Chiên - Đề 3 - Chủ đề nguồn cội

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Chủ đề: CỘI NGUỒN

“ Cội là nguồn, là gốc gác, là nơi “cắt rốn chôn nhau”; là nơi hội tụ tình thân, đoàn viên sum họp.
Với con cháu của gia đình, họ tộc thì đó là tổ tiên, ông bà. Với công dân của đất nước thì đó là Tổ quốc,
truyền thống cha ông. Được gìn giữ, vun đắp từ ngàn đời nay, ý thức về nguồn cội trở thành máu thịt
của mỗi con người, kết tinh thành bản sắc văn hóa dân tộc. Vun đắp cội nguồn cho sâu rễ bền gốc, cho
cành lá cây đời mãi mãi xanh tươi là nhu cầu tự thân của mọi cá thể trong dòng giống con Lạc, cháu
Hồng.

Như những cánh chim tung bay bốn phương trời, mải mê học hành, lập thân, lập nghiệp, lao động
và cống hiến..., mỗi năm, khi đất trời chuyển mùa giá lạnh, khi những tờ lịch cuối cùng của năm cũ đã
gỡ đi, những cánh chim lại dập dìu về cội. Về cho cội ấm! Về để tri ân, vun đắp cho gốc rễ đời người!
Về để được tiếp thêm nguồn sinh khí, động lực, đạo nghĩa... Hơi ấm từ cội nguồn sâu rễ bền gốc vẫn
luôn là chỗ dựa tinh thần, nâng bước nghị lực và sức mạnh cho những cánh chim con Lạc, cháu Hồng ở
khắp bốn biển, năm châu.

Dù đâu đó vẫn đang có những cánh chim lạc đàn, những tiếng hót lạc điệu... nhưng đó chỉ là cá
biệt. Cội nguồn quảng đại, đất mẹ bao dung, tất thảy chúng ta ai cũng muốn người Việt tựu chung một
nhà. Hơi ấm nguồn cội đang ngày càng được hâm nóng từ nhiệt huyết của mỗi người, từ giá trị nhân
bản, truyền thống đạo đức, văn hóa ngàn đời tích tụ, thăng hoa.”

(Theo Phan Tùng Sơn, báo QĐND. VN)

Câu 1.a/ Hãy chỉ ra những quan niệm khác nhau về nguồn cội được tác giả đề cập đến trong văn bản.
(0,5 điểm)

b/ Nêu thông điệp được gửi gắm.(0,5 điểm)

c/ Chỉ ra và nêu hiệu quả của 01 biện pháp tu từ trong câu văn sau Như những cánh chim tung bay bốn
phương trời, mải mê học hành, lập thân, lập nghiệp, lao động và cống hiến..., mỗi năm, khi đất trời
chuyển mùa giá lạnh, khi những tờ lịch cuối cùng của năm cũ đã gỡ đi, những cánh chim lại dập dìu về
cội. (1 điểm)

d/ Để tạo nên giá trị của bản thân, giữa hai việc kế thừa truyền thống văn hóa của nguồn cội và đổi mới
bản thân theo xu hướng của thời đại, em quan tâm đến việc nào hơn? Vì sao? Trả lời trong khoảng 4-6
dòng. (1,0 điểm)

Câu 2: (3 điểm)

“Con người có tổ, có tông như cây có cội, như sông có nguồn”. Chỉ khi nhớ về nguồn cội mới
giúp ta sống có trách nhiệm hơn. Hãy viết bài văn khoảng 500 chữ bàn về ý kiến trên.

Câu 3. (4 điểm)

Cội nguồn là nơi con người ta sinh ra, chôn rau cắt rốn, lớn lên cùng những kỉ niệm. Cội nguồn hiểu
theo nghĩa rộng hơn chính là đất nước, là nơi dân tộc ta sinh sống từ bao đời với những nét văn hóa
riêng biệt... Với nhà thơ Y Phương, cội nguồn sinh dưỡng của con được gói gọn trong những dòng thơ:
“ Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời...”

(Nói với con- Ngữ văn 9/ Tập 2)

Em hãy viết bài văn cảm nhận về những điều được Y Phương gửi gắm trong đoạn thơ trên. Từ đó
hãy liên hệ với một bài thơ (đoạn thơ) khác để thấy điểm gặp gỡ của các tác giả khi viết về ý nghĩa của
nguồn cội.

You might also like