Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN: LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
HỌ VÀ TÊN:
MSSV:

ĐỀ BÀI:
Phân tích những điểm đặc sắc trong bộ Quốc triều hình
luật triều Hậu Lê

Hà Nội, 2022
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................2
Chương 1: Cơ sở lý luận....................................................................................2
1.1 - Định nghĩa “Chủ nghĩa xã hội”:............................................................2
1.2 - Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:........2
Chương 2: Liên hệ thực tiễn và liên hệ bản thân...............................................4
2.1 - Phân tích dẫn chứng thực tiễn, phản bác quan điểm sai trái:................4
2.2 - Liên hệ bản thân: Trách nhiệm của sinh viên trong quá trình đi lên con
đường xã hội chủ nghĩa của Việt Nam:...........................................................5
KẾT LUẬN...........................................................................................................6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................7
MỞ ĐẦU
Kể từ khi ra đời vào ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác
định con đường phát triển chính của cách mạng Việt Nam là đi theo con đường
chủ nghĩa xã hội và bỏ qua tư bản chủ nghĩa. Tính đến thời điểm hiện tại, Đảng
đã gặt hái được những thành tựu to lớn trong quá trình vận hành đất nước. Mà
thành tựu to lớn nhất đó chính là đưa Việt Nam từ một quốc gia nghèo, lạc hậu
trở thành một quốc gia đang phát triển với nhiều tiềm năng vượt trội. Điều này
đã chứng minh sự lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa của Đảng ta là hoàn
toàn đúng đắn.
Tuy nhiên, bên cạnh những sự ủng hộ và ghi nhận tích cực đến từ phía
nhân dân, cũng có những ý kiến tiêu cực tồn tại. Cụ thể là :“Ngày nay, chủ
nghĩa tư bản tiếp tục phát triển với nhiều thành tựu to lớn trong khi Việt Nam
vẫn là một nước nghèo đói, lạc hậu. Điều này chứng tỏ việc đánh đuổi các nền
văn minh tư bản trong hơn 100 năm, tiếp đó là sự lựa chọn con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa của Việt Nam sau khi giành
độc lập đã sai lầm ngay từ đầu”. Trong quan điểm của em, đây là một quan
điểm không khách quan và mang tính phiến diện. Vì vậy, trong bài viết này, dựa
trên những kiến thức mà em đã học được trong môn học Chủ nghĩa xã hội khoa
học, em sẽ phản bác lại quan điểm trên. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra những
quan điểm về trách nhiệm của sinh viên trong quá trình đi lên con đường xã hội
chủ nghĩa của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế đầy rẫy những thách
thức như hiện nay.
Từ những yêu cầu vừa nêu trên, tác giả cho rằng việc nghiên cứu và phản
biện các yêu cầu của những nhận định nêu trên là cần thiết và đáp ứng được yêu
cầu của nghiên cứu về Việt Nam trong giai đoạn ngày nay. Bên cạnh lời mở đầu,
kết luận chung và tài liệu tham khảo, kết cấu nội dung của bài tiểu luận được
chia thành hai chương lớn: Chương 1: Cơ sở lý luận và Chương 2: Liên hệ
thực tiễn và liên hệ bản thân.
Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể
tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy/cô góp ý để bài tiểu luận của em
có thể hoàn thiện hơn. Em xin cam đoan bài tiểu luận được viết bằng chính năng

1
lực của em. Các lý thuyết được đề cập trong bài viết được tham khảo từ nguồn
tư liệu chính thống. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy/cô!

NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở lý luận

1.1 - Định nghĩa “Chủ nghĩa xã hội”:


“Chủ nghĩa xã hội” (tiếng Anh: Socialism) được hiểu theo bốn nghĩa phổ
biến như sau:
- Thứ nhất, “Chủ nghĩa xã hội” là phong trào thực tiễn, phong trào đấu
tranh của nhân dân lao động chống lại áp bức, bất công, chống các giai
cấp thống trị.
- Thứ hai, “Chủ nghĩa xã hội” là trào lưu tư tưởng, lý luận phản ánh lý
tưởng giải phóng nhân dân lao động khỏi áp bức, bóc lột, bất công.
- Thứ ba, “Chủ nghĩa xã hội” là một khoa học - Chủ nghĩa xã hội khoa
học, khoa học về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
- Thứ tư, “Chủ nghĩa xã hội” là một chế độ xã hội tốt đẹp, giai đoạn đầu
của hình thái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa.

1.2 - Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:
Học thuyết hình thái kinh tế- xã hội của chủ nghĩa Mác- Lênin đã chỉ rõ:
lịch sử xã hội đã trải qua 5 hình thái kinh tế- xã hội: Cộng sản nguyên thủy →
chiếm hữu nô lệ → phong kiến → tư bản chủ nghĩa → cộng sản chủ nghĩa.
So với các hình thái kinh tế xã hội đã xuất hiện trong lịch sử, hình thái kinh
tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa có sự khác biệt về chất, trong đó không có giai cấp
đối kháng, con người từng bước trở thành người tự do, … Bởi vậy, theo quan
điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội tất yếu
phải trải qua thời kỳ quá độ chính trị.
C. Mác khẳng định: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ
nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội này sang xã hội kia. Thích
ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy
không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô
sản”.
Khẳng định tính tất yếu của thời kỳ quá độ, đồng thời các nhà sáng lập chủ
nghĩa xã hội khoa học cũng phân biệt có hai loại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên
chủ nghĩa cộng sản:
- Một là, Quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản đối
với những nước đã trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển. Cho đến nay thời
kỳ quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa cộng sản từ chủ nghĩa tư bản phát triển
chưa từng diễn ra.
- Hai là, Quá độ gián tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản đối
với những nước chưa trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển. Trên thế giới
một thế kỷ qua, Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây, Trung Quốc,
Việt Nam và một số nước xã hội chủ nghĩa khác ngày nay, theo đúng lý
luận Mác - Lênin, đều đang trải qua thời kỳ quá độ gián tiếp với những
trình độ phát triển khác nhau.
Xuất phát từ quan điểm cho rằng: chủ nghĩa cộng sản không phải là một
trạng thái cần sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải tuân
theo mà là kết quả của phong trào hiện thực, các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội
khoa học cho rằng: Các nước lạc hậu với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản đã chiến
thắng có thể rút ngắn được quá trình phát triển: “với sự giúp đỡ của giai cấp vô
sản đã chiến thắng, các dân tộc lạc hậu có thể rút ngắn khá nhiều quá trình
phát triển của mình lên xã hội xã hội chủ nghĩa và tránh được phần lớn những
đau khổ và phần lớn các cuộc đấu tranh mà chúng ta bắt buộc phải trải qua ở
Tây Âu”. C.Mác, khi tìm hiểu về nước Nga cũng chỉ rõ: “Nước Nga ... có thể
không cần trải qua đau khổ của chế độ (chế độ tư bản chủ nghĩa - TG) mà vẫn
chiếm đoạt được mọi thành quả của chế độ ấy”.
Vận dụng và phát triển quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen trong điều
kiện mới, sau cách mạng tháng Mười, V.I.Lênin khẳng định: “với sự giúp đỡ
của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ
xô - viết, và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng
sản không phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa (hiểu theo nghĩa
con đường rút ngắn - TG)”.
Quán triệt và vận dụng, phát triển sáng tạo những lý của chủ nghĩa Mác -
Lênin, trong thời đại ngày nay, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa
xã hội trên phạm vi toàn thế giới, chúng ta có thể khẳng định: Với lợi thế của
thời đại, trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0, các nước
lạc hậu, sau khi giành được chính quyền, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
có thể tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.

Chương 2: Liên hệ thực tiễn và liên hệ bản thân

2.1 - Phân tích dẫn chứng thực tiễn, phản bác quan điểm sai trái:
Khi nhìn nhận lại nhận định trên, ta hoàn toàn có căn cứ để nói đây là nhận
định sai lệch, thiếu chứng cứ và không thuyết phục. Những phát ngôn như thế
chỉ thể hiện sự thiếu hiểu biết, xốc nổi và có tư tưởng chống phá. Lật lại những
trang viết lịch sử hào hùng sáng chói của dân tộc cùng những tư liệu quốc tế,
không khó để nhận thấy giá trị đích thực mà con đường chủ nghĩa xã hội đã đem
lại cho dân tộc ta. Thực tế mà chúng ta không thể phủ nhận đó chính là dưới sự
con đường quá độ lên xã hội chủ nghĩa, Việt Nam ta đã đi từ thắng lợi này sang
thắng lợi khác.
Những đặc điểm cũng như tư tưởng của chủ nghĩa tư bản, khi đem đi suy
xét cặn kẽ, ta dễ dàng nhận thấy là nó không phù hợp với con đường phát triển
của Việt Nam. Mỗi một quốc gia, dù là ở phương Đông hay phương Tây, sẽ có
quá trình hình thành khác nhau, các mốc lịch sử khác nhau cũng như tiến trình
phát triển khác nhau. Việc đem tư bản chủ nghĩa được vận hành ở nước phương
Tây áp đặt lên các nước phương Đông là khá thiển cận. Ngược lại, con đường
chủ nghĩa xã hội cũng sẽ không phù hợp với các quốc gia mang tính chất và đặc
điểm là một nước tư bản.
Việt Nam, ngay từ những ngày đầu đấu tranh vì hòa bình dân tộc, đã được
Bác xác định cho con đường xã hội chủ nghĩa. Đây cũng là con đường phát triển
sự nghiệp cách mạng đem lại nhiều thành công cho Đảng ta trong nhiều năm
qua. Chúng ta không thể vì những hạn chế nhất định còn tồn đọng mà bỏ qua
những thành tựu to lớn mà thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng ta đã
đạt được. Nếu không phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội, nước ta khó
mà đạt được vị thế ổn định như thời điểm hiện tại.
Trong suốt 35 năm qua, nhờ phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội,
kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng. Nếu như trong giai
đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ
đạt 4,4% thì giai đoạn 1991 - 1995, GDP bình quân đã tăng gấp đôi, đạt
8,2%/năm; các giai đoạn sau đó đều có mức tăng trưởng khá cao; giai đoạn 2016
- 2019 đạt mức bình quân 6,8%. Nhờ đi đúng với tính chất của con đường quá
độ lên xã hội chủ nghĩa, việc tăng trưởng kinh tế đã cơ bản gắn kết hài hòa với
phát triển văn hóa, xây dựng con người, tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ tài
nguyên và môi trường. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cũng được chú trọng
đầu tư, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Đồng thời, việc
xác định đúng con đường phát triển sự nghiệp cách mạng mà Việt Nam đã thiết
lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế. Việt Nam tích cực xây
dựng Cộng đồng ASEAN 2015 và hoàn thiện thị trường trong nước đầy đủ hơn
theo cam kết WTO. Đến nay, đã có 71 quốc gia công nhận nền kinh tế Việt Nam
là nền kinh tế thị trường, trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam.
Hiện nay, trên thế giới, các tổ chức khủng bố và chủ nghĩa li khai đang
không ngừng bành trướng, tác động trực tiếp đến đời sống chính trị - xã hội của
tất cả các quốc gia. Do đó, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc phải thực
sự diễn ra nghiêm túc thì mới có thể giữ vững được chủ quyền và độc lập quốc
gia. Chính vì nền tảng này, toàn thể dân tộc và quần chúng Việt Nam sẽ phải
tiếp tục chiến đấu vì con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong tương lai.

2.2 - Liên hệ bản thân: Trách nhiệm của sinh viên trong quá trình đi lên con
đường xã hội chủ nghĩa của Việt Nam:
Thứ nhất: Trách nhiệm của sinh viên là phải luôn học tập tốt, rèn luyện tốt,
có niềm tin thắng lợi vào công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng.
Đồng thời, sinh viên cũng cần phải nâng cao nhận thức về kết hợp hai nhiệm vụ
chiến lược xây dựng đất nước phải đi đôi với bảo vệ những thành quả cách
mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và cuộc sống yên bình của nhân dân.
Thứ hai, trách nhiệm của sinh viên là phải luôn ý thức và đặt lợi ích quốc
gia lên hàng đầu. Ông cha ta đã phải trải qua công cuộc kháng chiến 4000 năm
dựng nước - giữ nước đầy khó khăn và trắc trở, vì vậy, tất cả chúng ta phải có
tinh thần và ý thức giữ gìn, sáng tạo và phát huy những giá trị tốt đẹp của dân
tộc. Phải luôn tâm niệm rằng: “không có chủ quyền, không có độc lập, không có
tự do là không có tất cả”. Phải luôn ý thức và cố gắng vì mục tiêu chung là gìn
giữ độc lập dân tộc và phát triển đất nước.
Thứ ba, sinh viên cần phải nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn nham hiểm của
thế lực thù địch trong âm mưu “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, chống phá
cách mạng nước ta hiện nay. Sinh viên phải tự giác, tích cực học tập nâng cao
trình độ hiểu biết về mọi mặt, nắm vững kiến thức về quốc phòng - an ninh. Sinh
viên cần phải luyện tập các kỹ năng quân sự an ninh và chủ động tham gia các
hoạt động về quốc phòng, an ninh do nhà trường, địa phương tổ chức.

KẾT LUẬN
Bài tiểu luận đã đưa ra cái nhìn khách quan về nhận định mà đề bài đưa ra
về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Một lần nữa, ta không thể
phủ nhận được tính đúng đắn trong sự lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa cho
cách mạng Việt Nam của Đảng và Nhà nước ta. Trong suốt 92 năm qua kể từ
ngày thành lập Đảng, Đảng và Nhà nước vẫn đang không ngừng nỗ lực để hoàn
thành mục tiêu tiến lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam.
Nửa thế kỷ đã trôi qua, chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống đã hồi sinh mạnh
mẽ trên khắp mọi miền tổ quốc. Đất nước giàu đẹp ngày nay là nhờ những công
lao, sự hy sinh to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước cùng toàn thể cha
ông ta đi trước.
Trong quan điểm của tôi, mỗi người cần phải ý thức được vai trò của bản
thân và không ngừng trau dồi, học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu, dốc sức hoàn thành
nhiệm vụ được giao. Vì vậy, với tư cách là người của thời đại mới, tôi cũng đã
phần nào ý thức được những gì bản thân tôi cần phải làm trong tương lai để có
thể đóng góp cho công cuộc đấu tranh chống sự xuyên tạc từ phía các thế lực thù
địch. Tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc cũng như nắm vững
vai trò của quần chúng nhân dân trong bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm toàn dân,
trong đó có tôi - những chủ nhân tương lai của đất nước.
Mọi quyết sách được ban hành bởi chính phủ cần phải có sự đồng thuận,
chung lòng và chung tay của mọi cá nhân trong xã hội thì mới có thể thành
công. Chỉ cần một que diêm cháy cũng có thể thiêu rụi cả cánh rừng, vì thế, phải
có ý thức, đừng trở thành gánh nặng cho cộng đồng và xã hội.
Tuổi trẻ làm việc của tuổi trẻ, có thể vận động, chia sẻ, truyền tải kiến thức,
... về sự lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa của Đảng ta thì cứ làm. Mỗi một
hành động, chỉ cần xuất phát từ thiện ý và được thực hiện bằng lý trí, đều là
hành động đẹp và đáng ghi nhận. Ai cũng mong muốn được sống trong một xã
hội giàu đẹp, văn minh, tiến bộ nhưng nếu không ai thực hiện, không ai góp sức,
đó sẽ mãi chỉ là mong muốn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hoàng Chí Bảo (2019), Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb. Bộ
Giáo dục & Đào tạo, Hà Nội.
2. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập - Tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 1995, tr.43, 236.
3. Đại tướng Võ Nguyên Giáp (2001), Những chặng đường lịch sử, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Nguyễn Hữu Hải (2012), Giáo trình hành chính nhà nước, Nxb. Giáo
dục Việt Nam.
5. Hồ Chí Minh (1984), Các dân tộc đoàn kết, Nxb Sự thật, Hà Nội.
6. Hồ Chí Minh (1995 ), Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Vũ Chiến Thắng (07/05/2020), Kiên quyết đấu tranh với hoạt động lợi
dụng vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo nhằm chia rẽ khối đại đoàn
kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay,
Tạp chí điện tử: Tạp chí Cộng sản, đường dẫn:
https://tapchicongsan.org.vn/media-story/-/asset_publisher/
V8hhp4dK31Gf/content/e-ton-giao-va-cong-tac-ton-giao-nham-chia-re-
khoi-dai-doan-ket-toan-dan-toc-gay-mat-on-dinh-chinh-tri-xa-hoi-o-nuoc-
ta-hien-nay, ngày truy cập: 18/07/2022.
8. Vũ Thị Thu Trang (16/10/2021), Ý thức bảo vệ tổ quốc của sinh viên
hiện nay, Trang thông tin điện tử: Văn hóa - Nghệ thuật, Đường dẫn:
https://vhnt.org.vn/y-thuc-bao-ve-to-quoc-cua-sinh-vien-hien-nay/, Ngày
truy cập: 18/07/2022.
9. Lưu Trình (05/01/2020), Sinh viên là lực lượng quan trọng trong xây
dựng đất nước, Trang thông tin điện tử: Báo Tiền Phong, Đường dẫn:
https://tienphong.vn/sinh-vien-la-luc-luong-quan-trong-trong-xay-dung-
dat-nuoc-post1161245.tpo, Ngày truy cập: 18/07/2022.

You might also like