Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 41

VAI TRÒ CỦA NGHIÊN CỨU VIÊN &

TRUNG THỰC TRONG NCKH

PGS.TS. Trần Thanh Hương


Bộ môn Y đức & Tâm lý y học
Trường Đại học Y Hà Nội
VAI TRÒ CỦA NGHIÊN CỨU VIÊN &
TRUNG THỰC TRONG NCKH

PGS.TS. Trần Thanh Hương


Bộ môn Y đức & Tâm lý y học
Trường Đại học Y Hà Nội
MỤC TIÊU BÀI HỌC

Phân tích được các nguyên lý của đạo đức


trong nghiên cứu y sinh học

Trình bày được nhiệm vụ của nghiên cứu viên


trong nghiên cứu y sinh học

Trình bày được các điểm cần lưu ý để đảm


bảo tính liêm chính/trung thực trong học thuật
LỊCH SỬ RA ĐỜI & PHÁT TRIỂN ĐẠO ĐỨC

§ Từ thời Hy Lạp cổ đại cách đây 2500 năm

§ Ở Việt Nam Hải Thượng Lãn Ông trong 9 điều Y


Huấn Cách Ngôn

§ Đạo đức nói chung có từ khi có xã hội loài


người

§ Đạo đức nghiên cứu ra đời sau những thử


nghiệm y học lạm dụng, mang tính phi nhân
đạo
THỬ NGHIỆM VỀ BỆNH GIANG MAI (Tuskegee Syphilis Study)

1932 – 1972: Dịch vụ y tế công cộng Liên bang Mỹ đã thử nghiệm:

399 người da đen gốc Phi, nghèo, bị ép buộc tham gia

Những người này không được thông báo là bị mắc bệnh mà chỉ nói
là trong máu có vấn đề, được chạy chữa miễn phí

Năm 1932, khi dự án bắt đầu, họ được tiêm các loại hóa chất nguy
hiểm để kiểm chứng liệu pháp điều trị độc tố nhưng lại nói dối là
dùng placebo

Kết quả: chỉ còn 74 người sống sót, 28 người chết vì giang mai, 100
người chết vì biến chứng, 40 người vợ của những người này bị
nhiễm bệnh, 19 đứa con của những người này bị dị tật do giang mai
gây ra
THỬ NGHIỆM TẠI TRẠI TẬP TRUNG ĐỨC QuỐC XÃ

• Thử nghiệm trên những trẻ sinh đôI ở Auschwitz để tìm


hiểu sự khác biệt và giống nhau giữa những cặp song
sinh nhằm phục vụ cho mục đích nhân bản duy trì nòI
giống Đức: 1.500 cặp tù binh sinh đôi, cuối cùng chỉ còn
không quá 200 người sống sót…họ được tiêm vào mắt
những loại hóa chất khác nhau để xem sự biến đổi màu
mắt

• 1942: Thử nghiệm điều trị chứng giảm cảm xúc, cho
người trần đứng trong chậu đá lạnh hàng giờ liền
ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU

Đạo đức nghiên cứu là các nguyên tắc,


các chuẩn mực đạo đức áp dụng trong
nghiên cứu đặc biệt là các nghiên cứu y
sinh học liên quan đến con người
YẾU TỐ NỀN TẢNG CỦA NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

• Tôn trọng người bệnh


BẢO VỆ ĐỐI • Hướng thiện
TƯỢNG • Công bằng
NGHIÊN CỨU

• Cán bộ có trình độ
CHẤT • Cơ sở vật chất đảm bảo
LƯỢNG • Đề cương tốt
NGHIÊN CÚU

• Hệ thống thu thập số liệu và phân tích thống kê


SỐ LiỆU
• Hệ thống theo dõi, giám sát
CHÍNH XÁC, • Hệ thống giám sát độc lập
TRUNG
THỰC
NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU

Tôn trọng con người bao gồm:


• Do chính người tham gia tự quyết
định
• Có biện pháp bảo vệ nhóm đối tượng
dễ bị tổn thương
§ Hướng thiện (làm việc thiện & không ác
ý)
§ Công bằng
NGHIÊN CỨU Y HỌC LÂM SÀNG

BÁC SĨ THỰC NGHIÊN CỨU VIÊN


HÀNH LÂM SÀNG

Mục tiêu Điều trị khỏi bệnh Đánh giá an toàn – Hiệu
quả
Đối tượng Người bệnh Người bệnh tình nguyện

Phác đồ Có thể thay đổi Tuân thủ đề cương

Công cụ Bệnh án điều trị Bệnh án nghiên cứu


(CRF)
TÔN TRỌNG CON NGƯỜI

Do chính người tham gia tự quyết


định

Có biện pháp bảo vệ nhóm dễ bị


tổn thương
Nguyên tắc của sự thỏa thuận tham gia nghiên cứu

Nguyên tắc tham gia tự nguyện

Cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến nghiên


cứu

Ngôn ngữ phổ thông, dễ hiểu

Tạo sự liên hệ thường xuyên/định kỳ với đối


tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu được quyền rút lui khỏi


nghiên cứu ở bất cứ thời điểm nào mà không bị
đối xử ngược đãi hoặc không công bằng.
Thỏa thuận tham gia nghiên cứu (tiếp)
Đối tượng nghiên cứu có đủ năng lực về
tinh thần, trí tuệ tự đưa ra quyết định

Nhóm đối tượng dễ bị tổn thương không


đủ năng lực về trí tuệ, hoặc không có khả
năng tự đưa ra quyết định thì cần có sự
thỏa thuận của người đại diện được pháp
luật thừa nhận.

Thỏa thuận tham gia nghiên cứu tồn tại


trong suốt quá trình nghiên cứu, đối
tượng có thể rút lui không tham gia vào
nghiên cứu ở bất cứ thời điểm nào.
Thành phần chủ yếu của bản thỏa thuận
Mô tả nghiên cứu

Mô tả nguy cơ

Mô tả lợi ích

Mô tả cam kết đảm bảo bí mật riêng tư

Mô tả những vấn đề liên quan đến bồi


thường nếu có
BẢN THỎA THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU
Họ và tên:
Tuổi
Địa chỉ:
Tôi được mời tham gia nghiên cứu có tên đề tài là:
……………………………………………………….
Tôi được cán bộ nghiên cứu đọc và trình bày trong bản thỏa
thuận tham gia nghiên cứu này các thông tin liên quan đến
nghiên cứu bao gồm các nội dung chính sau đây:
Mục đích của nghiên cứu
Quy trình thực hiện nghiên cứu (SoPs)
Những lợi ích của nghiên cứu
Những rủi ro có thể xảy ra đối với sức khỏe khi tôi tham gia
nghiên cứu…………………………………………………..
Tình huống 1: Nghiên cứu về nguy cơ nhiễm HIV/AIDS
của đồng tính nam tại Hải Phòng

1. Mô tả nhận thức và thực hành về phòng chống HIV/AIDS


của đồng tính nam tại Hải Phòng
2. Đánh giá tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS và một số bệnh lây truyền
qua đường tình dục của đồng tính nam tại Hải Phòng

Đối tượng nghiên cứu : nam thanh niên 18 – 40 tuổi


Phương pháp thu thập số liệu: phỏng vấn theo bộ câu hỏi,
lấy mẫu máu và mẫu nước tiểu xét nghiệm.
Bộ câu hỏi phỏng vấn: nhiều thông tin liên quan đến quan hệ
tình dục đến tiêm chích các chất gây nghiện và đến nhiều yếu
tố nguy cơ liên quan đến lây nhiễm HIV/AIDS.
Kết quả các mẫu xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu:
xác định HIV và chất gây nghiện
Nhà nghiên cứu đã mô tả cách thức đảm bảo giữ bí mật danh tính cho đối tượng
trong đề cương nghiên cứu ở phần đạo đức trong nghiên cứu như sau:

(1) Đối tượng nghiên cứu được cung cấp đầy đủ các thông tin về nghiên cứu và
được trao một mật mã số cá nhân của đối tượng để thực hiện một nghiên cứu vô
danh.
(2) Mẫu phiếu điều tra phỏng vấn chỉ ghi mã số cá nhân của đối tượng, ngoài ra
không ghi bất kỳ một đặc điểm nào khác như tuổi, địa chỉ hoặc họ và tên cha
mẹ, anh chị em ruột v.v... để không thể nhận dạng được đối tượng nghiên cứu.
Nhà nghiên cứu sử dụng đĩa CD và tai nghe trong quá trình phỏng vấn để đảm
bảo tính bí mật, những người xung quanh sẽ không nghe thấy câu hỏi và cũng
không biết được người được phỏng vấn đã trả lời như thế nào.
(3) Các tờ giấy trả lời sẽ được gấp lại, bỏ chung vào một hộp lớn, do đó sẽ không
có cách nào để liên hệ giữa những thông tin trả lời và người trả lời.
(4) Đối tượng nghiên cứu được thông báo địa chỉ liên hệ với nhà nghiên cứu và
cách thức liên hệ với nhà nghiên cứu.
(5) Toàn bộ khâu thu thập phiếu, xử lý kết quả chỉ có mã số cá nhân của đối
tượng nghiên cứu, do đó những người thu thập, người xử lý kết quả cũng không
thể biết được mã số đó là của ai và như vậy danh tính của đối tượng được giữ
kín hoàn toàn trong toàn bộ quy trình của nghiên cứu.
Bảo đảm giữ bí mật riêng tư trong đạo đức nghiên cứu

Riêng tư trong đạo đức nghiên cứu là những thông tin,


những vấn đề cá nhân của đối tượng tham gia nghiên cứu.

Đảm bảo quyền được giữ bí mật riêng tư của đối tượng
chính là đảm bảo nguyên tắc đạo đức tôn trọng con người.

Bí mật trong đạo đức nghiên cứu là giữ kín không để lộ


các thông tin cá nhân, những vấn đề riêng tư của cá nhân
ra ngoài

Nhà nghiên cứu cần phải mô tả rõ biện pháp để đảm bảo


giữ bí mật riêng tư.
Tình huống 2:

Mục tiêu:
Đánh giá hiệu quả điều trị của Gentamixin 500 mg
trong điều trị Viêm tai giữa cấp
Thiết kế nghiên cứu: ngẫu nhiên có đối chứng; so
sánh 2 nhóm: nhóm 1: sử dụng Gentamixin 500 mg;
nhóm 2: sử dụng giả dược
Đối tượng nghiên cứu: trẻ em dưới 12 tuổi, Viêm tai
giữa cấp
Số lượng: 100; chia ngẫu nhiên 2 nhóm

Nghiên cứu có được chấp thuận của Hội đồng đạo


đức? Phân tích?
TÍNH THIỆN: ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH VÀ NGUY CƠ

§ Lợi ích trong đạo đức nghiên cứu được coi là


một giá trị tích cực đem lại cho đối tượng
nghiên cứu hoặc cho xã hội một hiệu quả nhất
định

§ Lợi ích có thể là trực tiếp cho đối tượng


nhưng cũng có thể là gián tiếp, có thể là
những lợi ích cụ thể nhưng cũng có thể là
những lợi ích không lượng hóa được.

§ Nguy cơ hay còn gọi là rủi ro được hiểu là một


thiệt hại nào đó cho đối tượng nghiên cứu.
Cũng có những nguy cơ trực tiếp và nguy cơ
gián tiếp.
TÍNH THIỆN: ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH VÀ NGUY CƠ

Lợi ích hoặc nguy cơ có thể là về thể chất, tinh


thần, tâm lý, xã hội, kinh tế hoặc những vấn đề
luật pháp.

Đánh giá lợi ích và nguy cơ là sự xem xét, cân


nhắc, so sánh giữa lợi ích và nguy cơ của một
nghiên cứu y sinh học nào đó để có thể đưa ra
quyết định cho phép hay không cho phép
nghiên cứu được tiến hành
CÔNG BẰNG TRONG NGHIÊN CỨU

Tránh gây tổn thương cho đối tượng nghiên


cứu một cách tối đa

Thiết kế nghiên cứu phù hợp: việc lựa chọn,


mời đối tượng tham gia hay loại trừ ra khỏi
nghiên cứu các đối tượng nghiên cứu một cách
công bằng

Không phân biệt đối xử trong lựa chọn đối


tượng nghiên cứu
Nghiên cứu có sự tham gia của những đối
tượng dễ bị tổn thương
Là những người không có khả năng (có thể hoàn
toàn không có khả năng hoặc không có khả năng
từng phần) bảo vệ quyền lợi của chính họ.

Những người có thể không đủ quyền lực, sự thông


minh, học vấn, nguồn lực tài chính, sức khỏe hoặc
những yếu tố khác để bảo vệ lợi ích của bản thân họ.
Ví dụ: trẻ em, người bị bệnh nặng, những bệnh nhân
tâm thần, người nghèo, người dân tộc ít người,
người đang bị hình phạt của pháp luật (như tù nhân,
nghiện hút, mại dâm…), người bị mù chữ, nhóm
người bị xã hội xa lánh như bị nhiễm HIV/AIDS, tình
dục đồng giới, nhóm đối tượng là phụ nữ và phụ nữ
có thai.
Những nguyên tắc chung khi nghiên cứu có sự tham gia của
nhóm đối tượng dễ bị tổn thương

Cần xem xét kỹ và xét duyệt đặc biệt của


hội đồng đạo đức khi nghiên cứu có sự
tham gia của nhóm đối tượng dễ bị tổn
thương.

Chỉ tiến hành nghiên cứu trên nhóm đối


tượng này khi nghiên cứu đó là thật cần
thiết và không thể thay thế bằng nhóm đối
tượng khác.

Cân nhắc kỹ giữa nguy cơ và lợi ích


Những nguyên tắc chung khi nghiên cứu có sự tham gia của
nhóm đối tượng dễ bị tổn thương

Phải có bản thỏa thuận tham gia nghiên


cứu của người đại diện hợp pháp được
pháp luật thừa nhận
Cần có giải pháp đảm bảo lợi ích và sự an
toàn cho nhóm đối tượng dễ bị tổn
thương.
Chỉ tiến hành nghiên cứu khi có văn bản
chấp thuận cho phép của Hội đồng đạo
đức nghiên cứu
TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU

Các yêu cầu về chuyên môn:


+ Trình độ, năng lực
+ Có thời gian dành cho nghiên cứu
+ Tuân thủ quy định trong nước & quốc tế
+ Chấp nhận giám sát & kiểm tra của nhà
tài trợ và Hội đồng DDNC
TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU
Trách nhiệm với đối tượng tham gia nghiên cứu:
+ Thực hiện các yêu cầu trong qui trình nghiên cứu
+ Quan tâm đến sức khỏe & sự an toàn của đối tượng NC
+ Quyết định thích hợp khi có biến cố bất lợi
+ Giải đáp thắc mắc, tìm hiểu lý do rút khỏi NC (nếu có)
Hội đồng đạo đức:
+ Được sự chấp thuận của Hội đồng đạo đức trước khi NC
+ Cung cấp tài liệu cần thiết theo yêu cầu
+ Báo cáo các thay đổi so với đề cương hoặc biến cố bất
lợi nghiêm trọng
Tuân thủ đề cương:
+ Thực hiện theo đề cương đã phê duyệt
+ Ghi chú & giải thích những chệch hướng đề cương NC
+ Báo cáo các chệch hướng/vi phạm đề cương
SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU

Bảo quản và sử dụng sản phẩm nghiên


cứu đúng quy định
Lưu giữ các giấy tờ cần thiết khi phân
phối, sử dụng, thu hồi và tiêu hủy sản
phẩm NC
Hướng dẫn BN sử dụng sản phẩm NC
Tuân thủ qui trình ngẫu nhiên
LƯU TRỮ HỒ SƠ & BÁO CÁO SỐ LiỆU

Báo cáo đúng thời gian, rõ ràng, chính


xác
Đảm bảo sự chính xác của dữ liệu thu
thập & tài liệu nguồn
Chỉnh sửa thông tin trong biểu mẫu báo
cáo đúng yêu cầu
Lưu trữ hồ sơ theo yêu cầu về thời gian
và chất lượng bảo quản
Có bản thỏa thuận về các khía cạnh tài
chính giữa nhà tài trợ và NCV
BÁO CÁO

Báo cáo sơ kết hàng năm hoặc khi có


yêu cầu
Báo cáo thay đổi ảnh hưởng đến NC
và/hoặc tăng sự nguy hiểm cho đối
tượng NC
Báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng
(SEA)
Báo cáo biến cố bất lợi (AE) và/hoặc kết
quả XN bất thường
Báo cáo trường hợp tử vong
LƯU TRỮ HỒ SƠ & BÁO CÁO SỐ LiỆU

Báo cáo đúng thời gian, rõ ràng, chính


xác
Đảm bảo sự chính xác của dữ liệu thu
thập & tài liệu nguồn
Chỉnh sửa thông tin trong biểu mẫu báo
cáo đúng yêu cầu
Lưu trữ hồ sơ theo yêu cầu về thời gian
và chất lượng bảo quản
Có bản thỏa thuận về các khía cạnh tài
chính giữa nhà tài trợ và NCV
CHẤM DỨT HOẶC ĐÌNH CHỈ NC TRƯỚC THỜI HẠN

Do NCV: báo cáo cho nhà tài trợ & Hội


đồng đạo đức
Do nhà tài trợ: NCV báo cáo cho Hội
đồng đạo đức
Do Hội đồng Đạo đức: NCV báo cáo nhà
tài trợ

Lưu ý: Thông báo cho đối tượng NC


biết khi chấm dứt hoặc đình chỉ NC
KẾT THÚC NGHIÊN CỨU

Thông báo cho điểm NC


Cung cấp tóm tắt kết quả NC cho Hội
đồng đạo đức
Báo cáo với nhà tài trợ
Báo cáo với các cấp có thẩm quyền
TÍNH LIÊM CHÍNH TRONG HỌC THUẬT
Khái niệm:
- Liêm chính trong học thuật: là cách hành xử ngay thẳng và
trong sạch trong hoạt động học thuật, gồm các hoạt động liên
quan đến học tập, giảng dạy, nghiên cứu, cũng như các hoạt
động sáng tác, sáng tạo khác”
- Liêm chính trong NCKH là nội dung cơ bản trong liêm chính
học thuật; là sự trung thực trong mọi khía cạnh của nghiên cứu;
triển khai nghiên cứu với chuẩn mực và trách nhiệm cao nhất;
báo cáo chính xác và trung thực kết quả nghiên cứu.
Các biểu hiện thể hiện sự không liêm chính trong NCKH:
- Gian lận
- Bịa đặt (Fabrication)
- Đạo văn (Plagiarism)
- Hỗ trợ hành vi không trung thực
MỘT SỐ BIỂU HIỆN KHÔNG LIÊM CHÍNH
Đạo văn: có thể hiểu là mọi hành vi sao chép ý tưởng,
ngôn ngữ, cách diễn đạt của người khác (không đề trích
dẫn) và xem đó là do mình tự tạo ra, là kết quả nghiên
cứu của mình đều được xem là “đạo văn”. Đạo văn là
hành vi thiếu trung thực nghiêm trọng về mặt học thuật
trong nghiên cứu khoa học.
Bịa đặt, gian lận: là hành vi “làm giả, bóp méo hoặc bịa
ra bất kỳ thông tin hoặc trích dẫn nào trong nghiên cứu
khoa học để phục vụ cho mục đích hay ý muốn chủ quan
nào đó của người nghiên cứu”
Hỗ trợ hành vi không trung thực: đồng tình với việc
làm giả, bóp méo kết quả nghiên cứu…
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC KHÔNG TRUNG THỰC TRONG NCKH

Tác động tới bệnh nhân: nhận các thông tin


không chính xác, điều trị không đúng
Tác động không tốt tới cộng đồng nghiên cứu
viên
Tác động tới cộng đồng khi xây dựng các can
thiệp từ các kết quả nghiên cứu không đúng
Tác động tới xây dựng chính sách
Gây lãng phí nguồn lực
THẢO LUẬN VỀ:

1. NGUYÊN NHÂN?
2. CÁC GIẢI PHÁP
CÁC TIÊU CHUẨN ĐẢM BẢO TRUNG THỰC TRONG NCKH

(1) Tính trung thực: Nhà khoa học có trách nhiệm về tính tin cậy trong nghiên cứu.
(2) Tuân thủ các quy định: Nhà khoa học phải nhận thức và tuân thủ các quy định và chính
sách liên quan đến nghiên cứu.
(3) Phương pháp nghiên cứu: Nhà khoa học phải sử dụng phương pháp nghiên cứu hợp
lý, dựa trên các kết luận có chứng cứ khoa học, và báo cáo về những phát hiện và giải thích
một cách đầy đủ, khách quan.
(4) Hồ sơ nghiên cứu: Nhà khoa học có nghĩa vụ lưu đầy đủ, chi tiết, rõ ràng, và chính xác
các kết quả mà họ đạt được trong quá trình nghiên cứu để những người khác có thể thẩm
định hay lặp lại công việc đã thực hiện.
(5) Phát hiện của nghiên cứu: Nhà khoa học phải chia sẻ công khai và kịp thời dữ liệu và
phát hiện ngay sau khi họ có cơ hội để thiết lập quyền ưu tiên và quyền sở hữu.
(6) Quyền tác giả: Nhà khoa học có trách nhiệm về đóng góp trong mọi công bố, tài trợ,
ứng dụng, báo cáo và kết quả nghiên cứu liên quan khác. Danh sách tác giả là những người
đáp ứng được các tiêu chí về quyền tác giả phải được bao gồm đầy đủ.
(7) Lời cảm ơn của các công bố: Nhà khoa học có trách nhiệm ghi nhận đóng góp của các
cá nhân hay tổ chức (bao gồm người chấp bút, nguồn tài trợ, nhà tài trợ, và những người
liên quan khác) trong các công bố của họ nhưng chưa đáp ứng đầy đủ tiêu chí làm tác giả.
CÁC TIÊU CHUẨN ĐẢM BẢO TRUNG THỰC TRONG NCKH

(8) Chuyên gia đánh giá: Nhà khoa học cần cung cấp các đánh giá một cách công bằng, kịp thời và
nghiêm ngặt, và đảm bảo tính bí mật khi bình duyệt công việc của người khác.
(9) Xung đột lợi ích: Nhà khoa học nên công khai các xung đột về tài chính hay các vấn đề liên quan có
thể ảnh hưởng độ tin cậy trong các đề xuất nghiên cứu, công trình khoa học và trên các phương tiện
truyền thông đại chúng cũng như trong tất cả các hoạt động bình duyệt.
(10) Truyền thông công cộng: Nhà khoa học nên hạn chế bình luận về chuyên môn trong lĩnh vực của
mình khi tham gia vào các cuộc thảo luận công khai về các ứng dụng và tầm quan trọng trong các phát
hiện nghiên cứu, ý kiến chuyên môn và nhận định dựa trên cảm nhận cá nhân.
(11) Báo cáo về nghiên cứu thiếu trách nhiệm: Nhà khoa học phải báo cáo cho cơ quan thẩm quyền
khi có nghi ngờ về hành vi sai trái trong nghiên cứu, bao gồm giả mạo, đạo văn và thực hiện nghiên cứu
thiếu tinh thần trách nhiệm khác làm giảm sự tin cậy trong nghiên cứu, chẳng hạn như bất cẩn, liệt kê sai
danh sách tác giả, không báo cáo dữ liệu mâu thuẫn, hoặc việc sử dụng các phương pháp phân tích sai
lệch.
(12) Đối phó với việc thực hiện nghiên cứu thiếu trách nhiệm: Các viện nghiên cứu cũng như các tạp
chí, các tổ chức và các cơ quan thực hiện nghiên cứu cần phải có các thủ tục để đối phó với những cáo
buộc về hành vi sai trái và thiếu trách nhiệm trong công tác nghiên cứu, đồng thời bảo vệ những người
đứng ra tố cáo các hành vi như vậy. Một khi hành vi sai trái hoặc việc thực hiện nghiên cứu thiếu trách
nhiệm được xác nhận, các biện pháp thích hợp phải được thực thi kịp thời, kể cả việc sửa chữa các hồ
sơ nghiên cứu.
(13) Môi trường nghiên cứu: Tổ chức nghiên cứu phải tạo ra và duy trì môi trường đề cao tính trung
thực thông qua giáo dục, chính sách cụ thể, và các chuẩn mực khách quan nhằm xây dựng môi trường
làm việc đảm bảo tính trung thực trong nghiên cứu.
(14) Trách nhiệm với xã hội: Các nhà khoa học và tổ chức nghiên cứu cần có đạo đức trách nhiệm để
đem lại lợi ích nhiều nhất cho xã hội trước những rủi ro vốn có trong công việc của họ.
MỘT SỐ CÔNG CỤ PHÁT HIỆN ĐẠO VĂN

Công cụ Ưu Nhược

· Xử lý văn bản nhanh (không giới hạn từ).


· Giao diện dễ sử dụng.
PlagTracker · Không hỗ trợ tiếng Việt.
· Đưa báo cáo chi tiết về bài viết
· Có dịch vụ hỗ trợ viết để tránh đạo văn: thu phí

· Xử lý kể cả nội dung của toàn bộ trang web. · Phải đăng ký tài khoản.
CopyLeaks
· Hỗ trợ nhiều dạng tệp ở bất kỳ ngôn ngữ nào. · Sẽ sớm công bố phiên bản trả tiền.

· Cho phép tải ứng dụng về miễn phí với máy hệ Windows để kiểm tra đạo · Chỉ báo đạo văn nếu phát hiện chính xác tuyệt đối 100% câu.
Plagiarisma văn. · Công cụ hỗ trợ viết lại có thể vô tình tiếp tay cho việc đạo văn.
· Hỗ trợ hơn 190 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt · Kể cả đã có tài khoản cũng chỉ được kiểm tra 3 bài/ ngày.

· Dễ sử dụng. · Bản miễn phí hạn chế tính năng (ví dụ: chỉ tải tập tin lên được
Plagium
· Xử lý đến 5.000 từ/ lần. để kiểm tra khi đã trả tiền).

· Giao diện dễ sử dụng.


Quetext · Chỉ kiểm tra từng đoạn được.
· Không giới hạn tính năng.
Xin chân thành cảm ơn!

You might also like