Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

ÔN TẬP HỌC KÌ 2

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (45c)


Câu 1. Alkane là những hydrocarbon no, mạch hở, có công thức chung là
A. CnH2n+2 (n ≥1). B. CnH2n (n ≥2). C. CnH2n-2 (n ≥2). D. CnH2n-6 (n ≥6).
Câu 2. [KNTT - SBT] (CH3)2CH–CH3 có tên theo danh pháp thay thế là
A. 2-methylpropane. B. isobutane. C. butane. D. 2-methylbutane.
Câu 3. Trong các chất dưới đây, chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất?
A. Butane. B. Ethane. C. Methane. D. Propane.
Câu 4. [CD - SBT]. Cho butane phản ứng với chlorine thu được sản phẩm chính (monochloro) là
A. 2-chlorobutane. B. 1-chlorobutane.
C. 3-chlorobutane. D. 2,3-dicholorobutane.
Câu 5. [CD - SBT]. Để tăng chất lượng của xăng, dầu, người ta thực hiện cách nào sau đây?
A. Thực hiện phản ứng reforming để thay đổi cấu trúc của các alkane không nhánh thành
hydrocarbon mạch nhánh hoặc mạch vòng có chỉ số octane cao.
B. Thực hiện phản ứng cracking để thay đổi cấu trúc các alkane mạch dài chuyển thànhcác
alkene và alkane mạch ngắn hơn.
C. Thực hiện phản ứng hydrogen hóa để chuyển các alkene thành alkane.
D. Bổ sung thêm heptane vào xăng, dầu.
Câu 6. [KNTT - SBT] Phát biểu nào sau đây về ứng dụng của alkane không đúng?
A. Propane C3H8 và butane C4H10 được sử dụng làm khí đốt.
B. Các alkane C6, C7, C8 là nguyên liệu để sản xuất một số hydrocarbon thơm.
C. Các alkane lỏng được sử dụng làm nhiên liệu như xăng hay dầu diesel.
D. Các alkane từ C11 đến C20 được dùng làm nến và sáp.
Câu 7. [KNTT - SBT] Hợp chất nào sau đây là một alkyne?
A. CH3-CH2-CH2-CH3. B. CH3-CH=CH2.
C. CH3-CH2-C≡CH. D. CH2=CH-CH=CH2.
Câu 8. [KNTT - SBT] Chất nào sau đây là đồng phân của CH2=CH-CH2-CH2-CH3?
A. (CH3)2C=CH-CH3. B. CH2=CH-CH2-CH3.
C. CH≡C-CH2-CH2-CH3. D. CH2=CH-CH2-CH=CH2.
Câu 9. [KNTT - SBT] Cho các chất kèm theo nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi (oC) sau: (X)but-1-
ene (-185 và -6,3); (Y) trans-but-2-ene (-106 và 0,9); (Z) cis-but-2-ene (-139 và 3,7);
(T) pent-1-ene (-165 và 30). Chất nào là chất lỏng ở điều kiện thường?
A. (X). B. (Y). C. (Z). D. (T).
Câu 10. [CD - SBT] Để phân biệt but-2-yne (CH3C≡CCH3) với but-l-yne (CH≡CCH2CH3) có thểdùng
thuốc thử nào sau đây?
A. Dung dịch HC1. B. Dung dịch AgNO3/NH3.
C. Nước bromine. D. Dung dịch KMnO4.

1
Câu 11. [CD - SBT] Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế ethene bằng cách tách nước ethanol và thubằng
cách dời chỗ của nước.
B. Một ứng dụng quan trọng của acetylene là làm nhiên liệu trong đèn xì oxygen -
acetylene.
C. Trong công nghiệp, người ta điều chế acetylene bằng cách nhiệt phân nhanh methanecó xúc
tác hoặc cho calcium carbide (thành phần chính của đất đèn) tác dụng với nước.
D. Một ứng dụng quan trọng của acetylene là làm nguyên liệu tổng hợp ethylene.
Câu 12. [CD - SBT] Các chai lọ, túi, màng mỏng trong suốt, không độc, được sử dụng làm chai đựng nước,
thực phẩm, màng bọc thực phẩm được sản xuất từ polyethylene (PE). Tên gọi của monomer tương
ứng điều chế ra PE là:
A. Butadiene. B. Propene. C. Vinyl chloride. D. Ethylene.
Câu 13. Trùng hợp ethylene, sản phẩm thu được có công thức là
A. ( CH2 CH2 )n . B. ( CH2 CH2 )n .
C. ( CH CH)n . D. ( CH3 CH3 )n .
Câu 14. [KNTT - SBT] Phản ứng nào sau đây đã tạo thành sản phẩm không tuân theo đúng quytắc
Markovnikov?
A. CH3CH=CH2 + HCl → CH3CHClCH3.
B. (CH3)2C=CH2 + HBr → (CH3)2CHCH2Br.
H
+
C. CH3CH2CH=CH2 + H2O −→ CH3CH2CH(OH)CH3.
D. (CH3)2C=CH-CH3 + HI → (CH3)2CICH2CH3.
Câu 15. [KNTT - SBT] Arene hay còn gọi là hydrocarbon thơm là những hydrocarbon trong phântử có
chứa một hay nhiều
A. vòng benzene. B. liên kết đơn. C. liên kết đôi. D. liên kết ba.
Câu 16. Công thức cấu tạo thu gọn của toluene là
A. C6H5 CH3. B. C6H5 CH2CH3. C. C6H5 CH=CH2. D. C6H5 CH(CH3)2.
Câu 17. [KNTT - SBT] Nhận xét nào sau đây về tính chất hoá học của benzene là không đúng?
A. Benzene khó tham gia phản ứng cộng hơn ethylene.
B. Benzene dễ tham gia phản ứng thế hơn so với phản ứng cộng.
C. Benzene không bị oxi hoá bởi tác nhân oxi hoá thông thường.
D. Benzene làm mất màu dung dịch nước bromine ở điều kiện thường.
Câu 18. [CTST - SBT] Biết độ dài liên kết C=C là 134pm, liên kết C-C là 154 pm. Thực tế 3 liên kết π
trong vòng benzene không cố định mà trải đều trên toàn bộ vòng benzene. Giá trị nào dưới đây phù
hợp với độ dài liên kết giữa carbon và carbon trong phân tử benzene?
A. 125 pm. B. 132 pm. C. 160 pm. D. 139 pm.
Câu 19. [KNTT - SBT] Chất nào sau đây không phải dẫn xuất halogen của hydrocarbon?
A. CH3CH2Cl. B. CH2 CHBr. C. ClCH2COOH. D. CF3CH2Cl.
Câu 20. [CTST - SBT] Mỗi nguyên tử halogen trong phân tử dẫn xuất halogen của hydrocarbon tạo được
bao nhiêu liên kết?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 21. [CTST - SBT] Nhiệt độ sôi của các dẫn xuất halogen được sắp xếp theo thứ tự: CH3F < CH3CI <
CH3Br < CH3I. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng dần nhiệt độ sôi từ CH3F đến CH3Ilà do
A. sự phân cực của liên kết carbon - halogen giảm dần từ CH3F đến CH3I.
B. độ âm điện của các halogen trong dẫn xuất giảm dần từ F đến I.
C. tương tác van der Waals tăng dần từ CH3F đến CH3I.
D. độ dài liên kết carbon - halogen tăng dần từ CH3F đến CH3I.
KOH
Câu 22. [KNTT - SBT] Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau: CH 3CHCl CH CH
2 3 H OH, to
C 2
5
Sản phẩm chính theo quy tắc Zaitsev của phản ứng trên là
A. but-1-ene. B. but-2-ene. C. but-1-yne D. but-2-yne

2
Câu 23. [CD - SBT] Cho các phát biểu:
(a) Do phân tử phân cực nên dẫn xuất halogen không tan trong dung môi hữu cơ như hydrocarbon,ether,..
(b) Nhiều dẫn xuất halogen có hoạt tính sinh học.
(c) Trong điều kiện thường, dẫn xuất halogen có thể ở dạng rắn, lỏng hay khí tùy thuộc vào khốilượng
phân tử, bản chất và số lượng nguyên tử halogen.
(d) Nhiều dẫn xuất halogen được sử dụng trong tổng hợp các hợp chất hữu cơ.
(e) Do liên kết C-X (X là F, Cl, Br, I) không phân cực nên dẫn xuất halogen dễ tham gia vào nhiềuphản
ứng hóa học
Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 5 C. 4 D. 2
Câu 24. [KNTT - SBT]: Công thức tổng quát của alcohol no, đơn chức, mạch hở là:
A. CnH2n-5OH (n ≥1). B. CnH2n(OH)2 (n ≥1).
C. CnH2n-1OH (n ≥1). D. CnH2n+1OH (n ≥1).
Câu 25. (QG.18 - 202) Chất nào sau đây thuộc loại alcohol no, đơn chức, mạch hở?
A. HCHO. B. C2H4(OH)2. C. CH2=CHCH2OH. D. C2H5OH.
o
Câu 26. [CD - SBT] Cồn 70 là dung dịch ethyl alcohol được dùng để sát trùng vết thương. Mô tảnào sau
đây về cồn 70o là đúng?
A. 100 gam dung dịch có 70mL ethyl alcohol nguyên chất.
B. 100 mL dung dịch có 70mL ethyl alcohol nguyên chất.
C. 1000 gam dung dịch có 70mL ethyl alcohol nguyên chất.
D. 1000 mL dung dịch có 70mL ethyl alcohol nguyên chất.
Câu 27. [CTST - SBT] Hợp chất thuộc loại polyalcohol là
A. CH3OH. B. CH3CH2OH.
C. CH2=CHCH2OH. D. HOCH2CH2OH.
Câu 28. [CTST - SBT] Tên của alcohol có công thức cấu tạo:

A. isobutan-2-ol. B. 2-methylbutan-2-ol.
C. 3-methylbutan-2-ol. D. 2-methylbutan-3-ol.
Câu 29. [CTST - SBT] Methyl alcohol, ethyl alcohol tan vô hạn trong nước là do
A. Khối lượng phân tử của các alcohol nhỏ. B. Có phản ứng với nước.
C. Hình thành liên kết hydrogen với nước. D. Hình thành liên kết cộng hoá trị với nước.
Câu 30. [CTST - SBT] Alcohol có phản ứng đặc trưng với Cu(OH)2 là
A. propane-1,2-diol, CH3CH(OH)CH2OH. B. propan-2-ol, CH3CH(OH)CH3.
C. propane-1,3-diol, HOCH2CH2CH2OH. D. ethanol, CH3CH2OH.
Câu 31. [CTST - SBT] Alcohol bị oxi hoá bởi CuO, t° tạo thành ketone là
A. CH3CH(OH)CH3. B. CH3CH2CH2OH. C. CH3CH2OH. D. CH3OH.
Câu 32. [KNTT - SBT]: Nhiều vụ ngộ độc rượu do sử dụng rượu được pha chế từ cồn côngnghiệp
có lẫn methanol. Công thức phân tử của methanol là
A. CH3OH B. C2H5OH C. C3H7OH D. C2H4(OH)2
Câu 33. [KNTT - SBT]: Cho các hợp chất hữu cơ sau:
(1) C3H8; (2) CH3Cl; (3) C2H5OH; (4) CH3OH.
Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi của các chất trên là
A. (1) > (2) > (3) > (4) B. (1) > (4) > (2) > (3)
C. (3) > (4) > (2) > (1) D. (4) > (2) > (1) > (3)
Câu 34. [KNTT - SBT]: Chất nào sau đây dùng để điều chế ethanol theo phương pháp sinh hóa?
A. Ethylene B. Acetylene C. Methane D. Tinh bột
Câu 35. [KNTT - SBT] Phenol là hợp chất hữu cơ, trong phân tử có
A. nhóm –OH và vòng benzene.

3
B. nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon của vòng benzene.
C. nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon no.
D. nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon no và có chứa vòng benzene.
Câu 36. [KNTT - SBT] Phản ứng với chất/dung dịch nào sau đây của phenol chứng minh phenolcó tính
acid?
A. Na. B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch bromine. D. HNO3 đặc/ H2SO4 đặc.
Câu 37. [KNTT- SBT] Trong nghiệp, phenol được điều chế chủ yếu từ chất nào sau đây?
A. Benzene. B. Cumene. C. Chlorobenzene. D. Than đá.
Câu 38. [KNTT - SBT] Nguyên nhân phản ứng thế bromine vào vòng thơm của phenol xảy ra dễdàng hơn
so với benzene là do
A. phenol tan một phần trong nước.
B. phenol có tính acid yếu.
C. ảnh hưởng của nhóm –OH đến vòng benzene trong phân tử phenol.
D. ảnh hưởng của vòng benzene đến nhóm –OH trong phân tử phenol.
Câu 39. [KNTT - SBT] Phenol là hợp chất hữu có có tính
A. Acid yếu. B. Base yếu. C. Acid mạnh. D. Base mạnh.
Câu 40. [CTST - SBT] Để nhận biết hai chất lỏng phenol và ethanol, có thể dùng
A. dung dịch bromine. B. quỳ tím. C. kim loại Na. D. dung dịch NaOH.
Câu 41. [CD - SBT] Hợp chất chứa nhóm C=O liên kết với nguyên tử carbon hoặc nguyên tửhydrogen
được gọi là
A. hợp chất alcohol B. dẫn xuất halogen
C. các hợp chất phenol D. hợp chất carbonyl
Câu 42. [KNTT - SBT] Trong những cặp chất sau đây, cặp chất nào thuộc loại hợp chất carbonyl?
A. CH3OH, C2H5OH. B. C6H5OH, C6H5CH2OH.
C. CH3CHO, CH3OCH3. D. CH3CHO, CH3COCH3.
Câu 43. Aldehyde là hợp chất hữu cơ trong phân tử có
A. nhóm chức –COOH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen.
B. nhóm chức –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon no.
C. nhóm chức –CHO liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen.
D. nhóm chức –COO- liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen.
Câu 44. Aldehyde X có công thức cấu tạo là CH3CH2CHO. Tên gọi của X là
A. propanal. B. butanal. C. pentanal. D. ethanal.
Câu 45. [CD - SGK] Công thức cấu tạo của acetone là
A. CH3COCH2CH3 B. CH3CH2COCH2CH3
C. CH3COCH3 D. CH3CHO

4
PHẦN 2: TRẢ LỜI ĐÚNG/ SAI (8c)
Câu 46. [KNTT - SBT] Tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo của phân tử methane (CH4)
a) Trong phân tử methane chỉ chứa các liên kết σ bền vững.
b) Phân tử methane không phân cực.
c) Ở điều kiện thường, methane kém hoạt động hoá học.
d) Trong phân tử methane, bốn liên kết C–H hướng về bốn đỉnh của một hình vuông.
Câu 47. Cho chất X có công thức cấu tạo sau:

a) Công thức phân tử của X là C8H8.


b) X có tên gọi là styrene.
c) X có khả năng làm mất màu dung dịch Br2 ở điều kiện thường.
d) X thường được pha thêm vào xăng, dầu để làm tăng chỉ số octane.

5
Thầy Phạm Văn Thuận

Câu 48. [CTST - SBT] Xét tính chất vật lí của dẫn xuất halogen:
a) Trong điều kiện thường, dẫn xuất halogen tồn tại ở 3 thể rắn, lỏng hoặc khí.
b) Dẫn xuất halogen không tan trong nước và các dung môi hữu cơ.
c) Một số dẫn xuất halogen có hoạt tính sinh học.
d) Các dẫn xuất halogen có khối lượng phân tử nhỏ (CH3F, CH3Cl, CH3Br, CH3I…) thường làchất
khí ở điều kiện thường.
Câu 49. [CD - SBT] Cho vài giọt bromobenzene vào ống nghiệm có chứa sẵn nước, lắc nhẹ rồiđể yên
trong vài phút.
a) Chất lỏng trong ống nghiệm phân thành hai lớp.
b) Xảy ra phản ứng thế halide, tạo ra hợp chất có công thức là C6H5OH.
c) Bromobenzene nặng hơn nước, không tan vào nước nên lắng xuống đáy ống nghiệm.
d) Có thể điều chế bromobenzene bằng cách cho benzene tác dụng với bromine xúc tác FeBr3.
Câu 50. Xét phản ứng oxi hóa alcohol bằng CuO ở nhiệt độ cao:
a) Với alcohol bậc I thu được aldehyde
b) Luôn thu được sản phẩm là hợp chất carbonyl.
c) Với alcohol bậc II, thu được ketone.
d) Alcohol bậc III không bị oxi hóa bởi CuO.
Câu 51. Cho dãy chuyển hóa sau:
HBr
(X) CH3 –CH2 H2SO4dac,170o Z
C Y
(1) (2)

OH
a) Công thức cấu tạo của Y, Z lần lượt là: CH2=CH2 và CH3CH2Br
b) Y có khả năng làm mất màu dung dịch Br2.
c) Phản ứng (1) dùng để điều chế Y trong phòng thí nghiệm.
d) Phần trăm khối lượng của Br trong Z là 73,39%.
Câu 52. [CD - SBT] Cho các phát biểu về ethanol C2H5OH:
a) Trong phân tử ethanol có nhóm -OH.
b) Ethanol dễ tan trong nước vì phân tử phân cực và ethanol có thể tạo liên kết hydrogen với phântử
nước.
b) Ethanol có đồng phân cấu tạo là dimethyl ether.
d) Nhiệt độ sôi của ethanol cao hơn của dimethyl ether.
Câu 53. [CTST - SBT] Aldehyde (X) no, đơn chức, mạch hở, không nhánh. Phân tử khối của
(X) được xác định thông qua kết quả phổ khối lượng với peak ion phân tử có giá trị m/zlớn nhất
ở hình dưới đây.

6
Thầy Phạm Văn Thuận

7
Thầy Phạm Văn Thuận

a) Phân tử khối của (X) là 72.


b) Công thức cấu tạo của (X) là CH3CH2CH2CHO
c) Tên gọi theo danh pháp thay thế của (X) là butanal.
d) (X) tan vô hạn trong nước do tạo được liên kết hydrogen với nước.

PHẦN 3: TRẢ LỜI NGẮN (22c)


Câu 54. Xác định số đồng phân cấu tạo của các chất có cùng công thức phân tử C4H10.
Câu 55. [CD - SBT] Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có cùng công thức phân tử C3H7Cl?
Câu 56. [CTST - SBT] Có bao nhiêu đồng phân aldehyde có công thức phân tử C4H8O?
Câu 57. Xác định số sản phẩm thế thu được khi cho Butane tác dụng với Chlorine có ánh sáng.
Câu 58. [KNTT - SBT] Có bao nhiêu hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C3H8O phản ứngđược với
Na?
Câu 59. [KNTT- SBT] Cho các chất có cùng công thức phân tử C7H8O sau, có bao nhiêu chất làphenol?
Câu 60. [KNTT- SBT] Cho các arene sau, có bao nhiêu chất thuộc dãy đồng đẳng của benzene?

Câu 61. [KNTT- SBT] Cho các chất sau, có bao nhiêu chất là đồng phân của nhau?

8
Thầy Phạm Văn Thuận

Câu 62. [KNTT- SBT] Cho các chất sau, có bao nhiêu chất là alcohol?

Câu 63. [CD - SBT] Hydrocarbon Y có công thức cấu tạo như sau: (CH3)2CHCH2CH3. Khi cho Y phản
ứng với bromine có thể thu được bao nhiêu dẫn xuất monobromo là đồng phân cấu tạo của
nhau?
Câu 64. [CD - SBT] Cho các chất có công thức cấu tạo sau: (1) ClCH2CH=CHCH3; (2)
CH3CH=CHCH3; (3) BrCH2C(CH3)=C(CH2CH3)2; (4) ClCH2CH=CH2; (5)
ClCH2CH=CHCH2CH3 (6) (CH3)2C=CH2. Trong số các chất trên, bao nhiêu chất có đồng phânhình
học?
Câu 65. [KNTT - SBT] Cho các alcohol sau: CH3OH, C2H5OH, CH2OH – CH2OH, CH2OH –
CHOH – CH2OH, CH2OH – CH2 – CH2OH. Có bao nhiêu alcohol hòa tan đượcCu(OH)2?
Câu 66. [CD - SBT] Chất X có công thức đơn giản nhất là C2H5O, hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành dung
dịch màu xanh đậm. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất của X?
Câu 67. Trong 5 mL một loại rượu gạo độ cồn 46o có bao nhiêu mL C2H5OH nguyên chất?
Câu 68. Tính thể tích C2H5OH (mL) nguyên chất có trong 2 lít rượu gạo độ cồn 30o.
Câu 69. Khối lượng riêng của C2H5OH nguyên chất là 0,789 gam/mL. Tính khối lượng của C2H5OH
nguyên chất trong 5 lít rượu gạo độ cồn 30o (kết quả làm tròn tới hàng phần trăm)
Câu 70. [CD - SBT] 2,4-Dichlorophenxyacetic acid (2,4-D) được sử dụng làm chất diệt cỏ, chất kích
thích sinh trưởng thực vật. Khi pha chế một dung dịch 2,4-D để phun kích thích sinh trưởng của
cây trồng người ta làm như sau: Cân 0,1 g 2,4-D hòa tan trong 50 mL cồn 50◦. Sau đó thêm
nước cho đủ 100 mL.
Tính nồng độ dung dịch 2,4-D thu được theo đơn vị mg mL-1
Câu 71. [KNTT - SBT]: Xăng E5 chứa 5% thể tích ethanol hiện đang được sử dụng phổ biến ở nước ta
để thay thế một phần xăng thông thường. Một người đi xe máy mua 2 L xăng E5 để đổ vào
bình chứa nhiên liệu. Tính thể tích ethanol (mL) có trong lượng xăng trên.
Câu 72. [CTST - SBT] Các arene thường có chỉ số octane cao nên được pha trộn vào xăng để năng cao
khả năng chống kích nổ của xăng, như toluene và xylene thường chiếm tới 25% xăng theo
thể tích. Tỉ lệ này với benzene được EPA(The U.S. Environmental

9
Thầy Phạm Văn Thuận

Protection Agency – Cơ Quan Bảo vệ môi trường Hoa Kì) quy định phải giới hạn ở mức không
quá 1% vì chúng là chất có khả năng gây ung thư.
Giả sử xăng có khối lượng riêng là 0,88 g/cm3 thì trong 88 tấn xăng có pha trộn không quá bao nhiêu m3
benzene?
Câu 73. [CD - SBT] Khí đốt hóa lỏng ( Liquified Petroleum Gas, viết tắt là LPG) hay còn được gọi là
gas, là hỗn hợp khí chủ yếu gồm propane ( C3H8) và butane (C4H10) đã được hóa lỏng. một
loại gas dân dụng chứa khí hóa lỏng có tỉ lệ mol propane: butane là 40: 60. Đốt cháy 1 lít khí
gas này ở ( 25 0 C, 1 bar) thì tỏa ra nhiệt lượng bằng bao nhiêu kJ? Biết khi đốt cháy 1 mol mỗi
chất propane và butane tỏa ra lượng nhiệt tương ứng 2220 kJ và 2875 kJ (kết quả làm tròn tới
hàng phần mười)
Câu 74. [CTST - SBT]* Có nhiều vụ tai nạn giao thông do người lái xe sử dụng rượu, bia khi tham gia
giao thông. Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển giao thông không được có
nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở. Để xác định hàm lượng rượu trong máu người lái xe,
người ta sử dụng phương pháp chuẩn độ ethanol có trong mẫu huyết tương bằng K2Cr2O7, môi
trường acid. Khi đó Cr+6 bị khử thành Cr+3 (đổi từ màu vàng cam sang màu xanh), C2H5OH bị
oxi hóa thành CH3CHO.
Khi chuẩn độ 5 mL mẫu huyết tương máu của một người lái xe cần dùng 2 mL dung dịch
K2Cr2O7 0,01M. Tính khối lượng (mg) ethanol có trong 5 mL huyết tương đó. Giả sử rằng
trong thí nghiệm trên chỉ có ethanol tác dụng với K2Cr2O7 (kết quả làm tròn tới hàng phần
mười)
để sản xuất 10 L cồn y tế 70°, biết hiệu suất của quá trình lên men là 80%, khối lượng riêng của ethanol là
0,789 g/mL (kếtquả làm tròn tới hàng phần mười)

10

You might also like