Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 61

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KIẾN TRÚC

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

KHÔNG GIAN DẠY NGHỀ DÀNH CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT


TẠI VIỆT NAM

Nhóm GVHD:

TS.KTS. NGUYỄN SONG HOÀN NGUYÊN

Th.S.KTS HUỲNH TRẦN UYÊN THY

SVTH: VÕ HỒNG NGỌC

MSSV: 19510101115

Lớp: KT19A2

Thành phố Hồ Chí Minh tháng 12 năm 2023


MỤC LỤC
PHẦN A: MỞ ĐẦU..............................................................................................1

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI....................................................................................1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................2


3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..........................................................2
4. NỘI DUNG ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU...........................................................2
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................2
6. CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI........................................3

PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...............................................................5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.......................................5


1.1 Đối tượng người khuyết tật...........................................................................5
1.1.1 Khái niệm người khuyết tật....................................................................5
1.1.2 Phân loại các dạng khuyết tật.................................................................6
1.1.3 Ảnh hưởng của khiếm khuyết trong cuộc sống người khuyết tật..........7
1.2 Dạy nghề cho người khuyết tật.....................................................................9
1.2.1 Các dạng nghề nghiệp dành cho người khuyết tật.................................9
1.2.2 Hiện trạng đào tạo nghề cho người khuyết tật tại Việt Nam...............10
1.2.3 Các thành phần không gian chức năng của công trình dạy nghề cho
người khuyết tật và những yêu cầu cơ bản...................................................12
1.3 Khái quát về các công trình dạy nghề cho người khuyết tật tại Việt Nam. 16
1.3.1 Lược sử hình thành và phát triển các công trình dạy nghề cho người. 16
khuyết tật.......................................................................................................16
1.3.2 Các xu hướng định hình không gian dạy nghề tiêu biểu......................19
1.3.3 Các không gian dạy nghề cho người khuyết tật tiêu biểu tại Việt Nam.
.......................................................................................................................20
KẾT LUẬN CHƯƠNG I....................................................................................23
CHƯƠNG 2: CÁC CƠ SỞ ĐỀ XUẤT KHÔNG GIAN DẠY NGHỀ CHO
NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI VIỆT NAM........................................................24
2.1 Cơ sở pháp lý..............................................................................................24
2.1.1 Tiêu chuẩn xác định quy mô, cơ cấu....................................................24
2.1.2 Tiêu chuẩn tính toán diện tích các không gian.....................................26
2.1.3 Tiêu chuẩn về an toàn tiếp cận.............................................................31
2.2 Cơ sở lý thuyết............................................................................................44
2.2.1 Sơ đồ phân khu chức năng và sơ đồ dây chuyền sử dụng....................44
2.2.2 Các bộ phận chức năng sinh hoạt và dạy nghề.................................46
2.2.3 Hình thức tổ hợp không gian dạy nghề................................................47
2.2.4 Giải pháp “kiến trúc xanh” trong xây dựng không gian dạy nghề cho
người khuyết tật............................................................................................49
2.2.5 Ứng dụng công nghệ trong không gian dạy nghề cho người khuyết tật
.......................................................................................................................50
2.3 Các công trình tham chiếu..........................................................................53
2.3.1 Các công trình nước ngoài...................................................................53
2.3.2 Các công trình trong nước....................................................................53
KẾT LUẬN CHƯƠNG II..................................................................................53
CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC KHÔNG GIAN DẠY NGHỀ CHO NGƯỜI
KHUYẾT TẬT....................................................................................................54
3.1 Giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng và phân khu chức năng......................54
3.1.1 Giải pháp quy hoạch tổng thể..............................................................54
3.1.2 Giải pháp cho các không gian mở........................................................54
3.1.3 Giải pháp cho không gian cây xanh.....................................................54
3.2 Giải pháp tổ chức không gian chức năng....................................................54
3.2.1 . Giải pháp thiết kế về các phòng chức năng và trang thiết bị.............54
3.2.2. Giải pháp thiết kế trị liệu tinh thần bằng không gian..........................54
3.2.3 Giải pháp kết nối và phân chia không gian dựa trên nhu cầu sử dụng.54
3.3 Hình thức tổ chức không gian dạy nghề cho người khuyết tật theo các xu
hướng phổ biến.................................................................................................54
3.3.1 Xu hướng không gian sinh thái............................................................54
3.3.2 Xu hướng không gian ứng dụng công nghệ.........................................54
3.3.3 Xu hướng không gian kết nối cộng đồng.............................................54
KẾT LUẬN CHƯƠNG III.................................................................................54

PHẦN C: KẾT LUẬN........................................................................................55

TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.......................................................................55


KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ......................................................................................55
PHỤ LỤC:...........................................................................................................56

1. CÁC THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA...............................................................56


2. TRÍCH DẪN NỘI DUNG VĂN BẢN LUẬT PHÁP...............................................56
3. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................56

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1: Các nghề nghiệp phổ biến dành cho người khuyết tật..........................10
Bảng 2: Các yêu cầu về không gian học tập theo nhóm ngành...........................15
Bảng 3: Quy mô trường dạy nghề.........................................................................24
Bảng 4: Tiêu chuẩn diện tích khu đất xây dựng..................................................25
Bảng 5: Diện tích phòng học..................................................................................26
Bảng 6: Diện tích các phòng thực hành................................................................27
Bảng 7: Tiêu chuẩn diện tích các phòng hội trường............................................27
Bảng 8: Bảng tiêu chuẩn diện tích các phòng thư viện........................................28
Bảng 9: Tiêu chuẩn diện tích các phòng câu lạc bộ.............................................28
Bảng 10: Diện tích các phòng làm việc..................................................................29
Bảng 11:Tiêu chuẩn diện tích các khu vực trong nhà ăn....................................30
Bảng 12: Tiêu chuẩn diện tích phòng chức năng khu ký túc xá.........................30
Bảng 13: Tiêu chuẩn diện tích và các thiết bị vệ sinh..........................................30
Bảng 14: Các tiêu chuẩn về an toàn tiếp cận........................................................31
1

PHẦN A: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo thống kê của ủy ban quốc gia về người khuyết tật việt nam, tính đến
cuối năm 2020, cả nước có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật, chiếm 7,06%
dân số từ 2 tuổi trở lên, trong đó có 58% là nữ, 28,3% là trẻ em, gần 29% là
người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng. khoảng 62% người khuyết tật trong
độ tuổi lao động (15- 60 tuổi), trong đó có 15% lao động làm công ăn lương,
80% người khuyết tật hoạt động trong lĩnh vực phi chính thức không được
trả lương; 75% người khuyết tật sống ở khu vực nông thôn, vùng khó khăn
có thu nhập thấp, không ổn định, cuộc sống khó khăn. trong tổng số người
khuyết tật từ 15 tuổi trở lên chỉ có khoảng 5% đã được qua đào tạo nghề,
trong đó có 57% đào tạo trình độ sơ cấp nghề, khoảng 27% có trình độ trung
cấp nghề, 16% có trình độ cao đẳng, đại học. số người khuyết tật chưa qua
đào tạo nghề chiếm khoảng 95%.
Các không gian dạy nghề hiện tại đã được triển khai đã có những thành công
nhất định, tuy nhiên do sự khác nhau của các dạng khuyết tật dẫn đến những
vấn đề về lựa chọn nghề nghiệp. Từ đó cho thấy bất cập về không gian dạy
nghề cần sự tối ưu hóa cũng như linh hoạt thích ứng với từng dạng khuyết
tật khác nhau. Ngoài ra các vấn đề về rào cản tâm lý của người khuyết tật
cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác đào tạo và hỗ trợ nghề nghiệp.
Vì thế đề tài nghiên cứu về không gian dạy nghề cho người khuyết tật sẽ
hướng đến nghiên cứu những yếu tố quyết định hình thức không gian dạy
nghề đối với từng đối tượng người khuyết tật cũng như những hình thức
thiết kế hỗ trợ về mặt tinh thần, giúp người khuyết tật vượt qua các mặc cảm
tâm lý đối với xã hội và bản thân.
Như vậy, nhu cầu về đào tạo nghề cho người khuyết tật là một vấn đề đang
được quan tâm trong xã hội. Với quan điểm nghiên cứu và thiết kế của một
sinh viên kiến trúc đó là: kiến trúc được hình thành và phát triển dựa trên
yếu tố tiên quyết nhất là từ nhu cầu của con người. Đề tài nghiên cứu lấy
2

tiền đề từ nhu cầu mang tính xã hội và nhân đạo, hướng đến đối tượng
nghiên cứu về không gian dạy nghề cho người khuyết tật phục vụ cho cộng
đồng người khuyết tật nói riêng và toàn xã hội nói chung.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn gồm các ý chính sau:
- Nhận dạng các hình thức tổ chức không dạy nghề cho người khuyết tật hiện
có tại Việt Nam.
- Xác định các đặc điểm không gian dạy nghề cho người khuyết tật.
- Hệ thống các yêu cầu và phương pháp tạo không gian dạy nghề phù hợp
cho người khuyết tật.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Không gian dạy nghề dành cho người khuyết tật
- Phạm vị nghiên cứu: Việt Nam
4. Nội dung định hướng nghiên cứu
Những yêu cầu đặc thù về hình thức không gian phù hợp cho quá trình học tập và
thực hành nghề nghiệp tham chiếu trên cơ sở đặc điểm của từng dạng khuyết tật.
Dựa vào những đặc điểm về tâm sinh lý của từng dạng khuyết tật, qua đó:
- Xác định nhu cầu về loại hình không gian cần có đối với công tác dạy
nghề cho người khuyết tật.
- Xác định nhu cầu về hình thức không gian sử dụng.
- Thể hiện mối quan hệ của từng không gian chức năng.
- Biểu đạt hình thức thiết kế dựa trên ba tiêu chí: Không gian sinh thái;
Không gian công nghệ và Không gian kết nối cộng đồng
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn bao gồm:
- Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp: Tìm hiều và tổng hợp
những nguồn tài liệu từ các bài báo, bài nghiên cứu. Qua đó rút ra những
khái niệm và số liệu thực tiễn về tình trạng cũng như thông tin cơ sở ứng
dụng cho đề tài.
3

- Phương pháp hệ thống cấu trúc và biểu đồ hóa: Hệ thống các thông tin
và biểu đạt ở dạng hình ảnh, biểu đồ. Từ đó chắt lọc ra các biện pháp ứng
dụng không gian hiệu quả cho đề tài.
6. Các nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài
Tỷ lê người khuyết tật trên thế giới ứng với 15% dân số và có khuynh hướng ngày
càng gia tăng vì dân số dần lão hóa và sự gia tăng toàn cầu về các bệnh mãn tính. Vì
vậy những nghiên cứu và báo cáo về người khuyết tật trên thế giới rất được quan
tâm:
 Các nghiên cứu và báo cáo ngoài nước:
- Visually impaired as a design challenge design considerations &
practical solutions: Nghiên cứu phân tích sâu về tình trạng và nhu cầu của
người khiếm thị. Từ đó đưa ra các yêu cầu về không gian sinh hoạt đối với
dạng khuyết tật này.
- A history of vocational education and training in Europe From
divergence to convergence A history of vocational education and
training in Europe From divergence to convergen: Nghiên cứu về lịch sử
hình thành và phát triển của công tác dạy nghề cho người khuyết tật tại Châu
Âu. Bài viết cung cấp các thông in về lịch sử xã hội,nhu cầu và các mô hình
dạy nghề tiêu chuẩn bắt nguồn từ các nước Châu Âu từ những năm đầu tiên
của thế kỷ XIX.
- Understanding the Whole Learner: An Occupational Therapy
Approach to Supporting Individuals with CVI for Clinicians and
Educational Team Members: Bài viết cung cấp các mô hình dạy học cho
các cá nhân khiếm khuyết tại trường khuyết tật Perkin.
- ERIENTIAL KNOWLEDGE ScotMARK - gm+ad architects case
study: hazelwood school, glasgow R: Nghiên cứu không gian học tập trải
nghiệp thông qua không gian học tập thuộc trường Hazewwood.
- DESIGNING A MODEL OF VOCATIONAL TRAINING PROGRAMS
FOR DISABLES THROUGH ODL: Nghiên cứu về mô hình chương trình
dạy nghề cho người khuyết tật bằng phương pháp thu thập thông tin trong
phạm vi các nước: Nhật Bản, Việt Nam, Singapore, Israel…
 Các nghiên cứu và báo cáo trong nước:
4

- Tổng cục Thống kê (2018), Báo cáo điều tra quốc gia về người khuyết tật
2016: báo cáo đưa ra những số liệu tổng quan, cũng như thực trạng về tình
hình người khuyết tật tại Việt Nam trong thời gian tương ứng. Ngoài ra, báo
cáo cũng cung cấp những thông tin khách quan về nhu cầu cũng như các khó
khăn đối với công tác học nghề và dạy nghề cho người khuyết tật. Từ đó đưa
ra những đánh giá về khả năng đào tạo nghề trong bối cảnh Việt Nam hiện
tại là hoàn toàn có cơ sở và có thể thực hiện được.
- Nghiên cứu về mở rộng cơ hội việc làm cho người khuyết tật tại Việt
Nam và tháng 6 năm 2020 của UNDP: Nghiên cứu cho thấy những ngành
nghề tiềm năng đang được đào tạo cho người khuyết tật tại Việt Nam. Từ đó
mở ra các khả năng khác nhau về từng nhóm ngành cũng như cung cấp thêm
thông tin về cơ hội việc làm, các tổ chức Công tác xã hội hỗ trợ người khuyết
tật tại Việt Nam.
- Nghiên cứu Đánh giá Luật người khuyết tật-so sánh với công ước quốc
tế về quyền của người khuyết tật và khuyến nghị cho Việt Nam: Nghiên
cứu đưa ra các dẫn chứng về vấn đề cần lưu ý trong công cuộc dạy nghề cho
người khuyết tật dựa trên các văn kiện pháp luật hiện hành của Việt Nam và
công ước chung trên Thế giới, từ đó đặt vấn đề chung về nhu cầu học, dạy
nghề dành cho người khuyết tật.
- Luận văn thạc sĩ về Không gian kiến truc trường học dành cho người
khiếm thính và khiếm thị, tác giả Phạm Mạnh Thắng: Nghiên cứu tổng
hợp thông tin về các giải pháp không gian ứng dụng cho trường học giáo dục
đặc biệt cho đối tượng khiếm thính và khiếm thị.
- Giáo trình “Công tác xã hội với người khuyết tật”, (2014) nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Hà Nội - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: Giáo
trình đã nêu khái quát chung về tình hình người khuyết tật, phân loại và cách
chăm sóc trợ giúp người khuyết tật như thế nào, vai trò của nhân viên Công
tác xã hội với người yếu thế nói chung và người khuyết tật nói riêng. Cách
thực hành với người khuyết tật về các phương pháp làm việc cá nhân, làm
việc nhóm, làm việc gia đình.
5

- Báo cáo về Thư viện dành cho người khuyết tật: báo cáo định hình vầ
cung cấp thêm thông tin cũng như các chuẩn mực không gian đọc đối với
người khuyết tật khiếm thị.
- Báo cáo thực trạng kĩ năng nghề nghiệp của học sinh khuyết tật trí tuệ
tại các trường chuyên biệt trên địa bàn thành phố Hải Phòng: Báo cáo
đánh giá tình trạng huấn nghệ cho các học sinh giáo dục đặc biệt trên địa bàn
thành phố Hải Phòng. Báo cáo cung cấp các thông tin về khả năng học nghề
và các nghề nghiệp khả năng cao dành cho các học sinh khuyết tật. Ngoài ra
báo cáo còn cho biết thêm về yêu cầu quy trình đào tạo cho các ngành nghề
nhất định theo độ tuổi của các học viên được nghiên cứu.

PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Đối tượng người khuyết tật
1.1.1 Khái niệm người khuyết tật
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận, chức năng
trên cơ thể, biểu hiện dưới dạng khuyết tật, gây khó khăn cho công việc, cuộc
sống, học tập. Theo đó, người khuyết tật phải có khiếm khuyết hoặc suy giảm
chức năng ở một hoặc nhiều bộ phận trên cơ thể và khiếm khuyết, suy giảm
chức năng đó biểu hiện dưới dạng khuyết tật, gây khó khăn trong công việc,
cuộc sống, học tập. Họ là những người bị một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể
chất hoặc tinh thần ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động hoặc trí thông
minh của người bệnh. Những thiệt hại này có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng
và ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của họ. Người khuyết tật có điểm yếu về
thể chất hoặc trí tuệ làm giảm khả năng vận động, tư duy và nhận thức. Đến
năm 2010, Quốc hội Việt Nam đã chính thức sử dụng cụm từ người khuyết tật
thay cho tàn tật trong các bộ luật ban hành có liên quan. Theo Luật Người
khuyết tật năm 2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, người khuyết tật được
định nghĩa như sau:
6

" Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể
hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động,
sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. "[1

Nói cách khác, khuyết tật có thể là tình trạng suy yếu tồn tại trong thời gian
dài, không có cơ hội phục hồi về tinh thần hoặc thể chất, khó suy nghĩ rõ ràng
hoặc bị ảnh hưởng đến các giác quan khi tương tác với mọi người và gặp
nhiều trở ngại, ảnh hưởng trong xã hội. . . Những tác động bất lợi đến quá
trình làm việc có thể khiến họ không thể hoạt động và thực hiện công việc
giống như một người bình thường. Trong tiếng Anh, người khuyết tật được gọi
là “People with disability”. Trong cuộc sống ngày nay, quan điểm chúng ta
cần sự giúp đỡ, lòng nhân ái đến từ mỗi người trong xã hội.

1.1.2 Phân loại các dạng khuyết tật


 Khuyết tật vận động
Người khuyết tật vận động được biểu hiện qua tình trạng giảm hoặc mất chức năng
của các bộ phận cử động được như đầu, cổ, chân, tay và thân thể. Các suy giảm
này sẽ dựa vào khả năng hoạt động của thần kinh hoặc khiếm khuyết do chậm phát
triển, thiếu hoặc mất phần cơ thể, suy giảm chức năng về sinh lý thần kinh.2
 Khuyết tật nghe nói
Người khuyết tật nghe nói được biểu hiện qua những khiếm khuyết về khả năng
nghe, hoặc nói hoặc cả hai. Khiếm thính là những người bị suy giảm hoặc mất
hoàn toàn khả năng nhận diện và phản ứng với âm thanh.. Người khuyết tật về
ngôn ngữ là những người không nói được, bị câm hoặc nói ngọng, nói lắp, không
rõ lời.3 Cả hai trường hợp khuyết tật này đều dẫn đến khó khăn trong vấn đề giao
tiếp xã hội.
 Khuyết tật nhìn

1
Quy định tại khoản 1 Điều 2, trang số 3
2
Khoản 1, điều 2, Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của chính phủ về hướng dân thi hành một số điều luật về
người khuyết tật.
3
Khoản 2, điều 2, Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của chính phủ về hướng dân thi hành một số điều luật về
người khuyết tật
7

Người khuyết tật nhìn thường hay được gọi là người khiếm thị, nếu phân chia theo
mức độ khiếm khuyết thường phân theo hai loại là nhìn kém và mù lòa. 4Mức độ
sẽ dựa vào khả năng nhận biết hình ảnh dựa vào thị giác của họ.
 Khuyết tật thần kinh, tâm thần
Người khuyết tật thần kinh, tâm thần được biểu hiện qua các rối loạn về trí nhớ,
cảm xúc và khả năng kiểm soát hành vi, biểu hiện ở dạng bệnh lý và gây ra những
bất tiện trong sinh hoạt đời sống.5
 Khuyết tật trí tuệ
Người khuyết tật trí tuệ được biểu hiện qua biểu hiện ở sự suy giảm về nhận thức,
tư duy, khả năng suy nghĩ và phân tích cũng như giải quyết vấn đề kém hơn so với
độ tuổi. 6Nguyên nhân thường do di truyền gây nên.
1.1.3 Ảnh hưởng của khiếm khuyết trong cuộc sống người khuyết tật
 Các vấn đề trong sinh hoạt thường ngày
Chất lượng cuộc sống là một khái niệm đa chiều, có vô số yếu tố có thể tác động,
NKT có thể hài lòng đối với một số khía cạnh khác nhau của cuộc sống tuy nhiên
có những khía cạnh không khiến họ hài lòng. Khi được hỏi về việc đánh giá chất
lượng cuộc sống ở mức độ nào, có 34,7% người khuyết tật trả lời rằng chất lượng
cuộc sống của họ đạt mức trung bình kém hoặc kém, 58,8% đánh giá tốt và chỉ có
6,6% đánh giá tốt và cực kỳ tốt. Bên cạnh đó, mức độ hài lòng về vấn đề sức khoẻ
với 45,9% cảm thấy không hài lòng hoặc không hài lòng và chỉ có 6,6% hài lòng.
Kết quả của nghiên cứu này thấp hơn kết quả của tác giả Huyền Trang với 67,9%
cho thấy không hài lòng và 30,19% cảm thấy bình thường. người khuyết tật bị hạn
chế về chức năng cơ thể, gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong cuộc sống, bên cạnh
đó là những mặc cảm do khuyết tật làm hạn chế cơ hội trong cuộc sống, qua đó tác
động đến chất lượng cuộc sống và sức khoẻ.
Cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người khuyết tật luôn gặp nhiều khó khăn
nhất định. Nguyên nhân chính đến từ các khiếm khuyết cơ thể mà họ phải gánh
chịu:

4
Khoản 3, điều 2, Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của chính phủ về hướng dân thi hành một số điều luật về
người khuyết tật
5
Khoản 4, điều 2, Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của chính phủ về hướng dân thi hành một số điều luật về
người khuyết tật
6
Khoản 5, điều 2, Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của chính phủ về hướng dân thi hành một số điều luật về
người khuyết tật
8

- Người khuyết tật vận động gặp khó khăn đối vơi các hoạt động thể chất,
những thói quen sinh hoạt bình thường như đi đứng,cầm nắm đồ vật và tự
chăm sóc bản thân luôn cần sự hỗ trợ của các thiết bị chuyên dụng hoặc
người thân, nhân viên y tế.
- Người khuyết tật nghe nói phải chịu các hạn chế về nghe và nhìn gây ảnh
hưởng trực tiếp đến chức năng giao tiếp, biểu đạt tư duy, ảnh hưởng đến
quá trình học tập cũng như khả năng xây dựng các mối quan hệ xã hội của
họ. Ngoài ra, các khiếm khuyết này còn lấy mất đi của họ cơ hội cảm nhận
và trải nghiệm một phần của cuộc sống: âm thanh.
- Tương tự, đối với người khuyết tật nhìn, khả năng cảm thụ hình ảnh của họ
bị lấy mất, qua đó những sinh hoạt thường ngày của họ trở nên đặc biệt khó
khăn, sự tương tác với không gian xung quanh giảm mạnh, khả năng học
tập và giao tiếp giảm. Nhu cầu đi lại, sử dụng vật dụng cần sự hỗ trợ từ thiết
bị chuyên dụng.
- Người khuyết tật thần kinh, tâm thần lại có những biểu hiện khác biệt.
Không kể đến những trường hợp mức độ khuyết tật quá nặng dẫn đến mất
chức năng lao động, những người khuyết tật ở dạng này có vấn đề chủ yếu
ở sự kiểm soát cảm xúc, gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng kiểm soát
tình huống và làm việc, biểu hiện ở hình thức mất kiểm soát hành vi, cảm
xúc và ngôn ngữ.
- Người khuyết tật về trí tuệ thường có những vấn đề về nhận thức cũng như
hành vi do dạng khuyết tật này thường ứng với độ tuổi “tinh thần” của
người bệnh. Tức người bị khuyết tật về trí tuệ sẽ ngưng phát triển về mặt
nhận thức từ một độ tuổi nhất định nào đó trong cuộc sống. Đối với dạng
khuyết tật này, khả năng vận động và ngôn ngữ hầu như không bị ảnh
hưởng, nhưng các khó khăn của họ sẽ biểu hiện thông qua hành dộng và
nhận thức không phù hợp độ tuổi, dẫn đến các hoạt động học tập, lao động
gặp khó khăn do sự khác biệt giữa ngoại hình và tư duy của họ.
 Các vấn đề về tâm lý
- Chính những khiếm khuyết của người khuyết tật dẫn đến sự lệ thuộc vào
người thân, xã hội và chính những người khuyết tật cũng ý thức được điều
9

đó. Dần dần, họ xuất hiện rào cản tâm lý bắt nguồn từ những mặc cảm và tự
ti.
- Đa phần những người khuyết tật sẽ gặp các khó khăn trong việc học tập, tỷ
lệ trẻ em khuyết tật thường cao hơn trong các gia đình nghèo. Sự thua thiệt
về kinh tế, tri thức và cơ hội việc làm tạo nên vòng lặp cho cuộc đời của
những người khuyết tật, tạo nên các vấn đề về tâm lý.
- Người khuyết tật bị phân biệt đối xử, lấy mất cơ hội học tập và phát triển
luôn là vấn đề nhức nhối của xã hội. Chính những điều ấy đã dựng nên rào
cảm tâm lý đối với những người khuyết tật, họ e ngại việc đến trường, lo sợ
và thiếu tự tin trong học tập và phát triển.
- Bên cạnh đó, người khuyết tật còn có tâm lý ỷ lại, cho rằng bản thân xứng
đáng và đòi hỏi sự hỗ trợ đến từ người khác, từ đó hạn chế động lực cố
gắng vươn lên và nhu cầu học hỏi cũng như phát triển của chính họ.
- Tuy nhiên, theo quan điểm của ngành Tật học hiện đại, xu hướng tâm lý nói
chung của người khuyết tật quả thật thường đi theo hướng tiêu cực, song
chính những trở ngại lại là các yếu tố kích thích tinh thần vươn lên của họ,
thúc đẩy mong muốn vượt qua rào cản khuyết tật.
1.2 Dạy nghề cho người khuyết tật
1.2.1 Các dạng nghề nghiệp dành cho người khuyết tật
Dựa vào những khiếm khuyết trên cơ thể và đặc điểm học tập cũng như thực hành
của người khuyết tật, các ngành nghề sau đã và đang phổ biến trong công tác đào
tạo nghề cho người khuyết tật như sau:
 Nghề xoa bóp, massage bấm huyệt:
Loại hình này thường phù hợp và đào tạo nhiều cho những đối tượng khiếm thị
do khiếm khuyết về thị giác khiến đặc điểm về xúc giác và ghi nhớ của họ đặc
biệt nhạy cảm và tốt, phù hợp với công việc. Ngành nghề này đặc biệt cần dung
lực của đôi tay và khả năng ghi nhớ động tác, người học sẽ trải qua thời gian đào
tạo khoảng 6 tháng về mát xa, xoa bóp, bấm huyệt …
 Nghề may:
Đây là công việc đòi hỏi về kỹ năng may vá, sự nhanh nhạy trong thao tác và sự
đồng bộ giữa hoạt động tay và chân, đồng thời cũng cần sự tập trung và tỉ mỉ.
Đặc điểm công việc phù hợp với người khiếm thính, khuyết tật nhẹ. Đây là một
10

nghề dễ đào tại và không tốn qua nhiều thời gian học tập cũng như thực hành, lại
còn có khả năng thực tiễn khá cao, là lựa chọn của nhiều trung tâm đào tạo.
 Các nghề thủ công:
Đặc biệt trong thời kỳ xu hướng thị hiếu thẩm mỹ của xã hội đang dần hướng về
những giá trị truyền thống, các sản phẩm thủ công đang dần được ưa chuộng trở
lại thì đây là một ngành nghề tương đối hứa hẹn đối với công cuộc đào tạo người
khuyết tật. Tuy nhiên phương án đào tạo cần đi kèm với công tác tuyên truyền
và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm như trưng bày, rao bán hoặc tổ chức các hội chợ
tuyên truyền… Ngoài ra, đây là ngành nghề đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ và sáng
tạo cao, sẽ phù hợp với những đối tượng khiếm khuyết vận động ở dạng nhẹ,
khuyết tật nghe nói,…
 Nghề tin học văn phòng, máy tính
Nhóm nghề này thực sự rất phù hợp với các đối tượng khuyết tật do không yêu
cầu về vận động quá nhiều. Tuy nhiên lại cần có sự hiểu biết nhất định về máy
tính cũng như đòi hỏi về tư duy học tập nhanh, cập nhật thông tin liên tục. Tuy
hiện nay công nghệ Ai đã phát triển đủ để ứng dụng cho các công việc nhập liệu
đơn giản, nhưng đối với nước đang phát triển như Việt Nam thì công nghệ này
cũng cần thời gian để phổ biến rộng khắp, do đó nhu cầu công việc đối với các
đối tượng khuyết tật vẫn còn khá phổ biến. Quá trình đào tạo đối với ngành nghề
này sẽ lâu hơn và đòi hỏi cơ sở vật chất hơn so với các nhóm ngành khác, nhưng
đây là một ngành nghề hứa hẹn và tiềm năng phát triển cho các đối tượng khuyết
tật.
Các nhóm ngành trên có thể liệt kê thành các nghề cụ thể chia theo bảng như
sau:
Bảng 1: Các nghề nghiệp phổ biến dành cho người khuyết tật
STT NGHỀ NGHIỆP DẠNG KHUYẾT TẬT PHÙ HỢP
1 Kỹ thuật viên xoa bóp, bấm huyệt Khiếm thị, Ngôn ngữ
2 Vẽ tranh Vận động, Nghe nói
3 Làm tăm, bút bi, se nhang Vận động, Nghe nói, Khiếm thị, Trí tuệ, Thần kinh

4 Thợ mộc Vận động, Nghe nói


5 Thợ may Nghe nói
6 Nhập liệu tin học Vận động, Nghe nói

8 Thiết kế đồ họa Vận động, Nghe nói


11

1.2.2 Hiện trạng đào tạo nghề cho người khuyết tật tại Việt Nam
Theo thống kê được trình bày tại hội thảo "Hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho Người
khuyết tật tại TP.HCM" do Tổ chức Cứu trợ Trẻ em (SC) và Hội Bảo trợ Người
khuyết tật và trẻ mồ côi TP.HCM (HASPDO) tổ chức vào ngày 20/6/2023 cho biết
Trong hơn 7 năm (từ 2014-2020) toàn ngành ước tính đào tạo nghề cho hơn 3. 000
người khuyết tật, với 17 nghề phù hợp. Trong năm năm 2022 các trung tâm đã tổ
chức giảng dạy nghề cho hơn 333 người; giới thiệu việc làm cho 435 người khuyết
tật và thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, trong gần 72 lượt doanh nghiệp, thu
hút 423 lao động là người khuyết tật. Ngoài ra, Hội Liên hiệp phụ nữ còn tổ chức
các chương trình tư vấn đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm cho phụ nữ khuyết tật.
Tính đến năm 2022, có gần 500 tổ với các ngành nghề như: tổ may vá, tổ thêu,
đính cườm, tranh thêu chữ thập, trang điểm, làm nail, uốn tóc. . . đã thu hút gần
10. 000 thành viên.
Dựa vào bẳng báo cáo về tỷ lệ người khuyết tật phân chia theo dạng khuyết tật
trong bảng số liệu thống kê từ Điều tra quốc gia người khuyết tật Việt Nam năm
2016, có thể thấy tỷ lệ người khuyết tật vận động thân dưới và khuyết tật về nhận
thức đang làm việc trong ngành kinh tế chiếm tỷ lệ cao nhất. Từ đó có thể đưa ra
kết luận nhu cầu lao động của hai dạng khuyết tật này là cao hơn cả. Như vậy, khi
thực hiện chính sách hỗ trợ nghề nghiệp cần chú ý không gian học nghề phù hợp
cho hai dạng khuyết tật này. Các ngành nghề đào tạo cũng cần chú ý hỗ trợ nhiều
hơn, diện tích học tập cần nhiều hơn xét theo số lượng người khuyết tật.7

7
Bảng 9.3 : Điều tra quốc gia người khuyết tật Việt Nam (2016), NXB Thống kê
Ảnh 1: Bảng tỷ lệ người khuyết tật đang làm việc trong nền kinh tế chia theo các loại tật và nhóm tuổi.
Nguồn: Điều tra quốc gia người khuyết tật Việt Nam (2016), NXB Thống kê
12

Có thể thấy công tác dạy nghề cho người khuyết tật tại Việt Nam đang dần được
coi trọng và phát triển tốt. Song song với các thành tựu đó, cần có một không gian
dạy nghề chuẩn mực, mang tính không gian hóa và có tính khả thi thực tiễn cao
ứng dụng cho các chương trình giảng dạy.
1.2.3 Các thành phần không gian chức năng của công trình dạy nghề cho
người khuyết tật và những yêu cầu cơ bản
Các thành phần không gian chức năng

TRUNG TÂM DẠY NGHỀ CHO NGƯỜI


KHUYẾT TẬT

CHỨC NĂNG

Học tập Tư vấn Trưng bày Sinh hoạt Lưu trú

HOẠT ĐỘNG
Học lý thuyết Tư vấn Tư
Thực hành ngành
vấn tâm
Chăm
lý sóc skLưu trữBán hàng
Tham gia
Chơi
clb thể thao Ăn uốngVệ sinh
Nghỉ ngơi
nghề

Phòng lýPhòng
THÀNH PHẦN thuyếtThực Phòng
hành tư vấn
Phòng y tế Kho
Sảnh trưng
Phòngbày
tư vấnSân
KH
Phòng
chơi sinh hoạtNhà
clb ăn Ký túc xá
KHÔNG GIAN

Ảnh 2: Sơ đồ mối quan hệ giữa các hoạt động và thành phần không gian trong trung tâm dạy nghề cho
người khuyết tật

 Khu phục vụ học tập


Khu phục vụ học tập bao gồm các lớp học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành,
thư viện,... Các không gian này được thiết kế đáp ứng nhu cầu học tập, thực hành
của học viên theo từng ngành nghề đào tạo, đồng thời đảm bảo tính an toàn, thuận
tiện cho học viên khuyết tật.
13

 Khu rèn luyện thể chất


Khu rèn luyện thể chất bao gồm các sân chơi, sân thể thao, phòng tập thể dục,...
Các không gian này giúp học viên rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể chất, đồng
thời đảm bảo tính phù hợp với khả năng vận động của học viên khuyết tật.
 Khu hành chính quản trị và phụ trợ
Khu hành chính quản trị và phụ trợ bao gồm các phòng làm việc của ban giám
hiệu, phòng họp, phòng hành chính, phòng y tế,... Các không gian này phục vụ cho
công tác quản lý, điều hành của nhà trường và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của học
viên, đồng thời đảm bảo tính thuận tiện cho học viên khuyết tật.
 Khu phục vụ sinh hoạt
Khu phục vụ sinh hoạt bao gồm các ký túc xá, nhà ăn, căng tin,... Các không gian
này phục vụ nhu cầu sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi của học viên, đồng thời đảm
bảo tính an toàn, tiện nghi cho học viên khuyết tật.
Ngoài ra, một số trường dạy nghề cho người khuyết tật còn có các không gian
chức năng khác như:
 Khu thực hành nghề nghiệp ngoài trường
Khu thực hành nghề nghiệp ngoài trường bao gồm các xưởng sản xuất, cơ sở sản
xuất,... Các không gian này giúp học viên thực hành nghề nghiệp trong điều kiện
thực tế, đồng thời đảm bảo tính phù hợp với khả năng vận động của học viên
khuyết tật.
 Khu giải trí, thể thao
Khu giải trí, thể thao bao gồm các nhà văn hóa, sân khấu, câu lạc bộ,... Các không
gian này giúp học viên vui chơi, giải trí, phát triển tinh thần, đồng thời đảm bảo
tính phù hợp với nhu cầu của học viên khuyết tật.
 Khu trưng bày, triển lãm
Khu trưng bày, triển lãm bao gồm các phòng trưng bày, triển lãm,... Các không
gian này trưng bày các sản phẩm, thành tích của học viên, góp phần quảng bá hình
ảnh của nhà trường, đồng thời đảm bảo tính thuận tiện cho học viên khuyết tật.
Các yêu cầu về không gian dạy nghề
Bảng 2: Các yêu cầu về không gian dạy nghề theo nhóm ngành
Nhóm Yêu cầu về không gian Yêu cầu bổ sung
nghề
14

Các đồ dùng cần có cấu tạo, kích thước, khối


lượng phù hợp với tầm vóc, sức khỏe của
người sử dụng.

Phòng học thực hành đủ lớn, đảm Các đồ vật cần được sắp đặt theo nguyên tắc
Xoa
bảo các yêu cầu về môi trường sinh dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy.
bóp cổ
hoạt hợp lý cho người khiếm thị.
truyền
(Ảnh 4) Dao, kéo và các vật sắc nhọn khác phải để
vào chỗ an toàn. Các đồ dùng điện phải tuyệt
đối an toàn. Lưu ý bảo đảm an toàn về nhiệt,
hoả hoạn.
Không gian đủ rộng, có sự phân loại Không gian phân loại cần có những thiết bị
Thủ
sắp đặt gọn gàng đối với các nguyên hỗ trợ nhận diện cho người khuyết tật
công
vật liệu sản xuất (Ảnh 3) khiếm thị và nghe nói.
Không gian dạy nghề cần có đầy đủ
máy móc, thiết bị may vá, không gian Yêu cầu về tiện nghi và truy cập: Đảm bảo
lưu trữ vải vóc, không gian đắp mẫu, có đủ tiện nghi và trang thiết bị hỗ trợ cho
cắt may và không gian học lý thuyết người khuyết tật, bao gồm bàn làm việc có
may vá cơ bản. thể điều chỉnh, bàn làm việc thấp, và các
thiết bị hỗ trợ giao tiếp.
Các không gian nêu trên cũng yêu
cầu được sắp đặt gọn gàng, logic và Yêu cầu về kích thước lối đi: Đảm bảo
đảm bảo đủ khoảng cách hoạt động không gian đủ rộng để di chuyển thoải mái
May vá đối với các thiết bị hỗ trợ chuyên và thuận tiện.
dụng cho người khuyết tật. Yêu cầu về trang thiết bị đặc biệt: Cung cấp
trang thiết bị tin học có chức năng hoặc
Các thiết bị điện, dây điện và máy phần mềm hỗ trợ cho người khuyết tật, như
móc cần đảm bảo không gây vướng màn hình đọc văn bản, bàn phím đặc biệt,
cho học viên khi di chuyển, học tập. và máy in nổi.
Không gian học may cần phân tách rõ
giữa các quy trình cắt, may, vắt sổ và Yêu cầu về các biện pháp an toàn: Tạo ra
ráp mẫu, từ đó trang bị các dụng cụ, môi trường an toàn cho người khiếm thính,
thiết bị phù hợp. (Ảnh 4) có thể bao gồm các biện pháp an toàn như
cảnh báo âm thanh và hệ thống cảnh báo
Phòng máy tính cần có hệ thống và trực tuyến.
chất lượng tốt, không gian lưu trữ
sách giảng dạy. Yêu cầu về môi trường thân thiện: Tạo ra
Máy Ngoài ra, cần đảm bảo các yêu cầu về một môi trường giao tiếp tích cực và thuận
tính tiện nghi và truy cập, kích thước lối lợi, có thể bao gồm việc sử dụng ngôn ngữ
đi, trang thiết bị đặc biệt, các biện ký hiệu hoặc các phương tiện giao tiếp
pháp an toàn và môi trường thân khác.
thiện. (Ảnh 5)
15

Ảnh 6:Một lớp dạy may trên địa bàn tp HCM (Nguồn: Ảnh 5: Phòng máy lớp dạy tin học cho người khuyết tật (
/tuoitre.vn) Nguồn: https://baophapluat.vn/)

Việc đáp ứng các yêu cầu trên sẽ giúp


người khuyết tật tiếp cận được giáo dục
nghề nghiệp một cách thuận lợi và hiệu
quả, góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống và khả năng tham gia vào thị trường
lao động của họ.

Ảnh 7: Công tác lắp ghép linh kiện máy may (Nguồn:
Qua những yêu cầu sơ bộ về không gian
bachkhoaluat.vn)
dạy nghề cho người khuyết tật, các yêu cầu
về khả năng lao động của từng nhóm ngành, có thể tổng kết các yêu cầu ấy qua
bảng sau:
Bảng 3: Các yêu cầu về không gian học tập theo nhóm ngành

Nhóm Ngành Xoa bóp Thủ công May vá Tin học


cổ truyền
Yêu cầu
Không gian lối đi ✓ ✓ ✓ ✓
An toàn lao động ✓ ✓
Thiết bị đặc biệt ✓ ✓ ✓ ✓
Hỗ trợ giao tiếp ✓ ✓ ✓ ✓
Hỗ trợ phần mềm ✓
16

Một số lưu ý trong thiết kế không gian chức năng của trường dạy nghề cho
người khuyết tật
 Tính bao quát
Không gian chức năng của trường dạy nghề cho người khuyết tật cần được thiết kế
bao quát, đáp ứng nhu cầu học tập, sinh hoạt, rèn luyện của học viên theo từng
ngành nghề đào tạo.
 Tính phù hợp
Không gian chức năng của trường dạy nghề cho người khuyết tật cần được thiết kế
phù hợp với khả năng vận động, nhận thức của học viên khuyết tật.
 Tính an toàn
Không gian chức năng của trường dạy nghề cho người khuyết tật cần được thiết kế
an toàn, tránh gây nguy hiểm cho học viên khuyết tật.
 Tính thẩm mỹ
Không gian chức năng của trường dạy nghề cho người khuyết tật cần được thiết kế
thẩm mỹ, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho học viên và cán bộ, giáo viên.
1.3 Khái quát về các công trình dạy nghề cho người khuyết tật tại Việt
Nam.
Để tìm hiểu sâu hơn về không gian dạy nghề cho người khuyết tật, luận văn cần có
những khái lược nhất định về quá trình hình thành của các công trình dạy nghề cho
người khuyết tật tại Việt Nam, tham chiếu trên các mốc thời gian hình thành so với
thế giới.
1.3.1 Lược sử hình thành và phát triển các công trình dạy nghề cho người
khuyết tật.
17

Perkins School for the Blind (Mỹ) Trung tâm Royal National Institute for the
được thành lập, là một trong những Blind (RNIB) ở Vương quốc Anh được thành
trường dạy nghề đầu tiên cho người lập, tập trung vào giáo dục và hỗ trợ nghề
khiếm thị. nghiệp cho người khiếm thị

1829 1887
Đầu thế kỷ XIX - XX: sự bắt đầu của nền giáo dục đặc biệt

Trung tâm Helen


Keller thành lập,
tập trung vào việc
1890
cung cấp giáo dục
và hỗ trợ cho
người khiếm thính
và khiếm thị.

Quốc tế Lao động thành lập tổ chức quốc tế đầu tiên


về dạy nghề cho người khiếm thính và người khiếm
1919
thị.

Thế kỷ XX: Sự mở rộng và phát triển Trung tâm Hadley


được thành lập và
phát triển thành một
tổ chức quốc tế

1920 cung cấp giáo dục


qua thư từ cho
ngươi khiếm thính
và khiếm thị.

1933

Trung tâm Envision được thành lập tập trung phát


triển chương trình giáo dục và nghệ thuật dạy nghề
cho ngươi khiếm thính và khiếm thị.

UNESCO thành lập Trung tâm


Quốc tế về Dạy nghề cho người
1948 khiếm thính và người khiếm
thị.
18

1960
Trường Trung cấp Nghề Dạy nghề cho người khiếm Liên Hiệp Quốc ra mắt
thính Hà Nội được thành lập, đánh dấu sự phát triển Chương trình Phát triển
đầu tiên của công trình dạy nghề cho người khuyết tật Nhân lực Quốc tế
tại Việt Nam. (UNDP) để hỗ trợ phát

1976 triển dạy nghề cho người


khuyết tật trên toàn cầu.

1975
Chính phủ Việt Nam
Đạo luật Giáo dục cho Tất cả Các Nhu Cầu Đặc Biệt
ban hành Nghị định
1980 (IDEA) được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua, đặt nền tảng
số 153/CP về việc
cho việc cung cấp giáo dục đặc biệt và dịch vụ hỗ trợ cho
phát triển dạy nghề
người khuyết tật.
cho người khuyết tật.

Trường Trung cấp Nghề Dạy


1993
nghề cho người khiếm thính và 1992
Trường Trung cấp Nghề Dạy nghề cho
người khiếm thị Nghệ An được
người khiếm thính và người khiếm thị
thành lập.
Thừa Thiên Huế được thành lập.
Chính phủ Việt
Nam ban hành
Nghị định số
19/2008/NĐ-CP Hiệp Định Đẳng Cấp Cho Người Khuyết Tật (CRPD):
CRPD, do Liên Hợp Quốc công bố, là một bước quan
về dạy nghề cho trọng trong việc thúc đẩy quyền lợi và đối xử bình đẳng
người khuyết 2006 cho người khuyết tật. Hiệp định này cũng đặt ra những
yêu cầu đặc biệt đối với việc giáo dục và đào tạo người
tật, nhằm tăng 2008 khuyết tật.
cường quyền
học nghề cho Thể kỷ XXI: cơ hội và thách thức
người khuyết tật 2015
và đảm bảo điều Nghị Định 24/2015/NĐ-CP Chiến Lược Giáo Dục Nghề
kiện công bằng của Chính Phủ Việt Nam: Nghiệp Quốc Gia 2021-2030
Quy định chi tiết về chính của Việt Nam: 2018
trong việc tiếp sách hỗ trợ người khuyết tật, Quy định chi tiết về chiến
cận dạy nghề. trong đó bao gồm cả chính lược phát triển giáo dục nghề
sách giáo dục và đào tạo nghiệp, bao gồm cả việc hỗ
nghề nghiệp cho người trợ người khuyết tật trong quá
khuyết tật tại Việt Nam. trình học tập và đào tạo.

2019

Ảnh hưởng của dịch covid 19, các trường


dạy nghề nhanh chóng chuyển đổi phương
thức dạy học sang trực tuyến.
19

1.3.2 Các xu hướng định hình không gian dạy nghề tiêu biểu
Hiện nay, có một số xu hướng trong kiến trúc tổ chức không gian dạy nghề cho
người khuyết tật nhằm tạo ra môi trường học tập tích cực, phù hợp và có tính tích
cực. Dưới đây là một số xu hướng chính như sau:
 Xu hướng không gian linh hoạt
Kiến trúc linh hoạt cho phép các không gian trong trường dạy nghề có thể được
điều chỉnh, thay đổi linh hoạt để phù hợp với các mục đích sử dụng khác nhau, đáp
ứng nhu cầu học tập, thực hành của học viên theo từng ngành nghề đào tạo.

 Xu hướng không gian sinh thái


Kiến trúc xanh ngày càng được chú trọng trong thiết kế trường dạy nghề, nhằm
mang lại môi trường học tập, làm việc xanh, sạch, đẹp, thân thiện với môi trường.
Các trường dạy nghề sử dụng các vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, tiết
kiệm năng lượng, sử dụng các giải pháp kỹ thuật như thông gió tự nhiên, sử dụng
năng lượng mặt trời,...

 Xu hướng không gian ứng dụng công nghệ


Thiết kế sử dụng công nghệ để tối ưu hóa trải nghiệm học tập cho sinh viên khuyết
tật. Phòng học có thể được trang bị các thiết bị hỗ trợ như máy tính có màn hình
cảm ứng, phần mềm học tập đặc biệt và các công cụ khác.

 Xu hướng tích hợp không gian nghệ thuật và sáng tạo


Kiến trúc sáng tạo giúp tạo ra môi trường học tập, làm việc hấp dẫn, kích thích sự
sáng tạo của học viên. Các trường dạy nghề sử dụng các giải pháp kiến trúc độc
đáo, mới lạ, sử dụng các màu sắc, ánh sáng, hình khối,... tạo ra không gian sinh
động, ấn tượng.

 Xu hướng không gian kết nối cộng đồng


Phong cách thiết kế không gian dạy nghề được ưu tiên để phản ánh giá trị nhân
văn, tạo ra một môi trường học tập không chỉ là nơi truyền đạt kiến thức mà còn là
nơi khuyến khích sự tương tác, hỗ trợ và sự phát triển cá nhân.
20

Nhìn chung, các xu hướng định hình không gian dạy nghề hiện nay có những nét
tương đồng nhất định với các thể loại công trình khác vì suy cho cùng các công
trình kiến trúc đều hình thành dựa trên nhu cầu sinh học của con người, các khác
biệt thì luôn hiện hữu, nhưng nhu cầu cơ bản của con người vẫn luôn không thể thay
đổi. Vì thế, để thể hiện tính đặc thù của thể loại công trình dạy nghề cho người
khuyết tật, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu vào 3 xu hướng không gian có sự tương
đồng và hỗ trợ nhiều nhất đối với yêu cầu đáp ứng các nhu cầu về tâm-sinh lý của
người khuyết tật: Xu hướng không gian sinh thái; Xu hướng không gian ứng dụng
công nghệ; Xu hướng không gian kết nối cộng đồng.

1.3.3 Các không gian dạy nghề cho người khuyết tật tiêu biểu tại Việt Nam.
 Trung tâm Giáo dục - dạy nghề Làng Hữu Nghị Việt Nam

Trung tâm Giáo dục - dạy nghề


Làng Hữu Nghị Việt Nam là
trường dạy nghề cho người
khuyết tật đầu tiên tại Việt Nam.
Trung tâm được thành lập vào
năm 1998 với mục tiêu đào tạo
nghề, tạo việc làm cho người
khuyết tật, giúp họ hòa nhập
Ảnh 8: : Khuôn viên làng (,nguồn:https://langhuunghi.vn/) cộng đồng. Trung tâm hiện đang
đào tạo nghề cho người khuyết tật ở nhiều lĩnh vực, bao gồm: may mặc, đan, móc,
thêu, thủ công mỹ nghệ, điện tử, công nghệ thông tin, chế biến thực phẩm, dịch vụ.

 Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hà Nội

Trường Cao đẳng Kỹ thuật


Công nghệ Hà Nội là một
trường cao đẳng công lập
chuyên đào tạo nghề cho
người khuyết tật. Trường
được thành lập vào năm 2005
Ảnh 9: Trường cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hà Nội (Nguồn
https://tuyensinh24h.vn/) với mục tiêu đào tạo nguồn
21

nhân lực kỹ thuật có trình độ cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Trường
hiện đang đào tạo nghề cho người khuyết tật ở các lĩnh vực: điện tử, công nghệ
thông tin, cơ khí, ô tô, xây dựng, hóa học,...

 Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội

Trường Cao đẳng Công nghệ


và Thương mại Hà Nội là một
trường cao đẳng công lập
chuyên đào tạo nghề cho người
khuyết tật. Trường được thành
lập vào năm 2006 với mục tiêu
đào tạo nguồn nhân lực kỹ
Ảnh 10: Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội
(Nguồn https://tuyensinh24h.vn/) thuật, kinh tế, dịch vụ có trình
độ cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Trường hiện đang đào tạo nghề
cho người khuyết tật ở các lĩnh vực: điện tử, công nghệ thông tin, kinh tế, tài chính,
kế toán, du lịch, dịch vụ,...

 Trường Cao đẳng Kỹ thuật Nông nghiệp Trung ương


Trường Cao đẳng Kỹ thuật Nông nghiệp Trung ương là một trường cao đẳng công
lập chuyên đào tạo nghề cho
người khuyết tật. Trường được
thành lập vào năm 2006 với
mục tiêu đào tạo nguồn nhân
lực kỹ thuật nông nghiệp có
trình độ cao, đáp ứng nhu cầu
của thị trường lao động.
Trường hiện đang đào tạo nghề
cho người khuyết tật ở các lĩnh
Ảnh 11: Trường Cao đẳng Kỹ thuật Nông nghiệp Trung
ương( Nguồn http://cdndongbac.edu.vn/) vực: trồng trọt, chăn nuôi, thủy
sản, chế biến nông sản,...
 Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Cần Thơ
22

Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Cần Thơ là một trường cao đẳng
công lập chuyên đào tạo nghề
cho người khuyết tật. Trường
được thành lập vào năm 2006
với mục tiêu đào tạo nguồn
nhân lực kỹ thuật, kinh tế, dịch
vụ có trình độ cao, đáp ứng nhu
cầu của thị trường lao động.
Trường hiện đang đào tạo nghề
Ảnh 12: Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Cần Thơ cho người khuyết tật ở các lĩnh
( Nguồn: https://reviewedu.net/)
vực: điện tử, công nghệ thông
tin, kinh tế, tài chính, kế toán, du lịch, dịch vụ,...
 Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Đồng Nai
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Đồng Nai là một trường cao đẳng công
lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai. Trường được thành lập
vào năm 1997, tiền thân là Trường Trung học Kỹ thuật Đồng Nai.
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Đồng Nai có trụ sở chính tại số 104,
đường Phạm Văn Thuận, phường Tam Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng
Nai. Trường có diện tích khuôn viên hơn 10 ha, với cơ sở vật chất, trang thiết
bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu của cán bộ,
giảng viên và sinh viên.
Trường Cao đẳng Kỹ thuật
Công nghệ Đồng Nai đào
tạo các ngành nghề thuộc
lĩnh vực kỹ thuật công nghệ,
bao gồm: Điện – Điện tử,
Cơ khí, Công nghệ thông
tin, Xây dựng, Quản lý công
nghiệp, Kỹ thuật môi
Ảnh 13: Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Đồng Nai (
Nguồn:https://thongtintuyensinh.net/) trường.
Trường Cao đẳng Kỹ thuật
Công nghệ Đồng Nai có đội ngũ cán bộ, giảng viên giỏi, giàu kinh nghiệm, có
23

trình độ chuyên môn cao. Trường cũng có mối quan hệ hợp tác nhiều doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài tỉnh, tạo điều kiện cho sinh
viên được thực tập, trải nghiệm thực tế và có cơ hội việc làm ngay sau khi tốt
nghiệp.
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Đồng Nai đã đào tạo ra hàng nghìn kỹ
sư, kỹ thuật viên có tay nghề cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh Đồng Nai và cả nước.
→ Nhìn chung, các cơ sở dạy nghề trên đều có những ưu điểm nhất định trong công
tác dạy nghề cho người khuyết tật như: Cơ sở vật chất tốt, các phòng học và phòng
thực hành đầy đủ tiện nghi, các ngành đào tạo đa dạng… Tuy nhiên, đa phần các
trường trên thuộc hình thức giảng dạy hòa nhập, các học viên khuyết tật sẽ cùng
tham gia lớp với các học viên bình thường khác nên các không gian này vẫn chưa
có sự tập trung hỗ trợ dựa trên đặc thù từng loại hình khuyết tật cũng như chưa có
sự đầu tư về kết nối và liên kết không gian sao tạo tính liên kết giữa cộng đồng
người khuyết tật.
Các không gian phòng học và thực hành do được sử dụng chung nên các thiết bị hỗ
trợ cho người khuyết tật cũng có sự hạn chế, không thể bố trí quá nhiều, gây hạn
chế không gian cho các học viên không khuyết tật.
Bên cạnh các cơ sở nêu trên, tại Việt Nam cũng có những trung tâm thuộc các tổ
chức tư nhân chuyên hỗ trợ dạy nghề riêng biệt cho người khuyết tật nhưng các cơ
sở thường được trưng dụng và cải tạo lại từ những trường học, nhà tập thể hoặc
công trình công năng khác hiện hữu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I


Như vậy, có thể thấy nhu cầu về không gian dạy nghề ở Việt Nam vốn xuất hiện từ
trước, tuy có phần chận hơm so với thế giới. Song những bước đầu tiên trong công
cuộc xây dựng đất nước, vấn đề về dạy nghề cho người khuyết tật đã được xem
trọng. Từ đó, có thể kết luận có cơ sở để hình thành nhu cầu về nghiên cứu không
gian dạy nghề cho người khuyết tật, làm tiền đề cho đề tài. Tuy công tác điều hành
và phát triển của Việt Nam vẫn luôn lưu ý đến các vấn đề về người khuyết tật,
nhưng các biện pháp cũng như nghiên cứu về đài tài vẫn chưa được tổng hợp. Các
cơ sở hỗ trợ người khuyết tật thường được cải tạo và xây dựng theo mô hình
24

trường học thông thường, chưa thực sự ứng dụng các nghiên cứu về không gian
đặc thù hỗ trợ cho công tác học và dạy nghề cho các học viên của giáo dục đặc
biệt.
Ngoài ra, với những đặc thù về khả năng lao động của từng loại hình khuyết tật,
các học viên khuyết tật có những nhu cầu riêng về nhóm ngành nghề có thể học và
làm việc về sau cũng như không gian học nghề đáp ứng các tiêu chuẩn về tiện lợi
và an toàn riêng. Chương 1 đã nêu các yêu cầu sơ bộ của từng nhóm ngành cũng
như không gian học sẽ cần có những cơ sở vật chất như thế nào để đảm bảo tiện
nghi cho các học viên khuyết tật. Đây cũng là cơ sở cho phần nghiên cứu tiếp theo
về các tiêu chuẩn, quy chuẩn được quy định trên các văn bản và nghiên cứu riêng
biệt giúp định hình không gian dạy nghề cho người khuyết tật.

CHƯƠNG 2: CÁC CƠ SỞ ĐỀ XUẤT KHÔNG GIAN DẠY NGHỀ CHO


NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI VIỆT NAM
2.1 Cơ sở pháp lý
2.1.1 Tiêu chuẩn xác định quy mô, cơ cấu
Quy mô
Theo TCVN 9210:2012: Quy mô của trường dạy nghề sẽ được tính dựa trên số
học sinh nhiều nhất của hệ học chính quy dài hạn.
Bảng 4: Quy mô trường dạy nghề
Quy mô tối thiểu Số lượng nghề đào Diện tích đất xây dựng tối thiểu
Trình độ đào tạo (học sinh/sinh viên) tạo tối thiểu (m2)
Trường dạy nghề8 300 1 10 000 (đô thị), 30 000 (ngoại thành)
9
Trung tâm dạy nghề 150 1 5 000 (đô thị), 15 000 (ngoại thành)
Trường cao đẳng nghề 700 3 20 000 (đô thị), 40 000 (ngoại thành)
10
Trường trung cấp nghề 500 3 10 000 (đô thị), 30 000 (ngoại thành)
Lưu ý
 Quy mô tối thiểu của trường dạy nghề được tính dựa trên số học sinh nhiều
nhất của hệ học chính quy dài hạn.
 Lớp học sinh được tổ chức theo nghề đào tạo và theo khóa học. Tùy theo đặc
điểm của từng nghề, mỗi lớp không quá 35 học sinh.
 Cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường dạy nghề phải phù hợp với ngành
nghề, quy mô và trình độ đào tạo.
8
Mục 3.8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9210:2012
9
Mục 3.7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9210:2012
10
Mục 3.9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9210:2012
25

Cơ cấu:
Theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, cơ cấu của trung tâm
dạy nghề bao gồm các bộ phận sau:

Ảnh 14: Cơ cấu trường dạy nghề

Như vậy, cơ cấu của trung tâm dạy nghề được xác định căn cứ vào nhu cầu đào tạo
của người học trong khu vực và điều kiện thực tế của trung tâm. Việc xác định cơ
cấu của trung tâm dạy nghề phải đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ của trung
tâm, đáp ứng nhu cầu đào tạo của người học và phù hợp với quy định của pháp
luật.
Ngoài ra, cơ cấu của trung tâm dạy nghề có thể được điều chỉnh cho phù hợp với
tình hình thực tế của trung tâm trên cơ sở đề nghị của giám đốc trung tâm và được
cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp cấp thẩm quyền phê duyệt.
Ngoài ra, cách xác định chỉ tiêu về diện tích xây dựng được quy định trong bảng
sau:
Bảng 5: Tiêu chuẩn diện tích khu đất xây dựng11

Số lượng Toàn trường Khu học tập Khu rèn luyện thể Khu phục vụ sinh hoạt
học sinh chất học sinh
m2/hs m2/hs
m2/hs m2/hs

11
Bảng 2 mục 4.5 TCVN 9210/2012
26

Đô thị Ngoài đô Đô thị Ngoài Đô thị Ngoài đô Đô thị Ngoài đô


thị đô thị thị thị

300 ÷ 500 35 ÷ 40 45 ÷ 62 15 ÷ 20 20 ÷ 30 8 10 ÷ 12 12 15 ÷ 20

600 ÷ 33 ÷ 36 46 ÷ 52 14 ÷ 16 25 7÷8 8 ÷ 12 12 13 ÷ 15
1000

1000 ÷ 27 ÷ 30 45 ÷ 47 12 ÷ 14 25 5÷6 8 ÷ 10 10 12
1500

CHÚ THÍCH:
- Đối với các trường dạy nghề có nhu cầu xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân
viên của trường, cho phép tăng thêm giá trị trong Bảng 4 theo nhiệm vụ thiết kế
được duyệt.
- Trường hợp phải xây dựng trên đất nông nghiệp có sản lượng cây trồng cao cho
phép giảm diện tích đất trong Bảng từ 15 % đến 20 %.
- Đất dự trữ phát triển phải tính thêm từ 20 % đến 25 %.

2.1.2 Tiêu chuẩn tính toán diện tích các không gian
Các tiêu chuẩn về diện tích không gian dạy nghề sẽ được trích dẫn và tham khảo
từ tài liệu Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9210:2012.
 Khu học tập:
Diện tích các phòng trong khối học tập được lấy theo quy định trong Bảng 4.
Bảng 6: Diện tích phòng học12

Tên phòng Chỉ tiêu diện tích

1- Phòng học các môn khoa học cơ bản và kỹ thuật cơ sở, thí nghiệm và các 48 ÷ 60
môn chuyên môn, m2/lớp

2- Phòng học ghép lớp (tính cho 2 lớp), m2/chỗ 1,4 ÷ 1,5

3- Phòng vẽ kỹ thuật (tính cho ½ lớp), m2 42 ÷ 60

4- Phòng chuẩn bị cho các phòng học và phòng thí nghiệm (tính cho 2 lớp), m2 12 ÷ 18

5- Phòng in và phim đèn chiếu (tính cho toàn trường), m2 18 ÷ 24

6- Phòng nghỉ cho giáo viên (Ở mỗi tầng của nhà học) 13 3÷15

12
Bảng 3 mục 5.7 TCVN 9210/2012
13
Mục 5.9 TCVN 9210/2012
27

 Khu thực hành


Diện tích các khu xưởng thực hành được quy định trong TCVN 9210/2012 đối với
diện tích tối thiểu cho từng loại phòng thực hành nghề nghiệp của trung tâm dạy
nghề được quy định như sau:
Bảng 7: Diện tích các phòng thực hành
Tiêu chuẩn diện tích tối thiểu
Loại phòng thực hành (m2/người)

Phòng thực hành nghề kỹ thuật cơ khí 4-6

Phòng thực hành nghề điện - điện tử 4-6

Phòng thực hành nghề công nghệ ô tô 4-6

Phòng thực hành nghề xây dựng 4-6

Phòng thực hành nghề công nghệ thông tin 4-6

Phòng thực hành nghề du lịch 4-6

Phòng thực hành nghề nông nghiệp 4-6

Phòng thực hành nghề y - dược 4-6

Phòng thực hành nghề văn hóa - nghệ thuật 4-6

Phòng tắm công cộng (không quá 8 người có 1 vòi tắm hoa sen),
phòng thay đồ14 0.25 – 0.3

 Khu hội trường


Hội trường của trường dạy nghề phải bảo đảm phục vụ được các cuộc hội họp,
hoạt động văn hóa, xem phim và học chính trị tập trung. Quy mô của hội trường
được tính như sau:
- Đối với các trường ở vùng đồng bằng: từ 20 % đến 30 % số học sinh toàn trường;
- Đối với trường ở vùng trung du, miền núi: từ 30 % đến 50 % số học sinh toàn
trường.
Đối với trường dạy nghề quy mô nhỏ và vừa có thể sử dụng phòng học lớn (giảng
đường) làm hội trường.15
Diện tích các phòng trong hội trường tính theo quy định trong bảng sau:

14
Mục 5.30 TCVN 9210/2012
15
Mục 5.23 TCVN 9210/2012
28

Bảng 8: Tiêu chuẩn diện tích các phòng hội trường16

Tên phòng Tiêu chuẩn diện tích

1- Phòng khán giả, m2/chỗ 0,80

2- Kho thiết bị, dụng cụ, m2/chỗ 0,02

3- Khu vệ sinh chung Theo tiêu chuẩn vệ sinh chung

4- Sân khấu, m2/chỗ 0,2 ÷ 0,25

5- Phòng truyền thanh, hình ảnh, m2/phòng 15 ÷ 18

6- Kho (dụng cụ) sân khấu, m2/phòng 12 ÷ 15

7- Phòng Chủ tịch đoàn; phòng diễn viên, m2/phòng 24 ÷ 36

8- Khu vệ sinh, m2/phòng 2÷4

9- Sảnh, hành lang kết hợp nghỉ, m2/chỗ 0,20 ÷ 0,25

 Thư viện
Phòng đọc của thư viện cần đáp ứng tối thiểu:
- Đối với trường trung cấp nghề là 10% học sinh và 20% cán bộ, giáo viên.
- Đối với cao đẳng nghề 15% học sinh và 25% cán bộ, giáo viên.
- Đối với trung tâm dạy nghề không có yêu cầu về diện tích, chỉ cần đảm bảo
về số đầu sách chuyên ngành phù hợp với nghề đào tạo.
Quy định về tiêu chuẩn diện tích được lấy theo bảng sau:
Bảng 9: Bảng tiêu chuẩn diện tích các phòng thư viện17

Tên phòng Tiêu chuẩn diện tích

1- Kho sách, m2/1 000 đơn vị sách 2,5

2- Phòng đọc của học sinh, m2/chỗ 1,8

3- Phòng đọc của cán bộ, giáo viên, m2/chỗ 2,0 ÷ 2,4

4- Phòng đọc điện tử (dùng máy tính), m2/chỗ 3,5

 Khu thể thao, câu lạc bộ


Trong trường dạy nghề, tùy theo quy mô và điều kiện cụ thể có thể xây dựng công
trình thể thao có mái che. Chỉ tiêu diện tích được tính 2 m2/ học sinh. Thiết kế một

16
Bảng 5 mục 5.24 TCVN 9210/2012
17
Bảng 7 mục 5.26 TCVN 9210/2012
29

nhà tập thể thao đơn giản có kích thước 24 m x 12 m x 6 m để giảng dạy và tập
luyện18
Diện tích của các phòng câu lạc bộ và phòng thể thao được thể hiện qua bảng 8:
Bảng 10: Tiêu chuẩn diện tích các phòng câu lạc bộ19

Tên phòng Diện tích


m2

Dưới 1 000 học sinh Trên 1 000 học sinh

1- Phòng diễn tập văn nghệ 18 ÷ 24 24 ÷ 30

2- Phòng tập ca nhạc 15 ÷ 18 18 ÷ 24

3- Phòng xem vô tuyến 36 ÷ 42 45 ÷ 65

4- Phòng thể thao 28 ÷ 42 42 ÷ 65

CHÚ THÍCH: Trường dạy nghề quy mô nhỏ nên kết hợp xây dựng câu lạc bộ với hội trường

 Khu hành chính quản trị và phụ trợ


Diện tích các phòng làm việc của Ban giám hiệu, phòng nghiệp vụ, đoàn thể quần
chúng được quy định trong Bảng 9:
Bảng 11: Diện tích các phòng làm việc20

Tên phòng Diện tích

1- Phòng hiệu trưởng, m2/phòng 20 ÷ 25 (kể cả diện tích tiếp khách)

2- Phòng phó hiệu trưởng, m2/phòng 12 ÷ 15 (kể cả diện tích tiếp khách)

3- Phòng giáo viên, các bộ môn, khoa, m2/giáo viên 8 ÷ 10

4- Phòng cán bộ hành chính, nghiệp vụ, quản lý, m2/cán 6÷8
bộ

5- Nhân viên làm công tác phục vụ, m2/nhân viên 5÷6

6- Phòng họp hội đồng, m2/phòng:

-Trường có dưới 500 học sinh 18 ÷ 24

-Trường có trên 600 học sinh 24 ÷ 36

7- Phòng truyền thống (theo nhiệm vụ thiết kế), m2/phòng 36 ÷ 54

18
Mục 5.31 TCVN 9210/2012
19
Bảng 8 mục 5.27 TCVN 9210/2012
20
Bảng 9 mục 5.33 TCVN 9210/2012
30

8- Phòng chuẩn bị giảng dạy của giáo viên, m2/giáo viên 1,2 ÷ 1,5

 Khu phục vụ sinh hoạt


Khu phục vụ chức năng sinh hoạt nội trú của học sinh trong trường dạy nghề bao
gồm: ký túc xá, nhà ăn và các công trình phục vụ sinh hoạt khác. Chỉ tiêu diện tích
đất xây dựng tối thiểu là 8 m2/học sinh.21
Diện tích phòng ăn và các bộ phận trong nhà ăn tính theo Bảng 10:
Bảng 12:Tiêu chuẩn diện tích các khu vực trong nhà ăn22

Các khu vực trong nhà ăn Tiêu chuẩn diện tích

m2/chỗ

100 chỗ 200 chỗ 300 chỗ 500 chỗ

1- Khu vực gia công và kho 1,2 - 1,2 0,9 - 1,0 0,8 - 0,9 0,7 - 0,8

2- Khu vực ăn (ăn và giải khát) 1,3 - 1,4 1,1 - 1,2 1,0 - 1,1 0,8 - 1,0

3- Khu vực hành chính 0,6 - 0,8 0,4 - 0,5 0,3 - 0,4 0,2 - 0,3

4- Khu vực phục vụ 1,2 - 1,3 1,1 - 1,2 0,7 – 1,0 0,5 - 0,8

Trong khu ký túc xá của học sinh có thể bố trí một số quầy phục vụ có diện tích
như sau:
Bảng 13: Tiêu chuẩn diện tích phòng chức năng khu ký túc xá

Phòng chức năng Diện tích

Quầy bách hóa, công nghệ phẩm 15 m2 - 18 m2

Quầy giải khát 12 m2 - 18 m2

Các dịch vụ khác 24 m2 - 30 m2

Phòng y tế (có từ 6 giường lưu đến 10 giường lưu) 9 m2/chỗ khám

Phòng y tế (có từ 15 giường lưu đến 18 giường lưu) 18 m2/2 chỗ khám

Nhà khách (tùy theo quy mô) 23 36 m2 - 54 m2

21
Mục 5.37 TCVN 9210/2012
22
Bảng 10 mục 5.46 TCVN 9210/2012
23
Mục 5.49-5.51 TCVN 9210/2012
31

Ký túc xá 4 m2/học sinh


 Vệ sinh, nhà tắm
Bảng 14: Tiêu chuẩn diện tích và các thiết bị vệ sinh 24

Khu vực Đối tượng sử dụng Số lượng thiết bị vệ sinh


Khu vực học tập, thí 1 xí, 2 tiểu, 1 chỗ rửa tay cho 40
nghiệm và thực hành Học sinh nam người
Khu vực học tập, thí 1 xí, 1 tiểu, 1 chỗ rửa tay cho 40
nghiệm và thực hành Học sinh nữ người
Khu vực học tập, thí 1 xí, 1 tiểu, 1 chỗ rửa tay cho 15
nghiệm và thực hành Cán bộ, giáo viên nam người
Khu vực học tập, thí 1 xí, 1 tiểu, 1 chỗ rửa tay cho 15
nghiệm và thực hành Cán bộ, giáo viên nữ người
Các xưởng thực hành
nghề có gây bẩn, bụi Học sinh và giáo viên 1 vòi tắm hoa sen cho 8 người
Các xưởng thực hành Phòng thay quần áo từ 0,25
nghề có gây bẩn, bụi Học sinh và giáo viên m2/người đến 0,3 m2/người

2.1.3 Tiêu chuẩn về an toàn tiếp cận


Theo dự thảo của Tiêu chuẩn quốc gia về “Công trình dân dụng - yêu cầu thiết kế
đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng”, Phạm vi khu vực cần thiết kế đảm
bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng đối với trường dạy nghề bao gồm các mục25:

Ảnh 15: Phạm vi khu vực cần thiết kế đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụ

Bảng 15: Các tiêu chuẩn về an toàn tiếp cận


KHÔNG
THÀNH PHẦN YÊU CẦU
GIAN

LỐI VÀO
26 Lối vào Chiều rộng tối thiểu 1,2 m, không có bậc, có tay vịn

24
Mục 5.20-5.30 TCVN 9210/2012
25
Bảng 1 mục 4.3 dự thảo của Tiêu chuẩn quốc gia về “Công trình dân dụng - yêu cầu thiết kế đảm bảo
người khuyết tật tiếp cận sử dụng”
26
Mục 2.3.3-2.3.5 QCVN 10:2014/BXD
32

hai bên, biển báo chỉ hướng tiếp cận


Chiều cao bậc không quá 150 mm, bề rộng mặt bậc
không nhỏ hơn 300 mm, không dùng bậc thang hở,
Đối với lối vào có bậc
nếu có nhiều hơn 3 bậc thì phải bố trí tay vịn hai
bên. (Ảnh 15)
Đối với công trình bảo
Bố trí thang nâng hoặc đường dốc di động
tồn
Cứ 100 xe thì có 2 đến 3 chỗ để xe cho người khuyết
Chỗ để xe
tật
Nên đặt ngay cạnh đường dốc hoặc lối ra vào của
Chỗ để xe ô tô
công trình và cần có biển báo, biển chỉ dẫn.
Cần bố trí khoảng không gian thông thuỷ ở bên cạnh
hoặc ở phía sau xe để người khuyết tật lên xuống.
27 Chỗ để xe cho người
BÃI XE Kích thước chiều rộng từ 900 mm đến 1 200 mm.
khuyết tật
Nếu bố trí hai xe liền nhau có thể dùng chung một
đường. (Ảnh 16)
Cho một xe lăn đi qua: Không nhỏ hơn 1 200 mm; *
Chiều rộng thông thuỷ Cho hai xe lăn đi qua: Không nhỏ hơn 1 800 mm; *
của hành lang, lối đi Cho một xe lăn đi qua và một người đi ngược chiều:
Không nhỏ hơn 1 500 mm.
Trong các khu vực làm việc di chuyển một chiều,
Chiều rộng hành lang chiều rộng tối thiểu hành lang không nhỏ hơn 900
mm
Chỉ nên nhô ra tối đa 100 mm. * Trường hợp nhô ra
Vật cản gắn trên tường
HÀNH LANG, lớn hơn 100 mm: Độ cao bề mặt thấp nhất không
28
dọc hành lang, lối đi
LỐI ĐI được lớn hơn 600 mm so với mặt đường. (Ảnh 15)
Chiều rộng của vật cản không lớn hơn 300 mm. *
Vật cản tự do đặt trên
Hoặc trường hợp chiều rộng của vật cản lớn hơn 300
dọc hành lang lối đi
mm: Độ cao bề mặt thấp nhất không được lớn hơn
cho người đi bộ
600 mm so với mặt đường. (Ảnh 16)
CẦU Hình dạng Không sử dụng dạng hình vòng cung, xoắn ốc
29
THANG Chiều rộng thông thủy Không nhỏ hơn 900 mm

Số bậc Không lớn hơn 18 bậc


Bề rộng mặt chiếu nghỉ Không nhỏ hơn 1 400 mm

Tay vịn Bố trí liên tục ở mỗi bên vế thang. * Khi chiều rộng
27
Mục 5.1.1- 5.1.2 dự thảo của Tiêu chuẩn quốc gia về “Công trình dân dụng - yêu cầu thiết kế đảm bảo
người khuyết tật tiếp cận sử dụng
28
Mục 5.5.1- 5.5.4 dự thảo của Tiêu chuẩn quốc gia về “Công trình dân dụng - yêu cầu thiết kế đảm bảo
người khuyết tật tiếp cận sử dụng”
29
Mục 5.6.1 – 5.6.2 dự thảo của Tiêu chuẩn quốc gia về “Công trình dân dụng - yêu cầu thiết kế đảm bảo
người khuyết tật tiếp cận sử dụng”
33

thông thủy của vế thang lớn hơn 1 800 mm, cần bố


trí thêm tay vịn ở giữa
Mỗi tầng cần đánh số tầng bằng chữ số nổi. * Bố trí
Đánh số tầng trên tay vịn cầu thang hoặc vị trí lân cận thuận tiện
cho việc xác định số tầng tương ứng. (Ảnh 17)
Cầu thang cần được chiếu sáng với độ rọi từ 150 lux
Chiếu sáng
đến 200 lux.
Không nhỏ hơn 2 000 mm. * Có hàng rào hoặc thanh
Chiều cao thông thủy
chắn bao quanh ở phía có thể tiếp cận, đặt cách mép
dưới gầm cầu thang
giới hạn không gian đó tối thiểu 600 mm. (Ảnh 18)
Độ dốc Không lớn hơn 1/12 (tương đương 8,33%)
Chiều rộng Không nhỏ hơn 1 200 mm
Chiều dài Không lớn hơn 9 000 mm
Tại điểm bắt đầu và kết thúc đường dốc phải có
Khoảng không gian khoảng không gian không nhỏ hơn 1 400mm để xe
lăn có thể di chuyển được.( Ảnh 19,20)
30
RAMP DỐC Bề mặt Cứng, không được ghồ ghề và không trơn trượt
Tay vịn Bố trí liên tục ở hai bên đường dốc
Chiều cao tay vịn Không lớn hơn 900 mm so với mặt sàn
Khoảng cách giữa tay vịn và bức tường gắn không
Khoảng cách
nhỏ hơn 40 mm
Kích thước thông thuỷ
không được nhỏ hơn 900 mm
của cửa thang máy

Diện tích không gian không được nhỏ hơn 1 400 mm x 1 400 mm (Ảnh
đợi trước thang máy 21)

Cửa thang máy phải được lắp đặt thiết bị tự đóng mở

Thời gian đóng mở cửa phải lớn hơn 20 giây

Tay vịn Trong thang máy phải bố trí tay vịn


THANG
31 Bảng điều khiển lắp đặt ở độ cao không lớn hơn 1 200 mm và không
MÁY
thấp hơn 900 mm tính từ mặt sàn thang máy đến tâm
nút điều khiển cao nhất ( Trên các nút điều khiển
nên có các ký tự hoặc tín hiệu cảm nhận được và hệ
thống chữ nổi Braille) (Ảnh 22)

Biển báo Cần hiện sáng hoặc có âm thanh

30
Mục 2.2.2 QCVN 10:2014/BXD
31
Mục 2.5. QCVN 10:2014/BXD
34

Cửa ra vào mỗi tầng Bố trí chữ nổi


* Đối với các công trình không có thang máy thì có
thể dùng hệ thống nâng hạ bằng các thiết bị chuyên
dụng gắn vào lan can hoặc ròng rọc. * Hệ thống
Hệ thống nâng hạ
nâng hạ phải đảm bảo an toàn cho người khuyết tật
sử dụng. * Hệ thống nâng hạ phải có kích thước phù
hợp với người khuyết tật sử dụng. (Ảnh 23)
Trong khu vực phòng vệ sinh, phòng tắm phải đảm
Khoảng không gian
bảo khoảng không gian thông thuỷ tối thiểu 1 400
thông thuỷ
mm x 1 400 mm để di chuyển xe lăn. (Ảnh 24)
Chiều rộng thông thủy của cửa phòng vệ sinh, phòng
Chiều rộng cửa tắm, phòng thay đồ không nhỏ hơn 800 mm, được
mở ra ngoài nhưng không cản trở lối thoát hiểm

Chiều cao lắp đặt thiết Chiều cao lắp đặt thiết bị vệ sinh tính từ mặt sàn
bị vệ sinh được quy định như sau:

Chiều cao tính từ mặt sàn không được lớn hơn 450
Bệ xí (bồn cầu)
mm
VỆ SINH32 Chiều cao tính từ mặt sàn không được lớn hơn 750
Chậu rửa
mm (Ảnh 25)
Chiều cao tính từ mặt sàn hông được lớn hơn 400
Tiểu treo
mm (Ảnh 26)
Bề mặt sàn Bề mặt sàn khu vệ sinh không được trơn trượt.
Biển báo và biển chỉ Khu vệ sinh dành cho người khuyết tật phải có biển
dẫn báo và biển chỉ dẫn ký hiệu theo quy ước quốc tế.
Chiều rộng thông thủy của cửa đi không nhỏ hơn
900 mm. Đối với cửa ra vào các phòng chức năng
Chiều rộng thông thủy
bên trong công trình không nhỏ hơn 800 mm. (Ảnh
27)
CỬA ĐI- CỬA Khoảng không gian thông thuỷ ở phía trước và phía
Khoảng không gian
33 sau cửa đi có kích thước tối thiểu 1400 mm x 1400
SỔ
thông thuỷ
mm. (Ảnh 29)
Cửa mở ngược Cửa mở ngược với hướng đi cần không gian tối thiểu
600 mm về phía tay nắm cửa và tối thiểu 300 mm về
phía đẩy cửa. (Ảnh 28)

32
Mục 2.6.3 QCVN 10:2014/BXD
33
Mục 5.4 dự thảo của Tiêu chuẩn quốc gia về “Công trình dân dụng - yêu cầu thiết kế đảm bảo người
khuyết tật tiếp cận sử dụng”
35

Tay nắm cửa cần dễ sử dụng và lắp đặt ở độ cao


Tay nắm cửa cách mặt sàn, nền từ 800 mm đến 1 100 mm. Không
sử dụng tay nắm núm tròn xoay. |(Ảnh 30,31,32)
Các phụ kiện của cửa cần có màu sắc tương phản với
Phụ kiện cửa bề mặt cửa và xung quanh để dễ nhận biết. Các phụ
kiện cửa cần được sử dụng từ cả hai phía.) (Ảnh 35)
Trường hợp cửa đi bằng kính hoặc vách kính cần có
dấu hiệu nhận biết ở độ cao từ 850 mm đến 1 000
mm tính từ mặt sàn, nền. Dấu hiệu nhận biết có thể
Cửa kính là các biểu tượng hoặc ký hiệu có chiều cao tối thiểu
150 mm, được lặp lại liên tục trên mặt kính hoặc là
một đoạn thẳng hay dải màu liên tục cao tối thiểu
100 mm. (Ảnh 37)

Cửa hoặc khung cửa có màu sắc tương phản với bức
Màu sắc cửa
tường liền kề để dễ nhận biết.

Bậu cửa sổ Bậu cửa sổ đặt ở độ cao cách mặt sàn 600 mm.

Góc nhìn khi ngồi trên xe lăn giới hạn từ 270 đến
Góc nhìn
300. (Ảnh 36)
Trong khu vực lắp đặt bệ xí: không được lớn hơn
Chiều cao lắp đặt tay
900 mm; * Đối với tiểu treo: không được lớn hơn
vịn
800 mm.
* Tay vịn cần bố trí liên tục ở cả 2 bên hành lang, lối
đi, cầu thang, đường dốc, lối vào có nhiều hơn 3 bậc.
* Nếu một bên đường dốc, cầu thang có khoảng
Bố trí tay vịn trống thì phải có lan can chắn tuân thủ quy định hiện
hành, phía chân lan can cần bố trí gờ hoặc thanh
chắn an toàn có chiều cao không nhỏ hơn 50 mm.
LAN CAN -
(Ảnh 38)
TAY VỊN34
* Tay vịn phải được lắp đặt ở độ cao 900 mm so với
mặt sàn/nền/bậc hoàn thiện. * Khi bố trí tay vịn hai
Độ cao lắp đặt tay vịn
tầng thì tay vịn phía dưới phải lắp đặt ở độ cao 700
mm so với mặt sàn/nền/bậc hoàn thiện. (Ảnh 39)
* Phía đầu và phía cuối của đường dốc, cầu thang,
Kéo dài tay vịn
tay vịn cần kéo dài thêm 300 mm.

34
Mục 5.3 dự thảo của Tiêu chuẩn quốc gia về “Công trình dân dụng - yêu cầu thiết kế đảm bảo người
khuyết tật tiếp cận sử dụng”
36

Ảnh 17: : Bãi xe cho người khuyết tật ( Nguồn: TCVN)

Ảnh 18: Vật cản gắn tường ( Nguồn: TCVN) Ảnh 22: Vật cản trên lối đi ( Nguồn: TCVN)

Ảnh 19:Kích thước vế thang tiêu chuẩn ( TCVN)


37

Ảnh 20: Cầu thang đảm bảo tiếp cận cho người khuyết tật ( Nguồn: TCVN)

Ảnh 24: Khoảng an toàn gầm thang cho người khuyết tật (Nguồn TCVN)

Ảnh 25: Ramp dốc tại lối vào (Nguồn TCVN)


38

Ảnh 21: Kích thước ramp đảm bảo cho người khuyết tật (Nguồn TCVN)

Ảnh 27: : Kích thước buồng thang máy ( Nguồn TCVN)

Ảnh 28: Chi tiết kỹ thuật trợ giúp người khuyết tật trong và ngoài buồng thang máy
(Nguồn TCVN)
39

Ảnh 29: Thang nâng ( Nguồn TCVN)

Ảnh 22: Bố trí bồn rửa ( Nguồn TCVN)

Ảnh 30: Kích thước buồng vệ sinh cho người khuyết tật ( Nguồn TCVN )
Ảnh 32: Bố trí tiểu treo (Nguồn TCVN)
40

Ảnh 34: Bố trí không gian thông thủy cho cửa liên tiếp ( Nguồn: TCVN)

Ảnh 36: Lực đóng mở cửa (Nguồn TCVN)


Ảnh 23: Kích thước lắp đặt tay nắm cửa (Nguồn: TCVN)

Ảnh 37: Chi tiết tay nắm cửa ( Nguồn: TCVN)


41
42

Ảnh 38: Bố trí không gian thông thủy cho cửa liên tiếp ( Nguồn: TCVN)
43

Ảnh 39: Tầm nhìn cửa sổ cho người


khuyết tật ( Nguồn: TCVN) Ảnh 24: Kích thước cửa kính (Nguồn:
TCVN)

Ảnh 41: : Gờ và thanh an toàn cho lan can (Nguồn

Ảnh 42: Vị trí lắp đặt tay vịn đường dốc và cầu thang ( Nguồn TCVN)
44

2.2 Cơ sở lý thuyết
2.2.1 Sơ đồ phân khu chức năng và sơ đồ dây chuyền sử dụng
 Sơ đồ phân khu chức năng
Ngoài trời Khu ký túc Ngoài trời

Khu vực Khối học Khu vực


Kho Khối học
học tập học tập
trung trung
Thư Thư Khối học Kho
Kho Khối học Viện
Viện
Khu vực Khu vực

Khu để Kho
xe lăn Sảnh Phòng đa năng
Khu thực hành chính
Khu hành chính
Y tế Canteen

Lễ tân
Sảnh
chính Khu cộng đồng
Khu phục vụ học
tập
Khu rèn luyện thể chất Sảnh đón

Khu hành chính quản trị và phụ trợ Khu thực hành nghề nghiệp ngoài trường

Khu phục vụ sinh hoạt Khu trưng bày, triển lãm

Ảnh 25: Sơ đồ phân khu chức năng cơ sở dạy nghề

 Dây chuyền sử dụng:

Kho thiết bị
Wc

Kho vật Kho nguyên liệu Kho thành phẩm


Phòng học
dụng

Sảnh lớp học Xưởng thực Sảnh khu


hành xưởng
Ảnh 42: Sơ đồ dây chuyền phòng học Ảnh 26: Sơ đồ dây chuyền khu thực hành
45

Bếp
Giường nằm

Vệ nghỉ Giường
Kho khám
sinh
thuốc, Kho
thiết bị Bàn nhận bệnh Phòng ăn thực
Vệ
phẩm
sinh

Sảnh
Ảnh 27: Sơ đồ dây chuyền khu y tế Ảnh 28: Sơ đồ dây chuyền canteen-nhà ăn

2.2.2 Các bộ phận chức năng sinh hoạt và dạy nghề


2.2.2.1 Khu phục vụ học tập
- Không gian lớp học: Các không gian lớp học lý thuyết của người khuyết tật
có những yêu cầu về không gian cũng như thiết bị đặc thù. Về vị trí lớp
học, cần có đường tiếp cận trực tiếp và dễ dàng từ khu vực sảnh chính. Đới
với thiết kế mặt bằng lớp học, khoảng cách bàn học và phương án sắp xếp
bàn có thể tham khảo mặt bằng điển hình bên dưới:

- Không gian phòng thực hành


46

 Khu rèn luyện thể chất


- Không gian sân chơi

- Không gian phòng tập thể dục


 Khu hành chính quản trị và phụ trợ
- Văn phòng làm việc
- Phòng y tế

 Khu phục vụ sinh hoạt


- Ký túc xá

- Nhà ăn
 Khu thực hành nghề nghiệp ngoài trường
- Xưởng may
- Xưởng thủ công
- Phòng lab máy tính
 Khu giải trí, thể thao
- Phòng sinh hoạt câu lạc bộ
- Phòng sinh hoạt chung
 Khu trưng bày, triển lãm
- Sảnh trưng bày

2.2.3 Hình thức tổ hợp không gian dạy nghề


 Tổ hợp không gian theo ngành nghề đào tạo: Hình thức này được áp dụng cho
các trung tâm dạy nghề có quy mô lớn, đào tạo nhiều ngành nghề khác nhau.
Các không gian dạy nghề được tổ hợp theo ngành nghề đào tạo, đảm bảo thuận
tiện cho việc giảng dạy, học tập của người học.

 Tổ hợp không gian theo chức năng: Hình thức này được áp dụng cho các trung
tâm dạy nghề có quy mô nhỏ, đào tạo một số ngành nghề nhất định. Các không
47

gian dạy nghề được tổ hợp theo chức năng, bao gồm các không gian như phòng
học lý thuyết, phòng học thực hành, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành,...

 Tổ hợp không gian theo nhu cầu của người học: Hình thức này được áp dụng
cho các trung tâm dạy nghề có đối tượng học viên đa dạng về nhu cầu, khả năng.
Các không gian dạy nghề được tổ hợp theo nhu cầu của người học, bao gồm các
không gian như phòng học dành cho người khuyết tật vận động, phòng học dành
cho người khuyết tật nghe, nói,...

 Tổ hợp theo chiều cao: Đây là hình thức tổ hợp không gian chức năng dựa
trên chiều cao của các không gian. Theo hình thức này, các không gian chức
năng trong trường được tổ hợp thành các tầng, như:
- Tầng trệt: dành cho các không gian chức năng chung, như sảnh, lễ tân, hành
lang,...
- Tầng lầu: dành cho các không gian chức năng giảng dạy, học tập, thực
hành,...
- Tầng hầm: dành cho các không gian chức năng hỗ trợ, như nhà xe, kho,...

 Tổ hợp theo hình khối: Đây là hình thức tổ hợp không gian chức năng dựa
trên hình khối của các không gian. Theo hình thức này, các không gian
chức năng trong trường được tổ hợp thành các khối, như:
- Khối hành chính: dành cho các không gian chức năng hành chính, như
phòng làm việc của lãnh đạo, phòng họp,...
- Khối học tập: dành cho các không gian chức năng giảng dạy, học tập, thực
hành.
- Khối hỗ trợ: dành cho các không gian chức năng hỗ trợ, như nhà ăn, thư
viện,...

 Tổ hợp theo liên kết: Đây là hình thức tổ hợp không gian chức năng dựa
trên sự liên kết giữa các không gian. Theo hình thức này, các không gian
chức năng trong trường được tổ hợp thành các chuỗi không gian, như:
48

- Chuỗi không gian giảng dạy: gồm phòng học lý thuyết, phòng thực hành,...
- Chuỗi không gian thực hành: gồm phòng thực hành nghề 1, phòng thực
hành nghề 2,...

2.2.4 Giải pháp “kiến trúc xanh” trong xây dựng không gian dạy nghề
cho người khuyết tật
2.2.4.1 Bài toán Bền Vững và Tiết Kiệm Năng Lượng
Vấn đề về môi trường luôn là mối quan tâm của tất cả các loại hình công trình
kiến trúc, bên cạnh các yếu tố về không gian hỗ trợ đối với người khuyết tật,
công trình cũng cần có những phương án bền vững hơn ứng dụng vào thiết kế.
Các giải pháp thiết kế bền vững và tiết kiệm năng lượng trong trường dạy nghề
cho người khuyết tật:
- Sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường:
Các vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường có thể giúp giảm thiểu ô nhiễm
môi trường, tiết kiệm năng lượng và chi phí bảo trì. Một số vật liệu xây dựng thân
thiện với môi trường thường được sử dụng trong trường dạy nghề cho người
khuyết tật bao gồm: gạch nung không nung, bê tông nhẹ, vật liệu tái chế,...
- Giải pháp chiếu sáng tự nhiên
Sử dụng các giải pháp chiếu sáng tự nhiên: Chiếu sáng tự nhiên có thể giúp giảm
thiểu nhu cầu sử dụng năng lượng điện, đồng thời tạo ra môi trường học tập và
làm việc thoải mái, thư giãn. Một số giải pháp chiếu sáng tự nhiên thường được sử
dụng trong trường dạy nghề cho người khuyết tật bao gồm: sử dụng cửa sổ lớn,
mái kính, giếng trời,...
- Giải pháp tiết kiệm năng lượng
Sử dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng: Các giải pháp tiết kiệm năng lượng có
thể giúp giảm thiểu chi phí năng lượng cho trường học. Một số giải pháp tiết kiệm
năng lượng thường được sử dụng trong trường dạy nghề cho người khuyết tật bao
gồm: sử dụng hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng, hệ thống điều hòa không
khí tiết kiệm năng lượng, hệ thống thông gió tự nhiên,...
- Sử dụng các thiết bị thân thiện với môi trường:
Các thiết bị thân thiện với môi trường có thể giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
và tiết kiệm năng lượng. Một số thiết bị thân thiện với môi trường thường được sử
49

dụng trong trường dạy nghề cho người khuyết tật bao gồm: thiết bị vệ sinh tiết
kiệm nước, thiết bị điện tử tiết kiệm năng lượng,...
2.2.4.2 Thiết kế không gian sinh thái kết hợp với công trình
Thiết kế Tự nhiên:

Tận dụng ánh sáng tự nhiên: Thiết kế có ý thức để tận dụng ánh sáng tự nhiên,
giảm sự phụ thuộc vào ánh sáng nhân tạo và tăng cường mối liên kết với tự nhiên.
Kết nối với môi trường xanh ngoại thất: Tạo liên kết với cảnh quan xanh bên ngoài
bằng cách sử dụng cửa sổ lớn, ban công, hay khu vườn.
Vườn Mái và Mặt Đứng Xanh:
Vườn mái: Thiết kế hệ thống vườn mái để tăng cường diện tích xanh và cung cấp
cảnh quan sinh thái.
Mặt đứng xanh: Tích hợp tường và mặt đất xanh để cải thiện chất lượng không khí
và tạo ra một môi trường làm việc/ sống tích cực.
Kiến trúc Mở và Linh Hoạt:
Thiết kế mở: Tạo không gian mở với kích thước lớn cho phép ánh sáng tự nhiên và
luồng gió.
Kiến trúc linh hoạt: Tạo ra không gian có thể điều chỉnh và thích ứng với thay đổi
trong thời tiết và nhu cầu sử dụng.
2.2.5 Ứng dụng công nghệ trong không gian dạy nghề cho người khuyết
tật
2.2.5.1 Công Nghệ Hỗ Trợ Đối với Người Khuyết Tật
Công nghệ Hỗ trợ và Phần mềm Đọc Màn hình:
Đọc Màn hình: Các phần mềm như JAWS, NVDA cho phép người mù hoặc người
có khó khăn trong việc đọc màn hình có thể truy cập thông tin trên máy tính.
Phần mềm chuyển đổi văn bản thành giọng nói: Ứng dụng như VoiceOver trên
iOS hay TalkBack trên Android giúp người khuyết tật có thể nghe được nội dung
trên điện thoại di động.
Thiết bị Điều khiển bằng Giọng Nói:
Điều khiển thiết bị: Hệ thống nhận diện giọng nói như Siri, Google Assistant hoặc
Amazon Alexa cho phép người khuyết tật điều khiển các thiết bị và tìm kiếm
thông tin một cách dễ dàng.
50

Ứng dụng thực tế ảo và ảnh hưởng thực tế:


AR có thể cung cấp thông tin bổ sung trực tiếp lên thế giới thực, giúp người
khuyết tật hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh.
VR có thể mô phỏng các tình huống đào tạo và giúp cải thiện kỹ năng thực hành.
Giao tiếp Thông qua Kích thích Giác quan:

Công nghệ haptic: Sử dụng công nghệ haptic để truyền đạt thông tin thông qua
kích thích giác quan, giúp người khuyết tật hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh.
2.2.5.2 Sử Dụng Công Nghệ Trong Quá Trình Giảng Dạy
Ứng dụng và Trò chơi Giáo dục:

Môi trường học ảo: Tạo ra môi trường học tập ảo để giúp người khuyết tật trải
nghiệm các kịch bản đào tạo trong một không gian an toàn và kiểm soát.

2.2.5.3 Nền Tảng và Ứng Dụng Công Nghệ Xã Hội


Ứng dụng Công nghệ Trợ giúp Di động:

Ứng dụng hỗ trợ di động: Các ứng dụng như Be My Eyes cho phép người tình
nguyện kết nối với người mù qua video để hỗ trợ họ trong các nhiệm vụ hàng
ngày.
Ứng dụng dẫn đường: Sử dụng ứng dụng dẫn đường dành cho người mù để họ có
thể dễ dàng di chuyển trong không gian công cộng.
Ứng dụng Công nghệ AI (Trí tuệ nhân tạo):

Ứng dụng nhận diện đối tượng: Sử dụng AI để nhận diện và mô tả đối tượng xung
quanh, giúp người khuyết tật tăng cường hiểu biết về môi trường.
Ứng dụng dự đoán và đề xuất: Các ứng dụng có khả năng dự đoán hành động và
đề xuất lựa chọn có thể giúp người khuyết tật tham gia vào các hoạt động học tập
một cách tự chủ.
51

Ứng dụng giáo dục có khả năng điều chỉnh: Các ứng dụng giáo dục có thể được tối
ưu hóa để đáp ứng nhu cầu của người khuyết tật thông qua việc cung cấp nội dung
đa dạng và sử dụng các phương tiện hỗ trợ như hình ảnh, âm thanh, và văn bản.
Thiết bị Cảm biến và IoT:
Thiết bị cảm biến trong không gian: Sử dụng cảm biến để giúp người khuyết tật dễ
dàng di chuyển trong không gian. Ví dụ, cảm biến hồng ngoại có thể giúp phát
hiện vật cản.
Ứng dụng IoT (Internet of Things): Kết nối các thiết bị thông minh để tối ưu hóa
không gian, chẳng hạn như hệ thống đèn, nhiệt độ, và thiết bị điều khiển.
Thực tế ảo và Ứng dụng Thực tế ảo (VR và AR):
Lợi ích của công nghệ hỗ trợ người khuyết tật
Công nghệ hỗ trợ người khuyết tật mang lại nhiều lợi ích cho người khuyết tật,
bao gồm:
Tăng khả năng độc lập: Công nghệ hỗ trợ giúp người khuyết tật thực hiện các hoạt
động hàng ngày một cách độc lập hơn, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tăng khả năng tham gia xã hội: Công nghệ hỗ trợ giúp người khuyết tật tham gia
các hoạt động xã hội một cách bình đẳng hơn, từ đó nâng cao khả năng hòa nhập
cộng đồng.
Tăng khả năng học tập, làm việc: Công nghệ hỗ trợ giúp người khuyết tật học tập,
làm việc hiệu quả hơn, từ đó nâng cao khả năng phát triển bản thân.
Ứng dụng công nghệ hỗ trợ người khuyết tật
Công nghệ hỗ trợ người khuyết tật đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong
nhiều lĩnh vực, bao gồm:
Giáo dục: Công nghệ hỗ trợ được sử dụng trong giáo dục để giúp người khuyết tật
tiếp cận với giáo dục một cách bình đẳng.
Lao động: Công nghệ hỗ trợ được sử dụng trong lao động để giúp người khuyết tật
tìm kiếm và duy trì việc làm.
Sức khỏe: Công nghệ hỗ trợ được sử dụng trong sức khỏe để giúp người khuyết tật
nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Tương lai của công nghệ hỗ trợ người khuyết tật:
Công nghệ hỗ trợ người khuyết tật đang ngày càng phát triển với nhiều ứng dụng
mới, giúp người khuyết tật có cuộc sống độc lập và hòa nhập hơn. Trong tương lai,
52

công nghệ hỗ trợ người khuyết tật sẽ tiếp tục phát triển với nhiều ứng dụng mới,
giúp người khuyết tật có thể thực hiện mọi hoạt động trong cuộc sống một cách
bình đẳng.
2.3 Các công trình tham chiếu
2.3.1 Các công trình nước ngoài

2.3.2 Các công trình trong nước

KẾT LUẬN CHƯƠNG II


53

CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC KHÔNG GIAN DẠY NGHỀ CHO NGƯỜI


KHUYẾT TẬT
3.1 Giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng và phân khu chức năng
3.1.1 Giải pháp quy hoạch tổng thể
3.1.2 Giải pháp cho các không gian mở
3.1.3 Giải pháp cho không gian cây xanh
3.2 Giải pháp tổ chức không gian chức năng
3.2.1 . Giải pháp thiết kế về các phòng chức năng và trang thiết bị
3.2.2. Giải pháp thiết kế trị liệu tinh thần bằng không gian
3.2.3 Giải pháp kết nối và phân chia không gian dựa trên nhu cầu sử
dụng
3.3 Hình thức tổ chức không gian dạy nghề cho người khuyết tật theo các
xu hướng phổ biến
3.3.1 Xu hướng không gian sinh thái
3.3.2 Xu hướng không gian ứng dụng công nghệ
3.3.3 Xu hướng không gian kết nối cộng đồng
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
54

PHẦN C: KẾT LUẬN


Tóm tắt nội dung nghiên cứu
Kết luận và đánh giá
55

PHỤ LỤC:
1. Các thuật ngữ và định nghĩa

2. Trích dẫn nội dung văn bản luật pháp

3. Danh mục tài liệu tham khảo

You might also like