Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Phân tích hiện tượng tha hóa con người và vấn đề giải phóng con người.

Liên hệ với
thực trạng học sinh, sinh viên hiện nay.
Bắt đầu từ triết học cổ điển Đức, Hêghen đã lý giải một cách có hệ thống về sự tha hóa.
Tuy nhiên, nó lại được Hêghen lý giải theo chủ nghĩa duy tâm. Theo đó, tha hóa được hiểu là sự
chuyển hóa sang một dạng tồn tại khác của cùng một bản chất, một giai đoạn tất yếu của giai
đoạn phát triển. Dù đứng trên lập trường duy tâm song tư tưởng của Hêghen đã đặt nền móng
cho sự phát hiện bản chất, nguồn gốc thực sự của hiện tượng tha hóa con người sau này. Chịu
ảnh hưởng lớn từ triết học cổ điển Đức và cũng nghiên cứu về phạm trù tha hóa, C.Mác đã giải
thích hiện tượng trên dựa vào quan niệm duy vật lịch sử. C.Mác không giải thích dựa trên
phương diện trừu tượng, phi thực tế, phi lịch sử mà dựa trên mối quan hệ giữa con người với
con người, giữa con người và các hoạt động sản xuất kinh tế… Theo đó, tha hóa là một hiện
tượng xã hội, xuất phát từ con người, từ xã hội loài người; là lao động bị tha hóa, dẫn đến hệ quả
con người mất dần tính loài; con người đã trở thành không phải chính mình, quay lại chi phối,
nô dịch con người và xã hội loài người. Tha hóa trước hết là quá trình mà trong đó những hoạt
động và những sản phẩm được tạo ra từ hoạt động của con người trở thành lực lượng đối lập, nô
dịch, thù địch, thống trị con người. Con người bị tha hóa là con người đánh mất chính mình
trong lao động, hay nói cách khác là đánh mất mình trong hoạt động đặc trưng, cơ bản, bản chất
nhất của loài người. Lao động tha hóa là nội dung chủ yếu nhất, cơ bản nhất của tha hóa con
người. Tha hóa con người là thuộc tính vốn có trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Theo
C.Mác, có ba hình thức của sự tha hóa:
- Thứ nhất, tha hóa tôn giáo và tha hóa xã hội – chính trị: Tha hóa tôn giáo là một biểu hiện
của tha hóa ý thức, tư tưởng. Không phải chúa trời đã tạo ra loài người mà chúa trời chính là
một sản phẩm mô phỏng của con người, là biểu tượng tôn giáo do con người sáng tạo ra. Con
người bị áp đặt bởi chính sản phẩm sáng tạo của mình, trở nên sùng bái quá mức đến độ con
người dần bị thống trị bởi nó. Sự tha hóa xã hội – chính trị biểu hiện rõ nhất ở sự tha hóa của
nhà nước. Quyền lực càng lớn thì sự tha hóa càng dễ xảy ra, vượt ra ngoài tầm kiểm soát của
con người.
- Thứ hai, tha hóa lao động: Là biểu hiện của sự tha hóa kinh tế. Sự xuất hiện của chế độ tư
hữu tư liệu sản xuất, chiếm hữu tư nhân khiến người lao động bị bóc lột dẫn đến sự hình thành
tất yếu của quá trình tha hóa lao động. Thực chất, tha hóa lao động là hiện tượng đã xuất hiện
trước khi có chủ nghĩa tư bản song chỉ đến khi chủ nghĩa tư bản hình thành thì tha hóa lao động
ở con người và xã hội loài người mới biểu hiện rõ nét nhất. Theo C.Mác, tha hóa lao động thể
hiện qua các phương diện sau:
+ Sự tha hóa giữa người công nhân với sản phẩm lao động của mình. Sản phẩm được
tạo ra từ hoạt động lao động của con người lại trở thành thứ chi phối, thống trị, uy hiếp cuộc
sống của con người.
+ Sự tha hóa của người công nhân trong hành vi lao động của mình. Quan niệm cho
rằng lao động là bản chất của con người, của đời sống xã hội đã tạo ra gánh nặng đè nén thể xác,
tinh thần của con người, làm người lao động trở nên yếu ớt, kiệt quệ. Con người không còn sống
với hoạt động bản chất của mình mà chỉ đang cố gắng để tồn tại. Bản thân người lao động không
thuộc về chính họ mà thuộc về người khác dẫn đến sự đánh mất chính mình trong quá trình lao
động.
- Thứ ba, tha hóa bản chất con người và tha hóa giữa con người với con người. Lao động
bị tha hóa làm cho lao động không còn là hoạt động cải thiện tự nhiên để phục vụ đời sống con
người mà biến nó thành phương tiện để con người tiếp tục duy trì sự tồn tại của mình. Vì mục
đích tồn tại về thể xác mà đánh mất đời sống tinh thần. Lao động – hoạt động bản chất của con
người bị tha hóa cũng chính là tha hóa về bản chất con người, con người không giữ được bản
chất tính loài của mình. Sự tha hóa của con người với con người là kết quả của sự tha hóa giữa
con người với sản phẩm lao động, hành vi lao động của mình. Tóm lại, tha hóa lao động dẫn đến
tha hóa bản chất con người, biến cái vốn có của thế giới loài người trở thành thứ đứng đối lập,
mâu thuẫn, xung đột với chính con người.
Như vậy, có thể nói tha hóa là quá trình con người đánh mất năng lực bản chất của chính
mình mà trong đó con người và chính sản phẩm do mình tạo ra đứng ở hai phía đối lập, thù địch,
chống lại lẫn nhau, từ đó, dẫn đến sự mất liên kết trong xã hội loài người, sự tách rời giữa mối
quan hệ con người với con người. Khắc phục và loại bỏ sự tha hóa con người là một quá trình
lâu dài, khó khăn mà trước hết phải nhắc đến vấn đề giải phóng con người thoát khỏi sự áp bức,
bóc lột. Giải phóng con người chính là đưa con người thoát ra khỏi sự tha hóa, xóa bỏ người bóc
lột người trong quá trình lao động. Mục tiêu cuối cùng trong tư tưởng về con người của chủ
nghĩa Mác – Lênin chính là giải phóng con người trên tất cả các nội dung và phương diện như:
lao động, chính trị, kinh tế, xã hội, năng lực, con người cá nhân, con người giai cấp,… Theo
C.Mác, xã hội tư bản là bước tiến lớn của loài người, là điều kiện cho sự giải phóng con người,
giải phóng nhân loại. Nếu không xóa bỏ chế độ tư hữu tư sản thì con người vẫn chưa được giải
thoát về kinh tế và cũng chưa thực sự được giải phóng về văn hóa, chính trị… Xóa bỏ quan hệ
sản xuất tư bản chủ nghĩa đồng nghĩa với việc lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản là nền tảng
cho việc giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột. Trong lịch sử nhân loại, chế độ cộng sản
chủ nghĩa là chế độ tốt đẹp nhất, quyền của con người được đảm bảo, giải phóng con người
được thực hiện một cách triệt để. Theo C.Mác, sự nghiệp giải phóng ấy “chỉ có thể thực hiện
được khi chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu được xóa bỏ và lực
lượng xã hội có sứ mệnh lịch sử thực hiện thành công sự nghiệp giải phóng con người, giải
phóng xã hội là giai cấp tư sản”. Sự phân công lao động và sự xuất hiện của chế độ tư hữu đã
dẫn đến việc tha hóa con người. Chính vì thế mà đấu tranh giai cấp cũng là một cách khắc phục
sự tha hóa, giải phóng con người khỏi tha hóa. Giải phóng con người, xã hội chính là mục tiêu,
đích đến cuối cùng của giai cấp công nhân, của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Giai cấp vô sản, có
thể nói là những người cải tạo, biến đổi tự nhiên, những người không nắm trong tay tư liệu sản
xuất mà phải lao động cho tư sản sẽ phải đứng lên đấu tranh, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu
sản xuất. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới là sự giải phóng hoàn thiện, tối ưu dành cho sự phát triển
của xã hội loài người. Có thể nói tha hóa con người là hiện tượng tất yếu trong quá trình hình
thành và phát triển của xã hội loài người. Giải phóng con người là giải pháp để khắc phục sự tha
hóa mà trong đó ta phải loại bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và giai cấp vô sản chính là lực
lượng xã hội thực hiện sứ mệnh giải phóng ấy.

 Liên hệ với học sinh, sinh viên hiện nay:


- Khi nhắc đến sự tha hóa của con người, không riêng học sinh, sinh viên thì ta phải nói
đến tha hóa về mặt đạo đức, lối sống. Sự phát triển nhanh chóng của xã hội trên mọi lĩnh vực
cùng với xu hướng hội nhập toàn cầu đã mang lại nhiều rất nhiều lợi ích, từ đó mà những luồng
tư tưởng mới, văn hóa mới cũng đã du nhập vào Việt Nam. Thế hệ học sinh, sinh viên là những
người trẻ dễ dàng tiếp cận những trào lưu, tư tưởng mới song vấn đề đặt ra ở đây là liệu thế hệ
dẫn dắt tương lai có đang tiếp thu những tư tưởng, đạo đức, lối sống chuẩn mực hay không hay
họ đang ngày càng gần với những suy nghĩ độc hại, hành vi sai lệch với chuẩn mực đạo đức.
Thông qua các phương tiện truyền thông, báo đài… ta có thể thấy hành vi của giới trẻ đặc biệt là
những bạn trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường ngày càng xa rời với đạo đức, chuẩn mực xã hội:
nghiện ngập, bạo lực, trộm cắp… và còn vô số những hành vi khác đáng sợ hơn như vậy. Lối
sống, sinh hoạt đời sống của giới trẻ cũng đang xuống cấp một cách trầm trọng: lười lao động,
đam mê cuộc sống hưởng thụ, xa hoa, lãng phí, sống vì giá trị của đồng tiền, vô cảm… Nhưng
hơn hết, vấn đề về tư tưởng cá nhân chính là vấn đề đáng báo động nhất trong giới học sinh, sinh
viên hiện nay. Ngày nay thật khó để có thể tìm kiếm được một bạn trẻ có thể xác định được một
cách rõ ràng mục đích sống, lý tưởng sống của chính mình. Một bộ phận thanh niên Việt Nam,
đặc biệt là một số bạn sinh viên Đại học còn thiếu hiểu biết về thế giới quan Mác Lenin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa xã hội. Từ đó, các đối tượng chống phá, thù địch sẽ lợi dụng
sự thiếu sót này để tuyên truyền, tim nhiễm vào đầu thế hệ trẻ những tư tưởng, luận điệu sai
lệch, đi ngược lại với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nếu những chủ
nhân tương lai của đất nước góp phần vào việc đánh đổ thành quả cách mạng mà ông cha họ đã
xây dựng thì tương lai của đất nước ắt hẳn sẽ khó mà phát triển. Đời sống con người ngày càng
được nâng cao khiến giá trị của đồng tiền từ đó cũng trở nên quan trọng hơn. Chính vì điều đó
mà ở người trẻ xuất hiện tư tưởng sùng bái giá trị vật chất, tiền không còn là phương tiện sống
mà là mục đích sống, là thước đo giá trị của con người. Có thể nói đồng tiền chính là một trong
những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự tha hóa của con người mà biểu hiện cụ thể là việc
tước đoạt mạng sống của ai đó chỉ vì đồng tiền. Bên cạnh đó, còn có một xu hướng khác đang
gia tăng trong giới trẻ ngày nay, đó chính là đề cao chủ nghĩa cá nhân. Giới trẻ ngày nay ngày
càng trở nên ích kỷ, chỉ biết quan tâm đến lợi ích cá nhân, chăm chút cuộc sống riêng tư mà
ruồng bỏ, chà đạp lợi ích của cộng đồng. Vì những lợi ích riêng mà đánh mất các mối quan hệ
gia đình, bạn bè, bất chấp các quy tắc, chuẩn mực của xã hội, quy định của pháp luật. Sự tha hóa
của giới trẻ còn thể hiện ở thái độ sống buông thả, bi quan, không tha thiết với cuộc sống. Thói
quen dựa dẫm, ỷ lại cũng dần được hình thành trong một bộ phận nhỏ của thế hệ học sinh, sinh
viên. Kinh tế thị trường phát triển đã mang lại cơ hội làm việc phong phú cho lao động song
thực tế lại cho thấy thanh niên Việt Nam, người có độ tuổi từ 15 – 24 lại chiếm gần một nửa số
lượng người thất nghiệp hiện nay. Đây quả thực là một tình trạng đáng báo động của giới trẻ.
- Thế hệ học sinh, sinh viên luôn là thế hệ được quan tâm bởi lẽ người trẻ đóng vai trò rất
lớn trong công cuộc giữ gìn, xây dựng đất nước sau này. Là những chủ nhân của tương lai, vì
vậy không thể để sự tha hóa đạo đức, tha hóa con người phá hỏng cả một thế hệ trẻ, phá hỏng
vận mệnh của dân tộc. Chính từ lí do này mà ta cần phải có các biện pháp để giáo dục, ươm
mầm các thế hệ nối tiếp:
+ Để ngăn chặn sự tha hóa về đạo đức, tư tưởng, lối sống, học sinh, sinh viên cần được
giáo dục kỹ càng về đạo đức, tư tưởng cách mạng, rèn luyện một lối sống trong sạch, lành mạnh
từ đó hình thành nhân cách, suy nghĩ tốt đẹp. Giáo dục chính là trụ cột của một quốc gia. Vì vậy,
trước hết là phải giáo dục cho thế hệ trẻ về những giá trị của đạo đức, những vấn đề cơ bản của
chủ nghía Mác Lenin, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh…
+ Phương pháp giáo dục có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình – nhà trường – xã hội.
Điều này có thể giúp người trẻ sớm hình thành phong cách sống chuẩn mực từ những điều nhỏ
nhất từ đó phát triển một cách toàn diện.
+ Thúc đẩy phát huy việc tự rèn luyện, tu dưỡng ở học sinh, sinh viên. Điều này thúc
đẩy người trẻ trở nên năng động, sáng tạo, ham học hỏi. Ý thức tự giác cùng với sự dẫn dắt,
quan sát, định hướng của những người đi trước sẽ giúp người trẻ trưởng thành và có định hướng
đúng đắn trong bất kì khía cạnh nào của cuộc sống. Tinh thần tự giác cũng giúp thanh niên ý
thức được quá trình rèn luyện vất vả từ đó có thể vượt qua những cám dỗ, thử thách, khó khăn
trong cuộc sống.
+ Các tổ chức đoàn thể cần năng động, sáng tạo hơn nữa, tạo ra không gian không chỉ
để vui chơi mà còn là nơi truyền đạt kiến thức xã hội, trau dồi các kỹ năng sống cho học sinh,
sinh viên, giúp họ hòa nhập với cộng đồng, sống vì cộng đồng.
+ Điều quan trọng hơn hết là để có một thế hệ học sinh, sinh viên phát triển toàn diện
về tài năng lẫn đạo đức thì cần phải tạo ra một môi trường sống, môi trường đào tạo trong sạch,
lành mạnh. Mọi người cần phải sống tuân thủ với pháp luật, tôn trọng những giá trị đạo đức xã
hội. Một xã hội mang tính nhân văn sẽ loại bỏ được những điều kiện để tha hóa con người có thể
xuất hiện.

You might also like