Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Tín ngưỡng và giáo lý:

Giáo lý của Bửu Sơn Kỳ Hương là Học Phật – Tu nhân. Học Phật là noi theo gương Phật,
niệm danh hiệu Phật A Di Đà – niệm lục tự: Nam mô A Di Đà Phật. Học Phật để tín đồ
lấy đó làm hướng tu nhân.

Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương lấy giáo pháp "Học Phật-tu nhân" và việc báo đáp "Tứ đại
trọng ân" tức là ân Trời, Phật; ân quân vương; ân cha mẹ và ân sư phụ. Ông Đoàn Minh
Huyên khuyên tín đồ muốn làm tròn đạo làm người thì mọi người phải có bổn phận đền
đáp tứ ân nêu trên, là nấc thang thứ nhất đưa con người tiến trên con đường đạo hạnh. Tứ
đại trọng ân chi phối tư tưởng, đời sống của mọi tín đồ. Việc quan niệm "học Phật" có
nghĩa là tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương phải noi theo gương đức Phật, với việc trì niệm danh
hiệu Phật A-Di-Đà (Nam mô A-Di-Đà-Phật). Tuy nhiên, trong quá trình thuyết giáo, ông
Đoàn Minh Huyên không coi việc học Phật là yếu tố cốt lõi đối với tín đồ khi tu hành,
mà đây được xem là nền tảng mang tính định hướng cho tín đồ hướng tới khi tự tu nhân.

Tín đồ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương coi việc "tu nhân" là tôn chỉ tối thượng trong tu hành,
điều đó giúp cho con người loại trừ những cái xấu xa và hướng thiện, tự rèn sửa tâm tính,
làm lành lánh dữ, tích đức cho sau này khi được dự "Hội Long Hoa". Việc "tu
nhân" còn giúp con người ta luôn sống đúng với đạo làm người, giúp ích gia đình, xã
hội, có luân thường đạo lý, có đầy đủ Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

Tu nhân là đích đến trong tu hành để tín đồ từ bỏ cái ác hướng tới cái thiện, tự tu sửa bản
thân để được dự hội “Long Hoa”.

Nội dung giáo lý thứ hai là báo đáp Tứ đại trọng ân còn được gọi là Tứ ân (ân Trời Phật;
ân Quân vương; ân Cha mẹ; ân Sư phụ). Sau này Tứ trọng ân được Tứ Ân Hiếu Nghĩa
mà người sáng lập là ông Ngô Lợi chuyển thành: ân Tổ tiên, cha mẹ; ân Đất nước; ân
Tam bảo và ân Đồng bào nhân loại.

Giới luật của Bửu Sơn Kỳ Hương thể hiện trong Ngũ đại giới cấm, gồm: cấm sát sinh,
hại người hại vật; cấm tham lam, trộm cắp, hưởng thụ của phi nghĩa, không làm mà
hưởng; cấm tà dâm, trụy lạc (cả tâm dâm và thân dâm); cấm rượu chè, hút chích, ma tuý,
cờ bạc, điếm đàn, mê tín dị đoan, đồng bóng, bói toán; cấm gian dối, vọng ngữ, châm
chọc, chia rẽ… Tuy nhiên, đến nay giới luật đã có sự phát triển, bổ sung cho phù hợp với
quan niệm về thuần phong mỹ tục từng vùng. Từ chức việc (cư sĩ) đến tín đồ Bửu Sơn Kỳ
Hương đều được tự do để tóc, râu, được dựng vợ gả chồng, đều có gia đình riêng và tự
làm ăn, sinh sống.

Về nghi lễ và cách thờ cúng: trong những chùa Bửu Sơn Kỳ Hương do ông Đoàn Minh
Huyên dựng lên trước đây, không bài trí hình ảnh hay cốt tượng Phật giáo, mà chỉ cho thờ
một tấm vải màu đỏ, gọi là Trần Điều được treo trước tường chính điện. Trên bàn thờ
bày hoa, nước lã, nhang, đèn, không có chuông, mõ. Theo quan niệm của đạo Bửu Sơn
Kỳ Hương thì tấm Trần Điều thể hiện tấm lòng từ bi, bác ái, đoàn kết, yêu mến đồng
bào, nhân loại. Ngoài ra, tín đồ còn lập bàn thờ tại gia đình bàn thờ gia tiên có thờ Trần
Điều, ngoài sân có bàn thờ Thông Thiên. Cúng lạy 2 lần trong ngày (sáng sớm và chiều
tối), cúng lạy gia tiên trước, cúng Tam bảo và sau cùng là cúng lạy tại bàn thờ Thông
Thiên.

Các lễ trọng hàng năm, dựa theo Phật giáo gồm: Lễ thượng ngươn (Rằm tháng giêng); Lễ
Phật đản; Lễ Vu Lan (Rằm tháng bảy); Lễ Hạ ngươn (Rằm tháng mười). Ngoài ra, còn có
các lễ theo tập quán dân tộc, tết Đoan Ngọ và lễ giỗ Phật Thầy Tây Ân (12/8 ÂL).

You might also like