Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Đề cương ôn tập Lý CK2

I.Trắc nghiệm
Câu 1. Kí hiệu này là của thiết bị điện nào?

A.Biến trở B.Điện trở


C.Điốt D.đèn LED
Câu 2. Nếu ta chạm vào dây điện trần (không có lớp cách điện) dòng điện sẽ truyền qua
cơ thể gây co giật, bỏng thậm chí có thể gây chết người là do
A.tác dụng sinh lí của dòng điện.
B.tác dụng hóa học của dòng điện.
C.tác dụng từ của dòng điện.
D.tác dụng nhiệt của dòng điện.
Câu 3. Chọn đáp số đúng.
A.1,25 A = 125 mA.
B.0,125 A = 1250 mA.
C.125 mA = 0,125 A.
D.1250 mA = 12,5 A.
Câu 4.Đối với pin thường sử dụng trong các đồng hồ treo tường trong nhà, giá trị hiệu
điện thế giữa hai cực của pin là
A.1,5 V.
B.3,0 V.
C.6,0 V.
D.9,0 V.
Câu 5.Khi mắc ampe kế vào mạch điện thì cần chú ý điều gì sau đây?
A.Chốt âm của ampe kế mắc vào cực dương của nguồn điện và chốt dương mắc với bóng
đèn.
B.Không được mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế vào nguồn điện.
C.Chốt dương của ampe kế mắc vào cực âm của nguồn điện và chốt âm mắc với bóng
đèn.
D.Cần mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế vào hai cực của nguồn điện.
Câu 6.Tính chất nào sao đây không phải của nguyên tử, phân tử?
A.Chuyển động không ngừng.
B.Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ của vật càng cao.
C.Chỉ có thế năng không có động năng.
D.Giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật luôn có khoảng cách.
Câu 7.Thả một miếng sắt nung nóng vào cốc nước lạnh thì
A.nhiệt năng của miếng sắt giảm.
B.nhiệt năng của miếng sắt tăng.
C.nhiệt năng của miếng sắt không thay đổi.
D.nhiệt năng của nước giảm.
Câu 8.Ampe kế có giới hạn đo là 50 mA phù hợp để đo cường độ dòng điện nào dưới
đây?
A.Dòng điện đi qua bóng đèn pin có cường độ là 0,35 A.
B.Dòng điện đi qua đèn điôt phát quang có cường độ là 28 mA.
C.Dòng điện đi qua nam châm điện có cường độ là 0,8 A.Dòng điện đi qua bóng đèn xe
máy có cường độ là 0,5 A.
D.Dòng điện đi qua bóng đèn xe máy có cường độ là 0,5 A.
Câu 9.Dùng ampe kế có giới hạn đo 5 A, trên mặt số được chia là 25 khoảng bằng nhau.
Khi đo cường độ dòng điện trong mạch điện, kim chỉ thị chỉ ở khoảng thứ 16. Cường độ
dòng điện đo được là
A.32 A.
B.0,32 A.
C.1,6 A.
D.3,2 A.
Câu 10.Đèn giao thông (đèn LED)là một trong những dụng tác dụng nào của dòng điện?
A.Tác dụng hóa học.
B.Tác dụng phát sáng.
C.Tác dụng từ.
D.Tác dụng sinh lí.
Câu 11.Thí nghiệm sau đây được bố trí dùng để

A.Đo hiệu điện thế qua một bóng đèn.


B.Đo hiệu điện thế giữa hai đầu biến trở của nguồn điện.
C.Đo cường độ dòng điện qua đèn.
D.khảo sát mối quan hệ giữa cường độ dòng điện chạy qua đèn và độ sáng của đèn.
Câu 12.Trong các sơ đồ mạch điện dưới đây, sơ đồ mạch điện có đèn sáng và chiều dòng
điện đúng là:

A.

B.
C.

D.
Câu 13. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh hơn thì đại lượng
nào sau đây của vật không tăng?
A.Nhiệt độ.
B.Thể tích.
C.Nhiệt năng.
D.Khối lượng.
Câu 14.Khi mở lọ nước hoa trong lớp học, sau một lúc cả phòng đều ngửi thấy mùi thơm.
Lí giải không hợp lí là
A.Do sự khuếch tán của các phân tử nước hoa ra khắp lớp học.
B.Do các phân tử nước hoa có nhiều hơn các phân tử không khí ở trong lớp học nên ta
chỉ ngửi thấy mùi nước hoa.
C.Do các phân tử nước hoa nhẹ hơn các phân tử không khí nên có thể chuyển động
ra khắp lớp học.
D.Do các phân tử nước hoa chuyển động hỗn độn không ngừng, nên nó đi ra khắp lớp
học.
Câu 15.Cách nào sau đây làm giảm nhiệt năng của vật ?
A.Cho vật vào môi trường có nhiệt độ thấp hơn vật.
B.Đốt nóng vật.
C.Cọ xát vật với một vật khác.
D.Cho vật vào môi trường có nhiệt độ cao hơn vật.
Câu 16.Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của một vật?
A.Chỉ có những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.
B.Chỉ có những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.
C.Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh cũng đều có nhiệt năng.
D.Chỉ có những vật có trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng.
Câu 17.Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brao chứng tỏ:
A.Các phân tử nước hút và đẩy hạt phấn hoa.
B.Các phân tử nước lúc thì đứng yên, lúc thì chuyển động.
C.Các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng.
D.Hạt phấn hoa hút và đẩy các phân tử nước.
Câu 18. Giải thích vì sao mùa đông áo bông giữ ấm được cơ thể?
A.Vì bông xốp bên trong áo bông có chứa không khí mà không khí dẫn nhiệt kém
nên hạn chế sự dẫn nhiệt từ cơ thể ra ngoài.
B.Sợi bông dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự truyền nhiệt từ khí lạnh bên ngoài vào cơ thể.
C.Áo bông truyền cho cơ thể nhiều nhiệt lượng hơn áo thường.
D.Khi ta vận động các sợi bông cọ xát vào nhau làm tăng nhiệt độ bên trong áo bông.
Câu 19.Chất nào dẫn nhiệt kém?
A.Sắt
B.Đồng
C.Không khí
D.Nhôm
Câu 20.Ở xứ lạnh tại sao người ta thường làm cửa sổ có hai hay ba lớp kính?
A.Đề phòng lớp này vỡ còn có lớp khác
B.Không khi giữa hai tấm kính cách nhiệt tốt làm giảm sự mất nhiệt trong nhà
C.Để tăng thêm bề dày của kính
D.Để tránh gió lạnh thổi vào nhà
II.Tự luận
I.Phần điện
- Đổi đơn vị
125mA = 0,125A
0,15A = 150mA
25mV = 0,025V
110kV = 110 000V
2.Một ampe kế có GHĐ 5A;ĐCNN 0,2A.Có thể dùng ampe kế này để đo dòng diện chạy
qua mặt đồng hồ treo tường không?Vì sao
- Không thể vì dòng diện chạy qua đồng hồ treo tường rất nhỏ nên không có kết quả đo
chính xác
II.Phần nhiệt
Câu 1.Nêu tính chất của nguyên tử,phân tử
- Mọi vật đều cấu tạo từ các hạt riêng biệt vô cùng nhỏ bé gọi là phân tử,nguyên tử
- Các nguyên tử,phân tử chuyển động hỗn loạn,không ngừng
- Giữa các nguyên tử,phân tử có khoảng cách
- Nhiệt độ của vật càng cao,chuyển động của các nguyên tử,phân tử càng nhanh
- Giữa các nguyên tử,phân tử có lực hút và lực đẩy
Câu 2.Nêu khái niệm nội năng
- Nội năng của vật là tổng động năng phân tử + thế năng phân tử
=> Nội năng các vật phụ thuộc vào nhiệt độ,nhiệt độ càng cao nội năng càng lớn
Câu 3.Chuyển động của nguyên tử nhôm,nội năng của thanh nhôm thay đổi như thế nào
khi
a)Thả thanh nhôm vào cốc nước nóng
b)Thả thanh nhôm vào chậu nước đá
a) Nhiệt độ thanh nhôm tăng=> Chuyển động của các nguyên tử nhanh hơn=> nội năng
tăng
b) Nhiệt độ thanh nhôm giảm=> Chuyển động của các nguyên tử chậm hơn=>nội năng
giảm

You might also like