Nhóm 1 - TCCTĐQG D03

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 19

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

BÀI NHÓM
MÔN TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA

CHỦ ĐỀ:
QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN SAMSUNG

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 1

1. Trịnh Nhã Tâm - 030137210452


2. Nguyễn Mai Ly Ly - 030137210276
3. Lê Thị Hằng Nga - 030137210307
4. Nguyễn Trang Thúy Nga - 030137210309
5. Bùi Thị Vân Nhi - 030137210354
6. Trương Thị Huyền My - 030137210298
7. Bùi Nguyệt Như - 030137210381

ĐIỂM:………….
(Bằng chữ:………………….)

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10 NĂM 2023


2

MỤC LỤC

1. ĐỊNH NGHĨA RỦI RO GIAO DỊCH ........................................................................... 3


1.1. Định nghĩa .................................................................................................................. 3
1.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro giao dịch bao gồm ........................................................ 3
1.3. SamSung hiện đang đối mặt với các rủi ro giao dịch nào? ........................................ 3
2. VỀ SAMSUNG VÀ CÁC DỰ ÁN CỦA SAMSUNG TẠI VIỆT NAM ..................... 4
3. TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ CỦA SAMSUNG ....................... 4
3.1. Vốn lưu chuyển ròng.................................................................................................. 5
3.2. Khả năng thanh toán hiện thời ................................................................................... 5
3.3. Khả năng thanh toán nhanh........................................................................................ 6
4. ĐO LƯỜNG RỦI RO GIAO DỊCH ............................................................................. 6
5. QUẢN TRỊ RỦI RO GIAO DỊCH ................................................................................ 8
5.1. Hợp đồng kỳ hạn / tương lai ...................................................................................... 8
5.1.1. Ví dụ về phòng vệ các khoản phải trả ................................................................. 9
5.1.2. Ví dụ phòng vệ các khoản phải thu ..................................................................... 9
5.2. Thị trường tiền tệ ..................................................................................................... 10
5.2.1. Đối với các khoản phải trả ................................................................................. 11
5.2.2. Đối với các khoản phải thu ................................................................................ 12
5.3. Hợp đồng quyền chọn .............................................................................................. 13
5.3.1. Hợp đồng quyền chọn mua với các khoản phải trả ........................................... 13
5.3.2. Hợp đồng quyền chọn mua đối với khoản phải thu .......................................... 14
6. CÁC KỸ THUẬT PHÒNG VỆ KHÁC ...................................................................... 15
7. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 16
8. MINDMAP VÀ INFORGRAPHIC ............................................................................ 17
3

1. ĐỊNH NGHĨA RỦI RO GIAO DỊCH

1.1. Định nghĩa


Rủi ro giao dịch (Transaction Risk) là nguy cơ mà một bên trong giao dịch phải đối mặt
khi thực hiện các hoạt động tài chính hoặc thương mại quốc tế. Đây là một loại rủi ro tài
chính phổ biến và có thể xảy ra trong nhiều trường hợp, bao gồm mua bán hàng hóa, dịch
vụ, đầu tư và các loại hợp đồng tài chính khác.

1.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro giao dịch bao gồm
+ Thay đổi tỷ giá hối đoái: Sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể làm giảm giá trị của giao
dịch hoặc làm tăng giá trị nợ phải trả.

+ Khả năng không thanh toán: Bên liên quan có thể không thực hiện cam kết thanh toán
đúng hạn hoặc không thực hiện giao dịch theo đúng điều kiện đã thỏa thuận.

+ Thay đổi chính sách và quy định: Sự thay đổi trong quy định và chính sách của các quốc
gia có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện giao dịch.

+ Thay đổi điều kiện thị trường: Sự biến đổi về cung cầu, giá cả và các điều kiện thị trường
khác có thể ảnh hưởng đến giá trị và tiến trình của giao dịch.

+ Vấn đề về phẩm chất hoặc chất lượng: Sản phẩm hoặc dịch vụ không đáp ứng được tiêu
chuẩn chất lượng đã thỏa thuận.

1.3. SamSung hiện đang đối mặt với các rủi ro giao dịch nào?
Thay đổi tỷ giá hối đoái: Samsung là một tập đoàn quốc tế, hoạt động trên toàn cầu, do đó,
biến động của tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và giá trị giao dịch của họ.
Đặc biệt, việc giảm giá trị đồng tiền địa phương (KRW - đồng won Hàn Quốc) có thể ảnh
hưởng đến lợi nhuận khi được chuyển về KRW.
Thị trường và cạnh tranh: Ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng, nơi Samsung hoạt động
mạnh mẽ, có tính cạnh tranh cực kỳ cao. Sự thay đổi nhanh chóng trong công nghệ và sự
ra đời của các đối thủ mới có thể ảnh hưởng đến thị trường và lợi nhuận của Samsung.
4

Sự thay đổi về chính sách và quy định: Những thay đổi trong quy định và chính sách của
các quốc gia mà Samsung hoạt động có thể tác động đáng kể đến khả năng giao dịch và
kinh doanh của họ.

Rủi ro hợp đồng: Một số giao dịch và hợp đồng quốc tế có thể mang theo các yếu tố rủi ro,
như sự không thực hiện cam kết, tranh chấp pháp lý, hay vấn đề về chất lượng sản phẩm.

Thị trường năng lượng và nguyên liệu: Samsung, như một công ty sản xuất, có thể chịu
ảnh hưởng từ biến động giá nguyên liệu và năng lượng, đặc biệt khi sử dụng nhiều tài
nguyên trong quá trình sản xuất.

2. VỀ SAMSUNG VÀ CÁC DỰ ÁN CỦA SAMSUNG TẠI VIỆT NAM

Samsung Electronics Viet Nam 8,9 Tỷ đôla Mỹ bao gồm khu tổ hợp Samsung Electronic ở
Bắc Ninh (SEV) vốn đầu tư 2,5 tỷ USD, Samsung Electronics Viet Nam Thái Nguyên (
SEVT) vốn đầu tư 5 tỷ USD tập trung sản xuất lắp ráp điện thoại máy tính bảng linh kiện
điện thoại xuất khẩu đến 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Tổng cộng các
nhà máy Samsung tại Việt Nam hiện cung cấp 30% tổng sản lượng điện thoại Samsung bán
ra trên toàn cầu. Samsung có hai nhà máy điện thoại ở Việt Nam, chịu trách nhiệm sản xuất
120 triệu thiết bị mỗi năm cho phân phối toàn cầu

3. TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ CỦA SAMSUNG

Phân tích khả năng thanh toán của công ty TNHH Samsung Electronics trong vài năm gần
đây ( dữ liệu được lấy từ năm 2017 đến năm 2019)

Tình hình tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến tính thanh
toán. Phân tích khả năng thanh toán là xem xét xem tài sản của công ty có đủ để trang trải
các khoản nợ phải trả trong thời gian ngắn hay không
5

Bảng phân tích khả năng thanh toán của công ty. (Đơn vị: Won)

3.1. Vốn lưu chuyển ròng


Cho ta biết được chênh lệch giữa tài sản lưu động và nợ lưu động, tức là số tiền còn lại
sau khi thanh toán hết các khoản nợ lưu động, ta có tình hình vốn luân chuyển ròng giữa
các năm như sau: - Năm 2017: 79807350
- Năm 2018: 105615914
- Năm 2019: 117602496
Vốn luân chuyển ròng có xu hướng ngày càng tăng và luôn ở mức dương cho thấy khả
năng trang trải các khoản nợ của công ty ngày càng tốt hơn, sức ép thanh toán đối với tài
sản ngắn hạn ngày càng giảm.

3.2. Khả năng thanh toán hiện thời


Tỷ số này đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty khi đến hạn trả. Nó thể
hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với các khoản nợ ngắn hạn mà không cần
tới khoản vay mượn thêm.
- Năm 2017 = 2.19 lần cho biết cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 2.19 đồng tài sản lưu
động đứng sau.
- Năm 2018 tăng 0.34 so với năm 2017 và tiếp tục tăng 0.31 lần vào năm
6

2019 do công ty đã giảm bớt các khoản nợ ngắn hạn mà chủ yếu là vay ngân hàng. Như
vậy, ta có thể thấy khả năng thanh toán hiện thời của công ty mỗi năm một tăng là một
xu hướng tốt, tỷ số các năm đều ở mức trên 2 cho thấy công ty đầu tư vào tài sản ngắn
hạn không quá mức vì tài sản dư thừa sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Tỷ số này cho
chúng ta thấy công ty ngày càng có xu hướng sử dụng vốn lưu động của mình để tài trợ
cho tài sản lưu động, chứng tỏ công ty dẫn sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình.

3.3. Khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh cho chúng ta biết công ty có bao nhiêu vốn bằng tiền hoặc
khoản tương đương tiền để thanh toán ngay cho một đồng nợ:
- Tỷ số qua các năm có xu hướng giảm dần: năm 2018 giảm 0.02 lần so với 2017,
năm 2019 tiếp tục giảm cho thấy công ty đã sử dụng tiền để đầu tư cho hàng tồn kho
đồng thời khoản vay ngắn hạn cũng tăng dần.
- Do hàng tồn kho chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng thể tài sản lưu động nên hệ số
thanh toán nhanh của công ty khá thấp, tất cả đều nhỏ hơn 0.5 cho thấy công ty không có
đủ lượng tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Đồng thời hệ số này giảm dần cho
thấy tình hình thanh toán nhanh của công ty đang khá là yếu, trong những năm tới công
ty cần đưa ra các giải pháp khắc phục dần.
=> Đánh giá chung khả năng thanh toán: Tình hình thanh toán của công ty đang ở tình
trạng khá tốt, vốn lưu động đủ để trang trải các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, do tỷ
trọng hàng tồn kho khá lớn nê khả năng thanh toán nhanh của cả 3 năm đều khá thấp cho
thấy vốn bằng tiền của doanh nghiệp bị ứ đọng trong hàng tồn kho, công ty nên chú ý
khắc phục điểm yếu này.

4. ĐO LƯỜNG RỦI RO GIAO DỊCH


Ước tính dòng tiền thuần của SamSung qua mỗi năm
7

Đo lường tác động tiềm tàng của rủi ro tiền tệ

bằng cách lấy tỉ giá nhân cho đồng won, ta có được bảng chênh lệch tỉ giá của đồng KRW
so với USD

Phần trăm thay đổi tỷ giá 17% có thể được coi là một biến động lớn đối với tỷ giá tiền tệ.
Đây là một biến động đáng kể và có thể có ảnh hưởng lớn đến thị trường và nền kinh tế

liên quan. phần trăm thay đổi tỷ giá từ 2.6% lên đến 17% là một biến động lớn đối với tỷ

giá hối đoái.

Đây là một tăng đáng kể và có thể có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và thị trường tài chính.
Các công ty hoạt động đa quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng từ biến động tỷ giá hối đoái. Nếu tỷ
giá tăng lên, các khoản doanh thu và lãi nhuận từ các thị trường nước ngoài có thể giảm
khi được chuyển về nước gốc.

Các nhà phân tích cho biết đồng tiền Hàn Quốc có thể sẽ suy yếu hơn nữa và dự kiến sẽ
đẩy nhiều nhà đầu tư và dòng tiền ngoại hối ra khỏi đất nước Điều này sẽ còn phụ thuộc
vào khả năng can thiệp tiền tệ của các cơ quan ngoại hối nhằm ngăn chặn sự suy yếu của
đồng won
8

5. QUẢN TRỊ RỦI RO GIAO DỊCH

5.1. Hợp đồng kỳ hạn / tương lai


HĐ kỳ hạn và HĐ tương lai cho phép cố định một mức tỷ giá biết trước mà tại đó
CTĐQG có thể mua /bán ngoại tệ và cho phép CTĐQG phòng vệ các khoản phải trả /
phải thu bằng ngoại tệ.

HĐ tương lai được chuẩn hóa và cho phép giao dịch trên sàn.

HĐ kỳ hạn được tiến hành giữa CTĐQG và một định chế tài chính (ngân hàng), xác định
rõ:

- Loại tiền mà công ty sẽ trả

- Loại tiền mà công ty sẽ nhận

- Lượng tiền mà công ty sẽ nhận

- Tỷ giá sẽ trao đổi các đồng tiền (gọi là tỷ giá kỳ hạn)

- Thời điểm trao đổi tiền tệ

Hợp đồng kỳ hạn/tương lai (futures contracts) là một trong các công cụ phòng vệ tài chính
phổ biến mà các tập đoàn lớn như Samsung có thể sử dụng để giảm thiểu rủi ro do biến
động của thị trường tài chính. Dưới đây là một ví dụ hợp đồng kỳ hạn/tương lai có thể được
sử dụng bởi Samsung:

Ví dụ: Samsung Electronics và Hợp đồng Kỳ hạn Dầu thô

Hypothetical Scenario:

Samsung Electronics có nhu cầu lớn về dầu thô để sản xuất các sản phẩm điện tử.

Samsung dự đoán rằng giá dầu có thể tăng trong thời gian tới, và muốn bảo vệ khỏi biến
động giá tăng lên.
9

Hành động:

Samsung quyết định sử dụng hợp đồng kỳ hạn dầu thô.

Họ liên hệ với các tổ chức hoặc ngân hàng tài chính để mua các hợp đồng kỳ hạn dầu thô
với giá và thời hạn được định trước.

Kết quả:

Nếu giá dầu tăng, thì lỗ từ việc mua hợp đồng kỳ hạn sẽ được bù đắp bởi giá bán dầu thô
tăng lên, giúp Samsung giữ được mức giá ổn định cho nguồn cung dầu thô của mình.

Ngược lại, nếu giá dầu giảm, thì lợi nhuận từ việc mua hợp đồng kỳ hạn có thể giúp
Samsung giảm thiểu mất mát do giảm giá dầu thô trên thị trường.

5.1.1. Ví dụ về phòng vệ các khoản phải trả

Công ty Samsung (Hàn) cần €200,000 trong năm tới. Công ty có thể ký hợp đồng kỳ hạn
để mua EUR sau một năm. Tỷ giá kỳ hạn EUR/USD là 1.04, cùng một tỷ giá đối với các
hợp đồng tiền tệ tương lai cho EUR.

→Nếu Samsung mua hợp đồng kỳ hạn Euro một năm, chi phí theo USD trong một năm là:

Chi phí tính bằng USD = Khoản phải trả × Tỷ giá kỳ hạn = € 200,000 × 1.04 = $208,000

5.1.2. Ví dụ phòng vệ các khoản phải thu

Công ty Samsung (Hàn) sẽ nhận được CHF200,000 trong 6 tháng tới. Công ty có thể ký
hợp đồng kỳ hạn để bán CHF200,000 trong 6 tháng tới. Tỷ giá kỳ hạn 6 tháng CHF/KRW
= 1.4. Hỏi Samsung sẽ thu về được bao nhiêu won?

Tỷ giá kỳ hạn 6 tháng CHF/KRW là 1.4, tức là 1 CHF tương đương với 1.4 KRW.

Số won mà Samsung sẽ thu về là:

200,000 CHF x 1.4 KRW/CHF = 280,000 KRW


10

Vậy, Samsung sẽ thu về 280,000 won sau khi bán CHF200,000 trong 6 tháng tới.

5.2. Thị trường tiền tệ


Tập đoàn Samsung có thể sử dụng nhiều kỹ thuật phòng vệ để giảm thiểu rủi ro từ biến
động thị trường tiền tệ. Dưới đây là một ví dụ về cách Samsung có thể sử dụng kỹ thuật
phòng vệ bằng thị trường tiền tệ:

Ví dụ: Samsung Electronics và Kỹ thuật Phòng vệ bằng Giao dịch Hối đoái Tiền Tệ

Hypothetical Scenario:

Samsung Electronics có hoạt động kinh doanh quốc tế và do đó phải giao dịch với nhiều
đối tác từ khắp nơi trên thế giới.

Biến động tỷ giá tiền tệ có thể tác động lớn đến giá trị của các hợp đồng giao dịch của họ.

Hành động:

Samsung dùng kỹ thuật giao dịch hối đoái tiền tệ để giảm thiểu rủi ro từ biến động tỷ giá.

Thay vì thực hiện giao dịch theo tỷ giá thị trường vào thời điểm giao dịch, Samsung có thể
sử dụng các hợp đồng tương lai hoặc hợp đồng chứng khoán để cố định tỷ giá giao dịch
tương lai.

Kết quả:

Nếu tỷ giá tiền tệ tăng, Samsung sẽ có lợi vì đã cố định mức giá trước đó. Điều này giúp
họ duy trì lợi nhuận dự kiến từ giao dịch.

Ngược lại, nếu tỷ giá tiền tệ giảm, Samsung vẫn phải thanh toán mức giá đã cố định. Tuy
nhiên, điều này cũng bảo vệ họ khỏi mức giá cao hơn mà có thể xảy ra do biến động tiền
tệ.
11

5.2.1. Đối với các khoản phải trả

B1: Đến ngân hàng vay nội tệ.

B2: Chuyển nội tệ vay được sang ngoại tệ với tỷ giá giao ngay

B3: Gửi tiết kiệm ngoại tệ.

B4: Rút ngoại tệ tiết kiệm, thanh toán cho nhà cung cấp. Đồng thời, trả khoản vay nội tệ
cho ngân hàng.

Ví dụ về phòng vệ các khoản phải trả

Samsung cần €200,000 trong năm tới. Cty có thể chuyển USD sang Euro và gửi Euro tại
NH. Giả sử lãi suất gửi tiết kiệm của Euro là 6%/năm →Samsung

cần €200,000/(1+6%)=€188,679.

Nếu tỷ giá EUR/USD là 1.2, số USD mà Cty cần là €188,679 × 1.2 = $226,4148.

Nếu lãi suất vay USD là 8%/năm, thì Samsung cần thực hiện các bước trên thị trường tiền
tệ như sau:

Bước 1: Vay $226,4148, lãi suất 8%/năm, thời hạn 1 năm.

Bước 2: Dùng $226,4148 vay được, mua giao ngay EUR được €188,679 (với tỷ giá giao
ngay EUR/USD là 1.2).

Bước 3: Gửi tiết kiệm €188,679, thời hạn 1 năm với lãi suất 6%/năm.

Bước 4: Sau 1 năm, rút ngoại tệ tiết kiệm được €200,000 (€188,679 × 1.06). Samsung dùng
số tiền này để sử dụng. Đồng thời, Samsung cũng phải thanh toán khoản vay
$226,4148, lãi suất 8%/năm một năm trước đây. Số tiền mà Samsung phải trả: $226,4148×
(1+8%) = $244,528.
12

5.2.2. Đối với các khoản phải thu

B1: Đến ngân hàng vay ngoại tệ.

B2: Chuyển ngoại tệ vay được sang nội tệ với tỷ giá giao ngay

B3: Gửi tiết kiệm (đầu tư) nội tệ.

B4: Thu hồi các khoản phải thu bằng ngoại tệ từ khách hàng nước ngoài và sử dụng số tiền
này để trả khoản vay ngoại tệ cho ngân hàng.

B5: Thu hồi lượng nội tệ đã đầu tư

Ví dụ về phòng vệ các khoản phải thu:

Công ty Samsung (Hàn) sẽ nhận được CHF200,000 trong 6 tháng tới. Một số thông tin trên
thị trường như sau:

▪ Lãi suất vay CHF: 3%/6 tháng.

▪ Lãi suất gửi USD: 2%/6 tháng

▪ Tỷ giá CHF/USD: 0.7

Yêu cầu: Xác định số USD thu được khi sử dụng kênh phòng vệ trên?

Yết giá 1CHF = 0.7$

200,000CHF = 140,000 $

Ta có: Lãi suất vay CHF: 3%/6 tháng.

=> gốc (1+3%)=200,000 => gốc = 194,174

Gửi 140,000 kì hạn 6 tháng thì số tiền nhận được ở phương án phòng vệ trên là:

140,000 (1+2%) = 142800$


13

5.3. Hợp đồng quyền chọn


Ví dụ: Samsung Electronics và Hợp đồng Quyền Chọn Mua (Call Options) Hypothetical

Scenario:

Samsung dự đoán rằng giá chip điện tử, một trong các thành phần chính của sản phẩm của
họ, có thể tăng trong tương lai.

Họ muốn bảo vệ khỏi tăng giá không mong muốn của chip điện tử, nhưng không muốn
buộc mình phải mua số lượng lớn trước khi biết chính xác.

Hành động:

Samsung quyết định sử dụng hợp đồng quyền chọn mua (call options) trên chip điện tử.

Họ mua các hợp đồng quyền chọn mua với giá và thời hạn được định trước. Điều này mang
lại cho Samsung quyền, nhưng không phải nghĩa vụ, mua một số lượng cụ thể của chip
điện tử tại một giá cố định trong tương lai.

Kết quả:

Nếu giá chip điện tử tăng, Samsung sẽ có quyền mua số lượng lớn theo giá đã cố định.
Điều này giúp họ giữ được mức giá ổn định cho nguồn cung chip điện tử của mình.

Ngược lại, nếu giá chip điện tử không tăng hoặc giảm, Samsung vẫn có quyền, nhưng
không có nghĩa vụ, mua theo giá đã cố định. Họ có thể mua từ thị trường với giá thị trường.

5.3.1. Hợp đồng quyền chọn mua với các khoản phải trả

Quyền chọn mua tiền tệ cung cấp một quyền để mua một số lượng cụ thể của một loại tiền

xác định tại một mức tỷ giá cụ thể (hay giá thực hiện) trong một khoảng thời gian cho trước

Ví dụ:
14

Samsung (Hàn) cần €200,000 trong 1 năm tới. Công ty đang cân nhắc mua quyền chọn
mua €200.000 với giá thực hiện là $1.2 và mức phí là $0.03. Thời gian đáo hạn

là 1 năm tính từ hiện tại. Giả sử, Samsung dự đoán tỷ giá giao ngay EUR/USD tại thời điểm
đáo hạn là $1.14 với xác suất 30%; 1.23 với xác suất 60%; 1.25 với xác suất 10%.

Giá phải trả khi không phòng hộ:

200,000*(1.14*30%+1.23*60%+1.25*10%) = 241,000

Giá phải trả khi thực hiện phòng hộ:

200,000*(1.14*30%+1.2*60%+1.2*10%) = 236,400

Phí quyền chọn: 200,000*0.03 = 6,000

=> Giá phải trả khi thực hiện phòng hộ là: 236,400+6,000 = 242,400.

5.3.2. Hợp đồng quyền chọn mua đối với khoản phải thu

CTĐQG phòng hộ bằng quyền chọn bán tiền tệ. Quyền chọn bán tiền tệ cung cấp một
quyền để bán một số lượng cụ thể của một loại tiền xác định tại một mức tỷ giá cụ thể (hay
giá thực hiện) trong một khoảng thời gian cho trước.

Ví dụ:

Công ty Samsung (Hàn) sẽ nhận được CHF200,000 trong 6 tháng tới. Công ty có thể mua
quyền chọn bán cho CHF200,000 để phòng vệ. Giả sử quyền chọn bán có giá thực hiện là
$0.72 với mức phí là $0.02, ngày hết hạn 6 tháng kể từ thời điểm hiện tại.
Công ty dự đoán mức tỷ giá giao ngay của CHF/USD trong 6 tháng: 0.71 (xác suất 30%),
0.74 (xác suất 40%), 0.76 (xác suất 30%).

Xác định số USD mà Samsung nhận được cho phòng hộ trên.

Giá phải trả khi không phòng hộ:


15

200,000 x (0.71 x 30% + 0.74 x 40% + 0.76 x 30%) = 147,400$

Giá phải trả khi thực hiện phòng hộ:

200,000 x (0.72 x 30% + 0.74 40% + 0.76 x 30%) = 148,000$

Phí quyền chọn: 200,000 x 0.02 = 4000$

=> Giá phải trả khi Samsung thực hiện phòng hộ trên là: 148,000 - 4000 = 144,000$

Nêu các kỹ thuật phòng vệ khác? Sau đó nêu ví dụ về kỹ thuật phòng vệ rủi ro chéo cho
công ty Samsung?

6. CÁC KỸ THUẬT PHÒNG VỆ KHÁC

• Phòng vệ rủi ro giao dịch dài hạn:

• Hợp đồng kỳ hạn dài hạn

• Khoản vay song song

• Kỹ thuật phòng vệ thay thế:

• Trả trước và trả sau

• Phòng vệ rủi ro chéo

• Đa dạng hóa tiền tệ

Ví dụ về kỹ thuật phòng vệ rủi ro chéo cho công ty Samsung?

Samsung là cty đa quốc gia của Hàn Quốc, có các khoản phải trả bằng Won (tiền Hàn Quốc)
trong 2 tháng kể từ hiện tại. Công ty lo lắng Won có thể tăng giá so với USD nên công ty
muốn được phòng vệ. Giả sử công ty không thể sử dụng các kỹ thuật phòng vệ cho đồng
Won. Khi đó Samsung có thể xem xét phòng vệ rủi ro chéo.

Đầu tiên, công ty cần xác định 1 loại tiền tệ có thể được phòng vệ và có liên quan đến Won.
Công ty nhận thấy đồng euro gần đây biến động song song với Won và quyết định ký hợp
16

đồng 2 tháng hoán đổi Won và EUR. Nếu won và euro tiếp tục được định giá cao so với
đồng đô la Mỹ (tức là chúng biến động cùng hướng và cùng mức độ với đồng đô la Mỹ),
sau đó tỷ giá giữa 2 đồng tiền này sẽ ổn định theo thời gian. Bằng cách mua euro theo kỳ
hạn, công ty sau đó có thể đổi euro lấy won.

7. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


• Binance Academy. (2023). Giải Thích Về Rủi Ro Tài Chính. Retrieved from
https://academy.binance.com/vi/articles/financial-risk-explained
• Rủi ro trong giao dịch là gì? (2023). Retrieved from https://greenchart.vn/rui-
rotrong-giao-dich-la-gi/

• Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của Công ty TNHH Samsung Electronics
năm 2017,2018,2019

• Giáo trình Quản trị tài chính Doanh nghiệp, NXB Lao động, Hà Nội, năm 2014 (TS
Nguyễn Thu Thủy – chủ biên )
• Stock Market Quotes & Financial News. (n.d.). Retrieved from
https://www.investing.com/
• KRW USD Dữ Liệu Lịch Sử - Investing.com. (n.d.). Retrieved from
https://vn.investing.com/currencies/krw-usd-historical-data
17

8. MINDMAP VÀ INFORGRAPHIC
18
19

You might also like