Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 144

XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ

Mụ c lụ c
I. Khái quát chung về xét xử sơ thẩm vụ án hình sự...............................................................................4
1. Quy định trước đây về xét xử sơ thẩm hình sự...............................................................................4
2. Khái niệm xét xử sơ thẩm.................................................................................................................5
3. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự......................................................................................5
4. Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự...........................................................................................................6
5. Nhiệm vụ của xét xử sơ thẩm vụ án hình sự....................................................................................7
6. Trình tự, thủ tục của một phiên toà xét xử sơ thẩm........................................................................8
7. Đặc điểm của giai đoán xét xử sơ thẩm vụ án hình sự..................................................................10
8. Ý nghĩa của xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.....................................................................................11
II. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.......................................................................................11
1. Khái niệm thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự:.................................................................11
2. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo vụ việc:..............................................................12
2.1. Thẩm quyền xét xử của tòa án cấp huyện và tòa án quân sự:.................................................13
2.2. Thẩm quyền xét xử của tòa án cấp tỉnh và tòa án cấp quân khu.............................................14
3. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo lãnh thổ.............................................................16
3.1. Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân:........................................................17
3.2. Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ của Tòa án quân sự:...........................................................19
4. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo đối tượng:.........................................................20
5. Chuyển vụ án trong giai đoạn xét xử..............................................................................................23
6. Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.......................................25
6.1. Vai trò:.......................................................................................................................................25
6.2. Chức năng:................................................................................................................................26
7. Thẩm quyền xét xử tội phạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển của nước CHXHCNVN đang hoạt
động ngoài không phận hoặc ngoài lãnh hải của nước Việt Nam....................................................28
8. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử.................................................................................29
III. Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự...........................................................................................31
1. Nhận hồ sơ vụ án, bản cáo trạng, thụ lý vụ án..............................................................................31
2. Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm..................................................................................................33
3. Một số lưu ý trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án hình sự.........................................................36
4. Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi xét xử vụ án hình sự...............................................................37
5. Quyết định đưa ra xét xử................................................................................................................38
6. Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.......................................................................................38
6.1. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi thiếu chứng cứ....................................................................42
6.2. Khi có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành
vi khác...............................................................................................................................................45
6.3. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác......................45
6.4. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ
tục tố tụng.........................................................................................................................................46
7. Quyết định tạm đình chỉ vụ án.......................................................................................................48
8. Quyết định đình chỉ vụ án...............................................................................................................50
9. Các quyết định của Tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử........................................................52
9.1. Áp dụng, thay đổi, hủy đổi, hủy bỏ, biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế....................52
9.2. Giải quyết yêu cầu, đề nghị trước khi mở phiên tòa của Kiểm sát viên và người tham gia tố
tụng...................................................................................................................................................55
9.3. Quyết định phục hồi vụ án........................................................................................................57
9.4. Yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ....................................................................60
9.5. Việc giao, gửi các quyết định của Tòa án sơ thẩm....................................................................61
9.6 Triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa.....................................................................64
IV. Quy định chung về thủ tục tố tụng tại phiên tòa.............................................................................66
1. Nguyên tắc xét xử............................................................................................................................66
2. Sự có mặt của những người tiến hành tố tụng...............................................................................66
2.1. Sự có mặt của thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký tòa án...................................................66
2.2. Sự có mặt của Kiểm sát viên......................................................................................................68
2.3. Sự có mặt của Điều tra viên......................................................................................................71
3. Sự có mặt của những người tham gia tố tụng................................................................................74
3.1. Sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa.............................................................................................74
3.2 Sự có mặt của người bào chữa...................................................................................................76
3.3. Sự có mặt của bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ...................................................80
3.4. Sự có mặt của người làm chứng...............................................................................................82
3.5. Sự có mặt của người giám định, người định giá tài sản...........................................................84
3.6. Sự có mặt của người phiên dịch, người dịch thuật...................................................................87
3.7. Sự có mặt của những người khác.............................................................................................89
4. Hoãn phiên tòa.................................................................................................................................89
5. Giới hạn của việc xét xử..................................................................................................................91
6. Việc ra bản án, quyết định của Tòa án...........................................................................................95
V. Thủ tục bắt đầu phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự.............................................................................96
1. Chuẩn bị khai mạc phiên tòa..........................................................................................................96
2. Khai mạc phiên tòa..........................................................................................................................98
3. Giải quyết việc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người
giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật.........................................100
4. Cam đoan của người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản. 102
5. Cam đoan của người làm chứng, cách ly người làm chứng........................................................104
6. Giải quyết yêu cầu về xem xét chứng cứ và hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt.................106
VI. Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự..............................................................108
1. Công bố bản cáo trạng..................................................................................................................108
2. Trình tự xét hỏi..............................................................................................................................109
3. Công bố lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố.......................................................................111
4. Hỏi bị cáo........................................................................................................................................113
5. Hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ........................................................................114
6. Hỏi người làm chứng.....................................................................................................................116
7. Xem xét vật chứng.........................................................................................................................118
8. Nghe, xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh....................................................119
9. Xem xét tại chỗ...............................................................................................................................121
10. Trình bày, công bố báo cáo tài liệu của cơ quan, tổ chức..........................................................122
11. Hỏi người giám định, người định giá tài sản..............................................................................123
12. Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố
tụng trình bày ý kiến.........................................................................................................................124
13. Kết thúc việc xét hỏi....................................................................................................................126
14. Kiểm sát viên rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa....................127
15. Trình tự phát biểu khi tranh luận...............................................................................................129
16. Luận tội của Kiểm sát viên..........................................................................................................130
17. Tranh luận tại phiên tòa..............................................................................................................132
18. Trở lại việc xét hỏi........................................................................................................................133
19. Bị cáo nói lời sau cùng.................................................................................................................134
20. Xem xét việc rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa......................135
VII. Nghị án và tuyên án.......................................................................................................................136
1. Nghị án...........................................................................................................................................136
2. Tuyên án tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự..................................................................139
3. Trả tự do cho bị cáo.......................................................................................................................140
4. Bắt giam bị cáo sau khi tuyên án..................................................................................................141

I. Khái quát chung về xét xử sơ thẩm vụ án hình sự


Trong tố tụng hình sự, hoạt động xét xử nói chung được coi là đặc biệt quan trọng
và là giai đoạn trung tâm của quá trình giải quyết vụ án hình sự. Các giai đoạn tố
tụng trước đó từ khởi tố, điều tra và truy tố chỉ là các giai đoạn xác định và tìm
kiếm thông tin, chứng minh sự việc đã xảy ra một cách toàn diện nhưng vẫn chưa
phải là quá trình định tội. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
quy định Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử. Để xác định một người
là có tội và phải chịu hình phạt thì điều đòi hỏi bắt buộc là họ phải được đưa ra xét
xử công khai trước phiên tòa, tại đó, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố
tụng và các bên tham gia tố tụng mới có điều kiện công khai đưa ra quan điểm, lập
luận để bảo vệ mình. Vì vậy, giai đoạn xét xử vụ án hình sự là giai đoạn tập trung
cao nhất của quyền bào chữa đảm bảo thực hiện bằng phương thức tranh tụng.
Nhằm bảo đảm xét và xử đúng người đúng tội, việc xét xử vụ án hình sự có thể
phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trong đó xét xử sơ thẩm là thủ tục xét xử
đầu tiên và bắt buộc đối với tất cả các vụ án hình sự.

1. Quy định trước đây về xét xử sơ thẩm hình sự


Theo quy định tại Khoản 1 điều 11 Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002 (hiện
nay, áp dụng Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014), Toà ...: thực hiện chế độ hai
cấp xét xử. xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm,

Toà hình sự, toà dân sự, toà kinh tế, toà lao động, toà hành chính thuộc Toà án nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án theo quy định của
pháp luật tố tụng.
Hội đồng xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động gồm 01
thẩm phán và 02 Hội thẩm nhân dân. Hội đồng xét xử sơ thẩm các vụ án kinh tế,
gồm có. 02 Thẩm phán và 01 Hội thẩm nhân dân. Nếu vụ án có tính chất phức tạp
thì thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có 02 thẩm phán và 03 Hội thẩm
nhân dân.

Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ
tục phúc thẩm. Nếu không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do pháp luật
quy định thì có hiệu lực thi hành.

2. Khái niệm xét xử sơ thẩm


Xét cử sơ thẩm vụ án hình sự là một giai đoạn trong tố tụng hình sự, trong đó Tòa
án tiến hành việc xét xử lần đầu, toàn diện vụ án hình sự trên cơ sở cáo trạng của
Viện kiểm sát được tiến hành theo các nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa làm cơ
sở để ra các phán quyết về tội phạm, hình phạt và những vấn đề khác có liên quan
đến vụ án một cách bình đẳng, công khai bảo vệ công lý, quyền con người và trật
tự pháp luật.

Xét xử sơ thẩm được hiểu là việc giải quyết một vụ án lần đầu theo thẩm quyền xét
xử tuỳ từng tính chất, mức độ, lĩnh vực vi phạm khác nhau mà thẩm quyền giải
quyết của toá án cũng khác nhau.

3. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự


+ Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ
án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất
nghiêm trọng, trừ những tội phạm:

a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

b) Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;

c) Các tội quy định tại các điều 123, 125, 126, 227, 277, 278, 279, 280, 282, 283,
284, 286, 287, 288, 337, 368, 369, 370, 371, 399 và 400 của Bộ luật hình sự;

d) Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
+ Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những
vụ án:

a) Vụ án hình sự về các tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân
cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực;

b) Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan
đến vụ án ở nước ngoài;

c) Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa
án quân sự khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về
tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là
Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương,
người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người.

Lưu ý:

Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện.
Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định
được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết
thúc việc điều tra.

Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh
nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi
cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoặc Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét
xử.

Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì
Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự
trung ương.

+ Tiếng nói, chứ viết được dùng tại toà án:

Tiếng nói, chữ viết dùng trước Tòa án là tiếng Việt.


Tòa án bảo đảm cho những người tham gia tố tụng quyền dùng tiếng nói, chữ viết
của dân tộc mình trước Tòa án nhân dân, trường hợp này phải có phiên dịch.

4. Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự


Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó, toà án có
thẩm quyền (cấp xét xử thứ nhất) thực hiện trên cơ sở kết quả tranh tụng tại phiên
toà xem xét, giải quyết vụ án bằng việc ra bản án quyết định bị cáo (hoặc các bị
cáo) có tội hay không có tội, hình phạt và các biện pháp tư pháp, cũng như các
quyết định tố tụng khác theo quy định của pháp luật.

Quá trình tiến hành giải quyết vụ án hình sự trải qua nhiều giai đoạn khác nhau,
trong đó, việc xét xử vụ án hình sự đóng vai trò quan trọng. Tại phiên toà, trên cơ
sở những chứng cứ đã được kiểm tra công khai, toà án ra bản án xác định bị cáo có
tội hay không có tội. Nếu bị cáo là người thực hiện hành vi phạm tội thì đó là tội
gì, được quy định tại điều khoản nào của BLHS. Ngoài việc ra bản án, toà án còn
có quyền ra các quyết định cần thiết khác nhằm giải quyết vụ án như quyết định
đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án... Theo nguyên tắc chế độ xét xử sơ
thẩm, phúc thẩm được đảm bảo, bản án và quyết định sơ thẩm của toà án có thể bị
kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật. Bản án, quyết định sơ thẩm
không bị kháng cáo, kháng nghị frong thời hạn luật định thì có hiệu lực pháp luật
nhưng nếu bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Như
vậy, có thể nói xét xử sơ thẩm là xét xử lần đàu do toà án có thẩm quyền tiến hành
theo quy định của pháp luật.(1) Toà án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 là toà án nhân dân cấp
huyện, toà án quân sự khu vực, toà án nhân dân cấp tỉnh và toà án quân sự cấp
quân khu.

5. Nhiệm vụ của xét xử sơ thẩm vụ án hình sự


Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự được tiến hành sau khi toà án thụ lí vụ án. Do vậy,
mọi chứng cứ đã có trong hồ sơ vụ án chỉ là tài liệu để toà án xem xét, kiểm tra
nhằm đưa ra những phán quyết khách quan phù hợp với quy định của pháp luật.
Tất cả những thông tin, tài liệu, đồ vật thu thập được trong giai đoạn điều tra, truy
tố đều được đưa ra xem xét công khai tại phiên toà thông qua tranh tụng tại phiên
toà (xét hỏi và tranh luận). Xét xử sơ thẩm là xét xử ở cấp thứ nhất nên trong giai
đoạn này, toà án phải giải quyết mọi vấn đề của vụ án trên cơ sở cáo trạng hay
quyết định truy tố (nếu vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn) của viện kiểm
sát. Do vậy, nhiệm vụ của giai đoạn này được thể hiện như sau:

- Xem xét và giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền
con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ, xã hội chủ nghĩa; bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của công dân, góp phần phòng ngừa
và chống tội phạm;

- Trên cơ sở cáo trạng (hoặc quyết định truy tố) của viện kiểm sát, giai đoạn này có
nhiệm vụ xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã thu thập
được trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố để đưa ra phán quyết, quyết định bị
cáo có tội hay không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư
pháp; trách nhiệm bồi thường thiệt hai, vấn đề dân sự trong vụ án hình sự; bị cáo
có thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự, hình phạt hay không; án phí
hình sự, án phí dân sự; xử lí vật chứng, tài sản bị kê biên, tài sản bị phong tỏa.

6. Trình tự, thủ tục của một phiên toà xét xử sơ thẩm
Một phiên toà xét xử sơ thẩm được chia thành 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Thủ tục bắt đầu phiên toà:

+ Trước khi khai mạc phiên tòa, Thư ký Tòa án phải tiến hành các công việc:

Kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập; nếu có người vắng mặt
thì phải nêu lý do;

Phổ biến nội quy phiên tòa.

+ Khai mạc phiên toà:

Thẩm phán chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra
xét xử.

Thư ký Tòa án báo cáo Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người
được Tòa án triệu tập và lý do vắng mặt.

. Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người có mặt tại phiên tòa
theo giấy triệu tập của Tòa án và kiểm tra lý lịch, phổ biến quyền và nghĩa vụ của
họ.
Chủ toạ phiên tòa phải hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có mặt
tại phiên tòa xem họ có đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư
ký Tòa án...

Chủ tọa phiên tòa phải hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có mặt
tại phiên tòa xem có ai yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa
thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét hay không. Nếu có người tham gia tố tụng vắng
mặt hoặc tuy có mặt tại phiên tòa nhưng vì lý do sức khỏe không thể tham gia tố
tụng thì chủ tọa phiên tòa phải hỏi xem có ai yêu cầu hoãn phiên tòa hay không;
nếu có người yêu cầu thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.

- Giai đoạn 2: Tranh tụng tại phiên toà:

Kiểm sát viên công bố bản cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung .

Chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ
tự hợp lý.(chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán, Hội thẩm,
Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự thực hiện việc hỏi.)

Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên chỉ được công bố những lời khai trong giai đoạn
điều tra, truy tố khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Lời khai của người được xét hỏi tại phiên tòa mâu thuẫn với lời khai của họ
trong giai đoạn điều tra, truy tố;

b) Người được xét hỏi không khai tại phiên tòa hoặc không nhớ những lời khai của
mình trong giai đoạn điều tra, truy tố;

c) Người được xét hỏi đề nghị công bố lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy
tố;

d) Người được xét hỏi vắng mặt hoặc đã chết.

Chủ toạ hỏi bị cáo, hỏi bị hại, đương sự hoặc người địa diện của họ, người làm
chứng. Sau đó, Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa và người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hỏi thêm về những điểm mà họ
trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn.
Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa và người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của bị hại, đương sự xem xét vật chứng, nghe, xem nội dung được ghi
âm hoặc ghi hình có âm thanh, xem xét tai chỗ....

Điều tra viên, kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành, tham gia tố tụng
trình bày ý kiến để làm rõ nhưng quyết định, hành vi tố tụng.

Sau khi kết thúc việc xét hỏi, Kiểm sát viên trình bày luận tội; nếu thấy không có
căn cứ để kết tội thì rút toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị Tòa án tuyên bố bị
cáo không có tội.

Bị cáo trình bày lời bào chữa; người bào chữa trình bày lời bào chữa cho bị cáo; bị
cáo, người đại diện của bị cáo có quyền bổ sung ý kiến bào chữa.

Bị hại, đương sự, người đại diện của họ trình bày ý kiến để bảo vệ quyền và lợi ích
của mình; nếu có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ thì người này có
quyền trình bày, bổ sung ý kiến.

Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì bị hại hoặc người đại
diện của họ trình bày, bổ sung ý kiến sau khi Kiểm sát viên trình bày luận tội.

- Giai đoạn 3: Nghị án và tuyên án

7. Đặc điểm của giai đoán xét xử sơ thẩm vụ án hình sự


- Chủ thể: Hiến pháp 1992 xác định trong bộ máy nhà nước, chủ thể duy nhất có
quyền xét xử là Tòa án.

- Hành vi tố tụng đặc trưng: các hoạt động tố tụng tại phiên tòa như kiểm tra căn
cước của những người tham gia tố tụng; xét hỏi; tranh luận và đối đáp; nghị án và
tuyên án…

- Văn bản tố tụng đặc trưng: Bản án hoặc quyết định của Tòa án.

Các giai đoạn của mỗi hoạt động tố tụng độc lập nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau, giai đoạn trước làm tiền đề cho giai đoạn sau và trở thành một thể thống
nhất. Ở mỗi giai đoạn tiến hành tố tụng sẽ có những nhiệm vụ và định hướng khác
nhau nhưng đều hướng đến mục đích cuối cùng là giải quyết vụ án hình sự một
cách khách quan, công bằng, đúng pháp luật.
Trong tố tụng hình sự, hoạt động xét xử nói chung được coi là đặc biệt quan trọng
và là giai đoạn trung tâm của quá trình giải quyết vụ án hình sự. Các giai đoạn tố
tụng trước đó từ khởi tố, điều tra và truy tố chỉ là các giai đoạn xác định và tìm
kiếm thông tin, chứng minh sự việc đã xảy ra một cách toàn diện nhưng vẫn chưa
phải là quá trình định tội. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
quy định Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử. Để xác định một người
là có tội và phải chịu hình phạt thì điều đòi hỏi bắt buộc là họ phải được đưa ra xét
xử công khai trước phiên tòa, tại đó, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố
tụng và các bên tham gia tố tụng mới có điều kiện công khai đưa ra quan điểm, lập
luận để bảo vệ mình. Vì vậy, giai đoạn xét xử vụ án hình sự là giai đoạn tập trung
cao nhất của quyền bào chữa đảm bảo thực hiện bằng phương thức tranh tụng.
Nhằm bảo đảm xét và xử đúng người đúng tội, việc xét xử vụ án hình sự có thể
phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trong đó xét xử sơ thẩm là thủ tục xét xử
đầu tiên và bắt buộc đối với tất cả các vụ án hình sự.

Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là một giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự trong
đó Tòa án có thẩm quyền sau khi xem xét hồ sơ vụ án lần đầu tiên đưa vụ án ra xét
xử nhằm xác định có hay không có hành vi phạm tội và người thực hiện tội phạm,
từ đó đưa ra bản án, quyết định phù hợp với tính chất của vụ án mà Viện kiểm sát
đã truy tố.

8. Ý nghĩa của xét xử sơ thẩm vụ án hình sự


- Góp phần bảo vệ công lí, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ pháp chế;

- Thông qua việc xét xử và đặc biệt là qua xét xử công khai, giai đoạn xét xử sơ
thẩm góp phần giáo dục công dân chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng các
quy tắc của cuộc sống xã hội;

- Hoạt động xét xử tại phiên toà còn góp phần nâng cao ý thức phòng ngừa và
chống tội phạm cũng như các vi phạm pháp luật khác.

II. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự


1. Khái niệm thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự:
Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là phạm vi, giới hạn dựa trên cơ sở phân
định thẩm quyền xét xử giữa các loại, các cặp loa án theo các tiêu chỉ (căn cứ) của
Luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là việc phân chia vụ án hình sự cho Tòa
án thuộc các cấp xét xử, được tiến hành giải quyết vụ án hình sự này hay vụ án
hình sự khác theo thủ tục luật định

Đối với xét xử sơ thẩm, Tòa án có thẩm quyền xét xử trong phạm vi, giới hạn hành
vi, tội danh, bị can trong cáo trạng của Viện kiểm sát Tòa án không thể xét xử
những hành vi và những người không bị Viện kiểm sát truy tố trong bản cáo trạng.
Việc xét xử những hành vi và những người không bị Viện kiểm sát truy tố trong
bản cáo trạng là hành vi làm xâm phạm quyền công tố của Viện kiểm sát và vượt
quá giới hạn, phạm vi của xét xử sơ thẩm. Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ
thẩm giữa các loại, cấp Tòa án không những bảo đảm sự phân công trách nhiệm
rành mạch giữa các Tòa án mà còn bảo đảm sự ổn định, hiệu quả của các cơ quan
trong bộ máy nhà nước, hiệu quả kinh tế và chi phí trong hoạt động tố tụng hình sự
với tình hình đấu tranh phòng ngừa tội phạm như hiện nay.

Phân chia:

(1) Thẩm quyền theo vụ việc

(2) Thẩm quyền theo lãnh thổ

(3) Thẩm quyền theo đối tượng người phạm tội

2. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo vụ việc:


Thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo sự việc là sự phân định thẩm quyền xét xử giữa
các cấp Tòa án, căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm. Do Tòa
án nhân dân tối cao không có thẩm quyền xét xử sơ thẩm, nên thẩm quyền xét xử
sơ thẩm theo sự việc là sự phân định thẩm quyền xét xử giữa 2 cấp Tòa án còn lại.

Việc quy định cụ thể, rõ ràng thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp có ý
nghĩa quan trọng đối với việc bảo đảm cho Tòa án xét xử đúng đắn, khách quan vụ
án; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo cũng như những người có liên
quan; là cơ sở quan trọng để xác định thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố
tụng khác. Việc quy định thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp được căn
cứ vào nhiều dấu hiệu khác nhau, nhưng về cơ bản là dựa vào các căn cứ như sau:

- Dấu hiệu thể hiện tính nghiêm trọng, phức tạp của tội phạm hoặc của vụ án;

- Dấu hiệu thể hiện không gian thực hiện tội phạm hoặc hành vi tố tụng;
Thẩm quyền xét xử theo sự việc là sự phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm giữa
các cấp Tòa án với nhau dựa trên căn cứ là tinh chất, mức độ của tội phạm hoặc
của vụ án.

Dựa theo các tiêu chí phân loại tội phạm của Bộ luật hình sự năm 2015 thì phân
định thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân
cấp khu vực và Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu như sau:

2.1. Thẩm quyền xét xử của tòa án cấp huyện và tòa án quân sự:
TADN cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự
về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng,
trừ những tội phạm:

- Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

- Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;

- Các tội quy định tại các điều 123, 125, 126, 227, 277, 278, 279, 280, 282, 283,
284, 286, 287, 288, 337, 368, 369, 370, 371, 399 và 400 của Bộ luật hình sự;

- Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.

(khoản 1 Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)

Các Tội phạm như Tội giết người; Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh; Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt
quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; Tội vi phạm quy định về nghiên cứu,
thăm dò, khai thác tài nguyên; Tội vi phạm quy định về điều khiển tàu bay; Tội cản
trở giao thông đường không; Tội đưa vào sử dụng tàu bay, thiết bị bảo đảm hoạt
động bay không bảo đảm an toàn; Tội điều động hoặc giao cho người không đủ
điều kiện điều khiển tàu bay; Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy; Tội điều khiển tàu
bay vi phạm quy định về hàng không của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam; Tội điều khiển tàu bay vi phạm quy định về hàng không của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt
động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; Tội cản trở hoặc
gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử;
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông; Tội cố
ý làm lộ bí mật nhà nước; Tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu
bí mật nhà nước; Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội; Tội không
truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội; Tội ra bản án trái pháp luật; Tội ra quyết
định trái pháp luật; Tội đầu hàng địch và Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho
địch khi bị bắt làm tù binh của Bộ luật hình sự;

Trong trường hợp xét xử các tội phạm trên, nếu điều luật có nhiều khoản thì Tòa án
nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực có quyền xét xử các tội phạm
thuộc trường hợp tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất
nghiêm trọng trừ các tội phạm được quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 170
BLTTHS 2003.

Theo quy định tại khoản 1 điều 269 BLTTHS 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện và
Tòa án quân sự khu vực có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những tội phạm mà Bộ luật
hình sự 2015 quy định hình phạt từ 15 năm tù trở xuống, trừ những tội quy định tại
điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 268 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Tuy nhiên, do
trình độ, năng lực chuyên môn; điều kiện cơ sở vật chất; biên chế của cơ quan điều
tra, Viện kiểm sát và Tòa án ở một số huyện chưa đảm bảo yêu cầu, cần tiếp tục bổ
sung, kiện toàn mới có thể đáp ứng được yêu cầu đặt ra để có thể thực hiện được
quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về việc mở rộng thẩm quyền của Tòa án
cấp huyện theo tinh thần trên.

2.2. Thẩm quyền xét xử của tòa án cấp tỉnh và tòa án cấp quân khu
TADN cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án:

- Vụ án hình sự về các tội phạm không thuộc thẩm quyền của TADN cấp huyện và
Tòa án quân sự khu vực;

- Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan
đến vụ án ở nước ngoài;

- Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của TADN cấp huyện và Tòa án quân sự
khu vực nhưng thuộc trường hợp:

+ Có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên
quan đến nhiều cấp, nhiều ngành;
+ Vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ
chốt ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực
thuộc trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân
tộc ít người.

(khoản 2 Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)

Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những
vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân
cấp huyện hoặc Tòa án quân sự khu vực và những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa
án cấp dưới mà mình lấy lên để xét xử. Như vậy, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa
án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự thuộc hai loại
sau:

+ Những vụ án hình sự không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
và Tòa án quân sự khu vực, tức là những vụ án về những tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng và những vụ án về những tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia; các tội phá
hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh, các tội quy định tại các
Điều 93, Điều 95, Điều 96, Điều 172, Điều 217, Điều 216, Điều 218, Điều 219,
Điều 221, Điều 222, Điều 223, Điều 224, Điều 225, Điều 226, Điều 263, Điều 293,
Điều 294, Điều 295, Điều 296, Điều 322, Điều 323 BLHS 1999.

+ Những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án
quân sự khu vực nhưng xét thấy cần lấy lên để xét xử thường là những vụ án thuộc
các loại sau: những vụ án phức tạp khó chứng minh hoặc liên quan đến nhiều cấp,
nhiều ngành; những vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, sỹ quan Công
an, các cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cấp huyện, những người lãnh đạo trong các tổ
chức tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người…

Mặc dù BLTTHS 2003 quy định như trên, nhưng không phải kể từ khi BLTTHS
2003 có hiệu lực (01/07/2004) mà tất cả các Tòa án đều thực hiện việc xét xử theo
thẩm quyền như quy định tại Điều 170. Việc thực hiện quy định về thẩm quyền này
phải tuân theo Mục 3 Nghị quyết 24/03/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của
Quốc hội về việc thi hành Bộ luật tố tụng hình sự, cụ thể là kể từ ngày BLTTHS có
hiệu lực, những Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực có điều kiện
thực hiện thì được giao thẩm quyền xét xử mới quy định tại khoản 1 Điều 170
BLTTHS 2003. Những Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực chưa
đủ điều kiện thì thực hiện quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít
nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, trừ các tội phạm quy định tại điểm a, b và c
khoản 1 Điều 170 BLTTHS 2003, nhưng chậm nhất là đến ngày 01/07/2009, tất cả
các Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Tòa án quân sự khu
vực thực hiện thống nhất thẩm quyền xét xử mới theo quy định tại khoản 1 Điều
170 BLTTHS 2003.

Việc xác định Tòa án nào đủ điều kiện xét xử theo thẩm quyền quy định tại khoản
1 Điều 170 từ ngày 01/07/2004 do Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Viện kiểm
sát nhân dân tối cao và Chính phủ đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.

Trên thực tế, có trường hợp bị cáo phạm một lúc nhiều tội, trong đó có tội thuộc
thẩm quyền xét xử của cả 2 cấp Tòa án, trường hợp này toàn bộ vụ án sẽ thuộc
thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp tỉnh. Khoa học pháp lý gọi đây là nguyên tắc
thu hút thẩm quyền.

Căn cứ phân định thẩm quyền giữa TAND cấp huyện và TAND cấp tỉnh không chỉ
căn cứ vào tội phạm mà còn căn cứ vào tính chất phức tạp của vụ án hình sự. Đây
là những quy định hợp lý đối với tội phạm càng nguy hiểm, càng phức tạp nên đòi
hỏi Cơ quan xét xử cần có trình độ chuyên môn cao hơn. Mặt khác, phân định
thẩm quyền xét xử cũng giúp giảm tải khối lượng công việc cho Tòa án cấp trên.

Như vậy, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự về
những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, tức là những vụ án về những tội phạm mà
Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt trên 15 năm tù; những
vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện được quy
định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 268 Bộ luật tố tụng hình sự 2015; những vụ
án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện nhưng Tòa án nhân dân cấp
tỉnh xét thấy cần thiết phải lấy lên để xét xử do tính chất đặc biệt của vụ án. Tuy
nhiên, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 vẫn không quy định cụ thể những vụ án hình
sự nào mặc dù thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện nhưng Tòa
án cấp tỉnh vẫn quyết định lấy lên để xét xử. Do đó, việc đưa vụ án lên xét xử ở
cấp trên căn cứ vào khả năng giải quyết vụ án của những người tiến hành tố tụng ở
cấp dưới.
3. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo lãnh thổ
Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo lãnh thổ được quy định tại Điều
269 BLTTHS 2015, theo đó:

Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện.
Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định
được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết
thúc việc điều tra.

Trường hợp Bị cáo phạm tội ở nước ngoài, nếu xét xử ở Việt Nam thì Tòa án Nhân
dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của Bị cáo sẽ xét xử. Nếu không xác định được
nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc
Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoặc Tòa án nhân dân thành phố Đà
Nẵng xét xử.

Trường hợp, Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa
án quân sự thì Tòa án quân sự cấp Quân khu xét xử theo quyết định của Chánh án
Tòa án Quân sự Trung ương. Thẩm quyền xét xử tội phạm xảy ra trên tàu bay, tàu
biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không
phận hoặc ngoài lãnh hải của Việt Nam.

Trường hợp, tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc ngoài lãnh hải của Việt
Nam thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam nơi có sân bay hoặc bến cảng
trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển đó được đăng ký.

Việc Bộ luật Tố tụng Hình sự phân định thẩm quyền xét xử của Tòa án một cách
chi tiết, rõ ràng đã tạo nên cơ sở pháp lý vững chắc để mỗi cấp Tòa án xác định cụ
thể vai trò, thẩm quyền của mình trong quá trình tố tụng, khắc phục tình trạng
chồng chéo dẫn đến tranh chấp về thẩm quyền xét xử tùy tiện hoặc các tòa án thoái
thác công việc xét xử của mình

3.1. Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân:
Thẩm quyền theo lãnh thổ là sự phân định thẩm quyền xét xử căn cứ vào nơi tội
phạm được thực hiện và nơi kết thúc điều tra. Thông thường, vụ án hình sự được
xét xử ở Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Trong trường hợp tội phạm được
thực hiện ở nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm
thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra.

Theo khoản 1 Điều 269 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định thẩm quyền theo
lãnh thổ của Tòa án như sau:

“Điều 269. Thẩm quyền theo lãnh thổ

1. Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực
hiện. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác
định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi
kết thúc việc điều tra.”

Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xét xử như đảm bảo sự có mặt của
những người tham gia tố tụng, dễ dàng cho việc xem xét tại chỗ nơi xảy ra tội
phạm và các vật chứng không thể đưa đến phiên tòa được.

Trường hợp bị cáo phạm tội ở nước ngoài thì thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân
dân được xác định theo khoản 2 Điều 269 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:

“Điều 269. Thẩm quyền theo lãnh thổ

2. Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp
tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được
nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc
Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoặc Tòa án nhân dân thành phố Đà
Nẵng xét xử.

Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì
Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự
trung ương.”

Như vậy, vụ án về các tội phạm xảy ra ở nước ngoài bị đưa về nước xét xử sẽ thuộc
thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh mà không phụ thuộc vào loại tội phạm được thực
hiện. Bởi vì, phân định như thế mới đảm bảo cho các hoạt động tố tụng ở nước
ngoài, các quan hệ với các cơ quan tố tụng nước ngoài trong ủy thác hoạt động tư
pháp, trong tương trợ hoạt động tư pháp,…
Việc quy định thẩm quyền xét xử thuộc về Tòa án nơi tội phạm được thực hiện
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia
tố tụng. Các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn trong
việc tiến hành các hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ, triệu tập người làm chứng
hoặc những người liên quan trong vụ án. Mặt khác, việc xử lý vụ án tại nơi tội
phạm được thực hiện cũng đảm bảo tốt hơn sự có mặt của những người tham gia tố
tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.

Đối với những tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc lãnh hải của Việt
Nam thì được quy định theo Điều 270 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:

“Điều 270. Thẩm quyền xét xử tội phạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc ngoài
lãnh hải của Việt Nam

Tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc ngoài lãnh hải của Việt Nam
thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về
đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển đó được đăng ký.”

Theo quy định của pháp luật quốc tế thì tàu bay, tàu biển mang quốc tịch quốc gia
nào, dù đang hoạt động ngoài không phận hay lãnh hải của quốc gia đó vẫn được
coi là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia mà nó mang quốc tịch. Do vậy, tội phạm
xảy ra trên tàu bay, tàu biển của Việt Nam đã rời khỏi không phận hoặc lãnh hải
của Việt Nam vẫn là tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam. Tòa
án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi có sân bay, bến cảng mà tàu bay, tàu biển
đăng đó trở về đầu tiên ở trong nước hoặc Tòa án nơi tàu bay, tàu biển đó được
đăng ký. Tùy vào tội phạm đó là tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất
nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng để xác định cấp Tòa án xét xử là Tòa án
cấp huyện hay cấp tỉnh.

3.2. Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ của Tòa án quân sự:
Đối với những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự thì ngoài quy tắc chung
quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 nêu trên, việc xác định thẩm quyền xét
xử còn phải căn cứ vào Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-TANDTC-
VKSNDTC-BQP-BCA Hướng dẫn về thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự. Mục
II của Thông tư quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự theo lãnh thổ
như sau:

Theo hướng dẫn trên của Thông tư thì các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa
án quân sự khu vực thuộc quân khu được thực hiện theo quy định của Điều 171 Bộ
luật tố tụng hình sự 2003 (Bộ luật cũ), còn Bộ luật mới thay thế là Điều 269 Bộ
luật tố tụng hình sự 2015 về thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ. Còn các vụ án thuộc
thẩm quyền xét xử của Tòa án Quan chủng hải quân và các Tòa án quân sự khu
khu vực Quân chủng hải quân thì không áp dụng nguyên tắc lãnh thổ. Các Tòa án
này có thẩm quyền xét xử các vụ án xảy ra trong các đơn vị quân chủng, các vụ án
mà bị cáo là người do quân chủng quản lí hoặc người khác phạm tội liên quan đến
bí mật quân sự, gây thiệt hại cho các đơn vị thuộc quân chủng hải quân.

Qua những phân tích trên, ta thấy thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ được quy định
trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015 khá chặt chẽ và hợp lí, phù hợp với thực tiễn xét
xử, giúp cho việc thực hiện đạt được hiệu quả cao hơn, các tranh chấp về thẩm
quyền xét xử hoặc tình trạng các tòa án đùn đẩy việc cho nhau được khắc phục về
cơ bản.

4. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo đối tượng:


Thẩm quyền xét xử vụ án hình sự sơ thẩm theo đối tượng là sự phân định thẩm
quyền xét xử sơ tham gia Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự dựa trên căn cứ là
đối tượng phạm tội (đặc điểm nhân thân của người bị cáo buộc phạm tội).

Thẩm quyền xét xử vụ án hình sự sơ thẩm theo đối tượng được quy định tại Điều
272 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và việc quy định này nhằm phân định thẩm
quyền xét xử sơ thẩm giữa Tòa án quân sự và Tòa án nhân dân, cụ thể được xác
định như sau:

- Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là quân nhân khi
thực hiện bất kỳ tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015. Đó là vụ
án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc
phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình
trạng sẵn sàng chiến đấu, dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc
phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, công dân
được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân.
- Những vụ án liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại quân đội do người
không phải quân nhân thực hiện. Đó là, vụ án hình sự mà bị cáo không thuộc đối
tượng là quân nhân liên quan đến bị mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên
chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm
tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của
Quân đội nhân dân hoặc phạm tội trong doanh trại quân đội hoặc khu vực quân sự
do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ.

- Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết
quân luật. Đây là quy định mới của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 so với các
Bộ luật tố tụng hình sự trước đó, nhằm cụ thể hóa tình trạng thiết quân luật trong
tình trạng khẩn cấp của Hiến pháp năm 2013 trong lĩnh vực tư pháp.

- Việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân và Tòa
án quân sự, Điều 273 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định khi vụ án vừa có
bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, vừa có bị cáo
hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân thì thẩm quyền xét xử
được thực hiện như sau:

Trường hợp có thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử những bị cáo và tội phạm
thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, Tòa án nhân dân xét xử những bị cáo
và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân,

Trường hợp không thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử toàn bộ vụ án.

- Tòa gia đình và người chưa thành niên xét xử các vụ án có bị cáo là người dưới
18 tuổi hoặc người bị hại dưới 18 tuổi bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý hoặc
cần hỗ trợ về điều kiện sống, học tập do không có môi trường gia đình lành mạnh
như những người dưới 18 tuổi khác.

Theo Điều 3 Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự 2002 quy định:

“Điều 3

Các Toà án quân sự có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự mà bị cáo là:

1. Quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị trong
thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân
quân, tự vệ phối thuộc với Quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và những
người được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản
lý;

2. Những người không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này mà
phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội.”

Bên cạnh đó, Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BQP-


BCA đã hướng dẫn cụ thể về các đối tượng theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh
trên.

Tại Điều 4 của Pháp lệnh cũng quy định:

“Điều 4

Đối với những người không còn phục vụ trong Quân đội mà phát hiện hành vi
phạm tội của họ đã được thực hiện trong thời gian phục vụ trong Quân đội hoặc
những người đang phục vụ trong Quân đội mà phát hiện hành vi phạm tội của họ
đã được thực hiện trước khi vào Quân đội, thì Toà án quân sự xét xử những tội
phạm có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội; những tội
phạm khác do Toà án nhân dân xét xử.”

Trong trường hợp vụ án vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của
Tòa án quân sự, vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án
nhân dân thì thẩm quyền xét xử được thực hiện như sau:

Trong trường hợp có thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử những bị cáo và tội
phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 3 và Điều 4 của Pháp lệnh Tổ chức Tòa án
quân sự 2002; những bị cáo và tội phạm khác thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án
nhân dân. Trong trường hợp không thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử toàn
bộ vụ án (Điều 5 Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự 2002). Tuy nhiên, chỉ được
tách vụ án để điều tra, truy tố, xét xử riêng, nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến
việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án. Khi xét thấy cần tách vụ án
để xét xử riêng, Tòa án quân sự đã thụ lí vụ án trao đổi với Viện kiểm sát quân sự
có nhiệm vụ thực hành quyền công tố về việc tách vụ án. Nếu Viện kiểm sát quân
sự thống nhất tách vụ án, Tòa án quân sự chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát
quân sự để giải quyết theo thẩm quyền. Trường hợp Viện kiểm sát quân sự không
thống nhất tách vụ án, Tòa án quân sự đã thụ lí vụ án phải xét xử toàn bộ vụ án.
Thẩm quyền xét xử người phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt
hại cho quân đội được xác định tùy từng trường hợp cụ thể. Nếu vụ án có những
tình tiết cần điều tra liên quan đến bí mật quốc phòng thì Tòa án quân sự xét xử.
Những tội phạm khác, Tòa án quân sự có thể chuyển vụ án cho Tòa án nhân dân.
Nếu có tranh chấp về thẩm quyền giữa Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự thì
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét và quyết định.

Như vậy, có thể thấy, Tòa án nhân dân có thẩm quyền rộng hơn, xét xử hầu hết các
đối tượng phạm tội, trừ những đối tượng thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự đã
được quy định trong Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự 2002. Đồng thời, ngay
trong thẩm quyền xét xử của các Tòa án quân sự cũng có sự phân biệt thẩm quyền
theo đối tượng. Cấp bậc, chức vụ của quân nhân chính là căn cứ để xác định thẩm
quyền xét xử của Tòa án quân sự các cấp. Theo quy định tại Điều 26, Điều 29 Pháp
lệnh tổ chức Tòa án quân sự 2002 về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án quân
sự cấp quân khu và khu vực thì: các vụ án mà bị cáo khi phạm tội có cấp bậc từ
thượng tá trở lên, có chức vụ từ sư đoàn trưởng và tương đương trở lên thuộc thẩm
quyền xét xử của Tòa án quân sự cấp Quân khu mà không phụ thuộc vào tội phạm
thuộc loại nào. Các vụ án còn lại thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự khu
vực.

5. Chuyển vụ án trong giai đoạn xét xử


Căn cứ Điều 274 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về trường hợp chuyển vụ
án hình sự đang trong giai đoạn xét xử như sau:

“Chuyển vụ án trong giai đoạn xét xử

1. Khi vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của mình thì Tòa án trả hồ sơ vụ án
cho Viện kiểm sát đã truy tố để chuyển đến Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố.

Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát đã truy tố
phải ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố để
giải quyết theo thẩm quyền. Việc chuyển vụ án ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu thực hiện theo quy định tại
Điều 239 của Bộ luật này.

Khi xét thấy vụ án vẫn thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án đã trả hồ sơ thì Viện
kiểm sát chuyển lại hồ sơ vụ án đến Tòa án kèm theo văn bản nêu rõ lý do; nếu
Tòa án xét thấy vụ án vẫn không thuộc thẩm quyền xét xử của mình thì việc giải
quyết tranh chấp thẩm quyền xét xử thực hiện theo Điều 275 của Bộ luật này. Viện
kiểm sát phải thực hiện theo quyết định của Tòa án có thẩm quyền.

2. Thời hạn truy tố và áp dụng biện pháp ngăn chặn được thực hiện theo quy định
tại Điều 240 và Điều 241 của Bộ luật này.”

Theo đó, Tòa án nhân dân sẽ chuyển vụ án hình sự trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
khi xét thấy vụ án không thuộc thẩm quyền của mình. Tòa án trả hồ sơ vụ án cho
Viện kiểm sát đã truy tố để chuyển đến Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố.

Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát đã truy tố
phải ra quyết định chuyển vụ án hình sự đến Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố
để giải quyết theo thẩm quyền.

Căn cứ Điều 239 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền truy tố như
sau:

“Thẩm quyền truy tố

1. Viện kiểm sát cấp nào thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì Viện
kiểm sát cấp đó quyết định việc truy tố. Thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát
được xác định theo thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với vụ án.

Trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền truy tố của mình, Viện kiểm sát ra ngay
quyết định chuyển vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền. Việc chuyển vụ án cho
Viện kiểm sát ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài
phạm vi quân khu do Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp
quân khu quyết định.

Đối với vụ án do Viện kiểm sát cấp trên thực hành quyền công tố và kiểm sát điều
tra thì Viện kiểm sát cấp trên quyết định việc truy tố. Chậm nhất là 02 tháng trước
khi kết thúc điều tra, Viện kiểm sát cấp trên phải thông báo cho Viện kiểm sát cấp
dưới cùng cấp với Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án để cử Kiểm sát viên
tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án. Ngay sau khi quyết định truy tố, Viện kiểm sát
cấp trên ra quyết định phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công
tố và kiểm sát xét xử; sau khi nhận được hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng, Viện
kiểm sát cấp dưới có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử theo
đúng quy định của Bộ luật này.

2. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án, Viện kiểm sát
phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đã kết thúc điều tra vụ án, bị can hoặc
người đại diện của bị can, người bào chữa, bị hại, người tham gia tố tụng khác.

Việc giao, gửi hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng được thực hiện theo quy định tại
khoản 2 Điều 240 của Bộ luật này. Trong trường hợp này, thời hạn truy tố được
tính từ ngày Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố nhận được hồ sơ vụ án.”

 Như vậy, trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án,
Viện kiểm sát phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đã kết thúc điều tra
vụ án, bị can hoặc người đại diện của bị can, người bào chữa, bị hại, người
tham gia tố tụng khác.

Theo khoản 1 Điều 274 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đã nêu trên thì khi xét thấy
vụ án vẫn thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án đã trả hồ sơ thì Viện kiểm sát
chuyển lại hồ sơ vụ án đến Tòa án kèm theo văn bản nêu rõ lý do.

Nếu Tòa án xét thấy vụ án vẫn không thuộc thẩm quyền xét xử của mình thì việc
giải quyết tranh chấp thẩm quyền xét xử thực hiện theo Điều 275 Bộ luật Tố tụng
hình sư 2015 như sau.

(1) Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp
huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, giữa các Tòa án quân
sự khu vực trong cùng một quân khu do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh,
Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu quyết định.

(2) Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp
huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, giữa các Tòa án
quân sự khu vực thuộc các quân khu khác nhau do Chánh án Tòa án nhân dân cấp
tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu nơi kết thúc việc điều tra quyết định.

(3) Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp
tỉnh, giữa các Tòa án quân sự cấp quân khu do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao,
Chánh án Tòa án quân sự trung ương quyết định.
(4) Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa Tòa án nhân dân và Tòa
án quân sự do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.

6. Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
6.1. Vai trò:
Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có những vai trò sau
đây:

Thứ nhất, bảo đảm cho việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp
luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Việc truy tố của Viện
kiểm sát phải dựa trên cơ sở kết quả điều tra của CQĐT trong suốt quá trình điều
tra và kết quả điều tra công khai tại phiên tòa. VKS đưa ra sự buộc tội chính thức
và cuối cùng đối với người phạm tội;

Thứ hai, trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự VKS bảo đảm cho việc tranh
tụng được bình đẳng, dân chủ, công khai. VKS phải đối đáp lại các ý kiến của
những người tham gia tố tụng trong việc giải quyết các vụ án hình sự công khai tại
tòa;

Thứ ba, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và những người tham gia
tố tụng. Trong BLTTHS quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của từng tư cách tham
gia tố tụng;

Thứ tư, bảo đảm cho việc tuân thủ và áp dụng pháp luật thống nhất. VKS trước hết
phải kiểm tra tính thống nhất trong việc áp dụng pháp luật;

Thứ năm, bảo đảm cho các bản án, quyết định của Tòa án được thực thi đúng quy
định của pháp luật. Trách nhiệm của từng cơ quan, từng cá nhân được đặt dưới sự
kiểm sát của VKS.

Xét xử sơ thẩm là một trong những giai đoạn có vai trò và ý nghĩa hết sức quan
trọng trong hoạt động tiến hành giải quyết của cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó
có Viện kiểm sát. Những vai trò nêu trên đã cho thấy được tầm quan trọng mang
tính quyết định trong việc truy tố, giải quyết đúng đắn, khách quan, bình đẳng,
công khai vụ án hình sự, bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà nước, bảo vệ quyền con
người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều dựa trên tinh thần đảm bảo
thực hiện đúng quy định của pháp luật và thực thi pháp luật hiệu quả.
6.2. Chức năng:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 107 Hiến pháp 2013 và khoản 1 Điều 2 Luật tổ
chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 thì Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành
quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam

6.2.1. Chức năng thực hành quyền công tố:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật tổ chức VKSND năm 2014 thì thực hành
quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để
thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay
từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá
trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

Từ khái niệm nêu trên, có thể hiểu chức năng thực hành quyền công tố của VKS
trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là: ‘‘VKS thực hiện tổng hợp các
quyền năng pháp lý được nhà nước trao cho để thực hiện việc truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với người phạm tội, đưa người phạm tội ra trước tòa án để xét xử và
bảo vệ sự buộc tội đó’’.

VKS là cơ quan duy nhất có chức năng thực hành quyền công tố. Bởi vì là cơ quan
duy nhất nên VKS mang trên mình phần trách nhiệm to lớn. Điều này có nghĩa là
VKS là cơ quan được giao thực hiện chức năng thực hành quyền đưa người phạm
tội ra truy tố trước pháp luật, thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người
phạm tội. Hoạt động thực hành quyền công tố của VKSND được thực hiện ngay từ
khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố để phát hiện người
phạm tội, thực hiện việc xem xét quyết định khởi tố và được diễn ra trong suốt quá
trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Mục đích của hoạt động thực
hành quyền công tố là phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm
minh mọi tội phạm và người phạm tội không làm oan người vô tội, không để lọt tội
phạm và người phạm tội; không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam,
bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.

6.2.2. Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật tổ chức VKSND năm 2014 thì kiểm sát
hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp
pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư
pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc
giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt
động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

Từ đó, rút ra khái niệm ngắn gọn về kiểm sát hoạt động tư pháp của VKS trong
giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là ‘‘Tổng thể những hoạt động giám sát của
VKS đối với Tòa án, đối với tổ chức, cá nhân trong quá trình đưa vụ án ra xét xử
để tuyên một người là có tội nhằm đảm bảo cho việc thực thi pháp luật được thực
hiện nghiêm chỉnh và thống nhất’’.

VKS là cơ quan duy nhất có quyền kiểm sát các quyết định tố tụng của Tòa án.
Kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND nhằm bảo đảm hoạt động của Cơ quan
điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Tòa án,
người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong các cơ quan trên, hoạt động của cơ
quan thi hành án, người có thẩm quyền thi hành án và các cơ quan, tổ chức, cá
nhân khác liên quan đến các hoạt động giải quyết thông tin về tội phạm, khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được thực hiện theo đúng quy định của pháp
luật; quyền con người, quyền công dân không bị luật hạn chế phải được tôn trọng
và bảo vệ; mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử
lý kịp thời, nghiêm minh.

7. Thẩm quyền xét xử tội phạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển của nước
CHXHCNVN đang hoạt động ngoài không phận hoặc ngoài lãnh hải của nước
Việt Nam
Căn cứ Điều 270 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) thẩm quyền xét xử
tội phạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển của nước CHXH Việt Nam đang hoạt động
ngoài không phận hoặc ngoài lãnh hải của Việt Nam được quy định như sau:

“Điều 270. Thẩm quyền xét xử tội phạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc ngoài
lãnh hải của Việt Nam
Tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc ngoài lãnh hải của Việt Nam
thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về
đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển đó được đăng ký.”

Điều Luật quy định thẩm quyền xét xử đối với tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc
tàu biển của nước CHXHCN Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc
lãnh hải của Việt Nam. Điều luật quy định rõ thẩm quyền xét xử đối với những tội
phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước CHXHCN Việt Nam đang hoạt
động ngoài không phận hoặc lãnh hải của Việt Nam thuộc không phận hải phận
của nước ngoài hay hải phận, không phận quốc tế hoặc đang đậu ở sân bay của
nước ngoài, cảng biển nước ngoài.

Theo quy định, thì Tòa án có thẩm quyền xét xử những tội phạm xảy ra trên tàu
bay hoặc tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động
ngoài không phận hoặc ngoài lãnh hải của Việt Nam thuộc thẩm quyền xét xử của
Tòa án Việt Nam nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu
biển đó được đăng ký; nếu vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam.

Tòa án nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển
được đăng ký bao gồm TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện; TAQS cấp quân khu,
TAQS khu vực. Do vậy để xác định chính xác vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của
Tòa án nào cần căn cứ vào quy định tại Điều 268 BLTTHS cụ thể:

- Nếu vụ án phạm tội ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm
trọng trừ những tội quy định tại các điểm a, b, c, khoản 1 Điều 268 BLTTHS thuộc
thẩm quyền xét xử của TAND, thì TAND cấp huyện nơi có sân bay hoặc bến cảng
trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển được đăng ký xét xử vụ án;

- Nếu vụ án về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc về tội quy định tại các điểm a,
b, c khoản 1 Điều 268 BLTTHS thuộc thẩm quyền xét xử của TAND, thì TAND
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên
hoặc nơi tàu bay, tàu biển được đăng ký xét xử vụ án;

- Nếu vụ án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất
nghiêm trọng trừ những tội quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 268
BLTTHS thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS, thì TAQS khu vực nơi có sân bay
hoặc bến cảng trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển được đăng ký xét xử vụ
án;

- Nếu vụ án về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc về tội quy định tại các điểm a,
b, c khoản 1 Điều 268 BLTTHS thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS, thì TAQS cấp
quân khu nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển
được đăng ký xét xử vụ án.

8. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử


Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử vụ án hình sự giữa các Tòa án
được quy định tại Điều 275 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

“Điều 274. Chuyển vụ án trong giai đoạn xét xử

1. Khi vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của mình thì Tòa án trả hồ sơ vụ án
cho Viện kiểm sát đã truy tố để chuyển đến Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố.

Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát đã truy tố
phải ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố để
giải quyết theo thẩm quyền. Việc chuyển vụ án ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu thực hiện theo quy định tại
Điều 239 của Bộ luật này.

Khi xét thấy vụ án vẫn thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án đã trả hồ sơ thì Viện
kiểm sát chuyển lại hồ sơ vụ án đến Tòa án kèm theo văn bản nêu rõ lý do; nếu
Tòa án xét thấy vụ án vẫn không thuộc thẩm quyền xét xử của mình thì việc giải
quyết tranh chấp thẩm quyền xét xử thực hiện theo Điều 275 của Bộ luật này. Viện
kiểm sát phải thực hiện theo quyết định của Tòa án có thẩm quyền.

2. Thời hạn truy tố và áp dụng biện pháp ngăn chặn được thực hiện theo quy định
tại Điều 240 và Điều 241 của Bộ luật này.”

Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử do Chánh án Tòa án cấp trên
quyết định. Cụ thể:

- Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp
huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, giữa các Tòa án quân
sự khu vực trong cùng một quân khu do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh,
Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu quyết định.
- Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp
tỉnh, giữa các Tòa án quân sự cấp quân khu do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao,
Chánh án Tòa án quân sự trung ương quyết định.

- Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử trong các trường hợp sau đây do
Chánh án TAND cấp tỉnh hoặc Chánh án TAQS cấp quân khu nơi kết thúc việc
điều tra quyết định:

+ Tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các TAND cấp huyện thuộc các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương khác nhau;

+ Tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các TAQS khu vực thuộc các quân khu,
quân chủng khác nhau hoặc giữa các TAQS khu vực thuộc các quân khu, quân
chủng với TAQS khu vực Thủ đô Hà Nội.

- Tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa TAND và TAQS bao gồm:

+ Tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa TAND cấp huyện với TAQS khu vực hoặc
TAQS cấp quân khu;

+ Tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa TAND cấp tỉnh với TAQS khu vực hoặc
TAQS cấp quân khu;

Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa Tòa án nhân dân và Tòa án
quân sự do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.

III. Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự


Giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là giai đoạn xét xử đầu tiên của quá trình
xét xử, lần đầu tiên đưa vụ án ra xét xử công khai, toàn diện tất cả bị cáo với những
hành vi mà Viện kiểm sát truy tố. Ở giai đoạn xét xử sơ thẩm, Tòa án phải xem xét
toàn diện hồ sơ vụ án với tồng thể những hành vi thực hiện vụ án, những hành vi tố
tụng của người tham gia tố tụng, của người tiến hành tố tụng, những yếu tố cấu
thành tội phạm, các tình tiết có liên quan đến việc giải quyết đúng đắn, khách quan
vụ án. Việc xem xét những nội dung này một cách cẩn thận, chính xác, Tòa án phải
có một thời gian thụ lý hồ sơ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử để đưa ra những quyết
định phù hợp với tình tiết của vụ án.
1. Nhận hồ sơ vụ án, bản cáo trạng, thụ lý vụ án
Thụ lý vụ án là bắt đầu tiếp nhận một vụ việc để xem xét và giải quyết. Là việc tòa
dân sự nhận đơn yêu cầu của đương sự đề nghị xem xét giải quyết một vụ việc để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, tổ chức, cơ quan. Là
việc tòa án có thẩm quyền xét xử tiếp nhận vụ án thông qua việc viện kiểm sát
nhân dân có quyết định truy tố bị can với bản cáo trạng và hồ sơ vụ án chuyển sang
tòa án có thẩm quyền bắt đầu xem xét, giải quyết vụ án. Qua bài viết này đội ngũ
chuyên viên Luật sư của văn phòng Luật sư Thủ Đô xin được phân tích, bình luận
các quy định của pháp luật về nhận hồ sơ vụ án, bản cáo trạng và thụ lý vụ án.

Quy định của pháp luật về nhận hồ sơ vụ án, bản cáo trạng và thụ lý vụ án được
quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015, cụ thể như sau:

– Một là, khi Viện kiểm sát giao bản cáo trạng, hồ sơ vụ án và vật chứng kèm theo
(nếu có), Tòa án phải kiểm tra và xử lý:

+ Trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) đã đầy đủ so
với bảng kê tài liệu, vật chứng và bản cáo trạng đã được giao cho bị can hoặc
người đại diện của bị can thì nhận hồ sơ vụ án.

+ Trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) không đủ so
với bảng kê tài liệu, vật chứng hoặc bản cáo trạng chưa được giao cho bị can hoặc
người đại diện của bị can thì chưa nhận hồ sơ vụ án và yêu cầu Viện kiểm sát bổ
sung tài liệu, vật chứng; yêu cầu giao bản cáo trạng cho bị can hoặc người đại diện
của bị can.

– Hai là, việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản cáo trạng được lập biên bản theo quy
định tại Điều 133 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và đưa vào hồ sơ vụ án.

– Ba là, ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng thì Tòa án
phải thụ lý vụ án. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án
phải phân công Thẩm phán chủ tọa phiên tòa giải quyết vụ án.

Sau khi nhận hồ sơ của Viện kiểm sát, công tác chuẩn bị xét xừ là một việc rất
quan trọng, thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ kiểm tra và
xử lý:
- Trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) đã đầy đủ so
với bảng kê tài liệu, vật chứng và bản cáo trạng đã được giao cho bị can hoặc
người đại diện của bị can thì nhận hồ sơ vụ án;

- Trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) không đủ so
với bảng kê tài liệu, vật chứng hoặc bản cáo trạng chưa được giao cho bị can hoặc
người đại diện của bị càn thì chưa nhận hồ sơ vụ án và yêu cầu Viện kiểm sát bổ
sung tài liệu, vật chứng; yêu cầu giao bản cáo trạng cho bị can hoặc người đại diện
của bị can.

Tòa án phải kiểm tra xem việc truy tố có căn cứ không và tùy từng trường hợp, có
quyền ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tạm đình chỉ
vụ án hoặc đình chỉ vụ án. Nếu vụ án được đưa ra xét xử thì thẩm phán tiến hành
những công việc trong quá trình chuẩn bị xét xử khi có đơn khiếu nại hoặc yêu cầu
của những người tham gia tố tụng về việc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; đề
nghị thay đổi biện pháp ngăn chặn cho bị can, bị cáo; trả lại đồ vật đã bị tạm giữ
v.v... thì Thẩm phán phải xem xét giải quyết. Đối với những yêu cầu, khiếu nại
không thuộc thẩm quyền của mình, Thẩm phán phải báo cáo Chánh án Tòa án.

Trong khi chuẩn bị xét xử nếu thấy cần thiết, Thẩm phán có thể gặp trao đổi với
người giám định đề nghị người giám định giải thích những điểm chưa rõ trong kết
luận giám định; gặp đại diện cơ quan, tố chức để nắm được quan điểm của họ về
việc giải quyết vụ án đối với những vấn đề có liên quan.

Việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản cáo trạng được lập biên bản theo quy định tại
Điều 133 của Bộ luật này và đưa vào hồ sơ vụ án. Ngay sau khi nhận được hồ sơ
vụ án kèm theo bản cáo trạng thì Tòa án phải thụ lý vụ án. Trong thời hạn 03 ngày
kề từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án phải phân công Thẩm phán chủ tọa phiên
tòa giải quyết vụ án.

2. Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm


Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là khoảng thời gian theo quy định
của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 để Tòa án thực hiện các hoạt động tố tụng và các
công việc cần thiết khác chuẩn bị cho việc xét xử vụ án tại phiên toà sơ thẩm đạt
chất lượng và hiệu quả cao. Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án được tính từ ngày Toàn
án thụ lý vụ án. Trong thời hạn này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà
có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ, giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những
người tham gia tố tụng và tiến hành những việc khác cần thiết cho việc mở phiên
toà. Theo quy định tại Điều 277 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, thời hạn chuẩn bị
xét xử sơ thẩm vụ án hình sự bao gồm: Thời hạn để Thẩm phán chủ tọa phiên tòa
nghiên cứu hồ sơ và ra một trong những quyết định cần thiết; Thời hạn để Thẩm
phán làm những công việc chuẩn bị cho việc mở phiên toà theo quyết định đưa vụ
án ra xét xử.

Thời hạn để Thẩm phán ra một trong các quyết định cần thiết phụ thuộc vào tội
phạm mà Viện kiểm sát truy tố đối với bị can là tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm
trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng. Vì thế, khi nhận hồ sơ vụ án do
chánh án phân công, Thẩm phán cần lưu ý xác định bị can bị viện kiểm sát truy tố
về tội gì, thuộc loại tội phạm nào theo quy định về phân loại tội phạm tại Điều 9
Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017. Trường hợp vụ án có nhiều bị can bị truy tố về
nhiều tội thuộc các loại tội phạm khác nhau thì thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án được
xác định trên cơ sở tội phạm có mức độ nghiêm trọng cao nhất.

Ví dụ: Vụ án có hai bị can trong đó Nguyễn Văn A bị truy tố về tội “cố ý gây
thương tích” theo khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 (là tội
phạm ít nghiêm trọng), Nguyễn Văn B bị truy tố về tội “cướp tài sản” theo khoản 1
điều 168 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 (là tội phạm rất nghiêm trọng) thì
thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án được xác định trên cơ sở tội phạm mà
Nguyễn Văn B bị truy tố.

Theo khoản 1 Điều 277 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, thời hạn để ra một trong các
quyết định cần thiết đối với từng loại tội phạm như sau: đối với tội phạm ít nghiêm
trọng là 30 ngày, đối với tội phạm nghiêm trọng là 45 ngày, đối với tội phạm rất
nghiêm trọng là 2 tháng và đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là 3 tháng. Khi
thời hạn nêu trên gần hết (còn lại không quá năm ngày) mà Thẩm phán được phân
công chủ toạ phiên toà thấy vụ án phức tạp nên chưa ra được một trong những
quyết định cần thiết thì phải báo cáo ngay với Chánh án Tòa án để ra quyết định
gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử. Vụ án phức tạp có thể là: Vụ án có nhiều bị can,
phạm tội có tổ chức hoặc phạm nhiều tội; Vụ án liên quan đến nhiều lĩnh vực hoặc
nhiều địa phương; Vụ án có nhiều tài liệu, có các chứng cứ mâu thuẫn với nhau
cần có thêm thời gian để nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu có trong hồ sơ vụ án
hoặc để tham khảo ý kiến của cơ quan chuyên môn…
Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn
chuẩn bị xét xử nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội
phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng. Hết thời hạn được gia hạn, Thẩm phán được phân
công chủ toạ phiên toà phải ra một trong những quyết định quy định tại khoản 1
Điều 277 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Nếu Thẩm phán chủ toạ phiên toà ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, quyết
định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử kết thúc vào
ngày ra quyết định. Thời hạn chuẩn bị xét xử khi Tòa án nhận lại hồ sơ từ viện
kiểm sát (trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung) hoặc Tòa án ra quyết định phục
hồi vụ án được quy định như sau:

+ Đối với trường hợp vụ án được trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung, thì trong thời
hạn 15 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết
định đưa vụ án ra xét xử;

+ Đối với trường hợp ra quyết định tạm đình chỉ vụ án hoặc quyết định đình chỉ vụ
án nhưng sau đó lại có quyết định phục hồi vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được
bắt đầu tính lại, kể từ ngày Tòa án ra quyết định phục hồi vụ án khi lý do tạm đình,
đình chỉ vụ án không còn.

Như vậy, thời hạn để Thẩm phán chủ tọa phiên tòa nghiên cứu hồ sơ và ra một
trong những quyết định cần thiết bao gồm thời hạn quy định tại khoản 1 và thời
hạn được gia hạn quy định tại khoản 2 Điều 277 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
Theo đó, thời hạn để Thẩm phán chủ tọa phiên tòa nghiên cứu hồ sơ và ra một
trong những quyết định cần thiết: Đối với tội phạm ít nghiêm trọng là 45 ngày (=
30 ngày + 15 ngày); Đối với tội phạm nghiêm trọng là 60 ngày (= 45 ngày + 15
ngày); Đối với tội phạm rất nghiêm trọng là 2 tháng 30 ngày (= 2 tháng + 30 ngày)
và đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là 3 tháng 30 ngày (= 3 tháng + 30 ngày)

Thời hạn để Thẩm phán làm những công việc chuẩn bị cho việc mở phiên toà tối
đa là 30 ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Bởi lẽ, theo quy định
tại khoản 3 Điều 277 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì trường hợp thẩm phán ra
quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên toà trong thời hạn 15 ngày
kể từ ngày ra quyết định; Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách
quan thì Tòa án có thể mở phiên toà trong thời hạn 30 ngày.
Thời hạn để chuẩn bị xét xử sơ thẩm được quy định như sau:

Loại tội phạm Thời hạn Gia hạn


Ít nghiêm trọng 30 ngày 15 ngày
Nghiêm trọng 45 ngày 15 ngày
Rất nghiêm trọng 2 tháng 30 ngày
Đặc biệt nghiêm trọng 3 tháng 30 ngày
Thời hạn chuẩn bị xét xử được quy định như trên được tính từ khi Tòa án có thẩm
quyền nhận được hồ sơ vụ án. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán được
phân công chủ tọa phiên tòa phải làm rõ những vấn đề sau:

+ Vụ án có thuộc thẩm quyền của Tòa án hay không; có cần nhập, tách hoặc
chuyển vụ án hay không;

+ Thủ tục tố tụng trong các giai đoạn tố tụng trước đã đúng và đầy đủ hay chưa;

+ Ra quyết định về việc áp dụng, thay thế hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn trong
trường hợp cần thiết; xem xét việc xử lý vật chứng; áp dụng các biện pháp để bảo
đảm bồi thường thiệt hại;

+ Xem xét đã có đủ chứng cứ để giải quyết vụ án hay chưa, hành vi của bị cáo có
cấu thành tội phạm hay không;

+ Việc định tội, viện dẫn pháp luật trong bản cáo trạng đã đúng hay chưa;

+ Có căn cứ để đưa vụ án ra xét xử hay cần phải trả hồ sơ điều tra bổ sung, tạm
đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án.

Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, nếu xác định có đủ điều kiện để xét xử thì Thẩm
phán phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Nếu có căn cứ để ra quyết định khác
thì tùy từng trường hợp Thẩm phán có trể trả hồ sơ để điều tra bổ sung, quyết định
tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án.

Như vậy, hết thời hạn nêu trên, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải
ra một trong các quyết định sau:

+ Đưa vụ án ra xét xử;

+ Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

+ Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án;


Trong trường hợp Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa quyết định đưa vụ
án ra xét xử thì thời hạn để mở phiên tòa là mười lăm ngày kể từ ngày có quyết
định. Nếu có lý do chính đáng như người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng
(bị cáo, người bị hại, người làm chứng quan trọng… ) không thể tham gia phiên
tòa hoặc việc chuẩn bị cơ sở vật chất, điều kiện mở phiên tòa không kịp theo thời
gian đã ấn định… thì Tòa án có thể mở phiên tòa trong thời hạn ba mươi ngày.

Đối với vụ án được trả lại để điều tra bổ sung thì trong thời hạn mười lăm ngày kể
từ ngày nhận lại hồ sơ vụ án, Thẩm phán phải đưa vụ án ra xét xử.

Ngoài ra, trong thời hạn chuẩn bị xét xử nếu có đơn khiếu nại hoặc yêu cầu của
những người tham gia tố tụng thì phải xem xét giải quyết. Đối với những yêu cầu,
khiếu nại không thuộc thẩm quyền của mình thì Thẩm phán phải báo cáo cho
Chánh án Tòa án để xem xét giải quyết.

3. Một số lưu ý trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án hình sự


Giai đoạn chuẩn bị xét xử là thời gian từ khi Toà án nhận hồ sơ vụ án (thụ vụ án)
đến trước ngày khai mạc phiên toà. Trong giai đoạn này Thẩm phán được phân
công làm chủ toạ phiên toà phải giải quyết nhiều việc theo quy định của Bộ luật tố
tụng hình sự 2015. Yêu cầu đối với Thẩm phán chủ toạ phiên toà trong giai đoạn
này là phải chuẩn bị những điều kiện cần thiết để đưa vụ án ra xét xử theo đúng
thời hạn quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, nếu như không thuộc trường hợp
quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều 176 Bộ luật tố tụng hình sự 2015
(trả hồ sơ để điều tra bổ sung; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án).

Để đưa vụ án ra xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, công tác chuẩn bị là
rất quan trọng cho việc xét xử tại phiên toà, nếu chuẩn bị tốt thì việc xét xử sẽ đạt
kết quả tốt. Công tác chuẩn bị bao gồm: nghiên cứu hồ sơ vụ án; dự kiến các tình
huống có thể xảy ra tại phiên toà; triệu tập những người đến tham dự phiên toà;
chuẩn bị đề cương điều khiển phiên toà và đề cương xét hỏi; ra các quyết định
trước khi mở phiên toà; dự thảo án văn và các quyết định khác; chuẩn bị những
điều kiện vật chất cho việc xét xử.

4. Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi xét xử vụ án hình sự


Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán chủ toạ phiên toà phải đọc hết tất cả các
tài liệu, không bỏ sót bất cứ một tài liệu nào. Đối với vụ án có nhiều bị cáo, hồ sơ
dầy tới hàng nghìn bút lục, được đóng thành nhiều tập khác nhau, dự kiến xét xử
nhiều ngày thì cần có sự phân công Thẩm phán chủ toạ phiên toà nghiên cứu
những tài liệu nào, còn tài liệu nào giao cho Thẩm phán và Hội thẩm nghiên cứu.
Sau đó giữa chủ toạ phiên toà với Thẩm phán và Hội thẩm phải hệ thống lại và lập
ra bảng tóm tắt về hành vi của từng bị cáo trong vụ án.

Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, chủ toạ phiên toà không chỉ nghiên cứu
nội dung của các tài liệu, mà phải kiểm tra phát hiện xem các tài liệu do cơ quan
tiến hành tố tụng thu thập về hình thức cũng như nội dung đã đúng với quy định
của pháp luật hay không (tính hợp pháp của tài liệu). Để kiểm tra được tính hợp
pháp của các tài liệu có trong hồ sơ, đòi hỏi Thẩm phán phải nắm chắc các quy
định của pháp luật về việc lập các văn bản cũng như việc sao chép các văn bản.
Trong nhiều trường hợp, do tài liệu không bảo đảm tính hợp pháp nên mặc dù bản
án hoặc quyết định đúng về nội dung nhưng vẫn có thể bị huỷ theo thủ tục phúc
thẩm, giám đốc thẩm hoặc thủ tục tái thẩm.

Khi nghiên cứu hồ sơ, cần ghi chép những vấn đề cần thiết (lập tiểu hồ sơ). Việc
ghi chép những vấn đề cần thiết khi nghiên cứu hồ sơ cũng là một phương pháp
đem lại hiệu quả, bởi vì, dù có trí nhớ tốt, thì cũng không thể thuộc lòng những
tình tiết của vụ án đã được thu thập trong hồ sơ. Nhưng ghi chép như thế nào
(nhiều hay ít) là do kỹ năng của từng người và phải bảo đảm trình bày được toàn
bộ nội dung và các tình tiết có liên quan đến vụ án mà không cần phải có hồ sơ vụ
án. (Khi trình bày, có thể nêu một số vấn đề cần ghi chép đối với từng tài liệu có
trong hồ sơ vụ án đã được học).

5. Quyết định đưa ra xét xử


Sau khi đã nghiên cứu hồ sơ vụ án, nếu có đủ chứng cứ để xét xử mà không phải
điều tra bổ sung, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án thì Thẩm phán được phân công
chủ tọa phiên tòa ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Quyết định đưa vụ án ra xét xử
cần phải ghi đầy đủ các nội dung được quy định tại Điều 178 BLTTHS 2003 để bị
cáo, người đại diện hợp pháp của họ, người bào chữa có thể đề xuất thêm những
người cần triệu tập để xét hỏi tại phiên tòa hoặc vật chứng cần đưa ra xem xét,
đồng thời thực hiện quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, bảo đảm cho
việc xét xử được khách quan.
Trong trường hợp Tòa án yêu cầu điều tra bổ sung nhưng qua việc điều tra bổ sung,
Cơ quan điều tra vẫn không thể bổ sung được những vấn đề mà Tòa án yêu cầu và
Viện kiểm sát giữ nguyên quyết định truy tố thì Thẩm phán vẫn phải quyết định
đưa vụ án ra xét xử (khoản 2 Điều 179). Quyết định đưa vụ án ra xét xử trong
trường hợp này vẫn phải tuân thủ những nội dung quy định tại Điều 178.

Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được giao cho bị cáo, người đại diện hợp pháp
của họ. Trong trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo thì quyết định đưa vụ án ra xét xử
và bản cáo trạng được giao cho người bào chữa hoặc người đại diện hợp pháp của
bị cáo. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được niêm yết tại Ủy ban cấp xã hoặc
nơi làm việc cuối cùng của bị cáo. Thời hạn để giao quyết định này cho bị cáo hoặc
người bào chữa là mười ngày trước khi mở phiên tòa (Điều 182 BLTTHS 2003)

6. Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung


Để có cơ sở để xét xử vụ án được chính xác theo điều luật mà Viện kiểm sát đã
truy tố, Điều 179 BLTTHS 2003 quy định trong những trường hợp sau đây Thẩm
phán có quyền trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung nhằm khắc phục
những thiếu sót trong quá trình điều tra, truy tố:

+ Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án màkhông thể bổ
sung tại phiên tòa được;

+ Khi có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác;

+ Khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

* Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều
tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:

- Khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại
Điều 85 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 mà không thể bổ sung tại phiên tòa được;

- Có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực
hiện hành vi khác mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm;

- Có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi
mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được
khởi tố vụ án, khởi tố bị can;
- Việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.

* Viện kiểm sát phát hiện có căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát
có văn bản đề nghị Tòa án trả hồ sơ.

(Điều 280 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)

Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát được quy
định tại Điều 280, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra
quyết định trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát để điều tra bổ sung Khi thiếu chứng cứ
dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật Tố
tụng hình sự 2015 mà không thể bổ sung tại phiên tòa được; Có căn cứ cho rằng
ngoài hành vi mà Viện Kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà
Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm; Có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác
hoặc có người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm liên
quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can; Việc khởi tố, điều
tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.

Trường hợp Viện Kiểm sát phát hiện có căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì
Viện Kiểm sát có văn bản đề nghị Tòa án trả hồ sơ. Quyết định trả hồ sơ để điều tra
bổ sung phải ghi rõ những vấn đề cần điều tra bổ sung và gửi cho Viện Kiểm sát
kèm theo hồ sơ vụ án trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định. Nếu kết quả
điều tra bổ sung dẫn tới việc đình chỉ vụ án thì Viện Kiểm sát ra quyết định đình
chỉ vụ án và thông báo cho Tòa án biết trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết
định. Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn tới phải thay đổi quyết định truy tố thì Viện
Kiểm sát ban hành bản cáo trạng mới thay thế bản cáo trạng trước đó. Trường hợp
Viện Kiểm sát không bổ sung được những vấn đề mà Tòa án yêu cầu và vẫn giữ
nguyên quyết định truy tố thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án.

Chứng cứ để chứng minh những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự quy
định tại điểm a, khoản 1, Điều 245; điểm a, khoản 1, Điều 280 của Bộ luật Tố tụng
hình sự 2015 là chứng cứ quy định tại Điều 86, Điều 87 của Bộ luật Tố tụng hình
sự 2015 dùng để chứng minh một hoặc nhiều vấn đề quy định tại Điều 85, Điều
441 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 mà nếu thiếu chứng cứ này thì không giải
quyết vụ án được khách quan, toàn diện, đúng pháp luật.
Khi thiếu chứng cứ thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Viện Kiểm sát, Tòa
án trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo cơ chế phối hợp thực hiện trả hồ sơ để điều tra
bổ sung trong các trường hợp quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 245 và điểm a,
khoản 1, Điều 280 của Bộ luật Tố tụng hình sự, chứng cứ để chứng minh “có hành
vi phạm tội xảy ra hay không” là chứng cứ để xác định hành vi đã xảy ra có đủ yếu
tố cấu thành tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật Hình sự hay thuộc các
trường hợp không phải là hành vi phạm tội (quan hệ dân sự, kinh tế, vi phạm hành
chính và các trường hợp khác theo quy định của luật). Chứng cứ để chứng minh
“thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội” là chứng cứ xác
định nếu có hành vi phạm tội xảy ra thì xảy ra vào thời gian nào, ở đâu; phương
pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện thực hiện tội phạm như thế nào.

Chứng cứ để chứng minh “ai là người thực hiện hành vi phạm tội” là chứng cứ xác
định một chủ thể cụ thể đã thực hiện hành vi phạm tội đó. Chứng cứ để chứng
minh “có lỗi hay không có lỗi” là chứng cứ xác định chủ thể có lỗi hoặc không có
lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội; nếu có lỗi thì là lỗi cố ý trực tiếp
hay lỗi cố ý gián tiếp hoặc lỗi vô ý do quá tự tin hay lỗi vô ý do cẩu thả theo quy
định tại Điều 10 và Điều 11 của Bộ luật Hình sự. Chứng cứ để chứng minh “có
năng lực trách nhiệm hình sự không” là chứng cứ xác định khi thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã đủ tuổi
chịu trách nhiệm hình sự chưa; có mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất
khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình hay không; nếu có
thì mắc bệnh đó vào thời gian nào, trong giai đoạn tố tụng nào. Chứng cứ để chứng
minh “mục đích, động cơ phạm tội” là chứng cứ xác định chủ thể thực hiện hành vi
phạm tội với mục đích, động cơ gì; mục đích, động cơ phạm tội là tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự hay là tình tiết định tội, tình tiết định khung hình phạt.

Chứng cứ để chứng minh “tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình
sự của bị can, bị cáo” là chứng cứ xác định bị can, bị cáo được áp dụng tình tiết
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nào quy định tại Điều 51, Điều 84 của Bộ luật Hình
sự hoặc áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nào quy định tại Điều 52,
Điều 85 của Bộ luật Hình sự. Chứng cứ để chứng minh “đặc điểm về nhân thân
của bị can, bị cáo” là chứng cứ xác định lý lịch của bị can, bị cáo; nếu bị can, bị
cáo là pháp nhân thương mại thì phải chứng minh tên, địa chỉ và những vấn đề
khác có liên quan đến địa vị pháp lý và hoạt động của pháp nhân thương mại.
Chứng cứ để chứng minh “tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây
ra” là chứng cứ để đánh giá tính chất, mức độ thiệt hại, hậu quả về vật chất, phi vật
chất do hành vi phạm tội gây ra. Chứng cứ để chứng minh “nguyên nhân và điều
kiện phạm tội” là chứng cứ xác định nguyên nhân chủ quan, khách quan, điều kiện
cụ thể dẫn đến việc chủ thể thực hiện hành vi phạm tội. Chứng cứ để chứng minh
“những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách
nhiệm hình sự, miễn hình phạt” là chứng cứ chứng minh những vấn đề được quy
định tại các Điều 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 59, 88 và các điều luật khác
của Bộ luật Hình sự.

Chứng cứ khác để chứng minh một hoặc nhiều vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ
luật Tố tụng hình sự mà thiếu chứng cứ đó thì không có đủ căn cứ để giải quyết vụ
án, như: chứng cứ để xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người
dưới 18 tuổi; chứng cứ để chứng minh vị trí, vai trò của từng bị can, bị cáo trong
trường hợp đồng phạm hoặc phạm tội có tổ chức; chứng cứ để xác định trách
nhiệm dân sự của bị can, bị cáo và những vấn đề khác có ý nghĩa trong việc giải
quyết vụ án theo quy định của pháp luật.

Viện Kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi thiếu chứng cứ để
chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 3, Thông
tư 02 năm 2017 mà Viện Kiểm sát không thể tự mình bổ sung được. Thẩm phán
được phân công chủ tọa phiên tòa (trong giai đoạn chuẩn bị xét xử), Hội đồng xét
xử (tại phiên tòa) ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi thiếu chứng cứ để
chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 3, Thông
tư 02 năm 2017 nếu xét thấy không thể bổ sung được trong giai đoạn chuẩn bị xét
xử hoặc tại phiên tòa. Không trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi thiếu chứng cứ để
chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 3, Thông
tư 02 năm 2017 nhưng vẫn truy tố, xét xử được hoặc không thể thu thập được
chứng cứ đó.

Theo quy định điểm b và điểm c, khoản 1, Điều 280 của Bộ luật Tố tụng hình sự
2015, khi có căn cứ để cho rằng bị can hoặc bị cáo còn thực hiện hành vi khác mà
Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm, còn có đồng phạm khác hoặc có người khác
thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án
nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can thuộc một trong các trường hợp sau
đây thì Thẩm phán (trong giai đoạn chuẩn bị xét xử), Hội đồng xét xử (tại phiên
tòa) trả hồ sơ để điều tra bổ sung, Viện Kiểm sát truy tố về một hay nhiều tội,
nhưng chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy hành vi của bị can hoặc bị cáo đã thực
hiện cấu thành một hay nhiều tội khác; ngoài hành vi phạm tội mà Viện Kiểm sát
đã truy tố, chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy còn có căn cứ để khởi tố bị can
hoặc bị cáo về một hay nhiều tội khác; ngoài bị can hoặc bị cáo đã bị truy tố,
chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy còn có người đồng phạm khác hoặc có người
phạm tội khác liên quan đến vụ án, nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

Điều 26, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về tranh tụng trong xét xử được
bảo đảm, “bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh
giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa”, đây là một quan điểm tiến bộ,
Tòa án cần áp dụng triệt để; các chứng cứ phải được đưa ra đánh giá nhằm đảm
bảo tính khách quan, toàn dện; nhằm nâng cao hiệu quả điều tra, truy tố và xét xử.

6.1. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi thiếu chứng cứ


Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra
bổ sung khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định
tại Điều 85 của Bộ luật này mà không thể bổ sung tại phiên tòa được.

Khi thiếu chứng cứ thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Tòa án trả hồ sơ để
điều tra bổ sung:

a) Chứng cứ để chứng minh “có hành vi phạm tội xảy ra hay không” là chứng cứ
để xác định hành vi đã xảy ra có đủ yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể được quy
định trong Bộ luật Hình sự hay thuộc các trường hợp không phải là hành vi phạm
tội (quan hệ dân sự, kinh tế, vi phạm hành chính và các trường hợp khác theo quy
định của luật);

b) Chứng cứ để chứng minh “thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành
vi phạm tội” là chứng cứ xác định nếu có hành vi phạm tội xảy ra thì xảy ra vào
thời gian nào, ở đâu; phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện thực hiện tội
phạm như thế nào;

c) Chứng cứ để chứng minh “ai là người thực hiện hành vi phạm tội” là chứng cứ
xác định một chủ thể cụ thể đã thực hiện hành vi phạm tội đó;

d) Chứng cứ để chứng minh “có lỗi hay không có lỗi” là chứng cứ xác định chủ thể
có lỗi hoặc không có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội; nếu có lỗi thì
là lỗi cố ý trực tiếp hay lỗi cố ý gián tiếp hoặc lỗi vô ý do quá tự tin hay lỗi vô ý do
cẩu thả theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Bộ luật Hình sự;

đ) Chứng cứ để chứng minh “có năng lực trách nhiệm hình sự không” là chứng cứ
xác định khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, người thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự chưa; có mắc bệnh tâm thần
hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi
của mình hay không; nếu có thì mắc bệnh đó vào thời gian nào, trong giai đoạn tố
tụng nào;

e) Chứng cứ để chứng minh “mục đích, động cơ phạm tội” là chứng cứ xác định
chủ thể thực hiện hành vi phạm tội với mục đích, động cơ gì; mục đích, động cơ
phạm tội là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hay là tình tiết định tội, tình tiết
định khung hình phạt;

g) Chứng cứ để chứng minh “tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự của bị can, bị cáo” là chứng cứ xác định bị can, bị cáo được áp dụng tình
tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nào quy định tại Điều 51, Điều 84 của Bộ luật
Hình sự hoặc áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nào quy định tại Điều
52, Điều 85 của Bộ luật Hình sự;

h) Chứng cứ để chứng minh “đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo” là chứng
cứ xác định lý lịch của bị can, bị cáo; nếu bị can, bị cáo là pháp nhân thương mại
thì phải chứng minh tên, địa chỉ và những vấn đề khác có liên quan đến địa vị pháp
lý và hoạt động của pháp nhân thương mại;

i) Chứng cứ để chứng minh “tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây
ra” là chứng cứ để đánh giá tính chất, mức độ thiệt hại, hậu quả về vật chất, phi vật
chất do hành vi phạm tội gây ra;

k) Chứng cứ để chứng minh “nguyên nhân và điều kiện phạm tội” là chứng cứ xác
định nguyên nhân chủ quan, khách quan, điều kiện cụ thể dẫn đến việc chủ thể
thực hiện hành vi phạm tội;

l) Chứng cứ để chứng minh “những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách
nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt” là chứng cứ chứng minh
những vấn đề được quy định tại các điều 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 59,
88 và các điều luật khác của Bộ luật Hình sự;
m) Chứng cứ khác để chứng minh một hoặc nhiều vấn đề quy định tại Điều 85 của
Bộ luật Tố tụng hình sự mà thiếu chứng cứ đó thì không có đủ căn cứ để giải quyết
vụ án, như: chứng cứ để xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người
dưới 18 tuổi; chứng cứ để chứng minh vị trí, vai trò của từng bị can, bị cáo trong
trường hợp đồng phạm hoặc phạm tội có tổ chức; chứng cứ để xác định trách
nhiệm dân sự của bị can, bị cáo và những vấn đề khác có ý nghĩa trong việc giải
quyết vụ án theo quy định của pháp luật;

n) Trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội thì ngoài việc xác định chứng cứ
trong các trường hợp được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l và m
khoản này còn phải xác định chứng cứ để chứng minh điều kiện chịu trách nhiệm
hình sự của pháp nhân thương mại theo quy định tại Điều 75 của Bộ luật Hình sự.

Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa (trong giai đoạn chuẩn bị xét xử),
Hội đồng xét xử (tại phiên tòa) ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi thiếu
chứng cứ để chứng minh thuộc một trong các trường hợp nêu trên nếu xét thấy
không thể bổ sung được trong giai đoạn chuẩn bị xét xử hoặc tại phiên tòa.

Không trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi thiếu chứng cứ để chứng minh thuộc một
trong các trường hợp nêu trên nhưng vẫn truy tố, xét xử được hoặc không thể thu
thập được chứng cứ đó.

Ví dụ 1: Có 03 người làm chứng nhưng chỉ xác định được 02 người.

Ví dụ 2: Hiện trường đã bị thay đổi không thể xem xét lại được hay vật chứng đã
mất không thể tìm được.

6.2. Khi có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can
còn thực hiện hành vi khác
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra
bổ sung khi có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can
còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm.

Khi có căn cứ để khởi tố bị can về một hay nhiều tội phạm khác nhưng chưa được
khởi tố vụ án, khởi tố bị can thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Thẩm
phán (trong giai đoạn chuẩn bị xét xử), Hội đồng xét xử (tại phiên tòa) trả hồ sơ để
điều tra bổ sung:
a) Viện kiểm sát truy tố về một hay nhiều tội, nhưng chứng cứ trong hồ sơ vụ án
cho thấy hành vi của bị can hoặc bị cáo đã thực hiện cấu thành một hay nhiều tội
khác;

b) Ngoài hành vi phạm tội mà Viện kiểm sát đã truy tố, chứng cứ trong hồ sơ vụ án
cho thấy còn có căn cứ để khởi tố bị can hoặc bị cáo về một hay nhiều tội khác;

Tòa án không trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp sau
đây:

a) Trường hợp thuộc điểm a trên nhưng chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy có thể
xét xử bị can hoặc bị cáo về một hay nhiều tội tương ứng bằng hay nhẹ hơn hoặc
có thể xét xử bị can hoặc bị cáo ít tội hơn số tội mà Viện kiểm sát truy tố;

b) Đã có quyết định tách vụ án hoặc chưa có quyết định tách vụ án của Cơ quan
điều tra, Viện kiểm sát nhưng có căn cứ để tách vụ án theo quy định tại khoản 2
Điều 170, khoản 2 Điều 242 của Bộ luật Tố tụng hình sự;

c) Đã yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ theo quy định tại Điều 284
của Bộ luật Tố tụng hình sự.

6.3. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm
khác
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra
bổ sung khi có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực
hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng
chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

Khi có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành
vi mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được
khởi tố vụ án, khởi tố bị can thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Thẩm
phán (trong giai đoạn chuẩn bị xét xử), Hội đồng xét xử (tại phiên tòa) trả hồ sơ để
điều tra bổ sung:

Ngoài bị can hoặc bị cáo đã bị truy tố, chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy còn có
người đồng phạm khác hoặc có người phạm tội khác liên quan đến vụ án, nhưng
chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
- Đã có quyết định tách vụ án hoặc chưa có quyết định tách vụ án của Cơ quan điều
tra, Viện kiểm sát nhưng có căn cứ để tách vụ án theo quy định tại khoản 2 Điều
170, khoản 2 Điều 242 của Bộ luật Tố tụng hình sự;

- Đã yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ theo quy định tại Điều 284
của Bộ luật Tố tụng hình sự.

6.4. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm
nghiêm trọng về thủ tục tố tụng
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra
bổ sung khi việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.

Khi có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng thuộc một trong các trường hợp
sau đây thì Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung:

a) Lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra mà theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự phải có sự
phê chuẩn của Viện kiểm sát, nhưng không có phê chuẩn của Viện kiểm sát hoặc
việc ký lệnh, quyết định tố tụng không đúng thẩm quyền;

b) Không chỉ định, thay đổi hoặc chấm dứt việc chỉ định người bào chữa cho người
bị buộc tội theo quy định tại Điều 76 và Điều 77 của Bộ luật Tố tụng hình sự;

c) Xác định không đúng tư cách tham gia tố tụng của người tham gia tố tụng trong
quá trình điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến xâm hại nghiêm trọng quyền và lợi ích
hợp pháp của họ;

d) Khởi tố vụ án hình sự nhưng không có yêu cầu của bị hại hoặc của người đại
diện của bị hại theo quy định tại khoản 1 Điều 155 của Bộ luật Tố tụng hình sự;

đ) Nhập vụ án hoặc tách vụ án không đúng quy định tại Điều 170 hoặc Điều 242
của Bộ luật Tố tụng hình sự;

e) Không cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết hoặc thông báo văn bản tố tụng gồm
lệnh, quyết định, yêu cầu, kết luận điều tra, bản cáo trạng, bản án cho người bị
buộc tội và những người tham gia tố tụng khác theo đúng quy định của pháp luật
xâm hại nghiêm trọng đến quyền bào chữa, quyền, lợi ích hợp pháp của người bị
buộc tội và những người tham gia tố tụng khác;
g) Chưa điều tra, lập lý lịch của bị can; chưa xác định được những đặc điểm quan
trọng về nhân thân của bị can, bị cáo (tuổi, tiền án, tiền sự), lý lịch hoạt động của
pháp nhân thương mại phạm tội (tên, địa chỉ, những vấn đề khác liên quan đến hồ
sơ pháp lý của pháp nhân thương mại);

h) Không có người phiên dịch, người dịch thuật cho người tham gia tố tụng trong
trường hợp họ không sử dụng được tiếng Việt hoặc tài liệu tố tụng không thể hiện
bằng tiếng Việt; họ là người câm, người điếc, người mù theo quy định tại Điều 70
của Bộ luật Tố tụng hình sự;

i) Không từ chối tiến hành, tham gia tố tụng hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng,
người tham gia tố tụng trong trường hợp quy định tại các điều 49, 51, 52, 53, 54,
68, 69 và 70 của Bộ luật Tố tụng hình sự;

k) Việc điều tra, thu thập chứng cứ để chứng minh đối với vụ án không đúng trình
tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự nên không có giá trị chứng minh
trong vụ án hình sự;

l) Biên bản về hoạt động điều tra, thu thập, nhận được tài liệu liên quan đến vụ án
mà không chuyển cho Viện kiểm sát theo đúng quy định tại khoản 5 Điều 88 của
Bộ luật Tố tụng hình sự;

m) Chứng cứ để chứng minh đối với vụ án đã được thu thập trong quá trình điều
tra, truy tố nhưng không đưa vào hồ sơ vụ án hoặc bị sửa chữa, thêm bớt dẫn đến
sai lệch hồ sơ vụ án;

n) Việc điều tra, truy tố không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

o) Có căn cứ để xác định có việc bức cung, nhục hình trong quá trình tiến hành tố
tụng làm cho lời khai của bị can không đúng sự thật;

p) Khiếu nại, tố cáo của bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác không
được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật xâm hại nghiêm trọng đến
quyền, lợi ích hợp pháp của họ;

q) Những trường hợp khác phải ghi rõ lý do trong quyết định trả hồ sơ để điều tra
bổ sung.
Tòa án không trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều này khi
thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, nhưng không xâm hại nghiêm trọng
đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng;

b) Người bị buộc tội, người bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi nhưng
khi thực hiện hoạt động điều tra, truy tố, xét xử thì họ đã đủ 18 tuổi.

7. Quyết định tạm đình chỉ vụ án


Việc tạm đình chỉ xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo Điều 281 Bộ luật Tố tụng hình
sự 2015 quy định như sau:

- Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi thuộc một
trong các trường hợp:

+ Có căn cứ quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 229 Bộ luật Tố tụng hình
sự 2015:

 Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc
bệnh hiểm nghèo thì có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết thời hạn điều
tra;
 Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương
trợ tư pháp chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn điều tra. Trong trường hợp
này, việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến
hành cho đến khi có kết quả.

+ Không biết rõ bị can, bị cáo đang ở đâu mà đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử;
trường hợp này phải yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã bị can, bị cáo
trước khi tạm đình chỉ vụ án.

Việc truy nã bị can, bị cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 231 Bộ luật Tố
tụng hình sự 2015;

+ Chờ kết quả xử lý văn bản pháp luật mà Tòa án kiến nghị.

- Trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để tạm đình chỉ không liên
quan đến tất cả bị can, bị cáo thì có thể tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bị
cáo.
- Quyết định tạm đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do tạm đình chỉ và các nội dung quy
định tại khoản 2 Điều 132 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Căn cứ thứ nhất để Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định tạm đình chỉ vụ án
là khi có căn cứ quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 229 của BLTTHS.
Theo đó, khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can mắc bệnh hiểm nghèo
hoặc bị bệnh tâm thần (Người mắc bệnh hiểm nghèo là người mắc các bệnh nguy
hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, phong hủi, nhiễm HIV chuyển sang giai
đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế được coi là bệnh hiểm
nghèo). Đối với trường hợp này, khi nhận hồ sơ vụ án từ Viện kiểm sát chuyển
sang mà phát hiện bị can không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc mắc bệnh
hiểm nghèo thì Thẩm phán phải trưng cầu giám định pháp y. Khi có kết quả giám
định pháp y mà phát hiện bị can mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh tâm thần thì
Thẩm phán sẽ ra quyết định tạm đình chỉ vụ án.

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp có kết luận giám định tư pháp xác định bị
can mắc bệnh hiểm nghèo thì Thẩm phán đều phải ra quyết định tạm đình chỉ vụ
án. Thẩm phán ra quyết định đình chỉ vụ án trong trường hợp bị can được xác định
mắc bệnh hiểm nghèo và không có khả năng gây nguy hiểm cho xã hội (quy định
tại điểm b khoản 2 Điều 29 BLHS). Điều 285 BLTTHS cũng quy định: “Khi xét
thấy có một trong các căn cứ quy định tại Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ
quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự thì
Viện kiểm sát rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa và đề nghị Tòa án đình
chỉ vụ án.”

Khi trưng cầu giám định, định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp
chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử thì việc giám định, định giá
tài sản vẫn tiếp tục cho đến khi có kết quả. Trong trường hợp này, Thẩm phán sẽ ra
quyết định tạm đình chỉ vụ án nhằm mục đích có thêm thời gian chờ kết quả giám
định, định giá tài sản.

Căn cứ thứ hai để Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định tạm đình chỉ vụ án là
khi không biết rõ bị can đang ở đâu mà đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử, trường hợp
này sẽ áp dụng quy định tại khoản 4 Điều 9 của Thông tư liên tịch số
13/2012/TTLT/BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 09/10/2012 của Bộ Công
an, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng
dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Thi hành án hình
sự về truy nã: “Khi nhận được văn bản của Tòa án yêu cầu truy nã bị can, bị cáo,
Cơ quan điều tra ra ngay quyết định truy nã và gửi thông báo quyết định truy nã
theo đúng quy định tại Điều 161 BLTTHS và hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư liên
tịch này.

Nếu hết thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có công văn yêu cầu mà việc truy nã vẫn
chưa có kết quả thì Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã phải thông báo cho Tòa
án biết để Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử vắng mặt người bị truy nã theo
điểm a khoản 2 Điều 187 BLTTHS”.

Quyết định tạm đình chỉ vụ án trong trường hợp này được ban hành sau khi kết
thúc thời hạn chuẩn bị xét xử theo quy định tại khoản 1 Điều 277 BLTTHS.

Căn cứ thứ ba để Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ban hành quyết định tạm đình chỉ
vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử đó là khi chờ kết quả xử lý văn bản pháp luật
mà Tòa án kiến nghị. Tòa án phát hiện và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền
xem xét, sửa đổi các quy định của pháp luật trái với Hiến pháp, luật và các văn bản
pháp luật khác. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan
thì cần phải tạm đình chỉ vụ án trong thời gian chờ kết quả trả lời của cấp có thẩm
quyền.

Trường hợp vụ án có nhiều bị can thì có thể tạm đình chỉ đối với từng bị can nếu
căn cứ tạm đình chỉ không liên quan đến tất cả các bị can khác. Đối với bị can
không liên quan đến căn cứ tạm đình chỉ thì phải tiếp tục tố tụng đối với bị can đó.

8. Quyết định đình chỉ vụ án


Theo Điều 282 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về đình chỉ xét xử vụ án
hình sự như sau:

- Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án khi thuộc một trong các
trường hợp:

+ Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 hoặc các điểm 3, 4, 5, 6
và 7 Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:

 Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình
chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố
trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu
khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến
hành tố tụng đối với vụ án.
 Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách
nhiệm hình sự;
 Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ
án có hiệu lực pháp luật;
 Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
 Tội phạm đã được đại xá;
 Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần
tái thẩm đối với người khác;

+ Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa.

Trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để đình chỉ vụ án không liên
quan đến tất cả bị can, bị cáo thì có thể đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bị cáo.

- Quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do đình chỉ và các nội dung quy định tại
khoản 2 Điều 132 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ
thẩm thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa căn cứ vào Điều 45, điểm a khoản 1 Điều
282 của Bộ luật Tố tụng hình sự ra quyết định đình chỉ vụ án:

 Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu tại phiên tòa
thì Hội đồng xét xử hoặc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xét xử theo thủ tục
rút gọn căn cứ vào khoản 2 Điều 155, Điều 299 của Bộ luật Tố tụng hình sự
ra quyết định đình chỉ vụ án;
 Trường hợp sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm vẫn còn thời hạn kháng cáo,
kháng nghị mà người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu thì Tòa án
phải hướng dẫn họ làm đơn kháng cáo để Tòa án cấp phúc phẩm xem xét
giải quyết việc rút yêu cầu theo thủ tục phúc thẩm.

Khi có quyết định đình chỉ vụ án hình sự, tất cả hoạt động tố tụng đối với toàn bộ
vụ án, đối với bị can sẽ chấm dứt, cụ thể:

- Hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn đối với bị can:


+ Bị can đang bị tạm giam hoặc áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác như cấm đi
khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh… thì sẽ được trả tự do, hủy bỏ biện pháp ngăn
chặn.

- Hủy bỏ các biện pháp cưỡng chế, xử lý vật chứng, tài liệu đồ vật đã tạm giữ (nếu
có).

- Các vấn đề khác có liên quan và các nội dung quy định tại các văn bản tố tụng
trước đó cũng bị hủy bỏ.

9. Các quyết định của Tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử
9.1. Áp dụng, thay đổi, hủy đổi, hủy bỏ, biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng
chế
Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án có quyền áp dụng thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn
chặn, biện pháp cưỡng chế. Thẩm quyền áp dụng thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn
chặn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử được quy định như sau:

- Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc
hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn (bảo lãnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo
đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh); các biện pháp cưỡng chế (áp
giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản).

- Chánh án, Phó Chánh được phân công giải quyết, xét xử vụ án có quyền Tòa án
quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam.

Theo hướng dẫn của TAND tối cao:

- Áp dụng biện pháp tạm giam là việc Chánh án hoặc Phó chánh án Tòa án theo đề
nghị của Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa ra lệnh tạm giam bị can, bị cáo trong trường
hợp bị can, bị cáo chưa bị tạm giam hoặc đang bị tạm giam mà thời hạn tạm giam
đã hết và căn cứ vào quy định tại Điều 119 BLTTHS, xét thấy cần thiết tạm giam
hoặc tiếp tục tạm giam bị can, bị cáo.

- Thay đổi biện pháp tạm giam là việc Chánh án hoặc Phó chánh án Tòa án theo đề
nghị cả Thẩm phán được phân công Chủ tọa phiên tòa ra quyết định thay đổi biện
pháp tạm giam bằng các biện pháp ngăn chặn khác trong trường hợp bị can, bị cáo
đang bị tạm giam.
- Hủy bỏ biện pháp tạm giam là việc Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án theo đề
nghị của Thẩm phán được phân công Chủ tọa phiên tòa ra quyết định hủy bỏ biện
pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo trong trường hợp bị can, bị cáo đang bị tạm
giam đang bị tạm giam, nhưng xét thấy không cần thiết tiếp tục tạm giam bị can, bị
cáo và cũng không cần thiết áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

Sau khi quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam, nếu xét thấy
cần thiết thì Chánh án, Phó chánh án Tòa án vẫn có quyền hủy bỏ hoặc áp dụng lại
biện pháp tạm giam.

Về thời hạn tạm giam: thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời
hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều 277 của BLTTHS cụ thể:

“Điều 277. Thời hạn chuẩn bị xét xử

1. Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội
phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên
tòa phải ra một trong các quyết định:

a) Đưa vụ án ra xét xử;

b) Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;

c) Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.

Đối với vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn
bị xét xử nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm
nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải thông báo ngay
cho Viện kiểm sát cùng cấp.”

Đối với bị can đang được tại ngoại, nếu sau khi nhận hồ sơ vụ án hoặc trong thời
hạn nghiên cứu hồ sơ vụ án xét thấy cần thiết áp dụng biện pháp tạm giam đối với
họ, thì đề nghị Chánh án hoặc phó chánh án Tòa án ra lệnh bắt và tạm giam ngay.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 278 BLTTHS thì thời hạn tạm giam để chuẩn bị
xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều 277 của
BLTTHS và được tính từ ngày bắt bị can để tạm giam, do đó, trong trường hợp này
phải tính thời hạn chuẩn bị xét xử theo quy định tại Điề 277 BLTTHS để xác định
cụ thể ngày kết thúc thời hạn chuẩn bị xét xử và ghi thời hạn trong “Lệnh bắt và
tạm giam” như sau: “Thời hạn tạm giam tính từ ngày bắt để tạm giam cho đến
ngày, tháng, năm” kết thúc thời hạn chuẩn bị xét xử sở thẩm.

Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã
hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử thì Hội đồng xét
xử ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa. Thời hạn tạm giam được tính
kể từ ngày tiếp theo ngày tạm giam cuối cùng của lệnh tạm giam trước đó và cho
đến khi kết thúc phiên tòa, cụ thể cần ghi: “Thời hạn tạm giam kể từ ngày, tháng,
năm cho đến khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm”. Việc tiếp tục áp dụng, thay đổi hoặc
hủy bỏ tạm giam sau khi kết thúc phiên tòa được tiến hành theo quy định tại Điều
328 và Điều 329 BLTTHS, cụ thể:

“Điều 327. Tuyên án

Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án.
Trường hợp xét xử kín thì chỉ đọc phần quyết định trong bản án. Sau khi đọc xong
có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo.

Điều 328. Trả tự do cho bị cáo

Trong các trường hợp sau đây, Hội đồng xét xử phải tuyên bố trả tự do ngay tại
phiên tòa cho bị cáo đang bị tạm giam, nếu họ không bị tạm giam về một tội phạm
khác:

1. Bị cáo không có tội;

2. Bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự hoặc được miễn hình phạt;

3. Bị cáo bị xử phạt bằng hình phạt không phải là hình phạt tù;

4. Bị cáo bị xử phạt tù nhưng được hưởng án treo;

5. Thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam.”

Trường hợp Thẩm phán được phân công Chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ
vụ án theo quy định tại khoản 2 Điều 155 và các điểm 3, 4, 5, 6, 7 Điều 157 hoặc
khi Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa nếu bị can
đang tạm giam, thì đề nghị Chánh án hoặc Phó chánh án Tòa án ra quyết định hủy
bỏ biện pháp tạm giam và trả tự do ngay cho bị can, nếu họ không bị tạm giam, giữ
về hành vi vi phạm pháp luật khác.

Ngoài ra, việc áp dụng, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế trong vụ
án, vụ việc tạm đình chỉ được quy định tại Điều 12 Thông tư liên tịch
01/2020/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BNN&PTNT-BTC-BTP:

“Điều 12. Áp dụng, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế trong vụ án,
vụ việc tạm đình chỉ

1. Sau khi có quyết định tạm đình chỉ vụ án, vụ việc, cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng phải xem xét, quyết định hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn đã áp dụng.

2. Khi quyết định tạm đình chỉ vụ án, vụ việc, các cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng thống nhất bằng văn bản xem xét, quyết định việc tiếp tục áp dụng
các biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản theo quy định của Bộ luật Tố
tụng hình sự để bảo đảm giải quyết vụ án, vụ việc.”

9.2. Giải quyết yêu cầu, đề nghị trước khi mở phiên tòa của Kiểm sát viên và
người tham gia tố tụng
Điều luật quy định trách nhiệm của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa trong việc giải
quyết các yêu cầu, đề nghị trước khi mở phiên tòa. Theo quy định tại khoản 1 Điều
279 BLTTHS, thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải giải quyết các yêu cầu, đề
nghị sau đây:

- Yêu cầu của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc cung cấp, bổ sung
chứng cứ; triệu tập người làm chứng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng,
người tham gia tố tụng khác đến phiên tòa; về việc thay đổi thành viên Hội đồng
xét xử, Thư ký Tòa án;

- Đề nghị của bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa về việc thay
đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;

- Đề nghị của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc xét xử theo thủ tục rút
gọn, xét xử công khai hoặc xét xử kín;

- Đề nghị của người tham gia tố tụng về việc vắng mặt tại phiên tòa.
Khi giải quyết các yêu cầu, đề nghị nêu trên, Thẩm phán xem xét tính có căn cứ
của các yêu cầu, đề nghị. Theo đó, căn cứ giải quyết các yêu cầu, đề nghị là những
quy định trong BLTTHS mà Tòa án dựa vào đó để giải quyết yêu cầu, đề nghị của
Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng. Kết quả giải quyết có thể là chấp nhận hoặc
không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng.

Nếu xét thấy yêu cầu, đề nghị có căn cứ thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa giải quyết
theo thẩm quyền hoặc thông báo cho người có thẩm quyền giải quyết theo quy
định của BLTTHS. Cụ thể:

- Thẩm phán chủ tọa phiên tòa trực tiếp giải quyết những yêu cầu, đề nghị sau đây:
Yêu cầu cung cấp, bổ sung chứng cứ; triệu tập người làm chứng, người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác đến phiên tòa; đề nghị về
việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn (trừ biện pháp tạm giam), biện pháp
cưỡng chế; đề nghị về việc xét xử công khai hoặc xét xử kín.

- Thẩm phán chủ tọa phiên tòa báo cáo Chánh án Tòa án hoặc Phó chánh án được
phân công giải quyết vụ án hình sự giải quyết; yêu cầu về việc thay đổi thành viên
hội đồng xét xử, Thư ký tòa án; đề nghị về việc xét xử theo thủ tục rút gọn.

Việc quyết định xét xử vắng mặt người tham gia tố tụng hình sự hay hoãn phiên
tòa, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử. Do
vậy, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không giải quyết đề nghị của người tham gia tố
tụng về việc vắng mặt tại phiên tòa mà chỉ ghi nhận để báo cáo Hội đồng xét xử tại
phiên tòa.

Trong mọi trường hợp dù chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của
Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng vẫn phải thông báo cho người đã yêu cầu, đề
nghị biết, cụ thể:

- Trường hợp chấp nhận yêu cầu, đề nghị thì văn bản tố tụng được ban hành (Triệu
tập người làm chứng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đến phiên tòa; quyết
định thay đổi thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án, quyết định áp dụng; thay
đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định về việc xét xử
theo thủ tục rút gọn) được gửi cho người đã yêu cầu, đề nghị biết;

- Trường hợp không chấp nhận yêu cầu, đề nghị thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa
phải thông báo cho người yêu cầu, đề nghị bằng văn bản nêu rõ lý do.
9.3. Quyết định phục hồi vụ án
Căn cứ Điều 283 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) phục hồi vụ án
được quy định như sau:

“Điều 283. Phục hồi vụ án

1. Khi có lý do để hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ vụ án hoặc có lý do để hủy bỏ
quyết định đình chỉ vụ án nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì
Thẩm phán đã ra quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án ra quyết định
phục hồi vụ án.

Trường hợp Thẩm phán đã ra quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án
không thể thực hiện được thì Chánh án ra quyết định phục hồi.

2. Trường hợp tạm đình chỉ, đình chỉ đối với từng bị can, bị cáo thì ra quyết định
phục hồi vụ án đối với từng bị can, bị cáo.

3. Quyết định phục hồi vụ án phải ghi rõ lý do phục hồi vụ án và các nội dung quy
định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

4. Khi phục hồi vụ án, Tòa án có quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn
chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật này.

Trường hợp có căn cứ theo quy định của Bộ luật này cần phải tạm giam thì thời
hạn tạm giam để phục hồi vụ án không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử.”

Phục hồi vụ án là trường hợp Tòa án quyết định tiếp tục việc giải quyết vụ án mà
trước đó đã bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ khi có lý do để hủy bỏ quyết định tạm
đình chỉ vụ án hoặc có lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ vụ án nếu chưa hết thời
hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó:

- Được coi là lý do để hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ vụ án khi có một trong các
căn cứ: bị can, bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo đã được tạm đình
chỉ nay khỏi bệnh; đã có kết quả trưng cầu giám định, định giá tài sản, tương trợ tư
pháp đối với những vụ án hoặc bị can, bị cáo đã được tạm đình chỉ vụ án; đã bắt
được bị can, bị cáo bị truy nã theo yêu cầu của Tòa án trước khi tạm đình chỉ vụ án
đối với họ; đã có kết quả sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản trái với Hiến pháp,
Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội theo
kiến nghị của Tòa án.
- Được coi là có lý do để hủy bỏ quy định đình chỉ vụ án khi có một trong những
căn cứ:

+ Vụ án được đình chỉ theo yêu cầu của người bị hại quy định tại khoản 2 Điều
155 BLTTHS nhưng sau đó phát hiện căn cứ cho rằng, người đã yêu cầu rút yêu
cầu khởi tố trái ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức.

+ Vụ án được đình chỉ khi có một trong những căn cứ sau đây nhưng xuất hiện lý
do để hủy bỏ quyết định đình chỉ vụ án: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; Người mà hành vi phạm tội của họ đã
có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; Đã hết thời hiệu
truy cứu trách nhiệm hình sự; Tội phạm đã được đại xá; Người thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.

Đối với vụ án có nhiều bị can, bị cáo cùng được tạm đình chỉ hoặc đình chỉ nhưng
chỉ có lý do hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ đối với một hoặc một số
bị can, bị cáo thì ra quyết định phục hồi vụ án đối với từng bị can, bị cáo.

Người có thẩm quyền ra quyết định phục hồi vụ án là Thẩm phán đã ra quyết định
tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án. Trường hợp Thẩm phán đã ra quyết định
tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án không thể thực hiện được thì Chánh ẩn quyết định
phục hồi. Đó là trường hợp Thẩm phán đã ra quyết định tạm đình chỉ, quyết định
đình chỉ vụ án hết nhiệm kỳ thẩm phán mà không được tái nhiệm, chuyển công tác,
nghỉ hưu, ốm đau hoặc các lý do khác mà không còn thẩm quyền hoặc không thể ra
quyết định phục hồi vụ án.

Quyết định phục hồi vụ án phải ghi rõ lý do phục hồi vụ án và các nội dung quy
định tại khoản 2 Điều 132 BLTTHS 2015, theo đó, nội dung quyết định phục hồi
vụ án bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành quyết định đình chỉ vụ án;
Căn cứ ban hành quyết định phục hồi vụ án; Lý do phục hồi vụ án; Họ tên, chức
vụ, chữ ký của người ban hành quyết định phục hồi vụ án và đóng dấu.

Khi phục hồi vụ án, Tòa án có quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn
chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của BLTTHS. Theo đó, Thẩm phán chủ
tọa phiên tòa có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện
pháp ngăn chặn, các biện pháp cưỡng chế.
Chánh án, Phó chánh án được phân công giải quyết, xét xử vụ án có quyền quyết
định áp dụng, thay đổi biện pháp tạm giam. Trường hợp có căn cứ theo quy định
tại Điều 112 bắt người đang bị truy nã và Điều 119 Tạm giam và xét thấy cần phải
tạm giam thì thời hạn tạm giam để phục hồi vụ án không được quá thời hạn chuẩn
bị xét xử. Theo đó. Thời hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng là 30 ngày,
tội phạm nghiêm trọng là 45 ngày, tội phạm rất nghiêm trọng là 02 tháng, đối với
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là 3 tháng kể từ ngày phục hồi vụ án.

Ngoài ra, Điều này được quy định tại Điều 11 Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-
VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BNN&PTNT-BTC-BTP:

“Điều 11. Phục hồi, đình chỉ đối với vụ án đã tạm đình chỉ trong giai đoạn xét xử

1. Khi có lý do để hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ vụ án và vẫn còn thời hiệu truy
cứu trách nhiệm hình sự thì Tòa án ra quyết định phục hồi vụ án theo quy định tại
khoản 1 Điều 283 Bộ luật Tố tụng hình sự.

2. Đối với vụ án tạm đình chỉ nhưng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự,
Tòa án ra ngay quyết định đình chỉ vụ án mà không phải ra quyết định phục hồi vụ
án.

3. Đối với vụ án đang tạm đình chỉ mà có một trong các căn cứ đình chỉ theo quy
định tại điểm a khoản 1 Điều 282 Bộ luật Tố tụng hình sự (trừ trường hợp đã hết
thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự), Nghị quyết số 32/1999, Nghị quyết số
33/2009, Nghị quyết số 41/2017 mà còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì
Tòa án phải ra quyết định phục hồi vụ án, tiến hành ngày các hoạt động tố tụng để
xác minh các căn cứ đình chỉ, ra quyết định đình chỉ vụ án.

4. Việc xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1
và khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư
liên tịch này. Trường hợp Cáo trạng truy tố bị can phạm tội thuộc khoản, điều của
Bộ luật Hình sự khác với khoản, điều ghi trong quyết định khởi tố vụ án, quyết
định khởi tố bị can thì việc xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự căn cứ
theo khoản, điều của Bộ luật Hình sự ghi trong Cáo trạng.”

9.4. Yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ
Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này
quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội,
người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải
quyết vụ án.

Để thu thập chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có quyền tiến hành
hoạt động thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ
chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, trình bày những
tình tiết làm sáng tỏ vụ án.

Quy định tại điều 284 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

"Điều 284. Yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ

1. Khi xét thấy cần bổ sung tài liệu, chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án
mà không phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Thẩm phán chủ toạ phiên tòa yêu
cầu Viện kiểm sát bổ sung.

2. Yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ phải bằng văn bản, nêu rõ tài liệu, chứng cứ
cần bổ sung và gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày
ra văn bản yêu cầu.

3. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát
gửi cho Tòa án tài liệu, chứng cứ được yêu cầu bổ sung Trường hợp Viện kiểm sát
không bổ sung được tài liệu, chứng cứ thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án."

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, sau khi nghiên cứu hồ sơ thấy còn thiếu những
chứng cứ quan trọng, có vi phạm thủ tục tố tụng, bị can phạm vào tội khác hoặc có
đồng phạm khác, thì Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa trao đổi với
Kiểm sát viên để có biện pháp khắc phục kịp thời hoặc có thể bổ sung được tại
phiên tòa mà không phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Nếu Kiểm sát viên và Thẩm phán chưa thống nhất ý kiến, thì báo cáo lãnh đạo liên
ngành xem xét cho ý kiến về việc giải quyết vụ án. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên
chủ động phối hợp với Hội đồng xét xử làm rõ những chứng cứ liên quan đến việc
giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.

Trong trường hợp phát sinh những vấn đề mới hoặc phức tạp mà không bổ sung
được, thì Hội đồng xét xử ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Việc yêu cầu này nhằm đảm bảo mọi hoạt động điều tra phải tôn trọng sự thật, tiến
hành khách quan, toàn diện và đầy đủ; phát hiện nhanh chóng, chính xác mọi hành
vi phạm tội, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết
tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nguyên nhân, điều kiện phạm tội
và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án

9.5. Việc giao, gửi các quyết định của Tòa án sơ thẩm
Căn cứ Điều 286 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) việc giao, gửi quyết
định của Tòa án cấp sơ thẩm được quy định như sau:

“Điều 286. Việc giao, gửi quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm

1. Quyết định đưa vụ án ra xét xử được giao cho bị cáo hoặc người đại diện của họ;
gửi cho người bào chữa, bị hại, đương sự chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên
tòa.

Trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo thì quyết định đưa vụ án ra xét xử được giao
cho người bào chữa hoặc người đại diện của bị cáo; quyết định đưa vụ án ra xét xử
còn phải được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi bị cáo
cư trú cuối cùng hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập cuối cùng của bị cáo.

2. Quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định phục hồi vụ án
của Tòa án được giao cho bị can, bị cáo, bị hại hoặc người đại diện của họ và gửi
cho người tham gia tố tụng khác trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định.

3. Quyết định phân công Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa, quyết định đưa vụ án
ra xét xử, quyết định đình chỉ, quyết định tạm đình chỉ, quyết định phục hồi vụ án
phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết
định. Quyết định đình chỉ, quyết định tạm đình chỉ vụ án phải gửi cho Viện kiểm
sát cấp trên trực tiếp trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định.

4. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
được giao cho bị can, bị cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ sở giam giữ nơi bị can, bị
cáo đang bị tạm giam trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định.”

Các quyết định có thể được Tòa án ban hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử bao
gồm: quyết định phân công Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa; quyết định đưa vụ
án ra xét xử; quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung; quyết định tạm đình chỉ vụ
án; quyết định phục hồi vụ án, quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp
ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử;
quyết định phân công Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa; quyết định áp dụng, thay
đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn biện pháp tạm giam và quyết định gia hạn thời
hạn để chuẩn bị xét xử do Chánh án, Phó chánh án ký nhân danh Tòa án có thẩm
quyền giải quyết vụ án. Các quyết định còn lại do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ký.

Quyết định đưa vụ án ra xét xử được giao cho bị cáo hoặc người đại diện của họ;
gửi cho người bào chữa, bị hại, đương sự chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên
tòa. Trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo thì quyết định đưa vụ án ra xét xử được
giao cho người bào chữa hoặc người đại diện của bị cáo; quyết định đưa vụ án ra
xét xử còn phải được niêm yết tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi
bị cáo cư trú cuối cùng hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập cuối cùng của
bị cáo.

Quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định phục hồi vụ án của
Tòa án được giao cho bị can, bị cáo, bị hại hoặc người đại diện của họ và gửi cho
người tham gia tố tụng khác trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định.

Quyết định phân công Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa, quyết định đưa vụ án ra
xét xử, quyết định đình chỉ, quyết định tạm đình chỉ, quyết định phục hồi vụ án
phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết
định. Quyết định đình chỉ, quyết định tạm đình chỉ vụ án phải gửi cho Viện kiểm
sát cấp trên trực tiếp trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định.

Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
được giao cho bị can, bị cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ sở giam giữ nơi bị can, bị
cáo đang bị tạm giam trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định.

Theo quy định tại các Điều 137 đến 139 BLTTHS, thì việc giao, gửi quyết định của
Tòa án được thực hiện thông qua phương thức: cấp, giao, chuyển trực tiếp; gửi qua
dịch vụ bưu chính. Theo đó:

“Điều 138. Thủ tục cấp, giao, chuyển trực tiếp văn bản tố tụng

1. Người thực hiện việc cấp, giao, chuyển văn bản tố tụng phải trực tiếp chuyển
giao cho người được nhận. Người nhận phải ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao
nhận. Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày họ ký nhận vào biên bản hoặc sổ
giao nhận.

2. Trường hợp người được nhận văn bản tố tụng vắng mặt thì văn bản tố tụng có
thể được giao cho người thân thích của họ có đủ năng lực hành vi dân sự ký nhận
và yêu cầu người này cam kết giao lại ngay cho người được nhận. Ngày ký nhận
của người thân thích là ngày được cấp, giao văn bản tố tụng.

Trường hợp không thể giao cho người được nhận văn bản tố tụng quy định tại
khoản này thì có thể chuyển giao văn bản đó cho chính quyền xã, phường, thị trấn
nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập để giao
lại cho người được nhận. Cơ quan, tổ chức phải thông báo ngay kết quả việc cấp,
giao, gửi văn bản tố tụng cho các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã yêu
cầu. Ngày ký nhận của cơ quan, tổ chức là ngày được cấp, giao văn bản tố tụng.

3. Trường hợp người được nhận văn bản tố tụng vắng mặt hoặc không rõ địa chỉ thì
người thực hiện việc cấp, giao phải lập biên bản về việc không thực hiện được việc
cấp, giao, có xác nhận của đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú, làm việc,
học tập.

Trường hợp người được nhận văn bản tố tụng từ chối nhận văn bản tố tụng thì
người thực hiện việc cấp, giao phải lập biên bản về việc từ chối và có xác nhận của
chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi
người đó làm việc, học tập.

4. Trường hợp người được cấp, giao văn bản tố tụng là cơ quan, tổ chức thì văn
bản tố tụng được giao trực tiếp cho người đại diện của cơ quan, tổ chức đó và phải
được người này ký nhận. Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày họ ký nhận
vào biên bản hoặc sổ giao nhận.

Điều 139. Thủ tục gửi văn bản tố tụng qua dịch vụ bưu chính

Việc gửi văn bản tố tụng qua dịch vụ bưu chính phải bằng thư bảo đảm và có xác
nhận của người nhận văn bản tố tụng. Văn bản có xác nhận phải được chuyển lại
cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là
ngày họ xác nhận đã nhận được văn bản tố tụng.”
9.6 Triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa
Căn cứ Điều 287 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) triệu tập những
người cần xét hỏi đến phiên tòa được quy định như sau:

“Điều 287. Triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa

Căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử, yêu cầu của Kiểm sát viên, người bào
chữa, người tham gia tố tụng khác, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa triệu tập những
người cần xét hỏi đến phiên tòa.”

Theo quy định của BLTTHS 2015 những người cần xét hỏi tại phiên tòa bao gồm:

- Bị cáo: là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và
nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo
pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.

- Bị hại: là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ
quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.

- Nguyên đơn dân sự: là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra
và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.

- Bị đơn dân sự: là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án: là cá nhân, cơ quan, tổ chức có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.

- Người làm chứng: là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về
tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến
làm chứng.

- Người giám định: là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực cần giám định,
được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu, người tham gia tố tụng
yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật.

- Người định giá: là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực giá, được cơ quan
có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng yêu cầu định giá tài sản
theo quy định của pháp luật.
- Người phiên dịch, người dịch thuật: là người có khả năng phiên dịch, dịch thuật
và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu trong trường hợp có
người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt hoặc có tài liệu tố tụng
không thể hiện bằng tiếng Việt.

- Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng: gồm người tiến hành tố tụng và người
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Việc cần triệu tập ai trong số những người nêu trên trong mỗi vụ án cụ thể do
Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa quyết định và ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét
xử. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 279 BLTTHS thì trước khi mở phiên tòa,
Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng có quyền yêu cầu, đề nghị Tòa án triệu tập
người làm chứng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng
khác; Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải giải quyết các yêu cầu, đề nghị đó. Do
vậy, trường hợp giải quyết theo hướng chấp nhận yêu cầu, đề cập triệu tập người
làm chứng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác thì
không phải thay Quyết định đưa vụ án ra xét xử mà chỉ cần Giấy triệu tập.

Thư ký Tòa án có trách nhiệm viết giấy triệu tập để Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa
ký và đóng dấu. Trong giấy triệu tập phải ghi rõ: họ, tên, tuổi, địa chỉ của những
người được triệu tập; thời gian, địa điểm phải có mặt để dự phiên tòa.

Đối với bị cáo đang bị tạm giam hoặc bị giam do đang phải chấp hành một bản án
khác, thì đồng thời với việc triệu tập bị cáo; Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa phải ký
lệnh trích xuất bị cáo và gửi tới Ban giám thị Trại tạm giam, Trại giam để thực hiện
việc trích xuất, áp giải bị cáo tới phiên tòa.

IV. Quy định chung về thủ tục tố tụng tại phiên tòa
1. Nguyên tắc xét xử
Xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục là nguyên tắc quan trọng của việc tiến
hành phiên tòa. Nguyên tắc này bảo đảm cho việc xét xử vụ án được chính xác,
khách quan; bảo đảm cho Hội đồng xét xử đưa ra bản án, quyết định trên cơ sở
điều tra chính thức và tranh luận công khai tại phiên tòa.

Theo nguyên tắc này, việc xét xử phải được tiến hành bằng cách hỏi và nghe ý kiến
của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ, người làm
chứng, người giám định, xem xét vật chứng, tài liệu tại chỗ nếu cần thiết và nghe ý
kiến của Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự khi
tranh luận.

Việc xét xử phải được tiến hành liên tục từ khi bắt đầu phiên tòa cho đến khi tuyên
án, trừ thời gian nghỉ (ban đêm, ngày nghỉ…). Để bảo đảm việc xét xử liên tục,
Thẩm phán và Hội thẩm phải có mặt tại phiên tòa trong suốt thời gian xét xử. Đối
với những vụ án cần xét xử nhiều ngày, Chánh án có thể cử Thẩm phán và Hội
thẩm dự khuyết để thay thế Thẩm phán, Hội thẩm trong trường hợp chính đáng họ
không thể tham gia xét xử được, tránh việc hoãn phiên tòa, bảo đảm việc xét xử
liên tục.

Thời gian nghị án cũng là thời gian Tòa án làm việc. Khi chưa kết thúc phiên tòa
thì Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên không được tiến hành tố tụng đối với vụ
án khác.

2. Sự có mặt của những người tiến hành tố tụng


2.1. Sự có mặt của thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký tòa án
Căn cứ Điều 288 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) sự có mặt của thành
viên Hội đồng xét xử và Thư ký Tòa án được quy định như sau:

“Điều 288. Sự có mặt của thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Tòa án

1. Phiên tòa chỉ được tiến hành khi có đủ thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký
Tòa án. Các thành viên Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến
khi kết thúc.

2. Trường hợp có Thẩm phán, Hội thẩm không tiếp tục tham gia xét xử vụ án
nhưng có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì những
người này được thay thế làm thành viên Hội đồng xét xử. Trường hợp Hội đồng xét
xử có hai Thẩm phán mà Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không tiếp tục tham gia xét
xử được thì Thẩm phán là thành viên Hội đồng xét xử làm chủ tọa phiên tòa và
Thẩm phán dự khuyết được bổ sung làm thành viên Hội đồng xét xử.
3. Trường hợp không có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết để thay thế hoặc phải
thay đổi chủ tọa phiên tòa mà không có Thẩm phán để thay thế theo quy định tại
khoản 2 Điều này thì phải hoãn phiên tòa.

4. Trường hợp Thư ký Tòa án bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên
tòa thì Tòa án vẫn có thể xét xử vụ án nếu có Thư ký Tòa án dự khuyết; nếu không
có người thay thế thì tạm ngừng phiên tòa.”

Theo nguyên tắc xét xử liên tục thì các thành viên của Hội đồng xét xử phải xét xử
vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc nếu không bị thay đổi theo quy định tại
Điều 53 BLTTHS hoặc không thể tiếp tục xét xử vì lý do khách quan khác. Theo
quy định tại Điều 53 BLTTHS, Thẩm phán, Hội thẩm bị thay đổi nếu:

- Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại,
đương sự hoặc của bị can, bị cáo;

-Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định,
người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;

- Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;

- Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với
tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra
viên, Thư ký Tòa án;

- Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư khi làm nhiệm vụ.

Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa được tiến hành khi có Thẩm
phán, Hội thẩm không tiếp tục tham gia xét xử vụ án. Việc thay thế thành viên Hội
đồng xét xử được thực hiện theo nguyên tắc Thẩm phán thay Thẩm phán; Hội thẩm
thay Hội thẩm.

Tùy từng trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa mà Hội
đồng xét xử có thể ra quyết định tiếp tục hoặc hoãn phiên tòa. Cụ thể:

- Trường hợp có Thẩm phán, Hội thẩm không tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng
có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì những người này
được thay thế làm thành viên Hội đồng xét xử. Trường hợp Hội đồng xét xử có hai
Thẩm phán mà Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không tiếp tục tham gia xét xử được
thì Thẩm phán là thành viên Hội đồng xét xử làm chủ tọa phiên tòa và Thẩm phán
dự khuyết được bổ sung làm thành viên Hội đồng xét xử.

- Trường hợp không có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết để thay thế hoặc phải thay
đổi chủ tọa phiên tòa mà không có Thẩm phán để thay thế theo quy định tại khoản
2 Điều này thì phải hoãn phiên tòa.

Trường hợp Thư ký Tòa án bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa
thì Tòa án vẫn có thể xét xử vụ án nếu có Thư ký Tòa án dự khuyết; nếu không có
người thay thế thì tạm ngừng phiên tòa. Về thủ tục, thì việc tạm ngừng phiên tòa
phải được Hội đồng xét xử quyết định tại phiên tòa (không phải thảo luận và thông
qua tại phòng nghị án và lập biên bản) nhưng phải ghi vào biên bản phiên tòa và
thông báo cho những người tham gia tố tụng biết. Thời hạn tạm ngừng phiên tòa
không quá 05 ngày kể từ ngày quyết định tạm ngừng phiên tòa. Do vậy, đồng thời
với việc thông báo tạm ngừng phiên tòa, Hội đồng xét xử phải thông báo ngày mở
lại phiên tòa.

2.2. Sự có mặt của Kiểm sát viên


Căn cứ Điều 289 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật
về sự có mặt của Kiểm sát viên được quy định như sau:

“Điều 289. Sự có mặt của Kiểm sát viên

1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt để thực hành quyền công tố,
kiểm sát xét xử tại phiên tòa; nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa.
Đối với vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì có thể có nhiều Kiểm sát
viên. Trường hợp Kiểm sát viên không thể có mặt tại phiên tòa thì Kiểm sát viên
dự khuyết có mặt tại phiên tòa từ đầu được thay thế để thực hành quyền công tố,
kiểm sát xét xử tại phiên tòa.

2. Trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục thực hành quyền
công tố, kiểm sát xét xử mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế thì Hội
đồng xét xử hoãn phiên tòa.”

Kiểm sát viên là một trong những người tiến hành tố tụng, có quyền hạn và nghĩa
vụ được quy định tại Điều 42 BLTTHS 2015 cụ thể:
“Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên

1. Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trong tố tụng hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm của cơ quan, người có
thẩm quyền;

b) Trực tiếp giải quyết và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm;

c) Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, áp dụng biện
pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; kiểm sát việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin
về tội phạm, việc lập hồ sơ vụ án của cơ quan, người có thẩm quyền điều tra; kiểm
sát hoạt động khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra;

d) Trực tiếp kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất,
nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra, khám xét;

đ) Kiểm sát việc tạm đình chỉ, phục hồi việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; việc
tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, phục hồi điều tra, kết thúc điều tra;

e) Đề ra yêu cầu điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã, đình nã bị can;

g) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội
phạm, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật
của pháp nhân, người làm chứng, bị hại, đương sự; lấy lời khai người bị giữ trong
trường hợp khẩn cấp;

h) Quyết định áp giải người bị bắt, bị can; quyết định dẫn giải người làm chứng,
người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại; quyết định giao người dưới 18
tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát; quyết định thay đổi
người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;

i) Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này;

k) Yêu cầu thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; yêu cầu hoặc đề nghị
cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, đề nghị thay đổi người phiên dịch, người
dịch thuật;
l) Tiến hành tố tụng tại phiên tòa; công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo
thủ tục rút gọn, các quyết định khác của Viện kiểm sát về việc buộc tội đối với bị
cáo; xét hỏi, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, luận tội, tranh luận, phát biểu quan
điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa, phiên họp;

m) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử của Tòa án và những
người tham gia tố tụng; kiểm sát bản án, quyết định và các văn bản tố tụng khác
của Tòa án;

n) Kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án;

o) Thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị theo quy định của pháp luật;

p) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm
sát theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật
này.

2. Kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng Viện
kiểm sát, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát về hành vi, quyết định của mình.”

Và thông thường chỉ có một Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên
tòa. Tuy nhiên, đối với vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì có thể có
nhiều Kiểm sát viên cùng tham gia phiên tòa. Việc quyết định có bao nhiêu Kiểm
sát viên và phân công cụ thể Kiểm sát viên tham gia phiên tòa thuộc thẩm quyền
của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp. Họ tên Kiểm sát viên
được phân công thực hành quyền công tố được ghi trong quyết định đưa vụ án ra
xét xử.

Kiểm sát viên phải có mặt tại phiên tòa để thực hành quyền công tố, kiểm sát xét
xử tại phiên tòa và có nhiệm vụ: công bố bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố
theo thủ tục rút gọn, các quyết định khác của Viện kiểm sát về việc buộc tội đối với
bị cáo, xét hỏi, đưa ra chứng cứ tài liệu đồ vật; trình bày lời luận tội và tranh luận
với người bào chữa, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có
quyền lợi liên quan đến vụ án, đại diện hợp pháp của họ và người bảo vệ quyền lợi
của đương sự; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử của Tòa án
và những người tham gia tố tụng.
Trong trường hợp cần thiết có thể có Kiểm sát viên dự khuyết. Họ và tên Kiểm sát
viên dự khuyết cũng phải được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử. Kiểm sát
viên dự khuyết cũng phải có mặt tại phiên tòa và được Chủ tọa phiên tòa giới thiệu
trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa.

Trong trường hợp Kiểm sát viên không thể có mặt tại phiên tòa thì Kiểm sát viên
dự khuyết có mặt tại phiên tòa từ đầu được thay thế để thực hành quyền công tố,
kiểm sát xét xử tại phiên tòa.

Trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục thực hành quyền
công tố, kiểm sát xét xử mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế thì Hội
đồng xét xử hoãn phiên tòa.

2.3. Sự có mặt của Điều tra viên


Căn cứ Điều 296 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật
về sự có mặt của Điều tra viên được quy định như sau:

“Điều 296. Sự có mặt của Điều tra viên và những người khác

Trong quá trình xét xử, khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể triệu tập Điều
tra viên, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã thụ lý, giải quyết vụ án và
những người khác đến phiên tòa để trình bày các vấn đề liên quan đến vụ án.”

Điều 317, BLTTHS năm 2015 quy định việc triệu tập Điều tra viên để trình bày ý
kiến để làm rõ những quyết định, hành vi tố tụng trong giai đoạn điều tra. Từ ngày
01/01/2018 BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành cho đến nay, qua theo dõi
nhận thấy có nhiều phiên tòa Hội đồng xét xử triệu tập Điều tra viên đến tham dự
phiên tòa để làm rõ các nội dung sau:

- Tại phiên tòa bị cáo tố cáo Điều tra viên bức cung, nhục hình hoặc chỉnh sửa
trong hồ sơ vụ án, như: Ngày 10/8/2018 Tòa án nhân dân huyện Mê Linh tiếp tục
mở phiên tòa xét xử các bị cáo Bùi Văn Thành (SN 1993) và Bùi Đại Chức, Bùi
Văn Tuấn, Bùi Tiến Dũng đều SN 1997 và cùng trú tại xã Tam Đồng, huyện Mê
Linh, TP. Hà Nội về tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người
khác”.
Đối với lời khai của các bị cáo cho rằng bị ép cung, nhục hình tại Cơ quan Điều
tra, Hội đồng xét xử đã triệu tập Điều tra viên Hoàng Văn Tùng, Cơ quan Cảnh sát
điều tra huyện Mê Linh đến phiên tòa để làm rõ nội dung lời khai của Bị cáo.

- Liên quan đến nội dung tài liệu chứng cứ trong hồ sơ vụ án, kết quả điều tra vụ
án, như: Trong xét xử vụ án “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế
gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt
Nam và Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam: Cho rằng cơ quan điều tra kết
luận Trịnh Xuân Thanh không thành khẩn khai báo, gây bất lợi cho thân chủ của
mình nên luật sư đã chất vấn điều tra viên tại tòa.

BLTTHS năm 2015 không quy định cụ thể trong trường hợp nào thì triệu tập Điều
tra viên đến tham dự phiên tòa. Tuy nhiên, qua thực tiễn hoạt động Điều tra vụ án
hình sự thuộc Cơ quan Điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân cho thấy một số
trường hợp sau đây được xem là cần thiết triệu tập Điều tra viên, người tiến hành
tố tụng đã thụ lý điều tra vụ án đến phiên toà để làm rõ những quyết định, hành vi
tố tụng trong giai đoạn điều tra vụ án.

Thứ nhất: Khi cần làm rõ những vấn đề trong yêu cầu điều tra, yêu cầu điều tra bổ
sung của Kiểm sát viên mà Điều tra viên thực hiện không đúng yêu cầu hoặc
không thực hiện.

Điều tra viên, Cán bộ điều tra được phân công điều tra vụ án phải thực hiện yêu
cầu điều tra của Kiểm sát viên, tuy nhiên có trường hợp có nội dung yêu cầu điều
tra mà Điều tra viên, cán bộ điều tra không nhất trí, thì Điều tra viên, Cán bộ điều
tra báo cáo Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.

Trường hợp Cơ quan điều tra không thực hiện yêu cầu điều tra của Viện kiểm sát
hoặc đã tiến hành các hoạt động điều tra nhưng do trở ngại khách quan mà không
thể thực hiện được yêu cầu điều tra của Viện kiểm sát thì Cơ quan điều tra phải nêu
rõ lý do trong bản kết luận điều tra.

Do đó khi cần làm rõ vấn đề này thì Hội đồng xét xử phải triệu tập Điều tra viên
hoặc Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra đến phiên tòa để làm rõ những
lý do không thực hiện được yêu cầu điều tra của Điều tra viên.

Thứ hai: Trong hồ sơ vụ án có những nội dung không thống nhất trong việc đánh
giá, tài liệu chứng cứ giữa Điều tra viên và Kiểm sát viên
Theo quy định chậm nhất 10 ngày đối với vụ án ít nghiêm trọng và nghiêm trọng,
15 ngày đối với vụ án rất nghiêm trọng, 20 ngày đối với vụ án đặc biệt nghiêm
trọng trước khi kết thúc điều tra hoặc hết thời hạn điều tra vụ án, Điều tra viên và
Kiểm sát viên phải phối hợp để đánh giá toàn bộ chứng cứ, tài liệu và các thủ tục
tố tụng của vụ án.

Đối với vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp hoặc Điều tra viên và Kiểm sát viên
không thống nhất quan điểm đánh giá chứng cứ, tội danh thì Điều tra viên trao đổi
với Kiểm sát viên báo cáo Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát
để Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát tổ chức họp đánh giá
kết quả điều tra vụ án, chỉ đạo giải quyết những vấn đề chưa thống nhất, khó khăn,
vướng mắc, bảo đảm việc kết thúc điều tra, giải quyết vụ án đúng quy định của
pháp luật.

Như vậy khi vụ án có những nội dung không thống nhất quan điểm đánh giá chứng
cứ, tài liệu, chứng cứ, thủ tục tố tụng giữa Điều tra viên và Kiểm sát viên. Khi cần
làm rõ vấn đề này thì Hội đồng xét xử tiến hành triệu tập Điều tra viên tham dự
phiên tòa để làm rõ.

Thứ ba: Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, có căn cứ xác định Điều tra viên, Cơ quan
điều tra không cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ, tài liệu liên quan theo quy định
của pháp luật trong quá trình điều tra vụ án làm cho Kiểm sát viên không nắm
được nội dung vụ án để kịp thời đề ra yêu cầu điều tra. Như, không chuyển các
biên bản hoạt động tố tụng theo quy định tại khoản 5, Điều 88, BLTTHS năm 2015
cho Kiểm sát viên.

Do đó theo đề nghị của người tiến hành tố tụng đề nghị triệu tập Điều tra viên đến
phiên tòa để làm rõ vấn đề.

Thứ tư: Trong quá trình chuẩn bị xét xử hoặc xét xử, những người tham gia tố tụng
có ý kiến về Cơ quan điều tra không đảm bảo quyền lợi của họ khi tham gia tố
tụng, như: Không được thông báo kết quả điều tra vụ án như; không được thông
báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ, không được đưa ra chứng cứ, đồ vật, yêu cầu
của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự… những người này đề nghị Hội đồng
xét xử triệu tập Điều tra viên đến phiên tòa để làm rõ.
Thứ năm: Trong quá trình chuẩn bị xét xử hoặc xét xử, cần làm rõ những đề nghị,
yêu cầu của những người tham gia tố tụng nhưng Cơ quan Điều tra không giải
quyết và ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ như: Đề nghị giám định,
định giá tài sản của bị can, bị cáo, bị hại; yêu cầu kiểm tra, tài liệu chứng cứ của bị
cáo, bị hại; yêu cầu bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản,
quyền và lợi ích hợp pháp khác của bị hại; Đề nghị tiến hành các hoạt động tố
tụng, thu thập tài liệu chứng cứ của người bào chữa…

Hội đồng xét xử hoặc những người tham gia tố tụng khác đề nghị Hội đồng xét xử
triệu tập Điều tra viên đến để làm rõ.

Thứ sáu: Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, sau khi nghiên cứu hồ sơ nếu thấy có một
trong các căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung, nhưng Thẩm phán được phân công
chủ tọa phiên tòa đã có biện pháp khắc phục hoặc có thể bổ sung được tại phiên tòa
mà không phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung, như: Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục
tố tụng trong giai đoạn điều tra, nhưng không xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi
ích hợp pháp của người tham gia tố tụng.

Vì vậy cần phải triệu tập Điều tra viên đến phiên tòa để làm rõ, tránh trường hợp
trả hồ sơ điều tra bổ sung làm cho quá trình giải quyết vụ án kéo dài.

3. Sự có mặt của những người tham gia tố tụng


3.1. Sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa
Căn cứ Điều 290 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật
về sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa được quy định như sau:

“Điều 290. Sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa

1. Bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án trong suốt thời
gian xét xử vụ án; nếu vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở
ngại khách quan thì bị áp giải; nếu bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do
trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa.

Nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì Hội đồng xét xử tạm đình
chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh.

Nếu bị cáo trốn thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra
truy nã bị cáo.
2. Tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp:

a) Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả;

b) Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;

c) Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận;

d) Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở
ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử.”

Nghĩa vụ của bị cáo là phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án
trong suốt thời gian xét xử vụ án. Bị cáo có mặt và khai báo trung thực tại phiên
tòa tạo thuận lợi cho việc Tòa án xác định sự thật khách quan của vụ án; đồng thời
là một bảo đảm thuận lợi cho bị cáo thực hiện quyền bào chữa theo quy định của
pháp luật. Đối với bị cáo đang bị tạm giam, thì cơ quan Công an, lực lượng cảnh vệ
trong Quân đội dẫn giải đến phiên tòa theo giấy triệu tập và lệnh trích xuất của Tòa
án.

Bị cáo vắng mặt tại phiên tòa có thể dẫn tới việc Tòa án phải ra các quyết định áp
giải, hoãn phiên tòa, tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu CQĐT truy nã.

Nếu bị cáo vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách
quan thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định áp giải. Quyết định áp giải bị
can ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định;
họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi cư trú của bị cáo; tội danh mà bị cáo đã bị Viện
kiểm sát truy tố và Tòa án quyết định đưa ra xét xử; thời gian, địa điểm bị cáo phải
có mặt. Cơ quan Công an, lực lượng cảnh vệ trong Quân đội thi hành quyết định áp
giải phải dọc, giải thích quyết định và lập biên bản về việc áp giải.

Nếu bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan như
không nhận được giấy triệu tập của Tòa án, ốm đau thiên tai, hỏa hoạn mà không
thể đến được phiên tòa thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa.

Nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì Hội đồng xét xử tạm đình
chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh. Để có căn cứ cho rằng bị cáo bị bệnh tâm
thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo phải có kết luận bằng văn bản của Hội đồng giám
định pháp y hoặc của cơ sở y tế nơi bị cáo đang điều trị.
Nếu bị cáo trốn tránh thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu CQĐT
truy nã bị cáo.

Tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp sau đây:

- Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả. Đó là trường hợp trước đó, Tòa án
đã tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu CQĐT truy nã bị cáo. Chỉ khi CQĐT ra lệnh truy
nã, trong thời hạn một tháng kể từ khi có lệnh truy nã mà không bắt được bị cáo và
có văn bản trả lời Tòa án về việc không bắt được bị cáo thì Tòa án ra quyết định
phục hồi tố tụng và mở phiên tòa xét xử vắng mặt bị cáo.

- Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa. Để xét xử vắng
mặt bị cáo trong trường hợp này cần phải có 2 điều kiện cần và đủ sau: đầu tiên, bị
cáo đang ở nước ngoài là trường hợp bị cáo là người Việt Nam hoặc người nước
ngoài và đang ở nước ngoài; thứ hai, Tòa án không thể triệu tập được bị cáo đến
phiên tòa.

- Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận.

- Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại
khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử. Thông
thường, Tòa án xét xử vắng mặt bị cáo theo căn cứ này trong trường hợp này trong
trường hợp vụ án về tội ít nghiêm trọng, có đầy đủ chứng cứ trong hồ sơ và có thể
tuyên bị cáo vô tội hoặc có tội nhưng nhiều khả năng được miễn hình phạt hoặc chỉ
bị xử phạt bằng hình phạt ít nghiêm khắc.

3.2 Sự có mặt của người bào chữa


Căn cứ Điều 291 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật
về sự có mặt của người bào chữa được quy định như sau:

“Điều 291. Sự có mặt của người bào chữa

1. Người bào chữa phải có mặt tại phiên tòa để bào chữa cho người mà mình đã
nhận bào chữa. Người bào chữa có thể gửi trước bản bào chữa cho Tòa án. Trường
hợp người bào chữa vắng mặt lần thứ nhất vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại
khách quan thì Tòa án phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo đồng ý xét xử
vắng mặt người bào chữa. Nếu người bào chữa vắng mặt không vì lý do bất khả
kháng hoặc không do trở ngại khách quan hoặc được triệu tập hợp lệ lần thứ hai
mà vẫn vắng mặt thì Tòa án vẫn mở phiên tòa xét xử.

2. Trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật
này mà người bào chữa vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ
trường hợp bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người
bào chữa.”

Việc tham gia phiên tòa để bào chữa cho bị cáo là nghĩa vụ của người bào chữa.
Tại phiên tòa, người bào chữa giúp bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của họ. Đồng thời sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định
để làm sáng tỏ những tình tiết xác định bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự của bị cáo. Đề bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa, người bào chữa có
quyền: đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng,người giám định, người phiên dịch
theo quy định của BLTTHS; đưa ra tài liệu, đồ vật, chứng cứ; đề nghị có quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại,
định giá lại tài sản; gặp bị cáo; tham gia hỏi; tranh luận tại phiên tòa; khiếu nại
quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Điều luật quy định người bào chữa phải có mặt tại phiên tòa nhưng không có nghĩa
là chỉ được mở phiên tòa khi có mặt người bào chữa. Vì vậy, tùy từng trường hợp
cụ thể mà Hội đồng xét xử quyết định vẫn mở hoặc hoãn phiên tòa khi người bào
chữa vắng mặt. Theo quy định tại Điều 291 BLTTHS, thì:

- Trường hợp người bào chữa vắng mặt lần thứ nhất vì lý do bất khả kháng hoặc do
trở ngại khách quan thì Tòa án phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo đồng ý
xét xử vắng mặt người bào chữa.

Trường hợp nếu người bào chữa vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc
không do trở ngại khách quan hoặc được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng
mặt thì Tòa án vẫn mở phiên tòa xét xử.

Điều luật quy định người bào chữa có thể gửi trước bản bào chữa cho Tòa án.
Thông thường người bào chữa gửi trước bản bào chữa cho Tòa án trong trường
hợp không thể có mặt tại phiên tòa và đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt. Nhưng việc
gửi trước bản bào chữa cho Tòa án không có nghĩa là người bào chữa không có
quyền xuất hiện tại phiên tòa. Tại phiên tòa người bào chữa vẫn có quyền thay đổi
quan điểm bào chữa của mình mà không phụ thuộc vào bản bào chữa đã gửi trước
cho Tòa án.

Trong trường hợp bị cáo về tội mà BLHS quy định ở mức cao nhất của khung hình
phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình; hoặc bị cáo là người có nhược điểm về
thể chất mà không thể tự bào chữa, người có nhược điểm về tâm thần hoặc là
người dưới 18 tuổi mà người bào chữa vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn
phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo đồng ý xét xử vắng
mặt người bào chữa.

Và trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân trong việc bảo đảm sự có mặt của
người bào chữa được quy định tại Điều 11 Thông tư 46/2019/TT-BCA:

“Điều 11. Bảo đảm sự có mặt của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp khi tiến hành các hoạt động tố tụng

1. Cơ quan đang thụ lý vụ án, vụ việc phải báo trước về thời gian, địa điểm tiến
hành tố tụng mà người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị
hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền tham gia tối
thiểu 24 giờ đối với trường hợp người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cư trú cùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với cơ quan đang thụ lý vụ
án, vụ việc, 48 giờ đối với trường hợp người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp cư trú khác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với cơ quan đang
thụ lý vụ án, vụ việc trước ngày tiến hành hoạt động tố tụng. Trường hợp người
bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp nhất trí với Điều tra viên, Cán
bộ điều tra thời hạn sớm hơn thì việc thực hiện các hoạt động tố tụng được thực
hiện theo thỏa thuận đó.

2. Trường hợp người bào chữa đã được cơ quan đang thụ lý vụ án báo trước mà
không có mặt thì hoạt động tố tụng vẫn được tiến hành, trừ trường hợp quy định tại
Điều 291 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Trường hợp người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị
tố giác, người bị kiến nghị khởi tố đã được báo trước mà không có mặt thì hoạt
động tố tụng vẫn được tiến hành.

3. Khi lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị
tạm giữ, hỏi cung bị can, Điều tra viên, Cán bộ điều tra và người bào chữa phải
thực hiện theo quy định của điểm b khoản 1 Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2015, nội quy Nhà tạm giữ, Trại tạm giam và các quy định pháp luật khác có liên
quan. Nếu phát hiện người bào chữa vi phạm pháp luật thì Điều tra viên, Cán bộ
điều tra phải dừng ngay việc lấy lời khai, hỏi cung bị can và lập biên bản về việc
này, báo cáo Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra xử lý. Trường hợp Điều
tra viên, Cán bộ điều tra vi phạm pháp luật thì người bào chữa có quyền phản ánh
vi phạm đến Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.

Khi lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm
giữ, hỏi cung bị can nếu Điều tra viên đồng ý cho người bào chữa được hỏi thì phải
ghi câu hỏi của người bào chữa, câu trả lời của người bị giữ trong trường hợp khẩn
cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can vào biên bản lấy lời khai người bị giữ
trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, biên bản hỏi cung bị
can. Khi kết thúc việc lấy lời khai, hỏi cung bị can, Điều tra viên, Cán bộ điều tra
phải đọc lại hoặc đưa cho người bào chữa đọc lại biên bản lấy lời khai, biên bản
hỏi cung. Sau khi xác nhận đúng nội dung câu hỏi của người bào chữa, câu trả lời
của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can
thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra yêu cầu người bào chữa ký vào biên bản. Trường
hợp biên bản ghi chưa đầy đủ, chưa chính xác nội dung câu hỏi và câu trả lời,
người bào chữa có quyền đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ghi ý kiến của mình trước
khi ký vào biên bản.

4. Khi lấy lời khai người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, Điều tra viên, Cán
bộ điều tra và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, kiến
nghị khởi tố phải thực hiện theo quy định của điểm c khoản 3 Điều 83 Bộ luật Tố
tụng hình sự năm 2015. Trường hợp Điều tra viên, Cán bộ điều tra đồng ý cho
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, kiến nghị khởi tố
được hỏi thì phải ghi câu hỏi của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, câu trả
lời của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố vào biên bản lấy lời khai. Khi
kết thúc việc lấy lời khai, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải đọc lại hoặc đưa cho
người bào chữa đọc lại biên bản lấy lời khai, sau khi xác nhận đúng nội dung câu
hỏi của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến
nghị khởi tố, câu trả lời của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố thì Điều tra
viên, Cán bộ điều tra yêu cầu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị
tố giác, người bị kiến nghị khởi tố ký vào biên bản. Trường hợp biên bản ghi chưa
đầy đủ, chưa chính xác nội dung câu hỏi và câu trả lời, người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền đề nghị sửa
đổi, bổ sung hoặc ghi ý kiến của mình trước khi ký vào biên bản.

5. Khi người bào chữa đề nghị, Điều tra viên phải xác nhận thời gian làm việc thực
tế của người bào chữa tham gia tố tụng trong quá trình điều tra vụ án hình sự.”

3.3. Sự có mặt của bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ
Căn cứ Điều 292 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật
về sự có mặt của bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ được quy định như
sau:

“Điều 292. Sự có mặt của bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ

1. Nếu bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ vắng mặt thì tùy trường hợp,
Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.

2. Trường hợp xét thấy sự vắng mặt của bị hại, đương sự chỉ trở ngại cho việc giải
quyết bồi thường thiệt hại thì Hội đồng xét xử có thể tách việc bồi thường để xét
xử sau theo quy định của pháp luật.”

Theo quy định tại Điều 62, 63, 64, 65 của BLTTHS 2015 có quy định:

“Điều 62. Bị hại

1. Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ
quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.

Điều 63. Nguyên đơn dân sự

1. Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra
và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 64. Bị đơn dân sự

1. Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại.

Điều 65. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án

1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cá nhân, cơ quan, tổ chức
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.”
Việc có mặt tại phiên tòa vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của bị hại, nguyên đơn
dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người
đại diện hợp pháp của họ.

Sự có mặt tại phiên tòa và khai báo trung thực của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị
đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện
hợp pháp của họ có ý nghĩa rất lớn đối với việc xác định sự thật khách quan của vụ
án và ra phán quyết đúng đắn về vụ án. Đồng thời việc có mặt tại phiên tòa cũng là
điều kiện tốt nhất để bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi
nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ bảo vệ quyền
lợi của mình. Vì vậy, nếu bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền
lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ vắng mặt thì
tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét
xử.

Trong các trường hợp sau đây, nếu bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự vắng
mặt, thì Hội đồng xét xử vẫn có thể xét xử vụ án:

- Sự vắng mặt của những người nếu trên không trở ngại cho việc xét xử vụ án, tức
là không trở ngại cho Hội đồng xét xử xác định: Có hành vi phạm tội xảy ra hay
không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; có người
thực hiện hành vi phạm tội; có lội; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không;
mục đích, động cơ phạm tội; Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình
sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị cáo; tính chất và mức độ thiệt
hại do hành vi phạm tội gây ra; Nguyên nhân và điều kiện phạm tội; Những tình
tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự,
miễn hình phạt.

- Sự vắng mặt của những người nếu trên chỉ trở ngại cho việc giải quyết vấn đề bồi
thường nhưng có thể tách việc bồi thường thành một vụ án khác để xét xử sau theo
thủ tục tố tụng dân sự. Trong trường hợp này, Hội đồng xét xử phải quyết định tách
vấn đề bồi thường để xét xử sau và chỉ xét xử phần hình sự. Việc khởi kiện vụ án
dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thuộc thẩm quyền của các đương sự
và được thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự.

Nếu vắng mặt của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi
nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ trở ngại cho
việc giải quyết vụ án và không thuộc trường hợp nêu trên, thì Hội đồng xét xử phải
hoãn phiên tòa.

3.4. Sự có mặt của người làm chứng


Căn cứ Điều 293 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật
về sự có mặt của người làm chứng được quy định như sau:

“Điều 293. Sự có mặt của người làm chứng

1. Người làm chứng tham gia phiên tòa để làm sáng tỏ những tình tiết của vụ án.
Nếu người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai ở Cơ quan điều tra
thì chủ tọa phiên tòa công bố những lời khai đó. Nếu người làm chứng về những
vấn đề quan trọng của vụ án vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết
định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.

2. Trường hợp người làm chứng được Tòa án triệu tập nhưng cố ý vắng mặt mà
không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt
của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể quyết định dẫn giải
theo quy định của Bộ luật này.”

Tại Điều 66 BLTTHS có quy định về người làm chứng như sau:

“Điều 66. Người làm chứng

1. Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về
tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến
làm chứng.

3. Người làm chứng có quyền:

a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

b) Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài
sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe
dọa;

c) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng;
d) Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy
định của pháp luật.

4. Người làm chứng có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường
hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách
quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội
phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;

b) Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội
phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó.

5. Người làm chứng khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo, trốn tránh việc khai
báo mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải
chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

6. Cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc hoặc học tập có trách nhiệm tạo
điều kiện để họ tham gia tố tụng.”

Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến vụ án. Việc
người làm chứng có mặt và khai báo trung thực những tình tiết liên quan đến vụ án
có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án. Chỉ người làm chứng nào
được Tòa án triệu tập mới phải có nghĩa vụ có mặt tại phiên tòa để làm sáng tỏ
những tình tiết vụ án.

Nếu người làm chứng vắng mặt, thì tùy từng trường hợp mà Hội đồng xét xử quyết
định tiếp tục hoặc hoãn phiên tòa. Việc hoãn phiên tòa do người làm chứng vắng
mặt thường được Hội đồng xét xử quyết định trong trường hợp vắng mặt người
làm chứng về những vấn đề quan trọng. Khi xét xử vắng mặt người làm chứng,
Chủ tọa phiên tòa công bố lời khai nếu trước đó họ đã có lời khai ở CQĐT.

Trong trường hợp người làm chứng được Tòa án triệu tập nhưng cố ý vắng mặt mà
không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt
của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể quyết định dẫn giải
theo quy định tại khoản 2 Điều 132 của BLTTHS cụ thể: Quyết định dẫn giải,
quyết định dẫn giải phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng , năm sinh, nơi cư trú của người
bị áp giải, dẫn giải; thời gian, địa điểm của người bị áp giải, dẫn giải phải có mặt
và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 BLTTHS.

Người thi hành quyết định áp giải, dẫn giải đọc, giải thích quyết định và lập biên
bản về việc áp giải, dẫn giải theo quy định tại Điều 133 BLTTHS. Cơ quan CAND,
QĐND có thẩm quyền có tổ chức trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định áp giải,
dẫn giải.

“Điều 133. Biên bản

1. Khi tiến hành hoạt động tố tụng phải lập biên bản theo mẫu thống nhất.

Biên bản ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu
và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc người liên quan đến hoạt động tố tụng,
khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ.

2. Biên bản phải có chữ ký của những người mà Bộ luật này quy định. Những điểm
sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa trong biên bản phải được xác nhận bằng chữ ký của
họ.

Trường hợp người tham gia tố tụng không ký vào biên bản thì người lập biên bản
ghi rõ lý do và mời người chứng kiến ký vào biên bản.

Trường hợp người tham gia tố tụng không biết chữ thì người lập biên bản đọc biên
bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến. Biên bản phải có điểm chỉ
của người tham gia tố tụng và chữ ký của người chứng kiến.

Trường hợp người tham gia tố tụng có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc
vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì người lập biên bản đọc biên bản
cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến và những người tham gia tố tụng
khác. Biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến.”

Không được áp giải, dẫn giải người vào ban đêm; không được áp giải, dẫn giải
người già yếu, người bị bệnh nặng có xác nhận của cơ quan y tế.

3.5. Sự có mặt của người giám định, người định giá tài sản
Căn cứ Điều 294 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật
về sự có mặt của người giám định, người định giá tài sản được quy định như sau:
“Điều 294. Sự có mặt của người giám định, người định giá tài sản

1. Người giám định, người định giá tài sản tham gia phiên tòa khi được Tòa án
triệu tập.

2. Nếu người giám định, người định giá tài sản vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội
đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.”

Tại Điều 68, 69 BLTTHS 2015 có quy định về người giám định, người định giá tài
sản như sau:

“Điều 68. Người giám định

1. Người giám định là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực cần giám định,
được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu, người tham gia tố tụng
yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật.

2. Người giám định có quyền:

a) Tìm hiểu tài liệu của vụ án có liên quan đến đối tượng phải giám định;

b) Yêu cầu cơ quan trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định cung cấp
tài liệu cần thiết cho việc kết luận;

c) Tham dự vào việc hỏi cung, lấy lời khai và đặt câu hỏi về những vấn đề có liên
quan đến đối tượng giám định;

d) Từ chối thực hiện giám định trong trường hợp thời gian không đủ để tiến hành
giám định, các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận, nội
dung yêu cầu giám định vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn của mình;

đ) Ghi riêng ý kiến của mình vào bản kết luận chung nếu không thống nhất với kết
luận chung trong trường hợp giám định do tập thể giám định tiến hành;

e) Các quyền khác theo quy định của Luật giám định tư pháp.

3. Người giám định có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

b) Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện giám định;
c) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật giám định tư pháp.

Điều 69. Người định giá tài sản

1. Người định giá tài sản là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực giá, được
cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng yêu cầu định giá
tài sản theo quy định của pháp luật.

2. Người định giá tài sản có quyền:

a) Tìm hiểu tài liệu của vụ án liên quan đến đối tượng phải định giá;

b) Yêu cầu cơ quan yêu cầu định giá, người tham gia tố tụng yêu cầu định giá cung
cấp tài liệu cần thiết cho việc định giá;

c) Từ chối thực hiện định giá trong trường hợp thời gian không đủ để tiến hành
định giá, các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để định giá, nội dung
yêu cầu định giá vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn của mình;

d) Ghi ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận chung nếu không thống nhất với
kết luận của Hội đồng định giá tài sản;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

3. Người định giá tài sản có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

b) Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện định giá tài sản;

c) Các nghĩa vụ khác theo quy định của luật.”

Việc giám định, định giá tài sản tham gia phiên tòa có ý nghĩa rất lớn đối với việc
làm sáng tỏ những nội dung kết luận giám định, giá tài sản nhằm xác định đúng sự
thật khách quan của vụ án.

Theo quy định của BLTTHS, thì bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác
định: Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực
trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại
khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những
tình tiết của vụ án; Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với
việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc
có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó; Nguyên nhân chết người; Tính
chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động; Chất ma tuý,
vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng,
bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ; Mức độ ô nhiễm môi trường. (quy định tại Điều
206 BLTTHS 2015)

BLTTHS chỉ quy định khi cần xác định giá của tài sản để giải quyết vụ án hình sự
thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự ra văn bản yêu cầu định giá tài
sản.

Người giám định, người định giá lại tài sản có nghĩa vụ tham gia phiên tòa theo
giấy triệu tập của Tòa án. Như vậy, mặc dù là người giám định, người định giá tài
sản nhưng họ không buộc phải có mặt tại phiên tòa trong mọi trường hợp. Theo
quy định tại các điều 68 và 69 BLTTHS, thì chỉ người giám định, người định giá
tài sản nào được Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa triệu tập mới có nghĩa vụ tham gia
phiên tòa.

Thông thường, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa triệu tập người giám định, người định
giá tài sản đến phiên tòa trong các trường hợp: Kết luận giám định, kết luận định
giá tài sản chưa rõ ràng cần được làm sáng tỏ tại phiên tòa; kết luận giám định, kết
luận định giá tài sản mâu thuẫn với các chứng cứ khác của vụ án; trong hồ sơ có
nhiều kết luận giám định, nhiều kết luận định giá tài sản mâu thuẫn với nhau do
phải giám định lại hoặc gián định bổ sung; hoặc theo yêu cầu của Kiểm sát viên
hoặc đề nghị của bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người bào chữa.

Nếu người giám định, người định giá tài sản vắng mặt thì tùy từng trường hợp cụ
thể, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiếp tục xét xử vắng mặt
họ. Việc hoãn phiên tòa do vắng mặt người phiên dịch, người định giá tài sản được
thực hiện trong hai trường hợp: Kết luận giám định, kết luận định giá tài sản chưa
rõ ràng cần được làm sáng tỏ tại phiên tòa; hoặc bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự,
bị đơn dân sự, người bào chữa đề nghị triệu tập và xét xử vụ án có mặt người giám
định người định giá tài sản.

3.6. Sự có mặt của người phiên dịch, người dịch thuật


Căn cứ Điều 295 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật
về sự có mặt của người phiên dịch, người dịch thuật được quy định như sau:
“Điều 295. Sự có mặt của người phiên dịch, người dịch thuật

1. Người phiên dịch, người dịch thuật tham gia phiên tòa khi được Tòa án triệu tập.

2. Trường hợp người phiên dịch, người dịch thuật vắng mặt mà không có người
khác thay thế thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa.”

Người phiên dịch, người dịch thuật có quyền và nghĩa vụ cơ bản như sau:

“Điều 70. Người phiên dịch, người dịch thuật

1. Người phiên dịch, người dịch thuật là người có khả năng phiên dịch, dịch thuật
và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu trong trường hợp có
người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt hoặc có tài liệu tố tụng
không thể hiện bằng tiếng Việt.

2. Người phiên dịch, người dịch thuật có quyền:

a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

b) Đề nghị cơ quan yêu cầu bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài
sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi
bị đe dọa;

c) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng liên quan đến việc phiên dịch, dịch thuật;

d) Được cơ quan yêu cầu chi trả thù lao phiên dịch, dịch thuật và các chế độ khác
theo quy định của pháp luật.

3. Người phiên dịch, người dịch thuật có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

b) Phiên dịch, dịch thuật trung thực. Nếu phiên dịch, dịch thuật gian dối thì người
phiên dịch, người dịch thuật phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ
luật hình sự;

c) Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi phiên dịch, dịch thuật;

d) Phải cam đoan trước cơ quan đã yêu cầu về việc thực hiện nghĩa vụ của mình.”
Việc người phiên dịch, người dịch thuật tham gia phiên tòa có ý nghĩa rất lớn đối
với hoạt động xét xử của Tòa án trong trường hợp có người tham gia tố tụng không
sử dụng được Tiếng việt hoặc có tài liệu tố tụng không thể hiện bằng Tiếng việt.
Quy định về người phiên dịch, người dịch thuật cũng được áp dụng đối với người
biết cử chỉ, hành vi của người câm, người điếc, chữ của người mù.

Theo quy định của BLTTHS, thì người phiên dịch được ghi trong quyết định đưa
vụ án ra xét xử. Người phiên dịch, người dịch thuật có nghĩa vụ tham gia phiên tòa
theo giấy triệu tập của Thẩm phán chủ tọa tại phiên tòa. Trường hợp người phiên
dịch, người dịch thuật vắng mà không có người khác thay thế thì Hội đồng xét xử
quyết định hoãn phiên tòa.

3.7. Sự có mặt của những người khác


Để tăng cường tính tranh tụng, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã quy định Hội đồng
xét xử được triệu tập những người khác đến phiên tòa để trình bày các vấn đề liên
quan đến vụ án.

Căn cứ tại điều 296 LTTHS năm 2015

4. Hoãn phiên tòa


Căn cứ theo quy định tại Điều 297 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Tòa án hoãn
phiên tòa hình sự khi thuộc một trong các trường hợp:

– Có một trong những căn cứ quy định tại các điều 52, 53, 288, 289, 290, 291, 292,
293, 294 và 295 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 , cụ thể:

+ Thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;

+ Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm;

+ Thẩm phán, Hội thẩm không thể tham gia xét xử nhưng không có Thẩm phán,
Hội thẩm dự khuyết để thay thế hoặc phải thay đổi chủ tọa phiên tòa mà không có
Thẩm phán để thay thế theo quy định;

+ Kiểm sát viên bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục thực hành quyền công tố, kiểm
sát xét xử mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế;

+ Bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;
+ Người bào chữa vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan,
hoặc người bào chữa được chỉ định vắng mặt, trừ trường hợp bị cáo đồng ý xét xử
vắng mặt người bào chữa;

+ Bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội
đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử;

+ Người làm chứng về những vấn đề quan trọng của vụ án vắng mặt thì tùy trường
hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử;

+ Người giám định, người định giá tài sản vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng
xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử;

+ Người phiên dịch, người dịch thuật vắng mặt mà không có người khác thay thế.

– Cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực
hiện ngay tại phiên tòa;

– Cần tiến hành giám định bổ sung, giám định lại;

– Cần định giá tài sản, định giá lại tài sản.

Như vậy, khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì Tòa án phải ra quyết định
hoãn phiên tòa.

Trường hợp hoãn phiên tòa thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu. Khi Hội đồng xét
xử ra quyết định hoãn phiên tòa thì phải được lập thành văn bản. Khi đó, Hội đồng
xét xử phải thông báo cho những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa.
Trong thời gian 02 ngày kể từ ngày ra quyết định, phải gửi cho Viện kiểm sát cùng
cấp và những người vắng mặt tại phiên tòa. (khoản 2 Điều 297 Bộ luật Tố tụng
hình sự)

Quyết định hoãn phiên tòa phải có các nội dung chính theo quy định tại khoản 2
Điều 297 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cụ thể:

- Ngày, tháng, năm ra quyết định;

- Tên Tòa án và họ, tên những người tiến hành tố tụng;

- Vụ án được đưa ra xét xử;


- Lý do của việc hoãn phiên tòa;

- Thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa.

Căn cứ theo khoản 4 Điều 297 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thẩm quyền ký kết
quyết định hoãn phiên tòa hình sự được quy định như sau:

- Quyết định hoãn phiên tòa phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử
ký tên. Trường hợp chủ tọa phiên tòa vắng mặt hoặc bị thay đổi thì Chánh án Tòa
án ra quyết định hoãn phiên tòa.

- Ngoài ra, sau khi ra quyết định hoãn phiên tòa thì việc hoãn phiên tòa phải được
thông báo ngay cho những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa; gửi cho
Viện kiểm sát cùng cấp và những người vắng mặt tại phiên tòa trong thời hạn 02
ngày kể từ ngày ra quyết định.

5. Giới hạn của việc xét xử


Trong hoạt động xét xử nói chung, mỗi cấp xét xử đều có những chức năng, nhiệm
vụ nhất định đối với từng vụ án hình sự. Ngay cả đối với vụ án thuộc thẩm quyền
của mình, Tòa án cấp sơ thẩm cũng chỉ có thể xem xét, quyết định đối với những
vấn đề của vụ án trong một phạm vi nhất định nào đó theo quy định của pháp luật
tố tụng hình sự. Nghĩa là, khi xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Tòa án chỉ được thực
hiện quyền hạn của mình trong một giới hạn nhất định, nếu vượt ra ngoài giới hạn
đó, mọi quyết định của Tòa án đều không có giá trị pháp lý. Vì vậy, giới hạn xét xử
sơ thẩm là một vấn đề rất quan trọng, nó định ra phạm vi thực hiện quyền hạn của
Tòa án khi tiến hành xét xử sơ thẩm một vụ án hình sự cụ thể.

Quy định giới hạn xét xử sơ thẩm là cơ sở pháp lý để xác định phạm vi xét xử của
Tòa án cấp sơ thẩm, đồng thời cũng thể hiện được mối quan hệ chặt chẽ giữa Viện
Kiểm sát và Tòa án trong tố tụng hình sự. Giới hạn xét xử là phạm vi mà Hội đồng
xét xử được phép xét xử tại phiên tòa. Phạm vi đó được hạn chế trong phạm vi
những người và những hành vi mà Viện Kiểm sát đã truy tố và Tòa án quyết định
đưa vụ án ra xét xử.

Cho đến nay, trong hệ thống các văn bản pháp luật tố tụng hình sự ở nước ta đều
không đưa ra khái niệm giới hạn xét xử sơ thẩm. Các văn bản pháp luật chỉ mới
dừng lại ở mức liệt kê những trường hợp hay những việc cụ thể mà Tòa án được
quyền thực hiện trong từng giai đoạn giải quyết vụ án hình sự.
Để đưa ra một khái niệm đầy đủ về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, thì khái
niệm đó phải bao hàm các yếu tố như: Chủ thể, quyền hạn, nội dung, đối tượng.
Chủ thể ở đây là Tòa án cấp sơ thẩm với chức năng xét xử vụ án hình sự; về nội
dung, đối tượng phải là vụ án hình sự trong đó có bị cáo và hành vi của bị cáo đã bị
Viện Kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử.

Quy định tại Điều 298 BLTTHS năm 2015 về giới hạn của việc xét xử

“1. Tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát
truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử.

2. Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy
tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện
kiểm sát đã truy tố.

3. Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm
sát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lý do
cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu Viện kiểm sát
vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn
đó.”

Theo quy định về giới hạn xét xử của BLTTHS năm 2015 bao gồm 03 nội dung:

Thứ nhất: Tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện
kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử.

BLTTHS năm 2015 đã bỏ khái niệm “Tòa án chỉ xét xử …” trong quy định của
BLTTHS năm 2003 thành quy định “Tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi
theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét
xử”. Quy định nêu trên gồm hai nội dung:

+ Về chủ thể: Điều kiện Tòa án xét xử thì chủ thể bị Viện kiểm sát truy tố bằng bản
cáo trạng. Ngoài ra, Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm
sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ
lọt tội phạm.
+ Tòa án xét xử những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố. Chỉ được
khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội
phạm dựa trên những căn cứ:

 Tố giác của cá nhân;


 Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
 Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
 Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
 Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội
phạm;
 Người phạm tội tự thú.

Bên cạnh đó có những trường hợp không được khởi tố vụ án hình sự khi có một
trong các căn cứ sau:

 Không có sự việc phạm tội;


 Hành vi không cấu thành tội phạm;
 Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách
nhiệm hình sự;
 Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ
án có hiệu lực pháp luật;
 Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
 Tội phạm đã được đại xá;
 Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần
tái thẩm đối với người khác;
 Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143,
155, 156 và 226 của Bộ luật hình sựmà bị hại hoặc người đại diện của bị hại
không yêu cầu khởi tố.

Thứ hai: Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát
đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà
Viện kiểm sát đã truy tố.

BLTTHS năm 2015 giữ nguyên như quy định của BLTTHS năm 2003, đây là quy
định tùy nghi, có nghĩa là với những hành vi mà VKS truy tố, Toà án có thể xét xử
bị cáo theo khoản nặng hơn hoặc theo khoản nhẹ hơn so với khoản mà Viện kiểm
sát đã truy tố trong cùng một điều luật.

+ Toà án có thể xét xử bị cáo về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm
sát đã truy tố, có nghĩa là với những hành vi mà Viện kiểm sát truy tố, Toà án có
thể xét xử bị cáo về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy
tố.

– Tội phạm khác bằng tội phạm mà Viện kiểm sát đã truy tố là trường hợp điều luật
quy định về trách nhiệm hình sự (hình phạt chính, hình phạt bổ sung) đối với hai
tội phạm như nhau.

– Tội phạm khác nhẹ hơn tội phạm mà Viện kiểm sát đã truy tố là trường hợp điều
luật quy định về trách nhiệm hình sự (hình phạt chính, hình phạt bổ sung) đối với
tội phạm khác nhẹ hơn so với tội phạm mà Viện kiểm sát đã truy tố. Để xác định
tội nào nhẹ hơn, tội nào nặng hơn thì cần thực hiện theo thứ tự như sau:

Một là: Trước hết xem xét hình phạt chính đối với hai tội phạm, nếu tội nào điều
luật có quy định loại hình phạt nặng nhất nặng hơn thì tội đó nặng hơn.

Hai là: Trong trường hợp điều luật quy định loại hình phạt nặng nhất đối với cả hai
tội là tù có thời hạn (không quy định hình phạt tử hình, hình phạt tù chung thân) thì
tội nào, điều luật quy định mức hình phạt tù cao nhất đối với tội ấy cao hơn là tội
đó nặng hơn.

Ba là: Trong trường hợp điều luật quy định loại hình phạt nặng nhất đối với cả hai
tội đều tử hình hoặc đều tù chung thân hoặc đều tù có thời hạn và mức hình phạt tù
cao nhất đối với cả hai tội như nhau, thì tội nào điều luật quy định mức hình phạt
tù khởi điểm cao hơn là tội đó nặng hơn.

Bốn là: Trong trường hợp điều luật quy định loại hình phạt nặng nhất đối với cả hai
tội đều là tù có thời hạn và mức hình phạt tù khởi điểm, mức hình phạt tù cao nhất
như nhau, thì tội nào điều luật còn quy định loại hình phạt chính khác nhẹ hơn (cải
tạo không giam giữ, phạt tiền, cảnh cáo) thì tội đó nhẹ hơn.

Năm là: Trong trường hợp điều luật quy định các loại hình phạt chính đối với cả
hai tội như nhau, thì tội nào điều luật còn quy định hình phạt bổ sung là tội đó nặng
hơn. Nếu điều luật cùng quy định hình phạt bổ sung như nhau, nhưng đối với tội
này thì hình phạt bổ sung là bắt buộc, còn đối với tội khác hình phạt bổ sung có thể
áp dụng, thì tội nào điều luật quy định hình phạt bổ sung bắt buộc là tội đó nặng
hơn.

+ Toà án cũng có thể xét xử bị cáo về tội nhẹ nhất trong các tội mà Viện kiểm sát
truy tố hoặc về tội nhẹ hơn tất cả các tội mà Viện kiểm sát truy tố đối với tất cả các
hành vi phạm tội đó.

Thứ ba: Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện
kiểm sát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lý
do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu Viện kiểm
sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng
hơn đó.

Đây là quy định mới BLTTHS năm 2015 về giới hạn xét xử bổ sung so với quy
định của BLTTHS năm 2003. Quy định mới này là cần thiết và quan trọng, trong
quy định của BLTTHS năm 2003 không quy định việc Tòa án được xét xử tội danh
nặng hơn đã dẫn đến tình trạng trả hồ sơ điều tra bổ sung nhiều lần nhưng kết quả
không bổ sung điều tra được và Viện kiểm sát vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố,
Hội đồng xét xử phải xét xử theo đúng quy định của pháp luật và có nhiều trường
hợp bản án sơ thẩm bị hủy, gây nên xôn xao trong dư luận đặc biệt gần đây là vụ
án nhập khẩu thuốc chữa bệnh của Công ty VN Pharma, đây là những bất cập, hạn
chế trong quá trình thi hành BLTTHS năm 2003, vì vậy việc BLTTHS năm 2015
bổ sung quy định Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội nặng hơn chính là sự đảm
bảo trong nguyên tắc xét xử độc lập của Tòa án được ghi nhận trong Hiến pháp,
Luật tổ chức Tòa án Nhân Dân.

Trong trường hợp không đồng ý với tội danh nặng hơn mà Tòa án đã xét xử thì
Viện kiểm sát có quyền kháng nghị theo đúng quy định của BLTTHS.

6. Việc ra bản án, quyết định của Tòa án


Căn cứ Điều 299 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật
về việc ra bản án, quyết định của Tòa án được quy định như sau:

“Điều 299. Việc ra bản án, quyết định của Tòa án

1. Bản án phải được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng nghị án.
2. Quyết định về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký
Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch
thuật, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, hoãn phiên tòa, bắt tạm giam hoặc trả tự
do cho bị cáo phải được thảo luận, thông qua tại phòng nghị án và được lập văn
bản.

3. Quyết định các vấn đề khác được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại
phòng xử án không phải lập văn bản nhưng phải được ghi vào biên bản phiên tòa.”

Điều luật quy định hình thức thông qua bản án và các quyết định của Tòa án theo
nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Kết quả giải quyết vụ án
và những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án được thể hiện bằng bản án và
các quyết định của Hội đồng xét xử.

Quyết định việc bị cáo có phạm tội hay không, nếu có thì tội gì, theo quy định tại
điều khoản nào của BLHS; có áp dụng hình phạt hay không, nếu có thì hình phạt
nào, mức hình phạt là bao nhiêu; áp dụng biện pháp tư pháp nào, mức áp dụng và
quyết về việc xử lý vật chứng được thể hiện trong bản án. Bản án phải được thảo
luận và thông qua tại phòng nghị án.

Quyết định về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký
Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch
thuật, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, hoãn phiên tòa, bắt tạm giam hoặc trả tự
do cho bị cáo phải được thảo luận, thông qua tại phòng nghị án và được lập văn
bản. Khi thảo luận và thông qua các quyết định nêu trên tại phòng nghị án phải lập
biên bản. Chủ tọa phiên tòa ký ban hành và công bố công khai tại phòng xử án.

Quyết định về việc triệu tập, người có thẩm quyền tố tụng đã thụ lý, giải quyết vụ
án và những người khác đến phiên tòa, đưa thêm vật chứng và tài liệu ra xem xét,
áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và có thể cả quyết định xử lý hành
chính đối với người vi phạm trật tự phiên tòa được Hội đồng xét xử thảo luận và
thông qua tại phòng xử án, không phải thành văn bản. Nội dung, quyết định được
Chủ tọa phiên tòa công bố tại phiên tòa và Thư ký Tòa án ghi vào biên bản phiên
tòa.
V. Thủ tục bắt đầu phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự
1. Chuẩn bị khai mạc phiên tòa
Căn cứ Điều 300 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật
về chuẩn bị khai mạc phiên tòa được quy định như sau:

“Điều 300. Chuẩn bị khai mạc phiên tòa

Trước khi khai mạc phiên tòa, Thư ký Tòa án phải tiến hành các công việc:

1. Kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập; nếu có người vắng
mặt thì phải nêu lý do;

2. Phổ biến nội quy phiên tòa.”

Chuẩn bị khai mạc phiên tòa là hoạt động tố tụng hình sự do Thư ký Tòa án thực
hiện để kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập, phổ biến nội
quy phiên tòa, ổn định trật tự nơi xử án chuẩn bị cho việc khai mạc phiên tòa.

Thư ký Tòa án kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập đến
phiên tòa bằng cách điểm danh những người mà Tòa án đã triệu tập và kiểm tra lý
do vắng mặt của những người không tới phiên tòa như sau:

- Đối với bị cáo phải hỏi họ khai về: họ tên, ngày, tháng năm sinh; nơi cư trú (nơi
đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi tạm trú); nghề nghiệp, trình độ văn hóa; hoàn cảnh
gia đình; tiền án, tiền sự, ngày bị tạm giữ tạm giam. Trong trường hợp bị cáo là cơ
quan, tổ chức thì khai về tên, địa chỉ của pháp nhân theo quyết định lập pháp của
cơ quan có thẩm quyền; họ tên; chức vụ của người đại diện theo pháp luật của
pháp nhân.

- Đối với người đại diện hợp pháp của bị cáo phải hỏi để họ khai về: họ tên, tuổi,
nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú, quan hệ thế nào với bị cáo.

- Đối với bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ phải hỏi họ để họ khai về
họ tên, tuổi, nghề nghiệp; nơi cư trú. Trong trường hợp bị hại, nguyên đơn dân sự,
bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cơ quan, tổ chức
thì khai về, tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức, họ và tên, tuổi, nghề
nghiệp, nơi cư trú của người đại diện hợp pháp cho cơ quan, tổ chức.
Sau khi kiểm tra sự có mặt của những người được triệu tập đến phiên tòa, Thư ký
Tòa án ổn định trật tự nơi xử án và công bố nội quy phiên tòa. Khi Hội đồng xét xử
vào xử án, Thẩm phán yêu cầu mọi người đứng dậy, cụ thể nội quy phiên tòa được
quy định như sau:

“Điều 256. Nội quy phiên tòa

1. Mọi người vào phòng xử án phải mặc trang phục nghiêm túc, chấp hành việc
kiểm tra an ninh và thực hiện đúng hướng dẫn của Thư ký Tòa án.

2. Mọi người trong phòng xử án phải tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và
tuân theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa.

3. Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử
án và khi tuyên án. Bị cáo phải đứng khi Kiểm sát viên công bố cáo trạng hoặc
quyết định truy tố. Người được Tòa án triệu tập đến phiên tòa muốn trình bày ý
kiến phải được chủ tọa phiên tòa đồng ý; người trình bày ý kiến phải đứng khi
trình bày ý kiến, khi được hỏi.

Những người vì lý do sức khỏe có thể được chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi.

4. Tại phiên tòa, bị cáo đang bị tạm giam chỉ được tiếp xúc với người bào chữa cho
mình. Việc tiếp xúc với những người khác phải được chủ tọa phiên tòa cho phép.

5. Người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án
triệu tập đến phiên tòa.”

2. Khai mạc phiên tòa


Căn cứ Điều 301 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật
về khai mạc phiên tòa được quy định như sau:

“Điều 301. Khai mạc phiên tòa

1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra
xét xử.

2. Thư ký Tòa án báo cáo Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những
người được Tòa án triệu tập và lý do vắng mặt.
3. Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người có mặt tại phiên tòa
theo giấy triệu tập của Tòa án và kiểm tra lý lịch, phổ biến quyền và nghĩa vụ của
họ.”

Việc khai mạc phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và
đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Thẩm phán chủ tọa phiên tòa kiểm tra sự có mặt của những người được triệu tập
bằng cách yêu cầu Thư ký Tòa án báo cáo danh sách những người được triệu tập
đã có mặt, những người được triệu tập nhưng vắng mặt và có lý do vắng mặt.

Thẩm phán chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người có mặt tại
phiên tòa và kiểm tra lý lịch của họ. Việc kiểm tra lý lịch của những người được
triệu tập và có mặt tại phiên tòa được thực hiện như sau:

- Đối với bị cáo phải hỏi họ khai về: họ tên, ngày, tháng năm sinh; nơi cư trú (nơi
đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi tạm trú); nghề nghiệp, trình độ văn hóa; hoàn cảnh
gia đình; tiền án, tiền sự, ngày bị tạm giữ tạm giam. Trong trường hợp bị cáo là cơ
quan, tổ chức thì khai về tên, địa chỉ của pháp nhân theo quyết định lập pháp của
cơ quan có thẩm quyền; họ tên; chức vụ của người đại diện theo pháp luật của
pháp nhân.

- Đối với người đại diện hợp pháp của bị cáo phải hỏi để họ khai về: họ tên, tuổi,
nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú, quan hệ thế nào với bị cáo.

- Đối với bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ phải hỏi họ để họ khai về
họ tên, tuổi, nghề nghiệp; nơi cư trú. Trong trường hợp bị hại, nguyên đơn dân sự,
bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cơ quan, tổ chức
thì khai về, tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức, họ và tên, tuổi, nghề
nghiệp, nơi cư trú của người đại diện hợp pháp cho cơ quan, tổ chức.

Trong trường hợp các tài liệu có trong hồ sơ vụ án cũng như lời khai lời khai của
người được triệu tập về lý lịch của họ có sự khác nhau thì cần phải xác định chính
xác lý lịch của họ. Đối với bị cáo là cá nhân ngoài việc ghi họ tên chính thức, còn
phải ghi đầy đủ họ và tên đã khai trong quá trình điều tra.
Chủ tọa phiên tòa phổ biến quyền và nghĩa vụ của người được triệu tập đến phiên
tòa được quy định tại các điều luật tương ứng của BLTTHS, cụ thể:

- Đối với bị cáo giải thích đầy đủ quyền và nghĩa vụ của họ được quy định tại Điều
61 BLTTHS. Nếu bị cáo là pháp nhân, thì chủ tọa phiên tòa phải giải thích cho
người đại diện theo pháp luật của pháp nhân về quyền và nghĩa vụ được quy định
tại Điều 435 BLTTHS.

- Đối với bị hại, đương sự phải giải thích đầy đủ quyền và nghĩa vụ quy định tại
các điều tương ứng từ Điều 62 đến Điều 70 của BLTTHS.

Trong trường hợp những người được triệu tập đến phiên tòa có những quyền và
nghĩa vụ giống nhau thì giải thích chung cho họ. Đối với người nào còn có quyền
và nghĩa vụ khác thì giải thích thêm họ biết.

Riêng đối với người bào chữa và người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự thì
Chủ tọa phiên tòa không cần kiểm tra căn cước và giải thích quyền và nghĩa vụ cho
họ.

Đối với bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ, người bào chữa, bị hại và các
đương sự, Chủ tọa phiên tòa phải hỏi họ được giao nhận bản cáo trạng và quyết
định đưa vụ án ra xét xử hay chưa. Nếu được giao nhận thì ngày giao nhận quyết
định đưa vụ án ra xét xử là ngày nào.

Quyết định tiếp tục phiên tòa hay hoãn phiên tòa hoặc trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa khi có một trong các căn cứ quy định
tại Điều 297 BLTTHS 2015 và trường hợp bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ,
người bào chữa, bị hại và các đương sự, chưa nhận được Quyết định đưa vụ án ra
xét xử hoặc có nhận được nhưng không đủ 10 ngày trước khi mở phiên tòa theo
quy định tại khoản 1 Điều 286 BLTTHS. Trường hợp, bị can, người đại diện theo
pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự chưa nhận được bản cáo
trạng hoặc có nhận được nhưng không phải là bản cáo trạng mà Viện kiểm sát truy
tố ra tòa, thì Hội đồng xét xử quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy
định tại điểm d khoản 1 Điều 280 BLTTHS do nghiêm phạm nghiêm trọng về thủ
tục tố tụng.
3. Giải quyết việc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư
ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người
dịch thuật
Căn cứ Điều 302 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật
về giải quyết việc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký
Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật
được quy định như sau:

“Điều 302. Giải quyết việc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên,
Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người
dịch thuật

Chủ toạ phiên tòa phải hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có mặt
tại phiên tòa xem họ có đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư
ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch
thuật hay không, lý do của việc đề nghị thay đổi. Nếu có người đề nghị thì Hội
đồng xét xử xem xét, quyết định."

Người có quyền đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa
án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật là
Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa và những người tham gia tố
tụng có mặt tại phiên tòa, bao gồm: bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân
sự và người đại diện hợp pháp của họ; người bào chữa; người bảo vệ quyền và lợi
ích của bị hại, đương sự.

Theo quy định tại Điều 68 BLTTDS, thì đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ
chức cá nhân bao gồm nguyên đơn bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Như vậy, đương sự trong vụ án hình sự (là cơ quan, tổ chức, cá nhân có tranh chấp
về dân sự trong vụ án hình sự) cũng phải gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên theo điểm g khoản 3 Điều 84
BLTTHS quy định người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự (trong đó có người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) trong vụ án hình sự có quyền đề nghị thay đổi
người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản,
người phiên dịch, người dịch thuật nhưng lại không quy định người có quyền lợi
và nghĩa vụ liên quan là một thiếu sót.
Việc Chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có mặt
tại phiên tòa xem họ có đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư
ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch
thuật là một thủ tục bắt buộc. Nếu có người đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm,
Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người
phiên dịch, người dịch thuật, thì Hội đồng xét xử yêu cầu họ nói rõ lý do đề nghị
thay đổi.

Giải quyết việc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa
án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch người dịch thuật
được Hội đồng xét xử thảo luận và quyết định tại phòng nghị án. Trước khi Hội
đồng xét xử thảo luận và quyết định việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát
viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch,
người dịch thuật, người bị đề nghị thay đổi trình bày ý kiến tại phiên tòa hoặc tại
phòng nghị án. Nếu người bị đề nghị thay đổi là Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát
viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch,
người dịch thuật trình bày tại phòng nghị án, thì sau khi trình bày xong Chủ tọa
phiên tòa yêu cầu họ rời khỏi phòng xử án.

Hội đồng xét xử thảo luận và quyết định chấp nhận hoặc bác bỏ đề nghị thay đổi
Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người định
giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật tại phòng nghị án bằng cách biểu
quyết theo đa số. Việc thảo luận và quyết định chấp nhận hoặc bác bỏ đề nghị thay
đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người
định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật phải được lập biên bản. Nếu
Hội đồng xét xử chấp nhận đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên,
Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người
dịch thuật, thì phải ra quyết định bằng văn bản.

Đồng thời với việc quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư
ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch
thuật; Hội đồng xét xử phải ra quyết định hoãn phiên tòa, tiếp tục phiên tòa hoặc
tạm ngừng phiên tòa nếu thay đổi được Thư ký Tòa án.

Quyết định của Hội đồng xét xử về việc chấp nhận hoặc bác bỏ đề nghị thay đổi
Thẩm phán Hội thẩm, Kiểm tra viên, Thư ký Tòa án, người giám định người định
giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật và quyết định việc hoãn, tiếp tục
hoặc tạm ngừng phiên tòa được Chủ tọa phiên tòa công bố tại phiên tòa.

4. Cam đoan của người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người
định giá tài sản
Căn cứ Điều 303 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) cam đoan của người
phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản được quy
định như sau:

“Điều 303. Cam đoan của người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định,
người định giá tài sản

Sau khi giải thích quyền và nghĩa vụ cho người phiên dịch, người dịch thuật, người
giám định, người định giá tài sản thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu những người này
phải cam đoan làm tròn nhiệm vụ.”

Người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản là
những người tham gia tố tụng. Người phiên dịch, người dịch thuật, người giám
định, người định giá tài sản tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án,

Chủ tọa phiên tòa giới thiệu họ tên, nghề nghiệp hoặc chức vụ của những người đó
và giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định tại Điều 68, 69 và 70
BLTTHS.

Sau khi giải thích quyền và nghĩa vụ, Chủ tọa phiên tòa yêu cầu người phiên dịch,
người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản cam đoan làm tròn nhiệm
vụ. Việc BLTTHS quy định bắt buộc phiên dịch, người dịch thuật, người giám
định, người định giá tài sản phải cam đoan làm tròn nhiệm vụ xuất phát từ trách
nhiệm pháp lý của họ, Cụ thể:

- Người giám định kết luận gian dối hoặc từ chối kết luận giám định mà không vì
lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc tội từ chối kết luận giám định theo
quy định tại Điều 382 hoặc 383 BLHS.

- Người định giá tài sản kết luận gian dối hoặc từ chối tham gia định giá mà không
vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc tội từ chối kết luận định giá
tài sản theo quy định tại Điều 382 hoặc 383 BLHS.

- Người phiên dịch, người dịch thuật mà phiên dịch dịch thuật gian dối thì phải
chịu trách nhiệm hình sự về tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc tội từ chối cung
cấp tài liệu theo quy định tại Điều 382 hoặc 383 BLHS.

Tại Điều 382 hoặc Điều 383 quy định như sau:

“Điều 382. Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối

1. Người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch,
người dịch thuật, người bào chữa nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung
cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo
không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến
03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến
07 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 383. Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ
chối cung cấp tài liệu

1. Người làm chứng nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của
Bộ luật này, người giám định, người định giá tài sản, người dịch thuật từ chối khai
báo, trốn tránh việc kết luận giám định, định giá tài sản, từ chối cung cấp tài liệu
mà không có lý do chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ
đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

5. Cam đoan của người làm chứng, cách ly người làm chứng
Căn cứ Điều 304 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) cam đoan của người
làm chứng, cách ly người làm chứng được quy định như sau:

“Điều 304. Cam đoan của người làm chứng, cách ly người làm chứng

1. Sau khi giải thích quyền và nghĩa vụ cho người làm chứng, chủ tọa phiên tòa
yêu cầu người làm chứng phải cam đoan khai trung thực.

2. Trước khi người làm chứng được hỏi về vụ án, chủ tọa phiên tòa quyết định biện
pháp để cho những người làm chứng không nghe được lời khai của nhau hoặc tiếp
xúc với những người có liên quan. Trường hợp lời khai của bị cáo và người làm
chứng có ảnh hưởng lẫn nhau thì chủ tọa phiên tòa phải quyết định cách ly bị cáo
với người làm chứng trước khi hỏi người làm chứng.”

Người làm chứng là người biết được những liên quan đến vụ án có thể được Tòa
án triệu tập tham gia phiên tòa để giúp Hội đồng xét xử giải quyết vụ án một cách
đúng đắn và khách quan.

Khi người làm chứng được triệu tập có mặt tại phiên tòa, Chủ tọa phiên tòa: hỏi họ
tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của họ; giải quyết rõ quyền và nghĩa vụ tố tụng
theo quy định tại Điều 66 BLTTHS. Nếu có nhiều người làm chứng tham gia phiên
tòa, thì sau khi hỏi từng người về họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú, Chủ tọa
phiên tòa giải thích quyền và nghĩa vụ cho tất cả những người làm chứng.

Sau khi giải thích quyền và nghĩa vụ, Chủ tọa phiên tòa yêu cầu người làm chứng
phải cam đoan khai trung thực. Người là chứng cứ từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội khai báo gian dối, tội từ chối khai báo theo quy định tại
Điều 382 và 383 BLHS. Bởi lẽ, theo quy định tại Điều 12 BLHS, thì: Người từ đủ
16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm
mà Bộ luật này có quy định khác; Người dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội khai báo gian dối, tội từ chối khai báo quy định tại Điều 382 và 383
BLHS.
Để đảm bảo cho việc khai báo của người làm chứng đươc khách quan, trước khi
người làm chứng được hỏi về vụ án, Chủ tọa phiên tòa có thể quyết định những
biện pháp nhằm:

- Không cho những người làm chứng nghe được lời khai của nhau như gọi từng
người làm chứng vào phòng xử án để xét hỏi;

- Không cho người làm chứng tiếp xúc với với những người có liên quan như bị
cáo, bị hại nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến vụ án, đại diện hợp pháp của họ cũng như người thân của những người
này, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi ích của đương sự.

Trường hợp lời khai của bị cáo và người làm chứng có ảnh hưởng lẫn nhau là
trường hợp nếu được nghe lời khai của bị cáo, thì người làm chứng có thể khai báo
không trung thực vì nhiều lý do khác nhau. Trong trường hợp này, Chủ tọa phiên
tòa phiên tòa có thể quyết định cách ly bị cáo với người làm chứng trước khi hỏi
người làm chứng.

6. Giải quyết yêu cầu về xem xét chứng cứ và hoãn phiên tòa khi có người
vắng mặt
Căn cứ Điều 305 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật
về giải quyết yêu cầu về xem xét chứng cứ và hoãn phiên tòa khi có người vắng
mặt được quy định như sau:

“Điều 305. Giải quyết yêu cầu về xem xét chứng cứ và hoãn phiên tòa khi có người
vắng mặt

Chủ tọa phiên tòa phải hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có mặt
tại phiên tòa xem có ai yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa
thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét hay không. Nếu có người tham gia tố tụng vắng
mặt hoặc tuy có mặt tại phiên tòa nhưng vì lý do sức khỏe không thể tham gia tố
tụng thì chủ tọa phiên tòa phải hỏi xem có ai yêu cầu hoãn phiên tòa hay không;
nếu có người yêu cầu thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.”

Trước khi kết thúc phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, Hội đồng xét xử phải giải quyết:
những yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng, đưa thêm vật chứng và tài liệu,
hoãn hay tiếp tục phiên tòa khi có người tham gia tố tụng vắng mặt.
Để giải quyết yêu cầu Triệu tập thêm người làm, đưa thêm vật chứng, tài liệu, Chủ
tọa phiên tòa phải hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có mặt tại
phiên tòa xem ai có yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa
thêm vật chứng và tài liệu ra xem xét hay không. Nếu có người đề nghị triệu tập
thêm người làm chứng, đưa thêm vật chứng và tài liệu, thì Hội đồng xét xử hội ý
tại chỗ và quyết định chấp nhận hoặc bác bỏ những yêu cầu đó.

Đối với việc đưa ra các chứng cứ mới do người tham gia tố tụng thu thập, cung cấp
tại phiên tòa và yêu cầu Hội đồng xét xử xem xét. Tuy chưa quy định trình tự cụ
thể nhưng có thể vận dụng Điều 252 BLTTHS để giải quyết như sau:

+ Yêu cầu họ nộp tại bàn Thư ký để chuyển Hội đồng xét xử kiểm tra, đánh giá
tính xác thực, hợp pháp của chứng cứ (theo Điều 108 BLTTHS), nguồn chứng cứ
mà họ có được? ở đâu; Làm rõ lý do tại sao tại phiên toà mới cung cấp chứng cứ.

+ Sau khi đã hỏi rõ các tình tiết liên quan đến hoạt động thu thập và giao nộp
chứng cứ Hội đồng xét xử cần hỏi Kiểm sát viên, Người bào chữa, người bào vệ
quyền và lợi ích của bị hại, Bị cáo, Bị hại và những người khác theo quy định của
pháp luật có ý kiến như thế nào đối với việc giao nộp chứng cứ mới và đánh giá có
đảm bảo theo Điều 86 BLTTHS hay không.

Trên cơ sở kiểm tra đánh giá tính xác thực và hợp pháp của chứng cứ và ý kiến của
Kiểm sát viên, những người tham gia tố tụng Hội đồng xét có thể quyết định theo
các hướng như sau:

+ Nếu tài liệu, chứng cứ, đồ vật cung cấp không đảm bảo tính hợp pháp, xác thực
và liên quan đến vụ án thì Hội đồng xét xử không coi đó là chứng cứ trong hồ sơ
vụ án.

+ Nếu các tài liệu, chứng cứ, đồ vật cung cấp đã đảm bảo tính hợp pháp, xác thực
và liên quan đến vụ án nhưng không thay đổi bản chất vụ án, không ảnh hưởng đến
quyền lợi hợp pháp của bị cáo, người bị hại ví dụ như gia đình bị cáo nộp các
chứng cứ chứng minh có tình tiết giảm nhẹ; Gia đình bị hại nộp các chứng cứ
chứng minh bị cáo có hành vi đe dọa, trả thù; Nguyên đơn dân sự nộp thêm các
hóa đơn chứng từ chứng minh cho yêu cầu của mình thì Hội đồng xét xử chấp
nhận và xem xét làm rõ trong phần xét hỏi và đánh giá khi nghị án.
+ Nếu tài liệu chứng cứ trên làm thay đổi bản chất vụ án, ảnh hưởng đến quyền lợi
hợp pháp của người tham gia tố tụng thì Hội đồng xét xử cần lưu ý:

Với các chứng cứ, đồ vật có thể được xác minh, xem xét thực hiện ngay trong 05
ngày thì Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa để xác minh.

Với các chứng cứ, đồ vật cần có thời gian để xem xét, xác minh bổ sung thì Kiểm
sát viên đề nghị tạm hoãn phiên tòa. Cụ thể: Trường hợp không thể bổ sung tài liệu
tại phiên tòa, Hội đồng xét xử quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Trường hợp có người tham gia tố tụng vắng mặt thì Chủ tọa phiên tòa cũng phải
hỏi xem có ai có yêu cầu hoãn phiên tòa hay không. Nếu có người yêu cầu thì Hội
đồng xét xử hội ý tại chỗ và quyết định tiếp tục hoặc hoãn phiên tòa theo quy định
tại một trong các Điều từ Điều 290 đến Điều 295 BLTTHS.

Nếu không ai có yêu cầu hoặc tuy có người có yêu cầu nhưng yêu cầu đó không
được Hội đồng xét xử chấp nhận, thì Chủ tọa phiên tòa công bố: “Kết thúc phần
thủ tục bắt đầu phiên tòa và chuyển sang phần tranh tụng tại phiên tòa.”

VI. Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự
1. Công bố bản cáo trạng
Căn cứ Điều 306 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) công bố bản cáo
trạng được quy định như sau:

“Điều 306. Công bố bản cáo trạng

Trước khi tiến hành xét hỏi, Kiểm sát viên công bố bản cáo trạng và trình bày ý
kiến bổ sung (nếu có). Ý kiến bổ sung không được làm xấu đi tình trạng của bị
cáo.”

Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư
pháp. Theo quy định tại Điều 23 quy chế thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử
hình sự ban hành kèm theo Quyết định số 505 ngày 18/12/2017 của Viện trưởng
VKSND tối cao (quy chế 505), thì Kiểm sát viên phải công bố nguyên văn bản cáo
trạng.

Bản cáo trạng là văn bản pháp lý do Viện kiểm sát lập ra khẳng định việc truy tố bị
can ra trước tòa án để xét xử. Bản cáo trạng phải được giao cho bị can và lưu trong
hồ sơ vụ án. Bản cáo trạng phải dựa vào bản kết luận điều tra để nêu rõ: ngày, giờ,
tháng, năm, địa điểm xảy ra tội phạm; ai là người đã thực hiện hành vi phạm tội,
thủ đoạn, mục đích, hậu quả của tội phạm và những tình tiết quan trọng khác;
những chứng cứ xác định tội trạng của bị can, những tình tiết tăng nặng và tình tiết
giảm nhẹ; nhân thân của bị can và mọi tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Phần
kết luận của cáo trạng ghi rõ tội danh và điều khoản Bộ luật hình sự được áp dụng.

Trước khi xét hỏi, Chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên công bố bản cáo trạng
hoặc quyết định truy tố, nếu vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn và trình bày ý
kiến bổ sung. Kiểm sát viên chỉ trình bày ý kiến bổ sung để làm rõ thêm nội dung
cáo trạng chứ không phải bổ sung cáo trạng và không được thêm hoặc bớt nội dung
cáo trạng. Để làm được điều này yêu cầu Kiểm sát viên phải nghiên cứu Cáo trạng,
đối chiếu tài liệu hồ sơ trong giai đoạn điều tra, truy tố và tài liệu được Tòa án gửi
đến trước khi mở phiên tòa; đồng thời phải báo cáo đề xuất Lãnh đạo Viện trước
khi thực hiện (trừ trường hợp ra phiên tòa mới nhận được tài liệu của TAND), thực
tiễn thấy rằng Kiểm sát viên phát biểu Bị cáo đã bồi thường, đã hợp tác với cơ
quan điều tra tố giác đồng phạm, người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị can,
do chuyển biến chính sách pháp luật, nên hành vi của bị cáo phạm vào Điều luật
nhẹ hơn…nhìn chung là các tình tiết, nội dung có lợi cho người bị buộc tội (bị
cáo); Kiểm sát viên phải nắm vững và thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc này;

Sau khi Kiểm sát viên công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút
gọn và trình bày ý kiến bổ sung, Chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo: đã nghe rõ nội dung
cáo trạng chưa và tội danh, điều khoản của BLHS mà bị cáo đã truy tố chưa?

Việc rút quyết định truy tố chỉ có thể được thực hiện sau khi kết thúc việc xét hỏi.
Vì Kiểm sát viên không được rút quyết định truy tố sau khi công bố Bản Cáo
trạng; mặc dù đã phát hiện có một trong các căn cứ quy định tại Điều 157 BLTTHS
(căn cứ không khởi tố vụ án hình sự) hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 BLHS
(tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội) hoặc Điều 29 BLHS(căn cứ miễn trách
nhiệm hình sự) hoặc khoản 2 Điều 91 BLHS (nguyên tắc xử lý đối với người dưới
18 tuổi phạm tội), nhưng Tòa án đã mở phiên tòa, Kiểm sát viên phải tiến hành xét
hỏi và Kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước Viện
trưởng, trước pháp luật.
2. Trình tự xét hỏi
Căn cứ Điều 307 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật
về trình tự xét hỏi được quy định như sau:

“Điều 307. Trình tự xét hỏi

1. Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ những tình tiết về từng sự việc, từng tội
trong vụ án và từng người. Chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi, quyết định người
hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý.

2. Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm
phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự thực hiện việc hỏi.

Người tham gia tố tụng tại phiên tòa có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm
về những tình tiết cần làm sáng tỏ.

Người giám định, người định giá tài sản được hỏi về những vấn đề có liên quan
đến việc giám định, định giá tài sản.

3. Khi xét hỏi, Hội đồng xét xử xem xét vật chứng có liên quan trong vụ án.”

Yêu cầu của việc xét hỏi là phải xác định đầy đủ các tình tiết về từng sự việc và về
từng tội trong vụ án và từng người để làm cơ sở cho việc giải quyết đúng đắn vụ
án. Để việc xét hỏi diễn ra theo thứ tự hợp lý, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải
phải lập kế hoạch xét hỏi cụ thể, tỉ mỉ và có sự phân công cho từng thành viên
trong Hội đồng xét xử. Trên cơ sở kế hoạch xét hỏi, chủ tọa phiên tòa điều hành
việc hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý.

Về nội dung, thì việc xét hỏi tiến hành theo thứ tự: hỏi về các tình tiết định tội,
định khung hình phạt trước; sau đó hỏi về các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự; hỏi về việc bồi thường thiệt hại và giải quyết vật chứng. Việc hỏi ai
trước ai sau do Chủ tọa phiên tòa quyết định tùy thuộc vào từng vụ án cụ thể.
Thông thường đối với những vụ án đơn giản, bị cáo nhận tội thì có thể hỏi bị cáo
đó hoặc bị cáo chính trước, sau đó mới hỏi các bị cáo còn lại và những người tham
gia tố tụng khác. Đối với những vụ án phức tạp mà bị cáo hoặc bị cáo chính chối
tội thì có thể bị cáo nhận tội, thì có thể hỏi bị cáo nhận tội, người bị hại trước, sau
đó mới hỏi bị cáo chính.
Điều luật quy định thứ tự xét hỏi từng người như sau: Chủ tọa phiên tòa hỏi trước
rồi mới đến Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ
quyền lợi ích hợp pháp của đương sự. Tuy nhiên, để việc điều tra tại phiên tòa đạt
hiệu quả, thì không nhất thiết hỏi xong người này mới chuyển sang người khác.
Khi đang xét hỏi người này có thể hỏi người khác như trường hợp đang hỏi bị cáo
vấn có thể bị hỏi lại, người làm chứng, để làm rõ tính tiết vụ án.

Những người tham gia phiên tòa bao gồm: bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị
đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và những người đại
diện hợp pháp của họ không có quyền xét hỏi nhưng có quyền đề nghị với Chủ tọa
phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Khi có người đề nghị về việc
hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ, thì Chủ tọa phiên tòa phải xem xét và
quyết định. Nếu đề nghị được chấp nhận, thì Chủ tọa có thể tự mình hoặc cho phép
người đề nghị đặt câu hỏi đối với người được hỏi.

Người giám định, người định giá tài sản được hỏi về những vấn đề có liên quan
đến việc giám định, định giá tài sản.

Khi xét hỏi, Hội đồng xét xử xem xét những vật chứng có liên quan trong vụ án,
theo quy định tại Điều 312 BLTTHS.

3. Công bố lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố


Căn cứ Điều 308 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật
về công bố lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố được quy định như sau:

“Điều 308. Công bố lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố

1. Nếu người được xét hỏi có mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên
không được công bố lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy tố.

2. Chỉ được công bố những lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố khi thuộc một
trong các trường hợp:

a) Lời khai của người được xét hỏi tại phiên tòa mâu thuẫn với lời khai của họ
trong giai đoạn điều tra, truy tố;

b) Người được xét hỏi không khai tại phiên tòa hoặc không nhớ những lời khai của
mình trong giai đoạn điều tra, truy tố;
c) Người được xét hỏi đề nghị công bố lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy
tố;

d) Người được xét hỏi vắng mặt hoặc đã chết.

3. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của
dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân, bí
mật gia đình theo yêu cầu của người tham gia tố tụng hoặc tự xét thấy cần thiết thì
Hội đồng xét xử không công bố tài liệu có trong hồ sơ vụ án.”

Điều luật quy định căn cứ và công bố lời khai mà những người được xét hỏi tại
phiên tòa đã khai báo trong giai đoạn điều tra truy tố. Đối tượng có thể bị công bố
trong giai đoạn điều tra, truy tố là những người được triệu tập hoặc không được
triệu tập đến phiên tòa để xét hỏi nhưng trước đó đã có lời khai trong giai đoạn
triều tra, truy tố vụ án.

Ngoài việc công bố nguyên văn, Hội đồng xét xử có thể nhắc người được xét hỏi
về những lời khai mà họ đã khai trong quá trình điều tra, truy tố vụ án. Đây là
trường hợp công bố nội dung lời khai chứ không phải tuyên bố công bố nguyên
văn lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy tố vụ án. Vì vậy, việc nhắc hay
công bố lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy tố phụ thuộc vào ý chí của
quan của Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên.

Về nguyên tắc, người được xét hỏi có mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử, Kiểm
sát viên không được công bố lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy tố. Tuy
nhiên, trong một số trường hợp, pháp luật tố tụng cho phép công bố lời khai của họ
trong giai đoạn điều tra, truy tố. Theo quy định tại khoản 2 Điều 308 BLTTHS, thì
chỉ được công bố lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố của người được xét hỏi
có mặt tại phiên tòa khi có một trong những căn cứ sau đây:

- Thứ nhất, lời khai của người được xét hỏi tại phiên tòa mâu thuẫn với lời khai của
họ trong giai đoạn điều tra, truy tố;

- Thứ hai, người được xét hỏi không khai tại phiên tòa hoặc không nhớ những lời
khai của mình trong giai đoạn điều tra, truy tố;

- Thứ ba, người được xét hỏi đề nghị công bố lời khai của họ trong giai đoạn điều
tra, truy tố;
- Thứ tư, người được xét hỏi vắng mặt hoặc đã chết.

Về thời điểm công bố thì:

+ Đối với trường hợp thứ nhất và thứ hai nêu trên, Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên
chỉ có thể nhắc hoặc công bố lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy tố khi họ
không khai hoặc lời khai của họ tại phiên tòa mâu thuẫn với lời khai trong giai
đoạn điều tra, truy tố;

+ Đối với trường hợp thứ ba Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên chỉ có thể nhắc hoặc
công bố lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy tố sau khi được người xét hỏi
đề nghị công bố lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy tố;

+ Đối với trường hợp thứ tư (người được xét hỏi vắng mặt tại phiên tòa hoặc đã
chết) thì Hội đồng xét xử và Kiểm sát viên có quyền công bố những lời khai của họ
trong giai đoạn điều tra, truy tố bất cứ thời điểm nào khi xét hỏi.

Điều luật chỉ quy định Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên không được và được công
bố lời khai của người được xét hỏi có mặt tại phiên tòa. Do vậy, người bào chữa,
người bảo vệ quyền lợi của đương sự có thể nhắc hoặc công bố lời khai của người
được xét hỏi trong giai đoạn điều tra, truy tố.

Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân
tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân, bí mật
gia đình theo yêu cầu của người tham gia tố tụng hoặc tự xét thấy cần thiết thì Hội
đồng xét xử không công bố tài liệu có trong hồ sơ vụ án.

4. Hỏi bị cáo
Căn cứ Điều 309 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật
về hỏi bị cáo.

Điều luật quy định về việc hỏi bị cáo tại phiên tòa, theo đó chủ tọa phiên tòa quyết
định hỏi riêng từng bị cáo. Tuy nhiên, để bảo đảm cho việc xét hỏi có hiệu quả thì
trong quá trình hỏi bị cáo vẫn có thể hỏi những người tham gia tố tụng khác.

Đối với vụ án đồng phạm hoặc có nhiều bị cáo, thì chủ tọa phiên tòa phải cách ly
họ nếu lời khai của bị cáo này có thể ảnh hưởng đến lời khai của bị cáo của bị cáo
khác. Trong trường hợp này, khi vào phòng xử án, bị cáo bị cách ly được thông báo
lại nội dung lời khai của bị cáo trước. Bị cáo bị cách ly có quyền đặt câu hỏi đối
với bị cáo khai trước đó. Như vậy đồng thời với quy định tại khoản 2 Điều 304
BLTTHS, thì có 2 trường hợp cách ly bị cáo: cách ly bị cáo với người làm chứng;
cách ly bị cáo này với bị cáo khác.

Trước khi hỏi bị cáo, Chủ tọa phiên tòa yêu cầu bị cáo trình bày ý kiến về bản cáo
trạng và những tình tiết của vụ án. Sau đó, Hội đồng xét xử hỏi thêm về những
điểm mà bị cáo trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn. Đối với vụ án đồng
phạm, thì chỉ cần yêu cầu bị cáo bị xét hỏi đầu tiên trình bày về những tình tiết của
vụ án. Còn các bị cáo khác chỉ cần hỏi về bản cáo trạng và về lời trình bày của bị
cáo đầu tiên. Nếu bị cáo cho rằng lời trình bày của bị cáo đầu tiên chưa đúng, chưa
đầy đủ, thì Hội đồng xét xử yêu cầu bị cáo đó trình bày bổ sung hoặc trình bày rõ
về những tình tiết của vụ án.

Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự là những
người có quyền xét hỏi bị cáo, cụ thể là:

- Kiểm sát viên hỏi bị cáo về những chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc
buộc tội, gỡ tội và những tình tiết khác của vụ án;

Người bào chữa hỏi bị cáo về những chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc
bào chữa và tình tiết khác của vụ án. Bao gồm các tình tiết liên quan đến việc
chứng minh bị cáo: không phạm tội, phạm tội nhẹ hơn; những tình tiết tăng nặng
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và những tình tiết giảm mức bồi thường thiệt hại;

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hỏi bị cáo về những
tình tiết liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự.

Những người tham gia tố tụng tại phiên tòa có quyền đề nghị chủ toạ phiên tòa hỏi
thêm về những tình tiết liên quan đến họ. Nếu chấp nhận thì Chủ tọa phiên tòa hỏi
thêm bị cáo về những tình tiết đó. Bị cáo có thể hỏi bị cáo khác về những vấn đề
liên quan đến mình khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý.

Nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào
chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự tiếp tục hỏi
những người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án; nhắc hoặc
công bố lời khai của bị cáo trong giai đoạn điều tra, truy tố theo quy định tại điểm
b Khoản 2 Điều 308 BLTTHS.
5. Hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ
Căn cứ Điều 310 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật
về hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ được quy định như sau:

“Điều 310. Hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ

Bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ trình bày những tình tiết của vụ án có
liên quan đến họ. Sau đó, Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa và
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hỏi thêm về những
điểm mà họ trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn.

Khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo có thể hỏi bị hại, đương sự hoặc người
đại diện của họ về các vấn đề có liên quan đến bị cáo.”

Điều luật quy định về việc hỏi bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ. Việc
hỏi bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên
quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ được tiến hành đối với từng
người một. Trong quá trình hỏi người này, người hỏi vẫn có thể hỏi hoặc đối chất
với người tham gia tố tụng khác.

Việc hỏi lại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ chỉ được tiến hành khi những
người này có trình bày về những tình tiết của vụ án có liên quan đến họ. Vì vậy,
trước khi đặt câu hỏi đối với bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ, Hội
đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của bị hại, đương sự yêu cầu họ trình bày những tình tiết của vụ án có liên
quan đến họ. Sau đó, hỏi thêm về những điểm mà họ trình bày chưa đầy đủ và mâu
thuẫn.

Tuy nhiên, chỉ một trong số các thành viên Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người
bào chữa và người bảo vệ quyền và lợi ích của người bị hại, đương sự yêu cầu họ
trình những tình tiết vụ án liên quan đến họ. Nếu đã có người yêu cầu người bị hại,
nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ
án và người đại diện hợp pháp của họ trình bày những tình tiết của vụ án liên quan
đến họ, thì người hỏi sau không yêu cầu họ trình bày lại những nội dung đó.
Những tình tiết liên quan đến bị hại là những tình tiết về toàn bộ vụ án. Những tình
tiết liên quan đến nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan đến vụ án là những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại do
hành vi phạm tội của bị cáo gây ra.

Bị cáo có thể hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ về những
vấn đề liên quan đến mình, nếu được chủ tọa phiên tòa đồng ý. Bị hại, nguyên đơn
dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người
đại diện hợp pháp của họ không có quyền hỏi nhau nhưng họ có quyền đề nghị
Chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết liên quan đến họ.

Để đảm bảo khách quan cho người bị hại là người dưới 18 tuổi được bình tĩnh khai
báo trung thực, khách quan tại phiên tòa, Điều 421 BLTTHS quy định việc lấy lời
khai của người bị hại chưa đủ 18 tuổi phải có người đại diện hoặc người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của họ tham dự.

6. Hỏi người làm chứng


Căn cứ Điều 311 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật
về hỏi người làm chứng được quy định như sau:

“Điều 311. Hỏi người làm chứng

1. Việc hỏi phải được tiến hành riêng đối với từng người làm chứng và không để
cho những người làm chứng khác biết được nội dung xét hỏi đó.

2. Khi hỏi người làm chứng, Hội đồng xét xử phải hỏi rõ về quan hệ giữa họ với bị
cáo và các đương sự trong vụ án. Chủ tọa phiên tòa yêu cầu người làm chứng trình
bày rõ những tình tiết của vụ án mà họ đã biết, sau đó hỏi thêm về những điểm mà
họ khai chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn. Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có thể hỏi thêm người làm
chứng.

Khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo có thể hỏi người làm chứng về các vấn
đề có liên quan đến bị cáo.

3. Sau khi đã trình bày xong, người làm chứng ở lại phòng xử án để có thể được
hỏi thêm.
4. Trường hợp có căn cứ xác định người làm chứng, người thân thích của họ bị
xâm hại hoặc bị đe dọa xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân
phẩm thì Hội đồng xét xử phải quyết định biện pháp bảo vệ họ theo quy định của
Bộ luật này và pháp luật khác có liên quan.

5. Trường hợp cần thiết, Tòa án quyết định hỏi người làm chứng qua mạng máy
tính, mạng viễn thông.”

Theo quy định của Điều luật này thì việc hỏi phải được tiến hành riêng đối với
từng người làm chứng và không để cho những người làm chứng khác biết được nội
dung xét hỏi đó. Như vậy, Hội đồng xét xử phải cách ly người làm chứng và gọi
từng người làm chứng vào phòng xử án để hỏi. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho
thấy Hội đồng xét xử chỉ cách ly người làm chứng và gọi từng người vào phòng xử
án để hỏi trong trường hợp sự có mặt của người làm chứng này ảnh hưởng tới việc
hỏi người làm chứng khác, có mâu thuẫn với nhau hoặc lời khai của họ tại cơ quan
điều tra không thống nhất. Còn trường hợp sự có mặt của người làm chứng này
không ảnh hưởng tới việc hỏi người làm chứng khác, lời khai của những người làm
chứng không có mâu thuẫn với nhau hoặc những lời khai của họ tại cơ quan điều
tra thống nhất, thì Hội đồng xét xử không cách ly người làm chứng và gọi tất cả họ
vào phòng xử án để hỏi.

Trước khi xét hỏi người làm chứng, Hội đồng xét xử phải làm rõ mối quan hệ giữa
họ với bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của những người này. Việc biết
rõ về mối quan hệ giữa người làm chứng với bị cáo, bị hại và các đương sự trong
vụ án có ý nghĩa đối với việc đánh giá tính đúng đắn, khách quan của lời khai của
người làm chứng. Đồng thời áp dụng những biện pháp bảo đảm cho việc khai báo
của những người làm chứng được khách quan trung thực.

- Trước khi đặt câu hỏi người làm chứng Chủ tọa phiên tòa yêu cầu người làm
chứng trình bày rõ những tình tiết của vụ án mà họ đã biết. Những tình tiết vụ án
mà người làm chứng có thể biết có thể là những hành vi phạm tội, người thực hiện
hành vi phạm tội, thiệt hại, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình
sự.

- Sau khi người làm chứng trình bày về những tình tiết vụ án, Hội đồng xét xử hỏi
thêm về những điểm mà họ khai chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn. Kiểm sát viên,
người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có
thể hỏi thêm người làm chứng.

- Bị cáo có thể hỏi người làm chứng về các vấn đề có liên quan đến mình, nếu
được chủ tọa phiên tòa đồng ý. Bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ không
có quyền hỏi người làm chứng nhưng có quyền đề nghị Chủ tọa phiên tòa hỏi thêm
về những tình tiết liên quan đến họ.

Trong quá trình xét hỏi người khác, Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào
chữa, người bảo vệ quyền lợi đương sự hoặc theo đề nghị của bị cáo, bị hại,
nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án
và người đại diện hợp pháp của họ có thể hỏi thêm hoặc đối chất người làm chứng.

- Người dưới 18 tuổi biết được những tình tiết liên quan đến vụ án cũng có thể
được Tòa án triệu tập đến phiên tòa với tư cách là người làm chứng. Để bảo đảm
cho người làm chứng là người dưới 18 tuổi được bình tĩnh khai báo, Điều 421
BLTTHS quy định việc lấy lời khai của người làm chứng chưa đủ 18 tuổi phải có
người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ tham dự.

Trường hợp có căn cứ xác định người làm chứng, người thân thích của họ bị xâm
hại hoặc bị đe dọa xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân
phẩm thì Hội đồng xét xử phải quyết định biện pháp bảo vệ họ theo quy định tại
Điều 486 BLTTHS

7. Xem xét vật chứng


Căn cứ Điều 312 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật
về xem xét vật chứng được quy định như sau:

“Điều 312. Xem xét vật chứng

1. Vật chứng, ảnh hoặc biên bản xác nhận vật chứng được đưa ra để xem xét tại
phiên tòa.

Khi cần thiết, Hội đồng xét xử có thể cùng với Kiểm sát viên, người bào chữa,
người khác tham gia phiên tòa đến xem xét tại chỗ những vật chứng không thể đưa
đến phiên tòa được. Việc xem xét vật chứng tại chỗ được lập biên bản theo quy
định tại Điều 133 của Bộ luật này.
2. Kiểm sát viên, người bào chữa, người khác tham gia phiên tòa có quyền trình
bày nhận xét của mình về vật chứng. Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào
chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có thể hỏi thêm
người tham gia phiên tòa về những vấn đề có liên quan đến vật chứng.”

Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết
tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị
chứng minh tội phạm và người phạm tội được thu thập trong quá trình điều tra,
truy tố, xét xử và được đưa vào hồ sơ vụ án. Đối với những vật chứng không thể
đưa vào hồ sơ vụ án, thì CQĐT chụp ảnh và đưa vào trong hồ sơ vụ án.

Biên bản về vật chứng bao gồm: biên bản thu thập vật chứng; biên bản niêm phong
vật chứng; biên bản chuyển giao vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý,
đồ cổ ngân hàng bảo quản; biên bản giao vật chứng là chất nổ, chất cháy, chất độc,
chất phóng xạ cho cơ quan có trách nhiệm bảo quản; biên bản giao vật chứng đó
cho chủ sở hữu; người quản lý hợp pháp đồ vật, tài sản hoặc người thân thích của
họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan tổ chức nơi có vật chứng bảo quản; biên
bản bán hóa giá và biên bản chuyển tiền bán hóa giá vật chứng là hàng hóa mau
hỏng hoặc khó bảo quản đến tài khoản tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền tại kho
bạc nhà nước để quản lý.

Theo quy định của điều luật, vật chứng, ảnh hoặc biên bản xác nhận vật chứng
được đưa ra để xem xét tại phiên tòa. Việc xem xét vật chứng, ảnh hoặc biên bản
về vật chứng được thực hiện như sau:

- Đối với vật chứng và ảnh vật chứng, thì có thể giới thiệu để những người tham
gia phiên tòa cùng biết;

- Đối với biên bản về vật chứng, thì Hội đồng xét xử có thể công bố. Nếu có người
tham gia tố tụng yêu cầu được xem tận mắt, thì Hội đồng xét xử cho họ xem.

Khi cần thiết, Hội đồng xét xử có thể cùng với Kiểm sát viên, người bào chữa,
người khác tham gia phiên tòa đến xem xét tại chỗ những vật chứng không thể đưa
đến phiên tòa được. Việc xem xét vật chứng tại chỗ được lập biên bản theo quy
định tại Điều 133 BLTTHS.

Biên bản xem xét vật chứng tại chỗ là một phần của biên bản phiên tòa, do Thư ký
Tòa án thực hiện và được Chủ tọa phiên tòa kiểm tra và cùng ký xác nhận.
BLTTHS không quy định thời điểm xem xét vật chứng, ảnh vật chứng và biên bản
về vật chứng. Vì vậy, Hội đồng xét xử tự mình hoặc theo đề nghị của người xét hỏi
quyết định thời điểm xem xét vật chứng, ảnh vật chứng và biên bản về vật chứng.
Thực tiễn cho thấy, vật chứng, ảnh vật chứng và biên bản về vật chứng được đưa ra
xem xét khi cần hỏi về vật chứng đó.

Khi xem xét vật chứng, ảnh vật chứng và biên bản về vật chứng, Hội đồng xét xử,
Kiểm sát viên, người bào chữa, người khác tham gia phiên tòa có quyền trình bày
nhận xét của mình về vật chứng. Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa,
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có thể hỏi thêm người
tham gia phiên tòa về những vấn đề có liên quan đến vật chứng.

8. Nghe, xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh
Căn cứ Điều 313 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật
về nghe, xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh được quy định như
sau:

“Điều 313. Nghe, xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh

Trường hợp cần kiểm tra chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án hoặc khi bị
cáo tố cáo bị bức cung, dùng nhục hình, Hội đồng xét xử quyết định việc cho nghe,
xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh liên quan tại phiên tòa.”

Thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP có quy định


thêm về những hành vi bị nghiêm cấm khi áp dụng thực hiện việc nghe, xem nội
dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh như: Tự ý chỉnh sửa, cắt, ghép, giả
mạo, hủy trái phép, làm sai lệch, làm hư hỏng, làm thất lạc dữ liệu ghi âm hoặc ghi
hình có âm thanh; sao chép, phát tán, khai thác, sử dụng kết quả ghi âm hoặc ghi
hình có âm thanh ngoài các mục đích đã được quy định trong Thông tư liên tịch;
làm lộ, lọt thông tin vụ án hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp, uy tín, danh dự
của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Chính vì vậy, việc ghi âm hoặc ghi hình có âm
thanh phải bảo đảm tính khách quan, minh bạch, nguyên vẹn của dữ liệu ghi âm
hoặc ghi hình có âm thanh. Dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh là một bộ
phận của hồ sơ vụ án hình sự được sử dụng, bảo quản, lưu trữ theo quy định của
pháp luật về sử dụng, bảo quản và lưu trữ hồ sơ vụ án hình sự. Việc ghi âm hoặc
ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ, kết quả ghi âm hoặc ghi hình có
âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử phải tuân thủ các quy định của
BLTTHS và theo đúng trình tự, thủ tục.

Trong quá trình chuẩn bị xét xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải chủ động xem
xét, nghiên cứu các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án. Trường hợp có chứng
cứ, tài liệu được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh mà không thể nghe, xem được
cần đề nghị VKS sao chép lại và cung cấp cho Tòa án dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình
có âm thanh.

Điều luật quy định những trường hợp nghe, xem nội dung được ghi âm hoặc ghi
hình có âm thanh tại phiên tòa. Theo quy định tại Điều luật này thì việc nghe, xem
nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại phiên tòa được thực hiện
trong các trường hợp:

- Trường hợp thứ nhất: cần kiểm tra chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án;

- Trường hợp thứ hai: khi bị cáo tố cáo bị bức cung, dùng nhục hình trong quá trình
lấy lời khai, thu thập chứng cứ.

Hội đồng xét xử quyết định việc cho nghe, xem nội dung được ghi âm hoặc ghi
hình có âm thanh liên quan tại phiên tòa. Người thực hiện thao tác kỹ thuật để mọi
người trong phòng xử án nghe, xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm
thanh có thể là Thư ký Tòa án hoặc người khác.

9. Xem xét tại chỗ


Căn cứ Điều 314 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật
về xem xét tại chỗ được quy định như sau:

“Điều 314. Xem xét tại chỗ

Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể cùng với Kiểm sát viên, người bào
chữa, người khác tham gia phiên tòa đến xem xét nơi đã xảy ra tội phạm hoặc địa
điểm khác có liên quan đến vụ án. Kiểm sát viên, người bào chữa, người khác
tham gia phiên tòa có quyền trình bày nhận xét của mình về nơi đã xảy ra tội phạm
hoặc địa điểm khác có liên quan đến vụ án. Hội đồng xét xử có thể hỏi thêm người
tham gia phiên tòa về những vấn đề có liên quan đến nơi đó.

Việc xem xét tại chỗ được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật
này.”
Điều luật quy định về việc xem xét nơi xảy ra tội phạm và những địa điểm khác có
liên quan đến vụ án như nơi cất giấu công cụ, phương tiện, tài sản do phạm tội mà
có, nơi kẻ phạm tội ẩn náu sau khi phạm tội.

Việc xem xét nơi xảy ra tội phạm và những địa điểm khác có liên quan đến vụ án
chỉ được tiến hành khi cần thiết. Vì vậy, Hội đồng xét xử tự mình hoặc theo yêu
cầu của Kiểm sát viên và những người tham gia phiên tòa quyết định việc xem xét
tại chỗ. Thành phần tham gia xem xét tại chỗ gồm Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên,
người bào chữa và những người khác tham gia phiên tòa.

Trong quá trình xem xét nơi xảy ra tội phạm hoặc những địa điểm khác có liên
quan đến vụ án, Kiểm sát viên, người bào chữa và những người khác tham gia
phiên tòa có quyền trình bày nhận xét của mình về nơi đã xảy ra tội phạm hoặc
những địa điểm khác có liên quan đến vụ án.

Hội đồng xét xử có thể hỏi thêm người tham gia phiên tòa về những vấn đề có liên
quan đến nơi đã xảy ra tội phạm hoặc những địa điểm khác có liên quan đến vụ án.

Việc xem xét tại chỗ được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 BLTTHS.

Biên bản xem xét tại chỗ là một phần của biên bản phiên tòa, do Thư ký Tòa án
thực hiện và được Chủ tọa phiên tòa kiểm tra và cùng ký xác nhận.

10. Trình bày, công bố báo cáo tài liệu của cơ quan, tổ chức
Căn cứ Điều 315 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) trình bày, công bố
báo cáo, tài liệu của cơ quan, tổ chức được quy định như sau:

“Điều 315. Trình bày, công bố báo cáo, tài liệu của cơ quan, tổ chức

Báo cáo, tài liệu của cơ quan, tổ chức về những tình tiết của vụ án do đại diện cơ
quan, tổ chức đó trình bày; trường hợp không có đại diện của cơ quan, tổ chức
tham dự thì Hội đồng xét xử công bố báo cáo, tài liệu tại phiên tòa.

Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người khác tham gia phiên tòa có quyền
nhận xét về báo cáo, tài liệu đó và hỏi thêm người đại diện của cơ quan, tổ chức,
người khác tham gia phiên tòa về những vấn đề liên quan đến báo cáo, tài liệu đó.”

Cơ quan tổ chức có thẩm quyền nhận xét, báo cáo về những tình tiết của vụ án
được quy định tại Điều Luật này là những cơ quan, tổ chức không thuộc diện
đương sự trong vụ án như cơ quan, tổ chức: quản lý người phạm tội hoặc bị hại;
nơi người phạm tội làm việc, nơi xảy ra tội phạm hoặc cơ quan, tổ chức mà người
phạm tội, bị hại là thành viên.

Báo cáo tài liệu của cơ quan, tổ chức về những tình tiết vụ án là nhận xét về nhân
thân người phạm tội, bị hại, nguyên nhân, điều kiện xảy ra tội phạm, hậu quả do tội
phạm gây ra cũng như đề nghị về xử lý vụ án. Báo cáo tài liệu của cơ quan, tổ chức
về những tình tiết của vụ án đã có trong hồ sơ vụ án.

Tùy từng trường hợp, Tòa án có thể báo hoặc mời người đại diện cơ quan, tổ chức
đó đến dự phiên tòa. Nếu đại diện của cơ quan, tổ chức đã có mặt tại phiên tòa, thì
đại diện cả cơ quan, tổ chức đó trình bày báo cáo, tài liệu về những tình tiết của vụ
án.

Để thực hiện nguyên tắc xét xử trực tiếp, bản án chỉ được căn cứ vào những chứng
cứ được xem xét tại phiên tòa, Điều luật quy định các tài liệu đã có trong hồ sơ vụ
án hoặc mới đưa ra khi xét hỏi đều phải được công bố tại phiên tòa. Do vậy, trường
hợp không có đại diện của cơ quan, tổ chức tham dự phiên tòa (do không báo,
không mời) hoặc báo mời nhưng không có mặt thì Hội đồng xét xử công bố những
báo cáo, tài liệu của cơ quan, tổ chức đó tại phiên tòa.

Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia phiên tòa có quyền
nhận xét về báo cáo, tài liệu đó và hỏi thêm người đại diện của cơ quan, tổ chức,
người tham gia phiên tòa về những vấn đề liên quan đến báo cáo, tài liệu đó.

11. Hỏi người giám định, người định giá tài sản
Căn cứ Điều 316 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật
về hỏi người giám định, người định giá tài sản được quy định như sau:

“Điều 316. Hỏi người giám định, người định giá tài sản

1. Hội đồng xét xử tự mình hoặc theo đề nghị của Kiểm sát viên, người bào chữa,
người khác tham gia phiên tòa yêu cầu người giám định, người định giá tài sản
trình bày kết luận của mình về vấn đề được giám định, định giá tài sản. Khi trình
bày, người giám định, người định giá tài sản có quyền giải thích bổ sung về kết
luận giám định, định giá tài sản, căn cứ để đưa ra kết luận giám định, định giá tài
sản.
2. Kiểm sát viên, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có mặt tại phiên tòa
có quyền nhận xét về kết luận giám định, định giá tài sản, được hỏi những vấn đề
còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn trong kết luận giám định, định giá tài sản hoặc có
mâu thuẫn với những tình tiết khác của vụ án.

3. Trường hợp người giám định, người định giá tài sản không có mặt tại phiên tòa
thì chủ tọa phiên tòa công bố kết luận giám định, định giá tài sản.

4. Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung hoặc giám
định lại, định giá lại tài sản.”

Người giám định, định giá tài sản được triệu tập tham gia phiên tòa là giám định
viên đã có kết luận giám định, định giá tài sản trong hồ sơ vụ án.

Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử tự mình hoặc theo đề nghị của Kiểm sát viên, người
bào chữa, người tham gia phiên tòa yêu cầu người giám định, người định giá tài
sản trình bày kết luận của mình về vấn đề được giám định, định giá tài sản. Khi
trình bày, người giám định, người định giá tài sản có quyền giải thích, bổ sung về
kết luận giám định, định giá tài sản, căn cứ đưa ra kết luận giám định, định giá tài
sản.

Để thực hiện nguyên tắc xét xử trực tiếp, bản án chỉ được căn cứ vào những chứng
cứ được xem xét tại phiên tòa, Điều luật quy định trường hợp, người giám định,
người định giá tài sản không có mặt tại phiên tòa thì chủ tọa phiên tòa công bố kết
luận giám định, định giá tài sản.

Sau khi người giám định, người định giá tài sản trình bày xong kết luận giám định,
định giá tài sản và giải thích bổ sung, Kiểm sát viên, người bào chữa, người tham
gia tố tụng khác có mặt tại phiên tòa có quyền nhận xét về kết luận giám định, định
giá tài sản, được hỏi những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn trong kết luận
giám định, định giá tài sản hoặc có mâu thuẫn với những tình tiết khác của vụ án.

Khi xét thấy cần thiết như kết luận giám định, định giá tài sản chưa đáp ứng yêu
cầu giám định, định giá tà sản hoặc mâu thuẫn với các chứng cứ khác của vụ án thì
Hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại, định giá lại tài
sản. Quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại, định giá tài sản được Hội
đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án không phải lập văn bản nhưng
phải được ghi vào biên bản phiên tòa.
12. Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng,
người tham gia tố tụng trình bày ý kiến
Căn cứ Điều 317 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) Điều tra viên, Kiểm
sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trình
bày ý kiến được quy định như sau:

“Điều 317. Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố
tụng, người tham gia tố tụng trình bày ý kiến

Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử tự mình hoặc theo đề nghị của người tham
gia tố tụng yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến
hành tố tụng, người tham gia tố tụng trình bày ý kiến để làm rõ những quyết định,
hành vi tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.”

Điều luật quy định việc Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền
tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trình bày ý kiến nhằm làm rõ những
quyết định, hành vi tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử có vi phạm tố
tụng hay không.

Theo quy định tại Điều luật này, những người có thẩm quyền yêu cầu Điều tra
viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia
tố tụng trình bày ý kiến bao gồm: Hội đồng xét xử, người tham gia tố tụng có mặt
tại phiên tòa.

Trong quá trình xét xử, khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử tự mình hoặc theo
đề nghị của người tham gia tố tụng yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên, người
khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trình bày ý kiến để
làm rõ những quyết định, hành vi tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố. Tuy
nhiên BLTTHS không quy định rõ trường hợp nào là cần thiết để triệu tập Điều tra
viên, Kiểm sát viên, người khác tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng đến
phiên Tòa. Qua thực tiễn hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự do Cơ
quan điều tra thuộc lực lượng Công an nhân dân tiến hành điều tra cho thấy một số
trường hợp sau đây được coi là cần thiết triệu tập Điều tra viên đã thụ lý điều tra vụ
án đến phiên Tòa để Hội đồng xét xử làm rõ những quyết định, hành vi tố tụng của
họ:
- Thứ nhất, kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án và xét hỏi tại phiên toà phản ánh quá
trình điều tra, ban đầu bị cáo nhận tội, sau đó phản cung không khai nhận hành vi
phạm tội và tại phiên tòa bị cáo có khiếu nại hoặc tố cáo cho rằng Điều tra viên đã
có những hành vi bức cung, dùng nhục hình buộc bị cáo phải khai theo theo ý chủ
quan của Điều tra viên, các nội dung ghi nhận tội trong các biên bản hỏi cung bị
can là do Điều tra viên ép phải khai, không khách quan, không phản ánh sự thật
của vụ án.

- Thứ hai, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án, bị cáo có đơn khiếu nại, tố cáo,
phản ánh trong quá trình điều tra vụ án, Điều tra viên đã có hành vi bắt bị can ký
khống các biên bản ghi lời khai, biên bản hỏi cung, sau đó tự điền nội dung lời
khai theo ý của Điều tra viên, dẫn đến nội dung lời khai của bị cáo không đúng với
ý chí của bị cáo. Nhưng đến phần xét hỏi, vẫn chưa làm rõ được tính khách quan
của lời tố cáo của bị cáo.

- Thứ ba, tại phiên tòa xét xử vụ án, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp khác của bị cáo, người làm chứng, người bị hại và người liên quan có ý
kiến cho rằng nội dung bản kết luận điều tra vụ án của Cơ quan điều tra là không
có căn cứ, không khách quan, không đúng với bản chất nội dung vụ án.

- Thứ tư, trong quá trình xét xử, Hội đồng xét xử thấy có dấu hiệu xác định Điều
tra viên đã thực hiện các hành vi tố tụng trái pháp luật (xử lý vật chứng không
đúng quy định, có dấu hiệu sửa chữa nội dung các biên bản điều tra; việc thu thập
tài liệu, chứng cứ vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng theo quy định của khoản 1,
Điều 6, TTLT số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày
22/12/2017 xét thấy cần thiết phải triệu tập Điều tra viên đến phiên tòa để làm rõ.

- Thứ năm, những người tham gia tố tụng khác (Người làm chứng; Người có quyền
lợi và nghĩa vụ liên quan; Người chứng kiến) có ý kiến cho rằng quá trình điều tra,
Điều tra viên không đảm bảo quyền của họ khi tham gia tố tụng như từ chối yêu
cầu bồi thường trách nhiệm dân sự; không phổ biến quyền và nghĩa vụ của họ khi
được Cơ quan điều tra triệu tập đến làm việc.

- Thứ sáu, trong giai đoạn xét xử đối với vụ án, Hội đồng xét xử có nghi ngờ về
tính khách quan của các tài liệu, chứng cứ chứng minh do Điều tra viên đã thu thập
trong quá trình điều tra vụ án hình sự, cần thiết phải triệu tập Điều tra viên đến
phiên tòa để làm rõ.
13. Kết thúc việc xét hỏi
Căn cứ Điều 318 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) kết thúc việc xét hỏi
được quy định như sau:

“Điều 318. Kết thúc việc xét hỏi

Khi xét thấy những tình tiết của vụ án đã được xem xét đầy đủ thì chủ tọa phiên tòa
hỏi Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người khác tham gia phiên tòa xem họ
có yêu cầu xét hỏi vấn đề gì nữa không. Nếu không có yêu cầu xét hỏi thì kết thúc
việc xét hỏi; nếu có người yêu cầu và xét thấy yêu cầu đó là cần thiết thì chủ tọa
phiên tòa quyết định tiếp tục việc xét hỏi.”

Việc xét hỏi tại phiên tòa kết thúc khi thấy các tình tiết của vụ án được xem xét đầy
đủ và không còn ai đề nghị xem xét hỏi thêm. Tức có nghĩa là Chủ tọa phiên tòa đã
thấy các nội dung, tình tiết của vụ án đã được tổng hợp và xem xét đầy đủ trên toàn
bộ góc cạnh, phương diện, đã nắm bắt được toàn diện về vụ án giúp cho việc tranh
luận đi đúng trọng tâm và chính xác nhất.

Trước khi kết thúc phần xét hỏi, chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên, bị cáo, người
bào chữa và những người khác tham gia phiên tòa xem họ có yêu cầu xét hỏi vấn
đề gì nữa không? Nếu không có người yêu cầu xét hỏi thì kết thúc việc xét hỏi thì
kết thúc việc xét hỏi chuyển sang phần tranh luận. Nếu có người yêu cầu và xét
thấy yêu cầu đó là cần thiết thì chủ tọa phiên tòa quyết định tiếp tục việc xét hỏi.

Trong mọi trường hợp có hoặc không có ai yêu cầu xét hỏi thêm, Hội đồng xét xử
đều phải hội ý tại chỗ về việc kết thúc phần xét hỏi. Nếu thấy không cần thiết tiếp
tục xét hỏi, thì chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc phần xét hỏi tại phiên tòa và
chuyển sang phần tranh luận.

14. Kiểm sát viên rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên
tòa
Căn cứ Điều 319 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) kiểm sát viên rút
quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa được quy định như
sau:

“Điều 319. Kiểm sát viên rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại
phiên tòa
Sau khi kết thúc việc xét hỏi, Kiểm sát viên có thể rút một phần hoặc toàn bộ quyết
định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn.”

Việc rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn được
Kiểm sát viên thể hiện trong lời luận tội. Khi Kiểm sát viên rút một phần hay toàn
bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn, thì Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục
xét xử vụ án.

Trường hợp Kiểm sát viên rút một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ
hơn, Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử vụ án và ra bản án theo thủ tục chung.
Nghĩa là, Hội đồng xét xử có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận việc Kiểm sát
viên rút một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn.

Trong trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử
yêu cầu những người tham gia tố tụng tại phiên tòa trình bày ý kiến về việc rút truy
tố đó. Sau đó Hội đồng xét xử nghị án theo thủ tục quy định tại khoản 4 Điều 326
BLTTHS. Cụ thể:

“Điều 326. Nghị án

4. Trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử vẫn
giải quyết những vấn đề của vụ án theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều này. Nếu
có căn cứ xác định bị cáo không có tội thì Hội đồng xét xử tuyên bị cáo không có
tội; nếu thấy việc rút quyết định truy tố không có căn cứ thì quyết định tạm đình
chỉ vụ án và kiến nghị Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện
kiểm sát cấp trên trực tiếp.”

Và việc cùng với việc luận tội nếu Kiểm sát viên rút một phần quyết định truy tố
hoặc kết luận về tội nhẹ hơn thì Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử vụ án. Nếu
Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì trước khi nghị án Hội đồng xét xử
yêu cầu những người tham gia tố tụng trình bày ý kiến về việc rút đó. Khi nghị án,
nếu Hội đồng xét xử cho rằng việc rút quyết định truy tố đúng đắn thì ra bản án
tuyên bị cáo vô tội; nếu thấy bị cáo có tội và rút quyết định truy tố không đúng, thì
ra quyết định tạm đình chỉ vụ án và kiến nghị lên Viện trưởng VKSND cùng cấp
hoặc Viện trưởng VKSND cấp trên trực tiếp.

Việc Kiểm sát viên rút quyết định truy tố, nhưng Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét
xử vụ án hoặc kiến nghị lên VKSND cấp trên, điều này không phù hợp bởi nếu
Kiểm sát viên đã rút rút toàn bộ cáo trạng thì đương nhiên sẽ không có lời luận tội,
cũng không có việc đối đáp tranh luận giữa các bên và nếu Tòa án vẫn tiếp tục xét
xử, vẫn ra bản án thì trái với chức năng xét xử của Tòa án, qua đó ảnh hưởng đến
quyền lợi của người bị buộc tội. Đáng lẽ ra, khi Kiểm sát viên rút quyết định truy
tố phần nào, thì HĐXX chỉ được xét xử phần còn lại, và nếu Kiểm sát viên rút toàn
bộ quyết định truy tố thì vụ án phải được tuyên bố bị cáo vô tội, không phải
HĐXX lựa chọn là tiếp tục xét xử. Như vậy, thẩm quyền của Tòa án trong vấn đề
rút quyết định truy tố đã mâu thuẫn với chức năng xét xử.

Vì giới hạn xét xử và quyền công tố của Kiểm sát viên đặt ra yêu cầu nếu không có
buộc tội thì không phát sinh việc xét xử. Vì vậy, Bổ sung vào Điều 319 quy định về
việc Kiểm sát viên rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa:
“Sau khi kết thúc việc xét hỏi, Kiểm sát viên có thể rút một phần hoặc toàn bộ
quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn.”

Tại phiên tòa, sau khi xét hỏi, nếu Kiểm sát viên rút một phần quyết định truy tố
thì Hội đồng xét xử chỉ xét xử phần mà Viện kiểm sát vẫn truy tố. Nếu Kiểm sát
viên kết luận về tội nhẹ hơn thì Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục giải quyết toàn bộ vụ
án. Nếu Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử ra quyết
định đình chỉ vụ án và quyết định trả tự do cho bị cáo ngay tại phiên tòa.

15. Trình tự phát biểu khi tranh luận


Căn cứ Điều 320 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) trình tự phát biểu
khi tranh luận được quy định như sau:

“Điều 320. Trình tự phát biểu khi tranh luận

1. Sau khi kết thúc việc xét hỏi, Kiểm sát viên trình bày luận tội; nếu thấy không
có căn cứ để kết tội thì rút toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị Tòa án tuyên bố bị
cáo không có tội.

2. Bị cáo trình bày lời bào chữa; người bào chữa trình bày lời bào chữa cho bị cáo;
bị cáo, người đại diện của bị cáo có quyền bổ sung ý kiến bào chữa.

3. Bị hại, đương sự, người đại diện của họ trình bày ý kiến để bảo vệ quyền và lợi
ích của mình; nếu có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ thì người này
có quyền trình bày, bổ sung ý kiến.
4. Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì bị hại hoặc người đại
diện của họ trình bày, bổ sung ý kiến sau khi Kiểm sát viên trình bày luận tội.”

Tranh luận tại phiên tòa là một phần quan trọng của quá trình xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự và được tiến hành ngay sau khi kết thúc việc xét hỏi tại phiên tòa. Khi
tranh luận tại phiên tòa, người tranh luận bày tỏ quan điểm của mình về việc giải
quyết vụ án: phân tích đánh giá chứng cứ vụ án; đề nghị áp dụng pháp luật và giải
quyết các vấn đề của vụ án. Trên cơ sở các ý kiến phát biểu tranh luận, Hội đồng
xét xử xem xét, quyết định giải quyết các vấn đề của vụ án một cách khách quan,
toàn diện và đúng đắn.

Chủ tọa phiên tòa điều khiển các bên tham gia tranh luận và thể hiện quan điểm về
việc giải quyết vụ án. Những người tham gia tranh luận gồm: Kiểm sát viên thực
hành quyền công tố tại phiên tòa; bị cáo; người bào chữa, bị hại; nguyên đơn dân
sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án; người đại diện
hợp pháp của (bị hại; nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan đến vụ án); người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương
sự.

Trình tự phát biểu khi tranh luận như sau:

- Thứ nhất, Kiểm sát viên trình bày luận tội; nếu thấy không có căn cứ để kết tội thì
rút toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị Tòa án tuyên bố bị cáo không có tội.

Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của của bị hại theo quy định tại Điều
155 BLTTHS, thì bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội
sau khi Kiểm sát viên trình bày lời luận tội. Khi trình bày lời luận tội, bị hại hoặc
người đại diện hợp pháp của họ vẫn có thể đề nghị Hội đồng xét xử giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự cho bị cáo.

- Thứ hai, sau lời luận tội của Kiểm sát viên, lời buộc tội của bị hại hoặc đại diện
hợp pháp của họ (đối với vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại) là lời
bào chữa. Việc trình bày lời bào chữa được thực hiện theo thứ tự: Bị cáo trình bày
lời bào chữa; người bào chữa trình bày lời bào chữa cho bị cáo; bị cáo, người đại
diện của bị cáo có quyền bổ sung ý kiến bào chữa. Khi trình bày lời bào chữa, bị
cáo, người bào chữa đáp lại quan điểm của Kiểm sát viên và bị hại hoặc đại diện
hợp pháp của bị hại; đề xuất quan điểm về việc giải quyết các vấn đề của vụ án liên
quan đến bị cáo. Lời bào chữa của bị cáo và người bào chữa cũng phải căn cứ vào
các chứng cứ, tài liệu của vụ án được kiểm tra tại phiên tòa; lời luận tội, lời buộc
tội; ý kiến của người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những người tham gia tố
tụng khác tại phiên tòa.

- Thứ ba, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi nghĩa vụ
liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ được trình bày ý kiến để
bảo vệ quyền và lợi ích của mình; nếu có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của họ thì người này có quyền trình bày, bổ sung ý kiến. Tuy nhiên, bị hại, nguyên
đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
hoặc người đại diện hợp pháp của họ vẫn có quyền đề nghị Chủ tọa phiên tòa cho
phép người bảo vệ quyền lợi của họ phát biểu trước và sau đó phát biểu bổ sung ý
kiến.

16. Luận tội của Kiểm sát viên


Căn cứ Điều 321 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) Luận tội của kiểm
sát viên được quy định như sau:

“Điều 321. Luận tội của Kiểm sát viên

1. Luận tội của Kiểm sát viên phải căn cứ vào những chứng cứ, tài liệu, đồ vật đã
được kiểm tra tại phiên tòa và ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác tại
phiên tòa.

2. Nội dung luận tội phải phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện, đầy đủ những
chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội; tính chất, mức độ nguy hiểm
cho xã hội của hành vi phạm tội; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; nhân thân và
vai trò của bị cáo trong vụ án; tội danh, hình phạt, áp dụng điểm, khoản, điều của
Bộ luật hình sự, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; mức bồi
thường thiệt hại, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp; nguyên nhân, điều kiện phạm
tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.

3. Đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung bản cáo trạng hoặc
kết luận về tội nhẹ hơn; đề nghị mức hình phạt chính, hình phạt bổ sung, biện pháp
tư pháp, trách nhiệm bồi thường thiệt hại, xử lý vật chứng.

4. Kiến nghị các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.”
Về thời điểm Kiểm sát viên trình bày luận tội, theo quy định tại Điều 320 BLTTHS
2015 “Sau khi kết thúc phần xét hỏi, Kiểm sát viên trình bày luận tội”. Như vậy
luận tội không chỉ là ý kiến của Kiểm sát viên kết luận về vụ án mà còn là cơ sở
mở đầu cho việc tranh luận giữa Kiểm sát viên với bị cáo; Kiểm sát viên với người
bào chữa, với bị hại, với nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và những người tham
gia tố tụng khác về toàn bộ nội dung vụ án mà Viện kiểm sát đã truy tố ra trước
Tòa án bằng bản Cáo trạng đã được công bố công khai tại phiên tòa.

Kiểm sát viên trình bày luận tội (có thể phát biểu hoặc đọc lời luận tội). Luận tội
của Kiểm sát viên phải căn cứ vào những chứng cứ, tài liệu, đồ vật đã được kiểm
tra tại phiên tòa và ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa.

Kiểm sát viên phải phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện đầy đủ những chứng
cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội; tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã
hội của hành vi phạm tội; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; nhân thân và vai trò
của bị cáo trong vụ án; tội danh, hình phạt, áp dụng điểm, khoản, điều của BLHS,
những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; mức bồi thường thiệt hại,
xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp; nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình
tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện, đầy đủ những vấn đề nêu
trên, Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một
phần nội dung bản cáo trạng hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tội đã truy tố, đồng thời
đề nghị: áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, loại và mức
hình phạt chính, hình phạt bổ sung đối với bị cáo; tổng hợp hình phạt (nếu thuộc
trường hợp phải tổng hợp hình phạt theo quy định tại Điều 55, 56, 86, 87 BLHS);
cho hưởng án treo, áp dụng biện pháp tư pháp, trách nhiệm bồi thường thiệt hại, xử
lý vật chứng. Nếu thấy không có căn cứ để kết tội thì rút toàn bộ quyết định truy tố
và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo không có tội.

Khi luận tội, Kiểm sát viên không được kết luận về hành vi không được truy tố
hoặc về tội nặng hơn tội mà bị cáo đã bị truy tố. Nhưng nếu có căn cứ để truy tố
thêm người, thêm tội phạm hoặc về tội nặng hơn, thì kiểm sát viên vẫn có thể đề
nghị Hội đồng xét xử quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
17. Tranh luận tại phiên tòa
Căn cứ Điều 322 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) quy định về tranh
luận tại phiên tòa.

Những người có quyền phát biểu tranh luận bao gồm: Bị cáo; Người bào chữa; Bị
hại; Nguyên đơn dân sự; Bị đơn dân sự; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
đến vụ án; Người đại diện hợp pháp của họ; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của bị hại, đương sự; Kiểm sát viên.

Bị cáo; Người bào chữa; Bị hại; Nguyên đơn dân sự; Bị đơn dân sự; Người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; Người đại diện hợp pháp của họ; Người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có quyền:

- Trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận của mình để đối đáp với
Kiểm sát viên về những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội; tính
chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hậu quả do hành vi phạm
tội gây ra; nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ án; những tình tiết tăng nặng,
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, mức hình phạt; trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng,
biện pháp tư pháp; nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý
nghĩa đối với vụ án;

- Đưa ra đề nghị của mình về việc giải quyết vụ án.

Kiểm sát viên phải đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận để đối đáp đến cùng từng ý
kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa.

Bị cáo; Người bào chữa; Bị hại; Nguyên đơn dân sự; Bị đơn dân sự; Người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; Người đại diện hợp pháp của họ; Người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có quyền đáp lại ý kiến của
nhau.

Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, phải tạo điều kiện cho
Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, người tham gia tố tụng khác tranh
luận, trình bày hết ý kiến. Như vậy, người tham gia tranh luận có quyền phát biểu
nhiều lần đối đáp lại ý kiến mà mình không đồng ý. Để phiên tòa không kéo dài
một cách không cần thiết, Chủ tọa phiên tòa có quyền cắt: những ý kiến không liên
quan đến vụ án và ý kiến lặp lại.
Chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến của người bào
chữa, người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên
tranh luận.

Hội đồng xét xử phải lắng nghe, ghi nhận đầy đủ ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo,
người bào chữa, người tham gia tranh luận tại phiên tòa để đánh giá khách quan,
toàn diện sự thật của vụ án. Trường hợp không chấp nhận ý kiến của những người
tham gia phiên tòa thì Hội đồng xét xử phải nêu rõ lý do và được ghi trong bản án.

18. Trở lại việc xét hỏi


Căn cứ Điều 323 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật
về trở lại vệc xét hỏi được quy định như sau:

“Điều 323. Trở lại việc xét hỏi

Nếu qua tranh luận mà thấy còn có tình tiết vụ án chưa được hỏi, chưa được làm
sáng tỏ thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại việc xét hỏi. Xét hỏi xong phải
tiếp tục tranh luận.”

Trở lại việc xét hỏi là việc Hội đồng xét xử quyết định tiếp tục xét hỏi người tham
gia tố tụng, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ, xem xét các tài liệu của vụ án hoặc
báo cáo, tài liệu của cơ quan, tổ chức về vụ án.

Căn cứ quyết định trở lại việc xét hỏi là qua tranh luận, phân tích các chứng cứ, tài
liệu của vụ án thấy còn có tình tiết vụ án chưa được hỏi, chưa được làm sáng tỏ
hoặc các bên tham gia tranh luận có thể có sự đánh giá khác nhau hoặc có thể có
vấn đề chưa thể quyết định một cách khách quan, chính xác nếu không xem xét
thêm chứng cứ. Chính vì vậy, việc trở lại xét hỏi tại phiên tòa là vô cùng hợp lý và
khách quan.

Hội đồng xét xử có thể tự mình quyết định trở lại việc xét hỏi hoặc xét đề nghị của
Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ
và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.
Quyết định về việc trở lại việc xét hỏi được Hội đồng xét xử thảo luận và thông
qua tại phòng xử án, không phải lập thành văn bản, nhưng được ghi vào biên bản
phiên tòa. Chủ tọa phiên tòa công bố: “Tòa tuyên bố trở lại việc xét hỏi”.

Khi trở lại việc xét hỏi, Kiểm sát viên không phải công bố lại bản cáo trạng. Khi
xét hỏi xong, Hội đồng xét xử phải quyết định và tiếp tục tranh luận. Kiểm sát viên
cũng không phải trình bày lời luận tội mà chỉ trình bày ý kiến về việc giải quyết vụ
án. Những người tham gia tranh luận cũng có quyền trình bày ý kiến của mình về
việc giải quyết vụ án.

19. Bị cáo nói lời sau cùng


Căn cứ Điều 324 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật
về việc bị cáo nói lời sau cùng được quy định như sau:

“Điều 324. Bị cáo nói lời sau cùng

1. Sau khi những người tham gia tranh luận không trình bày gì thêm, chủ tọa phiên
tòa tuyên bố kết thúc tranh luận.

2. Bị cáo được nói lời sau cùng. Không được đặt câu hỏi khi bị cáo nói lời sau
cùng. Nếu trong lời nói sau cùng, bị cáo trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa
quan trọng đối với vụ án thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại việc hỏi. Hội
đồng xét xử có quyền yêu cầu bị cáo không được trình bày những điểm không liên
quan đến vụ án nhưng không được hạn chế thời gian đối với bị cáo.”

Sau khi những người tham gia tranh luận không trình bày gì thêm, Chủ tọa phiên
tòa phải hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có ý kiến tranh luận
không. Nếu họ không tranh luận gì nữa, thì Hội đồng xét xử thảo luận và quyết
định kết thúc tranh luận. Chủ tọa phiên tòa công bố: “Tòa tuyên bố kết thúc phần
tranh luận chuyển sang phần nghị án và cho phép bị cáo nói lời sau cùng”.

Trong lời nói sau cùng, bị cáo được trình bày về những vấn đề mà họ cho là cần
thiết nhất đối với mình để hội đồng xét xử xem xét khi nghị án. Bị cáo trình bày
tâm tư, nguyện vọng của mình về việc giải quyết vụ án. Việc nghe tâm tư, nguyện
vọng của bị cáo có ý nghĩa rất lớn đối với việc quyết định đường lối xử lý vụ án.

Ví dụ: Nếu bị cáo nhận tội thì có thể đề nghị hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt
hoặc cho hưởng án treo.
Trong quá trình bị cáo nói lời sau cùng, không được đặt câu hỏi. Hội đồng xét xử
có quyền yêu cầu bị cáo không được trình bày những điểm không liên quan đến vụ
án, nhưng không được hạn chế thời gian đối với bị cáo.

Nếu trong lời nói sau cùng, bị cáo trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa quan
trọng đối với vụ án thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại việc hỏi. Những tình
tiết mới này có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án là những tình tiết có thể dẫn tới
việc thay đổi tội danh, khung hình phạt, hoặc các tình tiết mâu thuẫn với kết quả
xét hỏi, tranh luận cũng như những tình tiết về tội phạm khác hoặc người phạm tội
khác. Góp phần giải quyết vụ án được khách quan, sự thật, nhanh chóng và tránh
bỏ lọt tội phạm.

20. Xem xét việc rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên
tòa
Căn cứ Điều 325 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) xem xét việc rút
quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa được quy định như
sau:

“Điều 325. Xem xét việc rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại
phiên tòa

1. Khi Kiểm sát viên rút một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn
thì Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử vụ án.

2. Trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì trước khi nghị án,
Hội đồng xét xử yêu cầu những người tham gia phiên tòa trình bày ý kiến về việc
rút quyết định truy tố đó.”

Việc rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn được
Kiểm sát viên thể hiện trong lời luận tội. Khi kiểm sát viên rút một phần hay toàn
bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn, thì Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục
xét xử vụ án.

Trường hợp Kiểm sát viên rút một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ
hơn, Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử vụ án và ra bản án theo thủ tục chung.
Nghĩa là, Hội đồng xét xử có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận việc Kiểm sát
viên rút một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn.
Trong trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì trách nhiệm của
Hội đồng xét xử cần xem xét xem quyết định đó của Viện kiểm sát có đúng đắn,
hợp lý không. Vì vậy, trước khi nghị án Hội đồng xét xử yêu cầu những người
tham gia tố tụng tại phiên tòa trình bày ý kiến về việc rút truy tố đó. Khi nghị án
nếu Hội đồng xét xử thấy rằng việc rút quyết định truy tố là đúng đắn thì ra bản án
tuyên bị cáo vô tội.

Nếu thấy rằng bị cáo vẫn có tội và việc rút quyết định truy tố là không đúng thì
quyết định tạm đình chỉ vụ án và báo cáo lên Viện kiểm sát cấp trên. Viện kiểm sát
cấp trên nếu thay quyết định của Viện kiểm sát cấp dưới là đúng đắn thì quyết định
đình chỉ vụ án và thông báo cho Tòa án đã xét xử; nếu thấy quyết định của Viện
kiểm sát cấp dưới không đúng thì ra quyết định hủy quyết định của Viện kiểm sát
cấp dưới và đề nghị Tòa án phục hồi việc xét xử đối với bị cáo.

VII. Nghị án và tuyên án


1. Nghị án
Căn cứ Điều 326 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) quy định về nghị
án.

Nghị án là việc Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định những
vấn đề phải giải quyết của vụ án hình sự. Do vậy, chỉ phiên tòa do Hội đồng xét xử
gồm Thẩm phán và Hội thẩm mới tiến hành việc nghị án, Chỉ Thẩm phán và Hội
thẩm mới có quyền nghị án. Việc nghị án phải được tiến hành tại phòng nghị án và
được lập biên bản. Riêng phiên tòa sơ thẩm theo thủ tục rút gọn không tiến hành
nghị án.

Chủ tọa phiên tòa chủ trì việc nghị án có trách nhiệm đưa ra từng vấn đề của vụ án
phải được giải quyết để Hội đồng xét xử thảo luận, quyết định. Chủ tọa phiên tòa
tự mình hoặc phân công một thành viên Hội đồng xét xử ghi biên bản nghị án.

Các thành viên Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng
cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề quy định tại khoản 3 Điều luật này.

Thứ tự phát biểu nghị án phụ thuộc vào số lượng thành viên Hội đồng xét xử. Cụ
thể:
- Trường hợp Hội đồng xét xử sơ thẩm chỉ có một Thẩm phán và hai Hội thẩm, thì
khi phát biểu (hoặc khi biểu quyết) các Hội thẩm phát biểu (hoặc biểu quyết) trước,
Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa phát biểu (hoặc biểu quyết) sau;

- Trường hợp Hội đồng xét xử sơ thẩm có 02 Thẩm phán và 03 Hội thẩm, thì các
Hội thẩm phát biểu ( hoặc biểu quyết) trước, đến Thẩm phán không phải là Chủ tọa
phiên tòa và sau cùng là Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa phát biểu (hoặc biểu quyết).

Trong tất cả các trường hợp nếu trên, nếu không có kiến nào chiếm đa số thì phải
thảo luận và biểu quyết lại từng ý kiến của các thành viên Hội đồng xét xử đã đưa
ra để xác định ý kiến chiếm đa số. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý
kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án.

Khi nghị án, các thành viên Hội đồng xét xử chỉ được căn cứ vào những chứng cứ,
tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng
cứ của vụ án, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố
tụng khác.

Các vấn đề của vụ án phải được giải quyết khi nghị án gồm:

- Vụ án có thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc thuộc trường hợp trả hồ sơ để điều
tra bổ sung hay không;

- Tính hợp pháp của những chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên,
Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do luật sư, bị can, bị cáo, người tham gia tố
tụng khác cung cấp;

- Có hay không có căn cứ kết tội bị cáo. Trường hợp đủ căn cứ kết tội thì phải xác
định rõ điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự được áp dụng;

- Hình phạt, biện pháp tư pháp áp dụng đối với bị cáo; trách nhiệm bồi thường thiệt
hại; vấn đề dân sự trong vụ án hình sự;

- Bị cáo có thuộc trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hay không;

- Án phí hình sự, án phí dân sự; xử lý vật chứng; tài sản bị kê biên, tài khoản bị
phong tỏa;

- Tính hợp pháp của hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên,
người bào chữa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử;
- Kiến nghị phòng ngừa tội phạm, khắc phục vi phạm.

Trong trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử
vẫn giải quyết những vấn đề của vụ án theo thủ tục chung. Các thành viên của Hội
đồng xét xử vẫn phải giải quyết các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa
số về từng vấn đề chính: có đủ căn cứ để kết tội bị cáo hay chưa? Nếu thấy việc
Kiểm sát viên rút quyết định truy tố là có căn cứ, thì Hội đồng xét xử ra bản án
tuyên bố bị cáo không phạm tội. Nếu thấy việc rút quyết định truy tố không có căn
cứ thì quyết định tạm đình chỉ vụ án và kiến nghị Viện trưởng Viện kiểm sát cùng
cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.

Thông thường việc nghị án và tuyên án được tiến hành cùng ngày xét xử vụ án.
Tuy nhiên, trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp thì Hội đồng xét xử có thể
quyết định kéo dài thời gian nghị án nhưng không quá 07 ngày kể từ ngày kết thúc
tranh luận tại phiên tòa. Hội đồng xét xử phải thông báo cho những người có mặt
tại phiên tòa và người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa biết giờ, ngày, tháng,
năm và địa điểm tuyên án.

Kết thúc việc nghị án, Hội đồng xét xử phải quyết định một trong các vấn đề: Ra
bản án và tuyên án; Trở lại việc xét hỏi và tranh luận nếu có tình tiết vụ án chưa
được xét hỏi, chưa được làm sáng tỏ; Trả hồ sơ vụ án để Viện kiểm sát điều tra bổ
sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ; Tạm đình chỉ vụ án.

Việc công bố kết quả nghị án được thực hiện như sau:

- Nếu Hội đồng xét xử ra bản án, thì Hội đồng xét xử tuyên án theo quy định tại
Điều 327 BLTTHS;

- Nếu quyết định trở lại việc xét hỏi và tranh luận nếu có tình tiết vụ án chưa được
xét hỏi, chưa được làm sáng tỏ, thì khi trở lại phòng xử án, chủ tọa phiên tòa công
bố: “Tòa tuyên bố trở lại việc xét hỏi”. Khi trở lại việc xét hỏi, Kiểm sát viên
không phải công bố lại bản cáo trạng. Khi xét hỏi xong, Hội đồng xét xử phải
quyết định quyết định việc tiếp tục tranh luận. Kiểm sát viên cũng không phải trình
bày lời luận tội mà chỉ trình bày ý kiến về việc giải quyết vụ án. Những người
tham gia tranh luận cũng có quyền trình bày ý kiến của mình về việc giải quyết vụ
án.
- Nếu trả hồ sơ vụ án để Viện kiểm sát điều tra bổ sung hoặc tạm đình chỉ vụ án thì
Hội đồng xét xử phải thông báo cho những người có mặt tại phiên tòa và người
tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa.

- Nếu yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu chứng cứ, thì Hội đồng xét xử phải
thông báo cho những người có mặt tại phiên tòa và người tham gia tố tụng vắng
mặt tại phiên tòa và tuyên bố tạm ngừng phiên tòa theo quy định tại điểm a khoản
1 Điều 251 BLTTHS.

Trường hợp phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm thì Hội đồng xét xử quyết định việc
khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 18 và Điều 153 của BLTTHS, cụ thể theo quy
định tại Điều 18 BLTTHS về trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự, thì: “Khi
phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm khởi tố vụ án, áp
dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người
phạm tội, pháp nhân phạm tội.” Còn tại Điều 153 của BLTTHS quy định: “Hội
đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự
nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.”

2. Tuyên án tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự


Căn cứ Điều 327 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật
về tuyên án được quy định như sau:

“Điều 327. Tuyên án

Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án.
Trường hợp xét xử kín thì chỉ đọc phần quyết định trong bản án. Sau khi đọc xong
có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo.”

Tuyên án là hoạt động công khai bản án, quyết định của Hội đồng xét xử sau khi
nghị án. Theo quy định tại khoản 3 Điều 256 BLTTHS, thì “Mọi người trong
phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án và khi tuyên án”.
Do vậy, trước khi tuyên án, Thư ký Tòa án phải yêu cầu mọi người đứng dạy, trừ
những người vì lý do sức khỏe được Chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi tại chỗ.
Trong trường hợp bản án quá dài, thì Chủ tọa phiên tòa có thể chỉ yêu cầu mọi
người trong phòng xử án phải đứng dậy khi đọc phần mở đầu và phần quyết định
của bản án.
Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án; nếu
bản án dài thì có thể thay nhau đọc bản án. Trường hợp xét xử kín thì chỉ đọc phần
quyết định trong bản án. Sau khi đọc xong bản án hoặc quyết định trong bản án,
Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử có thể giải thích
thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo.

Ví dụ: Nếu Tòa án xử phạt tù bị cáo, nhưng cho hưởng án treo, thì có thể giải thích
thêm cho người được hưởng án treo biết về quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều
65 của BLHS. Nếu xử phạt bị cáo cải tạo không giam giữ, thì có thể giải thích
thêm cho họ biết quy định tại Điều 36 của BLHS.

Đối với bị cáo không biết Tiếng Việt, thì ngay sau khi tuyên án, người phiên dịch
phải đọc lại cho bị cáo nghe quyết định của Hội đồng xét xử sang thứ tiếng mà bị
cáo biết. Quyết định của Hội đồng xét xử là phần bản án có liên quan đến bị cáo
không biết tiếng Việt, có nghĩa là người phiên dịch chỉ đọc lại cho bị cáo nghe toàn
bộ phần bản án có liên quan đến bị cáo không biết tiếng Việt.

Trường hợp xét xử kín thì Chủ tọa phiên tòa hoặc thành viên khác của Hội đồng
xét xử chỉ đọc phần quyết định trong bản án. Phần quyết định trong bản án là phần
ghi quyết định của Tòa án. Ví dụ, nếu bị cáo phạm tội thì phần quyết định ghi bị
cáo phạm tội gì; áp dụng điểm, khoản, điều luật của Bộ luật Hình sự (BLHS) để xử
phạt bị cáo và hình phạt cụ thể; các biện pháp tư pháp; án phí dân sự sơ thẩm. Cuối
cùng là ghi quyền kháng cáo đối với bản án.

3. Trả tự do cho bị cáo


Căn cứ Điều 328 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật
về trả tự do cho bị cáo được quy định như sau:

“Điều 328. Trả tự do cho bị cáo

Trong các trường hợp sau đây, Hội đồng xét xử phải tuyên bố trả tự do ngay tại
phiên tòa cho bị cáo đang bị tạm giam, nếu họ không bị tạm giam về một tội phạm
khác:

1. Bị cáo không có tội;

2. Bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự hoặc được miễn hình phạt;

3. Bị cáo bị xử phạt bằng hình phạt không phải là hình phạt tù;
4. Bị cáo bị xử phạt tù nhưng được hưởng án treo;

5. Thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam.”

Quy định tại Điều 328 BLTTHS 2015 cụ thể, bị cáo đang bị tạm giam chỉ bị tiếp
tục tạm giam nếu vẫn có căn cứ để áp dụng biện pháp ngăn chặn đó. Khi không
còn căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam thì phải hủy bỏ chúng. Thực chất lúc này
quy định trách nhiệm của Hội đồng xét xử phải hủy bỏ biện pháp tạm giam khi
không còn căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn.

Theo quy định tại Điều này, thì trong những trường hợp sau đây, Hội đồng xét xử
phải tuyên bố trả tự do ngay tại phiên tòa cho bị cáo đang bị tạm giam, nếu họ
không bị tạm giam về một tội phạm khác: Bị cáo không có tội; Bị cáo được miễn
trách nhiệm hình sự hoặc được miễn hình phạt; Bị cáo bị xử phạt bằng hình phạt
không phải là hình phạt tù; Bị cáo bị xử phạt tù nhưng được hưởng án treo; Thời
hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam.

Về thủ tục, thì Hội đồng xét xử phải thảo luận tại phòng nghị án và ra “Quyết định
trả tự do cho bị cáo” mẫu quyết định trả tự do cho bị cáo (ban hành kèm theo Nghị
quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối
cao). Chủ tọa phiên tòa công bố Quyết định trả tự do cho bị cáo tại phiên tòa.

4. Bắt giam bị cáo sau khi tuyên án


Căn cứ Điều 329 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật
về bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án được quy định như sau:

“Điều 329. Bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án

1. Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà bị xử phạt tù nhưng xét thấy cần tiếp
tục tạm giam để bảo đảm thi hành án thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị
cáo, trừ trường hợp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 328 của Bộ luật
này.

2. Trường hợp bị cáo không bị tạm giam nhưng bị xử phạt tù thì họ chỉ bị bắt tạm
giam để chấp hành hình phạt khi bản án đã có hiệu lực pháp luật. Hội đồng xét xử
có thể ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay tại phiên tòa nếu có căn cứ cho thấy
bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội.
3. Thời hạn tạm giam bị cáo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là 45 ngày
kể từ ngày tuyên án.

4. Trường hợp bị cáo bị xử phạt tử hình thì Hội đồng xét xử quyết định trong bản
án việc tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm thi hành án.”

Điều 329 BLTTHS quy định về việc bắt tạm giam bị cáo ngay sau khi tuyên án là
áp dụng biện pháp: bắt tạm giam (đối với bị cáo không bị áp dụng biện pháp ngăn
chặn trong giai đoạn xét xử); tiếp tục tạm giam (đối với bị cáo đang bị tạm giam)
hoặc là thay thế một trong những biện pháp ngăn chặn (cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo
lãnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm) được áp dụng trong giai đoạn
chuẩn bị xét xử bằng biện pháp bắt tạm giam.

Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà bị phạt tù và không thuộc trường hợp (bị phạt
tù, nhưng được hưởng án treo; thời hạn tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã
bị tạm giam) nhưng xét thấy cần tiếp tục tạm giam để bảo đảm thi hành án, thì Hội
đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo không phụ thuộc vào thời hạn tạm giam
đến ngày kết thúc phiên tòa theo lệnh tạm giam cũ còn hay hết. Thời hạn tạm giam
trong trường hợp này là 45 ngày kể từ ngày tuyên án. Khi áp dụng biện pháp tạm
giam trong trường hợp này cần lưu ý, nếu thời hạn hình phạt tù còn lại dưới 45
ngày, thì Trại giam và Tòa án phải có trách nhiệm trả tự do ngay cho bị cáo, nếu họ
không bị tạm giam, giữ về hành vi vi phạm pháp luật khác.

Trong trường hợp bị cáo không bị tạm giam nhưng bị xử phạt tù thì họ chỉ bị bắt
tạm giam để chấp hành hình phạt khi bản án đã có hiệu lực pháp luật. Hội đồng xét
xử có thể ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay tại phiên tòa nếu có căn cứ cho
thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội. Thời hạn tạm giam là 45 ngày, kể từ
ngày tuyên án.

Trường hợp bị cáo bị xử phạt tử hình thì trong bản án cần phải ghi: “tiếp tục tạm
giam bị cáo để bảo đảm thi hành án” mà không phải ra quyết định tạm giam.

You might also like