Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 140

BẢNG PHÂN CÔNG

Họ và tên MSSV Nội dung thực hiện Mức độ


hoàn
thành
Lê Phạm 030137210465  Các chỉ số vĩ mô 100%
Phương Thảo  Mức độ cạnh tranh nội bộ ngành
 Khả năng cạnh tranh
 Phân tích cơ cấu nguồn vốn
 Phân tích các chỉ số tài chính
 Định giá
Trương Thị 030137210270  Chính sách kinh tế và pháp luật 100%
Thảo Linh  Mức độ cạnh tranh nội bộ ngành
 Phân tích văn hóa công ty
 Phân tích những rủi ro của công ty
 Tổng kết
 Định giá
Nguyễn Thị 030137210428  Các chỉ số vĩ mô 100%
Hồng Quyên  Rào cản gia nhập
 Thị trường tiềm năng
 Đánh giá mức độ trung thành của bộ máy
quản trị cấp cao
 Định giá
 Phân tích kỹ thuật
Nguyễn Thị 030137210593  Chính sách kinh tế và pháp luật 100%
Thanh  Rào cản gia nhập
Truyền
 Hoạt động R&D
 Phân tích những triển vọng
 Định giá
Nguyễn Anh 030137210499  Các chỉ số vĩ mô 100%
Thùy  Sức ép khách hàng
 Tính đặc thù của sản phẩm
 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
 Phân tích lưu chuyển tiền tệ
 Định giá
 Phân tích kỹ thuật
Tào Vũ Gia 030137210510  Các chỉ số vĩ mô 100%
Thụy  Sức ép nhà cung cấp
 Hoạt động Marketing
 Đánh giá khả năng thực hiện mục tiêu của
bộ máy quản trị
 Định giá
Lê Gia Hân 030137210180  Các chỉ số vĩ mô 100%
 Sản phẩm thay thế
 Giới thiệu về công ty
 Đánh giá chiến lược thích nghi với những
thay đổi thực tế
 Định giá
MỤC LỤC
BẢNG PHÂN CÔNG ........................................................................................... 2
MỤC LỤC ............................................................................................................ 4
1. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ VĨ MÔ VÀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ PHÁP LUẬT .......1
1.1. Các chỉ số vĩ mô............................................................................................1
1.1.1. GDP:.......................................................................................................1
1.1.2. Lạm phát:................................................................................................3
1.1.3. Lãi suất:...................................................................................................4
1.1.4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):........................................................8

1.1.5. Tỷ giá: ................................................................................................ 10


1.1.6. Thất nghiệp: ....................................................................................... 11
1.1.7. Tiêu dùng: .......................................................................................... 13
1.1.8. Xuất nhập khẩu: .................................................................................. 15
1.1.9. Lối sống xã hội: .................................................................................. 17
1.1.10. Xu hướng về công nghệ: ................................................................... 18
1.2. Chính sách kinh tế và pháp luật................................................................. 20
1.2.1. Chính sách tiền tệ của Việt Nam năm 2023: ....................................... 20
1.2.2. Chính sách tài khóa Việt Nam 2023: ................................................... 21
1.2.3. Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam: ......................
23
1.2.4. Các văn bản pháp luật: ........................................................................ 25
2. PHÂN TÍCH NGÀNH THEO MICHAEL PORTER ...................................... 27
2.1. Rào cản gia nhập ngành ............................................................................ 27
2.1.1. Chính sách pháp luật của nhà
nước: .................................................... 27
2.1.2. Khả năng tiếp cận kênh phân phối: .....................................................
27
2.1.3. Vấn đề môi trường: .............................................................................
29
2.1.4. Khả năng khác dị biệt hóa sản
phẩm: .................................................. 29
2.1.5. Chi phí chuyển đổi:.............................................................................
29
2.1.6. Lợi thế của các doanh nghiệp hiện hữu không đến từ quy
mô: ............ 29
2.2. Khả năng ép giá của khách hàng ............................................................... 30
2.3. Áp lực từ nhà cung cấp ............................................................................. 32
2.4. Tác động từ các sản phẩm thay thế ............................................................ 34
2.4.1. Các sản phẩm thay thế : ......................................................................
34
2.4.2. Sản phẩm của ngành và sản phẩm thay thế có sự khác
biệt : ............... 34
2.4.3. Tác động của sản phẩm thay thế đối với sản phẩm của ngành
gỗ: ....... 35 2.4.4. Sự ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận và khả năng phát
triển của ngành
gỗ : .......................................................................................................................... 36
2.5. Mức độ canh tranh trên thị trường trong ngành ......................................... 37
2.5.1. Số lượng và quy mô của các DN trong
ngành: .................................... 37
2.5.2. Tốc độ và khả năng tăng
trưởng: ......................................................... 37
2.5.3. Định phí hoặc chi phí lưu kho cao: .....................................................
38
2.5.4. Công suất tăng nhanh thông qua đầu tư
lớn: ....................................... 41
2.5.5. Tính đặc trưng hóa sản phẩm và chi phí chuyển
đổi: ........................... 45
3. PHÂN TÍCH CÔNG TY ................................................................................. 47
3.1. Giới thiệu công ty ..................................................................................... 47
3.2. Phân tích sản phẩm ................................................................................... 49
3.2.1. Tính đặc thù của sản phẩm:.................................................................
49
3.2.2. Khả năng cạnh tranh của công ty ........................................................
54
3.2.3. Thị trường tiềm năng trong tương lai ..................................................
61
3.3. Phân tích hệ thống kinh doanh của công ty ............................................... 65
3.3.1. Hoạt động nghiên cứu và phát triển: ...................................................
65
3.3.2. Hoạt động Marketing: .........................................................................
68
3.3.3. Phân tích văn hóa công ty: ..................................................................
70
3.3.4. Đánh giá khả năng thực hiện mục tiêu của bộ máy quản
trị................. 71 3.3.5. Đánh giá mức độ trung thành của bộ máy quản trị cấp
cao đối với công
ty: ........................................................................................................................... 73
3.3.6. Đánh giá chiến lược thích nghi với thay đổi thực tế của công ty: ........
77
3.3.7. Phân tích những rủi ro của công ty:..................................................... 80
3.3.8. Phân tích những triển vọng của công ty: ............................................. 81
3.4. Phân tích tài chính của công ty .................................................................. 83
3.4.1. Phân tích kết quả hoạt động kinh
doanh: ............................................. 83
3.4.2. Phân tích lưu chuyển tiền tệ: ...............................................................
87
3.4.3. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty: ............................................
88
3.4.4. Phân tích các chỉ số tài chính: .............................................................
95
3.5. Định giá .................................................................................................... 99
3.5.1. Định giá theo FCFF ............................................................................
99
3.5.2. Định giá theo P/E................................................................................
99
3.6. Phân tích kỹ thuật ..................................................................................... 99
3.6.1. Vĩ mô .................................................................................................
99
3.6.2. Đường xu hướng ...............................................................................
101
3.6.3. Các công cụ phân tích kỹ thuật .........................................................
102
4. PHÂN TÍCH VOLUME VÀ DÒNG TIỀN ................................................... 105
4.1. Dòng tiền (MFI)...................................................................................... 105
4.2. Volume ................................................................................................... 106
4.3. Nhận định xu hướng giá trong tương lai ..................................................
107
5. TỔNG KẾT: ................................................................................................. 108
1. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ VĨ MÔ VÀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ
PHÁP LUẬT
1.1. Các chỉ số vĩ mô
1.1.1. GDP:
Trong những năm gần đây:

Hình 1- Tăng trưởng GDP của Việt Nam Giai Đoạn 2011 – 2022
Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, xét 3 năm gần đây nhất từ 2020
đến 2022, ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng GDP tăng vượt bật nhảy vọt từ 2,91% lên
8,02%, những thăng trầm của nền nền kinh tế trước năm 2022 thì đến năm 2022 nền kinh
tế có sự phục hồi và dần dần lấy được đà tăng trưởng cao. Năm 2022 tăng 5,44% so với
năm 2021, tăng trưởng GDP tăng 5,11% so với năm 2020.
Trong giai đoạn hiện nay:

Hình 2- Tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước các năm
trong giai đoạn 2011-2023
1
Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 của nước ta tiếp tục được duy trì
với mức tăng 3,72% (trong đó quý I tăng 3,28%, quý II tăng 4,14%). Khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,07%, đóng góp 9,28% vào tốc độ tăng tổng giá
trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 1,13%, đóng
góp 11,87%. Khu vực dịch vụ tăng 6,33%, đóng góp 78,85%.
Khu vực công nghiệp và xây dựng có sự phục hồi chậm. Chỉ số sản xuất công nghiệp
6 tháng đầu năm 2023 của một số ngành cấp 2 tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó,
sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế tăng 13,2%; khai thác quặng kim loại tăng 11,5%; sản
xuất sản phẩm từ cao su, plastic tăng 7,2%; sản xuất thuốc lá tăng 6,7%; sản xuất đồ uống
tăng 5,7%; khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 5,6%.
Khu vực dịch vụ đang trên đà phục hồi mạnh mẽ, đóng góp chủ yếu vào mức tăng
chung của nền kinh tế, công lao lớn là nhờ các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa cùng
với thu hút khách du lịch quốc tế. Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ 6 tháng đầu năm
2023 tăng 6,33% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 1,18% và 4,53% của cùng
kỳ các năm 2020 và năm 2021. Trong khu vực dịch vụ, tăng trưởng một số ngành dịch vụ
đạt mức khá: Bán buôn và bán lẻ tăng 8,49% so với cùng kỳ năm trước; ngành vận tải,
kho bãi tăng 7,18%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 15,14%.
Đóng góp lớn là từ
lĩnh vực du lịch. Thể hiện
rõ khi lượng khách du lịch
nội địa trong 6 tháng đầu
năm nay đạt 63,5 triệu lượt
khách, tăng 4,4% so với
cùng kỳ năm trước, sự phục
hồi mạnh mẽ của lượng
khách quốc tế đến Việt Nam
với 5,6 triệu lượt khách, gấp 9,3 lần so với 6
tháng đầu năm 2022.
Tuy nhiên, số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chỉ ra, kinh tế 6 tháng đầu
năm nay tăng 3,72% - thấp nhất trong 12 năm trở lại đây. Để đạt mục tiêu GDP tăng 6,5%
năm nay, hai quý còn lại tăng trưởng phải đạt khoảng 9%. OECD dự báo tăng trưởng kinh
tế Việt Nam trong năm nay dự báo gặp khó khăn sẽ khó để đạt mục tiêu 6,5%, nên hạ dự
báo GDP xuống 4,9%, dự kiến tăng lên 5,9% vào năm 2024. Tương tự, Quỹ Tiền tệ Quốc
tế
(IMF), Ngân hàng UOB cũng đều hạ tăng trưởng Việt Nam năm nay 0,8-1,1% so với dự
báo hồi đầu năm, lần lượt 4,7% và 5,2% do những áp lực lớn từ tổng cầu bên ngoài giảm
mạnh tác động đến xuất khẩu. Dù mức tăng không cao nhưng các cân đối
lớn được đảm bảo, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức
phù hợp trong bối cảnh đối diện với nhiều khó khăn thách thức ở cả trong
và ngoài nước.
1.1.2. Lạm phát:

Hình 3-Hiện trạng tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2011-2022


Tỷ lệ lạm phát năm 2011 cao phi mã, chạm mốc 18,58%. Đây là mức lạm phát cao
nhất trong vòng 11 năm kể từ 2010 đến 2020. Giai đoạn 2011 – 2015 các chính sách kinh
tế được áp dụng một cách hài hòa. Nhờ đó tác động tích cực lên nền kinh tế và giảm lạm
phát. Tỷ lệ lạm phát đạt mức thấp kỷ lục 0,63% năm 2015. 0,63% là một con số đáng
kinh ngạc, một mức lạm phát thấp nhất kể từ khi Việt Nam bắt đầu tính toán mức lạm
phát. Giai đoạn 2016 – 2020: nền kinh tế được điều hành chặt chẽ nên tỷ lệ lạm phát luôn
ổn định ở mức 4%. Năm 2020 là năm đại dịch Covid – 19 có những chuyển biến phức
tạp, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
Trong năm 2021, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam vẫn được kiểm soát tốt có mức lạm phát
trung bình 4-6%. Năm 2022, tỷ lệ lạm phát tăng nhẹ ở mức 3,21%.
Tình trạng lạm phát và chỉ số CPI trong 6 tháng đầu năm 2023: Tỷ lệ lạm phát của
Việt Nam năm 2023 được dự báo tăng 4,5%. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính và Tổng cục Thống
kê, CPI bình quân năm 2023 dự kiến tăng trong khoảng từ 3,8% đến 4,8%.

3
TỐC ĐỘ TĂNG/GIẢM CPI BÌNH QUÂN 6 THÁNG QUA CÁC
NĂM
4.50% 4.15% 4.19%
4.00%
3.50% 3.29% 3.29%

3.00% 2.64%
2.44%
2.50%
2.00%
1.47%
1.50%
1.00%
0.50%
0.00%
2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023

Hình 4- Tốc độ tăng/giảm CPI bình quân 6 tháng qua các năm (nguồn: Theo Tổng
cục Thống kê)
Qua biểu đồ thể hiện mức độ tăng CPI so với cùng kỳ các năm từ 2017-2023, có thể
thấy tỷ lệ lạm phát bình quân 6 tháng đầu năm 2023 tăng so với cùng kỳ năm 2022.
Lạm phát cơ bản tháng 6/2023 tăng 0,24% so với tháng trước, tăng 4,33% so với
cùng kỳ năm trước. Bình quân 6 tháng đầu năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,74% so với
cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,29%). Nguyên nhân chủ
yếu do bình quân giá xăng dầu và khí gas trong nước 6 tháng đầu năm 2023 giảm 18,27%
so với cùng kỳ năm trước, giá gas giảm 9,99% là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI
nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.
Thị trường hàng hóa thế giới hiện nay diễn biến phức tạp, đối mặt với nhiều khó
khăn, thách thức, chuỗi cung ứng sản xuất, tiêu dùng bị đứt gãy; căng thẳng. Áp lực lạm
phát tăng cao tại nhiều nước, gồm cả những nước có nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Nhật
Bản và các nước châu Âu. Thêm vào đó, thị trường xăng dầu thế giới nhiều biến động,
đặc biệt trước xung đột giữa Nga và U-crai-na. Các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU đối với
Nga khiến nguồn cung dầu thô và xăng dầu thành phẩm thiếu hụt trong khi dự trữ tại
nhiều nước sụt giảm làm cho giá nguyên nhiên vật liệu trên thị trường thế giới tăng cao.
Với tình hình quốc tế đầy khó khăn thì trong nước kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng
trong điều kiện bình thường mới, nhu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất
khẩu cùng với tác động của giá hàng hóa thế giới đã đẩy giá một số hàng
hóa tăng lên nhưng nhìn chung mặt bằng giá vẫn cơ bản được kiểm soát tốt.
1.1.3. Lãi suất:

 Tình hình lãi suất thế giới:


Hiện nay, tình hình lạm phát trên thế giới đang là tiêu điểm khi nhiều khu vực trên thế
giới ghi nhận mức lạm phát cao. Lạm phát của khu vực đồng Euro tháng 02/2023 tăng
8,5% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát của Mỹ tăng 6% và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED)
tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ. Tại châu Á, lạm phát tháng 02/2023 của
Trung Quốc tăng 1% so với cùng kỳ năm trước; Thái Lan tăng 3,8%; Hàn Quốc tăng 4,8%; In-
đô-nê-xi-a tăng 5,5%; Phi-lip-pin tăng 8,6%; Lào tăng 41,3%. So với các quốc gia, Việt
Nam vẫn giữ mức lạm phát vừa phải khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2023 tăng 3,35% so
với cùng kỳ năm trước

Hình 5 - Diễn biến lãi suất quỹ liên bang của Fed qua các năm - Nguồn: CNBC
Phản ứng trước sự bùng phát của lạm phát, lãi suất của một số ngân hàng trung
ương đã tăng cao kỉ lục trong năm 2022 và nửa đầu năm 2023. Lãi suất USD tăng cao
ảnh hưởng tiêu cực đến đà phục hồi kinh tế của nhiều quốc gia đang phát triển. Trong
năm 2020, FED đã thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng, khi giảm lãi suất điều hành xuống
mức 0,08% để hỗ trợ nền kinh tế trong và sau đại dịch Covid-19. Năm 2021, mặc dù tăng
trưởng GDP đã phục hồi mạnh mẽ khi dịch bệnh được kiểm soát, lãi suất điều hành vẫn
được duy trì ở mức thấp. Đến năm 2022, tác động từ xung đột Nga - Ukraine đã khiến giá
năng lượng thế giới tăng mạnh. Giá năng lượng thế giới tăng đã truyền dẫn đến đà tăng
của lạm phát tại Mỹ. Từ đầu năm 2023 đến nay, FED liên tục có các đợt tăng lãi suất. Lãi

5
suất điều hành của FED trong năm 2022 và nửa đầu năm 2023 đã tăng cao nhất kể
từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1980.

Nguồn: World Bank


Đợt tăng lãi suất của FED là để đối phó với cú sốc giá năng lượng, giảm đà tăng
của lạm phát và đưa lạm phát về mức lạm phát mục tiêu 2%. Đợt tăng lãi suất này đi kèm
với tăng trưởng của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Mỹ nói riêng ở mức
thấp.
Điều này mang lại thách thức lớn cho các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam.
 Thực trạng về lãi suất tại Việt Nam:
Giai đoạn 2020 – 2022:
Dưới tác động của đại dịch Covid-19, trong năm 2020 hệ thống ngân hàng được
giao nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp và khách hàng cá nhân khôi phục sản xuất kinh doanh
thông qua việc giãn nợ, hạ lãi suất. Năm 2020 mức lãi suất cho vay bình quân của các
ngân hàng là 7,65%/năm, giảm nhẹ so với mức bình quân 7,71%/năm vào năm 2019,
tăng trưởng tín dụng cũng giảm. Sang năm 2021, sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm
soát tại Việt Nam, lãi suất cho vay bình quân tăng nhẹ lên 7,81%/năm, mức hấp thụ vốn
của các doanh nghiệp vẫn còn thấp. Đến năm 2022, mức lãi suất cho vay bình quân đã
tăng lên 8,8%/năm.
Việc hỗ trợ này tuy giúp khách hàng vay vốn giảm bớt áp lực trả nợ, nhưng sẽ ảnh
hưởng đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Bằng chứng là tỷ lệ nợ xấu năm 2020 giảm so
với năm 2019 đạt mức 2,09% (ngay sau khi triển khai cơ cấu lại thời hạn trả nợ), tuy
nhiên hai năm sau đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng lên lần lượt là 2,56% và 3,65%
trong năm 2021 và 2022.
Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân
hàng (2019-2022)
6 tháng đầu năm 2023:
Liên tục trong 6 tháng đầu năm 2023, Ngân hàng nhà nước (NHNN) giảm lãi suất
cho vay và thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, hỗ trợ phục hồi
tăng trưởng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã thực hiện 4 lần
liên tiếp giảm lãi suất điều hành (tổng mức giảm 0,5-1,5%/năm) khiến lãi suất huy động
đã giảm nhanh từ mức đỉnh của đầu năm 2023. Lãi suất tiền gửi bình quân của các ngân
hàng thương mại đã giảm khoảng 0,7%/năm so với cuối năm 2022, hiện ở mức
5,8%/năm; lãi suất cho vay bình quân VND giảm khoảng 1%/năm ở mức khoảng
8,9%/năm.
Theo khảo sát của vụ chức năng Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức kỳ vọng mặt
bằng lãi suất huy động và cho vay bình quân toàn hệ thống giảm nhẹ 0,08 - 0,1 % trong
quý II/2023 và giảm nhẹ 0,19 – 0,34 % trong cả năm 2023. Ngân hàng Nhà nước ban
hành Quyết định số 313/QĐ-NHNN, lãi suất tái cấp vốn giữ nguyên ở mức 6%/năm, lãi
suất tái chiết khấu giảm từ 4,5%/năm xuống 3,5%/năm.

7
Nguồn:
HSC

Nguồn: Bloomberg, SBV SSI tổng hợp


Đầu năm 2023, NHNN đã đưa ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín
dụng năm 2023 là 14 - 15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.
Tính đến ngày 9/3/2023, huy động vốn của hệ thống tổ chức tín dụng tăng 0,45% và tín
dụng toàn hệ thống tăng 1,12% so với cuối năm 2022. Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng tín
dụng vẫn khá chậm chạp, 5 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng
chỉ đạt khoảng 3%, vậy là thực tế dù đã nửa năm mới chỉ đạt được hơn 1/5 mục tiêu.
Về chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trong 6 tháng đầu năm, NHNN
đã ban hành Thông tư 02/2023/TT-NHNN về cơ cấu lại nợ, hoãn giãn nợ, không chuyển
nhóm nợ và Thông tư 03/2023/TT-NHNN (sửa đổi Thông tư 16/2021) nới lỏng một số
điều kiện về cho vay, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng, góp phần
tháo gỡ khó khăn hiện tại cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
1.1.4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
Thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của nước ta
trong những tháng đầu năm 2023 gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh chung
của kinh tế thế giới cũng như của Việt Nam:
Xung đột chính trị tại một số quốc gia trên thế giới ngày càng gay gắt; áp lực giá
cả và lạm phát vẫn ở mức cao; nhu cầu hàng hoá toàn cầu có xu hướng giảm và chưa có
dấu hiệu phục hồi; điều kiện tài chính toàn cầu có xu hướng thắt chặt ảnh hưởng mạnh
hơn đến doanh nghiệp, thương mại và đầu tư quốc tế; rủi ro của hệ thống ngân hàng; đứt
gãy chuỗi cung ứng chưa được khắc phục hoàn toàn.
Xu hướng đầu tư ra nước ngoài của các quốc gia phát triển có dấu hiệu chững lại
mặc dù đại dịch Covid-19 đã được kiểm soát, nhiều nền kinh tế lớn có xu hướng khuyến
khích, đưa dòng vốn FDI quay trở về nước. Bên cạnh đó, cuộc cạnh tranh thu hút FDI
giữa các quốc gia trong khu vực cũng đang ngày càng khốc liệt.
Những yếu tố này đang gây áp lực, làm giảm đáng kể dòng vốn FDI toàn cầu, ảnh
hưởng tiêu cực đến dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của các nền kinh tế lớn, trong đó có
các đối tác đầu tư của Việt Nam, dẫn đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam những
tháng đầu năm 2023 giảm so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù từ đầu năm đến nay, dòng
vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta vẫn trong xu hướng giảm so với cùng kỳ năm trước,
tuy nhiên dấu hiệu tích cực là mức giảm ngày càng thu hẹp. Đặc biệt vốn đầu tư nước
ngoài đăng ký trong 7 tháng đã có mức tăng trưởng dương..

9
Hình 6: Tốc độ tăng/giảm vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến
ngày 20 hàng tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm trước (Nguồn: Tổng cục thống
kê)
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam (FDI) tính đến ngày 20/7/2023
bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần
của nhà đầu tư nước ngoài đạt 16,24 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước:
0

Hình 7. Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/7 các năm
2019 –2023 (Tỷ USD) Nguồn: Tổng cục thống kê
Tính đến nay, Việt Nam đã thu hút FDI từ 142 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới, chủ yếu đến từ khu vực Đông Á, cụ thể: Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore; dòng
vốn FDI đến từ châu Âu và Bắc Mỹ vẫn còn rất khiêm tốn. FDI đã phát huy tác động tích
cực tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Các doanh nghiệp FDI đóng góp khoảng 7,5 -
8,5% tổng số thu ngân sách nội địa từ nguồn thuế thu nhập doanh nghiệp và chiếm
khoảng 39 - 41% tổng số thu thuế thu nhập doanh nghiệp cả nước trong 3 năm từ 2020 -
2022; luôn chiếm tới trên 70% tổng giá trị xuất khẩu và khoảng 50% sản lượng công
nghiệp hàng năm; thúc đẩy môi trường kinh tế năng động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
nhất là trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và một số ngành công nghiệp khác,
giúp đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất các sản phẩm chứa hàm lượng
chất xám cao, cũng như giá trị hàng nông sản xuất khẩu.
Đặc biệt, sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden từ ngày 10 -
11/9/2023, triển vọng thu hút FDI vào Việt Nam nhận được nhiều xung lực mới mạnh
mẽ, tích cực. Chuyến thăm này sẽ mở ra cơ hội mới về thu hút FDI vào Việt Nam dựa
trên những kết quả đột phá mà hai nước Việt Nam - Mỹ đạt được trong quan hệ song
phương, đặc biệt là đầu tư từ Mỹ và kéo theo làn sóng FDI của doanh nghiệp phương
Tây với trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến hàng đầu thế giới đầu tư vào Việt Nam.
1.1.5. Tỷ giá:
Tỷ giá USD/VND từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 9 năm 2023 đã có những biến
động đáng chú ý. Theo dữ liệu từ nguồn, tỷ giá USD/VND đã tăng +2,88% trong sáu
tháng qua. Điều này có nghĩa là giá trị đô la Mỹ đã tăng so với đồng Việt
Nam. Cụ thể, tỷ giá cao nhất trong khoảng thời gian này là 24.416,5 VND
và thấp nhất là 23.747,5 VND. Tỷ giá trung bình trong khoảng thời gian
này là 24.109,1 VND. Trong đó, nguyên nhân có thể được xem là do các sự
kiện kinh tế và chính trị quốc tế như: lãi suất do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quy
định, các cuộc chiến thương mại, hoặc những biến động trong thị 1 trường tài chính toàn
cầu đã có những tác động nhất định đến tỷ giá USD/VND. Hơn nữa, tại Báo cáo thẩm tra
kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2022, dự kiến kế hoạch phát
triển kinh tế – xã hội năm 2023, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị làm rõ dự báo mức
thâm hụt cán cân thương mại hàng hóa 3 tháng cuối năm 2022 lên tới 5,5 tỷ USD và
nhận định dấu hiệu suy giảm xuất khẩu đang trở nên rõ nét hơn trong thời gian gần đây.
FED và các ngân hàng trung ương lớn nhiều lần tăng lãi suất điều hành nhằm kiểm soát
lạm phát tăng cao kỷ lục. Điều này khiến đồng USD tăng giá ở mức cao nhất 20 năm làm
nhiều đồng tiền trên thế giới không chỉ riêng Việt Nam đã mất giá tới 30-40% so với
USD.
Tình hình kiều hối của Việt Nam trong những năm gần đây cũng có những
biến động đáng chú ý. Lượng kiều hối về Việt Nam trong năm 2021 ước tính ở
mức 18,1 tỷ USD, cao hơn mức 17,2 tỷ USD năm 2020. Việt Nam đứng thứ 8 thế
giới và đứng thứ 3 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương về lượng kiều hối
trong năm 2021. Vào năm
2022, Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Tổ chức hợp tác quốc tế về người di cư
(KNOMAD) đã đưa ra đánh giá lượng kiều hối về Việt Nam tăng 4,4% so với năm
2021. Trong 10 năm trở lại đây, lượng kiều hối dường như đã vượt qua mức 10 tỷ
USD và tăng gần gấp đôi. Các yếu tố đóng góp cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của
kiều hối toàn cầu là nhờ sự phục hồi kinh tế ở châu Âu và Mỹ qua lực đẩy từ các
chương trình kích thích tài khóa và chương trình hỗ trợ việc làm. Thêm vào đó,
việc FED có hành động tăng lãi suất 0,75% lần thứ 4 liên tiếp để kiểm soát lạm
phát. Lãi suất tham chiếu tại Mỹ hiện nằm trong khoảng 3,75 - 4%, mức cao nhất
kể từ tháng 1/2008. Kể từ tháng 3/2022, FED đã tăng lãi suất tổng cộng 6 lần. Việc
này có thể tạo áp lực lên tỷ giá USD/VND trong tương lai.
1.1.6. Thất nghiệp:
Dựa trên thông tin thu thập từ Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt
Nam trong 6 tháng đầu năm 2023 đã có những biến động nhất định qua các quý
như sau:
Quý I/2023: Thị trường lao động quý I/2023 tiếp tục duy trì đà phục hồi với
số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động là khoảng 1,05 triệu người, giảm 34,6
1
nghìn người so với quý trước và giảm 65,1 nghìn người so với cùng 2
kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,25%, giảm
0,07 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,21 điểm phần trăm
so với cùng kỳ năm trước.
Quý II/2023: Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động là khoảng 1,07
triệu người, tăng 25,4 nghìn người so với quý trước và tăng 1,9 nghìn người so với
cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,30%, tăng 0,05
điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,02 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm
trước. Tuy nhiên, dự báo tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu cho thấy tỷ lệ thất nghiệp dự
báo cho Việt Nam trong năm 2023 là 2,3%, thấp hơn nhiều so với các nước láng
giềng (trừ Thái Lan với tỷ lệ thất nghiệp được dự báo chỉ 1%).
Chính bởi tác động từ đại dịch Covid vài năm qua đã làm thay đổi thị trường lao
động theo chiều hướng xấu đi. Đồng thời, khiến tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam trở
nên nghiêm trọng hơn còn là vì sự suy thoái kinh tế toàn cầu khi nhiều doanh nghiệp
phải thu hẹp sản xuất, có doanh nghiệp phải đóng cửa hoàn toàn do sản phẩm làm ra
không tiêu thụ được, nhất là những doanh nghiệp xuất khẩu. Hơn thế nữa, đã có sự thay
đổi trong cấu trúc nền kinh tế nước ta với sự chuyển dịch từ nền kinh tế dựa trên sản
xuất hàng hóa là chủ yếu sang dịch vụ cũng đã tạo ra sự thay đổi trong yêu cầu về kỹ
năng, trình độ lao động, dẫn đến việc một số người lao động không thể thích ứng kịp.
Qua đó, các nhà kinh tế cho rằng việc giải quyết vấn đề thất nghiệp sẽ yêu cầu các giải
pháp toàn diện, bao gồm việc cải thiện hệ thống giáo dục và đào tạo; thúc đẩy sự đổi
mới và sáng tạo; việc xây dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi.
Tuy tình hình kinh tế có nhiều chuyển biến xấu nhưng trong bối cảnh hội nhập
quốc tế hiện nay tại Việt Nam, đất nước ta vẫn được nhận định là có cơ cấu dân số vàng
với nguồn cung lao động dồi dào và ổn định nên vẫn được xem là nơi đáng để đầu tư đối
với nhiều doanh nghiệp nước ngoài như: Tập đoàn Hyosung (4 tỷ USD), Tập đoàn
Bosch, Công ty HONDA, công ty ô tô TOYOTA,… Trong một cuộc trao đổi với phóng
viên vào năm 2020, Tiến sỹ Chang-Hee Lee, Giám đốc ILO Việt Nam đã phân tích
những thách thức về nguồn nhân lực mà Việt Nam đang phải đối mặt và điều ấy vẫn
đúng với hiện nay. Theo ông, tình trạng thiếu hụt lao động là do tăng trưởng kinh tế bền
vững, chủ yếu là do vốn đầu tư nước ngoài FDI tăng. Không nhiều quốc gia trên thế
giới có thể đạt được mức tăng trưởng kinh tế trên 6% mỗi năm như Việt Nam trong
mười năm qua. Vì thế có thể nói rằng sự gia tăng FDI cũng là một yếu tố dẫn đến thiếu
hụt lao động. Đó cũng là kết quả của các chính sách của Nhà nước phụ thuộc vào hội
nhập toàn cầu thông qua các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác kinh tế
toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA).
Như vậy, đầu tư tăng hơn tạo thêm nhiều doanh nghiệp và cần nhiều lao
động hơn có thể dẫn tới thiếu hụt lao động. Thêm vào đó, cuộc chiến
thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện nay khiến nhiều doanh
nghiệp đang chuyển dịch công đoạn sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Mặc dù phát triển nhanh như thế, chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn nhiều mặt
hạn chế. Lao động có tay nghề cao vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường và
hội nhập. Các công ty và nhà xưởng cơ khí ở Việt Nam thường phải dựa vào lao động
nước ngoài cho các vị trí đòi hỏi kỹ thuật cao. Ngoài ra, hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp
mỗi năm nhưng do khoảng cách lớn giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị
trường, các doanh nghiệp vẫn đối mặt với tình trạng thiếu lao động ở nhiều vị trí. Trình
độ ngoại ngữ của nguồn nhân lực Việt Nam còn thấp nên gây khó khăn trong quá trình
hội nhập và ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế mà tiêu biểu là khối
ngành logistics.

3
4

Nguồn: Công ty cổ phần KIZUNA JV tổng hợp


1.1.7. Tiêu dùng:
Trong bối cảnh khó khăn do xuất khẩu giảm sút thì thị trường nội địa được
đánh giá là trụ đỡ cho nền kinh tế khi tăng trưởng ổn định. Chính sách kích cầu
tiêu dùng nội địa, quảng bá du lịch đã thúc đẩy tăng trưởng một số ngành dịch vụ.
Tổng mức bản lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2023
đạt quy mô 3.016,8 nghìn tỷ đồng, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước. Vận
chuyển hành khách tăng 15,9% và luân chuyển tăng 32,4%; vận chuyển hàng hóa
tăng 15,9% và luân chuyển tăng 14,8%; khách quốc tế đến nước ta gấp 9,3 lần so
với cùng kỳ năm 2022.
Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng 6 tháng đầu năm các năm -2019
2023
14.00%
12.20%
12.00%
10.80% 10.90%
10.00%

8.00%

6.00%

4.00%
3.10%
2.00%

0.00%
-1.10%
-2.00%
2019 2020 2021 2022 2023

Nguồn: Tổng cục Thống kê


Mức tăng trưởng này được kỳ vọng sẽ giữ được từ nay đến cuối năm để đảm bảo
mục tiêu tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm
2023 tăng 9%/năm như Quốc hội, Chính phủ giao cho ngành Công Thương.
Người tiêu dùng Việt nói riêng ngày càng gia tăng sự tin tưởng đối với các thương
hiệu nội địa, tạo ra xu hướng tiêu dùng hàng hóa mang thương hiệu “Made in Vietnam”,
theo thống kê của WGSN (Công ty toàn cầu về dự báo xu hướng) rằng có đến 76% số
người thích hàng hóa có thương hiệu nội địa. Cùng với đó một khảo sát hồi đầu năm
2023 của McKinsey & Company có đến 70% người trẻ thuộc thế hệ Millenials (những
người sinh năm 1981-1996) tỏ ra lạc quan về tương lai kinh tế của đất nước. Những điều
này, giúp tạo đà thúc đẩy tiêu thụ trong nước, đặc biệt là hàng hóa Việt Nam, nâng cao vị
thế thương hiệu, sức cạnh tranh của hàng hóa Việt.
Ngoài những tín hiệu tích cực trên thì tác động bao trùm từ tình hình biến động
tiêu cực của nền kinh tế thế giới gây ra nhiều khó khăn hơn cho tiêu dùng trên toàn cầu
không riêng gì Việt Nam. Các quốc gia gia tăng thực hiện thắt chặt tiền tệ, lạm phát kéo
dài, làm tiêu dùng trong nước tăng cường tiết kiệm. Để kích thích tiêu dùng nội địa, từ
1/7/2023, Quốc hội quyết định thuế giá trị gia tăng (VAT) sẽ được giảm từ 10% xuống
còn 8% theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội, giúp hàng hoá trên thị trường
giảm 1,7%.
5
Ngoài việc hạ thuế VAT, Chính phủ đã có nhiều biện pháp liên quan như từ 6
1/7/2023 đã tăng lương cơ sở để gia tăng thu nhập cho người dân, từ đó tạo
ra khả năng mua sắm cao hơn. Đặc biệt, hoạt động liên kết từ vận chuyển
đến logistics, kho bãi cũng được bố trí sắp xếp để giảm chi phí phân phối
lưu thông, giảm giá, cải tiến về cơ sở hạ tầng logistics góp phần thúc đẩy ngành thương
mại điện tử, thanh toán số ở Việt Nam là những phương án 5 mà doanh nghiệp Việt Nam
chú trọng đầu tư nhằm “giữ chân khách hàng” vì xu hướng sử dụng tiền mặt sẽ giảm
trong những năm tới.

1.1.8. Xuất nhập khẩu: Trong khó khăn chung của thế giới và khu vực, từ
Quý IV năm 2022, các động lực tăng trưởng, sản xuất công nghiệp của Việt Nam
có xu hướng chậm lại khi các thị trường xuất khẩu, nhập khẩu lớn của nước ta bị
thu hẹp, nhiều chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Tại các thị trường, nhu cầu tiêu dùng
thắt chặt hơn, hàng rào bảo hộ gia tăng, đặc biệt, nhu cầu tại Hoa Kỳ và khu vực
đồng Euro yếu đi, kinh tế Trung Quốc, vẫn phục hồi chậm và còn nhiều bất định.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng
hóa đạt 316,65 tỷ USD, giảm 15,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu
giảm 12,1%; nhập khẩu giảm 18,2%. Cán cân thương mại hàng hóa 6 tháng đầu
năm 2023 ước tính xuất siêu 12,25 tỷ USD, trong đó xuất siêu của một số mặt
hàng là: Điện thoại các loại và linh kiện 20,84 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ 4,95 tỷ
USD; thủy sản 2,87 tỷ USD; Rau quả 1,85 tỷ; máy ảnh, máy quay phim và linh
kiện 1,72 tỷ USD; dây điện và cáp điện 403,5 triệu USD.

Hình 3: Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm các năm
2019- 2023  Về xuất khẩu:
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản luôn đóng vai trò là trụ
đỡ cho nền kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và là mặt
hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam.
Trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hàng nông, thủy sản tăng
trưởng tốt đạt gần 14 tỷ USD, chiếm gần 1/3 kim ngạch xuất khẩu của khu vực
kinh tế cả nước. Hiện nay, rau quả là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất trong lĩnh vực
nông sản, xuất khẩu rau quả ước đạt 2,7 tỷ USD, tăng 64,2% so với cùng kỳ năm
2022. Nguyên nhân giúp xuất khẩu rau quả tăng trưởng mạnh là nhờ Trung Quốc
tăng mua sau khi chính sách “Zero COVID” được thực thi. Mặt hàng có giá trị
xuất khẩu lớn thứ 2 trong nhóm hàng nông sản là cà phê. Ngoài ra, trong bối cảnh
vấn đề an ninh lương thực, đặc biệt là thiếu hụt nguồn cung về gạo trên thế giới
gạo Việt Nam xuất khẩu cũng là một mặt hàng có tốc độ tăng cao.

Nguồn: Tổng cục Hải quan


Tuy nhiên, xuất nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo (như linh
kiện điện tử, dệt may, da giày…) sụt giảm, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng cùng kỳ
năm 2022. Xuất khẩu gỗ và lâm sản, thủy sản vốn là hai ngành hàng chủ lực nhưng kim
ngạch xuất khẩu đã giảm sâu từ đầu năm đến nay, nhưng những tháng cuối năm sắp tới
đang có dấu hiệu phục hồi tích cực. Theo bà Tô Thị Tường Lan, Phó Tổng thư ký Hiệp
hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng vào những tháng cuối
năm xuất khẩu thủy sản có thể đạt trên 9 tỷ USD trong năm 2023. Không chỉ thủy sản,
ngành gỗ cũng đã tăng liên tiếp trong tháng 6, 7, 8/2023. VIFOREST (Hiệp hội Gỗ và
Lâm sản Việt Nam), vẫn khẳng định sẽ quyết tâm đạt kim ngạch xuất khẩu 17 tỷ USD
trong năm nay.

 Về nhập khẩu:
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa giảm 18,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó
khu vực kinh tế trong nước đạt 53,22 tỷ USD, giảm 19%; khu vực có vốn đầu tư nước

7
ngoài đạt 98,98 tỷ USD, giảm 17,8%. Trong 6 tháng đầu năm 2023 có 28 8
mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 84,4% tổng
kim ngạch nhập khẩu.
Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2023, Hoa Kỳ là thị
trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 44,2 tỷ USD. Trung
Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 50,1 tỷ USD.
Xuất siêu sang Hoa Kỳ ước đạt 37,2 tỷ USD giảm 24,9% so với cùng kỳ năm trước; xuất
siêu sang EU ước đạt 14,5 tỷ USD, giảm 9,8%; xuất siêu sang Nhật Bản 1,2 tỷ USD;
nhập siêu từ Trung Quốc 24,5 tỷ USD, giảm 30,9%; nhập siêu từ Hàn Quốc 13,4 tỷ USD,
giảm 34,8%; nhập siêu từ ASEAN 4 tỷ USD, giảm 39,1%.
7
Trị giá và tốc độ tăng/giảm trị giá xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam theo
châu lục và theo nước/khối nước trong 6 tháng/2023

Nguồn: Tổng cục Hải quan


1.1.9. Lối sống xã hội:
Người Việt hiện nay đang có những xu hướng sống mới, ảnh hưởng bởi sự
toàn cầu hóa, đổi mới và hội nhập quốc tế. Các hoạt động người tiêu dùng quan
tâm và thực hiện nhiều trong năm nay là quản lý tài chính và phúc lợi; chăm sóc
sức khỏe, tinh thần; tiết kiệm năng lượng, lựa chọn thức ăn giàu dinh dưỡng và
tránh lãng phí thực phẩm. Theo khảo sát của GlobeScan và Visa, 82% người tiêu
dùng Việt Nam cho biết, họ đã tìm kiếm thông tin liên quan đến lối sống lành
mạnh, thân thiện với môi trường cao hơn mức trung bình trên thế
giới là 56%. Khủng hoảng về chi phí sinh hoạt thúc đẩy người tiêu
dùng tìm cách quản lý ngân sách của họ. Trong đó, tối giản lối sống
đang là giải pháp ngày càng phổ biến với người tiêu dùng Việt. Có
đến 33% người được khảo sát đang cố gắng hình thành phong cách sống tối giản
và không mua vật dụng mới nếu không cần thiết. Sau đại dịch Covid-19 thì có
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và lựa chọn nên người dân có xu hướng cắt
giảm chi tiêu và chỉ ưu tiên mua sắm những sản phẩm thiết yếu, bền vững. Tuy
nhiên, thực tế hiện nay thì việc sử dụng đồ dùng xa xỉ phẩm, cao cấp hóa, nâng cao
trải nghiệm, giá trị sống cũng được quan tâm không kém. Xã hội ngày càng phát
triển, nhiều xu hướng tiêu dùng luôn luôn cập nhật và phát triển để phù hợp với
thời đại, nên việc nắm bắt xu hướng để không bị lạc hậu là vấn đề quan tâm của
nhiều người. Những trào lưu, những đồ ăn thức uống mới mẻ, sáng tạo, những mẫu
quần áo hot được mọi người khám phá và thích thú trải nghiệm. Việc theo trào lưu,
xu hướng như vậy thể hiện sự thích ứng và đổi mới phù hợp với môi trường sống,
tạo sự đa dạng và phong phú trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, thì cũng có những nhược điểm như có thể khiến người dân tăng chi tiêu
không cần thiết và không bền vững, bị chi phối bởi các quyền lực kinh tế và truyền
thông, tạo ra sự bất công và phân hóa trong cuộc sống. Cùng với sự phát triển của công
nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là internet và các phương tiện thông tin hiện đại
đã mở ra nhiều cơ hội mới cho người tiêu dùng Việt Nam trong việc tiếp cận thông tin,
giải trí, giao lưu văn hoá và mua sắm. Theo báo cáo của ISCads, người tiêu dùng trẻ tuổi
20-29 ở Việt Nam có những thói quen và lối sống media như sau: xem truyền hình hàng
ngày (76%), xem video online hàng ngày (74%), sử dụng Facebook hàng ngày (72%), sử
dụng Zalo hàng ngày (70%), xem tin tức online hàng ngày (68%), xem phim online ít
nhất một lần/tuần (64%), xem YouTube hàng ngày (63%), sử dụng Instagram ít nhất một
lần/tuần (48%), sử dụng TikTok ít nhất một lần/tuần (46%). Ngoài ra, người tiêu dùng trẻ
cũng có xu hướng chi tiêu và mua sắm online nhiều hơn vì sự tiện lợi và an toàn của các
phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, với các sản phẩm được ưa chuộng như:
quần áo/thời trang (80%), sách/truyện (67%), điện thoại/thiết bị di động (66%), phụ
kiện/thời trang (65%), máy tính/bảng (64%), thức ăn nhanh (68%). Theo một bài viết của
Antv, những mặt hàng tiêu dùng được người Việt ưu tiên trong giai đoạn kinh tế biến
động bao gồm: sức khỏe, giáo dục và sản phẩm cho gia đình. Đây là những danh mục mà
phần lớn người được khảo sát cho biết họ sẽ tăng chi tiêu hoặc ít nhất giữ nguyên ngân
sách. Bài viết của Siêu thị giá kệ cho biết, danh sách các mặt hàng tiêu dùng phổ biến
bao gồm: đồ ăn vặt như kẹo bánh; đồ đóng hộp như sữa chua, kem, thịt hộp, xúc xích; đồ
khô như mì tôm, miến, phở; đặc biệt là đồ uống, nước giải khát.. Việc tiêu dùng nhiều

9
nước giải khát có thể có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nền kinh tế. 1
Việc tiêu dùng nhiều nước giải khát có thể thúc đẩy sự phát triển của ngành 0
chế biến thực phẩm và đồ uống, một trong những ngành có tỷ trọng cao
trong GDP của Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ nước giải khát tại Việt Nam tăng
trưởng ổn định sau đại dịch Covid-19 khi các hoạt động được mở cửa trở lại và ngành
này cũng có sự đa dạng về các phân khúc và sản phẩm, tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh
nghiệp trong và ngoài nước.Tuy nhiên, việc tiêu dùng nhiều nước giải khát cũng có thể
gây ra một số hạn chế và thách thức cho nền kinh tế, như gây áp lực lên nguồn lực thiên
nhiên, gây ra sự phụ thuộc vào thị trường ngoại.
1.1.10. Xu hướng về công nghệ:
Đối với nền kinh tế ,phát triển và áp dụng kỹ thuật số đem lại một số lợi ích như:
Thúc đẩy hoạt động phổ biến và ứng dụng công nghệ, nâng cao chất lượng sử dụng
nguồn lực; giảm chi phí sản xuất, kích cầu tiêu dùng và đầu tư; thúc đẩy thương mại
quốc tế, giảm chi phí giao dịch; tạo nền tảng cho các nước đang phát triển bắt kịp các
nước phát triển bằng việc nâng cao năng suất theo phương thức “nhảy cóc”; thúc đẩy tiếp
cận thị trường; giảm sự mất cân đối thông tin giữa người mua và nhà cung cấp, giảm chi
phí môi giới…
Khi đại dịch COVID-19 xuất hiện khiến DN buộc phải nỗ lực thích ứng với công
nghệ số. Áp dụng công nghệ số làm cho DN nâng cao khả năng tiếp cận thông tin để
vững 9 tin trong việc ra quyết định; nâng cao hiệu quả phối hợp trong sản xuất kinh
doanh và cơ hội hoà vào mạng lưới sản xuất kinh doanh trong nước, khu vực và thế giới;
giúp DN duy trì mối quan hệ kinh doanh với các đối tác… Điều này sẽ giúp DN không
bị gián đoạn trong sản xuất, kinh doanh, qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Trên nền tảng của nhiều công nghệ mới mà cốt lõi là công nghệ số (trí tuệ
nhân tạo, dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện toán đám mây, Internet vạn vật…), chuyển
đổi số đang tạo ra không gian phát triển mới – kinh tế số, xã hội số, Chính phủ điện
tử. Đặc biệt, chuyển đổi số mở ra cơ hội to lớn cho Việt Nam phát triển đột phá,
nhanh chóng bắt kịp các nước phát triển cũng chỉ mới bắt đầu quá trình chuyển đổi
số.
Các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn hướng tới đổi mới và hấp thụ công
nghệ như một phương tiện nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh: các doanh
nghiệp của Việt Nam vẫn còn hạn chế trong việc đổi mới công nghệ so với các
nước ở giai đoạn phát triển tương tự. Cũng như ở nhiều nước đang phát triển khác,
các doanh nghiệp Việt Nam tiếp thu và hấp thụ công nghệ chủ yếu thông qua nhập
khẩu tư liệu sản xuất.Theo số liệu của một cuộc khảo sát về mức độ sẵn sàng của
Công nghiệp 4.0 tại Việt Nam, năm 2018, khoảng 15,1% doanh nghiệp ứng dụng
điện toán đám mây, 12,4% kết nối máy móc với thiết bị số hoá và
9,8% đã lắp đặt cảm biến số trong nhà máy. Các tỷ lệ này tuy nhỏ
nhưng cũng không quá chênh lệch so với tỷ lệ ở các nước phát triển.
Đại dịch Covid-19 cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ
khi các doanh nghiệp nhanh chóng áp dụng hoặc phát triển các công nghệ số để
giải quyết ảnh hưởng của các đợt bùng phát dịch tại Việt Nam đến sức khỏe và
kinh tế.
Trong thời gian qua, các chính sách khoa học và công nghệ cùng nhiều hoạt
động hỗ trợ của Nhà nước, Bộ Công Thương đã thúc đẩy hoạt động nghiên cứu,
ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển của lĩnh vực công nghiệp, cũng
như từng doanh nghiệp.
Đóng góp của tăng năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng VA của
một số ngành công nghiệp chủ lực có xu hướng tăng. Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia
hoạt động đổi mới công nghệ ngày càng cao.
Nhờ đó, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia có nền
công nghiệp có năng lực cạnh tranh toàn cầu (CIP) ở mức khá cao, thuộc nhóm các
quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp trung bình cao. Nhiều mặt hàng xuất
khẩu của nước ta tính đến nay đã có vị trí quan trọng trong xếp hạng thành tích
xuất khẩu của thế giới như: Dệt may (thứ 7 thế giới về xuất khẩu), da giày (xếp thứ
3 thế giới về sản xuất, thứ 2 về xuất khẩu), điện tử (xếp thứ 12 thế giới; trong đó,
mặt hàng điện thoại di động đứng thứ 2 thế giới), thủy sản (xếp thứ 4 thế giới), đồ
gỗ (xếp thứ 5 thế giới)…
Tại Công văn số 4862/BCT-KH gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc báo cáo
đánh giá tình hình thực hiện năm 2021, dự kiến kế hoạch năm 2022 ngành Công
Thương, Bộ Công Thương đã nêu định hướng nhiệm vụ và giải pháp sản xuất công
nghiệp năm 2022,

11
trong đó nhấn mạnh, tiếp tục phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu 0
để từng bước tạo ra những sản phẩm có thương hiệu quốc gia và có sức
cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới, tham gia sâu hơn trong chuỗi
giá trị toàn cầu.
Đặc biệt, tăng cường áp dụng hệ thống tổ chức sản xuất tiên tiến và ứng dụng
công nghệ cao, công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong sản xuất
công nghiệp cũng như đẩy nhanh ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại đối với
những ngành công nghiệp chủ lực, mũi nhọn và công nghiệp ưu tiên; tăng cường công
tác ứng dụng chuyển đổi số, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong hoạt
động sản xuất công nghiệp.
Trong công văn này cũng nêu cụ thể, đối với ngành than cần tăng cường áp dụng
các giải pháp kỹ thuật tiên tiến, tối ưu hóa các chỉ tiêu công nghệ để tiết giảm chi phí sản
xuất ở mức hợp lý và đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh; áp dụng đồng bộ các giải
pháp kỹ thuật và quản lý nhằm sử dụng tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm chi phí trong tất cả
các khâu thăm dò, khai thác, chế biến, kinh doanh than.
Ngành cơ khí, xây dựng các chính sách mới tập trung hỗ trợ để thúc đẩy nhanh
các dự án lớn trong ngành cơ khí; trong đó có chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt theo quy
định của Luật Đầu tư để hình thành các dự án lớn, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, chuyển giao
và làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo.
Ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, khuyến khích gia tăng tỷ lệ nội địa hóa trong ngành
ô tô; nghiên cứu các ưu đãi đầu tư đặc biệt làm thu hút các dự án sản xuất ô tô điện, ô tô
thân thiện với môi trường từ các tập đoàn ô tô đa quốc gia đầu tư tại Việt Nam, ưu tiên
các dự án có chuyển giao và làm chủ các công nghệ như sản xuất pin, động cơ điện, ECU
điều khiển…
Theo Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, thúc đẩy nghiên cứu, ứng
dụng công nghệ phục vụ phát triển cách mạng công nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển
đổi số tiếp tục là định hướng ưu tiên của Bộ trong xây dựng kế hoạch khoa học và công
nghệ trong thời gian tới. Đặc biệt, để triển khai Chương trình quốc gia phát triển công
nghệ cao đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 130/QĐ-TTg, Bộ
Công Thương đã phê duyệt khung Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp
công nghệ cao đến năm 2030, trong đó, tập trung vào việc phát triển, ứng dụng công
nghệ, sản phẩm, dịch vụ công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào trong các
ngành sản xuất công nghiệp, thúc đẩy hình thành và phát triển một số ngành, sản phẩm
công nghiệp công nghệ cao.
1.2. Chính sách kinh tế và pháp luật
1.2.1. Chính sách tiền tệ của Việt Nam năm 2023:
Những tháng đầu năm 2023, nhiều quốc gia tiếp tục đối mặt với rủi
ro suy thoái kinh tế kèm lạm phát cao. Lạm phát tăng cao nên xu hướng
thắt chặt tiền tệ là tất yếu, không tránh khỏi. Cụ thể, Fed tăng lãi suất với
tần suất và tốc độ nhanh nhất trong lịch sử,
1
10 lần liên tiếp, tăng 5% trong vòng 14 tháng; thương mại toàn cầu giảm, khủng
hoảng tại một số ngân hàng ở Mỹ, châu Âu tiếp tục đặt ra thách thức cho điều hành
chính sách tiền tệ trên toàn thế giới. Trong bối cảnh đó, đồng USD trở thành “hầm
trú ẩn” cho các nhà đầu tư, dòng tiền chảy ra khỏi các thị trường mới nổi và các
nước đang phát triển. Dự trữ ngoại hối của các nước sụt giảm gần 10.000 tỷ USD,
giảm gần 9% tổng dự trữ ngoại hối của các nước trước xu hướng dòng tiền đổi
chiều.
Trong khi đó, trong nước, kinh tế phục hồi nhưng chưa bền vững; thị trường
chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp đều gặp khó khăn đã tạo áp
lực rất lớn đối với việc điều hành chính sách tiền tệ. Với bối cảnh đó, sự chống
chọi của chính sách tiền tệ của các nước, đặc biệt của Việt Nam - một nước có độ
mở kinh tế lớn với các cú sốc này là rất căng thẳng.
Năm 2023 Ngân hàng Nhà nước sẽ tập trung vào các giải pháp, trong đó ưu
tiên cao nhất đảm bảo thanh khoản, giữ vững ổn định, an toàn hệ thống ngân hàng;
tiếp tục điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt
chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm góp phần
kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh
tế; ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối. Theo Ngân hàng Nhà nước, để tháo gỡ khó
khăn, ách tắc thanh khoản trong nền kinh tế, cần thúc đẩy giải ngân đầu tư công,
thực hiện giảm, giãn thuế, điều chỉnh giá bất động sản... để khơi thông dòng tiền
giữa các khu vực trong nền kinh tế.
Ngành ngân hàng đã chủ động, linh hoạt, thích ứng nhanh với tình hình
trong điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Cụ thể, NHNN điều
hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở nhằm ổn định thị trường tiền tệ. Theo đó,
NHNN duy trì các phiên chào mua giấy tờ có giá với khối lượng, kỳ hạn phù hợp
với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, bảo đảm thanh khoản cho các tổ chức tín
dụng, ổn định thị trường tiền tệ. Song song với đó, NHNN đã 3 lần điều chỉnh
giảm lãi suất điều hành nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh nghiệp và
người dân. Giảm lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh
nghiệp và người dân, NHNN đã điều chỉnh giảm 3 lần liên tục các mức lãi suất.

1
Việc liên tục điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành là giải 2
pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay để hỗ trợ
quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Quốc hội
và Chính phủ, qua đó tiếp tục định hướng giảm mặt bằng lãi suất cho
vay của thị trường, tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân, góp
phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
1.2.2. Chính sách tài khóa Việt Nam 2023:
Bước sang năm 2023, tình hình thế giới và trong nước diễn biến ngày càng
phức tạp đã tác động tới nền kinh tế, đời sống của người dân và tình hình sản xuất -
kinh doanh của doanh nghiệp. Nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, một loạt
giải pháp đã được Bộ Tài chính chủ động nghiên cứu và xây dựng. Theo đó, Bộ
Tài chính đã đề xuất với cấp có thẩm quyền các giải pháp giảm, gia hạn thuế, phí
và tiền thuê đất kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân và kiểm
soát lạm phát, như: giảm thuế bảo vệ môi trường các mặt hàng xăng dầu, giảm thuế
giá trị gia tăng, giảm tiền thuê đất, gia hạn thuế, phí và tiền thuê đất… góp phần
tiết giảm chi phí, kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Áp dụng cho
năm 2023 với tổng quy mô gói hỗ trợ khoảng 198,4 nghìn tỷ đồng, trong đó, số
tiền miễn, giảm là 77,2 nghìn tỷ đồng và số tiền gia hạn là 121,2 nghìn tỷ đồng.

Bộ Tài chính đã có công điện chỉ đạo các cơ quan Thuế thực hiện ngay các chính
sách liên quan đến vấn đề giãn, hoãn thuế. Quy mô của chương trình này tương đương
với quy mô thực hiện năm 2021 - 2022, sẽ hỗ trợ trực tiếp về tài chính cho doanh nghiệp
và người dân chậm nộp lên đến 112 nghìn tỷ đồng, trong đó thuế GTGT là khoảng trên
50.000 tỷ đồng, thuế TNDN là 42.000 tỷ đồng, tiền thu từ đất đai khoảng 3.500 tỷ đồng
và đối với các hộ kinh doanh xấp xỉ 300 tỷ đồng.
“Những giải pháp tháo gỡ khó khăn nêu trên là những chia sẻ, động viên và tạo
điều kiện để doanh nghiệp phát triển. Doanh nghiệp vừa là trung tâm vừa là động lực của
phát triển kinh tế, nên nếu doanh nghiệp phát triển thì nền kinh tế sẽ phát triển, chính
sách tài khóa ngày càng vững mạnh. Vì vậy, các hành động của Bộ Tài chính đều hướng
về doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn
mạnh. Trong giai đoạn khó khăn, chính sách ưu đãi như giãn, hoãn thời gian nộp thuế rất
quan trọng vì giúp doanh nghiệp tái đầu tư, trích lập quỹ dự phòng rủi ro. Trong bối cảnh
khó khăn tài chính, chính sách giãn thời gian nộp thuế giúp doanh nghiệp có dòng tiền để
cơ cấu sản phẩm.
Chính sách tài khóa đã hỗ trợ tích cực cho cộng đồng doanh nghiệp phục hồi sản
xuất - kinh doanh, dần chiếm lĩnh thị trường và phát triển trở lại. Có thể thấy, các nghĩa
vụ thuế đối với doanh nghiệp là khá phù hợp, mức độ điều tiết từ thuế của Việt Nam so
với các nước phát triển là tương đối thấp. Đặc biệt, việc tiếp tục duy trì
chính sách giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu đã tạo điều kiện
giảm chi phí sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp. PGS.TS. Lê Xuân
Trường cũng khẳng định, chính sách chi ngân sách và các giải pháp đẩy
nhanh tiến độ chi đầu tư phát triển một mặt tạo tiền đề phát triển kết cấu hạ tầng sớm cho
nền kinh tế, mặt khác giữ vai trò quan trọng là “vốn mồi” thúc đẩy các doanh nghiệp
phục hồi và phát triển.
Chi ngân sách nhà nước được kiểm soát chặt chẽ, đáp ứng nhiệm vụ chi phát sinh
theo tiến độ thực hiện và dư ̣ toán đươc giao c̣ ủa các đơn vi ̣ sử dung ngân ṣ ách. Khôi
phục niềm tin của nhà đầu tư đối với thi ̣ trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp,
bảo hiểm. Trước bối cảnh thu ngân sách nhà nước khó khăn, giải ngân chậm, yêu cầu
phải đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công Bộ Tài chính đã tham mưu trình Chính phủ
ban hành Nghị quyết số 50/NQ-CP, trong đó yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương, địa
phương cắt giảm những khoản chi ngân sách trung ương đã được giao trong dự toán đầu
năm nhưng đến ngày
3
30/6/2023 chưa phân bổ. Đồng thời, Bộ Tài chính cũng tiếp tục kiểm soát tốt nợ
công, tiếp tục tái cơ cấu theo hướng an toàn, bền vững và tăng cường kỷ cương kỷ
luật tài chính.
Tích cực, kịp thời có giải pháp và điều hành giá cả, thị trường phù hợp với
tình hình thực tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất – kinh doanh, kiểm soát lạm phát,
ổn định đời sống của người dân.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, quản lý nhà nước, khôi phục niềm tin của
nhà đầu tư đối với thi ̣ trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm. Thị
trường chứng khoán đã khôi phục tăng trưởng trở lại 6 tháng đầu năm…
Tiếp tục kiểm soát nợ công trong phạm vi Quốc hội cho phép, các nghĩa vụ
trả nợ dự phòng của ngân sách nhà nước, nợ chính quyền địa phương, đảm bảo uy
tín quốc gia, an ninh tài chính quốc gia, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay. Thực
hiện phát hành trái phiếu Chính phủ phù hợp với tiến độ thu, chi và giải ngân vốn
đầu tư công hiệu quả nhất.
Triển khai thực hiện hiệu quả các biện pháp, giải pháp về quản lý, điều hành
giá, bình ổn giá cả, thị trường, nhất là đối với các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết
yếu do nhà nước định giá; chú trọng công tác thông tin, truyền thông nhằm đưa
thông tin kịp thời, minh bạch, góp phần tạo đồng thuận xã hội đối với công tác điều
hành giá, ổn định tâm lý người tiêu dùng.

3
Khẩn trương vận hành sàn giao dịch trái phiếu doanh nghiệp 4
trong tháng 7/2023 Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính khẩn trương
xử lý thực chất, hiệu quả những tồn tại, bất cập của thị trường trái
phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm và thị trường chứng khoán.
Tiếp tục nâng cao kỷ luật, kỷ cương tài chính trong lĩnh vực tài chính công.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch việc sử
dụng ngân sách nhà nước, tài sản công, nhất là các lĩnh vực dễ phát sinh tham
nhũng, lãng phí. Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra chống buôn lậu, gian lận thương
mại, hàng giả.
Rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, nhất là về quản lý,
kiểm tra chuyên ngành để giảm chi phí, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa cho
doanh nghiệp, đẩy nhanh việc hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp và người
dân.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý Bộ Tài chính cần tiếp tục đẩy mạnh công tác
chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính, nhất là trong quản lý hóa đơn điện tử, đảm
bảo công khai, minh bạch, công bằng.
1.2.3. Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam:
Trong gần bốn thập kỉ (1986 - 2022), Việt Nam được xem là hình mẫu thành
công trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhờ môi trường đầu tư hấp
dẫn, nền tảng chính trị ổn định và tiềm năng tăng trưởng kinh tế khá cao. Năm
2022, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục rót vốn mạnh vào Việt Nam, vẫn xem
Việt Nam là điểm đến hấp dẫn với những lợi thế về địa lý, thể chế và môi trường
đầu tư ngày càng được hoàn thiện.
Trong năm 2022, tổng vốn FDI đăng kí vào Việt Nam đạt gần 27,72 tỉ USD, mức
vốn FDI thực hiện đạt kỉ lục 22,4 tỉ USD, tăng 13,5% so với cùng kì năm 2021. Đây là
số vốn FDI thực hiện cao nhất trong 5 năm (2017 - 2022).
Về quy mô đầu tư: Năm 2022, nhiều dự án được tăng vốn đầu tư từ đầu năm như
dự án sản xuất, chế tạo các sản phẩm điện tử, công nghệ cao được tăng vốn với quy mô
lớn; Dự án Samsung Electro-mechanics Việt Nam (Thái Nguyên) tăng vốn hai lần: Tăng
920 triệu USD (lần 1) và tăng 267 triệu USD (lần 2); Dự án Công ty TNHH Điện tử
Samsung HCMC CE Complex tăng vốn trên 841 triệu USD,...
Đối tác đầu tư: Năm 2022, có 108 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam;
trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 6,46 tỉ USD, Hàn Quốc đứng thứ
hai với gần 4,88 tỉ USD, Nhật Bản đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng kí hơn 4,78 tỉ
USD, tiếp theo là Trung Quốc (2,52 tỉ USD), Hồng Kông (2,22 tỉ USD).
Bảng: Top 5 nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại VN năm 2022 (nguồn: Bộ kế
hoạch và đầu tư)
Lĩnh vực đầu tư: Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành kinh tế,
trong đó: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 16,8
tỉ USD, chiếm 60,6% tổng vốn đầu tư đăng kí năm 2022; ngành kinh doanh bất động sản
đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 4,45 tỉ USD, chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư đăng
kí; tiếp theo lần lượt là các ngành sản xuất, phân phối điện (với vốn đầu tư đăng kí 2,26
tỉ USD), hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ với vốn đăng ký đạt gần 1,29 tỉ
USD; còn lại là các ngành khác.
Phân bổ đầu tư: Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 54 tỉnh, thành phố trên
cả nước trong năm 2022. Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng kí
hơn 3,94 tỉ USD, chiếm 14,2% tổng vốn đầu tư đăng kí và tăng 5,4% so với cùng kì năm
2021. Bình Dương đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 3,14 tỉ USD, chiếm 11,3% tổng
vốn, tăng 47,3% so với cùng kì năm 2021. Quảng Ninh xếp thứ ba với tổng vốn đầu tư
đăng kí gần 2,37 tỉ USD, chiếm 8,5% tổng vốn và tăng gấp hơn hai lần so với cùng kì
năm 2021.
Nhiều nhà đầu tư lớn trên thế giới như Apple, Goertek, Foxconn, Luxshare đang
có kế hoạch chuyển các hoạt động sản xuất và tăng vốn đầu tư vào Việt Nam. Apple đã
chuyển
5
11 nhà máy của các doanh nghiệp Đài Loan trong chuỗi cung ứng của hãng sang
Việt Nam càng khẳng định bước “chuyển mình” để Việt Nam trở thành trung tâm
sản xuất mới của thế giới.
Mục tiêu Việt Nam hướng đến trong giai đoạn 2021 - 2030 là thu hút được
nhiều hơn nữa các tập đoàn đầu tư nước ngoài lớn, đặc biệt là các tập đoàn nằm
trong danh sách Fortune 500. Hiện nay, chỉ có hơn 100 tập đoàn nằm trong danh
sách Fortune 500 có đầu tư tại Việt Nam, trong khi mục tiêu đặt ra là tăng 50% số
lượng tập đoàn đa quốc gia thuộc danh sách Fortune 500.
Với những lợi thế mà Việt Nam đang “dẫn điểm” trước các “đối thủ” đầu tư
khác như chính trị ổn định, kinh tế vĩ mô ổn định và có nhiều tiềm năng phát triển,

5
khả năng tiếp cận thị trường rộng lớn nhờ vào các hiệp định thương 6
mại tự do đã kí kết khiến Việt Nam trở thành quốc gia an toàn, bến đỗ
đầu tư hấp dẫn hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Các doanh
nghiệp Việt Nam đang sẵn sàng hợp tác đón nhận các dòng đầu tư
FDI từ các quốc gia có nguồn vốn dồi dào và trình độ công nghệ cao. Dù không
tránh được ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng Việt Nam vẫn được đánh giá
là “đất lành” thu hút vốn FDI chất lượng cao sau dịch Covid-19 và trở thành điểm
đến lí tưởng của dòng FDI.

1.2.4. Các văn bản pháp luật:


Bên cạnh các văn bản để điều chỉnh các chính sách tiền tệ, chính sách tài
khóa như Nghị quyết 43/2022/QH15, Nghị quyết 11/NQ-CP, Thông tư 1812/QĐ-
NHNN, Thông tư 313/QĐ-NHNN,... nhằm giúp nền kinh tế phục hồi và phát triển
thì mới đây vào ngày 21 tháng 4 năm 2023, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết
58/NQ-CP với nội dung “ VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP TRỌNG
TÂM HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CHỦ ĐỘNG THÍCH ỨNG, PHỤC HỒI
NHANH VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2025” .
Mục tiêu của Nghị quyết là hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp chủ động thích
ứng với tình hình mới, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và phục hồi nhanh,
đổi mới sáng tạo, phát triển sản xuất kinh doanh bền vững, nâng cao năng lực cạnh
tranh, tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu; lớn
mạnh về số lượng và chất lượng, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ,
chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

 Mục tiêu cụ thể là phấn đấu đến năm 2025:


a) Đạt 1,5 triệu doanh nghiệp; 8.000-10.000 hộ kinh doanh chuyển đổi thành
doanh
nghiệp.
b) Khu vực doanh nghiệp đóng góp khoảng 65-70% GDP cả nước, khoảng
30-35%
tổng việc làm trong nền kinh tế, 98-99% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.
c) Khoảng 35-40% tổng số doanh nghiệp có hoạt động ứng dụng khoa học và
công
nghệ, đổi mới sáng tạo.
d) 100% cơ sở kinh doanh bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh
được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; tối thiểu 30.000 cơ sở kinh doanh được hỗ
trợ thực hiện chuyển đổi số.
đ) Mỗi năm tăng 10% số lượng doanh nghiệp được xếp vào danh
sách doanh nghiệp
có giá trị thương hiệu cao nhất của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế
giới.
e) 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp đủ điều kiện được
cung cấp
dịch vụ công trực tuyến.
g) 80% doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo.
 Nghị quyết đã đưa ra hai nhóm nhiệm vụ và giải pháp cần triển khai như sau:
 Nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai trong ngắn hạn:
- Khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc, rào cản về pháp lý nhằm khơi thông
nguồn lực cho đầu tư sản xuất kinh doanh
- Hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp, tăng cường khả năng tiếp cận các
nguồn vốn ưu đãi, nguồn lực hỗ trợ của nhà nước
- Khắc phục đứt gãy chuỗi cung ứng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, mở
rộng thị trường trong nước
- Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp tạo cơ hội, ổn định việc làm cho người lao
động; đẩy mạnh triển khai chính sách, giải pháp hỗ trợ người lao động, đào
tạo, đào tạo lại, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người
lao động  Nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai trong trung và dài hạn:
- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cắt giảm, đơn giản hóa các
quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh
- Thúc đẩy chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp
- Hỗ trợ tái cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu
cầu đổi mới sáng tạo và cách mạng công nghiệp 4.0
- Tăng cường hiệu quả triển khai các chính sách và nguồn lực hỗ trợ doanh
nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động hội nhập quốc tế, nắm bắt và
đón đầu các xu hướng kinh doanh mới, xu hướng thị trường mới.

7
2. PHÂN TÍCH NGÀNH THEO MICHAEL PORTER
2.1. Rào cản gia nhập ngành
2.1.1. Chính sách pháp luật của nhà nước:
• Hạn chế:

7
Các quy định chính trị và pháp lý có thể tạo ra rào cản gia nhập 8
ngành gỗ bởi vì chính phủ đưa ra các quy định và chính sách về môi
trường, chính sách về lâm sản, các chính sách xuất nhập khẩu cho
ngành gỗ từ đó chúng có thể tạo ra sự không chắc chắn, tăng chi phí
sản xuất, hạn chế khả năng tiếp cận tài nguyên và thị trường, và đòi hỏi doanh
nghiệp phải tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định khắt khe. Để vượt qua những rào
cản này, các doanh nghiệp cần hiểu rõ các quy định và xây dựng chiến lược kinh
doanh phù hợp để tuân thủ và thích nghi với môi trường pháp lý và chính trị đang
thay đổi.
• Thuận lợi:
Tổ chức chuỗi các hội nghị giao ban xúc tiến thương mại hàng tháng nhằm
kịp thời hỗ trợ các DN chủ động nắm bắt thông tin thị trường, chính sách thương
mại của các nước để có kế hoạch, chiến lược xuất khẩu, tiếp cận thị trường. Hỗ trợ
về mặt truyền thông cho các doanh nghiệp, hướng tới mặt hàng có thế mạnh,
doanh nghiệp có thế mạnh sản xuất ở các thị trường chủ lực. Các cơ quan đại diện
khẳng định sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn,
vướng mắc và mở rộng, phát triển thị trường, đa dạng hóa thị trường, nhất là các
thị trường tiềm năng và còn dư địa như: Ấn Độ, Đông Âu, Trung Đông; phối hợp
chặt chẽ với các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả phòng ngừa, giải quyết thỏa đáng
các tranh chấp và phòng vệ thương mại, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của
các doanh nghiệp Việt Nam...
2.1.2. Khả năng tiếp cận kênh phân phối:
Trong 5 tháng đầu năm nay, lượng gỗ và các sản phẩm gỗ xuất khẩu giảm
sâu so với cùng kỳ năm 2023. Kim ngạch xuất khẩu nhìn chung giảm. Thị trường
xuất khẩu gỗ còn nhiều khó khăn:
Quý I năm 2023, mặt dù giảm tới 42,27% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng
Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu G&SPG lớn nhất của Việt Nam, đạt 1,38 tỷ
USD, chiếm tới 49% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG toàn ngành.
Cũng trong quý I/2023, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang thị trường Hàn
Quốc, Anh, Canda, Pháp, Australia, Hà Lan, Đức đều giảm khá mạnh so với cùng
kỳ năm ngoái. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang số ít thị trường
chủ lực tăng nhẹ:
Nhật Bản tăng 7,98%; Trung Quốc tăng 5,96%; Malaysia xấp xỉ cùng cùng năm
2022.
Hình 1: Thị phần về kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong
quý 1/2023
Nguồn: Báo cáo
tổng hợp

Nguồn: Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 33 – 2023


Nhu cầu với gỗ & sản phẩm gỗ của Việt Nam tại một số thị trường xuất khẩu:
Tại thị trường (Hoa Kỳ) Mỹ, tình trạng lạm phát đang gia tăng mạnh khiến cho
người dân ở các quốc gia này có xu hướng thắt chặt hơn chi tiêu. Hơn 80% người tiêu
dùng Mỹ cho hay sẽ giảm chi tiêu cho các sản phẩm trong vòng 3-6 tháng tới. Điều này
dẫn tới nhu cầu nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp Mỹ dự kiến giảm.
Ngoài ra, chính phủ Mỹ điều tra lẩn tránh thuế với một số sản phẩm gỗ của Việt Nam.
Điều này đang khiến cánh cửa xuất khẩu sản phẩm gỗ vào Mỹ dần bị thu hẹp đối với các
doanh nghiệp Việt Nam.

9
Trung Quốc là thị trường rộng lớn xét cả về tiêu thụ nội địa, xuất 1
khẩu và nhập khẩu gỗ. Dự kiến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ từ thị trường 0
Trung Quốc trong năm 2023 có thể 9 sẽ hồi phục. Lý do là bởi thị trường
bất động sản tại đây đang có các dấu hiệu tích cực. Cơ hội xuất khẩu sản
phẩm gỗ sang các thị trường khác như Hàn Quốc, Nhật Bản có nhiều tiềm năng tăng
trưởng trong năm 2023. Bởi khi đó khi hiệp định RCEP đi vào hiệu lực. Theo RCEP, cam
kết thuế quan khá thoáng khi bỏ thuế ở một loạt các mặt hàng trọng điểm xuất khẩu sang
15 thị trường trong khối. Đặc biệt là các thị trường xuất khẩu hàng đầu của ngành như
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, chiếm 32% thị phần xuất khẩu của Việt Nam.
2.1.3. Vấn đề môi trường:
Việc khai thác gỗ có thể gây ra tác động tiêu cực đối với môi trường và tài
nguyên rừng. Chính phủ và các tổ chức môi trường có thể đặt ra nhiều hạn chế để
bảo vệ môi trường. Một trong những vấn đề nghiêm trọng đối với ngành gỗ là tình
trạng phá rừng và tác động tiêu cực đến môi trường. Việc khai thác và chế biến gỗ
không bền vững đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường như tình trạng
xói mòn đất đai, sạt lở đất, biến đổi khí hậu và mất đi các loài động thực vật. Để
đối phó với thách thức này, cần phải thực hiện khai thác gỗ bền vững và tái tạo
rừng, đồng thời sử dụng công nghệ tiên tiến để giảm thiểu tác động đến môi trường
và cần có yêu cầu chứng nhận môi trường có thể tạo áp lực đối với các doanh
nghiệp phải tuân thủ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường khắt khe.
2.1.4. Khả năng khác dị biệt hóa sản phẩm:
Định vị trên thị trường mục tiêu: Trên cơ sở phân tích các đối thủ cạnh trang
và nhận thức người tiêu dùng về các đối thủ cạnh tranh, Công ty sản xuất các sản
phẩm đồ gỗ của công ty thuộc dạng hiện đại, kết hợp các kiểu dáng với nhau và
đơn giản hóa. Có kết hợp đa dạng hóa nguyên liệu sản xuất để cho ra nhiều dòng
sản phẩm. Kết hợp giữa các loại nguyên liệu gỗ với nhau kèm theo một số phụ
kiện, giá cả hợp lý, chất lượng sản phẩm và giao hàng đúng cam kết.
Các yếu tố khác biệt hóa: Chất lượng sản phẩm, khác biệt hoá sản phẩm cho
các khách hàng khác nhau, phát triển những sản phẩm riêng, sản phẩm ổn định và
giao hàng đúng thời hạn
2.1.5. Chi phí chuyển đổi:
Trong ngành gỗ, chi phí này không được xem là cao khi khách hàng chuyển
sử dụng sản phẩm từ gỗ sang sản phẩm khác. Hiện nay nhiều khách hàng họ lựa
chọn các sản phẩm thay thế như: da, sơn, gạch...Mà đặc điểm giá thành của các sản
phẩm thay thế này không cao, nên khách hàng dễ chuyển đổi để sử dụng.
2.1.6. Lợi thế của các doanh nghiệp hiện hữu không đến từ quy mô:
• Điều kiện tiếp cận nguyên vất liệu thô:

11
Hiện nay ước tính gỗ nguyên liệu trong nước đáp ứng được 75.2% 0
nhu cầu nguyên liệu. Còn lại 24.8% gỗ phải nhập khẩu. Gỗ nguyên liệu
nhập khẩu bao gồm gỗ xẻ, gỗ tròn, gỗ veneer, v.v., . Các loại gỗ này chủ yếu
nhập từ các thị trường như EU, Mỹ, Trung Quốc. Các nguyên vật liệu nhập
khẩu từ các thị trường trên doanh nghiệp đều chịu cước phí vận chuyển, rủi ro giao
dịch...
• Công nghệ sản xuất:
Trong thời đại kỹ thuật số, công nghệ thông tin đang được áp dụng rộng rãi trong
sản xuất gỗ. Các máy móc tự động, máy CNC, robot, hệ thống quản lý dữ liệu được sử
dụng để nâng cao năng suất, giảm thiểu lỗi sản xuất, tăng tính đồng nhất và độ chính xác
của sản phẩm gỗ. Tuy nhiên các doanh nghiệp ngành gỗ Việt đang mất dần sự cạnh tranh
với các doanh nghiệp quốc tế. Nguyên nhân, ở Việt Nam, ngành gỗ vẫn đang phải sử
dụng nhiều nhân công, quy trình sản xuất còn rườm rà, cồng kềnh làm gia tăng chi phí
sản xuất. Vấn đề này cho thấy các doanh nghiệp cần có sự đầu tư về công nghệ để rút
gọn công đoạn sản xuất.
Các công nghệ số đang phát triển rất nhanh, tạo ra nhiều thay đổi đối với ngành
gỗ. Các doanh nghiệp cần nắm bắt và sử dụng những công nghệ mới nhất để tăng cường
năng suất sản xuất, tăng cường chất lượng sản phẩm và cải thiện quy trình quản lý. Trong
bối cảnh nhu cầu thị trường thế giới đang giảm sâu, đồng thời, còn và đặt ra yêu cầu đơn
hàng nhỏ, thời gian giao hàng nhanh, trong khi ngành gỗ Việt Nam vẫn đang ở tình trạng
chi phí nhân công cao, tiêu phí nguyên vật liệu nhiều, đòi hỏi ngành gỗ, phải nâng cao
năng lực cạnh tranh. Trong đó, giải pháp về công nghệ là hết sức quan trọng.

2.2. Khả năng ép giá của khách hàng


Nhân tố có tác động mạnh mẽ đến các hoạt động chiến lược kinh doanh, cũng như
là sự tồn vong của doanh nghiệp chính là khách hàng. Do đó, hiểu được mong muốn của
khách hàng có thể giúp doanh nghiệp phát triển các chiến lược quan trọng về marketing
nhằm thu hút sự chú ý, kích thích sự quan tâm để tạo nên mối quan hệ bền lâu với khách
hàng cũ. Đồng thời, còn mở rộng thêm quy mô tiếp cận được các khách hàng mới. Tuy
nhiên, nếu khách hàng có thể nắm bắt đầy đủ và chi tiết thông tin về thị trường của
ngành hàng như số lượng, giá cả, chất lượng sản phẩm, mức độ phân phối… thì sẽ làm
tăng khả năng ép giá của khách hàng khiến doanh thu và lợi nhuận của ngành bị ảnh
hưởng.
Đặc biệt, với việc tham gia Hiệp định đối tác tự nguyện giữa Việt Nam và Liên
minh châu Âu về thực thi Luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản
(VPA/FLEGT),
EVFTA và các hiệp định thương mại khác đang mở ra nhiều cơ hội cho
ngành chế biến, gỗ, lâm sản xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể, sản phẩm gỗ
của Việt Nam đã thâm nhập đến 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, 3
thị trường lớn nhất là Mỹ chiếm trên 20%, EU chiếm 28%, Nhật Bản chiếm
24%. Điều này cho thấy người mua có tính tập trung cao và mua khối lượng hàng hóa
chiếm tỉ trọng lớn trong tổng doanh số của các doanh nghiệp trong ngành. Mặc dù trong
4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt
1
Nam đạt 5,48 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2021. Song, trong tháng
3/2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm 22,8% so với tháng 3/2022.
Vì các nhà sản xuất đồ nội thất phải chịu áp lực do các hoạt động quân sự gần đây
của Nga ở Ukraine đã đẩy chi phí vận chuyển và giá gỗ lên cao. Điều này cho thấy
có sự biến động trong cung cầu ngành gỗ.
Còn đối với thị trường nội địa, sản phẩm làm từ gỗ có độ phổ biến và tính dị
biệt hóa cao nên được cá nhân người tiêu dùng Việt Nam khá ưa chuộng trong việc
lựa chọn sử dụng khi chúng được phân loại theo nhóm với các đặc điểm riêng biệt
như màu sắc, vân gỗ, hương thơm đặc biệt, độ bền và khả năng chịu nước. Dẫu
thế, phí chuyển đổi khi người mua không muốn sử dụng sản phẩm của ngành có
thể cao do việc chuyển đổi số trong ngành gỗ còn chậm. Bên cạnh đó, nguy cơ
không tiêu thụ sản phẩm của ngành từ phía khách hàng vẫn có thể tồn tại nếu
doanh nghiệp thiếu vốn, thiếu nguyên liệu đầu vào hoặc giá tăng cao thiếu tính
cạnh tranh.
Theo thống kê, nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ bình quân của Việt Nam hiện khoảng 1,75
USD/người/tháng chiếm 1,56% tổng chi tiêu bình quân của họ (Khảo sát mức sống
dân cư năm 2022 của Tổng cục Thống kê). Ngoài ra, ngành công nghiệp chế biến
gỗ được nhà nước ta kỳ vọng sẽ là ngành kinh tế quan trọng trong tương lai, có thể
tạo nên dấu ấn đặc trưng và uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Vì vậy, tỷ lệ
lợi nhuận trong tương lai của ngành gỗ được xem là rất đáng để kỳ vọng.

1
2
Mụ c tiêu kinh tế ngà nh gỗ tạ i Việt Nam
25
20.4
20 18.5
Tỷ USD
15

10
5 6
4.6
5
1.5
0
2025 2030
Nă m

Giá trị xuấ t khẩ u gỗ và lâ m sả n Giá trị gỗ và lâ m sả n tiêu thụ nộ i địa Khá c

(Nguồn: Quyết định số 327/QĐ-TTg ngày 10/3/2022 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả
giai đoạn 20212030)
2.3. Áp lực từ nhà cung cấp
Hiện nay ước tính gỗ nguyên liệu trong nước đáp ứng được 75.2% nhu cầu
nguyên liệu. Còn lại 24.8% gỗ phải nhập khẩu. Việt Nam có diện tích rừng rộng lớn và
đa dạng, mang lại nguồn cung gỗ phong phú. Các khu vực như miền Bắc, miền Trung và
miền Nam đều có khả năng khai thác gỗ và sản xuất gỗ chế biến và nguồn nguyên liệu
mang đến doanh nghiệp sản xuất là đáng tin cậy và liên tục. Nguồn nguyên liệu gỗ trong
nước được khai thác từ 3.69 triệu ha rừng trồng sản xuất, chiếm khoảng 53%. Lượng gỗ
còn lại từ cây trồng phân tán, rừng cao su thanh lý. Tuy nhiên, gần 70% là gỗ có kích
thước nhỏ dùng để sản xuất các sản phẩm như dăm gỗ, các loại ván nhân tạo, viên nén.
Gỗ nguyên liệu nhập khẩu bao gồm gỗ xẻ, gỗ tròn, gỗ veneer, v.v., . Các loại gỗ này chủ
yếu nhập từ các thị trường như EU, Mỹ, Trung Quốc. Sản lượng gỗ nguyên liệu khai thác
trong nước tăng trưởng ổn định qua các năm. Trong quý 1 năm 2023, sản lượng gỗ khai
thác đạt khoảng 3.4 triệu m3 , tăng 4.2% so với cùng kỳ năm trước. Theo báo cáo của
VIRAC, sản lượng nhập khẩu gỗ nguyên liệu trong quý 1 năm 2023 giảm 3% so với
cùng kỳ 2022; đạt khoảng 1.6 triệu m3. Tương ứng với trị giá nhập khẩu ước đạt 710
triệu USD, giảm 1.4% so với cùng kỳ 2022. Cũng theo báo cáo của VIRAC, gỗ xẻ vẫn là
mặt hàng nhập khẩu chủ lực của Việt Nam. Với kim ngạch nhập khẩu ước đạt 320 triệu
USD, tăng 8.5% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 45.4% tỷ trọng nhập
khẩu gỗ nguyên liệu. Tiếp theo sau là các mặt hàng như gỗ tròn (kim ngạch
ước đạt 196 triệu USD, chiếm tỷ trọng 27.7%), gỗ veneer (kim ngạch ước
đạt 82 triệu USD, chiếm tỷ trọng 11.6%).
Một số doanh nghiệp lớn trong ngành gỗ ở Việt Nam là Trường Thành
Furniture Corporation (TTF), Vietnam Rubber Group (VRG), Hoàng Anh Gia Lai
Group (HAGL) và Phú Tài Group. Những doanh nghiệp này sở hữu quyền kiểm soát
nguồn nguyên liệu, bao gồm rừng và khu vực khai thác gỗ, nhờ vào các chính sách ưu
đãi của nhà nước và các hợp đồng dài hạn với các đối tác nước ngoài. Điều này mang lại
sức mạnh đàm phán và kiểm soát giá cả, ảnh hưởng đến lợi nhuận và cạnh tranh của các
doanh nghiệp khác. Chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế như FSC và PEFC là những chứng
chỉ uy tín và công nhận rằng các sản phẩm gỗ đến từ các nguồn rừng được quản lý một
cách bền vững, có trách nhiệm với môi trường và xã hội. Để đạt được chứng nhận này,
các doanh nghiệp gỗ ở Việt Nam phải tuân thủ các tiêu chuẩn và quy trình nghiêm ngặt,
bao gồm cả chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) từ rừng đến khách hàng cuối cùng. Bên
cạnh đó, một số doanh nghiệp gỗ ở Việt Nam đã đạt được chứng nhận FSC và PEFC,
hoặc đang trong quá trình xin cấp.
Ví dụ như, Công ty Cổ phần Woodsland: Đây là doanh nghiệp tiên phong đầu tư và cam
kết bao tiêu gỗ rừng được cấp chứng chỉ FSC cho người dân, đồng thời mang đến nhiều
cơ hội việc làm cho người lao động vùng trồng rừng với hệ thống nhà máy quy mô, hiện
đại từ đó có thể tiếp cận các thị trường khó tính, nơi tiêu chuẩn bền vững và môi trường
là yếu tố quan trọng. Điều này giúp tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm gỗ, nâng cao
thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp thể hiện sự cam kết với việc bảo vệ rừng, môi
trường và xã hội. Điều đó cũng gây sức ép cho các doanh nghiệp vì nhà cung cấp có thể
tạo ra sức ép bằng 3 cách cung cấp sản phẩm gỗ chất lượng cao và đáp ứng các yêu cầu
kỹ thuật và tiêu chuẩn của khách hàng. Nếu nhà cung cấp có thể cung cấp các sản phẩm
gỗ chất lượng vượt trội, họ có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh và sức ép giá cả. Sản phẩm
của nhà cung cấp trong ngành gỗ có thể cạnh tranh với các sản phẩm thay thế khác như
vật liệu xây dựng khác, nhựa, kim loại và các vật liệu tổng hợp. Tuy nhiên, gỗ vẫn được
sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như nội thất, xây dựng, vận chuyển và năng lượng
tái tạo. Do đó, sản phẩm gỗ vẫn có thể giữ được vị trí cạnh tranh và có thể có thị phần ổn
định trong thị trường. Các doanh nghiệp trong ngành gỗ không nhất thiết phải là khách
hàng quan trọng của nhà cung cấp. Tuy nhiên, sự ổn định và sự phát triển của ngành gỗ
phụ thuộc vào mối quan hệ và sự hợp tác giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng. Sản
phẩm của nhà cung cấp gỗ có thể là sản phẩm đầu vào quan trọng cho các doanh nghiệp
trong ngành gỗ, nhưng cũng có thể tồn tại các nguồn cung khác. Điều này phụ thuộc vào
chiến lược và mô hình kinh doanh của từng công ty trong ngành. Sản phẩm của nhà cung

3
cấp gỗ có thể có tính đặc trưng khác biệt, như gỗ hiếm, loại gỗ độc đáo hoặc 4
gỗ có chất lượng cao. Những đặc điểm này có thể tạo ra chi phí chuyển đổi
lớn nếu các doanh nghiệp phải thay đổi nhà cung cấp hoặc tìm nguồn gỗ
thay thế. Điều này có thể ảnh hưởng đến cạnh tranh và lợi nhuận của các
công ty trong ngành. Khả năng tích hợp với các doanh nghiệp trong ngành phụ thuộc vào
quan hệ và sự hợp tác giữa các bên. Sự tích hợp có thể giúp cải thiện hiệu quả và tăng
cường sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư đã tác động tiêu cực, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, chế biến của các doanh nghiệp ngành gỗ,
nhất là tại các địa phương khu vực phía Nam. Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt
Nam (VIFOREST), tình hình dịch bệnh tăng cao khiến cho khoảng 60-65% các
nhà máy ở Bình Dương, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh phải dừng sản xuất.
Các nhà máy còn lại chỉ hoạt động xấp xỉ 30-40% cả về lao động và công suất.
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng Tám ước tính đạt 850 triệu USD,
giảm 34,6% so với tháng 7/2021 và giảm 26,9% so với cùng kỳ năm trước. Nếu
dịch bệnh không được kiểm soát, kim ngạch xuất khẩu gỗ nửa cuối tháng chín và
sau đó có thể còn giảm sâu hơn nữa. Các chuỗi cung ứng bị đứt gãy cả về nguồn
gỗ nguyên liệu, vật tư đầu vào cho ngành cũng như sản phẩm xuất khẩu và tiêu thụ
nội địa. Những nguồn cung cấp sắt, thép, nhôm, hóa chất, bao bì, vật tư từ các
vùng phía
Nam gián đoạn dẫn đến sự gia tăng về chi phí. Các nhà sản xuất đồ nội thất cũng
đang chịu áp lực do các hoạt động quân sự gần đây của Nga ở Ukraine đã đẩy chi
phí vận chuyển và giá gỗ lên cao. Ngành chế biến gỗ nước ta hiện đang sử dụng
nguồn nguyên liệu từ rừng trồng trong nước và nhập khẩu, không chỉ nguồn
nguyên liệu gỗ nhập khẩu tăng giá mà nguồn trong nước cũng tăng mạnh làm tăng
chi phí và giảm lợi nhuận. Nếu nhà cung cấp tăng giá cả hoặc áp đặt các ràng buộc
về nguồn cung, các doanh nghiệp trong ngành gỗ có thể phải đối mặt với tăng chi
phí nguyên liệu và giảm lợi nhuận. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức cạnh tranh
và khả năng tăng trưởng của các doanh nghiệp. Điều này có thể dẫn đến mất mát
doanh thu và sự mất lòng tin. Chất lượng gỗ từ rừng trồng trong nước vẫn còn
thấp, do đó hoạt động chế biến sản phẩm xuất khẩu vẫn phụ thuộc nhiều vào
nguyên liệu nhập khẩu. Tình trạng chậm giao hàng, hủy đơn hàng, không dám
nhận đơn hàng mới đã và đang diễn ra ở hầu hết các doanh nghiệp chế biến gỗ.
Nếu nhà cung cấp không đảm bảo nguồn cung ổn định và đáng tin cậy, các doanh
nghiệp trong ngành gỗ có thể gặp rủi ro về khả năng sản xuất và đáp ứng nhu cầu
của khách hàng. Ngành gỗ Việt Nam đối mặt với áp lực duy trì xuất khẩu bởi quý
III/2021 là thời điểm mấu chốt để doanh nghiệp chuẩn bị đơn hàng cho thị trường
Mỹ và Châu Âu, phục vụ dịp Nô-en và cuối năm. 2.4. Tác động từ
các sản phẩm thay thế
2.4.1. Các sản phẩm thay thế :
- Gỗ nhân tạo : Sản phẩm này bao gồm các vật liệu như gỗ dán ép, gỗ ghép,
và các sản phẩm khác được tạo ra bằng cách kết hợp gỗ nhỏ thành các tấm lớn hơn. Điều
này giúp tối ưu hóa sử dụng tài nguyên gỗ và giảm lượng rác thải.
- Gỗ tái chế: Sử dụng gỗ tái chế từ các nguồn khác nhau giúp giảm áp lực
lên rừng và giữ cho gỗ đã sử dụng có thể được tái chế và sử dụng lại.
- Sàn và tường từ vật liệu tổng hợp: Các vật liệu như gạch, gạch vinyl, và
sàn nhựa có thể thay thế cho sàn và tường gỗ trong nhiều ứng dụng.
- Gỗ cấy tử nhiên : Bamboo là một nguồn tài nguyên tái tạo nhanh chóng và
có khả năng tái chế. Nó được sử dụng làm đồ nội thất, sàn và nhiều ứng dụng khác.
- Vật liệu composite: Các vật liệu như MDF (Medium-Density Fiberboard)
và HDF (High-Density Fiberboard) được tạo ra từ việc kết hợp sợi gỗ và chất kết dính,
giúp tạo ra các sản phẩm có độ bền và độ ổn định cao hơn so với gỗ tự nhiên.
2.4.2. Sản phẩm của ngành và sản phẩm thay thế có sự khác biệt :
a)Nguồn Gốc:
- Sản Phẩm Ngành Gỗ: Sử dụng gỗ từ cây cảnh quan, chủ yếu là cây rừng,
và có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau như gỗ cứng, gỗ mềm, v.v.
- Sản Phẩm Thay Thế: Sử dụng nguồn gốc đa dạng hơn, bao gồm gỗ tái chế,
gỗ nhân tạo, sợi gỗ, và các vật liệu tổng hợp.
b)Tính Năng Vật Liệu:
- Sản Phẩm Ngành Gỗ: Các sản phẩm có thể có đặc tính tự nhiên và thẩm
mỹ của gỗ tự nhiên như vẻ ngoại hình ấn tượng, mùi thơm tự nhiên và độ bền.
- Sản Phẩm Thay Thế: Các sản phẩm thường có đặc tính kỹ thuật được điều
chỉnh để đáp ứng yêu cầu cụ thể, chẳng hạn như độ ổn định cao, khả năng chống mối
mọt, và dễ chế tạo.
c)Ảnh Hưởng Môi Trường:
5
- Sản Phẩm Ngành Gỗ: Có thể tạo áp lực lớn lên rừng và môi trường nếu
không được quản lý bền vững.

5
- Sản Phẩm Thay Thế: Thường được xem là lựa chọn thân thiện 6
với môi trường hơn, đặc biệt là khi sử dụng nguồn gốc tái tạo hoặc tái chế.
d)Giá Trị Thẩm Mỹ:
- Sản Phẩm Ngành Gỗ: Thường có giá trị thẩm mỹ cao và độ ấn tượng tự
nhiên.
- Sản Phẩm Thay Thế: Có thể có sự đa dạng trong kiểu dáng và màu sắc,
nhưng không phải lúc nào cũng giữ được vẻ tự nhiên của gỗ.
e)Đặc Tính Kỹ Thuật:
- Sản Phẩm Ngành Gỗ: Có độ ổn định và độ bền tự nhiên, nhưng có thể phản
ứng với môi trường như ẩm.
- Sản Phẩm Thay Thế: Có thể được thiết kế để có đặc tính kỹ thuật cụ thể,
chẳng hạn như chống nước, chống cháy, và độ bền cao.
2.4.3. Tác động của sản phẩm thay thế đối với sản phẩm của ngành gỗ:
Ngành công nghiệp gỗ, trải qua nhiều thăng trầm và thách thức, đang đối
mặt với sự xuất hiện mạnh mẽ của các sản phẩm thay thế. Những sản phẩm này,
được phát triển với mục tiêu giảm áp lực đối với nguồn cung gỗ và bảo vệ môi
trường, đã tạo ra một loạt các ảnh hưởng đối với ngành công nghiệp truyền thống.
Một trong những ảnh hưởng quan trọng nhất đến ngành công nghiệp gỗ là
cạnh tranh về tài nguyên. Ngành gỗ đang phải đối mặt với áp lực từ yêu cầu bền
vững và quản lý tài nguyên gỗ một cách chặt chẽ, điều này có thể làm tăng chi phí
sản xuất. Ngược lại, các sản phẩm thay thế sử dụng nguồn nguyên liệu tái tạo và
tái chế có thể tạo ra áp lực cạnh tranh, đặt ra câu hỏi về sự cân nhắc giữa giữ chất
lượng sản phẩm và bền vững.
Sự thay đổi trong thị trường và xu hướng tiêu dùng cũng góp phần làm biến
đổi ngành công nghiệp gỗ. Người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến sự bền vững
và tác động môi trường của sản phẩm mà họ mua. Sự xuất hiện của các sản phẩm
thay thế được quảng bá là bền vững và thân thiện với môi trường có thể làm thay
đổi sở thích mua sắm và ưu tiên của người tiêu dùng.
Đối mặt với sự cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế, ngành công nghiệp gỗ
cũng đang phải đối mặt với áp lực giảm giá. Các sản phẩm giả mạo hoặc giá rẻ hơn
từ các nguồn khác nhau có thể đưa ra thách thức đối với ngành này, đặt ra câu hỏi
về khả năng cạnh tranh và giữ chất lượng trong khi giữ giá cả hấp dẫn cho người
tiêu dùng.
Sự đa dạng hóa trong lựa chọn cũng đang thách thức ngành
công nghiệp gỗ. Cần phải mở rộng và đa dạng hóa dòng sản phẩm để
đáp ứng sự đổi mới và sự đa dạng trong yêu cầu của thị trường. Sự
thay đổi này có thể đồng nghĩa với việc đầu tư vào công nghệ và quy
trình sản xuất mới.
Cuối cùng, sự tác động này không chỉ mang lại những thách thức mà còn mở ra cơ
hội hợp tác. Ngành công nghiệp gỗ có thể xem xét việc hợp tác với các doanh nghiệp sản
xuất sản phẩm thay thế để tận dụng sức mạnh của cả hai phía.
Trong bối cảnh này, khả năng thích ứng của ngành công nghiệp gỗ trở nên quan
trọng. Việc tìm kiếm sự cân bằng giữa bền vững, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh
tranh sẽ quyết định sự thành công của ngành này trong thời đại của các sản phẩm thay
thế.
2.4.4. Sự ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận và khả năng phát triển của
ngành gỗ :
Trong bối cảnh ngày nay, ngành công nghiệp gỗ đang phải đối mặt với áp lực lớn
từ các sản phẩm thay thế, đặt ra nhiều thách thức và cơ hội đối với sự phát triển của
ngành này. Áp lực này không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận mà còn thách
thức khả năng phát triển bền vững của ngành gỗ.
Một trong những tác động đầu tiên của áp lực đó là sự cạnh tranh về giá. Sự xuất
hiện của các sản phẩm thay thế, có thể là các vật liệu hay sản phẩm khác thay thế gỗ, đặt
ra thách thức về việc giữ giá cả cạnh tranh mà vẫn bảo đảm lợi nhuận cho các doanh
nghiệp ngành gỗ. Điều này càng trở nên quan trọng khi khả năng tiêu thụ của người tiêu
dùng thường ổn định hoặc giảm đi.
Sự chia sẻ thị trường là một vấn đề khác mà ngành gỗ đang phải đối mặt. Sản
phẩm thay thế có thể thu hút một phần khách hàng truyền thống của ngành gỗ, đặt ra
thách thức trong việc duy trì và mở rộng thị phần của các doanh nghiệp. Điều này yêu
cầu ngành gỗ cần phải tập trung vào nghiên cứu và phát triển, tạo ra những sản phẩm độc
đáo và hấp dẫn để giữ chân khách hàng.
Tính công nghệ và hiện đại của các sản phẩm thay thế cũng tạo ra áp lực lớn. Nếu
những sản phẩm này mang lại trải nghiệm hiện đại và tính tiện ích cao, người tiêu dùng
có thể lựa chọn chúng thay vì sản phẩm gỗ truyền thống. Điều này đặt ra thách thức đối
với ngành gỗ để nhanh chóng thích ứng với các xu hướng công nghiệp mới và cải thiện
sản phẩm của mình.
Quản lý tài nguyên và bền vững là một khía cạnh quan trọng khi xem xét ảnh
hưởng của sản phẩm thay thế. Nếu sản phẩm thay thế được coi là lựa chọn có tác động
7
tích cực hơn đối với môi trường, ngành gỗ cần phải cải thiện quản lý tài 8
nguyên và thực hiện chiến lược bền vững để không chỉ giữ chân khách hàng
mà còn thu hút những người quan tâm đến vấn đề môi trường.
Trong bối cảnh này, chiến lược thương hiệu và tiếp thị trở nên quan trọng hơn bao
giờ hết. Ngành gỗ cần xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ, tôn vinh giá trị của sản phẩm
và truyền đạt điều này một cách hiệu quả đến khách hàng. Đồng thời, chiến lược tiếp thị
7 linh hoạt sẽ giúp ngành gỗ giữ vững vị thế của mình trước sự cạnh tranh từ sản phẩm
thay thế.

Tóm lại, áp lực từ sản phẩm thay thế không chỉ đánh thức sự sáng tạo trong
ngành gỗ mà còn là cơ hội để phát triển một cách bền vững. Sự nhạy bén trong
đánh giá thị trường, linh hoạt trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh và sự tập
trung vào nhu cầu thực sự của khách hàng sẽ giúp ngành gỗ vượt qua thách thức
này và phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ biến động.
2.5. Mức độ canh tranh trên thị trường trong ngành
2.5.1. Số lượng và quy mô của các DN trong ngành:
Ngành công nghiệp gỗ ở Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và đáng kể
trong những năm gần đây. Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu gỗ
hàng đầu trên thế giới và đã có một nền công nghiệp gỗ mạnh mẽ.
Số lượng và quy mô của các doanh nghiệp trong ngành có thể thay đổi theo
thời gian và điều kiện kinh tế. Điều này có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như
chính sách công nghiệp, điều kiện thị trường và sự thay đổi trong nhu cầu của
khách hàng. Tại thời điểm hiện tại, Việt Nam có khoảng hơn 5.400 doanh nghiệp
đầu tư vào sản xuất, chế biến đồ gỗ, là những doanh nghiệp lớn cũng như một số
doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực này. Các công ty trong ngành
công nghiệp gỗ có thể tham gia vào các hoạt động khác nhau, bao gồm khai thác
gỗ chế biến gỗ, sản xuất đồ nội thất và xuất khẩu gỗ như Công ty Cổ phần Gỗ Đức
Thành, Công ty Cổ phần Gỗ Trường Thành, Công ty Cổ phần Xây dựng và Nội
thất Hòa Bình, Công ty Cổ phần Gỗ An Cường,...
Trên thị trường nội địa, ngành công nghiệp gỗ Việt Nam gặp phải sự cạnh
tranh từ các doanh nghiệp trong nước khác nhau. Các doanh nghiệp này có thể sản
xuất các sản phẩm gỗ từ nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước khác.
Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng sản phẩm, giá cả,
thương hiệu và quy mô sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải đối
mặt với sự cạnh tranh để giành được thị phần và khách hàng. Điều này thúc đẩy sự
cải tiến, tăng cường chất lượng sản phẩm và cung cấp giá cả cạnh tranh để thu hút
khách hàng. Các doanh nghiệp lớn với qui mô lớn thường có lợi thế
cạnh tranh. Họ có khả năng đầu tư vào công nghệ tiên tiến, tối ưu hóa
quy trình sản xuất và mua nguyên liệu với giá tốt hơn, từ có cung cấp
sản phẩm với giá cả cạnh tranh hơn.
2.5.2. Tốc độ và khả năng tăng trưởng:
Trong những tháng đầu năm 2023, tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ
diễn biến không mấy tích cực, tình trạng thiếu hụt đơn hàng phổ biến ở hầu hết các
doanh nghiệp. Thống kê của Cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn cho thấy giá trị xuất khẩu lâm sản 6 tháng đầu năm 2023 đạt 6,42 tỉ USD,
giảm 28,8% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ đạt 5,96 tỉ
USD, giảm 29%; lâm sản ngoài gỗ 455,7 triệu USD, giảm 26,2%.
Tuy nhiên, từ tháng 6/2023 đến nay, tình hình xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ
của Việt Nam đã có những tín hiệu phục hồi khả quan, bình quân mỗi tháng có thể đạt
trên
1,2 tỷ USD/tháng, cao hơn 3,7% so với tháng 5. Đây là tín hiệu đáng mừng cho những
tháng cuối năm của ngành gỗ. Theo dự báo, từ nay đến cuối năm, xuất khẩu gỗ và các
sản phẩm từ gỗ có thể đạt thêm 6 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm
2023 lên khoảng 14 - 14,5 tỷ USD.
So với mức phát triển GDP trung bình của toàn cầu ở mức 3%, tốc độ tăng trưởng
kép của ngành nội thất thế giới là 4,5%, ngành chế biến gỗ Việt Nam phát triển trung
bình 15,4%/năm, chứng tỏ vị thế và tiềm năng của ngành rất lớn.
Tốc độ tăng trưởng của ngành gỗ đã tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng
quy mô sản xuất. Khi ngành gỗ phát triển, doanh nghiệp có thể gia tăng năng lực sản
xuất, mở rộng dây chuyền sản xuất và tăng khả năng cung ứng. Điều này giúp tăng khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường và cung cấp sản
phẩm đa dạng và chất lượng cao. Khuyến khích các doanh nghiệp trong ngành tăng
cường hợp tác và liên kết trong chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp có thể hợp tác để chia
sẻ nguồn cung cấp, tăng cường quyền lực đàm phán với khách hàng và tìm kiếm cơ hội
hợp tác đầu tư. Qua đó, cường độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành được
tăng cường và giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững.
2.5.3. Định phí hoặc chi phí lưu kho cao:
Định phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí của các doanh nghiệp trong ngành
gỗ, việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dây chuyền sản xuất và chế biến đối với các doanh
nghiệp ngành gỗ tùy quy mô là các khoản chi phí nằm ở mức cao, vì ngoài việc do đặc
thù sản phẩm ngành gỗ (cồng kềnh, tốn diện tích, cần bảo quản môi trường thích hợp,

9
không tháo rời,..) nên chi phí về thuê mặt bằng, sân bãi, kho lưu trữ là 1
khoản chi phí được đầu tư rất lớn thì chi cho vật tư sản xuất trong ngành 0
như: máy cưa, máy khoan, máy nén ép,... có tính chất chuyển đổi công nghệ
cao cũng có giá trị lớn, nguyên vật liệu gỗ đầu vào cũng có giá trị rất lớn,
chi phí thuê và đào tạo nhân công cũng đáng kể vì sản phẩm ngành có giá trị cao, đòi hỏi
tay nghề và kỹ thuật tốt, chi phí vận chuyển và lưu kho cao do đặc thù sản phẩm và cũng
bởi hoạt động xuất-nhập khẩu trong ngành rất phát triển,... Tuy sản phẩm của ngành
không là nhu yếu phẩm nhưng sản phẩm của ngành thường có giá trị lớn, tạo cơ hội cho
các doanh nghiệp trong ngành tìm kiếm lợi nhuận. Chính những điều này đã dẫn đến
cạnh tranh trong ngành diễn ra gay gắt, đặc biệt là cạnh tranh về giá và thị phần. Vì ngoài
áp lực thúc đẩy hàng bán để có thể đảm bảo thu hồi được định phí cao đã là một thách
thức, doanh nghiệp còn cần phải kiếm được mức doanh thu cao hơn để có thể tái sản
xuất, đảm bảo chi cho đầu vào sản xuất cũng có giá trị lớn, điều này buộc doanh nghiệp
muốn duy trì hoạt động phải mau chóng bán được hàng.
9
Ở thị trường nội địa, do có lợi thế sản xuất nên trường trong nước từ bình
dân đến cao cấp và sang trọng trong thời gian qua, các doanh nghiệp trong nước
như Hòa Phát, An Cường, Thiên Ân, Kim Thành, AA Corporation, Công ty AHD,
Phố Xinh cũng đã khai thác tốt. Dù vậy, sản phẩm trong nước chưa cạnh tranh với
hàng nhập khẩu ở mảng bán lẻ, nhất là ở phân phúc bình dân mà chỉ đi vào phân
khúc trung – cao cấp, hoặc vào một số công ty, công trình,... Ở phân khúc phổ
thông chỉ có các làng nghề, các doanh nghiệp nhỏ mới tham gia sản xuất hàng nội
thất với quy mô nhỏ, còn các doanh nghiệp gỗ có quy mô lớn thường chỉ chú trọng
xuất khẩu vì thế mà thị trường gỗ nội thất trong nước đang bị lấn át bởi sản phẩm
nhập khẩu hay được sản xuất theo mẫu mã nhập từ nước ngoài, nhất là sản phẩm
giá rẻ, bình dân từ Trung Quốc. Thị trường nước ngoài đang là cơ hội rất lớn đối
với các doanh nghiệp trong ngành ở Việt Nam. Bằng chứng là xuất khẩu gỗ và các
sản phẩm gỗ cùng với thủy sản là những ngày xuất khẩu mũi nhọn của nước ta,
kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 5 trong các ngành hàng xuất khẩu (chỉ sau điện
thoại, linh kiện điện tử, thiết bị máy móc, da giày, dệt may); xuất khẩu sang hơn
140 quốc gia và vùng lãnh thổ, giữ vị trí thứ nhất Đông Nam Á, thứ 2 châu Á (sau
Trung Quốc) và thứ 5 trên thế giới (Trung Quốc, Đức, Ba Lan, Ý); giá trị xuất siêu
trung bình từ 8-10 tỉ đô la mỗi năm. Năm 2022, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 17,1 tỉ
đô la. Tuy nhiên, cả về nguồn cung nguyên vật liệu và phương tiện lưu thông hàng
hóa của ngành đều phụ thuộc rất lớn từ nước ngoài làm giảm sức cạnh tranh về giá
của sản phầm ngành, trong khi ở một sân chơi lớn hơn, sự cạnh tranh là khốc liệt
hơn.
Từ sau đại dịch Covid-19, khi ngành gỗ chưa thực sự phục hồi
hoàn toàn thì những tác động của khủng hoảng kinh tế trên toàn thế
giới càng làm trầm trọng hơn tình hình kinh doanh ngành gỗ. Thị
trường suy giảm sức mua mạnh cả nội địa lẫn nước ngoài dẫn tới
cường độ cạnh tranh trong ngành ngày một tăng lên. Tính 2 quý đầu năm 2023 của
các doanh nghiệp ngành gỗ, lượng đơn hàng cho sản xuất trong thời điểm này chỉ
đạt 35-40% công suất. Thị trường chủ yếu ngành gỗ Việt Nam là các nước châu
Âu, Mỹ và Úc. Được biết, trong số các thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ
của Việt Nam, Mỹ chiếm trên 60% kim ngạch, đã giảm mạnh. Cùng với việc Trung
Quốc mở cửa trở lại thách thức sẽ nhiều hơn thuận lợi cho các doanh nghiệp gỗ và
sản phẩm gỗ Việt Nam. Hiện Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam
tại thị trường Mỹ. 2 quốc gia đang có thị phần tại Mỹ gần ngang nhau, ở mức
khoảng 31%.

11
0

Nguồn: Báo Vneconomy


Việc Nga bị cấm xuất khẩu gỗ bởi tổ chức FSC đã khiến thị trường gỗ nguyên liệu
quốc tế rơi vào tình trạng thiếu hụt về nguồn cung. Biến động giá xăng dầu, việc thiếu
container rỗng, tình trạng kẹt cảng nhiều nơi trên thế giới, đang kéo biên độ lợi nhuận
của doanh nghiệp xuống rất thấp và sự cạnh tranh về nguyên liệu, giá cả ngày càng khốc
liệt hơn. Thách thức lớn khi mọi chi phí đồng loạt tăng cao, trong đó phải kể đến chi phí
vận hành, chi phí nguyên vật liệu, chi phí xăng dầu, vận chuyển ảnh hưởng đến toàn bộ
chuỗi giá trị ngành gỗ. Ngoài ra, ngành bất động sản tại các thị trường này đang ở giai
đoạn trầm lắng, trong khi đó, xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam phụ thuộc lớn vào
hoạt động của ngành này nên có thể dự báo sẽ chưa thể có tín hiệu khởi sắc trong 2023.
Chi phí vận chuyển tàu biển, lưu kho tăng phi mã cùng thời gian vận chuyển kéo
dài khiến kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt ngày càng khó khăn. Hàng
hóa không được xuất bán ngay với nhiều lý do như chi phí vận chuyển tăng cao khiến
các nhà nhập khẩu không chịu nhận hàng, không có đơn hàng nhưng doanh nghiệp vẫn
phải duy trì sản xuất, bảo toàn lực lượng lao động, không để ngưng trệ,... làm tăng chi
phí lưu kho. Cụ thể, việc tăng cước thuê tàu và container khiến hàng hóa phải lưu kho
chờ xuất khẩu gây thiệt hại cho doanh nghiệp, kéo theo chi phí lưu kho lưu bãi bị đội lên
ước tính từ 510% giá trị lô hàng. Thị phần tàu container vận chuyển hàng hoá xuất nhập
khẩu đi EU, Mỹ, Australia chủ yếu là các doanh nghiệp nước ngoài nắm giữ. Việc phụ
thuộc vào khả năng vận chuyển các hãng tàu nước ngoài dẫn đến việc lạm dụng vị trí để
tăng giá. Theo số liệu từ Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), với
doanh nghiệp ngành gỗ, chi phí vận chuyển, lưu kho, kho bãi, thủ tục hải quan và các
công việc giấy tờ khác,.. đang cao hơn 10-15% so với các quốc gia cạnh tranh mặt hàng
này. Giá sản phẩm bị kéo lên cao vì thế mà giảm khả năng cạnh tranh, đặc
biệt ngành gỗ Việt Nam nói riêng.
Thời gian này, các nhà máy cũng ưu tiên tái cấu trúc lại dây chuyền sản
xuất, đầu tư trang thiết bị để giảm chi phí nhân công, đồng thời tìm những
thị trường ngách, đơn hàng nhỏ để duy trì hoạt động. Đẩy mạnh sản xuất sản phẩm sử
dụng nguồn nguyên liệu trong nước để 1 giảm giá thành. Bên cạnh đó, bắt kịp xu hướng
tiêu dùng mới, các doanh nghiệp cũng đa dạng hoá sản phẩm, vẫn lấy gỗ làm nguyên liệu
chính nhưng gia tăng sự phối hợp với các loại vật liệu khác như kim loại, đá, kính, vải để
tăng tính thẩm mỹ và ứng dụng theo nhu cầu của khách hàng. Nhiều doanh nghiệp đã tìm
cách chuyển hướng sang tìm khách hàng ở các thị trường khác như Nhật Bản, Trung
Quốc, Hàn Quốc nhằm bù đắp mức sụt giảm từ các thị trường chính Mỹ, EU, Anh.

2.5.4. Công suất tăng nhanh thông qua đầu tư lớn:


Hiện nay, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đứng thứ 1
Đông Nam Á, lớn thứ 2 châu Á và thứ 5 toàn cầu, chiếm 6% thị phần sản phẩm gỗ
toàn cầu và còn nhiều dư địa để phát triển nên sẽ có nhu cầu lớn về máy móc thiệt
bị công nghệ hiện đại cho sản xuất để đáp ứng nhu cầu của các thị trường nhập
khẩu. Từ năm 2010 đến nay, các doanh nghiệp đã có sự đổi mới về việc sử dụng
các thiết bị tự động hóa, CNC, máy Lazer, robot vào các vấn đề cắt gỗ, xử lý mặt
cắt tinh xảo. Một số nhà máy còn đưa công nghệ thông tin vào việc quản trị, vận
hành. Trong đó, ngành sản xuất đồ gỗ đẩy mạnh và phát triển trên các kênh trực
tuyến như Alibaba.com được xem là một bước ngoặt đưa sản phẩm gỗ của Việt
Nam tiếp cận khách hàng quốc tế. Dẫn đến tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành
gỗ giai đoạn 2016-2020. Bên cạnh đó, doanh nghiệp ngành gỗ đã thành công
trong việc tái cơ cấu ngành hàng, giảm xuất khẩu nguyên liệu thô và đẩy mạnh
xuất khẩu mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải
quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tăng trưởng liên tục
trong giai đoạn năm 2016 – 2020, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 15,5%/năm.
Kim ngạch xuất khẩu bình quân trong giai đoạn năm 2016 – 2020, đạt 9,3 tỷ
USD/năm.Trong đó, đồ nội thất bằng gỗ là mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao
trong giai đoạn năm 2016 – 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân của mặt hàng đồ
nội thất bằng gỗ là 17,2%/năm.
Thế nhưng, trước những biến động của ngành gỗ, đổi mới và đầu tư ứng
dụng khoa học kỹ thuật ngày một cao xuất phát từ chính yêu cầu cấp thiết của
ngành. Áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt
Nam, các nước xuất khẩu gỗ khác, thế mạnh về chi phí nhân công thấp và lực
lượng lao động đông đảo không còn tạo được sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

1
Khách hàng luôn yêu cầu sản phẩm đa dạng mẫu mã, sản phẩm phải 2
tinh tế, đẹp hơn nhưng giá cả tăng rất ít hoặc không thay đổi, những
điều này tạo áp lực cải tiến rất lớn cho ngành gỗ. Trong bối cảnh nhu
cầu sụt giảm mạnh, đơn hàng xuất khẩu nhỏ, giá cả đầu vào và dịch
vụ vận chuyển trở nên đắt đỏ, chi phí nhân công cũng không còn thấp nữa, cầm
chừng trong một thời gian dài, thị trường xuất khẩu gỗ đang dần hồi phục trong
nửa cuối năm 2023, buộc doanh nghiệp ngành gỗ phải tìm kiếm công nghệ phù
hợp giúp hạn chế phụ thuộc vào nguồn nhân công lao động và tiết giảm tối đa chi
phí, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các thị trường xuất khẩu. Hiện tại,
nhiều doanh nghiệp trong ngành gỗ đã đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin vào
quản lý sản xuất, quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự, từ đó từng bước tăng khả
năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường xuất khẩu. Thực tế mỗi năm doanh
nghiệp trong nước ngành gỗ bỏ ra khoảng 240 triệu đô la Mỹ để nhập khẩu máy
móc, thiết bị. Mặc dù chuyển đổi số đã giúp các doanh nghiệp gỗ giảm 10% chi
phí, tăng trưởng từ 10- 20% doanh thu và tăng hơn 20% năng suất lao động nhưng
mức độ chuyển đổi số của các doanh nghiệp ngành này vẫn đang ở mức thấp. Ít
đầu từ về công nghệ khiến ngành gỗ Việt Nam nói riêng chưa tạo được sản phẩm
chất lượng tốt, phù hợp với đòi hỏi ngày càng cao của thị trường quốc tế.

Nguồn: Báo cáo thực trạng chuyển đổi số ngành Gỗ 2022 do Hiệp hội Internet
Việt Nam, Novaon Tech, Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM
Ở Việt Nam, ngành gỗ chủ yếu là làm từ thủ công, vẫn đang phải sử dụng nhiều
nhân công, quy trình sản xuất còn rườm rà làm gia tăng chi phí sản xuất. Chính điều này
dẫn đến năng suất, chất lượng các sản phẩm gỗ Việt Nam không đồng đều, khó có đáp
ứng các đơn hàng lớn. Năng suất lao động chưa cao, thiết kế, kỹ năng
marketing, quản trị sản xuất của các doanh nghiệp còn yếu. Đại đa số là
doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiềm lực đầu tư yếu nên công nghệ sản xuất chưa
xứng tầm với quy mô của ngành. Mức độ phối hợp giữa các doanh nghiệp
trong ngành chưa cao, tạo ra áp lực cạnh tranh trong nội bộ ngành, làm suy yếu khả năng
cạnh tranh bên ngoài.
Thị trường cho ngành gỗ Việt Nam là rất lớn. Làn sóng dịch chuyển thị trường sản
xuất đồ gỗ đến Việt Nam ngày càng mạnh, nhưng Việt Nam chỉ mới khai thác cơ hội gia
công, còn nhiều giá trị chưa khai thác, đó là thiết kế, thương hiệu, thương mại. Do đó,
các doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn cho thiết kế cũng như trang bị thêm công nghệ để
tăng lợi thế cạnh tranh. Thời gian qua nhu cầu mua máy móc công nghệ của các doanh
nghiệp gỗ sụt giảm do thị trường đồ gỗ thế giới sụt giảm. Nhu cầu mua sắm máy móc,
công nghệ của các nhà sản xuất ngành đồ gỗ sẽ tăng lên trong thời gian tới khi mà tình
hình thị trường 3 đồ gỗ thế giới đang có dấu hiệu phục hồi vào nửa cuối năm 2023. Tuy
nhiên, với tiềm năng của ngành cũng như so với các quốc gia xuất khẩu gỗ khác, việc
đầu tư máy móc thiết bị của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tương xứng. Tốc ñộ
thay ñổi công nghệ của ngành chế biến gỗ biến ñổi không nhiều, chủ yếu thay ñổi về
phần cứng, máy móc thiết bị ñể sản xuất. Đây là một thuận lợi cho các công ty vừa và
nhỏ trong ngành vì vòng ñời của công nghệ sản xuất dài - khả năng tụt hậu do công nghệ
biến ñổi thấp.
Trước đại dịch Covid-19, chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành Gỗ trong giai đoạn
2016-2020 tăng bình quân 3,4%/năm, trong đó năm 2017 tăng 4,6%; năm 2018
tăng 4%; năm 2019 tăng cao nhất 10,3% và năm 2020 giảm 4,6%.
Từ năm 2016 nước ta đã dừng khai thác, thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên
trên phạm vi toàn quốc. Dù vậy, sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tăng liên tục
tăng qua các năm, từ 3,01 triệu m3 năm 2006 lên 19,5 triệu m3 năm 2019; năm
2020 đạt 20,5 triệu m3 và cơ bản đạt mục tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển
Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 là 20 – 24 triệu m3/năm. Sản lượng
gỗ rừng trồng tăng đã tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chủ
động trên 70% nguồn nguyên liệu đầu vào, từng bước giảm phụ thuộc vào nguyên
liệu nhập khẩu. Tuy vậy, chất lượng gỗ từ rừng trồng trong nước vẫn còn thấp
cùng với đầu tư gia tăng năng suất, sản lượng cho khai thác và sản xuất chưa
tương thích với tốc độ tăng trưởng của thị trường chế biến và xuất khẩu do đó
hoạt động chế biến sản phẩm xuất khẩu vẫn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu từ
nước ngoài.

3
4

Nguồn: Tổng cục Thống kê


Bất chấp những ảnh hưởng của dịch Covid-19, xuất khẩu gỗ và sản phẩm
gỗ vẫn tăng trưởng rất ấn tượng. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ xuất
khẩu trong năm
2020 đạt 12,37 tỷ USD, tăng 16,2% so với năm 2019, tiếp đến năm 2021, đạt 14,8
tỷ USD, tăng 19,7% so với năm 2020. Năm 2022 mặc dù bị ảnh hưởng của đại
dịch Covid-19 và cuộc chiến giữa Nga – Ukraine, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản
phẩm gỗ của Việt Nam vẫn đạt 15,67 tỷ USD, tăng 10,9% so với năm 2021.

Giá trị và tốc độ xuất khẩu Gỗ và Sản phẩm gỗ


sau đại dịch
18 18%
16 16%
14 14%
12 12%
10 10%
8 8%
6 6%
4 4%
2 2%
0 0%
2020 2021 2022

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu

Nguồn: Tổng cục Hải Quan


Trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 16 tỷ USD, tăng hơn 8% so với năm 2021.
riêng xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt hơn 11 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu
chính trong năm 2022 gồm: Đồ gỗ (chiếm 43,6% tổng kim ngạch xuất
khẩu), Ghế ngồi (chiếm 19% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG). Điều này
cho thấy, đã có những nỗ lực trong đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật
mang lại giá trị cao cho xuất khẩu gỗ nói riêng và ngành gỗ nói chung, ứng biến trước
những vẫn đề bất ngờ. Từ đây cũng cho thấy tốc độ tăng trưởng cao của ngành so với các
ngành mũi nhọn khác như dệt may, thủy sản, theo số liệu Bộ Tài chính, xuất khẩu thủy
sản đạt 8,9 tỷ USD, tăng 6% vào năm 2021 và đạt mức kỷ lục 11 tỷ USD năm 2022, tăng
23,8%. Điều này phần nào cho thấy được tốc độ tăng sản lượng của ngành ở mức trung
bình đáp ứng được thị trường. Ngoài ra dư địa phát triển còn rất nhiều, các thị trường
châu Á và ngay cả khu vục Đông Nam Á và cả trong nước vẫn chưa được khai thác,
cùng với đó là mở rộng các loại hình kinh doanh khác của ngành chưa được đẩy mạnh,
đầu tư. Điều này giúp cạnh tranh ngành sẽ bớt căng thẳng hơn khi các doanh nghiệp biết
khai thác tốt các mặt trên của ngành.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6,1 tỷ USD,
giảm 28,3% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 4,1 tỷ USD,
giảm 32,4% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu tới thị trường Hoa Kỳ chiếm
54% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, đạt 3,3 tỷ USD, giảm 33% so với cùng kỳ
năm 2022. Ngành hàng kỳ vọng sẽ đạt tốc độ tăng trưởng từ 7-9%, tương đương 17-18 tỷ
USD trở lên trong năm 2023. Trong bối cảnh giá sản phẩm đang xuống đáy do nhu cầu
thị trường thế giới đang giảm sâu, thị trường còn và đặt ra yêu cầu thời gian giao hàng
nhanh, trong khi ngành gỗ đang ở tình trạng chi phí nhân công cao, tiêu phí nguyên vật
liệu nhiều, đòi hỏi ngành gỗ, phải nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong đó, giải pháp về
công nghệ là hết sức quan trọng.
5
2.5.5. Tính đặc trưng hóa sản phẩm và chi phí chuyển đổi:
Khác với các sản phẩm cơ bản như các ngành hóa chất, nông nghiệp, khai khoáng,..
có tính dị biệt thấp thì các sản phẩm ngành gỗ (đặc biệt về nhóm hàng nội – ngoại
thất) có khả năng khác biệt hóa cao. Không chỉ có thể tìm kiếm khác biệt từ kiểu
dáng, mẫu mã, tính hữu hình của sản phẩm mà còn có thể dị biệt về chất lượng,
công dụng, các đặc tính vô hình như: thương hiệu, thông điệp,... Ngoài ra, các mặt
hàng của ngành cũng gồm các mặt hàng tiêu dùng, thị hiếu đông đảo gia tăng tính
dị biệt hóa sản phẩm ngành
Ở thị trường trong nước, với khuynh hướng tiêu dùng hiện nay “Người Việt
dùng hàng Việt”, sản phẩm trong ngành dựa thương hiệu cũng đã tạo được sự khác
biệt với các sản phẩm thương hiệu ngoại. Hơn thế nữa, một số doanh nghiệp trong

5
ngành lựa chọn nguồn cung tại gia, đầu tư công nghệ, kỹ thuật cao 6
vào quá trình sản xuất, ngày một tạo thiện cảm với người tiêu dùng
trong nước về hàng Việt Nam chất lượng cao. Lấy ví dụ về doanh
nghiệp Gỗ Đức Thành (GDT) với tầm nhìn khác biệt đã giúp công ty
xây dựng thương hiệu “xanh” có ấn tượng mạnh với người tiêu dùng. Xu hướng
tiêu dùng hiện nay mọi người ngày càng quan tâm, ủng hộ các sản phẩm được sản
xuất “xanh” từ nguồn năng lượng sạch, các đối tác cũng yêu cầu về phát triển bền
vững, sản xuất song song với bảo vệ môi trường nên việc lắp đặt điện mặt trời tại
nhà xưởng sẽ xây dựng thương hiệu “xanh”, giúp GDT đến gần khách hàng và
cạnh tranh hơn với các đơn vị cùng ngành, nhờ từ lâu GDT đã có định hướng là
luôn chú trọng đến nguồn gốc xuất xứ gỗ và chỉ sử dụng gỗ cây trồng, cụ thể là gỗ
sao su. GDT đã thành công khi làm nên sự khác biệt ở bài toán nguồn nguyên liệu.
Tuy nhiên, về giá thì sản phẩm ngành trong nước không thể cạnh tranh được với
các doanh nghiệp nước ngoài như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc tuy có lợi thế
“sân nhà”, ở phân khúc bình dân, hàng Việt không thể cạnh tranh nổi, một phần vì
năng lực sản xuất quy mô lớn và mức độ áp dụng công nghệ để chuyên môn hóa
không bằng, một phần vì nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu là chủ yếu, tiếp đến là
hướng tới xuất khẩu chủ yếu, không đầu tư nghiên cứu thị trường Việt.
Ở thị trường nước ngoài, Việt Nam cũng chưa có nhiều thương hiệu gỗ,
lâm sản cạnh tranh trên khu vực và quốc tế. Nhiều mặt hàng Việt Nam hoàn toàn
có thể sản xuất đảm bảo chất lượng nhưng vẫn phải nhập khẩu do không có thương
hiệu cạnh tranh. Mặt khác, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ
trong ngành của Việt Nam phần lớn là hoạt động gia công, để có thể khác biệt hóa
sản phẩm chỉ có tăng năng suất lao động, thế nhưng, đây lại là điểm yếu của
ngành. Tuy vậy, trong những năm qua, lợi thế về chi phí nhân công rẻ tạo ưu thế dị
biệt của sản phẩm về giá. Uy tín thương hiệu trên trường quốc tế cũng một nâng
cao khi vị thế của ngành gỗ Việt Nam trên bản đồ quốc tế không chỉ được củng cố
bởi số liệu báo cáo ấn tượng từ sản phẩm gỗ xuất khẩu, mà còn là tinh thần hướng
tới đảm bảo sự bền vững và quản lý thông minh các nguồn tài nguyên rừng. Việt
Nam đã và đang thúc đẩy mô hình quản lý rừng bền vững và phát triển có trách
nhiệm,
6
bằng cách áp d ụng các tiêu chí và ch ứng ch ỉ quốc t ế như FSC (H ội đ ồng Qu ản lý R ừng)
và PEFC (Chương trình Chứng nhận Rừng Châu Âu).
7
3. PHÂN TÍCH CÔNG TY
3.1. Giới thiệu công ty
• Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN GỖ ĐỨC THÀNH
• Tên giao dịch đối ngoại: DUC THANH WOOD PROCESSING JOINT STOCK
COMPANY
• Mã cổ phiếu: GDT
• Vốn điều lệ: 215.610.920.000 VNĐ
• Vốn đầu tư chủ sở hữu: 294.350.657.858 VNĐ  Địa chỉ:
+Văn phòng & Nhà máy 2 tại TP.HCM : 221/4 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.HCM,
Việt Nam. Điện thoại : 028 3589 4287 Fax: 028 3589 4288 .
+Nhà máy 3 tại Bình Dương Địa chỉ : Khu phố Tân Hội, P.Tân Hiệp, TX.Tân Uyên,
T.Bình Dương. Điện thoại : 0274 3631 491 Fax : 0274 3631 490.
+Nhà máy 4 tại Bình Dương Địa chỉ : P.Khánh Bình, TX.Tân Uyên, T.Bình Dương.
+Nhà máy 5 tại Đồng Nai Địa chỉ : Số 49 A Đoàn Văn Cừ, ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện
Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
• Email : info@goducthanh.com  Website :
+ Nội địa : http://www.goducthanh.com
+ Xuất khẩu : http://www.dtwoodvn.com  Quá
trình hình thành và phát triển:
Được thành lập ngày 19.05.1991, đến nay đã trải qua hơn 30 năm hoạt động sản xuất
kinh doanh.Công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Thành (GDT)tự hào trở thành thương hiệu đồ nhà
bếp, đồ gia dụng và đồ chơi trẻ em hàng đầu tại Việt Nam với gần 3.000 cửa hàng, đại lý, hệ
thống siêu thị và đã xuất khẩu đến hơn 50 quốc gia trên thế giới. Nguồn nguyên liệu chính của
GDT từ ngày đầu thành lập cho đến nay là các loại gỗ cây trồng, tuyệt đối không sử dụng gỗ
rừng tự nhiên, để thiết thực góp phần vào việc bảo vệ môi trường.
Ngày 19/5/1991, Công ty gỗ Đức Thành được thành lập, dưới hình thức là một doanh
nghiệp gia đình. Do ông chủ là Lê Ba đứng đầu và cũng là người sáng lập. Số vốn điều lệ khi
ấy chỉ vỏn vẹn 100 triệu cùng với 60 công nhân. Con gái ông là bà Lê Hải Liễu với vai trò là
Giám đốc điều hành.
8
Đến năm 2000, GDT chuyển đổi thành Công ty cổ phần, với vốn điều lệ là 5,05 tỉ đồng và 20
cổ đông sáng lập do Bà Lê Hải Liễu làm Tổng giám đốc.

47
Công ty đã đạt được Chứng nhận quản lý chất lượng ISO 9001:2000 do tổ
chức BVQI cấp. Với chứng nhận này đã giúp Công ty có những công cụ quản lý
trong công tác tổ chức sản xuất – kinh doanh nhằm mang đến cho khách hàng
những sản phẩm chất lượng, an toàn.
Công ty tiến hành 2 đợt tăng vốn điều lệ lên 15,05 tỉ đồng vào ngày 01/07/2002 và 25,050 tỉ
đồng vào ngày 09/12/2002.
Năm 2003, Công ty khánh thành nhà máy thứ hai tại Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp. Năm
2004, tăng vốn điều lệ lên thành 40,05 tỉ đồng.
Năm 2005 ,hợp tác với Quỹ Doanh nghiệp Mekong và quỹ này đã đầu tư 1,35 triệu USD vào
GDT, nâng tổng số vốn điều lệ lên thành 49,53 tỉ đồng.
Năm 2006, do nhà máy số 1 nằm trong khu dân cư nên công ty đã thực hiện theo chính
sách của Nhà nước, di rời nhà máy số 1 sát nhập với nhà máy số 3 ở Tân Uyên, Bình Dương.
Năm 2007, Quỹ PENM, quản lý bởi Bankinvest, chính thức đầu tư vào GDT 2,00 triệu USD.
Năm 2008, công ty tăng vốn điều lệ lên 71,46 tỷ đồng.
Năm 2009, Quỹ Mekong thoái vốn,Tập Đoàn Cao su Việt Nam vào đầu tư. Công ty tăng
vốn điều lệ thành 103,72 tỉ đồng. Trong năm này, Gỗ Đức Thành cũng chính thức niêm yết cổ
phiếu GDT trên sàn chứng khoán HOSE Tp.HCM.Cũng trong năm này, Đức Thành cho ra đời
cửa hàng Winwinshop Nguyễn Văn Trỗi quận Phú Nhuận, đây là showroom đầu tiên trưng bày
sản phẩm của GDT giúp người tiêu dùng tham quan, lựa chọn các sản phẩm thuộc nhãn hiệu
Winwintoys và Gỗ Đức Thành.
Năm 2011:Công ty Gỗ Đức Thành tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập.Đức
Thành đã trải qua một chặng đường đầy khó khăn, thử thách nhưng bằng sự nỗ lực của tất cả
CB-CNV cùng với sự điều hành tài tình của Ban lãnh đạo đã giúp Công ty vượt qua tất cả,
doanh thu năm 2011 tăng trưởng 47%, LNTT năm 2011 tăng trưởng 81% so voi 5 năm liền kề
(2006-2010)
Năm 2012: Quỹ PENM (quản lý bởi Bankinvest) sau 5 năm đầu tư vào GDT đến nay đã
thoái vốn hết theo kế hoạch. Gỗ Đức Thành tiếp tục đầu tư mua thêm gần 8.000 m2 đất để mở
rộng nhà xưởng ở Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Năm 2013: Quỹ Elite (Phần Lan) chính thức đầu tư vào GDT ,hiện đang nắm giữ
1.035.000 CP và trở thành cổ đông lớn của GDT.
9
Năm 2014: Hoàn thành việc xây dựng nhà xưởng mở rộng ở Tân
Uyên, Bình Dương, nâng tổng diện tích nhà xưởng lên 38.000 m2, tăng
công suất lên 7.000 -7.500 m3 thành phẩm/năm.
Năm 2015: Doanh thu, lợi nhuận sau thuế tăng lần lượt 11,2% và 19,2% so với năm
2014.Công Ty đã thực hiện việc chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20% cho cổ đông hiện hữu
(15% năm 2014 & 5% năm 2013) và phát hành CP ESOP 2015 cho CB-CNV.
Năm 2016: Doanh thu năm 2015 tăng 31%, LNTT tăng 56% so với 5 năm liền kề (2011-
2015).
Tăng vốn điều lệ: Từ 129.654.550.000 đồng lên 142.611.880.000 đồng (chia 10% cổ tức
bằng cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu).
Năm 2017: Tổng doanh thu toàn công ty năm 2017 đạt hơn 362 tỷ đồng, tăng 12% so
với năm 2016; lợi nhuận sau thuế 101 tỷ, tăng 5% so với năm trước, đạt kế hoạch cả năm.Đạt
giải thưởng Top 3 doanh nghiệp niêm yết có hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) tốt nhất năm
2017 do các công ty chứng khoán và các quỹ đầu tư bình chọn.
Năm 2018: Công ty tăng vốn điều lệ lên thành 171,3 tỷ đồng sau 2 đợt tăng vốn.GDT
vinh dự đạt danh hiệu “Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh tiêu biểu” do Ủy ban Nhân dân
Thành phố phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM trao tặng.
Năm 2019: Sản phẩm đồ chơi trẻ em từ gỗ rừng trồng của GDT đạt chứng nhận Sản
phẩm, Dịch vụ tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019 do Hiệp hội Doanh nghiệp
TP.HCM trao tặng.
Năm 2020: công ty quyết định mua thêm 14.000m2 nhà xưởng tại Tân Uyên, Bình
Dương để mở rộng dây chuyền sản xuất, mở rộng kho dự trữ nguyên liệu. Doanh thu tăng xấp
xỉ 17% so với năm 2019.
Năm 2021: Nhà máy thứ 4 ở Bình Dương đi vào hoạt động, đáp ứng kịp thời đà tăng
trưởng của công ty, góp phần đem lại lợi ích cao hơn nữa cho người lao động và cho các cổ
đông.
Năm 2022: Gala mừng kỷ niệm 30+ năm thành lập Công ty, từ một Cơ sở chế biến gỗ
với số vốn ban đầu là 105 triệu đồng và 60 công nhân. Đến nay đã là Công ty cổ phần với vốn
điều lệ lên đến 197 tỷ đồng và có hơn 1.200 CB-CNV đang làm việc. Cũng trong năm nay, Nhà
máy thứ 5 của Đức Thành tại Đồng Nai bắt đầu đi vào hoạt động, dự kiến sẽ mang lại nhiều lợi
ích hơn nữa cho các cổ đông.
3.2. Phân tích sản phẩm
3.2.1. Tính đặc thù của sản phẩm:

49
Công ty Cổ phần Chế biến gỗ Đức Thành là một trong những đơn vị
chuyên sản xuất đồ dùng nhà bếp, đồ gia dụng nhãn hiệu Gỗ Đức Thành
thân quen đối với các hộ gia
đình trong và ngoài nước; thương hiệu thớt gỗ tràm cao cấp ChopChop và 0
các sản phẩm đồ chơi dành riêng cho trẻ em Winwintoys. Được làm từ các
loại gỗ cây trồng nhằm bảo vệ môi trường, sản phẩm bằng gỗ của Đức
Thành đã có mặt tại 63 tỉnh thành Việt Nam và hơn 50 quốc gia trên thế
giới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn tìm đến nhiều thị trường xuất khẩu mới đầy tiềm năng
như Ấn Độ, Nga và nước Trung Á với nhiều sự hứa hẹn về sức tiêu thụ đối với các sản phẩm từ
gỗ và đồ thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.
Cụ thể về từng mặt hàng của các thương hiệu như sau:

 Thương hiệu gỗ Đức Thành:


Gỗ Đức Thành là thương hiệu đồ dùng hữu ích, đặc biệt là đối với khu vực nhà bếp
trong các hộ gia đình hàng đầu Việt Nam với nhiều sản phẩm có mẫu mã, chủng loại đa dạng
như: Thớt, dắt dao, cây treo ly, khay, bàn ghế… không chỉ tiện dụng mà còn có thể làm vật
trang trí giúp không gian sống thêm phần sinh động. Đồng thời, trong suốt quá trình hoạt động
công ty không ngừng cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa các danh mục sản phẩm, nâng cao chất
lượng sản phẩm để có thể đem đến cho người tiêu dùng những tiện ích tốt nhất.
Sản phẩm nhà bếp: các loại thớt, rế, dắt dao, lót ly, khay-đĩa, vá, muỗng, …
“Thớt Liễu hạnh phúc” là dòng sản phẩm được làm
từ nguồn gỗ tái sinh, những cây gỗ cao su già từ 25 năm
tuổi không thể khai thác mủ sẽ được chặt hạ và trở thành
nguồn nguyên liệu cho ngành sản xuất gỗ. Vì vậy, việc sử
dụng gỗ cao su không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái,
giúp bảo vệ tồn vong của những loại gỗ quý khác. Ngoài
ra, sản phẩm có kiểu dáng hiện đại với cạnh vát kim
cương độc đáo và tay cầm chắc chắn để bưng bê, thuận
tiện di chuyển.
Kích thước: 39 x 22 x 1.7 cm
Nguyên liệu: Gỗ cao su

1
“Rế bầu” được làm từ gỗ cao su,
có bề mặt nhẵn mịn, khả năng chịu nhiệt
và chịu lực tốt và có độ bền cao dù rất
nhỏ gọn. Sản phẩm được thiết kế có các

Hình8 - Thớt Liễu hạHình


nh 9 - Rế bầu Gỗ
phúc Gỗ Đức Thành 04431
Đức Thành 09551
i/màng co, 12 cái/thùng
Đóng gói: Cá 1
rãnh để tạo sự ma sát giúp các đồ dùng không bị trơn tuột nhằm 2
đảm bảo tối đa sự an toàn cho người sử dụng. Hơn nữa, các rãnh
này còn giúp làm thông thoáng nhiệt, khi chúng ta đặt nồi nóng
lên trên. Sản phẩm được khách hàng tin dùng khi bưng bê thức ăn
nóng tránh tình trạng bị bỏng tay.
Kích thước: 18 x 18 x 1 cm
Nguyên liệu: Gỗ cao su
Đóng gói: Cái/màng co, 60 cái/thùng
Sản phẩm gia dụng: các loại kệ, máng áo, tủ đựng đồ, đế laptop, …
Sản phẩm cũng được làm từ gỗ
cao su, được thiết kế đơn giản với 2
thanh gỗ dùng làm kệ để kê laptop, tạo
độ hở thông thoáng cho máy tản nhiệt
dễ dàng. Sản phẩm có bề mặt nhẵn mịn,
tiện dụng, có tính thẩm mỹ cao phù hợp
nhiều đối tượng khách hàng khác nhau
như: học sinh, sinh viên,
nhân viên
văn phòng,… Đóng gói: Bộ/ màng co, 50 bộ /
Kích thước: 27.5 x 6.5 x 1.7 cm
Hình 10 - Đế để laptop màu TN Gỗ
Đức Thành 29311 Nguyên liệu: Gỗ cao su
Sản phẩm bàn ghế: ghế tầng, ghế thư giãn, bàn trà, bàn điện thoại, …
Là chiếc ghế có kết cấu vững chắc, chịu lực
tốt. “Ghế tròn chân dẹp, TN Gỗ Đức Thành 31061”
được thiết kế nhỏ gọn, vừa tầm vóc đại đa số người
dùng. Vân gỗ đẹp sáng và láng mịn, dễ dàng cảm
nhận được khi sờ lên bề mặt ghế. Phần chân ghế được
thiết kế dẹp chịu được lực cao và không bị bấp bênh

Hình 11 - Ghế tròn, chân


dẹp, TN Gỗ Đức Thành 31061
nên được sử dụng phổ biến ở nhiều không gian khác nhau như phòng
khách, phòng bếp…
Kích thước: 38 x 44 cm
Nguyên liệu: Gỗ cao su

Đóng gói: Cái/nilon quấn kiện, 4 cái/thùng 


Thương hiệu Winwintoys:
Dù dòng sản phẩm được thiết kế riêng cho các khách hàng nhí nhưng các sản phẩm
không chỉ đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ, Winwintoys không chỉ là đồ chơi bằng gỗ mang tính
giáo dục cao mà còn có thể dùng để trang trí nội thất cho phòng bé thêm phần nổi bật. Với đồ
chơi Winwintoys bé sẽ được rèn tính kiên nhẫn, khả năng chinh phục thử thách, phát triển trí
não cũng như các kỹ năng vận động khác… Học mà chơi chơi mà học là vậy, đó là lý do tại
sao đồ chơi bằng gỗ Winwintoys còn được xem là “Nguồn dinh dưỡng của trí tuệ”. Điều này
đã giúp nhãn hàng gặt hát được nhiều thành công, điển hình là Chứng nhận “Sản phẩm tiêu
biểu Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019” cho đồ chơi trẻ em từ gỗ rừng trồng Winwintoys.
Tiếp đến không thể không đề cập, Đồ chơi Winwintoys vừa mang tính thẩm mỹ vừa an
toàn cho trẻ nhờ nguồn nguyên liệu chất lượng, xanh và sạch. Tất cả sản phẩm đều đạt các
chứng nhận an toàn theo tiêu chuẩn châu Âu (CE), Mỹ và quy chuẩn Việt Nam (CR), xuất
khẩu đến nhiều nước trên thế giới.
Nhãn hàng lấy ý tưởng từ việc quả táo thường
gắn liền với nhiều câu chuyện cổ tích hấp dẫn như:
Bạch Tuyết và Bảy chú lùn, Nghìn lẻ một đêm…, Một
món đồ chơi nhằm phát triển tư duy logic và hỗ trợ
nhận thức về thế giới màu sắc đầy thú vị và lôi cuốn
cũng như các câu chuyện cổ tích. Sản phẩm có bề mặt
nhẵn bóng, không có cạnh bén nhọn gây trầy xướt tay
bé. Tất cả nguyên vật liệu, nước sơn đều đã qua kiểm
duyệt an toàn.
Hình12 - Trái táo tìm
đườ | Winwintoys 62212
ng Kích thước: 26 x 11 x 21.5 cm

3
3 4
Nguyên liệu: Gỗ cao su
Đóng gói: Bộ/hộp màu, 12 hộp/ thùng
Bàn cờ vua Winwintoys được gia
công nhẵn mịn và không có các cạnh sắc
nhọn, không gây trầy xước làn da bé với
lớp sơn và mực in bên ngoài an toàn cho trẻ
em, không gây mùi, không hóa chất độc
hại. Bên trên mặt bàn có in bàn cờ vua nên
ba mẹ có thể dạy bé chơi môn cờ vua lành
Hình 13 - Bàn cờ vua | mạnh này để rèn luyện trí thông minh, tính
Winwintoys 64992K phán đoán cho bé.
Đóng gói: Cái/thùng Kích thước: 70 x 70 x 54.8 cm
Nguyên liệu: Gỗ cao su

 Thương hiệu ChopChop:


Thương hiệu ChopChop là phiên bản cao cấp hơn của thương hiệu gỗ Đức Thành
với các sản phẩm được làm hoàn toàn từ gỗ tràm và các bộ sản phẩm kết hợp giữa gỗ
tràm và gỗ cao su loại A đầy tinh tế.
Bộ “thớt đủ đầy” được sản xuất từ những thanh gỗ cao su loại A, gỗ tràm đẹp mắt,
được lựa chọn kỹ lưỡng, thớt xử lý theo quy trình công nghệ hiện đại để loại bỏ tạp chất, vi
khuẩn và dư lượng hóa chất độc hại trước khi bước vào công đoạn sản xuất làm ra bộ sản
phẩm này.
Set thớt bao gồm:
- 1 thớt dày sớ lật. Kích thước: 36 x 29 x 4 cm
- 1 thớt chữ nhật. Kích thước: 26.5 x 25 x 1.7 cm
Hinh 7 - Bộ thớt đủ đầy
̀- 1 thớt tròn. Kích thước:
ChopChop 15971
34 x 24 x 1.7 cm

bánh, trái cây... Với 2 loại khay này, giúp khách hàng thỏa
sức sáng tạo, bày biện từ đó làm hài lòng bất kỳ “khán giả”
nào. Combo khay phô mai hoàn hảo cho mọi dịp, có thể
Hình 8 - Combo khay dùng trong những buổi tiệc, những buổi hẹn hò hay đơn giản
phô mai ChopChop 29271 là cho những chuyến dã ngoại cùng gia đình, bạn bè...sẽ là
Combo khay phô mai món quà cưới hoặc quà, sinh nhật, tân gia lý tưởng.
ChopChop được thiết kế đẹp Combo gồm: Khay tròn (24cm x 1.5cm), Khay chữ
mắt, gồm 1 khay chữ nhật lớn nhật (42cm x 25cm x 3cm), 2 dao, 2 nĩa.
và 1 khay tròn nhỏ để đựng
các loại phô mai, các loại hạt,
Tổng quan, các sản phẩm của Công ty Cổ phần gỗ Đức Thành đều được lựa chọn từ các
nguồn nguyên vật liệu chất lượng và thân thiện với môi trường như gỗ cao su, gỗ tràm từ các
nhà cung ứng ở các vùng lân cận như Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh chứ không dùng
hàng nhập khẩu, do đó dễ dàng chủ động và kiểm soát nhằm đảm bảo giá thành xuất ra đủ cạnh
tranh với những thương hiệu khác. Gỗ Đức Thành gồm các sản phẩm tự thiết kế và sản xuất,
gia công một cách tinh xảo, chất lượng cao và được thiết kế riêng cho phù hợp nhất với các
đơn đặt hàng. Đây chính là điểm đặc biệt trong chiến lược kinh doanh của Gỗ Đức Thành giúp
doanh nghiệp này hạn chế áp lực cạnh tranh, đồng thời còn giúp duy trì mối quan hệ lâu dài,
bền chặt với khách hàng.. Thêm vào đó, điều khiến khách hàng tin dùng các sản phẩm của
doanh nghiệp chính là sự uy tín tuyệt đối. Khi tất cả các mặt hàng để có thể được bán ra thị
trường nội địa hay xuất khẩu đi các nước phải đạt tiêu chuẩn kiểm duyệt an toàn, không gây
hại cho sức khỏe của người tiêu dùng.
3.2.2. Khả năng cạnh tranh của công ty
Đánh giá về quy mô doanh nghiệp
Quy mô thuộc loại vừa đối với các doanh nghiệp trong ngành, với vốn điều lệ 197 tỷ
đồng và doanh thu hơn 400 tỷ đồng cạnh tranh với các doanh nghiệp có quy mô lớn khác trên

5
thị trường như Trường Thành vốn điều lệ hơn 4100 tỷ dồng, An Cường vốn 6
điều lệ đạt 1358 tỷ đồng,... tuy vậy lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
không đến từ quy mô, mà là năng lực sản xuất của doanh nghiệp, duy trì
hoạt động có lãi qua các năm và không phụ thuộc vào các khoản nợ chính
điều này tạo nên tình hình tài chính ổn định để doanh nghiệp hoạt động sản xuất.
Lợi thế cạnh tranh lớn nhất của Gỗ Đức Thành (GDT) là nhờ vào chất lượng
thương hiệu, chi phí thấp cùng với thị trường ngách và khác biệt sản phẩm.
Thương hiệu uy tín cả trong nước và quốc tế
5
Thương hiệu công ty vốn đã lâu đời, được xây dựng là công ty số 1 trong lĩnh vực
chế biến, xuất khẩu đồ dùng nhà bếp, hàng gia dụng từ gỗ cao su. Gỗ Đức Thành áp dụng
hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001: 2015. Ngoài ra, sản phẩm của
Gỗ Đức Thành cũng đã đạt các chứng nhận an toàn theo tiêu chuẩn châu Âu (CE) và quy
chuẩn Việt Nam (CR), bảo đảm xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như châu Âu, Mỹ,
Nhật, Hàn,…
Nhận được sự đánh giá cao từ các nhà đối tác xuất khẩu lớn của doanh nghiệp
cũng là những thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Châu Âu. Là một
trong những công ty tiên phong về sản xuất đồ chơi trẻ em bằng gỗ, sản phẩm đồ chơi
đạt chất lượng CR của Việt Nam và CE của Châu Âu về chất lượng và an toàn, đảm bảo
chất lượng sản phẩm đạt chứng chỉ ISO 9001:2015 mới nhất. Có đội ngũ thiết kế riêng
có thể thiết kế theo yêu cầu khách hàng.
Doanh thu hằng năm của doanh nghiệp 85% từ xuất khẩu và 15% từ thị trường
nội địa. Tại những quốc gia nhập khẩu, các yêu cầu khắt khe về chất lượng từ sản phẩm
đến nguồn gốc xuất xứ của nguồn gỗ nguyên liệu, và những tính chất về bảo vệ môi
trường. Người tiêu dùng trên thế giới, nhất là ở hai thị trường châu Âu và Mỹ ngày nay
chỉ sử dụng sản phẩm khi biết chắc rằng nó được tạo ra không phải từ việc phá rừng vậy
nên yêu cầu về gỗ có chứng chỉ rừng (FSC, PEFC) và gỗ hợp pháp là một thách thức lớn
đối với nhiều doanh nghiệp gỗ Việt Nam. Thế nhưng, đối với vấn đề này, GDT đã đạt
được chứng chỉ BSCI (Tiêu chuẩn chứng nhận trách nhiệm xã hội) đầy đủ vào năm 2020,
năm 2022 đạt chứng chỉ FSC-CoC (chuỗi khai thác, chế biến đến
thành phẩm, xác định nguyên liệu từ rừng đã được quản lý tốt, kết
nối trong quy trình sản xuất) đã làm tăng vị thế cạnh tranh của Đức
Thành trên thương.
Đặc biệt hơn, khi xã hội lúc bấy giờ, chưa ai hoặc rất ít người nghĩ đến vấn đề bảo
vệ môi trường, thì Gỗ Đức Thành đã thực hiện một chiến lược đại dương xanh đầy sáng
suốt từ những năm 90. Công ty đã sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng để sản xuất.
Lợi thế không chỉ nhờ “Việt Nam nằm trong top những đất nước xuất khẩu cao su trên
thế giới”. Mà vấn đề là để tránh lãng phí vô cùng lớn khi không tận dụng được những
cây cao su bị bỏ đi sau khi lấy nhựa. Với lựa chọn này, công ty vừa giúp cộng đồng trồng
cây cao su tăng giá trị, vừa đạt được mục tiêu bảo vệ môi trường. Trong dòng thác hỗn
loạn của việc tàn phá môi trường, bất chấp hậu quả như hiện nay vì lợi nhuận, thương
hiệu “xanh” mà doanh nghiệp xây dựng xuyên suốt những năm qua không chỉ đang giúp
doanh nghiệp phát triển trong điều kiện quy định về bảo vệ môi trường đang được triển
khai gắt gao gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong ngành, mà còn xu hướng tiêu
dùng hiện nay mọi người ngày càng quan tâm, ủng hộ các sản phẩm được sản xuất
“xanh” từ nguồn năng lượng sạch, sản xuất song song với bảo vệ môi trường nên việc
lắp đặt điện mặt trời tại nhà xưởng sẽ xây dựng thương hiệu “xanh”, giúp doanh nghiệp
đến gần khách hàng và cạnh tranh hơn với các đơn vị cùng ngành, như cách mà GDT đã
thành công khi làm nên sự khác biệt ở bài toán nguồn nguyên liệu.
Nhưng thực sự yếu tố thương hiệu vẫn là vấn đề trong thị trường nội địa. Có hai nhân tố
cần được giải quyết là liên kết hình ảnh và liên kết cảm xúc để chiếm được sự ưu tiên trong lựa
chọn của người tiêu dùng, bằng cách kể thêm những câu chuyện và đưa thêm giá trị về tầm
quan trọng vào tư duy họ
Lợi thế chi phí thấp
Đến từ việc doanh nghiệp có khả năng kiểm soát nhất định nguồn cung cho sản xuất.
Không phải là doanh nghiệp khai thác gỗ, nhưng với chiến lược của mình, gỗ Đức Thành vẫn
duy trì được nguồn cung nguyên liệu giúp ổn định sản xuất, ổn định giá. Thêm vào đó, chuỗi

7
phân phối của doanh nghiệp kết nối và không ngừng lan rộng, tạo thuận lợi 8
cho đầu ra sản phẩm vừa kiểm soát tốt chi phí này. Từ đó, duy trì giá ở mức
hợp lý.
Nguyên liệu đầu vào chính của GDT là gỗ cao su và gỗ tràm bông vàng trong nước
chiếm hơn 90% nguyên liệu của công ty. Lợi ích đến từ việc GDT tận dụng nguồn gỗ cao su
thanh lý, vốn chỉ được đem đi làm củi, trở thành nguồn nguyên liệu sản xuất cho ngành hàng.
Nhờ vậy trong thời gian đầu doanh nghiệp tận dụng được chi phí giá rẻ khi cầu của nguồn gỗ
chưa cao. Trong khi đó nguồn gỗ cao su này tự nó sẽ tái tạo trong tương lai và nguồn dồi dào
ngay trong nước, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chế biến gỗ tự động có nguồn nguyên liệu
dự trữ cho tương lai mà không cần phải đầu tư nhiều. Đây được xem là lợi thế của GDT vì các
vấn đề khủng hoảng logistics, đứt gãy nguồn cung hoặc giá vận chuyển tăng, ảnh hưởng tỷ giá
trong khi GDT do nhận thức được điều này từ rất sớm nên đã lựa chọn đúng và tự chủ được
nguồn nguyên liệu từ chính trong nước.Điều này cũng giúp công ty kiểm soát chi phí nguyên
liệu gỗ ổn định khoảng 30% giá vốn hàng bán vì ít bị tác động giá nhập khẩu. Cùng với đó, do
nguyên liệu chính là gỗ cao su được khai thác tại các nông trường nên GDT rất thuận lợi trong
chứng minh nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu hợp pháp, đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu vào một số
thị trường có các quy định ngăn chặn việc khai thác, tiêu thụ sản phẩm gỗ bất hợp pháp
Ngoài ra, thực hiện chiến lược dài hạn, GDT tạo được những mối quan hệ tốt với nhà
cung cấp, nguyên liệu gỗ cao su của Công ty hiện đang nhập hoàn toàn từ các đối tác nội địa
lâu năm với giá cạnh tranh hơn so với thị trường chung; đồng thời nhận được những hỗ trợ
đáng kể trong thời gian khó khăn của đại dịch COVID-19, chẳng hạn như: cho phép GDT chỉ
đặt trước 30% tổng giá trị đơn hàng, trong khi vẫn giữ chúng tại kho của nhà cung cấp. Điều
này giúp Công ty chủ động tích lũy đầu vào với giá tốt, cắt giảm chi phí kho bãi, trong khi đó
không tạo bất kỳ áp lực nào lên dòng tiền của GDT. Các nhà cung cấp gỗ lâu năm và uy tín của
Công ty có ưu thế là đáp ứng đúng và đầy đủ các yêu cầu của GDT về quy cách, chủng loại,
cùng với chính sách kiểm soát chất lượng và sản xuất giúp Công ty giảm hao hụt và tận dụng
tối đa nguyên vật liệu đầu vào. Các nguyên liệu đầu vào khác bao gồm ốc vít và phụ liệu khác,
chủ yếu có nguồn gốc trong nước, một số nhập khẩu theo 7 yêu cầu của khách. Nhìn chung,
các nguyên liệu đầu vào chính của GDT có mối liên kết nhập khẩu thấp, giảm thiểu rủi ro thiếu
hụt đầu vào, vốn có thể gây gián đoạn sản xuất.
Nguồn: Dữ liệu Công ty tính toán bởi BVSC
Lợi thế cạnh tranh này càng trở nên rõ rệt khi hơn 90% nguyên liệu chính của
Công ty là từ nguồn gỗ cao su và gỗ tràm bông vàng trong nước. Không những vậy, chi
phí nguyên liệu gỗ của GDT chỉ xấp xỉ 30% trong giá thành sản phẩm, do vậy những
biến động về giá gỗ trong nước, tỷ giá và giá nguyên liệu thế giới... ảnh hưởng không
đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Hoạt động trong thị trường ngách của ngành gỗ giúp GDT khác biệt
Các doanh nghiêp lớn đa số tập trung vào sản phẩm đồ gỗ trang trí nội thất trong
khi sản phẩm chủ lực của Gỗ Đức Thành, công ty chuyên sản xuất những vật dụng nho
nhỏ, nhưng thiết yếu trong nhà và trong bếp mà người tiêu dùng cần thường xuyên thay
đổi và không tốn quá nhiều tiền như cái thớt, cái rế,...Tuy nhiên, để được khách hàng tin
dùng, sản phẩm phải đạt các tiêu chuẩn ngặt nghèo về an toàn vệ sinh thực phẩm (thường
những cơ sở nhỏ lẻ không đủ điều kiện đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt từ các đối tác
xuất khẩu, trong khi các doanh nghiệp lớn thường chú trọng hơn đến các sản phẩm có thể
sản xuất đại trà, quy mô lớn). Gỗ Đức Thành đã theo đuổi và bảo vệ chiến lược riêng biệt
hóa sản phẩm từ những năm 90 của thế kỷ trước. Công ty cũng có thế mạnh trong sản
xuất đồ chơi trẻ em bằng gỗ - một mảng hầu như không có doanh nghiệp nào dám động
đến vì quá chi tiết, lại đòi hỏi tiêu chuẩn cao về an toàn, chưa kể phải mang tính giáo
dục, phải đa dạng phong phú. Việc quản lý, tổ chức sản xuất và kiểm tra chất lượng sản
phẩm từ đồ nhà bếp đến đồ chơi trẻ em đều vô cùng phức tạp và tỉ mỉ. Chính vì chọn một
chủng loại sản phẩm không hề dễ để tổ chức sản xuất nhưng lại thiết yếu cho đời sống
nên gần như Gỗ Đức Thành có rất ít đối thủ cạnh tranh và gần như không cạnh tranh trực

9
tiếp với doanh nghiệp trong nước nào.Vậy nên nhóm sản phẩm đồ 1
dùng nhà bếp tuy có giá trị không cao nhưng luôn có nhu cầu ổn định 0
đã đóng góp trung bình hơn 70% doanh thu GDT hàng năm.

Sản phẩm nội địa cạnh tranh trực tiếp với công ty hầu như không có, đối với các doanh
nghiệp nước ngoài, sản phẩm xuất khẩu của Công ty chịu sự cạnh tranh thấp, phần lớn chịu sự
cạnh tranh của các doanh nghiệp Thái Lan và Trung Quốc. Trong đó, sản phẩm có xuất xứ từ
Trung Quốc ngày càng bị thị trường nhiều nước tẩy chay do các nguyên nhân liên quan đến
yếu tố chất lượng và an toàn cho người tiêu dùngCó thể nói, GDT đã và đang hoạt động trong
một thị trường ngách, điều này không chỉ giúp hạn chế áp lực cạnh tranh mà còn giúp duy trì
mối quan hệ lâu dài, bền chặt với khách hàng, tạo tập khách hàng thường xuyên có độ trung
thành cao, là ưu thế cạnh tranh lâu dài của doanh nghiệp.
Hệ thống phân phối rộng khắp
Nhận thấy người tiêu dùng Việt Nam thời điểm này sẽ ưu tiên những nhóm sản phẩm
thiết yếu với giá cả phải chăng. Dòng sản phẩm đồ gỗ dùng trong nhà bếp, gỗ gia dụng ra đời
từ thực tế này. Công ty đã nhanh chóng xác định đây là dòng sản phẩm riêng biệt để phát triển.
Với việc kiên định phát triển dòng sản phẩm riêng biệt thay vì mở rộng kinh doanh đa ngành
nghề như các công ty khác, Gỗ Đức Thành đã thực sự thành công khi luôn là người đứng đầu
của thị trường ngách này. Từ nhìn nhận đó GDT là một trong số ít những công ty nội địa xây
dựng mạng lưới phân phối bao phủ toàn quốc và có khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp
nước ngoài.
Trong nước: Sản phẩm của GDT được phân phối tại 2895 điểm bán hàng, bao gồm:
Số tỉnh, Số điểm 1
thành bán hàng Showroom;
2035 Trung
tâm thương
Khu vực mại, siêu thị;
Bắc Bộ 24 561 842 Đại lý bán
Trung Bộ 19 508 lẻ. Kênh trực
tuyển:
Đông 5 382 Winwinshop,
Nam Bộ Lazada, Tiki,
Shopee,..
TP.HCM 1 875
Tây Nam 13 569
Bộ
9
Tổng 62 2895
cộng
Nguồn: goducthanh.com
Công ty đã cung cấp vào tất cả các đầu mối siêu thị CoopMart, Maximart, City
Mart, Big C, Metro, Lotte, Vinatex,... các cửa hàng trang trí nội thất như Nhà đẹp, Nhà
xinh,... các nhà sách lớn Fahasa, Nguyễn Văn Cừ,... các trung tâm thương mại Diamond,
Parkson,...
Tích cực củng cố mạng lưới cửa hàng vật chất thông qua việc khai thác hệ thống
cửa hàng BHX và ĐMX có lưu lượng truy cập cao trên toàn quốc đã và đang mang lại
hiệu quả. Tăng cường sự hiện diện bán hàng trực tuyến trên nhiều nền tảng Thương mại
điện tử có mức độ nhận diện tốt, bao gồm: Tiki, Shopee, Sendo và Adayroi, cùng với
việc xây dựng trang web winwinshop nội bộ của riêng mình.
Với sự thay đổi đang diễn ra trong hành vi của người tiêu dùng, GDT đang tiếp
tục phát huy chiến lược các kênh bán hàng trực tuyến của mình bằng cách:
(1) Cung cấp chiết khấu cao hơn cho cả nhà phân phối và người dùng cuối (2)
Xây dựng tập khách hàng trung thành thông qua chương trình thành viên để tích lũy

11
điểm có thể được chuyển đổi thành tiền mặt cho các lần mua hàng 1
tiếp theo 2

(3) Nghiên cứu thông tin chi tiết về khách hàng cho các quá
trình R&D nội bộ của Công ty. Việc phát triển hệ thống phân phối bao phủ khắp cả nước
đã giúp GDT tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh để khai thác thị
trường 100 triệu dân với bình quân mỗi hộ gia đình cần có nhu cầu mua sắm đồ gỗ vào
khoảng 6 triệu đồng/hộ theo đánh giá của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam. Bởi phần
lớn các doanh nghiệp trong nước với quy mô nhỏ chỉ đầu tư tìm kiếm các đơn hàng xuất
khẩu, vì doanh thu hấp dẫn hơn mà “ngó lơ” thị trường nội địa, dẫn tới không truyền
thông, không nghiên cứu và càng không kết nối với các kênh phân phối khiến sản phẩm
không đến được người tiêu dùng Việt. Đây cũng chính là lý do chính dẫn đến thị phần
trong nước mất vào tay các doanh nghiệp nước ngoài vì thiếu chuỗi phân phối. Việc có
lợi thế là thương hiệu Việt cùng với nghiên cứu sâu sát thị trường nội địa, đặc biệt là
chuỗi phân phối rộng khắp nước đã tạo một lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ cho GDT tại thị
trường nước nhà nói riêng tuy gỗ Đức Thành vẫn hoạt động xuất khẩu là chủ yếu.
Những năm qua, trước những yếu tố biến động và bất ổn của thế giới, từ đại dịch
đến khủng hoảng năng lượng, kinh tế. Xung đột chính trị - quân sự giữa Nga và Ukraine,
ảnh hưởng rất nhiều đến các doanh nghiệp xuất khẩu, không ngoại trừ các doanh nghiệp
ngành gỗ và gỗ Đức Thành. Trước những tác động của thế giới, nhiều doanh nghiệp
trong ngành đã phải quay lại với thị trường nội địa để cứu vớt khó khăn, thế nhưng
không thể
cạnh tranh nổi tại “sân nhà” là vì không nắm được thị hiếu, không thể liên kết với 0
các chuỗi phân phối. Lúc này, khả năng cạnh tranh của GDT lại được nâng cao hơn
bao giờ hết nhờ vào hệ thống phân phối của mình.
Song song với đó ở thị trường xuất khẩu hoạt động hiếm một cơ cấu doanh thu lớn lên tới
85%, Công ty chọn kênh phân phối là các hệ thống siêu thị, thông qua các nhà môi giới và các
nhà nhập khẩu nước ngoài. Phần lớn các hợp đồng cung cấp sản phẩm của Công ty được ký kết
với khách hàng là do mối quan hệ đối tác truyền thống nên tương đối ổn định. Bên cạnh đó,
Công ty tìm đối tác và phân phối sản phẩm thông qua các hội chợ triển lãm về ngành gỗ gia
dụng. Hiện Công ty xuất khẩu tới hơn 50 quốc gia tại Châu Á, Châu
Âu, Châu Úc… Công ty có nhiều đối tác lớn như: Daiso Japan, Tchibo, Zeller, Apollo, Kesper,
Target, Rossmann, Wonder World, Lottemart , Apollo, Kesper,...
Chuỗi giá trị khép kín giúp tiết kiệm được chi phí vốn và đạt chuẩn xuất khẩu
Là thương hiệu đồ gia dụng, nhà bếp, đồ chơi trẻ em hàng đầu Việt Nam hiện sản phẩm
của GDT cũng đã xuất khẩu đến gần 50 nước và đáp ứng được tiêu chuẩn kể cả những thị
trường khó tính nhất trên thế giới như châu Âu, Mỹ, Nhật. Thị trường xuất khẩu trọng yếu của
GDT chủ yếu là các nước thuộc Châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản,... GDT đã xây dựng cơ sở
khách hàng trung thành với hầu hết là đối tác của GDT hơn 10 năm. Ví dụ, Lotte Mart, Nitori,
H1 Global, Fair Friends, DongYang International. Sở hữu tập khách hàng ổn định và không phụ
thuộc vào một khách hàng lớn nào, theo GDT, 10 khách hàng lớn nhất của GDT chỉ đóng góp
khoảng 40% doanh thu. Điều này phần nào giúp GDT giảm bớt sức ép từ khách hàng, linh hoạt
và chủ động về sản phẩm, giá cả.
Chuỗi giá trị của GDT:

Đầu vào Sản xuất Phân phối


• Nguyên liệu: • 4 nhà máy • Cơ cấu doanh
Khoảng 30- sản xuất thu:
45% COGS, chính: • Xuất khẩu
trong đó gỗ • Nhà máy 2 85%
cao su rừng (Gò Vấp – • Nội địa 15%
trồng, gỗ tràm TPHCM):
bông vàng từ 7800m2
các nhà cung
• Nhà máy 3
cấp trong (Bình Dương):
nước
• 38000m2
• Nhà máy 4
• Nhân công: (Bình Dương):
hơn 1200 lao 14000m2
động, chiếm
khoảng 55% • Nhà máy 5
COGS (Đồng Nai):
11000m2

Nguồn: Dữ liệu công ty, đánh giá của Tien Phong Securities (TPS)
1
Xuất khẩu phần lớn doanh nghiệp gỗ Việt Nam, trong đó có cả Gỗ
Đức Thành là đóng vai trò là đơn vị gia công cho các đơn đặt hàng của
khách hàng nước ngoài, với các thiết kế có sẵn. Điều này, là chưa tận dụng
được khả năng tự thiết kế và sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp, chưa xây dựng được
thương hiệu có giá trị toàn cầu. Lãnh đạo Gỗ Đức
Thành cho biết, năm 2023, công ty bắt đầu chiến lược bán hàng dưới thương hiệu của Đức
Thành ở thị trường như Malaysia, Ấn Độ. “Hàng hóa Việt Nam nếu bán qua Châu Âu, Mỹ
gần như không được mang thương hiệu của mình vì các công ty làm gia công. Do đó,
chúng tôi khao khát bán sản phẩm dưới thương hiệu của mình và tự nghĩ có nên chăng
quay về thị trường ngách gần với Việt Nam như Malaysia, Singapore.” – bà Lê Hải Liễu
chia sẻ. Nếu có thể xây dựng thương hiệu tầm quốc tế, chắc hẳn đó sẽ là lợi thế cạnh tranh
bền vững và lâu dài của doanh nghiệp. Đánh giá về năng lực của doanh nghiệp, ước mơ về
một thương hiệu thế giới là có khả năng thực hiện được.
3.2.3. Thị trường tiềm năng trong tương lai
Trải qua hơn 30 năm thành lập và phát triển thương hiệu thì sản phẩm bằng gỗ của
Đức Thành đã có mặt tại 63 tỉnh thành Việt Nam và xuất đi hơn 50 quốc gia trên toàn thế
giới. Đến nay Đức Thành tự hào là một doanh nghiệp có hơn 30 năm kinh nghiệm trong
lĩnh vực chế biến gỗ, sản phẩm đạt tất cả các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe của tất cả các
nước khó tính nhất trên toàn thế giới.
Đối với thị trường nội địa:
Sản phẩm Đức Thành được phân phối tại 2.895 điểm bán hàng bao gồm: Cửa
hàng, đại lý trên toàn quốc, Các hệ thống bán lẻ như Co.op Mart, Lotte Mart, Metro,
EMart, Tops Market, Winmart, Aeon… Các chuỗi cửa hàng Mẹ và Bé, Con cưng…Các
trang Thương mại điện tử tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Adayroi…Ngoài ra,
Đức Thành có 1 showroom trưng bày toàn bộ sản phẩm.

1
2

Với mục tiêu: Cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm tiện dụng,
mẫu mã đẹp; Đẩy mạnh doanh thu nội địa làm đối trọng với doanh thu xuất khẩu, giảm
rủi ro về tập trung thị trường. Doanh thu bán hàng của GDT đã luôn tăng trưởng qua các
năm. Trong năm 2022, công ty đã có cơ cấu doanh thu thro thị trường trong nước với
thành phố Hồ Chí Minh chiếm 75% là thành phố trọng yếu của việc tiêu thụ các sản
phẩm của công ty, bên cạnh đó các tỉnh thành phía Bắc và Hà Nội chiếm 13% trên tổng
cơ cấu kinh doanh.

3
Kết quả hoạt động năm 2022: doanh thu toàn công ty là
399,8 tỷ đồng, đat ̣ 80% kế hoạch, tăng 18% so với năm 2021. Trong
đó doanh thu từ thị trường nội địa là 59 tỷ đồng tăng 39% so với năm
2021, chiếm tỉ trọng 16% nhưng chỉ đạt 94% kế hoạch do lạm phát và
hậu quả sau đại dịch COVID 19 làm suy giảm sức mua của thị trường
nội địa.
Đối với thị trường xuất khẩu:

3
4
Công ty Gỗ
Đức Thành chủ yếu
xuất khẩu sản phẩm gỗ đến
các quốc gia như Hoa Kỳ,
Trung Quốc, Nhật Bản, Châu
Âu và Hàn Quốc. Đây cũng
là những thị trường quan
trọng và tiềm năng cho công
ty trong ngành công nghiệp
gỗ Việt Nam. Hiện nay công
ty đã mở rộng được thị
trường xuất khẩu sang 4 châu
lục; 50 quốc gia và tập trung phân phối vào các khu vực như hình bên.

Trong đó, Châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu trọng yếu của GDT, chiếm
78,4% doanh thu xuất khẩu năm 2020, và mới đây ở năm 2022 chiếm 74% doanh
thu xuất khẩu. Xuất khẩu năm 2020 của GDT sang các nước châu Á đã tăng đáng
kể 17,0% YoY lên 268 tỷ lưu ý rằng tại các quốc gia Châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc
và Nhật Bản, GDT đã xây dựng cơ sở khách hàng trung thành với hầu hết là đối tác
của GDT hơn 10 năm. Ví dụ, Lotte Mart, Nitori, H1 Global, Fair Friend, Dong Yang
International.

Mỹ là điểm nhấn mới với tiềm năng lớn: tăng mạnh lên 23,9 tỷ so với mức
cơ sở thấp năm 2019 là 6,9 tỷ. Cụ thể, GDT cho biết đã có một số đối tác từ nhiều
năm trước, các đơn đặt hàng tăng vọt của Công ty được hưởng lợi từ việc khách
hàng Mỹ chuyển đơn đặt hàng của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam do Mỹ áp dụng
mức thuế suất đối với các sản phẩm gỗ có xuất xứ từ Trung Quốc. GDT đã áp dụng
phương thức thanh toán cởi mở hơn với các đối tác tại Mỹ (chính sách
công nợ 1 đến 2 tuần). Theo GDT, việc áp dụng phương thức thanh
toán mới có tiến triển tốt, chưa xuất hiện phải thu quá hạn, hay nợ xấu
cho đến nay.
GDT đã chứng kiến một số cải thiện trong xuất khẩu sang Châu Âu: với
doanh thu năm 2020 tăng trở lại đáng khích lệ. Theo GDT, trước đây các khách
hàng tại Châu Âu yêu cầu GDT phải có chứng chỉ rừng FSC (Tiêu chuẩn chứng
nhận về nguồn gốc gỗ bảo vệ rừng) và chứng nhận BSCI (Tiêu chuẩn chứng nhận
trách nhiệm xã hội) đã thách thức hoạt động xuất khẩu của GDT năm 2019. GDT
đã đạt được chứng chỉ BSCI đầy đủ vào năm 2020 phần nào hỗ trợ GDT, bởi lẽ
không phải tất cả khách hàng đều yêu cầu chứng chỉ FSC hoặc BSCI cho đơn đặt
hàng.
Bên cạnh đó, Gỗ Đức Thành thường xuyên tham gia các hội chợ lớn tại:

5
6

Các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường tiềm năng a) Xu


hướng thị trường:
Các quốc gia tiêu thụ gỗ như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước EU đều là những
thị trường tiềm năng cho các công ty chế biến gỗ. Xem xét xu hướng tiêu thụ gỗ của các thị
trường này có thể giúp công ty Đức Thành tìm ra những cơ hội xuất khẩu. Theo tình hình kinh tế
thế giới hiện tại, công ty GDT đã xem xét và vạch ra kế hoạch phát triển thị trường và tăng cơ
hội kinh doanh. Đối với thị trường xuất khẩu: nâng cao chất lượng công tác chăm sóc khách
hàng, tích cực mở rộng và khai thác thị trường mới như Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Malaysia,
Indonesia thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại. Xây dựng showroom tại nhà máy 3
Bình Dương để phục vụ công tác. Về phía thị trường nội địa: Xác định việc cần làm; Liên kết
với đơn vị chuyên nghiệp EY nhằm khai thác thị trường miền Bắc; Cải tổ bộ máy nhân sự phòng
kinh doanh nội địa để làm gia tăng năng suất và doanh thu; Phát triển thêm nhiều kênh bán hàng
như direct sales, khối giáo dục để phát triển thị trường đồ chơi, Khối nhà hàng Khách sạn để
phát triển thị trường đồ dùng nhà bếp...
b) Hiệp định thương mại tự do:
Việc ký kết các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới
có thể giảm giới hạn về thuế và các rào cản thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty chế
biến gỗ cho công ty Gỗ Đức Thành trong việc chế biến và xuất khẩu gỗ, giúp nâng cao cạnh
tranh và khả năng tiếp cận thị trường quốc tế.
5
Giảm giới hạn về thuế: Các hiệp định thương mại tự do thường giảm hoặc loại bỏ
các mức thuế đối với hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu. Điều này giúp công ty Gỗ Đức
Thành giảm chi phí xuất khẩu sản phẩm gỗ và cạnh tranh với các đối thủ từ các quốc gia
khác.
Loại bỏ các rào cản thương mại: Các hiệp định thương mại tự do thường cố gắng
loại bỏ các rào cản thương mại như các quy định kỹ thuật, quy phạm về chứng nhận hay
thủ tục xuất khẩu phức tạp. Điều này giúp công ty Gỗ Đức Thành tiếp cận thị trường và
thực hiện xuất khẩu gỗ một cách thuận lợi hơn.
Mở cửa thị trường mới: Các hiệp định thương mại tự do cung cấp cơ
hội cho công ty Gỗ Đức Thành tiếp cận các thị trường mới và mở rộng mạng
lưới khách hàng. Việc có những quy định rõ ràng và tiêu chuẩn chung trong
thương mại giữa các quốc gia giúp công ty thích ứng và khai thác tiềm năng
thị trường mới một cách hiệu quả.
c) Xu hướng tiêu dùng:
Với 30 năm hình thành và phát triển đến nay, Gỗ Đức Thành nổi bật
trên thị trường trong và ngoài nước với các sản phẩm đồ nhà bếp an toàn và
đồ chơi trẻ em mang tính chất giáo dục cao được làm bằng gỗ cây trồng -
nguồn nguyên liệu xanh bảo vệ môi trường, đang là xu hướng của toàn thế
giới. Với sự dung hòa giữa mẫu mã nước ngoài và được thiết kế theo nhu
cầu, thị hiếu của khách hàng trong nước nên sản phẩm của gỗ Đức Thành
luôn hiện đại, mới lạ và được xem là thiên đường của mẹ và trẻ thơ.
Những năm gần đây, người tiêu dùng trong nước ngày càng nhận ra
những ưu việt của các sản phẩm có nguồn gốc từ Việt Nam, thông qua phong
trào “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”. GDT đã chung tay, góp sức đem
lại những sản phẩm “sạch” cho người tiêu dùng Việt Nam, với chất lượng và
mẫu mã “xuất khẩu” nhưng giá “nội địa”. Có thể nói, Gỗ Đức Thành tự hào
là một trong những nhà sản xuất hàng đầu tại Việt Nam chuyên sản xuất và
kinh doanh các mặt hàng nhà bếp, gia dụng và đồ chơi trẻ em. Đến nay, Đức
Thành đã có mạng lưới trên 200 đại lý, hệ thống siêu thị, trung tâm thương
mại lớn trên toàn quốc như: Co.op Mart, Big C, Metro... Luôn tự hào là
thương hiệu Việt Nam uy tín, Đức Thành tin rằng những sản phẩm nhỏ, gần
gũi với mỗi gia đình không chỉ được nhiều người tiêu dùng ủng hộ mà còn
góp phần bảo vệ môi trường sống của tất cả chúng ta.
3.3. Phân tích hệ thống kinh doanh của công ty
3.3.1. Hoạt động nghiên cứu và phát triển:
Nguồn gốc xuất xứ gỗ
Không thể phủ nhận một điều là Công ty Cổ phần Chế biến gỗ Đức
Thành đã kinh qua nhiều cuộc khủng hoảng, nhất là những khủng hoảng về
nguồn cung nguyên liệu, một cách an toàn và bền vững, nhờ việc chủ động
nguồn gỗ cây trồng trong nước thay vì phải phụ thuộc vào gỗ nhập
khẩu.Minh chứng là biến động lớn từ đại dịch COVID-19 và gần đây là căng
thẳng giữa Nga và Ukraine làm chặn nguồn cung gỗ nguyên liệu của Nga ra
thế giới, làm cho giá gỗ nguyên liệu của châu u tăng vọt. Trong khi Việt

7
Nam đang nhập khẩu từ hai nguồn chính là châu u và Bắc Mỹ. Đây là thực 8
tế khó khăn của nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam trong thời
gian gần đây.
Ông Lê Hồng Thắng, Giám đốc Gỗ Đức Thành, cho biết, từ những ngày đầu thành lập
GDT đã có định hướng là luôn chú trọng đến nguồn gốc xuất xứ gỗ và chỉ sử dụng gỗ cây trồng,
cụ thể là gỗ sao su.
Chia sẻ về “nguồn gốc” của định hướng này, đại diện Gỗ Đức Thành hồi tưởng về cách
đây 30 năm và cho biết trong hành trình đi tìm ngành nghề, loại hình kinh doanh cho doanh
nghiệp, nhà sáng lập Gỗ Đức Thành là ông Lê Ba khi ấy nhận thấy nguồn gỗ tự nhiên đang bị
tàn phá, trong khi đó nguồn gỗ cao su thanh lý sau thời gian lấy mủ lại bị bỏ đi lãng phí.
Vì lẽ đó, ông Lê Ba đã đi sâu vào tìm hiểu và sau thời gian nghiên cứu, ứng dụng nhiều
phương pháp để cuối cùng thành công trong việc tận dụng nguồn gỗ cao su thanh lý, vốn chỉ
được đem đi làm củi, trở thành nguồn nguyên liệu sản xuất cho ngành hàng, đặc biệt là cho
chính công ty Gỗ Đức Thành.
Đây là điều rất quý với doanh nghiệp, gần như là nguồn nguyên liệu không bao giờ cạn
kiệt khi ngành “vàng trắng” là mủ cao su vẫn tiếp tục phát triển”, Chủ tịch HĐQT Lê Hải Liễu
chia sẻ.
“Đó là quá trình gian nan để biến một thứ vứt đi thành nguồn nguyên liệu có giá và đặc
biệt, không giống với nhiều nguồn nguyên liệu khác, nguồn gỗ cao su này tự nó sẽ tái tạo trong
tương lai bởi các nông trường luôn có kế hoạch trồng mới và cần thanh lý nguồn gỗ hết hạn lấy
mủ, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chế biến gỗ tự động có nguồn nguyên liệu dự trữ
cho tương lai mà không cần phải đầu tư nhiều.
Đây là điều rất quý với doanh nghiệp, gần như là nguồn nguyên liệu không bao giờ cạn
kiệt khi ngành “vàng trắng” là mủ cao su vẫn tiếp tục phát triển”, Chủ tịch HĐQT Lê Hải Liễu
chia sẻ.
Cũng theo doanh nghiệp, sau nhiều năm, định hướng này vẫn tiếp tục đúng đắn. Bởi nó
phù hợp xu thế của thế giới hiện nay là tái sử dụng để bảo vệ nguồn tài nguyên và gỗ cây cao su
hoàn toàn “khớp” với yêu cầu này bởi sau quy trình lấy mủ, cây cao su thành phế thải, nhưng
khi áp dụng kỹ thật “chuyển hóa” chuyên ngành như rút hết mủ, bơm vào chất bảo quản phù
hợp… những câycao su phế thải đó trở thành một nguồn nguyên liệu mới, mang giá trị mới cho
ngành công nghiệp chế biến gỗ.
Đây được xem là lợi thế của GDT vì nhờ nó mà công ty có thêm nhiều nguồn khách hàng
so với các doanh nghiệp chỉ sử dụng gỗ rừng tự nhiên và gỗ nhập khẩu. Các doanh nghiệp đó
thường đau đầu với bài toán khủng hoảng logistics, đứt gãy nguồn cung hoặc 7 giá vận chuyển
tăng, trong khi GDT do nhận thức được điều này từ rất sớm nên đã lựa chọn đúng và tự chủ
được nguồn nguyên liệu từ chính trong nước, bà Nguyễn Hà Ngọc Diệp, Phó Tổng
GDT cho hay.
Đặc biệt, hiện nay người tiêu dùng bắt đầu hiểu và ý thức việc từng
người góp phần bảo vệ môi trường bằng hành động không mua, không sử
dụng những sản phẩm được chế biến từ nguồn gỗ rừng tự nhiên. Thậm chí,
một số thị trường lớn trên thế giới còn đặt ra chỉ tiêu bắt buộc nguồn nguyên
liệu nhất định phải có chứng chỉ xuất xứ.
Điển hình như EU là thị trường không chỉ đòi hỏi rất cao về thiết kế,
đầu tư cho nhà máy sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng, yếu tố rất quan trọng
hiện nay EU đang nhắm tới đó là nguồn gốc xuất xứ nguyên vật liệu rõ ràng,
hợp lệ, có chứng chỉ như FSC, FLEGT…Do đó, không ít doanh nghiệp chế
biến gỗ đã bị giới hạn đầu ra, đơn hàng bị teo tóp hoặc khó khăn tìm kiếm
nguồn gỗ nguyên liệu phù hợp với yêu cầu mới này của khách hàng.
Có lẽ từ ý thức đúng đắn trong việc sử dụng nguồn nguyên liệu cây
trồng này mà đơn đặt hàng và doanh thu của GDT luôn ổn định và tăng
trưởng trong nhiều năm. Và thậm chí trong giai đoạn khó khăn như năm
2021, công ty vẫn vượt kế hoạch kinh doanh đặt ra với doanh thu hơn 338,6
tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 60,8 tỷ đồng, chiếm gần 18% tỷ trọng doanh
thu, một tỷ trọng cao khá bất ngờ giữa bối cảnh khó khăn chung của nền
kinh tế.
Tiếp đến năm 2022, bất chấp những tác động còn dư âm của dịch
COVID-19 tình hình kinh doanh của GDT vẫn rất khả quan khi hơn 50% kế
hoạch đơn hàng đã được ký kết, tương đương đơn hàng đã được phủ dài đến
tháng 6, tháng 7/2022.
Nguồn nhiên liệu sạch sẽ là “chứng chỉ bắt buộc” trong tương lai:
Sự đúng đắn trong việc chọn lựa nguồn nguyên liệu đã được minh
chứng, tầm nhìn của ban lãnh đạo GDT lại tiếp tục phóng xa và nhận thấy
rằng vấn đề nguồn “nhiên liệu sạch” sẽ tiếp tục là một điều kiện tiên quyết
đối với doanh nghiệp trong tương lai.
Bà Nguyễn Thị Thanh Huyên, Phó Tổng giám đốc phụ trách Hành
chính nhân sự cho biết ban lãnh đạo đã thông qua kế hoạch khẩn trưởng thực
hiện càng sớm càng tốt việc đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời tại các nhà
máy, trước mắt là tại nhà máy số 3 tại thị xã Tân Uyên, Bình Dương, cho dù
chi phí đầu tư này không hề nhỏ.

9
Xuất phát điểm của quyết định chi hàng tỷ đồng vào việc đầu tư này là 1
do doanh nghiệp ý thức rằng nhiệt điện, thủy điện đang bộc lộ những bất cập, 0
trong khi điện mặt trời lại khắc phục được nhược điểm đó và sẽ trở thành
nguồn dien dự trữ vua hữu ích, vua “sạch” cho doanh nghiệp và cho xã hội
trong thời gian tới.
Cụ thể, theo bà Huyền phân tích với tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện nay nguồn điện
sẽ ngày càng thiếu hụt, việc tiếp tục sử dụng nguồn nhiên liệu hoá thạch như than đá, dầu
mỏ… ngày càng cạn kiệt, thuỷ điện kéo theo nhiều hệ luỵ trong khi năng lượng mặt trời
lại gần như không điều có hạn chế, do đó, loại hình điện năng này đang được khuyến
khích phát triển với nhiều ưu điểm như giảm tải cho điện lưới vào mùa khô và giờ cao
điểm ban ngày, bổ sung điện cho điện lưới quốc gia, hạn chế nguy cơ thiếu điện…
Thế cho nên, đại diện GDT nhận định rằng việc sử dụng điện năng lượng mặt trời là một
quyết định đúng, bởi đây là một nguồn năng lượng xanh, sạch, vô tận từ tự nhiên và xu hướng
hiện nay là phát triển công nghiệp, kinh doanh, sản xuất phải đi cùng tiết kiệm năng lượng, bảo
vệ môi trường… nên phát triển điện mặt trời sẽ trở thành một xu thế tất yếu. Từ đó, nếu được tận
dụng tốt, nó sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh, giúp doanh nghiệp bứt phá trên thị trường.
Đặc biệt xu hướng tiêu dùng hiện nay mọi người ngày càng quan tâm, ủng hộ các sản
phẩm được sản xuất “xanh” từ nguồn năng lượng sạch, các đối tác cũng yêu cầu về phát triển
bền vững, sản xuất song song với bảo vệ môi trường nên việc lắp đặt điện mặt trời tại nhà xưởng
sẽ xây dựng thương hiệu “xanh”, giúp doanh nghiệp đến gần khách hàng và cạnh tranh hơn với
các đơn vị cùng ngành, như cách mà GDT đã thành công khi làm nên sự khác biệt ở bài toán
nguồn nguyên liệu.
Kiên trì đeo bám định hướng là kim chỉ nam từ ngày đầu thành lập công ty, từ nguồn
nguyên liệu cho đến nhiên liệu, công ty đều hoạch định rõ ràng, thể hiện quan điểm kinh doanh,
luôn chú trọng ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên cho hiện tại và cho cả thế hệ sau này.
Trình độ công nghệ và công nhân được sử dụng.
Do đặc thù các mặt hàng và chi tiết sản phẩm quá nhiều và thay đổi thường xuyên nên
công ty chủ yều sử dụng công nghệ bán tự động cho hiệu quả tốt nhất.
Các máy móc thiết bị tiên tiến và các máy chuyên dùng khác được nhập từ Đài Loan, Ý,
Thụy Sĩ, và một số nước phát triển khác. Mỗi năm dự kiến kinh phí 4 tỷ đồng để đầu tư cải tiến
máy móc.
Các công nhân viên có trình độ tay nghề cao, 70% số công nhân có thâm niên 10 năm
trong ngành gỗ chế biến.
Công nghệ hiện đại và công nhân tay nghề cao giúp GDT tiết kiệm được chi
phí sản xuất và đạt năng suất cao. Hiện nhà máy đang chạy 75% công suất và có kế
hoạch đạt công suất tối đa trong vòng 2 năm tới.
3.3.2. Hoạt động Marketing:
• Chiến lược marketing về giá:
Giá là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến nhu cầu người tiêu dùng, việc cạnh tranh thị
phần. Hiện nay, với đa dạng ngành hàng cạnh tranh gay gắt trên thị trường, đặc biệt ngành thủ
công mỹ nghệ nói chung, ngành đồ gỗ nói riêng với việc bán sản phẩm giá cao 9 mà không xứng
đáng với chất lượng thì công ty sẽ gặp khó khăn. Công ty định giá theo chi phí, tiến hành phân
tích các yếu tố quyết định giá, bao gồm chi phí sản xuất, chi phí vận hành, chi phí tiếp thị, lợi
nhuận mong muốn, và giá trị cho khách hàng. Bằng cách xác định những yếu tố này và đánh giá
sự cạnh tranh trong thị trường, công ty có thể đưa ra quyết định về mức giá hợp lý. Ngoài ra,
công ty xem xét chiến lược giá của các đối thủ cạnh tranh để định vị mình trong thị trường; có
thể chọn giá thấp hơn, giá tương đương hoặc giá cao hơn đối thủ dựa trên các yếu tố như chất
lượng sản phẩm, giá trị gia tăng, dịch vụ khách hàng và hình ảnh thương hiệu. Gỗ Đức Thành
sẵn sàng giảm giá, chia sẻ rủi ro với khách hàng khi họ gặp khó khăn. Khi khách hàng đặt đơn
hàng gấp, công ty cũng không thừa cơ tăng giá. Với uy tín này, Gỗ Đức Thành là một trong số
hiếm các doanh nghiệp được khách hàng ứng trước 90% giá trị đơn hàng. Nhờ đó, công ty có
vốn sản xuất trong những năm đầu thành lập đầy khó khăn.
• Chiến lược marketing về sản phẩm:
Nhận thấy người tiêu dùng Việt Nam sẽ ưu tiên những nhóm sản phẩm thiết yếu với
giá cả phải chăng. Dòng sản phẩm đồ gỗ dùng trong nhà bếp, gỗ gia dụng ra đời từ thực tế
này. Công ty đã nhanh chóng xác định đây là dòng sản phẩm riêng biệt để phát triển. Với
việc kiên định phát triển dòng sản phẩm riêng biệt thay vì mở rộng kinh doanh đa ngành
nghề như các công ty khác, Gỗ Đức Thành đã thực sự thành công khi luôn là người đứng
đầu của thị trường ngách này. Đặc biệt hơn, khi xã hội lúc bấy giờ, chưa ai hoặc rất ít
người nghĩ đến vấn đề bảo vệ môi trường, thì Gỗ Đức Thành đã xác định sản xuất kinh
doanh gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường. Từ hai dòng sản phẩm chính là đồ nhà bếp, đồ
gia dụng và đồ chơi bằng gỗ, Đức Thành còn đặt ra cho mình chiến lược kinh doanh
“xanh và sạch” nhằm mục tiêu bảo vệ sức khỏe, an toàn cho người tiêu dùng và đặc biệt là
bảo vệ môi trường chung. Công ty đã sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng để sản
xuất. Về sau, Đức Thành đã phát triển thêm dòng sản phẩm mới là đồ chơi trẻ em bằng gỗ
mang thương hiệu Winwintoys. Đây là dòng sản phẩm tạo được dấu ấn mạnh mẽ cho hình
ảnh của gỗ Đức Thành, đưa Đức Thành trở thành nhà sản xuất đồ chơi trẻ em bằng gỗ an
toàn, chất lượng và có uy tín ở Việt Nam. Bên cạnh việc đảm bảo chất lượng, nguồn gốc
nguyên liệu, Đức Thành còn là đơn vị luôn thực hiện nghiêm chỉnh việc niêm yết đầy đủ
11
thông tin về nhà sản xuất, nguyên liệu, hướng dẫn sử dụng và cách bảo quản 1
trên mỗi sản phẩm, giúp người tiêu dùng dễ dàng phân biệt được sản phẩm, 2
đồng thời đây cũng là cách để họ khẳng định thương hiệu cũng như trách
nhiệm của mình trước khách hàng.
• Chiến lược marketing về hệ thống phân phối:
Đối với thị trường trong nước, công ty đã xây dựng một hệ thống phân phối và giới
thiệu các sản phẩm của mình trên phạm vi toàn quốc. Hệ thống phân phối trong nước được
chia thành 5 khu vực quản lý gồm Bắc Bộ, Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, TP.
Hồ Chí Minh. Sản phẩm Đức Thành được phân phối tại 2.895 điểm bán hàng bao gồm cửa
hàng, đại lý trên toàn quốc; các hệ thống bán lẻ như Co.op Mart, Lotte Mart, Metro, 0
EMart, Tops Market, Winmart, Aeon…; các chuỗi cửa hàng Mẹ và Bé, Con
cưng…, các trang Thương mại điện tử tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,
Adayroi… Ngoài ra, Đức Thành có showroom trưng bày toàn bộ sản phẩm ở quận
1. Tại TP. Hồ Chí Minh và khu vực lân cận, công ty đã tạo lậ mối quan hệ đối tác với 109 công
ty và 88 cửa hàng đồ chơi; tại thành phố Đà Nẵng và khu vực lân cận là 18 đối tác; tại Hà Nội và
các khu vực lân cận là 56 đối tác. Ngoài ra tại Vũng Tàu, Bình Dương,… đều có các cửa hàng
trưng bày bán sản phẩm của công ty. Độ phủ sóng của sản phẩm công ty trên toàn quốc là rất
rộng.
Đối với thị trường quốc tế, công ty chọn kênh phân phối là các hệ thống siêu thị, thông
qua các nhà mối giới và các nhà nhập khẩu nước ngoài. Phần lớn các hợp đồng cung cấp sản
phẩm của công ty ký kết với khách hàng là do mối quan hệ đối tác truyền thống lâu dài nên
tương đối ổn định. Bên cạnh đó, tìm đối tác và phân phối sản phẩm thông qua các hội chợ triển
lãm về ngành gỗ gia dụng cũng là một kênh phân phối lớn đối với công ty trong những năm vừa
qua. Sắp tới, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, công ty có thể thực hiện việc chỉ định nhà phân
phối các sản phẩm tại nước ngoài.
• Chiến lược marketing về xúc tiến hỗn hợp
Đến nay, sản phẩm công ty đã xuất khẩu đến gần 50 nước trên thế giới và có bán trên 600
cửa hàng chợ, siêu thị trên cả nước. Gần đây, công ty cũng đẩy mạnh việc bán sản phẩm trực
tuyến trên các sàn thương mại điện tử. Công ty cũng thường xuyên nhận được các chứng nhận,
giải thưởng uy tín từ đó chinh phục được những khách hàng khó tính tại các thị trường. Đức
Thành cũng chú trọng đẩy mạnh các hoạt động xã hội. Từ đó, khẳng định vị thế thương hiệu,
đóng góp kinh tế cho quốc gia. Đồng thời, đảm bảo trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Nhờ
vậy, có thể tạo được hình ảnh đẹp trong mắt người tiêu dùng.
3.3.3. Phân tích văn hóa công ty:
Văn hóa của một công ty là một tập hợp các giá trị, niềm tin, quan điểm và hành vi chung
mà công ty xây dựng và duy trì trong hoạt động kinh doanh hàng ngày. Nó tạo nên một hệ thống
các nguyên tắc mà công ty tương tác với khách hàng, đối tác và cộng đồng. Với mỗi doanh
nghiệp muốn tạo vị thế vững chắc trên thương trường cần xây dựng một đội ngũ nhân viên mạnh
mẽ. Muốn như vậy, doanh nghiệp cần tạo ra một bản sắc, một văn hóa doanh nghiệp Việt Nam.
Đặc biệt với doanh nghiệp của GDT đã thành công, là một trong những doanh nghiệp đã xây
dựng văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam hiệu quả.
Người đứng đầu của công ty gỗ Đức Thành cho hay, phương châm làm việc của họ là:
“Làm người thì trọng phẩm hạnh. Làm hàng thì trọng phẩm chất”. Con người và chất lượng sản
phẩm luôn là giá trị cốt lõi mà Gỗ Đức Thành hướng tới.
Công ty Gỗ Đức Thành đặt ra mục tiêu dài hạn và tầm nhìn để định hướng
cho sự phát triển và thành công. Mục tiêu của GDT là muốn trở thành nhà cung cấp
hàng đầu 1 trong ngành gỗ, sự mở rộng và đa dạng hóa sản phẩm. Đối với khách
hàng GDT đã cam kết cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao; nâng tầm
thương hiệu và giữ vững vị trí là nhà sản xuất đồ gia dụng, nhà bếp và đồ chơi trẻ em bằng gỗ
cây trồng hàng đầu Việt Nam. GDT đã xây dựng một tầm nhìn rõ ràng, một hình ảnh tương lai
mà công ty muốn đạt được:

- Lấy chất lượng, thời gian giao hàng đúng hẹn làm then chốt để cam kết với
khách hàng.
- Lấy ý thức bảo vệ môi trường và cộng đồng làm khởi sự cho mọi hoạt động.
- Lấy việc quan tâm lợi ích, đãi ngộ và phát triển cán bộ công nhân viên làm
phương châm.
- Lấy sự đồng hành cùng tồn tại, giữ cam kết cùng đối tác làm mục tiêu lâu dài. -
Lấy lợi ích dài hạn và ổn định cho các Cổ đông.
Nét văn hóa đặc trưng nhất tại GDT là luôn xem người lao động là vốn quý của
doanh nghiệp, nên đã tìm mọi cách chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên, đảm bảo
cho tất cả mọi người trong công ty được sống và làm việc trong một môi trường tốt nhất,
tất cả mọi người đều có điều kiện phát triển tối đa năng lực bản thân. đến nay công ty đã
xây dựng được một môi trường làm việc đồng thuận, gắn kết chặt chẽ giữa lãnh đạo và
nhân viên trong ngôi nhà chung Đức Thành. Người lao động làm việc tại Đức Thành luôn
được quan tâm và đãi ngộ xứng đáng bằng tiền lương, thưởng và các chính sách. Đây cũng
là cách bù đắp lại những nỗ lực của các nhân viên đã cùng Đức Thành sát cánh vượt mọi
thăng trầm biến động trong suốt chặng đường phát triển vừa qua.
Thành công của Đức Thành hôm nay là thành công của một công ty có được chiến
lược phát triển và định hướng kinh doanh đúng đắn, luôn biết phát huy lợi thế của mình và
bám sát, tuân thủ triết lý kinh doanh là tăng trưởng bền vững, quản lý rủi ro hiệu quả, lấy
sự chuyên nghiệp và thỏa mãn yêu cầu của khách hàng làm kim chỉ nam cho mọi hành
động.
3.3.4. Đánh giá khả năng thực hiện mục tiêu của bộ máy quản trị
Gỗ Đức Thành là công ty hiếm niêm yết trên sàn chứng khoán có tỷ lệ tăng của lợi
nhuận cao hơn tỷ lệ tăng của doanh thu, liên tiếp trong 05 năm (2010-2015). Ngược dòng
thời gian, năm 1997, khủng hoảng tài chính châu Á xảy ra, nhiều doanh nghiệp ngành gỗ
bị xoá xổ, Gỗ Đức Thành với chiến lược đa dạng hoá khách hàng vẫn đứng vững và tăng
trưởng. Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007 - 2008, Gỗ Đức Thành vẫn tăng trưởng ấn
tượng, đạt 30%/năm. Năm 2009, công ty chính thức niêm yết tại sàn HOSE (Sàn giao dịch

1
chứng khoán TP. HCM). Trong ba thập niên phát triển, dường như sau mỗi 2
cuộc khủng hoảng, Gỗ Đức Thành lại lớn mạnh hơn.
Mặc dù năm 2019 doanh thu không đạt kế hoạch đề ra nhưng bước
sang năm 2020, với những tín hiệu lạc quan về tình hình đơn hàng và kết quả đạt được, Gỗ
Đức Thành vẫn đeo bám kế hoạch tăng trưởng 15% doanh thu trong năm 2020. Tại đại
hội, Hội đồng quản trị đã trình và được cổ đông thông qua kế hoạch tài chính năm 2020
với tổng doanh thu dự kiến đạt hơn 394,4 tỉ đồng, tăng 15% so với năm 2019, trong đó
doanh thu xuất khẩu hơn 323 tỉ đồng, tăng 17%, doanh thu nội địa là hơn 66 tỉ đồng, tăng
10%; lợi nhuận trước thuế không thấp hơn 100 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế là hơn 85 tỉ
đồng, tăng 15% so với năm
2019. Đơn hàng 6 tháng đầu năm 2020 của công ty đạt 60% kế hoạch. Tình hình đơn hàng có tín
hiệu vui vì dù dịch COVID-19 ảnh hưởng toàn cầu nhưng công ty tự tin lội ngược dòng. Theo
Hội đồng quản trị, năm 2020, với cơ hội và thách thức đan xen, một số yếu tố có thể ảnh hưởng
đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty như viễn cảnh kinh tế thế giới chưa có nhiều tín
hiệu tích cực, sự gia tăng căng thẳng thương mại giữa các cường quốc, tình hình bất ổn tài chính
ở nhiều nơi; sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19 tác động đáng kể đến nền kinh tế toàn cầu.
Theo đó, định hướng phát triển thị trường của Gỗ Đức Thành là tiếp tục tâp trung phát triển
mạnh kênh bán hàng online bên cạnh các kênh phân phối truyền thống và hiện đại; mở thêm
nhiều điểm bán hàng để hàng hóa đến gần người tiêu dùng hơn, nhận biết thương hiệu sâu rộng
hơn và tăng thị phần. Ở thị trường xuất khẩu, công ty dè dặt đặt mục tiêu tăng trưởng 17% cho
doanh thu xuất khẩu và tăng cường phát triển thêm khách hàng tại Mỹ nhưng nếu chỉ tính riêng
đối với nhóm khách hàng mới thì công ty đặt mục tiêu tăng trưởng đến 250% doanh thu khách
mới vì đã đạt được những chứng nhận cần thiết đối với hàng hóa xuất khẩu.
Sang 2021, tổng doanh thu cả năm đạt 339 tỷ đồng, tăng nhẹ so với kế hoạch đặt ra trước
đó, nhưng giảm 15% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, chủ yếu doanh thu đến từ thị trường
xuất khẩu với 287 tỷ đồng, chiếm 88% tổng doanh thu. Cụ thể khoảng 76% tổng sản phẩm xuất
khẩu của Đức Thành trong năm vừa qua được vận chuyển đến các quốc gia châu Á. Nguồn
doanh thu tại thị trường nội địa đạt 43 tỷ đồng, chủ yếu đến từ thị trường tại TP.HCM. Được biết,
trước đó doanh nghiệp đã điều chỉnh giảm chỉ tiêu kinh doanh do ảnh hưởng nặng nề bởi dịch
Covid-19. Cụ thể, chỉ tiêu doanh thu giảm từ 460 tỷ đồng xuống còn 327 tỷ đồng; sau khi khấu
trừ các chi phí, Gỗ Đức Thành ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 56 tỷ đồng, vượt kế hoạch 10%.
Tuy nhiên, kết quả này vẫn thấp hơn khoảng
30% mức lãi thực hiện năm 2020. Theo ban lãnh đạo công ty, việc điều chỉnh giảm kế hoạch
kinh doanh là do công ty phải ngừng hoạt động gần 3 tháng để giãn cách xã hội theo chỉ thị của
cơ quan chức năng. Tuy nhiên trong quá trình đó vẫn phát sinh nhiều chi phí tổ chức sản xuất
"ba tại chỗ" để hoàn thành một số đơn hàng gấp. Tuy công ty đã hoạt động trở lại từ ngày 4/10
nhưng nhưng vẫn không thể khôi phục sản xuất 100% vì một số công nhân về quê, một số bị
nhiễm phải ngừng việc... Dự kiến vào ngày 11/1 tới, công ty này sẽ chốt danh sách
cổ đông để phát hành gần 1,8 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông theo tỷ lệ 100:10,
nghĩa là cổ đông có 100 cổ phiếu Gỗ Đức Thành được nhận 10 cổ phiếu mới. Theo
ban lãnh đạo, công ty đang mở rộng hơn 1.000 m2 diện tích sản xuất nhà máy ở thị
xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương để góp phần tăng năng lực sản xuất lên gần 20% so với hiện hữu.
Hiện, Đức Thành đã nhận được đơn hàng xuất khẩu đủ để sản xuất đến tháng 6/2022 với 3 giá trị
gần 7 triệu USD. Bà Lê Hải Liễu, Chủ tịch Hội đồng quản trị Gỗ Đức Thành cho biết, năm 2022
là năm “không giống bất kỳ năm nào” với dịch COVID-19 làm thay đổi hành vi của người tiêu
dùng, xung đột Nga-Ukraine khiến giá cả leo thang… Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn, công
ty vẫn ghi nhận kết quả 2022 tích cực. Cụ thể năm 2022, Gỗ Đức Thành đạt doanh thu thuần 400
tỉ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2021, lãi ròng hơn 69 tỉ đồng, tăng 13,7% so với cùng kỳ.
Về kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2022, công ty điều chỉnh giảm tỉ lệ chia cổ tức xuống còn
30% so với dự kiến 40%. Nếu giữ mức 40% thì lợi nhuận chưa phân phối để lại cho các năm sau
sẽ còn rất ít. Do đó, việc điều chỉnh tỉ lệ chia cổ tức còn 30% nhằm mục tiêu để mở rộng sản
xuất. Trước đó, công ty đã tạm ứng cổ tức tiền mặt đợt 1-2022 ở mức 10%, công ty sẽ chia 20%
cổ tức tiền mặt trong đợt 2. Gỗ Đức Thành cũng đã đưa vào sử dụng phần mềm quản lý ERP -
Đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi số giúp nâng cao năng lực quản trị và tăng khả năng cạnh
tranh trên thị trường toàn cầu; hoàn thành “Rà soát chiến lược và Cấu trúc quản lý” với công ty
tư vấn “Earns and Young”. Dự án này đã giúp cho Ban điều hành công ty có cái nhìn rõ hơn về
thực trạng nội tại của mình để từ đó xây dựng những chính sách, chiến lược phát triển phù hợp
với tình hình mới. Bên cạnh đó cũng cải tạo xong văn phòng làm việc khang trang và rộng
thoáng, không gian làm việc chuyên nghiệp hơn giúp mang lại hiệu quả công việc cao nhất.
Tóm lại, Hội đồng quản trị đã hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật, Điều
lệ và đem lại kết quả kinh doanh khả quan cho Tổng công ty. Các chỉ đạo thuộc thẩm
quyền của HĐQT về quản trị, giám sát chiến lược, các kế hoạch hoạt động lớn, quản trị rủi
ro, ngân sách kinh doanh hàng năm, nhân sự và lương thưởng đã được quan tâm và chú
trọng thực thi mang tính chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, HĐQT cũng đảm bảo truyền thông
đầy đủ đến cổ đông, nhà đầu tư, cơ quan quản lý và công chúng bằng việc thực hiện chính
sách công bố thông tin minh bạch và hiệu quả. Điểm đánh giá hoạt động của HĐQT luôn
đạt mức “đạt kỳ vọng” trở lên qua các năm. Hầu hết các thành viên Ban điều hành và Cán
bộ quản lý cấp cao đều đạt yêu cầu, tuy nhiên cho chiến lược, mục tiêu sắp tới, HĐQT sẽ
chú trọng hơn nữa các nội dung về hoạch định kế thừa, lãnh đạo và kiến thức - kỹ năng
cần thiết cho giai đoạn mới.
3.3.5. Đánh giá mức độ trung thành của bộ máy quản trị cấp cao đối với công ty:
Năm 2018:
Giao dịch cổ phiếu của người có liên quan

3
Người liên quan SLCP trước
GD
Kết quả SLCP
sau GD
Tỷ
lệ(%)
4
STT Người thực hiện
Tên Chức vụ Quan hệ Mua Bán Ngày TH
1 Lê Tấn Lợi Lê Hồng Thắng PCT HĐQT Chị 259,2 11,5 0 09/01/2019 270,7 1.27
2 Lê Tấn Lợi Lê Hồng Thắng PCT HĐQT Chị 239,58 19,62 0 20/12/2018 259,2 1.22
3 Phạm Anh Huấn Lê Hồng Thắng PCT HĐQT Anh rể 43,52 0 40 23/10/2018 3,52 0.02
4 Lê Thị Hải Lài Lê Hồng Thắng PCT HĐQT Chị 100,32 0 80 23/10/2018 20,32 0.1
Nguyễn Thị Huyền Nguyễn Thị Thanh
5 Trân Huyền GĐ NSHC Chị 5,61 0 0 19/10/2018 5,61 0.03
Nguyễn Thị Huyền Nguyễn Thị Thanh
6 Trân Huyền GĐ NSHC Chị 5,61 0 0 13/09/2018 5,61 0.03
Nguyễn Thị Huyền Nguyễn Thị Thanh
7 Trân Huyền GĐ NSHC Chị 0 5,61 0 12/07/2018 5,61 0.03
8 Hà Thị Huệ Lê Hồng Thành Phó TGĐ Mẹ 3,907,992 484,391 0 04/05/2018 4,392,38 20.66
3
9 Hà Thị Huệ Lê Hồng Thắng PCT HĐQT Mẹ 3,247,992 660 0 13/04/2018 3,907,99 18.38
2
10 Lê Tấn Lợi Lê Hồng Thành Phó TGĐ Chị 217,8 0 0 09/05/2018 217,8 1.02
Hoàng Thị Lâm
11 Dung Lê Hồng Thành Phó TGĐ Vợ 11,22 0 11,22 04/05/2018 0 0

Nguồn: Cafef
Giao dịch cổ phiếu người trong nội bộ
SLCP trước Kết quả SLCP sau Tỷ
Chức
STT Người thực hiện GD GD lệ(%)
vụ
Mua Bán Ngày TH
1 Lê Công Tú TrP KT 3,8 0 1,9 14/12/2018 1,9 0.01
2 Nguyễn Văn Đức PGĐ 10,67 0 1,57 20/11/2018 9,1 0.04
3 Chế Đông Khánh PGĐ 8,56 0 2,66 20/11/2018 5,9 0.03
4 Lê Công Tú TrP KT 4,18 0 380 21/08/2018 3,8 0.02
5 Chế Đông Khánh PGĐ 8,56 0 0 06/09/2018 8,56 0.04
6 Chế Đông Khánh PGĐ 10,56 0 2 01/08/2018 8,56 0.04
7 Lê Hồng Thắng TGĐ 1,089,700 0 660 11/04/2018 429,7 2.02
8 Lê Hồng Thành PTGĐ 396,791 0 389,391 09/05/2018 7,4 0.03
9 Bùi Phương Thảo KTT 10 0 2,6 18/04/2018 7,4 0.03
Năm 2019:
Giao dịch cổ phiếu của người liên quan
Người liên quan SLCP trước Kết quả SLCP sau Tỷ
STT Người thực hiện GD GD lệ(%)
Tên Chức vụ Quan hệ Mua Bán Ngày TH
1 Hà Thị Huệ Lê Hải Liễu CT HĐQT Mẹ 4,831,621 14,6 0 13/12/2019 4,846,231 22.79
2 Lê Như Ái Lê Hải Liễu CT HĐQT Chồng 346,5 0 340 13/08/2019 6,5 0.03
3 Nguyễn Lê Vy Lê Hải Liễu CT HĐQT Con 290,4 0 280 13/08/2019 10,4 0.05
4 Lê Tấn Lợi Lê Hồng Thắng PCT HĐQT Chị 270,7 1,11 0 13/02/2019 271,81 1.28
5 Nguyễn Lê Vy Lê Hải Liễu CT HĐQT Con 290,4 0 0 07/02/2019 290,4 1.37
Giao dịch cổ phiếu người trong nội bộ
Kết quả
Người thực hiện SLCP trước GD SLCP sau GD Tỷ lệ(%)
Chức vụ Mua Bán Ngày TH
Lê Công Tú TrP KT 4,9 0 1,9 10/12/2019 3 0.01
Nguyễn Hà Ngọc Diệp GĐTC 1,017,484 40,97 0 04/12/2019 1,058,454 4.98
PGĐ 12,9 0 2,5 14/11/2019 10,4 0.05

Nguyễn Văn Đức


Nguyễn Hà Ngọc Diệp GĐTC 737,484 280 0 13/08/2019 1,017,484 4.79
Lê Như Vũ TV HĐQT 293,521 340 0 13/08/2019 633,251 2.98
Chế Đông Khánh PGĐ 10,5 0 2,95 18/06/2019 7,55 0.04
Năm 2020 – 2023:
5
Giao dịch cổ phiếu của người liên quan
Người liên quan Kết quả
STT Người thực hiện SLCP trước GD SLCP sau GD Tỷ lệ
Tên Chức vụ Quan hệ Mua Bán Ngày TH
1 Phạm Anh Huấn Lê Hồng Thắng PCT HĐQT Anh rể 0 27,9 0 04/01/2023 27,9 0.
2 Huỳnh Thị Thanh Lê Hồng Thắng PCT HĐQT Chị dâu 136,64 0 0 07/05/2021 136,64 0.
3 Huỳnh Thị Thanh Lê Hồng Thắng PCT HĐQT Chị dâu 156,64 0 20 02/04/2021 136,64 0.
4 Huỳnh Thị Thanh Lê Hồng Thắng PCT HĐQT Chị dâu 157,64 0 1 22/01/2021 156,64 0.
5 Lê Tấn Lợi Lê Hồng Thắng PCT HĐQT Chị 271,81 0 139,49 09/03/2020 132,32 0.

Giao dịch cổ phiếu người trong nội bộ


Kết quả
Người thực hiện Chức vụ SLCP trước GD SLCP sau GD Tỷ lệ(%)
Mua Bán Ngày TH
Lê Hải Liễu CT HĐQT 265,347 49,86 0 03/02/2022 315,207 1.48
Giao dịch cổ phiếu của các cổ đông lớn
SLCP trước Kết quả SLCP sau
STT Tổ chức GD GD GD Tỷ lệ(%)
Mua Bán Ngày TH
1 AFC VF Limited (AFC Vietnam Fund) 1,270,224 0 258,9 09/03/2023 1,011,324 4.76
2 AFC VF Limited (AFC Vietnam Fund) 1,063,924 76,2 0 23/02/2023 1,140,124 5.36
3 America LLC 949,182 26 0 14/12/2022 975,182 4.59
KITMC Worldwide Vietnam RSP
4 Balanced Fund 972,51 0 100 16/08/2022 872,51 4.1
KIM INVESTMENT FUNDS - KIM
5 VIETNAM GROWTH FUND 671 18,6 0 19/01/2022 689,6 3.24
6 Lê Hải Liễu
7 Chủ tịch HĐQT 265,347 49,86 0 03/02/2022 315,207 1.48
KITMC Worldwide Vietnam RSP
8 Balanced Fund 709,1 100 0 08/12/2021 809,1 3.81
KITMC Worldwide Vietnam RSP
9 Balanced Fund 309,1 200 0 07/12/2021 509,1 2.39
KITMC Worldwide Vietnam RSP
10 Balanced Fund 309,1 200 0 07/12/2021 509,1 2.39
KITMC Worldwide Vietnam RSP
11 Balanced Fund 174,1 135 0 03/12/2021 309,1 1.45

5
12 PYN Elite Fund 913,44 0 304,4 24/03/2021 6

609,04 2.86
13 PYN Elite Fund 1,041,140 0 45 08/03/2021 996,14 4.69
14 PYN Elite Fund 1,197,440 0 38,9 13/01/2021 1,158,540 5.45
15 PYN Elite Fund 1,351,140 0 39,8 07/01/2021 1,311,340 6.17

Danh sách cổ đông tính tới hiện tại


Nguồn: Cafef
Trong giai đoạn từ 2018 đến cuối tháng 9 năm 2023, Công ty đã có sự thay đổi trong bộ
máy quản trị, vào cuối tháng 8/ 2018 thì ông Lê Hồng Thành thôi làm Phó Tổng Giám đốc và tới
ngày 16/1 công ty bổ nhiệm bà Nguyễn Hà Ngọc Diệp làm Phó Tổng Giám đốc (hiện tại bà vẫn
đang giữ vị trí này). Đặc biệt là tháng 6/2020 bổ nhiệm bà Lê Hải Liễu làm chủ tịch HĐQT với
nhiệm kỳ từ 2020 – 2024. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này cũng có một số thay đổi về các chức
vụ liên quan khác.
7
Tính đến hiện tại thì bà Hà Thị Tuệ (Mẹ của bà Lê Hải Liễu) vẫn đang nắm số
lượng cổ phiếu của công ty cao nhất, những lần giao dịch của bà Tuệ chủ yếu vào năm
2018 ( với tỷ lệ hơn 38%) và năm 2019 (với tỷ lệ 22,79%), các cổ đông khác và người
trong nội bộ cũng có giao dịch qua các năm nhưng số lượng và tỷ lệ cổ phiếu không nhiều.
Bên cạnh đó, các nhân viên cấp cao khác trong HĐQT, thành viên Ban Kiểm soát, tổng
giám đốc, các cán bộ quản lý và các bên liên quan không có sự thay đổi nhiều về tỷ lệ nắm
giữ cũng như các hoạt động giao dịch cổ phiếu, nhất là trong năm 2020 thì không có các
hợp đồng hoặc giao dịch của các thành viên quản lý cấp cao.

7
Từ đó cho thấy, dù có sự thay đổi về nhân sự nhưng các cổ đông và 8
thành viên cấp cao của công ty vẫn có niềm tin về sự phát triển của công ty
và sự trung thành đối với công ty, mức độ trung thành của bộ máy quản trị
cấp cao đối với công ty là ngày càng gắn bó với công ty.
Ngoài ra, với những chính sách ưu đãi và nguyên lý: “Nhường nhịn một chút rồi
chúng ta sẽ có thêm” của bà Lê Hải Liễu. Không chỉ nghĩ đến quyền lợi của cán bộ công
nhân viên trong công ty, mà còn nghĩ đến quyền lợi của các đối tác và nhà cung cấp thân
thiết của mình, nên bà thuyết phục các cổ đông đồng ý cho Gỗ Đức Thành phát hành cổ
phiếu riêng lẻ dành cho họ. Bà nói: “Đây là một việc mới tinh, trước giờ tôi quên không
nghĩ tới. Nếu chúng ta hiểu đầy đủ ý nghĩa của mấy chữ chung thủy, trung thành, nghĩa
tình, các anh chị sẽ thấy ý nghĩa của việc làm ăn với nhau hơn 10 năm hay hơn 20 năm,
thậm chí cả 30 năm. Đối tác và mình, đó là 2 chủ thể khác nhau hoàn toàn, thế mà chúng
tôi có rất nhiều đối tác gắn bó với nhau rất lâu năm, từ đời cha sang đời con. Khi không ai
mua được gỗ thì chúng tôi luôn mua được. Khi chúng tôi thiếu công nhân, mới than thở
với một đối tác, thế là họ giới thiệu với tôi hàng chục công nhân. Như vậy có nên quý họ
không? Có nên trân trọng và chia sẻ với họ không các anh chị?”.
Với lập luận này, bà Liễu cũng đạt được điều mong ước ở đại hội là hài hòa lợi ích
của tất cả các bên; các đối tác và những cá nhân có quan hệ mật thiết với công ty sẽ được
mua cổ phiếu GDT với giá thấp hơn giá thị trường. Và chính vì lẽ đó là nguyên nhân giúp
bà có những nhân viên trung thành và nhiều đối tác chung thủy.
3.3.6. Đánh giá chiến lược thích nghi với thay đổi thực tế của công ty:
Tổng kết đến 11 tháng năm 2020, doanh thu toàn công ty đạt 350 tỷ đồng. Dự kiến
đến hết năm 2020, doanh thu ước đạt hơn 400 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 18% so với năm 2019,
vượt cả kế hoạch ĐHĐCĐ giao phó từ đầu năm. Điểm đáng chú ý, GDT cũng đã nhận
được rất nhiều đơn hàng cho năm sau, với tổng giá trị khoảng 3,7 triệu USD tăng 130% so
với cùng kỳ, ước đạt 25% kế hoạch cả năm 2021.
Tín hiệu lạc quan này có vẻ như chưa dừng lại, khi GDT liên tục nhận được tin vui
từ thị trường Mỹ và Nhật. Trong bối cảnh giá một số phụ liệu tăng, công ty này chọn lọc
các đơn đặt hàng nhằm duy trì biên lợi nhuận gộp tốt nhất.Đáng khích lệ, họ không chỉ
giành được những đơn hàng mới từ những khách hàng mới ở Hoa Kỳ, chẳng hạn The
Container Store, những đơn đặt hàng lặp lại từ Kid Kraft mà còn có được những đơn đặt
hàng mới từ những khách đã lâu không giao dịch nay quay trở lại.Trong số đó, GDT vừa
đàm phán thành công hợp đồng đầu tiên, cung cấp các loại bàn ghế trẻ em, cho một khách
hàng lớn ở Mỹ, có trị giá hơn 300.000USD. Khách này cho biết, đây chỉ là đơn hàng đặt
thử, nếu lô hàng này đạt chất lượng và đạt mọi yêu cầu khắt khe của thị trường Mỹ thì họ
có thể đặt gấp 10 lần đơn hàng này.
Để đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng xuất khẩu và
nội địa, GDT đã quyết định mua thêm 14.000 m 2 nhà xưởng tại Tân Uyên,Bình
Dương, dần dần triển khai hoạt động nhà máy thứ 3. Việc đầu tư này sẽ giúp chúng
tôi mở rộng dây chuyền sản xuất, mở rộng kho dự trữ nguyên liệu, đáp ứng kịp thời
đà tăng trưởng của công ty, góp phần đem lại lợi ích cao hơn nữa cho người lao động và cho các
cổ đông.Kết quả trên hứa hẹn sẽ đem đến nhiều lợi ích cho hàng ngàn cấn bộ công nhân viên vì
tiền thưởng vượt doanh số kế hoạch, tiền thưởng hoàn thành tiến độ sản xuất, tiền thưởng tháng
13, tháng 14, tháng 15 và nhiều khoản thưởng khác…
Sang 2021 để đối phó với nhu cầu cao từ các đối tác xuất khẩu trong mùa cao điểm, GDT
đang gia công một số công đoạn bên ngoài, bổ sung năng lực sản xuất và đáp ứng tốt hơn các
đơn đặt hàng.Tình hình kinh doanh trong năm sau được dự báo khả quan hơn khi giá trị các đơn
hàng xuất khẩu đã nhận cho năm 2022 được trên 5,5 triệu USD và đang tập trung khai thác thị
trường tiềm năng là Mỹ.Ở thị trường trong nước, GDT mới ký thêm hợp đồng đưa các loại đồ
chơi bằng gỗ mang nhãn hiệu Winwintoys vào các chuỗi bán lẻ mới ra đời của Thế Giới Di
Động.
Nhờ việc cố gắng tìm kiếm đơn hàng mới và giải quyết bài toán nguyên liệu leo thang,
chuỗi cung ứng đứt gãy, thiếu hụt lao động đã giúp cổ phiếu GDT tiếp tục đi lên trong dài
hạn.Cụ thể, trên thị trường, cổ phiếu GDT vừa có hai phiên tăng liên tiếp khi dòng tiền của nhà
đầu tư trở lại nhóm vốn hoá vừa và nhỏ. GDT tăng 1,7% trong phiên 24/11, đóng cửa tại 64.500
đồng để xác lập đỉnh mới từ trong lịch sử 12 năm niêm yết trên
HOSE. Vùng giá này đã tăng 58% so với đầu năm dù chưa tính điều chỉnh do chia cổ tức.
Trong phiên 25/11, có thời điểm giá cổ phiếu GDT đã lên mức 65.000 đồng.
9

Diễn biến giá cổ phiếu GDT năm 2021. (Nguồn: TradingView).

9
Việc luôn đảm bảo quyền lợi cho cổ đông có thể là nguyên nhân chính 1
giúp cổ phiếu vẫn tăng trưởng, trong bối cảnh kết quả kinh doanh quý 0
III/2021 có phần sa sút, vì công ty phải tạm ngừng hoạt động để tuân thủ giãn
cách xã hội. Cụ thể, Gỗ Đức Thành đã chốt quyền tạm ứng cổ tức bằng tiền
mặt với tỷ lệ 20%, tức mỗi cổ phiếu nhận 2.000 đồng vào giữa tháng này và dự kiến ngày
26/11 thanh toán tổng tiền cổ tức đợt 1 năm 2021 là 35 tỷ đồng. Sắp tới, công ty lại phát
hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 10%.
Năm 2023 công ty đã chào bán vào thị trường Úc khá lâu nhưng doanh thu chưa
tăng trưởng mạnh do nhiều nguyên nhân. Hiện nay khách hàng truyền thông của Công ty
là Nhật Bản, Hàn Quốc. Hàng hóa đi châu Âu, châu Mỹ gần như không mang thương hiệu
của mình, chủ yếu là gia công sản phẩm.
Được biết, sau khi mua lại nhà máy của Đức Tâm có diện tích 12.000 m2 trong năm
2022, Gỗ Đức Thành đặt ra chiến lược phát triển mặt hàng nội thất cho thị trường nội địa
và xuất khẩu, bên cạnh các sản phẩm chủ lực như gia dụng, nhà bếp, đồ chơi.Tỷ suất lợi
nhuận của thị trường xuất khẩu cao hơn vì sản phẩm đạt được những tiêu chuẩn khắt khe.
Khách hàng nhập khẩu hiểU được giá trị của an toàn, chất lượng nên khi chào bán, khách
hàng đồng ý với mức giá đã đưa ra. Trong khi khách hàng nội địa còn bị yếu tố giá cả chi
phối khá nhiều.
Gỗ Đức Thành đặt mục tiêu năm 2023 với doanh thu 520 tỉ đồng, tăng 30% so với
cùng kỳ năm 2022 và lãi sau thuế 83,2 tỉ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ.Lãnh đạo Gỗ Đức
Thành cho biết, năm 2023, công ty bắt đầu chiến lược bán hàng dưới thương hiệu của Đức
Thành ở thị trường như Malaysia, Ấn Độ.Từ những sự thay đổi của GDT trong các chiến
lược phát triển đã góp phần làm cho thương hiệu của công ty càng đến gần với người tiêu
dùng Việt Nam và nước ngoài, khẳng định thị phần trong nước và là công ty dẫn đầu trong
ngành gỗ.
0
3.3.7. Phân tích những rủi ro của công ty:
Công ty Gỗ Đức Thành là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất và kinh doanh gỗ. Tuy nhiên, như mọi công ty khác, Công ty Gỗ Đức Thành cũng phải đối
mặt với một số rủi ro tiềm năng trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.  Rủi ro về
môi trường vĩ mô
Bối cảnh kinh tế thế giới phải đối mặt với những thách thức lớn, biến động nhanh, khó
lường, và tính bất ổn cao; lạm phát đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ buộc các quốc
gia phải thắt chặt chính sách tiền tệ.
Cạnh tranh chiến lược, địa chính trị giữa các nước lớn, xung đột quân sự, thiên tai, dịch
bệnh, biến đổi khí hậu, mưa bão, hạn hán,...đã làm gia tăng rủi ro trên thị trường tài chính, tiền
tệ, an ninh năng lượng, an ninh lương thực toàn cầu.
Chuỗi cung ứng bị giãn đoạn thường xuyên, giá nguyên vật liệu, cước phí vận chuyển đều
tăng. Tất cả những điều trên là một thách thức lớn.

• Rủi ro về tỷ giá và lãi suất


Với hoạt động kinh doanh chủ yếu là xuất khẩu, những biến động trong tỷ giá hối đoái
gây ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động và lợi nhuận của công ty. Các điều chỉnh của Ngân hàng
Nhà nước ảnh hưởng đến lãi suất.

• Rủi ro về nguyên vật liệu


Vật tư, nguyên phụ liệu đầu vào cho quá trình sản xuất có thể không đầy đủ hoặc không
kịp thời. Sự biến động giá cả trên thị trường sẽ ảnh hưởng đến giá mua vật tư, phụ liệu và đẩy
giá thành phẩm của công ty tăng cao. Hiện nguyên vât liệu chiếm 30% giá vốn ̣ nên việc biến
đông giá sẽ ̣ ảnh hưởng đến lơi nhụ ân c̣ ủa doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhờ việc tích cưc tích lũy
nguyên liệu đ̣ ầu vào (ít nhất 6 tháng) với nhiều lơi thế như chỉ tṛ ả trước 30% cho việc mua
hàng và cho phép GDT giữ hàng mua tại kho của nhà cung cấp giúp
GDT chủ đông ḍ ư ̣ trữ hàng tồn kho với giá cạnh tranh, giảm áp lưc lên dòng tiền và gị ảm chi phí
kho bãi.

• Rủi ro về sản xuất


Nhân viên sơ suất trong quá trình sản xuất, cán bộ điều hành không đảm bảo thực tế,..đều có
thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

• Rủi ro cạnh tranh


Trên thị trường hiện nay có không ít các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm như GDT
về đồ dùng nhà bếp, đồ gia dụng và đồ chơi gỗ. Mức giá của các sản phẩm này cũng dàn trải
nhiều từ cao cấp đến bình dân, ở thị trường nội địa cũng như xuất khẩu, từ
sản phẩm gỗ đến nhựa cao cấp.

• Rủi ro Mỹ áp thuế lên sản phẩm gỗ nhập khẩu từ Viêt Nam. ̣


1
Kim ngạch xuất khẩu gỗ tăng mạnh kể từ chiến tranh thương mại Mỹ- Trung, ngay trong
bối cảnh dịch bệnh Covid-19 và chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam sang Mỹ khiến ngành gỗ nước ta nằm trong tầm ngắm của các vụ kiện chống bán phá giá
và gian lân thương mại. Năm 2020, Ḅ ô ̣Thương mại Mỹ (DOC) khởi xướng điều tra áp dụng
biện pháp chống lẩn tránh thuế với sản phẩm gỗ dán của Việt Nam. Tuy nhiên nguyên liệu gỗ
của GDT là gỗ cao su (chiếm 90% nguyên liệu gỗ) và gỗ tràm do đó chúng tôi cho rằng rủi ro
áp thuế lên GDT là chưa cao trong thời gian tới  Các rủi ro khác
Ngoài các rủi ro đã trình bày trên, một số rủi ro mang tính bất khả kháng tuy ít có khả
năng xảy ra nhưng nếu xảy ra cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty như hỏa hoạn, bão lớn, triều cường,.. có thể gây ảnh hưởng đến tài sản, con
người và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đây là những rủi ro ít gặp nhưng trong
thực tế khi xảy ra thường gây thiệt hại rất lớn về vật chất và tinh thần đối với Công ty.
3.3.8. Phân tích những triển vọng của công ty:
Năm 2022 Gỗ Đức Thành đạt doanh thu thuần 400 tỉ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ
năm 2021, lãi ròng hơn 69 tỉ đồng, tăng 13,7% so với cùng kỳ. Sang năm 2023 do ảnh hưởng
của thị trường bất động sản, chiến tranh Nga-Ukraina, Mỹ tăng lãi suất... Do rất nhiều yếu tố
tạo nên, 2023 được xem là một năm khó khăn với công ty gỗ Đức Thành nói riêng và thị
trường gỗ nói chung.
Nhưng sang quý 3 2023 bất động sản bắt đầu những nhịp hồi phục trở lại, thị trường gỗ
bắt đầu chạy và có những đơn hàng xuất khẩu với giá trị cao. Trong giai đoạn khủng hoảng
nhiều doanh nghiệp không dám trữ hàng hóa, khi khó khăn giảm đi nhiều doanh nghiệp “khát
hàng”. Nhưng với gỗ Đức thành lại khác, họ chủ động được nguồn nguyên liệu gỗ “đạt chuẩn”,
hàng tồn kho dữ trữ, nguồn năng lượng xanh thân thiện với môi trường... Đây là những điểm
mạnh của công ty, khi thị trường hồi phục công ty sẽ bắt nhịp phát triển mạnh mẽ hơn cả những
năm trước.
Bên cạnh đó, Công ty gỗ Đức Thành được hưởng lợi khi Chính phủ khi đặt mục tiêu đến
năm 2030, ngành công nghiệp chế biến gỗ trở thành ngành kinh tế quan trọng, phấn đấu trở
thành một trong các nước hàng đầu thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm
gỗ; hỗ trợ cấp chứng chỉ cho hoạt động xuất khẩu. Các cơ quan đại diện tiếp tục nỗ lực hỗ trợ

81
ngành gỗ mở rộng, đa dạng hóa thị trường, nhất là các thị trường tiềm năng và còn dư địa như:
Ấn Độ, Đông Âu, Trung Đông; phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả
phòng ngừa, giải quyết thỏa đáng các tranh chấp và phòng vệ thương mại, bảo vệ quyền và lợi
ích chính đáng của các doanh nghiệp Việt Nam... Dư địa tăng trưởng vẫn còn nhiều. Hoạt động
xuất khẩu đồ dùng nhà bếp có quy mô nhỏ trong ngành gỗ với tỷ trọng khoảng 0.4%. Dù vậy,
quy mô của các thị trường xuất khẩu chính là Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc còn khá lớn
trong khi nhu cầu xây dựng được dự báo sẽ tăng trưởng tốt hơn trong giai đoạn tới. Điều này
cho thấy dư địa tăng trưởng của GDT tại các thị trường trên vẫn còn nhiều.
Trong thời gia tới, công ty thực hiện các hoạt động Marketing, các chính sách Nhà Nước ưu
tiên sử dụng đồ nội địa. Điều này giúp công ty tăng thị phần tại Việt Nam và có nhiều lợi thế cạnh
tranh so với các quốc gia khác. “Thay vì chăm sóc cho các khách hàng ở châu Âu và Mỹ, tại sao
chúng ta không chăm sóc khách hàng ở những quốc gia gần Việt Nam và coi hàng của chúng ta là
hàng cao cấp. Một khách hàng ở Malaysia đã chấp nhận bán hàng dưới thương hiệu của Gỗ Đức
Thành”.
Triển vọng kinh doanh tích cực với kì vọng hiệu quả hoạt động được cải thiện.
Những khó khăn doanh nghiệp đang gặp phải mang tính chất ngắn hạn và khi dịch Covid – 19 dần
được kiểm soát, kì vọng doanh thu, LNST của GDT sẽ hồi phục rất tích cực trong giai đoạn tới, cùng
với đó, biên lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của GDT có thể được cải thiện. Sang năm 2024 công sẽ
vượt qua khó khăn và phát triển lên tầm vao mới với những ưu thế mà công ty có sẵn.
3
3.4. Phân tích tài chính của công ty
3.4.1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh:
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của GDT giai đoạn 2020 -2022

Biểu đồ 1: Tổng quan kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-
2022

Nguồn: Báo cáo tài chính của GDT các năm 2020-2022 Kết quả hoạt động
kinh doanh chính a) Doanh thu thuần

83
Qua số liệu trên, có thể thấy tốc độ tăng trưởng Doanh thu thuần của 4
doanh nghiệp tương đối không ổn định với nguyên nhân được cho là do đại dịch
COVID diễn ra trong năm 2020 và năm 2021. Cụ thể, Doanh thu thuần năm
2021 đạt hơn 338.6 tỷ đồng, giảm 15,43% so với năm 2020 (400,4 tỷ đồng).
Điều này đã được công ty giải trình với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch
Chứng khoán Hồ Chí Minh như sau: vì nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xa hội theo
chỉ thị 16+, chỉ thị 16 hoặc chỉ thị 15 trong thời gian dài nhằm kiểm soát dịch bệnh. Do đó,
công ty đã phải ngưng hoạt động gần 3 tháng để phòng chống dịch bệnh nên Doanh thu thuần
mới có mức giảm như đã nêu trên khi so sánh với cùng kỳ, dẫn đến Lợi nhuận sau thuế cũng
đã giảm 24% so với cùng kỳ.
Sau khi Doanh thu thuần tạo đáy ở năm 2021 thì vào năm 2022, đã đạt hơn 399.7 tỷ
đồng tăng 18,05%, tạo mức tăng kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây của doanh nghiệp. Công
ty GDT giải thích cho mức tăng trên là vì sau một thời gian dài ngưng trệ vì tình hình dịch
bệnh COVID làm cho hàng hóa bị cạn kho nên các nhà nhập khẩu đặt hàng lại nhiều để dự
trữ, đặc biệt là 2 quý đầu năm 2022.
Doanh thu bán hàng có tiến triển tăng là kết quả tốt, chứng tỏ hoạt động tiêu thụ và sản
xuất của doanh nghiệp đã phục hồi mạnh mẽ giúp quay về mức doanh thu trước khi dịch bệnh
diễn ra. Ngoài ra, do sự kiểm soát dịch bệnh hiệu quả nên nền kinh tế đã mở cửa trở lại khiến
lượng cầu sản phẩm tiếp tục gia tăng.
b) Hiệu quả tiết kiệm chi phí, lợi nhuận gộp và lợi nhuận hoạt động kinh doanh
chính của công ty GDT

Bả
ng 2: Tỷ lệ trên doanh thu thuần một số chỉ tiêu giai đoạn 2020-2022
Nguồn: Báo cáo tài chính của GDT các năm 2020-2022
(+) Năm 2021 so với năm 2020: Tỷ lệ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên
Doanh thu của công ty năm 2021 giảm 2,27% so với năm 2020, có nghĩa là mỗi 100 đồng
Doanh thu thu được sẽ mang lại ít hơn 2.27 đồng Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính.
Nguyên nhân của sự giảm tỷ lệ Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính trên Doanh thu thuần
là do hiệu quả tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh của công ty giảm đi so với năm trước.
Tức là các chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí
lao động và chi phí bán hàng được quản lý kém hiệu quả hơn so với năm trước.
Cụ thể là do:
5
Tỷ lệ Giá vốn hàng bán trên Doanh thu của công ty tăng 1,26% trong năm 2021,
dẫn đến mỗi 100 đồng Doanh thu phải bỏ ra nhiều hơn 1.26 đồng chi phí Giá vốn hàng
bán. Vì vậy, tỷ suất Lợi nhuận gộp trên doanh thu đã giảm 1,26% so với năm 2020.
Điều này cho thấy công ty sử dụng chi phí Giá vốn hàng bán không hiệu quả bằng năm
trước.
Đồng thời, vì tình hình dịch bệnh nên giá nguyên vật liệu tăng cao.
Tỷ lệ Chi phí bán hàng trên Doanh thu thuần giảm 0,26% trong năm 2021, cho
thấy công ty vẫn có khả năng tối ưu hóa chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
Tỷ lệ Chi phí quản lí doanh nghiệp trên Doanh thu tăng 1,87% trong năm 2021,
cao hơn tỷ lệ tăng của Giá vốn hàng bán trên Doanh thu. Tỷ lệ tăng này cần chú ý kiểm
soát cơ cấu nhân sự và tổ chức hoạt động để tránh lãng phí nguồn lực và tiết kiệm chi
phí. Mức tăng này được doanh nghiệp đánh giá là do tác động từ đại dịch Covid, tuy
nhiên về lâu dài công ty cần tối ưu hóa chi phí quản lý doanh nghiệp để ứng phó trước
những biến động tiêu cực như thế, nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn và ổn
định hơn.
(+) Năm 2022 so với năm 2021: Tỷ lệ Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính
trên Doanh thu năm 2022 đạt mức 22,04% giảm 0,56% so với năm ngoái. Mặc dù công
ty GDT đã rất cố gắng đưa ra các biện pháp tăng cường tiếp thị, ưu đãi giảm giá nhằm
cải thiện tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, song tỷ suất Lợi nhuận bán hàng và
cung cấp dịch vụ trên doanh thu vẫn giảm đều qua các năm. Dù ở năm 2022 đã có tín
hiệu phục hồi nhưng không đáng kể. Cụ thể là vì:
Tỷ lệ Giá vốn hàng bán trên Doanh thu giảm 3,41% trong năm 2022. Điều này
cho thấy công ty đã tiết kiệm được chi phí liên quan đến Giá vốn hàng bán và có khả
năng tăng tỷ suất Lợi nhuận trong tương lai vì với 100 đồng Doanh thu, công ty chỉ cần
bỏ ra ít hơn 3.41 đồng chi phí Giá vốn hàng bán. Từ đó, góp phần cải thiện biên Lợi
nhuận gộp của doanh nghiệp khi tỷ suất Lợi nhuận gộp trên Doanh thu đạt 33,31% tăng
3,41% so với năm ngoái .Tuy nhiên, công ty cũng cần tiếp tục quản lý chi phí hiệu quả
hơn để tối đa hóa lợi nhuận và nâng cao sức cạnh tranh hoạt động trong ngành.
Tỷ lệ Chi phí bán hàng trên Doanh thu thuần tăng 0,16% trong năm 2022. Điều
này cho thấy công ty đang gặp khó khăn trong việc tiết kiệm chi phí liên quan đến bán
hàng và có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
5
Tỷ lệ Chi phí quản lí doanh nghiệp trên Doanh thu tăng 1,35% 6
trong năm 2022, theo sau một tỷ lệ tăng 1,87% vào năm trước, cho thấy
chi phí này đang có chiều hướng giảm. Sự tăng chung của các chi phí sản
xuất kinh doanh sẽ dẫn đến giảm tỷ suất lợi nhuận hoạt động chính của
công ty. Vì vậy, việc quản lý và kiểm soát chi phí quản lý doanh nghiệp tương đối hiệu
quả.
Kết quả hoạt động tài chính và hoạt động khác
Theo số liệu từ bảng 1 bên trên, GDT đã có mức Thu nhập tài chính giảm dần qua
các năm và đặc biệt là mức tỷ lệ giảm năm 2022/năm 2021 gần gấp đôi mức tỷ lệ giảm
năm 2021/năm 2020. Bên cạnh đó, Chi phí tài chính năm 2021 so với năm 2020 chỉ gần
3.5 tỷ đồng, đạt tỷ lệ giảm 16,65%; trong đó, Chi phí lãi vay tăng 24,04%. Chứng tỏ
doanh nghiệp đang phải đối mặt với vấn đề tiềm tàng như tăng rủi ro tín dụng hoặc có
những sự thay đổi trong tình hình tài chính như tăng cường hoạt động đầu tư. Vì dù cho
Chi phí tài chính giảm thì việc đi vay để tài trợ cho các hoạt động này có thể khiến Chi
phí lãi vay tăng. Tuy nhiên, vào năm 2022 Chi phí tài chính có mức tăng gần gấp đôi so
với năm 2021 khi có giá trị là 9.87 tỷ đồng, với khoản Chi phí lãi vay chiếm 17,69% Chi
phí tài chính (1.75 tỷ đồng). Theo đó, có thể biết là công ty đang đẩy mạnh kinh doanh
nên Chi phí tài chính phải trả sẽ cao. Tuy nhiên, các công ty phải quản lý tốt nếu không sẽ
làm suy giảm lợi nhuận đáng lẽ đạt được. Và mặc dù Chi phí tài chính không tác động
quá lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp nhưng nó là một phần trong hoạt động kinh
doanh của công ty và cần phải được quan tâm đúng mức nếu không muốn nó trở thành
gánh nặng sau này.
Tiếp đến là Lợi nhuận khác của doanh nghiệp trong giai đoạn 2020-2022 giảm
mạnh qua từng năm. Sau khi năm 2022 khép lại, GDT nhận mức lỗ hoạt động khác tới
hơn 1.1 tỷ đồng với mức giảm gấp 5 lần năm ngoái. Nguyên nhân được cho là vì Thu
nhập khác đã giảm 80,82% và Chi phí khác chỉ giảm 27,47% dù chỉ tiêu này ở năm 2021
có tỷ lệ tăng gấp 5 lần năm 2020.
Lợi nhuận sau thuế
Với sự đóng góp từ các yếu tố đã nêu trên, sau khi kết thúc năm 2022 thì lợi nhuận
sau thuế đạt 69.27 tỷ đồng, tăng 13,96% so với năm trước đó. Nhưng theo Tài liệu họp
ĐHĐCĐ thường niên, CTCP Chế biến Gỗ Đức Thành (HOSE: GDT) dự kiến thu về hơn
94.3 tỷ đồng lãi sau thuế trong năm 2022, tăng 55% so với năm trước; vì vậy công ty dù
tăng nhưng không đạt mức lợi nhuận kỳ vọng cho năm này. Sở dĩ Lợi nhuận sau thuế của
công ty có mức tăng 13,96% là vì Doanh thu thuần tăng 18,05%. Mặt khác, do công ty
đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại nhằm hướng đến gia tăng năng suất cao hơn và cải tiến
quy trình sản xuất giúp tiết kiệm được chi phí nguyên liệu, nhân công.
Kết quả hoạt động kinh doanh quý I và quý II năm 2023

7
8

GDT đã thực hiện 60% kế hoạch đơn hàng cả năm ngay trong quý I. Qua đó, sau 6
tháng đầu năm 2023, GDT ghi nhận doanh thu thuần đạt 152 tỷ đồng, và lợi nhuận sau
thuế đạt 15 tỷ đồng, giảm lần lượt 36% và 65% so với cùng kỳ. Công ty đã thực hiện
được 29% 7 kế hoạch doanh thu và gần 21% kế hoạch lợi nhuận năm 2023. Tuy nhiên, dù
có sự giảm trong quý II, GDT vẫn đặt mục tiêu cho năm 2023 với doanh thu 520 tỷ đồng,
tăng 30% so với cùng kỳ năm 2022 và lãi sau thuế 83,2 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ.
3.4.2. Phân tích lưu chuyển tiền tệ:
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn 2020-2021 giảm
mạnh từ 71.593.742.442 VND còn 34.347.820.262 VND và tiếp tục giảm mạnh
33.336.329.872 còn mức giá trị 1.011.490.390 VND trong giai đoạn 2021-2022.
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư của công ty vẫn duy trì ổn định ở mức dương. Cụ
thể ở năm 2021 tăng 34.789.154,265 VND và tiếp tục tăng 42.243.150.665 VND ở năm
2022 nên vào năm 2022 đạt tới 80.523.189.369 VND.
Dòng tiền từ hoạt động tài chính lại luôn ở mức âm trong giai đoạn 2020-2022.
Song vào năm 2021, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính tăng 17.799.494.300
VND so với năm trước. Kết thúc năm 2022 thì đạt mức giảm 70.404.585.000 VND,
giảm 5.168.708.500 VND so với năm 2021.
Tuy nhiên, lượng tồn tiền và các khoản tương đương tiền tăng đáng kể qua các
năm. Chi tiết có thể thấy là giai đoạn 2020-2022 đã tăng từ 896.972.677 VND lên đến
19.510.897.861 VND, tỷ lệ tăng lên gấp 20 lần.
3.4.3. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty:
a) Quy mô

9
1
0

+ Năm 2021 so với 2020:


Giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp giảm 17.896 tỷ đồng, nguyên nhân là do tài
sản dài hạn tăng 49.773 tỷ đồng chủ yếu tăng mạnh 30.000 tỷ đồng từ các khoản phải thu
dài hạn, điều này cho thấy doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn trong dài hạn, hiệu quả sử
dụng vốn giảm, đồng thời GDT đầu tư tài chính 22.000 tỷ trong dài hạn. Tuy vậy, mức
tăng này thấp hơn mức giảm của tài sản ngắn hạn là 67.670 tỷ đồng, chủ yếu từ việc
doanh nghiệp giảm mạnh các khoản đầu tư tài chính 80.599 tỷ đồng và thu hồi được
15.011 tỷ đồng các khoản phải thu. Đáng chú ý, tồn kho của doanh nghiệp cuối năm cũng
tăng ở mức cao
9
23.077 tỷ đồng, tăng 22,85% so với đầu năm. Như vậy, quy mô tài sản giảm đã thu hẹp
khả năng sản xuất của doanh nghiệp, tính hình trong năm 2021, GDT thực hiện giảm
các tài sản ngắn hạn và gia tăng tài sản dài hạn cho thấy rằng doanh nghiệp đang có
mong muốn tạo ra cơ cấu tài sản an toàn hơn khi thị trường đang biến
động. Tuy nhiên, cần chú ý đến khả năng thanh toán trong ngắn hạn.
Tổng nguồn vốn giảm 17.896 tỷ đồng, là do ngoài huy động vốn cổ
phần thêm 8.433 tỷ đồng thì GDT đều thực hiện giảm quy mô các nguồn vốn khác,
trong đó giảm nhiều các khoản nợ phải trả 12.755 tỷ đồng đặc biệt là nghĩa vụ nợ ngắn
hạn và một phần nợ dài hạn. Đồng thời vốn chủ sở hữu giảm 5.141 tỷ đồng chủ yếu do
doanh nghiệp chi trả cổ tức cho các cổ động với tổng giá trị là 13.057 tỷ đồng, việc chi
trả cổ tức cho cổ động giúp gia tăng khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Thế
nhưng, nhìn chung quy mô vốn giảm cho thấy tình hình hoạt động trong năm kém hiệu
quả, lợi nhuận thu được không đủ đáp ứng để duy trì quy mô sau khi thực hiện các
nghĩa vụ về vốn.
+ Năm 2022 so với năm 2021:
Tổng giá trị tài sản tăng 25.040 tỷ đồng, xu hướng chuyển dịch ngược lại hoàn
toàn so với giai đoạn một năm trước. Khi GDT gia tăng mạnh tài sản ngắn hạn 66.546
tỷ đồng và giảm 41.523 tỷ đồng giá trị tài sản dài hạn. Trong mức gia tăng tài sản ngắn
hạn, chủ yếu là do tăng mạnh các khoản phải thu 118.949 tỷ đồng, điều này dẫn đến
nguồn vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp ở mức cao, cùng với tác động gia tăng
11.011 tỷ đồng tiền mặt ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn và khả năng gia tăng
lợi nhuận của doanh nghiệp. Tác động giảm đến tổng tài sản chủ yếu từ xu hướng giảm
các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 64.300 tỷ, đánh giá tình hình kinh tế trong giai
đoạn này thì việc thực hiện sự thay đổi trên cho các khoản đầu tư ngắn hạn là hợp lý,
giảm thiểu những rủi ro từ nhiều biến động thị trường trong ngắn hạn. Cùng với đó các
khoản phải thu dài hạn và các khoản đầu tư tài chính dài hạn giảm với mức giảm bằng
mức tăng trong năm 2021, lần lượt giảm 30.000 tỷ và 22.000 tỷ đồng, điều này cho
thấy doanh nghiệp tăng cường thu hồi vốn và có chính sách thu hồi hiệu quả để mở
rộng nguồn vốn cho sản xuất.
Mức tăng nguồn vốn 25.040 tỷ đồng trong năm 2022 đến từ tăng vốn chủ sở hữu
trong đó tăng cao lợi nhuận chưa phân phối là 29.677 tỷ đồng, tăng các khoản phải trả
ngắn hạn 27.377 tỷ đồng gia tăng vốn lưu động cho doanh nghiệp, cùng với đó việc bổ
sung vốn đầu tư của chủ sở hữu từ quỹ đầu tư phát triển cho thấy nỗ lực cũa GDT trong
việc mở rộng quy mô hoạt động trong dài hạn. Tác động giảm chủ yếu là do giảm các
khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 30.923 tỷ, điều này giúp giảm bớt gánh nặng
tài chính của doanh nghiệp. Nhìn chung quy mô vốn tăng là điều kiện để doanh nghiệp
mở rộng sản xuất, với chiến lược cơ cấu vốn an toàn của mình, GDT đã gia tăng vốn
chủ sở hữu còn để chi trả các khoản vay, khi các khoản nợ có xu hướng giảm qua các
năm.

11
b) Cơ cấu 1
2
0

Năm 2020, đối với tài sản, tỷ trọng tài sản ngắn hạn (TSNH) chiếm 74,26%, tỷ trọng tài sản
dài hạn (TSDH) chiếm 25,74%. Trong đó, 43% tổng tài sản là các khoản đầu tưu tài chính ngắn hạn,
tiếp đến là 24,61% là tài sản cố định, 17,87% là hàng tồn kho. Điều này cho thấy, doanh nghiệp đang
tập trung vào đầu tư ngắn hạn để tìm kiếm lợi nhuận thay vì tập trung vào sản xuất.
Sang năm 2021, tỷ trọng TSNH giảm 14,27% đạt mức 59,98% tổng tài sản, chủ yếu do giảm
tỷ trọng các khoản đầu tư ngắn hạn còn 23,86%, gia tăng tỷ trọng hàng tồn kho đạt 24,77%, việc gia
tăng tỷ trọng hàng tồn kho được giải thích là vì doanh nghiệp gia tăng dự trữ nguyên, vật liệu theo dự
báo về biến động tăng chi phí đầu vào sản xuất trong những năm tới. Tuy vậy, tỷ trọng TSDH gia
tăng lên 40% cho thấy doanh nghiệp đang tăng đòn bẩy hoạt động thế nhưng xét về quy mô doanh
nghiệp là vừa thì đòn bẩy hoạt động cao gây nhiều rủi ro hơn là cơ hội cho doanh nghiệp.
Năm 2022, cơ cấu tài sản trở về mức 72,68% cho TSNH và 27,32% cho TSDH, nghĩa là tỷ
trọng TSNH tăng và tỷ trọng TSDH giảm, trong đó tỷ trọng các khoản phải thu, tồn kho, TSCĐ là
cao nhất lần lượt là 35,83% (tăng 28,87%), 23,9% (giảm nhẹ 0,87%), và 23,86% (giảm 1,55%), ngoài
ra đầu tư tài chính ngắn hạn tiếp tục giảm 17,31% còn 6,55%, chứng tỏ rằng doanh nghiệp tập trung
vào sản xuất kinh doanh, thúc đẩy hàng bán. Với các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn và gia tăng
mạnh cho thấy doanh nghiệp thúc đẩy hàng bán bằng hình thức bán chịu dẫn tới tình trạng “chôn
vốn” cao của GDT. Tỷ trọng hàng tồn kho được duy trì ổn định, cho thấy trong năm GDT đã quản lý
tốt hàng tồn kho. Tiếp đó, trong TSDH, TSCD chiếm tỷ trọng cao nhất và giảm nhẹ là hợp lý.
Như vậy, tỷ trọng TSNH trên tổng tài sản giảm vào năm 2021 là chưa thực sự phù hợp thế
nhưng cơ cấu đã được điều chỉnh cân đối hơn vào năm 2022 khi tăng tỷ trọng TSNH lên 72,68% trên
tổng tài sản. TSDH chủ yếu là tài sản cố định, và tỷ trọng của nó qua 3 năm nhìn chung có xu hướng
giảm điều này là hợp lý. Có thế nói GDT đang điều chỉnh cơ cấu tài sản ngày một hiệu quả.
1
Năm 2020, nợ phải trả chiếm 32,17% và vốn chủ sở hữu (VCSH) chiếm 67,83% trên
tổng nguồn vốn. So với cơ cấu tài sản cùng năm thì cơ cấu nguồn vốn này đảm bảo được khả
năng tài trợ vốn linh hoạt và an toàn cho tài sản. Ngược lại cơ cấu tài sản cũng đảm bảo được
khả năng thanh toán cho doanh nghiệp. Đáng chú ý là, các khoản nợ phải trả phần lớn là nợ
ngắn hạn chiếm 31,07% trong đó tỷ lệ 50:50 giữa các khoản vay và các khoản phải trả cho thấy
doanh nghiệp có thể tận dụng uy tín của mình tiết kiệm được một phần đáng kể chi phí vốn vay
kể cả ngắn hạn và dài hạn. VCSH tài trợ 67,83% cho tài sản trong đó chủ yếu là nguồn vốn đầu
tư của chủ sở hữu (42,96%) và thứ hai là từ lợi nhuận chưa phân phối (19,42%).
Qua giai đoạn hai năm tiếp theo, cơ cấu nguồn vốn của GDT duy trì giảm tỷ lệ nợ trên
vốn chủ sở hữu. Cụ thể tỷ lệ nợ trên tổng vốn lần lượt giảm 1,84% và 2,84% vào năm 2021 và
năm 2022, tương ứng mức tăng tỷ trọng VCSH đạt 69,66% năm 2021 và 72,5% năm 2022.
Điều này cho thấy sức khỏe tài chính của GDT ngày một tốt giúp công ty ổn định sản xuất kinh
doanh, tính chất ổn định và an toàn của nguồn vốn ngày một gia tăng, không có áp lực trả nợ,
cũng như không ảnh hưởng nhiều bởi biến động thị trường.
Xét về tỷ trọng giảm nợ phải trả, công ty giảm mạnh các khoản vay bên ngoài từ 15,74%
năm 2020 còn 7,36% năm 2022, trong khi đó gia tăng các khoản phải trả ngắn hạn ở mức thấp
hơn mức giảm nợ vay nên nhìn chung các nợ giảm qua các kỳ, đáng chú ý công ty không có
các khoản vay dài hạn và tuy là các khoản nợ phải trả gia tăng nhưng điều này đồng thời giúp
công ty giảm đáng kể chi phí tài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong kỳ.
Xét về VCSH, công ty gia tăng chủ yếu từ gia tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu và lợi
nhuận chưa phân phối tuy có giảm nhẹ năm 2021 nhưng nhìn chung qua các kỳ vẫn tăng. Cụ
thể vốn đầu tư chủ sở hữu tăng 4,23% năm 2021 và tăng 1,44% năm 2022. Còn lợi nhuân chưa
phân phối qua các kỳ lần lượt đạt 19,42% (2020) 16,9% (2021) và 23,17% (2022). Điều này
1
phần nào cho thấy khả năng tạo lợi nhuận rất tốt của doanh nghiệp, khả năng tài 2
chính tốt giúp doanh nghiệp không bị lệ thuộc vào nguồn vốn đi vay.
Tóm lại, nhìn chung qua các kì, cơ cấu tài chính của GDT đã và đang đi đúng
với định hướng an toàn của doanh nghiệp khi rủi ro thanh toán thấp, cơ cấu vốn tuy có mức độ linh
hoạt không cao cùng với chi phí vốn cao thế nhưng cơ cấu này lại rất an toàn, tính ổn định cao, rủi ro
thanh khoản thấp giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh, đặc biệt không gặp nhiều khó khăn
khi nền kinh tế đi xuống.
Tình hình sử dụng vốn – tài trợ vốn của GDT

Năm 2021, công ty Gỗ Đức Thành đã sử dụng vốn cho các mục đích chủ yếu như sau: tăng
các khoản phải thu dài hạn là 30.000 tỷ đồng, chiếm 28% tổng sử dụng vốn trong kỳ, dự trữ thêm
hàng tồn kho là 23.077 tỷ đồng tương ứng với 21% tổng sử dụng vốn tronng kỳ, gia tăng đầu tư dài
hạn vào tài sản tài chính là 22.000 tỷ đồng tương ứng với 20% tổng sử dụng vốn trong kỳ. Để tài trợ
cho các mục đích sử dụng vốn trên công ty đã sử dụng các nguồn vốn như sau: thu hồi các khoản đầu
tư tài chính ngắn hạn là 80.599 tỷ đồng tương ứng với 74% tổng nhu cầu sử dụng vốn, giảm các
khoản phải thu là 15.011 tỷ đồng tương ứng với 14%, lấy từ vốn đầu tư của chủ sở hữu là 8.433 tỷ
đồng tương ứng với
8%. Như vậy năm 2021, công ty chú trọng đầu tư vốn để đầu tư tài sản dài hạn và tồn kho. Để tài trợ
cho việc chi trả công ty đã sử dụng các nguồn vốn bên trong phần lớn là từ hoạt động thu hồi vốn đầu
tư các khoản ngắn hạn, đẩy mạnh hoạt động thu tiền bán hàng. Điều đó giúp DN thực hiện mục tiêu
mà không cần huy động quá nhiều vốn từ bên ngoài, do vậy không làm tăng cao chi phí tài chính.
Đặc biệt, trong kỳ doanh nghiệp sử dụng 76% vốn đầu tư vào tài sản, đặc biệt là tài sản dài hạn và
hàng tồn kho từ vốn tài trợ 92% là từ giải phóng giá trị các tài sản, chủ yếu là tài
sản ngắn hạn điều này dẫn tới việc công ty phải đối mặt với rủi ro thanh toán cao
hơn khi tính thanh khoản giảm thấp vì TSNH giảm mạnh cùng với các khoản nợ
ngắn hạn giảm không nhiều.
3

Năm 2022, công ty Gỗ Đức Thành đã sử dụng vốn cho các mục đích chủ yếu như sau:
tăng các khoản phải thu ngắn hạn là 118.949 tỷ đồng, chiếm 62% tổng sử dụng vốn trong kỳ,
trả nợ vay ngắn hạn là 30.923 tỷ đồng tương ứng với 16% tổng sử dụng vốn trong kỳ, công ty
trích từ quỹ đầu tư phát triển là 17.668 tỷ đồng tương ứng với 9% tổng sử dụng vốn trong kỳ.
Để tài trợ cho các mục đích sử dụng vốn trên công ty đã sử dụng các nguồn vốn như sau: tiếp
tục thu hồi vốn từ các khoản đầu tư ngắn hạn là 64.300 triệu đồng tương ứng với 33% tổng nhu
cầu sử dụng vốn, thu nợ dài hạn từ các khách là 30.000 tỷ đồng tương ứng với 16%, lợi nhuận
chưa phân phối là 34.554 triệu đồng tương ứng với 15% và chiếm dụng thêm của người bán
27.3737 tỷ đồng tương ứng 14%. Như vậy năm 2022, công ty đang chú trọng mở rộng qui mô
của mình thể hiện là cấp thêm tín dụng thương mại cho khách hàng và chi trả các khoản vay
ngắn hạn. Công ty sử dụng tài sản là phần lớn (61% vốn) và nguồn vốn dài hạn là nhiều để tài
trợ cho các tài sản ngắn hạn theo nguyên tắc tài trợ là phù hợp, công ty sử dụng chủ yếu là các
nguồn vốn từ bên trong chiếm tỉ lệ 24% trên tổng tỉ lệ 39% của nguồn vốn tài trợ. Điều đó cho
thấy công ty không phải lệ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài, cũng không làm phát sinh thêm chi
phí tài chính. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp sử dụng đa số vốn tài trợ trong kỳ để cấp tín dụng

3
thương mại cho khách hàng (62%), cho thấy doanh nghiệp đang bị chiếm dụng 4
vốn lớn, cần quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn.
Tình hình vốn lưu động

- Vốn lưu động của doanh nghiệp dương trong cả ba kì phân tích, chứng tỏ tài sản ngắn
hạn của doanh nghiệp đang lớn hơn các khoản nợ ngắn hạn. Điều này đảm bảo khả năng thanh toán
các khoản nợ tới hạn, giúp các hoạt động sản xuất của công ty diễn ra bình thường. - Vốn lưu động
có sự biến động về mặt giá trị tuyệt đối từ năm 2020 - 2022. Cụ thể, vốn lưu động của GDT là
235.034 tỷ đồng (năm 2020) giảm còn 178.034 tỷ đồng (năm 2021), nhưng tăng trở lại lên 217.261 tỷ
đồng (năm 2022). Thể hiện rằng doanh nghiệp có nỗ lực gia tăng vốn lưu động nhằm giữ vững khả
năng tài chính, ổn định sản xuất kinh doanh. Sự biến động của vốn lưu động đến từ các nguyên do
sau:
+ Sự sụt giảm mạnh và liên tục của các khoản nợ vay ngắn hạn qua các năm. Năm 2020, doanh
nghiệp sử dụng 62.784 tỷ nợ vay ngắn hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn.
Sang năm 2021, khoản vay ngắn hạn còn 60.794 tỷ đồng đến năm 2022, giảm 30.923 tỷ nợ vay ngắn hạn
+ Tuy nhiên, do vốn lưu động ròng của doanh nghiệp luôn ở mức cao kéo theo vốn lưu động
tuy có biến động nhưng vẫn duy trì giá trị dương lớn. Cụ thể, năm 2021 so với năm 2020, vốn lưu
động ròng giảm từ 172.249 tỷ xuống còn 117.240 tỷ đồng và tăng lại lên 187.390 tỷ đồng một năm
sau đó. Như vậy, vốn lưu động luôn duy trì ở mức cao là nhờ giá trị vốn lưu động ròng luôn cao năm
2022 còn tăng thêm 70.150 tỷ giúp vốn lưu động tăng 39.226 tỷ đồng trước mức giảm 39.226 tỷ của
nợ vay ngắn hạn. việc vốn lưu động luôn duy trù ở mức cao cùng với giảm nợ vay tăng vốn dài hạn
giúp doanh nghiệp có thể chủ động với nguồn vốn của mình, đảm bảo sản xuất kinh doanh ổn định và
an toàn.

- Tỷ lệ vốn lưu động ròng trên tài sản ngắn hạn luôn đạt ở mức cao luôn đạt trên 50% giá
trị TSNH, cụ thể năm 2020 tỷ lệ VLĐR/TSNH là 58,16%, năm 2021 là 51,36%, năm 2022 là
63,51%. Như vậy, điều này chứng tỏ GDT không chỉ luôn có nguồn vốn ổn định cho tài sản lưu động,
hoạt động sản sản xuất hàng ngày, mà còn duy trì rủi ro thanh toán luôn ở mức thấp. Tuy tỷ lệ
VLĐR/TSNH có xu hướng biến động nhưng tỷ lệ này giảm 5 thấp nhưng tăng
cao khiến cho xu hướng chung là gia tăng và không ảnh hưởng nhiều đến lợi thế
vốn của doanh nghiệp.

3.4.4. Phân tích các chỉ số tài chính:

5
6
a) Chỉ tiêu tăng trưởng
Trong giai đoạn 4 năm gần đây tốc độ tăng trưởng doanh thu có nhiều biến
động, cụ thể:

Tốc độ tăng Doanh thu thuần


17.13% 18.05%

2019 2020 2021 2022

-12.31%
-15.43%

Tốc độ tăng Doanh thu thuần

Trước những biến động lên xuống của mức doanh thu qua các kỳ thì tỷ suất lợi nhuận trước thuế
trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận biên ròng đều có xu hướng giảm đều qua các kỳ, mức giảm tỷ suất rơi
vào khoản từ 1-2%, cụ thể:

các tỷ suất lợi nhuận


35.00%
28.82%
30.00% 27.13%
25%
23.01% 22.54% 21.75%
25.00% 21.71%
19.97%
17.95% 17.33%
20.00%
15.00%
10.00%
5.00%
0.00%
2018 2019 2020 2021 2022

EBT/DTT EAT/DTT

Tác động giảm của lợi nhuận sau thuế trước biến động của doanh thu thuần ảnh hưởng bởi suy
giảm lợi nhuận trước thuế, khoản thuế TNDN phải chi trả giữ mức ổn định trong 5 năm.
b) Khả năng thanh toán

7
8
4
3.64
3.5 3.22
3 2.69 2.74
2.42 2.39
2.5
2.05
2 1.81 1.84

1.5 1.21
1

0.5

0
2018 2019 2020 2021 2022

KHTT hiện hành KNTT nhanh

Khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp luôn lớn hơn 1 và ở
mức cao. Cho thấy tính thoanh khoản của doanh nghiệp tốt, đảm bảo chi trả các khoản nợ tới hạn. Tuy
nhiên, từ năm 2018 – 2021 các hệ số thanh toán giảm dần, bởi trong giai đoạn này doanh nghiệp gia tăng
vay nợ ngắn hạn, giá trị tài sản chỉ tăng chỉ tăng duy nhất vào năm 2019, sau đó giảm, kéo theo khoản chi
trả nghĩa vụ nợ ngắn hạn giảm dần. Mức tác động tương ứng với chiều hướng giảm của hệ số thanh toán
nhanh, điều này cũng cho thấy, mức biến động của tài sản hàng tồn kho không nhiều, đồng nghĩa với việc
giá trị TSNH giảm chủ yếu đến từ tài sản có tính thanh khoản cao. Điều này cũng làm gia tăng rủi ro
thanh khoản của GDT.
Sang giai đoạn từ 2021 đến 2022, giá trị nợ ngắn hạn giảm mạnh thực hiện tài trở bởi tài sản là chủ
yếu nên mức tăng của các hệ số thanh toán không nhiều. Tương tự giai đoạn trước, tại kỳ này hàng tồn
kho tuy chiếm tỷ trọng tương đối, nhưng không có sự biến động nhiều.
c) Hiệu quả hoạt động
Vòng quay hàng tổng tài sản, vòng quay hàng tồn kho và vòng quay khoản phải thu trung bình của
GDT lần lượt ở mức 1,02; 2,79; 4,65. Đồng thời trong giai đoạn từ 20182022 có những biến động như
sau
Vòng quay
14.00
11.64
12.00
10.02 9.95
10.00
8.00
6.00 4.65
3.53
4.00 2.83 2.87 2.79

2.00 0.93 1.02 0.87 1.02

0.00
2019 2020 2021 2022

Vòng quay TTS Vòng quay HTK Vòng quay KPT

 Vòng quay hàng tồn kho ổn định ở mức 2,8 lần. Công ty vẫn phát huy được chính sách hàng
tồn kho hiệu quả, giúp giá thành sản xuất ổn định, tăng khả năng cạnh tranh giành thị phần.
 Vòng quay khoản phải thu có xu hướng giảm, cụ thể năm 2022 là 4,6 lần giảm so với các năm
trước. Điều này được lí giải một phần là vì do tình hình kinh tế khó khăn, đơn hàng giảm
mạnh, tuy nhiên không phát sinh các khoản nợ khó đời. Công ty vẫn duy trì được tính ổn định
của chính sách bán chịu
 Vòng quay tổng tài sản ổn định qua các năm ở mức 1 lần. Công ty duy trì được hiệu quả ở mức tối
đa việc đầu tư vào tài sản.
d) Khả năng sinh lời

9
3.5. Định giá
3.5.1. Định giá theo FCFF

9
1
0

Kết quả định giá theo FCFF cho ra giá cổ phiếu ước tính của GDT hiện là 32.148 đồng.
3.5.2. Định giá theo P/E

3.6. Phân tích kỹ thuật


3.6.1. Vĩ mô
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2022 diễn biến phức tạp và chịu áp
lực lớn từ biến động của thị trường quốc tế trước xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ từ
các nước lớn nhằm kiềm chế lạm phát và nguy cơ suy giảm kinh tế toàn cầu.
Cuối năm 2022, VN-Index kết thúc trong sắc đỏ và chỉ số VN-Index đóng cửa
ngày 30/12/2022 là 1007,09 điểm, giảm 32,8% so với cuối năm 2021; Kết thúc phiên
giao dịch cuối cùng của tháng 9/2023, chỉ số VNIndex đạt 1.154,15 điểm, giảm 5,71% so
với tháng 8 và tăng 14,60% so với cuối năm 2022... Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM
(HOSE) vừa cho biết, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng
9/2023, chỉ số VNIndex đạt

11
00
1.154,15 điểm, giảm 5,71% so với tháng 8 và tăng 14,60% so với cuối năm 2022. Mới đây,
thị trường chứng khoán tuần 16 - 20/10 ghi nhận áp lực điều chỉnh mạnh 4 phiên đầu trước
khi có nhịp hồi 20 điểm trong phiên cuối tuần. VN-Index, có thời điểm thủng mốc 1.075
trước khi được lực cầu yếu đỡ dậy.
Dự báo cuối năm 2023: Thị trường được kỳ vọng sẽ tiếp tục hồi phục và hướng tới
thử thách lại đường MA200 tương ứng vùng 1115-1120 điểm trong những phiên tới. Mặc
dù vậy, với xu hướng giảm điểm vẫn đóng vai trò chủ đạo. Dự báo giảm VN-Index
2023/2024 từ 1.300/1.500 điểm xuống 1.250/1.450 điểm (theo VCAP)

01
3.6.2. Đường xu hướng
02

101
Từ đầu năm 2015 đến nửa đầu năm 2016, đường xu hướng trở thành khe cổ
(neckline) của mô hình vai-đầu-vai (head and shoulder pattern), báo hiệu sẽ có một xu
hướng giảm trong ngắn hạn. Tuy nhiên, đường giá của GDT đã không vượt qua đường cổ
(nếu cắt thì giá của GDT đã nằm khoảng 10.82-10.85) và ở phần vai thứ hai, GDT đã tạo
ra mô hình 2 đáy liền kề khiến cho mức giá tiếp tục tăng trong dài hạn. Ngoài ra trong
giai đoạn 2017-2020, độ dốc của đường xu hướng là không nhiều, cho thấy giá của GDT
biến động ở mức tương đối.
Nhưng tại thời điểm mức giá giảm đáng kể 3.42 điểm vào đầu năm 2020 thì GDT
đã luôn ở xu hướng tăng cho đến đầu năm 2022, giá đã đâm qua đường xu hướng tạo nên
xu hướng giảm về sau cho đến hiện tại. Đồng thời, dự báo trong tương lai sẽ có mức giảm
trong ngắn hạn rồi tăng trong dài hạn như đã xảy ra trong quá khứ.
Mức độ mạnh/yếu của đường xu hướng:
o Thời gian: xu hướng tăng giá đã hình thành từ năm 2015 nhưng đến
10/01/2022 lại bắt đầu có xu hướng giảm đến hiện tại. o Số tiếp điểm: ít
(đường xu hướng ít đi ngang qua).
o Độ dốc: thấp trong giai đoạn 2015-2020 (8-15 độ) và cao trong giai đoạn 2020-
2023 (40-41 độ).
3.6.3. Các công cụ phân tích kỹ thuật
Nhóm đường MA
Sử dụng đường MA 25 và MA 100.
03

Trước năm 2023: cả hai đường MA 25 và đường MA 100 đều dốc lên trên
nên GDT có xu hướng tăng trong ngắn hạn và dài hạn. Khi đường MA 25 cắt qua
đường MA 100 từ dưới lên trên, tức là golden cross, có thể cho thấy xu hướng giá
đang chuyển từ giảm sang tăng. Điều này có thể là một tín hiệu mua và nhà đầu tư
có thể xem xét mở vị thế mua hoặc gia tăng vị thế mua hiện tại.
Tháng 1 năm 2023: Khi đường MA 25 cắt qua đường MA 100 từ trên
xuống dưới, tức là death cross, có thể cho thấy xu hướng giá đang chuyển từ tăng
sang giảm. Điều này có thể là một tín hiệu bán và nhà đầu tư có thể xem xét mở vị
thế bán hoặc thoát khỏi vị thế mua hiện tại
MACD
04

103
Trong giai đoạn 2017-2020, hai đường fast MACD và đường signal đều thể hiện mức
biến động quanh đường zero nên không nhận thấy rõ xu hướng của GDT.
Tuy vậy, vào tháng 1 năm 2023 thì MACD cho thấy xu hướng giảm mạnh (biến
động ngược chiều với mức tăng giai đoạn 2021-2022). Nhưng đến tháng 6 năm 2023
đang dần tăng lên lại dù vẫn ở dưới đường zero.
RSI

Chỉ số biến động tương đối mạnh trong biên 70-30.


Trong giai đoạn 2019-2021, RSI tồn tại tình trạng xuống dưới ngưỡng xác định 30, nó
cho thấy cổ phiếu có thể đã quá bán và có thể có tiềm năng cho một đảo chiều tăng giá.
05
Khi bước vào đầu năm 2023, RSI đạt 42.37 và luôn ở mức
trên ngưỡng xác định 30 cho đến nay, đang có xu hướng tăng trở lại.
Mặc dù vậy đã xuất hiện tín hiệu giảm khi từ 55.11 (26/06/2023) còn 34.53 vào
(16/10/2023).
Stochastic

Vì Stochastic tập trung vào động lượng cũng như tốc độ diễn biến của giá
cả nên khi có những biến động mạnh trong biên 80-20 khó có thể nhận ra được xu
hướng chính của giá trong dài hạn.

4. PHÂN TÍCH VOLUME VÀ DÒNG TIỀN


4.1. Dòng tiền (MFI)
Từ năm 2012 đến nay, trong ngắn hạn có nhiều pha điều chỉnh, đảo chiều
và giảm giá nhưng trong xu hướng dài hạn thì GDT vẫn đang tăng, các đáy của
MFI vẫn trong xu hướng đáy sau cao hơn đáy trước, trùng với xu hướng của
đường giá, thể hiện một xu thế vững chắc khó bị phá vỡ. Từ năm 2012 đến 2022
thì dòng tiền công ty có 2 lần chạm đáy, trong đó năm 2020 do khó khăn đại dịch
và các yếu tố thị trường từ trong và ngoài nước ảnh hưởng. Và từ biểu đồ, ta có
thể thấy MFI của GDT phần lớn nằm trong vùng giao động từ 25 – 75. Chỉ riêng
năm 2016 MFI nằm trên mức 80 và đã điều chỉnh đi xuống thấp trong một thời
gian dài.
105
06

4.2. Volume
Giai đoạn 2021 – 2022 là giai đoạn có khối lượng tăng cao nhất từ trước tới giờ,
chứng kiến sự tăng trở lại của khối lượng sau một giai đoạn dè dặt trong suốt năm 2018 –
2019, khiến đường giá về trạng thái điều chỉnh trong suốt giai đoạn này. Tương lai mặc
dù chỉ báo MA chỉ ra xu hướng tăng nhưng volume hiện tại năm 2023 vẫn còn ít khiến
viễn cảnh không mấy khả quan.
07
4.3. Nhận định xu hướng giá trong tương lai
GDT được biết đến là công ty xuất khẩu hoạt động trong thị trường ngách. GDT
duy trì tỷ trọng xuất khẩu ở mức cao bền vững, khoảng 85% doanh thu thuần, hậu thuẩn
chính bởi tập khách hàng trung thành ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Theo cập nhật mới đây
thì
GDT đã có mức doanh thu vượt mức kỳ vọng. GDT vẫn là một cổ phiếu đang có xu
hướng tăng, tuy nhiên do volume khá ít, các chỉ báocó biên dao động lớn, không thể hiện
ra được các dự đoán rõ ràng và tình hình thị trường chung đang diễn biến phức tạp, chịu
nhiều tác động bên ngoài nên rủi ro, song tương lai có thể tăng nhưng vẫn còn thấp.
Đường giá sau khi đạt đỉnh, đảo chiều giảm giá và đạt mức Fibonacci 26,07% kết
hợp với ngưỡng MA 25 nên có xu hướng hồi phục trở lại, tuy nhiên với lượng volume
nhỏ và tín hiệu đường MACD không khả quan và cần được theo dõi thêm trong tương
lai.

107
08

5. TỔNG KẾT:
Sức khỏe tài chính của GDT vẫn đang ổn định, ROE nổi bật nhất ngành. ROE vẫn
được doanh nghiệp cố gắng duy trì trên mức 20% dù biến động khá nhiều. Một phần do
vốn chủ sở hữu duy trì tăng tốt trong giai đoạn 2018-2022 nhưng lợi nhuận sau thuế tăng
chậm hơn khiến tỷ lệ này không thể duy trì ở mức đều đặn qua các năm.
Biên lợi nhuận gộp vẫn rất cao (hầu như trên 30% qua các năm), do
doanh nghiệp đang chú trọng đầu tư vào đội ngũ thiết kế nhằm tối ưu hóa
lợi nhuận (thông thường các doanh nghiệp khác sẽ nhận bản vẽ từ khách
hàng khiến lợi nhuận biên không lớn) nên kỳ vọng trong tương lai, tỷ lệ này sẽ vẫn duy
trì ở mức cao.
Cuối năm 2022, GDT đã ghi nhận đạt được tổng doanh thu là 401 tỷ đồng, tăng
18% so với cùng kỳ năm 2021; lợi nhuận gộp ở mức đạt 133.6 tỷ đồng, tăng 32% so với
cùng kỳ năm 2021.
Tính đến quý II/2023, GDT công bố doanh thu thuần ghi nhận đạt 152 tỷ đồng, giảm
36% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 15 tỷ đồng, giảm 65% so với cùng kỳ.
Trong năm 2023, GDT lên kế hoạch doanh thu đạt 520 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế
đạt 83 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc nửa đầu năm 2023, công ty đã thực hiện hơn 29% kế
hoạch doanh thu và 18% kế hoạch lợi nhuận năm. Năm 2023, GDT dự kiến mức trả cổ
tức là 30% bằng tiền mặt hoặc vừa tiền mặt vừa cổ phiếu.
 Khuyến nghị:
Chúng tôi tin rằng cổ phiếu GDT sẽ có sự tăng trưởng bền vững trong tương lại,
với mức giá tầm trung thì những nhà đầu tư lớn, kể cả những nhà đầu tư nhỏ vẫn có thể
tham gia đầu tư vào cổ phiếu GDT. Tuy nhiên, trong thời gian hiện tại thì nhà đầu tư nên
cân nhắc trước khi đưa ra quyết định đầu tư vào cổ phiếu GDT. Ngoài ảnh hưởng của các
yếu tố kỹ thuật và yếu tố vĩ mô thì còn bị ảnh hưởng bởi thị trường cổ phiếu không tích
09 cực. Chúng tôi cho rằng thị trường có thể sẽ còn tiếp tục đà giảm và chỉ số VN-Index
có thể sẽ kiểm tra vùng hỗ trợ 1.060 – 1.065 điểm. Đồng thời, trong lịch sử, chúng tôi
đánh giá vùng 1.060 – 1.065 điểm được xem là vùng hỗ trợ mạnh, cùng với đó là các chỉ
báo kỹ thuật tiếp tục giảm vào vùng giá bán cho nên chúng tôi đánh giá thị trường có thể
sớm xuất hiện nhịp hồi kỹ thuật khi đồ thị giá giảm về vùng hỗ trợ này. Ngoài ra, chỉ báo
tâm lý tiếp tục giảm vào vùng bi quan quá mức cho thấy các nhà đầu tư đang tỏ ra hoảng
loạn và thị trường thường hình thành vùng đáy trong giai đoạn này.

109
10

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. (2021, October 18).
Tổng cục Thống kê. Retrieved September 22, 2023, from
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/10/mot-so-giai-phapthu-hut-von-
dau-tu-nuoc-ngoai-tai-viet-nam/
2. Kết năm 2022 buồn, VN-Index giảm mạnh Top 5 toàn cầu. (2022, December 12).
VnEconomy. Retrieve October 20, 2023, from https://vneconomy.vn/blog-chungkhoan-
ket-nam-2022-buon-vn-index-giam-manh-top-5-toan-cau.htm
3. Đường MA trong chứng khoán là gì? Cách sử dụng và Ý nghĩa. Finhay. Retrieved October 21,
2023, from https://www.finhay.com.vn/cac-duong-ma-trong-chung-khoan
4. Chỉ báo Stochastic là gì?. VnEconomy. Retrieved October 21, 2023, from
https://vnexpress.net/chi-bao-stochastic-la-gi-4492869.html
5. Nghị quyết 58/NQ-CP 2023 chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích
ứng phát triển bền vững. (2023, April 21). Thư viện pháp luật. Retrieved September 22,
2023, from https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Nghi-quyet-58-NQCP-2023-
chinh-sach-ho-tro-doanh-nghiep-chu-dong-thich-ung-phat-trien-benvung-564277.aspx
6. Người tiêu dùng Việt Nam đang có xu hướng cắt giảm chi tiêu. (2023, April 18).
VnEconomy. Retrieved October 15, 2023, from https://vneconomy.vn/nguoi-tieudung-
viet-nam-dang-co-xu-huong-cat-giam-chi-tieu.htm
7. Xu hướng mới của tiêu dùng Việt. (2023, January 3). ANTV. Retrieved October 15, 2023,
from https://antv.gov.vn/tin-tuc/kinh-te/xu-huong-moi-cua-tieu-dung-viet474654.html
8. (2022, October 2). . - YouTube. Retrieved September 22, 2023, from
https://sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/fm/ddnhnn/nctd/nctd_chitiet?leftWidt
h=20%25&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=SBV565661&rig
htWidth=0%25&centerWidth=80%25&_afrLoop=31386468581909023#%40%3F
_afrLoop%3D31386468581909023%26centerWidth%3D80%
9. Lịch sử hình thành. (n.d.). Gỗ Đức Thành. Retrieved October 15, 2023, from
https://goducthanh.com/vn/lich-su-hinh-thanh.html
10. Sứ mệnh và tầm nhìn. (n.d.). Gỗ Đức Thành. Retrieved October 15, 2023, from
https://goducthanh.com/vn/su-menh-va-tam-nhin.html
11. (2023, September 14). Triển vọng thu hút FDI sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống
Mỹ Joe Biden. Retrieved October 15, 2023, from
11 https://tapchinganhang.gov.vn/trien-vong-thu-hut-fdi-sau-chuyen-tham-viet-namcua-tong-
thong-my-joe-biden.htm
12. Gỗ Đức Thành - Hành trình 30 năm chinh phục thị trường toàn cầu. (2021,
September 1). Báo Ảnh Việt Nam. Retrieved October 15, 2023, from
https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/tin-tuc/go-duc-thanh-hanh-trinh-30-
namchinh-phuc-thi-truong-toan-cau-266752.html
13. Tiểu luận Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần gỗ Đức Thành. (n.d.). Luận
văn. Retrieved October 15, 2023, from https://luanvan.net.vn/luan-van/tieu-
luanphan-tich-bao-cao-tai-chinh-cong-ty-co-phan-go-duc-thanh-62075/
14. Tổng kết năm 2022 của Đức Thành. (2023, January 12). Gỗ Đức Thành. Retrieved
October 15, 2023, from https://goducthanh.com/vn/tong-ket-nam-2022-cua-
ducthanh.html
15. Báo cáo thường niên 2022. (n.d.). Gỗ Đức Thành. Retrieved October 21, 2023,
from https://goducthanh.com/m/vn/download/bao-cao-thuong-nien-2.html

111
16. CEO Gỗ Đức Thành chia sẻ về quyết định ngược ngạo trong thời
Covid-19. (2021, April 20). Baodautu.vn. Retrieved October 21,
2023, from https://baodautu.vn/ceogo-duc-thanh-chia-se-ve-quyet-
dinh-nguoc-ngao-trong-thoi-covid-19d141411.html
17. Gỗ Đức Thành ước doanh thu các tháng cuối năm đạt 35 tỷ/tháng. (2021,
November 26). VietnamBiz. Retrieved October 21, 2023, from
https://vietnambiz.vn/go-ducthanh-uoc-doanh-thu-cac-thang-cuoi-nam-dat-35-ty-
thang-
2021112517221956.htm 18. Nhiều đơn hàng xuất khẩu cho năm 2021, Gỗ Đức
Thành sẽ mở thêm nhà máy. (2020, December 15). Hải quan Online. Retrieved
October 21, 2023, from https://haiquanonline.com.vn/nhieu-don-hang-xuat-khau-cho-
nam-2021-go-ducthanh-se-mo-them-nha-may-138657.html

You might also like