Đề Thực Hành Sinh Lí Bệnh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

ĐỀ THỰC HÀNH SINH LÍ BỆNH

Đề 1
Câu 1: trong thí nghiệm gây viêm da do nhiệt lúc áp chai nước nóng lần đầu (5 phút), vùng
da đỏ tại ổ viêm là do:
a. Vỡ các mao mạch
b. Hồng cầu thoát mạch
c. Tăng tính thấm thành mạch
d. Giãn các tiểu động mạch
Câu 2: trong thí nghiệm thay đổi áp lực thẩm thấu , con ếch C sẽ chết sau 30 phút khi ngâm
vào bocal chứa dung dịch nacl 20% là do:
a. Mất nước ưu trương
b. Mất nước nhược trương
c. Hạ kali máu
d. Hạ đường máu
Câu 3: trong TN viêm mạc treo ruột ở vật kính 40 yêu cầu quan sát hiện tượng nào :
a. ứ máu
b. xung huyết động mạch
c. xung huyết tĩnh mạch
d. bạch cầu bám mạch
câu 4: trong TN gây viêm da do nhiệt, sự xuất hiện của xanh trypan tại vị trí áp nước nóng
nhằm minh họa cho hiện tượng:
a. tăng tính thấm thành mạch
b. co mạch chớp nhoáng
c. xung huyết động mạch
d. ứ máu
câu 5: kết quả khi máu động mạch của một bệnh nhân như sau: pH= 7,28 ,PaCO2=58
mmHg.HCO3 =30 mmol/L. chẩn đoán:
a. nhiễm toan chuyển hóa
b. nhiễm kiềm chuyển hóa
c. nhiễm toan hô hấp
d. nhiễm kiềm hô hấp
câu 6: khi tiêm dd NaHCO3 10% vào tĩnh mạch rìa tai thỏ, biểu hiện thay đổi phù hợp trên
thỏ là :
a. tăng thông khí, giảm oxi máu
b. tăng thông khí, giảm oxi máu
c. giảm thông khí, giảm co2 máu
d. giảm thông khí, tăng co2 máu
câu 7: trong TN thay đổi áp lực thẩm thấu keo, bước nào sau đây đúng:
a. lấy máu tính mạch cảnh để ly tâm
b. lấy máu tĩnh mạch đùi để li tâm
c. sau li tâm, bỏ huyết tương
d. truyền trả lại cho thỏ bằng đường động mạch
câu 8: kết quả khi máu động mạch của 1 bệnh nhân pH=7,5 . Pa co2=20 mmHg . HCO3= 20
mmol/L…
chẩn đoán :
a. nhiễm toan chuyển hóa
b. nhiễm kiềm hô hấp
c. nhiễm toan hô hấp
d. nhiễm kiềm chuyển hóa
câu 9: trong TN buộc garot đùi ếch, kích thước chi trước của ếch tăng lên do
a. tăng áp lực thủy tĩnh
b. tăng áp lực thẩm thấu muối
c. giảm áp lực keo tại chỗ
d. tăng tuần hoàn ngoài biên
câu 10: trong TN thay đổi áp lực thủy tĩnh, kết quả nào sau đây quan sát trên ếch là chính
xác:
a. trọng lượng giảm
b. ếch chết
c. trọng lượng tăng
d. lớp nhầy giảm

Đáp án:
1D 2A 3D 4A 5C 6D 7C 8B 9A 10D

Đề 2
1) Trong thí nghiệm thay đổi áp lực thủy tĩnh, buộc garot đùi ếch, kích thước chi dưới của
ếch tăng lên do:
A. Giảm áp lực keo tại chỗ
B. Tăng áp lực thủy tĩnh
C. Tăng cường tuần ngoại ngoại biên
D. Tăng áp lực thẩm thấu muối
E. Tắc mạch bạch huyết
2) Trong thí nghiệm thay đổi áp lực thẩm thấu muối, ngâm ếch vào dung dịch NaCl 20% sau
30 phút thì:
A. Trọng lượng ếch tăng lên
B. Trọng lượng ếch giảm đi do nước thấm thụ động qua da ếch ra ngoài
C. Màu sắc da, chất nhờ trên da không thay đổi
D. Trọng lượng ếch giảm đi chủ yếu do ếch đái ra ngoài
E. Trọng lượng ếch không thay đổi
3) Trong thí nghiệm Viêm da do nhiệt trên thỏ, sự xuất hiện màu xanh Trypan và ấn vào
không mất ở ổ viêm là do:
A. Hiện tượng xung huyết
B. Bạch cầu thoát mạch
C. Hiện tượng ứ máu
D. Tăng áp lực thủy tĩnh
E. Tăng tính thấm thành mạch
4) Trong thí nghiệm rối loạn kiềm-toan, khi tiêm vào tĩnh mạch rìa tai thỏ 3-5ml dung dịch
acid acetic, thỏ có biểu hiện nào sau đây: .
A. Nhiễm toan chuyển hóa kèm tăng thông khí
B. Nhiễm kiềm chuyển hóa kèm giảm thông khí
C. Nhiễm toan chuyển hóa kèm giảm thông khí
D. Nhiễm kiềm hô hấp kèm giảm thông khí
E. Nhiễm kiềm hô hấp kèm tăng thông khí
5) Bước nào sau đây trong thí nghiệm thay đổi áp lực keo trên thỏ không đúng:
A. Bỏ huyết tương rồi bù NaCl 9%% bằng với thể tích huyết tương đã bỏ đi
B. Ly tâm với tốc độ 3000 vòng/ phút trong 10 phút
C. Lấy máu và truyền trả lại bằng đường tĩnh mạch cho thỏ
D. Lấy máu tĩnh mạch đùi cho vào ống nghiệm có chất chống đông
6) Màng bán thấm ngăn cách giữa huyết tương và gian bào là:
A. Thành tĩnh mạch
B. Màng tế bào
C. Thành mao mạch
D. Thành động mạch
7) bước nào sau đây trong thí nghiệm thay đổi áp lực keo là không đúng:
A. Đem ly tâm với tốc độ 3000 vòng/ phút trong 10 phút
B. Bộc lộ động mạch cảnh, tĩnh mạch và động mạch đùi của thỏ
C. Truyền trả lại máu cho thỏ bằng đường động mạch cảnh
D. Bỏ huyết tương rồi cho một lượng NaC1 0,9% tương đương với huyết tương bỏ đi
E. Lấy máu động mạch đùi cho vào ống ly tâm có chứa chất chống đông
8) Khi tiêm NaHCO3 vào tĩnh mạch thỏ sẽ gây rối loạn cân bằng kiềm-toan kiểu gì và điều
hòa hô hấp sẽ như thế nào?
A. Nhiễm kiềm hô hấp, hô hấp giảm thông khí
B. Nhiễm toan chuyển hóa, hô hấp tăng thông khí
C. Nhiễm toan chuyển hóa, hô hấp tăng thông khí
D. Nhiễm toan chuyển hóa, hô hấp tăng thông khí
E. Nhiễm kiềm chuyển hóa, hô hấp giảm thông khí
9) Trong thí nghiệm viêm da do nhiệt, tiêm dung dịch xanh Trypan 1% vào tĩnh mạch rìa tai
thỏ nhằm mục đích:
A. Theo dõi hiện tượng bạch cầu thực bào tại ổ viêm
B. Theo dõi albumin thoát mạch ở ổ viêm
C. Theo dõi bạch cầu thoát mạch tới ổ viêm
D. Làm giảm quá trình viêm
E. Làm tăng quá trình viêm
10) Trong thí nghiệm viêm màng treo ruột ếch, ứ máu không do cơ chế nào sau đây:
A. Tế bào nội mô phì đại
B. Tăng áp lực thủy tĩnh
C. Phù nề, chèn ép thành mạch
D. Bạch cầu bám vào thành mạch
E. Thần kinh vận mạch bị tê liệt
11) Tiêm 3-5ml dung dịch acid lactic vào tĩnh mạch rìa tai thỏ trong thí nghiệm gây rối loạn
acid-base trên thỏ, thỏ có biểu hiện:
A. Giảm thông khí do nhiễm toan chuyển hóa
B. Giảm thông khí nhằm làm tăng nồng độ HCO3
C. Tăng thông khí do nhiễm toan hô hấp
D. Tăng thông khí nhằm thải bớt khí CO2
E. Trào ra khí quản do tổn thương mao mạch phổi.
12) Trong thí nghiệm thay đổi áp lực thủy tĩnh, cơ chế chính làm da ở đùi garot căng bóng
là:
A. Giảm áp lực keo trong lòng mạch
B. Tăng tính thấm thành mạch
C. Tăng ứ nước ở gian bào
D. Cản trở tuần hoàn bạch huyết
E. Tổn thương thành mạch
13) Trong thí nghiệm thay đổi áp lực thẩm thấu, ếch C chết sau 30 phút ngâm vào bocal
chứa dung dịch NaCl 20% là do:
A. Mất nước ưu trương
B. Mất nước nhược trương
C. Mất nước nhược trương
D. Hạ đường máu
14) Trong thí nghiệm viêm mạc treo ruột, ở vật kính 40 yêu cầu quan sát hiện tượng nào sau
đây:
A. ứ máu
B. Xung huyết động mạch
C. Xung huyết tĩnh mạch
Ꭰ. Bạch cầu bám mạch
15) Kết quả khí máu động mạch của một bệnh nhân như sau: pH 7,3; PaCO2 60 mmHg;
HCO3 32 mmol/L; BE +6. Chẩn đoán:
A. Nhiễm toan chuyển hóa
B. Nhiễm kiểm chuyển hóa
C. Nhiễm toan hô hấp
D. Nhiễm kiềm hô hấp
16) Màng mao mạch không cho chất nào thấm qua tự do:
A. Na+
B. Glucose
C. K*
D. Albumin
17) Khi tiêm dung dịch NaHCO3 10% vào tĩnh mạch rìa tai thỏ, biểu hiện thay đổi trên thỏ
là:
A. Giảm thông khí, tăng O2, máu
B. Tăng thông khí, giảm CO2, máu
C. Tăng thông khí, giảm O2, máu
D. Giảm thông khí, tăng CO2 máu
18) Khi tiêm acid lactic vào tĩnh mạch thỏ thì điều hòa của thận và điều hòa hô hấp sẽ như
thế nào:
A. Thận tăng thải H+, hô hấp giảm thông khí
B. Thận tăng thải H+, hô hấp tăng thông khí
C. Thận giảm thải H+, hô hấp tăng thông khí
D. Thận giảm thải H+, hô hấp giảm thông khí
E. Thận thải H+ bình thường, hô hấp thông khí bình thường
19) Trong thí nghiệm gây viêm da cho nhiệt, lúc áp chai nước nóng lần đầu, vùng da đỏ tại ổ
viêm là do:
A. Do bạch cầu tụ tập tới ổ viêm
B. Tăng tính thấm thành mạch tại ổ viêm
C. Giãn các tiểu động mạch tại ổ viêm
D. Do chèn ép các đầu mút thần kinh
E. Co động mạch tại ổ viêm
20) Sau khi tiêm dung dịch NaCl 20% vào túi cùng bạch huyết của ếch, ngâm ếch vào nước
lã 30 phút:
A. Trọng lượng ếch tăng lên do ếch tăng nhập nước chủ động
B. Trọng lượng ếch tăng lên do tăng áp lực thẩm thấu muối làm nước thấm qua da ếch vào bên
trong
C. Trọng lượng ếch không thay đổi
D. Tất cả sai
21) Trong thực nghiệm làm giảm áp lực keo ở thỏ, nguyên nhân chính làm thỏ chết là:
A. Tràn dịch màng ngoài tim
B. Tràn dịch màng phổi
C. Hạ Natri máu
D. Giảm áp lực keo gây phù não
E. Hạ Kali máu
22) Nói về hiện tượng sưng nề trong viêm, câu nào sau đây đúng:
A. Chủ yếu là do hiện tượng giãn mạch tại ổ viêm
B. Do tăng tính thấm thành mạch tại ổ viêm
C. Do tăng áp lực keo trong lòng mạch tại ổ viêm
D. Do tăng số lượng bạch cầu tại ổ viêm
E. Chủ yếu là do tăng áp lực thủy tĩnh trong lòng mạch tại ổ viêm
23) Vùng da đỏ tại ổ viêm là do:
A. Co động mạch tại ổ viêm
B. Giãn các tiểu động mạch tại ổ viêm
C. Tăng tính thấm thành mạch tại ổ viêm
D. Do bạch cầu tụ tập tới ổ viêm nhiều
E. Giãn tĩnh mạch tại ổ viêm
24) Trong cơ chế hình thành dịch rĩ viêm, yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất:
A. Tăng áp lực thủy tĩnh trong lòng mạch
B. Tăng áp lực thẩm thấu muối
C.Gia tăng tính thấm thành mạch
D. Giảm áp lực keo tại ổ viêm
E. Chủ yếu do cản trở hệ thống bạch mạch
25) Cơ chế gây đau trong viêm cấp là do:
A. Giải phóng các chất hoạt mạch như prostaglandin, serotonin
B. Gia tăng các phản ứng chuyển hóa tại ổ viêm
C. Tăng nồng độ các ion trong ổ viêm
D. Xung huyết động mạch, ổ viêm nhiều oxy
E. Giãn mạch và tăng áp lực thẩm thấu tại ổ viêm
26) Trong thí nghiệm viêm mạc treo ruột ếch, hiện tượng ít máu KHÔNG do cơ chế nào sau
đây gây ra:
A. Thần kinh vận mạch bị tê liệt
B. Phù nề, chèn ép thành mạch
C. Tế bào nội mô phì đại
D. Bạch cầu bám vào thành mạch
E. Tăng áp lực thủy tĩnh
27) Trong thí nghiệm gây viêm da do nhiệt, sự xuất hiện của xanh trypan tại vị trí áp chai
nước nóng nhằm minh họa cho:
A. Hiện tượng tăng tính thấm thành mạch tại ổ viêm
B. Hiện tượng ứ máu tại ổ viêm
C. Hiện tượng giãn mạch trong viêm
D. Hiện tượng co mạch chớp nhoáng trong viêm
E. Hiện tượng xung huyết động mạch tại ổ viêm
28) Trong thí nghiệm thay đổi áp lực thủy tĩnh, kết quả nào quan sát sau đây KHÔNG
ĐÚNG:
A. Chấm xuất huyết
B. Màu sắc da đùi trắng
C. Độ căng bóng tăng
D. Kích thước đùi tăng
E. Lớp nhầy giảm
29) Éch C chết sau 30 phút khi cho vào bocal chứa dung dịch NaCl 20% là do:
A. Hạ đường máu
B. Mất nước nhược trương
C. Hạ Kali máu
D. Mất nước ưu trương
E. Mất nước đẳng trương
30) Kết quả khí máu động mạch của một bệnh nhân như sau:pH=7,28, PaCO2=58mmHg;
HCO3=30mmol/l; BE=+3 Chẩn đoán:
A. Nhiễm toan chuyển hóa
B. Nhiễm kiềm chuyển hóa
C. Nhiễm toan hô hấp
D. Nhiễm kiềm hô hấp
31) Trong thí nghiệm thay đổi áp lực thẩm thấu keo, bước nào sau đây ĐÚNG:
A. Lấy máu tĩnh mạch cảnh để ly tâm
B. Lấy máu tĩnh mạch đùi để ly tâm
C. Sau ly tâm, bỏ huyết tương
D. Truyền trả cho thỏ bằng đường động mạch
32) Kết quả khí máu động mạch của bệnh nhân pH=7,5; PaCO2=20mmHg,
HCO3=20mmol/l;BE=-8. Chẩn đoán:
A. Nhiễm toan chuyển hóa
B. Nhiễm kiềm chuyển hóa
C. Nhiễm toan hô hấp
D. Nhiễm kiềm hô hấp
33) Trong thí nghiệm thay đổi áp lực thủy tĩnh, kết quả nào sau đây quan sát trên ếch là
ĐÚNG:
A. Trọng lượng giảm
B. ếch chết
C. Trọng lượng tăng
D. Lớp nhầy giảm
34) Trong thí nghiệm gây viêm da do nhiệt, quan sát nào sau đây tại ổ viêm là đúng:
A. Màu xanh xuất hiện sau 5 phút
B. Xuất huyết xuất hiện sau 10 phút
C. Sưng nề rõ xuất hiện sau 10 phút
D. Phù toàn thân xuất hiện sau 10 phút
35) Từ thí nghiệm thay đổi áp lực thẩm thấu trên ếch C, anh/ chị rút ra được kết luận nào
sau đây:
A. Tính chất da ếch giống da người
B. Phải luôn đánh giá độ đàn hồi của da
C. Mất nước luôn là dạng ưu trương
D. mất nước có thể dẫn đến tử vong
36) Trong thí nghiệm viêm mạc treo ruột, ở vật kính 40 yêu cầu quan sát hiện tượng nào sau
đây:
A. Bạch cầu thực bào
B. Xung huyết động mạch
C. Xung huyết tĩnh mạch
D. Bạch cầu bám mạch

37) Kết quả khí nào động mạch của một bệnh nhân như sau: pH 7,58, PaCO2 58 mmHg,
HCO3 36 mmol/l, BE +11. Chẩn đoán:
A. Nhiễm toan chuyển hóa
B. Nhiễm kiềm chuyển hóa
C. Nhiễm toan hô hấp
D. Nhiễm kiềm hô hấp
38) Trong thí nghiệm thay đổi áp lực thẩm thấu keo, bước nào sau đây đúng:
A. Lấy máu tĩnh mạch cảnh để ly tâm
B. Lấy máu động mạch đùi để ly tâm
C. Sau ly tâm, loại bỏ huyết thanh
D. Truyền trả cho thỏ lại bằng đường động mạch
39) Trong thí nghiệm thay đổi áp lực thẩm thấu muối, tiêm vào túi cùng bạch huyết của ếch
A 2ml dung dịch NaCl 20% là để:
A. Tăng pH ngoại bào
B. Giảm pH nội bào
C. Tăng áp lực thẩm thấu ngoại bào
D. Tăng áp lực thẩm thấu ngoại môi

Đáp án
1B 2B 3E 4A 5D 6C 7C 8E
9B 10B 11D 12C 13A 14D 15C 16D
17D 18B 19C 20A 21E 22C 23B 24C
25A 26E 27A 28B 29D 30C 31C 32D
33D 34C 35D 36D 37B 38B 39C

Đề 3
Câu 1. Kết quả khí máu động mạch của một bệnh nhân như sau: pH 7,28; PaCO2 58 mmHg;
HCO3 – 30 mmol/L; BE +3. Chẩn đoán:
A. Nhiễm toan chuyển hóa
B. Nhiễm kiềm chuyển hóa
C. Nhiễm toan hô hấp
D. Nhiễm kiềm hô hấp
Câu 2. Khi tiêm dung dịch NaHCO3 10% vào tĩnh mạch rìa tai thỏ, biểu hiện thay đổi phù
hợp trên thỏ là:
A. Tăng thông khí, tăng O2 máu
B. Giảm thông khí, giảm CO2 máu
C. Tăng thông khí, giảm O2 máu
D. Giảm thông khí, tăng CO2 máu
Câu 3. Trong thí nghiệm thay đổi áp lực thẩm thấu keo, bước nào sau đây đúng:
A. Lấy máu tĩnh mạch cảnh để ly tâm
B. Lấy máu tĩnh mạch đùi để ly tâm
C. Sau ly tâm, bỏ huyết tương
D. Truyền trả lại cho thỏ bằng đường động mạch
Câu 4. Kết quả khí máu động mạch của môt bệnh nhân: pH 7,5; PaCO 2 20 mmHg; HCO3- 20
mmol/L; BE -8; chẩn đoán:
A. Nhiễm toan hô hấp
B. Nhiễm kiềm hô hấp
C. Nhiễm toan chuyển hóa
D. Nhiễm kiềm chuyển hóa
Câu 5. Trong thí nghiệm buộc garot đùi ếch, kích thước chi dưới của ếch tăng lên do:
A. Tăng áp lực thủy tĩnh
B. Tăng áp lực thẩm thấu muối
C. Giảm áp lực keo tại chỗ
D. Tăng tuần hoàn ngoại biên
Câu 6. Trong thí nghiệm thay đổi áp lực thủy tĩnh, kết quả nào sau đây quan sát trên ếch là
đúng:
A. Trọng lượng giảm
B. Ếch chết
C. Trọng lượng tăng
D. Lớp nhầy giảm
Câu 7. Trong thí nghiệm gây viêm da do nhiệt, lúc áp chai nước nóng lần đầu
(5 phút), vùng da đỏ tại ổ viêm là do:
A. Vỡ các mao mạch
B. Hồng cầu thoát mạch
C. Tăng tính thấm thành mạch
D. Giãn các tiểu động mạch
Câu 8. Trong thí nghiệm thay đổi áp lực thẩm thấu, ếch C chết sau 30 phút ngâm vào bocal
chứa dung dịch NaCl 20% là do:
A. Mất nước ưu trương
B. Mất nước nhược trương
C. Hạ Kali máu
D. Hạ đường máu
Câu 9. Trong thí nghiệm viêm mạc treo ruột, ở vật kính 40 yêu cầu quan sát hiện tượng nào
sau đây:
A. Ứ máu
B. Xung huyết động mạch
C. Xung huyết tĩnh mạch
D. Bạch cầu bám mạch
Câu 10. Trong thí nghiệm gây viêm da do nhiệt, sự xuất hiện của Xanh Trypan tại vị trí áp
nước nóng nhằm minh họa cho hiện tượng:
A. Tăng tính thấm thành mạch
B. Co mạch chớp nhoáng
C. Xung huyết động mạch
D. Ứ máu

Đáp án
1C 2D 3C 4B 5A 6D 7D 8A 9D 10A

Đề 4
Câu 4: Trong thí nghiệm viêm mạc treo ruột, hiện tượng ứ máu do một trong những cơ chế
nào sau đây:
a. Bạch cầu thoát mạch
b. Phản xạ sợi trục thần kinh
c. Tế bào nội mô co lại
d. Sự hình thành huyết khối
Câu 6: khi tiêm dd axit lactic 3% vào tĩnh mạch rìa tai thỏ, biểu hiện thay đổi phù hợp trên
thỏ là:
a. Tăng thông khí, tăng oxi máu
b. Giảm thông khí , giảm co2 máu
c. Tăng thông khí, giảm co2 máu
d. Giảm thông khí, tăng oxi máu
Câu 7:Thí nghiệm loại bỏ huyết tương ở thỏ là nhằm mục đích làm mất cân bằng nào?
A. Cân bằng donnal
B. Cân bằng Starling
C. Cân bằng muối nước
D. Cân bằng toan kiềm
Câu 8:Khi tiêm dd NaCl 20% vào túi cùng bạch huyết ếch, receptor khởi động vùng điều
hoà áp lực thẩm thấu chủ yếu nằm ở:
A. Xoang cảnh
B. Bộ máy cạnh cầu thận
C. Ống thận
D. Vùng dưới đồi
Câu 9: Khi tiêm dd NaCl 20% vào túi cùng bạch huyết ếch, receptor khởi động vùng điều
hoà thế tích chủ yếu nằm ở:
A. Xoang cảnh
B. Bộ máy cạnh cầu thận
C. Ống thận
D. Vùng dưới đồi

Câu 10: Mục đích sử dụng chất xanh trypan 1%, trong TN gây viêm da do nhiệt ở thỏ là
nhằm chứng minh điều gì?
A. Sự khuếch đại pư viêm
B. Sự hình thành dịch rĩ viêm
C. Xuyên mạch của bạch cầu
D. Thực bào của bạch cầu

You might also like