Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1. (3 điểm) Anh (chị) hãy trình bày các quy định về thành lập bản đồ địa giới hành chính
gốc ở ngoài thực địa.
Trên bản đồ nền ĐGHC cấp xã đã in trên giấy, những nội dung mới xuất hiện, chỉnh sửa hoặc xóa
bỏ phải được chỉ dẫn chi tiết bằng các ký hiệu thống nhất, cụ thể như sau:
a. Trong phạm vi 2cm về mỗi bên đường ĐGHC, đo đạc bổ sung các yếu tố địa lý mới xuất
hiện và đưa lên bản đồ bằng các ký hiệu tương tự bộ ký hiệu dạng số nhưng phải phân biệt
được với nội dung cũ hiện có trên bản đồ. Trong một số trường hợp, yếu tố địa lý bổ sung
ở dạng đường hoặc vùng được phép vẽ chờm ra ngoài phạm vi trên nhằm theo dõi
được một cách liên tục.
b. Kết quả đo vẽ bổ sung phải được tu chỉnh ngay sau khi đo đạc tại thực địa. Kết quả phải
được trình bày một cách cẩn thận, rõ ràng bằng việc sử dụng loại bút có lực nét nhỏ, không
nhòe, hạn chế sửa chữa, gạch xóa tùy tiện và kẻ tay. Phía nam của tờ bản đồ ĐGHC gốc
thực địa phải ghi rõ các thông tin: người đo vẽ, ngày đo vẽ, người kiểm tra, tu chỉnh, ngày
kiểm tra, tu chỉnh.
c. Nội dung đo vẽ bổ sung, chỉnh sửa bản đồ ĐGHC gốc thực địa bao gồm:
Các yếu tố địa danh mới xuất hiện chưa có trên bản đồ hoặc sai lệch phải bổ sung hoặc
chỉnh sửa theo nguyên tắc về phiên chuyển địa danh do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Trường hợp trên bản đồ không đủ chỗ điền viết, được phép bổ sung trên các sổ tay để chuyển cho
khâu nội nghiệp;
Khu vực xâm canh, xâm cư phải bổ sung toàn bộ kể cả ở ngoài khu vực 2cm về mỗi bên
đường ĐGHC;
Khu vực cấm không thể điều tra đo vẽ bổ sung thì thể hiện đường khoanh bao và ghi chú
“khu cấm”;
Sông, suối, kênh, mương liên quan đến việc xác định đường ĐGHC phải được đo đạc bổ
sung đầy đủ kể cả trường hợp sông, suối, kênh, mương ngắn hơn 2cm trên tỷ lệ bản đồ và độ rộng
dưới 1m. Đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm cũng phải bổ sung đầy đủ và ghi rõ thuộc đơn vị hành chính
nào;
Đối với khu vực dân cư đô thị hoặc nơi địa vật dày đặc, việc đo đạc chỉnh lý bổ sung các
yếu tố địa lý phục vụ việc xác định ĐGHC ngoài việc tuân thủ theo quy định của bản đồ nền còn
phải thực hiện theo các quy định sau:
 Đường ĐGHC đi theo đường phố, ngõ thì đường phố, ngõ phải vẽ theo tỷ lệ bản đồ
địa hình.
 Tại những nơi cần thông tin để mô tả đường ĐGHC, các yếu tố địa lý bao gồm: nhà
hai bên đường, ranh giới tường rào, các công trình văn hóa, điểm phương vị, điểm
đặc trưng và các yếu tố địa lý liên quan khác phải đo vẽ theo tỷ lệ. Trường hợp còn
lại được phép vẽ gộp khối hoặc tổng quát hóa, biểu thị nửa tỷ lệ hoặc phi tỷ lệ theo
quy định của bản đồ địa hình.
 Trường hợp mật độ yếu tố địa lý quá dày, không cho phép thể hiện trên bản đồ gốc
thực địa ở tỷ lệ đã thiết kế ban đầu, cho phép thu nhỏ ký hiệu hoặc tạo thêm bản
trích đo trong trường hợp cần thiết,
Trên bản đồ nền, gạch bỏ các đối tượng địa vật, các địa danh không còn tồn tại bằng ký
hiệu gạch chéo “X” mầu đỏ phủ hết đối tượng. Khi đối tượng cần gạch bỏ có dạng hình tuyến,
dùng các dấu gạch chéo cách nhau 1 cm để đánh dấu gạch bỏ, đặc biệt chú ý phải chỉ rõ điểm
đầu, điểm cuối của đoạn cần gạch bỏ. Trường hợp cần thay thế bằng đoạn mới, phải dùng mực
khác màu để dễ nhận biết;
Xác định vị trí Ủy ban nhân dân và biểu thị bằng chữ “UB” có gạch chân màu đỏ.

Câu 2. (3 điểm) Anh (chị) hãy trình bày yêu cầu độ chính xác của vị trí điểm chi tiết trên bản đồ
địa chính giấy và bản đồ địa chính số.

a. Độ chính xác của vị trí điểm chi tiết trên bản đồ địa chính giấy

Trong quy phạm thành lập bản đồ địa chính [1] ban hành năm 1999 quy định độ chính xác đo vẽ
thành lập bản đồ giấy: “Sai số trung bình vị trí mặt phẳng của điểm địa vật rõ nét so với điểm
khống chế đo vẽ gần nhất không vượt quá 0,5mm. Sai số tương hỗ vị trí điểm địa vật rõ nét gần
nhau, sai số chiều dài cạnh thửa đất không vượt quá 0,4 mm trên bản đồ“.
Đối với bản đồ địa chính thì điểm địa vật quan trọng nhất là các điểm ranh giới thửa đất. Sai số
đo vị trí điểm ranh giới thửa đất và kích thước thửa đất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác
tính diện tích thửa. Nếu căn cứ vào sai số trên bản đồ để xem xét thì giá trị 0,4 mm bao gồm cả
sai số đo và sai số đồ giải.
Trường hợp xem ảnh hưởng của sai số đo (m đo) và sai số vẽ (mvẽ) điểm chi tiết là ngang nhau đến
kết quả cuối cùng thì ta có:

b. Độ chính xác vị trí điểm chi tiết trên bản đồ địa chính số
Quy phạm thành lập bản đồ địa chính [2] ban hành năm 2008 quy định từ nay về sau chỉ
đo vẽ thành lập bản đồ địa chính dạng số. Trong đó quy định độ chính xác bản đồ như sau:
Sai số trung bình vị trí các điểm trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính số
so với vị trí của điểm khống chế đo vẽ (hoặc điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp) gần nhất không
được vượt quá một giới hạn quy định trước cho từng tỷ lệ bản đồ. Ví dụ:qvt £5 cm đối với tỷ lệ
1:200
Thực chất sai số đặc trưng này chính là sai số đo và tính tọa độ các điểm chi tiết bản đồ.
Nó tương đương phần ảnh hưởng của mđo trong thành lập bản đồ giấy.
Câu 1. (3 điểm) Anh (chị) hãy trình bày quy định về lập biên bản xác nhận bản mô tả đường địa
giới hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh.

a. Quy định lập biên bản xác nhận bản mô tả đường ĐGHC cấp xã

- Biên bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp xã phải thể hiện rõ những nội dung sau:

 Số hiệu tờ bản đồ có đường ĐGHC;

 Sơ đồ thuyết minh ĐGHC kèm theo (nếu có);

 Các đoạn ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh trùng với tuyến ĐGHC cấp xã;

 Điểm khởi đầu và điểm kết thúc của tuyến ĐGHC cấp xã;

 Số lượng mốc ĐGHC các cấp và các điểm đặc trưng;

 Số đoạn ĐGHC, chiều dài và phương pháp đo, hướng đi của mỗi đoạn.

- Biên bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp xã lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 ban
hành kèm theo Thông tư 48/2014.

b. Quy định lập bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh

 Bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh được lập theo từng tuyến ĐGHC
bắt đầu từ điểm giao nhau của đường ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh.

 Bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp huyện được biên tập, tổng hợp nội dung từ biên bản
xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp xã trùng cấp huyện. Bản xác nhận mô tả đường ĐGHC
cấp tỉnh được biên tập, tổng hợp nội dung từ bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp huyện
trùng cấp tỉnh.

 Bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh phải thể hiện rõ những nội dung
sau:

 Số hiệu tờ bản đồ có đường ĐGHC;


 Các đoạn ĐGHC cấp tỉnh trùng với tuyến ĐGHC cấp huyện (đối với bản mô tả đường
ĐGHC cấp huyện);

 Điểm khởi đầu và điểm kết thúc của tuyến ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh;

 Số lượng mốc ĐGHC và các điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh;

 Số đoạn ĐGHC, chiều dài, hướng đi của mỗi đoạn.

 Nội dung và số liệu trong bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh phải phù
hợp với nội dung và số liệu trong hồ sơ ĐGHC của cấp xã, cấp huyện liên quan.

 Bản xác nhận mô tả ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục
13, Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư 48/2014.

Câu 2. (3 điểm) Anh (chị) hãy trình bày phương pháp xác định mật độ điểm khống chế lưới đo
vẽ địa chính.
Mật độ điểm khống chế tọa độ địa chính là số điểm khống chế tọa độ được xây dựng trên
một đơn vị diện tích để phục vụ đo vẽ bản đồ địa chính. Khi biết mật độ điểm và diện tích khu đo,
ta dễ dàng dự tính được tổng số điểm khống chế cần xây dựng.
Để xác định mật độ điểm khống chế, ta cần nghiên cứu ba vần đề sau đây:
- Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính,
- Tỷ lệ bản đồ địa chính cần thành lập,
- Đặc điểm địa hình, địa vật khu đo.
Trong giai đoạn hiện nay và nhiều năm tiếp theo, hai phương pháp cơ bản để đo vẽ bản đồ
địa chính vẫn được sử dụng rộng rãi đó là phương pháp đo trực tiếp ở thực địa và phương
pháp đo ảnh hàng không. Cả hai phương pháp này đều cho ta khă năng xác định giá trị tọa độ
của các điểm chi tiết để vẽ bản đồ trên giấy hoặc biên tập bản đồ dạng số.
Ảnh hàng không đang được sử dụng rộng rãi để lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 và nhỏ
hơn. Bản đồ địa chính có những yêu cầu khác với bản đồ địa hình nên thực tế đòi hỏi phải có
những xử lý riêng trong quy trình công nghệ đo ảnh nhằm đáp ứng yêu cầu độ chính xác kích
thước các thửa đất. Bằng công nghệ đo ảnh kết hợp đo thực địa có thể lập được bản đồ địa chính
tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 ở khu vực đất nông lâm nghiệp và bản đồ tỷ lệ 1:10.000 cho đất lâm
nghiệp.
Những tiến bộ không ngừng của thiết bị và kỹ thuật đo ảnh cho phép giảm đáng kể số
điểm khống chế ngoại nghiệp đóng vai trò điểm khởi tính cho các khối tăng dày tam giác ảnh
không gian. Lưới tọa độ địa chính các cấp chỉ đóng vai trò điểm cơ sở trong các phương án đo nối
khối tăng dày và đo đạc kiểm tra kết quả tăng dày đồng thời phục vụ đo vẽ bổ sung ở ngoại
nghiệp khi cần thiết.
Phương pháp toàn đạc là phương pháp cơ bản, không thể thay thế được khi đo vẽ bản đồ
địa chính tỷ lệ lớn khu vực dân cư, đô thị đông đúc, thửa đất nhỏ, bị che khuất nhiều. Bản chất
của phương pháp là xác định vị trí tương đối của các điểm chi tiết địa vật so với điểm khống chế
đo vẽ bằng các máy toàn đạc.
Phương pháp toàn đạc đòi hỏi các điểm khống chế phải rải đều trên toàn khu đo với mật
độ điểm dày đặc. Tỷ lệ bản đồ càng lớn và địa vật che khuất nhiều thì phải tăng số lượng điểm
khống chế. Rõ ràng mật độ điểm khống chế phục vụ đo vẽ bản đồ địa chính bằng phương pháp
toàn đạc cao hơn nhiều so với phương pháp đo ảnh.
Ta xem xét cơ sở của các quy định mật độ khống chế với mục tiêu đảm bảo độ chính xác
vị trí điểm chi tiết.

Câu 1. (3 điểm) Anh (chị) hãy trình bày các nội dung của công tác cắm mốc địa giới hành chính.

a. Quy cách mốc địa giới hành chính

Mốc ĐGHC được chia thành 3 cấp: xã, huyện, tỉnh và được sử dụng phù hợp cho từng cấp
hành chính tương ứng. Tùy theo điều kiện địa hình cụ thể để thiết kế và triển khai lựa chọn một
trong ba loại mốc sau đây:

Mốc chôn: sử dụng cho tất cả các vùng, mốc được đúc bằng bê tông cốt sắt, đạt mác M25
(39 TCVN 6025 1995) trở lên. Mốc có lõi sắt F8 dài 15cm phía trên có dấu chữ thập làm tâm
mốc. Mốc có thể được đúc sẵn rồi chôn hoặc đổ trực tiếp tại thực địa. Quy cách mốc chôn được
quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 48/2014.

Mốc gắn: sử dụng trong trường hợp vị trí cắm mốc được chọn trên nền đá. Mốc có kích
thước bề mặt 30cm x 30cm, có chiều cao tối thiểu 20cm so với mặt đá và được trát phẳng các
mặt. Mốc được đúc bằng bê tông cốt sắt, đạt mác M25 trở lên. Mốc có lõi sắt F8 dài 15cm phía
trên có dấu chữ thập làm tâm mốc.

Mốc chôn ngang bằng mặt hè phố, đường giao thông: Được sử dụng trong trường hợp
vị trí cắm mốc được chọn là hè phố hoặc đường giao thông. Mốc có kích thước bề mặt là 40cm x
40cm, có chiều cao 40cm. Mốc được đúc bằng bê tông cốt sắt, đạt mác M25 trở lên. Mốc có lõi
sắt 08 dài 15cm phía trên có dấu chữ thập làm tâm mốc ngang bằng mặt mốc.

b. Cắm mốc ĐGHC


Mốc ĐGHC các cấp phải được cắm tại vị trí đã được các đơn vị hành chính liền kề thống
nhất lựa chọn và xác nhận pháp lý. Mặt mốc có ghi tên của đơn vị hành chính nào thì hướng mặt
mốc về phía đơn vị hành chính đó.

Khi cắm mốc ĐGHC phải có sự chứng kiến của đại diện cơ quan hành chính nhà nước các
đơn vị hành chính liền kề và đại diện cơ quan hành chính nhà nước cấp cao hơn chứng kiến. Khi
cắm mốc ĐGHC cấp tỉnh phải có đại diện cơ quan hành chính nhà nước của các đơn vị hành
chính liền kề chứng kiến.

Sau khi cắm mốc ĐGHC phải lập bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc ĐGHC. Khi vẽ sơ đồ vị trí
mốc ĐGHC phải chọn ít nhất ba (03) địa vật ổn định lâu dài làm vật chuẩn để có khả năng khôi
phục lại vị trí của mốc trong trường hợp bị mất hoặc bị phá hủy sau này. Các số liệu đo từ mốc
đến vật chuẩn đối với góc phương vị lấy đến chẵn giây và khoảng cách lấy đến 0,1 m;

Bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc ĐGHC được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 03a,
03b, 03c ban hành kèm theo Thông tư 48/2014.

Sau khi hoàn thành việc cắm mốc ĐGHC, phải bàn giao mốc ĐGHC các cấp cho các đơn
vị hành chính trực tiếp quản lý mốc và lập biên bản bàn giao theo mẫu quy định tại Phụ lục 07
ban hành kèm theo Thông tư 48/2014

Câu 2. (3 điểm) Anh (chị) hãy trình bày các yêu cầu về độ chính xác của lưới tọa độ địa chính.

Lưới tọa độ địa chính được thành lập nhằm phục vụ đo vẽ bản đồ địa chính. Tính thống
nhất về độ chính xác của lưới tọa độ địa chính là yếu tố quan trọng bảo đảm cho bản đồ địa chính
được thành lập ở các vùng khác nhau vẫn đồng đều về chất lượng, đặc biệt là đảm bảo độ chính
xác yếu tố cần thể hiện trên bản đồ. Trong mục này chúng ta xem xét vấn đề độ chính xác lưới tọa
độ địa chính xuất phát từ yêu cầu độ chính xác các yếu tố vị trí, kích thước, diện tích thửa đất cần
thể hiện trên bản đồ địa chính.

Yêu cầu cơ bản nhất của bản đồ địa chính là thể hiện chính xác vị trí, kích thước và diện
tích các thửa đất. Trong quá trình đo vẽ bản đồ thì bước quan trọng nhất là dùng các phương pháp
đo nhằm xác định vị trí các điểm đặc trưng của đường biên thửa đất so với điểm khống chế toạ
độ. Kết quả đo chi tiết được vẽ trên giấy theo tỷ lệ đã chọn ta có bản đồ giấy hoặc biên tập lưu trữ
trong máy tính ở dạng bản đồ số.

Khi vẽ bản đồ trên giấy thì ngoài sai số đo đạc còn có sai số đồ hoạ ảnh hưởng đến độ
chính xác các yếu tố trên bản đồ. Số liệu ở bản đồ số chỉ tồn tại sai số đo đạc, giảm hẳn được sai
số đồ hoạ. Kích thước và diện tích thửa đất được đo trên bản đồ hoặc tính ra từ toạ độ các điểm
góc thửa đất theo phương pháp giải tích. Rõ ràng độ chính xác đo đạc toạ độ các điểm khống chế
đo vẽ và điểm ranh giới thửa đất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác diện tích thửa đất.

Quy phạm đo vẽ bản đồ địa chính quy định hai sai số cơ bản theo tiêu chuẩn thành lập bản đồ
địa chính trên giấy, đó là sai số trung bình vị trí điểm địa vật quan trọng so với điểm khống chế
đo vẽ và sai số tương hỗ vị trí điểm địa vật hoàn toàn tương đương như bản đồ địa hình:

 Sai số trung bình vị trí mặt phẳng các điểm địa vật chủ yếu so với điểm của lưới khống
chế đo vẽ mặt phẳng gần nhất không được lớn hơn 0,5mm trên bản đồ địa chính.

 Sai số tương hỗ giữa các ranh giới thửa đất, giữa các điểm trên cùng ranh giới thửa đất,
sai số độ dài cạnh thửa đất không vượt quá 0,4mm trên bản đồ địa chính.

Câu 1. (3 điểm) Anh (chị) hãy trình bày các nội dung xác định đường địa giới hành chính, vị trí
cắm mốc địa giới hành chính và các điểm đặc trưng.

a. Nguyên tắc xác định đường ĐGHC

Đo đạc, xác định đường ĐGHC ở thực địa trên cơ sở thiết kế sơ bộ và sự thống nhất của
các địa phương có liên quan;
Trong phạm vi 2cm trên bản đồ về mỗi bên của đường ĐGHC cần đo vẽ bổ sung các yếu
tố địa lý mới xuất hiện và xóa bỏ trên bản đồ nền các nội dung không tồn tại trên thực địa. Những
yếu tố địa lý được chọn làm vật chuẩn để xác định vị trí các mốc ĐGHC và những yếu tố địa lý
có ý nghĩa định hướng được dùng để mô tả đường ĐGHC chưa có trên bản đồ nền đều phải được
đo vẽ bổ sung đầy đủ. Các đối tượng hình tuyến phải vẽ đến điểm ngoặt gần nhất, kể cả trường
hợp ngoài phạm vi 2cm dọc theo đường địa giới. Việc đo vẽ bổ sung phải tuân thủ theo các quy
định về thành lập bản đồ địa hình hiện hành ở tỷ lệ tương ứng;
Độ chính xác của đường ĐGHC phải đảm bảo độ chính xác của bản đồ nền ở tỷ lệ tương
ứng.

b. Nguyên tắc xác định vị trí cắm mốc ĐGHC trên bản đồ và thực địa

Mốc ĐGHC phải được xác định tại vị trí giao nhau của đường ĐGHC và ở những vị trí dễ
phát sinh tranh chấp sau này. Khi không chọn được vị trí cắm mốc nằm đúng trên đường ĐGHC
thì được phép chọn ở vị trí thuận lợi, ổn định lâu dài và gần đường ĐGHC nhất. Vị trí cắm mốc
phải được các địa phương có liên quan thống nhất và đánh dấu ở thực địa bằng cọc gỗ. Trường
hợp vị trí giao nhau của đường ĐGHC các cấp là đỉnh núi hoặc trên sông, suối, hồ, biển thì không
cần xác định vị trí cắm mốc;

Số lượng vị trí cắm mốc, loại mốc ĐGHC cần phải cắm do Ủy ban nhân dân các cấp có
liên quan đến đường địa giới thống nhất quyết định;
Số hiệu mốc ĐGHC trên mỗi tuyến ĐGHC do các địa phương liên quan thỏa thuận, đánh
số theo thứ tự từ 1 đến hết hoặc tiếp theo số thứ tự mốc đã có, trên nguyên tắc không có số trùng
nhau, bao gồm những thành phần theo trình tự sau:

Tên các địa phương viết tắt để trong ngoặc đơn, có gạch nối giữa các tên viết tắt của đơn
vị hành chính quản lý trực tiếp mốc.

Số lượng các đơn vị hành chính quản lý trực tiếp mốc.

Chữ viết tắt của cấp mốc hành chính ghi tiếp ngay sau số lượng đơn vị hành chính trực
tiếp quản lý mốc: cấp tỉnh là T., cấp huyện là H., cấp xã là X.

Ví dụ: (PT-TĐ-LC) 3H.1 là số hiệu mốc ĐGHC giữa huyện Phong Thổ, huyện Tam
Đường và thành phố Lai Châu khi mốc được cắm đúng trên trên đường ĐGHC.
c. Nguyên tắc xác định vị trí điểm đặc trưng trên đường ĐGHC

Điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp xã là các điểm ngoặt, vị trí giao nhau của đường
ĐGHC cấp xã không cắm mốc. Điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp xã được đánh số liên tục
từ 1 đến hết, chiều đánh số do các đơn vị hành chính liền kề thống nhất.

Điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp huyện là các mốc ĐGHC cấp xã nằm trên đường
ĐGHC cấp huyện và vị trí giao nhau của các đường ĐGHC cấp xã với đường ĐGHC cấp huyện
không cắm mốc. Số hiệu điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp huyện là chữ viết tắt của tên các
đơn vị hành chính cấp xã hoặc cấp huyện có liên quan.

Ví dụ: (NT-NN-BG) ngã ba địa giới của ba xã Nậm Tăm huyện Sìn Hồ và xã Nùng Nàng,
Bản Giang huyện Tam Đường;

Điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp tỉnh là các mốc ĐGHC cấp huyện nằm trên đường
ĐGHC cấp tỉnh và vị trí giao nhau của các đường địa giới cấp huyện với đường ĐGHC cấp tỉnh
không cắm mốc. Số hiệu điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp tỉnh là chữ viết tắt của tên các
đơn vị hành chính cấp huyện hoặc cấp tỉnh có liên quan.

Ví dụ: (SH-TC-MC) ngã ba địa giới của ba huyện: Sìn Hồ tỉnh Lai Châu và huyện Tủa
Chùa, Mường Chà Tỉnh Điện Biên.

Câu 2. (3 điểm) Anh (chị) hãy trình bày các yếu tố đặc trưng của hệ tọa độ quốc gia VN-2000.

Yếu tố đặc trưng của hệ tọa độ quốc gia VN-2000:

 Elipxoid quy chiếu quốc gia là Elipxoid WGS84 toàn cầu với kích thước:

Bán trục lớn: a = 6378137,0m,


Độ dẹt: a = 1: 298,257223563,

Tốc độ góc quay quanh trục: w = 7292115,0 x 10- 11 rad/s,

Hằng số trọng trường trái đất: GM = 3986005.108 m3 S¯2.

 Vị trí Elipxoid quy chiếu quốc gia: Elipsoid WGS-84 toàn cầu được định vị phù hợp với
lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở sử dụng điểm GPS cạnh dài có độ cao thủy chuẩn phân bố
đều trên toàn lãnh thổ.

 Điểm gốc tọa độ quốc gia: điểm N00 đặt tại Cục bản đồ thông tin địa lý.

 Hệ toạ độ phẳng: hệ tọa độ phẳng UTM quốc tế, được thiết lập trên cơ sở lưới chiếu hình
trục ngang đồng góc.

Tọa độ vuông góc phẳng của các điểm trong lưới tọa độ Nhà nước được tính toán trên múi
chiếu UTM 6o. Bản đồ địa hình tỷ lệ nhỏ thể hiện trên múi chiếu UTM 6 o số 48 và 49 có kinh
tuyến trục 105o và 111o, hệ số biến dạng trên kinh tuyến trục mo = 0,9996. Bản đồ địa hình tỷ lệ
lớn thể hiện trên múi chiếu UTM 3 o có kinh tuyến trục là 102o, 105o, 108o, 111o và 114o với hệ số
biến dạng trên kinh tuyến trục là mo = 0,9999.

Câu 3. (4,0 điểm) Cho 01 thửa đất có toạ độ đỉnh của các góc thửa có giá trị như sau:

STT X(m) Y(m)


1 2314682.999 582004.809
2 2314737.257 582046.308
3 2314739.592 582109.636
4 2314702.428 582149.255
5 2314659.975 582070.347

Anh (Chị) hãy xác định diện tích của thửa đất nêu trên.
Câu 3. (4,0 điểm) Cho 01 thửa đất có toạ độ đỉnh của các góc thửa có giá trị như sau:

STT X(m) Y(m)


1 2314673.508 582239.922
2 2314736.954 582240.302
3 2314747.540 582289.856
4 2314735.913 582323.663
5 2314681.143 582319.217

Anh (Chị) hãy xác định diện tích của thửa đất nêu trên.
Câu 3. (4,0 điểm) Cho 01 thửa đất có toạ độ đỉnh của các góc thửa có giá trị như sau:
STT X(m) Y(m)
1 2314675.567 582430.965
2 2314738.011 582425.332
3 2314758.744 582512.255
4 2314721.580 582551.873
5 2314692.347 582541.616

Anh (Chị) hãy xác định diện tích của thửa đất nêu trên.
Câu 3. (4,0 điểm) Cho 01 thửa đất có toạ độ đỉnh của các góc thửa có giá trị như sau:

STT X(m) Y(m)


1 2314675.399 581823.245
2 2314729.657 581864.743
3 2314731.992 581928.071
4 2314694.828 581967.690
5 2314661.882 581901.963

Anh (Chị) hãy xác định diện tích của thửa đất nêu trên.

You might also like