Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

KHOA SƯ PHẠM KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGUYỄN NGỌC GIA HÂN


ĐẶNG THANH LÂM – NGUYỄN HOÀNG DANH
NGÀNH: SƯ PHẠM KHOA HỌC TỰ NHIÊN
NHÓM 2, LỚP: DKH1231

THUYẾT LƯỢNG TỬ PLANCK


TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: CẤU TẠO CHẤT
MÃ SỐ: 821406

Giảng viên hướng dẫn: ĐẶNG XUÂN DỰ

TP.HỒ CHÍ MINH 04/2024

1
MỤC LỤC

Nội dung Trang


1. Lời nói đầu…………………………………………………………......3
2.Nội dung được trình bày………………………………………………..4
2.1) Giới thiệu nhà vật lí học Max Planck…………...……..……...…...4
2.2) Sự ra đời của thuyết lượng tử Planck…………………....………...4
2.3) Nội dung của thuyết lượng tử Planck……..………….....…………5
2.4) Ứng dụng của thuyết lượng tử Planck vào việc giải thích hiện
tượng: Sự bức xạ nhiệt của vật đen…………………………..……….6
2.5) Thành công của thuyết lượng tử Planck……….. ………………...6
2.6) Ý nghĩa……………………………………………………………7
3. Bài tập…………………………………………………………………7
4.Tài liệu tham khảo……………………………………………………..10

2
1.Lời nói đầu
Với sự phát triển ngày nay của nhiều ngành khoa học chúng ta có thể dần khám phá ra
những điều bí ẩn tồn tại trong thế giới tự nhiên. Một trong những ngành khoa học ngày càng
phát triển đó là vật lí. Trong ngành vật lí học có rất nhiều kiến thức chuyên sâu giúp ta lý giải
những vấn đề của thế giới mà các ngành khoa học khác không thể giải thích rõ ràng được.
Một trong các công cụ chủ yếu của vật lí học là thuyết lượng tử mà cơ bản nhất là cơ học
lượng tử.
Cơ học lượng tử được hình thành vào nửa đầu thế kỷ 20 do Max Planck, Albert Einstein,
Niels Bohr, Werner Heisenberg, Erwin Schrodinger, Max Born, John von Neumann, Paul
Dirac, Wolfgang Pauli và một số người khác tạo nên. Một số vấn đề cơ bản của lý thuyết này
vẫn được nghiên cứu cho đến ngày nay.
Cơ học lượng tử là một bộ phận trong cơ học lý thuyết .
Vật lí lý thuyết là một bộ môn chuyên đi sâu vào vấn đề xây dựng các thuyết vật lí. Dựa
trên nền tảng là các mô hình vật lý, các nhà khoa học vật lý xây dựng các thuyết vật lí.
Thuyết vật lí là sự hiểu biết tổng quát nhất của con người trong một lĩnh vực, một phạm vi
vật lý nhất định. Dựa trên một mô hình vật lý tưởng tượng, các nhà vật lí lý thuyết bằng
phương pháp suy diễn, phương pháp suy luận toán học đã đề ra một hệ thống các qui tắc, các
định luật, các nguyên lý vật lí dung làm cơ sở để giải thích các hiện tượng, các sự kiện vật lí
và để tạo ra khả năng tìm hiểu, khám phá, tác động hiệu quả vào đời sống thực tiễn.
Cơ học lượng tử là một trong những thuyết cơ bản của vật lí học, nó mở rộng và bổ sung
cho cơ học cổ điển của Newton. Cơ học lượng tử nghiên cứu về chuyển động và các đại
lượng vật lí liên quan đến chuyển động như năng lượng và xung lượng của các vật có kích
thước nhỏ bé, ở đó có sự thể hiện rõ rệt của lưỡng tính song hạt. Lượng tử song hạt được giả
định là tính chất cơ bản của vật chất, chính vì thế cơ học lượng tử được coi là cơ bản hơn cơ
học Newton vì nó cho phép mô tả chính xác và đúng đắn rất nhiều các hiện tượng vật lí mà
cơ học Newton không thể giải thích được.
Chính vì vậy sự ra đời của cơ học lượng tử giúp chúng ta giải quyết được những khó khăn
mà cơ học cổ điển còn ở trong bế tắc.
Thông qua việc học tập và nghiên cứu cơ học lượng tử mà nhất là các đối tượng của nó là
không thể thiếu và cần thiết đối với những ai nghiên cứu vật lí.
Việc học tập là rất cần thiết đối với mỗi sinh viên để hoàn thành tốt chương trình học tập
của ngành cũng như của khoa đề ra. Với mỗi môn học đều có hệ thống kiến thức chuyên biệt
và cơ học lượng tử cũng vậy. Do đó nhằm giúp cho mỗi sinh viên học tập tốt phần cơ học
lượng tử cần có hệ thống kiến thức và hệ thống bài tập cơ bản phục vụ. Nhằm đáp ứng một
phần nhỏ mục đích trên thì em xin chọn vấn đề “ xây dựng hệ thống kiến thức và bài tập hỗ
trợ cho việc học tập về Thuyết lượng tử Planck ” làm để tài nghiên cứu.

3
2.Nội dung được trình bày
2.1) Giới thiệu nhà vật lý học Max Planck
Max Planck (1858-1947) là một nhà khoa học và vật lí lý
thuyết người Đức, người đã mang đến một sự thay đổi mô
hình trong nghiên cứu vật lí vào cuối thế kỷ 19 với lý thuyết
vật lí lượng tử của ông. Đóng góp lớn nhất của Planck trong
vật lí là sự ra đời của vật lí lượng tử như một nhánh vật lí
khác biệt vào cuối thế kỷ 19; ông đạt giải thưởng Nobel Vật lí
năm 1918 cho lý thuyết lượng tử của mình. Ông đã được trao
Huân chương Lorentz vào năm 1927 và Huân chương Copley
năm 1929. Planck cũng là trụ cột trong việc tập hợp tất cả các
xã hội vật lí khác nhau ở Đức dưới một mái nhà với việc
thành lập Hiệp hội Vật lí của Đức dẫn đến sự hợp tác lớn hơn
giữa các nhà vật lí trong nước. Ông là cha đẻ của Thuyết
lượng tử, người đã mang lại “ánh sáng” cho thế giới vi mô, cũng như Newton đã từng mang
lại ánh sáng cho thế giới vĩ mô. Nhà Vật Lý học Max Planck cũng là thầy của Einstein.
Vào ngày 14/12/1900, nhà vật lí học người Đức Max Planck đã đặt nền móng cho thuyết
lượng tử khi công bố nghiên cứu của ông về ảnh hưởng của bức xạ đối với một "vật đen".
Đây là một phát hiện mang tính cách mạng, vì theo các lý thuyết của vật lí cổ điển, năng
lượng chỉ là một hiện tượng giống như sóng liên tục, không phụ thuộc vào đặc tính của vật
chất. Max Planck đã vượt qua các quan niệm truyền thống để đi đến sự khẳng định rằng năng
lượng bức xạ được tạo thành từ các thành phần giống như hạt, được gọi là quanta. Sau đó, các
nhà khoa học lỗi lạc khác như Albert Einstein, Niels Bohr, Louis de Broglie, Erwin
Schrodinger, Paul M. Dirac... đã đào sâu vào lý thuyết của Planck và phát triển cơ học lượng
tử. Ngày nay, sự kết hợp của cơ học lượng tử với thuyết tương đối của Einstein chính là nền
tảng của vật lí học hiện đại.
2.2) Sự ra đời của thuyết lượng tử Planck
Xuất phát từ quan niệm của vật lí cổ điển coi các nguyên tử và phân tử phát xạ hoặc hấp thụ
năng lượng một cách liên tục, Rayleigh-Jeans đã tìm được một công thức xác định hệ số phát
xạ đơn sắc của vật đen tuyệt đối như sau:
2
2π v (1)
f v ,T = 2
kT
c
Trong đó k = 1,38.10−23 ( J/K ) là hằng số Boltzmann.
T là nhiệt độ tuyệt đối ( K ).
v là tần số của bức xạ đơn sắc ( Hz hoặc s−1 ¿ (tần số và bước sóng liên hệ với nhau
c
qua công thức v = ).
λ

4
Theo công thức (1), f v ,T tỉ lệ với lũy thừa bậc 2 của v, nên f v ,T sẽ tăng rất nhanh khi v tăng
(tức λ giảm). Công thức này chỉ phù hợp với thực nghiệm ở vùng tần số nhỏ (bước sóng lớn),
còn ở vùng tần số lớn (bước sóng nhỏ), tức là vùng sóng tử ngoại, nó sai lệch rất nhiều. Bế
tắc này tồn tại suốt trong khoảng thời gian dài cuối thế kỷ 19 và được gọi là sự khủng hoảng
ở vùng tử ngoại.
Mặt khác, từ công thức (1) ta có thể tính được năng suất phát xạ toàn phần của một vật đen
tuyệt đối ở nhiệt độ T:
∞ ∞
2 πkT
RT =∫ f v ,T dv = 2 ∫
2
v dv=∞ (2)
0 c 0
Năng lượng phát xạ toàn phần của vật ở một nhiệt độ T nhất định lại bằng vô cùng. Điều
này là sai. Sở dĩ có kết quả vô lí đó là do quan niệm vật lí cổ điển về sự phát xạ và hấp thụ
năng lượng bức xạ một cách liên tục. Để giải quyết những bế tắc trên, Planck đã phủ định lý
thuyết cổ điển về bức xạ và đề ra một lý thuyết mới gọi là thuyết lượng tử Planck.
2.3) Nội dung của thuyết lượng tử Planck
Một vật rắn được đốt nóng sẽ phát ra bức xạ, phổ thu được gọi là phổ bức xạ nhiệt.
Bức xạ nhiệt phát ra là do chuyển động dao động của các hạt tích điện ( ion, electron,… ) ở
các vật thể được đốt nóng. Để giải thích phổ bức xạ nhiệt, năm 1900 Max Planck đã đưa ra
thuyết lượng tử gọi là thuyết lượng tử Planck : một dao động tử dao động với tần số v chỉ có
thể phát ra hay hấp thụ năng lượng theo từng đơn vị nguyên vẹn, từng lượng gián đoạn,
được gọi là lượng tử năng lượng. Lượng tử năng lượng đó tỉ lệ thuận với tần số của dao
động.
hc
ε = hv = (3)
λ
Trong đó h là hằng số tỉ lệ, ngày nay gọi là hằng số Planck hay lượng tử tác dụng
h=6,625.10-34 J.s
v : tần số dao động ( Hz ) hoặc ( s−1 ¿

c : tốc độ ánh sáng trong chân không, c = 3.108 ( m/s )


λ : độ dài sóng ( bước sóng ) ( m )
Vì năng lượng của dao động tử phát ra
hay hấp thụ dưới dạng năng lượng bức xạ
nên thuyết lưởng tử Planck cũng có nghĩa là
: ánh sáng hay bức xạ nói chung gồm
những lượng tử năng lượng ε = hv phát đi
từ nguồn sáng. Vì vậy thuyết lượng tử
Planck còn được gọi là thuyết lượng tử ánh
sáng. Tính chất gián đoạn của năng lượng
được gọi là tính chất lượng tử hoá của năng
lượng. Sự lượng tử hoá đó không chỉ riêng
của năng lượng mà chung của các đại lượng

5
vật lí. Theo góc độ này ta thấy rõ rằng thuyết lượng tử Planck góp phần quan trọng cho sự
khai sinh một lĩnh vực Vật lí học hiện đại : Cơ học lượng tử.
Theo thuyết lượng tử Planck, một dao động tử dao động với tần số v phải có năng lượng bị
lượng tử hóa E với các lượng gián đoạn nguyên lần ε lượng tử tác dụng, nghĩa là:
0, hv, 2hv, …, nhv
Ta có thể biểu diễn một cách tổng quát E theo công thức :
E = nhv ; với n = 0 ;1 ;2 ;… (4)
Về sau, khi xét đầy đủ hơn các khía cạnh, cơ học lượng tử cho biểu thức tính năng lượng E
bị lượng tử hóa là :
1
E = ( +n )hv với n = 0;1;2... (5)
2
1
Như vậy, khi n = 0, ta có E = E0 = hv . Đó là năng lượng dao động điểm “không” của dao
2
động tử. Điều này có nghĩa là ở trạng thái nghỉ hay trạng thái nguyên thuỷ, dao động tử vẫn
có năng lượng khác không.
Từ quan niệm lượng tử hoá năng lượng của mình, Planck đưa ra biểu thức liên hệ giữa năng
lượng E (v) với tần số v
3
2π h v
E(v) = c 2 hv (6)
kT
e −1
Áp dụng biểu thức này trong trường hợp v rất lớn, khi v→∞, thì E (v)→0. Kết quả này phù
hợp với kết quả thực nghiệm khảo sát năng lượng bức xạ của vật đen tuyệt đối. Nói cách khác
đã thoát khỏi “khủng hoảng tử ngoại”.
Khai triển số mũ trong (6) theo chuỗi Taylor ta được:
2 2
hv hv h v
−¿1 + e kT = −¿1 + 1 + + +…
kT 2 k 2 T 2

hv
Chuỗi này đạt tới khi h→ 0. Vậy:
kT
3
2 πh v 2 πkT 2
2 hv → v khih → 0 (7)
c kT c
2
e −1
2 πkT 2
Mà 2
v có được khi xuất phát từ Cơ học cổ điển. Do đó người ta có thể nói: Cơ học cổ
c
điển là một trường hợp riêng của Cơ học lượng tử khi hằng số Planck h → 0.
2.4) Ứng dụng của thuyết lượng tử Planck vào việc giải thích hiện tương: Sự bức xạ
nhiệt của vật đen tuyệt đối

6
Xuất phát từ thuyết lượng tử, Planck đã tìm ra công thức của hàm phổ biến, tức là hệ số
phát xạ đơn sắc của vật đen tuyệt đối như sau:
2
2π v hv
f v ,T = 2 hv (8)
c kT
e −1
→Công thức này gọi là công thức Planck.
2.5) Thành công của thuyết lượng tử Planck
* Công thức Planck cho phép ta vẽ được đường đặc trưng phổ phát xạ của vật đen tuyệt đối
phù hợp với kết quả thực nghiệm ở mọi vùng nhiệt độ và mọi vùng tần số khác nhau.
* Từ công thức Planck ta có thể suy được công thức của Rayleigh và Jeans và các công
thức thể hiện các định luật của vật đen tuyệt đối. Trong miền tần số nhỏ sao cho hv << kT thì
hv 2
hv 2π v
kT
e −1 ≈ . Do đó công thức Planck sẽ thành: v ,T f = 2
kT , ta lại thu được công thức của
kT c
Rayleigh và Jeans.
* Từ công thức Planck ta tìm được định luật Stephan-Boltzmann:
Năng suất phát xạ toàn phần của vật đen tuyệt đối tại một nhiệt độ T nào đó bằng:
∞ ∞ 2
2πv hv
RT =∫ f v ,T dv =∫ 2 hv
dv
0 0 c kT
e −1
hv
Đặt x = ta được
kT
4 4 ∞ 3 4 4 4
2π k T
RT = 2 3
c h
∫ exx −1
dx 2 π k T π
= 2 3
c h 15
0

Cuối cùng ta được RT =σ T 4trong đó σ =¿5,6703.10−8 W/m² K 4 . Đây chính là định luật
Stephan-Boltzmann.
* Từ công thứe Planck ta tìm được định luật Wien : nếu ta lấy đạo hàm của f v ,T theo v và
cho nó triệt tiêu rồi tìm v max (hay λ max) tại các nhiệt độ khác nhau, kết quả thu được là λ maxT
=b = 2,896.10−3 mK , b là hằng số Vin. Đây chính là định luật Wien.
2.6) Ý nghĩa
Ý nghĩa quan trọng của thuyết lượng tử Planck là đã phát hiện ra tính chất gián đoạn hay
tính chất lượng tử hóa của năng lượng trong các hệ vi mô. Cơ học lượng tử đã dẫn đến nhiều
khám phá khoa học đột phá và có những ứng dụng thực tế rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như
laser, chất bán dẫn, điện tử và y học. Lý thuyết mới này đã giúp giải quyết các hiện tượng tự
nhiên không giải thích được trước đây, như sự bức xạ nhiệt của vật đen và bản chất của sự
hấp thụ ánh sáng ở mức độ nguyên tử.
3. Bài tập
Câu 1: Nội dung chủ yếu của thuyết lượng tử trực tiếp nói về:

7
A. sự hình thành các vạch quang phổ của nguyên tử.
B. sự tồn tại các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô.
C. cấu tạo của các nguyên tử, phân tử.
D. sự phát xạ và hấp thụ ánh sáng của nguyên tử, phân tử.
Hướng dẫn : Nội dung chủ yếu của thuyết lượng tử trực tiếp nói về sự phát xạ và hấp thụ ánh
sáng của nguyên tử, phân tử.
Câu 2: Hằng số Planck là một hằng số cơ bản trong cơ học lượng tử. Nó đại diện cho điều
gì?
A. Năng lượng của một photon C. Hằng số của trọng lực
B. Vận tốc của ánh sáng trong chân không D. Sự lượng tử hóa của năng lượng
trong một hệ thống

Hướng dẫn : Hằng số Planck đại diện cho sự lượng tử hóa của năng lượng trong cơ học lượng
tử vì nó xác định mức độ tối thiểu của năng lượng mà một hệ thống có thể có khi nó tương
tác với các quanta của bức xạ điện từ hoặc các phần tử cơ bản như photon.
Câu 3: Hằng số Planck liên quan đến đại lượng vật lí nào?
A. Động lượng B. Động lượng góc C. Năng lượng D. Khối lượng
Hướng dẫn : Hằng số Planck liên quan chặt chẽ đến năng lượng vì nó định lượng sự lượng tử
hóa của năng lượng trong các hệ thống lượng tử.
Câu 4: Thuyết lượng tử Planck được phát triển để giải quyết vấn đề gì trong cơ học lượng
tử?
A. Sự phân rã của nguyên tử
B. Phản ứng hạt nhân
C. Sự bức xạ của vật chất
D. Hiệu ứng lượng tử của sóng điện từ
Hướng dẫn : Thuyết lượng tử Planck được phát triển để giải quyết hiện tượng mà các mô
hình cơ học cổ điển không thể giải thích, đặc biệt là hiệu ứng lượng tử của sóng điện từ. Cụ
thể, nó được sử dụng để giải thích các quan sát trong việc bức xạ nhiệt và phát quang của các
vật chất khi chúng tương tác với ánh sáng.
Câu 5: Hằng số Planck được kí hiệu là gì trong toán học và vật lý?
A. h B. P C. π D. c
Hướng dẫn : h =6,625.10−34 J.s là hằng số Planck.
Câu 6: Một dao động tử mang năng lượng 0,15MeV đến tán xạ trên electron tự do. Xác định
bước sóng của dao động tử đó.

8
−34 8
hc hc 6,625. 10 .3 .10
ε= → λ= = = 8,28.10−12 (m)
λ ε 0 ,15. 106 .1 ,6. 10−19

Câu 7: Một dao động tử có tần số dao động v = 2. 1010 s−1 . Tính độ chênh lệch năng lượng
giữa 2 mức n = 1 và n = 3
Hướng dẫn :
Ta có : E = nhv
=> ∆ E=E2− E1=h v (n2−n 1) = 6,625.10−34 . 2.1010.( 3 – 1) = 2,65.10−23 (J.mol−1)

Với 1 mol ta có : ∆ E mol =N A . ∆ E =6,023.1023 .2,65.10−23 = 15,961 (J.mol−1 ¿ .


Câu 8: Hỏi nhiệt độ của lò nung bằng bao nhiêu cho biết mỗi giây lò phát ra một năng lượng
bằng 8,28 calo qua một lỗ nhỏ có kích thước bằng 6,1cm². Coi bức xạ được phát ra từ một vật
đen tuyệt đối.
Hướng dẫn : Năng suất phát xạ toàn phần của vật đen tuyệt đối: R = σ T 4, R là năng suất do
một đơn vị diện tích phát ra trong một đơn vị thời gian, nên R liên hệ với công suất phát xạ là
P = R.S

→T=
√ √
4 P 4
σ .S
=
8 ,28.4 ,18
5.67 . 10−8 . 6 , 1.10− 4
=1000,169(K )

9
4.Tài liệu tham khảo
1. Tài liệu Hóa học đại cương ( Phần cấu tạo cấu ) (PGS.TS PHẠM VĂN NHIÊU – NXB
Đại học Quốc Gia Hà Nội )
2. Tài liệu Hóa học đại cương ( ĐÀO ĐÌNH THỨC – NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội –
1996)

10

You might also like