2023-09-18 - Khám Phá Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Quyết Định Lựa Chọn Điểm Đến Tâm Linh Tại Nghệ An

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

KHÁM PHÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH LỰA

CHỌN ĐIỂM ĐẾN TÂM LINH TẠI NGHỆ AN


TÓM TẮT
(CÔ VIẾT SAU CÙNG)

1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU


Nghiên cứu hành vi tiêu dùng là một trong những nội dung được nhiều ngành
khoa học tập trung phân tích, nhằm tìm hiểu, giải thích cơ chế của hành vi người
tiêu dùng. Các kết quả nghiên cứu này có thể góp phần giúp các doanh nghiệp, nhà
hoạch định chính sách đưa ra những chính sách nhằm khuyến khích, định hướng
hành vi theo các mục đích nhất định.
Trong nghiên cứu về hành vi lựa chọn điểm đến du lịch của du khách, Isaac
(2008) cho rằng việc nghiên cứu hành vi của du khách là chìa khóa giúp các doanh
nghiệp, điểm đến thực hiện hoạt động marketing, quảng bá và bán các sản phẩm du
lịch. Tuy nhiên, hành vi của du khách hiện nay đã có nhiều thay đổi, tốc độ thay
đổi phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học công nghệ và truyền thông internet,
làm thay đổi những yếu tố cơ bản tác động đến quyết định lựa chọn điểm đến du
lịch của du khách so với các thời kì trước đây. Điều đó đặt ra yêu cầu về mặt lý
luận là cần có những nghiên cứu cập nhật, làm sâu sắc hơn những hiểu biết về hành
vi tiêu dùng, đặc biệt là hành vi lựa chọn điểm đến du lịch của du khách.
Nghệ An có gần 2.500 di tích lịch sử, văn hóa, trải dài từ miền biển lên miền
núi cao, gắn với tín ngưỡng, tôn giao hoặc các dnah nhân, sự kiện, có giá trị về mặt
kiến trúc nghệ thuật, lịch sử, văn hóa. Sở hữu nhiều điểm đến tâm linh nổi tiếng
như Đền Cờn, Đền Ông Hoàng Mười, Đền Quả Sơn…, Nghệ An là điểm đến hấp
dẫn đối với các du khách có nhu cầu tham quan, vãn cảnh, cầu mong các vị thần
linh, đức Phật che chở, phù hộ, ban phúc lộc cho bản thân và gia đình. Xác định
được vai trò quan trọng của hoạt động du lịch tâm linh đối với sự phát triển du lịch
cũng như phát triển KT-XH của địa phương, chính quyền tỉnh Nghệ An đã đẩy
mạnh phát triển du lịch tâm linh, coi đây là thế mạnh trong chiến lược phát triển
KT-XH của địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, dưới tác động mạnh
mẽ của toàn cầu hóa và CMCN 4.0, hiện xuất hiện nhiều yếu tố mới, có tác động
và ảnh hưởng tới hoạt động du lịch tâm linh, đòi hỏi cần có nghiên cứu thực
nghiệm, xác định những nhân tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn điểm đến tâm linh ở
Nghệ An của du khách, giúp chính quyền tỉnh và các doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ du lịch tâm linh trên địa bàn có căn cứ xây dựng kế hoạch, giải pháp để
phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững ngành du lịch nói chung, phát triển du lịch
tâm linh theo đúng chủ trương của Đảng, đường lối, chính sách và pháp luật của
nhà nước, để du lịch tâm linh thực sự trở thành một trong những mũi nhọn kinh tế,
đảm bảo lưu truyền cho các thế hệ mai sau các giá trị lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng
truyền thống của địa phương và đất nước.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Để chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch nước ngoài của
người Việt Nam và mối quan hệ giữa các yếu tố này, tác giả đã kế thừa các lý
thuyết giải thích hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) và các lý thuyết giải thích
về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của khách du lịch bao gồm Um và Crompton
(1990); Woodside và MacDonald (1994); Decrop (2006b).
Các yếu tố chính trong mô hình Hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) gồm
Thái độ, Chuẩn chủ quan và Nhận thức kiểm soát hành vi. Những nhân tố này tác
động tới ý định thực hiện hành vi và ý định có ảnh hưởng tới việc ra quyết định.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Ajzen (1985), Lam và Hsu (2006), Mazuki và cộng sự
(2017) cho thấy chưa có sự thống nhất cao về tính chắc chắn giữa ý định và hành
vi. Do vậy, trong nghiên cứu của nhóm tác giả, khi nghiên cứu đối tượng khách du
lịch đã thực hiện du lịch tại tỉnh Nghệ An, nhóm tác giả nhận thấy không cần thiết
phải đo lường mối quan hệ giữa ý định và hành vi, biến Ý định được loại bỏ ra
khỏi mô hình gốc của Ajzen (1991). Đồng thời biến Chuẩn chủ quan cũng bị loại
bỏ bởi sự tác động của các nhóm tham khảo trong mô hình nhóm tác giả đề xuất
cũng phản ánh những nhận thức về giá trị, chuẩn mực trong du lịch của du khách
dưới ảnh hưởng của các nhóm tham khảo. Để tránh trùng lặp, tương quan biến,
nhóm tác giả quyết định loại biến Chuẩn chủ quan khỏi mô hình nghiên cứu.
Bên cạnh đó, mô hình kế thừa các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch
từ các nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch, và chúng được sắp xếp theo trật tự phản
asnh sự tác động từ yếu tố môi trường đến tâm lý cá nhân của khách du lịch gồm:
Một, hình ảnh điểm đến, bao gồm các hấp dẫn của điểm đến tác động tới tâm
lý và nhận thức, động cơ du lịch của du khách (Um và Crompton, 1990).
Hai, Hoạt động quảng bá điểm đến, gồm các hoạt động marketing của điểm
đến và doanh nghiệp lữ hành nhằm tạo ra sự lôi kéo khách du lịch đến với các
điểm đến du lịch (Woodside và MacDonald, 1994).
Ba, các nhóm tham khảo, thể hiện ảnh hưởng của chuẩn chủ quan dưới tác
động của môi trường bên ngoài tới thái độ và động cơ du lịch của du khách.
(Decrop, 2006).
Như vậy, mô hình nghiên cứu đề xuất của đề tài có thể được trình bày như
hình 1.3.

Hình 1.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất


Các giả thuyết của mô hình gồm:
Giả thuyết H1: Hình ảnh điểm đến tác động cùng chiều tới Thái độ du lịch
tâm linh của du khách.
Giả thuyết H2: Hình ảnh điểm đến tác động cùng chiều tới Động cơ du lịch
tâm linh của du khách.
Giả thuyết H3: Hoạt động quảng bá của điểm đến du lịch tâm linh có tác động
cùng chiều tới Thái độ du lịch tâm linh của du khách.
Giả thuyết H4: Hoạt động quảng bá của điểm đến du lịch tâm linh có tác động
cùng chiều tới Động cơ du lịch tâm linh của du khách.
Giả thuyết H5: Nhóm tham khảo có tác động cùng chiều tới Thái độ du lịch
tâm linh của du khách.
Giả thuyết H6: Nhóm tham khảo có tác động cùng chiều tới Động cơ du lịch
tâm linh của du khách.
Giả thuyết H7: Thái độ du lịch tâm linh có tác động cùng chiều tới việc Lựa
chọn điểm đến du lịch tâm linh của du khách.
Giả thuyết H8: Động cơ du lịch tâm linh có tác động cùng chiều tới việc Lựa
chọn điểm đến du lịch tâm linh của du khách.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sau bước thực hiện nghiên cứu tại bàn nhằm tổng quan nghiên cứu và thiết kế
mô hình nghiên cứu, xác định thang đo, xây dựng bảng hỏi, Nhóm tiến hành phát
phiếu giấy và phiếu online (sử dụng google docs) để điều tra những người khách
du lịch đến Nghệ An trong khoảng thời gian từ tháng 4/2023 – 8/2023, kết quả thu
được 400 phiếu hợp lệ. Sau khi lọc sạch dữ liệu, mã hóa, nhóm nhập vào phần
mềm SPSS và thực hiện kiểm định mô hình trên SPSS 20 và AMOS 20. Các dữ
liệu sau khi làm sạch và mã hóa sẽ được đưa vào nghiên cứu, nhằm khám phá các
nhân tố có ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn điểm đến du lịch tâm linh tại Nghệ
An của du khách, cụ thể:
Thứ nhất, kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha.
Cronbach’s Alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ (khả năng
giải thích cho một khái niệm nghiên cứu) mà các mục hỏi trong thang đo tương
đương với nhau, hay nói cách khác hệ số Cronbach’s Alpha này cho biết các đo
lường có liên kết với nhau không. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi hệ số
Cronbach’s Alpha có giá trị từ 0,8 trở lên đến gần 1,0 là thang đo tốt; từ 0,7 đến
gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhiều nhà nghiên cứu đề nghị hệ số Cronbach’s
Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang
nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu
(Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Vì vậy, đối với nghiên cứu này,
tác giả áp dụng hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là sử dụng được. Và nếu một
hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (α > 0,95), cho thấy có nhiều biến trong thang đo
không khác gì nhau, nghĩa là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái
niệm nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Thứ hai, phân tích nhân tố khám phá EFA
Nhiệm vụ của EFA nhằm khám phá cấu trúc của thang đo các nhân tố của mô
hình nghiên cứu. Phân tích EFA được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Nhận diện các khía cạnh hay nhân tố giải thích được các liên hệ tương quan
trong một tập hợp biến.
- Nhận diện một tập hợp gồm một số lượng biến mới tương đối ít không có
tương quan với nhau để thay thế tập hợp biến gốc có tương quan với nhau để thực
hiện một phân tích đa biến tiếp theo.
- Để nhận ra một tập hợp gồm một số ít các biến nổi trội từ một tập hợp nhiều
biến để sử dụng trong các phân tích đa biến kế tiếp.
Khi phân tích EFA chúng ta lưu ý các chỉ số sau:
- Trị số của KMO lớn (từ 0.5 đến 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố thích
hợp. Kiểm định Barlett có ý nghĩa (Sig < 0.05).
- Điểm dừng khi trích các yếu tố Eigenvalue > 1 và tổng phương sai trích >
50%.
- Các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) < 0.5 sẽ tiếp tục bị loại.
Sau khi đảm bảo thực hiện đúng quy trình EFA, các nhân tố sẽ được kiểm
định để làm sạch dữ liệu.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu.
Với tổng số phiếu phát ra là 400 phiếu, số phiếu thu về là 300 phiếu, 130
phiếu thu được từ khảo sát online. Sau quá trình lọc còn lại 400 phiếu hợp lệ (Bảng
3.1). Tác giả tiến hành nhập liệu vào phần mềm excel, mã hoá các biến như bảng
3.1.
Bảng 3.1: Thống kê mô tả dữ liệu
Tiêu chí Tần số Tỷ lệ
%
Độ tuổi Dưới 30 tuổi 264 66.0
Từ 30 – 45 tuổi 80 20.0
Từ 45 tuổi trở lên 56 14.0
Tình trạng Độc thân 274 68.5
hôn nhân Có gia đình và con nhỏ 86 21.5
Có gia đình và con đã 40 10
trưởng thành
Mức thu nhập Dưới 10 triệu/ tháng 257 64.3
Từ 10 triệu – dưới 20 94 23.5
triệu/tháng
Trên 20 triệu/tháng 49 12.3
Khu vực sống Nông thôn 155 84.8
Thành thị 194 15.2
Địa điểm Di tích tôn giáo 151 37.8
từng đến ở Nghệ Di tích tín ngưỡng 112 28.0
An Khác 116 29.0
Thời gian đi Trong 1 ngày 166 41.5
Tour Từ 1 – 3 ngày 135 33.8
Từ 3 – 7 ngày 47 11.8
Trên 7 ngày 52 13.0
Người đi Một mình 39 9.8
cùng Gia đình 187 46.8
Bạn bè 145 36.3
Đồng nghiệp 26 6.5
N = 400
Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát bằng SPSS 20
Kết quả thống kê tần suất cho thấy nhóm khách hàng tham gia tour du lịch
tâm linh tập trung chủ yếu ở nhóm dưới 30 tuổi (chiếm 66%) và nhóm khách từ 30
– 45 tuổi (chiếm 20%) và 14% chiếm ở độ tuổi từ 45 tuổi trở lên.
Về tình trạng hôn nhân: Số liệu cho thấy phần lớn khách đi tour du lịch trong
mẫu khảo sát còn độc thân (chiếm 68.5%), nhóm Có gia đình và con nhỏ chiếm
21.5% và cuối cùng là nhóm Có gia đình và con đã trưởng thành chiếm 10%.
Về mức thu nhập: Mẫu khảo sát cho thấy phần lớn khách du lịch có thu nhập
ở nhóm dưới 10 – dưới 20 triệu (Nhóm dưới 10 triệu/ tháng chiếm 64.3% và nhóm
từ 10 – dưới 20 triệu/ tháng chiếm 23.5%)
Về khu vực sống: Kết quả phân tích cho thấy khu vực sống của khách du lịch
trong mẫu điều tra phần lớn ở nông thôn (chiếm 84.8%) so với nhóm Thành thị.
Về địa điểm từng đến ở Nghệ An: Theo mẫu điều tra cho thấy Di tích tôn giáo
được phần lớn khách hàng lựa chọn làm điểm đến du lịch tâm linh ( Chiếm 37.8)
sau đó sự lựa chọn là điểm đến Di tích tín ngưỡng (chiếm 28%) và 29% còn lại là
các địa điểm khác.
Về Thời gian đi tour và người đi cùng: Kết quả thu được từ dữ liệu thực tế
cho thấy phần lớn các tour có độ dài từ 1 – 3 ngày ( nhóm 1 ngày chiếm phần lớn
với 41.5% và nhóm 1-3 ngày chiếm 33.8%). Số khách hàng đến du lịch tâm linh
phần lớn là những nhóm đi Gia đình và đi cùng bạn bè (Đi cùng gia đình chiếm
46.8% và đi với bạn bè chiếm 36.3%).
4.2. Đánh giá sơ bộ thang đo Cronbach’s Alpha
Bảng 3.2 cho thấy các biến độc lập (sau khi loại bỏ các biến quan sát có hệ số
tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3) có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.688
(>0.6) và có hệ số tương quan biến tổng bé nhất là 0.360 (> 0.3) cho thấy các biến
độc lập và phụ thuộc đưa vào mô hình có thể sử dụng được và sử dụng tốt.
Bảng 3.2: Kết quả Cronbach’s Alpha các biến của mô hình
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Corrected Squared Cronbach's
Item Deleted Variance if Item-Total Multiple Alpha if Item
Item Deleted Correlation Correlation Deleted
Biến DD: Cronbach’s Alpha: 0.810
DD1 7.9625 1.831 .682 .465 .718
DD2 7.9775 2.127 .656 .432 .746
DD3 8.0250 2.009 .646 .418 .753
Biến QB: Cronbach’s Alpha: 0.811
QB1 13.9850 9.098 .565 .429 .784
QB2 14.0075 9.045 .626 .416 .766
QB3 14.0300 8.460 .687 .535 .746
QB4 14.0500 8.669 .659 .463 .755
QB5 13.9775 9.596 .464 .251 .814
Biến TK: Cronbach’s Alpha: 0.820
TK1 7.6100 1.858 .634 .413 .791
TK2 7.6250 1.829 .658 .453 .767
TK3 7.7100 1.580 .733 .538 .689
Biến TD: Cronbach’s Alpha: 0.688
TD1 14.4050 6.141 .466 .314 .627
TD2 14.4300 6.115 .510 .351 .608
TD3 14.3250 6.526 .360 .166 .675
TD4 14.3250 6.776 .393 .300 .658
TD5 14.1850 6.347 .492 .349 .618
Biến DC: Cronbach’s Alpha: 0.812
DC1 14.6075 4.510 .580 .616 .782
DC2 14.5950 4.502 .576 .512 .784
DC3 14.7075 4.528 .656 .642 .759
DC4 14.7875 4.639 .702 .634 .750
DC5 14.7025 4.786 .512 .399 .802
Biến QD: Cronbach’s Alpha: 0.876
QD1 14.6425 7.559 .776 .798 .834
QD2 14.6700 7.385 .791 .801 .830
QD3 14.5425 7.572 .760 .710 .838
QD4 14.6875 7.168 .753 .714 .839
QD5 14.4575 8.374 .483 .255 .903
Nguồn: SPSS 20
Sau khi đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, có 26 biến
quan sát thuộc 06 nhóm nhân tố thỏa mãn điều kiện phân tích đánh giá độ tin cậy
Cronbach’s Alpha được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA).
4.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Nhiệm vụ của EFA nhằm khám phá cấu trúc của thang đo các nhân tố: DD,
QB, TK, TD, DC và QD. Sau khi đảm bảo thực hiện đúng quy trình EFA, các nhân
tố sẽ được kiểm định để làm sạch dữ liệu.
Bảng 3.3: Kiểm định KMO các nhân tố thuộc mô hình
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
.715
Adequacy.
Approx. Chi- 4343.9
Bartlett's Test of Square 66
Sphericity df 253
Sig. .000
Với kết quả phân tích nhân tố các biến thuộc các nhân tố, tác giả thu được hệ
số KMO là 0.715, Sig. là 0.000 điều đó khẳng định giá trị KMO đảm bảo tính thích
hợp của việc phân tích nhân tố khám phá và mức độ ý nghĩa của dữ liệu đưa vào
thực hiện phân tích nhân tố. Thống kê Chi-Square của kiểm định Bartlett có giá trị
253 với mức ý nghĩa Sig. là 0,000 nhỏ hơn 0,05.
Đồng thời, phân tích phương sai trích, cho thấy phương sai trích đạt giá trị
68.225%, giá trị này khá cao, như vậy 75.390 % biến thiên của dữ liệu được giải
thích bởi 7 nhân tố, các thang đo được rút ra và chấp nhận. Điểm dừng khi trích
các nhân tố tại nhân tố thứ 7 với giá trị riêng eigenvalue là 1.001 lớn hơn 1 (điều
này khẳng định các biến đưa vào được sắp xếp thành 8 nhóm nhân tố) (Phụ lục
02).
Sau ba lần chạy, các biến QB5, QD5, TD3 không đáp ứng được điều kiện hệ
số tải nhân tố lớn hơn 0.5, bị loại khỏi mô hình. Bảng ma trận xoay các nhân tố
được trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Bảng ma trận xoay các nhân tố
Pattern Matrixa
Component
1 2 3 4 5 6 7 8
QD2 .921
QD1 .905
QD4 .863
QD3 .853
QB3 .869
QB2 .784
QB4 .781
QB1 .753
TK1 .889
TK3 .874
TK2 .814
DD2 .867
DD1 .867
DD3 .811
DC4 .934
DC2 .804
DC5 .733
DC1 .942
DC3 .862
TD1 .867
TD2 .837
TD4 .913
TD5 .775
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Promax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 6 iterations.

Trong đó, nhóm nhân tố TD (Thái độ đối với điểm đến) được chia thành 2
nhóm:
- TD1 và TD2, được đặt tên lại là nhóm nhân tố: Thái độ với tính lịch sử của
điểm đến, kí hiệu là TDTL
- TD4 và TD5, được đặt tên lại là nhóm nhân tố: Thái độ đối với tính tâm linh
của điểm đến, kí hiệu là TDLS
Nhóm nhân tố DC (Động cơ đối với du lịch), được chia thành 2 nhóm:
- DC1 và DC3, được đặt tên lại là Động cơ khám phá du lịch, kí hiệu là
DCKP
- DC2, DC4 và DC5, được đặt tên lại là Động cơ tâm linh, kí hiệu là DCTL
Như vậy, sau khi phân tích, có thể kết luận rằng các biến quan sát có tương
quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể. Và mô hình có 8 nhân tố cần được tiến
hành hồi quy. Và bảng ma trận xoay nhân tố (Pattern Matrix) của phép xoay nhân
tố cho ta thấy 8 nhóm nhân tố với 23 biến quan sát như bảng 3.4 gồm nhân tố DD,
QB, TK, TDLS, TDTL, DCKP, DCTL và QD tiếp tục được kiểm định ở các bước
tiếp theo.
Khi đó, các giả thuyết được viết lại như sau:
Giả thuyết H1’: Hình ảnh điểm đến tác động cùng chiều tới Thái độ đối với
Lịch sử trong du lịch tâm linh của du khách.
Giả thuyết H1”: Hình ảnh điểm đến tác động cùng chiều tới Thái độ đối với
Tâm linh trong du lịch tâm linh của du khách.
Giả thuyết H2’: Hình ảnh điểm đến tác động cùng chiều tới Động cơ du lịch
khám phá của du khách.
Giả thuyết H2”: Hình ảnh điểm đến tác động cùng chiều tới Động cơ du lịch
tâm linh của du khách.
Giả thuyết H3’: Hoạt động quảng bá của điểm đến du lịch tâm linh có tác
động cùng chiều tới Thái độ đối với lịch sử trong du lịch tâm linh của du khách.
Giả thuyết H3”: Hoạt động quảng bá của điểm đến du lịch tâm linh có tác
động cùng chiều tới Thái độ đối với lịch sử trong du lịch tâm linh của du khách.
Giả thuyết H4’: Hoạt động quảng bá của điểm đến du lịch tâm linh có tác
động cùng chiều tới Động cơ khám phá của du khách.
Giả thuyết H4”: Hoạt động quảng bá của điểm đến du lịch tâm linh có tác
động cùng chiều tới Động cơ tâm linh của du khách.
Giả thuyết H5’: Nhóm tham khảo có tác động cùng chiều tới Thái độ đối với
lịch sử trong du lịch tâm linh của du khách.
Giả thuyết H5”: Nhóm tham khảo có tác động cùng chiều tới Thái độ đối với
tâm linh trong du lịch tâm linh của du khách.
Giả thuyết H6’: Nhóm tham khảo có tác động cùng chiều tới Động cơ khám
phá trong du lịch của du khách.
Giả thuyết H6”: Nhóm tham khảo có tác động cùng chiều tới Động cơ tâm
linh trong du lịch của du khách.
Giả thuyết H7’: Thái độ đối với lịch sử có tác động cùng chiều tới việc Lựa
chọn điểm đến du lịch tâm linh của du khách.
Giả thuyết H7”: Thái độ đối với tâm linh có tác động cùng chiều tới việc Lựa
chọn điểm đến du lịch tâm linh của du khách.
Giả thuyết H8’: Động cơ khám phá có tác động cùng chiều tới việc Lựa chọn
điểm đến du lịch tâm linh của du khách.
Giả thuyết H8”: Động cơ tâm linh có tác động cùng chiều tới việc Lựa chọn
điểm đến du lịch tâm linh của du khách
4.4. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA)
Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA, tác giả thực hiện phân tích nhân tố
khẳng định CFA, để đo lường mức độ phù hợp của mô hình với thông tin thị
trường. Tác giả tiến hành phân tích nhân tố CFA bằng phần mềm AMOS, với mục
đích kiểm tra sự ảnh hưởng và ảnh hưởng của các nhân tố DD, QB, TK, TDLS,
TDTL, DCKP, DCTL, QD lẫn nhau. Để tiến hành phân tích CFA, tác giả sử dụng
kết quả từ việc phân tích EFA, với 8 nhóm nhân tố chính được đưa vào để phân
tích, đó là: DD, QB, TK, TDLS, TDTL, DCKP, DCTL, QD. Sau khi tiến hành
phân tích nhân tố CFA, tác giả thu được kết quả phân tích chuẩn hóa với kết quả
như bảng 3.5.
Bảng 3.5. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả phân tích CFA theo hệ số chuẩn hóa
No Criteria Value
1 Chi-square/df 1.916
2 P-value của Chi-square 0.000
3 GFI 0.925
4 TLI 0.945
5 CFI 0.957
6 RMSEA 0.048
Nguồn: Phân tích AMOS
Ta thấy, giá trị Chi-square/df là 1.916 nhỏ hơn 3 với giá trị Sig. (P-value) là
0.000 nhỏ hơn 0.05 (tức nhỏ hơn 5 %) điều này đảm bảo về ý nghĩa thống kê; cùng
với đó các giá giá trị như: GFI là 0.925 lớn hơn 0.9; TLI là 0.945 lớn hơn 0.95, CFI
là 0.957 lớn hơn 0.957 và RMSEA là 0.048 nhỏ hơn 0,1 do đó có thể nói là mô
hình phù hợp rất tốt với dữ liệu thị trường.
Hình 3.1. Phân tích CFA

Nguồn: Phân tích AMOS 20

Các tác giả đã thực hiện việc tính toán giá trị độ tin cậy tổng hợp và tổng
phương trích nhằm đánh giá độ tin cậy của các thang đo. Kết quả cho thấy, 7 trong
số 8 nhân tố đảm bảo thỏa mãn giá trị độ tin cậy tổng hợp lớn hơn 0.7 và tổng
phương sai trích của các nhân tố lớn hơn 0.5, điều này cho thấy các nhân tố đảm
bảo độ tin cậy khi đưa vào phân tích (Bảng 3.6).
Bảng 3.6. Độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích các nhân tố
No Nhân tố Độ tin Tổng Kết luận
cậy tổng Phương sai
hợp trích
1 Hình ảnh điểm đến (DD) 0.812 0.590 Tiếp tục
2 Hoạt động quảng bá điểm đến (QB) 0.803 0.510 phân tích
3 Nhóm tham khảo (TK) 0.823 0.610 SEM
4 Thái độ với tính lịch sử của điểm 0.694 0.532 Loại bỏ
đến (TDLS)
5 Thái độ đối với tính tâm linh của 0.738 0.604 Tiếp tục
điểm đến (TDTL) phân tích
6 Động cơ khám phá du lịch (DCKP) 0.876 0.781 SEM
7 Động cơ tâm linh (DCTL) 0.818 0.607
8 Quyết định lựa chọn điểm đến du 0.913 0.724
lịch tâm linh (QĐ)
Nguồn: CÁc tác giả tự tính toán
Thêm vào đó, việc tính toán giá trị P-value của các hệ số tương quan từng cặp
còn lại trong phụ lục 03 cho thấy, giá trị P-value đều nhỏ hơn 0,05 (tức 5%), nên hệ
số tương quan từng cặp khái niệm khác biệt so với 1 ở độ tin cậy 95%. Do đó, các
khái niệm đạt được giá trị phân biệt.
Như vậy, qua kết quả phân tích CFA cho thấy, mô hình phù hợp với dữ liệu thị
trường, các thang đo đảm bảo độ tin cậy và các khái niệm đạt được giá trị phân
biệt, đảm bảo cho việc phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM.
4.5. Mô hình cấu trúc SEM và kiểm định các giả thuyết.
Căn cứ trên kết quả phân tích CFA, nhóm tác giả vẽ lại mô hình SEM (Hình
3.2).
Hình 3.2. Kết quả mô hình cấu trúc tuyến tính SEM thể hiện mối quan hệ các
nhân tố (theo hệ số chuẩn hóa)

Nguồn: AMOS 20
Kế thừa từ kết quả phân tích CFA, do đó, ta có thể dễ dàng nhận thấy, kết quả
của mô hình là phù hợp với dữ liệu thị trường, điều đó thể hiện qua các chỉ số như:
Chi-square/df là 2.865 nhỏ hơn 3 với giá trị Sig. (P-value) là 0,000 nhỏ hơn 0.05
(tức nhỏ hơn 5 %) điều này đảm bảo về ý nghĩa thống kê, GFI là 0.893 lớn hơn
0.8, TLI là 0.900 bằng hơn 0.9, CFI là 0.918 lớn hơn 0.9 và RMSEA là 0.068 nhỏ
hơn 0.1.
Các giả thuyết của mô hình được kết luận như trong bảng 3.7.
Bảng 3.7. Kiểm định các giả thuyết của mô hình
Estimate S.E. C.R. P Kết luận
Bác bỏ H1’vì Độ tin cậy tổng hợp
TDLS<--- DD < 0.7
TDTL <--- DD -,085 ,063 -1,356 ,175 Bác bỏ H1”
DCK
<--- DD ,108 ,062 1,744 ,081 Chấp nhận H2’ ở mức ý nghĩa
P 10%
DCTL <--- DD ,032 ,060 ,531 ,595 Bác bỏ H2”
Bác bỏ H3’vì Độ tin cậy tổng hợp
TDLS <--- QB < 0.7
TDTL <--- QB ,200 ,053 3,802 *** Chấp nhận H3”
DCK
<--- QB -,081 ,040 -2,033 ,042
P Chấp nhận H4’ ở mức ý nghĩa 5%
Chấp nhận H4” ở mức ý nghĩa
DCTL <--- QB -,065 ,038 -1,709 ,087 10%
Bác bỏ H5’vì Độ tin cậy tổng hợp
TDLS <--- TK < 0.7
TDTL <--- TK ,019 ,066 ,296 ,767 Bác bỏ H5”
DCK
<--- TK ,232 ,071 3,248 ,001
P Chấp nhận H6’ ở mức ý nghĩa 5%
DCTL <--- TK ,135 ,065 2,077 ,038 Chấp nhận H6” ở mức ý nghĩa 5%
Bác bỏ H7’vì Độ tin cậy tổng hợp
QD <--- TDLS < 0.7
QD <--- TDTL -,058 ,071 -,820 ,412 Bác bỏ H7”
QD <--- DCKP ,195 ,068 2,844 ,004 Chấp nhận H8’ ở mức ý nghĩa 5%
QD <--- DCTL ,045 ,052 ,857 ,391 Bác bỏ H8”
Source: AMOS 20
Từ đó có thể đưa ra kết luận như sau:
Một, Hình ảnh điểm đến có tác động cùng chiều tới Động cơ khám phá trong
du lịch tâm linh của du khách, chấp nhận ở mức ý nghĩa 10%.
Hai, Hoạt động quảng bá điểm đến du lịch tâm linh có tác động cùng chiều tới
Thái độ đối với tâm linh trong du lịch tâm linh của du khách.
Ba, Hoạt động quảng bá điểm đến du lịch tâm linh có tác động cùng chiều tới
cả Động cơ khám phá và Động cơ tâm linh trong du lịch tâm linh của du khách.
Bốn, Nhóm tham khảo có tác động cùng chiều tới cả Động cơ khám phá và
Động cơ tâm linh trong du lịch tâm linh của du khách.
Năm, Động cơ Khám phá có tác động cùng chiều tới Quyết định lựa chọn
điểm đến du lịch tâm linh của du khách.
5. HÀM Ý NGHIÊN CỨU
Với nghiên cứu này, các kết quả trên có ý nghĩa quan trọng trong việc phát
triển loại hình du lịch tâm linh tại Nghệ An
Trên phương diện lý luận: Nghiên cứu này sẽ góp phần bổ sung cho hệ thống
lý luận về hành vi du lịch tâm linh, đặc biệt là đối với du lịch tâm linh tại Nghệ An.
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến tâm linh của du khách, từ đó có thể xây
dựng các mô hình lý thuyết phù hợp với thực tiễn.
Trên phương diện thực tiễn: Nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin hữu ích
cho các nhà quản lý du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Nghệ An.
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà quản lý du lịch có thể hiểu rõ hơn nhu cầu và
mong muốn của du khách, từ đó có thể đưa ra các chính sách và giải pháp phù hợp
để phát triển du lịch tâm linh tại địa phương.
Cụ thể, hàm ý nghiên cứu của đề tài này có thể được tóm tắt như sau:
Thứ nhất, xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm
đến tâm linh tại Nghệ An. Đây là một kết quả quan trọng, giúp các nhà quản lý du
lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có thể hiểu rõ hơn nhu cầu và mong
muốn của du khách, từ đó có thể đưa ra các chính sách và giải pháp phù hợp để thu
hút và phục vụ du khách tốt hơn.
Thứ hai, xác định được mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn điểm đến tâm linh tại Nghệ An. Kết quả này sẽ giúp các nhà quản lý
du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có thể tập trung phát triển các yếu
tố có tác động lớn đến quyết định lựa chọn điểm đến của du khách.
Thứ ba, xác định được mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn điểm đến tâm linh tại Nghệ An. Kết quả này sẽ giúp các nhà quản lý
du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có thể xây dựng các chương trình
và sản phẩm du lịch tâm linh phù hợp với nhu cầu và mong muốn của du khách.
Ngoài ra, nghiên cứu này cũng có thể được sử dụng để so sánh với các nghiên
cứu khác về du lịch tâm linh tại các địa phương khác, từ đó rút ra những kết luận
chung và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại Việt Nam.
Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tích nhân
tố khám phá (EFA) để kiểm định các biến quan sát. Kết quả phân tích cho thấy, có
một số biến quan sát bị loại bỏ khỏi mô hình nghiên cứu. Lý do của việc loại bỏ
này có thể được giải thích như sau:
Biến quan sát không có tương quan với các biến quan sát khác trong mô hình.
Điều này có nghĩa là biến quan sát không có mối liên hệ với các biến quan sát
khác, do đó không có tác động đến quyết định lựa chọn điểm đến tâm linh của du
khách.
Biến quan sát có hệ số tương quan cao với các biến quan sát khác. Điều này
có nghĩa là biến quan sát có thể được thay thế bằng các biến quan sát khác, do đó
không cần thiết phải giữ lại trong mô hình.
Biến quan sát có hệ số tải yếu. Điều này có nghĩa là biến quan sát không có
tác động đáng kể đến biến tổng hợp.
Việc loại bỏ các biến quan sát này giúp cho mô hình nghiên cứu trở nên đơn
giản và dễ hiểu hơn, đồng thời giúp cho các kết quả nghiên cứu được chính xác
hơn.
Ngoài ra, các tác giả cũng đã sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để kiểm
định các biến quan sát còn lại. Kết quả phân tích cho thấy, các biến quan sát này có
tác động đáng kể đến quyết định lựa chọn điểm đến tâm linh của du khách tại Nghệ
An.
Dưới đây là một số giải pháp mà chúng tôi đã đề xuất.
Thứ nhất, phát triển thương hiệu và tăng cường tính hấp dẫn cho các điểm
đến du lịch tâm linh trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Ở Nghệ An hiện có hàng trăm di tích, chùa, đền thờ, khu tưởng niệm,... được
nhiều thế hệ lập nên để bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị tiền nhân trong quá trình
mở cõi và đánh giặc giữ nước, phát triển văn hóa Việt.... Có những ngôi chùa có
tuổi đời từ vài trăm năm, thậm chí cả gần nghìn năm, như: Chùa Gám, chùa Đại
Tuệ, chùa Cổ am, chùa Đồng Bạc, chùa Ná, chùa Lụi… nay đã trở thành những di
sản có giá trị về nhiều mặt. Đây chính là tiềm năng to lớn cho việc phát triển du
lịch văn hóa tâm linh ở Nghệ An, với các dạng phổ biến như: Du lịch tâm linh gắn
với tôn giáo và đức tin; Du lịch tâm linh gắn với tín ngưỡng thờ cúng, những
truyền thuyết, tri ân những vị anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước.
Vì vậy, việc phát triển các sản phẩm du lịch tâm linh mang đặc thù, điểm
riêng biệt của địa phương có nhiều ưu điểm, cần được quan tâm phát triển thương
hiệu, nâng tầm của các điểm đến du lịch trong lòng du khách gần xa.
Tuy có ưu điểm và giá trị về mặt lịch sử và tâm linh, các điểm đến tâm linh ở
Nghệ An vẫn chưa sở hữu những sản phẩm du lịch độc đáo, đặc biệt, chỉ tập trung
cung cấp dịch vụ du lịch vào ban ngày, các sản phẩm vui chơi, giải trí về đêm chưa
được quan tâm, làm giảm khả năng cạnh tranh với các loại hình du lịch khác và các
địa điểm du lịch khác trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, khả năng lưu giữ khách du lịch
tại các điểm đến tâm linh thường rất thấp.
Điều này đòi hỏi để tăng được sức hấp dẫn cho các điểm đến du lịch tâm linh
trong tỉnh, việc đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ du lịch tâm linh là cần thiết. Đồng
thời, việc nâng cấp các cơ sở lưu trú gắn với các địa điểm du lịch tâm linh là yêu
cầu cấp bách cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ du lịch cũng như
cơ quan quản lý nhà nước trong giai đoạn tiếp theo.
Đặc biệt, dựa trên các tài n guyên sẵn có của địa phương về lịch sử và tâm
linh, Nghệ An cần chsu trọng phát triển thương hiệu điểm đến du lịch tâm linh cho
tỉnh. Như phân tích trong mô hình, sự hấp dẫn của điểm đến có tác động tới Động
cơ Khám phá của du khách khi lựa chọn điểm đến du lịch tâm linh. Tuy nhiên lại
chưa tác động tới Nhận thức của họ đối với du lịch tâm linh. Điều này, theo nhóm
tác giả, nên được cải thiện nhiều hơn các hình ảnh về điểm đến. Cần khai thác
mạnh mẽ các câu chuyện tâm linh xoay quanh các điểm đến, phát triển các sản
phẩm, dịch vụ mua sắm và giải trí xung quanh điểm đến thay vì hiện nay chỉ mới
tập trung vào các khía cạnh cảnh quan, yếu tố tâm linh và khả năng di chuyển dễ
dàng. Cụ thể:
Một, cần xây dựng thương hiệu chung về du lịch tâm linh của Nghệ An với sự
góp sức của cả cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm,
dịch vụ du lịch tại địa phương cũng như các doanh nghiệp lữ hành hoạt động trên
địa bàn tỉnh.
Hai, cần phát triển và liên kết các loại hình du lịch khác gắn với du lịch tâm
linh, cùng hỗ trợ phát triển thương hiệu du lịch chung của tỉnh, góp phần làm
phong phú sản phẩm du lịch của địa phương, tăng thời gian du khách lưu trú lại
trên địa bàn tỉnh. Kết hợp giữa các nét du lịch tâm linh với những sản phẩm du lịch
hiện đại như du lịch trải nghiệm, du lịch ban đêm nhằm khai thác tối đa khách du
lịch khi tới các điểm đến của địa phương.
Thứ hai, tăng cường chất lượng công tác quảng bá các điểm đến du lịch
tâm linh ở Nghệ An
Công tác quảng bá, tiếp thị cho các điểm đến du lịch tâm linh ở Nghệ An mặc
dù đã được cải thiện rất nhiều, tuy nhiên chưa thực sự hiệu quả. Số lượng các điểm
du lịch tâm linh có hoạt động tiếp cận, quảng bá, nhất là tiếp cận online tới khách
hàng thì hầu như chưa có. Căn bản chỉ dựa vào quảng bá của các doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ lữ hành và truyền miệng. Để công tác quảng bá, tiếp thị cho
các điểm đến du lịch tâm linh ở Nghệ An đạt hiệu quả cao, đồng thời tiết kiệm chi
phí và công sức, cần thực hiện các biện pháp sau:
Một, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu thị trường và xác
định thị trường mục tiêu, trong đó làm rõ đặc tính của từng thị trường; Nghiên cứu
và đánh giá tài nguyên du lịch, hình ảnh điểm đến du lịch tâm linh của Nghệ An so
với các tỉnh khác trong khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước, từ đó xác định những
giá trị cốt lõi và khác biệt của địa phương; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ảnh,
thông tin, thư viện ấn phẩm… làm tư liệu cho ấn phẩm quảng bá; Xây dựng hệ
thống thông tin, cập nhật thể hiện được các điểm mạnh, các điểm đặc trưng của các
vùng miền, các điểm du lịch, các tài nguyên du lịch đặc thù…. để có đủ thông tin
cho lập luận quảng cáo và xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch.
Hai, đẩy mạnh công tác xúc tiến và quảng bá du lịch tâm linh nói riêng, du
lịch của Nghệ An nói chung qua internet nhằm tiếp cận tốt hơn đối với khách du
lịch trong và ngoài nước. Các công ty du lịch lữ hành cần tăng cường marketing
trực tuyến, tăng cường quảng bá và bán tour online. Bên cạnh đó, cần chủ động
tham gia một cách thường xuyên vào các diễn đàn, hội nghị, hội chợ du lịch và hội
chợ thương mại quốc tế ở thị trường trong và ngoài nước. Thông qua các diễn đàn,
hội nghị, hội chợ này giúp cho du lịch tâm linh của Nghệ An có điều kiện giới
thiệu về tiềm năng du lịch tâm linh nói riêng, du lịch Nghệ An nói chungvà cũng
nhờ đó mà có thể tiến hành xúc tiến du lịch với các đối tác.
Thứ ba, tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch tâm
linh ở Nghệ An
Hiện nay, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của du lịch tâm linh ở Nghệ
An chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển cả hiện tại và về lâu dài, vì thế, cần cấp
tốc tuyển chọn và đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch không chỉ am hiểu về
lịch sử, tâm linh, văn hóa địa phương, mà còn phải am hiểu cả về ngoại ngữ, đồng
thời thu hút và đào tạo nâng cao kỹ năng tay nghề cho đội ngũ nguồn nhân lực
phục vụ du lịch nói chung trên địa bàn tỉnh.
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. DU LỊCH TÂM LINH PHẬT GIÁO TẠI ĐÀ NẴNG: THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN, tác giả: Trần Xuân Hiệp a*, Phan Thị Kima
2. Du lịch tâm linh: Một hướng tiếp cận từ góc độ thị trường - Nghiên cứu trường hợp
du lịch tâm linh tại Việt Nam, tác giả: Nguyễn Thị Thanh Bình, đăng trên Tạp chí
Kinh tế và Phát triển, số 153, tháng 12/2017.
3. Du lịch tâm linh: Một khái niệm và cách tiếp cận, tác giả: Nguyễn Ngọc Bích, đăng
trên Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 30, tháng 9/2017.
4. Du lịch tâm linh: Khái niệm, nội dung và sự phát triển, tác giả: Nguyễn Thị Thanh
Bình, đăng trên Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 29, tháng 8/2017.
5. Lê Tuấn Anh (2015), yêu cầu phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam trong tình hình
mới, Tạp chí cộng sản.
6. Ajzen, I. (1991) “the theory of planned behavior”, Organizarional Behaviour and
Human Decision Process, Vol. 50 No. 2, pp. 179-212
7. Luận án tiến sĩ Doãn Văn Tuân, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch nước
ngoài của người Việt Nam
8. Luận án tốt nghiệp sinh viên Hoàng Văn Hưởng, Tiềm năng phát triển du lịch văn hoá
tâm linh tại một số nhà thờ công giáo huyện Xuân trường, Nam Định
9. Luận án thạc sĩ Hồ tiểu Bảo, Nghiên cứu phát triển du lịch tâm linh ở tỉnh Tây Ninh
10. Luận Án Tiến sĩ Lê Thị Thanh Thuý, Nghiên cứu phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh
Phú thọ năm 2015
11. Nghiên cứu ảnh hưởng của rủi ro cảm nhận đến thái độ và ý định sử dụng dịch vụ tour
bốn đảo của du khách quốc tế tại Nha Trang của Lê Chí Công (2017) Tạp chí Phát
triển Kinh tế,
12. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại điểm đến du lịch Đà Nẵng của du khách
của Lê Thị Kim Tuyết và Ngô Thị Sa Lý (2017), Tạp chí Công thương,
13. Các yếu tố tác động đến ý định quay trở lại điểm du lịch Phú Quốc, tỉnh Kiên Gang
của khách nội địa, Cảnh Chí Hoàng và Trần Ngọc Tú (2018), Tạp chí Kinh tế Châu Á
- Thái Bình Dương,
14. Các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của du khách - trường
hợp khách nội địa tự tổ chức đến Lý Sơn của Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2016), Tạp chí
Khoa học Tài chính Kế toán
15. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm
16. đến của khách du lịch: Trường hợp điểm đến TP. Hồ Chí Minh, Nguyễn Xuân Hiệp
(2016), Tạp chí Phát triển Kinh tế,
17. Xu hướng lựa chọn mô hình du lịch thông minh ở Việt Nam dưới tác động của cuộc
Cách mạng công nghiệp 4.0 của Trịnh Thị Thu và Bùi Đức Hùng (2017), Tạp chí
Khoa học Xã hội Miền Trung.
18. BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÁNG 12 VÀ NĂM 2022 TỈNH
NGHỆ AN số 349 / CTK-KH Cục thống kê tỉnh Nghệ An
19. Du lịch Nghệ An: Tầm nhìn và khát vọng phát triển đăng trên Tạp chí cộng sản
15/06/2023
20. Du lịch Nghệ An: Tầm nhìn và khát vọng phát triển - HỒ BÁ TÚ, Học viện Chính trị,
Bộ Quốc phòng - 23:25, ngày 15-06-2023
21. Nguyễn Thị Thanh Hương (2010). Tiếp cận các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn điểm
đến từ mô hình chung về động cơ du lịch của Crompton. Luận án tiến sĩ, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
22. Kozak, M. and Rimmington, M. (1998). Benchmarking: destination attractiveness and
small hospitality business performance. International Journal of Contemporary
Hospitality Management, 10(5), pp.184-188.
23. Hoang, T., Nguyen, T., and Pham, L. (2020). The impact of personal attitude on
destination choice for spiritual tourism: A case study of Vietnam. Journal of
Hospitality and Tourism Management, 44, pp. 156-164.
24. Maslow, A. (1970). Motivation and personality. Harper & Row.
25. Tezak A., Kovačić D., Kovačić M. (2010). Motivational factors of tourist destination
choice: a case of Croatia. Tourism and Hospitality Management. Vol. 16. No. 2. pp.
197-206. 2:
26. Nguyễn Thanh Tùng (2018). Động cơ du lịch của khách du lịch Việt Nam: Một
nghiên cứu so sánh giữa các điểm du lịch biển và miền núi. Tạp chí Khoa học Xã hội
và Nhân văn. Số 6(128). pp. 1-12. 3
27. Hsu C.H.C., Kang S.K., Lam T. (2009). Reference group influences among Chinese
travelers. Journal of Travel Research. Vol. 47(4). pp. 446-456.
28. Crumpton, M.A. (1979). The effect of motivation on travel behaviour. Journal of
Travel Research, 17(4), pp. 10-14. 2
29. Hsu C.H.C., Kang S.K., Lam T. (2009). Reference group influences among Chinese
travelers. Journal of Travel Research. Vol. 47(4). pp. 446-456. 3
30. Mill, R.C., and Morrison, A.M. (1992). The tourism system: An introductory text.
Englewood Cliffs: Prentice Hall.
31. Kinley, T.R., Josiam, B.M., and Lepisto, L.R. (2012). The effect of personality and
travel-based experiences on travel motivations. Journal of Hospitality Marketing &
Management, 21(8), pp. 883-902.
32. Beerli A., Martin J.D. (2004). Factors influencing destination image. Annals of
Tourism Research. Vol. 31(3). pp. 657-681. 2
33. Hyde K.F. (2004). Images of spiritual tourism experiences. Proceedings of the New
Zealand Tourism and Hospitality Research Conference. Wellington: Victoria
University of Wellington. 3:
34. McCracken G. (2005). Culture and consumption II: Markets, meaning and brand
management. Indiana University Press. 4:
35. Swarbrooke J., Horner S. (2007). Consumer behaviour in tourism. Routledge.
36. Gartner W.C. (1993). Image formation process. Journal of Travel and Tourism
Marketing. Vol. 2(2-3). pp. 191-215. 2
37. Stepchenkova S., Mills J.E. (2010). Destination image: A meta-analysis of 2000-2007
research. Journal of Hospitality Marketing & Management. Vol. 19(6). pp. 575-609. 3
38. Lee H., Law R., Murphy J. (2016). Helpful reviewers in TripAdvisor: An online
travel community. Journal of Travel & Tourism Marketing. Vol. 33(4). pp. 444-457.
39. Gitelson R.J., Kerstetter D.L. (1995). The relationship between socio-demographic
variables, benefits sought and subsequent vacation behavior: A case study. Journal of
Travel & Tourism Marketing. Vol. 4(2). pp. 99-112.
40. Arndt J. (1967). Role of product-related conversations in the diffusion of a new
product. Journal of Marketing Research. Vol. 4(3). pp. 291-295. 2
41. Moital M. (2006). An evaluation of the factors influencing the adoption of e-
commerce in the purchasing of leisure travel by the residents of Cascais, Portugal.
PhD thesis. Bournemouth University. 3
42. Bùi Dương. (1993). Nghệ An Ký. NXB Khoa học Xã Hội.
43. Chu Quang Trứ (2001). Sáng giá chùa xưa. NXB Mỹ thuật.
44. Phạm Tuân, Thảo Chi (2022). Ông Hoàng Mười - Huyền thoại và di tích lịch sử.
45.Oliver, R.L. (1999) Whence Consumer Loyalty. Journal of Marketing, 63, 33
‘Khám phá nét đẹp văn hoá du lịch tâm linh của Nghệ An’. Báo Nghệ An.

You might also like