Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

TRƯỜNG THCS NGHĨA TÂN NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8


NĂM HỌC 2023 - 2024
I. Lí thuyết: Các bài: 2, 3, 4 ; 13, 14, 15 ; 30, 31, mục I bài 32 - Sách Khoa học tự nhiên - Bộ Kết
nối tri thức với cuộc sống.
II. Bài tập và câu hỏi tham khảo
A. Phần hóa học (các bài 2, 3, 4)
Cho H = 1, O = 16, C = 12, N = 14, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, S = 32, Cl = 35,5, K = 39,
Ca = 40, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65.
Câu 1. Cho biết quá trình nào xảy ra biến đổi hóa học, quá trình nào xảy ra biến đổi vật lí?
Giải thích.
(a) Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
(b) Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.
(c) Xích xe đạp bằng thép lâu ngày bị phủ một lớp gỉ màu đỏ nâu.
(d) Để rượu nhạt lâu ngày ngoài không khí, rượu nhạt bị lên men thành giấm (acetic acid) chua.
(e) Vào mùa đông, ở một số nơi trên trái đất có hiện tượng tuyết rơi.

Câu 2. Tính số mol của những lượng chất sau:

a. 8,428.1022 nguyên tử K. d. 2,65 gam Na2CO3.

b. 1,204.1021 phân tử CO2. e. 4,958 lít khí O2 (đkc).

c. 3,2 gam Cu; f. 7,437 lít khí CO2 (đkc).

Câu 3. Tính khối lượng của những lượng chất sau:

a. 1,2044.1023 nguyên tử Al; b. 1,5055.1023 phân tử O2.

c. 0,2 mol Na. d. 0,025 mol Ca(OH)2.

e. 0,7437 lít N2 (đkc). f. 4,958 lít CH4 (đkc)

Câu 4. Tính thể tích của những lượng chất sau ở điều kiện chuẩn (đkc):

a. 0,06 mol khí H2. b. 14,2 gam khí Cl2. c. 11 gam khí CO2.

Câu 5.
a. Hòa tan 4 gam sodium hydroxide (NaOH) vào 96 gam nước. Tính nồng độ phần trăm của
dung dịch sodium hydroxide thu được.
1
mdd = 4g + 96g = 100g
C% = mct / mdd .100% = 4 / 100 . 100% = 4%
b. Tính khối lượng CuSO4 có trong 200 gam dung dịch CuSO4 25%.
mdd = 200g
C% = 25%
mct = ?
mct = C% . mdd / 100% = 25% . 200 / 100% = 50g

c. Tính nồng độ mol của 500 ml dung dịch chứa 2,34 gam NaCl.
Vdd = 500ml = 0,5L
mNaCl = 2,34g
Cm = ?
nNaCl = m / M = 2,34 / 58,5 = 0,04mol
Cm = nct / Vdd = 0.04 / 0,5 = 0,08M
d. Hòa tan KNO3 vào nước được 400 ml KNO3 0,2 M. Tính khối lượng của KNO3 có trong
dung dịch.
Vdd = 400ml = 0,4L
Cm = 0,2M
m KNO3 = ?
n KNO3 = Cm . Vdd = 0,2 . 0,4 = 0,08 mol
m KNO3 = n . M = 0.08 . 101 = 8,08g
B. Phần vật lý (bài 13, 14, 15)
1. Trình bày về khối lượng riêng gồm : định nghĩa, kí hiệu, biểu thức tính, đơn vị.
2. Trình bày cách xác định khối lượng riêng của : vật rắn không thấm nước ; chất lỏng ; vật rắn có
hình hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
3. Áp lực là gì ? Tác dụng của áp lực là gì ?
4. Trình bày về áp suất gồm : định nghĩa, kí hiệu, biểu thức tính, đơn vị.
5. Nêu 5 ứng dụng của sự tăng giảm áp suất trong đời sống.
Một số câu hỏi tham khảo :
Câu 1. Người ta thường nói sắt nặng hơn nhôm. Câu giải thích nào sau đây là không đúng?
A. Vì trọng lượng của sắt lớn hơn trọng lượng của nhôm.
B. Vì trọng lượng riêng của sắt lớn hơn trọng lượng riêng của nhôm.
C. Vì khối lượng riêng của sắt lớn hơn khối lượng riêng của nhôm.
D. Vì trọng lượng riêng của miếng sắt lớn hơn trọng lượng của miếng nhôm có cùng thể tích.
Câu 2. Để xác định khối lượng riêng của quả cầu bằng sắt, cần dùng những dụng cụ gì?
A. Chỉ cần dùng một cái cân. B. Chỉ cần dùng một lực kế.
C. Cần dùng một cái cân và bình chia độ. D. Chỉ cần dùng một bình chia độ.
2
Câu 3. Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ.
A. Vì đệm mút mềm hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.
B. Vì đệm mút dầy hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.
C. Vì đệm mút dễ biến dạng để tăng diện tích tiếp xúc vì vậy giảm áp suất tác dụng lên thân người.
D. Vì lực tác dụng của phản gỗ vào thân người lớn hơn.
Câu 4. Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì
A. để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất.
B. để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất.
C. để tăng áp suất lên mặt đất.
D. để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất.
Câu 5. Đơn vị đo áp suất là:
A. N/m2. B. N/m3. C. kg/m3. D. N/m.
Câu 6. Muốn tăng áp suất thì
A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ.
B. giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực.
C. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ.
D. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực.
Câu 7. Tính khối lượng và trọng lượng của một chiếc dầm bằng sắt có thể tích 50dm 3. Biết
khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3.
Câu 8. Hãy tính áp lực và áp suất dựa vào bảng sau:
Đối tượng Khối Áp lực Diện tich phần tiếp xúc với nền đất Áp suất
lượng (N/m2)
Người 60kg Diện tích mỗi bàn chân 210cm2
Bàn học 4 chân 20kg 16cm2
Xe tăng 60 tấn 1,5m2
C. Phần sinh học (bài 30, 31, mục I bài 32)
1. Nêu khái quát cơ thể người. Trình bày vai trò chính của hệ tuần hoàn, hệ hô hấp trong
cơ thể người.
2. Trình bày cấu tạo và chức năng của hệ vận động. Nêu tên một số tật, bệnh liên quan
đến hệ vận động.
3. Ý nghĩa của tập TDTT. Em hãy lựa chọn 3 phương pháp luyện tập TDTT đúng cách.
4. Nêu khái niệm chất dinh dưỡng.

*Chú ý : Cấu trúc đề thi :


+ Phần sinh học và vật lý : 100% trắc nghiệm (6 điểm).
+ Phần hóa học: 100% tự luận (4 điểm).

3
--- Chúc các em thi tốt! ---

4
5

You might also like