Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Bài 19

BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG
THỰC DÂN PHÁP (1951-1953

I. Thực dân Pháp đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương
1. Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh
- Từ tháng 5/1949, Mĩ từng bước can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương:
- 23/12/1950, Mĩ kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương. Đây là hiệp định
viện trợ về quân sự, kinh tế, tài chính của Mĩ cho Pháp
- Tháng 9/1951, Mĩ với Bảo Đại kí Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt Mĩ nhằm trực tiếp
ràng buộc Chính phủ Bảo Đại với Mĩ.
2. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi
-Năm 1950, dựa vào viện trợ của Mĩ, Pháp thực hiện kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi, mong
muốn kết thúc chiến tranh.
- Gồm 4 nội dung chính:
+ Xây dựng lực lượng cơ động mạnh, phát triển ngụy quân
+ Lập vành đai trắng bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ nhằm ngăn chặn quân chủ
lực của ta và kiểm soát nhân tài, vật lực ra vùng tự do
+ Tiến hành chiến tranh tổng lực .nhằm vơ vét sức người, sức của ta.
+ Đánh phá hậu phương bằng gián điệp, thực hiện chiến tranh tâm lí.
II. II. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951)
a.Thời gian, địa điểm: từ ngày 11->19/2/1951 tại Chiêm Hóa-Tuyên Quang
b. Nội dung:
+ Thông qua : “Báo cáo chính trị” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và “Báo cáo bàn về cách
mạng Việt Nam” của Tổng Bí thư Trường Chinh.
+ Tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập mỗi nước một Đảng Mác-Lê nin riêng.
Ở Việt Nam là Đảng Lao động Việt Nam, cơ quan ngôn luận là báo Nhân dân
+ Bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị
c. Ý nghĩa: Đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo của Đảng , là
Đại hội “kháng chiến thắng lợi”
III. Hậu phương kháng chiến phát triển mọi mặt
a. Về chính trị:
- 3-> 7/3/1951: Thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành mặt trận Liên
Việt
- 11/3/1951: Thành lập liên minh Việt-Miên-Lào để tăng tình đoàn kết chống Pháp và can
thiệp của Mĩ của 3 nước Đông Dương.
b. Về kinh tế:
Đẩy mạnh sản xuất, chấn chỉnh thuế khóa, cải cách ruộng đất.
C. Về giáo dục, văn hóa, y tế
- Giáo dục: cải cách với 3 phương châm: phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ
sản xuất
- Văn hóa: thực hiện “kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”
- Y tế: chăm lo sức khỏe, vận động vệ sinh phòng bệnh, bài trừ mê tín dị đoan
IV. Những chiến dịch tiến công giữ vững quyền chủ động trên chiến trường (đọc
thêm)

You might also like