Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

THANG ĐÁNH GIÁ CHẨN ĐOÁN TĂNG ĐỘNG GIẢM TẬP TRUNG VANDERBILT

(dành cho trẻ 6-12 tuổi)


1. Khái quát chung
Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một trong những rối loạn thần kinh phổ biến nhất ở trẻ em
và có thể tiếp tục gây ảnh hưởng đến trẻ trong quá trình lớn lên và khi đã trưởng thành.
Thang đánh giá chẩn đoán tăng động giảm tập trung Vanderbilt (Vanderbilt ADHD
Diagnostic Rating Scale - VADRS) là một công cụ để đánh giá các triệu chứng của ADHD cho
trẻ độ tuổi 6 đến 12. Thang được xây dựng và phát triển bởi Mark Wolraich. Bên cạnh đánh giá
ADHD, thang cũng xây dựng những item đánh giá triệu chứng liên quan đến rối loạn hành vi,
chống đối xã hội, lo âu, trầm cảm – những rồi loạn thường đi kèm với ADHD (Brent R. Collett,
Jeneval L. Ohan, Kathleen M. Myers , 2003).
Hiện tại tại Việt Nam đang sử dụng hai phiên bản: phiên bản cho phụ huynh đánh giá gồm 55
mệnh đề và phiên bản cho giáo viên đánh giá gồm 43 mệnh đề. Ngoài ra thang còn có phiên bản
để giáo viên và phụ huynh theo dõi và đánh giá quá trình trị liệu, can thiệp của trẻ.
2. Hướng dẫn sử dụng:
- Mục đích: Đánh giá các triệu chứng của tăng động giảm chú ý và các ảnh hưởng của chúng tới
việc học tập, các mối quan hệ của trẻ thông qua cảm nhận, sự quan sát của giáo viên và phụ
huynh.
- Đối tượng và độ tuổi: Trẻ từ 6 đến 12 tuổi có những dấu hiệu khó tập trung, khó ngồi yên, quá
hiếu động, di chuyển nhiều, nói nhiều.
- Thành phần thang đo: Cả thang cho phụ huynh và giáo viên đều chia thành 2 phần: đánh giá
triệu chứng và đánh giá sự thể hiện của trẻ.
 Phần đánh giá triệu chứng ở thang ở thang phụ huynh có 47 câu, còn ở thang giáo
viên gồm 35 câu, bao gồm những triệu chứng khó tập trung và tăng động, đồng thời
cả các triệu chứng liên quan đến các rối loạn đi kèm. Các câu được đánh giá trên
thang điểm từ 0 (không bao giờ) đến 3 (rất thường xuyên).
 Phần đánh giá sự thể hiện – đánh giá sự ảnh hưởng của các triệu chứng tới mối quan
hệ và việc học tập của trẻ - gồm 8 câu. Các câu được đánh giá trên thang điểm 1 đến
5.
- Các bước thực hiện:
 Bước 1: Chuẩn bị thang đo, bút viết.
 Bước 2: Giới thiệu và giải thích về thang đo: Đây là thang đánh giá mức độ khó tập
trung, hiếu động và một số vấn đề khác của trẻ. Với mỗi câu này sẽ có các mức độ từ 0
đến 3, anh/chị hãy đọc kỹ từng câu và khoanh vào mức độ phù hợp với cháu trong vào 6
tháng trở lại đây.
 Bước 3: Phụ huynh/Giáo viên làm test. Nhà tham vấn quan sát và hỗ trợ hoàn thành test.
 Bước 4: Tính điểm và tham vấn kết quả
Cách tính điểm
THANG PHỤ HUYNH ĐÁNH GIÁ THANG GIÁO VIÊN ĐÁNH GIÁ
- Dạng giảm tập trung là chủ yếu: Yêu cầu đạt điểm 2 hoặc 3 ở 6 câu hoặc hơn ở mục
1-9 và đạt điểm 1 hoặc 2 ở bất kì mục nào trong mục thể hiện
- Dạng tăng động: Yêu cầu đạt điểm 2 hoặc 3 ở 6 câu hoặc hơn ở mục 10-18 và đạt
điểm 1 hoặc 2 ở bất kì mục nào trong mục thể hiện
- Dạng kết hợp: Yêu cầu tất cả các tiêu chí trên ở cả dạng giảm tập trung và tăng động-
hấp tấp
- Rối loạn chống đối: Yêu cầu đạt điểm 2 - Rối loạn chống tối và rối loạn hành vi:
hoặc 3 ở 4 câu hoặc hơn ở mục 19-26 Yêu cầu đạt điểm 2 hoặc 3 ở 4 câu hoặc
- Rối loạn hành vi/ ứng xử: Yêu cầu đạt hơn - Rối loạn hành vi/ ứng xử: Yêu cầu
điểm ở 2 hoặc 3 ở 3 câu hoặc hơn ở mục đạt điểm ở mục 19-28
27-40
- Lo lắng / Buồn rầu: Yêu cầu đạt điểm 2 - Lo lắng / Buồn rầu: Yêu cầu đạt điểm 2
hoặc 3 ở 3 câu hoặc hơn ở mục 41-47 hoặc 3 ở 3 câu hoặc hơn ở mục 29 -35

3. Các lưu ý khi sử dụng thang:


- Cần nhấn mạnh thang đánh giá dựa trên biểu hiện của trẻ 6 tháng trở lại đây.
- Cần kết hợp với các biện pháp lâm sàng khác để chẩn đoán ADHD chứ không chỉ dựa trên một
mình kết quả đánh giá trên thang.
- Phụ huynh có thể đánh giá các biểu hiện của học sinh không chính xác so với thực tế (nhẹ hơn
hoặc nặng hơn) do không muốn thừa nhận vấn đề của con, lo lắng sẽ bị đổ lỗi cho vấn đề, hoặc
quá lo lắng cho vấn đề của con, nhà tham vấn cần giải thích để phụ huynh hiểu được bảng hỏi
này không nhằm mục đích điều tra hay quy gán tội cho ai, mà nhằm giúp nhà tham vấn hiểu và
có hướng hỗ trợ tốt nhất. Nhà tham vấn cần chú ý quan sát và sử dụng kỹ năng lâm sàng để xác
minh lại những câu nhà tham vấn cảm thấy nghi ngờ để thu được thông tin chính xác.
4. Nội dung thang đo
a. Thang dành cho phụ huynh đánh giá:
- Đánh giá trực tuyến trên trang
http://psy-edu.net/test/thang-danh-gia-tang-dong-giam-chu-y-adhd-vanderbilt-danh-cho-cha-me/
Nội dung thang đo dành cho phụ huynh đánh giá
Hãy đọc kỹ mỗi câu và chọn đáp án đúng nhất với biểu hiện hoặc hành vi của con bạn.
0 Không bao giờ
1 Thỉnh thoảng
2 Thường xuyên
3 Rất thường xuyên

1. Không chú ý đến chi tiết hoặc mắc lỗi bất cẩn, ví dụ trong 0 1 2 3
việc làm bài tập ở nhà
2. Khó khăn duy trì sự chú ý đến những gì cần làm

3. Dường như không nghe khi được nói chuyện trực tiếp với
mình
4. Không theo hướng dẫn và không hoàn thành nhiệm vụ hay
Không bài tập
chú ý 5. Gặp khó khăn trong việc sắp xếp hay tổ chức nhiệm vụ và
hoạt động
6. Né tránh, không thích, hoặc miễn cưỡng tham gia vào các
nhiệm vụ có yêu cầu duy trì sự cố găng về trí óc
7. Mất những thứ cần thiết cho các nhiệm vụ hoặc hoạt động (đồ
chơi, nhiệm vụ học tập, bút chì, sách, dụng cụ)
8. Có thể dễ dàng bị phân tâm bởi các kích thích không liên
quan từ bện ngoài
9. Hay quên trong các hoạt động hàng ngày

10. Cựa quậy chân tay hoặc vặn vẹo ngồi không yên

11. Rời khỏi chỗ ngồi trong lớp học hoặc những nơi phải ngồi
yên
12. Chạy hoặc leo trèo quá mức trong các tình huống cần phải
ngồi yên
Tăng 13. Khó khăn trong việc chơi và bắt đầu chơi các trò chơi đòi hỏi
động/ sự sự yên tĩnh
bốc đồng 14. Luôn chân luôn tay hoặc hành động như thể “được gắn động
cơ”
15. Nói quá nhiều

16. Thốt ra câu trả lời khi người hỏi chưa hỏi xong

17. Có khó khăn khi chờ đợi đến lượt mình/ xếp hàng
18. Ngắt quãng hoặc chen ngang vào công việc/ hội thoại của
người khác
19. Cãi nhau với người lớn

20. Mất bình tĩnh


Thách
thức/ 21. Bất chấp hoặc từ chối thực hiện yêu cầu hoặc quy tắc của
chống người lớn
đối 22. Quấy rầy có chủ ý đối với người khác

23. Đổ lỗi cho người khác dù lỗi đó hoặc cách cư xử đó là của


mình
24. Dễ tự ái hoặc dễ bị quấy rầy

25. Tức giận hay bực bội

26. Thù hận và muốn trả thù

27. Bắt nạt, đe dọa, hoặc hăm dọa người khác

28. Khởi đầu việc đánh nhau

29. Nói dối để thoát khỏi sự phiền hà hay để tránh nghĩa vụ


(nghĩa là lừa dối người khác)
30. Trốn học (bỏ học) không có sự cho phép
Rối loạn
hành vi 31. Đánh, đá hoặc làm thương người khác

32. Ăn trộm những đồ vật có giá trị

33. Phá hoại đồ đạc của người khác một cách chủ ý

34. Đã từng sử dụng vũ khí có thể gây hại nghiêm trọng (gậy gộc,
dao, gạch đá, súng)
35. Đánh đã hoặc làm thương động vật

36. Cố ý gây cháy để gây tổn hại

37. Đột nhập vào nhà, cửa hàng, xe người khác

38. Ra khỏi nhà ban đêm mà không xin phép

39. Đã từng bỏ nhà đi qua đêm

40. Đã từng cưỡng ép ai đó thực hiện hành vi tình dục

41. Sợ hãi, lo âu và lo lắng

42. Sợ thử những điều mới vì sợ mắc lỗi

43. Cảm thấy vô dụng hoặc kém cõi

Lo âu/
44. Tự trách bản thân, cảm thấy có tội
trầm
cảm
45. Cảm thấy cô đơn, vô ích, không được yêu thương, than phiền
rằng “không ai yêu mình”
46. Buồn, sầu não, hay trầm cảm

47. E dè và dễ ngượng ngùng

Hãy chọn phương án đúng với con bạn


(1 là kém nhất, tiếp đó 2, 3 là bình thường, 4 là tốt hơn bình thường một chút và 5 là rất tốt)

48. Hãy đánh giá chung về tình hình học tập của con bạn ở 1 2 3 4 5
trường?

49. Khả năng học đọc thế nào?


50. .Khả năng học viết thế nào?

51. Khả năng học Toán thế nào?

52. Mối quan hệ của con bạn với bạn thế nào?

53. Mối quan hệ của con bạn với anh chị em của cháu trong gia
đình thế nào?
54. Mối quan hệ của con bạn với bạn bè cùng lứa thế nào?

55. Con bạn tham gia các hoạt động hoặc chơi trò chơi theo
nhóm thế nào?
b. Thang đánh giá dành cho giáo viên
Có thể đánh giá trực tiếp trên trang: http://psy-edu.net/test/thang-danh-gia-vanderbilt-
danh-cho-giao-vien/
Hãy đọc kỹ mỗi câu và chọn đáp án đúng nhất với biểu hiện hoặc hành vi của trẻ.
0 Không bao giờ
1 Thỉnh thoảng
2 Thường xuyên
3 Rất thường xuyên

1. Không tập trung chú ý vào nhiệm vụ/ hoạt động 0 1 2 3

2. Khó khăn khi phải duy trì tập trung chú ý đến gì cần làm vào
các nhiệm vụ/ hoạt động
3. Dường như không nghe khi được nói chuyện trực tiếp
Thiếu
tập 4. Không theo hướng dẫn và không hoàn thành bài vở (Không
trung phải do chống đối hay không)
5. Có khó khăn khi tổ chức công việc/ hoạt động

6. Né tránh, không thích, hoặc miễn cưỡng tham gia vào các
công việc đòi hỏi sự nỗ lực trí tuệ
7. Mất những đồ dùng cần thiết trong công việc/hoạt động
8. Có thể dễ dàng bị phân tâm bởi các kích thích bên ngoài.

9. Hay quên trong các hoạt động hàng ngày

10. Cựa quậy chân tay hoặc vặn vẹo ngồi không yên

11. Rời khỏi chỗ ngồi trong lớp học hoặc những nơi phải ngồi
Hiếu yên
động 12. Chạy hoặc leo trèo quá mức trong các tình huống cần phải
thái quá ngồi yên
13. Khó khăn trong các hoạt động tĩnh hoặc trò chơi tĩnh

14. Hoặc động “luôn chân tay” hoặc hành động như thể “được
gắn động cơ”
15. Nói nhiều

16. Thốt ra câu trả lời khi người hỏi chưa hỏi xong

17. Có khó khăn khi chờ đợi đến lượt mình/ xếp hàng

18. Ngắt quãng hoặc chen ngang vào công việc/ hội thoại của
người
19. Mất kiềm chế hoặc giận dữ

20. Không tuân theo hoặc từ chối làm theo yêu cầu hoặc quy định
của người lớn
Thách 21. Cáu bẩu hoặc dễ bực bội
thức
chống 22. Hằn học và trả thù
đối
23. Chửi tục, đe dọa, hoặc hăm dọa người khác

24. .Đánh nhau

25. Nói dối để kiếm lợi hoặc để trốn tránh nhiệm vụ


26. Độc ác với mọi người

27. Lấy cắp

28. Cố ý phá hoại tài sản của người khác

29. Sợ hãi, lo âu và lo lắng

30. Dễ bối rối kém tự tin

31. Sợ thử những điều mới hoặc lo sợ bị mắc lỗi

Lo âu /
32. Cảm thấy vô dụng hoặc thấp kém
trầm
cảm
33. Tự trách bản thân, cảm thấy có lỗi

34. Cảm giác cô đơn, vô tích sự, không được yêu quý, phàn nàn
không có ai yêu mình
35. Buồn rầu, sầu não hoặc trầm cảm

Hãy chọn phương án đúng với con bạn


(1 là kém nhất, 2, 3 là bình thường, 4 là tốt hơn bình thường một chút và 5 là rất tốt)

36. Đánh giá về thành tích học tập của trẻ: khả năng đọc như 1 2 3 4 5
thế nào?
37. Đánh giá về thành tích học tập của trẻ: khả năng làm toán
như thế nào?
38. Đánh giá về thành tích học tập của trẻ: khả năng viết như
thế nào?
39. Đánh giá hành vi trong lớp học: Mối quan hệ với bạn bè
như thế nào?
40. Đánh giá hành vi trong lớp học: trẻ làm theo các quy
tắc/hướng dẫn như thế nào?
41. Đánh giá hành vi trong lớp học: tình trạng gây rối tại lớp
của trẻ như thế nào?
42. Đánh giá hành vi trong lớp học: việc hoàn thành các nhiệm
vụ của trẻ như thế nào?
43. Đánh giá hành vi trong lớp học: kỹ năng tổ chức của trẻ
như thế nào?

You might also like