nội dung công tác quản lý TSCĐ?

Chương 3: QUẢN TRỊ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG


1. Nêu khái niệm, đặc điểm và phân loại TSLĐ? Nghiên cứu phân loại TSLĐ có ý nghiã
như thế nào trong công tác quản trị tài sản của doanh nghiệp?
2. Nêu các động cơ của việc giữ tiền và nội dung quản trị tiền của doanh nghiệp? Mối
quan hệ giữa quản trị tiền và quản trị đầu tư chứng khoán thanh khoản cao ?
3. Nội dung của chính sách tín dụng (chính sách bán chịu) và các nhân tố ảnh hưởng đến
chính sách tín dụng của doanh nghiệp?
4. Các loại rủi ro trong bán chịu hàng hoá? Biện pháp phòng ngừa rủi ro và xử lý đối với
khoản phải thu khó đòi?
5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tồn kho dự trữ và các loại chi phí tồn kho?

Chương 4: QUẢN TRỊ NGUỒN TÀI TRỢ


1. Trình bày các cách phân loại nguồn tài trợ? Nghiên cứu phân loại nguồn tài trợ có ý
nghĩa như thế nào trong công tác quản trị nguồn tài trợ cuả các doanh nghiệp?
2. Trình bày khái quát các nguồn tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp? Phân tích ưu nhược
điểm của mỗi nguồn tài trợ?
3. Trình bày khái quát các nguồn tài trợ dài hạn của doanh nghiệp? Phân tích ưu nhược
điểm của mỗi nguồn tài trợ?
4. Trình bày các hình thức vay vốn từ ngân hàng thương mại? Chỉ ra những điểm khác
nhau giữa vay từng lần và vay theo hạn mức tín dụng? Vay theo hạn mức tín dụng và tín

17
Giáo trình Quản trị Tài
dụng thấu chi?
5. Doanh nghiệp cần quan tâm đến những vấn đề gì khi huy động vốn bằng cách phát hành
trái phiếu? Lợi ích và bất lợi đối với doanh nghiệp khi huy động vốn theo hình thức này?
Anh (chị) có nhận xét gì về thực tế huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu của các
doanh nghiệp Việt Nam hiện nay?
6. Các hình thức huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu thường? Lợi ích và bất lợi
đối với doanh nghiệp khi huy động vốn theo hình thức này? Anh (chị) có nhận xét gì về
thực tế huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu thường của các doanh nghiệp Việt
Nam hiện nay?
7. Trình bày các mô hình tài trợ? Phân tích ưu nhược điểm của mỗi mô hình tài trợ?

Chương 5: ĐÒN BẨY KINH DOANH VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN


1. Thế nào là đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính? Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt
động, đòn bẩy tài chính đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp? Cho ví dụ
minh hoạ?
2. Chi phí sử dụng vốn là gì? Trình bày cách xác định chi phí nợ, chi phí cổ phiếu ưu đãi,
chi phí cổ phiếu thường, chi phí vốn lợi nhuận giữ lại?
3. Ảnh hưởng của cơ cấu vốn tới chí phí sử dụng vốn bình quân cuả doanh nghiệp? Cho ví
dụ minh hoạ?

Chương 6: QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP


1. Thế nào là đầu tư và dự án đầu tư? Nghiên cứu phân loại đầu tư và dự án đầu tư có ý
nghĩa như thế nào tới quản trị đầu tư của doanh nghiệp?
2. Trình bày các luồng tiền của một dự án đầu tư? Phương pháp xác định luồng tiền tăng
thêm của dự án đầu tư thay thế?
3. Trình bày phương pháp đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư theo tỷ suất lợi nhuận (PI)?
Cho ví dụ minh hoạ? Phân tích ưu nhược điểm của phương pháp?
4. Trình bày phương pháp đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư theo thời gian thu hồi vốn
đầu tư (PP)? Cho ví dụ minh hoạ? Phân tích ưu nhược điểm của phương pháp?
5. Trình bày phương pháp đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư theo giá trị hiện tại ròng
(NPV)? Cho ví dụ minh hoạ? Phân tích ưu nhược điểm của phương pháp?
6. Trình bày phương pháp đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư theo tỷ suất doanh lợi nội bộ
(IRR)? Cho ví dụ minh hoạ? Phân tích ưu nhược điểm của phương pháp?
7. Ảnh hưởng của phương pháp tính khấu hao tới luồng thu nhập của dự án?

Chương 7: PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO NHU CẦU TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
1. Để đánh giá tổng quát tình hình tài chính doanh nghiệp người ta thường phân tích
những báo cáo tài chính nào? Trình bày tóm tắt nội dung chính của mỗi báo cáo tài chính?
Nêu các phương pháp cơ bản được sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp?
2.Để đánh giá hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lợi người ta thường sử dụng những
chỉ tiêu nào? Cách tính toán và ý nghĩa của mỗi chỉ tiêu?
3.Để đánh giá tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp người ta thường sử dụng những
chỉ tiêu nào? Cách tính toán và ý nghĩa của mỗi chỉ tiêu?

17
Giáo trình Quản trị Tài
4.Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp người ta thường sử dụng những chỉ
tiêu nào? Cách tính toán và ý nghĩa của mỗi chỉ tiêu?
5.Để đánh giá cơ cấu vốn và tình hình đầu tư của doanh nghiệp người ta thường sử dụng
những chỉ tiêu nào? Cách tính toán và ý nghĩa của mỗi chỉ tiêu?
6.Trình bày các phương pháp dự báo nhu cầu tài chính của doanh nghiệp?

Chương 8: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG MỘT SỐ BỐI CẢNH
ĐẶC BIỆT
1. Thế nào là mua lại, hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp?
2. Phân tích các động cơ thúc đẩy việc mua lại, hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp?
3.Trình bày các phương pháp định giá doanh nghiệp? Phân tích ưu nhược điểm của mỗi
phương pháp?
4. Trình bày nội dung quản trị tài chính đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
theo các phương thức:
- Giải quyết công nợ theo thể thức tự nguyện
- Tổ chức lại hoạt động tài chính doanh nghiệp
- Thanh lý tài sản doanh nghiệp theo luật phá sản
5. Trình bày một số hoạt động quản trị tài chính đặc trưng đối với doanh nghiệp có hoạt
động kinh doanh quốc tế?

17
Giáo trình Quản trị Tài

BÀI TẬP
Bài 1
Ngày 1/11/X công ty Nam Phương mua một TSCĐ, giá mua theo hoá đơn là 500
triệu đồng (không bao gồm VAT), chiết khấu thanh toán 2% trên giá mua chưa có VAT,
chi phí vận chuyển tài sản về đến doanh nghiệp là 5 triệu đồng (không bao gồm VAT), lệ
phí trước bạ 11 triệu đồng. Công ty không có đủ tiền để thanh toán nên phải vay của ngân
hàng Công thương Ba đình số tiền 200 triệu đồng (1/11/X). Thời gian vay 4 năm, lãi suất
vay 9% năm, trả lãi vay hàng tháng vào ngày cuối tháng.
Yêu cầu:
1. Xác định nguyên giá TSCĐ, biết rằng thuế suất VAT đối với TSCĐ và dịch vụ
vận chuyển là10% , công ty nộp VAT theo phương pháp khấu trừ thuế, thời gian sử dụng
TSCĐ doanh nghiệp dự kiến là 4 năm bắt đầu từ năm X+1.
2. Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ trên theo 3 phương pháp: đường thẳng, tỷ lệ giảm
dần, số dư giảm dần có điều chỉnh.

Bài 2
Ngày 1/2/X công ty ABC mua một ô tô về làm TSCĐ, giá mua tại cửa khẩu
TP.HCM (CIF) là 300 triệu đồng. Thuế suất thuế nhập khẩu ô tô là 90%, thuế suất thuế
tiêu thụ đặc biệt là 50%, thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%. Các chi phí vận chuyển,
lắp đặt tài sản (không bao gồm thuế giá trị gia tăng) là 25 triệu đồng, lệ phí trước bạ 13
triệu đồng. Công ty không có đủ tiền để thanh toán nên phải vay của ngân hàng Đầu tư &
Phát triển TP.HCM khoản tiền 200 triệu đồng (ngày 1/2/X) với lãi suất 10% năm, thời
hạn vay là 5 năm. Lãi vay trả hàng tháng vào ngày cuối tháng.
Yêu cầu:
1. Xác định nguyên giá TSCĐ? Biết rằng công ty nộp thuế giá trị gia tăng theo
phương pháp khấu trừ thuế, thời gian sử dụng TSCĐ dự kiến là 5 năm bắt đầu
từ tháng 3 năm X.
2. Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ trên theo 3 phương pháp: đường thẳng, tỷ lệ
giảm dần, số dư giảm dần có điều chỉnh?

Bài 3
Doanh số bán hàng của công ty Phương Nam 3 tháng 10, 11, 12 năm N là: 467
triệu đồng; 550 triệu đồng; 375 triệu đồng. Dự kiến doanh số bán hàng 3 tháng đầu năm
N+1 lần lượt là: 600 triệu đồng; 658 triệu đồng; 720 triệu đồng. Các dữ liệu khác dự kiến
như sau:
- 5% doanh số bán hàng thanh toán trả ngay, phần còn lại bán chịu.
- Doanh số bán chịu được thu tiền như sau: 30% doanh số bán chịu được thu vào
tháng thứ 2 sau khi bán và 70% được thu vào tháng thứ 3.
- Doanh số mua nguyên liệu tháng 10, 11, 12 năm N và tháng 1, 2, 3 năm N+1 lần
lượt là 300, 320, 240, 360, 400, 400 triệu đồng. Tiền mua nguyên liệu trả ngay 50%, trả
sau 1 tháng 50%.

17
Giáo trình Quản trị Tài
- Tiền lương cán bộ nhân viên phải trả hàng tháng 140 triệu đồng không phụ thuộc
vào doanh số bán.
- Thuế giá trị gia tăng phải nộp mỗi tháng căn cứ vào số thuế GTGT đầu ra và đầu
vào của tháng trước. Đơn vị nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế.
- Lãi vay phải trả ngân hàng mỗi tháng 80 triệu đồng.
Yêu cầu:
1. Lập ngân sách thu chi tiền của công ty 3 tháng đầu năm N+1?
2. Mức tồn quỹ đầu tháng 1 là 25 triệu đồng. Công ty quyết định mức dự trữ tiền
dự phòng là 50 triệu đồng. Hãy tính số dư hay thiếu hụt tiền so với mục tiêu của mỗi
tháng?

Bài 4
Công ty Siprodex có nhu cầu sử dụng nguyên liệu trong năm là 1500 đơn vị, Giá
mua là 760.000 đồng/ đơn vị, chi phí mỗi lần đặt hàng là 200.000 đồng, chi phí lưu kho
trên một đơn vị nguyên liệu bằng 12% giá mua. áp dụng mô hình EOQ để xác định các
chỉ tiêu sau:
1. Số lượng đặt hàng tối ưu mỗi lần (EOQ) ?
2. Mức tồn kho bình quân tối ưu (EOQ/2) ?
3. Số lần đặt hàng tối ưu trong năm ?
4. Tổng chi phí đặt hàng trong năm ?
5. Tổng chi phí bảo quản (lưu kho) trong một năm ?
6. Tổng chi phí tồn kho trong một năm ?
7. Điểm đặt hàng lại (cho số ngày của năm là 360 và thời gian mua hàng là 4
ngày)?

Bài 5
Hãy tính mức chi phí sử dụng tín dụng thương mại do bỏ qua khoản chiết khấu đối
với các điều kiện tín dụng sau:
3/10 net 30
2/20 net 40
1/15 net 45
2/15 net 40

Bài 6
Giả sử một giao dịch tín dụng thương mại có điều kiện thanh toán là 3/10 net 70.
Yêu cầu:
1. Tính chi phí của giao dịch này khi người mua thanh toán vào ngày thứ 70 kể từ
ngày giao hàng thay vì trả tiền vào ngày thứ 10?
2. Giả sử hoá đơn mua hàng được thanh toán vào ngày thứ 60 thì chi phí của khoản
tín dụng này thay đổi như thế nào so với trường hợp thanh toán trên?

Bài 7
Công ty ABC cần mua một khung kho Tiệp loại 120m. Công ty nhận được 3 điện

18
Giáo trình Quản trị Tài
chào hàng với các mức giá và điều kiện thanh toán như sau:
Bức điện 1: Giá hàng 150 trđ. Chi phí vận chuyển bốc xếp đến tận nơi là 10 trđ.
Toàn bộ giá hàng và chi phí phải thanh toán ngay.
Bức điện 2: Giá 170 trđ, người bán chịu trách nhiệm vận chuyển đến tận nơi theo
yêu cầu của người mua. Tiền hàng được thanh toán ngay 50%, số còn lại cho chịu sau 1
năm.
Bức điện 3: Giá hàng 165 trđ và người mua phải tự vận chuyển. Tiền hàng phải
thanh toán ngay 20%, sau 1 năm thanh toán 30%, sau 2 năm thanh toán nốt số còn lại.
Công ty dự tính, nếu tự vận chuyển thì chi phí là 15 trđ.
Yêu cầu: hãy tính toán để tư vấn cho công ty ABC nên mua hàng theo điện chào
hàng nào? Biết rằng lãi suất trung bình trên thị trường hiện tại ổn định ở mức 8% năm.

Bài 8
Công ty Phương Nam đang có nhu cầu đầu tư một số máy vi tính cho công tác văn
phòng. Giá 1 dàn máy trên thị trường hiện là 20 trđ. Nếu công ty mua trả góp trong 5 năm
thì cuối mỗi năm phải trả 6 trđ.
Yêu cầu:
1. Xác định lãi suất trả góp?
2. Lập bảng thanh toán nợ (tính riêng gốc và lãi) phải trả mỗi năm ?
3. Nếu lãi suất cho vay trung hạn đối với VND của ngân hàng trên thị trường hiện
tại là 8% năm ( lãi trả sau) thì công ty nên vay ngân hàng để mua trả ngay, hay
mua trả góp? Biết rằng công ty có đủ điều kiện để vay ngân hàng.

Bài 9
Công ty may 10 mua bổ sung một máy may công nghiệp với điều khoản thanh toán
như sau: trả ngay 200 triệu đồng và trả đều mỗi quý 20 triệu đồng trong vòng 10 năm tới.
Hai bên mua và bán cũng đã thoả thuận nếu công ty không trả đúng hạn thì phải trả lãi với
mức lãi suất 8% năm, gộp lãi hàng quý.
Yêu cầu:
1. Tính tổng số tiền công ty phải hoàn trả vào kỳ thứ 11 nếu vì những lý do khách
quan công ty không trả được 10 khoản trả góp đầu tiên?
2. Giả sử sau khi hoàn trả xong 19 khoản trả góp đầu tiên công ty may 10 muốn
thanh toán toàn bộ số tiền trả góp còn lại vào kỳ thứ 20. Hãy tính số tiền mà công ty May
phải trả vào kỳ đó.

Bài 10
Công ty may Chiến Thắng đang tìm một nguồn tài trợ trị giá 550 triệu đồng, kỳ
hạn 6 tháng để bổ sung cho vốn lưu động. Với tư cách là một nhà quản trị tài chính doanh
nghiệp anh (chị) hãy xác định chi phí và tư vấn cho công ty lựa chọn được các nguồn hợp
lý nhất trong số các nguồn tài trợ sau đây:
- Ngân hàng Công thương Đống Đa Hà Nội chấp thuận cho vay với mức lãi suất là
15% năm giá trị khoản vay, lãi tính theo phương pháp lãi đơn và công ty không phải ký
quỹ.

18
Giáo trình Quản trị Tài
- Ngân hàng ACB chấp thuận cho vay với lãi suất chiết khấu 11,2% năm.
- Ngân hàng Sài Gòn Thương tín chấp thuận cho vay với mức lãi suất tính thêm là
10% năm.
- Ngân hàng VCB chấp thuận cho vay với mức lãi suất 9% năm và tỷ lệ ký quỹ là
15%.

Bài 11
Công ty Phương Nam vay của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Nội khoản tiền
320 trđ với lãi suất 8% năm, thời hạn vay 10 năm. Toàn bộ nợ gốc và lãi được trả dần vào
cuối mỗi năm với những khoản tiền bằng nhau.
Yêu cầu:
1. Xác định số tiền công ty phải trả vào cuối mỗi năm?
2. Lập bảng lịch trình thanh toán nợ (tính riêng gốc và lãi) của công ty với ngân
hàng.

Bài 12
Công ty Trường Sơn chuyên sản xuất một loại sản phẩm có giá bán 30.000đ/đơn
vị. Chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm là 18.000 đ, tổng chi phí cố định là 179 trđ.
Yêu cầu:
1. Xác định mức sản lượng hòa vốn của công ty.
2. Tính thu nhập trước thuế và lãi vay khi mức sản lượng bán ra là 20.000 đơn vị và
22.000 đơn vị.

Bài 13
Cũng với các số liệu như ở bài 12 nhưng số lượng bán của công ty năm X được dự
báo như sau:
Số lượng bán Xác suất
12.000 0,04
14.916 0,04
16.667 0,11
21.000 0,60
22.000 0,21
Công ty đang cân nhắc chuyển sang sản xuất loại sản phẩm này bằng một dây
truyền sản xuất khác có tổng chi phí cố định là 250 trđ, chi phí biến đổi trên một đơn vị
sản phẩm là 15.000 đồng.
Yêu cầu: 1.Xác định sản lượng hòa vốn của dự án đang xem xét?
2.Cho biết mức EBIT bình quân sẽ thay đổi như thế nào so với kế hoạch
sản xuất cũ nếu dự báo về xác suất tiêu thụ sản phẩm mới năm X giống sản phẩm cũ?

Bài 14
Công ty Phương Bắc trả cổ tức trong năm gần đây nhất là 20.000đ/cổ phiếu. Giá
bán cổ phiếu là 250.000đ. Tỷ lệ tăng trưởng kỳ vọng của cổ tức là 5% năm. Nếu công ty
phát hành cổ phiếu mới thì nó phải chịu chi phí phát hành 4% trên số vốn huy động.

18
Giáo trình Quản trị Tài
Yê cầu:
1.Xác định chi phí sử dụng vốn nếu công ty tăng vốn bằng lợi nhuận giữ lại?
2.Xác định chi phí sử dụng vốn cổ phần mới?

Bài
15 Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/N của công ty Đài Bắc như
sau: Đơn vị: tỷ đồng

Tài sản Nguồn vốn


-TSLĐ 11,30 -Nợ ngắn hạn 10,69
-TSCĐ 21,35 -Nợ dài hạn 9,46
-Vốn cổ phần ưu đãi 2,50
-Vốn cổ phần thường 10,00
Tổng tài sản 32,65 32,65
Chi phí trung bình của nợ ngắn hạn sau thuế là 5,5%. Chi phí nợ dài hạn trước thuế
là 11,5%. Lợi nhuận cổ phần ưu đãi là 13,5%, lợi nhuận cổ phần thường 18%. Thuế suất
thuế thu nhập doanh nghiệp 28%.
Yêu cầu: Tính chi phí sử dụng vốn bình quân năm N của công ty Đài Bắc.

Bài 16
Công ty cơ khí Trần Hưng Đạo đang xem xét mua một máy mài. Giá mua hiện tại
là 1.000 trđ và thời gian sử dụng máy dự kiến là 5 năm. Giá trị thanh lý tài sản sau 5 năm
dự kiến là 10 trđ. Công ty sẽ áp dụng phương pháp khấu hao theo tỷ lệ giảm dần có điều
chỉnh. Dự kiến lợi nhuận trước thuế do máy tạo ra khi đưa máy vào sử dụng lần lượt trong
5 năm là: 250 trđ, 300 trđ, 300 trđ, 250 trđ, 200 trđ. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
là 28% (Chính phủ không đánh thuế đối giá trị thanh lý TSCĐ).
Yêu cầu:
1. Xác định luồng thu nhập (bao gồm lợi nhuận sau thuế và tiền khấu hao) của dự
án từ năm thứ nhất đến năm thứ năm.
2. Xác định thời gian thu hồi vốn đầu tư của dự án.
3. Nếu công ty quyết định chỉ đầu tư vào những dự án có thời gian hoàn vốn đầu tư
không quá 3 năm thì dự án trên có được chấp nhận không?

Bài 17
Công ty ABC dự định mua một máy cưa đá mới của hãng Mitsubishi với giá 100
triệu đồng để thay thế máy cưa cũ. Máy mới có thời gian sử dụng 5 năm. Lợi nhuận trước
thuế của 5 năm dự tính lần lượt là: 30.000.000, 26.000.000, 22.000.000, 20.000.000,
20.000.00đ. Vào năm thứ ba công ty phải duy tu sửa chữa, chi phí dự tính 10.000.000đ.
Công ty tiến hành khấu hao TSCĐ theo phương pháp tuyến tính, thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp công ty phải nộp là 28%. Hãy tính toán để cho biết công ty có thể thực hiện
dự án đầu tư này không nếu công ty chỉ đầu tư vào những dự án có thời gian hoàn vốn
không quá 3 năm.

18
Giáo trình Quản trị Tài
Bài 18
Công ty lương thực ABC đang dự tính mua thêm một máy xay xát. Công ty nhận
được 2 điện chào hàng sau:
Điện chào hàng 1: Giá máy 120trđ. Máy có tuổi thọ theo thiết kế là 4 năm. Công ty
dự tính nếu mua máy này thì mức lợi nhuận trước thuế công ty có thể thu được trong 4
năm lần lượt là: 15trđ, 16trđ, 18trđ, 13trđ. Khi hết hạn sử dụng giá trị thanh lý máy dự
tính là 5trđ.
Điện chào hàng 2: Giá máy là 200trđ, tuổi thọ theo thiết kế là 5 năm. Nếu công ty
mua máy này thì tỷ lệ gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu rất cao do đó lợi nhuận trước thuế
trong 5 năm dự tính lần lượt là:24 trđ, 26 trđ, 24 trđ, 22 trđ, 18 trđ. Giá trị thanh lý máy
dự tính 15 trđ.
Hãy tính NPV và IRR để tư vấn cho công ty ABC nên mua máy theo bức điện
nào? Biết thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp công ty phải nộp là 28% năm. Chính phủ
không đánh thuế đối với giá trị thanh lý TSCĐ. Công ty dự kiến khấu hao tài sản theo
phương pháp đường thẳng, chi phí sử dụng vốn của công ty là 10% năm.
Nếu công ty khấu hao theo phương pháp giá trị giảm dần có điều chỉnh thì sẽ ảnh
hưởng như thế nào tới dòng thu nhập thuần và sự lựa chọn dự án.

Bài 19
Công ty Nam Phương đang tiến hành xem xét một dự án đầu tư có thời gian hoạt
động 6 năm. Tổng số vốn đầu tư ban đầu là 1.300 trđ, trong đó đầu tư vào TSCĐ 1.200
trđ, vào TSLĐ là 100 trđ. Dự kiến giá trị thanh lý tài sản sau 6 năm là 120 trđ. Giá trị đầu
tư vào TSLĐ sẽ được thu hồi vào cuối năm thứ 6. Dự kiến doanh thu bán hàng mỗi năm
là 1.400 trđ, tổng chi phí là 980 trđ trong đó chi phí khấu hao là 200 trđ. Thuế suất thuế
thu nhập doanh nghiệp 28%. Chính phủ không đánh thuế đối với giá trị thanh lý TSCĐ.
Yêu cầu:
1. Xác định luồng thu nhập của dự án.
2. Nếu chi phí sử dụng vốn của công ty là 18% năn thì dự án có được chấp thuận
không?

Bài 20
Công ty May 10 đang có dự định thay thế một máy may công nghiệp cũ. Máy cũ
này có giá trị còn lại theo sổ kế toán là 960 trđ và khấu hao theo phương pháp đường
thẳng, chi phí khấu hao mỗi năm là 192 trđ. Giá thị trường của máy cũ ở thời điểm hiện
tại là 800 trđ và đem lại lợi nhuận kinh doanh trước thuế dự kiến mỗi năm là 416 trđ trong
thời gian 5 năm. Giá trị thanh lý của máy may cũ sau 5 năm dự kiến là 200 trđ. Hiện tại
máy may công nghiệp mới có giá thị trường là 1.500 trđ và dự kiến mỗi năm có thể đem
lại cho công ty khoản lợi nhuận kinh doanh trước thuế là 560 trđ trong thời gian 7 năm.
Công ty dự kiến tính khấu hao máy mới theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh.
Giá trị thanh lý của máy may mới sau 7 năm dự kiến là 500 trđ.
Hãy tính toán để tư vấn cho công ty có nên thay thế máy cũ bằng máy mới không?
Cho biết thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%, Chính phủ không đánh thuế thu
nhập đối với giá trị thanh lý tài sản. Chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty là 15%.

18
Giáo trình Quản trị Tài

Bài 21
Một công ty hóa chất dự định thay thế một thiết bị cũ. Thiết bị cũ này có nguyên
giá là 1.280 trđ, tổng thời gian sử dụng dự kiến là 5 năm, đã sử dụng 2 năm, có giá thị
trường ở thời điểm hiện tại là 480 trđ và đem lại lợi nhuận kinh doanh trước thuế dự kiến
mỗi năm là 190 trđ trong thời gian 3 năm còn lại. Giá trị thanh lý của thiết bị cũ sau 3
năm dự kiến là 96 trđ.
Hiện tại thiết bị mới có giá thị trường là 1.280 trđ (gồm cả chi phí vận chuyển, lắp
đặt) và dự kiến mỗi năm có thể đem lại cho công ty khoản lợi nhuận kinh doanh trước
thuế là 336 trđ trong thời gian 5 năm. Giá trị thanh lý của thiết bị mới sau 5 năm dự kiến
là 540 trđ.
Hãy tính toán để tư vấn cho công ty có nên thay thế thiết bị cũ bằng thiết bị mới
không? Cho biết thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%, Chính phủ không đánh
thuế thu nhập đối với giá trị thanh lý tài sản. Chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty
là 10%. Công ty tính khấu hao tài sản theo phương pháp tỉ lệ giảm dần.

Bài 22
Công ty sản xuất giấy ABC đang xem xét dự án mua và lắp đặt một băng chuyền
vận chuyển nguyên liệu trong nhà máy. Giá mua băng chuyền 1.280 trđ, chi phí chuyên
chở, lắp đặt và các chi phí khác là 320 trđ. Tuổi thọ của băng chuyền là 5 năm. Hoạt động
của băng chuyền không làm tăng doanh thu nhưng nó có thể tiết kiệm chi phí sản xuất của
công ty là 480 trđ mỗi năm. Giá trị thanh lý của băng chuyền sau 5 năm dự kiến bằng 0.
Công ty tính khấu hao tài sản theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh. Thuế suất
thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%.
Yêu cầu:
1. Xác định dòng thu nhập thuần và NPV của dự án.
2. Nếu tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng thì NPV sẽ thay đổi như thế
nào?

Bài 23
Công ty xây dựng Vinaconex đang xem xét một dự án đầu tư máy xúc tự động.
Nguyên giá máy xúc là 1.000 trđ, thời gian hoạt động dự kiến là 5 năm. Để đầu tư máy
xúc này ngoài vốn chủ sở hữu 200 trđ, công ty phải vay ngân hàng 800 trđ, thời hạn 5
năm, lãi suất 10% năm, vốn trả đều trong 5 năm mỗi năm 160 trđ, lãi trả hàng năm vào
cuối năm. Thu nhập trước khấu hao, lãi vay và thuế do máy tạo ra mỗi năm dự kiến là 300
trđ. Hãy sử dụng phương pháp NPV để tính giúp công ty xem có thể đầu tư máy xúc bằng
hình thức tài trợ này không? Cho biết thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%, công
ty khấu hao theo phương pháp đường thẳng, tỷ lệ chiết khấu là 13% năm.

Bài 24
Sau đây là các thông tin tài chính của công ty Hoa Nam trong các năm từ năm X+1
đến năm X+4.
Đơn vị: trđ

18
Giáo trình Quản trị Tài
Chỉ tiêu Số liệu của các năm
X+1 X+2 X+3 X+4
1.Tài sản 910 1000 1080 1300
2.Doanh thu thuần 1560 1610 1860 2130
3.Lợi nhuận thuần 130 (100) 200 210
4.Nợ 0 0 0 0

Yêu cầu:
1. Xác định các chỉ tiêu ROA, ROE và doanh thu thuần / tài sản mỗi năm với giả
thiết toàn bộ tài sản được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu?
2. Nếu hệ số nợ của công ty là 25% thì ROA, ROE mỗi năm thay đổi như thế nào?

18
Giáo trình Quản trị Tài

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt
1. TS Vũ Duy Hào, Đàm Văn Huệ, Phạm Long, Quản trị tài chính doanh nghiệp (Đại
học Kinh tế quốc dân), NXB Thống kê, 2000.
2. PGS, PTS Nguyễn Đình Kiệm, PTS Nguyễn Văn Nam (đồng chủ biên) Quản trị tài
chính doanh nghiệp (Trường Đại học Tài chính Kế toán), NXB Tài chính, 1999.
3. Vũ Việt Hùng, Giáo trình Quản lý tài chính doanh nghiệp, (Đại học Bách khoa), NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.
4. PTS. Nguyễn Quang Thu, Quản trị tài chính căn bản, NXB Giáo dục, 1999.
5. Nguyễn Hải Sản, Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, 2001.
6. PGS, TS Đinh Văn Sơn, Tài chính doanh nghiệp thương mại, NXB Thống kê, 2005.
7. Tìm hiểu Luật Doanh nghiệp năm 2005, NXB Lao động xã hội, 2005.
8. Anh Thơ, Tìm hiểu những quy định về đổi mới doanh nghiệp nhà nước, NXB Tư
pháp, 2004.
9. Tìm hiểu Luật thương mại, NXB Lao động xã hội, 2005.
10. Tìm hiểu Luật phá sản, NXB Lao động xã hội, 2005.
11. Vụ công tác pháp luật, Những vấn đề sửa đổi, bổ sung của Luật các Tổ chức tín dụng,
NXB Tư pháp, 2004.
12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước số
1096/ 2004/ QĐ-NHNN ngày 06/9/2004 ban hành Quy chế hoạt động Bao thanh toán
của các Tổ chức Tín dụng.
13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước số
493/ 2005/ QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập
và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các Tổ
chức Tín dụng.
Tiếng Anh
14. Stanley B. Block; Geoffrey A. Hirt. Foundations of Financial Management. McGraw-
Hill, Irwin, 2002.
15. James C. Van Horne; John M. Wachowicz. Fundamentals of Financial Management.
Prentice Hall, 2001.
16. Mark Grinblatt; Sheridan Titman. Financial Market and Corporate Strategy. McGraw-
Hill, 2002.
17. Donald H. Chew, Jr. The New Corporate Finance, where theory meets practice.
McGraw-Hill International Editions. 2001.

18
Giáo trình Quản trị Tài

MỤC LỤC
Lời nói đầu
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
1.1. Doanh nghiệp và hoạt động tài chính doanh nghiệp
1.1.1. Các hình thức tổ chức doanh nghiệp
1.1.2. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp
1.2. Quản trị tài chính doanh nghiệp
1.2.1. Mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp
1.2.2. Chức năng của quản trị tài chính doanh nghiệp
1.2.3. Vị trí và tổ chức bộ máy quản trị tài chính doanh nghiệp
1.3. Các chính sách tài chính của doanh nghiệp
1.3.1. Chính sách đầu tư
1.3.2. Chính sách tài trợ
1.3.3. Chính sách phân phối thu nhập

Chương 2: QUẢN TRỊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH


2.1. Phân loại TSCĐ
2.1.1. Khái niệm
2.1.2. Đặc điểm
2.1.3. Phân loại TSCĐ
2.2. Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ
2.2.1. Khái niệm và mục đích khấu hao TSCĐ
2.2.2. Căn cứ tính khấu hao TSCĐ
2.2.3. Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ
2.3. Quản lý TSCĐ
2.3.1. Khai thác, tạo lập nguồn vốn để hình thành, duy trì quy mô và cơ cấu TSCĐ thích
hợp
2.3.2. Quản lý quá trình sử dụng TSCĐ

Chương 3: QUẢN TRỊ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG


3.1. Phân loại TSLĐ của doanh nghiệp
3.1.1. Khái niệm
3.1.2. Đặc điểm
3.1.3. Phân loại TSLĐ
3.2. Quản trị tiền
3.2.1. Động cơ của việc giữ tiền
3.2.2. Nội dung quản trị tiền
3.2.3. Quản trị đầu tư chứng khoán thanh khoản cao
3.3. Quản trị khoản phải thu
3.3.1. Chính sách tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tín dụng
3.3.2. Phân tích, đánh giá các khoản phải thu
3.3.3. Phòng ngừa rủi ro và xử lý đối với khoản phải thu khó đòi

18
Giáo trình Quản trị Tài
3.4. Quản trị tồn kho
3.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tồn kho dự trữ
3.4.2. Chi phí tồn kho
3.4.3. Mô hình đặt hàng hiệu quả

Chương 4: QUẢN TRỊ NGUỒN TÀI TRỢ


4.1. Phân loại nguồn tài trợ
4.1.1. Căn cứ vào quyền sở hữu
4.1.2. Căn cứ vào thời gian sử dụng vốn
4.2. Các nguồn tài trợ ngắn hạn
4.2.1. Các khoản nợ tích lũy
4.2.2. Tín dụng thương mại
4.2.3. Tín dụng ngân hàng
4.2.4. Thuê vận hành
4.3. Các nguồn tài trợ dài hạn
4.3.1. Phát hành cổ phiếu thường
4.3.2. Phát hành cổ phiếu ưu đãi
4.3.3. Phát hành trái phiếu
4.3.4. Thuê tài chính
4.3.5. Vay ngân hàng và các tổ chức tài chính trung gian
4.4. Lựa chọn mô hình nguồn tài trợ
4.4.1. Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp và nguồn hình thành
4.4.2. Lựa chọn mô hình nguồn tài trợ

Chương 5: ĐÒN BẨY KINH DOANH VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN


5.1. Khái lược về đòn bẩy kinh doanh
5.1.1. Đòn bẩy hoạt động
5.1.2. Đòn bẩy tài chính
5.1.3. Phối hợp đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính
5.2. Chi phí sử dụng vốn của công ty
5.2.1. Khái quát về chi phí sử dụng vốn
5.2.2. Chi phí của nợ
5.2.3. Chi phí của cổ phiếu ưu đãi
5.2.4. Chi phí của cổ phiếu thường
5.2.5. Chi phí của thu nhập lại
5.2.6. Chi phí của các cổ phiếu thường mới
5.2.7. Cấu trúc vốn tối ưu và chí phí vốn bình quân gia quyền
5.2.8. Thu hút vốn và quyết định đầu tư
5.2.9. Chi phí vốn trong việc ra quyết định ngân sách vốn
5.2.10. Chi phí vốn biên

Chương 6: QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP


6.1. Các loại dự án đầu tư

18
Giáo trình Quản trị Tài
6.2. Dự tính luồng tiền hoạt động tăng thêm sau thuế của dự án
6.2.1. Nguyên tắc xác định luồng tiền
6.2.2. Xác định luồng tiền tăng thêm
6.2.3. Một số ví dụ
6.3. Các phương pháp đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư
6.3.1. Phương pháp kỳ thu hồi vốn (PBP)
6.3.2. Phương pháp tỷ lệ thu hồi nội bộ (IRR)
6.3.3. Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV)
6.3.4. Phương pháp chỉ số sinh lợi (PI)
6.3.5. Những vấn đề đặt ra trong việc đánh giá và lựa chọn dự án

Chương 7: PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO NHU CẦU TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
7.1. Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp
7.1.1. Mục đích của báo cáo tài chính
7.1.2. Hệ thống báo cáo tài chính
7.1.3. Các yếu tố cơ bản của báo cáo tài chính
7.1.4. Bảng cân đối kế toán
7.1.5. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
7.1.6. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
7.1.7. Thuyết minh báo cáo tài chính
7.2. Phân tích tài chính
7.2.1. Phân tích tỉ số
7.2.2. Phân tích xu hướng
7.3. Dự báo nhu cầu tài chính của doanh nghiệp
7.3.1. Phương pháp lập báo cáo chuẩn
7.2.2. Phương pháp tỷ lệ so với doanh thu

Chương 8: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG MỘT SỐ BỐI CẢNH
ĐẶC BIỆT
8.1. Quản trị tài chính trong hoạt động mua lại, hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp
8.1.1. Các hình thức mua lại, hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp
8.1.2. Những động cơ thúc đẩy việc mua lại, hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp
8.1.3. Định giá doanh nghiệp mua lại, hợp nhất hay sáp nhập
8.2. Quản trị tài chính đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
8.2.1. Giải quyết công nợ theo thể thức tự nguyện
8.2.2. Tổ chức lại hoạt động tài chính doanh nghiệp
8.2.3. Thanh lý tài sản doanh nghiệp theo luật phá sản
8.3. Quản trị tài chính doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh quốc tế

HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP


BÀI TẬP
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

19

You might also like