Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 83

LOGIC HỌC

GVHD: PHẠM ĐÌNH NGHIỆM


MAIL: nghiemlogic@gmail.com
SĐT: 0988.511.688

BÀI: NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TƯ DUY

I. QUY LUẬT ĐỒNG NHẤT


Đồng nhất được hiểu là coi các yếu tố có cùng bản chất là một.
1.Khái niệm:
Một tư tưởng khi đã định hình thì phải luôn là chính nó, không được
thay đổi. Ký hiệu: A↔A
Tức: A phải đồng nhất với A về giá trị logic của nó.
VD: "Ma"
 Chủ nghĩa vô vật: sản phẩm của trí tưởng tượng.
 Chủ nghĩa duy tâm: linh hồn con người sau khi chết.
→ Logic hình thức không ép buộc ta phải chọn nghĩa nào, nhưng một khi đã
lựa chọn ý nghĩ nào để lập luận thì ý nghĩ đó phải luôn được cố định trong tư
duy, không được nhập nhằng lúc nghĩa này lúc nghĩa kia.
→ Đầu vào và đầu ra phải thống nhất với nhau, một từ có thể có nhiều nghĩa
nhưng trong quá trình phân tích và kết quả phải dựa trên 1 nghĩa thống nhất.

2.Các yêu cầu cơ bản:


Yêu cầu 1: Phải có khái niệm thống nhất về các đối tượng mà ta đang tư duy về
chúng.
Yêu cầu 2: Không đồng nhất giữa hiện tượng và bản chất (về mặt khoa học)
Yêu cầu 3: Không được đánh tráo tư tưởng, khái niệm, đối tượng.
Yêu cầu 4: Ý nghĩa, tư tưởng tái tạo phải đồng nhất (về mặt bản chất) với ý nghĩa,
tư tưởng ban đầu.
Yêu cầu 5: Câu chữ dùng để diễn đạt phải phản ánh tuyệt đối chính xác nội dung tư
tưởng.
Yêu cầu 1: Phải có khái niệm thống nhất về các đối tượng mà ta đang tư duy
về chúng.

 Phải nắm vững bản chất hoặc có cách hiểu thống nhất về đối tượng để tránh
nhầm lẫn các đối tượng với nhau.
Khi nào hiểu đúng bản chất của đối tượng ? → Khi đối tượng đó đã được
quy ước thống nhất về mặt khoa học.
Khi nào hiểu thống nhất về đối tượng? → Có những nhóm đối tượng khoa
học còn tranh cãi hoặc những yếu tố mang tính chủ quan (tín ngưỡng, tâm
linh, tôn giáo v.v) which is bất khả thi to hiểu đúng.

VD: Người chạy xe máy vi phạm Luật giao thông đường bộ bị cảnh sát giao
thông ra hiệu lệnh dừng xe lập biên bản nộp phạt với số tiền một triệu đồng. Việc
phạt tiền của cảnh sát giao thông có được coi là "hình phạt" hay không?
 Bản chất việc phạt tiền của csgt và hình phạt là khác nhau.
 Phạt tiền của csgt là biện pháp xử lý hành chính, hình phạt là biện pháp
cưỡng chế của nhà nước.
 Do Tòa án đưa ra dựa theo BLHS, hình phạt được thực hiện đối với những
người có hành vi phạm tội vì vậy việc phạt tiền của cảnh sát giao thông
không được coi là "hình phạt".
→ 2 yếu tố phân tách nhau, hoàn toàn không có sự đồng nhất.

Yêu cầu 2: Không đồng nhất giữa hiện tượng và bản chất (về mặt khoa học)
- Hiện tượng không được coi là cơ sở để kết luận cho bản chất vì khoa học
cần tư duy cẩn trọng, tuyệt đối chính xác.
=> Lưu ý: tất cả những yếu tố tư duy nhanh theo kiểu kinh nghiệm nhìn dưới góc
độ logic hình thức thì đều vi phạm vì đang đồng nhất giữa hiện tượng và bản chất.
Ví dụ:
Cha nào con nấy
Đàn ông miệng rộng thì sang, đàn bà miệng rộng toang hoang cửa nhà.
-> kh phải lúc nào cũng đúng, khoa học cần sự tuyệt đối chính xác.
=> "Nếu hiện tượng và bản chất của sự vật là nhất trí với nhau thì tất thảy khoa
học sẽ trở nên thừa" - (C.Mác)
- Nguyên tắc:
 Hiện tượng giống, bản chất khác: PHÂN TÁCH
 Hiện tượng khác, bản chất giống: ĐỒNG NHẤT
→ Cơ sở đồng nhất hay phân tách: Bản chất của sự vật, hiện tượng.
Yêu cầu 3: Không được đánh tráo tư tưởng, khái niệm, đối tượng.
→ Trong 1 quá trình tư duy: phải tư duy về đối tượng theo một ý nghĩa
thống nhất và giữ nguyên ý nghĩa đấy trong toàn bộ quá trình tư duy. Không cố
tình sử dụng nhập nhằng các nghĩa với nhau.
 Cơ sở của thao tác đánh tráo: hai khái niệm có vỏ hình thức đồng
nhất hoặc gần như đồng nhất với nhau.
 Hệ quả: cố tình làm người khác nhận thức sai tư tưởng ban đầu.
Tình huống: Tôi đã nhiều lần đặt câu hỏi cho các lớp học khi tham gia giảng bài
ở đó rằng tại sao lại phê phán việc chạy chức chạy quyền. Trên thế giới này chạy
chức chạy quyền nhiều chứ (?!). Obama phải "chạy" vào Nhà Trắng, Putin phải
"chạy" vào Nhà Đỏ thì việc chạy vào chức, quyền của Việt Nam cũng là dễ hiểu.
→ "Chạy chức chạy quyền": hối lộ
→ "chạy": hoạt động tranh cử

Yêu cầu 4: Ý nghĩa, tư tưởng tái tạo phải đồng nhất (về mặt bản chất) với ý
nghĩa, tư tưởng ban đầu.
→ KHÔNG: thêm, bớt, cắt xén, thay đổi vị trí từ câu chữ → không làm thay
đổi bản chất.
VD: Bác sĩ dặn bệnh nhân: "Ăn cơm không được uống rượu."
Thêm 1: "Ăn cơm không, được uống rượu" → vi phạm
Thêm 2: "Ăn cơm không được, uống rượu" → vi phạm
Thêm 3: "Ăn cơm, không được uống rượu" → làm rõ thêm bản chất

Yêu cầu 5: Câu chữ dùng để diễn đạt phải phản ánh tuyệt đối chính xác nội
dung tư tưởng.
- Một hình thức ngôn ngữ chỉ được phép thể hiện một nội dung.
→ Cần thận trọng kiểm tra để đảm bảo một hình thức ngôn ngữ xác định chỉ
dung chứa một nội dung ngữ nghĩa duy nhất.
- Phân tích tình huống: "Khoản 3, Điều 664, chương 7 của Đạo luật sửa
đối Maine quy định người lao động sẽ không được hưởng lương tăng ca khi thực
hiện các công việc sau: "Việc đóng hộp (1), xử lý (2), bảo quản (3), làm đông (4),
làm khô (5), tiếp thị (6), lưu trữ (7), đóng gói để vận chuyển (8) hoặc phân phối
các sản phẩm (9): a) Nông sản tươi sống; b) Thịt và cá tươi sống; c) Thực phẩm dễ
hư hỏng".
Kevin O'Connor, tài xế phân phối mặt hàng sữa cho công ty sữa Oakhurst ở bang
Maine nhận thấy mình không được công ty trả lương gấp 1,5 lần cho những ngày
làm thêm giờ, trong khi nhiều ca làm thêm lên tới 10-12 hoặc thậm chí 14 tiếng
một ngày.
Số (9) có 2 cách hiểu:
9.1: việc đóng gói để vận chuyển và việc phân phối các sản phẩm tách
biệt nhau.
9.2: đóng gói để vận chuyển hoặc đóng gói để phân phối.

a. Nếu là tài xế thì nên lập luận như thế nào để bảo quản quyền lợi của mình?
→ Theo luật quy định thì việc "đóng gói" cho mục đích vận chuyển và
"đóng gói" cho mục đích phân phối.
Tài xế phải giải thích việc mình làm không nằm trong danh sách trên.
Giải thích theo 9.2
b. Nếu là ông chủ hãng sữa Oakhurst thì lập luận như thế nào để không phải bồi
thường tiền cho tài xế? → Theo luật quy định thì việc "đóng gói" cho mục đích
vận chuyển và việc phân phối các sản phẩm là 2 việc không được hưởng lương
tăng ca.
Việc phân phối tách biệt với việc đóng gói để vận chuyển → việc tài
xế làm nằm trong danh sách trên
c. Nếu là thẩm phán thì phán quyết cuối cùng là như thế nào? → Giống Bộ luật
Lao động, nên sẽ bảo vệ người lao động nên tài xế sẽ thắng.
Thẩm phán sẽ bảo vệ người tài xế vì đó là quyền lợi chính đáng của
người lao động.
VD: Xem xét Điều 132 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy
có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh
cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
=> Chú ý: thấy ở đây không nhất thiết là thấy bằng mắt, thấy được hiểu là
biết.

II. QUY LUẬT CẤM MÂU THUẪN (Quy luật phi mâu thuẫn)
Mâu thuẫn = Mâu + Thuẫn.
Mâu thuẫn (nói chung) là sự tồn tại song song của các mặt đối lập trong bản thân
sự vật hoặc các sự vật với nhau.
Logic hình thức chỉ xem xét mâu thuẫn logic, tức những mâu thuẫn bên trong tư
tưởng, mâu thuẫn của quá trình nhận thức. (bên trong tư tưởng của một người,
không liên quan tới bên ngoài).
Ví dụ: A nói “Mặt trời mọc ở đằng Đông”, B thì khăng khăng cho rằng “Mặt trời
mọc ở đằng tây” → không phải mâu thuẫn logic. Nếu trong đầu ai đó vẫn đang
nhất quyết một tư tưởng, cho dù nó có vô lý thì đó cũng không phải là mâu thuẫn
logic.
Nội dung nào thể hiện mâu thuẫn logic?
1 Đêm qua trong lúc ngủ say tôi mơ thấy tên trộm rón rén đi vào nhà.
2 Đêm qua trong lúc ngủ say tôi thấy tên trộm rón rén đi vào nhà.
→ k có cơ sở để biết cái nào đúng, cái nào sai, nếu cả 2 cùng đúng là mâu thuẫn
logic
3 Ông nói gà, Bà nói vịt.
→ k là mâu thuẫn logic.
1.Khái niệm:
 Hai phán đoán mâu thuẫn nhau phản ánh cùng một đối tượng trong
cùng một thời gian và cùng một mối quan hệ thì không thể đồng thời
đúng.
 Không thể có chuyện tư tưởng A và tư tưởng không A đồng thời
đúng:
〜 (A ៱ 〜 A) 〜
Trời nắng mâu thuẫn với trời k nắng
 Mâu thuẫn (nói chung) là sự tồn tại của các mặt đối lập trong bản
thân sự vật hoặc các sự vật với nhau.
 Các loại mâu thuẫn: Mâu thuẫn biện chứng và mâu thuẫn logic.
 Logic hình thức chỉ xem xét mâu thuẫn logic tức những mâu thuẫn
bên trong tư tưởng, mâu thuẫn của quá trình nhận thức.

2. Yêu cầu cơ bản:


a. Yêu cầu 1: Không được có mâu thuẫn logic trực tiếp trong tư duy →
Không được đồng thời khẳng định và phủ định một tư tưởng nào
đó.
Khi một chuyện vừa A vừa không A
Phân tích tình huống:
(1) A: Trên đời này làm gì có tồn tại thứ gọi là niềm tin.
B: Anh có tin chắc vậy không?
A: Tin.
(2) Trong một kỳ họp quốc hội, một vị đại biểu nọ, sau khi bị chỉ trích vì
đã thất hứa quá nhiều, đã phát biểu một câu như sau: "Tôi xin hứa với
quốc hội từ nay trở về sau tôi sẽ không hứa nữa. Tôi hứa đấy."

b. Yêu cầu 2: Không được đồng thời khẳng định tư tưởng và phủ định
hệ quả tất yếu của điều vừa khẳng định đó. → lỗi mâu thuẫn logic
gián tiếp
Về nguyên tắc, nếu A đúng thì hệ quả A’ đúng.
VD: trời mưa đúng → hệ quả tất yếu: đường ướt.
Mâu thuẫn khi: vừa miệng mình nói A nhưng ng ta kh thấy hệ quả A’
hoặc nói A nhưng lại khẳng định điều mâu thuẫn với hệ quả.
(1) Lời nói của Đức Phật với quỷ Mala: "(...) Ta không cần danh vọng,
Mala, mi hãy thuyết những điều đó với những kẻ hám danh vọng. (...)
Thành đạt, danh tiếng, danh dự và vinh quang chỉ là sự hư ảo, sự
thắng lợi của kẻ này là thất bại của người kia. (...) Ta trải cơ mạn xa
để chiến đấu với người đây. Ta thà chết vinh trong trận chiến, còn hơn
sống nhục trong đầu hàng." (Daisaku Ikeda Quan điểm của tôi về cuộc
đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1996, tr.91)
→ Đức Phật có mâu thuẫn logic không ? Không biết được vì đây là lời
của con cháu đời sau tái tạo lại ⇒ chưa xác thực được.
Lưu ý: logic chỉ cung cấp nguyên lí nhận biết mâu thuẫn, còn để chỉ ra
được sự mâu thuẫn đó thì đôi khi là việc kết nối các tri thức có liên
quan. Ví dụ: bên dưới
(2) Một tờ báo mạng đã viết: "Fox News đưa tin, Haiden Morgan chào
đời trong hoàn cảnh ít ai ngờ đến. Trong chuyến du hành 7 ngày trên
biển bằng con tàu Royal Caribbean, mẹ em bé là Emily Morgan được
các bác sĩ thông báo bị sảy thai, 45 phút sau, bác sĩ đính chính rằng
thai nhi vẫn còn sống. Bé Haiden sinh sớm hơn dự tính 15 tuần và
nặng 2kg"
→ Sinh sớm và nặng 2kg là mâu thuẫn nhau, vì sinh sớm hơn 15 tuần thì
không bao giờ nặng được 2kg. Điều mâu thuẫn này nếu không có kiến
thức sản sinh thì không biết được.
Lưu ý: Không vi phạm quy luật khi:
 Khẳng định cùng một điều trong một hoàn cảnh khác nhau (VD: Trời
mưa vào buổi sáng, Trời không mưa vào buổi tối).
 Các khẳng định xuất phát từ việc xem xét các đối tượng từ các mặt
khác nhau (Trong cái rủi có cái may).
III. QUY LUẬT TRIỆT TAM (Quy luật Bài trung)
1.Khái niệm:
 Một sự vật, trong cùng một lúc, hoặc tồn tại (nó là A) hoặc không tồn
tại (nó không là A) chứ không còn khả năng nào khác.
→ Với một phán đoán, nhận định nhất định, quy luật triệt tam không cho
biết nó đúng hay sai, nhưng cho biết rằng nó chỉ có thể hoặc ĐÚNG, hoặc
SAI chứ không thể có giá trị nào khác.
 Hoặc là A hoặc không A
AV〜 A
Trong logic, có những thời điểm A và không A chỉ quy về 2 giá trị (chỉ có 2
khả năng chứ k có khả năng thứ 3)
VD: sống và k sống

IV. QUY LUẬT LÝ DO ĐẦY ĐỦ


1.Khái niệm:
 Một tư tưởng chỉ được công nhận là đúng khi có đủ căn cứ xác đáng
chứng minh cho tính đúng của nó HAY: Cái gì tồn tại đều có lý do để
tồn tại.
A: Căn cứ xác đáng → B: Tư tưởng cần chứng minh
Có B thì có A
 Aristote phân thành hai loại nguyên nhân: tác thành và hướng đích.
Nguyên nhân tác thành (hay nguyên lý nhân quả): Đó là nguyên nhân
gây ra một hiện tượng khác. Hành động này sẽ dẫn tới sự kiện gì?
Nguyên nhân hướng đích: Đó là mục đích của một hành động. Hành
động này nhằm để làm gì?

2. Yêu cầu cơ bản:


a. Yêu cầu 1: Chỉ được sử dụng các sự kiện có thật và có quan hệ nhân
quả với sự kiện đang được xem xét làm căn cứ cho việc lý giải vấn đề.
Trong pháp luật, chúng phải được thu thập theo trình tự, thủ tục nhất
định.
Khi chứng minh mà dùng căn cứ là sự kiện thì phải đáp ứng đủ 2 yếu tố là vừa có
thật, vừa nhân quả. Nếu thiếu đi 1 trong 2 tiêu chuẩn này thì kết luận sẽ không
xác thực.
Phân tích tình huống:
(1) Năm 1985, Kirk Bloodsworth nhận án tử hình sau khi bị tình nghi hiếp dâm rồi
giết hại một bé gái 9 tuổi tại Rosedale, bang Maryland, Mỹ. Mặc dù, có 5 nhân
chứng xác nhận việc nghi phạm có mặt cùng nạn nhân vào thời điểm vụ án diễn ra,
nhưng Bloodsworth một mực tuyên bố mình vô tội.
Trong thời gian chờ thi hành án, nghi phạm này đọc được một tài liệu về việc sử
dụng ADN để xác minh thủ phạm trong các vụ án giết người. Bloodsworth yêu cầu
tiến hành xét nghiệm và kết quả cho thấy mẫu tinh dịch trên người nạn nhân có cấu
trúc ADN không phù hợp với nghi phạm.
Bloodsworth được trả tự do năm 1993, sau gần 9 năm trong tù. Ông cũng trở thành
người đầu tiên được minh oan nhờ phương pháp phân tích ADN.
Căn cứ nào tuyên bố Bloodsworth có tội ?
→ Có 5 nhân chứng.
Giả sử 5 nhân chứng này hoàn toàn không quen biết nhau và đồng thời cũng
không quen biết nhân chứng, không quen biết nạn nhân thì có đủ kết luận
Bloodsworth là thủ phạm ?
→ Không có quan hệ nhân quả (thấy ng ta ở đó chưa chắc suy ra đó là thủ phạm
hay có liên quan gì tới vụ án).
⇒ Trong hình sự gọi là chứng cứ gián tiếp. Chứng cứ gián tiếp được coi là nguồn
chứng cứ nhưng nó chỉ có giá trị chứng minh khi có sự thống nhất phù hợp với
chứng cứ trực tiếp.
Căn cứ xác định Bloodsworth vô tội ?
Kết quả cho thấy mẫu tinh dịch trên người nạn nhân có cấu trúc ADN không phù
hợp với nghi phạm.
→ Có thật + có mối quan hệ nhân quả.
b. Yêu cầu 2: Chỉ được sử dụng các tư tưởng mà tính đúng đã được khoa
học chứng minh hoặc thực tế kiểm nghiệm là đúng hoặc pháp luật quy
định dùng làm luận cứ cho việc chứng minh.
 Khoa học → tính đúng của tư tưởng mang tính phổ quát, nghĩa
trong mọi ngữ cảnh đều đúng.
 Thực tiễn: kinh nghiệm, văn hóa, chuẩn mực hay quy ước nào đó
trong cộng đồng → tính đúng của tư tưởng không phổ quát bởi vì
mỗi cá nhân, cộng đồng có những kinh nghiệm, văn hóa, chuẩn
mực, quy ước,... khác nhau.
 Pháp luật → tính đúng của tư tưởng không phổ quát. VD: Ở Việt
Nam xe máy đi làn đường bên phải nhưng ở một số quốc gia
khác có thể quy định xe máy đi làn đường bên trái; Pháp luật quy
định lời khai của nhân chứng được coi là nguồn chứng cứ nhưng
không cho phép sử dụng lời khai là chứng cứ duy nhất để chứng
minh một hành vi phạm tội mà lời khai chỉ được coi là nguồn
chứng cứ khi có sự phù hợp và liên kết chặt chẽ với các chứng cứ
khác → chỉ mang tính giải thích, không mang tính chứng minh.
 Biểu hiện vi phạm
 Tư tưởng sai
 Tính đúng của tư tưởng đang gây tranh cãi
 Tư tưởng không có giá trị đúng ở hiện tại
 Tư tưởng cá nhân
 Tư tưởng số đông
 Tư tưởng không được quy định dùng làm chứng minh trong
pháp luật
→ Lỗi phi logic.
Ví dụ:
1. Với 20 năm kinh nghiệm làm thẩm phán, tôi cho rằng bị cáo đã phạm
tội Hiếp dâm. Bị cáo đừng có mà chối tội → Lỗi tuyệt đối hóa tư tưởng
cá nhân.
2. Luật của Quốc hội phải được quá nửa số tổng ĐBQH tán thành, Tòa án
xét xử theo tập thể và quyết định theo đa số, lúc này số đông là căn cứ
của tính đúng. Vậy logic và pháp luật có mâu thuẫn không? → Số
đông thường đúng mà không luôn luôn đúng do đó không thể đưa ra
kết luận theo số đông vì có nguy cơ sai nhưng đây là phương diện khoa
học còn xét ở góc độ thực tiễn cần sự thuyết phục thì lựa chọn tư tưởng
số đông là cách tốt nhất.
Tình huống: (có trong slide, cô không giải thích, thích thì tự làm)
1. Vì khoa học chưa chứng minh được thực phẩm GMO có hại, cho nên
chắc chắn nó an toàn.
2. Các quy định trong Thông tư không có gì phải bàn cãi bởi vì Bộ
trưởng X - người ban hành thông tư này - vốn là người có chuyên môn
rất sâu rộng về vấn đề soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.
⇒ Kết luận: Trong tư duy, 4 quy luật cơ bản này có sự bổ trợ, tác động
thống nhất để tạo cơ sở khoa học cho tư duy hình thức trong phản ánh hiện
thực: đó là tính xác định, tính nhất quán, tính phi mâu thuẫn và tính có thể
chứng minh được của tư tưởng. Tất cả đều là những phẩm chất không thể
thiếu của tư duy khoa học.

 Lưu ý: Trong một tiến trình tư duy, một tư tưởng, lập luận có thể đồng thời vi
phạm cùng lúc từ hai quy luật tư duy. Ví dụ:
1. Gia đình 2 con, vợ chồng hạnh phúc → Vi phạm quy luật đồng nhất và cả
quy luật lý do đầy đủ.
2. Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân.
 Vi phạm quy luật cấm mâu thuẫn “Quyền và nghĩa vụ” bởi vì quyền
có tính tự do, còn nghĩa vụ có tính chất bắt buộc, như vậy một đối
tượng bị gán 2 đặc điểm trái ngược nhau, đây là trạng thái mâu thuẫn.
 “mỗi công dân”: bao gồm tất cả các đối tượng là công dân. Trong khi
đó, chỉ có công dân từ đủ 18 tuổi trở lên mới có quyền bầu cử. ⇒ Sửa
lại: “cử tri”.
BÀI: KHÁI NIỆM
I. KHÁI QUÁT VỀ KHÁI NIỆM
1. Định nghĩa Khái niệm: Khái niệm là hình thức của tư duy trừu tượng, phản ánh
một lớp các đối tượng thông qua các đặc trưng cơ bản của các đối tượng đó.
 Cơ sở hình thành khái niệm
 Sự hình thành khái niệm gắn liền với hoạt động nhận thức và hoạt
động thực tiễn cải tạo thế giới của con người.
 Sự hình thành khái niệm không thể thiếu thao tác trừu tượng hóa,
khái quát trong tư duy.
 Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy phản ánh những dấu hiệu
bản chất của nhóm đối tượng. (Nhận diện đối tượng dựa vào đặc điểm
nhưng những đặc điểm đó phải là những đặc điểm bản chất của đối
tượng)
VD: Cái cây màu xanh → không phải là đặc điểm bản chất.
Cái cây có thân, rễ, cành lá → đặc điểm bản chất.
Sinh viên lười/nghèo/thông minh,... → dấu hiệu không bản chất.
Sinh viên là người đang học tại trường cao đẳng trung học chuyên nghiệp →
dấu hiệu bản chất.
⇒ Dấu hiệu nào là dấu hiệu bản chất của đối tượng, nhóm đối tượng phụ thuộc vào
nhu cầu của tư duy. VD: Cùng một đối tượng là sinh viên lớp TM46B1, khi gắn
nhãn cho nhóm đối tượng là “Người” thì dấu hiệu bản chất sẽ là có lao động, có
tư duy, ngôn ngữ; nhưng khi gắn nhãn nữ giới và người không phải nữ giới thì lúc
này dấu hiệu bản chất là giới tính.
 Khái niệm là hình thức của tư duy trừu tượng, là kết quả của quá trình
khái quát hóa và tách biệt (trong tư tưởng) các đối tượng thuộc về một
lớp nào đó theo một số dấu hiệu đặc trưng nhất định của các đối tượng
này.
 Khái niệm là hiểu biết của con người về lớp đối tượng chứ không
phải là bản thân đối tượng.
 Đối tượng ra đời trước khái niệm vì sau khi có tư duy, có hiểu
biết về đối tượng và muốn biểu đạt khái niệm về đối tượng thì
mới gán cho nó một từ hoặc cụm từ về mặt ngôn ngữ.
 Có 2 loại đối tượng: đối tượng thực tế và đối tượng mang tính
chất tưởng tượng (Sản phẩm từ trí tưởng tượng của con người.
VD: con rồng).
 Khái niệm sẽ luôn luôn mở rộng vì hiểu biết của con người luôn
mở rộng. Có 2 xu hướng: Khái niệm sẽ nảy sinh nếu hiểu biết
của con người mở rộng; Một số khái niệm sẽ dần biến mất nếu
nhu cầu của con người không cần nữa.
 Biết khái niệm về đối tượng có nghĩa là biết bản chất của đối tượng.
Chưa có khái niệm về đối tượng có nghĩa là chưa biết bản chất của đối
tượng.
Tên riêng có là khái niệm hay không? Tồn tại 2 quan điểm
 Tên riêng là khái niệm (quan điểm của GS. Nguyễn Đức Dân):
Bởi vì nhóm đối tượng của tên riêng vẫn có đặc thù, vẫn chỉ về
một nhóm đối tượng đặc trưng hoặc chỉ một đối tượng nhất định
(mặt trời, mặt trăng...). VD: Hà Nội → dấu hiệu đặc trưng: thủ đô
của Việt Nam. Tuy nhiên đối tượng này chỉ có duy nhất trong khái
niệm do đó, cái tên chỉ đối tượng đó là tên riêng.
 Tên riêng không là khái niệm: (quan điểm của PGS. Phạm Đình
Nghiệm): Bởi vì tên riêng chỉ là một từ ngữ gán cho một vật nên
không có chức năng của một khái niệm.
 Thống nhất tên riêng là khái niệm

 Bài tập: Khái niệm đến nay Mới (từ 1900) hay Cũ (trước 1900)?
2. Trà Xanh: có thể hiểu theo 2 nghĩa
 Một loại đồ uống → Khái niệm cũ.
 Người thứ ba trong một mối quan hệ tình cảm, cướp vợ, cướp chồng
phá hoại hạnh phúc gia đình người khác: Tư duy con người từ trước
1900 đã có hiểu biết, nhận thức về nhóm đối tượng này, thường được
gọi là “Hồ ly tinh” nên dù ngày nay dùng những từ ngữ khác để nói
về khái niệm này thì đây vẫn là khái niệm cũ → Khái niệm cũ.
3. “Còn cái nịt”: Ngày xưa gọi là “nghèo rớt mồng tơi” → Khái niệm cũ.
2. Khái niệm và Từ, cụm từ (gọi tắt là từ)
a. Khái niệm và Từ có mối quan hệ mật thiết
 Từ là hình thức biểu thị khái niệm.
 Từ là cơ sở phân biệt các khái niệm với nhau.
b. Từ và khái niệm không đồng nhất
- Khác nhau về bản chất (Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, Khái niệm là
đơn vị cơ bản của tư duy).
- Từ và Khái niệm không có quan hệ đổi ngang một - một: Một khái niệm có
thể được biểu thị bằng nhiều từ (Từ đồng nghĩa) và một từ có thể có biểu đạt nhiều
khái niệm khác nhau (Từ đa nghĩa, từ đồng âm).
Ví dụ:
a. Ruồi đậu mâm xôi đậu, kiến bò đĩa thịt bò → Trong từ điển Việt Nam chỉ
định nghĩa một từ đậu (về mặt ngôn ngữ) nhưng về mặt khái niệm có 2 khái niệm
trong trường hợp trên: (1) đậu: hành vi, (2) đậu: một nhóm ngũ cốc.
b. "Chết", "hy sinh", "từ trần", "ngủm", "ngủ với giun", đều diễn tả khái
niệm "không sống nữa" → cùng một khái niệm, nhưng có thể thể hiện qua nhiều
sắc thái khác nhau. Để biết từ nào biểu đạt khái niệm nào thì phải đặt trong một
ngữ cảnh nhất định.
c. "3 tháng 10 ngày", "100 ngày" → Hai khái niệm khác nhau (về mặt số
lượng có sự tương đương nhưng bản chất khác nhau): vế 1 là dành cho em bé, vế 2
là dành cho người đã chết.

3. Cấu trúc logic của khái niệm


a. Nội hàm (chất)
- Là tập hợp những dấu hiệu bản chất của đối tượng được phản ánh trong
khái niệm. Ví dụ: Nội hàm của khái niệm: Cá - động vật sống dưới nước, bơi bằng
vây, thở bằng mang → cả 3 đặc điểm này mới tạo nên dấu hiệu bản chất của nhóm
đối tượng là cá ⇒ Nội hàm.
- Vai trò: giúp ta hiểu biết chính xác về bản chất của lớp đối tượng nằm bên
trong khái niệm.

b. Ngoại diên (lượng)


- Là tập hợp các đối tượng có cùng nội hàm. Ví dụ: ngoại diên của khái
niệm cá: cá chép, cá rô phi v.v..
- Vai trò: Giúp ta hiểu biết chính xác về phạm vi của lớp đối tượng được
phản ánh trong khái niệm.
Ví dụ: không thuộc ngoại diên của đối tượng cá
 Cá heo - thở bằng phổi - không thuộc ngoại diên này
 Cá voi, cá nhà táng - thuộc lớp thú - không thuộc ngoại diên
này
 Cá sấu - thuộc loài bò sát - không thuộc ngoại diên này
- Ngoại diên của khái niệm rất đa dạng: từ:
1. Ngoại diên rỗng (sản phẩm của trí tưởng tượng: rồng, tiên, phù thủy,...)
2. Ngoại diên có số lượng 1 (chỉ có duy nhất: tên riêng, mặt trăng, mặt trời...)
3. Hữu hạn (sinh viên, con người,...)
4. Vô hạn.
*Lưu ý: đôi khi ngoại diên của một khái niệm được xác định không đồng nhất
giữa các chủ thể tư duy khác nhau (đặc biệt là những khái niệm liên quan đến hiểu
biết của con người về tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng).

Bài tập: Xác định nội hàm và ngoại diên của các khái niệm sau
(1) Số chẵn
Nội hàm: số chia hết cho 2
Ngoại diên: Vô hạn (2,4,6,8,10…)
(2) Tứ giác
Nội hàm: hình có 4 cạnh
Ngoại diên: hình bình hành, hình vuông, hình thoi,...
(3) Người thành niên.
Nội hàm: người từ đủ 18 tuổi
Ngoại diên: nhiều
(4) Tác giả của truyện Kiều.
Nội hàm: người sáng tác truyện Kiều
Ngoại diên: 1 → Khái niệm đơn nhất
(5) Nàng tiên cá
Nội hàm: nửa trên là người, nửa dưới là cá
Ngoại diên: rỗng

- Sơ đồ Venn (sơ đồ tập hợp) biểu thị ngoại diên của khái niệm (không nhất thiết
là đường tròn, chỉ cần là đường khép kín)

 Mỗi một khái niệm sẽ có một vòng tròn tương ứng biểu thị ngoại
diên.
 Những đối tượng trong vòng tròn là các đối tượng thuộc ngoại
diên của khái niệm, các đối tượng còn lại nằm bên ngoài vòng
tròn.
 Không có đối tượng nào nằm trên đường tròn hoặc giao nhau với
đường tròn.

c. Quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên


- Nội hàm càng sâu (đặc điểm) → ngoại diên càng hẹp (ít đối tượng)
- Nội hàm càng cạn (ít đặc điểm) → ngoại diên càng rộng (nhiều đối tượng)
→ Có thể hiểu là đòi hỏi càng nhiều đặc điểm thì số lượng đối tượng thỏa mãn
càng ít.

=>Ứng dụng sơ đồ Venn:


1. Vận dụng nguyên lý để tìm ra phạm vi đối tượng tùy theo mục đích của chủ thể
tư duy dựa vào việc điều chỉnh thông tin nội hàm.
 Trong công tác điều ra, xét xử, việc xác định nội hàm ngoại diên đặc biệt có
ý nghĩa trong nhận diện, khoanh vùng đối tượng cần tìm kiếm.
 Tìm thông tin chưa biết dựa vào quan hệ logic tồn tại ở một số lượng hữu
hạn của một tập hợp nào đó.
→ Độ tuổi, chỗ ở, tiền án hình sự (chuyên nghiệp, liều lĩnh - có kinh nghiệm),
không có nghề nghiệp.
2. Bài kiểm tra Logic lần này có 3 câu và có 500 sinh viên làm bài. Theo thống kê,
có 60 sinh viên chỉ làm được một trong 3 bài, 180 sinh viên chỉ làm được 2 bài 1
và 2, 150 sinh viên làm được cả bài 1 và 3, 170 sinh viên làm được cả 2 và 3. Hỏi
có bao nhiêu sinh viên làm được cả 3 bài?

 sv làm được cả 2 bài = 500-60=440


 sv làm được bài 1 + làm được 1 bài khác = 440-170=270
 sv làm được cả 3 bài = làm được bài 1 + làm được 2 bài còn lại =
(180+150) - 270= 60 sv
4. Quan hệ giữa các khái niệm
a. Quan hệ đồng nhất (ngoại diên của 2 khái niệm là một)
 Ký hiệu: A ☰ B
 Khái niệm A đồng nhất với khái niệm B: ngoại diên của A cũng
chính là ngoại diên của B.
 Ví dụ: Hiến pháp Việt Nam hiện hành ☰ Hiến pháp Việt Nam
2013; TP Sài Gòn ☰ TP. Hồ Chính Minh ☰ Thành phố mang tên
Bác → Tên gọi khác nhau chỉ về cùng một nhóm đối tượng.

b. Quan hệ giao nhau (2 khái niệm có một phần ngoại diên chung)
 Quan hệ giao nhau là quan hệ giữa hai khái niệm có một phần
ngoại diên chung (tức là có 1 phần chung và có phần riêng).
 Ba điều kiện giao nhau
 Một số đối tượng thuộc A mà không thuộc B và ngược lại.
 Một số đối tượng không thuộc cả A lẫn B.
 Một số đối tượng đồng thời thuộc cả A và B.
 Ví dụ:
Giảng viên - Nhà báo,
Hoa - Vật có màu đỏ

c. Quan hệ lệ thuộc (Quan hệ bao hàm) (khái niệm này bao trùm khái niệm kia)
Quan hệ giữa 2 khái niệm mà ngoại diên của khái niệm này nằm trọn
trong ngoại diên của khái niệm kia.
 Khái niệm A bao hàm: A ၁ B
 Khái niệm B phụ thuộc: B c A
 Ví dụ:
Hành vi nguy hiểm cho xã hội (A) - Tội phạm (B)
Khái niệm bao hàm bên ngoài khái niệm sinh viên: Con người, người
trên 17 tuổi,...
d. Quan hệ ngang hàng (Quan hệ đồng lệ thuộc) (không thuộc về nhau và có thể
cùng lệ thuộc vào khái niệm bao chứa)
 Đặc điểm: Ngoại diên tách rời nhau và cùng lệ thuộc vào một
ngoại diên của khái niệm khác lớn hơn.
 Ví dụ:
Thành phố (A) - Hà Nội (A1) - Hồ Chí Minh (A2) - London (A3)
→ A1 và A2 có quan hệ ngang hàng; A1, A2, A3 đều có quan hệ
lệ thuộc vào ngoại diên của A.
Văn bản QPPL (A) - NĐ (A1) - TT (A2) - Luật (A3) - HP (A4)
→ A1 và A2 có quan hệ ngang hàng; A1 và A2 đều có quan hệ lệ
thuộc vào ngoại diên của A.
e. Quan hệ mâu thuẫn (một bên A và một bên ~A)
 Hai khái niệm tách rời nhau, phần từ không thuộc ngoại diên của
khái niệm này thì phải thuộc ngoại diên của khái niệm kia và
tổng ngoại diện của chúng thì vừa bằng ngoại diên của một khái
niệm bao chứa.
 Đọc là: A mâu thuẫn với ~ A trong B
(không nhất định hai nửa hình tròn phải bằng nhau)
 Ví dụ: Luật sư – người không phải luật sư: mâu thuẫn với nhau
trong ngoại diên của Con người.

f. Quan hệ đối chọi (nội hàm ngược nhau và tổng nhỏ hơn khái niệm bao chứa)
Quan hệ giữa hai khái niệm có nội hàm ngược nhau, tổng ngoại diên
không bằng ngoại diên của khái niệm thứ 3 bao chứa chúng.

 Bài tập 1: Xác định quan hệ?


1. Số tự nhiên chia hết cho 3 và số tự nhiên có tổng các số chia hết cho 3 → Đồng
nhất.
2. (Hình học phẳng) Tứ giác có hai đường chéo vuông góc và Hình vuông → Lệ
thuộc: Hình vuông c Tứ giá có hai đường chéo vuông góc.
3. Quyết định xử phạt hành chính - văn bản QPPL → Ngang hàng: không có
quyết định xử phạt hành chính nào là VBQPPL.
4. Người bệnh tâm thần - Người mất năng lực hành vi dân sự → Giao nhau: Cơ
quan y tế/ pháp y xác định một người mắc bệnh tâm thần, còn để kết luận
người mất năng lực hành vi dân sự thì phải có quyết định của Tòa án, phần
giao nhau là đối tượng vừa được cơ sở y tế kết luận vừa được Tòa tuyên bố.
5. Trẻ em - Người giám hộ trẻ em → Ngang hàng: vì đây là hai khái niệm hoàn
toàn tách rời nhau.
6. Tứ giác - Hình vuông → Lệ thuộc: Hình vuông c Tứ giác.
7. Văn bản dưới luật - Nghị định - Thông tư → Ngang hàng: Nghị định, Thông
tư; Lệ thuộc: Nghị định, Thông tư c Văn bản dưới luật.
8. Người tốt nghiệp đại học ngành Luật - Luật sư → Lệ thuộc: Luật sư c Người
tốt nghiệp đại học ngành Luật.
9. Chiến tranh chính nghĩa - Chiến tranh phi nghĩa → Mâu thuẫn.
10. Trẻ em mồ côi - Trẻ em lang thang cơ nhỡ → Giao nhau.
11. Phở - Hủ tiếu - Bún bò → Ngang hàng.
12. Thực vật - Cây tre → Lệ thuộc: Cây tre c Thực vật.
13. Cây tre - Lá tre: Ngang hàng

 Bài tập 2: Mô hình hoá quan hệ giữa các khái niệm sau:
1. Con người (1) - Bộ não (2) - Tay (3) - Chân (4)

2. Tứ giác (1) - Hình thang (2) - Hình bình hành (3) - Hình thoi (4) - Chữ nhật
(5) - Hình vuông (6).

3. ĐH Luật TP.HCM (1) - Quận 4 (2) - Quận 1 (3) - Sinh viên ĐH Luật (4) -
TP.HCM (5) (tên riêng, tên địa danh không liên quan, không lệ thuộc)

II. CÁC THAO TÁC LOGIC ĐỐI VỚI KN


1. Định nghĩa:
a. Khái quát về định nghĩa khái niệm
 Nhu cầu phân biệt các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan là
cơ sở của thao tác định nghĩa khái niệm.
 Trong khoa học pháp lý, các khái niệm, thuật ngữ chuyên ngành cần
phải được hiểu chính xác, thống nhất để việc giải thích, áp dụng được
nhất quán.
b. Định nghĩa khái niệm là gì?
 Là thao tác logic qua đó chỉ rõ ngoại diên của khái niệm cần được
định nghĩa thông qua nội hàm hoặc chỉ thẳng ngoại diên của khái niệm
đó.
Ví dụ:
- Năng lực pháp luật là khả năng của chủ thể được hưởng quyền và nghĩa vụ
pháp lý theo quy định của pháp luật.
- Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có gá và các quyền tài sản (Điều 163
BLDS).
= > Tại sao lại cần định nghĩa? → Để làm rõ nội hàm và thông qua việc hiểu
rõ bản chất của nội hàm thì sẽ phân định được rõ ràng ngoại diên của khái niệm mà
mình cần định nghĩa với những khái niệm khác. VD trong Luật có định nghĩa về
thời điểm tội phạm hoàn thành và thời điểm tội phạm kết thúc → để làm rõ ngoại
diên khái niệm, về trường hợp nào được coi là hoàn thành và trường hợp nào được
coi là kết thúc ⇒ Thao tác định nghĩa ra đời giúp chúng ta phân định các nhóm đối
tượng được phản ánh, đặc biệt là các đối tượng có tên gọi gần gần giống nhau.
= > Còn cách thức để làm rõ ngoại diên thì có thể không có nội hàm hoặc là
chỉ có ngoại diên của khái niệm đó. VD: Năng lực pháp luật là gì? Là khả năng của
chủ thể được hưởng quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của PL; Tài sản là
gì? Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá… → Mục đích của 2 ĐN đều chỉ rõ
ngoại diên của hoặc năng lực PL hoặc tài sản. Nhưng ĐN thứ nhất thông qua nội
hàm, tức là năng lực PL là khả năng đã, rồi khả năng gì? → khả năng đặc trưng là
chủ thể được hưởng quyền và nghĩa vụ pháp lý. Còn tài sản là gì thì chỉ ngoại diên
(tức là liệt kê).

c. Cấu trúc của định nghĩa


- Cấu trúc định nghĩa luôn bao gồm 2 phần: phần thứ nhất định nghĩa cái gì,
phần thứ hai dùng gì định nghĩa chúng nó. Luôn luôn có A và B. B không thì chỉ
đơn giản là một thuật ngữ, A không thì chỉ đơn giản là một khái niệm ⇒ Chừng
nào A là B thì mới có cấu trúc định nghĩa. Cấu trúc này về mặt ngôn ngữ thì được
sử dụng phổ biến nhất ở dạng:
 A là B: Trẻ em (theo quy định của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em) là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi.
Định nghĩa trẻ em hiểu chung tức là mọi trẻ em nói chung trên toàn thế giới.
Nhưng trẻ em này được định nghĩa hẹp dưới góc độ quy định của PL và trẻ em này
chỉ được hiểu là đối tượng trẻ em Việt Nam.
 B được gọi là A: Hình chữ nhật có hai cạnh liên tiếp bằng nhau được gọi là
hình vuông.
 A khi và chỉ khi B: Tam giác vuông và chỉ khi tam giác ấy có chứa một góc
vuông.

d. Một số cách định nghĩa khái niệm (tham khảo giáo trình)
 Định nghĩa nội hàm (thông qua loại và hạng)
A = a + nội hàm (dấu hiệu riêng của A)
→ Hình thoi là tứ giác có 4 cạnh bằng nhau.
→ Sinh viên Luật là sinh viên học ngành Luật.
- Định nghĩa hình thoi → Tìm thêm khái niệm ngoại diên rộng hơn hình thoi
(Hình bình hành, Tứ giác) → Đào sâu nội hàm để phần b về vừa đủ phần a.
- Ta định nghĩa A thì ta sẽ dùng a với điều kiện a có ngoại diên > A → Cộng
thêm nội hàm và làm sao khi thu hẹp thì nội hàm này cộng lại vừa bằng A ban
đầu.
VD: Hình thoi là gì? → Khái niệm rộng hơn là Tứ giác → Cộng thêm nội hàm: Tứ
giác có 4 cạnh bằng nhau.
Hình thoi = Hình bình hành + có hai cạnh liền kề bằng nhau.
Sinh viên Luật = Sinh viên đã + học ngành Luật.
Người thành niên = Người + đủ 18 tuổi trở lên.
⇒ Nguyên tắc là chọn khái niệm bao hàm, gần với khái niệm cần được ĐN (Người
+ động vật có lao động, tư duy, từ đủ 18 tuổi trở lên → ĐN không sai nhưng không
đảm bảo sự cô đọng).

 Định nghĩa ngoại diên (thông qua liệt kê)


- Là cách khoa học nhất, chặt chẽ nhất và trong khoa học rất mong muốn xài
loại này vì gần như nó bao quát được các đối tượng nằm trong phần cần được định
nghĩa nhưng có một số trường hợp không nhận diện được nội hàm, dấu hiệu bản
chất chung của cả nhóm chung thì buộc phải liệt kê.
Liệt kê ra danh sách tất cả các phần tử của lớp đó (A = a1, a2,...aN)
Ví dụ:
1. Người thừa kế hàng thứ nhất bao gồm cha, mẹ, vợ, chồng, con của người
để lại di sản. → không thể tìm ra nội hàm
2. Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. (Điều 163
BLDS) → khó tìm ra nội hàm
=> Ưu điểm: tiện lợi, đơn giản, nhanh gọn.
=> Nhược điểm: nếu như nhóm cần liệt kê ít thì vẫn đảm bảo sự cô đọng,
nhanh gọn nhưng nếu nó nhiều thì sẽ thiếu tính khoa học, chặt chẽ, khái quát
không cao.
Lưu ý: để định nghĩa chuẩn xác, số đối tượng để liệt kê ở phần dùng để định nghĩa
phải hữu hạn.

- Định nghĩa trỏ ra: Bằng cách trỏ ra một (/những) đối tượng cụ thể thuộc khái
niệm đó. Kiểu định nghĩa này được W.E. Johnson đưa ra năm 1921.
Ví dụ:
Con bò cái là gì? Con bò cái là cow (tiếng Anh) hoặc vache (tiếng Pháp).
Thế nào là con bò? Con bò là con kia kìa.
Kiểu định nghĩa này thường được dùng trong phương pháp giảng dạy tiếng.
- Định nghĩa qua quan hệ : Là định nghĩa mà sự tồn tại của nó hoặc việc xác định
ngoại diên của định nghĩa đó buộc phải thông qua một quan hệ đặc thù với một
khái niệm thứ hai nào đó.
A = Khái niệm có quan hệ X với khái niệm B.
Ví dụ:
1. Con là người hoặc động vật thuộc thế hệ sau, xét trong quan hệ với bố mẹ
của chúng.
Tại sao lại xét trong quan hệ với bố mẹ của chúng? Vì chẳng may để tới thế hệ sau
con của con lại thành cháu, chắt nên buộc phải xác định rõ quan hệ.
2. Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng. Vật
phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ
phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính (Điều 110 BLHS 2015 - Vật
chính và vật phụ).
Vật phụ được định nghĩa chỉ trong quan hệ với vật chính.

Định nghĩa qua việc vạch rõ nguồn gốc phát sinh (ĐN khiếm khuyết)
A = x + cách thức phát sinh ra A
Ví dụ:
1. Hình cầu là hình được tạo ra bằng cách quay nửa hình tròn xung quanh
đường kính của nó.
2. Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá
quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo
đảm việc thực hiện nghĩa vụ.
⇒ Kiểu định nghĩa này thường sử dụng cho các khái niệm được hình thành
qua con đường thực nghiệm khoa học hoặc một số khái niệm luật học mà phải mô
tả quá trình hình thành đối tượng trong định nghĩa.

e. Các quy tắc định nghĩa: Định nghĩa muốn chính xác phải tuân thủ các quy
tắc định nghĩa.
- Quy tắc là những điều kiện mà buộc phải tuân thủ để có một định nghĩa
chính xác về mặt khoa học.

Quy tắc 1: Định nghĩa phải cân đối


- A là B thì B phải có ngoại diên hoàn toàn đồng nhất với A
- Vi phạm quy tắc này nghĩa là đồng nhất với nhau mà không đồng nhất thì có 3
dạng:
- Định nghĩa quá rộng: A < B
- Định nghĩa quá hẹp: A > B
- Định nghĩa mà ngoại diên của A và B giao nhau (không đồng nhất, không hẹp
cũng không rộng, ở trong trạng thái giao nhau → định nghĩa thiếu cân đối nhưng
chỉ có thể nói là thiếu cân đối do giao nhau)
Rộng hay hẹp là do B, không liên quan đến A (vì A là thuật ngữ cần định nghĩa, nó
luôn cố định) → xem xét cái đứa mà cần để định nghĩa cho nó thì đứa đó phải đảm
bảo đồng nhất với A → nếu đứa đó không đồng nhất → không cân đối.

Ví dụ:
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội

⇒ Định nghĩa quá RỘNG


2. Giáo viên là người dạy học ở trường phổ thông

⇒ Định nghĩa quá HẸP

BÀI TẬP: Xem xét các định nghĩa sau:


1. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ
huyết thống. R
→ trực hệ là thế hệ kế tiếp nhau, người này sinh ra người kia
2. Rượu là đồ uống chứa cồn rượu. R
3. Đồng phạm là trường hợp có hai người cố ý cùng thực hiện một tội
phạm. H
→ thiếu từ “trở lên”
4. Ly hôn là chấm dứt quan hệ vợ chồng (pháp lý). R
→ chấm dứt quan hệ vợ chồng mà không cần ly hôn: một trong hai người
chết
5. Giáo viên là người công tác tại các trường phổ thông. GIAO
→ có giáo viên nào không công tác tại trường phổ thông không? → có
có giáo viên nào công tác tại trường phổ thông không? → có
có người nào công tác tại trường phổ thông mà không là giáo viên không?
→ có, bảo vệ, thư ký…

Quy tắc 2: Định nghĩa không được vòng quanh: Phần B dùng để định nghĩa chỉ sử
dụng các khái niệm, thuật ngữ đã biết, đã được định nghĩa
Ví dụ:
1. Người điên là người mắc bệnh điên.
2. Logic học là môn khoa học về logic.
3. Tội phạm là kẻ phạm tội.
4. Thiếu úy là cấp bậc sĩ quan dưới trung úy.
Trung úy là cấp bậc sĩ quan trên thiếu úy.
Thế nào là lỗi vòng quanh? Nếu như thuật ngữ nào mình cần định nghĩa mà
nó lại xuất hiện ở phần dùng để định nghĩa thì ta gọi lỗi này là lỗi vòng quanh.
Tức là muốn định nghĩa thuật ngữ nào thì phải dùng thuật ngữ khác để định nghĩa.
Một số tài liệu còn chia ra làm 2 lỗi: lỗi luẩn quẩn, lỗi vòng vo ( A ⇔ B)

Quy tắc 3: Định nghĩa phải ngắn gọn: chỉ nêu vừa đủ dấu hiệu bản chất giúp xác
định khái niệm cần được định nghĩa với các khái niệm khác.
Ngắn gọn ở đây không nhất thiết là chuyện độ dài, có thể một định nghĩa 3
dòng 4 dòng vẫn là ĐN ngắn gọn, nhưng cũng có những ĐN dù chỉ 1 dòng vẫn
mắc lỗi dài dòng. Nên chúng ta hình dung ngắn gọn ở đây nghĩa là cô đọng và nêu
tối thiểu các dấu hiệu, càng ít càng tốt nhưng mà vẫn phải đủ để xác định đối
tượng cần định nghĩa.
1. Nước là một chất lỏng không màu, không mùi, không vị và
trong suốt.
2. Nước là một chất lỏng không màu, không mùi, không vị.
Một ĐN bị dài dòng nếu nó có 2 biểu hiện sau: trùng ý; đã tả về nó rồi
nhưng vẫn liệt kê về những hệ quả tất yếu của nó.
Ví dụ:
Hình vuông là tứ giác có 2 cặp cạnh song song, bằng nhau và 2 cạnh liền kề
bằng nhau, có 4 góc bằng nhau và bằng 90, có 2 đường chéo vuông góc và bằng
nhau. SAI
Hình vuông là hình thoi có 4 góc bằng nhau. ĐÚNG
Hình vuông là hình chữ nhật có 4 cạnh bằng nhau. ĐÚNG
Hình vuông là tứ giác có hai đường chéo vuông góc và bằng nhau. ĐÚNG

Quy tắc 4: Định nghĩa phải chuẩn xác, rõ ràng: Phải chỉ rõ nội hàm hoặc ngoại
diên của khái niệm, ngôn ngữ diễn đạt phải tuyệt đối chính xác và mang nghĩa
tường minh.
- Có hai biểu hiện cụ thể:
1. Không nên định nghĩa kiểu phủ định (VD: Màu đen là màu không trắng).
2. Không định nghĩa kiểu tu từ, hàm ý (phong cách ngôn ngữ trong ĐN phải
đảm bảo sự khách quan, rõ ràng tường minh, không được có nghệ thuật tu
từ, bóng gió, văn chương).
Ví dụ:
Tình yêu không phải là tội lỗi.
Tuổi trẻ là mùa xuân của nhân loại.
BÀI TẬP: Tìm lỗi logic trong các định nghĩa sau đây:
1. Chủ thể của tội phạm là người đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể. (Theo
quy định BLHS 2015) GIAO NHAU
→ Có chủ thể của tội phạm nào không là người không? → có, pháp nhân
thương mại
Thuật ngữ cần được định nghĩa là chủ thể chứ không định nghĩa tội phạm →
“chủ thể” không được phép lặp lại, “tội phạm” được phép lặp lại vô tư.
2. Hợp đồng là một cam kết giữa hai bên (pháp nhân) để làm một việc nào đó
trong thoả thuận của hai bên. HẸP
→ HĐ chắc chắn là cam kết, phải có tư cách pháp nhân mới gọi là HĐ và
trong HĐ cũng có thể ghi “không cùng làm việc nào đó”.
3. Phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn. HẸP
→ Ngoài ra còn có tù chung thân, tử hình.
4. Cạnh tranh là sự sống của buôn bán và cái chết của nhà buôn. MƠ HỒ
→ Văn chương nghệ thuật = mơ hồ.
5. Con người không phải là thiên thần cũng không phải là quỷ sứ. MƠ HỒ
6. Con người là động vật đi bằng hai chân và không có lông vũ (Triết gia
Platon) RỘNG
→ Mặc dù Platon là triết gia nổi tiếng nhưng định nghĩa như vậy là hoàn
toàn không sai vì nó phản ánh đúng hiểu biết của con người tại thời điểm lúc
bấy giờ (chưa có điều kiện di chuyển để tìm ra - chim cánh cụt cũng là loài
động vật đi bằng hai chân và không có lông vũ).
7. Việc làm là hoạt động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm. ĐÚNG
8. Hàng xuất khẩu là hàng được mang xuất khẩu ra nước ngoài.
VÒNG QUANH/HẸP
→ Ngoài hàng xuất khẩu được mang ra nước ngoài thì vẫn còn loại hàng
khác được đem ra nước ngoài.
9. Cây leo là loại cây không mọc ở xứ lạnh. GIAO NHAU
→ Có cây leo nào mọc ở xứ lạnh? Có.
Có cây nào vừa leo vừa không mọc ở xứ lạnh? Cây mồng tơi.
Có cây nào không leo và không mọc ở xứ lạnh? Cây bàng Đài Loan.
⇒ Vùng nào cũng có.

2. Phân chia: Ta có một khái niệm gốc và ngoại diên của nó, từ khái niệm gốc
a này dựa trên một cái tiêu chí nào đó ta sẽ phân nhỏ a này ra → thao tác
phân chia khái niệm. Phân chia này không phải là phân chia theo nội dung
mà là phân chia theo mặt ngoại diên. Dựa trên một chuẩn nào đó mà nhu cầu
nhận thức của mình hướng tới mà sẽ chia nó thành những khái niệm thành
phần nhỏ hơn và các thành phần này tách rời nhau ra.
 Là thao tác logic dựa trên một cơ sở chuẩn nào đó để xác định xem
trong ngoại diên của một khái niệm có chứa các khái niệm nào hẹp
hơn.
 Thực chất của thao tác phân chia là hướng vào phân tích ngoại diên
nhằm nhóm họp các đối tượng của khái niệm được phân chia thành
các nhóm nhỏ ngang hàng dựa trên một chuẩn nhất định.
 Cấu trúc: Để thao tác phân chia thực hiện được, cần có 3 yếu tố:
 Khái niệm bị phân chia: Phân chia cái gì?
→ Khái niệm gốc ban đầu
 Cơ sở phân chia: Phân chia dựa trên tiêu chí gì?
→ Tức là dùng gì để chia ngoại diên của nó. VD: chia bánh thì dùng dao; chia khái
niệm thì dùng tiêu chỉ; chia con người thành 2 phần: nếu lấy tiêu chí giới tính thì sẽ
chia thành “người nữ” và “người không phải là nữ”; chia nguồn gốc châu lục: châu
Á, châu Âu,...
 Các khái niệm thành phần: Kết quả sau khi phân chia là gì?
→ Tức là sản phẩm sau khi phân chia. VD: chia con người thành 2 phần thì được
nữ giới và người không phải nữ giới → hai khái niệm “nữ giới” và “người không
phải nữ giới” được gọi là 2 khái niệm thành phần.

 Tội phạm là khái niệm gốc
 Các khái niệm thành phần: tội phạm
nghiêm trọng, tội phạm ít/rất/đặc biệt
nghiêm trọng (4 thành phần)
 Tiêu chí: dựa trên tính chất độ
nghiêm trọng của tội phạm.

 Ngoài ra có thể lấy tiêu chí: chủ


thể → chỉ còn 2 khái niệm
thành phần.
 Dưới góc độ quan hệ thể hiện
tính chất mâu thuẫn: tội phạm
hoặc bên này hoặc bên kia chứ
không có khả năng thứ ba nào
khác (theo quy định PL Việt
Nam hiện hành).

 Tiêu chí: lỗi → 2 thành phần không


thống nhất với nhau, có thể chia
nhỏ ra tiếp: lỗi vô ý do cẩu thả, lỗi
vô ý do quá tự tin,...

Các quy tắc phân chia:

Phân chia phải cân đối →


Chia sao thì chia nhưng khi
cộng ngoại diên các khái niệm
thành phần lại PHẢI BẰNG
ĐÚNG khái niệm gốc ban
đầu.
 Một lần phân chia
chỉ dùng một tiêu
chí. Mục đích để đảm
bảo tích tách rời của
các vùng ngoại diên
của các khái niệm
thành phần, nếu dùng
nhiều tiêu chí sẽ dẫn
đến các vùng ngoại
diên trùng lặp với nhau, bị bỏ bên không được đụng đến.

3. Mở rộng - thu hẹp:


- Mở rộng hay thu hẹp khái niệm vẫn là câu chuyện của ngoại diên, ta có một
khái niệm gốc (khái niệm a), ta mở rộng khái niệm a là ta tạo ra một khái niệm mới
có ngoại diên lớn hơn a → thao tác mở rộng khái niệm a (muốn mở rộng ngoại
diên thì bớt nội hàm đi, cứ bớt đi một đặc điểm thì ngoại diên sẽ mở rộng dần:
QUY LUẬT NGHỊCH ĐẢO GIỮA NỘI HÀM & NGOẠI DIÊN) → khái niệm
ban đầu là a, muốn thu hẹp nó thì chỉ việc đào sâu, thêm nội hàm vào thì ngoại
diên buộc sẽ hẹp lại.
 Mở rộng khái niệm (loại)
 Thu hẹp khái niệm (hạng)
 Hạng và loại chỉ mang tính chất tương đối vì sao?
- Giải thích bằng ví dụ: a (KN hạng) b (KN loại) vì b rộng hơn a
thêm một c nào đó bao hàm bên ngoài b
vậy thì b sẽ đóng hai vai trò trong quan hệ khác nhau:
 với khái niệm với c thì b chỉ là khái niệm hạng (ngoại diên nhỏ hơn c)
 nhưng trong quan hệ với a thì b lớn hơn nên b sẽ là khái niệm loại
⇒ Một đối tượng có thể là loại trong quan hệ này, cũng có thể là hạng trong
quan hệ kia.
 Khi tiến hành phân loại khái niệm, các khái niệm được phân thành
những loại (genre).
 Mỗi loại lại được phân thành những loại nhỏ hơn gọi là hạng (espèce)
hay chủng.
Ví dụ: Khái niệm “động vật” được coi là 1 loại. Ta phân loại này
thành 2 hạng: “người" và “những động vật không phải là người”; tiếp
tục phân chia “người” thành các loại nhỏ hơn, “người lao động trí óc”
và “người lao động chân tay”, thì lúc này khái niệm “người” lại có
cương vị của một loại, còn “người lao động trí óc” và “người lao động
chân tay” là hai hạng của nó trong quan hệ so sánh với loại người.
⇒ Như vậy, khái niệm hạng và loại chỉ là tương đối.
 Mở rộng khái niệm: Là thao tác tư duy tạo ra một khái niệm mới từ
một khái niệm gốc sao cho ngoại diên khái niệm gốc lệ thuộc ngoại
diên khái niệm mới.
 Thu hẹp khái niệm: Là thao tác tư duy tạo ra một khái niệm mới từ
một khái niệm gốc sao cho ngoại diên khái niệm gốc bao hàm ngoại
diên khái niệm mới.
⇒ Lưu ý nguyên tắc mở rộng: Bớt dấu hiệu của nội hàm; nguyên tắc thu
hẹp: thêm vào dấu hiệu của nội hàm.

BÀI TẬP (bên trái: mở rộng; bên phải: thu hẹp)


1. Động vật có vú, sinh vật 2 chân, động vật biết lao động < Con người >
người trẻ, người (chưa) thành niên…
2. Phương tiện giao thông đường bộ, phương tiện giao thông, vật < Xe ô tô >
xe số sàn, xe bán tải, audi…
3. Hợp đồng, sự thỏa thuận, cam kết < Hợp đồng dân sự > mua bán, cho vay,
tặng cho…
4. Con người, động vật có vú, sinh vật < Người chưa thành niên > người dưới
17 tuổi…
BÀI: PHÁN ĐOÁN
I. KHÁI QUÁT
1. Định nghĩa:
- Là hình thức cơ bản của tư duy, trong đó thể hiện sự khẳng định hoặc phủ định
một dấu hiệu, một mối quan hệ...nào đó ở sự vật, hiện tượng.
Ví dụ:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Tội phạm không là hành vi do trẻ em dưới 14 tuổi thực hiện
(Phán đoán tồn tại trong đầu chúng ta, giống như khái niệm, mà khái niệm
được hiện thực hóa bằng từ về mặt ngôn ngữ thì phán đoán được hiện thực hóa
bằng một đơn vị ở mức độ lớn hơn từ → là câu.)

- Đặc trưng của phán đoán:


 Có một sự vật, hiện tượng nào đó.
 Đối tượng đó phải chứa thông tin gì, tính chất gì, dấu hiệu gì.
 Trong phán đoán, thông tin phải thể hiện được tính chất khẳng định thông
qua hệ từ “là” hoặc thông tin đó phải bị phủ định thông qua hệ từ “không
là”.

2. Tính đúng sai của phán đoán


- Thứ nhất, nó là đúng sai về mặt nội dung. Là một phán đoán thực tế sang
mô tả y chang như vậy. Thực tế một đằng mà nội dung phán đoán mô tả một nẻo ta
gọi là phán đoán sai.
VD:
o Trái đất hình cầu → phán đoán đúng nội dung.
o Trái đất hình vuông → phán đoán sai nội dung.
- Tuy nhiên, cái mình học là Logic hình thức, nên nó không quan tâm đến
nội dung mà quan tâm tính đúng sai về mặt hình thức suy luận, hễ một phán đoán
được suy luận đúng logic thì nó sẽ gọi là phán đoán đúng logic, hoặc một phán
đoán bị suy luận sai logic thì ta gọi là phán đoán sai logic.
3. Phán đoán và câu:
- Từ không có khái niệm đồng nhất ⇒ Câu và phán đoán cũng sẽ không bao
giờ đồng nhất vì câu nằm ở hiện thực, nó được biểu hiện bằng âm thanh và chữ
viết, còn phán đoán luôn nằm trong bộ não chúng ta.
⇒ Chỉ những câu nào mang giá trị logic đúng sai hay là rõ tính chất khẳng định
hoặc phủ định thì những câu rõ giá trị logic như vậy mới gọi là Phán đoán.
Câu và phán đoán có đồng nhất không?
KHÔNG vì:
 Theo logic lưỡng trị (logic truyền thống). Chỉ những câu mang giá trị logic
đúng - sai mới là Phán đoán → Không phải mọi câu đều là phán đoán.
 Thông thường phán đoán được thể hiện dưới hình thức câu trần thuật (câu
miêu tả).
Tại sao lại dùng chữ “thông thường” → có những câu trần thuật không là phán
đoán mà có thể thể hiện bằng câu hỏi.
VD: Cô Hải có đẹp không? *oẹ oẹ* → ko là phán đoán vì câu hỏi không cho
chúng ta biết đâu là tính chất khẳng định hay phủ định.
Những câu nào sau đây là phán đoán?
1. Em là ai? Cô gái hay nàng tiên? → ko là phán đoán.
2. Tôi đang nói dối. → là 1 nghịch lý, ko là phán đoán.
3. Phải chăng cơn mưa kia là em? → ko là phán đoán.
4. Cơn mưa kia là em. → là phán đoán.
5. Ớt nào là ớt chẳng cay. → là phán đoán.
6. Mèo đẻ ra trứng. → là phán đoán.
7. Anh cứ đi đi → ko là phán đoán.
8. Pháp luật không mang tính giai cấp. → là phán đoán.

II. CÁC LOẠI PHÁN ĐOÁN


1. Phán đoán đơn
a. Cấu trúc
- Là phán đoán không thể tách thành các phán đoán đơn giản hơn.
- Là phán đoán không chứa liên từ logic nào.
Ví dụ:
1. Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
2. Hình phạt không do cá nhân quyết định.
Lượng từ + S + là/ không là + P
Một số kẻ phạm tội là người chưa thành niên.
Mọi công chức không là luật sư.
Cá biết bơi.
=> Lưu ý:
Lượng từ trong phán đoán có thể ẨN.
Hệ từ (là) trong phán đoán có thể ẨN.
Ví dụ: Mọi luật sư đều là người am hiểu pháp luật → Luật sư am hiểu pháp luật.

b. Phân loại
- Nếu chia theo chất thì chúng ta có hai loại phán đoán: PĐ khẳng định và
PĐ phủ định, là P khẳng định mà không là P phủ định.
VD: Một số sinh viên lớp này là người hay cúp học →
khẳng định.
- Một số sinh viên lớp này là người không bao giờ cúp học → phủ định
Từ “không” nằm ở vị trí P thuộc từ nên không có tính phủ định → quy về PĐ
khẳng định.
 Theo Chất (hệ từ)
Khẳng định: S là P
Phủ định: S không là P
Lưu ý:
 Hai lần phủ định là khẳng định
Ví dụ:
Không người nào là không chết.
→ Mọi người là sinh vật phải phải chết → khẳng định.
Công dân không thể không có nghĩa vụ tuân theo PL
→ Công dân là có nghĩa vụ tuân theo PL → khẳng định.
- Về mặt ngôn ngữ có thể ngôn ngữ diễn đạt chưa đi đúng cấu trúc của phán
đoán. Trong trường hợp này phải thêm một bước nữa: CHUẨN HOÁ PHÁN
ĐOÁN. Chuẩn hoá nghĩa là câu nào chưa đúng cấu trúc thì đưa nó về cấu trúc tư
duy trước rồi sau đó mới phán xét. Khi đã quy về cấu trúc đúng thì mới xét dạng.

 Nhận diện dựa vào hình thức chứ không dựa vào nội dung
Đôi khi sẽ có tình trạng có thể có hai PĐ nào đó nội dung y nhau nhưng bản chất sẽ
thuộc về hai hình thức khác nhau.

Các phán đoán nào phủ định?


A. Giá thép không thể không tăng.
B. Giá thép không thể tăng. → PĐ
C. Giá thép tăng không?
D. Mọi người bất tử ⇔ Mọi người không chết.
→ không quan tâm đến nội dung, chỉ là âm tiết nằm trong từ “bất tử”.
E. Mọi người không sống mãi. → PĐ
E. Mọi người không bất tử. → PĐ

 Theo Lượng (lượng từ)


1. Phán đoán chung
PĐ chung là PĐ gắn với lượng từ “mọi” - là từ đại diện.
 Cấu trúc: Mọi S là/không là P: là phán đoán cho biết mọi
phần tử thuộc S có hay không có dấu hiệu P.
Về mặt ngôn ngữ, trong một số các trường hợp thì chúng ta không thấy bóng
dáng của lượng từ thì ta hiểu rằng lượng từ “mọi” bị ẩn.
 Lưu ý:
 Những lượng từ tương đương nghĩa với mọi: toàn bộ, toàn
thể, tất cả, tất tần tật,...
 Một số phán đoán không lượng từ đi kèm cũng được hiểu
là lượng từ Mọi bị ẩn.
VD: Phòng vệ chính đáng không là tội phạm.
(tự hiểu) → Tất cả các trường hợp phòng vệ chính đáng nói chung không
thừa bất cứ một trường hợp nào.
VD: Khái niệm con người.
Khái niệm này chẳng hạn ngoại diên có khoảng 10 tỷ người.
Đi vào phán đoán → Mọi người phải chết.
Vậy PĐ này có nói hết 10 tỷ người không? Nói hết, mà vì nói hết nên hiểu
rằng toàn bộ các phần tử thuộc S đều được đề cập.

2. Phán đoán đơn nhất: là phán đoán mà ngoại diên của S chỉ phản ánh một phần
tử duy nhất.
Lưu ý:
Phán đoán đơn nhất được xem là phán đoán chung.
Chủ từ trong phán đoán đơn nhất thường là tên riêng, tên địa danh hoặc các
danh từ kèm từ chỉ định.
VD về khái niệm đơn nhất:
- Hà Nội, Bình Dương,... khái niệm đơn nhất là khái niệm ngoại diên chỉ có
duy nhất là 1. Nếu nó là S ở trong PĐ nào đó thì ta gọi PĐ đó là PĐ đơn nhất →
Hà Nội là thủ đô Việt Nam (là phán đoán).
=> Vì sao PĐ đơn nhất quy về PĐ chung? Bản chất của PĐ chung là ngoại
diên có bao nhiêu thì PĐ phải phản ánh hết bấy nhiêu (VD: ngoại diên khái niệm
của sinh viên lớp này 250 người thì đi vào PĐ phải đủ 250 người). Mà bây giờ khái
niệm ngoại diên đơn nhất là 1 thì đi vào PĐ đủ 1 → đảm bảo yếu tố có bao nhiêu
đi hết vào khái niệm bấy nhiêu.
=> Xem như để sau này học hệ thống quy tắc của PĐ chung thế nào thì PĐ
đơn nhất xét y chang.

3. Phán đoán riêng


- Cấu trúc: Một số S là/không là P: là phán đoán cho biết chỉ có một số phần
tử thuộc S có hay không có dấu hiệu P.
Lưu ý: Những lượng từ tương đương nghĩa với Một số: phần lớn, rất ít, một vài
tuyệt đại đa số,...
- Đặc điểm của PĐ riêng là ngoại diên có bao nhiêu thì sẽ chỉ phản ánh một
bộ phận trong đó
VD: 10 tỷ người → Phán đoán: Một số người không sợ chết → Không nói đến 10
tỷ người, chỉ là một phần trong số đó → Vì phản ánh không hết nên ta gọi là phán
đoán riêng.
Lưu ý: không quan tâm nội dung nên chỉ có hai thái cực, còn con số định lượng
nhiều hay ít thì không quan tâm mặc dù về mặt nội dung có thể khác:
1. phản ánh hết → quy về chung
2. phản ánh không hết → quy về riêng
VD: Thang đo từ 0.1% đến 100%
Lớp thi môn Logic học thì hỏi cô “Lớp có ai thi rớt môn Logic học
không?”
Cô tuyên bố:
“Mọi sinh viên lớp này thi rớt môn Logic học” → 100% → PĐ chung
“Rất ít/hiếm sinh viên lớp này thi rớt môn Logic học” → 0.1% → PĐ
riêng
“Có một số sinh viên lớp này thi rớt môn Logic học” → riêng
“50% sinh viên lớp này thi rớt môn Logic học” → riêng
“Hầu như mọi sinh viên lớp này thi rớt môn Logic học” → riêng
⇒ Về mặt hình thức tư duy, từ rất ít cho đến rất nhiều mình quy hết về phán
đoán riêng, từ đại diện là từ “một số”. Chừng nào đủ 100% thì mới quy về
chung với từ đại diện là từ “mọi”.
 Theo Chất và Lượng (hệ và lượng từ)

Về mặt nội dung, không đong đếm được vì nó rất vô số nhưng về mặt cấu
trúc thì PĐ đơn sẽ rơi vào 1 trong 4 cấu trúc này.
Ví dụ: Đọc 4 nội dung tương đương với 4 cấu trúc.
S: người
P: phải chết
KĐ chung: Mọi người phải chết.
PĐ chung: Mọi người không phải chết.
KĐ riêng: Một số người phải chết.
PĐ riêng: Một số người không phải chết.

Phân loại:
1. Hệ tư tưởng pháp luật là hệ thống các quan điểm, tư tưởng, lý luận, học
thuyết về pl.
→ MỌI S LÀ P → A
2. Một số hành vi trái PL là vi phạm PL.
→ MỘT SỐ S LÀ P → I
3. Mọi vi phạm PL không do người không có năng lực trách nhiệm pháp lý
thực hiện.
→ MỌI S KHÔNG LÀ P → E (đâu phải khi nào hai từ “không” cũng nghiêng về
khẳng định, trong trường hợp này từ “không” nằm trong P, nó là thuộc từ).
4. Có một số VBQPPL không tuân thủ HP.
-> MỘT SỐ S KHÔNG P → O
5. Lỗi không là dấu hiệu bắt buộc đối với mọi loại trách nhiệm pháp lý.

MỌI S KHÔNG LÀ P → E
c. Ngoại diên của chủ từ và thuộc từ trong phán đoán đơn
Lưu ý thuật ngữ: Chu diên/Đầy đủ (+); Không chu diên/Không đầy đủ (-)
Chu (trọn vẹn), diên (phạm vi bề mặt): cách gọi hán việt, còn cách gọi thuần
việt là “đầy đủ”.
 Xác định tính chu diên của S và P trong các phán đoán đơn là nội
dung quan trọng của logic truyền thống, là điều kiện cần để xác
định các quy tắc của suy luận.
 Tính chu diên của thuật ngữ chỉ có ý nghĩa khi thuật ngữ đó nằm
trong một phán đoán nào đó.
VD: Khái niệm con người: ngoại diên khoảng 10 tỷ
→ Phán đoán: Mọi người là sinh vật phải chết → PĐ nói hết 10 tỷ người,
như vậy hiểu rằng trong trường hợp này các đối tượng của người đi vào phán đoán
được phản ánh một cách đầy đủ mà phản ánh một cách đầy đủ thì lúc này khái
niệm người trong PĐ này sẽ mang dấu “+”.
PĐ: Sinh vật phải chết → không nói hết toàn bộ sinh vật phải chết, mà chỉ
nói tới những sinh vật phải chết là người → KN này đi vào phán đoán không được
phản ánh đầy đủ → mang dấu “-”
⇒ Chu diên hay không, cộng hay trừ, nó là cái thuật ngữ mà nó chỉ có ý
nghĩa khi nó nằm trong một PĐ. Còn khi nó chỉ là những KN đơn thuần thì không
xét tính chu diên. Chỉ tồn tại trong quan hệ với yếu tố khác ở phạm vi PĐ mà thôi.
(COI LẠI PHẦN QUAN HỆ CỦA CÁC KHÁI NIỆM.)
VD:
S: Luật sư
P: Người tốt nghiệp đại học ngành Luật
→ Hai khái niệm có quan hệ lệ thuộc.
Vùng 1: Không luật sư không tốt nghiệp đại học ngành Luật
Vùng 2: Tốt nghiệp đại học ngành Luật nhưng không làm luật sư
Vùng 3: Mọi luật sư đều tốt nghiệp đại học ngành Luật
→ PĐ đi vào vùng 3.

S đi vào PĐ được phản ánh đầy đủ đó là lý do S mang dấu +


Ngoại diên của P (P2+P3) NHƯNG PĐ không phản ánh P2 mà chỉ phản ánh
P3 → P đi vào phản ánh không hết → P mang dấu -
 Trường hợp ngoại lệ của A: Khi S và P có quan hệ đồng nhất
Ngoại lệ liên quan tới thao tác tư duy nào? → Thao tác định nghĩa: nguyên
tắc của định nghĩa là phải cân đối, tức là A là B mà B cũng là A, hai đứa
phải đồng nhất với nhau. Nhưng trong các suy luận, người ta rất hiếm khi
suy luận các định nghĩa.
⇒ Rất hiếm gặp, chỉ xem cho biết chứ không xài.
VD: Hình vuông là hình thoi có 4 góc bằng nhau.
Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội
phạm.

S: Giảng viên
P: Tiến sĩ
Vùng 1: Mọi đối tượng không giảng viên không tiến sĩ
Vùng 2: Mọi đối tượng là giảng viên nhưng không là tiến sĩ
Vùng 3: Tất cả đối tượng vừa giảng viên vừa tiến sĩ
Vùng 4: Những đối tượng không là tiến sĩ nhưng không là giảng viên
→ PĐ lấy vùng 3
S (S2+S3) mà PĐ chỉ phản ánh S3 → phản ánh không đầy đủ → S mang
dấu -
P (P3+P1) mà PĐ chỉ lấy P3 → P mang dấu -

 Trường hợp ngoại lệ của I: Khi S và P có quan hệ lệ thuộc.


Một số S là P (hình vuông bên trong), mà chính vì là hình vuông bên trong
nên S mang dấu - và P mang dấu +
⇒ Hiếm gặp, suy luận ít gặp, có thể bỏ qua.
VD: Một số tứ giác là hình vuông.
Một số văn bản dưới luật là thông tư.
Nghĩa là mọi P không S, không thuộc về nhau.
VD: Mọi phụ nữ có thai không là người chịu án tử hình.

Cấu trúc giống dạng I


O lấy vùng 2
Mà S (S2+S3) mà chỉ lấy vùng 2 → S mang dấu - (do phản ánh không đầy
đủ)
VD: Một số kẻ giết người không phải chịu án tử hình.
GHI NHỚ DẤU CHO KỸ

*Trừ một số trường hợp đặc biệt của A và I (đi thi không có)
Về mặt bản chất hoàn toàn không sai, về mặt cấu trúc thì S trước P sau →
phi logic một cách hình thức.
“MỌI” thì S +
“MỘT SỐ” thì S -
“KHÔNG” thì P +
“LÀ” thì P -
→ “MỌI S KHÔNG P” thì mang dấu +
Các trường hợp còn lại đẩy hết về dấu -

Bài tập: (1:01:38 ngày 2/11 nếu hông hỉu)


1. Tất cả các dân tộc đều không muốn chiến tranh. (E)
MỌI S KHÔNG LÀ P
S+ P+

2. SP SXBM có giá thành thấp hơn SP cùng loại SXBT. (A)


(MỌI) S (LÀ) P
S+ P-

3. Mọi loài chim đều biết bay. (A)


MỌI S (LÀ) P
S+ P-

4. Một số chất nở ra khi đóng băng. (I)


MỘT SỐ S (LÀ) P
S- P-

5. Không ai thích chiến tranh. (E)


CH: Mọi người không thích chiến tranh.
MỌI S KHÔNG LÀ P
S+ P+

6. Một số loài thú không có nguy cơ tuyệt chủng. (O)


MỘT SỐ S KHÔNG LÀ P
S- P+

7. Con người không phải là cái máy. (E)


(MỌI) S KHÔNG LÀ P
S+ P+

8. Không công dân nào không phải là tuân thủ PL. (A)
CH: Mọi công dân phải tuân thủ PL
MỌI S (LÀ) P
S+ P-

9. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về TP. (A)


(MỌI) S (LÀ) P
S+ P-

10. Im lặng là vũ khí tối thượng của quyền lực. (A)


(MỌI) S LÀ P
S+ P-

d. Quan hệ giữa các phán đoán


- Là quan hệ về mặt giá trị logic (đúng hay sai) giữa các phán đoán giống
nhau về chủ từ và thuộc từ (dưới dạng hình vuông logic).
*Quan hệ lệ thuộc: I/O là phán đoán bộ phận, A/E là phán đoán quan hệ (Khác
lượng nhưng cùng chất). I lệ thuộc A và O lệ thuộc E.
A đ => I đ. Toàn thể đúng thì bộ phận sẽ chắc chắn đúng.
VD: mọi sinh viên lớp này đều phải học môn logic học (A đúng) => Một số sv học
logic học là chuyện đương nhiên (I đúng)
A s => I ?.
 VD: mọi người đều sống mãi (A sai) => Một số người sống mãi (I
sai); Mọi người là ca sĩ (A sai) => Một số người là ca sĩ (I đúng)
 I s => A s. Vì một phần tử sai thì kết luận cho một tập hợp đó sai.
(Con sâu làm rầu nồi canh)
 I đ => A ?
 Quy luật: nếu cái toàn thể đúng thì bộ phận chắc chắn sẽ đúng; nếu bộ
phận sai thì toàn thể sẽ sai. Còn trường hợp A s; I đ thì không được
phép suy ra cái còn lại.
 Quan hệ giữa E và O tương tự.
 Nếu toàn thể sai thì không thể có kết luận gì được về cái bộ phận đúng
hay sai. Nếu bộ phận sai thì toàn thể sai, bộ phận đúng thì không thể
xác định toàn bộ đúng hay sai.
 Phủ định toàn thể đúng thì phủ định lệ thuộc đúng. Phủ định lệ thuộc
sai thì phủ định toàn thể sai.
 A: "Mọi sinh viên Luật phải học logic học" ĐÚNG.

*Quan hệ đối chọi trên (A và E): chọi về chất; A: khẳng định; E: phủ định
 Quy tắc: hai đứa này trong quan hệ không cùng đúng. Nếu A đúng thì
E chắc chắn sai. Nếu A sai thì E vẫn có thể sai or đúng. (Vẫn tuân thủ
quy tắc không cùng đúng)
=> Nếu tiền đề sai thì có thể suy ra hai khả năng. Cho nên khi tiền đề sai thì
không được suy ra cái còn lại. => A s => E ?
 A đ => E s
 E đ => A s
 E s => A ?
=> chỉ được phép suy từ tiền đề có giá trị đúng.

*Quan hệ đối chọi dưới (I và O): khác chất nhau và nằm vị trí dưới; và không
cùng sai
 I đ => O ?
 I s => O đ
 O đ => I ?
 O s => I đ
=> chỉ được phép suy từ tiền đề có giá trị sai.

*Quan hệ mâu thuẫn (A và O; E và I): không cùng đúng lẫn không cùng sai.
Tại sao A và O gọi là mâu thuẫn? Vì phủ định toàn bộ tính chất của nhau. (A
chung thì O riêng; A khẳng định thì O phủ định)
 A đ => O s
 A s => O đ
 O đ => A s
 O s => A s
=> suy từ chiều nào cũng được.
2. Phán đoán phức
Suy luận đúng, tiền đề đúng => Kết luận đúng
- Về cấu trúc, là phán đoán có thể tách nhỏ thành các phán đoán đơn giản khác.
- Trong logic mệnh đề, mệnh đề là hình thức biểu đạt của một phán đoán.
Ví dụ:
1) Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng
cử vào QH, HĐND.(liên kết với nhau bởi từ và, và gọi là liên từ logic)
Tách thành:
=> Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử vào QH, HĐND.
=> Công dân đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào QH, HĐND.

1. Phán đoán hôi: A^B

VD:
Nam vừa là SV vừa là đoàn viên
Bình là sinh viên, còn Hạnh là nhà báo

2. Phán đoán tuyển không nghiêm ngặt:


AB
VD:
. Anh đi đón em hoặc chị đi đón em
3. Phán đoán kéo theo:
AB

4. Phán đoán tương


đương: AB

5. Phán đoán phủ định:


A=>  A

7. Tính đẳng trị (tương đương) của các PĐ- Một số hệ thức tương đương
a. ~ (~a) = a

b. a v b = ~a → b = ~b → a = ~(~a ^ ~b) (tối nay về ăn cơm nguội hoặc mì gói


= nếu tối nay về không ăn cơm nguội thì ăn mì gói = nếu tối nay không ăn mì
gói thì ăn cơm nguội = không có chuyện em nhịn cơm lẫn nhịn mì)
c. a ^ b = ~(a → ~b) = ~(b → ~a) = ~(~a v ~b) (nếu em có người yêu thì phải
đẹp và giàu = không có chuyện người yêu của em đẹp mà không giàu = không
có chuyện người yêu của em giàu mà không đẹp = không có chuyện người yêu
của em nghèo hoặc xấu.

d. a → b = ~b → ~a = ~a v b = ~(a ^ ~b) (trời mưa thì đường ướt = đường


không ướt thì trời không mưa = trời nắng hoặc đường ướt = không có chuyện
trời mưa mà đường không ướt

e. a → (b ^ c) = (a → b) ^ (a → c)

f. ~ (a ^ b) = (~ a) (~ b) Quy tắc De Morgan


g. ~ (a b) = (~ a) ^ (~ b) Quy tắc De Morgan

h. (a ^ b) ^ c = a ^ (b ^ c)

i. (a v b) v c = a v (b v c)

j. a ^ (b v c) = (a^ b) v (a ^ c)

k. a v (b ^ c) = (a v b) ^ (a v c)

Bài tập: Tìm các phán đoán tương đương các phán đoán sau:
1. Con hơn cha nhà có phúc
→ Nếu con hơn cha thì nhà có phúc: a → b
= Nếu nhà vô phúc thì con không hơn cha: ~b → ~a
= Con không hơn cha hoặc nhà có phúc: ~a v b
= Không có chuyện con hơn cha mà nhà lại vô phúc: ~(a ^ ~b)
2. Chăm sóc trẻ em là nghĩa vụ của cả gia đình và xã hội.
→ Chăm sóc trẻ em là nghĩa vụ của gia đình và chăm sóc trẻ em là nghĩa vụ của
xã hội: a ^ b
= Không có chuyện nếu chăm sóc trẻ em là nghĩa vụ của gia đình thì chăm sóc trẻ
em không là nghĩa vụ của xã hội: ~(a → ~b)
= Không có chuyện nếu chăm sóc trẻ em là nghĩa vụ của xã hội thì chăm sóc
trẻ em không là nghĩa vụ của gia đình: ~(b → ~a)
= Không có chuyện chăm sóc trẻ em không là nghĩa vụ của gia đình hoặc
chăm sóc trẻ em không là nghĩa vụ của xã hội: ~(~a v ~b)

3. Ở đâu không có luật, ở đó không có tự do (John Locke). ~a → ~b


→ Nếu có tự do thì ở đó có luật: b → a
= Không có chuyện không có luật mà lại có tự do: ~ (~a^b)
= Có luật hoặc không có tự do a v ~b

4. Không hút thuốc lá – phổi khỏe quá


→ Nếu không hút thuốc lá thì phổi khỏe: ~a → b
= Nếu phổi không khỏe thì là do hút thuốc lá: ~b → a
= Không có chuyện không hút thuốc lá và phổi không khỏe: ~(~a ^ ~b)
= Hút thuốc lá hoặc là phổi khỏe: a v b

5. Không tốt nghiệp đại học ngành luật thì không thể trở thành luật sư ~a →
~b
→ Nếu trở thành luật sư thì tốt nghiệp đại học ngành luật: b → a
= Không có chuyện không tốt nghiệp đại học ngành luật mà lại trở thành luật sư:
~(~a^b)
= Tốt nghiệp đại học ngành luật hoặc không thể trở thành luật sư: a v ~b
BÀI: BẢNG CHÂN TRỊ
Cách viết câu logic: Câu logic….
• Ký hiệu: → Suy ra, Vậy, phán đoán điều kiện
• Ký hiệu: ^ Và, vừa...vừa..., đồng thời, không những...mà còn...
• Ký hiệu: v: lựa chọn tuyệt đối
• Ký hiệu: v: lựa chọn tương đối
• Ký hiệu: =: Diễn giải ý nghĩa, suy diễn tương đương
• Muốn miêu tả chính xác một mệnh đề phức hợp được xây dựng từ nhiều mệnh
đề, người ta phải dùng dấu ngoặc để chỉ rõ thứ tự thực hiện các phép toán trong
mệnh đề đó.

Cách lập bảng chân trị


B1: Chuyển SL thành câu logic & Xác định số PĐ đơn.
B2: Xác định số dòng của bảng chân trị bằng công thức 2n.
(n bằng số phán đoán đơn trong suy luận). Số cột bằng số dấu logic & số lần
xuất hiện của các PĐ đơn.
B3: Ở PĐ đơn thứ nhất, chia số dòng thành hai phần bằng nhau, phần trên điền giá
trị Đ, phần dưới điền giá trị S. Phán đoán đơn thứ 2 chia đôi số dòng đã phân chia
của phán đoán đơn thứ nhất và điền tương tự,...
B4: Tính giá trị của các ô còn lại. Lưu ý: phép tính trong ngoặc đơn trong cùng làm
trước. Cột giá trị cuối cùng là cột đại diện.
B5: Nếu mọi dòng đúng, SL là quy luật logic (SL đúng) và ngược lại. Có bất
kỳ dòng nào sai, SL không là quy luật logic (SL sai).

Tính giá trị:


 Trong ngoặc đơn TRƯỚC, ngoài SAU
 Thứ tự ưu tiên ; &; ; ; 
 Cùng dấu toán thì làm từ PHẢI QUA TRÁI
Lưu ý: Cách làm
. & (hội): Dùng quy tắc tình yêu (tức cả hai cùng “yêu” mới Đúng)
.  (tuyển): Dùng quy tắc đón em (tức chỉ một trong hai đón em là Đúng)
. : đối với dấu này thì phía trước mà S phía sau Đ => thì là Đúng vì ta qutrh kết
quả nó đúng nên PHÍA SAU ĐÚNG THÌ NÓ ĐÚNG.
A  B
Đ S S
S Đ Đ
BƯỚC 1: Chuyển SL thành câu logic & Xác định số PĐ đơn.

BƯỚC 2: Có 3 giá trị p,q,r=> n=3 => 23 =8 dòng

BƯỚC 3: Ở PĐ đơn thứ nhất, chia số dòng thành hai phần bằng nhau, phần trên
điền giá trị Đ, phần dưới điền giá trị S. Phán đoán đơn thứ 2 chia đôi số dòng đã
phân chia của phán đoán đơn thứ
nhất và điền tương tự,...

PD ĐƠN THỨ NHẤT:


=> p: chia số dòng thành hai
phần bằng nhau
(Chia bảng làm hai nửa)
( 4 Đ và 4 S)

PHÁN ĐOÁN ĐƠN THỨ


HAI:
=> q: chia đôi số dòng đã phân
chia của phán đoán đơn thứ
nhất và điền xen kẽ Đ và S
(Nửa của nửa số dòng PDTN )
(2 Đ VÀ 2 S)

PHÁN ĐOÁN ĐƠN THỨ


BA:
=> r: chia đôi số dòng đã phân
chia của phán đoán đơn thứ hai
và điền xen kẽ Đ và S
(Nửa của nửa số dòng PDTH)
(1 Đ và 1 S)

BƯỚC 4: Tính giá trị của các ô còn lại.

(Theo thứ tự: ; &; ; ;


 và trong trước ngoài
sau)
=> : Làm trước
=> còn “” bên trái làm trước là do bên trong ngoặc làm theo quy tắc tuyển hay
“đón em” (tức chỉ có một trong hai là ĐÚNG)

(Theo thứ tự: ; &;


; ;  và trong
trước ngoài sau)

=> &: Quy tắc hội hay quy


tắc “tình yêu” (Tức phải
cả hai cùng yêu nhau thì
ĐÚNG, chỉ cần một sai là
SAI)
Để làm phép toán ở dấu
này thì ta lấy cột giá trị
“” bên trái và cột “” ở
giữa để làm)

=>  : Bên phải làm theo


tắc tuyển hay quy tắc “đón
em” (tức chỉ có một trong
hai là ĐÚNG)

=> Cột dấu : Là cột đại


diện (phép toán cuối cùng)
Để làm được cột này ta
lấy giá trị ở cột “&” và
cột “” bên trái để ra kết
quả
BƯỚC 5: Nếu mọi dòng đúng, SL là quy luật logic (SL đúng) và ngược lại. Có
bất kỳ dòng nào sai, SL không là quy luật logic (SL sai).
Bài tập:
(2) Chàng trai: Nếu lấy anh em sẽ không khổ
Cô gái hỏi lại: Ý anh là, nếu không lấy anh em sẽ khổ phải không ?
Hỏi: cô gái có hiểu đúng ý chàng trai không?
→ “Nếu lấy anh em sẽ không khổ" = “Nếu không lấy anh em sẽ khổ"
P=lấy anh → ~P = không lấy anh
Q= em sẽ khổ → ~Q = em sẽ không khổ
Câu logic: (P → ~Q) ☰ ~P → Q

 2n (n là số phán đoán đơn)


1 2 3 4 5 6 7 8 9
( → ~ Q ☰ (~ P → Q)
P )
Đ S S Đ S S Đ Đ Đ
Đ Đ Đ S Đ S Đ Đ S
S Đ S Đ Đ Đ S Đ Đ
S Đ Đ S S Đ S S S
→ Công thức không phải là quy luật logic.
⇒ Cô gái hiểu sai ý chàng trai.
⇒ Hai phán đoán hoàn toàn không tương đương nhau

(3) Cô gái suy luận đúng hay sai?


Hôm qua đi xem mắt, vừa ngồi xuống ghế, cô nàng đã hỏi:" Nhìn tướng anh chắc
anh giàu lắm nhỉ?"
Tôi cười gượng: "Hoá ra em biết xem tướng à?"
Cô nàng đáp ko cần nghĩ: “Đâu có. Em chỉ không tin có người vừa xấu vừa nghèo
lại dám đi xem mắt thôi."
→ Tiền đề: xấu, tướng, xem mắt
Kết luận: anh giàu.
→ [(~((X ^ N)^M)) ^ M ^ X] → ~N
((không có chuyện xấu và nghèo và lại đi xem mắt) và em thấy anh đi xem mắt và
anh xấu cho nên em suy ra là anh không nghèo)
- Hằng đẳng thức: (a → b) = ~ (a ^ ~b) ⇒ (X ^ N) → ~M (Kết luận: Nếu xấu
và nghèo thì không dám đi xem mắt) (cái màu đỏ vẫn có thể viết được theo phép
kéo theo nhưng không đúng bằng phép liên kết).
- Để viết được như màu xanh lá: ~ (a ^ ~ b) = ~ ((X ^ N) ^ M) (Tức là: a= (X
^ N); ~ b= M => b = ~ M)
=> (a → b) = (X ^ N) → ~ M
(~ X ^ ~ N) → M (nếu không xấu và không nghèo thì dám đi xem mắt) ? => chỉ
được hiểu theo cách xanh lá không được phép suy diễn, ai suy diễn sai ráng chịu.

(Ô 2 = 1+3; Ô 4 =2+5; Ô 7 = 4+8; Ô 9 = 7+10; Ô 11 = 9+12)


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
[((X ^ N → ~ M) ^ X ^ M] → ~ N
)
Đ Đ Đ S S Đ S Đ S Đ Đ S Đ
Đ Đ Đ Đ Đ S Đ Đ S S Đ S Đ
Đ S S Đ S Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ S
Đ S S Đ Đ S Đ Đ S S Đ Đ S
S S Đ Đ S Đ S S S Đ Đ S Đ
S S Đ Đ Đ S S S S S Đ S Đ
S S S Đ S Đ S S S Đ Đ Đ S
S S S Đ Đ S S S S S Đ Đ S

⇒ Cô gái suy luận đúng logic nhưng nội dung kết luận chưa chắc chính xác vì nội
dung của tiền đề chưa chắc đúng.

Bài tập 4: Nếu để trẻ em ở nhà một mình và đứa trẻ đang đói thì nó sẽ tìm bánh
hoặc ăn hết kẹo. Nếu nó đi tìm bánh thì nó cũng ăn hết kẹo. Đứa trẻ đã bị để ở nhà
một mình. Nhưng kẹo không bị ăn hết. Vậy thì nó đã không đói.
([(a ^ b) → (c ^ d)] ^ (c → d) ^ a ^ ~d) → ~b

Xem xét các công thức sau:


a. (p v q v r) = (~ r ^ ~ q ^ ~ p) với p = s, q = s, r = đ
⇔ (s v s v đ) = (s ^ đ ^ đ)
Đ = S
⇒ Sai

b. (p → (q v ~r)) = ((~ p ^ r) v (q ^ ~ r)) với q = đ, r = s.


⇔ (p → đ) = (~ p ^ s) v đ
⇔ (p → đ) = (s v đ)
⇔Đ=Đ
⇒ Đúng

c. ((p ^ q) → r) = (~ r → ( ~ p v ~ q)) với p = đ, r = s.


⇔ (? → s) = (đ → (s v ?))
Vì không có giá trị của q nên chia 2 trường hợp:
 TH1 (q = đ): S = S ⇒ Công thức Đúng
 TH2 (q = s): Đ = Đ ⇒ Công thức Đúng
⇒ Dù q có giá trị nào thì công thức vẫn Đúng.
d. ((p → q) ^ (q → r)) → (~ r → ~p)

 Tam đoạn luận điều kiện


Trong logic mệnh đề có những quy tắc từ hai mệnh đề đã cho, được gọi là hai tiền
đề, suy luận ra một mệnh đề khác, được gọi là kết đề. Chúng ta có những tam đoạn
luận. Có hai quy tắc đặc biệt quan trọng:
 Quy tắc modus ponens (PP khẳng định)
Nếu mệnh đề a ⇒ b có giá trị đúng đồng thời mệnh đề a có giá trị đúng thì mệnh đề
b cũng có giá trị đúng. Đây là quy tắc rút ra kết luận từ phán đoán khẳng định.

trường hợp vi phạm quy tắc: a → b mà biết về b lại vội vàng kết luận
về a thì đây gọi là suy luận sai.
VD: Nếu trời mưa thì đường ướt. Do trời mưa tôi kết luận đường ướt =>
chắc chắn suy luận đúng.
Một số chia hết cho 9 thì chia hết cho 3. Vì số này chia hết cho 9 nên tôi
chắc chắn chia hết cho 3 ⇒ suy luận đúng.
Nghĩa là: [(a → b) ^ a] → b
VD:
~a → b
~a
________
b

 Quy tắc modus tollens (PP phủ định)


Nếu mệnh đề a ⇒ b có giá trị đúng đồng thời mệnh đề ~b có giá trị đúng thì
mệnh đề ~a cũng có giá trị đúng. Đây là quy tắc rút ra kết luận từ phán đoán
phủ định.

VD: Nếu trời mưa thì đường ướt. Mà em thấy đường không ướt thì kết luận
trời không mưa. => suy luận đúng.
 Còn nếu trời không mưa, em kết luận đường không ướt => suy luận sai vì
vẫn có thể ướt do triều cường.
Chia hết cho 9 thì chia hết cho 3. Cho nên không chia hết cho 3 thì không
chia hết cho 9 => suy luận đúng.
 Còn nếu số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 3 => suy luận sai vì
6 chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.
Nghĩa là: [(a → b) ~ b] → ~ a

Khẳng định Phủ định

Nếu trời mưa thì đường ướt, Nếu trời mưa thì đường ướt,

trời mưa đường không ướt


—------------------------------------------- —-------------------------------------
-- Trời không mưa
Đường ướt
a→~b ~a→~b a→~b ~a→~b
a ~a b b
________ __________ ________ _________
~b ~b ~a a
Dùng bảng chân trị hoặc modus ponens – Modus tollens xem xét tính
đúng – sai của suy luận:

1. Nếu bạn yêu hai người cùng một lúc, thì tôi khuyên bạn hãy chọn người thứ
hai. Nếu người thứ nhất đủ hoàn hảo thì bạn sẽ không để ý đến người thứ hai
đâu. Mà bạn đã để ý người thứ hai. Vậy, chắc chắn người thứ nhất không
hoàn hảo. Tin tôi đi.
a → ~b = b → ~a
b b
_______ _______
~a ~a
⇒ đúng theo phương pháp phủ định và khẳng định
2. Nếu không có di chúc thì áp dụng thừa kế theo pháp luật. Mà 5 Bưởi có di
chúc để lại. Vậy, chắc chắn là không áp dụng thừa kế theo pháp luật.
~a → b = ~b → a
a a
_______ _______
~b ~b

VỀ NHÀ LÀM TIẾP


Nhớ những cấu trúc đặc biệt
Thông thường kết luận nằm ở cuối, có một số trường hợp nằm ở không cuối
nên khi cấu trúc hoá nhớ lưu ý, tuy là ẩn về mặt ngôn ngữ nhưng cấu trúc
nhớ đưa về đúng dạng….
BÀI: PHÁN ĐOÁN PHỨC

=> Màu “Vàng”: Sau khi loại suy các


nhà có các màu khác thì suy ra được
Nhà 1 có màu Vàng.

=> Theo dữ kiện 7 thì chủ nhà màu


Vàng thích hút Dunhill.
(Giả sử 1)
=> Về dữ kiện 4:

. Thì nếu xanh lá nằm ở vị trí là ngôi nhà thứ 4


thì sẽ không biết được ngôi nahf màu trắng là
số 3 hay 5. Vì vậy, ta sẽ giả định là ngôi nhà thứ
(Giả
5 là xanh lá. Từ đó suysử 3) nhà bên cạnh tức
ra ngôi
ngôi nhà số 4 là màu trắng.
=> Về dữ kiện 12: Sau khi giả định
=> Về dữ kiện 1:nhà
Sau khi
số giả định tauống
2 thích có biếtbia là sai, thì giờ
được màu của ngồi 4 và 5 thì chỉ
ta chỉ cong nhà thứcòn lại một
4 vì nhà thứ tư
ngôi nhà thứ 3 ch có màu thì nó là màu đỏ. Và
chưa có dữ kiện cả về nước uống và
chủ nhân có nhà màu đỏ thì là người Anh.
loại thuốc.
(Giả sử 2)

=> Về dữ kiện 12: Giả sử ngồi nhà thứ 2 uống


bia thì theo dk12 thì sẽ hút blue master.

=> Về dữ kiện số 10: Ta loại bỏ được ngồi nhà


=>sốVề
số 1 vì ngôi nhà 1 códữ kiện
hàng xóm3:hút
Tuy còn hai nhà ch có
thuốc
blue master k phải
ướng là thuốc
uốngblends.
là số 1Vì và
vậy,hai,
chỉ nhưng vì nhà
còn lại ngôi nhà thứ 4 và đây là ng chủ thích
số 1 đã biết chủ là người Na Uy nên ta
uống nước khoáng
dễ dàng biết được chủ nhà số hai là
người Đan Mạch và thích uống trà.
=> Từ những suy luận từ phía trên ta suy ra
=> Về dữ kiện 10: chỉ còn lại nhà số 1
được chủ nhà còn lại là ngôi nhà thứ 5 thích
uống trà. Nhưngch có dk3
theo nước và thỏa
thì người uốngvới
trà yêu
p cầu của dk
10 nên
là chủ ng Đan Mạch nhà số
chứ không 1 uống
phải Nauy. nước khoáng.

=> Vì vậy GIẢ SỬ SAI.

=> Ta có hai giả sử, nên áp dụng nguyên tắc


first in last out để loại bỏ, và ta loại bỏ giả sử 2
=> Về dữ kiện 13: Thì các nhà khác đã có quốc tịch
vì nó là giả sử sau.
or thuốc hết r. Vì vậy, chỉ còn nhà số 5 sẽ là chủ ng
Đức và hút thuốc Prince.

=> Vê dữ kiện 15: Thì chir còn nhà số 3 là chưa


loại thuốc nên sẽ là thuốc pall mall và nuôi
=> Về dữ kiện 15: Ta dễ dàng điền được ngôi
chim.
nhà số 1 nuôi Mèo.
=> Còn đối với nhà số 4 thì ch có quốc tích nên
=>làcòn
sẽ ng lại
ThụyduyĐiển.
nhất ngôi nhà số 5 nên sẽ là
nuôi cá.
=> Muốn biết đúng hay sai thì ta làm lại giủa định 1 sẽ
nằm ở ô số 4 và giải như trên để kiểm chứng tính đúng
sai của bảng ban đầu.
BÀI: SUY LUẬN
I. SUY LUẬN DIỄN DỊCH TRỰC TIẾP TỪ 1 PĐ ĐƠN (Từ cái chung kết luận
được cái riêng)

II. SUY LUẬN QUY NẠP


1. Định nghĩa: Suy luận quy nạp là suy luận trong đó kết luận là
tri thức chung được khái quát các tri thức riêng lẻ, cụ thể (ít
chung hơn)
2. Cấu trúc
- Quy nạp hoàn toàn
là suy luận trong đó kết luận toàn thể về lớp đối
tượng nào đó được rút ra trên cơ sở nghiên cứu
tất cả đối tượng của lớp đấy.
A có thuộc tính P
B có thuộc tính P
C có thuộc tính P

Z có thuộc tính P
A, B, C, Z thuộc lớp S
Mọi đối tượng của S đều có P
Đối tượng A1 có tính chất P
Đối tượng A2 có tính chất P
Đối tượng A3 có tính chất P

Đối tượng An có tính chất P
Các đối tượng A1, A2, A3…,An đều thuộc lớp S
Vậy, tất cả đối tượng thuộc lớp S
đều có tính chất P
Vậy, tất cả đối tượng thuộc lớp S
đều có tính chất P phổ thông:
Quy nạp

Quy nạp phổ thông thực


chất là khái quát nhờ liệt kê
dấu hiệu lặp lại một số đối
tượng của lớp sự vật nào
đó, từ đó ta đi đến kết luận
dấu hiệu lặp lại sẽ có mặt
Quy nạp không hoàn toàn

Phép quy nạp không hoàn toàn là


suy luận quy nạp mà trong đó kết
luận chung về lớp đối tượng được
rút ra trên cơ sở mới chỉ nghiên
cứu một số đối tượng của lớp ấy

Quy nạp khoa học


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LIÊN HỆ NHÂN QUẢ
1. Phương pháp tương đồng: chỉ áp dụng trực tiếp cho các
trường hợp đã liệt kê ra, không thể áp dụng cho trường hợp
khác dù điều kiện xảy ra tương tự. Độ tin cậy của kết luận trong
phương pháp tương đồng tỉ lệ thuận với số lượng trường hợp
khảo sát.
2. Phương pháp dị biệt
Với điều kiện a, b, c thì xuất hiện hiện tượng A
Với điều kiện b, c thì không xuất hiện hiện tượng A
=> Có thể a là nguyên nhân của A
3. Phương pháp kết hợp
4. Phương pháp phần dư

Sơ đồ
A1, A2… An là nguyên nhân của X1, X2.., Xn
A1 là nguyên nhân của X1
A2 là nguyên nhân của X2

An - 1 là nguyên nhân của Xn-1
=> An là nguyên nhân của Xn
5. Phương pháp cùng biến đổi
III. SUY LUẬN TƯƠNG TỰ
(Suy luận được thực hiện căn cứ trên sự giống nhau của các đối tượng hoặc các
quan hệ)
Ví dụ:
• Giọt nước có dạng giọt, giữ hình dạng nhờ lực hút tương hỗ giữa các phần
của nó, bị phá vỡ khi khối lượng lớn
• Nguyên tử có dạng giọt, giữ hình dạng nhờ lực hút tương hỗ giữa các phần
của nó
• Nguyên tử bị phá vỡ (phân rã) khi khối lượng lớn
Cấu trúc
a có các tính chất P1, P2, P3, …, Pn , Q
b có các tính chất P1, P2, P3, …, Pn
-> Có lẽ b có các tính chất Q
=> a và b có thể là quan hệ, có thể là đối tượng khác
Tính chất:
• Kết luận không đảm bảo chắc chắn đúng
• Suy luận có tính thuyết phục cao
• Rất có giá trị trong khoa học và đời sống

Là Phương pháp nâng cao độ tin cậy của kết luận


1. Tăng thêm số lượng các đặc điểm giống nhau làm cơ sở cho suy luận
2. Tăng mối liên hệ giữa đặc điểm được kết luận với các đặc điểm giống nhau
làm cơ sở suy luận.

IV. Phép đổi chỗ (đảo ngược PĐ) → Dạng O không áp dụng được
 Tiền đề và kết luận cùng chất.
S của tiền đề là P của kết luận.
P của tiền đề là S của kết luận.
Ví dụ:
a. Một số hoa là vật có màu đỏ
→ Một số vật có màu đỏ là hoa. (Dạng O không thể thực hiện được phép
đổi chỗ)
b. Người tử tù không là người chưa thành niên.
→ Người chưa thành niên không là người tử tù.
c. Sinh viên lớp này là người chăm chỉ.
→ Một số người chăm chỉ là sinh viên lớp này.

 Quy tắc: hạn từ nào có ngoại diên không đầy đủ ở tiền đề, thì không được
có ngoại diên đầy đủ ở kết luận. (nghĩa là trên tiền đề dấu “-” thì kết luận là
“-”, còn tiền đề “+” thì dưới có thể “-” hoặc “+”)

VD: Mọi tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội (“-”).
→ Vậy, mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội (“+”) là tội phạm. → Vi phạm quy tắc
→ Sửa lại: Một số hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm.
 Lưu ý: Trong một phán đoán có 4 thành phần: lượng từ, chủ từ, vị từ, hệ từ.
Hai thành phần không thể hoán đổi vị trí là lượng từ (đứng đầu câu), hệ từ
(đứng giữa để kết nối chủ từ S và vị từ P). → Chỉ có S và P mới được đổi
chỗ.
 Chất của hai PĐ tiền đề và kết luận giống nhau (trên khẳng định thì dưới
cũng khẳng định, tương tự với phủ định.
Tại sao dạng O không được phép thực hiện phép đổi chỗ?
VD: Một số phụ nữ mang thai không là người chịu án tử hình
→ Không đổi chỗ được vì O là S -, P + nếu đổi chỗ thì: (1) tuân thủ quy tắc
thì sai hình thức, (2) tuân thủ hình thức thì vi phạm quy tắc.

V. Phép đổi chất (chuyển hóa phán đoán)


S là P ⇔ S không phải là không P
VD: Bài thơ này hay → Bài thơ này không phải là không hay.
VD: Không cá nào không sống dưới nước → Tất cả cá đều sống dưới nước.
S không phải là P ⇔ S là không P
VD: Một số máy bay không phải là máy bay có người lái → Một số máy bay là
máy bay không người lái.
 Tiền đề khẳng định thì kết luận phải phủ định hoặc Tiền đề phủ định thì kết
luận chất phải khẳng định.
 Kết luận là phán đoán đơn khác chất, S của KL cùng lượng, đồng nhất với S
tiền đề, P của kết luận là khái niệm mâu thuẫn với P của tiền đề:
VD: Mọi người là sinh vật phải chết.
→ Vậy, mọi người không là sinh vật bất tử.
SV lớp này là người chăm chỉ.
→ SV lớp này không là người lười biếng / không là người không chăm chỉ.
Văn bản pháp luật là văn bản phải tuân thủ hiến pháp.
→ Văn bản pháp luật không là văn bản phải tuân thủ hiến pháp (văn bản vi
hiến).

 Phép vừa đổi chất vừa đổi chỗ (đối lập vị từ) → Dạng I không áp dụng được
 PĐ kết luận khác về chất với PĐ tiền đề, S trong PĐ kết luận mâu thuẫn với
P trong PĐ tiền đề, P của PĐ kết luận là S trong PĐ tiền đề.
VD: Một số luật sư không là người tốt nghiệp ĐH Luật.
→ Một số người không tốt nghiệp ĐH Luật là Luật sư.
Một số bị cáo không là người có tội.
→ Một số người vô tội là bị cáo.

LƯU Ý:
VD:
Các bước suy luận đặt đối lập vị từ:
TIỀN ĐỀ (Đối tượng chịu án tử hình là người thành niên).
→ ĐỔI CHẤT (Đối tượng chịu án tử hình không là người không thành niên/
người dưới 18 tuổi).
→ ĐỔI CHỖ (Một số) Người dưới 18 tuổi không là đối tượng chịu án tử
hình).
Tại sao dạng I không áp dụng được??
→ Vì nếu tiền đề là I thì đổi chất thành dạng O mà dạng O không được đổi
chỗ.
 Lưu ý: Với một phán đoán đơn ta rút ra tối đa 4 kết luận đúng logic: hình
vuông logic (nếu toàn thể đúng thì bộ phận chắc chắn đúng), phép đổi chỗ,

phép đổi chất, phép vừa đổi chỗ vừa đổi chất; tối thiểu 2 kết luận đúng:
dạng I chỉ dùng đổi chỗ, đổi chất;...

=> Là suy luận ngược của bảng chân trị


Ví dụ:
BƯỚC 1:
BƯỚC 2:

BƯỚC 3:

Từ cột đại diện ta suy ra được dấu của và (là hai chỗ mà thẻo
bảng chân trị sẽ suy ra dấu của cột đại diện) và vì phái trước là ĐÚNG & phái

sau là Sai là vì

=> Từ cột ta suy ra được dấu của hai cột và (tức là hai cột để

suy ra )

=> Các giá trị của các cột sau cũng tương tự.
=> Cột q là Đúng vì vậy cột q ở đằng trước cũng phải đúng.

=> q Đúng thì p dù Sai hay Đúng thì  cũng sẽ đúng

=>  Đúng thì r Đúng thì phái trước mới đúng.


=> Vì có dòng sai, tức không mâu thuẫn => Bảng không đóng => Không là
quy luật Logic.

Ví dụ 2:
=> Để ra cột thì X1, X2, X3 hay ba bột là , , cùng đúng và cột
là sai.

=> Sau khi làm xong thì không có dòng Sai, tức mâu thuẫn => Bảng đóng =>
Đây là quy luật Logic

Ví dụ 3:
CÁC HẰNG ĐẲNG THỨC
 BÀI TẬP:
1. Mọi thông tin trên Thông tấn xã Việt Nam là thông tin có thật.
→ Đổi chất: Mọi thông tin trên TTXVN không là thông tin không có thật.
→ Đổi chỗ: Một số thông tin có thật là thông tin trên TTXVN.
→ Đổi chỗ đổi chất: (Một số/ Mọi) thông tin không có thật không là thông tin trên
TTXVN.

2. Áo sơ mi trong cửa hàng này là hàng giảm giá.


→ Đổi chất: Áo sơ mi trong cửa hàng này không là hàng không giảm giá.
→ Đổi chỗ: Một số hàng giảm giá là áo sơ mi trong cửa hàng này.
→ ĐCĐC: (Mọi/ Một số) hàng không giảm giá không là áo sơ mi trong cửa hàng
này.
→ Hình vuông logic: Một số áo sơ mi trong cửa hàng này là hàng giảm giá. (A
đúng → I đúng)

3. Một số Radio sản xuất sau năm 1975 là máy móc không có chức năng ghi
âm
(Dạng I nên không đổi được Chất + Chỗ)
→ Đổi chất: Một số Radio sản xuất sau năm 1975 không là máy móc có chức
năng ghi âm.
→ Đổi chỗ: Một số máy móc không có chức năng ghi âm là Radio sản xuất sau
năm 1975.

4. Mọi tử tù không là người chưa thành niên.


→ Đổi Chất: Mọi tử tù là người thành niên.
→ Đổi Chỗ: Mọi/ Một số người chưa thành niên không là tử tù.
→ ĐCĐC: Một số người thành niên là tử tù. (Không dùng “mọi”)
→ Hình vuông: Một số tử tù không là người chưa thành niên.

5. Một số VBQPPL là VB tuân thủ HP. (Dạng I)


→ Đổi Chỗ: Một số VB tuân thủ HP là VBQPPL.
→ Đổi Chất: Một số VBQPPL không là VB không tuân thủ HP.
BÀI: TAM ĐOẠN LUẬN
(Tam đoạn luận lựa chọn có thể dùng bảng chân trị để xử lý)

I. TAM ĐOẠN LUẬN ĐƠN


Suy luận gồm 3 PĐ đơn.
B1: Tìm ra kết luận (Vậy).
B2: Đầu kết luận là T, sau kết luận là Đ
B3: Từ còn lại là M.

Với ví dụ một:
=> Từ “người” đầu tiên là chủ
từ vì có chứa đại từ “có quyền
sống”
Với ví dụ hai:
=> “Ong” ở dòng t2 mới là
chủ từ vì có chứa đain từ “có
ích”
Với các chủ từ”
1. Loài côn
trùng
2. Thỏ
3. Loài thỏ
VD: Tử tù
không là người vị thành niên.
Tử tù là kẻ phạm tội.
Vậy, kẻ phạm tội không là người vị thành niên.
→ Một PĐ đơn có 2 hạn từ, mà mỗi hạn từ được lặp lại 1 lần. Vậy số lượng
hạn từ thực tế trong VD là 3: kẻ phạm tội, người vị thành niên, tử tù.
- Hạn từ đầu tiên trong KL (kẻ phạm tội): TIỂU TỪ - S (T)
- Hạn từ thứ hai trong KL (người vị thành niên): ĐẠI TỪ - P (Đ)
- Hạn từ còn lại (tử tù): TRUNG TỪ - M
+ Tiền đề chứa Đ: Đại tiền đề
+ Tiền đề chứa S: Tiểu tiền đề
→ Suy ra KL

VD: suy luận tam đoạn luận vì có 3 PĐ đơn : 1 PĐ làm kết luận, 2 PĐ tiền
đề.
Mọi người đều phải chết. (Phán đoán là đại tiền đề vì chứa Đ - chết)
Aristotle là người. (Phán đoán là tiểu tiền đề vì chứa T)
Vậy, Aristotle phải chết. (PĐ là kết luận)
→ S (Aristotle), P (chết), M (người).
→ Mẹo ghi nhớ: nối dài đường của M \ | | / (cổ áo): Mỗi loại hình có 3 đoạn
thẳng - 3 phán đoán. Các dạng đều giống nhau kết luận là T đầu Đ cuối. Sự phân
biệt ở trung từ M.
 Suy luận hình 1: M là chủ từ trong phán đoán đại tiền đề và là thuộc
từ trong phán đoán tiểu tiền đề.
 Suy luận hình 2: M là thuộc từ trong 2 phán đoán tiền đề.
 Suy luận hình 3: M là chủ từ trong 2 PĐ tiền đề.
 M là thuộc từ trong phán đoán tiểu tiền đề và là chủ từ trong phán
đoán đại tiền đề

II. CÁC QUY TẮC TAM ĐOẠN LUẬN ĐƠN


QUY TẮC 1: trung từ M phải ít nhất chu diên ở một tiền đề

QUY TẮC 2: Không chu diên trong tiền đề thì phải không chu diên
trong kết luận
QUY TẮC 3: Phủ định ở tiền đề thì phải phủ định ở kết luận

QUY TẮC 4: Phải có


tiền đề khẳng định

QUY TẮC 5: Nếu hai tiền đề đều khẳng định thì kết luận phải khẳng
định.
Lưu ý: nếu cho rằng không phải TĐL thì liệt kê được đủ số lượng hạn từ
Bước 1: Xem có phải Phán đoán nhất quyết đơm không (chỉ có 3 hạng từ)
Bước 2: Xác định TIỂU TỪ (chủ từ của kết luận), ĐẠI TỪ (thuộc từ của kết
luận), TRUNG TỪ (từ không xuất hiện trong kết luận)
=>xem thuộc hình nào (kết
luận từ ghi tiểu từ -> đại từ)
Bước 3: Xác định loại câu
A: Khẳng định TP - I: Khẳng
định BP – E: phủ định TP – O:
Phủ định BP
Bước 4: Dựa theo bảng dấu
chu diên để xác định dấu của
các loại câu và Kết luận

VD:

Thuộc hình số 2
Theo ví dụ trên thì:
- Dòng 1 là: Khẳng định bộ phận => PiM
- Dòng 2 là: Khẳng định toàn thể => SaM
- Dòng 3 là: Khẳng định toàn thể => SaP
Mà theo bảng dấu chu diên của các loại câu như sau

Từ đó ta suy ra được công thức hoàn chỉnh như sau


1. Mọi người đều phải chết.
Gà không là người. Vậy gà
không chết.
→ Suy luận vi phạm nguyên tắc do Đ

2. Mọi người đều phải chết. Gà không là người. Vậy gà chết.

→ Suy luận vi phạm nguyên tắc nếu một trong 2 phán đoán là phủ định thì kết luận
phải phủ định.

3. Vợ tôi là phụ nữ. Em là phụ nữ. Vậy, em là vợ tôi.

→ Suy luận vi phạm nguyên tắc do M không chu diên.

4. Napoleon nói “Đa số người gác cổng là chiến binh. Một số chiến binh hèn nhát”.
Có người suy ra: Vậy, một số người gác cổng là hèn nhát.

5. Hành vi của người tâm thần không vi phạm pháp luật (KL) bởi vì vi phạm pháp
luật là hành vi có lỗi mà hành vi có lỗi không là hành vi của người tâm thần.

→ Suy luận vi phạm nguyên tắc do Đ

6. Người chưa đủ 06 tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Người này không có
năng lực hành vi dân sự. Vậy, người này là người chưa đủ 06 tuổi.
7. Napoleon nói “Đàn ông thống trị thế giới. Đàn bà thống trị đàn ông”. Từ đây
có người suy ra: Đàn bà thống trị thế giới.

8. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền nhân thân. Quyền nhân thân là
quyền dân sự gắn với mỗi cá nhân. Vậy, trong số quyền dân sự gắn với mỗi cá
nhân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

10. Ngựa vằn là động vật ăn cỏ. Sư tử (là động vật) ăn thịt động vật ăn cỏ. Vậy, sư
tử (là động vật) ăn thịt ngựa vằn.
→ sai do suy luật có 5 hạn từ.

14. Vận chuyển trái phép chất ma tuý là có hành vi trái pháp luật. Nam vận
chuyển chất ma tuý. Vậy, Nam có hành vi vi phạm pháp luật.
a) Sai do có 4 hạn từ
b) Sai do M hai lần không chu diên
c) Cả a,b đều sai. → có 5 hạn từ.
TÌM THEO CHIỀU SÂU
- Quay lùi một bước
. Tìm dứt điểm từng nhánh
(tiền đề không liên quan đến bài toán thì là Tiền đề thừa => loại bỏ đầu tiên
Tuy nhiên việc biết tiền đề nào là thừa thì khá khó)

Việc loại bỏ tiền đề yếu sẽ làm phát sinh tiền đề một chiều => Dễ dàng loại bỏ
thêm.
Việc giản lược tiền đề quy luật
Bài thi cuối kỳ:
 Ký hiệu v có thể ghi thêm (tuyển lỏng) hay (tuyển chặt) để cô nhận
diện.
 Đề thi có nhiều dạng: vd bốc Đại tiền đề suy luận đổi chất, đổi chỗ,
đổi chất + chỗ. Hoặc mô hình hoá các khái niệm (dựa trên kiến thức
khái niệm: phân tách ngoại diên.
VD: Vận chuyển chất ma tuý - Hành vi trái PL - Hành vi vi phạm PL - vận chuyển
trái phép chất ma tuý.
 Chương I (bỏ)
 Chương II: Quy luật cơ bản của tư duy: 1 dạng câu hỏi:
 Một tư tưởng hoặc tình huống → xác định tính logic dưới góc độ các
quy luật. (3 quy luật: đồng nhất, cấm mâu thuẫn = triệt tam, lý do đầy
đủ). Có thể chọn 1 trong 2 quy luật để giải thích. VD: Quy luật đồng
nhất thì tư tưởng sai vì từ hiện tượng ngta quy về bản chất or Quy luật
lý do đầy đủ yêu cầu muốn kết luận phải chứng minh mqh nhân quả,
sự kiện có thật or Cấm mâu thuẫn thì phải chỉ rõ ra “A” và “Không
A”.
 Nếu tư tưởng đúng logic thì không cần giải thích → ghi “tư tưởng
đúng”
 Chương III: Khái niệm
 Mô hình hoá quan hệ giữa các khái niệm.
 Xác định lỗi của định nghĩa.
 Mở rộng hoặc thu hẹp khái niệm (chú ý các khái niệm về luật)
 Phán đoán đơn + Tam đoạn luận đơn
 Suy luận theo hình vuông logic, đổi chỗ, đổi chất, đổi chỗ + chất.
 Suy luận trực tiếp từ 1 tiền đề đơn với 4 phép đã học (lưu ý: các lưu ý
đã cho)
 TĐL đơn:
 Phán đoán phức + Suy luận phức
 Có thể có câu hỏi các PĐ tương đương.
 Thực hiện suy luận với 1 số quy tắc TĐL điều kiện, bảng chân trị
 Ngụy biện (tự đọc) lồng vào quy luật tư duy rồi

You might also like