Sự Phụ Thuộc Lẫn Nhau Giữa Các Quốc Gia

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng gia tăng.

- Tình trạng của mối quan hệ giữa hai bên mà trong đó thiệt hại của việc cắt
đứt quan hệ hay giảm bớt các trao đổi là tương đương nhau đối với mỗi bên
được gọi là sự phụ thuộc lẫn nhau trong quan hệ quốc tế (Interdependence).
- Ngày nay, các quốc gia trên thế giới có sự phụ thuộc lẫn nhau trong nhiều
lĩnh vực từ thương mại đến an ninh.
- Ví dụ:
 Sự phụ thuộc lẫn nhau của hai quốc gia về vấn đề ngoại thương:
Quốc gia A mua dầu từ quốc gia B. Quốc gia A sẽ phụ thuộc vào
lượng dầu mà họ nhập khẩu từ quốc gia B. Trong khi đó, quốc gia B
sẽ phụ thuộc vào thu nhập xuất khẩu từ việc bán dầu cho A. Tương tự
như vậy, quốc gia B có thể nhập khẩu một loại hàng hóa nào đó từ
quốc gia A như lương thực, thực phẩm…
 Như vậy, hai quốc gia A và B có sự phụ thuộc lẫn nhau.
 Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế (xét đến các lựa chọn chính sách về
giá trị và chi phí): Năm 1973, để ngăn chặn tình trạng giá cả leo
thang, Mỹ đã quyết định ngưng sản xuất đậu nành sang Nhật Bản. Vì
vậy mà Nhật Bản phải đầu tư sản xuất đậu nành ở Brazil. Sau khi
cung cầu đã cân bằng, nông dân Mỹ đã rất nuối tiếc về việc cấm vận
này vì giờ đây, Nhật Bản có thể mua được đậu nành từ một nguồn rẻ
hơn chính là Brazil.
 Sự lựa chọn về chính sách cũng như việc thiếu hụt vật chất ảnh
hưởng tới sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia.
 Sự phụ thuộc lẫn nhau thể hiện thông qua việc hợp tác sản xuất:
Chiếc máy bay Boeing là kết quả hợp tác của 650 công ty đến từ 30
quốc gia khác nhau trên thế giới, trong đó, những bộ phận và công
đoạn chính được sản xuất tại Mỹ.
 Khẳng định vai trò của sự hợp tác giữa các công ty xuyên quốc gia
trong quá trình toàn cầu hóa, từ đó, dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau
giữa các quốc gia ngày càng tăng.
 Sự phụ thuộc lẫn nhau trong vấn đề quân sự: Sự phụ thuộc lẫn nhau
mang tính chiến lược toàn cầu giữa Mỹ và Liên Xô trong thời kỳ
chiến tranh lạnh. Nó tạo ra những liên minh toàn cầu, cả hai bên có
thể sử dụng tên lửa xuyên lục địa để tiêu diệt lẫn nhau trong vòng 30
phút.

You might also like