Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 122

CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Khái niệm :


Sóng vô tuyến từ lâu đã được sử dụng trong việc liên lạc , cũng như là kiểm
soát tốc độ giao thông trên các đại lộ và trên những đường giao thông chính . Cho
đến khi chiến tranh thế giới lần thứ hai các nước đồng minh mới sử dụng các thiết
bị dò tìm vô tuyến ( radio detection ) để quan sát các mục tiêu bay và dùng làm vũ
khí phòng thủ chống lại sự tấn công từ trên không .
Đối với thiết bị này người Anh gọi là RDF (RADIO DIRECTION FINDING
), còn quân đội Mỹ lúc bấy giờ thì gọi thiết bị này là RPF (RADIO POSITION
FINDING ), sau đó một thuyền trưởng hải quân Mỹ là ông S.M.Tucker đã gọi
thiết bị này là RADAR ( RADIO DETECTION AND RANGING ) và tên gọi này
đã nhanh chóng được các nước Mỹ và Anh chấp nhận và năm 1943.
Radar ( rađar : Radio detection and ranging nghĩa là dò tìm và định vị bằng
sóng vô tuyến ) là những thiết bị bảo đảm nhận những tin tức từ những mục tiêu
nhờ việc thu và phân tích sóng vô tuyến .
Như vậy những thiết bị như máy thu thanh ( Radio ), máy thu hình
(Television set ) cũng là những thiết bị nhận tín hiệu bằng sóng vô tuyến nhưng
không phải là thiết bị radar vì những tín hiệu nầy không cung cấp các tham số của
đài phát ( tin tức của mục tiêu ) như cự ly đến trạm phát, hướng của trạm phát ...
Mục tiêu radar có thể là : Loại khí động lực ( máy bay , tên lửa có cánh );
Loại vượt đại châu và vũ trụ ( đầu đạn hạt nhân , vệ tinh ) ; Mục tiêu trên mặt đất
( Xe tăng , ô tô ); Trên mặt nước ( tàu , thuyền ); Mục tiêu có nguồn gốc thiên
nhiên ( đám mây , vật chuẩn tự nhiên , các hành tinh ).
Đối với việc giám sát các họat động bay , để phát hiện và đo đạc các tham số
chuyển động của mục tiêu trên không liên tục và không bỏ sót thì các hệ thống
radar được bố trí theo những quy luật nhất định trên tòan lãnh thổ , có liên hệ chặc
chẽ với nhau để thu thập , xử lý và cung cấp thông tin về mục tiêu trên không .
1.2. Trình tự nhận tin tức radar :
1.2.1. Phát hiện mục tiêu :
Phát hiện là quyết đoán có hay không có mục tiêu trong một vùng không gian với
xác suất quyết đoán sai cho phép nào đó . Việc đầu tiên của một đài radar là phải
phát hiện được mục tiêu theo tính năng của đài ( radar cảnh giới phòng không thì
phát hiện được các mục tiêu bay, radar cảnh giới bờ biển thì phát hiện được tàu
thuyền ...)
1.2.2. Đo toạ độ và các tham số chuyển động :
Sau khi phát hiện được mục tiêu, các thiết bị của đài radar sẽ tiến hành phân tích
để đưa ra các tham số của mục tiêu , gọi là toạ độ của mục tiêu. Đo tọa độ là đánh
giá tọa độ và các tham số chuyển động của mục tiêu với sai số cho phép nào đó
trong hệ thống tọa độ cầu . Các tham số của tọa độ mục tiêu là :
- Cự ly từ đài radar đến mục tiêu : r
- Góc phương vị : 
- Góc tà : 

r

1.2.3. Phân biệt mục tiêu :


Trong giáo trình này chúng ta chỉ nghiên cứu đến một loại radar là radar quan sát
trên không để phát hiện và dẫn đường cho máy bay nên các tham số mà ta cần
quan tâm là các số liệu về vùng quan sát không gian . Do đó nếu trong vùng không
gian ta quan sát không phải có một mục tiêu là có nhiều mục tiêu khác thì khi phát
hiện và đo đạc các tham số của mục tiêu đài radar phải phân biệt được có bao
nhiêu mục tiêu trong vùng không gian mà đài quan sát , đây là bài toán phát hiện
và đo đạc các tham số của mục tiêu khi bên cạnh mục tiêu này còn có những mục
tiêu khác . Có các loại phân biệt : Phân biệt theo cự ly ( r ), phân biệt theo các tọa
độ góc (, ), phân biệt theo tốc độ ( v ). Khả năng phân biệt theo các tọa độ được
đặc trưng bởi thể tích phân biệt . Kích thước của thể tích phân biệt được thể hiện
bởi các giá trị : theo cự ly ( r ), trong mặt phẳng phương vị ( ), trong mặt phẳng
góc tà ( ), thể tích này được thiết lập sao cho nếu có một mục tiêu ở tâm thể tích
bên cạnh cũng không làm các chỉ tiêu chất lượng phát hiện và đo lường các toạ độ
mục tiêu nằm ở tâm thể tích phân biệt này kém đi . Trong phương pháp bức xạ
xung thể tích phân biệt được gọi là thể tích xung . Nghĩa là mỗi mục tiêu trong
không gian đều có một thể tích , thể tích này được xác định bởi các tham số như
chiều rộng , chiều dài và chiều cao , khi các thể tích nầy quá gần nhau thì đài radar
chỉ nhận biết được có một mục tiêu mà thôi .
Khả năng phân biệt của đài radar theo toạ độ nào đó được định nghĩa là lượng
khác biệt ít nhất về toạ độ ấy của hai mục tiêu khi các toạ độ khác của chúng trùng
nhau mà đài radar còn quan sát được riêng rẽ từng mục tiêu .
Ví dụ : Khả năng phân biệt theo cự ly là khoảng cách nhỏ nhất giữa hai mục tiêu
nằm ở cùng một phương vị và góc tà, mà khi đó đài radar còn quan sát được riêng
biệt chúng.
1.2.4. Nhận biết mục tiêu :
Mục tiêu sau khi được phát hiện và đo đạc các tham số thì chỉ biết được số
lượng , toạ độ chứ chưa biết được kiểu loại và máy bay ta hay máy bay lạ , vì vậy
ngoài việc phát hiện mục tiêu các đài radar còn cần phải nhận biết được mục tiêu
nhờ thiết bị đi kèm đó là máy hỏi - đáp .
1.2.5. Khả năng chống nhiễu : Các thiết bị radar cần phải có khả năng chống
nhiễu cao đối với nhiễu thiên nhiên và nhiễu nhân tạo . Kẽ địch thường dùng nhiễu
nhân tạo có thể ở dạng bức xạ (nhiễu tích cực ), hay ở dạng phản xạ ( nhiễu tiêu
cực ) . Nhiễu che lấp tín hiệu có ích hay làm ta tưởng lầm là mục tiêu ( không phát
hiện hay phát hiện lầm )
Khả năng chống nhiễu là khả năng của đài radar bảo đảm được các chỉ tiêu chất
lượng phát hiện , đo lường ( hay nhận biết) ở một mức độ đã cho khi có nhiễu ,
cũng là khả năng sử dụng nguồn nhiễu làm tin tức radar .
Sóng radar có thể là sóng siêu âm ( dùng để phát hiện mục tiêu dưới nước ), sóng
điện từ ( có bước sóng từ 1mm đến 100km); Các sóng ở dãi milimét , centimét ,
mét có vai trò quan trọng nhất . Hiện nay các sóng điện từ ngắn hơn ( sóng hồng
ngoại , sóng ánh sáng ) cũng được sử dụng trong radar .

Bảng 1-1 Các dải tần số sử dụng của radar

Ký hiệu dải tần HF VHF UHF L S C X Ku K Ka MMW

Tần số 0,003 0,03 0,3 1,0 2,0 4,0 8,0 12,5 18,0 26,5
>40
( GHz ) 0,03 0,3 1,0 2,0 4,0 8,0 12,5 18,0 26,5 40,

Bước sóng 10.000 1.000 100 30 15 7,5 3,75 2,4 1,67 1,13
<0,75
( cm ) 1.000 100 30 15 7,5 3,75 2,4 1,67 1,13 0,75
1.3. Những nguyên tắc nhận tin tức radar
Những tin tức về mục tiêu trong tín hiệu radar là những dao động điện từ có
các tham số liên hệ chặt chẽ với các tham số của mục tiêu .
Phương pháp nhận tin tức radar thông thường nhất là phương pháp radar chủ
động . radar này chiếu xạ mục tiêu nhờ năng lượng điện từ và thu sóng phản xạ bởi
mục tiêu bằng thiết bị thu . Loại radar này còn được gọi là radar chủ động có trả lời
thụ động, hiện nay loại radar này được sử dụng chủ yếu trong việc bảo vệ vùng trời
và kiểm soát không lưu. Khi sóng điện từ phát xạ ra anten đi đến gặp mục tiêu ,
một phần sẽ bị phản xạ trở lại anten radar , sự phản xạ sóng xảy ra ở giới hạn 2 môi
trường lúc này có các tính chất điện và từ khác nhau . Chú ý rằng những dao động
điện từ chiếu xạ mục tiêu vẫn chưa phải là tín hiệu radar vì chúng không chứa
những tin tức về mục tiêu , chỉ có những tín hiệu điện từ phản xạ lại từ mục tiêu
mới gọi là tín hiệu radar vì lúc đó những tín hiệu này mới mang các tin tức về mục
tiêu.
Khi cần nhận biết mục tiêu , tín hiệu radar được tạo nên bằng phương pháp hỏi –
đáp chủ động ( Radar chủ động có trả lời chủ động ). Trong trường hợp này năng
lượng điện từ chiếu xạ mục tiêu làm cho máy trả lời trên mục tiêu phát ra những tín
hiệu vô tuyến hoàn toàn xác định (với điều kiện là trên máy bay phải có trang bị
máy trả lời tương ứng ), những tín hiệu này được nhận bởi máy thu của đài radar
Radar thụ động cũng là một phương pháp quan trọng , đó là phương pháp thu và
xử lý các tín hiệu bức xạ của bản thân mục tiêu ( bức xạ nhiệt của các vật thể , bức
xạ của các thiết bị vô tuyến trên mục tiêu ) .
1.4. Phân loại radar :
Ta có thể phân loại các đài radar theo các yêu cầu chiến thuật và kỹ thuật như sau
:
 Theo yêu cầu chiến thuật :
- Radar phát hiện xa ( Radar cảnh giới ) : Loại đài nầy dùng để phát hiện các
loại máy bay ở tầm xa nên có công suất phát xạ rất lớn, chỉ cần xác định 2 toạ độ
của mục tiêu là cự ly r và góc phương vị  với độ chính xác tương đối , còn đối với
độ cao của mục tiêu thì chỉ cần xác định sơ lược.
- Radar dẫn đường : Loại radar này còn được sử dụng để làm radar cảnh giới
, đây là thiết bị chủ yếu dùng để dẫn đường cho máy bay tiêm kích đến các mục
tiêu trên không , do đó cần phải đo được cả 3 toạ độ ( cự ly, phương vị và độ cao )
với độ chính xác cao đảm bảo dẫn cho máy bay đến đúng vị trí yêu cầu .
- Radar phát hiện mục tiêu bay thấp: Để tránh bị radar cảnh giới hay dẫn
đường phát hiện , máy bay của đối phương thường bay thấp hơn vùng quan sát của
radar cảnh giới , vì vậy để phát hiện được máy bay bay thấp người ta sử dụng loại
radar có búp sóng rà thấp sát mặt đất , làm việc ở dải sóng cm hoặc dm . Tuy
nhiên, ở vùng quan sát thấp nên đài sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn của nhiễu địa vật ,
do đó, đối với loại đài này cần phải có thiết bị chế áp nhiễu tiêu cực phản xạ từ mặt
đất (nhiễu địa vật ), và do cần phải có tính cơ động cao nên đài phải thiết kế gọn ,
nhẹ và có công suất phát xạ nhỏ.
- Radar chuyên dụng : như các loại đài radar có độ chính xác cao , radar
chống vùng mù đỉnh đầu...
 Theo yêu cầu kỹ thuật:
- Theo phương pháp radar: Radar chủ động có trả lời thụ động; Radar chủ
động có trả lời chủ động; Radar thụ động.
- Theo phương pháp đo cự ly : có thể chia thành 2 nhóm lớn : Radar bức xạ
xung (Pulse radar ) và radar bức xạ liên tục ( CW : Continous wave radar ) .
Radar bức xạ xung có ưu điểm chính là : đơn giản trong việc đo cự ly , sử
dụng việc thu và phát chung một anten ; nhược điểm là máy phát phải có công suất
lớn , khá phức tạp trong việc đo tốc độ mục tiêu ( đặc biệt khi cần độ chính xác cao
).
Radar bức xạ liên tục cho phép tách mục tiêu theo tốc độ và đo đơn trị tốc
độ trong dãi tốc độ khá rộng, công suất phát không cần lớn; Nhược điểm là việc
khử ghép giữa tuyến thu và phát rất phức tạp, thiết bị đầu cuối cũng rất phức tạp
khi cần quan sát nhiều mục tiêu theo nhiều tham số.
Phụ thuộc vào dạng tín hiệu phát xạ có thể chia radar bức xạ xung thành :
radar bức xạ xung không tương can, radar bức xạ xung tương can, radar điều tần.
radar điều pha trong xung
Radar bức xạ liên tục được chia thành radar bức xạ liên tục không điều chế,
Radar bức xạ liên tục điều chế, Radar bức xạ liên tục giả tạp.
- Theo kênh radar làm việc độc lập có thể chia thành radar một kênh và radar
nhiều kênh. Trong đó radar nhiều kênh có thể chia thành radar nhiều kênh tần số,
radar nhiều kênh không gian và radar nhiều kênh tần số - không gian.
Radar nhiều kênh tần số sử dụng nhiều kênh phát và thu làm việc ở các tần
số khác nhau trong phạm vi của cùng một giản đồ hướng anten. Mục tiêu bị chiếu
xạ đồng thời ở nhiều tần số , còn tín hiệu ra của các kênh được xử lý theo kiểu trộn
với nhau.
Radar nhiều kênh không gian có nhiều giản đồ hướng ( búp sóng ) anten độc
lập nhau , phát xạ và thu các tín hiệu trên cùng một tần số . Khi đó có thể dùng một
máy phát chung cho tất cả các kênh hoặc dùng riêng mỗi máy phát cho mỗi kênh.
Radar nhiều kênh tần số - không gian có các búp sóng ( giản đồ hướng
anten ) lệch nhau trong không gian , trong mỗi búp sóng đó bức xạ một tần số.
Ưu điểm của radar nhiều kênh là tăng khả năng chống nhiễu và có cự ly tác
dụng xa nhờ tăng được tổng công suất bức xạ khi công suất đỉnh trong mỗi kênh bị
hạn chế bởi giá trị cho phép. Nhược điểm của radar nhiều kênh là rất phức tạp
( đặc biệt ở hệ thống anten ) và kém cơ động .
1.5. Các tham số cơ bản của đài radar :
Trong điều kiện tối ưu , khi phát hiện và đo lường các tham số của mục tiêu
chúng ta sử dụng những tính chất vật lý của sóng vô tuyến:
- Tốc độ lan truyền của sóng trong chân không là hữu hạn và là hằng số (c). Tốc
độ lan truyền trong không khí gần bằng 3.108m/s
- Trong môi trường đồng nhất và đẳng hướng sóng truyền theo đường thẳng
- Tần số dao động điện từ nhận được khác với tần số dao động bức xạ nếu mục
tiêu chuyển động so với đài ( hiệu ứng Doppler )
Hằng số tốc độ và hướng truyền thẳng của sóng cho phép xác định được cự
ly mục tiêu . Thời gian truyền sóng từ đài radar đến mục tiêu và quay về t r (như
vậy với thời gian là tr thì sóng điện từ phải đi được một quãng đường là 2r ) liên hệ
với cự ly mục tiêu bởi công thức :
2r
t r= ( 1-1 )
c
c tr
r= ( 1-2 )
2
Do đó để xác định cự ly từ đài ra đa đến mục tiêu khi sử dụng phương pháp
radar chủ động ta cần đo thời gian lan truyền sóng giữa đài ra đa và mục tiêu trên
cả hai phía , trong đó tr thường được gọi là thời gian giữ chậm tín hiệu phản xạ.
Việc xác định tọa độ góc ( hướng ) của mục tiêu dựa vào tính chất truyền
thẳng của sóng . Với mục đích này người ta sử dụng những anten định hướng.
Hướng của mục tiêu ( góc phương vị ) là góc tạo bởi hướng của anten ( khi phát
hiện mục tiêu ) với hướng Bắc .
Việc đo thành phần xuyên tâm của tốc độ chuyển động của mục tiêu đối với
đài radar ( vxt ) dựa vào hiệu ứng Doppler ( Hiệu ứng Doppler chỉ xảy ra khi mục
tiêu chuyển động so với đài ). trong radar chủ động , hiệu ứng Doppler xuất hiện 2
lần :
- Lần đầu : Do mục tiêu chuyển động so với đài nên tần số dao động điện từ
“ Nhận được “ bởi mục tiêu chuyển động fpx ( tần số của tín hiệu phản xạ ) , khác
với tần số dao động bức xạ fbx
v xt
f px=f bx (1± ) ( 1-3 )
c
- Lần thứ hai : Tần số dao động nhận được bởi máy thu của đài ra đa ( tần số
của tín hiệu thu ft ) khác với tần số tín hiệu phản xạ :
v xt
f t=f px (1± ) ( 1-4 )
c
Vì vậy :
f t=f bx ¿ ( 1-4 )
Thông thường
v xt
 1, Chúng ta có biểu thức gần đúng :
c
f t=f bx ¿ ( 1-6 )
 Dấu + tương ứng với trường hợp ra đa và mục tiêu dịch lại gần nhau
 Dấu – tương ứng trong trường hợp ngược lại
2 v xt 2 v xt
Trị số F d= f bx= ( 1-7 )
c λ
Fđ là dịch tần Doppler của tín hiệu ra đa phản xạ từ mục tiêu
Vậy tốc độ xuyên tâm của mục tiêu ( gọi tắt là thành phần xuyên tâm của tốc
độ mục tiêu ) phụ thuộc vào độ dịch tần Doppler của tín hiệu :

Fd × c
v xt = ( 1-8 )
2 F bx
Vì vậy , những tín hiệu radar nhận được chứa đựng tin tức hạn chế về các
tọa độ của mục tiêu và các đạo hàm của chúng, nên muốn đo được toạ độ và tốc độ
của các loại mục tiêu di chuyển không theo hướng xuyên tâm so với đài radar thì
trong đài cần phải có thêm các thiết bị gia công tín hiệu . Việc gia công các tín hiệu
cho phép xác định cự ly mục tiêu , các tọa độ góc và tốc độ xuyên tâm của mục
tiêu đối với đài ra đa . Khả năng đó được mở rộng nếu có thể quan sát mục tiêu và
nhận tín hiệu trong một khoảng thời gian nào đó ; phân tích số liệu tọa độ góc và
cự ly cũng cho phép xác định tốc độ góc và hai thành phần ( xuyên tâm và tiếp
tuyến ) , tốc độ của mục tiêu đối với đài radar .
1.6. Những tính năng kỹ – chiến thuật của đài radar :
1.6.1 Tính năng chiến thuật :
- Vùng quan sát : Là miền không gian trong đó đài radar đảm bảo cho ra thông
tin về mục tiêu ( có bề mặt phản xạ hiệu dụng trung bình bằng một giá trị cho trước
) với chất lượng không thấp hơn yêu cầu . Radar có nhiệm vụ quan sát mục tiêu
trong vùng này . Vùng quan sát giới hạn bởi cự ly cực đại (r max ), cự ly cực tiểu (rmin
) và các góc quan sát trong mặt phẳng ngang () và mặt phẳng đứng ()

rmax
Hình 1.1
- Chu kỳ quét Tq : là thời gian để ra đa quét hết vùng quan sát một lần ( Một
vòng quay của anten đài radar ).
- Các tọa độ được đo : cự ly ( r ), góc phương vị (  ), góc tà (  )
- Độ chính xác đo các tọa độ và tốc độ mục tiêu : Đây là một chỉ tiêu quan
trọng nhất của đài radar , được đặc trưng bởi sai số của các toạ độ được đo , nghĩa
là hiệu giữa giá trị thực và giá trị đo được của các toạ độ . Do đó để đánh giá độ
chính xác các phép đo của đài radar phải chú ý đến sai số trung bình bình phương
của phép đo ( phương sai của sai số đo), đó là các sai số ngẫu nhiên .
+ Ký hiệu giá trị bình phương trung bình đo cự ly : r
+ Ký hiệu giá trị bình phương trung bình đo tọa độ góc : 
+ Ký hiệu giá trị bình phương trung bình đo tốc độ : v
- Khả năng phân biệt : Khả năng phân biệt của một đài radar là khả năng
quan sát riêng rẽ các mục tiêu có một trong các toạ độ khác nhau hoặc tốc độ khác
nhau
+ Khả năng phân biệt theo cự ly r là khoảng cách nhỏ nhất giữa hai mục
tiêu có các tọa độ góc và tốc độ giống nhau mà đài có thể quan sát riêng rẽ được .
Nếu khoảng cách giữa 2 mục tiêu nhỏ hơn r thì đài radar quan sát chúng như là
một mục tiêu .
+ Khả năng phân biệt theo tọa độ góc  là góc nhỏ nhất giữa hướng của
hai mục tiêu có cự ly và tốc độ giống nhau mà đài ra đa có thể quan sát riêng rẽ
được .
+ Khả năng phân biệt theo tốc độ v là hiệu tốc độ nhỏ nhất của hai mục
tiêu có cự ly và tọa độ góc gần như nhau (cùng nằm trong một thể tích phân biệt )
mà đài ra đa có thể quan sát riêng rẽ được .
- Độ tin cậy sử dụng : Là khả năng đài radar thực hiện được nhiệm vụ mà
không làm cho tính năng chiến - kỹ thuật của nó bị thay đổi khỏi phạm vi cho phép
trong một khoảng thời gian yêu cầu. Nó được đặc trưng bởi khả năng làm việc
không hỏng và khả năng khôi phục nhanh sau hỏng hóc , trong những điều kiện sử
dụng nhất định của đài radar. Nêu lên khả năng hoàn thành chức năng của đài
trong một khoảng thời gian xác định. Thông thường độ tin cậy được biểu thị bởi
xác suất đài làm việc tốt trong một khoảng thời gian đã cho.
- Khả năng chống nhiễu : là khả năng duy trì được các chỉ tiêu chiến– kỹ
thuật của đài ra đa trong điều kiện có nhiễu tác động, nói cách khác khả năng
chống nhiễu của đài radar là khả năng mà đài vẫn thực hiện được nhiệm vụ với
chất lượng giảm cho phép trong điều kiện có tác động của nhiễu . Những con số
của chỉ tiêu chiến – kỹ thuật chưa đánh giá được khả năng chống nhiễu . Chỉ có thể
nói rằng trong hai đài ra đa bị nhiễu tác động như nhau, đài nào có các chỉ tiêu
chiến – kỹ thuật giảm sút ít hơn thì đài đó có khả năng chống nhiễu tốt hơn .
Về tính năng chiến thuật đôi khi người ta còn kể thêm những điều kiện làm
việc của đài ( tính chất của mục tiêu , điều kiện thời tiết , vị trí triển khai, thành
phần của thông tin radar,khả năng dung hòa điện từ các đặc trưng cơ động , … )
1.6.2. Tính năng kỹ thuật : các tính năng kỹ thuật gồm có :
- Nguyên tắc xây dựng đài ra đa (phương pháp nhận tín hiệu radar,
dạng dao động bức xạ, phương pháp gia công tín hiệu trong máy thu).
- Tần số mang của dao động bức xạ fbx hay bước sóng 
- Quy luật điều chế dao động bức xạ
- Công suất bức xạ trung bình Ptb và đỉnh Pđ
- Dạng và độ rộng giản đồ hướng của an ten  và  .
- Độ nhạy máy thu theo công suất (Ptmin)hay năng lượng (tm).
Các tính năng kỹ – chiến thuật của một đài ra đa có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau . Các yêu cầu chiến - kỹ thuật là giá trị định lượng đặc trưng của đài radar ,
phụ thuộc vào trình độ khoa học kỹ thuật , tính năng của từng đài và giá thành của
sản phẩm .

SƠ ĐỒ CẤU TRÚC TỔNG QUÁT CỦA ĐÀI RADAR CHỦ ĐỘNG

HỆ THỐNG PHÁT CHUYỂN MẠCH HỆ THỐNG


THU - PHÁT ANTEN

HỆ THỐNG ĐIỀU HỆ THỐNG THU


CHẾ
HỆ THỐNG
NGUỒN ĐIỆN
HỆ THỐNG HỆ THỐNG HIỂN
ĐỒNG BỘ THỊ
Hệ thống anten : Anten tuyến phát dùng để phát xạ tín hiệu ra không trung ;
Anten thu dùng để thu tín hiệu có công suất rất nhỏ phản xạ trở về từ mục tiêu và
đưa các tín hiệu nầy đến hệ thống thu. Thông thường trong các loại radar kiểm soát
không lưu và quản lý vùng trời thì hệ thống anten thu và phát được thiết kế chung
thành một anten. Hệ thống anten dùng để bức xạ có định hướng tín hiệu phát và
thu nhận các tín hiệu phản xạ . Để tạo ra vùng quan sát cần thiết và đảm bảo khả
năng xác định các toạ độ góc của mục tiêu cần phải quét búp sóng của anten trong
các mặt phẳng tương ứng ( mặt phẳng ngang , mặt phẳng thẳng đứng )
Chuyển mạch thu - phát: có chức năng đưa tín hiệu phát ra anten và chuyển
tín hiệu thu đến máy thu, không cho năng lượng cao tần từ máy phát đến máy thu.
Hệ thống phát: Khuếch đại tín hiệu đủ lớn theo yêu cầu , đưa đến hệ thống
chuyển mạch thu - phát
Hệ thống điều chế : Tạo ra các xung năng lượng cao tần đã được đồng bộ,
sau đó ghép với hệ thống phát
Hệ thống đồng bộ : Tạo ra các xung đồng bộ dùng để kích phát các xung
năng lượng cao tần RF và đảm bảo đồng bộ hoạt động của tất cả các tuyến và các
hệ thống trong đài radar
Hệ thống thu : Khuếch đại và gia công tín hiệu nhận được, lọc nhiễu và đưa
tín hiệu đã được xử lý đến hệ thống hiển thị.
Hệ thống hiển thi : Phát hiện , đo toạ độ và các tham số chuyển động của
mục tiêu
Hệ thống nguồn điện : Cấp điện cho các hệ thống trong toàn đài radar
Đây chỉ là sơ đồ cấu trúc tổng quát của đài radar quản lý vùng trời , chỉ bao
gồm những hệ thống và các thiết bị cần thiết, chủ yếu về mặt chức năng, còn các
đài radar cụ thể là những phương tiện kỹ thuật vô tuyến hết sức phức tạp và đa
dạng cả về số lượng , chủng loại các linh kiện và các phần tử cấu tạo nên đài radar
lẫn về các mối liên hệ giữa chúng với nhau.

CHƯƠNG II

BỨC XẠ THỨ CẤP SÓNG ĐIỆN TỪ


2.1. KHÁI NIỆM
Dựa theo nguyên lý hoạt động ( phương pháp radar ) của đài radar , có thể chia
radar ra làm 2 loại là radar chủ động và radar thụ động , trong radar chủ động được
phân ra thành 2 loại là radar sơ cấp ( radar chủ động trả lời thụ động )và radar thứ
cấp ( radar chủ động trả lời chủ động ).
Để tìm hiểu kỹ hơn về các loại radar , trước tiên ta tìm hiểu về nguyên tắc bức xạ
thứ cấp của sóng điện từ .
Radar là một thiết bị hoạt động dựa trên nguyên lý phát và thu sóng điện từ phản
xạ trở lại từ mục tiêu, hiện tượng phản xạ này được gọi là bức xạ thứ cấp, do đó
hiện tượng phản xạ là nền tảng cở sở để xây dưng nên hệ thống radar. Vì vậy trong
chương này sẽ nghiên cứu kỹ về các hiện tượng bức xạ sóng. Không phải chỉ có
các sóng vô tuyến mà các sóng bất kỳ khác cũng có hiện tượng bức xạ . Bức xạ thứ
cấp xuất hiện khi sóng gặp phải chướng ngại trên đường truyền lan . Sóng tới
chướng ngại được gọi là sóng sơ cấp , sóng phản xạ hay tán xạ từ chướng ngại vật
gọi là sóng thứ cấp . Còn chướng ngại được gọi là vật bức xạ thứ cấp thụ động .
Tính bất đồng nhất của môi trường cũng chính là một chướng ngại . Các tham số
của môi trường không đồng nhất với nhau về độ thẩm điện , độ thẩm từ hay điện
dẫn .
Thí dụ : Ta xét bức xạ sóng điện từ của mặt nước , dưới tác dụng của sóng
điện từ , trên mặt nước xuất hiện dao động của các điện tích , dòng điện cảm ứng
chính là nguồn bức xạ sóng điện từ thứ cấp . Nếu sóng tới một bề mặt điện môi
cũng tạo ra một dòng điện dịch đây là nguồn bức xạ thứ cấp .
Để có thể quan sát sự phụ thuộc của sóng sơ cấp vào kích thước , hình dạng,
tính chất của vật thể bức xạ thứ cấp ta có thể làm một thí nghiệm đơn giản như
sau :
Nếu trên đường lan truyền ta đặt một vật có kích thước nhỏ so với độ dài
sóng thì sóng sơ cấp sẽ bao ngay lấy vật ấy và thành phần của mặt nước bao quanh
vật ấy dao động đồng pha . Lúc này không xảy ra hiện tượng phản xạ sóng mà chỉ
có sự tán xạ năng lượng sóng xảy ra đều theo các hướng . Còn nếu ta thay vật nầy
bằng một phiến rộng hơn so với độ dài sóng lan truyền, thì sự tán xạ sóng sẽ không
đều do kết quả giao thoa của các sóng từ các phần tử của vật phản xạ , ở hướng các
sóng đồng pha , bức xạ thứ cấp sẽ cực đại , và ngược lại không có bức xạ thứ cấp ở
các hướng mà các phần tử khử nhau ( ngược pha nhau ) . Hiện tượng tương tự
cũng xảy ra khi nghiên cứu sóng vô tuyến , với những kích thước tương đối của vật
thể so với độ dài sóng khác nhau , phân bố pha ( hay biên độ ) của dòng trên mặt
dẫn cũng khác nhau và sự giao thoa của sóng tạo nên bởi các dòng điện này ở các
điểm khác nhau trong không gian sẽ khác nhau .
Như vậy , sóng phản xạ ( bức xạ thứ cấp ) từ một vật thể phụ thuộc rất nhiều
vào kích thước của vật thể đó .Ta cần chú ý nhất trường bức xạ thứ cấp ở vùng xa .
Phân bố trường ở vùng xa không phụ thuộc vào công suất bức xạ sơ cấp và được
xác định nhờ khái niệm diện tích phản xạ hiệu dụng của vật bức xạ thứ cấp . Khái
niệm diện tích phản xạ hiệu dụng có thể dùng cho những vật bức xạ thứ cấp tập
trung và phân bố .
Bức xạ thứ cấp tập trung là vật bức xạ nằm hoàn toàn trong thể tích phân
biệt . Đôi khi người ta còn phân bức xạ thứ cấp tập trung thành bức xạ đơn và
nhóm ; Bức xạ thứ cấp nhóm tạo nên từ một loạt bức xạ đơn độc lập .
Thí dụ : Một tốp máy bay nằm lọt trong một thể tích phân biệt có thể coi như
một vật bức xạ nhóm trong khi mỗi máy bay lại lạ một bức xạ đơn . Với những
sóng đủ ngắn , mỗi máy bay lại có thể coi như là một vật bức xạ nhóm và từng
phần của nó ( thân , cánh , đuôi ...) như là một vật bức xạ đơn .
2.2. DIỆN TÍCH PHẢN XẠ HIỆU DỤNG CỦA CÁC VẬT BỨC XẠ THỨ
CẤP TẬP TRUNG
2.2.1. Định nghĩa : Diện tích phản xạ hiệu dụng của một vật bức xạ thứ cấp tập
trung  là diện tích của một vật bức xạ tưởng tượng đặt vuông góc với hướng
truyền sóng , tán xạ tất cả năng lượng sóng tới nó một cách đều đăn theo mọi
hướng và tạo nên mật độ thông lượng năng lượng trường có phân cực đã cho giống
như mục tiêu thực tế . Diện tích phản xạ hiệu dụng gọi tắt là diện tích hiệu dụng .
Định nghĩa diện tích phản xạ hiệu dụng được giải thích như sau : Giả sử
trong không gian tự do có một máy phát chiếu xạ ,một mục tiêu và một máy thu
của đài ra đa . Khoảng cách từ mục tiêu đến máy thu là r , mật độ thông lượng
năng lượng ( năng lượng sóng trong một đơn vị góc khối) của sóng tán xạ ở mục
tiêu là SM , và mật độ thông lượng năng lượng của sóng thứ cấp ở điểm thu là S t
được coi là đã biết . Ta thay thế mục tiêu bởi một vật bức xạ thứ cấp dẳng hướng
tưởng tượng, tức là vật này sẽ tán xạ toàn bộ năng lượng sóng tới.Vật bức xạ này
tạo nên mật độ thông lượng năng lượng bằng St trên mặt cầu bán kính r (Ta xét
hiện tượng bức xạ và phản xạ trong không gian với hệ toạ độ cầu), do đó nó tán xạ
công suất P=4r2St , vì bề mặt phản xạ hiệu dụng tán xạ toàn bộ năng lượng sóng
tới nên : P=  SM
P 2 t S
Do đó : σ = S =4 π r S ( 2-1 )
M M

Công thức này tương ứng với định nghĩa diện tích phản xạ hiệu dụng của một vật
bức xạ thứ cấp đã nêu ở trên . Sau khi biểu diễn S M và St bằng bình phương biên
độ trường tương ứng thì :
2 2
2 Et 2 Ht
σ =4 π r 2
=4 π r 2 ( 2-2 )
EM HM
Với Et , EM - Cường độ điện trường tại máy thu và vật bức xạ thứ cấp
Ht , HM - Cường độ từ trường tại máy thu và vật bức xạ thứ cấp
Trong trường hợp chung trị số của diện tích hiệu dụng phụ thuộc vào hướng của
mục tiêu so với hướng của máy phát và máy thu đài ra đa như hình vẽ sau :

1

Máy phát 
Máy thu

Hình 2-1

Qua hình vẽ trên ta thấy diện tích phản xạ hiệu dụng của mục tiêu không những
phụ thuộc vào bình phương biên độ trường tương ứng mà còn phụ thuộc vào góc
tạo bởi hướng anten máy phát và máy thu với hướng bay của mục tiêu là  và 1;
Vậy  =(Et, , EM , Ht , HM , , 1)
Nếu máy thu và máy phát ở cùng một vị trí (hệ thống phối hợp vừa thu, vừa phát
hay gọi là hệ thống radar phối hợp) thì  = 1,
do đó :  =(Et, , EM , Ht , HM , , )
Còn đối với trường hợp hệ thống radar là phân tán nghĩa là máy phát và máy thu ở
các vị trí khác nhau thì như trên dã nói sự phụ thuộc của trị số diện tích hiệu dụng
vào hướng thu đối với ra đa phân tán xác định bởi giản đồ hướng công suất bức xạ
thứ cấp ( giả sử hướng của máy phát so với hướng của mục tiêu là không đổi , còn
hướng của máy thu so với mục tiêu thay đổi ) ta có :
() =  (1 , ) với 1=const.
Ta có được giản đồ hướng này bằng thực nghiệm : dịch chuyển máy thu quanh
mục tiêu và giữ nguyên vị trí máy phát .
Còn nếu dịch chuyển máy thu phát quanh mục tiêu hoặc quay mục tiêu để thay đổi
hướng so với máy thu phát ta sẽ nhận được một giản đồ hướng gọi là giản đồ
hướng thứ cấp ngược ().
Trong trường hợp chung mục tiêu đổi hướng trong không gian chứ không phải
trong mặt phẳng , nên diện tích hiệu dụng của bức xạ thứ cấp đối với radar phối
hợp là một hàm của hai góc :  =  (,); Đối với radar phân tán  =  (1 ,  , 1 ,
)
Trị số của diện tích hiệu dụng phụ thuộc vào vật liệu mục tiêu , kích thước
tương đối của mục tiêu so với bước sóng , các đặc trưng phân cực của môi trường
và anten máy thu – phát .
Bình thường , ta coi môi trường là đồng nhất , tức là không thay đổi đặc tính
phân cực , sự phân cực của anten thu và phát là giống nhau và ra đa là loại phối
hợp .
Vì diện tích phản xạ hiệu dụng của vật bức xạ thứ cấp là một tham số quan
trọng trong việc phát hiện mục tiêu của đài radar , mà ta cũng biết với những vật có
kích thước khác nhau so với bước sóng tới thì cũng tạo ra những bức xạ thứ cấp
khác nhau , người ta đã tìm ra được sự phụ thuộc của diện tích phản xạ hiệu dụng
 của vật có kích thướcso với bước sóng như sau :
 Diện tích phản xạ hiệu dụng của vật thể có kích thước rất nhỏ so với bước
sóng của sóng tới :
Dựa vào công thức ( 2-2), người ta đã chứng minh được diện tích phản xạ
hiệu dụng của vật thể có kích thước rất nhỏ so với bước sóng là :
6
3 l
σ =4 π 4 ( 2-3 )
λ
Qua công thức ( 2-3 ) ta thấy diện tích hiệu dụng của các vật thể có kích
thước rất nhỏ so với bước sóng tỷ lệ thuận với luỹ thừa sáu của kích thước vật thể (
l6 ) và tỷ lệ nghịch với lũy thừa bậc bốn của bước sóng (4 ). Do đó các vật thể có
kích thước rất nhỏ so với bước sóng cũng có diện tích hiệu dụng nhỏ , làm cho khả
năng phản xạ sóng kém , vì vậy để phát hiện các mục tiêu thông thường như máy
bay , tên lửa , ... radar chỉ có thể sử dụng bước sóng lớn nhất là sóng mét , còn đối
với những vật thể nhỏ hơn như mìn , trái phá , các hạt nhỏ trên đường truyền sóng
như hạt sương , mưa ... thì chỉ sử dụng được sóng cm và ngắn hơn . Trên thực tế
đối với radar khí tượng và radar dãi sóng cm thì trên màn hiện sóng ta có thể quan
sát được những đám mây giông .
 Diện tích hiệu dụng của vật thể có kích thước cùng cở bước sóng : Đây
là một trường hợp đặc biệt , lúc nầy diện tích hiệu dụng  có tính chất cộng hưởng
1
và phụ thuộc vào tỷ số λ , hướng truyền sóng và tính phân cực của anten thu-phát.
Thí dụ đơn giản nhất của các vật thể có kích thước có thể so sánh với bước sóng là
các chấn tử thụ động có dạng một dây dẫn mảnh hay một băng kim loại hẹp . Khi
độ dài của chấn tử này bằng một số nguyên lần bước sóng ( n ) thì dòng điện cảm
ứng trong chấn tử sẽ đạt được cực đại ( cộng hưởng ).
Khi đặt một chấn tử nửa sóng ( là loại chấn tử có chiều dài hiệu dụng h hd =
/4 , và có mô đun trở kháng bức xạ / z / = R = 73 ) song song với vectơ trường
EM của sóng sơ cấp , người ta đã chứng minh được diện tích hiệu dụng của chấn tử
nửa sóng là :

[ ]
2
2 E 2t ❑ 60 π h 2hd
σ =4 π r =4 π ( 2-4 )
EM
2
λ|z|
60 π I 0 h hd
Với : Et = (2-5)

Trong đó dòng điện biến đổi theo quy luật hình sin , có biên độ dòng ở bụng sóng
đứng I0 bằng tỷ số sức điện động cảm ứng và modun trở kháng bức xạ của chấn
E M h hd
tử /z/ : I 0=
|z|
(2-6)
Do đó giá trị của diện tích phản xạ hiệu dụng trong trường hợp cộng hưởng là :
 = 0 = 0,862 = 0,86 ( 2l)2 (2-7)
Ở đây : l_ Độ dài của chấn tử nửa sóng ( l = /2 )
Qua công thức ( 2-7 ) cho thấy diện tích hiệu dụng của chấn tử nửa sóng lớn
hơn rất nhiều so với diện tích hình học của bản thân chấn tử , những chấn tử loại
này đặc biệt gọn nhẹ thường được thả từ trên máy bay xuống thành từng đám để
làm nhiễu tiêu cực .
Tại vị trí cộng hưởng thì diện tích phản xạ hiệu dụng trong trường hợp này
là cực đại . Khi bước sóng ( hay độ dài của chấn tử ) thay đổi thì sẽ không còn
cộng hưởng nửa , chấn tử càng mảnh thì đường cong cộng hưởng càng nhọn .
Trong thực tế khi rải nhiễu tiêu cực bằng phương pháp này thì các chấn tử
không chỉ nằm song song với vectơ cường độ trường mà nó sắp xếp hổn loạn trong
không gian , diện tích hiệu dụng phụ thuộc vào hướng so với hướng của trường sơ
cấp , nếu gọi  là góc tạo bởi hướng của chấn tử và hướng của vectơ trường E M ,
thì  là một trị số ngẫu nhiên nhận các giá trị từ 0 đến /2 . Cho nên không thể tính
được giá trị của diện tích phản xạ hiệu dụng được mà phải tính giá trị trung bình
của diện tích phản xạ hiệu dụng σ̄ :
π
2

σ̄ =∫ σ (θ)P(θ)d (θ) (2-8)


0

Mỗi giá trị của  tương ứng với một vị trí bất kỳ của chấn tử trong không
gian .
Khi  = 0 thì diện tích hiệu dụng đạt cực đại
Khi  = /2 thì diện tích hiệu dụng đạt cực tiểu và bằng 0
2 π sin θ d θ
P(θ) d (θ)= =d (−cos θ) (2-9)

π
2
Từ đó : σ̄ =∫ σ 0 co s 4 (θ ) d (−cos θ)= 1 σ0 ( 2 - 10 )
0 5
hoặc : σ̄ =0,17 λ 2=0,17 ¿ ( 2 - 11 )
Người ta đã chứng minh được : () = 0cos4()
Từ công thức ( 2 - 11 ) được dùng để tính toán số chấn tử cần thiết để tạo
nhiễu tiêu cực , giá trị diện tích hiệu dụng của n chấn tử nằm trong một thể tích
phân biệt :
σ̄ n=n σ̄ ( 2 - 12 )
Giá trị trung bình cũng như giá trị cực đại của diện tích hiệu dụng của chấn
tử là một hàm của l/. Khi lệch cộng hưởng nhỏ , hàm này biến thiên như các
đường cong cộng hưởng như hình vẽ sau :
σ̄
l2

l = const

l
0,5 1,0 1,5 λ
HÌNH 2 - 2
σ̄
λ2
Khi l = , (1,5 ), 3, ... cũng xảy ra cộng hưởng nhưng trong những trường
hợp này dạng của giản đồ hướng thay đổi , như hình vẽ sau :
HÌNH 2 - 3

 = const

Hai hình ( 2-2) và ( 2-3) biểu diễn mối quan hệ giữa  và  trong hai trường
hợp  = const và  = const . Cả hai đường cong đều dao động nhấp nhô . Phần đầu
của đường cong ( l  /2 l ) tương ứng với quy luật tán xạ . Đặc tính cộng hưởng
của vật bức xạ thứ cấp ( λl   ) không chỉ có ở chấn tử mà đối với các vật thể khác
(e líp tròn xoay, hình cầu... )cũng có
 Diện tích hiệu dụng của vật thể có kích thước lớn hơn bước sóng nhiều :
Bằng phương pháp giải tích chỉ có thể tính toán được diện tích hiệu dụng
của một số vật thể có hình dạng đơn giản nhất , còn đối với các vật thể phức tạp , ta
chỉ có thể xác định được diện tích phản xạ hiệu dụng bằng thực nghiệm . Diện tích
hiệu dụng của các vật thể đơn giản có thể được tính theo công thức ( 2 - 2 ), trong
2
Et
đó tỷ số 2 có tính được dựa trên nguyên lý Huy-ghen . Mỗi vi phân diện tích bề
EM
mặt bức xạ được coi như một nguồn sóng cầu rất nhỏ , sau khi lấy tổng các sóng
cầu thứ cấp ta có thể tìm cường độ trường tổng hợp của bức xạ thứ cấp ở anten
máy thu theo công thức sau :
Et =
1 EM
[ ]
∫ exp − j 4λπ r co s 2 θ ds
λS r
Trong thực thế thường r và EM thay đổi rất ít trong phạm vi diện tích mặt S , nên :
Et ≈
EM
λr [
exp − j

r
λ 0 ]∫ [
S
exp − j

λ ] 2
Δ r co s θds
Trong khi tính diện tích hiệu dụng  ta chỉ cần mô-đun E
M
| |
Et

| |
Et 1
= ∫ exp − j
EM λ r S

λ [ 2
Δ r co s θ dS ]

[ ]
vì : exp − j λ r 0 =1 , Và theo công thức ( 2-2 ) ta tính được :

| [ ] |
2
4π 4π
σ= 2 ∫ exp − j λ
Δ r co s2 θ ds ( 2-13 )
λ s

với : ds _ Vi phân diện tích của vật


 _ Góc giữa hướng đến đài radar và pháp tuyến của ds
r = r0 + r _ Khoảng cách giữa anten radar và ds

 ds

r = r0 + r
r
Đài radar

r0

HÌNH 2 - 3
Qua công thức ( 2-13 ) ta thấy :
+ Giản đồ hướng bức xạ thứ cấp của vật có kích thước lớn hơn búp sóng rất
nhiều có dạng hình búp và có nhiều búp phụ.
+ Nếu bước sóng  của sóng tới càng lớn thì diện tích hiệu dụng vật bức xạ
thứ cấp càng nhỏ .
+ Cự ly của mục tiêu càng gần đài thì diện tích hiệu dụng của mục tiêu càng
lớn .
 Diện tích phản xạ hiệu dụng của mục tiêu thực tế :
Trong thực tế hầu hết các mục tiêu đều có kích thước lớn hơn bước sóng
nhiều lần , nên giản đồ hướng thứ cấp của mục tiêu thực tế có rất nhiều búp , độ
rộng của các búp nầy phụ thuộc vào kích thước mục tiêu so với bước sóng và cự ly
của mục tiêu với đài radar. Tuy nhiên vì mục tiêu không đứng yên mà di chuyển
liên tục so với đài radar nên giản đồ hướngthứ cấp cũng rất phức tạp và không thể
tính diện tích hiệu dụng của mục tiêu này bằng lý thuyết được, nên trong thực tế
giản đồ bức xạ thứ cấp và diện tích hiệu dụng của mục tiêu được xác định bằng
thực nghiệm, Giản đồ bức xạ thứ cấp của mục tiêu phụ thuộc vào hình dạng , kích
thước và vật liệu tạo nên vật thể đó . Ngoài ra diện tích hiệu dụng còn phụ thuộc
vào hướng bay của máy bay , tức là phụ thuộc vào góc tạo bởi trục của búp sóng
anten và hướng bay của máy bay . Đơn vị của diện tích hiệu dụng được tính bằng
mét vuông ( m2 ). Người ta đã tìm được diện tích hiệu dụng của một số mục tiêu
thực tế như sau :

DIỆN TÍCH HIỆU DỤNG TRUNG BÌNH


LOẠI MỤC TIÊU
m2
Máy bay khu trục 15
Máy bay ném bom trung bình 5  20
Máy bay ném bom hạng nặng 10  50
Tên lửa có cánh 0,3  0,4
Tuần dương hạm 104
Người 0,8

Giản đồ hướng của mục tiêu là bản kim loại phẳng

σ (θ)
σ max

λ
a
HÌNH 2-4
Nếu máy phát và mục tiêu đứng yên ( góc  không đổi ) và dịch chuyển máy thu
( góc 1 thay đổi ) đối với mục tiêu là bản kim loại chử nhật phẳng , thì ta có giản
đồ hướng như sau :

HÌNH 2-5
Giản đồ bức xạ thứ cấp của máy bay 2 động cơ trong mặt phẳng ngang với bước
sóng  = 10cm
Giản đồ bức xạ thứ cấp của máy bay 2 động cơ trong mặt phẳng ngang với bước
sóng  = 3  5cm

HÌNH 2-7
Hệ thống radar hoạt động
HÌNHdựa
2-8 trên nguyên lý dao động và lan truyền của sóng điện
từ , nhiệm vụ chính của đài radar là phát hiện và đo đạc các tham số của mục tiêu
như cự ly , phương vị, độ cao, tốc độ , ngoài ra còn phân biệt được máy bay của ta
hay máy bay lạ . Các tham số này phụ thuộc rất nhiều vào địa hình , thời tiết ,...

2.3. CỰ LY HOẠT ĐỘNG CỦA ĐÀI RA ĐA


2.3.1. Khái niệm :
Cự ly hoạt động của một đài ra đa là cự ly lớn nhất mà đài có thể phát hiện
được mục tiêu với xác suất phát hiện đúng và xác suất báo động lầm không kém
hơn giá trị cho trước .
Cự ly hoạt động là một trong những tham số chiến thuật chủ yếu của một đài
ra đa . Do yêu cầu chiến thuật khác nhau nên cự ly hoạt động của các đài cũng
khác nhau . Cự ly hoạt động quá lớn hoặc quá nhỏ đều không thích hợp . Cự ly
hoạt động quá nhỏ thì không đáp ứng được nhu cầu chiến thuật , Quá lớn thì đài sẽ
phức tạp , nặng nề .
Cự ly hoạt động của đài ra đa không những chỉ phụ thuộc các tham số của
bản thân đài ra đa mà còn phụ thuộc điều kiện truyền sóng và tính chất mục tiêu .
Trong quá trình truyền sóng , sự phản xạ của mặt đất , sự hấp thụ năng lượng của
khí quyển , độ cong của mặt đất ...đều ảnh hưởng đến cự ly hoạt động của đài .
2.3.2.Phương trình cự ly hoạt động của radar trong không gian tự do:
Trước hết ta xem xét cự ly hoạt động của đài radar trong không gian tự do là
không gian đơn giản nhất và là một không gian lý tưởng . Trong không gian này :
- Chỉ có đài ra đa và mục tiêu . Không có bất kỳ vật thể nào ảnh hưởng đến
sự lan truyền sóng .
- Chất điện môi đồng nhất, sóng điện từ lan truyền theo đường thẳng
- Không có sự tiêu hao năng lượng trong quá trình truyền sóng
Những giả thiết trên có thể chấp nhận được với những ra đa có cánh sóng
hẹp hoạt động ở góc tà cao ( không bị ảnh hưởng của mặt đất ) , cự ly hoạt động
nhỏ trong điều kiện khí tượng tốt (tiêu hao ít ).
Trong môi trường như vậy cự ly hoạt động của ra đa liên quan với các yếu tố
sau :
* Với cùng một mục tiêu , nếu năng lượng hoặc công suất bức xạ P p lớn, thì
năng lượng tín hiệu phản xạ lớn , cự ly phát hiện sẽ tăng hơn.
* Với đài có công suất tạp đầu ra máy thu P tạp nhỏ , tức là hệ số tạp âm nhỏ ,
mục tiêu ở xa tín hiệu phản xạ trở về nhỏ thì đài radar vẫn có thể phát hiện được .
* Nếu anten của đài có hệ số khuyếch đại G lớn , khi cánh sóng nhằm đúng
hướng mục tiêu , mật độ năng lượng sẽ tăng . Do đó dùng anten có hệ số khuếch
đại G lớn cũng sẽ tăng cự ly hoạt động của đài.
* Nếu mục tiêu lớn, diện tích phản xạ hiệu dụng sẽ tăng, làm cho năng lượng
phản xạ tăng và điều này cũng làm tăng cự ly hoạt động của đài
* Mà các tham số của đài , điều kiện lan truyền sóng và diện tích phản xạ
hiệu dụng  đều có liên quan với bước sóng  nên cự ly hoạt động cũng liên quan
với bước sóng . Vì vậy cự ly hoạt động của đài ra đa là một hàm nhiều biến ( P p ,
Ptạp , G ,  , ... )
r = f(Pp , Ptạp , G ,  , ...)
Như vậy cự ly hoạt động của đài radar nếu được xem xét trong không gian
tự do với điều kiện lý tưởng một cách định tính là một hàm nhiều biến , nhưng
như vậy thì chưa thể tính toán được cự ly hoạt động cụ thể của đài , vì vậy ta còn
phải nghiên cứu cự ly này một cách định lượng để tìm ra công thức tính cự ly hoạt
động của đài trong không gian tự do.
Giả sử sóng điện từ được phát ra không gian bằng anten vô hướng thì mật độ
công suất của sóng tại một vị trí bất kỳ trong không gian cách đài một bán kính r
( cự ly r ) được tính theo công thức :
S1 =
Pp
4π r
2 [ ]
w
m
2 ( 2-14 )
Trong đó Pp - Công suất phát xạ của đài radar
Điều này có nghĩa là toàn bộ sóng phát xạ từ anten đài radar ra không gian là
đồng đều theo mọi hướng, có dạng một khối cầu bán kính r, góc khối 4, với công
suất là Pp , nếu gọi S1 là mật độ năng lượng chiếu xạ trong một đơn vị góc khối thì
ta được công thức tính S1 như trên .

Sóng tới

S1
Mục tiêu
Đài radar
HÌNH 2-9
Trong thực tế thì để đo được các toạ độ góc thì anten đài radar phải được
phát định hướng . Nếu gọi hệ số khuếch đại của anten là G thì mật độ năng lượng
chiếu xạ trong một đơn vị góc khối tại một điểm ở cự ly r so với đài và điểm này
thuộc búp sóng chính sẽ tăng lên G lần , do đó mật độ công suất S1 sẽ là :
S1=G ×
Pp
4π r
2 [ ]
w
m
2 ( 2-15 )
Khi sóng đến gặp mục tiêu , trong điều kiện môi trường đồng chất và sóng
điện từ không suy hao , sẽ xảy ra hiện tượng tán xạ toàn bộ sóng có mật độ S1 đều
theo các hướng và với mật độ năng lượng trong một đơn vị góc khối là S 2 phản xạ
trở lại khi gặp mục tiêu, vậy nếu mục tiêu có diện tích phản xạ hiệu dụng là  thì
công suất phát xạ thứ cấp P'1 tại anten của máy thu đài radar sẽ là
P'1= S1 ( 2-16 )
Vì sóng phản xạ từ mục tiêu là vô hướng nên mật độ năng lượng trong một
đơn vị góc khối có bán kính là khoảng cách từ mục tiêu đến đài radar S 2 tại anten
máy thu là ( máy phát và máy thu dùng hai anten khác nhau ):

[ ] [ ] [ ]
'
P1 w S1 σ w Pp σ w
S2 = 2
2
= 2 2
= G× 2
× 2 2
4π r m 4π r m 4π r 4π r m

Hay : S2=
Pp × G × σ w
[4 π r
2 2
] [ ]
m
2 ( 2-17 )
Nếu gọi diện tích hiệu dụng của anten thu là A thì công suất thu được tại
anten thu là :
PA = S 2 x A
Trong môn học anten ta đã biết hệ số khuếch đại của anten thu được tính
theo công thức :
' A
G =4 π2
λ
' 2
G ×λ
Hay: A=

' 2 ' 2
P p× G × σ G × λ P P ×G ×G × σ × λ
Vậy : P A = S2 x A= 22
×

= 3
( 4 π) r4 ( 2-18 )
[4π r ]
Thông thường trong các đài radar thì anten thu và phát chung nên :
G = G'
Một điều mà ta cũng cần lưu ý là trong quá trình phát và thu sóng điện từ
đều phải đi qua hệ thống ống dẫn sóng ( feeder ) nên công suất của sóng cũng bị
tiêu hao trong các hệ thống thu - phát của đài radar. Do đó sau khi anten nhận được
tín hiệu phản xạ từ mục tiêu ( bức xạ thứ cấp hay phát xạ thứ cấp ), tín hiệu nầy
được đưa đến đầu vào máy thu , nếu kể đến thổn hao trong hệ thống thu - phát thì
lúc này công suất tại đầu vào máy thu sẽ là :
2 ' 2
P p × G × η ×η × λ × σ
Pmt = 3 ( 2-19 )
( 4 π ) ×r 4
Trong đó :  - Hiệu suất truyền năng lượng từ máy phát đến anten
 = 0,7  0,8
' - Hiệu suất truyền năng lượng từ anten về máy thu
' = 0.8  0,9
Nếu mục tiêu ở càng xa so với đài thì tín hiệu phản xạ về đài càng yếu , tức
là khi r = rmax0 thì công suất tại đầu vào máy thu sẽ là Pmt = Pmtmin
Pmtmin được gọi là độ nhạy thực tế của đài .
Do đó khi r = rmax0 thì công suất của tín hiệu phản xạ thu được tại đầu vào
máy thu nhỏ hơn tạp Pmtmin nên lúc nầy sẽ không phát hiện được mục tiêu lẫn trong
tạp . Vậy :
2 ' 2
P p × G × η× η × λ ×σ
Pmtmin = 3 ( 2-20 )
( 4 π ) × r 4max0
Suy ra cự ly hoạt động của đài radar trong không gian tự do là :
r max0=

4 Pp
P mtmin
×
G2 × λ 2 × σ

'
(4 π ) 3
× η ×η
A
'
( 2-21 )

hoặc nếu thay G =G=4 π 2


λ


P
ta được : r max0= 4 p × 2
A2× σ
P mtmin λ ( 4 π )
× η ×η
'

Từ phương trình ( 2-21 ) và ( 2-22 ) ta có kết luận :


( 2-22 )

- Cự ly hoạt động của đài radar tăng ít khi tăng công suất phát xạ của đài ( P p
), hoặc giảm công suất tín hiệu tại đầu vào máy thu ( P mtmin ) tức là công suất tín
hiệu tại đầu vào máy thu nhỏ hơn P mtmin mà đài vẫn phát hiện được mục tiêu , điều
đó cũng có nghĩa là nâng cao độ nhạy thực tế của máy thu . Thật vậy theo công
thức trên ta thấy nếu muốn tăng cự ly phát hiện của đài r max0 lên 2 lần thì công suất
phát xạ Pp phải tăng lên 16 lần , hoặc tăng độ nhạy máy thu lên 16 lần tức là giảm
Pmtmin 16lần( các giá trị khác không đổi ) .
- Cự ly hoạt động của đài radar rmax0 phụ thuộc nhiều vào hệ số khuếch đại và
diện tích hiệu dụng của anten ( tức là khả năng định hướng của đài radar ) . Vì nếu
muốn tăng cự ly hoạt động của đài r max0 lên 2 lần thì ta chỉ cần tăng hệ số khuếch
đại G của anten lên 4 lần hoặc tăng diện tích hiệu dụng A của anten lên 4 lần .
- Diện tích phản xạ hiệu dụng của mục tiêu  tỷ lệ thuận với cự ly hoạt động
của đài
- Cự ly hoạt động của đài tỷ lệ nghịch với bước sóng  ( cụ thể là tỷ lệ
nghịch với √ λ, cho nên nếu muốn tăng cự ly hoạt động r max0 của đài mà kích thước
anten không đổi thì ta có thể giảm bước sóng . Nhưng công suất phát xạ của đài
lại tỷ lệ thuận với bước sóng , nên khi giảm bước sóng thì cũng đồng thời làm giảm
công suất Pp .
2.3.3. Cự ly hoạt động của đài ra đa khi tính đến ảnh hưởng của phản xạ từ
mặt đất , khi mục tiêu bay thấp và môi trường truyền sóng .
Trong thực tế một số loại ra đa trên mặt đất và mặt biển có cánh sóng tiếp
giáp với mặt đất và mặt biển và gây ra sóng phản xạ từ các bề mặt . Sự phản xạ từ
các bề mặt làm biến dạng cánh sóng và cự ly hoạt động của đài ra đa . Ngoài ra
môi trường truyền sóng cũng không phải đồng nhất nên sóng không truyền thẳng
mà truyền theo đường cong ( khúc xạ ) và năng lượng sóng cũng bị suy giảm trong
đường truyền .
2.3.3.1. Ảnh hưởng của phản xạ từ mặt đất : Tuy mặt đất và mặt biển có
những tính chất vật lý khác nhau ( đối với sóng siêu cao tần mặt đất được coi là
chất điện môi , còn mặt biển được coi là chất dẫn điện nhưng ta chỉ xét những tính
chất chung giống nhau về sự phản xạ của chúng ) .
Khi cánh sóng bức xạ của đài radar không đủ hẹp , anten có độ cao thấp, địa
hình không bằng phẳng thì sẽ xảy ra hiện tượng giao thoa giữa hai tia : một tia đi
thẳng từ đài ra đa đến mục tiêu và một tia từ đài ra đa tới mặt đất và được phản xạ
tới mục tiêu . Sóng phản xạ thứ cấp từ mục tiêu cũng quay trở về đài ra đa theo hai
đường như vậy .

Mục tiêu
Tia tới
Anten radar
H
A 1
2
h Tia phản xạ

B Mặt đất

A' HÌNH 2-10


Qua tính toán người ta đã dưa ra phương trình cự ly hoạt động của đài khi tính đến
ảnh hưởng của mặt đất hoặc mặt biển như sau :
rmax = rmax0() ( 2-23 )
rmax0 _ Cự ly hoạt động của đài trong không gian tự do
()_ Thừa số giao thoa của sóng
 _ góc tà ( góc tạo bởi ướng của anten và mặt đất , giới hạn góc tà  nằm trong
khoảng từ 00  900 )
φ (ε )=√ 1+ P2tq +2 P tq cos (ϕ + Δ ϕ) ( 2-24 )
Ptq _ Hệsố phản xạ tổng quát .
Δ ϕ _ Dịch pha của sóng thẳng và sóng phản xạ do hiệu đường đi

Ptq =P
√ D(ε 2 )
D(ε 1 )
Trong trường hợp anten đài rađa nằm ngang : D(1)=D(2)
( 2-25 )

Thông thường các đài ra đa dùng sóng phân cực ngang vì các lý do sau đây :
 Tăng được diện tích hiệu dụng của mục tiêu vì thông thường kích thước
ngang của mục tiêu lớn hơn kích thước thẳng đứng .
 Giảm được nhiễu địa vật trên mặt đất (cột điện, nhà cửa ...)
Cho nên ở đây ta khảo sát trường hợp :
Ptq =P
√ D(ε 2 )
D(ε 1 )
≈ 1 , ϕ≈ π

Với : P , ϕ _ Modun và agumen của hệ số phản xạ


( 2-26 )


ta được : φ (ε )= 2sin λ hsin ε [ ] ( 2-27 )
và theo công thức nầy ta có giản đồ hướng tổng hợp của anten khi có ảnh hưởng
phản xạ của mặt đất là một đồ thị có nhiều búp ( giống như những cánh hoa ghép
lại )với :
φ (ε ) min = 0 và φ (ε ) max = 2

max3
min2
max2
min1

max1

rmax0
rmax=2rmax0

HÌNH 2.11
Giản đồ hướng của anten phát đẳng hướng trong mặt phẳng thẳng đứng khi có
phản xạ từ mặt đất
Kết luận : Do ảnh hưởng phản xạ từ mặt đất , tùy theo hướng góc tà  mà cự ly
hoạt động của đài ra đa có thể tăng đến 2 lần và giảm cho đến 0 so với cự ly hoạt
động của đài ra đa trong không gian tự do vì góc tà chỉ giới hạn trong khoảng từ 0 0
đến 900.
[ 2π
Mặt khác với công thức ( 2-27 ) : φ (ε )= 2sin λ hsin ε ]
ta thấy () đạt cực trị ( cực đại hoặc cực tiểu ) khi :
sin

λ [ ]
hsinε = 1 hoặc sin

λ[ ]
hsin ε = 0
2π π
do đó : λ hsin ε n= n 2
trong đó : n =1,2,3,...
Vậy : n lẻ ứng với cực đại
n chẳn ứng với cực tiểu
λ
Các góc tà ứng với các hướng cực trị là : sin εn =n 4h
Nếu góc tà  quá nhỏ ta có thể coi sin   , nên góc tà thấp nhất ( góc tà của cánh
sóng đầu tiên ) có giá trị :
λ
ε max1=
4h
λ
Còn : sin εn =n 4h ≤1 ( thỏa mãn điều kiện số cực trị trong giới hạn góc tà từ 0 0 đến
900 )
4h
Do đó số cực trị cánh sóng phải thoả mãn điều kiện : n ≤ λ
Mà mỗi cánh sóng thì phải có 2 cực trị nên số cánh sóng bằng một nữa số cực trị ,
n 2h
nên số cánh sóng được tính theo công thức : N= 2 ≤ λ
Vậy ta nhận thấy :
λ
+ Góc tà của cánh sóng đầu tiên ε max1= 4h , tỷ lệ nghịch với chiều cao h của
anten , và tỷ lệ thuận với bước sóng  , nên khi mục tiêu bay thấp hơn góc tà đầu
tiên của cánh sóng anten đài radar max1 , hay còn gọi là mục tiêu bay thấp thì đài
radar rất khó phát hiện . Để có thể bắt được mục tiêu bay thấp thì phải tăng chiều
cao anten h, hoặc giảm bước sóng 
+ Số cánh sóng của anten đài radar tỷ lệ thuận với chiều cao h của anten , và
tỷ lệ nghịch với bước sóng bức xạ
+ Nếu mục tiêu lọt vào vùng min ( thường gọi là vùng mù ) thì cự ly phát
hiện của đài giảm , đài radar sẽ khó phát hiện được những mục tiêu trong vùng nầy
.
Để có thể phát hiện được mục tiêu trong vùng mù thì phải khử vùng mù , có thể
khử vùng mù bằng cách dùng anten có 2 tầng , phát sóng lệch pha nhau một góc từ
700 - 900 , theo hình vẽ sau :

max3 max2
min2
min1
max1

HÌNH 2-12 : Cánh sóng anten và vùng mù của đài radar có 1 tầng anten
Anten tầng cao
Anten tầng thấp

HÌNH 2-13 : Đài radar có 2 tầng anten để khử vùng mù

Cánh sóng anten tầng dưới

Cánh sóng anten tầng trên

HÌNH 2-14 : Cánh sóng của đài radar có 2 tầng


anten
Đối với góc tà đầu tiên max1 ngoài việc nâng cao anten ra , còn có thể giảm nó bằng
cách đặt dặt anten của đài radar trước một sườn dốc phẳng và thoai thoải có độ
nghiên cho phép  . Thật vậy , lúc đó góc tà đầu tiên của cánh sóng không còn là
max1 nữa mà là :
max1= max1 - 

2.3.3.2. Cự ly phát hiện của đài khi mục tiêu bay thấp :
Trong thực tế , để tránh sự phát hiện của radar, các mục tiêu bay thường bay
rất cao với góc tà lớn hơn góc tà cuối cùng của cánh sóng anten đài radar maxn ,
hoặc bay thấp hơn góc tà đầu tiên của cánh sóng anten max1.
Nếu góc tà của mục tiêu bé hơn góc tà của cánh sóng thứ nhất max1 thì mục
tiêu được coi là bay thấp . Khi bay từ xa vào đài thì cự ly mục tiêu giảm dần , góc
tà được nâng dần từ giá trị nhỏ đến giá trị lớn , cho đến khi đài radar phát hiện
được mục tiêu thì giai đoạn đầu tiên phát hiện mục tiêu nầy chính là sự phát hiện
mục tiêu bay thấp . Do đó ta cần xét cự ly phát hiện lớn nhất đối với mục tiêu bay
thấp .
Ta biết rằng vùng quan sát của đài radar và mục tiêu bay là nằm trong không
gian tự do , nên hệ tọa độ của vùng quán sát là hệ tọa độ cầu có hình dạng như
sau :

HÌNH 2-15 : Toạ độ cầu

Tuy nhiên trong phần nầy ta đang xét đến cự ly hoạt động và góc tà của đài ,
và các tham số nầy lại nằm trong mặt phẳng thẳng đứng , nên để đơn giản hơn
trong tính toán ta có thể quy về hệ quy chiếu trong mặt phẳng thẳng đứng. Khi có
phản xạ sóng điện từ do ảnh hưởng của mặt đất, giản đồ hướng của anten radar
trong mặt phảng đứng hình thành do giao thoa giữa sóng trực xạ ( sóng tới ) và
sóng phản xạ từ mặt đất , vì vậy cự ly phát hiện mục tiêu ở góc tà  bất kỳ được
xác định theo công thức
r() = rmax0 () ( 2-28 )
Hay cự ly phát hiện mục tiêu bay thấp :
rmaxbt = rmax0 () ( 2-29 )
Trong đó : rmax0 - Cự ly hoạt động của đài radar trong không gian tự do khi
không có sự phản xạ từ mặt đất.
()- Thừa số giao thoa , xác định hệ số thay đổi cự ly phát hiện do
có hiện tượng giao thoa giữa sóng trực xạ ( sóng tới ) và sóng phản xạ từ mặt đất .
Ta có hình vẽ sau :

Mục tiêu

Tia tới
r()

Anten radar
 H
Tia phản xạ
r1
h


h1 r2

HÌNH 2-16

Trong vùng  < max1 ta có thể coi anten có hệ số khuếch đại như nhau :
G()= G=Const

[
Ở phần trên đã tìm được thừa số giao thoa : φ (ε )= 2sin λ hsin ε ]
H −h
Theo hình vẽ ta thấy : sin ε= r ( 2-30 )
Với : H - Độ cao của mục tiêu
h - Chiều cao của anten đài radar
Thông thường thì độ cao của mục tiêu lớn hơn chiều cao của anten đài radr rất
nhiều lần : H >> h
nên ta có thể coi H - h  H
H −h H
Do đó : sin ε= r ≈ r ( 2-31 )
2 π hH
Nên φ (ε ) ≈2 sin λ r ( 2-32 )
r - Cự ly từ đài radar đến mục tiêu
Nếu mục tiêu bay thấp thì độ cao H của mục tiêu nhỏ hơn cự ly r rất nhiều: H << r
2 π hH
nên : sin λ r ≪1 ( trong toán học ta đã biết sin   khi sin << 1 )

Vậy khi mục tiêu bay thấp thì thừa số giao thoa φ (ε ) sẽ là :
4 π hH
φ (ε ) ≈ ( 2-33 )
λr
Thay vào công thức : rmaxbt = rmax0 ()
ta được : ( lúc nầy r chính là rmaxbt )
4 π hH
r maxbt=r max0 ( 2-34 )
λ r maxbt
vậy kết hợp với công thức tính rmax0 , ta được :
r maxbt=
√8 P p 4 π G2 σ h 4 H 4
P mtmin λ
2 ( 2-35 )
Qua đó ta thấy cự ly hoạt động lớn nhất đối với mục tiêu bay thấp phụ thuộc vào
chiều cao của đài ra đa h và độ cao của máy bay H , phụ thuộc rất ít vào hệ số phản
xạ Pp/Pmtmin vì tỷ lệ với căn bậc 8 của tỷ số này . Do đó để tăng cự ly hoạt động của
đài đối với mục tiêu bay thấp , ta cần phải nâng chiều cao anten hoặc giảm bước
sóng  thì có hiệu quả hơn là tăng công suất máy phát hoặc cải thiện độ nhạy máy
thu .
Ngược lại muốn cho ra đa đối phương không phát hiện được máy bay thì máy bay
phải bay ở độ cao thấp nhất có thể được .
Ta có bảng thừa số giao thoa () ở các góc tà ( tương ứng với các độ cao bay khác
nhau của mục tiêu ) nằm trong phạm vị 0 đến max1 như sau :

H 1 λ 1 λ 1 λ 1λ 1 λ
sin ε ≈ ≈ ε ( rad) ≈ 0
r maxbt 50 h 25 h 12 h 8h 4h
2π 1 1 π π π
sin ε=¿ 0
λ 16 8 6 4 2
φ (ε )= 2sin

λ [
hsin ε =
] 0 0,25 0,5 1 √2 2

BẢNG 2-2

Từ bảng nầy ta có giản đồ cánh sóng như sau :


HÌNH 2-17

2.3.3.3. Cự ly hoạt động của đài do ảnh hưởng của độ cong mặt đất
Trên thực tế mặt đất không phải bằng phẳng mà có hình cầu , nếu không tính
đến hiện tượng khúc xạ thì sóng điện từ lan truyền theo đường thẳng , cự ly hoạt
động của đài ra đa bị hạn chế ở một cự ly nhất định do độ cong của bề mặt trái đất ,
cự ly hoạt động của đài radar trong trường hợp nầy còn được gọi là cự ly nhìn
thẳng cực đại .

Mục tiêu
anten r1 r2
h H
R

HÌNH 2-18
cự ly hoạt động của đài rađa : rt = r1 + r2
mà : r 1= √¿ ¿, r 2= √¿ ¿
Vậy nếu gọi rt là cự ly hoạt động của đài radar khi tính đến ảnh hưởng của
độ cong mặt đất , ta được :
r t =√ ¿ ¿ ( 2-36 )
R- Bán kính của trái đất , R=6368.103m
vì : h<<R và H<<R nên
r t =√ 2R ( √ h+ √ H ). ( 2-37 )
Thay giá trị của bán kính trái đất R vào ta được :
r t (km) ≈3,57 ( √ H (m)+ √ h (m)) ( 2-38 )
hoặc : r t (km) ≈110 (√ H (km)+ √ h(km)) ( 2-39 )
Nếu tính theo đơn vị NM ( Nautical mile : dặm radar ) với :
1NM = 6080 feet , 1feet  0,384m
thì : r t (NM)=1,23( √ H ( mile)+ √ h(mile)) ( 2-40 )
Trong trường hợp sóng điện từ truyền đi trong cự ly hoạt động của đài là r t
mà có sự phản xạ của mặt đất thì sẽ xảy ra hiện tượng giao thoa của sóng , lúc đó
độ cao của mục tiêu H và độ cao của anten đài radar phải được cộng thêm một
lượng hiệu chỉnh độ cao do sự giao thoa tạo nên.
2.3.3.4. Cự ly hoạt động của đài khi có ảnh hưởng của khúc xạ khí
quyển .
Khi một tia sáng truyền qua một ống thuỷ tinh đưng nước hay qua một vật
trong suốt thì tia sáng không còn truyền thẳng nữa . Sóng điện từ bức xạ từ anten
đài radar cũng lan truyền giống như một tia sáng và nó cũng bị uốn cong khi đi qua
một lớp vật chất không đồng nhất trong không gian. Ngoài ra theo từng lớp khí
quyển có tính chất điện môi khác nhau nên chiết suất của từng lớp khí quyển cũng
khác nhau và làm cho sóng điện từ bị uốn cong theo chiều khác nhau , điều nầy
làm ảnh hưởng đến cự ly hoạt động của đài ra đa .Trong các tầng khí quyển thì
tầng đối lưu ảnh hưởng lớn nhất đến cự ly hoạt động của đài radar, hiện tượng
khúc xạ sẽ làm cong tia sóng và sai lệch cự ly hoạt động của đài .

Khúc xạ dương
Khúc xạ dương
- Khi không có khúc xạ thì sóng điện từ lan truyền theo đường thẳng
- Khi có khúc xạ âm , chiết suất tăng theo độ cao , tia sóng cong lên và rời xa dần
mặt đất
- Khúc xạ dương xảy ra khi chiết suất giảm theo độ cao , tia sóng cong dần xuống .
Khác với khúc xạ âm , khúc xạ dương làm tăng cự ly trông thấy .
Để đánh giá định lượng ảnh hưởng của khúc xạ đến cự ly hoạt động của đài trong
từng trường hợp cụ thể cần phải biết quy luật thay đổi chiết suất theo độ cao .
Trong thực tế không thể làm được điều đó vì khí quyển luôn vận động thay đổi .
Người ta chỉ có thể đánh giá theo điều kiện khí tượng tiêu chuẩn . Trong điều kiện
tiêu chuẩn với bán kính trái đất R=6370km thì hệ số khúc xạ là k=1,33. Trị số k
thay đổi theo từng vị trí địa lý :
Ở vùng bắc cực : 1,2 k  1,33
Ở những vùng xích đạo 1,33  k  1,5
Trong trường hợp khúc xạ dương : k > 1
Trong trường hợp khúc xạ âm : k < 1

Trong trường hợp không có khúc xạ : k = 1


- Cự ly hoạt động của đài radar khi có sự suy giảm của sóng điện từ
trong khí quyển
db/km b
Sự suy giảm của sóng điện từ khi nó lan truyền trong tầng đối lưu xảy ra do
các nguyên nhân sau :
+ Tiêu hao năng lượng sóng điện từ do các phần tử khí , các hạt nước bụi ,
khói.
+ Tán xạ sóng điện từ do các hạt ở thể lỏng và rắn làm giảm mật độ thông
lượng sóng điện từ , điều nầy cũng coi như làm tiêu hao sóng điện từ
Sự suy giảm của sóng điện từ trong khí quyển không chỉ phụ thuộc vào tần
số làm việc của đài radar và trạng thái của khí quyển mà còn phụ thuộc vào góc tà
và cự ly đến mục tiêu . Nếu trong khí quyển không có các hạt nước , bụi , khói ...
thì sự suy giảm của sóng điện từ phần lớn gây ra do các phân tử oxy và hơi nước .
Về mặt định tính người ta đã tìm được công thức biễu diễn mối quan hệ giữa
mật độ thông lượng công suất ( hay còn gọi là công suất đầu vào máy thu ) P mt và
cự ly phát hiện của đài radar r . Muốn như vậy cần phải đưa ra khái niệm " nhân tử
suy giảm dạng mũ " và dựa vào nhân tử nầy để tính đến sự suy giảm của sóng điện
từ .
Nếu gọi công suất tín hiệu đầu vào máy thu khi không có sự suy giảm là P mto
, thì khi có suy giảm Pmt sẽ là :
Pmt = Pmtoe- ( 2-41 )
-
Với : e - Nhân tử suy giảm
 - Hệ số suy giảm tổng cộng
Khoảng cách đến mục tiêu càng lớn thì tín hiệu nhận được tại đầu vào máy
thu càng giảm , nên trị số của nhân tố suy giảm ngoài sự phụ thuộc vào bước sóng ,
áp suất , độ ẩm của khí quyển ... nó còn phụ thuộc vào khoảng cách từ anten đài
radar đến mục tiêu . Trong trường hợp chung , hệ số suy giảm của sóng điện từ
thay đổi dọc theo quỹ đạo truyền sóng theo phương trình sau :
r
Γ =2∫ α (r ) dr ( 2-42 )
0

ở đây : r - khoảng cách từ anten đài radar đến mục tiêu


(r) - Hệ số suy giảm ở một đoạn vi phân của quỹ đạo truyền sóng .
Trong trường hợp tổng quát thì  là tổng các thành phần đặc trưng
cho sự tiêu hao năng lượng do các phân tử oxy , hơi nước , hạt nước , bụi , khói ...
Như vậy nếu vùng khí quyển trong quỹ đạo truyền của sóng điện từ là đồng
nhất thì hệ số suy giảm sẽ không thay đổi và là một hằng số :
  2r ( 2-42 )
Công suất tín hiệu ở đầu vào máy thu trong trường hợp nầy là :
Pmt = Pmtoe-2r ( 2-43 )
Trong công thức nầy  có đơn vị là nepe/km
Nếu  được tính bằng đơn vị db/km thì công thức sẽ có dạng :
Pmt = Pmtoe-0,46r ( 2-44 )
Trên hình vẽ biểu thị mối quan hệ giữa hệ số suy giảm của oxy và hơi nước
vào bước sóng điện từ trong dải sóng centimet ở gần mặt đất khi áp suất 760mm
thủy ngân , nhiệt độ 200c và trong 1m3 không khí có 8g hơi nước . Trên đồ thị ta
thấy có những đỉnh tiêu hao cộng hưởng ở dải sóng cm và mm . Những nghiên cứu
lý thuyết và thực nghiệm cho thấy các đỉnh tiêu hao cộng hưởng ở các bước sóng 
= 0,5cm và  = 0,25cm được gây ra do các phần tử oxy , còn ở các bước sóng  =
0,18cm và  = 1,05cm thì được gây ra do các phần tử hơi nước . Cũng trong đồ thị
ta nhận thấy với sóng có bước sóng dài hơn 10cm ta có thể bỏ qua tiêu hao năng
lượng sóng điện từ gây ra do hơi nước và oxy.
Các hạt nước làm suy giảm sóng điện từ rất mạnh , thường do mưa hay
sương mù tạo ra , hệ số suy giảm còn phụ thuộc vào cường độ mưa , nhiệt độ khí
quyển ...mà sự suy giảm nầy thay đổi liên tục trong ngày nên việc tính toán hệ số
suy giảm rất khó khăn . Qua thực nghiệm người ta đã tìm được giá trị của hệ số
tiêu hao 0 phụ thuộc vào bước sóng ở nhiệt độ 180c như sau :

Bước sóng
1 2 3 4 5 6 8 10
( cm )
0,003
0 0,20 0,75 0,032 0,014 0,007 0,001 0,0005
4
Khi đường kính các hạt nước nhỏ như ở trong các đám mây và sương mù ,
thì sự suy giảm sóng điện từ được gây ra chủ yếu là do sự hấp thụ của các hạt nầy .
Vì vậy giá trị trung bình của hệ số suy giảm gây ra do các hạt nước , bụi , khói ( ký
hiệu là 3)...không phụ thuộc vào đường kính hạt nước mà phụ thuộc vào khối
lượng nước có trong một đơn vị thể tích . Người ta đã tìm được giá trị gần đúng
của hệ số suy giảm trong các đám mây và sương mù như sau :
M
α 3=0,483 2 ( 2-45 )
λ
Với : M - Mật độ nước ( khối lượng nước trong một đơn vị thể tích ) [g/m3]
 - Bước sóng của sóng bức xạ từ anten đài radar [ cm ]
Như vậy sự suy giảm của sóng điện từ làm cho công suất tín hiệu nhận được tại
đầu vào máy thu Pmt cũng sẽ giảm theo quy luật hàm số mũ. Mà ta đã biết cự ly
hoạt động của đài radar và công suất tín hiệu nhận được trong điều kiện không có
sự suy giảm gây ra do khí quyển quan hệ với nhau theo công thức :
2 ' 2
P p ×G ×η × η × λ × σ
Pmto = 3 ( 2-46 )
( 4 π ) ×r ❑4 ❑
2 ' 2
P p × G × η ×η × λ × σ
Gọi : B= 3 ( 2-47 )
( 4 π)
B
Ta được : Pmto = 4 ( 2-48 )
r❑
Vậy khi kể đến suy hao do khí quyển thì :
B −Γ
Pmt = 4
e ( 2-49 )
r❑
Công suất của tín hiệu phản xạ từ mục tiêu nhận được tại đầu vào máy thu trong
điều kiện không có suy giảm của khí quyển đạt giá trị nhỏ nhất P mtmin khi cự ly phát
hiện đạt giá trị lớn nhất rmax0 :
B
Pmtmin = 4 ( 2-50 )
r max 0

Công suất tín hiệu tại đầu vào máy thu nhỏ nhất là với tín hiệu đầu vào máy thu có
công suất như vậy thì đài radar vẫn còn nhận biết được mục tiêu còn với công suất
P1 nhỏ hơn Pmtmin ( P1 < Pmtmin ) thì đài radar không còn nhận biết được mục tiêu nữa
. Như vậy Pmtmin cũng tương đương với công suất tín hiệu nhỏ nhất tại đầu vào máy
thu khi mục tiêu ở cự ly cực đại có sự suy giảm của khí quyển Pmt , với
B
Pmt = 4 −Γ ( 2-51 )
r e max

Dó đó ta có : Pmtmin = Pmt
B B −Γ
vậy : 4
= 4
e ( 2-52 )
r max 0 r max

Suy ra cự ly hoạt động của đài radar khi có suy giảm của khí quyển là :
−1
Γ
r max=r max0 e4 ( 2-53 )
r

Với hệ số suy giảm tổng cộng : Γ =2∫ α (r ) dr ( 2-54 )


0

Như vậy ta thấy cự ly hoạt động của đài radar (trong điều kiện có suy giảm của khí
quyển ) tăng khi tăng cự ly phát hiện của đài trong điều kiện không có suy hao của
khí quyển . Trong thực tế người ta thấy rằng các bước sóng dài hơn 10 cm bị suy
giảm ít ngay cả trong điều kiện khí tượng xấu . Vì vậy đối với các đài radar sóng m
và sóng dm không cần tính đến sự suy giảm của sóng điện từ trong khí quyển , còn
các sóng điện từ ở dải sóng cm và mm thì bị suy giảm rõ rệt trong khí quyển , vì
vậy các dải sóng nầy không được sử dụng trong các đài tầm xa ( vẫn sử dụng được
trong các đài tầm trung ).

2.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO CỰ LY :


Ta đã biết , trong môi trường đồng nhất và đẳng hướng , sóng điện từ truyền
theo đường thẳng với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng c . Tín hiệu phản xạ về đài
bị giữ chậm lại so với tín hiệu phát xạ một thời gian t r do truyền trên quãng đường
2r ( từ đài đến mục tiêu và trở về )
2r
t r=
c
Nếu trên mục tiêu có đặt máy trả lời , thời gian giữ chậm của tín hiệu trả lời
2r
t r= +τ
c c
τ c- Thời gian chậm của tín hiệu trong mạch máy trả lời .
Như vậy , thực chất của việc xác định cự ly bằng ra đa là đo thời gian giữ chậm t r .
2r
Từ t r= c
Ta rút ra được công thức đo cự ly
ctr
r=
2
Tuy nhiên do tính chất của môi trường truyền sóng như trong quỹ đạo truyền sóng
sóng sẽ bị ảnh hưởng do độ cong mặt đất , do có sự phản xạ từ mặt đất , do ảnh
hưởng của khí quyễn ,...và các biện pháp kỹ thuật của đài ra đa mà giá trị đo cự ly
có một sai số nhất định .
Để có thể xác định sai số trong các phương pháp đo cự ly , trước hết phải
chia cự ly phát hiện của đài radar thành từng phần rất nhỏ , hay nói cách khác là ta
lấy vi phân toàn phần của cự ly đó , nghĩa là từ phương trình của hàm cự ly :
ctr
r=
2
∂r ∂r
sau khi lấy vi phân ta được : dr = ∂ c dc+ ∂ t dt ( 2-55 )
r
t c
hay : dr = r dc+ d tr ( 2-56 )
2 2
Thay vi phân bằng gia số ta được công thức tính sai số của đo cự ly :
tr c
Δ r= Δc+ Δtr ( 2-57 )
2 2
Trong đó : c - Sai số đo tốc độ truyền sóng
tr - Sai số đo thời gian giữ chập tr
Vậy sai số đo cự ly phụ thuộc vào sự thay đổi tốc độ truyền sóng trung bình
và các quy tắc , phương pháp kỹ thuật để đo thời gian tr của đài radar . Do tính chất
của môi trường luôn thay đổi một cách ngẫu nhiên nên việc xác định tốc độ truyền
sóng trung bình là không thể được . Nhưng với điều kiện ta có một đài radar hoàn
hảo đang hoạt động trong môi trường không có nhiễu , tức là không có sai số về
phép đo thời gian giữ chậm tr , hay nói cách khác là tr = 0 , như vậy lúc đó vẫn
tồn tại sai số đo cự ly là :
tr
Δ r= Δc ( 2-58 )
2
r
Hay : Δ r= c Δ c
Δr Δc
Suy ra : r = c ( 2-59 )
Từ đó ta thấy sai số trong phép đo cự lý thực chất là sai số đo tốc độ khi đo
tốc độ trung bình của sóng điện từ truyền đi trong không gian . Hiện nay người ta
đo được tốc độ truyền sóng với sai số 10 -5 . Thực tế trong một ngày nhiệt độ, áp
suất khí quyển và áp suất riêng của hơi nước biến đổi có thể làm thay đổi tốc độ
truyền sóng cở 10-4 . Cho nên đây là giới hạn sai số đo cự ly . Trong thực tế để đo
cự ly người ta đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đo thời gian giữ chậm
tr . Căn cứ vào các phương pháp đo thời gian giữ chậm t r , người ta phân chia ra
những phương pháp đo cự ly : đo cự ly bằng phương pháp pha , phương pháp tần
số tần số và phương pháp xung xung .

2.4.1. Phương pháp đo cự ly bằng pha: cự ly được xác định bởi hiệu pha sóng
phát xạ và phản xạ .
Sơ đồ khối :

Máy phát tần Máy phát cao


số chuẩn tần
Mục tiêu phản
xạ hay máy trả
lời
Máy thu
Pha
Trong phương pháp này việc đo cự ly của mục tiêu được tương ứng với việc đo độ
dịch pha r = c  tr của dao động tín hiệu nhận được so với dao động của máy phát
tần số chuẩn c. Ta có :
Dao động của máy phát tần số chuẩn :
U1 = Um1sin [ct + c ] ( 2-60 )
Dao động của tín hiệu nhận được :
U2 = Um2sin[c.(t-tr )+ c - px - t ] ( 2-61 )
ở đây : c - Pha ban đầu của dao động chuẩn
t - Dịch pha trong các mạch của ra đa
px - Dịch pha dao động chuẩn trong các mạch máy trả lời hay do
phản xạ của mục tiêu .
Hiệu pha dao động U1, U2 :
h = [ct + c ]- [c.(t-tr )+ c - px - t ]
 h = ctr + px + t ( 2-62 )
ϕ h−ϕ px−ϕt
Từ đó : t r= ωc
( 2-63 )
2r
mà: t r= c
2r ϕh −ϕ px−ϕ t
 c= ωc
c (ϕ h−ϕ px −ϕ t )
nên cự ly : r =2ω ( 2-65 )
c

Vậy theo công thức này ta thấy nếu biết độ dịch pha của tín hiệu phản xạ px và độ
dịch pha trong các mạch của đài radr thì có thể tính được cự ly của mục tiêu khi
dùng pha kế để đo hiệu pha h . Còn máy phát tần số chuẩn có thể là máy phát chủ
yếu ở tần số mang hay bộ điều chế.
Mặt khác độ chính xác đo cự ly còn phụ thuộc vào tần số của dao động
chuẩn nên khi giảm tần số chuẩnω c độ chính xác đo cự ly giảm ( sai số pha kế giữ
nguyên ) . Vì vậy trong các hệ thống pha người ta thường dùng một vài tần số
chuẩn , tức là dùng phương pháp nhiều thang để thay đổi tần số chuẩn cho phù hợp
. Nghĩa là khi thay đổi một tần số chuẩn thì ta sẽ được một tần số hiệu khác nhau ,
làm cho việc đo cự ly sẽ có nhiều kết quả hơn dẫn đến xác suất đo sẽ chính xác
hơn, đây chính là ưu điểm của việc đo cụ ly bằng phương pháp pha .
Nhược điểm của phương pháp pha : Hệ thống đo cự ly bằng phương pháp
pha dùng bức xạ sóng điện từ liên tục nên sóng phản xạ trở về cũng liên tục , các
tín hiệu của các mục tiêu ở các cự ly khác nhau đều phản xạ trở về chồng lên nhau
tạo nên ở đầu vào máy thu một tín hiệu tổng hợp phức tạp không thể tách riêng
thành từng tín hiệu triêng rẽ ( trừ trường hợp có mục tiêu mà biên độ tín hiệu phản
xạ trở về đầu vào máy thu đài radar lớn hơn hẳn các tín hiệu phản xạ khác ) nên
không thể phân biệt các mục tiêu này theo cự ly được . Do đó để khắc phục nhược
điểm nầy , trong phương pháp pha để phân biệt được tín hiệu của các mục tiêu di
động so với đài người ta dựa vào hiệu ứng dopler, lúc này tần số của tín hiệu nhận
được khác với tần số của sóng bức xạ một lượng dịch tần dopler , độ dịch tần này
do mục tiêu chuyển động so với đài gây ra và nó tỷ lệ với tốc độ mục tiêu ( theo
công thức 1-7 ), nên với các mục tiêu có tốc độ khác nhau thì lượng dịch tần
doppler cũng khác nhau , và điều này được ứng dụng để phân biệt được mục tiêu
chuyển động so với đài radar trong phương pháp pha . Còn để có thể phân biệt
được các mục tiêu không chuyển động đôi khi người ta còn dùng phương pháp
điều chế manip tần số pha , tuy nhiên phương pháp này vẫn còn những nhược điểm
cơ bản của hệ thống đo cự ly bằng phương pháp pha.
2.4.2. Phương pháp đo cự ly bằng tần số : cũng tương tự như khi đo cự ly của
mục tiêu bằng phương pháp pha , trong phương pháp tần số để xác định cự ly mục
tiêu đài radar cũng phát xạ ra không gian sóng điện từ một cách liên tục nhưng tần
số đã được điều chế trong máy phát, lúc này đối với mục tiêu di động thì ngoài sự
thay đổi tần số giữa sóng phát xạ và sóng phản xạ ra do độ dịch tần doppler ra
còn có thêm sự thay đổi tần số do được điều chế trước nên làm tăng khả năng phân
biệt về cự ly đối với mục tiêu di động , còn đối với loại mục tiêu không di động thì
do có sự khác nhau về tần số giữa sóng phát xạ và sóng phản xạ nhờ được điều tần
nên cũng phân biệt được cự ly của các mục tiêu khác nhau , mà do có sự khác nhau
về tần số này nên khi sóng tới mục tiêu và sóng phản xạ về từ mục tiêu khi gặp
nhau trên quỹ đạo truyền sẽ gây nên hiện tượng tần số phách, do đó việc đo cự ly
được xác định với tần số phách , tần số này được tạo ra khi sóng phản xạ tác dụng
với sóng phát xạ . Vì vậy để xác định cự ly bằng phương pháp này cần phải đo
lượng thay đổi tần số dao động bức xạ sau thời gian sóng truyền tới mục tiêu và
phản xạ ngược lại .
Nếu tần số f thay đổi liên tục theo quy luật tuyến tính với tốc độ 
df
với : γ=
dt thì biến thiên tần số dao động bức xạ f sau thời gian lan truyền tín
2r
hiệu t r= c là :
2r c ×Δ f
f = tr =  c  r =2 γ ( 2-66 )
Do hiệu tần số dao động bức xạ và dao động nhận được là Fr = f
nên ta xác định được cự ly mục tiêu :
c × Fr
r= ( 2-67 )

Tuy nhiên trên thực tế ta không thể điều tần tuyến tính liên tục nghĩa là không thể
điều chế tần số tăng liên tục hoặc giảm liên tục được mà chỉ có thể điều tần theo
quy luật tuần hoàn . Trong thực tế người ta thường áp dụng 2 dạng điều chế : điều
chế hình răng cưa và điều chế hình sin để đo cự ly của mục tiêu trong phương pháp
điều tần .
* Ta xét nguyên tắc hoạt động của hệ thống đo cự ly theo phương pháp
tần số trong trường hợp điều tần dạng răng cưa đối xứng , theo sơ đồ khối :

Bộ điều chế tần Máy phát cao


số tần Mục
tiêu

Chỉ thị Tần kế KĐ KĐ cao tần và


tách sóng
tần số phách
HÌNH 2-22

Để đơn giản ta xét trong trường hợp mục tiêu không chuyển động so với đài
radar , lúc này chỉ có sự thay đổi về tần số giữa sóng tới và sóng phản xạ từ mục
tiêu do việc điều chế tần số ( trong trường hợp này là điều chế tần số theo dạng
răng cưa tuần hoàn theo chu kỳ T m ) chứ không có sự thay đổi tần số do hiệu ứng
dopler.
Ta có giản đồ thời gian của sóng tới và sóng phản xạ từ mục tiêu không di
động ở cự ly r và thời gian giữ chậm tr như sau :

fpx fm
ftt

f1
2

Trong hình vẽ trên ta thấy sóng bức xạ từ đài radar đến mục tiêu (gọi là tín
hiệu trực tiếp ftt ) biến thiên theo quy luật tuần hoàn với tốc độ biến thiên là  , nên
ta được :
ftt = f1 + t
Tm
với : nTm  t  nTm + n là một số nguyên , không âm
2
Như vậy theo quy luật biến đổi tần số của tín hiệu phản xạ thì :
fpx= f1 + (t - tr ) ( 2-68 )
Hiệu của hai tín hiệu : trực tiếp và phản xạ là :
fh = ftt - fpx = f1 + t - [f1 + (t - tr )] = tr ( 2-69 )
Như vậy chỉ cần đo fh là ta có thể biết được t r và từ đó suy ra được cự ly của mục
c fh
tiêu r : r= ( 2-70 )

Mà hiệu của hai tần số của sóng phát xạ từ anten đài radar và sóng phản xạ từ mục
tiêu chính là tần số phách tạo nên bởi hai sóng này . Ta thấy trong các đoạn
Tm
n T m+ ≤ t ≤ ( n+1 ) T m thì hiệu của hai tần số này có giá trị âm nhưng vì f h được lấy
2
theo giá trị tuyệt đối nên hiệu này vẫn có giá trị dương và bằng tần số phách F ph .
Do đó chỉ cần đo tần số phách là có thể xác định được cự ly của mục tiêu r theo
công thức :
c f h c Fph
r= = ( 2-71 )
2γ 2γ
Tm
Mặt khác tại thời điểm thì tần số tín hiệu sẽ biến thiên một giá trị là fm , vì
2
vậy tốc độ biến thiên tần số trong đoạn này là :
Δ fm 2 Δ f m
γ= =
Tm Tm ( 2-72 )
2
Cuối cùng ta được công thức tính cự ly của mục tiêu trong phương pháp điều tần
dạng răng cưa đối xứng tuần hoàn là :
c Tm
r= F ( 2-73 )
4 Δ f m ph
Tm- chu kỳ lặp lại của xung răng cưa
fm- Độ lệch tần
Fph- Tần số phách của hai tín hiệu . Trong trường hợp này Fph = fh
* Ta xét nguyên tắc hoạt động của hệ thống đo cự ly theo phương pháp
tần số trong trường hợp điều tần dạng hình sin :
Trong trường hợp này xung phát xạ từ đài radar được điều chế tần số theo dạng
hình sin và sóng điện từ này được phát ra không gian một cách liên tục, như vậy
sóng phản xạ từ mục tiêu cũng có dạng điều tần hình sin nhưng có độ dịch tần so
với tần số phát là fm . Ta có giản đồ thời gian của sóng tới và sóng phản xạ như
sau :

fpx

f0 fm
ftt

Tm
f1
tr 2
t
/fh/

Fph0

t
HÌNH 2-24
Như vậy trong phương pháp đo cự ly mục tiêu bằng cách điều chế tần số tín hiệu
phát theo dạng hình sin có tần số góc là m , thì tần số của sóng bức xạ từ đài radar
( còn gọi là tín hiệu trực tiếp ) có dạng là :
fm
f tt =f 0 + cos Ωm t ( 2-74 )
2
Trong đó : f0 - Giá trị tần số trung bình
m = 2Fm - tần số góc điều chế
Nếu mục tiêu không di động thì tín hiệu phản xạ từ mục tiêu trong phương pháp
này có dạng :
fm
f ¿px =f 0 + cos Ωm (t- t r ) ( 2-75 )
¿ 2
Giá trị tuyệt đối của tín hiệu trực tiếp và tín hiệu phản xạ :
f h /¿ /Δ f m
/ [cos Ωm t−cos Ωm (t−t r )]/¿
2
Δf Ω t t
= ¿ m ×2[sin m r .sin Ωm (t- r )]/¿
2 2 2
Ωm t r tr
= ¿ Δ f m sin .sin Ωm (t- )/¿
2 2
mà : Fph = / fh / , nên :
Ωm tr tr
F ph=¿ Δ f m sin . sinΩm (t- )/¿ ( 2-76 )
2 2
Qua công thức này ( 2-76 ) ta có nhận xét là dù cho khi t r không đổi , tức là cự ly
giữa đài radar và mục tiêu không thay đổi hay nói cách khác là khi mục tiêu không
chuyển động so với đài radar thì tần số phách của tín hiệu trong trường hợp sử
dụng phương pháp điều tần hình sin vẫn thay đổi theo quy luật dao động hình sin .
người ta tìm được giá trị trung bình của tần số phách :
2 Δfm ωm t r
F ph= sin ( 2-77 )
π 2
c Tm
mà : r =4 Δ f F ph ( 2-78 )
m

với fph = /fh / và fm - là độ dịch tần ( hay độ lệch tần )


Nên ta thấy cự ly r phụ thuộc chính vào độ lệch tần fm , và muốn xác định cự ly
mục tiêu ta chỉ cần sử dụng tần số kế để đo tần số phách của tín hiệu.
Qua hai công thức trên( 2-77 ) và ( 2-78 ) ta thấy muốn giảm sai số đo cự ly ( hay
tăng cự ly phát hiện mục tiêu ) thì cần phải tăng độ lệch tần fm . Ngoài ra hệ thống
trên còn có các sai số như : tần kế không chính xác , độ lệch tần và tần số điều chế
không ổn định , do ảnh hưởng của điều biên ký sinh, do hiệu ứng dopler khi mục
tiêu chuyển động.... Do đó trong từng điều kiện mà cự ly của mục tiêu khi đo được
sẽ không hoàn toàn chính xác mà có một sai số cho phép nhất định nào đó .
Ví dụ : Nếu khi đo cự ly của mục tiêu mà mục tiêu này di chuyển so với đài
radar thi khi tính cự ly của nó ta phải tính đến hiệu ứng dopler . Giả sử trong
trường hợp đo cự ly mục tiêu chuyển động bằng phương pháp điều tần hình sin thì
tần số của tín hiệu phản xạ là :

[
f ¿px= f 0 +
Δ fm
2 ]( 2v
cos Ωm ( t−t r ) 1± xt
c ) ( 2-79 )
Hiệu của tín hiệu trực tiếp và tín hiệu phản xạ :
¿ ¿ tr tr
f h=f tt −f px=−Δ f m sin(Ω m )sin Ωm (t− )± ¿
2 2
( 2-80 )
Gọi Tm là chu kỳ dao động của tín hiệu trực tiếp thì tần số dao động của tín hiệu
này là Fm. Nếu trong phần lớn chu kỳ điều chế mà /f/h/ >> Fm thì ta có thể coi F/ph
= / f/h / , tức là tần số phách sẽ bằng hiệu hai tần số của tín hiệu trực tiếp và tín hiệu
phản xạ trong điều kiện là mục tiêu chuyển động.
Vậy :
' tr tr
F ph=¿ Δ f m sin(Ωm )sinΩm (t− ) ± f 0+
2 2 [Δ fm
2
cos Ωm (t−t r ) ]
2 v xt
c
/¿

( 2-81 )
Trong công thức ( 2-81 ) này ta thấy nó là tổng của hai số hạng , trong đó số hạng
thứ nhất là Fph chính là tần số phách của tín hiệu khi mục tiêu không chuyển động :
tr tr
F ph=Δ f m sin(Ω m )sinΩm ( t− ) ( 2-82 )
2 2
Còn thành phần thứ hai là tần số sinh ra do hiệu ứng doppler khi mục tiêu chuyển
động :

[ Δ fm
F r= f 0 +
2
cos Ωm (t−t r ) ]
2 v xt
c
( 2-83 )
Δf
Thông thường thì : f 0 ≫ m , nên :
2
2 v xt
Fr ≈ [f 0] =F d ( 2-83 )
c
Vậy : F'ph = / Fph  Fd / ( 2-84 )
Qua đó ta thấy tần số phách khi mục tiêu chuyển động sai lệch với tần số phách khi
mục tiêu đứng yên một lượng bằng tần số doppler.
Ta có giản đổ thời gian của tín hiệu khi mục tiêu chuyển động trong hai trường hợp
điều tần hình răng cưa và hình sin như sau :

f
f
Fd
f'px '
ftt Fr f px

t
/fhh//
/f

F2 F1
t

HÌNH 2-25 : Giản đồ thời gian hình răng cưa

t
f
Trên đây ta mới xét trường hợp , khi ở đầu vào máy thu ngoài tín hiệu trực tiếp chỉ
có tín hiệu phản xạ từ một mục tiêu . Trường hợp này được áp dụng ở máy đo cao
phục vụ cho máy bay hạ cánh. Đo độ cao của máy bay bằng phương pháp tần số
tương đối đơn giản, vì trong trường hợp này chỉ có một mục tiêu phản xạ đứng yên
là mặt đất , ta có thể chọn quy luật điều chế bất kỳ , nhưng thông thường người ta
chọn điều chế hình sin vì dễ thực hiện hơn .
Nếu đồng thời có nhiều mục tiêu , ở đầu vào máy thu ngoài tín hiệu trực tiếp còn
có nhiều tín hiệu phản xạ từ các mục tiêu khác nhau . Do các tín hiệu này tác dụng
lẫn nhau nên sẽ có hiện tượng giao thoa giữa tín hiệu trực tiếp với từng tín hiệu
phản xạ , cũng như giữa các tín hiệu phản xạ với nhau . Vì các tín hiệu phản xạ
yếu hơn nhiều so với tín hiệu trực tiếp nên ta có thể bỏ qua sự giao thoa giữa các
tín hiệu phản xạ với nhau . Trường hợp này không thể dùng phương pháp điều chế
hình sin được vì tần số phách F ph của tín hiệu phản xạ từ mỗi mục tiêu sẽ biến đổi
theo chu kỳ khác nhau.
Khi điều chế theo quy luật đường gấp khúc tam giác cân , sau tách sóng , tín hiệu
tổng sẽ gồm nhiều tần số phách , mỗi tần số tương ứng với cự ly một mục tiêu .
Các tần số đó có thể xác định bằng máy phân tích phổ một đường hoặc nhiều
đường . Loại máy phân tích phổ nhiều đường có thể quan sát tất cả các tần số
phách cùng một lúc . Loại máy phân tích phổ một đường quan sát liên tiếp trong
các dãy tần số phách .
Sơ đồ khối của máy phân tích phổ nhiều đường :

Bộ lọc 1 Chỉ thị 1

Bộ lọc 2 Chỉ thị 2


Máy thu

Bộ lọc n Chỉ thị n

HÌNH 2-27
Sơ đồ gồm một dãy bộ lọc , mỗi bộ lọc cho qua một dãy hẹp tần số phách tương
ứng với một dãy cự ly nào đó . Ở đầu ra bộ lọc có các bộ chỉ thị . Số đường của
máy phân tích phổ phụ thuộc vào yêu cầu độ chính xác , khả năng phân biệt về cự
ly , và phải bao trùm phạm vi hoạt động của đài ( cự ly gần nhất r min đến cự ly xa
nhất rmax ). Nếu các đường có khả năng phân biệt về cự ly rmin như nhau thì công
thức để tính số đường n cần có là :
r max −r min
n=
Δ r min
( 2-85 )

Máy phân tích phổ cáng nhiều đường thì độ chính xác và khả năng phân biệt càng
cao , nhưng kết cấu của máy sẽ càng phức tạp và cồng kềnh .
Ví dụ : rmax=150km , rmin=300m , rmin=300m , thì phải có n=500 đường .
Máy phân tích phổ một đường đơn giản hơn và có nhiều phương án thực hiện khác
nhau . Phương án đơn giản nhất là dùng một bộ lọc điều chính bắt tất cả các tần số
phách trong đài và chỉ thị dãi rộng . Bộ lọc có thể là khung cộng hưởng . Theo
phương pháp này , khi điều chỉnh khung dao động dãi thông thay đổi , làm khả
năng phân biệt thay đổi . Phương án khác là cho bộ lọc cộng hưởng có dãi thông
không đổi ( ở một tần số nhất định ) , lúc này cần phải có thêm hai khâu nữa : Bộ
trộn tần và bộ dao động tại chỗ điều tần trong một dãy tương ứng .
Ta có sơ đồ sau :

Chỉ
Máy thu Trộn tần Bộ lọc
thị

Dao động tại chỗ

HÌNH 2-28
Trong phương pháp này dao động tần số phách và dao động tại chỗ được đưa vào
bộ trộn tần .
Biết quy luật biến đổi tần số dao động tại chỗ và tần số cộng hưởng của bộ lọc ta
có thể xác định tần số phách. Nếu dao động tại chỗ được điều tần đồng bộ với dao
động quét, ta có thể dùng đèn hiện sóng làm máy chỉ thị .
Khuyết điểm chung của máy phân tích phổ một đường là : Thời gian quan sát và
xác định cự ly tăng , vì phải điều chỉnh liên tiếp nhiều tần số mà mỗi tần số cần có
thời gian nhất định để hình thành diện áp ở đầu ra khung cộng hưởng .
* Ưu khuyết điểm của phương pháp tần số :
-Ưu điểm : Độ chính xác và khả năng phân biệt về cự ly cao ( có thể đạt tới
vài mét ); Đo được cự ly rất ngắn ; Nếu chỉ đo cự ly một mục tiêu thì kết cấu của
đài tương đối đơn giản .
- Khuyết điểm : Khó thực hiện đo cự ly nhiều mục tiêu cùng một lúc . Khi
có ảnh hưởng của địa vật và hiệu ứng Doppler thì khó đo đạc , nếu cần khử các ảnh
hưởng đó thì kết cấu sẽ phức tạp .
Do đó phương pháp này không được dùng rộng rãi mà thường dùng ở radar đo cao
trên máy bay khi hạ cánh .
* Ta xét nguyên tắc hoạt động của hệ thống đo cự ly theo phương pháp tần
số:
Qua nghiên cứu phương pháp pha và phương pháp tần số ta thấy khuyết điểm chủ
yếu của chúng là khó thực hiện quan sát đồng thời nhiều mục tiêu .
2.4.3. Đo cự ly mục tiêu bằng phương pháp xung : Để khắc phục khuyết điểm
của các phương pháp đo cự ly bằng pha và bằng tần số , người ta dùng phương
pháp đo cự ly mục tiêu bằng phương pháp xung . Hiện nay phương pháp xung
được áp dụng rộng rãi nhất .
2.4.3.1. Nguyên tắc hoạt động và sơ đồ khối của phương pháp xung
Nguyên tắc hoạt động chủ yếu của phương pháp xung như sau :
Dao động cao tần của máy phát , nhờ có anten được phát xạ ra không gian
dưới dạng sóng điện từ theo từng xung ngắn có độ rộng x với chu kỳ lặp lại T l .
Trong đó x <<Tl .
Trong khoảng thời gian không phát xạ : anten sẽ tiếp nhận sóng phản xạ từ các
mục tiêu về với năng lượng rất bé và hình dáng xung vẫn giống như khi phát xạ
( nếu không bị các ảnh hưởng khác ) . Mỗi mục tiêu phản xạ về một tín hiệu xung ,
2r
xung này chậm so với xung phát xạ một thời gian là t r= c phụ thuộc vào cự ly của
mục tiêu . Do đó phương pháp xung xác định được cự ly nhiều mục tiêu đồng thời
tương đối đơn giản và có thể dùng một anten chung cho cả phát và thu . Trong
trường hợp này ta cũng chỉ xét radar phát xạ xung đơn và nhận xung phản xạ trở
về từ mục tiêu để đo cự ly .
Sơ đồ khối đơn giản của phương pháp xung :

Hệ thống phát Chuyển mạch


anten

Hệ thống Hệ thống thu


đồng bộ

Hệ thống Hệ thống chỉ


nguồn thị

HÌNH 2-29

 Hệ thống phát tạo ra dao động siêu cao tần công suất lớn , ở dạng xung , sau
khi đưa đến chuyển mạch anten và phi đơ đến anten , anten biến dòng điện siêu cao
tần thành năng lượng sóng điện từ và bức xạ ra không gian , giữa 2 đợt bức xạ ,
năng lượng tín hiệu phản xạ được nhận qua chuyển mạch anten và đưa vào hệ
thống thu .
 Chuyển mạch anten làm nhiệm vụ đóng - mở mạch máy phát và máy thu ;
Khi máy phát tạo ra dao động , nó mở mạch từ hệ thống phát đến anten và đóng
mạch vào máy thu để bảo vệ máy thu . trong thực tế chuyển mạch anten không
đóng kín đường vào máy thu hoàn toàn , do đó một phần nhỏ năng lượng phát xạ
lọt vào máy thu và phần nhỏ này được dùng làm xung chuẩn để tính cự ly mục tiêu
. Khi tín hiệu phản xạ về , chuyển mạch anten mở mạch từ anten đến máy thu và
đóng mạch vào hệ thống phát để năng lượng chỉ vào máy thu , không tổn hao trong
các mạch khác .
 Hệ thống thu khuyếch đại và biến đổi tín hiệu phản xạ từ hệ thống siêu cao
tần thành xung thị tần rồi đưa sang hệ thống chỉ thị .
 Hệ thống chỉ thị gồm các thiết bị cuối : Nếu cần quan sát mục tiêu về cự ly
và toạ độ góc thì thiết bị cuối là các đèn hiện sóng . Mục tiêu hiện trên màn hình là
những vệt sáng nhô lên hoặc những chấm sáng . Thiết bị cuối cũng có thể là những
máy tính liên tục hoặc rời rạc ( số hóa).
 Hệ thống đồng bộ có nhiệm vụ phối hợp về thời gian giữa các hệ thống .
Điểm quan trọng nhất là bảo đảm đầu xung phát ( xung thăm dò ) trùng với điểm
đầu đường quét đèn hiện sóng , tức là bảo đảm sự đồng bộ của xung phát với dao
động tạo đường quét . Do đó nhiệm vụ của nó là tạo ra xung kích phát có chu kỳ
lặp . Xung này đồng thời đưa đến hệ thống phát để tạo dao động phát và hệ thống
hiện sóng để tạo đường quét .
 Hệ thống nguồn bảo đảm cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống . Rađa có thể
lấy nguồn từ mạng điện công nghiệp hoặc từ máy phát điện riêng .
Ngoài các hệ thống chính nói trên , tùy theo nhiệm vụ của đài mà còn có thêm
những hệ thống khác ( Hệ thống điều khiển anten , hệ thống đồng bộ anten và thiết
bị cuối , Hệ thống tự động bám sát mục tiêu về cự ly , hướng , Hệ thống chống
nhiễu ...).
Trưòng hợp đơn giản nhất là hệ thống radar xung đơn , nghĩa là trong một
chu kỳ xung kích phát chỉ có một xung được tạo ra và phát xạ ra không gian tự do ,
xung phản xạ trở về từ các mục tiêu ( máy bay, hoặc các nguồn nhiễu) cũng là
những xung có hình dạng như xung phát xạ (không kể đến các tác động khác của
môi trường ), được đưa đến đâu vào máy thu để xử lý tín hiệu , sau đó các tìn hiệu
này được đưa đến đèn hiện sóng , nhờ có tia quét trên đèn hiện sóng , ta có thể
quan sát được các mục tiêu này .
Giản đồ biểu diễn nguyên tắc hoạt động của đài như sau :

Xung kích phát


Tl

Xung điều chế


t

Xung bức xạ t

Tín hiệu vào máy thu

t
Tín hiệu ra máy thu

t
t

Xung tạo đường quét t

Xung rọi sáng


t
Tthuận Tnghịch

HÌNH 2-30
T= 2Rmax/c
F ( lặp lại) = 1/T

Xung tạo đường quét là điện áp răng cưa được đưa đến phiến làm lệch ngang của
đèn hiện sóng , chiều thuận của diện áp răng cưa ứng với chiều quét của tia từ trái
sang phải ; chiều ngịch sẽ làm tia quét quay về vị trí ban đầu . Số đo cự ly được
đơn trị cần có xung rọi sáng đưa vào lưới điều khiển của đèn hiện sóng , do độ
rộng xung rọi sáng bằng thời gian quét thuận của điện áp răng cưa T thuận nên đèn
chỉ mở trong thời gian Tthuận .
Hình ảnh minh hoạ cho hoạt động của radar bức xạ xung ra không gian tự do
:

Xung phát xạ

Xung phản xạ

2.4.3.2. Các loại hiện sóng cự ly :

Đèn hiện sóng

HÌNH 2-31
Để đo được cự ly của mục tiêu trên các đài radar sử dụng hiện sóng cự ly . Hiện
sóng cự ly thường có 2 kiểu : Biên độ và Độ sáng
- Trong hiện sóng biên độ , điện áp tín hiệu từ đầu ra máy thu được đưa đến
phiến làm lệch dọc của đèn hiện sóng . Do tác dụng của tín hiệu , vệt sáng lúc đó
nhô lên . Nếu tốc độ quét không đổi thì khoảng cách giữa tín hiệu chuẩn và tín
hiệu phản xạ trên đèn hiện sóng :
2r
l=v q t r =v q ( 2-86 )
c
l
max
vq = T
Vq - tốc độ quét : thuaän ( 2-87 )
lmax - Độ dài đường quét ứng với thời gian Tthuận
l max 2r l
max
vậy : l= T × c = r × r = mr ( 2-88 )
thuan max

rmax - Cự ly lớn nhất ứng với lmax


l max 2 v q
m= = : Tỷ lệ xích của đường quét
r max c
Qua đó ta thấy nếu biết tỷ lệ xích của đường quét m và đo được khoảng cách l thì
ta sẽ xác định được cự ly r của mục tiêu .
- Hiện sóng độ sáng : Trong hiện sóng độ sáng tín hiệu từ đầu ra máy thu
được đưa đến lưới điều khiển của đèn hiện sóng . Do tác dụng của tín hiệu trên
đường quét sẽ xuất hiện điểm dấu mục tiêu . Tín hiệu mục tiêu càng lớn thì điểm
dấu càng rõ .

Điểm dấu mục tiêu

HÌNH 2-33

2.6. PHƯƠNG PHÁP ĐO TỐC ĐỘ XUYÊN TÂM TRONG RADAR XUNG


Khi mục tiêu chuyển động hướng về đài hay ra xa đài radar , hay còn gọi là
mục tiêu chuyển động so với đài radar , thì sẽ xuất hiện tốc độ của mục tiêu và tốc
độ này được gọi là tốc độ xuyên tâm của mục tiêu . Theo công thức ( 1-7 ) của
phần ( 1.5) ta đã tìm được :
Fd × λ
v xt = ( 2-97 )
2
Vậy cơ sở để đo tốc độ xuyên tâm là đo độ dịch tần Doppler của tín hiệu phản xạ
Sơ đồ khối đơn giản nhất đo độ dịch tần Doppler ( hình 2-44 ) :

MÁY PHÁT CAO f0


TẦN

f0+fđ

CHỈ THỊ KHẾCH ĐẠI TÁCH SÓNG TRỘN


ĐƯỜNG BAO
F d ( V xt ) Fd
Máy phát cao tần có tần số f 0 tạo dao động liên tục bức xạ vào không gian, tần số
tín hiệu phản xạ từ mục tiêu diHÌNH
động
2-44so với đài radar sẽ khác với f 0 một lượng tần
số Đốple Fđ , và lệch pha một lượng là  . Giả sử tín hiệu bức xạ từ anten của đài
radar có dạng :
ump = Umpcos[2f0 t + mp ] ( 2-98 )
Thì tín hiệu thu tại đầu vào bộ trộn có thể viết dưới dạng :
u = U0cos[2(f0 + fđ )t +  ] ( 2-99 )
Dao động nhận về được trộn với dao động của máy phát
ump = Umpcos[2f0 t + mp ] ( 2-100 )
Ở đầu ra bộ trộn phát sinh dao động có tần số Đốple . Hình bao của dao động cao
tần ( tần số phách ) được tách ra nhờ tách sóng biên độ . Sau đó dao động tần số F đ
được khuếch đại và đưa vào bộ chỉ thị ( đo tần số ) . Thang đo dược khắc độ trực
tiếp theo tốc độ xuyên tâm của mục tiêu
Fd × λ
v xt =
2
Ưu điểm của phương pháp này là : thiết bị đơn giản , tần số máy phát thay đổi
chậm ảnh hưởng ít đến độ chính xác .
Khuyết điểm của phương pháp này là cần bức xạ liên tục . Quan trọng nhất là trong
thời gian ngắn khi tín hiệu tới mục tiêu quay trở lại tần số máy phát cần ổn định ,
nếu có nhiều mục tiêu tín hiệu phản xạ sẽ gây nhiễu lẫn nhau ( ở đầu ra bộ trộn có
rất nhiều tần số )

2.7. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA RADAR XUNG :


Sau khi phân tích ưu - khuyết điểm và cách khắc phục các khuyết điểm của
các nguyên tắc đo các tham số của mục tiêu bằng những phương pháp khác nhau
như phương pháp pha, phương pháp điều tần thì hiện nay radar xung được phát
triển và sử dụng nhiều nhất , do đó trong giáo trình này ta chỉ nghiên cứu về radar
xung , còn các hệ thống radar điều chế pha và radar điều chế tần số có thể sử dụng
tốt trong những phạm vi nào đó , nhưng vì nó ít được sử dụng nên ta không đề cập
tới trong giáo trình này . Phần trên ta đã xem xét kỹ về nguyên tắc hoạt động để đo
đạc các tham số mục tiêu của radar điều chế dạng xung , qua đó ta thấy radar xung
có thể đo đạc tốt các tham số của bất kỳ mục tiêu nào dù là mục tiêu lớn hay nhỏ ,
di động hay đứng yên so với đài radar . Vì vậy loại radar này được sử dụng nhiều
trong nghành hàng không . Trong hệ thống radar xung thời gian máy phát hoạt
động ngắn hơn thời gian thu tín hiệu phản xạ, vì khi máy phát mở trong khoảng
thời gian rất ngắn thì lúc này sẽ có một xung được truyền đến anten và bức xạ ra
không gian tự do , xung này đi đến và chạm vào mục tiêu nơi đây sẽ xảy ra hiện
tượng tán xạ và sẽ có một phần nhỏ năng lượng của xung này phản xạ trở về anten
máy thu đài radar , nếu không kể đến các tác động của môi trường thì xung phản xạ
có hình dạng giống như xung phát xạ , nó chỉ thay đổi so với xung phát xạ về tần
số và pha , xác định đượckhoảng thời gian từ lúc xung bức xạ ra khỏi đài cho đến
khi xung phản xạ trở về đài thì sẽ biết được cự ly hay khoảng cách từ đài radar đến
mục tiêu cho dù mục tiêu di động hay đứng yên so với đài radar . Nếu mục tiêu di
động so với đài radar ( hướng ra xa đài hay đi vào gần đài ) thì tần số của xung
phản xạ sẽ thay đổi so với tần số của xung bức xạ từ đài radar ( do hiệu ứng
dopler ), và như ta đã biết một trong những ưu điểm của radar bức xạ xung là nó có
thể dùng chung một anten có tính định hướng cao cho cả hai hệ thống phát và hệ
thống thu . Nhờ tính định hướng cao của cánh sóng anten mà có thể xác định chính
xác các toạ độ góc của mục tiêu như góc tà ( elevation )và góc phương vị ( azimuth
).

xung phản xạ

HÌNH 2-45
Từ phần này trở đi ta chỉ nghiên cứu về hệ thống radar bức xạ xung dùng trong
nghành hàng không nên các đơn vị đo và các thuật ngữ cũng sẽ dùng theo quy ước
chung của nghành hàng không .
Trên hình vẽ ta thấy một xung của sóng điện từ được phát vào không gian tự do nó
sẽ đi với vận tốc bằng với vận tốc ánh sáng , Tín hiệu phản xạ từ mục tiêu sau khi
đến anten sẽ được đưa qua hệ thống máy thu để xử lý tín hiệu , cuối cùng được đưa
đến dụng cụ đo cự ly phương vị , dụng cụ này là một ống phóng tia điện tử , các tín
hiệu nhận được sẽ hiển thị trên màn huỳnh quang của ống này ( còn được gọi là
màn hiện sóng ), trên màn hiện sóng có các vạch dấu cự ly và phương vị, các vạch
dấu này được tạo ra bằng các điểm dấu điện tử hoặc bằng thước cơ khí , dựa vào
các điểm dấu này mà khi có mục tiêu hiển thị trên màn hiện sóng thì sẽ xác định
được các tham số của mục tiêu .
2.7.1. Nguyên tắc hoạt động trên sơ đồ khối của hệ thống radar xung đơn
giản :
Sơ đồ khối của hệ thống radar xung ( pulse radar )( Hình 2-46 )

Hệ thống phát Chuyển mạch thu Hệ thống anten


– phát (Switch T-
(Transmitter ) R) (Antenna )

Điều chế Hệ thống thu Đánh dấu vị trí dữ


liệu
( Modulator ) (Receiver )
( Position data)

Đồng bộ (Timer or Hệ thống hiển thị


synchronizer )
( Indicator )

HÌNH 2-46

Nguyên tắc hoạt động của hệ thống radar xung đơn cũng giống như nguyên tắc
hoạt động của các loại radar chủ động nói chung . Khối đồng bộ tạo ra các xung
theo một chu kỳ nhất định để khởi động toàn bộ hoạt động của toàn bộ hệ thống
radar cùng một lúc , Các xung đồng bộ đưa đến máy phát là những xung nhọn , độ
rộng xung nhỏ , biên độ xung đủ lớn để kích thích sự hoạt động của các hệ thống
trong đài radar . Sườn trước của xung phát trùng với xung đồng bộ và được điều
chế theo yêu cầu nhiệm vụ của đài radar, đồng thời xung đồng bộ cũng đưa đến tạo
điểm đầu của sườn trước xung rọi sáng , tức là tạo nên điểm đầu của tia quét trên
đèn hiện sóng , lúc này hướng của tia quét trùng với hướng của anten phát , thông
thường trong đài radar các hệ thống phát và thu sử dụng chung một anten , xung
điều chế có biên độ vào độ rộng phù hợp đưa vào lưới điều khiển của đèn phát,
trong radar có hai kiểu hệ thống phát chủ yếu : kiểu thứ nhất là thiết bị phát dùng
bộ dao động công suất lớn tự kích ( như đèn manhêtơrông MAGNETRON ), kiểu
thứ hai dao động tạo ra từ bộ dao động ổn định công suất nhỏ , được khuếch đại tới
mức công suất yêu cầu nhờ một hoặc một số đèn khuếch đại công suất lớn , từ
máy phát cao tần đưa đến anten và bức xạ ra không gian thành tín hiệu RF có công
suất rất lớn khoảng 0,5 megawatt đến 4 megawatt(mw ) với tần số cực ngắn trong
một khoảng thời gian rất ngắn, sau đó máy phát ngừng hoạt động ,trong lúc này
nếu xung phát xạ gặp mục tiêu thì tín hiệu phản xạ từ mục tiêu đi đến anten và
được đưa vào máy thu qua hệ thống anten này , do đó để công suất của xung phát
xạ không lọt vào máy thu và để tín hiệu phản xạ trở về không đi vào hệ thống
phát ,trong hệ thống hoạt động của đài radar còn có thêm một bộ chuyển mạch
anten ( bộ phân mạch định hướng ), Tín hiệu thu được sau khi qua máy thu được
đưa đến hệ thống hiện sóng để đo các tham số của nó . Sau một khoảng thời gian
đủ lớn , một xung đồng bộ được tạo ra và quá trình hoạt động của đài radar được
lặp lại như trước . Cứ như vậy hệ thống sẽ hoạt động liên tục theo chu kỳ .
2.7.2. Các tham số đặc trưng trong radar xung
Các tham số đặc trưng trong radar xung là : Công suất xung , công suất trung
bình , tần số hay chu kỳ lặp lại xung phát, độ rộng và dạng xung .
2.7.2.1.. Công suất xung và công suất trung bình : Công suất xung là công
suất phát xạ trung bình trong thời gian x .
Công suất phát xạ là một trong những tham số quan trọng của đài rađa và nó
quyết định các yêu cầu đối với độ bền điện của tuyến cao tần máy phát và ảnh
hưởng đến cự ly hoạt động của đài radar. Do đó công suất xung cũng có một giá trị
giới hạn của nó.
Nếu xung có dạng bất kỳ thì công suất xung Px được tính theo công thức sau :
τx
1
P x = ∫ P(t )dt ( 2-101 )
τx 0
P(t)- Công thức tức thời trong xung
Công suất trung bình là giá trị trung bình của công suất trong một chu kỳ lặp lại
.
Công suất xung và công suất trung bình có quan hệ như sau :
Px × τx
Ptb = =k ld × P x ( 2-102 )
Tl
τx
k ld = ( 2-103 )
Tl
klđ - Hệ số lắp đầy klđ = 0,02 0,005
Độ rộng xung thường rất nhỏ hơn chu kỳ lặp lại nên công suất xung rất lớn
trong khi công suất trung bình tương đối nhỏ . Đó là một ưu điểm của phương pháp
xung : hệ thống phát và hệ thống nguồn tương đối gọn . Công suất xung có thể từ
vài kw đến vài Mw tùy theo nhiệm vụ của đài .
Ví dụ :

Pmax
Px

x

Tl

HÌNH 2-47
Nếu Px = 60kw , x = 0,5s , Tl = 1000s thì Ptb = 30w
2.7.2.2. Tần số hay chu kỳ lặp lại xung phát :
Tần số hay chu kỳ lặp lại của xung phát là một trong những tham số quan
trọng của đài rađa . Nó ảnh hưởng đến chất lượng và chỉ tiêu kinh tế của đài .
Về quan điểm năng lượng khi đã cho công suất xung và độ rộng xung , ta sẽ
chọn tần số lặp lại nhỏ để giảm công suất trung bình :
Px × τx
Ptb = =P x × τ x × Fl ; Tl=1/Fl; Rmax=c.Tl/2 ( 2-104 )
Tl
Chọn Fl phải đảm bảo đo đơn trị cự ly trong phạm vi cần đo tức là bảo đảm máy
phát chỉ phát xung tiếp theo sau khi máy thu đã nhận được tín hiệu phản xạ từ mục
tiêu ở cự ly hoạt động lớn nhất của đài , Do đó có giới hạn trên là Fmax .
Nhưng Fl phải chọn đủ lớn sao cho mỗi lần cánh sóng quét qua mục tiêu phải có đủ
số xung cần thiết ( ít nhất ) N xmin dùng để tích lũy đủ mức phát hiện, có như vậy
mới đủ độ chính xác và tin cậy khi phát hiện mục tiêu . Thông thường , qua thực tế
người ta thấy Nxmin= 5 25 là đủ đáp ứng yêu cầu chỉ tiêu phát hiện của đài radar .
Do đó có giới hạn dưới là Fmin
Vậy : Fmin  Fl  Fmax
Hiện nay các đài ra đa thường có Fl = 50  10.000 Hz
2.7.2.3.. Độ rộng và hình dạng xung :
Độ rộng xung là yếu tố cơ bản quyết định khả năng phân biệt về cự ly và cự
ly cực tiểu của đài . Độ rộng xung càng nhỏ thì khả năng phân biệt về cự ly càng
cao và cự ly cực tiểu càng nhỏ . Tuy nhiên x càng nhỏ thì phổ của nó lại càng lớn ,
đòi hỏi dải thông máy thu phải càng rộng , công suất ngưỡng máy thu càng tăng
điều này sẽ làm giảm cự ly hoạt động của đài ( khi công suất xung đã chọn trước ) .
Hình dạng xung cũng ảnh hưởng đến khả năng phân biệt về cự ly và độ chính
xác đo cự ly , sườn trước xung càng dốc độ chính xác đo cự ly càng cao , khả năng
phân biệt cự ly càng tốt . Nhưng sườn trước càng dốc , dải thông máy thu càng
phải rộng , công suất ngưỡng máy thu tăng , cự ly hoạt động của đài giảm , các cơ
cấu của hệ thống phức tạp hơn . Đối với đèn magnetron , nếu sườn trước của xung
quá dốc thì xung được tạo ra sẽ không ổn định.
Do đó chọn độ rộng và hình dạng xung phải dựa vào yêu cầu nhiệm vụ của
đài . Nếu cần độ chính xác và khả năng phân biệt về cự ly cao , cự ly cực tiểu nhỏ
cần chọn xung vuông hẹp có sườn trước dốc . Nếu cần cự ly hoạt động của đài
càng lớn càng tốt thì phải chọn xung có độ rộng lớn . Thông thường x =( 0,05  30
)s. Trong đó đa số các xung có x<10s, và sườn trước có độ rộng là : st = ( 0,1 
0,2 )x
2.7.3. Khả năng phân biệt về cự ly và cự ly cực tiểu trong radar xung :
Trong phương pháp xung khả năng phân biệt về cự ly do 3 yếu tố quyết định :
Độ rộng xung , dải thông tần máy thu và đường kính điểm sáng tia quét .
Gọi khoảng cách giữa hai mục tiêu là x, độ rộng xung là x , nếu chỉ kể đến yếu
tố độ rộng xung , thì muốn phân biệt được riêng biệt tín hiệu mục tiêu trên hiện
sóng phải thỏa mãn yêu cầu :
2x
≥ τx ( 2-105 )
c
Từ đó rút ra :
cτx
x min = ( 2-106 )
2

M1 M2

x
2x
c

HÌNH 2-48

Nhưng do dải thông tần máy thu có hạn , tín hiệu xung qua đó bị biến dạng làm
độ rộng xung tăng thêm một lượng x ( chủ yếu do sườn xung sau ) tỷ lệ
nghịch với dải thông máy thu . Thông thường người ta nhận thấy :
x = ( 0,1  0,15 )x. ( 2- 107 )
Nếu gọi độ rộng vệt sáng của tia quét trên đèn hiện sóng là  ( còn gọi là
khả năng phân biệt của đèn hiện sóng ) , độ rộng vệt sáng tăng tương ứng với
việc tăng thêm độ rộng xung một lượng /vq ( với vq là tốc độ quét của tia sáng
trên hiện sóng .
Do đó khả năng phân biệt về cự ly của đài radar sử dụng phương pháp bức
xạ xung sẽ gồm 3 thành phần hợp lại :
c c c δ c δ
δ r= τ x + Δ τ x + = (τ x+ Δ τ x)+ ( 2-108 )
2 2 2 vq 2 m
c 1
Với : 2 v = m ( 2-109 )
q

Qua đó ta thấy muốn tăng khả năng phân biệt cự ly trong phương pháp này
ta phải giảm x , giảm độ rộng của vệt sáng tia quét , tăng tỷ lệ xích đường quét
m . Nhưng việc tăng giảm các chỉ số trên chỉ có giới hạn và phụ thuộc vào nhều
yêu cầu khác .
Trong thực tế khả năng phân biệt còn kém hơn so với trong tính toán .
Nhưng có một số trường hợp khi có 2 mục tiêu chuyển động, tín hiệu phản xạ sẽ
xảy ra hiện tượng giao thoa , làm cho pha của tín hiệu đến máy thu thay đổi , do sự
thay đổi của pha nên tín hiệu thu được trên hiện sóng có sự nhấp nháy , ở vùng mà
hai tín hiệu trùng lên nhau sẽ có tín hiệu nhấp nhô trên màn hiện sóng và ta có thể
phân biệt được hai mục tiêu đó .
Cự ly cực tiểu là khoảng cách nhỏ nhất từ đài tới mục tiêu mà đài còn có thể
đo được , Nếu không bị ảnh hưởng của địa vật , cự ly cực tiểu phụ thuộc vào độ
rộng xung phát x và thời gian khôi phục độ nhạy máy thu , tức là thời gian hồi
phục của đèn phóng điện thp . Do đó cự ly cực tiểu R min được tính theo công thức
sau :
c
Rmin = (τ x +t hp ) ( 2-110 )
2
Đối với đèn phóng điện chất lượng cao : thp = 0,1 s0,5s
Đối với đèn phóng điện chất lượng trung bình : thp = 1 s  2s
Đối với đèn phóng điện chất lượng thấp ( già ) : thp = 3 s  5s
2.7.4. Các phương pháp đo tọa độ góc trong radar xung
Đo tọa độ góc là xác định hướng của mục tiêu so với đài radar nghiã là phải
đo góc tà và góc phương vị của mục tiêu . Ta biết rằng định hướng bằng sóng vô
tuyến một mục tiêu nào đó tức là xác định hướng truyền sóng vô tuyến phản xạ
( bức xạ sóng điện từ ) từ mục tiêu đó , theo nguyên tắc truyền thẳng của sóng điện
từ trong không gian .
Tuy nhiên do ảnh hưởng của môi trường trên quỹ đạo truyền lan của sóng
điện từ ( như do bị khúc xạ , tác động của địa vật ...) nên nó không truyền thẳng
hoàn toàn . Do đó khi đo các giá trị của các góc toạ độ sẽ có hiện tượng sai số do
quá trình truyền sóng . Tuy nhiên khi thiết kế một đài radar , người ta đã có tính
đến các sai số này trong điều kiện thực tế , nên các số liệu đo được trên màn hiện
sóng là tương đối chính xác và có thể tin cậy được .

R
H

HÌNH 2-49

Qua hình vẽ trên hình ( 2-49 ) , một cách gần đúng ( vì độ cao của anten đài radar
rất nhỏ so với độ cao của mục tiêu , đồng thời không kể đến ảnh hưởng của độ
cong trái đất , nên ta có thể coi H là độ cao của mục tiêu ), ta có thể tính độ cao của
mục tiêu như sau :
H = Rsin ( 2-111 )
Trong thực tế thì khi tính đến độ cong của trái đất và anten không đủ cao , cánh
sóng phát xạ không đủ hẹp , lúc này ngòai tia sóng thẳng tới mục tiêu còn có một
phần sóng đến mục tiêu do sự phản xạ từ mặt đất , do đó sóng phản xạ từ mục tiêu
sẽ xảy ra hiện tượng giao thoa của các sóng . Qua tính toàn một cách gần đúng
người ta đã tìm được công thức tính độ cao của mục tiêu trong trường hợp này là :(
hình 2-50 )
2
r
H=h+rsin ε+ ( 2-112 )
2R

Mục tiêu

r
Đài radar 

H
h

R
HÌNH 2-50
Qua các công thức trên thực chất của việc tính độ cao mục tiêu là đo cự ly r và góc
tà .
Trong trường hợp góc tà  = 0 , tức là mục tiêu trên mặt đất hay mặt biển thì không
cần phải đo độ cao của mục tiêu.
2.7.4.1. Đo toạ độ góc phương vị bằng phương pháp pha trong radar
xung .
Sơ đồ khối của phương pháp này như sau ( hình 2-51 ):

Khuếch đại Trộn tần 1 Khuếch đại


cao tần 1 trung tần 1

Dao động
Pha kế
tại chỗ

Khuếch đại Trộn tần 2 Khuếch đại


cao tần 2 trung tần 2

HÌnh 2-51

Nguyên tắc hoạt động của vệc đo góc bằng phương pháp pha trong radar bức xạ
xung dựa trên cơ sở của kết quả đo hiệu pha của tín hiệu thu được từ sự phản xạ
của mục tiêu qua hai máy thu riêng biệt , Tín hiệu thu được ở hai máy thu là tín
hiệu cao tần , sau khi qua hệ thống trộn tần các tín hiệu trung tần lệch pha nhau
được khuếch đại với biên độ đủ lớn , và đến pha kế để đo hiệu pha của hai tín hiệu
này, nhờ kết quả của hiệu pha sẽ tính được góc phương vị  của mục tiêu. Về mặt
định lượng người ta đã tìm được công thức tính góc phương vị  , khi hai anten
máy thu đặt cách nhau một khoảng d và có hiệu pha của tín hiệu thu được qua hai
máy thu là  như sau :
ϕ
β=arcsin

d
( 2-113 )
λ
Mặt khác , khi xác định vị trí của mục tiêu trong không gian mà cần phải đo cả hai
toạ độ góc là góc phương vị  và góc tà  của mục tiêu đó , thì người ta phải giải
hệ phương trình sau :
2π 2π
ϕ 1= d sinβ cos ε ϕ 2= d cos β cos ε ( 2-114 )
λ 1 λ 2
Trong đó : 1 , 2 - Hiệu pha của tín tiệu thu được tại anten thu A và B
d1 = r1 - r2 Với r1 là cự ly từ anten máy thu A đến mục tiêu
r2 là cự ly từ anten máy thu B đến mục tiêu
d2 - Khoảng cách giữa hai anten A và B
Do đó nếu đo được các giá trị d1 và d2 , giải hệ hai phương trình trên ta sẽ tìm được
góc phương vị và góc tà của mục tiêu ( hình 2-52 ).
Mục tiêu

d1 

A d2 B
HÌNH 2-51

Nếu bước sóng  và khoảng cách của hai đài là các số liệu chính xác thì sai số
trong phương pháp này chủ yếu là do sai só khi đo hiệu pha của hai tín hiệu , người
ta nhận thấy rằng sai số đo góc phương vị nhỏ nhất khi cos=1 tức là góc phương
vị  = 0. Khi  tăng độ chính xác định hướng giảm . Do đó đo góc tà bằng phương
pháp pha rất hạn chế khi mở rộng vùng quan sát . Do đó trong hệ thống radar kiểm
soát hoạt động bay rất ít dùng phương pháp này .

2.7.4.2. Đo toạ độ góc phương vị bằng phương pháp biên độ trong radar
xung .
Sơ đồ khối giải thích nguyên lý hoạt động của phương pháp này như sau
( hình 2-52 ):

Điều chế Máy phát siêu Chuyển mạch


cao tần anten
Tín hiệu phản xạ
Cơ cấu
Đồng bộ Máy thu
đồng bộ
Phương pháp này chủ yếu là lợi dụng tính định hướng của cánh sóng đài radar ,
nếu bộ chỉ thị của đài radar sử dụng để quan sát , phát hiện và đo đạc các tham số
mục tiêu là loại hiện sóng nhìn vòng , cánh sóng anten định hướng trong không
gian có dạng hình búp , khi cách sóng quét đến mục tiêu ta sẽ nhận thấy tín hiệu
thu được trên màn hiện sóng lớn nhất chỉ khi hướng cực đại của giản đồ hướng
anten trùng với hướng của mục tiêu , còn trong các trường hợp khác thì tín hiệu thu
được sẽ nhỏ hơn giá trị cực đại hoặc bằng 0 khi giản đồ hướng của anten rời khỏi
hướng mục tiêu.
Nếu anten phát của đài radar có giản đồ hướng là f pA(), và anten thu có giản
đồ hướng là ftB()thì đặc tính định hướng của hệ thống radar là:
f() = fpA(). ftB() ( 2-115 )
Mà hiện nay các đài radar thường dùng chung một anten cho cả hai hệ thống phát
và thu nên ;
ftB() = fpA() ( 2-116 )
2
nên : f() = f pA() ( 2-117 )
Phương pháp biên độ còn được phân ra thành 4 loại : Phương pháp cực đại,
phương pháp cực tiểu, phương pháp cân bằng và phương pháp so sánh .
a. Đo phương vị của mục tiêu bằng phương pháp biên độ tín hiệu phản
xạ cực đại : Trong phương pháp này việc đo góc phương vị của mục tiêu
được xác định khi hướng cực đại của giản đồ hướng cánh sóng phát xạ từ
anten đài radar trùng với hướng chuyển động của mục tiêu, lúc đó biên
độ của tín hiệu phản xạ đến máy thu sẽ lớn nhất, như vậy khi trên màn
hiện sóng , tại thời điểm mà tín hiệu rõ nhất ( hay sáng nhất ) thì ta xác
định phương vị của mục tiêu ( hình 2-53 ).

f()

f()

0 M 
HÌNH 2-53

Ưu điểm của phương pháp này là việc xác định hướng đơn giản , khi định hướng
tốt nhất thì tỷ số tín / tạp lớn nhất vì lúc đó công suất tín hiệu phản xạ trở về đài lớn
nhất , điều này rất có lợi khi mục tiêu ở xa , do đó đây là một hình thức định hướng
thường được sử dụng nhất trong các loại đài radar.
Khuyết điểm của phương pháp này là độ chính xác kém vì tại đỉnh của giản đồ
hướng không nhọn mà có dạng tù nên khi giản đồ hướng lệch khỏi hướng cực đại
trong một phạm vi nhỏ thì công suất của tín hiệu phản xạ cũng thay đổi ít nên trong
khoảng thời gian này ta không phát hiện được hướng của mục tiêu đã thay đổi.
Phương pháp cực đại dùng nhiều trong radar kiểm soát không lưu tầm xa dãi sóng
mét để xác định góc phương vị . Phương pháp này không sử dụng trong các đài
radar dải sóng mét để đo góc tà vì cánh sóng anten của dải sóng mét sử dụng sự
phản xạ từ mặt đất , nên cánh sóng bị biến dạng do ảnh hưởng của mặt đất .
Trong dãi sóng cm có thể dùng phương pháp cực đại để xác định cả hai góc toạ độ
là góc phương vị và góc tà , vì trong dải cm giản đồ hướng cánh sóng anten rất hẹp
nên không bị ảnh hưởng của mặt đát và độ chính xác đo góc toạ độ được nâng cao.
Mặt khác khi đo góc phương vị của mục tiêu , trong các đài radar thường sử dụng
bộ chỉ thị là đèn hiện sóng nhìn vòng , nên tia quét của đèn hiện sóng phải quay
đồng bộ với hệ thống anten. Góc phương vị của mục tiêu được xác định theo vị trí
điểm sáng của tín hiệu trên đèn hiện sóng so với hướng bắc của la bàn đã được đặt
trước trên hiện sóng là điểm dấu 00.
 Khả năng phân biệt theo phương vị khi định hướng mục tiêu bằng phương
pháp cực đại :
Nếu trong vùng không gian quan sát của đài radar không phải có một mục tiêu
duy nhất mà có ít nhất hai mục tiêu , nếu hai mục tiêu này có cùng cự ly và độ cao
thì khi cánh sóng anten quét đến , tín hiệu phản xạ trở về máy thu và tín hiệu ở đầu
ra của máy thu cũng sẽ thay đổi theo đặc tính định hướng, tức là có dạng hai hình
chuông trùng lên nhau một phần , tại đây xảy ra hiện tượng giao thoa của tín hiệu
phản xạ , và làm cho điểm sáng của tín hiệu trên màn hiện sóng bi nhấp nháy .
Nhưng trên thực tế khi sử dụng đèn hiện sóng độ sáng ( hiện sóng nhìn vòng )
trong hệ thống chỉ thị của đài radar thì ta không quan sát thấy sự nhấp nháy của
điểm sáng trên mặt đèn tương ứng với phạm vi góc quét giữa hai điểm dấu mục
tiêu, do trong thực tế đài radar xung khi phát xạ ra không gian không phải là xung
đơn mà là một chùm xung , nên khi tín hiệu đến va đập vào mục tiêu có năng
lượng đủ lớn và tín hiệu phản xạ trở về có sự tích luỹ năng lượng của các xung đó .

0,5
M1

M2
0,5
M1 M2 
Đặc trưng định ướng dạng hình chuông
của anten thu radar

HÌNH 2-54

Qua hình vẽ trên ( hình 2-54 )ta thấy khả năng phân biệt theo phương vị được xác
định bởi công thức :
 = 0,5 +ct ( 2-118 )
Trong đó : ct - Khả năng phân biệt theo phương vị của đèn hiện sóng
Ngoài ra người ta còn tìm được công thức :
d
δβ = δ β0,5 + 57,3 ( 2-119 )
r
Với : d_ Đường kính vệt sáng của tia quét
r _ Khoảng cách từ tâm của đèn hình đến điểm dấu mục tiêu
Do đó ta thấy khả năng phân biệt theo phương vị của đèn hiện sóng nhìn vòng phụ
thuộc vào khoảng cách từ tâm đèn hình đến điểm dấu mục tiêu r nhưng khi r >> d
ta có thể bỏ qua số hạng ct trong công thức .
 Dạng cánh sóng phát xạ từ anten của đài radar :
Qua phân tích ở trên ta thấy hình dạng của cánh sóng phát xạ ảnh hưởng nhiều
đến độ chính xác đo toạ độ góc (hay còn gọi là độ chính xác định hướng ) và khả
năng phân biệt theo toạ độ góc . Đối với các loại đài radar cần có độ chính xác định
hướng và khả năng phân biệt góc phương vị , cũng như là góc tà cao , người ta
thường dùng cánh sóng hình búp , có độ rộng cánh sóng trong mặt phẳng ngang và
mặt phẳng thẳng đứng gần như nhau và rất hẹp , từ vài phần mười độ đến vài độ .
Còn đối với loại đài radar cần độ chính xác định hướng và khả năng phân biệt cao
trong mặt phẳng nào đó , người ta dùng cánh sóng dẹt có độ rộng cánh sóng rất
hẹptrong mặt phẳng đó , còn mặt phẳng kia nếu cần đồng thời quan sát được nhiều
mục tiêu thì sử dụng cánh sóng rộng .
Đối với loại radar quét tròn đều và quan sát mục tiêu tầm xa, thông thường với
cự ly xa độ cao mục tiêu luôn ổn định , chỉ có cánh sóng quét qua mục tiêu là thay
đổi, nên công suất phản xạ từ mục tiêu cũng thay đổi, do đó muốn cho công suất
tín hiệu phản xạ từ mục tiêu có cự ly thay đổi nhưng độ cao H của mục tiêu không
đổi và luôn luôn ổn định ( độ sáng điểm dấu của mục tiêu trên màn hiện sóng
không bị nhấp nháy ) thì phải chọn dạng cánh sóng thích hợp . Người ta có thể tính
toán để tìm hình dạng cánh sóng theo lập luận và tính toán như sau :
Do tín hiệu phát đi và thu tín hiệu phản xạ từ mục tiêu trở về đều cùng chung
một anten , trong phần tính cự ly hoạt động của đài radar ta đã tìm được công suất
tại đầu vào máy thu của đài radar tỷ lệ nghịch với luỹ thừa bậc 4 của cự ly . Ngoài
ra nếu gọi fE() là đặc tính định hướng theo cường độ trường của anten thì ta có
công suất năng lượng điện từ trường của anten tỷ lệ với bình phương biên độ
trường tương ứng , mà trong trường hợp cường độ trường phát xạ và cường độ
trường thu được đều cùng tại một anten nên công suất tín hiệu tại anten tỷ lệ với
luỹ thừa bậc 4 của đặc tính định hướng này, với hệ số tỷ lệ là k1.
Vậy công suất tín hiệu phản xạ thu được P A tại máy thu của đài radar trong
trường hợp này là :
4
f E (ε )
P A =k 1 × 4 ( 2-120 )
r
H
mà ta đã biết : r =sin ε =H cosec ε
4
f E (ε )
Nên : P A =k 1 × 4 ( 2-121 )
H cose c ε
Lúc này H và k1 là những hằng số nên công suất tín hiệu phản xạ tại đầu vào
f E (ε )
anten thu đài radar sẽ chỉ phụ thuộc vào tỷ số .
cose c❑ ε
Do đó nếu ta chọn đặc tính định hướng theo cường độ trường của anten có dạng
: fE() = cosec
Hay chọn theo công suất ( tỷ lệ với bình phương biên độ trường tương ứng ) , ta
có : Pp( )= cosec2 ( 2-122 )
Giản đồ hướng của cánh sóng phát xạ của anten co dạng này được gọi là cánh
sóng cosec.

HÌNH 2-55 :Hình dạng cánh sóng hẹp trên 2 mặt phẳng ( đứng và ngang )

HÌNH 2-56 :Hình dạng búp sóng phát xạ từ anten đài radar
Vùng đẳng cao

Vùng đẳng cự ly

HÌNH 2-58 :Cánh sóng phát xạ dạng cosec


b. Đo phương vị của mục tiêu bằng phương pháp biên độ tín hiệu phản xạ cực
tiểu :
Khi sử dụng phương pháp này phương vị của mục tiêu được xác định theo
hướng cực tiểu của đặc tính định hướng cường độ trường cánh sóng anten , tức
là khi biên độ tín hiệu phản xạ từ mục tiêu nhận được tại đầu ra máy thu phải
nhỏ nhất hoặc bằng không , theo hình vẽ sau :

Hướng cực tiểu

Muốn như vậy ngườiHÌNHta phải


2-59 sử dụng loại anten có 2 cánh sóng ( Hình 2-59 )
và điều khiển anten sao cho tín hiệu phản xạ về giảm dần tới mức nhỏ nhất
(hoặc bằng không ) , và cho anten tiếp tục quét , cánh sóng thứ hai sẽ chiếu xạ
lên mục tiêu làm cho tín hiệu phản xạ tăng dần lên, Vị trí của anten lúc tín hiệu
phản xạ từ mục tiêu trên màn hiện sóng nhỏ nhất là hướng ( phương vị ) của
mục tiêu.
U

t
12

HÌNH 2-60
Trên hình vẽ ( hình 2-60 )ta thấy tại vị trí cực tiểu là một góc nhọn , độ dốc của đặc
tính định hướng tại điểm cực tiểu lớn hơn nhiều so với độ dốc của đặc tính định
hướng ớ điểm cực đại ( góc tù ) ,nên độ chính xác của việc đo góc phương vị theo
phương pháp biên độ tín hiệu phản xạ cực tiểu cao hơn nhiều so với phương pháp
biên độ cực đại . Tuy nhiên tín hiệu mục tiêu trên đèn hiện sóng không chỉ đơn
thuần là tín hiệu phản xạ trở về từ mục tiêu mà còn kèm theo cả nhiễu tạp có giá trị
t , nên không thể xác định chính xác được điểm cực tiểu ; Một khuyết điểm khác
của phương pháp biên độ cực tiểu là khi xác định đúng hướng mục tiêu thì biên độ
tín hiệu phản xạ nhỏ nhất hoặc bằng không , nên vệt sáng của tín hiệu trên màn
hiện sóng sẽ bị mất đi nên không nhìn thấy mục tiêu nũa và như vậy thì không đo
được cự ly của mục tiêu , đây là khuết điểm lớn nhất của phương pháp biên độ cực
tiểu . Do đó phương pháp này ít được sử dụng trong radar định vị mà chỉ dùng
trong dẫn đường vô tuyến.
c. Đo phương vị của mục tiêu bằng phương pháp cân bằng tín hiệu phản
xạ :
Trong phương pháp này hai cánh sóng được tạo ra bởi hệ thống anten phát
trùng lên nhau một phần . Khi anten quay hai cánh sóng lần lượt quét lên mục tiêu ,
và hướng của mục tiêu cũng là hướng mà tín hiệu phản xạ nhỏ nhất , nhưng khác
với việc đo phương vị bằng phương pháp cực tiểu là tín hiệu phản xạ chỉ đạt giá trị
nhỏ nhất chứ không đạt giá trị 0. Khi đo bằng phương pháp cân bằng biên độ, lúc
mà hướng cân bằng trùng với hướng của mục tiêu thì biên độ tín hiệu phản xạ nhận
được ở 2 cánh sóng bằng nhau và bằng U cb , trên màn hiện sóng thì tia quét quay
đồng bộ với hệ thống anten , nên khi tín hiệu mục tiêu phản xạ trên đèn hiện sóng
có biên độ cực tiểu , lúc đó sẽ xác định được phương vị của mục tiêu.
Thông thường các đài radar đều dùng chung một anten cho cả hai chế độ
phát và thu , nên khi phát ở chế độ cân bằng tín hiệu thi khi thu cũng nhận được tín
hiệu có biên độ cân bằng Ucb. .
Trong phương pháp cân bằng tín hiệu , vị trí của tín hiệu để xác định phương
vị của mục tiêu nằm ở khu vực dốc của giản đồ hướng nên độ chính xác định
hướng cao hơn trong phương pháp cực đại , và một ưu điểm nữa của phương pháp
này là do tín hiệu mục tiêu trên màn hình không bị mất đi hoàn hoàn nên còn có
thể xác định được cự ly của mục tiêu khi đo phương vị . Tuy nhiên do việc xác
định điểm cực tiểu trên màn hiện sóng thiếu chính xác ( do người đọc , do
nhiễu , ... )nên cũng gây ra sai số khi xác định phương vị . Dạng cánh sóng trong
phương pháp cân bằng tín hiệu được biểu diễn bằng hình vẽ sau ( Hình 2-61 ) :

Hướng cân bằng


U0

Ucb

f1() f2()

HÌNH 2-61

Muốn tạo ra hướng cân bằng tín hiệu người ta sử dụng rất nhiều phương pháp phụ
thuộc vào chức năng của hệ thống đo góc và dải tần làm việc của đài radar :
- Tạo hướng cân bằng tín hiệu bằng phương pháp lệch pha : Thường được
dùng trong radar dải sóng mét và dm

- Tạo hướng cân bằng tín hiệu bằng phương pháp lệch tiêu điểm : Thường
được sử dụng trong các đài radar dải sóng cm.
d. Đo phương vị của mục tiêu bằng phương pháp so sánh tín hiệu phản xạ :
Định hướng mục tiêu bằng phương pháp so sánh biên độ tín hiệu phản xạ
dựa trên cơ sở so sánh tỷ số của biên độ tín hiệu thu được tương ứng trên hai đặc
tính định hướng giao nhau một phần .
Nếu hai đặc tính định hướng theo cường độ trường của anten giống nhau ,
góc tạo bởi hướng của mục tiêu và hướng cân bằng tín hiệu là  thì ta được :
Phương trình biên độ tín hiệu phản xạ từ mục tiêu của hai cánh sóng là :
u1 = u0f(0 + ) ( 2-123 )
và : u2 = u0f(0 - ) ( 2-124 )
So sánh tỷ số hai biên độ tín hiệu thu được nghĩa là :
u1 f (β 0 + β)
= ( 2-125 )
u2 f ( β 0−β )

Dùng đồng hồ đo điện kế hoặc dùng máy hiện sóng có thể xác định được tỷ số
này , đồng thời biết phương trình đặc tính định hướng , giải bài toán này ra ta sẽ
tìm được góc phương vị của mục tiêu .
Đặc điểm của phương pháp này là khi định hướng mục tiêu không cần dịch chuyển
cánh sóng anten nên tốc độ định hướng cao.
Hình vẽ minh hoạ của phương pháp so sánh như sau ( hình 2-62 ):
0
0

u2
ucb

u1

HÌNH 2-62

4.3. Đo toạ độ góc bằng phương pháp biên độ - pha trong radar xung:
a. Nguyên tắc hoạt động :
Phương pháp biên độ - pha dựa trên cở sở sự tương quan biên độ và tương
quan pha của điện áp 2 anten thu đặt cách nhau một khoảng d . Phương pháp này
còn có tên là phương pháp tổng - hiệu . Nguyên tắc hoạt động của phương pháp
này như sau :
Nếu 2 anten thu hoạt động đồng pha , véc tơ điện áp vào máy thu u⃗t sẽ là
tổng 2 véc tơ điện áp u⃗1và u⃗2 của 2 anten thu :
u⃗ t = u⃗ 1+ u⃗ 2 ( 2-126 )
Nếu 2 anten như nhau và hướng cực đại cánh sóng thẳng góc với đáy (đường nối 2
anten thu ) thì :
u⃗ 1= u⃗ 2
Ta có giản đồ véc tơ như hình vẽ sau :

ut

uh
u1 u2

HÌNH 263
Theo hình vẽ ta có :
ut ϕ
=u1 cos ( 2-127 )
2 2
ϕ
hay : ut =2 u1 cos 2 ( 2-128 )

Trong đó ; ϕ= λ dsin β ( 2-129 )
πd
Thay vào ta được : ut =2 u 1 cos [ λ sin β] ( 2-130 )
Nếu hai anten hoạt động ngược pha thì véc tơ điện áp vào máy thu u⃗hsẽ là hiệu của
2 véc tơ điện áp u⃗1và u⃗2vào từ 2 anten thu
ϕ
uh =2 u1 sin =2 u1 sin
2 [
πd
λ
sin β
] ( 2-131 )
Nếu đo được tỷ số :
uh
ut
=tg[πd
λ
sin β ] ( 2-132 )
thì ta có thể tính được góc phương vị  của mục tiêu .

b. Sơ đồ khối của phương pháp biên độ - pha để đo góc phương vị


Khuếch đại Trộn tần Khuếch đại Dịch pha
cao tần 1 1 trung tần 1
/2

Dao động
tại chỗ


Khuếch đại Trộn tần Khuếch đại
cao tần 2 2 trung tần 2

HÌNH 2-64

Khi 2 anten thu đặt cách nhau một đoạn d nhận được tín hiệu phản xạ từ mục tiêu ,
một đường tín hiệu sẽ bị dịch pha /2 đưa đến phiến làm lệch dọc của đèn hiện
sóng , một tín hiệu sau khi qua khuếch đại trung tần 2 được đưa đến phiến làm lệch
ngang của đèn hiện sóng , do có sự dịch pha này mà vạch sáng trên đèn hiện sóng
sẽ bị nghiên đi một góc  , góc nghiên này của vạch sáng phụ thuộc vào hướng của
mục tiêu .
Nếu hệ số khuếch đại của hai đường thu và độ nhạy của đèn hiện sóng theo hai
phiến làm lệch ngang và dọc như nhau thì ta có :
uh πd
tg γ= =tg( sin β ) ( 2-133 )
ut λ
γλ
Suy ra : β=arcsin π d ( 2-134 )
Như vậy việc định hướng bằng phương pháp biên độ - pha sẽ rất
nhanh vì chỉ cần một tín hiệu xung phản xạ là có thể đủ điều kiện để xác định
phương vị của mục tiêu , và sai số của phương pháp này phụ thuộc chủ yếu vào
khoảng cách d của hai anten , bước sóng phát xạ  và góc nghiên của vạch sáng
trên đèn hiện sóng .
Ngoài ra trong tất cả các phép đo phương vị đã nói ở trên còn có một nguyên
nhân gây ra sai số trong thực tế , đó là :
+ Sai số ngẫu nhiên do khí quyển trên quỹ đạo truyền lan của sóng điện từ
không đồng nhất đã làm cho tia sóng bị cong đi .
+ Khi sóng phản xạ từ mục tiêu có kích thước nhất định so với bước sóng và
có hình dạng phức tạp , làm cho mặt đẳng pha sóng phản xạ bị biến dạng do sóng
phản xạ lúc đó xảy ra hiện tượng giao thoa phức tạp từ các mặt phản xạ của mục
tiêu . Kết quả làm cho tâm phản xạ của mục tiêu có thể dịch chuyển vượt ra ngoài
mục tiêu .
+ Nếu cánh sóng bị bự phản xạ của mặt đất cũng tạo ra nguồn bức xạ phụ
không trùng với hướng từ đài tới mục tiêu .
Việc định lượng các sai số trên tương đối phức tạp và phải căn cứ vào
điều kiện cụ thể .
2.7.5. Các phương pháp đo độ cao trong radar xung
Qua các phần trước trong giáo trình này , ta đã biết muốn xác định độ cao H
của mục tiêu ta phải xác định cự ly của mục tiêu r và góc tà , sau đó tính toán theo
công thức :
+ Nếu không tính đến ảnh hưởng độ cong của mặt đất :
H= rsin ( 2-135 )
+ Nếu tính đến độ cong của mặt đất ,do ảnh hưởng khúc xạ của khí quyển ,
nên có hệ số khúc xạ k = 1,33, do đó khi tính toán trong trường hợp này không
phải là bán kính của trái đất là R = 6370 km nữa mà là t1i với bán kính tương
đương của trái đất là R '= kR = 1,33 6370, do đó bán kính tương đương của trái
đất là R = 8500km, và anten có độ cao tính từ mặt đất là h, thì người ta đã chứng
minh được :
2
r
H=h+rsin ε+ ' ( 2-136 )
2R
Qua các công thức ( 2-135 ) và ( 2-136 ) ta thấy thực chất của việc đo độ cao
của mục tiêu H là đo cự ly mục tiêu r và góc tà  .
Các phương pháp đo độ cao có thể chia thành hai nhóm :
- Nhóm lợi dụng sự phản xạ từ mặt đất : thường sử dụng trong các đài radar
dải sóng mét . Trong nhóm này người ta thường sử dụng các phương pháp đo độ
cao như là : phương pháp so sánh biên độ , phương pháp ganhômet.
- Nhóm không dùng sự phản xạ từ mặt đất : thường được sử dụng trong các
đài radar sóng dm và cm ,trong nhóm này sự phản xạ cánh sóng anten từ mặt đất
được coi là có hại , . Nhóm này gồm các phương pháp : quét cánh sóng theo mặt
phẳng thẳng đứng , dùng hai cánh sóng chữ V, dùng cánh sóng xòe quạt .
 Phương pháp so sánh biên độ :
Hệ thống anten trong phương pháp so sánh biên độ để đo độ cao mục tiêu trong
phương pháp radar xung gồm 2 tầng anten giống nhau, khác nhau về độ cao, do áp
dụng sự phản xạ của mặt đất, nên cánh sóng của anten trên sát mặt đất hơn cánh
sóng của anten dưới, hai cánh sóng này chồng lên nhau một phần. Hình dạng anten
(Hình 2-65) và cánh sóng (hình 266) được minh họa theo hình vẽ sau :


ut
 ud

HÌNH 2-66

Điện áp tín hiệu phản xạ thu được qua 2 cánh sóng của 2 dàn anten trên và dưới
đưa đến đầu vào máy thu là :
ut = AfAt()t() ( 2-137 )
Và ud = AfAd()d() ( 2-138 )
[2π
Hay : ut = A f At ( ε ) sin λ ht sin ε ] ( 2-139 )

ud = A f Ad ( ε ) sin
[ 2π
h sin ε
λ d ] ( 2-140 )
Trong đó : A _ Hệ số tỷ lệ phụ thuộc vào tham số của anten , công suất phát
xạ của đài radar, diện tích phản xạ hiệu dụng của mục tiêu ...
fAt _ Giản đồ hướng của dàn anten trên trong mặt phẳng thẳng đứng.
fAd _ Giản đồ hướng của dàn anten dưới trong mặt phẳng thẳng đứng
Nếu hai dàn anten trên và dưới có giản đồ hướng giống nhau thì :
fAt = fAd = fA ( Giản đồ hướng của một anten trong mặt phẳng đứng )
( ) _ Thừa số giao thoa của mỗi anten do ảnh hưởng từ mặt đất.
ht và hd _ Độ cao của hai dàn anten trên và dưới tương ứng
So sánh tỷ số của hai biện độ điện áp của tín hiệu phản xạ tại đầu vào máy
thu . ta được :
ut
=
A f At ( ε ) sin
[ 2π
h sin ε
λ t ] [
=
sin

h sin ε
λ t ] ( 2-141 )
ud
A f Ad ( ε ) sin

[h sin ε
λ d ] [ sin

h sin ε
λ d ]
ut
Qua việc so sánh tỷ số này ta thấy nếu đo được tỷ số u sẽ tính được góc tà 
d

, kết hợp với cự ly của mục tiêu đã đo được trên đèn hiện sóng , ta sẽ tìm được độ
cao của mục tiêu . Trong thực tế để xác định nhanh độ cao mục tiêu theo tỷ số
điện áp đo được và cự ly của mục tiêu r, người ta lập sẳn một bảng hoặc một đồ thị
, rồi tra cứu trên bảng hoặc trên đồ thị này để xác định độ cao của mục tiêu.
Ưu điểm của phương pháp này là thiết bị đơn giản .
Khuyết điểm của phương pháp so sánh biên độ để xác định độ cao của mục
tiêu là tốc độ đo không nhanh vì phải tính toán và tra bảng, sai số lớn do cánh sóng
thay đổi phụ thuộc vào địa hình , đo tỷ số diện áp không chính xác , Phạm vị đo
nhỏ (  = 30  200 ) do độ rộng cánh sóng anten hẹp ( 2 0 - 30 ) và nếu góc tà  > 200
thì cánh sóng sẽ không còn bị ảnh hưởng của mặt đất nữa .
 Phương pháp ganhomet :
Để hai cánh sóng có một phần chồng lên nhau , ta có thể xê dịch vị trí của một
trong hai anten lên hoặc xuống sao cho tín hiệu phản xạ nhận được từ 2 anten bằng
nhau . Tuy nhiên trong thực tế để đơn giản hơn khi muốn tín hiệu phản xạ cân bằng
nhau tại 2 anten thu , người ta không cần xê dịch anten mà áp dụng mộ phương
pháp xử lý khác gọi là phương pháp Ganhômet. Về mặt cơ cầu phương pháp này
gồm 2 cuộn cảm đứng yên đặt vuông góc với nhau , mỗi cuộn cảm nhận dao động
điện từ của một dàn anten tương ứng , và một cuộn cảm quay , tín hiệu nhận được
từ đầu ra cuộn cảm quay được đưa đến đầu vào máy thu . Hình vẽ minh hoạ cho
phương pháp này như sau ( hình 2-67 ) :
Anten 2
Lq
Máy thu Chỉ thị

Anten 1

HÌNH 2-67
Nguyên tắc hoạt động của phương pháp Ganhômet là : Khi 2 cuộn cảm đứng yên
nhận được tín hiệu từ 2 dàn anten thu thì tạo ra 2 sức điện động bằng nhau , vuông
góc với nhau , tại cuộn cảm quay sẽ xuất hiện sức điện động cảm ứng , sức điện
động cảm ứng này phụ thuộc vào từ trường tổng hợp của hai cuộn cảm đứng yên ,
từ trường này lại phụ thuộc vào dòng điện trong hai cuộn đứng yên đó . Như vậy
véc tơ điện áp đặt lên cuộn cảm quay là :
U̇ q = j ω M 1 İ 1 + j ω M 2 İ 2 ( 2-142 )
İ , İ
Trong đó ; 1 2_ Véc tơ dòng điện trong các cuộn cảm đứng yên L1, L2
M1 , M2 _ Hỗ cảm giữa cuộn cảm quay với các cuộn cảm đứng yên.
Nếu hai cuộn cảm đứng yên giống nhau thì :
M1 = Mmaxcos ; M2 = Mmax sin
Với : Mmax _ Giá trị hỗ cảm lớn nhất giữa cuộn quay và một trong hai cuộn đứng
yên .
Từ đó ta có :
U̇ q = j ω M max [ İ 1 cos γ + İ 2 sin γ ]= j ω M max
[ U̇ 1
Z1

cos γ + 2 sin γ
Z2 ] ( 2-143 )
Nếu trở kháng Z của hai cuộn đứng yên bằng nhau : Z1 = Z2
và U̇ 1 , U̇2đồng pha , ta được :
U q =k 0 ( U̇ 1 cos γ+ U̇ 2 sin γ ) ( 2-144 )
ω M max ω M max
Với : k 0= = , k0 _ Hệ số tỷ lệ .
Z1 Z2
Mặt khác , do cánh sóng anten trong phương pháp này chịu ảnh hưởng của sự phản
xạ từ mặt đất , nên tại đầu vào của 2 dàn anten thu sẽ xảy ra hiện tượng giao thoa
tín hiệu , điện áp tín hiệu đầu vào máy thu sẽ là :

[ (
U̇ 1= A f A1 ( ε ) sin

h sin ε
λ 1 )] ( 2-145 )

[ (
U̇ 2= A f A2 ( ε ) sin

h
λ 21
sin ε )
] ( 2-146 )
Do hai anten thu giống nhau nên hệ số định hướng cũng giống nhau , do đó :
AfA1() = AfA2() ( 2-147 )
Vì vậy điện áp cảm ứng tại cuộn cảm quay có thể viết như sau :

[
U̇ q =k 0 A f A ( ε ) sin ( 2λπ h sin ε ) cos γ +sin ( 2λπ h sin ε )sin γ ]
1 2 ( 2-148 )
Khi cuộn cảm quay dừng lại , tức là U̇ q =0, tín hiệu phản xạ từ mục tiêu đã ở đúng
vị trí cân bằng của hai cánh sóng anten thu , sẽ cho ta biết trị số của góc tà  thông
qua việc xác định góc .
Thật vậy , khi U̇ q =0, tức là :

[ sin (2λπ h sin ε )cos γ +sin ( 2λπ h sin ε ) sin γ ]=0


1 2 ( 2-149 )
Hay : tg γ=
−sin ( 2π
λ
h sin ε)
1

( 2-150 )
sin ( h sin ε )

2
λ
Từ đây ta thấy khi cuộn cảm quay đến khi U q = 0 thì góc quay  là một hàm của  ,
do đó nếu đo được góc  thì sẽ tính được góc tà  và sẽ tính được độ cao H của
mục tiêu . Thông thường để đọc được độ cao mục tiêu khi định hướng bằng
phương pháp Ganhomet , người ta dùng một thiết bị đi kèm với đài radar gọi là
thước toán đồ , trên thước toán đồ các góc tà  tương ứng với một họ đường H =
f() . Độ cao H của mục tiêu được ghi trên thước quay . Từ đèn hiện sóng nhìn
vòng ta phát hiện và xác định được cự ly mục tiêu , khi đó muốn đo độ cao của
mục tiêu thì trên hiện sóng đo độ cao ta xoay thước đo sao cho tín hiệu trên hiện
sóng này có biên độ thấp nhất , tức là lúc đó U q=0 , giữ thước đo ở vị trí này , kết
hợp số đo cự ly ta sẽ xác định được góc tà và độ cao H của mục tiêu bằng cách đọc
các vạch dấu có sẳn trên thước đo . Trên mặt đèn hiện sóng đặt thêm một bảng mi
ca có kẽ sẵn một họ đường cong f(r)= (với độ cao H= const )

50

8 100
7
6 200
5
4
3
2
1

50 100 150 200

HÌNH 2-68 :Hiện sóng cự ly - góc tà

Ưu điểm của phương pháp Ganhomet là khi đo ta không cần phải xê dịch
anten để chọn vị trí cân bằng tín hiệu phản xạ tại đầu vào anten thu .
Khuyết điểm của phương pháp này là khi cuộn cảm quay đứng yên , tức là
Uq= 0 , lúc đó tín hiệu đầu vào máy thu bằng không khi định hướng mục tiêu nên
khả năng chống nhiễu kém ; Do bị ảnh hưởng của mặt đất nên cánh sóng bị biến
dạng do địa hình xung quanh đài radar, do khí tượng trên quỹ đạo truyền sóng điện
từ , nên độ chính xác kém , không ổn định khi đo , phạm vi đo bị hạn chế . Ngoài
ra phải sử dụng thước cơ khí nên còn có thêm sai số do hệ thống thước đo , do hệ
thống cơ khí không chính xác .
Do có nhiều khuyết điểm nên tuy đơn giản về thiết bị , nhưng phương pháp
này ít được sử dụng để đo độ cao mục tiêu , phương pháp này chỉ dùng cho các
loại radar có yêu cầu độ chính xác thấp .
 Phương pháp quét cánh sóng trong mặt phẳng đứng :
Sơ đồ khối đơn giản của phương pháp quét cánh sóng trong mặt phẳng đứng để
đo độ cao mục tiêu như sau :

k2sin U
Cơ cấu quay
Cảm biến Mạch tổng Mạch tíchrphân
anten

Hiện sóng Uy
k1t
cự ly - độ cao
Xung đồng bộ Tạo điện áp H
răng cưa
Nguyên tắc hoạt động của phương pháp này dựa theo phương pháp cực đại của tín
hiệu phản xạ từ mục tiêu . Radar trong phương pháp quét cánh sóng trong mặt
phẳng đứng có cánh sóng hẹp trong mặt phẳng đứng và rộng trong mặt phẳng
ngang. Khi đo độ cao an ten đài radar quét cánh sóng trong mặt phẳng đứng .
Trong thực tế việc đo cao được thực hiện bằng cách đưa tín hiệu mục tiêu từ
đầu ra của máy thu vào lưới điều khiển của đèn hiện sóng "cự ly - góc tà " (( Hình
2-68 )mô tả trong phần đo độ cao bằng phương pháp Ganhômet ). Đường quét theo
cự ly và góc tà được thực hiện bằng cách đưa điện áp răng cưa vào phiến làm lệch
ngang và điện áp tỷ lệ với góc tà đưa vào phiến làm lệch dọc của đèn . Điện áp tỷ
lệ góc tà được lấy từ bộ cảm biến hoạt động đồng bộ với cơ cấu quay an ten trong
mặt phẳng đứng. Khi tín hiệu mục tiêu xuất hiện trên đèn hiện sóng , dựa vào các
vạch của họ đường cong và vạch dấu cự ly trên thước đo mà ta đọc độ cao của mục
tiêu .
Để việc đọc số được thuận lợi hơn , đồng thời để nâng cao độ chính xác
cũng như là nâng cao tốc độ đọc người ta có thể dùng đèn hiện sóng "cự ly - độ
cao " như hình vẽ trên . Trong hiện sóng này họ đường đẳng cao là những đường
thẳng song song nằm ngang . Muốn vậy phải đưa điện áp răng cưa vào phiến làm
lệch ngang và điện áp tỷ lệ với độ cao H vào phiến làm lệch dọc . Lúc này điện áp
quét theo trục độ cao là Uy tỷ lệ với độ cao H ( có kể đến ảnh hưởng của độ cong
mặt đất ), tức là :
2 2 2
r ct c t
u y =kH=k (rsin ε+ '
)=k 1 sin ε+ k 1 '
2
( 2-151 )
2R 8R
2
k1 c k1 c
Đặt : k 3= ; k4= ' , với k1 , k3 , k4 là các hệ số tỷ lệ
2 8R
Và : R/  1,3  6.370km  6500km là bán kính tương đương của trái đất
Ta được : Uy = k3sint + k4t2 ( 2-152 )
Do đó điện áp quét Uy phải gồm hai thành phần :
- Thành phần tỷ lệ thuận với thời gian và sin
- Thành phần tỷ lệ với bình phương thời gian .
Trên sơ đồ khối của phương pháp quét cánh sóng trong mặt phẳng đứng ta
có thể chứng minh được điện áp U y đưa vào phiến làm lệch dọc có dạng như công
thức Uy tính được ở trên . Thật vậy, bộ cảm biến được nối với cơ cấu quay an ten
theo góc tà. Bộ cảm biến này tạo ra một điện áp tỷ lệ thuận với sin . Điện áp tỷ lệ
này được đứa vào mạch cộng cùng với điện áp răng cưa ( tỷ lệ thuận với thời gian )
, tại đầu ra mạch cộng sẽ có điện áp tổng U :
U = k3sin + k/4t ( 2-153 )
/
Với : k3 = k2.k , k 4= k1.k
k - Hệ số truyền của mạch tổng .
Ở đầu ra mạch tích phân ta có điện áp Uy đưa vào phiến làm lệch dọc :
t '
k4 2
U y =∫ ( k 3 sin ε+ k t ) dt=k 3 sin ε t+ t =k 3 sin ε+ k 4 t ( 2-154 )
' 2
4
0 2
2
Vậy : U y =k 3 sin ε+k 4 t ( 2-155 )
Ưu điểm của việc đo độ cao của mục tiêu bằng phương pháp quét cánh sóng
trong mặt phẳng đứng là có độ chính xác cao vì sử dụng biên độ phản xạ của mục
tiêu cực đại và độ rộng cánh sóng hẹp trong mặt phẳng đứng, người ta nhận thấy
sai số trong phương pháp này là 50m  300m.
Khuyết điểm là tốc độ đo chậm vì cần nhiều thời gian để quét cánh sóng .

 Đo độ cao bằng phương pháp dùng 2 cánh sóng ghép chữ V:


Trong phương pháp này hệ thống an ten của đài radar gồm 2 an ten tạo ra 2
cánh sóng ghép với nhau có dạng chữ V , một cánh sóng đứng (trong mặt phẳng
đứng ) còn một cánh sóng nghiêng ( trong mặt phẳng nghiêng) tạo với cánh sóng
đứng một góc  nào đó (thường là góc 45 0). Hai cánh sóng đều hẹp trong mặt
phẳng ngang và rộng trong mặt phẳng đứng ( hình 2-70 ).

M

rng

HÌNH 2-70
Cự ly r và góc phương vị  của mục tiêu được xác định bởi cánh sóng đứng, vì khi
cánh sóng đứng quét đến mục tiêu thì tín hiệu phản xạ của mục tiêu xuất hiện trên
màn hiện sóng nhìn vòng ( mỗi điểm sáng ứng với một mục tiêu ) đã đủ điều kiện
để đo cự ly và góc phương vị của mục tiêu; Còn cánh sóng nghiêng chỉ dùng khi
đo độ cao của mục tiêu . Lúc đó hệ thống anten sẽ quay theo chiều sao cho lúc đầu
mục tiêu lọt vào vùng cánh sóng đứng , sau đó mục tiêu mới lọt vào vùng cánh
sóng nghiêng . Góc  mà hệ thống an ten quay được từ lúc cánh sóng đứng tới gặp
mục tiêu đến lúc cánh sóng nghiêng gặp mục tiêu phụ thuộc vào góc tà  của mục
tiêu . Kết hợp với giá trị cự ly r của mục tiêu , trên đèn hiện sóng sẽ xác định được
độ cao H của mục tiêu đó . Như vậy trong phương pháp này độ cao H của mục tiêu
được xác định thông qua cự ly r và góc . Người ta đã tính được mối quan hệ này
theo công thức ( 2-156 ) :
rsin α
H= ( 2-156 )
√ 1+si n 2 α
Trong quá trình đo , tín hiệu phản xạ từ mục tiêu thu được riêng rẽ từ hai cánh sóng
đưa tới hai đường máy thu rồi đưa vào đèn hiện sóng đo cao , nên trên màn hiện
sóng lúc này có 2 điểm sáng của một mục tiêu ở cự ly r, điểm sáng bên dưới do
cánh sóng đứng thu , điểm dấu trên do cánh sóng nghiêng thu . Dựa vào mối quan
hệ giữa độ cao H , cự ly r và góc , người ta đã tính sẳn số liệu về mối quan hệ
này , rồi vẽ lên một bảng mica đặt chồng lên màn hiện sóng , ta có hình vẽ minh
hoạ hiện sóng đo cao (hình 2-71 ) :

H3 H4
 H2
H1

2
o  o/
A  A/
1

Để xác định độ cao H cần phải xê dịch bảng mi ca sao cho vạch chuẩn AA / nằm
HÌNH 2-71
trùng với điểm sáng 1 ở dưới . Đường ngang oo / tương ứng với góc  = 0 và độ
cao H = 0 , với 0  100 . Độ cao xác định theo giá trị đường đẳng cao cắt điểm 2
( nếu không cắt phải dùng phép nội suy ) , cự ly r và góc phương vị  được xác
định bởi vị trí điểm sáng 1 trên trục toạ độ r và  của màn hiện sóng .
Góc nghiêng của cánh sóng nghiêng nhỏ thì phạm vi đo cao sẽ tăng nhưng
độ chính xác sẽ kém đi , còn nếu góc nghiêng của anten nghiêng mà lớn thì phạm
vi đo cao nhỏ nhưng độ chính xác lại tăng lên , do đó góc nghiêng của anten
nghiêng được chọn bằng 450 để dung hòa các mâu thuẩn này .

H1 Hmax1

1 H2
Hmax2
2

 
HÌNH 2-72
Qua hình vẽ ( Hình 2-72 ) ta thấy nếu : 1 < 2 thì
Hmax1 > Hmax2 ( tốt )
Nhưng : H1 > H2 ( xấu )
Thông thường để tăng tốc độ quan sát và phát hiện mục tiêu người ta có thể dùng
phương pháp nhiều kênh , như là có thể sử dụng nhiều đài radar cùng một lúc , mỗi
đài tiến hành quan sát một khu vực trong tòan bộ vùng quan sát của hệ thống , để
đảm bảo tốc độ quan sát nhanh và độ chính xác cao thì số lượng đài radar sử dụng
phải nhiều và cánh sóng từng an ten phải hẹp . Do đó phương pháp nhiều kênh
tương đối phức tạp . Để đơn giản hơn, người ta dùng phương pháp 2 cánh sóng
ghép chữ V , phương pháp này giải quyết được mâu thuẩn giữa yêu cầu tốc độ
quan sát nhanh và số lượng kênh cần ít để đỡ phức tạp , như ta đã phân tích ở trên ,
đài radar sử dụng quét cánh sóng pheo phương pháp này có thể đồng thời xác định
được 3 toạ độ : cự ly r ; góc phương vị  , và độ cao H của mục tiêu .
Ưu điểm của phương pháp quét 2 cánh sóng ghép chũ V là :
- Đo được 3 toạ độ mục tiêu ( khi số lượng mục tiêu ít ) với tốc độ tương đối
nhanh.
- Cách đo đơn giản , tin cậy, tín hiệu mạnh nên cự ly hoạt động lớn .
Khuyết điểm :
- Sai số tương đối lớn khi mục tiêu chuyển động nhanh . Khi mục tiêu đứng
yên như đã xét ở trên sai số đến vài trăm mét .
- Khi có nhiễu có cùng cự ly r với mục tiêu , trên màn hiện sóng có nhiều
điểm sáng cùng một đường dọc không xác định được độ cao .
 Đo độ cao bằng phương pháp dùng 2 cánh sóng xoè quạt :
Trong phương pháp này anten của đài tạo ra giản đồ hướng của nhiều cánh sóng
nhọn và xoè ra như các rẽ quạt ( hình 2-73 ).
HÌNH 2-73 Cánh sóng xoè quạt

Khi anten xoay tròn theo góc phương vị , cánh sóng sẽ quét trong mặt phẳng ngang
để quan sát không gian đồng thời góc phương vị và cự ly của mục tiêu bằng tất cả
các kênh ứng với các cánh sóng nhỏ , tín hiệu phản xạ của mục tiêu nhận được từ
các cánh sóng nhỏ sẽ được đưa đến từng máy thu riêng biệt tương ứng ( mỗi cánh
sóng ứng với một máy phát và máy thu riêng ) , do đó góc tà của mục tiêu được
xác định sơ bộ theo chỉ số cánh sóng nhỏ . Xác định chính xác góc tà bằng phương
pháp so sánh pha hoặc biên độ giữa hai cánh sóng nhỏ kề nhau ( như phần trên đã
nói ).
Ưu điểm của phương pháp đo góc phương vị của mục tiêu bằng phương
pháp cánh sóng xoè quạt là :
- Tốc độ quan sát nhanh
- Độ chính xác và khả năng phân biệt cao.
Nhược điểm của phương pháp này là :
- Thiết bị phức tạp và khá nặng nề vì cần nhiều kênh thu , khi đo phương vị
thì dùng phương pháp so sánh giữa các rãnh nên phải có cơ cấu điều chỉnh .
- An ten thường là các bộ phát xạ đặt trong gương parabol nên rất khó sắp
xếp các cánh sóng để tránh các ảnh hưởng lẫn nhau làm biến dạng cánh sóng .
Tuy nhiên trong phương pháp này ưu điểm là cơ bản nên ngày nay phần lớn
các đài radar quan sát tầm xa đều sử dụng .
2.7.6. Các phương pháp đồng bộ trong radar xung
Trong rađa bức xạ xung muốn đo cự ly nhất thiết phải có cơ cấu đồng bộ .
Nhiệm vụ của cơ cấu này là đồng bộ thời gian hoạt động của các hệ thống chính
trong đài : hệ thống phát , hệ thống thu , hệ thống chỉ thị và hệ thống an ten . Trong
đó cần phải bảo đảm khối tạo xung kích phát và mạch tạo diện áp quét đồng bộ
chặt chẽ với nhau . Ngoài ra nó còn có những nhiệm vụ khác như :
- Tạo xung kích thích cho khối tạo các vạch dấu điện
- Tạo xung rọi sáng cho đèn hiện sóng trong thời gian quét thuận
- Tạo xung chọn lọc cần thiết .
Hiện nay có nhiều phương pháp đồng bộ :
+ Đồng bộ từ tầng điều chế của máy phát đến hệ thống chỉ thị
+ Đồng bộ từ tầng dao động tạo xung kích phát
+ Đồng bộ từ hệ thống chỉ thị đến máy phát .
2.7.6.1. Đồng bộ từ tầng điều chế của máy phát đến hệ thống chị thị
Sơ đồ khối đơn giản của phương pháp đồng bộ này như sau (hình 2-74):

Chuyển mạch thu - phát

Dao động siêu cao tần


Máy thu

Tạo điện áp quét

Điều chế Tạo xung vuông

HÌNH 2-74

Trong phương pháp đồng bộ bắt đầu từ hệ thống điều chế của đài radar, Xung điều
chế được đưa đến đồng thời để kích thích hệ thống máy phát và hệ thống tạo xung
vuông , hệ thống máy phát là hệ thống tạo dao động siêu cao tần , khi nhận được
xung điều chế sẽ tạo ra một xung siêu cao tần đưa đến chuyển mạch anten ( chuyển
mạch thu - phát ) và phát xạ ra không gian qua hệ thống anten . Khối tạo xung
vuông khi nhận được xung điều chế sẽ tạo ra xung vuông có cực tính âm và xung
vuông có cực tính dương , có độ rộng bằng thời gian quét thuận ( độ rộng của sườn
trước của xung quét ). Xung vuông âm được đưa vào khối tạo điện áp quét để tạo
ra tia quét trên đèn hiện sóng , xung vuông dương đi đến lưới điều khiển của đèn
hiện sóng làm xung rọi sáng cho tia quét trong thời gian quét thuận . Thông thường
phương pháp đồng bộ này được sử dụng trong trường hợp hệ thống điều chế dùng
đèn chức khí hay đèn thyratron , vì lúc đó xung điều chế thường không ổn định nên
làm cho tần số lặp lại Fl của xung phát thay đổi làm cho vị trí của tín hiệu phản xạ
trên đèn hiện sóng cũng thay đổi . Nhưng sự mất ổn định của xung điều chế đồng
thời làm cho đường quét không ổn định , sự mất ổn định của cự ly mục tiêu và của
tia quét đồng bộ với nhau nên độ chính xác đo toạ độ trong phương pháp này
không đổi . Tuy nhiên , muốn có sự mất ổn định này tuyến tính với nhau thì đòi
hỏi thời điểm kích thích tạo xung phát xạ và xung tạo tia quét phải thật ổn định ,
nhưng do kết cấu các phần tử trong hệ thống điều chế đến hệ thống dao động siêu
cao tần và hệ thống chỉ thị rất phức tạp nên việc yêu cầu ổn định về thời điểm kích
thích là không thể thực hiện được , cho nên trong thực tế vẫn còn sai số đo cự ly
trong phương pháp này . Vì vậy phương pháp này chỉ được sử dụng trong các đài
radar đo cự ly không cần độ chính xác cao.
2.7.6.2. Đồng bộ từ tầng dao động tạo xung kích phát :
Sơ đồ khối của phương pháp đồng bộ này như sau ( hình 2-75 ) :

Chuyển mạch thu - phát

Dao động siêu cao tần


Máy thu

Tạo điện áp quét

Điều chế Tạo xung vuông

Xung kích phát Dao động thạch anh Tạo điểm dấu cự ly
Trong phương pháp đồng bộ từ hệ thống dao động tạo xung kích phát , như trên
hình vẽ ta thấy xung kích phát được tạo ra bằng bộ dao động ổn định thạch anh ,
xung kích phát đồng thời được đưa đến kích thích hệ thống điều chế và tầng tạo
xung vuông , hệ thống điều chế trong phương pháp này thường dùng đèn điện tử .
Như vậy lúc này dao động siêu cao tần được kích thích bởi xung điều chế , còn hệ
thống tạo xung vuông để tạo đường quét và xung rọi sáng được kích thích bằng
xung kích được tạo ra từ hệ thống tạo xung kích phát. Ngoài ra trong phương pháp
này hệ thống quay anten cũng hoạt động đồng bộ với thời gian kích thích máy phát
nên vị trí của tia quét trên đèn hiện sóng cũng cùng hướng với cánh sóng anten. Do
đó phương pháp này được sử dụng khi cần có sự hoạt động đồng bộ của các hệ
thống anten , máy phát và hệ thống chỉ thị . Đồng thời dao động thạch anh có độ
ổn định tần số cao nên cũng được dùng để tạo ra điểm dấu điện đo cự ly trên màn
hiện sóng .
2.7.6.3. Đồng bộ từ hệ thống chỉ thị đến máy phát :
Sơ đồ khối của phương pháp này như sau ( hình 2-76 ) :

Hiện sóng cự ly quét


Hiện sóng cự ly
tròn chính xác
quét tròn sơ lược

Dịch pha Dịch pha


900 900

Khuếch đại
cộng hưởng

Biến đổi
dạng dao
động

Dao động Chia dấu 1 Chia dấu 2 Tạo xung Chọn lọc
thạch anh chọn lọc xung kích
phát

Xung điểm dấu cự ly Xung đồng bộ đến


đến hiện sóng nhìn máy phát và hiện
Nguyên tắc hoạt động của phương pháp đồng bộ từ hệ thống chỉ thị đến máy phát :
Dao động thạch anh tạo ra dao động có tần số ổn định cao , dao động này có thể
dùng làm điểm dấu điện trong các thước đo chính xác và sơ lược cự ly và tạo ra
đường quét tròn của các hiện sóng đo cự ly bằng đường quét tròn trong các đài
radar có độ chính xác đo cư ly mục tiêu cao ( Bằng cách đưa vào phiến làm lệch
ngang và dọc của đèn hiện sóng một điện áp hình sin ổn định và lệch pha nhau
900 ) ; Dao động ổn định này đồng thời được dùng làm xung đồng bộ đưa đến máy
phát và hệ thống hiện sóng nhìn vòng để tạo ra dao động siêu cao tần và tia quét
cho đèn hiện sóng nhìn vòng . Tuy nhiên , trong thực tế do sườn trước xung kích
thích bị giữ chậm so với sườn trước của điện áp đồng bộ hình sin ( có thể chậm
tới vài s) nên làm cho thời điểm kích thích máy phát không ổn định và dẫn đến
sai số đo cự ly . Để khắc phục sai số đo cự ly do sự mất ổ định này người ta sử
dụng thêm tầng chọn lọc xung kích thích , đưa đến tầng chọn lọc xung kích thích
gồm một dãy xung có dạng cần thiết và có liên hệ chặt chẽ về pha với điện áp đồng
bộ hình sin , cùng với xung lọc ( đã được giữ chậm ở đầu ra các tầng chia dấu )
được lấy ra từ tầng tạo xung chọn lọc , xung lọc có độ rộng nhỏ hơn chu kỳ của
điện áp đồng bộ hình sin nhưng lớn hơn phần đỉnh của nó , như vậy khi có xung
lọc đưa đến thì tầng chọn lọc xung kích phát mới tạo ra xung đồng bộ , nên thời
điểm tạo ra xung kích phát sẽ ổn định hơn. Xung lọc thường được cho trùng với
xung kích phát thứ hai hoặc thứ ba bằng càch giữ chậm xung lọc trước khi đưa
đến mạch chọn lọc .
Ngoài ra , sai số đo cự ly trong phương pháp đồng bộ này còn do sự mất ổn
định của tầng điều chế , để tăng tính ổn định , người ta dùng đèn điện tử chân
không cho tầng điều chế thay thế cho các đèn có khí , đồng thời dùng xung kích
thích có sườn trước dốc .
Khuyết điểm của phương pháp đồng bộ này là do dùng bộ dao động thạch
anh nên trong quá trình đài radar làm việc không thay đổi được tần số lặp lại .

CHƯƠNG 3
RAĐAR SƠ CẤP
3.1. CHỨC NĂNG :
Trong các chương trước dã phân tích kỹ về nguyên tắc hoạt động của các hệ thống
radar và các cách để phân loại chúng . Nếu xét về mặt kỹ thuật thì radar được chia
ra làm hai loại chính là radar chủ động và radar thụ động . Giáo trình này chỉ
nghiên cứu về radar phục vụ cho ngành hàng không , dùng để kiểm sát không lưu ,
tức là chỉ nghiên cứu về radar chủ động bức xạ xung . Rađar giám sát sơ cấp kiểm
tra không lưu ( Air Traffic Control Primary Surveillance Rađar ) còn được gọi là
radar chủ động có trả lời thụ động , tức là đài radar phát ra không gian dao động
siêu cao tần và nhận tín hiệu phản xạ trở về từ mục tiêu . Radar giám sát sơ cấp
được dùng để quan sát toàn bộ vùng không gian mà đài phủ sóng và hiển thị toàn
bộ mục tiêu trong vùng quan sát lên hệ thống chỉ thị của đài radar . Tín hiệu của
mục tiêu nhận được trên đàn hiện sóng , ví dụ như máy bay được thể hiện như là
các đóm sáng hoặc các vệt sáng gọi là điểm dấu mục tiêu hay các vệt dấu mục tiêu
( target trail ) . Trên mặt đèn hiện sóng được chế tạo sao cho có một khoảng thời
gian lưu ảnh nhất định , do đó các điểm dấu mục tiêu trên màn hình sau một chu kỳ
quét của cánh sóng nó sẽ không mất ngay mà tối đi một cách từ từ ( tắt dần ) , do
vậy hình ảnh tạo ra sẽ gồm vị trí mới nhất của máy bay đã được phát hiện , cùng
với một số vị trí máy bay ở các thời điểm trước đó một thời gian . Vị trí tức thời
của máy bay cùng với các vị trí trước đó tạo nên những điểm dấu mục tiêu trên
hiện sóng . Những điểm dấu này cho ta biết vị trí hiện tại và hướng bay của máy
bay.
Trên màn hiện sóng của hệ thống chỉ thị không những chỉ quan sát được máy bay
mà nó hiển thị tất cả những tín hiệu phản xạ từ các mục tiêu xung quanh đài radar
trong vùng quan sát của đài , những tín hiệu đó có thể là các đám mây mưa , nhiễu
tạp , và ta cũng có thể xác định được các tọa độ của mục tiêu khi nó xuất hiện trên
đèn hiện sóng, tức là đo được các tham số của mục tiêu như cự ly ( range ) , góc
phương vị ( azimuth ), độ cao ( high ),...( hình 3-1 )
3.2. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA RADAR SƠ CẤP
3.2.1. Yêu cầu: Để đảm bảo HÌNH 3-1
khả năng phân biệt về góc phương vị cao và quan sát
được nhiều mục tiêu trong mặt phẳng đứng , đồng thời quan sát được tòan bộ
không gian xung quanh đài , hệ thống radar giám sát sơ cấp ( Primary surveillance
radar ) phải đảm bảo các yêu cầu sau :
- Anten của radar giám sát sơ cấp trước hết phải có tính định hướng cao có
khả năng giới hạn năng lượng cao tần trong cánh sóng dạng hình quạt , hẹp trong
mặt phẳng phương vị , tức là cánh sóng của anten hẹp trong mặt phẳng ngang ( mặt
phẳng phương vị  ) và rộng trong mặt phẳng đứng (mặt phẳng góc tà  ), hệ số
khếch đại của anten cao để tăng cự ly phát hiện ( độ lợi cao ). Anten này quay
quanh trục thẳng đứng của nó (3600 trong mặt phẳng phương vị ) với số vòng quay
thích hợp trong một phút (thông thường từ 5 - 10 vòng /phút ) ( hình 3-2 ).

- Máy phát có khả năng tạo ra các xung năng lượng cao tần RF (RADIO
FREQUENCY ) có bước sóng ( HÌNH WAVELENGTH
3-2 ) ngắn , trong dải VHF/UHF
hoặc lên đến dải milimét , đưa đến anten để phát ra không gian . Trong máy phát
thường sử dụng đèn điện tử làm đèn phát, thông thường người ta dùng đèn ma nhê
tron ( MAGNETRON ), đèn này có khả năng tạo ra một dao động siêu cao tần có
năng lượng cực lớn, thời gian để phát ra một xung rất ngắn, khoảng một phần
micro giây (microsecond) đến vài micro giây ( hình 3-3 )
- Máy thu có thể thu các xung năng lượng cao tần phản xạ trở về và biến đổi
chúng thành các tín hiệu video ( thị tần ). Biên độ tín hiệu phản xạ trở về đến đầu
vào máy thu của đài radar thường rất nhỏ ( khoảng vài micro vôn ) , sau khi qua
máy thu biên độ này sẽ được khuếch đại lên từ một triệu đến 10 triệu lần , để đạt
được biên độ tín hiệu cần thiết cung cấp cho hệ thống chỉ thị dưới dạng xung thị
tần ( video ). Khoảng cách từ đài radar tới mục tiêu , mà ở khoảng cách này tín
hiệu phản xạ về đài radar có năng lượng nhỏ nhất máy thu còn có thể thu được ,
gọi là cự ly hoạt động của đài radar . Như vậy máy thu thường sử dụng nhiều tầng
khuếch đại . Tín hiệu đến đầu vào máy thu không chỉ có tín hiệu của mục tiêu mà
còn có tín hiệu của nhiễu tạp như : địa vật , mây mưa, tạp nội bộ của máy thu ...
- Hệ thống chỉ thị trong đài radar giám sát sơ cấp thường là các khối màn
hình thể hiện tín hiệu video đã thu được tại các cự ly và góc phương vị chính xác
tính từ đài rađar. Hệ thống hiển thị thường sử dụng các đèn hiện sóng, hay còn gọi
là các ống tia điện tử được viết tắt là CRT (CATHODE RAY TUBE ) . Trên màn
hiện sóng sẽ quan sát được số lượng mục tiêu trong vùng quan sát của đài radar , vị
trí, hướng di chuyển, và tính toán các tham số cần thiết cuả mục tiêu ( hình 3-4 )
Hiện sóng cự ly Hiện sóng nhìn vòng

- Khối đồng bộ ( SYNCHRONIZER ) tạo ra các xung khởi động


(TRIGGER) cần thiết để điều khiển máy phát và bắt đầu đường quét trên màn hình
tại thời điểm phát xạ xung RF , tức là xung phát xạ từ máy phát và điểm đầu của tia
quét trên đèn hiện sóng hoạt động đồng bộ với nhau khi có tác động của xung kích
phát ( trigger )

Sơ đồ khối đơn giản nhất của hệ thống radar giám sát sơ cấp ( hình 3-5 ) :

Chuyển mạch thu - phát

DUPLEXER
Anten

ANTENNA

Máy phát Máy thu

TRANSMITTER RECEIVER

Nguồn

POWER
SUPPLY

Chỉ thị
DISPLAY

3.2.2. Nguyên lý hoạt động cơ bản của rađar của radar giám sát sơ cấp :
Thông thường radar giám sát sơ cấp là loại radar sử dụng phương pháp điều
chế xung , nguyên tắc hoạt động như sau :
- Khối đồng bộ ( tạo ra xung kích phát đồng thời đưa đến kích thích máy
phát và tạo đường quét màn trên đèn hiện sóng tại cùng một thời điểm ), xung này
kích thích máy phát , phát xạ xung RF và đồng thời kích thích đường quét của màn
hình bắt đầu quét từ tâm của màn hình . Chú ý rằng đường quét không chỉ bắt đầu
cùng thời điểm với xung phát xạ mà vị trí của nó cũng là hướng của anten đài
radar. Đây là hệ thống tự dao động, nó quyết định toàn bộ chu kỳ hoạt động của đài
radar , nghĩa là hệ thống này chọn thời điểm bắt đầu của xung phát xạ , sau đó máy
phát sẽ ngừng hoạt động cho tới khi có xung điều chế tác động thì phát ra xung
tiếp theo, khoảng thời gian giữa hai xung phát xạ liên tiếp tạo nên một chu kỳ hoạt
động của đài radar , chu kỳ của xung kích phát này đồng thời cũng tác động đến
phiến làm lệch ngang của đèn hiện sóng tạo nên tia quét của đèn hiện sóng .
- Khối máy phát phát ra năng lượng RF đưa đến anten và bức xạ ra không
gian . Khi xung phát gặp mục tiêu ( va đập vào mục tiêu ) một phần nhỏ sẽ được
phản xạ trở lại theo hướng của anten và sẽ được thu lại . Máy thu tách xung và
cung cấp tín hiệu video cho màn hình, tín hiệu video (thị tần) sẽ gây nên một vệt
sáng ( đốm sáng ) trên bề mặt của đèn hình , vị trí của đóm sáng thể hiện vị trí của
mục tiêu so với đài rađar .
-Một vài mili giây sau khi phát xạ xung trên , toàn bộ các xung phản xạ từ
mục tiêu ở cự ly xa nhất , trở lại đài rađar được thu bởi máy thu . Tại thời điểm này
, một xung trigger mới được tạo ra và toàn bộ quá trình hoạt động được lặp lại .
Bằng cách này một vạch dấu mục tiêu được tạo ra trên đèn hiện sóng từ việc tích
lũy năng lượng tín hiệu phản xạ của các lần phát xạ xung liên tiếp .( hình 3-6 )
3.2.3. Các tham số của rađar giám sát sơ cấp :
Mỗi loại đài radar khác nhau sẽ có những tham số khác nhau . Giá trị của
các tham số rađar sẽ xác định khả năng hoạt động của các đài radar, các tham số
này cho biết hoạt động tối ưu đối với trường hợp ứng dụng cụ thể , các tham số chủ
yếu của đài radar giám sát sơ cấp là :
- Tần số ( ký hiệu là f : FREQUENCY ) của năng lượng RF phát xạ và phân
cực ( p : POLARISATION ) được sử dụng .
- Công suất đỉnh của xung phát xạ (Pt : PEAK POWER )
- Độ rộng xung (  ) của xung phát xạ ( PULSE LENGTH )
- Hệ số khuếch đạ anten ( G : ANTENNA GAIN )
- Độ rộng cánh sóng trong mặt phẳng ngang (  )
- Độ rộng cánh sóng của giản đồ hướng trong mặt phẳng thẳng đứng (  ) ,
dạng của giản đồ hướng và độ nghiêng
- tần số lặp lại xung ( PRF - PULSE REPEAT FREQUENCY )
- Tốc độ quay của anten ( S : SPEED )
- Độ nhạy máy thu ( Prmin )
- Mức tạp ( N: NOISE )
- Giải thông ( B: BANDWIDTH )
- Tỷ số xóa tạp nhiễu ( C )
- Hệ số hiệu dụng của mục tiêu di động ( I : IMPROVEMENT )
Ví dụ : Các tham số của rađar giám sát đường dài ( Rout Surrveillance Rađar ) và
rađar giám sát tiếp cận ( Terminal Area Rađar ) :

THAM SỐ RAĐAR GIÁM SÁT ĐƯỜNG DÀI RAĐAR GIÁM SÁT TIẾP CẬN
F 500Mhz - 3000Mhz 1000Mhz - 3000Mhz
P Phân cực ngang và tròn Phân cực ngang và tròn
Pt 0,5 MW - 2,2MW 0,3MW - 2 MW
 2s - 5s 1s - 2s
G 28 - 35dB 28 - 35dB
 10 - 20 10 - 30
 40 - 60 40 - 60
Giản đồ hướng Dạng cosec và biến đổi (modified) Dạng cosec và biến đổi
(trong mặt phẳng
thẳng đứng ) (modified)
PRF 200PPS - 400PPS 600PPS - 1200PPS
S 5 RPM - 10 RPM 10 - 15 RPM
Pmin -120 dBm đến -100 dBm -120 dBm đến -100 dBm
N 2 dB - 10dB 2 dB - 10dB
B 0,5 MHz - 1,5 MHz 0,5 MHz - 2MHz
C 25 dB - 35 dB 25 dB - 35 dB
I 15 dB - 25 dB 15 dB - 25 dB
Việc chọn các giá trị cho các tham số khác nhau phụ thuộc vào các yêu cầu thực tế
( tức là không thể chọn các tham số hoàn toàn tối ưu được) .
3.2.3. Cự ly hoạt động cực đại của radar giám sát sơ cấp :
Để đo dạc các tham số của tín hiệu phản xạ từ mục tiêu trở về đài radar ,
thông thường trong hệ thống radar giám sát sơ cấp người ta sử dụng những thiết bị
chỉ thị , các thiết bị này là đèn ống tia điện tử , hay còn gọi là đèn hiện sóng , sóng
điện từ di chuyển trong không gian với vận tốc bằng vận tốc của ánh sáng , khi có
tín hiệu của mục tiêu trên đèn hiện sóng , đo khoảng thời gian giữa xung phát xạ và
tín hiệu phản xạ sẽ xác định được cự ly của mục tiêu qua các vạch dấu cự ly trên
đèn hiện sóng , có đơn vị là dặm radar ( Nautical mile : NM )
Ví dụ : Xung rađar RF phát xạ di chuyển với tốc độ ánh sáng khoảng
300km/s .Thông thường trong hệ thống radar sơ cấp kiểm sát không lưu đơn vị đo
được sử dụng là dặm ( mile ), và bộ ( feet ), mà 1feet 0,384m , nên tốc độ di
chuyển của sóng điện từ trong không gian nếu tính theo đơn vị NM (Nautical mile)
tức là dặm radar (radar mile) thì tốc độ di chuyển của sóng điện từ trong không
gian là 161,800 nautical miles (NM) trong một giây hoặc di chuyển một đoạn 1
NM trong 6,18 micro giây ( s ) , do đó phải mất 12,36s để di chuyển một đoạn
đường là 1NM rồi phản xạ trở lại . Nó được gọi là dặm rađar ( rađar mile ) bằng
hai lần chiều dài của dặm bình thường . Vì năng lượng cao tần phải di chuyển trên
đoạn đường gấp hai lần ( đi tới và phản xạ trở về ) 1NM =6080 feet
Nếu cự ly hoạt động cực đại của đài radar là 100 NM thì thời gian di chuyển
của sóng phát xạ từ đài radar đến mục tiêu xa nhất và quay trở về đài là : 100 x
12,36 = 1236s , do đó tia quét trên đèn hiện sóng phải có một khoảng thời gian
là : tq = tqthuận + tq ngược . Tức là thời gian để tia quét trên đèn hiện sóng quét từ điểm
đầu đường quét khi có xung kích phát đến mép màn hình ( bán kính màn hình )là :
tq = 1236 + thời gian quét ngược của xung quét.
Sau đó tía quét trở lại thời điểm ban đầu lúc đó có xung kích phát đưa đến
và tạo ra xung quét tiếp theo . Quá trình này được lặp lại trong suốt thời gian hoạt
động của đài radar , thời gian giữa hai xung phát kế tiếp nhau gọi là khoảng lặp lại
xung ( PRI : PULSE REPETION INTERVAL ) hay còn gọi là chu kỳ lặp của xung
, nó liên hệ với tần số lặp của xung ( PRF : PULSE REPETITION FREQUENCY )
theo công thức :
1
PRF= ( 3-1 )
PRI

HÌNH 3-8

Như vậy nếu biết cự ly hoạt động cực đại của đài radar thì sẽ xác định được
khoảng thời gian lặp lai của xung kích phát (PRI )( chu kỳ lặp ). Chu kỳ này là thời
gian di chuyển của dao động điện từ phát xạ từ anten đài radar đến gặp mục tiêu tại
cự ly hoạt động cực đại và quay trở về đài radar. giả sử chu kỳ lặp (PRI ) là 2 milli
giây (ms) thì sóng điện từ di chuyển được 320NM , cũng như là cự ly hoạt động
cực đại của đài là 160 NM và tần số lặp lại của xung ( PRF ) là 500Hz . Do đó , cự
ly hoạt động càng dài thì chu kỳ lặp càng dài , tần số lặp càng ngắn và ngược lại .
Mặt khác , trong quá trình đo cự ly mục tiêu có thể xảy ra việc đo cự ly có
giá trị không thật .Ta biết rằng ,cự ly hoạt động của một đài radar tính theo đơn vị
NM phụ thuộc vào chu kỳ lặp lại Tl của xung phát xạ theo công thức :
Tl
R= ( 3-2 )
12,36 μ s
Do đó nếu tia quét trên đèn hiện sóng không đồng bộ với chu kỳ T l của xung kích
phát , tức là nếu thời gian từ điểm đầu đến điểm cuối của tia quét không bằng với
chu kỳ lặp lại của xung đồng bộ :
Tq > T l
Thì có thể xảy ra trường hợp tín hiệu của mục tiêu phản xạ trở về là do xung phát
xạ thứ nhất va đập vào mục tiêu, như vậy cự ly mục tiêu lúc này đúng ra phải được
tính từ sườn trước xung thứ nhất đến sườn trước xung phản xạ là R , nhưng trong
đèn hiện sóng cự ly được đo lại là khoảng cách giữa xung phát xạ thứ hai đến tín
hiệu phản xạ là R1, trong khi cự ly cực đại mong muốn chỉ là R max, như hình vẽ
dưới đây ( hình 3-9):

Do đó khi tín hiệu phản xạ trở về hiển thị trên đèn hiện sóng đúng ra sẽ cho
HÌNHlà3-9R = R max + R1 chứ không phải R=R1 , điều này làm
ta giá trị của cự ly mục tiêu
cho sai lệch trị số đo cự ly mục tiêu. Những mục tiêu như vậy người ta gọi là
những mục tiêu xuất hiện sau khi có xung phát thứ hai . Nếu mục tiêu nầy nằm ở vị
trí cự ly hoạt động cực đại của đài radar (R1 = Rmax )thì khi dựa vào cự ly cực đại
để tính chu kỳ lặp lại của xung phát thì sẽ bị tăng lên gấp đôi ( 2 PRI ) và như vậy
thì tần số lặp sẽ bị giảm đi một nữa .
Để khắc phục hiện tượng này , chu kỳ lặp của các xung kích phát phải luôn được
điều chỉnh sao cho điểm bắt đầu của mỗi xung phát cũng phải đồng thời với điểm
đầu của tia quét trên đèn hiện sóng , tức là cự ly mục tiêu đo được trên đèn hiện
sóng lúc nào cũng là R .
3.2.5. Cự ly hoạt động cực tiểu của radar giám sát sơ cấp
Những mục tiêu có cự ly so với đài radar là ngắn nhất, mà với khỏang cách ngắn
hơn thì đài radar không còn quan sát được nữa, cự ly ngắn nhất này được gọi là cự
ly hoạt động cực tiểu của đài radar .( hình 3-10 )
Như ta đã biết cự ly của đài radar được tính từ thời điểm bắt đầu sườn trước
của xung phát xạ đến sườn trước của xung phản xạ . Cự ly cực tiểu của đài radar
phụ thuộc rất nhiều độ rộng của xung phát xạ x và thời gian hồi phục của đèn điện
tử thp , vì không thể tức thời máy phát có thể phát ra một xung , mà phải có một
khoảng thời gian hồi phục nhất định của đèn điện tử trong hệ thống mới hình thành
một xung phát , một phần rất nhỏ năng lượng của xung phát lọt qua chuyển mạch
thu - phát đưa vào máy thu để tạo một xung gốc , khoảng cách từ xung gốc này đến
xung phản xạ gần nhất mục tiêu gần nhất mà đài có thể thu được là cự ly cục tiểu .
Ví dụ : Cự ly cực tiểu của đài radar giám sát sơ cấp tầm xa có độ rộng xung
là 2s và thời gian hồi phục của đèn phóng điện là 2,5s , được tính như sau :
c
Rmin = (τ x +t hp ) ( 3-3 )
2
1 6 −6 −6
Rmin = (984 ×1 0 feet/sec)(2 ×1 0 sec+2,5 ×1 0 sec)=2214 feet
2

HÌNH 3-10
3.2.6. Số lượng xung trong một lần quét cánh sóng của radar sơ cấp
Có thể coi kích thước của mục tiêu so với độ rộng của búp sóng là không
đáng kể . Ta tưởng tượng cánh sóng quét chậm qua mục tiêu , thời gian cánh sóng
chiếu xạ lên mục tiêu tỷ lệ thuận với độ rộng cánh sóng  và tần số lặp lại xung
PRF , và tỷ lệ nghịch với tốc độ quay của anten đài radar rps ( revolutions per
secon ). Mặt khác để đảm bảo đủ năng lượng tích luỹ của tín hiệu phản xạ trên đèn
hiện sóng thì trong một lần quét của cánh sóng anten , đài radar không phải chỉ
phát xạ ra một xung ( còn gọi là một tia quét ) , mà trong một độ rộng cánh sóng
phải có nhiều tia quét , khi gặp mục tiêu các tia quét này va chạm với mục tiêu và
phản xạ trở về đài radar , nếu số lượng xung va chạm vào mục tiêu càng nhiều thì
tín hiệu của mục tiêu trên màn hiện sóng càng dễ quan sát . Số lượng các xung
radar chiếu xạ (va chạm ) vào mục tiêu và quay trở về đài trong một lần quét cánh
sóng ( một vòng quay của anten ) được gọi là những va chạm qua mục tiêu . Nếu
anten đài radar quay tròn xung quanh đài thì số lượng xung N x trong một độ rộng
cánh sóng va chạm vào mục tiêu được tính theo công thức sau :
PRF× θ
N x= 0 ( 3-4 )
rps ×36 0
rpm
Nếu tốc độ quay của anten tính bằng phút thì : rps=60 ( 3-5 )
trong đó rpm ( revolutions per minute )là số vòng quay trong một phút của anten
đài radar . Như vậy :
PRF × θ
N x= ( 3-6 )
rpm × 6
Trong đó :  - Độ rộng cánh sóng hiệu dụng trong mặt phẳng ngang tính bằng độ .
Ví dụ : Đài radar tiếp cận có tần số lặp lại xung PRF = 1000 xung/giây , tốc độ
quay của anten trong một phút là RPM = 15 vòng/phút , và độ rộng cánh sóng
naten trong mặt phẳng ngang  = 1,50 thì số xung va chạm vào mục tiêu qua một
lần quét cánh sóng anten là :
PRF×θ 1000×1 ,5
N x= = =17 xung/ñoäroängcaùnhsoùng
rpm×6 15×6
Nếu đài radar cần độ chính xác đo độ cao mục tiêu thông thường người ta sử
dụng hệ thống radar có anten quét vùng quan sát theo kiểu "gục gặt " hoặc quét
theo hình quạt , thì số xung va chạm vào mục tiêu qua một lần quét cánh sóng tỷ lệ
thuận với tần số lặp lại xung PRF , độ rộng cánh sóng , thời gian quét trong một
cung hình quạt t, và tỷ lệ nghịch với kích thước của góc quạt  . Ta có công thức
sau :
PRF × θ ×t
N x= ❑ ( 3-7 )
α
Ví dụ : Anten quét theo hình quạt với góc quét trong mặt phẳng phương vị là  =
200, thời gian quét là t=5s và tần số lặp lại là PRF=2000 xung/ giây thì số xung va
chạm vào mục tiêu trong trường hợp này là :
0
PRF × θ ×t 200 ×0 , 5 ×0 , 5 s
N x= = =25 xung
α❑ 20
0

Tốc độ quay của anten phụ thuộc vào kích thước của anten , và thời gian
quan hồi phục của đèn hiện sóng . Sóng điện từ phát xạ từ anten đài radar lan
truyền trong không gian với vận tốc ánh sáng , tằn số lặp lặi của đài PRF bị hạn
chế bởi cự ly hoạt động cực đại R max ; Độ rộng cánh sóng của anten phụ thuộc vào
khả năng phân biệt ( còn gọi là độ phân giải ) cuả đài .
Ví dụ : Cự ly hoạt động cực đại của đài radar là R max = 100NM , độ rộng búp sóng
cho phép là  = 20 , thời gian hồi phục của đèn điện tử là 165s . Vậy nếu cần 20
xung / độ rộng cánh sóng thì tốc độ quay của anten là bao nhiêu vòng trong một
phút PRM ?
Cách tính như sau :
Chu kỳ lặp của xung phát xạ: T= (100 NM . 12,36 s/NM )+ 165s
T = 1.400s
Tần số lặp lại xung (số xung trong một giây ) :
1
PRF= =715 xung/giaây
1. 400×10−6
PRF × θ
áp dụng công thức : N x =rpm × 6
ta tìm được tốc độ quay của anten trong một phút là :
715×2
rpm= =11,9voøng/phuùt
20×6
Vì tốc độ quay không thể là số lẽ được nên , tốc độ quay anten là 12
vòng/phút khi có 20 xung va chạm với mục tiêu trong một lần quét cánh sóng .
Nếu tín hiệu mục tiêu trên đèn hiện sóng quá nhỏ ta có thể điều chỉnh để làm tăng
cố lượng xung va chạm vào mục tiêu bằng cách thay đổi tần số lặp lại xung , hay
thay đổi độ rộng cánh sóng , hay thay đổi tốc độ quay của anten ... , nhưng như vậy
sẽ ảnh hưởng đến khả năng phân biệt góc và cự ly hoạt động cực đại của đài radar.
Ngoài ra , để xác định mục tiêu trên đèn hiện sóng la lớn hay nhỏ còn phụ thuộc
vào mắt của nhân viên kiểm sát không lưu .

3.2.7. vùng phủ sóng của hệ thống rađar giám sát sơ cấp
Để phát hiện được mục tiêu , đài radar phải tiến hành quét cánh sóng trong
không gian vùng quan sát của nó .
Vùng quan sát là miền không gian , trong đó đài radar bảo đảm cho ra thông
tin về mục tiêu ( có bề mặt phản xạ hiệu dụng trung bình bằng một giá trị cho trước
) với chất lượng không thấp hơn yêu cầu. Chất lượng thông tin radar được hiểu là
các nhóm chỉ tiêu : xác suất phát hiện đúng và báo động lầm ( chất lượng phát hiện
) ; Độ chính xác thông tin và độ gián đoạn cho ra thông tin .
Hình dạng vùng quan sát của đài radar được đặc trưng bởi :
- Dạng thiết diện vùng quan sát trong mặt phẳng thẳng đứng ( hình dạng
vùng quan sát trong mặt phẳng tà ). Nó được đặc trưng bởi đồ thị hoặc bằng bảng
số mô tả sự phụ thuộc :
r = f( H ) hoặc r =f(  )
Với : r - Cự ly của mục tiêu trong vùng phát hiện
H - Độ cao của mục tiêu so với mặt đất
 - Góc tà của mục tiêu
Trong các đài radar giám sát sơ cấp kiểm tra các hoạt động bay thường chọn
vùng quan sát trong mặt phẳng tà có dạng cosec hổn hợp: trong phạm vi góc tà từ
min đến 0 đảm bảo cự ly phát hiện lớn nhất ( quan sát đẳng cự ly ) còn với các góc

tà lớn hơn 0 thực hiện quan sát đẳng cao, và có thể biểu diễn trong hệ toạ độ
cầu bằng các biểu thức sau :
R , [min , 0 ]
Cosec ε
Cosec ε 0 , [0 , max ]
r() = R ( 3-8 )
0 ,  [min , max ]

Hmax

HÌNH 3-11
- Phạm vi góc quan sát trong mặt phẳng phương vị ( mặt phẳng ngang ):
 = 1 - 2 ( 3-9 )
Với : 1 , 2 - Phương vị đầu và phương vị cuối của phạm vi góc quan sát
trong mặt phẳng phương vị .
Các tham số của vùng quan sát là :
+ Phạm vi góc quan sát trong mặt phẳng phương vị 
+ Góc tà cực tiểu min của vùng quan sát
+ Góc tà cực đại max của vùng quan sát
+ Độ cao cực đại Hmax
+ Cự ly cực đại R
Các tham số được chọn theo yêu cầu của từng loại đài radar . Đối với radar
giám sát sơ cấp thường làm việc được cả 2 chế độ : nhìn vòng (=3600 )và chế độ
quan sát hình quạt ( tùy ý , nhỏ hơn 3600)
Đối với radar dãi sóng cm , góc tà cực tiểu min bị hạn chế bởi điều kiện
truyền sóng ở gần mặt đất . Chiếu xạ mặt đất ở dải sóng cm dẫn tới xuất hiện nhiều
khe mù trong vùng quan sát ở phạm vi các góc tà nhỏ do giao thoa giữa tia trực xạ
và tia phản xạ từ bề mặt của mặt đất không bằng phẳng . Đồng thời do sự lay động
của cây cỏ phủ trên mặt đất dươi tác dụng của gió mà biên độ và pha của tia phản
xạ thay đổi ngẫu nhiên và liên tục khiến cho dạng vùng quan sát cũng bị thay đổi
liên tục . Trong thực tế ở dải sóng cm thường chọn min  0,40  0,50.
Ở dải sóng mét và phần trên của dải sóng dm , vùng quan sát được hình
thành có sự tham gia của phản xạ từ mặt đất . Khi mặt đất bằng phẳng , giá trị min
được xác định ( tương ứng với mức 0,5 công suất cực đại của búp sóng gần mặt đất
0 λ
nhất ) đơn trị theo bước sóng  và độ cao anten hA so với mặt đất : ε 7, 2 h
A min

( 3-10 )
Để có thể giảm min tới 0 và thậm chí có giá trị góc âm , cần nâng anten lên
cao và kết cấu anten sao cho có thể chúc ngẩng trong mặt phẳng thẳng đứng .
Góc tà cực đại lẽ ra nên chọn bằng 900 để loại trừ vùng nón mù đỉnh đầu ,
nhưng như thế kết cấu của hệ thống anten sẽ hết sức phức tạp . Hiện tại người ta
thường chọn : max  350  450 ( ở dải sóng cm )
và max  200  300 ( ở dải sóng m )
Khi đó bán kính vùng nón mù đỉnh đẩu bằng :
( 1 1,5 )Hmt ở dải sóng cm

( 2 4,5 )Hmt ở dải sóng m


Rmù = HmtCotgmax  (3-12)

Trong đó Hmt - là độ cao của mục tiêu


Đối với các đài radar hiện đại Hmax > ( 40  60 )km
Cự ly cực đại phát hiện các mục tiêu bay ở độ cao cực đại mong muốn bằng
tầm nhìn thẳng :
- Nếu cự ly tính bằng km , còn độ cao của anten đài radar và độ cao của mục
tiêu tính bằng met thì người ta đã tìm được công thức tính cự ly hoạt động cực đại
của đài radar là :
R(km )=4,12( √ h A (m)+ √ H max (m)) (3-13)
Thông thường R  ( 600  800 )km
- Nếu cự ly tính bằng Nautical mile (NM ) , còn độ cao của anten đài radar
và độ cao của mục tiêu tính bằng feet thì người ta đã tìm được công thức tính cự ly
hoạt động cực đại của đài radar là :
R(NM)= 1,23( √ h A (feet)+ √ H max (feet )) ( 3-15 )
Nhưng để đạt được cự ly hoạt động lớn như thế thì cần tăng công suất lên rất
lớn , do đó làm tăng giá thành và khối lượng thiết bị lên . Vì thế hiện tại thường chỉ
đảm bảo cự ly phát hiện gần bằng tầm nhìn thẳng khi cần phát hiện mục tiêu bay
thấp hoặc mục tiêu có bề mặt phản xạ hiệu dụng trung bình lớn . Với các mục tiêu
có diện tích phản xạ hiệu dụng trung bình khoảng 1m 2 thì cự ly hoạt động khoảng
R  ( 300  400 )km
Ngoài ra khi đài radar quan sát trong vùng quan sát của đài thì cũng cần phải
lưu ý đến chu kỳ quét và tần số quét của cánh sóng anten đài radar . Vì :
Nếu cần nhanh chóng phát hiện được mục tiêu thì yêu cầu chu kỳ quét phải
ngắn và tốc độ quét phải nhanh . Nhưng để để thu được nhiều tin tức của mục tiêu
và đảm bảo độ chính xác cũng như độ tin cậy thì yêu cầu về chu kỳ và tốc độ quét
phải ngược lại . Ngoài ra khi quét bằng cơ khí thì anten phải chuyển động do đó để
đảm bảo về cơ khí cũng không cho phép tốc độ quét quá nhanh
Như vậy , giản đồ phát xạ của anten trong mặt phẳng thẳng đứng sẽ xác định
dạng của vùng phủ sóng trong không gian tự do . Kích thước của vùng phủ sóng
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : độ khuếch đại của anten , tần số của dao động cao
tần RF, công suất phát xạ và độ nhạy máy thu ...
Vùng phủ sóng của đài radar giám sát sơ cấp kiểm tra hoạt động bay trong
không gian tự do với các tham số của đài là :
Công suất phát: 500kw; Độ nhạy máy thu: -110dBm; hệ số suy giảm 10dB; Hệ
số khuếch đại anten; 34dB; Tần số dao động phát xa: 2740Mhz; Phân cực ngang ,
Độ dài xung 1s , Tần số lập lại xung : 970 xung/giây ; tỷ lệ báo động lầm : 10 -6;

GÓC NÂNG LÊN TÍNH THEO ĐỘ


Xác suất phát hiện mục tiêu 80%; Kích thước mục tiêu : 20m 2 , có dạng như hình
vẽ sau :

Vùng phủ sóng có được dưới điều kiện không gian không tự do một cách tổng quát
được xem là khác nhau . Sự suy giảm này được gây ra bởi sự suy giảm của khí
quyển , sự khúc xạ của xung cao tần RF vì nó lan truyền trong khí quyển , khúc xạ
bởi be

Vùng phủ sóng có được dưới điều kiện không gian không tự do một cách
tổng quát được xem là khác nhau . Sự suy giảm này được gây ra bởi sự suy giảm
của khí quyển , sự khúc xạ của xung cao tần RF vì nó lan truyền trong khí quyển ,
khúc xạ bởi bề mặt của trái đất gây nên nhiễu , sinh ra cấu trúc cánh sóng phụ , hạn
chế tầm nhìn thẳng và các ảnh hưởng khác làm giảm vùng phủ sóng do quá trình
xử lý xoá nhiễu tạp .
Vùng phủ sóng của đài radar giám sát sơ cấp kiểm tra hoạt động bay trong
không gian không tự do với các tham số của đài là :
Công suất phát: 500kw; Độ nhạy máy thu: -110dBm; hệ số suy giảm
10dB; Hệ số khuếch đại anten; 34dB; Tần số dao động phát xa: 2740Mhz; Phân
cực ngang , Độ dài xung 1s , Tần số lập lại xung : 970 xung/giây ; tỷ lệ báo động
lầm : 10-6; Xác suất phát hiện mục tiêu 80%; Kích thước mục tiêu : 20m 2 , có dạng
như hình vẽ sau ( hình 3-13 ):

Góc nâng lên tính theo độ

HÌNH 3-13 :Vùng phủ sóng của đài radar trong không gian không tự do
3.2.7. Hệ thống rađar giám sát sơ cấp đơn giản :

Sơ đồ khối của một rađar giám sát sơ cấp kiểm tra hoạt động bay (Air traffic
control primary surveillance radar) hiện đại điển hình (h. 3-14)
HORN
REFLECTOR

CIRCULAR

MOD. PULSE

TUNING TUNABLE
MOTOR MANHETRON TURNING A.C.P. ROT.
TX MOTOR JOINT
MAG.CUR. R.F.PULSE
R.F
A.F.C. R.F. HEAD
I.F A.F.C. DUPLEXER
I.F.AMP. MIXER TX
TX NOSE INJECT.
R.F.SATLO RX,R.F.
& FWD.&REV.
SIGNAL
STALO R.F.SATLO SIGNAL MIXER

PERFORMANCE
SIGNAL
I.F. SIGNAL A.C.P./ N.R.P.
I.F.
I.F.
RADAR

SWEEP GEN.
D.TRIG.

S.T.C. ___________
S.T.C.
S.T.C. G.C.
S.TRIG. WAVEFORM G.C.

NORMAL
M.T.I.
I.F.AMP.
I.T.AMP.
I.F. D.VIDEO
COHO &
COHO --------------

PHASE / AMPLITURE
SIGNAL

M.T.I.
S.TRIGGER TRIGGER CLOCK
D.TRIGGER
& M.T.I.VIDEO VIDEO D/A
CLOCK VIDEO DESTAG.
INTEGRATOR
DIGITAL NORMAL
M.T.I./NORM. DIGITAL LAMP
MAG.CUR. GATE D.GATE
VIDEO

PULSE D.GATE HÌNH 3-14

RANGE GATE

M.T.I. / NORMAL
Các từ viết tắt trong sơ đồ khối :

A.C.P.GEN. AZIMUTH CHANGE PULSE GENERATOR


A.C.P./N.R.P AZIMUTH CHANGE PULSE/NORTH REFERENCE PULSE
A.F.C. AUTOMATICFREQUENCY CONTROL
CLOCK. DIGITAL CONTROL CLOCK SIGNAL
COHO. COHERENT OSCILLATOR
DISCRIM. FREQUENCY DISCRIMINATOR
D.TRI. DESTAGGERED TRIGGER
D.VIDEO DESTAGGERED VIDEO
FWD.& REV. POWER MEAS. FORWARD AND REVERSE POWER MEASUREMENT
G.C.I.F. GAIN CONTROLLED I.F. ( RESULT OF S.T.C. )
MAG. CUR. PULSE MAGNETRON CURRENT PULSE
M.T.I. MOVING TARGET INDICATOR
ROT. JOINT ROTATING JOINT
Rx RECEIVER OR RECEIVED
STALO STABLE LOCAL OSCILLATOR
S.T.C. SENSITIVITY TIME CONTROL
TX TRANSMITTER OR TRANSMITTED
S. TRIG. STAGGERED TRIGGER
VIDEO D/A VIDEO DIGITAL TO ANALOG CONVERTER
D. GATE DESTAGGER GATE
P.S.D. PHASE SENSITIVE DETECTOR

Chức năng hoạt động của các khối như sau :


 Bộ tạo trigger và clock ( xung kích phát và xung đồng hồ )
Mạch này tạo ra các xung trigger S. TRIG.(xung kích phát ), đây là bộ tự
dao động theo chu kỳ , được sử dụng để kích phát cho các xung năng lượng cao tần
RF. Khối này được sử dụng để khởi động và kiểm soát chu kỳ xung kích phát .
Việc thay đổi chu kỳ kích phát xung cao tần RF để làm giảm ảnh hưởng của vận
tốc mù trong xử lý lọc mục tiêu di động MTI
Sau khi thay đổi chu kỳ , các xung kích phát phải trở lại chu kỳ ban đầu của
nó để đồng bộ với việc hiển thị tín hiệu phản xạ trên màn hiện sóng , Sự thay đổi
này đưa vào khối ổn định để gia công tín hiệu nhằm mục đích hiển thị tín hiệu .
Một tín hiệu đồng hồ điều khiển ( tín hiệu này đồng pha với xung phát của
đèn magnetron ) phát ra để có thể thực hiện số hoá tín hiệu video.
 Điều chế xung ( PULSE MODULATOR )
Tạo các xung năng lượng cao đã được đồng bộ bởi xung trigger và chúng
được ghép với đèn MANHETRON để tạo ra các xung phát xạ cao tần RF. Khối
này có chức năng tạo ra một xung có biên độ , độ rộng và chu kỳ lặp lại theo yêu
cầu của hệ thống radar để đưa đến khối dao động cao tần .
 Manhetron điều hưởng được ( TUNABLE MANHETRON )
Khối này tạo xung phát xạ cao tần RF đưa đến anten và phát ra không gian .
Thông thường người ta sử dụng đèn ống tia điện tử gọi là đèn magnetron. Tần số
dao động của hệ thống Manhetron được điều hưởng bằng cơ khí nên tần số phát có
thể đạt đến tần số yêu cầu . Tần số dao động tại chổ được điều khiển bằng thạch
anh .
 Bộ phân mạch định hướng ( DUPLEXER )
Đây là thiết bị ống dẫn sóng , khi phát xạ xung RF ống dẫn đưa năng lượng
cao tần từ manhetron tới anten và không cho năng lượng mức cao lọt vào máy thu
nhằm mục đích bảo vệ máy thu. Trong khoảng thời gian giữa các xung phát tức là
giai đoạn thu của rađar , năng lượng cao tần phản xạ nhận đươc từ anten đến bộ
phân mạch định hướng ( DUPLEXER ) vào máy thu. Một bộ ghép định hướng
được kết hợp với duplexer cho phép một phần nhỏ của xung phát đượcđưa vào hệ
thống thu để sử dụng cho tự động điều khiển tần số và định pha ( phase locking )
 Đầu RF ( R.F. HEAD )
Đây là thiết bị cung cấp các tín hiệu dùng cho việc tự động thực hiện kiểm
tra :
+Tạp máy thu
+ Công suất sóng tới
+ Công suất sóng phản xạ
 Khối thực hiện kiểm tra ( PERFORMANCE MONITOR )
Mạch này nối với đầu RF cho phép xác định mức tạp của máy thu (hình
dạng tạp máy thu) , công suất sóng tới và sóng phản xạ . Mức báo động được khởi
động khi các tham số được kiểm tra vượt quá giới hạn chuẩn
 khớp nối quay anten ( ROTATING JOINT )
Đây là thiết bị dẫn sóng gồm có 2 phần : phần cố định và phần chuyển
động , 2 phần này liên kết với nhau cho phép truyền năng lượng từ hệ thống thu
phát của trạm tới phần quay của anten .
 Bộ phân cực tròn ( CIRCULAR POLARISER )
Đây là thiết bị ống dẫn sóng , nó có thể dựa trên sự lựa chọn của nhân viên
vận hành , chuyển đổi sóng phân cực ngang thông thường thành sóng phân cực
tròn . Việc thay đổi này làm giảm nhiễu gây ra bởi thời tiết
 Loa phát xạ ( HORN ):
Thiết bị ống dẫn sóng này được sử dụng để chiếu xạ năng lượng cao tần RF
vào khí quyển , kết hợp với mặt phản xạ tạo ra giản đồ hướng mong muốn .
 Mặt phản xạ ( REFLECTOR )
Phần này của anten dùng để biến đổi năng lượng cao tần RF ( cả phát và
thu ) thành dạng mong muốn của giản đồ hướng của anten
 Stalo ( dao động tại chổ ổn định STABLE LOCAL OSILLATOR )
Đây là bộ dao động được điều khiển bằng thạch anh , nó cung cấp một tín
hiệu C.W. tần số chính xác , tín hiệu này được sử dụng để trộn
tạo phách cho cả tín hiệu thu được và xung phát xạ( sử dụng cho AFC và định
pha )
 Bộ trộn tự động kiểm soát tần số A.F.C. MIXER (AUTOMATIC
FREQUENCY CONTROL MIXER )
Dùng để biến đổi xung phát xạ cao tần RF thành xung IF , xung này sau khi
được khuếch đại , được sử dụng để định pha cho bộ dao động tương quan và cũng
được sử dụng trong bộ phân biệt tần số AFC để tạo tín hiệu tự động điều chỉnh
điện áp sai lệch cấp cho động cơ điều khiển tần số của đèn phát manhetron
 Bộ khếch đại tín hiệu trung tần A.F.C. (A.F.C. IF ) và bộ phân biệt
( DISCRIMINATOR )
Khuếch đại xung phát IF từ đầu ra của bộ A.F.C.MIXER để sử dụng định
pha cho bộ dao động tương quan . Bộ phân biệt cung cấp một điện áp ( âm hoặc
dương ) cấp trực tiếp đến động cơ để thay đổi tần số của magnetron nhằm giữ ổn
định tần số của xung phát xạ .

 Motor điều chỉnh( TUNING MOTOR )


Motor này nhận tín hiệu sai lệch từ bộ A.F.C. IF và điều chỉnh cơ học để
điều chỉnh tần số của manhetron
 Trộn tín hiệu ( SIGNAL MIXER )
Biến đổi tín hiệu cao tần RF thu được thành tín hiệu IF cho xử lý tiếp theo .
 Tiền khuếch đại trung tần ( I.F. PRE-AMPLIFIER )
Khuếch đại tín hiệu IF và loại bỏ bất kỳ tín hiệu tạp nào
 Tạo dạng sóng STC ( SENSITIVITY TIME CONTROL )
Mạch này tạo dạng sóng mong muốn mà nó sẽ được sử dụng để điều khiển
hệ số khuếch đại của máy thu theo thời gian ( hoặc cự ly ) để làm giảm phần nhiễu
tạp dư quan sát được ở lối ra của rađar .
 STC( SENSITIVITY TIME CONTROL )
Mạch này cho phép suy giảm tín hiệu IF thu được phù hợp với dạng sóng
suy giảm mong muốn . Tín hiệu ra của mạch này được gọi là tín hiệu IF được điều
khiển hệ số khuếch đại .
 Bộ khuếch đại trung tần và tách sóng (NORMAL I.F. AMPLIFIER
AND DETECTOR )
Bộ khuếch đại này khuếch đại tín hiệu IF tới một mức nhất định và với dải
thông ( bandpass ) tín hiệu mong muốn ( phối hợp với độ rộng xung ) , để cho phép
tách tín hiệu từ IF thành tín hiệu thị tần ( video ) với tỷ số tín/tạp có khả năng sử
dụng tốt nhất . Tín hiệu này được biến đổi thành tín hiệu video số trước khi xử lý
tiếp theo .
 Bộ khuếch đại IF M.T.I. ( MOVING TARGET INDICATOR: chỉ thị
mục tiêu di động) và P.S.D.( PHASE SENSITIVE DETECTOR :
tách sóng nhạy pha)
Bộ khuếch đại I.F. M.T.I. dùng để khuếch đại tín hiệu trung tần IF thu
được , qua bộ lọc có dải thông phù hợp với yêu cầu của bộ tách sóng pha và bộ xử
lý M.T.I. tiếp theo , hiển thị tối ưu mục tiêu di động và giảm nhiễu đến mức tối
thiểu .
Bộ tách sóng nhạy pha ( P.S.D. ) so sánh pha của tín hiệu IF phản xạ với dao
động tương quan IF cho ra thông tin biên độ ( sự sai khác pha giữa các tín hiệu này
) dưới dạng thị tần để sử dụng cho bộ chỉ thị mục tiêu di động M.T.I.

 MTI (MOVING TARGET INDICATOR : chỉ thị mục tiêu di động)


Là thiết bị thực hiện việc trừ tín hiệu từ xung đến xung (tại cự ly đã cho), do
vậy mà tín hiệu nào mà biên độ/pha của nó không thay đổi từ xung này đến xung
khác (chu kỳ lặp này đến chu kỳ lặp khác) sẽ bị xoá (khử) , chỉ có mục tiêu di động
được hiển thị
 Cổng MTI/normal
Mạch này cho phép thực hiện chọn tín hiệu thị tần MTI ở cự ly nào đó tính
từ rađar và tín hiệu thị tần thông thường thông thường ( video normal ) được thể
hiện ở phần cự ly còn lại .
 Bộ tích phân video ( VIDEO INTERGRATOR )
Mạch này thực hiện việc cộng từ xung này đến xung khác ( chu kỳ lặp lại
này đến chu kỳ lặp lại khác ) tại một cự ly nhất định ở đầu vào video MTI/normal
để tăng tỷ số tín/tạp ở lối ra của khối này .
 Bộ ổn định tín hiệu video ( VIDEO DESTAGGER )
Mạch này ổn định tín hiệu video đã được xử lý , biến đổi video số thành
video tương tự , khuếch đại video tương tự và truyền bằng cáp đồng trục tới màn
hình .
 Bộ tạo xung thay đổi phương vị ACP ( AZIMUTH CHANGE
PULSES )
Thiết bị này tạo ra xung để thay đổi số điểm dấu phương vị trên màn hiện
sóng ( toàn bộ phương vị là 3600 ) . Các xung này được gọi là xung thay đổi
phương vị ( ACP ) và được sử dụng cho hệ thống đèn hiển thị , để xác định vị trí
của anten tại một thời điểm bất kỳ . Đồng thời cũng tạo ra phương Bắc chuẩn
( NRP ) một lần trên một vòng quay của anten khi anten đi qua hướng bắc chuẩn .
 Bộ tạo đường quét rađar
Đây là một bộ phận của hệ thống màn hình . Sử dụng các tín hiệu ACP/NRP
cùng với xung kich phát đã được làm ổn định ( trigger đã được tạo lại chu kỳ lặp
ban đầu - trigger kích phát ) để đưa đến phiến làm lệch của đèn hiện sóng tạo ra tia
quét trên màn hình , do vậy các bộ ghi dịch video tại cự ly và hướng chính xác
trên màn hình phù hợp với vị trí không gian của mục tiêu được rađar phát hiện .

 Màn hình ( DISPLAY )


Thiết bị này sử dụng đèn ống tia điện tử ( CATHODE RAY TUBE ) nó sẽ
phát sáng khi bị kích thích bằng chùm tia điện tử được điều chế bởi tín hiệu rađar .
Chùm tia điện tử được điều khiển bằng các điện áp làm lệch hình răng cưa và các
mục tiêu được thể hiện là các điểm sáng trên màn hình .
Sau khi phát sáng hoặc do độ từ đủ của phốt pho ( phospho ) phủ trên
bề mặt của đèn hình cho phép lưu lại vị trí của mục tiêu chuyển động trước đó , do
vậy một vài điểm dấu được tạo ra .
Các dạng sóng được tạo ra từ các khối trong sơ đồ hoạt động của đài radar
kiểm sát không lưu như sau :

HÌNH 3-15
3.2.8. Các hạn chế cơ bản của rađar sơ cấp :
Rađar sơ cấp lý tưởng sẽ thể hiện các mục tiêu máy bay dưới dạng các điểm
dấu sáng , cho biết vị trí của máy bay trên màn hình , các điểm dấu này có thể nhìn
thấy được trong điều kiện ánh sáng bình thường của phòng làm việc . Các điểm
dấu này thể hiện chính xác vị trí tức thời của máy bay , toàn bộ các điểm dấu của
một chiếc máy bay trên màn hình gồm điểm dấu vị trí hiện tại và các vị trí trước đó
của nó tạo thành một vệt dấu máy bay có hình dạng như một cái đuôi. Một số hệ
thống radar ATC , đòi hỏi chỉ ra vị trí và kích thước của các phần tử mây mưa ( các
đám mây mưa ) và điều đó được hiển thị trên màn hình là đường viền của đám mây
mưa không có nhiễu tạp bên trong ( gọi là đường viền mây )
Ngoài ra ATC cũng yêu cầu hiển thị bản đồ các đường bay cùng với các
điểm dấu cự ly và hướng trên màn hình .
Trong thực tế rađar phải chịu một số hạn chế được gây ra bởi :
- Một vài vị trí của máy bay không quan sát được tại các thời điểm
- Các mục tiêu giả được hiển thị và những mục tiêu này bị loại bỏ hoặc gây
nhầm lẫn cho kiểm soát viên không lưu
- Các vệt tạp rộng gây ra bởi mây mưa và phản xạ mặt đất được thể hiện trên
màn hình làm che lấp mục tiêu cần quan sát .
- Thể hiện vị trí không chính xác3-17
HÌNH và nói chung thể hiện độ tin cậy kém
 Tóm tắt các hạn chế của rađar sơ cấp đơn giản
+ Tỷ lệ phục hồi số liệu : vấn đề này được thực hiện bởi tốc độ vòng quay
của anten , anten quay càng nhanh càng tốt để cung cấp nhanh vị trí của mục tiêu .
Tuy vậy tốc độ quay của anten bị hạn chế vì tốc độ quay của anten càng cao thì
thời gian sóng điện từ dừng trên mục tiêu càng nhỏ (thời gian chiếu xạ mục tiêu ) ,
nghĩa là số lần xung va đập lên mục tiêu càng ít hơn đối với PRF cực đại đã chọn .
Do vậy tỷ lệ cập nhật được hạn chế khoảng 4 giây cho rađar 80NM và 12 giây cho
rađar 160NM.
+ Cự ly hoạt động cực đại :
Như ta đã biết cự ly hoạt động cực đại được xác định bởi PRF ( tần số lặp lại
xung hay số xung va đập trên mục tiêu ) , PRF càng cao càng tốt để có được số lần
xung va đập trên mục tiêu cực đại và có khả năng quan sát mục tiêu tốt nhất .
Nhưng thiết kế hệ thống phải đảm bảo PRF có giới hạn để tránh tình trạng báo
động lầm và cự ly của mục tiêu được hiển thị trên màn hình .
+ Độ phân giải cự ly ( khả năng phân biệt theo cự ly ) :
Điều này được quyết định bởi độ dài xung phát ( hay độ rộng xung phát khi
không dùng kỹ thuật nén xung ) Ý nghĩa của nó là để phân biệt 2 mục tiêu ở cùng
một hướng nhưng ở 2 cự ly khác nhau và gần nhau . Độ rộng xung càng rộng thì
khả năng quan sát mục tiêu càng tốt nhưng độ phân giải cự ly càng kém .

HÌNH 3-20
+ Độ phân giải phương vị ( khả năng phân biệt theo phương vị ):
Được quyết định bởi độ rộng cánh sóng anten trong mặt phẳng ngang . ý
nghĩa của nó là sự phân biệt về góc phương vị của 2 máy bay ở cùng cự ly , ở gần
nhau về phương vị nhưng vẫn có thể nhận biết là 2 mục tiêu riêng biệt . Độ rộng
cánh sóng của anten phải đủ rộng để có thể có được số xung va đập trên mục tiêu
cực đại , đồng thời phải đủ hẹp để có được độ phân giải theo phương vị mong
muốn và cho phép đạt được hệ số khuếch đại anten thích hợp .
Ghi chú : Độ phân giải cự ly và phương vị cũng ảnh hưởng tới kích thước
vệt sáng trên màn hình , sự biến động cự ly của hệ thống , độ phân giải phương vị
của đường quét màn hình và khả năng phân biệt trên mắt của kiểm soát viên không
lưu .

+ Độ chính xác HÌNH


đo cự3-21
ly :
Một vài yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác đo cự ly mục tiêu rađar:
 Sự đồng bộ pha giữa điểm đầu của đường quét với xung phát xạ
 Độ tuyến tính của đường quét từ điểm đầu đến điểm cuối trong thang
cự ly sử dụng
 Sự méo xung do các mạch thu và màn hình gây ra
 Thời gian giữ chậm trong máy thu và màn hình
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác đo cự ly thuộc nhân viên khai thác
rađar gồm : Sự hiệu chuẩn các vòng cự ly và khả năng dự đoán vị trí điểm dấu mục
tiêu tới các vòng cự ly chuẩn . Ngoài ra còn cộng thêm độ không chính xác gây ra
bởi hiện tượng khúc xạ vô tuyến ( không đáng kể đối với các mục tiêu chính ) và
cũng còn yếu tố nữa là rađar đo mục tiêu trong mặt phẳng nghiêng chứ không phải
đo trong mặt phẳng ngang hay trên bề mặt của màn hình PPI
+ Độ chính xác đo phương vị
Một vài yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác đo phương vị mục tiêu rađar là :
 Sai số lắp đặt thiết bị quang học của anten đối với phương bắc chuẩn (
thông thường là hướng bắc của la bàn )
 Sự đồng chỉnh trục của búp sóng anten trong mặt phẳng ngang của
thiết bị quang học
 Sai số đặt 0 và méo góc trong bộ biến đổi góc của anten và trong các
mạch tạo quét .
 Độ phân giải của góc và các mạch tạo quét ( đặc biệt trong các hệ
thống kỹ thuật sử dụng kỹ thuật số )
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác đo phương vị do nhân viên khai thác
rađar gồm : sự hiệu chuẩn các dấu phương vị và khả năng dự đoán vị trí điểm dấu
mục tiêu đối với điểm dấu góc chuẩn . Một yếu tố không thể tiên đoán được mà
phải quan tâm là chất lượng điểm dấu mục tiêu , đôi khi bị biến mất hoặc đôi khi
có rìa ở bên trái , bên phải , đôi khi rất yếu .
Ghi chú : Các sai số do lắp đặt ảnh hưởng đến độ chính xác đo cự ly,
phương vị có thể làm giảm được nếu có một vài mục tiêu cố định (địa vật), luôn
độc hiển thị trên màn hình và được sử dụng như các điểm dấu chuẩn tuyệt đối .
+ Các thất thoát làm giảm khả năng quan sát mục tiêu :
Điều này do nhiều yếu tố gây nên :
 Kích thước mục tiêu và phản xạ hiệu dụng
 Tầm nhìn thẳng bị che chắn bởi địa hình
 Sự xẻ khe trong đặc trưng hướng thẳng đứng
 Sự lan truyền sóng không bình thường , gây bởi sự đảo ngược nhiệt độ
khí quyển , làm méo dạng giản đồ hướng rađar trong mặt phẳng thẳng
đứng .
 Sự suy giảm năng lượng rađar vì đi qua vùng mưa lớn ( sự suy giảm
này sẽ không đáng kể đối với bước sóng dài hơn 10cm và tỷ lệ mưa
nhỏ hơn 25mm/h
 Sự suy giảm năng lượng rađar vì truyền trong khí quyển ( sự suy giảm
này khoảng 1dB cho sóng lan truyền 2 chiều trên đoạn đường 150Nm
 Đặc tính xử lý lọc mục tiêu di động : Đây là kỹ thuật chung để làm
giảm nhiễu địa vật tới mức lý tưởng , chỉ có mục tiêu chuyển động
được thể hiện trên màn hình , tuy nhiên nó cũng làm giảm năng lượng
trong vùng quan sát :
o Khi tỷ số cường độ tạp/tín hiệu vượt quá ngưỡng , được gọi là
khả năng quan sát nhiễu phụ ( sub clutter visibility ) thì mục
tiêu sẽ không quan sát được .
o Khi mục tiêu có tốc độ hướng tâm nằm trong vùng lân cận các
điểm 0 của các bộ lọc tốc độ của hệ thống thì mục tiêu sẽ bị suy
giảm . nó được gọi là vận tốc pha mù . Khi mục tiêu có chuyển
động hướng tâm nhỏ hơn một ngưỡng nhất định nào đó ( đối
với máy bay thông thường trong trường hợp khi chúng bay tiếp
tuyến với rađar ) thì mục tiêu bị suy giảm . Nó gọi là tangential
fading .
o Điều khiển độ nhạy theo thời gian : đây là giải pháp kỹ thuật
đưa ra nhằm giảm tín hiệu như là một chức năng đảo ngược cự
ly rađar , nó được sử dụng để làm giảm nhiễu tạp từ trên màn
hình . Vì sự suy giảm này không phân biệt được giữa mục tiêu
mong muốn và mục tiêu không mong muốn do tác dụng bao
trùm , gây nên thất thoát gián đoạn mục tiêu , nhưng cải thiện
được những ảnh hưởng không có ích của hình ảnh kiểm soát
không lưu ATC như che lắp mục tiêu hoặc bỏ sót mục tiêu
trong nhiễu .
+ Nhiễu tạp chuyển động
Loại nhiễu này có thể chia làm hai loại chính :
 Loại nhiễu Angel clutter gây ra bởi đàn chim , các đám mây côn trùng
( ong , châu chấu ... ) làm gián đoạn nguyên tắc khúc xạ khí quyển và
các lý do khác
 Nhiễu tạp khí tượng gây ra bởi sự phản xạ từ các đám mây mưa hoặc
mây giông lớn ( đám mây giông tạo nên bão , sấm sét ) . Sử dụng sóng
phân cực tròn, làm giảm được nhiễu tạp này nhưng không loại bỏ
được các phản xạ mạnh .
Nhiễu tạp chuyển động có thể gây nên che lấp các mục tiêu mong muốn
được quan sát và cũng có thể làm cho kiểm soát viên không lưu bỏ sót mục tiêu vì
có thể xuất hiện mục tiêu máy bay cục bộ hoặc mới trong đám nhiễu di động . Điều
khiển độ nhạy theo thời gian thường được sử dụng để hạn chế nhiễu tạp này .
+ Nhiễu cố định ( phản xạ thường xuyên ):
Đây là nhiễu gây bởi những phản xạ từ các địa vật như là núi đồi , các nhà
cao tầng hoặc các công trình kiến trúc khác , trong một vài trường hợp có những
phản xạ từ nước . MTI được sử dụng để xoá hầu hết các loại nhiễu tạp này nhưng
cũng có tác dụng ngược lại cho quan sát mục tiêu di động vì nằm ngoài nguyên tắc
chung đã nêu .
Ngoài ra thông thường còn có những phần tử của nhiễu tạp mà không thể
xoá hết được . Đôi khi xảy ra nhiễu xung quanh thời gian thứ hai ( thông thường vì
trạng thái lan truyền bất thường ) tức là xuất hiện nhiều mục tiêu giả sau khi có
xung phát xạ thứ hai và thường khó khăn để loại bỏ .
+ Các tín hiệu giả ;
Có thể gây bởi các phản xạ từ các vật phản xạ hiệu dụng , cho nên mạnh hơn
các phản xạ từ mục tiêu ( trong thực tế như sự phản xạ từ mây mưa ) , nó có thể
gây ra một hay nhiều vị trí khác nhau cho một vị trí mục tiêu . Sự phản xạ cũng có
thể gây ra bởi búp sóng phụ . Trong tương lai , các tín hiệu ảo ( giả ) một cách
chung không phải là vấn đề nghiêm trọng trong rađar hiện đại , với sự cắt góc thấp
của anten nhọn và mức cánh sóng phụ thấp .
Các tín hiệu nhiễu trên rađar gây ra bởi các phát xạ trực tiếp từ các máy phát
khác , hoạt động ở cùng tần số với tần số của đài ( nhiễu xung đồng bộ ) . Để loại
bỏ tín hiệu này cần sử dụng tín hiệu tương quan . Giải pháp kỹ thuật này rất có
hiệu quả để chống loại nhiễu này .
Cho đến khi kiểm soát không lưu ATC sử dụng rộng rãi rađar giám sát sơ
cấp để kiểm tra hoạt động bay , vẫn còn một vài nhược điểm như :
 Không có thông tin về độ cao máy bay.
 Nhận dạng máy bay phải qua xác định gián tiếp ( bằng cách yêu cầu
máy bay thực hiện các vận động đặc biệt )
 Máy bay hiện gặp các khó khăn và trục trặc trong chuyến bay, phải
dùng thông tin thoại để xác định vấn đề , tức là không có sự thông báo
nào về các sự cố này trên rađar.

You might also like