Văn Hóa Giao Thông

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Văn hóa tham gia giao thông - Câu chuyện về ý thức và trách nhiệm

Trong bối cảnh tăng cường phát triển hạ tầng giao thông, số lượng phương
tiện gia tăng đột biến, văn hóa giao thông tại Việt Nam đang trải qua một
quá trình chuyển đổi. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, sự tồn tại
những hạn chế trong ý thức của người tham gia giao thông là điều không
thể không nhắc đến. Đây là việc cần có sự chung tay từ cộng đồng nhằm
xây dựng một môi trường giao thông an toàn, văn minh.

Hình ảnh tham gia giao thông của người dân. (Ảnh: Phan Minh)

Văn hóa giao thông “đi xuống” - Tai nạn giao thông “đi lên”

Văn hóa giao thông là thuật ngữ được nhiều người thường hay nhắc đến môi khi
tham gia giao thông. Nhưng để hiểu văn hóa giao thông là gì? Tham gia giao
thông như thế nào để thể hiện sự văn hóa lại là điều không phải ai cũng nắm rõ.
Văn hoá giao thông có thể hiểu là hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn
mực của xã hội của người tham gia giao thông.

Theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia: Văn hóa giao thông chính là hành vi
xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái
thiện của người tham gia giao thông. “Văn hóa giao thông là tự giác chấp hành
trật tự an toàn giao thông, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham
gia giao thông, tôn trọng, nhường nhịn người khác, tận tình giúp đỡ người tham
gia giao thông gặp hoạn nạn, giúp đỡ người tàn tật, trẻ em, người cao tuổi để
hướng tới một xã hội giao thông an toàn, thân thiện” .

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc ý thức chấp hành của người tham gia giao
thông ở Việt Nam đang trong mức báo động. Mỗi khi đi trên đường, sẽ không
khó để bắt gặp xe máy vượt tín hiệu đèn đỏ, ô tô lấn làn, hay việc bỏ trốn sau
khi gây tai nạn giao thông, v.v…Đây chính là những hành vi thể hiện sự thiếu
văn hóa, thiếu ý thức khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông.

Có thể nói, bên cạnh các yếu tố chủ quan, vấn đề về ý thức và văn hóa giao
thông kém là một trong những nguyên nhân làm gia tăng số vụ tai nạn giao
thông trong khoảng thời gian trở lại đây. Theo số liệu thống kê, tính chung 2
tháng đầu năm nay, trên địa bàn cả nước xảy ra 4855 vụ tai nạn giao thông, bao
gồm 3272 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 1583 vụ va chạm
giao thông, làm 1980 người chết, 2176 người bị thương và 1803 người bị
thương nhẹ. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông trong 2 tháng
đầu năm nay gấp 3 lần; số người chết gấp 1,9 lần; số người bị thương gấp 3,4
lần và số người bị thương nhẹ gấp 4,2 lần.

Chia sẻ cảm nhận của bản thân về văn hóa giao thông, bạn Đỗ Minh Ngọc, sinh
viên năm 3, trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết:
“Cá nhân mình cảm thấy rằng khi tham gia giao thông, có rất nhiều những nguy
cơ tiềm ẩn nếu như không có ý thức từ mỗi người tham gia. Bởi vì mình thấy có
rất nhiều trường hợp những người gặp tai nạn vì va chạm với các xe khác mặc
dù họ đi đúng đường và đúng luật. Tuy nhiên, họ vẫn có khả năng gặp những tai
nạn không đáng có chỉ vì những người khác không có ý thức trong việc tuân thể
hiệu lệnh giao thông. Và bản thân mình cũng đã từng trải qua trường hợp này.
Mình thấy rằng văn hóa giao thông nên được đề cao hơn nữa để nhiều người có
thể cải thiện hành vi của họ khi tham gia giao thông”.
Bạn Đỗ Minh Ngọc bày tỏ quan điểm về việc tham gia giao thông ở địa bàn thành
phố Hà Nội (Ảnh: Phan Minh)

Là một thành viên trong lực lượng dân phòng ở tuyến đường Hạ Yên Quyết -
Trung Kính, bác Vũ Nguyên Hồng chia sẻ: “Thường những trường hợp xảy ra
tai nạn, va chạm đều có nguyên do từ ý thức của mỗi người khi tham gia giao
thông. Vào những giờ cao điểm ở các tuyến đường đông như ngã tư, ngã ba;
thường mọi người hay vượt đèn đỏ, thậm chí có những chiếc xe ô tô vượt đèn
đỏ khiến việc ùn tắc giao thông ở tuyến đường này trở nên nghiêm trọng hơn.
Đỉnh điểm có khi đoạn đường tắc nghẽn đến mức mọi người phải đứng chờ 30
phút mới có thể di chuyển ra khỏi ngã tư. Là một người điều phối giao thông ở
tuyến đường này, tôi vô cùng trăn trở và mong muốn việc tuyên truyền về văn
hóa giao thông được đẩy mạnh để giảm thiểu việc ùn tắc”.

Văn hóa giao thông cần ngày một nâng cao

Theo ThS. Nguyễn Thanh Tuấn, Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia tập
trung làm rõ 03 nội dung về văn hóa giao thông: “Văn hóa giao thông giúp nâng
cao thức tự giác và chi phối trực tiếp hành vi chấp hành luật giao thông; văn hóa
giao thông là động lực thúc đẩy ý thức và hành động ngăn chặn các hành vi gây
nguy hiểm cho người tham gia giao thông văn hóa giao thông duy trì và kiểm
soát ý thức tôn trọng người tham gia giao thông, giúp đỡ, nhường nhịn trẻ em
người già, người khuyết tật”.
Việc xây dựng một nền văn hóa giao thông lành mạnh ngoài sự quản lý cơ quan
còn cần đến ý thức chấp hành người dân. (Ảnh: Phan Minh)

Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm túc luật giao thông, một người tham gia giao
thông văn hóa cần có cả tính cộng đồng. Tính cộng đồng trong văn hóa giao
thông không chỉ đơn thuần là việc tuân thủ luật lệ mà còn bao gồm mối quan hệ
giữa các nhân tố trong cộng đồng giao thông, qua đó thể hiện lòng tôn trọng và
sự chia sẻ giữa con người với con người. Đây là một yếu tố quan trọng trong
việc xây dựng một môi trường giao thông an toàn và lịch sự. Người tham gia
giao thông văn hóa không chỉ đơn thuần là những người tuân thủ luật lệ mà còn
là những người sẵn lòng hỗ trợ và chia sẻ với những người xung quanh. Họ
không chen lấn, tôn trọng không gian và quyền ưu tiên của người khác. Khi
chứng kiến một tai nạn giao thông, họ không ngần ngại cấp cứu và hỗ trợ người
bị nạn, đặc biệt là người già, người yếu, và trẻ em. Họ tự chủ động đưa người
qua đường, giúp họ vượt qua nguy hiểm một cách an toàn. Ngoài ra, họ còn hỗ
trợ cảnh sát giao thông trong việc phê bình và ngăn chặn hành vi vi phạm của
người khác. Khi gặp phải sự cố về đường sá hoặc phương tiện, họ phản ứng kịp
thời báo hiệu và hỗ trợ để đảm bảo an toàn cho mọi người.

Theo dự kiến, tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024, Quốc hội sẽ xem xét thông
qua dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Dự án Luật có nhiều điểm
mới, tiệm cận với những quy định của công ước quốc tế về giao thông đường
bộ, trong đó có hệ thống quy tắc; hướng đến ưu tiên sử dụng khoa học công
nghệ trong quản lý, điều hành giao thông; kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu về giao
thông đường bộ… Dự án Luật đang nhận được nhiều kỳ vọng khi có hiệu lực sẽ
tạo chuyển biến tích cực hơn nữa trong bảo đảm an toàn giao thông, xây dựng
văn hóa giao thông an toàn

Tựu chung lại, việc cải thiện nhằm nâng cao văn hóa giao thông của người dân
đang là một nhiệm vụ trọng điểm của cá nhân và toàn xã hội. Để thực hiện được
việc xây dựng văn hóa giao thông, không chỉ cần có những tác động của các cơ
quan quản lý nhà nước hay người thực thi công vụ về giao thông mà còn quyết
định rất nhiều ở từng cá nhân tham gia. Việc chấp hành luật lệ giao thông và
hành xử văn hóa của người tham gia giao thông là một trong các nội dung quan
trọng nhất, có tính quyết định trong việc giảm thiểu ùn tắc giao thông, tai nạn
giao thông, góp phần xây dựng nền văn hóa giao thông Việt Nam lành mạnh.

You might also like