Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II SỬ 7 (2022 – 2023)

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ


* Kiến thức học kì II.
* Một số vấn đề trọng tâm:
1. a. Nêu được các triều đại ở nước ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XV (tên triều đại, quốc hiệu, kinh
đô, người sáng lập).
b. Đánh giá vai trò của các nhân vật sau đây đối với lịch sử dân tộc: Ngô Quyền, Đinh Bộ
Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, Hồ Quý
Ly, Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

2. Hoàn thành bảng thống kê sau:


Kháng chiến/ Người Kế sách Chiến thắng Kết quả
khởi nghĩa lãnh đạo đánh giặc /trận đánh tiêu biểu
KC chống Mông Cổ
1258
KC chống Nguyên
1285
KC chống Nguyên
1287 - 1288
KC chống Minh
1046 - 1047
KN Lam Sơn
1418 - 1427

3. a. Nêu ý nghĩa lịch sử của ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông – Nguyên.
b. Phân tích nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông –
Nguyên.
c. Chiến thắng đó đã để lại cho chúng ta bài học gì đối với công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
HƯỚNG DẪN ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN LỊCH SỬ
(các chị em không gửi phần này cho học sinh nhé, tránh HS in làm tài liệu)

Câu 1 a. Nêu được các triều đại ở nước ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XV (tên triều đại, quốc hiệu,
Trắc kinh đô, người sáng lập).
nghiệm Triều đại Người sáng lập Quốc hiệu Kinh đô
Ngô (939 – 965) Ngô Quyền Cổ Loa (Hà Nội)
Đinh (968 – 979) Đinh Bộ Lĩnh Đại Cồ Việt Hoa Lư (Ninh Bình)
Tiền Lê (980 – 1009) Lê Hoàn Đại Cồ Việt Hoa Lư (Ninh Bình)
Lý (1009 – 1225) Lý Công Uẩn Đại Việt Thăng Long (Hà Nội)
Trần (1226 – 1400) Trần Cảnh Đại Việt Thăng Long (Hà Nội)
Hồ (1400 – 1407) Hồ Quý Ly Đại Ngu Tây Đô (Thanh Hóa)
Lê sơ (1428 – 1527) Lê Lợi Đại Việt Thăng Long (Hà Nội)

b. Đánh giá vai trò của các nhân vật sau đây đối với lịch sử dân tộc:
Ngô Quyền Đánh bại quân Nam Hán trên s.Bạch Đằng (938), kết thúc 1000 năm
Bắc thuộc, lập ra nhà Ngô, mở ra thời kì độc lập lâu dài của dân tộc.
Đinh Bộ Lĩnh Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập ra nhà Đinh.
Lê Hoàn Đánh tan quân xâm lược Tống (981), sáng lập ra nhà Tiền Lê.
Lý Thường Kiệt Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) thắng lợi.
Trần Thủ Độ - Có công giúp vua Trần và lập ra nhà Trần; lãnh đạo cuộc kháng chiến
chống quân xâm lược Mông Cổ (1258) thắng lợi.
- Câu nói nổi tiếng: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”
(chống Mông Cổ 1258)
Hưng Đạo Vương - Là tổng chỉ huy 2 lần kháng chiến chống Nguyên (lần 2 và 3) thắng
Trần Quốc Tuấn lợi, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
- Tác giả của: Hịch tướng sĩ, Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền
thư.
- Câu nói nổi tiếng: “Xin bệ hạ chém đầu thần rồi hãy hàng”
Trần Nhân Tông - Là vị vua chỉ đạo 2 lần kháng chiến chống quân Nguyên (1285 và 1287
– 1288)
- Phát triển đạo Phật, sáng lập thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Hồ Quý Ly - Là người sáng lập nên nhà Hồ.
- Là một nhà cải cách lớn của lịch sử dân tộc.
- Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong cuộc kháng chiến chống Minh,
nhưng do không được lòng dân nên đã thất bại.
Lê Lợi - Là anh hùng giải phóng dân tộc, đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn, đánh đuổi ách xâm lược và đô hộ của nhà Minh.
- Sáng lập ra nhà Hậu Lê.
Nguyễn Trãi - Là một nhà chính trị, quân sự tài ba, một anh hùng dân tộc và là một
danh nhân văn hóa thế giới.
- Trong cuộc KN Lam Sơn, Nguyễn Trãi đóng vai trò là 1 nhà chính trị,
quân sự tài ba, những đóng góp của ông là nguyên nhân quan trọng dẫn
đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa.
- Viết nhiều tác phẩm có giá trị, trong đó có Bình ngô đại cáo – được
xem là Tuyên ngôn độc lập lần 2.
Câu 2 Hoàn thành bảng thống kê sau:
Trắc Kháng chiến/ Người Kế sách Chiến thắng Kết quả
nghiệm khởi nghĩa lãnh đạo đánh giặc tiêu biểu
KC chống Trần Thánh “Vườn không nhà trống” Đông Bộ
Mông Cổ Tông, Trần Đầu
1258 Thủ Độ
KC chống Trần Nhân - “Vườn không nhà trống”. Tây Kết,
Nguyên Tông, Trần - Tránh thế giặc mạnh, tấn Hàm Tử,
1285 Quốc Tuấn công khi giặc yếu. Chương Thắng lợi,
Dương, bảo vệ vững
Thăng Long chắc độc lập
KC chống Trần Nhân - “Vườn không nhà trống”. Vân Đồn, dân tộc
Nguyên Tông, Trần - Tấn công đoàn thuyền Bạch Đằng
1287 - 1288 Quốc Tuấn lương, chặn đường tiếp tế.
- Đóng cọc trên s.Bạch
Đằng
KC chống Cha con Hồ Chú trọng xây dựng các Thất bại,
Minh Quý Ly, Hồ phòng tuyến quân sự và nước ta rơi
1046 - 1047 Nguyên huấn luyện quân đội để vào ách đô
Trừng chặn giặc. hộ của nhà
Minh.
KN Lam Sơn Lê Lợi, - Dựa vào dân để xây dựng Tốt Động – Thắng lợi,
1418 - 1427 Nguyễn Trãi. lực lượng Chúc Động; lập nên nhà
- Xây dựng các căn cứ địa, Chi Lăng – Lê sơ
hậu phương vững mạnh. Xương
- Vây thành, diệt viện, Giang.
buộc địch đầu hàng.
Câu 3 a. Nêu ý nghĩa lịch sử của ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông – Nguyên.
Tự luận - Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông – Nguyên, bảo vệ vững chắc nền độc lập
dân tộc.
- Quân dân nhà Trần đã viết tiếp trang sử chống ngoại xâm hào hùng của dân tộc, đóng góp vào
truyền thống và nghệ thuật quân sự Việt Nam.
- Để lại những bài học lịch sử quý báu: chăm lo sức dân, củng cố khối đoàn kết dân tộc, phát huy
sức mạnh của toàn dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước ở Đông Nam Á, góp
phần suy yếu đế chế Mông – Nguyên.
b. Phân tích nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông –
Nguyên.
- Trần Quốc Tuấn đã tổng kết nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng chiến: “Vua tôi đồng lòng,
anh em hòa thuận, cả nước góp sức”  Thắng lợi của 3 lần kháng chiến là kết quả của lòng yêu
nước, tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ và quyết tâm đánh giặc của quân dân Đại Việt.
- Nhà Trần đã đề ra kế sách đánh giặc đúng đắn và sáng tạo: chủ động chuẩn bị kháng chiến;
tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu; Vườn không nhà trống;…
- Sự chỉ huy tài ba của vua Trần Thái Tông, Thượng hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân
Tông và các danh tướng như Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải…
c. Chiến thắng đó đã để lại cho chúng ta bài học gì đối với công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện
nay
* Gợi ý
- Nhà nước cần quan tâm đến đời sống nhân dân, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc.
- Đoàn kết toàn dân, chung sức xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc trước âm mưu của các thế lực
thù địch.
- Mỗi một người dân VN luôn phải giữ vững lòng tự tôn dân tộc, lòng yêu quê hương, đất nước,
có những việc làm, hành động thiết thực để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phê phán, đấu tranh với
những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.

You might also like