Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

ASSIGNMENT

Mã môn học : LOG101


Môn học: Nhập môn Logistics
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Thái Hòa

Lớp học: LO19301


Nhóm thực hiện: nhóm 5
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Bảo Long PP03090
Lê Công Hải PP03089
Đặng Như Quỳnh PP03087
Lại Duy Hải PP03102
Nguyễn Văn Nghĩa PP03076

Hải Phòng, tháng 11 năm 2023

1
MỤC LỤC

MỤC LỤC.................................................................................................................................................................2

LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................................4

DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU.................................................................................................................5

LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................................................................6

BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA ASSIGNMENT CỦA CÁC THÀNH VIÊN....................................7

CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VÀ CHỨC NĂNG CỦA HOẠT ĐỘNG LOGISTICS
TRONG DOANH NGHIỆP.....................................................................................................................................8

1.1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP.......................................................................................................8

1.1.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp....................................................................................................8

1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển.......................................................................................................8

1.1.3. Sơ đồ tổ chức, vị trí các công việc liên quan đến hoạt động Logistics............................................9

1.1.3.1. Sơ đồ tổ chức của Bee Logistics..............................................................................................9

1.1.3.2. Vị trí các công việc liên quan đến hoạt động logistics...........................................................9

1.1.4. Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm/ Dịch vụ chủ yếu.......................................................................10

1.1.4.1. Lĩnh vực hoạt động của công ty............................................................................................10

1.1.4.2. Sản phẩm kinh doanh chủ yếu của công ty..........................................................................11

1.2. TRÌNH BÀY CHỨC NĂNG CỦA HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRONG DOANH NGHIỆP...........11

1.2.1. Các phòng ban liên quan đến hoạt động logistics..........................................................................11

1.2.2. Vị trí liên quan đến hoạt động Logistics.........................................................................................11

1.2.3. Chức năng của hoạt động Logistics trong doanh nghiệp..............................................................12

CHƯƠNG 2. MÔ TẢ TÍNH CHẤT, YÊU CẦU CỦA CÁC VỊ TRÍ CÔNG VIỆC VÀ LỘ TRÌNH CÔNG
DANH TRONG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI DOANH NGHIỆP...............................................................13

2.1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC, TÍNH CHẤT CỦA CÁC VỊ TRÍ CÔNG VIỆC ĐÃ LIỆT KÊ.......................13

2.1.1. Khối văn phòng................................................................................................................................13

2.1.2. Khối vận hành..................................................................................................................................13

2.1.3. Khối kinh doanh...............................................................................................................................14

2
2.2. CÁC YÊU CẦU CỦA DOANH NGHIỆP VỚI CÁC VỊ TRÍ TRÊN VỀ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG,
THÁI ĐỘ.........................................................................................................................................................14

2.3. LỘ TRÌNH CÔNG DANH CHO CÁC VỊ TRÍ CÔNG VIỆC TRÊN..................................................15

LỜI KẾT LUẬN.....................................................................................................................................................17

LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................................................................18

3
LỜI MỞ ĐẦU
 Tính thiết thực và ý nghĩa của đề tài
Tính đến cuối năm 2019, Việt Nam là quốc gia xếp thứ 64/160 trong danh sách các quốc
gia có tốc độ phát triển Logistics nhanh nhất thế giới (theo xếp hạng của Ngân hàng Thế
giới). Doanh thu toàn ngành đạt khoảng 40 - 42 tỷ USD mỗi năm, tăng trưởng cũng luôn
dao động ở mức 14 - 16%. Những con số này đã phần nào cho thấy tiềm năng to lớn.
Logistics có liên quan mật thiết tới giao thông vận tải, xuất nhập khẩu, kinh doanh, công
nghệ thông tin và hải quan... Cũng vì thế, Logistics phát triển đồng thời phản ánh sức
mạnh nội tại của nền kinh tế, tạo cơ hội thúc đẩy nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác. Hiện ở
Việt Nam có khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics, ngoài ra thị
trường cũng có hàng chục tên tuổi lớn trên thế giới gia nhập. Cho dù ở hiện tại hay trong
tương lai, Logistics được dự đoán sẽ tiếp tục đà tăng trưởng của mình, không chỉ đóng góp
cho nền kinh tế nước nhà mà còn tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động . Nhận
thức được tầm quan trọng đó, nhóm em đã lựa chọn tìm hiểu Công ty cổ phần Giao nhận
vận tải Con Ong để hoàn thành assignment như đã được giao.
 Kết cấu bài assignment giữa kỳ trừ những phần phụ thì bao gồm:
Chương 1: Tổng quan về doanh nghiệp và chức năng của hoạt động logistics trong doanh
nghiệp.
Chương 2: Tính chất, yêu cầu của các vị trí công việc và lộ trình công danh trong hoạt
động logistics tại doanh nghiệp.

4
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU
Hình ảnh, bảng biểu Trang
Hình 1.1. Công ty Bee Logistics 8
Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức của Bee Logistics 9

5
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan số liệu và kết quả của đề tài nghiên cứu “công ty cp Giao nhận Vận tải
Con Ong” là công trình nghiên cứu của em và đồng đội trong thời gian qua. Mọi số liệu sử
dụng phân tích trong luận văn và kết quả nghiên cứu là do chúng em tự tìm hiểu, phân tích
một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Em xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm nếu có sự không trung thực trong thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu
này.

6
BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA ASSIGNMENT CỦA CÁC
THÀNH VIÊN
HỌ VÀ TÊN MÃ SV MỨC ĐỘ THAM GIA NHẬN XÉT CỦ
NHÓM TRƯỞN

Nguyễn Bảo Long PP03090 Y1(word, canva), Y3(ý 3) Đúng tiến độ


Lê Công Hải PP03089 Y2 word và canva ý 1,2) Đúng tiến độ
Lại Duy Hải PP03102 Y3(word, canva) Đúng tiến độ
Đặng Như Quỳnh PP03087 Y4(word, canva)tổng hợp và chỉnh Đúng tiến độ
sửa word bài làm của cả nhóm và
các phần phụ khác
Nghĩa Văn Nghĩa PP03076 Y3(word, canva) Đúng tiến độ

7
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VÀ CHỨC NĂNG
CỦA HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
1.1.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp
Hình 1.1. Công ty Bee logistics

 Tên đầy đủ: công ty cp Giao nhận Vận tải Con Ong
 Năm thành lập:1/10/2004
 Địa chỉ: Trụ sở chính nằm trên Tầng 2, Tòa Nhà Hải Âu, Số 39B Trường Sơn, P. 4, Q.
Tân Bình,Tp. Hồ Chí Minh (TPHCM)
 Số điện thoại: (028) 62647272
Hotline: 1900252572
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần giao nhận vận tải Con Ong hay Bee Logistics ra đời vào ngày 1 tháng
10 năm 2004 với 3 nhân viên đầu tiên tại văn phòng thành phố Hồ Chí Minh với ước mơ
xây dựng một doanh nghiệp Việt có thể cung cấp, phát triển dịch vụ logistics toàn cầu
đáng tin cậy dự trên chất lượng dịch vụ, con người, công nghệ và niềm đam mê với ngàng
logistics. Từ giấc mơ giản dị đấy những nhà sáng lập đã quy tụ với nhau xây dựng công ty
logistics chuyên nghiệp, tin cậy, khác biệt, chất lượng, tận tâm, có trách nhiệm với khách
hàng.Trải qua hơn một thập kỷ phát triển và trưởng thành, Bee Logistics đã có sự phát
triển vượt bậc với hơn 800 nhân sự với các văn phòng tại Việt Nam (22 văn phòng, số liệu
năm 2015), Cambodia, Myanmar và các công ty lên doanh liên kết và các văn phòng liên

8
kết tại Ấn Độ, Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc,...cùng với hệ thống tác chiến
lược trên toàn cầu.
1.1.3. Sơ đồ tổ chức, vị trí các công việc liên quan đến hoạt động Logistics
1.1.3.1. Sơ đồ tổ chức của Bee Logistics
Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức Bee Logistics
BAN GIÁM
ĐỘC

KHỐI VĂN KHỐI CÔNG KHỐI VẬN KHỐI KINH


PHÒNG NGHỆ HÀNH DOANH

GIAO NHẬN

XỬ LÝ HÀNG
HÓA

PHÂN HÀNG

1.1.3.2. Vị trí các công việc liên quan đến hoạt động logistics
Dịch vụ của Bee Logistics cung cấp được cá biệt hóa để phù hợp với nhu cầu của từng
khách hàng, đem lại lợi ích, hiệu quả và tính tin cậy cho chuỗi cung ứng, gia tăng tính
cạnh tranh và tạo ra giá trị cho khách hàng.
_Trong cơ cấu tổ chức thì phòng ban phụ trách việc logistics dưới sự quản lí của phòng
giao nhận vận tải là:
+ Nhân viên giao nhận

9
+ Nhân viên xử lý hàng hoá

+ Nhân viên phân hàng

_Các vị trí liên quan đến công việc logistics:


+ Chuyên viên logicstics
+ Giám sát logisctics

10
+ Quản lý logistics
+ Giám đốc logistics
+ Giám đốc chuỗi cung ứng
1.1.4. Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm/ Dịch vụ chủ yếu
1.1.4.1. Lĩnh vực hoạt động của công ty
Công ty cổ phần Giao nhận vận tải Con Ong (Bee Logistics) hiện là một trong những
công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực giao nhận vận tải phục vụ xuất nhập khẩu.
1.1.4.2. Sản phẩm kinh doanh chủ yếu của công ty
Dịch vụ giao nhận hàng hóa trong và ngoài nước, gồm các hoạt động: giao nhận hàng
hóa đường biển, hàng không, vận tải đa phương thức và một số dịch vụ khác: khai thuê hải
quan, đại lý tàu biển, đại lý container, kiểm đếm hàng hoá.
1.2. TRÌNH BÀY CHỨC NĂNG CỦA HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRONG DOANH
NGHIỆP
1.2.1. Các phòng ban liên quan đến hoạt động logistics
 Phòng kế toán: gồm 3 người, trong đó có 1 trưởng phòng và 2 kế toán, thực hiện
các hoạt động về nghiệp vụ kế toán tài chính của công ty. Có chức năng giúp giám đốc
công ty quản lý, sử dụng vốn, xác định kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm.
 Phòng kinh doanh: gồm 10 người, Có một trưởng phòng và 9 chuyên viên kinh
doanh, thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh, xử lý các giấy tờ liên quan tới các hoạt động
của hợp đồng kinh tế như làm thủ tục hải quan, xin giấy phép..., giao dịch với khách hàng,
tìm kiến các hợp đồng mới cho công ty.
 Phòng giao nhận, vận tải: có 11 người, gồm 1 trưởng phòng, 9 chuyên viên, thực
hiện bố trí hợp lý các nguồn hàng, vận chuyển hàng hoá lưu thông, đảm bảo thực hiện tốt
kế hoạch đó đề ra và kế hoạch sử dụng, sửa chữa hệ thống xe, container cho hợp lý.
 Bộ phận giao nhận và vận chuyển: thực hiện nhiệm vụ từ phòng giao nhận vận
tải, đảm nhận giao nhận, vận chuyển hàng hoá theo yêu cầu, với trách nhiệm cao, đảm bảo
về mặt thời gian lẫn chất lượng, nhân viên kho bãi trong coi hàng hoá, có sự sắp xếp khoa
học, khai thác diện tích bến bãi hiện có của công ty.
1.2.2. Vị trí liên quan đến hoạt động Logistics
Ban giám đốc gồm 2 người: một giám đốc và một phó giám đốc.

11
 Giám đốc công ty: là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty,
chỉ đạo công tác chuẩn bị hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh doanh. Giám đốc
trực tiếp thiết kế bộ máy quản trị, chỉ đạo công tác tuyển dụng nhân sự, bố trí nhân sự
và thiết lập mối quan hệ làm việc trong bộ máy, giám đốc trực tiếp tổ chức chỉ đạo
công tác kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
 Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc và thay quyền giám đốc lúc giám đốc
vắng mặt, điều hành các hoạt động kinh doanh thuộc trách nhiệm của mình hoặc
những hoạt động được Giám đốc uỷ quyền, ó quyền đại diện công ty trước cơ quan
nhà nước và tài phán khi được uỷ quyền, và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của
mình trước giám đốc công ty, có nhiệm vụ đề xuất định hướng phương thức kinh
doanh.
1.2.3. Chức năng của hoạt động Logistics trong doanh nghiệp
_ Ở Bee Logistics, phòng ban và vị trí công việc liên quan đến hoạt động Logistics tại
công ty bao gồm bộ phận giao nhận và vận chuyển. Phòng ban này nhận nhiệm vụ từ
phòng giao nhận vận tải, thực hiện việc giao nhận, vận chuyển hàng hóa theo yêu cầu với
trách nhiệm cao. Đảm bảo thời gian cũng như chất lượng và tiến đọ trong việc giao nhận
hàng hóa. Trong quá trình vận chuyển hay có trách nhiệm đảm bảo an toàn đối với hàng
hóa và tài sản được giao.
_ Ngoài phòng ban giao nhận và vận tải ở công ty Bee Logistics thì còn có những phòng
ban ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động Logistics của công ty đó là phòng tổ chức hành
chính, phòng kế hoạch thị trường, phòng kinh doanh, phòng tài chính kế toán, phòng giao
nhận kho vận.
_ Phòng tổ chức tài chính: tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức cán bộ,đào tạo,
chế độ chính sách, hành chính, phục vụ sức khỏe đời sống cán bộ công nhân viên và công
tác đổi mới doanh nghiệp.
_ Phòng kế hoạch thị trường: thực hiện kinh doanh thương mại, bán và giới thiệu sản
phẩm, quảng bá giới thiệu dịch vụ, phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường giao nhận
vận chuyển. Xây dựng, triển khai báo cáo công tác kế hoạch phát triển thương hiệu của
công ty.

12
_ Phòng kinh doanh: nghiên cứu, xây dựng các chiến lược phát triển của công ty theo
tháng, quý và năm. Là đầu mối thu thập thông tin về các hoạt động của công ty, các
chương trình kế hoạch cũng như tiến độ thực hiện các dự án.

CHƯƠNG 2. MÔ TẢ TÍNH CHẤT, YÊU CẦU CỦA CÁC VỊ TRÍ CÔNG


VIỆC VÀ LỘ TRÌNH CÔNG DANH TRONG HOẠT ĐỘNG
LOGISTICS TẠI DOANH NGHIỆP
2.1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC, TÍNH CHẤT CỦA CÁC VỊ TRÍ CÔNG VIỆC ĐÃ LIỆT
KÊ.
2.1.1. Khối văn phòng
_ Chuyên viên chăm sóc khách hàng:
• Tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng về vấn đề hàng hóa và tình trạng giao nhận qua
group chat.
• Tìm hiểu, phân tích nguyên nhân và đưa ra hướng xử lý nhằm nâng cao chất lượng dịch
vụ.
• Xử lý tình huống hiệu quả, đảm bảo thời gian và chất lượng.
• Tham gia, đề xuất ý tưởng trong công tác hỗ trợ, chăm sóc và xử lý các yêu cầu, khiếu
nại từ khách hàng.
_ Chuyên viên quản lý kinh doanh khu vực:
Quản lý kinh doanh:
• Lập kế hoạch kinh doanh và phân bổ cho nhân viên, giám sát tiến độ của kế
hoạch kinh doanh, thúc đẩy nhằm đảm bảo đạt doanh thu trong khu vực quản lý.
• Trực tiếp thương lượng, trao đổi, chốt sales với các khách hàng trong khu vực có doanh
thu từ mức quy định của công ty trở lên.
Quản lý vận hành:
• Theo dõi báo cáo, giám sát năng suất và tỉ lệ lấy/giao/trả của từng nhân viên, KPI của
từng chi nhánh, khu vực. Thúc đẩy, điều chỉnh vận hành nhằm đảm bảo đạt kết quả của
khu vực. Quản lý việc xuất nhập hàng hóa, lưu trữ, xử lý hàng theo quy trình (Online &
Offline). Quản lý chi phí vận hành khác (công cụ, nguyên vật liệu, FL,...).
Quản lý nhân sự:
• Định kỳ đánh giá kết quả công việc kinh doanh và vận hành của nhân viên,
kiểm tra kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, lập danh sách theo dõi và tái đào tạo.
• Tuyển dụng, đào tạo định kỳ/theo đợt cho nhân viên về nghiệp vụ và các chính
sách, thông điệp, định hướng,… của công ty.
• Duy trì môi trường làm việc thân thiện, hòa đồng, minh bạch, trung thực, kỷ
luật, hợp tác, hướng đến mục tiêu chung của công ty.

13
_Nhân viên quản lý kho ( Ngành nghề mà nhóm chọn)

 Tiếp nhận và làm thủ tục xuất – nhập hàng hóa

Nhân viên quản lý kho sẽ là người tiếp nhận thông tin về số lượng và thời gian hàng hóa
nhập – xuất kho. Sau đó, họ sẽ chủ động bố trí nhân viên kho để sắp xếp vận chuyển hàng
hóa đảm bảo nhanh chóng, gọn gàng và thuận tiện nhất. Đồng thời, nhân viên quản lý kho
chịu trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra chất lượng hàng hóa, vật tư trước khi xuất – nhập kho
và xác nhận các giấy tờ, chứng từ hoặc hóa đơn liên quan.

 Giám sát quá trình mua hàng

Quản lý kho chịu trách nhiệm lập phiếu mua hàng khi có yêu cầu nhập hàng hóa từ cấp
trên hoặc các bộ phận khác. Chủ động làm việc với bộ phận vận tải của công ty hoặc liên
kết bên ngoài để đảm bảo giao hàng đúng tiến độ. Trong quá trình mua và nhận hàng, nhân
viên quản lý kho phải thực hiện nhiệm vụ theo dõi và giám sát toàn bộ quá trình này cho
đến lúc hoàn tất. Đồng thời chủ động làm việc hoặc báo cáo cấp trên trong trường hợp
phát sinh những sự cố bất ngờ để kịp thời giải quyết.

 Sắp xếp và quản lý hàng hóa

Lập sơ đồ và điều hành quá trình sắp xếp hàng hóa sao cho khoa học, dễ lưu trữ và quản
lý. Nhân viên quản lý kho phải tiến hành kiểm đếm thường xuyên để theo dõi và cập nhập
số lượng hàng hóa tồn kho trong ngày hoặc định kỳ, đảm bảo số lượng hàng hóa trong kho
khớp với số liệu trên phần mềm quản lý. Ngoài những vấn đề về số lượng, nhân viên quản
lý kho còn phải kiểm tra quá trình bảo quản, hạn mức sử dụng, thuộc tính của hàng hóa và
các quy định về phòng cháy chữa cháy để đảm bảo giữ an toàn hàng hóa trong kho.

 Lên kế hoạch nhập hàng hóa định kỳ

Nhân viên quản lý kho hàng phải lập kế hoạch hàng hóa định kỳ sao cho đảm bảo hàng
hóa luôn ổn định để phục vụ hoạt động sản xuất và kinh doanh. Cụ thể, hàng hóa tồn kho
phải luôn duy trì ở mức quy định tối thiểu. Trong trường hợp hàng trong kho vượt mức
quy định hoặc không đáp ứng đủ mức quy định tối thiểu, nhân viên quản lý kho phải đề
xuất với cấp trên để có những điều chỉnh phù hợp với tình hình biến động của hàng xuất –
nhập kho.

 Cập báo cáo với cấp trên khi số lượng kho hàng có biến động

Nhân viên quản lý kho phải thực hiện nhiệm vụ lập báo cáo về tình hình hàng hóa, vật tư
mới và cũ. Đồng thời cập nhật hồ sơ kho liên tục trên phần mềm quản lý. Trường hợp có

14
sự biến động, nhân viên quản lý kho hàng phải chủ động báo cáo cấp trên và liên hệ với
các phòng ban kế toán, kinh doanh, bộ phận bán lẻ… để giải quyết các tình huống phát
sinh.

2.1.2. Khối vận hành


_ Chuyên viên giao nhận:
Giao hàng: Nhận hàng từ kho của công ty và chuyển đến tận tay khách hàng
Lấy hàng: Đến các đối tác (Shop) nhận hàng và chuyển về kho của công ty
Trả hàng: Trả các đơn hàng từ kho của công ty về cho các đối tác (Shop)
_ Chuyên viên xử lý hàng hóa:
Bàn giao hàng, cập nhật trạng thái hàng hóa (trên hệ thống) cho NVGN theo
đúng tuyến, số lượng,…yêu cầu, nhận hàng, phân hàng theo theo các tuyến đã được định
sẵn.
Bắn mã đơn hàng, xuất nhập đơn hàng lên xe tải hoặc đi luân chuyển các kho khác.
Kiểm soát hàng hóa trong khu vực làm việc của mình.
Tương tác và giải quyết các vướng mắc liên quan đến hàng hóa cho nhân viên giao nhận.
_ Chuyên viên phân hàng:
Kiểm đếm nhập - xuất hàng hóa.
Cầm, di dời hàng hóa có kích thước nhỏ lên băng tải tự động.
Đóng kiện để xuất đi sau khi hàng đã được băng tải phân vào bao.
2.1.3. Khối kinh doanh
_Chuyên viên kinh doanh:
Tạo dựng, phát triển mối quan hệ với khách hàng doanh nghiệp, công ty.
Chăm sóc khách hàng cũ trên hệ thống công ty.
Giới thiệu, tư vấn dịch vụ giao nhận GHN hiện tại.
Phối hợp với các bộ phận vận hành, chăm sóc khách hàng.
Hỗ trợ khách hàng mới tạo đơn hàng, sử dụng dịch vụ.
_ Nhân viên phát triển kinh doanh:
Tạo dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng doanh nghiệp, công ty, các shop và
chăm sóc khách hàng cũ trên hệ thống công ty.
Tiếp cận khách hàng là các shop, công ty, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ
chuyển phát.
Tư vấn và thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty. Chăm sóc khách hàng
hiện có, phát triển tỉ trọng đơn hàng từ khách hàng. Đảm bảo doanh số đề ra và các báo
cáo liên quan.
2.2. CÁC YÊU CẦU CỦA DOANH NGHIỆP VỚI CÁC VỊ TRÍ TRÊN VỀ KIẾN
THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ.
_ Chuyên viên chăm sóc khách hàng:
• Không yêu cầu kinh nghiệm, không cần bằng cấp, tốt nghiệp THPT trở lên.
15
• Có kinh nghiệm vị trí chăm sóc khách hàng trong ngành thương mại điện tử hoặc
logistics là một lợi thế.
• Có laptop cá nhân.
• Kỹ năng giao tiếp khá.
• Chủ động, kỹ năng xử lý tình huống tốt.
• Hòa đồng, thân thiện, giao tiếp tiếng Anh cơ bản.
_ Chuyên viên phát triển kinh doanh:
• Có hiểu biết về ngành Thương mại điện tử: đặc điểm, xu hướng phát triển,...
• Có kiến thức về ngành giao nhận, vận tải tại Việt Nam: đặc thù ngành, đối thủ cạnh
tranh,...
• Chủ động trong công việc, thích nghi với sự thay đổi nhanh.
• Có Laptop cá nhân, sử dụng thành thạo Excel, Powerpoint.
_ Chuyên viên xử lý hàng hóa:
• Trung học/THPT trở lên.
• Cẩn thận, trung thực và có trách nhiệm trong công việc.
• Có laptop để xử lý đơn hàng trong kho.
_ Chuyên viên giao nhận:
• Có xe gắn máy, điện thoại hệ điều hành Android.
• Thông thuộc đường tại khu vực ứng tuyển.
• Trung thực, thân thiện, giao tiếp tốt.
• Xử lý tình huống tốt, sức khỏe tốt.
_ Chuyên viên phân hàng:
• Trung thực, thân thiện, siêng năng.
• Tính tình hiền hòa, có thể làm việc nhóm, có tinh thần hỗ trợ.
• Tăng ca khi có yêu cầu.
_ Chuyên viên quản lý kinh doanh:
• Hiểu biết tốt về dịch vụ khách hàng và quản lý theo hiệu quả công việc.
• Hiểu biết tốt về việc phát triển kinh doanh sản phẩm / dịch vụ.
• Kỹ năng hoạch định chiến lược về kinh doanh.
• Kỹ năng lập báo cáo và phân tích báo cáo.
• Kỹ năng thương lượng và đàm phán.
• Kỹ năng đào tạo, hướng dẫn, kèm cặp nhân viên.
• Sử dụng thành thạo các phần mềm vi tính để tối ưu.

_Nhân viên quản lý kho ( Công việc mà nhóm chọn)

 Kỹ năng

 Kỹ năng quản lý, tổ chức

Một nhân viên quản lý kho phải có kỹ năng tổ chức để sắp xếp và phân bổ công việc
một cách hiệu quả. Ngoài kỹ năng chuyên môn, năng lực quản lý con người sẽ giúp
16
quản lý kho đưa ra được những quy định, quy trình làm việc, phát huy được thế mạnh
của mỗi cá nhâ. Từ đó tạo môi trường làm việc đảm bảo tính kỷ luật và tăng sự đoàn
kết, sáng tạo.

 Kỹ năng lập phiếu nhập – xuất kho và quản lý sổ sách

Quá trình xuất nhập hàng hóa luôn rất phức tạp, nhất là với số lượng hàng hóa lớn. Do
vậy, nhân viên quản lý kho phải có kỹ năng lập phiếu xuất – nhập kho để quản lý công
việc một cách hiệu quả. Việc lập phiếu nhập – xuất kho đầy đủ, chi tiết cùng khả năng
quản lý sổ sách chặt chẽ sẽ giúp doanh nghiệp có căn cứ để thẩm định hàng hóa định
kỳ hoặc trong những trường hợp cần thiết.

 Kỹ năng sắp xếp hàng hóa

Kỹ năng sắp xếp hàng hóa sẽ giúp nhân viên quản lý kho biết cách để sắp đặt và bố trí
hàng hóa một cách khoa học. Một kho hàng rộng lớn nhưng được sắp xếp gọn gàng,
phân bổ hợp lý sẽ giúp khâu quản lý càng trở nên dễ dàng và trơn tru hơn. Ngoài ra, kỹ
năng sắp xếp hàng hóa cũng giúp nhân viên quản lý kho biết cách để bảo quản chất
lượng hàng hóa dựa vào đặc tính vật lý, hóa học của sản phẩm.

 Kỹ năng giao tiếp tốt

Quản lý kho cần phải luôn biết lắng nghe và chủ động đối thoại với các nhà cung cấp
để công việc luôn được phối hợp chặt chẽ. Đồng thời, nhân viên quản lý kho phải làm
việc với nhiều bộ phận khác nhau, nhất là với các bộ phận tài chính, kế toán, kinh
doanh. Vì vậy, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ tạo sự tương tác, thấu hiểu khi làm việc, tránh
sự nghi ngờ lẫn nhau và xảy ra những xung đột không đáng có.

 Kỹ năng sử dụng công cụ, phần mềm quản lý kho

Với những kho hàng có quy mô lớn, số lượng hàng hóa nhiều càng khiến cho công
việc quản lý kho trở nên khó khăn. Do vậy, kỹ năng sử dụng thành thạo các công cụ và
phần mềm quản lý kho sẽ giúp quá trình quản lý và theo dõi số lượng hàng hóa xuất –
nhập kho trở nên đơn giản và hiệu quả.

2.3. LỘ TRÌNH CÔNG DANH CHO CÁC VỊ TRÍ CÔNG VIỆC TRÊN
Để thăng tiến trong lĩnh vực logistics, bên cạnh kiến thức chuyên môn thì kỹ năng và
kinh nghiệm thực tế là những yếu tố quan trọng giúp tiến thân trong nghề. Đặc biệt thông

17
thạo tiếng anh và nhạy bén khi xử lý công việc sẽ giúp ta nhanh chóng thăng tiến trong
lĩnh vực:
_ Chuyên viên logistics: vị trí này không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, chúng ta có thể ứng
tuyển vị trí này ngay sau khi tốt nghiệp. Chuyên viên logistics cũng khá cao so với mặt
bằng chung.
_ Giám sát logistics: Bạn có thể được cân nhắc lên vị trí này khi đã có trong tay 1-2 năm
kinh nghiệm, tùy thuộc vào công ty mà bạn sẽ phụ trách vị trí giám sát hoặc thẳng tiến lên
vị trí quản lý .
_ Quản lý logistics: Để lên vị trí quản lý, bạn phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm cùng với
kỹ năng tiếng anh lưu loát, mức lương ở vụ trí này cũng rất cao tùy thuộc vào quy mô của
từng doanh nghiệp.
_ Giám đốc logistics: là người đứng đầu, quản lý, phân bố và kiểm soát hoạt động logistics
trong công ty, nhân sự phải nằm lòng nghiệp vụ và có trên 8 năm kinh nghiệm .
_ Giám đốc chuỗi cung ứng (từ 8 năm kinh nghiệm trở lên) : là người sẽ phụ trách tất cả
các hoạt động logistics liên quan đến chuỗi cung ứng, không chỉ trong nước mà còn có thể
ở phạm vi quốc tế. Trách nghiệm cao, đòi hỏi cũng nhiều nhưng mức lương bạn nhận được
là hoàn toàn xứng đáng.

18
19
LỜI KẾT LUẬN

Nhìn chung thì, trong bối


cảnh thế giới ngày càng phát
triển mạnh mẽ,
Logistics và chuỗi cung ứng ra đời đã phần nào giúp tác động đến nền kinh tế mới
được mở rộng. Đặc biệt, muốn Logistics và chuỗi cung ứng có hiệu quả cao, bạn phải có
khả năng thích ứng linh hoạt cũng như tầm nhìn xa trong nền kinh tế mới đầy biến động
hiện nay. Hơn nữa, bạn cần khiến nó phải gắn liền với chiến lược, cũng như kế hoạch mà
bạn lập nên cho từng doanh nghiệp theo từng giai đoạn. Tất cả quy trình riêng biệt đều có
mối quan hệ chặt chẽ được liên kết với nhau và luôn tác động đến nhau để cùng hướng tới
một mục đích chung là hoàn thành nhiệm vụ trong cả quá trình một cách xuất sắc nhất.
Với sự toàn cầu hóa như hiện nay, ngành “hậu cần” xuất nhập khẩu không chỉ diễn ra đơn
lẻ ở riêng một quốc gia, mà nó còn là sự kết nối trên toàn thế giới. Những ưu điểm được
trình bày ở trên đã cho thấy con đường phát triển vượt bậc của ngành Logistics luôn rộng
mở trên toàn cầu, tiềm năng phát huy về cơ hội việc làm mà ngành nghề này sở hữu là vô
cùng to lớn, nó cũng tương đương với lợi ích mà lĩnh vực này tạo ra. Tuy nhiên, chuyên
ngành Logistics vẫn là một ngành tương đối khó vì còn là một ngành nghề mới lạ và đòi
hỏi phải chịu được nhiều áp lực trong bước đầu quá trình tiếp thu kiến thức. Trong cả quá
trình học hỏi và tìm tòi về ngành nghề, người học cũng cần phải đáp ứng về những điều
kiện cần và đủ như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý, khả năng nhạy bén linh hoạt trong
việc nhìn nhận, xác định và giải quyết vấn đề, cũng như kỹ năng phát triển tư duy và rèn
luyện tinh thần tự giác chịu trách nhiệm trong cả quá trình vận hành khi làm về lĩnh vực
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Như đã đề cập đến, vì là một ngành nghề có sức thu
hút lớn, dẫn đến tỷ lệ cạnh tranh là không hề nhỏ và sự tranh đua với nhau là không thể
tránh khỏi, để có thể là một phần trong chuỗi mắt xích Logistics, các bạn trẻ ngày càng
phải cố gắng củng cố kiến thức chuyên môn, cũng như kĩ năng và kinh nghiệm thực tế
20
giúp bản thân có thể tiến xa hơn nữa.Và khi đã là một thành phần trong nó, sự thăng tiến
chắc chắn sẽ đến với bạn. Sau cùng, để đảm bảo quy trình của Logistics và chuỗi cung ứng
được hoạt động tốt, dù là đảm nhận ở bất kì vị trí công việc nào, dù bạn là một nhân viên
kinh doanh, hay cho đến là một chuyên viên thanh toán quốc tế, đều đòi hỏi cần bản thân
phải nắm bắt được thời cơ và phải cố gắng không ngừng để hoàn thành mục tiêu. Những
công sức mà bạn bỏ ra bây giờ, sẽ giúp bạn nhận được một kết quả xứng đáng mà bạn phải
được nhận trong tương lai.
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, chúng em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến thầy Phạm Thái Hòa. Trong quá trình tìm
hiểu và học tập môn nhập môn Logistics, chúng em đã nhận được sự giảng dạy và hướng
dẫn rất nhiệt tình, tâm huyết của thầy. Thầy đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến
thức hay và hữu ích. Từ những kiến thức thầy truyền đạt, chúng em xin trình bày những gì
mình đã tìm hiểng và nghiên cứu về công ty CP Giao nhận vận tải Con Ong (Bee
Logistics). Tuy nhiên, năng lực và kiến thức của chúng em còn hạn chế. Do đó không
tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thành assignment này. Kính mong thầy
giúp đỡ và xem xét, góp ý để của em được hoàn thiện và chính xác hơn. Kính chúc thầy
hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp giảng dạy để tiếp tục truyền bá kiến
thức, dìu dắt học trò như chúng em đến bến bờ hạnh phúc trong tương lai. Chúng em xin
trân thành cảm ơn!

21
22

You might also like