Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 171

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ẢNH................................................................................................vii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
0.1. Hiện trạng chung về cơ sở ............................................................................................ 1
0.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư .................................... 2
CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ ........................................................... 3
1.1.Tên chủ cơ sở ................................................................................................................. 3
1.2.Tên cơ sở ........................................................................................................................ 3
1.3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA CƠ SỞ .................... 7
1.3.1. Công suất hoạt động của cơ sở .................................................................................. 7
1.3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở:................................................................................... 7
1.3.3. Sản phẩm của cơ sở ................................................................................................. 26
1.4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA
CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA CƠ SỞ .......................... 27
1.4.1 Nguyên, nhiên vật liệu của cơ sở .............................................................................. 27
1.4.2. Nguồn cung cấp điện, nước ..................................................................................... 30
1.5. CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN CƠ SỞ............................................. 34
1.5.1. Các hạng mục công trình ......................................................................................... 34
1.5.2. Các hạng mục công trình phụ trợ của cơ sở............................................................. 39
1.5.3. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường .............................. 40
CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU
TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG .............................................................................................. 44
2.1. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC
GIA, QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG ............................................ 44
2.2. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI
TRƯỜNG ........................................................................................................................... 44
2.2.1. Nhà máy thuộc Khu Công nghiệp Rạch Bắp ........................................................... 44
2.2.2. Thông tin khu Công nghiệp và thuyết minh sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch
ngành nghề và phân khu chức năng ................................................................................... 45
2.2.3. Các công trình xử lý chất thải của cơ sở .................................................................. 47
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ................................................................................... 50
3.1. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP THOÁT NƯỚC MƯA, THU GOM VÀ XỬ LÝ
NƯỚC THẢI ..................................................................................................................... 50
Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) i
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa ........................................................................................ 50


3.1.2. Thu gom, thoát nước thải ......................................................................................... 52
3.1.3. Xử lý nước thải ........................................................................................................ 53
3.2. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP XỬ LÝ BỤI, KHÍ THẢI ............................................ 72
3.2.1. Lưu lượng, nồng độ khí thải của cơ sở .................................................................... 72
3.2.2. Công trình, biện pháp xử lý khí thải của cơ sở ........................................................ 81
3.3. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG
THƯỜNG .......................................................................................................................... 90
3.3.1. Khối lượng chất thải rắn thông thường .................................................................... 90
3.3.2.Công trình, biện pháp thu gom chất thải rắn thông thường ...................................... 92
3.4. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI .......... 93
3.4.1. Khối lượng chất thải nguy hại ................................................................................. 93
3.4.2. Công trình, biện pháp thu gom xử lý chất thải nguy hại của cơ sở ......................... 94
3.5. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG..................... 96
3.5.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung ........................................................................... 96
3.5.2. Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung .......................................... 97
3.6. PHƯƠNG ÁN PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG...................... 98
3.6.1. Công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải .. 98
3.6.2. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với bụi, khí thải .............. 102
3.6.3. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn hóa chất ............................................ 102
3.6.4. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ .................................................... 105
3.6.5. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố có liên quan đến nhiệt độ ........................ 110
3.6.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó các sự cố có liên quan đến vận hành lò hơi ...... 111
CHƯƠNG IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG ............ 112
4.1. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI VÀ YÊU CẦU BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI THU GOM, XỬ LÝ ....................................................... 112
4.1.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải ........................................................ 112
4.2. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI KHÍ THẢI ....................................... 116
4.2.1. Nguồn phát sinh khí thải ........................................................................................ 116
4.2.2. Dòng khí thải, vị trí xả khí thải .............................................................................. 118
4.2.3. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý khí thải .................................. 126
4.2.4. Kế hoạch vận hành thử nghiệm ............................................................................. 129
4.2.5. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường......................................................................... 130
4.3. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN VÀ ĐỘ RUNG ............ 130
4.3.2. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với tiếng ồn, độ rung ........................................... 132

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) ii


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

4.4. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN.......................... 132
CHƯƠNG V: KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ..................138
5.1. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ ............................. 138
5.2. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT ........................................... 145
CHƯƠNG VI: CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ... 146
6.1. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI 146
6.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm ................................................................ 146
6.1.4. Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường phối hợp thực
hiện kế hoạch vận hành thử nghiệm ................................................................................ 148
6.2. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT THẢI (TỰ ĐỘNG, LIÊN TỤC VÀ ĐỊNH
KỲ) THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT .................................................................. 148
6.4. KINH PHÍ THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG HẰNG NĂM ................ 150
CHƯƠNG VII: KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ ......................................................................................... 151
CHƯƠNG VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ ........................................................ 152

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) iii
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BOD5 : Nhu cầu oxy sinh hoá trong 5 ngày


BTCT : Bê tông cốt thép
BVMT : Bảo vệ môi trường
COD : Nhu cầu ôxy hóa học trong nguồn nước
CTNH : Chất thải nguy hại
CTR : Chất thải rắn
DO : Hàm lượng ôxy hòa tan trong nguồn nước
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
ĐTV : Động thực vật
GPMT : Giấy phép môi trường
HTXL : Hệ thống xử lý
KCN : Khu công nghiệp
KCN : Khu công nghiệp
KPH : Không phát hiện
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
QCVN : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TDS : Tổng chất rắn hòa tan
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TNMT : Tài nguyên và Môi trường
TSS : Tổng chất rắn lơ lửng
UBND : Ủy ban Nhân dân
VHTM : Vận hành thương mại
VHTN : Vận hành thử nghiệm
VOC : Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi
WHO : Tổ chức Y tế thế giới
XLNT : Xử lý nước thải

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) iv


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1. Tọa độ các mốc ranh giới khu đất của cơ sở ...................................................5
Bảng 1.2. Nhu cầu sử dụng sơn UV ..............................................................................11
Bảng 1.3 Nhu cầu sử dụng sơn NC ...............................................................................12
Bảng 1.4. Nhu cầu sử dụng sơn cho buồng sơn tự động ...............................................13
Bảng 1.5. Danh mục máy móc thiết bị sử dụng cho sản xuất .......................................18
Bảng 1.6. Các sản phẩm Công ty sản xuất ....................................................................26
Bảng 1.7. Nguyên vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất trong một năm .................28
Bảng 1.8 Nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động vệ sinh ...............................................31
Bảng 1.9 Nhu cầu sử dụng nước cho các buồng sơn màng nước..................................32
Bảng 1.10 Nhu cầu sử dụng nước cho lò hơi ................................................................32
Bảng 1.11 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước cho toàn nhà máy khi hoạt động tối đa
công suất ........................................................................................................................33
Bảng 1.12 Nhu cầu sử dụng nước theo trung bình tháng của Công ty..........................34
Bảng 1.13. Các hạng mục công trình của cơ sở ............................................................34
Bảng 3.1. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn ..................................51
Bảng 3.2. Hệ số, tải lượng ô nhiễm do công nhân viên tại nhà máy hàng ngày ...........53
Bảng 3.3 Dầu mỡ động thực vật trong nước thải sinh hoạt tính theo hệ số tải lượng ô
nhiễm của WHO ............................................................................................................54
Bảng 3.4. Nồng độ các thông số trong nước thải sinh hoạt...........................................54
Bảng 3.5 Thông số đặc trưng của nước thải sản xuất....................................................57
Bảng 3.6 Kết quả phân tích nước thải sau HTXL nước thải sản xuất ...........................63
Bảng 3.7 Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau HTXL nước thải tập trung........69
Bảng 3.8 Bảng chuẩn bị hóa chất ..................................................................................71
Bảng 3.9. Số lượng phương tiện và khối lượng xăng dầu sử dụng ...............................73
Bảng 3.10. Hệ số tải lượng ô nhiễm của các phương tiện giao thông ...........................74
Bảng 3.11. Dự báo tải lượng ô nhiễm do hoạt động của các phương vận chuyển ........74
Bảng 3.12. Hệ số ô nhiễm trong các công đoạn chế biến gỗ.........................................76
Bảng 3.13. Tải lượng bụi gỗ phát sinh tại các công đoạn .............................................76
Bảng 3.14. Nồng độ bụi ước tính tại công đoạn cưa cắt và chà nhám ..........................77
Bảng 3.15. Hệ số phát sinh bụi sơn và hơi dung môi ....................................................78
Bảng 3.16. Khối lượng bụi sơn và hơi dung môi phát sinh (Butyl Acetate) .................78
Bảng 3.17. Nồng độ bụi sơn, hơi dung môi (Butyl Acetate) trong khu vực sơn ..........79
Bảng 3.18. Thông số của hệ thống túi vải hút bụi KRM ...............................................85

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) v


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Bảng 3.19. Các hệ thống xử lý bụi sơn hơi dung môi ...................................................88
Bảng 3.20. Số lượng buồng sơn và thiết bị xử lý bụi sơn, hơi dung môi đi kèm ..........89
Bảng 3. 21. Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh .....................................................91
Bảng 3.23. Thành phần và khối lượng rác thải không nguy hại của cơ sở ...................92
Bảng 3.24. Thành phần, khối lượng và mã số chất thải nguy hại của từng loại ...........93
Bảng 3.25. Tác động của tiếng ồn tới người nghe.........................................................97
Bảng 4.1. Thông số kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải sản xuất .................................113
Bảng 4.2. Thông số kỹ thuật HTXL nước thải tập trung ............................................114
Bảng 4.3. Kế hoạch vận hành thử nghiệm đối với công trình xử lý nước thải tập trung
.....................................................................................................................................116
Bảng 4.4. Số lượng ống thải của hệ thống xử lý bụi sơn và hơi dung môi .................119
Bảng 4.5. Vị trí, phương thức xả khí thải của cơ sở ....................................................119
Bảng 4.6. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong dòng ......125
Bảng 4.7. Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý bụi gỗ KRM ....................................127
Bảng 4.8. Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý bụi sơn và hơi dung môi .................128
Bảng 4.9. Kế hoạch lấy mẫu khí thải trong giai đoạn vận hành thử nghiệm ..............129
Bảng 4.10. Tọa độ các điểm phát sinh tiếng ồn chủ yếu của cơ sở .............................131
Bảng 4.11. Giá trị giới hạn tiếng ồn nơi làm việc .......................................................131
Bảng 4.12. Giá trị giới hạn của độ rung đối với khu vực thông thường .....................132
Bảng 4.13. Khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh ..................................................133
Bảng 4.14. Thành phần và khối lượng rác thải không nguy hại tại cơ sở ...................133
Bảng 4.15. Thành phần và khối lượng chất thải nguy hại xin được cấp phép ............134
Bảng 5.1. Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực dán keo .........................139
Bảng 5.2. Kết quả phân tích chất lượng không khí sau HTXL bụi gỗ ........................140
Bảng 5.3. Kết quả phân tích chất lượng không khí sau HTXL bụi sơn và hơi dung môi
.....................................................................................................................................142
Bảng 6.1. Thời gian vận hành thử nghiệm Công trình bảo vệ môi trường .................147
Bảng 6.2. Kế hoạch chi tiết lấy mẫu nước thải giai đoạn vận hành ............................147
Bảng 6.3. Kế hoạch chi tiết lấy mẫu khí thải giai đoạn vận hành ổn định ..................148
Bảng 6.4. Tổng kinh phí dự kiến cho chương trình quan trắc môi trường định kỳ hằng
năm ..............................................................................................................................150

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) vi


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1.1. Sơ đồ vị trí của cơ sở .......................................................................................4
Hình 1.2. Quy trình công nghệ sản xuất linh kiện nhà bếp, tủ các loại...........................8
Hình 1.3. Quy trình Công nghệ sản xuất nội thất tủ ......................................................14
Hình 1.4. Một số hình ảnh trong sản xuất .....................................................................17
Hình 1.5. Một số hình ảnh, máy móc thiết bị sử dụng cho sản xuất .............................26
Hình 1.6. Linh kiện tủ nội thất ......................................................................................27
Hình 1.7. Một số nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất ...............................................30
Hình 1.8. Một số hình ảnh về PCCC .............................................................................40
Hình 1.9. Hố ga đấu nối nước thải ................................................................................41
Hình 1.10. Một số hình ảnh cây xanh của cơ sở ...........................................................43
Hình 3.1. Sơ đồ minh họa quy trình vận hành thu gom, thoát nước mưa tự chảy ........52
Hình 3.2. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn.....................................................................59
Hình 3.3. Quy trình công nghệ xử nước thải tập trung của cơ sở .................................61
Hình 3.4 Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất ...............................................66
Hình 3.5. Sơ đồ công nghệ xử lý bụi gỗ ........................................................................82
Hình 3.6. Công nghệ xử lý khí thải từ buồng sơn .........................................................87
Hình 3.7. Tóm tắt quy trình thu gom chất thải rắn ........................................................96
Hình 3.8. Sơ đồ ứng phó sự cố tràn đổ hóa chất .........................................................105
Hình 3.9. Quy trình ứng phó sự cố cháy nổ ................................................................108
Hình 3.10. Đèn chiếu sáng chỉ dẫn thoát nạn ..............................................................109

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) vii
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

MỞ ĐẦU
0.1. Hiện trạng chung về cơ sở
Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) được thành lập theo Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp số 3702825416 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình
Dương cấp lần đầu ngày 31/10/2019, đăng ký thay đổi lần 2 ngày 14/07/2021. Để hoạt
động sản xuất kinh doanh, Công ty đã thuê lại nhà xưởng xây sẵn của Công ty TNHH
Innoson (Việt Nam) tại Lô E11 (Khu B4), đường D10, KCN Rạch Bắp, xã An Tây,
Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, Việt Nam. Trong quá trình hoạt động, Công ty đã
đăng ký và được cấp giấy chứng nhận đầu tư số 9816237757 do Ban quản lý các KCN
Bình Dương cấp ngày 14 tháng 12 năm 2021 cho cơ sở “Nhà máy sản xuất, gia công
sản xuất nội thất linh kiện nhà bếp, linh kiện tủ các loại bằng gỗ: 10.572.000 sản
phẩm/năm; Sản xuất, gia công sản xuất nội thất tủ các loại bằng gỗ: 1.152.000 sản
phẩm/năm”.
Vì Công ty chưa nắm được các quy định hiện hành có liên quan đến luật bảo vệ
môi trường của Việt Nam nên Công ty đã cho cơ sở đi vào hoạt động trước khi có
được QĐ về việc phê duyệt báo cáo hồ sơ môi trường. Vì vậy, ngày 26/11/2021, Chủ
cơ sở đã bị Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường tại Quyết định số 2699/QĐ-XPVPHC với hành vi đã hoạt động
cơ sở nhưng chưa có hồ sơ pháp lý về môi trường trình (Báo cáo đánh giá tác động
môi trường) cơ quan chức năng phê duyệt theo quy định.
Ngày 25/3/2022, Công ty có hoàn thiện hồ sơ Báo cáo đánh giá tác động môi
trường và nộp về Ban quản lý các KCN Bình Dương để thẩm định và phê duyệt báo
cáo. Đến ngày 12 tháng 4 năm 2022 thì nhận được văn bản số 947/BQL-MT của Ban
quản lý các KCN Bình Dương V/v thẩm định báo cáo ĐTM của Công ty thì Công ty
cần lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường cho cơ sở.
Dựa trên cơ sở đó và căn cứ quy định tại Khoản 14, 15 Điều 168 Nghị định số
08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều của Luật Bảo vệ môi trường thì cơ sở cần lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi
trường. Do đó, Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) phối hợp với đơn vị tư
vấn tiến hành lập Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cho cơ sở “Nhà máy sản
xuất, gia công sản xuất nội thất linh kiện nhà bếp, linh kiện tủ các loại bằng gỗ:
10.572.000 sản phẩm/năm; Sản xuất, gia công sản xuất nội thất tủ các loại bằng gỗ:
1.152.000 sản phẩm/năm” nhằm phân tích, đánh giá những ảnh hưởng tích cực và
tiêu cực đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội tại cơ sở và đề ra các biện pháp giảm
thiểu tác động tiêu cực thích hợp đồng thời xin được cấp phép đối với các chất thải tại
cơ sở.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 1


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

0.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư
Cơ sở “Nhà máy sản xuất, gia công sản xuất nội thất linh kiện nhà bếp, linh kiện
tủ các loại bằng gỗ: 10.572.000 sản phẩm/năm; Sản xuất, gia công sản xuất nội thất
tủ các loại bằng gỗ: 1.152.000 sản phẩm/năm” tại Lô E11 (Khu B4), đường D10,
KCN Rạch Bắp, xã An Tây, Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, Việt Nam do Công ty
TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) tự phê duyệt.
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở “Nhà máy sản xuất, gia
công sản xuất nội thất linh kiện nhà bếp, linh kiện tủ các loại bằng gỗ: 10.572.000 sản
phẩm/năm; Sản xuất, gia công sản xuất nội thất tủ các loại bằng gỗ: 1.152.000 sản
phẩm/năm” tại Lô E11 (Khu B4), đường D10, KCN Rạch Bắp, xã An Tây, Thị xã Bến
Cát, tỉnh Bình Dương, Việt Nam do Ban quản lý các KCN Bình Dương phê duyệt.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 2


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ


1.1. Tên chủ cơ sở: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam)
 Địa chỉ văn phòng: Lô E11 (Khu B4), đường D10, KCN Rạch Bắp, xã An
Tây, Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, Việt Nam.
 Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở:
 Tên người đại diện: Ông Liao, ChuanWu Chức vụ: Giám đốc
 Quốc tịch: Trung Quốc
 Loại giấy tờ pháp lý của cá nhân:
 Hộ chiếu nước ngoài số E49068196
 Ngày cấp: 27/04/2015
 Nơi cấp: Cục Quản lý Xuất nhập cảnh – Bộ công an Trung Quốc
 Địa chỉ liên lạc: Xưởng A-18A24, lô A-18A24-CN, Khu công nghiệp Bàu
Bàng, xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương.
 Điện thoại: 0918860365 Email: hukonlcw@aliyun.com
- Người được Ủy quyền:
 Tên người được Ủy quyền: Ông WANG , QING Chức vụ: Phó giám đốc
 Quốc tịch: Trung Quốc
 Loại giấy tờ pháp lý của cá nhân:
 Hộ chiếu nước ngoài số: : EG0416651
 Ngày cấp: 19/04/2019
 Nơi cấp: Trung Quốc
 Địa chỉ liên lạc: Lô E11(Khu B4, Đường D10, KCN Rạch Bắp, Xã An Tây,
Thị Xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương.
 Điện thoại: 0378232520 Email: 18940811955@163.com
 Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh:
 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số 3702825416 do Sở Kế hoạch
và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp lần đầu ngày 31/10/2019, cấp thay đổi lần 2
ngày 14/07/2021.
 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 9816237757 do Ban Quản lý các khu
công nghiệp Bình Dương chứng nhận lần đầu ngày 14/12/2021 .
1.2. Tên cơ sở: Nhà Máy Sản Xuất, Gia Công Sản Xuất Nội Thất Linh Kiện Nhà Bếp,
Linh Kiện Tủ Các Loại Bằng Gỗ: 10.572.000 Sản Phẩm/Năm; Sản Xuất, Gia Công

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 3


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Sản Xuất Nội Thất Tủ Các Loại Bằng Gỗ: 1.152.000 Sản Phẩm/Năm” Của Công Ty
TNHH Hukon Quốc Tế (Việt Nam).
 Địa điểm cở sở: Nhà xưởng (1,2,3), Lô E11 (Khu B4), đường D10, KCN
Rạch Bắp, xã An Tây, Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, Việt Nam theo hợp
đồng thuê nhà xưởng số IN2021001 giữa Công ty TNHH Innoson Việt Nam
và Công ty TNHH HuKon Quốc Tế Việt Nam.
 Vị trí địa lý của cơ sở
 Vị trí tiếp giáp và tọa độ địa lý của cơ sở:
Cơ sở “Nhà máy sản xuất, gia công sản xuất nội thất linh kiện nhà bếp, linh
kiện tủ các loại bằng gỗ: 10.572.000 sản phẩm/năm; Sản xuất, gia công sản xuất
nội thất tủ các loại bằng gỗ: 1.152.000 sản phẩm/năm” được đầu tư tại Lô E11
(Khu B4), đường D10, KCN Rạch Bắp, xã An Tây, Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình
Dương với tổng diện tích nhà xưởng và văn phòng sử dụng là 36.638,29m2.
Vị trí tiếp giáp với tứ cận của cơ sở qua hình như sau:

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí của cơ sở


 Phía Bắc giáp Công ty TNHH M2 GloBal (Hoạt động với ngành nghề
sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản xuất yên đệm; sản xuất
sản phẩm khác từ cao su; sản xuất sản phẩm từ plastic; sản xuất dụng

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 4


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

cụ thể dục, thể thao; sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa, chỉnh
hình và phục hồi chức năng).
 Phía Nam giáp Công ty TNHH Hong De Việt Nam (hoạt động với
ngành nghề sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre,
nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện).
 Phía Đông giáp đường D10 và đất KCN.
 Phía Tây giáp Công ty TNHH Ding Yuan (Việt Nam) (hoạt động với
ngành nghề sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác).
Khu đất được xác định bởi các mốc ranh giới với tọa độ theo hệ VN 2000
được trình bày trong Bảng 1.1 như sau:
Bảng 1.1. Tọa độ các mốc ranh giới khu đất của cơ sở
Vị trí Vĩ độ X (m) Kinh độ Y (m)
A 1231109.6 584462.264
B 1231307.79 584407.346
C 1231260.927 584252.57
D 1231095.352 584300.848

 Các đối tượng kinh tế - xã hội xung quanh khu vực Nhà máy:
Khu đất này đã được xây dựng hoàn chỉnh các công trình phục vụ sản xuất
cũng như giao thông đi lại bên trong nhà xưởng, xung quanh nhà xưởng của cơ
sở tiếp giáp với các nhà máy đang hoạt động bao gồm:
 Công ty TNHH M2 GloBal: Sản xuất vali, túi xách và các loại tương
tự; sản xuất yên đệm; sản xuất sản phẩm khác từ cao su; sản xuất sản
phẩm từ plastic; sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao; sản xuất thiết bị,
dụng cụ y tế, nha khoa, chỉnh hình và phục hồi chức năng.
 Công ty TNHH Hong De Việt Nam: Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ;
sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện.
 Công ty TNHH Ding Yuan (Việt Nam): Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng,
ván ép và ván mỏng khác.
Như vậy, ngành nghề của các nhà máy lân cận cơ sở chủ yếu là sản xuất đồ
gỗ; sản vali, túi xách, yên đệm, các dụng cụ thể dục thể thao và trang thiết bị y tế.
Tác động qua lại của cơ sở và các đối tượng này như sau:
 Hoạt động của các nhà máy lân cận này sẽ phát sinh chủ yếu là hơi
hợp chất hữu cơ từ quá trình gia nhiệt ép đùn nhựa, ghép gỗ, keo
dán; tiếng ồn, bụi từ hoạt động sản xuất đồ gỗ. Khí thải từ các nhà
máy này có thể phát tán vào môi trường không khí, có thể tạo nên

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 5


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

mùi đặc trưng, gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân,
làm giảm năng suất lao động của cơ sở.
 Ngành nghề hoạt động của cơ sở là sản xuất nội thất linh kiện nhà
bếp, linh kiện tủ các loại bằng gỗ; sản xuất nội thất tủ các loại bằng
gỗ. Với nguồn ô nhiễm chủ yếu là bụi, chất thải rắn và tiếng ồn từ
quá trình sản xuất. Các loại nguyên liệu sử dụng cho cơ sở bao gồm
gỗ, ván, sơn, dung môi pha sơn là các loại vật liệu dễ bắt cháy và
nguy hiểm (gây độc sinh thái, độc đối với con người) sẽ gây nên các
ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí cho các đối tượng
xung quanh, ảnh hưởng đến sức khỏe của các công nhân làm việc
trong các nhà máy lân cận. Ngoài ra, cơ sở nằm trong khu nhà xưởng
cho thuê liền kề với các công ty xung quanh nên nếu công tác quản
lý phòng ngừa không hợp lý có thể gây cháy, nổ và lan sang các nhà
máy lân cận. Cháy nổ sẽ gây nên thiệt hại lớn về kinh tế như hư hại
tài sản, tiêu hủy nhà xưởng, nguyên liệu sản phẩm, gây thương tật
hoặc nghiêm trọng có thể gây chết người.
Vì vậy, để đảm bảo hoạt động sản xuất của cơ sở không ảnh hưởng đến các
đối tượng lân cận thì chủ cơ sở sẽ thực hiện các biện pháp để kiểm soát bụi gỗ,
bụi sơn cũng như các biện pháp an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
Ngoài các mối tương quan nội bộ trong KCN như trên, khoảng cách từ cơ
sở đến các KCN khác trên địa bàn tỉnh, trung tâm đô thị và bến cảng sân bay như
sau:
 Cách Sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 55 km.
 Cách thành phố Thủ Dầu Một khoảng 20 km.
 Cách thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai khoảng 45 km.
 Cách cảng sông Vinaconex do tổng Công ty XNK Bộ xây dựng đầu
tư khoảng 03 km.
 Cách cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh khoảng 70 km.
Nhìn chung vị trí này rất thuận tiện cho việc chuyên chở nguyên vật liệu
phục vụ cho hoạt động sản xuất và phân phối sản phẩm của Nhà máy.
 Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan
đến môi trường, phê duyệt của cơ sở:
 Giấy phép xây dựng số 171/GPXD-BQL do Ban quản lý các Khu công
nghiệp Bình Dương cấp ngày 22/12/2020 cho Công ty TNHH Innoson Việt
Nam.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 6


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

 Kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công
trình xây dựng số 293/TB-BQL do Ban quản lý Các khu công nghiệp cấp
ngày 29/4/2021 cho Công ty TNHH Innoson Việt Nam.
 Văn bản về việc chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
số 268/PC07-CTPC do Công An tỉnh Bình Dương, Phòng Cảnh Sát
PCCC&CNCH cấp ngày 16/04/2021 cho Công ty TNHH Innoson Việt Nam.
 Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy số
512/TD-PCCC do Công An tỉnh Bình Dương, Phòng Cảnh Sát
PCCC&CNCH cấp ngày 11/8/2020 cho Công ty TNHH Innoson Việt Nam.
 Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu
tư công): Theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ sở thì tổng vốn đầu tư
của cơ sở là 183.680.000.000 (Một trăm tám mươi ba tỷ sáu trăm tám mươi
triệu)VNĐ do đó cơ sở thuộc nhóm B theo khoản 3 điều 9 luật Đầu tư công
39/2019/QH14 và NĐ 40/2020/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết thi hành
một số điều của luật đầu tư công.
1.3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA CƠ SỞ
1.3.1. Công suất hoạt động của cơ sở
Cơ sở thực hiện đầu tư với cống suất:
 Nội thất linh kiện nhà bếp, linh kiện tủ các loại bằng gỗ công suất 10.572.000
sản phẩm/năm.
 Nội thất tủ các loại bằng gỗ công suất 1.152.000 sản phẩm/năm.
1.3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở:
Sản phẩm của cơ sở gồm các loại nội thất linh kiện nhà bếp, linh kiện tủ các loại
bằng gỗ, …và nội thất tủ các loại bằng gỗ.Vì vậy cơ sở sẽ bao gồm 2 quy trình sản
xuất: Quy trình công nghệ sản xuất linh kiện nội thất, tủ các loại và quy trình công
nghệ sản xuất tủ nội thất. Các Quy trình sản xuất như sau:
a. Quy trình công nghệ sản xuất linh kiện nội thất, tủ các loại
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất linh kiện nội thất, tủ các loại của cơ sở được
thể hiện trong hình sau:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 7


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Gỗ, ván nguyên liệu

Bụi gỗ, mùn cưa,


Rong cạnh gỗ vụn, tiếng ồn

Hơi keo, vỏ keo


Keo Ghép gỗ dính

Bụi gỗ, mùn cưa,


Gia công, tạo hình dăm bào tiếng ồn

Giấy Chà nhám Bụi gỗ, giấy


thải, tiếng ồn

Gắn linh kiện, phụ Linh kiện,


Các linh kiện,
kiện phụ kiện hư
phụ kiện
hỏng
Bụi sơn, hơi sơn,
Sơn
Sơn tiếng ồn, nước
thải

Sấy UV Nhiệt thừa

Bao bì đóng Bao bì hư hỏng,


gói Kiểm tra và đóng gói
tiếng ồn

Hình 1.2. Quy trình công nghệ sản xuất linh kiện nhà bếp, tủ các loại
Mô tả quy trình:
Gỗ và ván nguyên liệu:
Gỗ và ván nguyên liệu sau khi được nhập về sẽ được kiểm tra về độ rộng, độ dày,
màu sắc và độ ẩm của gỗ. Nếu đạt yêu cầu sẽ mang qua công đoạn rong cạnh, nếu
không đạt sẽ trả lại nơi cung cấp.
Rong cạnh
Để đáp ứng yêu cầu của sản phẩm về kích thước cũng như hình dạng thì gỗ và
ván sẽ được cắt đi những phần thừa bằng máy rong cạnh. Máy rong cạnh có tác dụng
cưa cắt gỗ đảm bảo độ chính xác tuyệt đối về kích thước, bề mặt cắt phẳng, đẹp, đều,

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 8


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

không bị lồi lõm, thô ráp và giúp tiết kiệm thời gian khi không cần phải đo đạc, phân
chia kích thước sao cho hợp lý và đồng thời giúp tăng năng suất chế tạo sản phẩm.
Trong giai đoạn này sẽ phát sinh gỗ vụn, mạt cưa, bụi gỗ và tiếng ồn. Đối với Gỗ vụn,
mạt cưa rơi vãi dưới sàn sẽ được thu gom quét dọn vào thùng chứa, sau đó đưa đến
kho chứa chất thải công nghiệp vào cuối ca; Đối với bụi gỗ phát sinh sẽ được thu gom
vào Chụp hút  Ống dẫn  Hệ thống túi vải hút bụi KRM  Buồng chứa bụi; Đối
với tiếng ồn và độ rung, Công ty sẽ thường xuyên bảo trì máy móc để máy hoạt động
trơn tu ít gây ra tiếng ồn và độ rung, ngoài ra chủ cơ sở sẽ lót miếng đệm cũng sẽ giúp
hạn chế tiếng ồn và độ rung trong quá trình hoạt động.
Ghép gỗ
Gỗ sau khi được rong cạnh sẽ mang qua giai đoạn ghép gỗ. Tùy theo sản phẩm
khách hàng đặt mà gỗ sẽ được ghép theo kích thước, độ dày khác nhau, quá trình ghép
gỗ được mô tả như sau: thanh gỗ/ ván được đặt trên bàn ghép, công nhân sẽ cầm con
lăn đã nhúng keo sữa quét đều lên bề mặt gỗ cần ghép, sau đó ghép một thanh gỗ, ván
khác vào bề mặt đã dính keo, tiếp tục quét keo và ghép các thanh gỗ khác đến khi đạt
được yêu cầu. Công đoạn này chủ yếu phát sinh hơi keo và vỏ keo dính. Để đảm bảo
sức khỏe cho người lao động, chủ cơ sở trang bị khẩu trang cho công nhân trực tiếp
sản xuất tại công đoạn này và trang bị các quạt công nghiệp để phân tán lượng hơi keo,
giảm tác động đến người lao động. Còn vỏ keo dính được tập trung một chỗ và thu
gom vào kho chứa chất thải nguy hại vào cuối ngày.
Gia công, tạo hình:
Gỗ sau khi được ghép lại với nhau sẽ được đưa qua công đoạn gia công, tạo hình.
Tại đây gồm có các công đoạn như bào hai mặt, phay định hình, cắt độ góc chuẩn,
khoan lỗ,... Các chi tiết gỗ sẽ được tiện, làm mộng (bằng các máy đục lỗ, máy ghép
mộng, máy bế ván, máy xẻ rãnh, máy cắt…) nhằm tạo các hình hoa văn và các góc
uốn lượn của sản phẩm và cuối cùng các chi tiết được gia công tạo hình sẽ được ghép
dọc – ngang với nhau. Tại công đoạn này phát sinh hơi keo và vỏ keo dính, gỗ vụn,
mạt cưa, bụi gỗ và tiếng ồn. Gỗ vụn và mạt cưa rơi vĩa trên sàn được thu gom vào các
thùng chứa đưa đến kho chứa chất thải công nghiệp vào cuối ca. Đối với hơi keo và vỏ
keo dính sẽ được chủ cơ sở cho xử lý như công đoạn ghép gỗ.
Tại các máy cưa, cắt, khoan, làm mộng đều là những máy kín. Bụi gỗ phát sinh
được thu gom bằng các ống thu bụi dẫn về hệ thống xử lý bụi túi vải KRM, bụi thu
được sẽ được thu gom xử lý cùng chất thải sản xuất, khí sạch thoát ra ngoài theo ống
thải.
Chà nhám:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 9


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Để bề mặt gỗ được nhẵn, láng bóng và dễ bắt sơn, các chi tiết gỗ sẽ được đưa qua
công đoạn chà nhám bằng các máy chà nhám tự động, gỗ nhẵn chưa đạt được chà lại
bằng máy chà nhám cầm tay và giấy nhám. Tại công đoạn này sẽ phát sinh giấy nhám
thải và bụi gỗ. Đối với giấy nhám thải sẽ được chủ Cơ sở cho thu gom vào cuối ca và
xem như chất thải rắn công nghiêp cho mang vào nhà chứa rác thải công nghiệp. Máy
chà nhám tự động là những máy kín. Bụi gỗ phát sinh được thu gom bằng các ống thu
bụi dẫn về hệ thống xử lý bụi bằng túi vải KRM.
Sau công đoạn tạo hình và chà nhám, chi tiết gỗ sẽ được kiểm tra: đối với chưa
đạt yêu cầu về hình dáng, bề mặt nhẵn bóng,…sẽ được đưa lại chỉnh sửa ở các công
đoạn trước; đối với các chi tiết bị khiếm khuyết nhỏ như bề mặt bị lổ mọt, lổ đinh,
thiếu phôi,… sẽ được công nhân trám trét bằng hỗn hợp keo 502 trộn với mùn cưa và
đưa lại công đoạn chà nhám để làm nhẵn bóng bề mặt.
Gắn linh kiện, phụ kiện:
Các bán thành phẩm sau khi gia công tạo hình và chà nhám đạt yêu cầu sẽ mang
đi gắn các linh kiện, phụ kiện tùy theo yêu cầu của sản phẩm. Tại công đoạn này sẽ
phát sinh các linh kiện, phụ kiện bị hỏng và sẽ được thu gom và đưa vào nhà chứa rác
thải công nghiệp để lưu trữ.
Sơn, sấy UV
Sau khi được chà nhám thì các bán thành phẩm sẽ được đưa qua công đoạn sơn.
Hiện tại, cơ sở sử dụng 02 công nghệ sơn là: Sơn UV, phun sơn truyền thống.
 Sơn UV: Đây là công nghệ sơn mới và hiện đại, không dung môi pha
loãng vì thế hàm lượng rắn là 99,43%, giảm đáng kể được các chất ô nhiễm
phát sinh (đặc biệt là hơi dung môi, hơi hợp chất hữu cơ) cho công đoạn sơn
này. Sơn UV dạng sệt có thành phần bao gồm: Oligomer (hay còn gọi là pre-
polymer) đã được biến tính từ các loại nhựa thông thường (Epoxy,
Polyester…), Monomer dùng như một chất pha loãng và có khả năng tham gia
phản ứng đóng rắn, Photo-initiator (chất hoạt động quang học) sinh ra gốc tự
do để kích hoạt phản ứng đóng rắn... Sơn nhập về không cần pha trộn thêm và
có thể đưa vào sử dụng trực tiếp cho sản xuất.
- Nhu cầu sơn UV sử dụng khi cơ sở hoạt động tối đa công suất: Chiếm
khoảng 40% tổng lượng vật liệu cần sơn, được thực hiện đối với các bề mặt
phẳng, không lồi lõm...Khi cơ sở hoạt động tối đa công suất thì lượng gỗ và
ván nguyên liệu mà cơ sở sử dụng sẽ là 33.454 tấn /năm, do đó lượng gỗ dùng
để sơn UV sẽ là 13.382 tấn/năm. Ước tính diện tích chà nhám cần sơn UV là
836.375 m2/năm (Phần chà nhám tạm tính là 50 m2/m3 gỗ nguyên liệu, khối
lượng riêng của gỗ là 800 kg/m3). Với kỹ thuật sơn bằng trục lăn tiêu chuẩn
Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 10
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

cho mỗi m2 gỗ là 120g sơn (120/m2) có thể dự báo tổng lượng sơn UV Cơ sở
cần cho quá trình khi hoạt động tối đa công suất là 100,362 tấn/năm. Nhu cầu
sử dụng sơn UV được trình bày tóm tắt trong bảng sau:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 11


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Bảng 1.2. Nhu cầu sử dụng sơn UV

Lượng gỗ dùng sơn UV Tổng mét khối gỗ sử Tổng diện tích gỗ chà Tổng lượng sơn
Tổng lượng gỗ và ván
(Chiếm 40% tổng lượng gỗ và dụng sơn UV nhám sử dụng sơn UV UV sử dụng
sử dụng
ván sử dụng) (800kg/m3) (50m2/m3) (120g/m2)
(tấn/năm)
(tấn/năm) (m3/năm) (m2/năm) (tấn /năm)
33.454 13.381,6 16.727 836.350 100,362

- Phương pháp thực hiện: Quá trình sơn UV được thực hiện nhờ các trục lăn, các sản phẩm có bề mặt phẳng sẽ được đưa tự động
vào máy sơn UV nhờ rulo, trục lăn sẽ phủ một lớp sơn mỏng và vừa đủ để phủ kín bề mặt sản phẩm. Các chi tiết sau đó được đưa
qua bộ phận sấy để làm khô sơn bằng trục lăn, công nghệ sấy là dùng các đèn UV chiếu lên bề mặt vừa sơn để làm khô sơn. Dưới
tác dụng của tia UV, sản phẩm sẽ được làm khô nhanh chóng trong khoảng thời gian từ 2-3s. Sơn được chứa trong bồn chứa và
được máy bơm định lượng lên trục lăn để tiến hành sơn tự động.
- Ưu điểm: Sơn UV chứa 99,43% chất rắn, sơn bằng công nghệ trục lăn, được làm khô bằng hệ thống đèn UV nên việc sử dụng sơn
này sẽ không phát sinh ra hơi dung môi và bụi sơn, tiết kiệm lượng sơn sử dụng so với công nghệ phun sơn truyền thống (dùng
súng sơn để phun lên bề mặt sản phẩm).
 Phun sơn NC
- Nhu cầu sơn NC sử dụng đối với cơ sở khi hoạt động tối đa công suất: Chiếm khoảng 60% tổng lượng vật liệu cần sơn, thực hiện
đối với các vật liệu có bề mặt lồi lõm, nhiều họa tiết…Khi cơ sở hoạt động tối đa công suất thì lượng gỗ và ván nguyên liệu mà cơ
sở sử dụng sẽ là 33.454 tấn /năm, do đó lượng gỗ dùng để sơn NC sẽ là 20.072,4 tấn/năm. Ước tính diện tích chà nhám cần sơn NC
là 1.254.525 m2/năm (Phần chà nhám tạm tính là 50 m2/m3 gỗ nguyên liệu, khối lượng riêng của gỗ là 800 kg/m3). Với kỹ thuật sơn
bằng súng phun tiêu chuẩn cho mỗi m2 gỗ là 200g sơn (200g/m2) có thể dự báo tổng lượng sơn NC Cơ sở cần khi hoạt động tối đa
công suất là 209,088 tấn/năm. Nhu cầu sử dụng sơn NC được trình bày tóm tắt trong bảng sau:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 11


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Bảng 1.3 Nhu cầu sử dụng sơn NC

Lượng gỗ dùng sơn NC Tổng mét khối gỗ sử Tổng diện tích gỗ chà Tổng lượng sơn
Tổng lượng gỗ và ván
(Chiếm 50% tổng lượng gỗ và dụng sơn NC nhám sử dụng sơn NC NC sử dụng
sử dụng
ván sử dụng) (800kg/m3) (50m2/m3) (200g/m2)
(tấn/năm)
(tấn/năm) (m3/năm) (m2/năm) (tấn /năm)
33.454 16.727 20.908,75 1.045.438 209.088

- Phương pháp thực hiện: Các bán thành phẩm sau khi được chà nhám sẽ được gắn lên chuyền sơn treo tự động. Vật cần sơn được
gắn trên băng chuyền treo tự động đi vào buồng sơn. Công ty sử dụng 02 lại buồng sơn, đó là buồng sơn có vật liệu hấp thụ bụi sơn
là màng sợi bông thủy tinh và buồng sơn có vật liệu hấp thụ bụi sơn là màng nước. Đối với màng lọc sẽ được đặt sau dàn phun sơn
và có quạt hút, dòng khí được máy hút hút về tấm màng lọc và các chuyển động bị dừng lại đột ngột sẽ va vào bề mặt lọc, buồng
lọc và sẽ dính bám trên các bề mặt này đến khi bão hòa (bề mặt đã được phủ kín bụi sơn). Còn đối với buồng phun sơn màng nước
được tạo thành màng liên tục, tuần hoàn để hấp thụ bụi sơn ngay tại nguồn phát sinh, bụi sơn sẽ bám vào màng nước và chảy
xuống máng chứa. Nước làm màng một phần được tuần hoàn và có một phần được châm mới.
Khi sơn, công nhân sử dụng đồ bảo hộ lao động sẽ đứng trước vật cần sơn, đối diện với buồng sơn và tiến hành phun sơn lên bán
thành phẩm bằng súng phun sơn chuyên dụng. Vật sau khi sơn vẫn đặt trên băng chuyền chạy vòng quanh bên ngoài buồng phun sơn và
qua khu vực sấy UV để sơn khô nhanh hơn và được kiểm tra bằng mắt thường, tại các vị trí sơn chưa đạt được sơn dặm thủ công bằng cọ
quét. Các bán thành phẩm sau khi được sơn sẽ được đưa qua công đoạn kiểm tra. Nếu màu sơn không đạt sẽ được đưa trở lại công đoạn
trước đề chà nhám, loại bỏ lớp sơn cũ và tiến hành sơn phủ lại.
Cơ sở bố trí 33 buồng phun sơn hở có kích thước và thông số kỹ thuật giống nhau, dự án sử dụng sơn NC pha với dung môi là butyl
acetat. Quá trình pha sơn được thực hiện trong phòng riêng. Dung môi và sơn được cho vào thùng phuy có lắp đặt trục khuấy và nắp đậy để
hạn chế hơi dung môi phát tán ra bên ngoài.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 12


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Trong giai đoạn phun sơn sẽ phát sinh bụi sơn và hơi dung môi, để xử lý các khí thải này thì tại mỗi buồng sơn sẽ trang bị màng nước
hoặc tấm lọc bụi bằng sợi thủy tinh để thu gom bụi sơn. Còn đối với hơi dung môi thì chủ Cơ sở sẽ lắp than hoạt tính tại mỗi ống thải của
buồng sơn nhằm giúp hấp thụ hơi dung môi, khi thải sau khi được hấp thụ bụi sơn và hơi dung môi sẽ được thải trực tiếp ra ống thải trên
mái nhà xưởng.
 Buồng phun sơn tự động
 Nhu cầu sử dụng buồng phun sơn tự động khi hoạt động tối đa công suất: Chiếm khoảng 10% tổng lượng vật liệu cần sơn được
thực hiện đối với các bề mặt phẳng, không lồi lõm và các bề mặt lồi lõm, có nhiều họa tiết hoa văn. Công ty có 01 buồng phun sơn
tự động nằm tại xưởng 3. Khi cơ sở hoạt động tối đa công suất thì lượng gỗ và ván nguyên liệu mà cơ sở sử dụng sẽ là 33.454 tấn
/năm, do đó lượng gỗ dùng cho buồng phun sơn tự động sẽ là 3.345,4 tấn/năm. Ước tính diện tích chà nhám là 209.088 m2/năm
(Phần chà nhám tạm tính là 50 m2/m3 gỗ nguyên liệu, khối lượng riêng của gỗ là 800 kg/m3). Với kỹ thuật sơn bằng súng phun tiêu
chuẩn cho mỗi m2 gỗ là 140g sơn (140g/m2) có thể dự báo tổng lượng sơn NC Cơ sở cần khi hoạt động tối đa công suất là 29,3
tấn/năm. Nhu cầu sử dụng sơn NC được trình bày tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 1.4. Nhu cầu sử dụng sơn cho buồng sơn tự động
Tổng lượng sơn
Lượng gỗ dùng buồng Tổng diện tích gỗ chà
Tổng mét khối gỗ sử dụng dùng cho
Tổng lượng gỗ và ván sơn tự động nhám sử dụng buồng
buồng sơn tự động buồng sơn tự
sử dụng (Chiếm 10% tổng lượng gỗ sơn tự động
(800kg/m3) động
(tấn/năm) và ván sử dụng) (50m2/m3)
(m3/năm) (140g/m2)
(tấn/năm) (m /năm)
2
(tấn /năm)
33.454 3.345,4 4.181,75 209.087,5 29,3

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 13


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

 Phương pháp thực hiện: Buồng phun sơn tự động là một hệ thống phun sơn tự động và khu vực phun sơn khép kín hoàn toàn.
Sơn pha dung môi sẽ được cho vào thùng chứa, máy bơm sẽ bơm sơn lên súng phun sơn. Tại đây súng phun sơn sẽ được điều
khiển và sử dụng thông qua 1 bộ điều khiển trung tâm đã được cài sẵn thời gian phun và thời gian ngắt sơn khi các chi tiết đi qua
thông qua bộ cảm biến sensor trong 1 quy trình khép kín. Tại quá trình phun sơn, một phần sơn bám dính trên bề mặt sản phẩm và
phần còn lại sẽ được thu gom tái sử dụng. Hai bên hông của buồng sơn được trang bị 2 máng thu gom lượng sơn dư về thùng chứa
và bơm tuần hoàn tái sử dụng lượng sơn này. Tại buồng sơn có 01 đường ống thu gom lượng hơi dung môi phát sinh qua lớp lọc
than hoạt tính để xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra ngoài môi trường.
 Ưu điểm Với công nghệ sơn này thì sẽ giúp tiết kiệm được lượng sơn do tuần hoàn tái sử dụng lại, quá trình phun sơn được
thực hiện trong buồng kín do đó bụi sơn sẽ không phát tán ra môi trường xung quanh.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 14


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Trong giai đoạn sấy sẽ phát sinh nhiệt thừa, tuy nhiên quá trình sấy được thực
hiện trong phòng kín, chỉ chừa cửa hở cho đủ một người và chỗ hở cho băng chuyền
treo tự động chạy qua, ngoài ra khu vực sơn rộng nên khi nhiệt thừa phát tán ra bên
ngoài sẽ không ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh cũng như sức khỏe của
công nhân. Tuy nhiên để tạo môi trường làm việc thông thoáng và dễ chịu hơn thì
Công ty bố trí hệ thống quạt hút quanh các tường xưởng, trồng cây xanh xung quanh
nhà xưởng với các loại cây có tán rộng cũng sẽ giúp cho nhà xưởng mát hơn.
Kiểm tra và đóng gói
Sau khi được sấy khô thì sẽ được kiểm tra bằng mắt thường, tại các vị trí sơn
chưa đạt được sơn dặm thủ công bằng cọ quét. Các bán thành phẩm sau khi được sơn
sẽ được đưa qua công đoạn kiểm tra. Nếu màu sơn không đạt sẽ được đưa trở lại công
đoạn trước đề chà nhám, loại bỏ lớp sơn cũ và tiến hành sơn phủ lại.
Cuối cùng, sau khi kiểm tra sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng thì sẽ tiến hành
đóng gói thành phẩm, lưu kho chờ xuất xưởng cung cấp cho khách hàng. Tại công
đoạn này sẽ phát sinh bao bì hư hỏng sẽ được thu gom vào giữa ca hoặc cuối ca sản
xuất tùy vào lượng hư hỏng. Bao bì sau khi được thu gom sẽ mang vào nhà chứa rác
thải công nghiệp để lưu trữ và giao cho đơn vị có chức năng để xử lý.
b. Quy trình công nghệ sản xuất tủ nội thất
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất tủ nội thất của cơ sở được thể hiện trong hình
sau:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 13


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Gỗ, ván nguyên


liệu

Bụi gỗ, mùn cưa,


Keo Gia công, tạo hình gỗ vụn, tiếng ồn

Linh kiện hư hỏng,


Các linh kiện, keo Lắp ráp keo thải, hơi keo

Chà nhám Bụi gỗ, giấy thải,


Giấy
tiếng ồn

Sơn Bụi sơn, hơi sơn,


Sơn
tiếng ồn, nước thải

Kiểm tra

Các linh kiện, phụ


kiện: ốc vít, bản lề, Gắn các linh kiện,
tay nắm cửa phụ kiện

Đóng gói

Lưu kho thành


phẩm

Hình 1.3. Quy trình Công nghệ sản xuất nội thất tủ

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 14


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Mô tả quy trình:
Gỗ, ván nguyên liệu:
Nguyên liệu gỗ, ván nguyên liệu sau khi được nhập về sẽ được kiểm tra về kích
thước, màu sắc, kết cấu lỗi vật liệu và độ ẩm, nếu gỗ không đạt sẽ trả lại nhà cung cấp
nguyên liệu, còn đạt sẽ được đưa vào kho lưu trữ.
Gia công, tạo hình:
Tạo hình thô: Gồm các công đoạn như cưa theo quy cách thành phẩm, bào hai
mặt, ghép dọc – ngang, phay định hình, cắt độ góc chuẩn, khoan lổ,… Để có được
kích thước cần thiết theo yêu cầu của sản phẩm, các thanh gỗ sẽ được ghép lại với
nhau theo các chiều dọc – ngang. Các bán thành phẩm sau đó sẽ được tiếp tục đoạn gia
công chi tiết, tùy theo mẫu mã sản phẩm mà công đoạn này sẽ phay bào, tiện, làm
mộng (bằng các máy đục lỗ, máy ghép mộng, máy bế ván, máy xẻ rãnh,máy cắt…) với
kích thước và hình dạng khác nhau nhằm tạo các hình hoa văn và các góc uốn lượn
của sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Công đoạn gia công chi tiết này sẽ phát
sinh tiếng ồn của máy móc, bụi gỗ, mùn cưa, dăm bào, keo thải và hơi keo sẽ được cơ
sở xử lý như quy trình công nghệ sản xuất linh kiện nội thất bếp, tủ các loại.
Lắp ráp:
Các chi tiết sau khi được gia công, tạo hình sẽ được lắp ghép lại với nhau theo
hình dạng của sản phẩm. Tùy vào sản phẩm mà quá trình lắp ráp có thể sử dụng các
linh kiện ốc vít hoặc sử dụng keo PVA do đó chất thải phát sinh trong giai đoạn này là
các linh kiện bị hư hỏng hoặc keo thải PVA và hơi keo.
Đối với các linh kiện bị hư hỏng sẽ được chủ Cơ sở cho thu gom vào cuối ca sản
xuất và mang vào nhà chứa chất thải công nghiệp để bán phế liệu. Đối với keo thải và
hơi keo sẽ được xử lý như quy trình Công nghệ sản xuất linh kiện nhà bếp, tủ các loại.
Chà nhám
Để bề mặt bán thành phẩm được nhẵn, láng bóng và dễ bắt sơn, các bán thành
phẩm sẽ được đưa qua công đoạn chà nhám bằng các máy chà nhàm tự động, gỗ nhẵn
chưa đạt được chà lại bằng máy chà nhám cầm tay và giấy nhám. Tại công đoạn này sẽ
phát sinh giấy nhám thải và bụi gỗ. Đối với giấy nhám thải sẽ được chủ Cơ sở cho thu
gom vào cuối ca và xem như chất thải rắn công nghiêp mang vào nhà chứa rác thải
công nghiệp. Máy chà nhám tự động là những máy kín. Bụi gỗ phát sinh được thu gom
bằng các ống thu bụi dẫn về hệ thống xử lý bụi bắng túi vải KRM.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 15


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Sơn
Để tạo tính nghệ thuật cho các sản phẩm cũng như giúp cho sản phẩm nhìn bắt
mắt hơn nên các bán thành phẩm sẽ được mang qua công đoạn sơn. Tương tự như quy
trình công nghệ sản xuất linh kiện nhà bếp, tủ các loại thì sơn trong giai đoạn này cũng
sử dụng 02 công nghệ sơn là sơn UV và sơn truyền thống- sử dụng sơn NC. Lượng
sơn UV và sơn NC sử dụng đã được tính toán trong phần trên do đó trong phần này sẽ
không trình bày lượng sơn sử dụng. Khí thải phát sinh trong giai đoạn này cũng sẽ
được xử lý tương tự như quy trình Công nghệ trên. Sau khi sơn thì sẽ được mang đi
sấy khô tự nhiên và sấy khô bằng máy sấy.
Kiểm tra
Sau khi được sấy khô thì sẽ được kiểm tra bằng mắt thường, tại các vị trí cần sơn
chưa đạt được sơn dặm thủ công bằng cọ quét. Các bán thành phẩm sau khi được sơn
sẽ được đưa qua công đoạn kiểm tra. Nếu màu sơn không đạt sẽ được đưa trở lại công
đoạn trước để chà nhám, loại bỏ lớp sơn cũ và tiến hành sơn phủ lại.
Gắn các linh kiện, phụ kiện
Các bán thành phẩm sau khi gia công tạo hình và chà nhám đạt yêu cầu sẽ mang
đi gắn các linh kiện, phụ kiện (tay nắm cửa, bản lề,…) tùy theo yêu cầu của sản phẩm.
Tại công đoạn này sẽ phát sinh các linh kiện, phụ kiện bị hỏng và sẽ được thu gom và
đưa vào nhà chứa rác thải công nghiệp để lưu trữ.
Đóng gói, lưu kho
Cuối cùng, sau khi kiểm tra sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng thì sẽ tiến hành
đóng gói thành phẩm, lưu kho chờ xuất xưởng cung cấp cho khách hàng. Tại công
đoạn này sẽ phát sinh bao bì hư hỏng sẽ được thu gom vào giữa ca hoặc cuối ca sản
xuất tùy vào lượng hư hỏng. Bao bì sau khi được thu gom sẽ mang vào nhà chứa rác
thải công nghiệp để lưu trữ và giao cho đơn vị có chức năng để xử lý.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 16


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Hình 1.4. Một số hình ảnh trong sản xuất


c. Danh mục máy móc thiết bị tại cơ sở
Các máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất tại Công ty là các máy
móc, thiết bị mới, tiên tiến, hiện đại và đạt tiêu chuẩn về chất lượng, không thuộc danh
mục cấm sử dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Hiện tại, các loại máy móc
thiết bị phục vụ sản xuất đều đang hoạt động ổn định.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 17


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Bảng 1.5. Danh mục máy móc thiết bị sử dụng cho sản xuất

Hiện trạng máy


Số
STT Tên máy Đơn vị Công suất Nguồn gốc so với ban đầu
lượng
nhập về cơ sở

1 – Motor trục nhám: 30


HP
Máy chà nhám 1300 Cái 1 – Motor đưa phôi: 5 HP Trung Quốc 95%
– Motor trục chổi làm
sạch : 1 HP

2 – Động cơ trục nhám:


15 HP
– Động cơ đưa phôi: 3
Máy chà nhám UV 600 Cái 4 Trung Quốc 95%
HP
– Động cơ nâng bàn:
0,3 HP

3 – Công suất bóng đèn:


5Kw/bóng
Máy đèn sấy UV 600 2t Cái 3 Trung Quốc 95%
– Motor đưa phôi: 0,4
Kw

4 Máy trán UV 600 Cái 4 Tổng công suất 6 Kw Trung Quốc 95%

5 Máy đèn sấy UV 3T Cái 1 Công suât đèn 80w/cm Trung Quốc 95%

6 Máy trán UV 1300 Cái 4 Tổng công suất 7,1 Kw Trung Quốc 95%

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 18


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Hiện trạng máy


Số
STT Tên máy Đơn vị Công suất Nguồn gốc so với ban đầu
lượng
nhập về cơ sở

7 – Công suất bóng:


11Kw/bóng
Máy sấy đèn UV 1300 2T Cái 4 Trung Quốc 95%
– Motor băng tải:
0,75Kw

8 – Motor trục chính:


Máy chà nhám UV 1300 Cái 1 40HP Trung Quốc 95%
– Motor đưa phôi: 3 HP

9 Máy chà nhám UV 1301 -


Cái 1 Trung Quốc 95%
(Khung)

10 Máy trán UV 1300 (Khung) Cái 1 Công suất 9,25Kw Trung Quốc 95%

11 - Công suất bóng:


11kw/bóng đèn
Máy trán UV 1300 3t (Khung) Cái 1 Trung Quốc 95%
- Motor băng tải: 0,75
Kw

12 Máy chà nhám (khung) Cái 6 Công suất 69,49Kw Trung Quốc 95%

13 Máy ráp khung Cái 6 Công suất 3kw Trung Quốc 95%

14 Máy đánh bóng Cái 2 Công suất 11,65Kw Trung Quốc 95%

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 19


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Hiện trạng máy


Số
STT Tên máy Đơn vị Công suất Nguồn gốc so với ban đầu
lượng
nhập về cơ sở

15 Máy cắt hai đầu Cái 6 Công suất 14,8Kw Trung Quốc 95%

16 - Motor chính: 15,10


HP
- Motor băng tải: 2HP
Máy chà nhám Cái 15 - Motor băng tải: Trung Quốc 95%
1/2HP
- Motor băng tải tốc
độ: 6-25± 5%

17 Máy đánh tubi Cái 1 Công suất 4 Kw Trung Quốc 95%

18 Máy đánh mộng Cái 5 Công suất 15,4 Kw Trung Quốc 95%

19 Máy cắt hai đầu tenoner Cái 2 Công suất 14,58 Kw Trung Quốc 95%

20 Máy Khoan Cái 6 Công suất 3 Kw Trung Quốc 95%

21 Máy Khoan 5 cạnh Cái 1 Công suất 11,5 Kw Trung Quốc 95%

22 Máy đánh mộng lớn Cái 1 Công suất 13 Kw Trung Quốc 95%

23 Máy bào 4 mặt Cái 10 Công suất > 10 Kw Trung Quốc 95%

24 Máy cưa Cái 2 - Động cơ chính 7,5HP Trung Quốc 95%

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 20


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Hiện trạng máy


Số
STT Tên máy Đơn vị Công suất Nguồn gốc so với ban đầu
lượng
nhập về cơ sở
- Động cơ phụ: 1HP

25 Máy phay Cái 11 Công suất 3 Kw Trung Quốc 95%

26 Máy chà nhám đứng Cái 2 Công suất 4 Kw Trung Quốc 95%

27 Máy cưa hiệu Cái 1 Công suất 3 Kw Trung Quốc 95%

28 Máy cưa gỗ Cái 1 Công suất 15 Kw Trung Quốc 95%

29 Máy bào Cái 1 Công suất 21,5 Kw Trung Quốc 95%

30 Máy bào 2 mặt Cái 1 Công suất 12,75 Kw Trung Quốc 95%

31 - Động cơ chính: 5,5


Máy cắt Cái 6 Kw Trung Quốc 95%
- Động cơ phụ: 1,5 Kw

32 Máy cưa Cái 1 Công suất 6,6 Kw Trung Quốc 95%

33 Máy ép đứng Cái 1 Công suất 4 Kw Trung Quốc 95%

34 Máy ép ngang Cái 1 Công suất 4 Kw Trung Quốc 95%

35 Máy cắt tự động Cái 1 Công suất 5,5 Kw Trung Quốc 95%

36 Máy đưa liệu tự động Cái 1 - Trung Quốc 95%

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 21


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Hiện trạng máy


Số
STT Tên máy Đơn vị Công suất Nguồn gốc so với ban đầu
lượng
nhập về cơ sở

37 Máy khoan đứng Cái 1 Công suất 4 Kw Trung Quốc 95%

38 Máy mài lưỡi cắt gỗ Cái 1 Công suất 410Kw Trung Quốc 95%

39 Băng tải UV Cái 1 - Trung Quốc 95%

40 Máy trán UV Cái 3 Công suất 26,5 Kw Trung Quốc 95%

41 - Động cơ rulo lăn


sơn: 0,75 kw
- Động cơ rulo làm
Máy lăn sơn gỗ Cái 9 Trung Quốc 95%
mịn: 0,37 Kw
- Mô tơ nâng hạ:
0,18 Kw

42 Máy lăn UV Cái 6 Công suất 12 Kw Trung Quốc 95%

43 Máy dán cạnh Cái 4 Công suất 10,5 Kw Trung Quốc 95%

44 Máy đánh bóng Cái 2 Công suất 11,7 Kw Trung Quốc 95%

45 Máy rắp láp Cái 6 Motor làm việc 2 HP Trung Quốc 95%

46 Máy bào Cái 1 Công suất 3 HP Trung Quốc 95%

47 Máy cắt tấm Cái 5 Công suất 28 Kw Trung Quốc 95%

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 22


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Hiện trạng máy


Số
STT Tên máy Đơn vị Công suất Nguồn gốc so với ban đầu
lượng
nhập về cơ sở

48 Máy CNC Cái 2 Công suất 5 Kw Trung Quốc 95%

59 Máy bọc màng PE Cái 4 Công suất 30 Kw Trung Quốc 95%


(Nguồn: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam), 2022)

Công ty sử dụng một lò hơi để cung cấp hơi nóng cho việc sấy gỗ, lò hơi được đặt ở góc tường hàng rào phía sau nhà xưởng 1.
Công ty sử dụng lò hơi công suất 4 tấn hơi/giờ và Lò hơi sử dụng nhiên liệu là gỗ (Sử dụng khoảng 216 tấn gỗ/năm). Cấu tạo cũng
như nguyên lý hoạt động của lò hơi được miêu tả như sau:

 Lò hơi được thiết kế nằm ngang, dàn đế có cấu tạo để đẩy gió dáng bét phun khi áp lực tạo ra ngọn lửa cháy sáng. Nhiệt độ
cao giúp cháy triệt để nhiên liệu trong lò.

 Hệ thống ống lửa được thiế kế theo dạng 03 bát, giúp tận thu nhiệt lượng tối đa;

 Khí thải ra khỏi buồng đốt, buồng hơi đi vào bộ lộc khô (lọc thứ cấp 01). Tại lọc bụi khô, được thiết kế trụ hút giữa tâm. Khí
thải vào lọc khô đi xoắn tròn thành vòng xoắn ly tâm, sau đó vào trụ hút ra ngoài. Nhờ thiết kế theo dạng vòng xoắn ly tâm,
lượng bụi trong khí thải được giữ lại một phần lớn lượng tro bụi.

 Tại lọc bụi nước, lượng khí thải được quạt hút, hút lượng khí và thổi mạnh vào mặt nước của lọc nước. Lượng bụi còn lại
trong khí thải dính vào bề mặt nước, lắng động lại. Trong bộ lọc nước có hai cấp phun nước giúp tạo nước theo dạng mưa.
Những hạt nước sẽ giữ lại lượng bụi còn xót lại, rơi xuống lọc nước. Tại đây, lượng bụi đã được xử lý sạch, không còn nguy
hại.

 Tại lọc bụi nước lượng khí thải NO, NO2, NO3, SO2,... được hấp thụ trong nước (tại mặt nước và bét phun mưa) do đó nồng

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 23


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

độ các chất độc hại trong khí đã được xử lý.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 24


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

- Quy trình vận hành lò hơi củi như sau:

Chuẩn bị vận hành

1. Vệ sinh sạch sẽ: lò hơi, thiết bị và mặt bằng xung quanh.

2. Kiểm tra hệ thống điện: đủ điện áp, đủ pha, dây dẫn và thiết bị điện an
toàn.

3. Kiểm tra hệ thống cấp nước: Bồn chứa nước đủ nước, các an toàn trên
đường cấp nước mở, mực nược nước trong nồi phải ở vị trí làm việc;

4. Kiểm tra tình trạng: lò hơi, áp kế, ống thủy, rơle áp suất, van an toàn, bộ
điều khiển bơm nước, quạt phải ở trạng thái tốt.

5. Chuẩn bị chất đốt, củi vụn để đốt lò hơi.

Vận hành lò hơi

1. Bật cầu dao tổng, bật công tắc tủ điện, bật bơm nước sang chế độ tự động;

2. Đóng ván hơi chính, mở van xả khí;

3. Nhóm lò, bật quạt hút, quạt thổi (nếu có) sang chế độ tự động;

4. Nhóm lò bằng giấy, vải hoặc dầu DO, tuyệt đối cấm dùng xăng nhóm lò;

5. Khi thấy hơi nước thoát ra khỏi van xả khí thì đóng van xả khí lại;

6. Khi áp xuất trong nồi đạt yêu cầu thì từ từ mở van hơi chính cung cấp hơi
cho nơi sử dụng;

7. Mỗi lần cho 25 – 30 kg nhiên liệu/ 20 phút (thời gian nhanh hay chậm tùy
vào nơi sử dụng hơi);

* Chú ý: Khi kim đồng hồ báo áp chỉ đến số 5-6 kg/cm thì hạn chế cho củi
vào lò

Ngừng lò hơi bình thường

1. Tắt quạt thổi, quạt hút.

2. Lấy hết củi thừa (tro thải) ra khỏi lò.

3. Bơm thêm nước vào lò hơi đến mực nước cao.

4. Khóa van hơi chính

5. Tắc các công tắc tủ điện (luôn để công tắc máy bơm ở chế độ tự động)

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 25


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

a.1. Máy cắt a.2. Máy bào 4 mặt

a.3 Máy phay a.4. Máy chà nhám


Hình 1.5. Một số hình ảnh, máy móc thiết bị sử dụng cho sản xuất
1.3.3. Sản phẩm của cơ sở
Các dòng sản phẩm của cơ sở được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 1.6. Các sản phẩm Công ty sản xuất
Khối lượng trung
STT Tên sản phẩm bình của mỗi sản Công suất
phẩm
Linh kiện nhà bếp, linh kiện tủ công suất 10.572.000 sản phẩm/năm
1 Khung tủ WT
2 Khung tủ AOK 1,03Kg 10.858 tấn/năm
3 Hộc tủ AOK

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 26


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Khối lượng trung


STT Tên sản phẩm bình của mỗi sản Công suất
phẩm
4 Hộc tủ SDK
5 Bảng ngăn kéo AOK
6 Bảng ngăn kéo AB
7 Bảng ngăn kéo bằng gỗ cao su
Nội thất tủ công suất 1.152.000 sản phẩm/năm
8 Tủ bếp 18,16Kg 20.915 tấn/năm
Tổng 31.773 tấn/năm
(Nguồn: Côn ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam), 2022)

Hình 1.6. Linh kiện tủ nội thất


1.4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG,
HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA CƠ SỞ
1.4.1 Nguyên, nhiên vật liệu của cơ sở
Theo thống kê thì các loại nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng cho quy trình
sản xuất của cơ sở trong một năm gồm các loại như bảng sau:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 27


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Bảng 1.7. Nguyên vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất trong một năm

Tên nguyên Thành phần, Đơn Nguồn


STT Số lượng
liệu tính chất vị cung cấp
-Thành phần: Xenluloze,
Gỗ bạch - Hình dạng: dạng thanh
Việt
1 dương các hoặc dạng tấm tấn 20.530
Nam
loại - Đã được sấy đạt độ ẩm yêu
cầu
-Thành phần: Xenluloze, chất
kết dính và phụ gia
- Độ dày: 5-18 mm, dài
Việt
2 Ván các loại 1830-2440 mm tấn 12.924
Nam
- Tính chất: Độ bám sơn cao,
có thể sơn nhiều màu, dễ tạo
dáng

- Sơn UV thành phần gồm


Oligomer (hay còn gọi là
pre-polymer) đã được biến
tính từ các loại nhựa thông
thường (Epoxy, Polyester…),
Monomer dùng như một chất
pha loãng và có khả năng
tham gia phản ứng đóng rắn,
Photo-initiator (chất hoạt Việt
3 Sơn tấn 338,75
động quang học) sinh ra gốc Nam
tự do để kích hoạt phản ứng
đóng rắn.
- Sơn NC (nitro cellulose):
thành phần chính gồm nhựa
alkyd, nitrocellulose, nhựa
biến tính đặc biệt, dung môi
butyl acetate, chất phụ gia.
Sơn NC có độ bám dính tốt,

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 28


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Tên nguyên Thành phần, Đơn Nguồn


STT Số lượng
liệu tính chất vị cung cấp
bền uốn tốt, độ kháng mài
mòn cao, nhanh khô.

Thành phần chủ yếu là Butyl


acetate (C6H12O2) là một chất
Dung môi lỏng trong suốt, hơi tan trong Việt
4 tấn 21,62
pha sơn nước, thường được dùng làm Nam
dung môi hòa tan chất sơn,
tạo bề mặt căng và mịn.

- Thành phần: Cyanoacrylate


acetate (Cyanoacrylat là
muối của axit acrylic và
Cyanua (Cn)), Methylene
chloride (là một dung môi
hữu cơ có mùi thơm ngọt
ngào dễ chịu. Nhưng nếu
ngửi (hít) hóa chất này trong
Việt
5 Keo 502 một thời gian ngắn sẽ bị ml 299.250
Nam
giảm thị lực, thính lực, rối
loạn vận động và sẽ hết khi
ngưng tiếp xúc), Ethyl
acetate (là một chất lỏng,
không màu, có mùi hương
trái cây. Khi hít phải Ethyl
acetate sẽ gây ho, chóng mặt,
buồn ngủ, lơ mơ, nhức đầu,
nôn mửa, đau họng, yếu

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 29


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Tên nguyên Thành phần, Đơn Nguồn


STT Số lượng
liệu tính chất vị cung cấp
người và mất ý thức)
- Tính chất: là chất lỏng,
không màu, mùi hắt, có khả
năng kết dính nhanh

- Thành phần: Poly vinyl


Keo sữa để Việt
6 Acetate, Emulsion polymeric kg 921
ghép gỗ Nam
isocyanate

Việt
7 Giấy nhám - kg
860 Nam
Phụ kiện: ốc,
vít, thanh Việt
8 - Tấn 46,05
trượt, bản lề, Nam
tay nắm,…
- Hòa tan tốt cặn, muội than
Dầu nhớt - Không ăn mòn máy móc,
Việt
9 (dùng cho bền hóa học kg 150
Nam
bảo trì) - Bền hóa học và sinh học,
dẫn nhiệt tốt

Nguyên liệu Bao bì nylon, thùng giấy Việt


10 kg 73.680
đóng gói cacton Nam
(Nguồn: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam), 2022)

Trong quá trình sản xuất thì lượng nguyên liệu sẽ không tránh khỏi bị hao hụt, do
đó để thấy rõ sự hao hụt nguyên liệu cũng như lượng chất thải phát sinh thì chủ cơ sở
đã phối hợp với đơn vị tư vấn tiến hành tính toán cân bằng nguyên vật liệu và sản
phẩm đầu ra, cụ thể như sau:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 30


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Bảng 1.8. Cân bằng nguyên vật liệu và sản phẩm đầu ra
Chất thải
Nguyên Khối
Sản phẩm Khối
liệu đầu lượng Tỉ lệ hao hụt
đầu ra Tên lượng
vào (tấn/năm)
(tấn/năm)
Chiếm 5,6% khối
- Gỗ phôi Gỗ vụn 1.873
lượng nguyên liệu
các loại 33.454
Tính toán mục
- Ván Bụi gỗ 70,3
3.2.1.2

Tính toán mục


Bụi sơn thải 18,06
3.2.1.3

Tính toán mục


Hơi sơn 142
Sơn pha 3.2.1.3
360,37
dung môi Thùng Chiếm 13% khối
47
đựng sơn lượng nguyên liệu

Chiếm 3,2% khối


Cặn sơn 11,53
lượng nguyên liệu
Sản phẩm
đồ gỗ Tính toán mục
Hơi keo 0,015
31.772,7 3.2.1.4
tấn/năm Chai đựng Chiếm 0,7% khối
Keo 502 0,3 0,0021
keo lượng nguyên liệu
Chiếm 0,29% khối
Keo thải 0,00087
lượng nguyên liệu
Tính toán mục
Hơi keo 0,04605
3.2.1.4
Chiếm 0,5% khố
Keo sữa 0,921 Keo thừa 0,004605
lượng nguyên liệu
Thùng Chiếm 1% khối
0,00921
đựng keo lượng nguyên liệu
Phụ kiện:
ốc, vít, Các phụ Chiếm 2% khối
46,05 0,921
thanh kiện hư lượng nguyên liệu
trượt, bản

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 31


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Chất thải
Nguyên Khối
Sản phẩm Khối
liệu đầu lượng Tỉ lệ hao hụt
đầu ra Tên lượng
vào (tấn/năm)
(tấn/năm)
lề, tay
nắm,…
Giấy nhám
Giấy nhám 0,86 0,86 Thải 100%
thải
Nguyên Bao bì,
Chiếm 0,05% khối
liệu đóng 73,68 thùng 0,04
lượng nguyên liệu
gói carton lỗi

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 32


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Hình 1.7. Một số nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất
1.4.2. Nguồn cung cấp điện, nước
1.4.2.1. Nguồn cung cấp điện
KCN đã có mạng lưới điện đủ công suất để phục vụ sản xuất cho các Công ty
trong KCN. Nguồn điện sử dụng trong KCN Rạch Bắp là nguồn điện từ mạng lưới
điện quốc gia thông qua tuyến dây trung thế 22 KV hiện hữu chạy dọc theo khu công
nghiệp; Trạm hạ thế 240KV/22KV; Cấp điện áp: 22/0.4KV; Công suất: 70 MVA.
Cơ sở thuê xưởng xây sẵn của Công ty TNHH Innoson (Việt Nam) nên đã được
xây dựng hoàn thiện hệ thống cấp điện đảm bảo khả năng cấp điện từ hệ thống đường
dây cáp điện của KCN Rạch Bắp ngang qua công ty đến các vị trí sử dụng trong Công
ty. Hệ thống cấp điện gồm đường dây điện chính từ trạm điện đến cầu dao tổng của

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 30


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Nhà máy và các đường dây nhánh đến các vị trí sử dụng điện trên cơ sở tính toán
đường dây và thiết bị bảo vệ có mức độ an toàn cao, đồng thời đảm bảo hệ số an toàn.
Sau khi đấu nối vào KCN thì nguồn điện sẽ được đưa về Trạm biến áp của cơ
sở. Nhu cầu cấp điện cho cơ sở dự kiến khoảng 357.066 KWh/tháng.
1.4.2.2. Nguồn cung cấp nước
Nguồn nước cấp cho hoạt động của cơ sở sẽ được đấu nối từ hệ thống cấp nước
chung của KCN Rạch Bắp đưa về bồn chứa nước của nhà máy và dẫn tới các khu vực
có nhu cầu sử dụng. Nhu cầu cấp nước của cơ sở chủ yếu là cấp nước cho sinh hoạt, vệ
sinh của công nhân viên tại nhà máy, nhu cầu nước cho sản xuất, tưới cây.
Ước tính nhu cầu sử dụng nước của cơ sở khi hoạt động tối đa công suất:
 Theo TCXDVN 33:2006 thì lượng nước cấp cho hoạt động vệ sinh, rửa tay
chân của 853 công nhân viên (số lượng người tối đa khi nhà máy hoạt động 100%
công suất) là:
Bảng 1.9 Nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động vệ sinh

Tiêu chuẩn dùng nước sinh Hệ số


Lượng nước
Số lượng hoạt trong cơ sở sản xuất không
cấp
người công nghiệp tính cho 1 người điều hòa
(m3/ngày)
trong 1 ca (l/người/ca) giờ

853 45 2,5 96

- Nước cấp cho nấu ăn: Công ty có khu vực bếp giành cho nhân viên văn phòng
tự nấu ăn (có 17 nhân viên văn phòng), do đó lượng nước cấp cho hoạt động nấu
ăn là: 17 người x 25 lít/người/ngày = 0,425 m3/ngày.
- Nước cấp cho hoạt động sản xuất:
 Nước cấp cho hệ thống xử lý bụi sơn và hơi dung môi: Công ty hiện tại có
33 buồng sơn, trong đó có 06 buồng sơn màng nước và thể tích nước của
mỗi buồng sơn nước khoảng 2m3, do đó nhu cầu sử dụng nước cho các
buồng sơn màng nước khi hoạt động tối đa công suất trong một lần thay,
định kỳ thay 3 tuần/lần là:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 31


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Bảng 1.10. Nhu cầu sử dụng nước cho các buồng sơn màng nước

Thể tích chứa nước của


Số lượng buồng Lượng nước sử dụng
buồng sơn màng nước
sơn (m3/ngày)
(m3)

06 2 12

 Nước cấp cho lò hơi: Công ty sử dụng lò hơi công suất 4 tấn hơi/giờ, lò
hơi sử dụng cho mục đích sấy khô gỗ sau khi sơn và Lò hơi sử dụng nhiên
liệu là gỗ. Lượng nước này được tuần hoàn tái sử dụng hoàn toàn nên chỉ
định kỳ châm bổ sung lượng nước hao hụt do bay hơi và xả đáy. Lượng
nước cấp ban đầu cho lò hơi tương ứng với khối lượng hơi sinh ra. Tỷ lệ
thu hồi nước ngưng về lò hơi đạt 60%, tỷ lệ nước xả đáy lò hơi chiêm 1%
lượng nước cấp ban đầu, như vậy cần định Kỳ châm bổ sung phần nước
bốc hơi (40%) và nước xả đáy lò hơi.
Bảng 1.11 Nhu cầu sử dụng nước cho lò hơi
Lượng nước cấp Thời gian Lượng nước
Lượng nước
bổ sung do bay hoạt động cấp sử dụng
Hạng mục cấp ban đầu
hơi, xả đáy trung bình trong 1 ngày
(m3/h)
(m3/h) (h/ngày) (m3/ngày)
Lò hơi 4 tấn
4 1,64 8 13,12
hơi/giờ
- Nước tưới cây: Diện tích đất trồng cây xanh trong khuôn viên cơ sở là 6.477,5
m2. Chỉ tiêu cấp nước cho hoạt động tưới tiêu của cơ sở cho một lần tưới là 0,5
lít/m2 (Theo bảng 3.3 - Tiêu chuẩn TCXDVN 33:2006). Vậy tổng lượng nước
cấp cho hoạt động tưới cây của cơ sở là 0,5 lít/m2 × 6.477,5 m2 = 3,2 m3/ngày.
- Nước mài dao: Sau một thời gian bào, mài các nguyên liệu gỗ thì các dụng cụ sẽ
trở nên bị mòn, do đó để giúp các dụng cụ không còn bị mòn thì Công ty tiến
hành mài dụng cụ, lượng nước dùng để mài các dụng cụ trong một ngày ước tính
khoảng 0,3 m3/ngày.
- Ngoài việc sử dụng nước thường xuyên cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của
công nhân trong công ty thì công ty còn có bể nước để dự trữ cho hoạt động
phòng cháy chữa cháy với tổng thể tích là 750m3.
Như vậy, tổng lượng nước mà cơ sở sử dụng khi hoạt động tối đa công suất sẽ là:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 32


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Bảng 1.12 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước cho toàn nhà máy khi hoạt động tối đa
công suất

Nhu cầu sử
STT Mục đích sử dụng dụng Ghi chú
(m3/ngày)

1 Vệ sinh của công nhân viên 96 Thải bỏ hằng ngày

2 Nhà nấu ăn 0,425 Thải bỏ hằng ngày

- Nước từ hệ thống xử
lý bụi sơn và hơi dung
môi sẽ được tuần hoàn
tái sử dụng, thời gian
thải bỏ sau khi được
Hệ thống xử lý bụi sơn và hơi tuần hoàn tái sử dụng
2 12
dung môi nhiều lần là khoảng 01
tuần/lần. Nước được
thải bỏ sẽ được đưa
xuống hệ thống xử lý
nước thải sản xuất của
cơ sở để xử lý.

- Nước sẽ bay hơi và


3 Nước cấp cho lò hơi 13,12 định kỳ châm bổ sung
hằng giờ.

4 Nước tưới cây 3,2 -

5 Nước mài dao 0,3 Thải bỏ hoàn toàn

Tổng cộng (không kể lượng nước


PCCC và nước cấp cho hệ thống xử lý 113,045
bụi sơn và hơi dung môi)

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 33


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ đại dịch Covid 19 nên hiện tại đơn hàng của Công ty
không có nhiều do đó hiện nay Công ty chỉ hoạt động khoảng 50% công suất nên
lượng nước trung bình thực tế mà Công ty sử dụng theo các hóa đơn tiền nước từ
tháng 04/2022 đến tháng 9/2022 là khoảng 502 m3/tháng, cụ thẻ như sau:
Bảng 1.13 Nhu cầu sử dụng nước theo trung bình tháng của Công ty
trong năm 2022
Lượng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
nước cấp 4 5 6 7 8 9
m3 355 283 621 704 664 384
(Nguồn: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam), 2022)
Lượng nước trong 06 tháng được trình bày trong bảng 1.11 tương ướng với cơ sở
đang hoạt động 50% công suất và số lượng công nhân viên khoảng 300 người.
1.5. CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN CƠ SỞ
1.5.1. Các hạng mục công trình
Khu nhà xưởng thực hiện cơ sở “Nhà máy sản xuất, gia công sản xuất nội thất
linh kiện nhà bếp, linh kiện tủ các loại bằng gỗ: 10.572.000 sản phẩm/năm; Sản
xuất, gia công sản xuất nội thất tủ các loại bằng gỗ: 1.152.000 sản phẩm/năm” là
khu nhà xưởng cho thuê đã được xây dựng hoàn chỉnh với tổng diện tích nhà xưởng
và văn phòng sử dụng là 36.638,29m2 với các hạng mục công trình nhà xưởng và
công trình phụ trợ đã được xây dựng (bản vẽ mặt bằng tổng thể bố trí các hạng mục
công trình được đính kèm tại phụ lục).
Bảng 1.14. Các hạng mục công trình của cơ sở

Diện tích sàn


Số phòng/ Số Diện tích Tỷ lệ
STT Tên công trình xây dụng
khu vực tầng (m2) (%)
(m2)

I. Hạng mục công trình chính

1 Nhà xưởng 1 - 2 5.269,5 10.566,43 28,69

2 Nhà xưởng 2 - 2 5.269,5 10.566,43 28,69

3 Nhà xưởng 3 - 2 7.389 14.805,43 40,23

4 Văn phòng - 2 374,94 700 2,04

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 34


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

5 Nhà vệ sinh 2 - 66 - 0,35

Tổng 18.368,94 36.638,29 100

II. Hạng mục công trình phụ trợ

1 Nhà bảo vệ 1 - 20 0,138

Bể nước 750m3
2 - - - - -
(PCCC) – ngầm
Nhà xe (bên trên
3 1 - 138,97 - 0,961
bể nước ngầm)

Đường nội bộ, sân


4 - - 7.382,09 51,092
bãi

5 Cây xanh - - 6.477,5 - 44,831

Khu chứa chất thải


6 1 - 75 - 0,519
rắn

Trạm xử lý nước
7 thải tập trung (Bố - - - - -
trí ngầm dưới đất)

Trạm xử lý nước
8 1 - 15 - 0,103
thải sản xuất

Hệ thống xử lý bụi
9 2 - 295 - 2,041
gỗ

10 Nhà chứa lò hơi 45 0.315

Tổng 14.313,56 100

(Nguồn: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam), 2022)

Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) thuê lại nhà xưởng xây sẵn của
Công ty TNHH INNOSON (Việt Nam) nên đã có các công trình phục vụ cơ sở bao
gồm: nhà xưởng, nhà văn phòng, nhà kho, các hạ tầng kỹ thuật cấp điện, cấp và thoát

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 35


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

nước, cây xanh, công ty chỉ tiến hành bố trí lại các khu vực sản xuất, lắp đặt máy móc
thiết bị, cải tạo và lắp đặt bổ sung các công trình BVMT.

Khu đất nhà xưởng cho thuê của Công ty TNHH INNOSON (Việt Nam) đã bố trí
diện tích sân đường nội bộ và diện tích cây xanh đảm bảo theo quy định. Do đó, cơ sở
tận dụng diện tích cây xanh này mà không bố trí thêm. Hiện trạng các công trình đã
xây dựng tại nhà xưởng cho thuê được mô tả như sau:

Nhà xưởng 1:

Tầng 1 của nhà xưởng là khu vực chủ yếu dùng để gia công, tạo hình gỗ; tầng 2
của nhà xưởng là khu vực chủ yếu dùng để quét keo, chà nhám tay, sửa các sản phẩm
lỗi và sấy khô sơn. Kết cấu của nhà xưởng 1 như sau:

- Loại, cấp công trình: Công trình công nghiệp, cấp II.
- Số tầng: 02
- Cốt nền công trình: +0,2m (so với cốt sân)
- Chiều cao công trình: 11,4m (tính từ cốt sân)
- Diện tích xây dựng: 5.269m2; Diện tích sàn xây dựng: 10.566,43m2
Trong đó:
+ Tầng 1 (cao độ +0,2m): 45m x 117,1m =5.269m2
+ Tầng 2 (cao độ +3,65m): (45m x 117,1m) + 2x (1,3m x10,55m) =
5.296,93m2. Trong đó: Diện tích xưởng: 45m x 117,1 = 5.269,5m2; 02 cầu
thang bên ngoài: 2 x 1,3 x 10,55m= 27,43m2.
- Cấu trúc: Móng, cột, đà bê tông cốt thép; Sàn bê tông cốt thép, đặt bên trên hệ
kết cấu cột, đà thép. Khung cột, kèo thép, xà gồ thép, mái lợp tole. Tường xây
gạch, sơn nước. Nền, sàn bê tông cốt thép, xoa phẳng mặt. Cửa sắt, cửa nhôm
kính.
Nhà xưởng 2:
Tầng 1 của nhà xưởng dùng để sơn UV, làm kho nguyên liệu và kho thành phẩm
chờ các xe tải đến chở hàng; tầng 2 của nhà xưởng chủ yếu dùng để phun sơn và sấy
sản phẩm. Kết cấu của nhà xưởng 2 như sau:
- Loại, cấp công trình: Công trình công nghiệp, cấp II.
- Số tầng: 02
- Cốt nền công trình: +0,2m (so với cốt sân)
- Chiều cao công trình: 11,4m (tính từ cốt sân)
- Diện tích xây dựng: 5.269,5m2; Diện tích sàn xây dựng: 10.566,43m2
Trong đó:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 36


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

+ Tầng 1 (cao độ +0,2m): 45m x 117,1m = 5.269m2


+ Tầng 2 (cao độ + 3,65m): (45m x 117,1m) + 2 x (1,3m x 10,55m) =
5.296,93m2. Trong đó: Diện tích xưởng: 45m x 117,1m = 5.269,5m2; 02 cầu
thang bên ngoài: 2 x 1,3m x 10,55m = 27,43m2.
- Cấu trúc: Móng, cột, đà bê tông cốt thép; Sàn bê tông cốt thép, đặt bên trên hệ
kết cấu cột, đà thép. Khung cột, kèo thép, xà gồ thép, mái lợp tole. Tường xây
gạch, sơn nước. Nền, sàn bê tông cốt thép, xoa phẳng mặt. Cửa sắt, cửa nhôm
kính.
Nhà xưởng 3:
Tầng 1 của nhà xưởng là khu vực dùng để phun sơn (01 buồng sơn khô và 01
buồng sơn tự động), khu vực dùng để gia công tạo hình chi tiết; Tầng 2 dùng để CNC
sản phẩm và đóng gói sản phẩm. Kết cấu của nhà xưởng 3 như sau
- Loại, cấp công trình: Công trình công nghiệp, cấp II.
- Số tầng: 02 tầng.
- Cốt nền công trình: + 0,2m (so với cốt sân).
- Chiều cao công trình: 11,4m (tính từ cốt sân).
- Diện tích xây dựng: 7.389m2; Diện tích sàn xây dựng: 14.805,43m2
Trong đó:
+ Tầng 1 (cao độ + 0,2m): 45m x 164,2m = 7.389m2.
+ Tầng 2 (cao độ +3,65m): (45m x 164,2m) + 2 x (1,3m x 10,55m) =
7.416,43m2. Trong đó: Diện tích xưởng: 45m x 164,2m = 7.389m2; 02 cầu
thang bên ngoài: 2x 1,3m x 10,55m = 27,43m2.
- Cấu trúc: Móng, cột, đà bê tông cốt thép; Sàn bê tông cốt thép, đặt bên trên hệ
kết cấu cột, đà thép. Khung cột, kèo thép, xà gồ thép, mái lợp tole. Tường xây
gạch, sơn nước. Nền, sàn bê tông cốt thép, xoa phẳng mặt. Cửa sắt, cửa nhôm
kính.
Nhà vệ sinh 1,2 (02 nhà, liền kề Nhà xưởng 1,3):
- Loại, câp công trình: Công trình dân dụng, cấp IV.
- Số tầng: 01 tầng.
- Cốt nền công trình: ± 0,0m (so với cốt sân).
- Chiều cao công trình: 3,2m (tính từ cốt sân).
- Diện tích xây dựng nhà (01 nhà): 2,2m x 15m = 33m2
- Tổng diện tích xây dựng nhà (02 nhà): 2 x 33m2 = 66m2.
- Cấu trúc: Móng, cột, đà bê tông cốt thép. Vì kèo thép, xà gồ thép, mái lợp tole,
một phần mái bằng bê tông cốt thép. Tường xây gạch, sơn nước. Nền lát gạch.
Cửa nhôm kính.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 37


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Nhà văn phòng:


- Loại, cấp công trình: Công trình dân dụng, cấp III.
- Số tầng: 02 tầng.
- Cốt nền công trình: + 0,5m (so với cốt sân)
- Chiều cao công trình: 11,7m (tính từ cốt sân).
- Diện tích xây dựng: 374,94m2; Diện tích sàn xây dựng: 1.074,94m2.
Trong đó:
+ Tầng 2 (cao độ + 4,5m): 14m x 25m = 350m2.
+ Tầng 3 (cao độ + 8,1m): 14m x 25m = 350m2
- Cấu trúc: Móng, cột, đà, sàn, cầu thang bê tông cốt thép. Mái bằng bê tông cốt
thép. Tường xây gạch, sơn nước. Nền, sàn lát gạch. Cửa nhôm kính.
Nhà bảo vệ:
- Loại, cấp công trình: Công trình dân dụng, cấp IV.
- Số tầng: 01
- Cốt nền công trình: + 0,2m (so với cốt sân).
- Chiều cao công trình: 5,2m (tính từ cốt sân).
- Diện tích xây dựng: 4m x 5m = 20m2.
- Cấu trúc: Móng, cột, đà bê tông cốt thép. Vì kèo, xà gồ, cầu phong, li tô bằng
thép, mái lợp ngói. Tường xây gạch, sơn nước. Nền lát gạch. Cửa nhôm kính.
Bể nước ngầm
- Loại, cấp công trình: Công trình hạ tầng kỹ thuật, cấp IV.
- Chiều cao công trình: + 0,15m (so với cốt sân).
- Chiều sâu đáy bể: -4m (tính từ cốt sân).
- Diện tích xây dựng: 4m x 30m = 120m2
- Cấu trúc: Kết cấu bản đáy, bản nắp, bản thành bằng bê tông cốt thép.
Nhà xe (bên trên bể nước ngầm):
- Loại, cấp công trình: Công trình hạ tầng kỹ thuật, cấp IV.
- Số tầng: 01 tầng.
- Cốt nền công trình: + 0,15m (so với cốt sân).
- Chiều cao công trình: 3,54m (tính từ cốt sân).
- Diện tích xây dựng: 5,53m x 25,13m = 138,97m2.
- Cấu trúc: Cột, đà bê tông cốt thép, một phần nằm bên trên bản nắp bể nước
ngầm. Khung cột, kèo thép, xà gồ thép, mái lợp tole. Không vách. Nền bê tông
cốt thép, xoa phẳng mặt.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 38


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

1.5.2. Các hạng mục công trình phụ trợ của cơ sở

 Hệ thống đường giao thông, sân bãi

Hệ thống đường giao thông, sân bãi đã được công ty TNHH INNOSON Việt
Nam đầu tư xây dựng hoàn chỉnh. Tổng diện tích đường giao thông tại cơ sở là
7.382,09m2, đường có kết cấu bê tông nhựa nóng, độ chịu tải là H30, có chiều rộng 6-
7m đảm bảo cho các phương tiện như xe tải, xe cứu hỏa ra vào thuận tiện.

 Hệ thống cung cấp nước

Nguồn nước cấp cho hoạt động của cơ sở sẽ được đấu nối từ hệ thống cấp nước
chung của KCN Rạch Bắp đưa về bồn chứa nước của nhà máy và dẫn tới các khu vực
có nhu cầu sử dụng. Với hoạt động của cơ sở, nước sẽ sử dụng cho hoạt động sinh hoạt
của công nhân viên, sản xuất, nước cho tưới tiêu và nước cho hoạt động PCCC.

 Hệ thống cấp điện

Nguồn điện cung cấp cho Cơ sở là mạng lưới điện Quốc gia đã được khu công
nghiệp Rạch Bắp lắp đặt trạm hạ thế và cung cấp lại nguồn điện cho tất cả các Công ty
trong toàn KCN.

Cơ sở không bố trí máy phát điện dự phòng trong quá trình hoạt động.

Cơ sở thuê xưởng xây sẵn nên đã được xây dựng hoàn thiện hệ thống cấp điện
đảm bảo khả năng cấp điện từ hệ thống đường dây cáp điện của KCN Rạch Bắp ngang
qua công ty đến các vị trí sử dụng trong Công ty. Hệ thống cấp điện gồm đường dây
điện chính từ trạm điện đến cầu dao tổng của Nhà máy và các đường dây nhánh đến
các vị trí sử dụng điện trên cơ sở tính toán đường dây và thiết bị bảo vệ có mức độ an
toàn cao, đồng thời đảm bảo hệ số an toàn.

 Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Hệ thống PCCC tại Cơ sở được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn; hệ thống chữa
cháy sprinker tự động được lắp đặt trong nhà xưởng, Cụ thể:

- Trạm bơm, bể nước chữa cháy gồm: 01 máy bơm chữa cháy động cơ điện
Q = 407m3/h, H=70m; 01 máy bơm chữa cháy động cơ Diesel Q=407m3/h,
H =70m; 01 máy bơm bù áp động cơ điện Q=15m3/h, H=80m.

- Hệ thống chữa cháy bằng nước

- Hệ thống báo cháy tự động

- Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn (EXIT)

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 39


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

- Trang bị phương tiện PCCC ban đầu.

Hình 1.8. Một số hình ảnh về PCCC


1.5.3. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường
 Hệ thống thoát nước
Hệ thống thoát nước mưa
Toàn bộ hệ thống thoát nước mưa đã được đơn vị cho thuê xưởng đầu tư toàn bộ.
Nước mưa chảy tràn qua mái nhà xưởng, qua mặt bằng khu đất của nhà máy sẽ được
thu gom bằng các đường ống, các cống thu nội bộ trong khuôn viên nhà xưởng vào hố
ga và đấu nối vào cống thoát nước mưa của KCN Rạch Bắp. Phương án thoát nước
mưa tại nhà máy như sau:
- Hệ thống thoát nước mưa của Cơ sở được tách riêng biệt với hệ thống thu
gom, thoát nước thải.
- Thoát nước mưa trên mái: nước mưa thu trên mái về các máng xối được dẫn
xuống các hố ga trên mặt đất bằng ống nhựa PVC  114 mm.
- Thoát nước mưa chảy tràn trên mặt đất: Hệ thống thoát nước mưa chảy tràn sử
dụng hệ thống mương hở R-400 và đoạn nối từ hố ga thoát nước mưa của Cơ
sở ra hố ga nước mưa của KCN sử dụng cống tròn BTCT có khả năng chịu
lực, kích thước D600mm. Hệ thống mương thoát nước mưa được bố trí xung
quanh mỗi nhà xưởng, văn phòng có đường nội bộ, có độ dốc khoảng 0,3%
giúp thu gom nước mưa chảy tràn trên mặt đất và nước mưa trên mái từ các

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 40


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

ống xối, qua các hố ga để lắng cát và một số thành phần rác có kích thước lớn,
sau đó đấu nối vào HTTN mưa chung của KCN Rạch Bắp.
- Vị trí đấu nối nước mưa của Cơ sở gồm 01 điểm trên đường D10.
Hệ thống thoát nước thải
Nước thải Cơ sở phát sinh từ các nguồn: Nước thải sinh hoạt; nước thải từ quá
trình hấp thụ bụi sơn; nước thải xả cặn lò hơi. Các nước thải sau khi được xử lý qua hệ
thống xử lý nước thải tập trung của cơ sở đạt tiêu chuẩn nước thải đầu vào của khu
công nghiệp Rạch Bắp sẽ được đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của KCN tại 1
điểm trên đường D10, sau đó chảy theo mạng lưới thu gom nước thải của KCN chảy
về nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN để được tiếp tục xử lý.

Hình 1.9. Hố ga đấu nối nước thải


 Hệ thống xử lý bụi gỗ
Hệ thống xử lý khí bụi gỗ được công ty lắp đặt tại hai khu vực phía sau nhà
xưởng 1 và sau nhà xưởng 3 với diện tích lần lượt là 166 m2 và 129m2.
Bụi gỗ phát sinh trong xưởng được hút vào chụp hút dẫn về hệ thống xử lý bụi
của xưởng, bụi sau khi lọc sẽ được chứa tại nhà chứa bụi. Hiện nay chủ Cơ sở đã lắp
đặt 10 hệ thống xử lý bụi gỗ để đảm bảo khí thải sau hệ thống xử lý bụi gỗ đạt Quy
chuẩn QCVN 19:2009/BTNMT với quy trình như sau:
Bụi  Chụp hút  Hệ thống đường ống dẫn  Hệ thống túi vải hút bụi KRM
 Xả bụi vào nhà chứa.
 Hệ thống xử lý khí thải buồng sơn

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 41


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Để giảm thiểu bụi sơn phát sinh từ quá trình phun sơn truyền thống, nhà máy đã
lắp đặt tấm lọc bụi sơn, màng nước 3 ngăn đi kèm với buồng phun sơn. Nhà máy có 33
buồng phun sơn truyền thống tương đương với 73 ống phát thải (trong đó, 26 buồng
sơn khô, 01 buồng sơn tự động và 06 buồng sơn nước).
Bụi và khí thải  Màng nước/Màng lọc bụi sơn  Quạt hút  Ống phát thải ra
môi trường.
 Trạm xử lý nước thải tập trung
Trạm xử lý nước thải tập trung của nhà máy có công suất khoảng 25 m3/ngày. Hệ
thống được xây dựng âm bên dưới đường nội bộ giúp tiết kiệm diện tích cho cơ sở.
Trạm xử lý nước thải có 2 bể chính, đó là bể điều hòa và bể FBR.
Bể điều hòa có thể tích xây dựng là 39,93 m3 và thể tích chứa nước là 31,2 m3
với nhiệm vụ là tập trung các nguồn nước thành một nguồn duy nhất để ổn định về mặt
lưu lượng và nồng độ.
Bể FBR có thể tích xây dựng là 78,2 m3 và thể tích chứa nước là 31,2 m3 với
nhiệm vụ xử lý các thành phần chất hữu cơ (BOD, Amoni, Nitrat, Phosphat,...) thông
qua hoạt động của bùn vi sinh hiếu khí kết hợp với giá thể vi sinh cố định.
 Trạm xử lý nước thải sản xuất
Trạm xử lý nước thải sản xuất của nhà máy có công suất khoảng 05 m3/ngày. Hệ
thống được xây dựng phía sau nhà xưởng 2 với diện tích lắp đặt khoảng 15m2. Trạm
xử lý nước thải sản xuất có 4 bể chính, đó là bể chứa nước thải sản xuất, bể keo tụ và
tạo bông, bể lắng hóa lý và cuối cùng là sân phơi bùn.
Bể chứa nước thải sản xuất có thể tích 4,48m3 với nhiệm vụ thu gom, lưu chứa
nước sau Bể trung gian để bơm qua Cụm xử lý hóa lý; chỉnh pH trước khi xử lý.
Bể keo tụ và tạo bông gồm 2 bể và có tổng thể tích là 0,432 m3 với nhiệm vụ
thực hiện quá trình keo tụ, đông tụ nước thải.
Bể lắng hóa lý có thể tích lưu chứa 2,56 m3 với nhiệm vụ lắng, tách cặn hóa lý.
Sân phơi bùn có kích thước: dài x rộng x cao = 1,4*0,8m*1,0m; Sân phơi bùn có
nhiệm vụ tách bùn và làm khô bùn.
 Khu vực tập trung và lưu trữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn sản
xuất không nguy hại và chất thải nguy hại
Công ty bố trí khu vực chứa chất thải rắn công nghiệp với diện tích 20m2 để lưu
trữ chất thải sản xuất không nguy hại và khu vực diện tích 30m2 làm kho chất thải
nguy hại tại phía cuối xưởng sản xuất. Khu vực này được xây dựng có tường bao, mái
che và phân thành từng ô riêng biệt để lưu chứa các loại rác thải khác nhau nhằm

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 42


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

thuận lợi cho việc tập kết rác thải phát sinh từ quá trình hoạt động sản xuất của nhà
máy. Chất thải rắn phát sinh sẽ được Công ty bố trí nhân viên thu gom và tập trung tại
đây, sau đó sẽ hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý
lượng chất thải phát sinh này. Vị trí khu lưu chứa CTR và CTNH được thể hiện trong
bản vẽ đính kèm phụ lục.
Qua việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của Cơ sở đầu
tư ta thấy khi Cơ sở đi vào hoạt động sẽ phù hợp với phân khu chức năng và ngành
nghề của KCN Rạch Bắp; Công nghệ sản xuất hiện đại sẽ giúp giảm tác động xấu đến
môi trường; Các chất thải phát sinh trong quá trình thực hiện Cơ sở được thu gom và
xử lý theo đúng quy định do đó Cơ sở khi được thực hiện sẽ không tác động nhiều đến
môi trường.
 Cây xanh
Công ty nằm trong khu nhà xưởng cho thuê đã được đơn vị cho thuê xưởng đầu
tư toàn bộ với các tiêu chuẩn thiết kế cây xanh cảnh quan đáp ứng Quy chuẩn Xây
Dựng Việt Nam bao gồm cây xanh và thảm cỏ tại hàng rào bảo vệ của công ty, với
diện tích là 6477.5m2, chiếm 20,0% tổng diện tích đất cơ sở, đảm bảo diện tích cây
xanh đạt theo quy chuẩn QCXDVN 01:2008/BXD (≥ 20%). Hệ thống xây xanh, thảm
cỏ của cơ sở có tác dụng tạo cảnh quan, điều hòa vi khí hậu cho khu vực của cơ sở.
Đồng thời, tạo dải phân cách, góp phần hạn chế bụi, khí thải, tiếng ồn phát sinh từ hoạt
động của Cơ sở phát tán ra môi trường xung quanh.

Hình 1.10. Một số hình ảnh cây xanh của cơ sở

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 43


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH,


KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
2.1. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG
Cơ sở “Nhà máy sản xuất, gia công sản xuất nội thất linh kiện nhà bếp, linh kiện
tủ các loại bằng gỗ: 10.572.000 sản phẩm/năm; Sản xuất, gia công sản xuất nội thất tủ
các loại bằng gỗ: 1.152.000 sản phẩm/năm” nằm trong khu Công nghiệp Rạch Bắp,
KCN đã được phê duyệt báo cáo ĐTM theo Quyết định số 1446/QĐ-BTNMT ngày
22/10/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo Đánh giá tác
động môi trường cho Dự án “xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Rạch Bắp”;
Được quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM theo Quyết định số 1661/QĐ-BTNMT ngày
24 tháng 5 năm 2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động môi trường của Dự án “Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu Công
nghiệp Rạch Bắp (mở rộng từ 278,6 ha lên 638,6 ha)” nên chủ cơ sở xin phép không
trình bày phần này.

2.2. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI
TRƯỜNG

2.2.1. Nhà máy thuộc Khu Công nghiệp Rạch Bắp

Cơ sở của Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) được thực hiện tại Lô
E11 (Khu B4), đường D10, KCN Rạch Bắp, xã An Tây, Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình
Dương. KCN Rạch Bắp đã được phê duyệt báo cáo ĐTM theo Quyết định số
1446/QĐ-BTNMT ngày 22/10/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê
duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường “Dự án xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ
tầng KCN Rạch Bắp”; Được quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM theo Quyết định số
1661/QĐ-BTNMT ngày 24 tháng 5 năm 2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng Khu Công nghiệp Rạch Bắp (mở rộng từ 278,6 ha lên 638,6 ha)”

Cơ sở “Nhà máy sản xuất, gia công sản xuất nội thất linh kiện nhà bếp, linh kiện
tủ các loại bằng gỗ: 10.572.000 sản phẩm/năm; Sản xuất, gia công sản xuất nội thất tủ
các loại bằng gỗ: 1.152.000 sản phẩm/năm” của Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt
Nam) được triển khai tại Lô E11 (Khu B4), đường D10, KCN Rạch Bắp, xã An Tây,
Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, Việt Nam. Cơ sở hoạt động tại nhà xưởng được thuê
lại của Công ty TNHH Innoson (Việt Nam) tại Lô E11 (Khu B4), đường D10, KCN

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 44


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Rạch Bắp, xã An Tây, Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, Việt Nam đã được Ban Quản
lý Các KCN Bình Dương cấp giấy giấy xác nhận Đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
số 100/GXN-BQL, cấp ngày 22/10/2021 cho dự án “Nhà xưởng và văn phòng cho
thuê với diện tích sàn xây dựng 36.638,29m2”.

2.2.2. Thông tin khu Công nghiệp và thuyết minh sự phù hợp của cơ sở với quy
hoạch ngành nghề và phân khu chức năng

a. Các Văn bản pháp lý của Khu công nghiệp Rạch Bắp

Nằm trong trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam, tỉnh Bình
Dương là một trong những tỉnh được quan tâm và hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư.
Bình Dương đã liên tục nhiều năm được bình chọn là một trong những tỉnh dẫn đầu về
thu hút vốn đầu tư nước ngoài và có GDP phát triển vượt trội so với các thành phố
khác của Việt Nam.

KCN Rạch Bắp được thành lập vào tháng 11 năm 2005 theo công văn số
1838/TTg-CN ngày 16/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ v/v cho phép thành lập và
đầu tư xây dựng KCN Rạch Bắp, tỉnh Bình Dương. Quyết định phê duyệt quy hoạch
chi tiết khu công nghiệp: số 346/QĐ-BXD ngày 03/3/2006 của Bộ Xây Dựng v/v phê
duyệt quy hoạch chi tiết KCN Rạch Bắp, Bình Dương; Quyết định số 3962/QĐ-
UBND ngày 13/12/2010 của UBND tỉnh Bình Dương v/v phê duyệt điều chỉnh quy
hoạch chi tiết KCN Rạch Bắp, tỉnh Bình Dương. KCN Rạch Bắp đã được phê duyệt
báo cáo Đánh giá tác động môi trường theo Quyết định số 1446/QĐ-BTNMT ngày
22/10/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo Đánh giá tác
động môi trường Dự án xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Rạch Bắp; ngày
24 tháng 5 năm 2018, KCN Rạch Bắp đã được Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM
theo Quyết định số 1661/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng Khu Công nghiệp Rạch Bắp (mở rộng từ 278,6 ha lên 638,6 ha”.

b. Điều kiện địa lý

KCN Rạch Bắp có cơ sở hạ tầng được xây dựng theo tiêu chuẩn hiện đại có thể
tiếp nhận nhiều dự án đầu tư khác nhau của mọi lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến.

Nằm gần trục đường chính tỉnh lộ 7 (kết nối giữa khu vực dự án đến thị xã Bến
Cát), DT 744 (kết nối giữa thành phố Thủ Dầu Một và huyện Dầu Tiếng) với hệ thống
cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, nối kết với các tuyến đường huyết mạch của tỉnh.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 45


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Diện tích KCN Rạch Bắp trong quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM số 1661/QĐ-
BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường là 638,6 ha. Tứ cận tiếp giáp
của KCN như sau:

- Phía Bắc giáp đất trồng cao su của nông trường cao su Phan Văn Tiến.

- Phía Nam giáp: khu dân cư xã An Tây hiện hữu (cách đường ĐH 606 từ 150-
300m).

- Phía Đông giáp: Khu dân cư xã An Tây hiện hữu (cách đường ĐH 606 từ 150
-300m).

- Phía Tây giáp với dự án Khu nhà ở An Tây.

Vị trí địa lý rất thuận lợi:

- KCN An Tây cách KCN Rạch Bắp khoảng 2,8km về phía Nam.

- Cách KCN Việt Hương 2 khoảng 3,6km về phía Nam

- Cách KCN Mỹ Phước 2 khoảng 6,1 km về phía Đông.

- Cách KCN Mỹ Phước 3 khoảng 11,2km về phía Đông.

- Cách thị xã Bến Cát khoảng 3,4km về phía Đông.

- Cách trung tâm xã An Tây 5,4km về phía Đông

- Cách trung tâm xã An Điền 1,5km về phía Tây Bắc

- Cách trung tâm xã An Lập 4,7km về phía Tây Bắc

- Cách trung tâm xã Thanh Tuyền 5,2 km về phía Tây Nam

c. Các ngành nghề và phân khu chức năng của KCN Rạch Bắp

Các ngành nghề được phép thu hút đầu tư trong KCN Rạch Bắp bao gồm: Công
nghiệp chế biến nông lâm sản, đặc biệt là sản phẩm từ cao su; Công nghiệp may mặc;
Công nghiệp sản xuất gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, trang thiết bị văn phòng; Các ngành công
nghiệp nhẹ như đồ chơi trẻ em, dệt (không nhuộm), da giày (không có công đoạn
thuộc da); Công nghiệp điện máy, sản xuất máy móc, thiết bị phụ tùng; Các ngành
công nghiệp cơ khí chế tạo, sửa chữa máy móc, cơ khí xây dựng; Các sản phẩm nhựa
dân dụng, dụng cụ gia đình.

Quy hoạch phân khu chức năng của KCN Rạch Bắp như sau:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 46


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

- Trung tâm điều hành và một số công trình dịch vụ KCN đặt tại khu vực trung
tâm của toàn khu, liên kết các khu chức năng trong KCN là đầu nối tạo ra mối
quan hệ trong và ngoài KCN.

- Các ngành công nghiệp ít gây ô nhiễm, lượng công nhân làm việc đông được
bố trí gần tuyến giao thông chính ở phía Nam KCN.

- Các ngành công nghiệp có nước thải gây ô nhiễm được bố trí ở phía Bắc KCN.

- Nhóm ngành công nghiệp gây ô nhiễm được bố trí vào khu đất cuối hướng gió
và cuối dòng nước chảy.

- Các ngành công nghiệp có nhu cầu vận tải lớn, vận chuyển hàng hóa cồng
kềnh được bố trí sát trục đường chính, gần ở cửa ra vào KCN. Các ngành công
nghiệp có nhu cầu vận chuyển ít, hàng hóa nguyên liệu gọn nhẹ được bố trí tại
các vị trí ở xa trục đường chính.

- Các khu cây xanh vườn hoa trung tâm được bố trí tương đối đồng đều trong
khu công nghiệp, tại các vị trí có tầm nhìn thích hợp, tạo môi trường vi khí
hậu và cảnh quan cho toàn khu vực tận dụng giữ lại các cây xanh sinh thái tại
các vị trí hợp lý vừa có tác dụng cải tạo môi trường sinh thái trong KCN, vừa
là những khu vực cách ly giữa KCN với các khu vực xung quanh.

- Các công trình đấu nối như trạm truyền tải điện và trạm bơm, trạm xử lý nước
thải và điểm trung chuyển chất thải đặt ở góc phía Tây Bắc KCN.

Hiện tại, KCN Rạch Bắp đã đền bù giải tỏa xong và hệ thống cơ sở hạ tầng điện,
đường hoàn chỉnh, khang trang để mời gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào
đầu tư phát triển công nghiệp.

Như vậy, việc công ty đầu tư sản xuất và vị trí nhà xưởng mà Công ty dùng để
sản xuất là phù hợp với với phân khu chức năng và các ngành nghề của KCN Rạch
Bắp nói riêng và quy hoạch phát triển của tỉnh Bình Dương nói chung.

2.2.3. Các công trình xử lý chất thải của cơ sở

2.2.3.1. Đối với nước thải

Công ty có 02 công trình xử lý nước thải, đó là công trình xử lý nước thải sản
xuất và công trình xử lý nước thải tập trung.

 Công trình xử lý nước thải sản xuất

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 47


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Công trình xử lý nước thải sản xuất bao gồm nước từ quá trình hấp thụ bụi sơn và
nước từ quá trình xả cặn đáy lò hơi. Nước thải từ quá trình hấp thụ bụi sơn sẽ được
tuần hoàn tái sử dụng lại cho buồng sơn và định kỳ đưa về hệ thống xử lý nước thải
sản xuất khoảng 01 lần/tuần.
Đối với nước thải từ quá trình xả đáy lò hơi, định kỳ hàng tuần Công ty sẽ tiến
hành xả đáy, lượng nước này sẽ được đưa vào hệ thế xử lý nước thải sản xuất chung
với nước thải từ buồng sơn để xử lý đạt QCVN 40 :2011/BTNMT, cột B. Sau đó nước
thải sẽ được tiếp tục đưa qua hệ thống xử lý nước thải tập trung của Công ty trước khi
đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải KCN tại 1 điểm trên đường D10.

 Công trình hệ thống xử lý nước thải tập trung

Đây là công trình tập trung các nước thải phát sinh tại cơ sở, bao gồm nước thải
sản xuất sau khi được xử lý qua hệ thống xử lý nước thải sản xuất và nước thải sinh
hoạt sau khi xử lý qua bể tự hoại. Đối với nước thải sinh hoạt thì sẽ được Công ty xử lý
qua bể tự hoại 3 ngăn trước khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý nước thải tập trung sẽ đạt tiêu chuẩn QCVN
40:2011/BTNMT, cột B. Nước thải sau khi được xử lý sẽ được đấu nối vào hệ thống
thu gom nước thải KCN tại 1 điểm trên đường D10, nước thải chảy theo mạng lưới thu
gom nước thải của KCN chảy về Nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN Rạch
Bắp để được tiếp tục xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, cột A.
Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Rạch Bắp có công suất giai đoạn 1 là
3.000 m3/ngày đêm, công suất giai đoạn 2 là 9.000m3/ngày. Như vậy, với lưu lượng
nước thải phát sinh từ Dự án khoảng 169,3 m3/ngày (Khi hoạt động tối đa công suất)
thì hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN vẫn đảm bảo khả năng tiếp nhận và xử
lý.
2.2.3.2 Đối với khí thải
Bụi gỗ phát sinh trong xưởng được hút vào chụp hút dẫn về hệ thống xử lý bụi
của xưởng, bụi sau khi lọc sẽ được chứa tại nhà chứa bụi. Hiện nay chủ Cơ sở đã lắp
đặt 10 hệ thống xử lý bụi gỗ để đảm bảo khí thải sau hệ thống xử lý bụi gỗ đạt Quy
chuẩn QCVN 19:2009/BTNMT.
Để giảm thiểu bụi sơn phát sinh từ quá trình phun sơn, nhà máy đã lắp đặt tấm
lọc bụi sơn, màng nước 3 ngăn đi kèm với buồng phun sơn. Nhà máy có 33 buồng
phun sơn tương đương với 73 ống phát thải (trong đó, 26 buồng sơn khô, 01 buồng
sơn tự động và 06 buồng sơn nước). Khí thải sau khi được xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn
QCVN 19:2009/BTNMT, QCVN 20:2009/BTNMT.

2.2.3.3. Đối với chất thải rắn

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 48


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Công ty sẽ thu gom, phân loại và lưu chứa chất thải tại kho chứa. Sau đó, Công
ty sẽ ký kết hợp đồng với các đơn vị chức năng để chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt,
chất thải rắn sản xuất, chất thải nguy hại xử lý theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP Quy
định chi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 49


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN
PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
3.1. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP THOÁT NƯỚC MƯA, THU GOM VÀ XỬ LÝ
NƯỚC THẢI

3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa

Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua mặt bằng khu vực của Cơ sở sẽ cuốn
theo đất cát, rác, dầu mỡ và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước sẽ gây
ra tình trạng tắc nghẽn hệ thống thoát nước hiện hữu của khu vực, gây nên các vấn đề
về an toàn vệ sinh và mỹ quan khu vực. Nếu lượng nước mưa này không được quản lý
tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến nguồn nước mặt, nước ngầm và đời sống thủy
sinh nước mặt trong khu vực của Cơ sở. Theo TCXDVN 51:2008, lưu lượng nước
mưa chảy tràn được tính toán như sau:

Q (L/s) = q × C × F

Trong đó:

+ C : Hệ số dòng chảy. Với chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán là 5 năm, khu
vực có độ dốc < 2%, C = 0,8.

+ q : Cường độ mưa tính toán (L/s.ha)

+ F : Diện tích thoát nước (ha). F = 0,74 ha

Cường độ mưa xác định như sau:

q (L/s.ha) = A × (1 + c × lg P) / (t + b)n

Trong đó:

+ t : Thời gian mưa = 180 phút.

+ P : Chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán là 5 năm.

+ Tham khảo hằng số khí hậu của địa phương lân cận cơ sở là thành phố Hồ
Chí Minh thì A = 11.650; c = 0,58; b = 32; n = 0,95.

Lượng nước mưa chảy tràn lớn nhất được ước tính như sau:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 50


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Q = C × F × A × (1 + c × lg P) / (t + b)n

= 0,8 × 0,74× 11.650 × (1 + 0,58 × lg 5)/(180 + 32)0,95 = 25,4 (L/s)

Thông thường thì nước mưa khá sạch, hàm lượng các chất trong nước mưa được
ước tính như sau:

Bảng 3.1. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn
STT Thông số Nồng độ
1 N 0,5- 0,15 mg/l

2 P 0,004- 0,03 mg/l

3 COD 10- 20 mg/l


4 TSS 10- 20 mg/l

(Nguồn: WHO, 2013).


So với các nguồn thải khác, nước mưa chảy tràn khá sạch. Toàn bộ nước mưa
trên mái nhà và nước mưa chảy tràn trong khuôn viên nội bộ sẽ được thu gom vào các
hố ga thoát nước nội bộ trong Công ty, sau đó dẫn vào hố ga thoát nước mưa tập trung
của KCN nên tác động từ nguồn này là không đáng kể.
Toàn bộ hệ thống thoát nước mưa đã được đơn vị cho thuê xưởng đầu tư toàn bộ.
Nước mưa chảy tràn qua mái nhà xưởng, qua mặt bằng khu đất của nhà máy sẽ được
thu gom bằng các đường ống, các cống thu nội bộ trong khuôn viên nhà xưởng vào hố
ga và đấu nối vào cống thoát nước mưa của KCN Rạch Bắp. Phương án thoát nước
mưa tại nhà máy như sau:
- Hệ thống thoát nước mưa của Cơ sở được tách riêng biệt với hệ thống thu
gom, thoát nước thải.
- Thoát nước mưa trên mái: nước mưa thu trên mái về các máng xối được dẫn
xuống các hố ga trên mặt đất bằng ống nhựa PVC  114 mm.
- Thoát nước mưa chảy tràn trên mặt đất: Hệ thống thoát nước mưa chảy tràn sử
dụng hệ thống mương hở R-400 và đoạn nối từ hố ga thoát nước mưa của cơ
sở ra hố ga nước mưa của KCN Rạch Bắp sử dụng cống tròn BTCT có khả
năng chịu lực, kích thước D600mm. Hệ thống mương thoát nước mưa được bố
trí xung quanh mỗi nhà xưởng, văn phòng có đường nội bộ, có độ dốc khoảng
0,3% giúp thu gom nước mưa chảy tràn trên mặt đất và nước mưa trên mái từ
các ống xối, qua các hố ga để lắng cát và một số thành phần rác có kích thước
lớn, sau đó đấu nối vào HTTN mưa chung của KCN Rạch Bắp.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 51


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

- Vị trí đấu nối nước mưa của Cơ sở gồm 01 điểm trên đường D10.
Sơ đồ minh họa quy trình vận hành hệ thống thu gom, thoát nước mưa của cơ sở
như sau:

Nước mưa từ
mái nhà xưởng Hệ thống cống
Hố
Cống bê thoát nước mưa
ga
Nước mưa từ tông chung của KCN
đường giao
thông

Hình 3.1. Sơ đồ minh họa quy trình vận hành thu gom, thoát nước mưa tự chảy
Thuyết minh quy trình:

Nước mưa từ mái nhà xưởng sẽ được thu gom và đưa xuống bằng ống nhựa PVC
 114 mm. Sau đó nước mưa trên mái nhà xưởng và nước mưa trên đường giao thông
sẽ được thu gom bằng cống tròn BTCT có khả năng chịu lực, kích thước D300mm,
600mm thoát ra hệ thống thoát nước mưa của KCN trên đường D10. Trên các cống
thoát nước mưa của Công ty có bố trí các hố ga để lắng cặn. Vị trí đấu nối nước mưa
của Công ty vào HTTN mưa chung của KCN Rạch Bắp là 01 điểm nằm trên đường
D10 của KCN Rạch Bắp.

3.1.2. Thu gom, thoát nước thải

Để thu gom lượng nước thải sinh hoạt phát sinh, cơ sở sẽ tiến hành xây dựng 2
khu vực nhà vệ sinh để thu gom và đưa xuống bể tự hoại để xử lý nước thải sinh hoạt.
Cả 2 khu vực nhà vệ sinh có diện tích 66m2 với cấu trúc như sau: Móng, cột, đà bê
tông cốt thép; Kèo thép, xà gồ thép, mái lợp tole; một phần mái bằng bê tông cốt thép.
Tường xây gạch, sơn nước; Nền lát gạch; Cửa nhôm kính. Với diện tích và kết cấu nhà
vệ sinh nói trên, cơ sở sẽ đảm bảo đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của công nhân viên và
thu gom hiệu quả lượng nước sinh hoạt phát sinh trong quá trình sản xuất.

Nước thải rửa tay chân của công nhân viên chảy theo hệ thống ống nhựa PVC ∅
140 và được thu gom đấu nối thẳng vào bể điều hòa của hệ thống xử lý nước thải
chung của Công ty. Đối với nước thải nhà vệ sinh (bồn cầu, bồn tiểu) sau khi được xử
lý sơ bộ qua bể tự hoại 3 ngăn cũng sẽ được đấu nối vào bể điều hòa của hệ thống xử
lý nước thải chung của Công ty. Nước thải sau khi được xử lý sẽ theo cống thoát nước
thải trong khu nhà xưởng và chảy vào cống thoát nước của KCN Rạch Bắp tại 01 điểm

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 52


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

đấu nối trên đường D10, về trạm XLNT tập trung của KCN để tiếp tục được xử lý đạt
quy chuẩn trước khi thải ra môi trường.

- Hệ thống thoát nước thải được xây dựng riêng biệt với hệ thống thoát nước
mưa.

3.1.3. Xử lý nước thải

3.1.3.1 Lưu lượng, nồng độ nước thải của cơ sở

a) Nước thải sinh hoạt

 Lưu lượng nước thải phát sinh:

Khi hoạt động tối đa công suất thì Cơ sở sẽ cần 853 công nhân viên. Với nhu cầu
sử dụng nước để phục vụ cho hoạt động nấu ăn cũng như hoạt động vệ sinh, rửa tay
chân thì lượng nước sinh hoạt mà nhà máy sử dụng khoảng 96,425 m3/ngày (Xem mục
1.4.2.2 ở chương 1 - Nguồn cung cấp nước) nên lưu lượng nước thải phát sinh khoảng
96,425 m3/ngày (lưu lượng nước thải ước tính bằng 100% lượng nước cấp theo Nghị
định số 80/2014/NĐ-CP)

 Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt:

Thành phần các thông số ô nhiễm chủ yếu trong nước thải sinh hoạt gồm: Các
chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh
dưỡng (N, P) và vi sinh gây bệnh (Coliform, E.coli). Nước thải sinh hoạt chứa nhiều
chất hữu cơ dễ phân hủy, chứa hàm lượng lớn các vi khuẩn E. Coli và các vi khuẩn
gây bệnh khác nên có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm.

Theo tính toán thống kê, đối với những Quốc gia đang phát triển thì hệ số ô
nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường (Khi nước thải sinh hoạt chưa qua
xử lý) như được trình bày và tải lượng được tính trong Bảng sau:

Bảng 3.2. Hệ số, tải lượng ô nhiễm do công nhân viên tại nhà máy hàng ngày
sinh hoạt đưa vào môi trường (Nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý)

STT Thông số ô nhiễm Hệ số (g/người/ngày) Tải lượng (Kg/ngày)


1 BOD5 30-35 25,59-29,86

2 COD 72-102 61,42-87,01


3 Chất rắn lơ lửng (SS) 60-65 51,18-55,45

4 Chất hoạt động bề mặt 2-2,5 1,71-2,13

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 53


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

STT Thông số ô nhiễm Hệ số (g/người/ngày) Tải lượng (Kg/ngày)


5 Amoni (N-NH4)* 2,4-4,8 2,05-4,09
6 Tổng Nitơ 6-12 5,12-10,24
7 Photphas (P2O5) (tính theo 3,3 2,81
P)
(Nguồn: TCVN 7957:2008 – Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết
kế)
Bảng 3.3 Dầu mỡ động thực vật trong nước thải sinh hoạt tính theo hệ số tải lượng ô
nhiễm của WHO

STT Thông số ô nhiễm Hệ số (g/người/ngày) Tải lượng (Kg/ngày)


1 Dầu mỡ động thực vật 10-30 8,53-25,59
(Nguồn: Hệ số tải lượng ô nhiễm của WHO)

Ghi chú:Tải lượng (kg/ngày) = Số công nhân lao động (người) x hệ số ô nhiễm
(g/người/ngày)/1000

Nồng độ các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được tính toán dựa trên tải
lượng ô nhiễm, lưu lượng nước thải, kết quả được trình bày trong Bảng sau:

Bảng 3.4. Nồng độ các thông số trong nước thải sinh hoạt

của công nhân viên

Nồng độ Tiêu chuẩn nước thải


STT Thông số đầu vào của KCN
(mg/l) Rạch Bắp

1 BOD5 265,4 - 309,6 50

2 COD 636,9 - 902,3 150

3 Chất rắn lơ lửng (SS) 530,8 - 575 100

4 Chất hoạt động bề mặt 17,7 - 22,1 -

5 Dầu mỡ động thực vật 88,5 - 265,4 10

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 54


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Nồng độ Tiêu chuẩn nước thải


STT Thông số đầu vào của KCN
(mg/l) Rạch Bắp

6 Amoni (N-NH4)* 21,2- 42,5 10

7 Tổng Nitơ 53,1 - 106,2 40

Tổng photphas (P2O5)


8 29,2 -
(tính theo P)

Ghi chú:

- Nồng độ thông số ô nhiễm (mg/l) = Tải lượng (kg/ngày) x 1.000/lưu lượng


(m3/ngày).

Nhận xét: Căn cứ vào thành phần và nồng độ nước thải sinh hoạt được tính toán
như bảng trên cho thấy các thông số có trong NTSH đều vượt Tiêu chuẩn đầu vào của
KCN Rạch Bắp. Lượng nước thải này nếu không được thu gom và xử lý trước khi đấu
nối về trạm XLNT của KCN Rạch Bắp sẽ gây áp lực và ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý
của trạm XLNT. Khi trạm XLNT của KCN hoạt động không hiệu quả, một số chỉ tiêu
trong nước thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn, thải ra nguồn tiếp nhận sẽ làm gia tăng
các chất ô nhiễm trong nguồn nước mặt này, gây nên các vấn đề ô nhiễm hữu cơ, phú
dưỡng hóa, ô nhiễm vi sinh vật, từ đó sẽ ảnh hưởng việc sử dụng nguồn nước mặt cho
sản xuất công nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi,…Tác động của các chất ô nhiễm trong
nước thải đến nguồn nước mặt như sau:

Tác động của các chất hữu cơ: hàm lượng các chất hữu cơ cao sẽ làm giảm nồng
độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật cần lấy oxy để chuyển hóa các chất hữu cơ
nói trên thành các chất đơn giản như CO2, H2O, CH4, N2… Nồng độ DO dưới 3 mg/l
sẽ kìm hãm sự phát triển của thủy sinh vật và ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh
thái thủy vực. Nước thải nếu ứ đọng ở ngoài môi trường sẽ gây nên mùi hôi khó chịu
do các chất hữu cơ phân hủy. Mặt khác, do quá trình phân hủy các chất hữu cơ làm
cho các chất nitơ và phospho khuếch tán lại trong nước, gia tăng nồng độ và dẫn đến
hiện tượng phú dưỡng hóa.

Tác động của các chất rắn lơ lửng: Các chất rắn lơ lửng trong nước sẽ làm giảm
khả năng chiếu sáng của ánh sáng mặt trời vào trong nguồn nước, gây thiếu hụt oxy
trong nước, ảnh hưởng đến đời sống của các thủy sinh vật trong nước. Ngoài ra, các

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 55


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

cặn rắn bị phân hủy trong điều kiện kỵ khí sẽ tạo mùi hôi, làm giảm khả năng quang
hợp và khả năng sinh trưởng của các thực vật trong nước.

Tác động của các chất dinh dưỡng: Sự dư thừa các chất dinh dưỡng (là hợp chất
của nito và phospho) dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của các loài tảo, gây thiếu hụt
oxy. Các loài tảo thường sinh sống ở tầng trên của nguồn nước, sự phát triển quá
nhanh của tảo sẽ tạo thành lớp màng trên mặt nước, giảm khả chiếu sáng của mặt trời
và làm cho các tầng nước phía dưới bị thiếu hụt oxy. Quá trình phú dưỡng hóa sẽ làm
tăng độ đục, tăng hàm lượng chất hữu cơ và có thể có độc tố do tảo tiết ra, gây cản trở
đời sống của các thủy sinh.

Tác động của các vi sinh vật: làm lây lan dịch bệnh, gây nguy hiểm sức khỏe cho
con người và động vật khi sử dụng nguồn nước chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh. Nước
có chứa các vi sinh vật gây bệnh thường là nguyên nhân gây các bệnh như thương hàn,
tả lị,…

b) Nước thải sản xuất

Nước cấp cho hệ thống xử lý bụi sơn và hơi dung môi cho một lần thay khoảng
52 m3/thay (khi hoạt động tối đa công suất), định kỳ thay khoảng 01 tuần/lần. Lượng
nước này sẽ được tuần hoàn tái sử dụng lại cho buồng sơn. Nước thải sau khi được
tuần hoàn sẽ đưa vào hệ thống xử lý nước thải sản xuất để xử lý. Sau khi xử lý sẽ được
đưa qua hệ thống xử lý nước thải tập trung để tiếp tục xử lý đạt tiêu chuẩn tiếp nhận
nước thải đầu vào của KCN Rạch Bắp.

Nước thải từ lò hơi: Công ty sử dụng 01 lò hơi với công suất 4 tấn hơi/giờ, lượng
nước cấp cho lò hơi được tuần hoàn tái sử dụng hoàn toàn nên chỉ định kỳ châm bổ
sung lượng nước hao hụt do bay hơi và xả đáy. Nước thải xả cặn từ lò hơi phát sinh
khoảng 1,6 m3/tuần. Tần suất xả là 01 tuần/lần. Lượng nước thải này được công ty đưa
vào hệ thống xử lý nước thải sản xuất để xử lý.

Đặc tính nước thải đầu vào và chất lượng nước thải sau xử lý như sau: Theo
kết quả của nhiều nghiên cứu thì thành phần nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất
thường không ổn định, thay đổi phụ thuộc vào thời gian sản xuất, đơn hàng. Đặc tính
loại hình nước thải này cần quan tâm đến các chỉ tiêu COD, TSS. Nước thải phát sinh
từ nhà máy thường khó xử lý do cấu tạo phức tạp của sơn trong công đoạn hoàn tất
thành phẩm và nước thải lò hơi. Các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải phát sinh được
thể hiện chi tiết trong bảng sau:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 56


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Bảng 3.5 Thông số đặc trưng của nước thải sản xuất

QCVN
STT Thông số Đơn vị Thông số đầu vào
40:2011/BTNMT, cột B

1 pH - 6,0÷7,5 5,5÷9,0

2 BOD5(200C) Mg/l 100÷150 50

3 COD Mg/l 300÷450 150

4 TSS Mg/l 400÷650 100

(Nguồn: Công ty TNHH Biomatrix Water Engineering, năm 2022)

Dựa theo kết quả phân tích mẫu nước thải công trình hiện hữu và tham khảo
thêm số liệu một số công trình tương tự về nước thải lần lượt các chỉ tiêu ô nhiễm bao
gồm COD, TSS với nồng độ cao so với quy chuẩn xả thải cho phép. Cụ thể như sau:

 COD vượt quy chuẩn từ 2-3 lần;

 TSS vượt quy chuẩn từ 4-6,25 lần;

Tác hại của các chất gây ô nhiễm nguồn nước

 Chất hữu cơ

Hàm lượng chất hữu cơ trong nước là một trong những chỉ tiêu quan trọng để
đánh giá chất lượng nước trong thủy vực. Ở nồng độ vừa phải trong nước thì chất hữu
cơ là nguồn cung cấp dinh dưỡng phong phú cho các thủy sinh vật trong thủy vực,
nhưng khi ở nồng độ cao làm cho môi trường nước bị nhiễm bẩn hay bị ô nhiễm nặng
và làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước do các vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan để
phân huỷ các chất hữu cơ. Để đánh giá hàm lượng chất hữu cơ thì người ta dùng các
thông số như : BOD5, COD.

Tác động của các chất hữu cơ có trong nước thải: các chất hữu cơ hiện diện trong
nước thải chủ yếu là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật. Sự hiện diện của
chất hữu cơ sẽ tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển mạnh gây ra các tác động
xấu đến môi trường nước mặt tại khu vực và vùng lân cận do làm thiếu trầm trọng Oxy
hòa tan trong môi trường nước do vi sinh vật sử dụng để phân hủy các chất hữu cơ,
gây ảnh hưởng xấu đến các loài động vật thủy sinh.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 57


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

 Tổng Nitơ (N) và Tổng Photpho (P)

Photpho và Nitơ là chất dinh dưỡng cho vi khuẩn sống và phát triển trong môi
trường nước. Nếu nồng độ Photpho và Nitơ cao quá mức cho phép sẽ gây hiện tượng
tảo nở hoa, làm thiếu ánh sáng và oxy không khí khuếch tán vào trong nước làm cho
các thuỷ sinh vật ở vùng giữa và vùng đáy thủy vực thiếu oxy, có thể dẫn đến hiện
tượng chết hàng loạt của các thủy sinh vật.

 Chất rắn lơ lửng

Chất rắn lơ lửng khi tồn tại ở hàm lượng cao trong môi trường nước cũng sẽ gây
ra các tác động tiêu cực đến đời sống thủy sinh vật. Ngoài ra, nó còn làm tăng độ đục
của nước, gây bồi lắng các kênh rạch,…

 Vi sinh vật

Nước thải sinh hoạt có chứa nhiều các vi sinh vật mang mầm bệnh. Chúng là tác
nhân trực tiếp gây ra các bệnh về đường ruột và các bệnh nguy hiểm khác cho con
người và hệ động vật trong khu vực.

3.1.3.2 Công trình xử lý nước thải của cơ sở

a. Nước thải sinh hoạt

Để giảm thiểu ô nhiễm do nước thải sinh hoạt, Công ty đã thực hiện các biện
pháp sau:

- Thu gom toàn bộ lượng nước thải phát sinh không để phát tán ra ngoài,

- Sử dụng bể tự hoại 3 ngăn để xử lý nước thải phát sinh từ hoạt động vệ sinh,
rửa tay chân;

- Nước thải từ hoạt động vệ sinh, rửa tay chân được xử lý bằng bể tự hoại 3
ngăn. Bể tự hoại đồng thời có 2 chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng. Thời
gian lưu nước từ 3 - 6 ngày, cặn lắng giữ lại trong bể từ 6-8 tháng, dưới ảnh
hưởng của các vi sinh vật, các chất hữu cơ bị phân giải.Nước thải sau khi qua
bể tự hoại sẽ được đưa đến hệ thống xử lý nước thải tập trung của Công ty
trước khi được đấu nối vào trạm xử lý nước thải tập trung của khu công
nghiệp.

 Bể tự hoại

Nước thải phát sinh từ hoạt động vệ sinh, rửa tay chân sẽ được thu gom về bể tự
hoại để xử lý. Nước thải vào bể tự hoại đầu tiên sẽ qua ngăn lắng và phân hủy cặn. Tại

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 58


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

ngăn này, các cặn rắn được giữ lại và phân hủy một phần với hiệu suất khoảng 20%
dưới tác dụng của vi sinh vật kỵ khí. Sau đó, nước qua ngăn chứa nước. Tại đây, các
thành phần hữu cơ có trong nước thải tiếp tục bị phân hủy dưới tác dụng của vi sinh
vật kỵ khí. Sau ngăn lắng cặn, nước được đưa qua ngăn lọc với vật liệu lọc bao gồm
sỏi, than, cát được bố trí từ dưới lên trên nhằm tách các chất rắn lơ lửng có trong nước
thải. Bể tự hoại đều có ống thông hơi để giải phóng khí từ quá trình phân hủy.

Ống dẫn nước vào Ống thoát nước ra

Ngăn lắng và lên men cặn Ngăn lắng Lớp vật liệu lọc
Ngăn lọc

Hình 3.2. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn

Tính toán sơ lược bể tự hoại như sau:

 Thể tích phần chứa nước:

Wn = K*Q

Trong đó:

K : Hệ số lưu lượng, K = 2,5;

Q: Theo như tính toán trong chương 1 thì tổng lượng nước cấp cho thoạt động
vệ sinh, rửa tay chân của công nhân viên nhà máy khoảng 96 m3/ngày nên lưu lượn
nước thải phát sinh 96 m3/ngày (lưu lượng nước thải ước tính bằng 100% lượng nước
cấp theo nghị định số 80/2014/NĐ-CP). Trong đó, nước thải từ bệ xí và âu tiểu với lưu
lượng khoảng 28,8 m3/ngày (chiếm 30% tổng lượng nước thải) thì Lưu lượng nước
thải trung bình ngày đêm, Q ≈ 28,8 m3 /ngày;

 Wn = 2,5 * 28,8 = 72 m3.

 Thể tích phần bùn:


𝐚∗𝐍∗𝐭∗( 𝟏𝟎𝟎 – 𝐏𝟏)∗𝟎,𝟕∗𝟏.𝟐∗(𝟏𝟎𝟎−𝐏𝟐)
Wb =
𝟏𝟎𝟎𝟎𝟎𝟎

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 59


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Trong đó:

a : Tiêu chuẩn cặn lắng cho một người, a = 0,5 lít/ngày

N : Số công nhân viên phục vụ cơ sở, N = 853 người;

t : Thời gian tích lưu trong bể tự hoại, t = 180 – 360 ngày (chọn giá trị đặc
trưng t = 180 ngày)

0,7 : Hệ số tính đến 30% cặn đã phân hủy;

1,2 : Hệ số tính đến 20% cặn được giữ trong bể tự hoại đã bị nhiễm vi khuẩn
cho cặn tươi;

P1 : Độ ẩm của cặn tươi, P1 = 95%;

P2 : Độ ẩm trung bình của cặn trong bể tự hoại, P2 = 90%;


0,5∗853∗180∗(100 – 95)∗0,7∗1,2∗(100−90)
 Wb = ≈ 32,24m3
100000

Như vậy, tổng thể tích của các bể tự hoại là:

W = Wn + Wb = 72 + 32,24 ≈ 104,24m3

Theo tính toán, thể tích cần thiết của bể tự hoại để xử lý tốt nước thải sinh hoạt
tại cơ sở là 104,24m3. Hiện tại, cơ sở đã có 3 bể tự hoại với thể tích mỗi bể là 50m3.
Như vậy, với thể tích của bể tự hoại sẽ đảm bảo khả năng xử lý tốt lượng nước thải
phát sinh từ quá trình sinh hoạt của 853 công nhân tại Cơ sở.

Quá trình xử lý nước thải sinh hoạt trong bể tự hoại là quá trình xử lý kỵ khí, chủ
yếu diễn ra theo các bước sau:

Thuỷ phân các chất hữu cơ phức tạp và chất béo thành các chất hữu cơ đơn giản
làm nguồn dinh dưỡng và năng lượng cho vi khuẩn. Các vi khuẩn kỵ khí sẽ thực hiện
quá trình lên men các chất hữu cơ đơn giản trên và chuyển hoá chúng thành các acid
hữu cơ thông thường. Các acid hữu cơ thông thường trên sẽ tiếp tục bị các vi khuẩn kỵ
khí lên men kiềm chuyển hoá thành CH4 và CO2. Trong mỗi bể tự hoại đều có lỗ thông
hơi để giải phóng lượng khí sinh ra trong quá trình lên men kỵ khí và tác dụng thứ hai
của ống này là dùng để thông các ống đầu vào và ống đầu ra khi bị nghẹt.

Sau khi qua ngăn lắng 1, nước thải tiếp tục qua ngăn lọc sinh học. Trong ngăn lọc
có chứa vật liệu lọc để vi sinh vật sinh trưởng bám dính, phía dưới là đá 4x6 nhằm đỡ
vật liệu lọc. Các vi khuẩn sẽ phân huỷ các chất hữu cơ còn lại trong ngăn lọc sinh học.
Cặn sinh ra sẽ được lắng trong ngăn lắng 2 và phần nước trong sẽ chảy ra bên ngoài,

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 60


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

được đưa vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của Cơ sở.

 Hệ thống xử lý nước thải tập trung của cơ sở

Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) đã phối hợp với Công ty TNHH
Biomatrix Water Engineering xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý
nước thải sinh hoạt và nước thải sau hệ thống XLNT sản suất với công suất 25m3/ngày,
quy trình công nghệ xử lý nước thải cụ thể như sau:

Nước thải sinh hoạt, nước thải


sau hệ thống XLNT sản xuất

Bể điêu hòa

Bể FBR
Khí nén (Lắp giá thể cố định)

Bùn thải
Khí nén Bể FBR
(Lắp giá thể cố định)

Nước thải sau xử lý Thuê đơn vị


QCVN 40:2011/BTNMT - Cột B có chức năng
để xử lý
Hình 3.3. Quy trình công nghệ xử nước thải tập trung của cơ sở
Thuyết minh quy trình

 Bể điều hoà

Là nơi tập trung các nguồn nước thải thành một nguồn duy nhất, để ổn định về
mặt lưu lượng và nồng độ.

Do tính chất của nước thải thay đổi theo từng giờ sinh hoạt và phụ thuộc nhiều
vào loại nước thải của nguồn thải, vì vậy cần thiết xây dựng bể gom tập trung này. Bể
điều hòa có nhiệm vụ điều hòa nước thải về lưu lượng và nồng độ làm giảm kích thước
và tạo chế độ làm việc ổn định liên tục cho các công trình phía sau, tránh hiện tượng
hệ thống xử lý bị quá tải.

Kích thước Bể điều hoà:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 61


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

 Thể tích xây dựng: 4.8m x 2.6m x 3.2m = 39,93 m3

 Thể tích chứa nước: 4.8m x 2.6m x 2.5m = 31,2m3

 Bể FBR

Bể FBR gồm 2 bể, được nối thông đáy với nhau. Và có thể xem như 1 bê FBR.

– Kích thước Bể FBR:



Thể tích xây dựng: 02 BỂ x (4.7m x 2.6m x 3.2m) = 78,2m3

Thể tích chứa nước: 02 bể x (4.7m x 2.6m x 2.8m) = 68,43m3

– Bể FBR là bể sinh học hiếu khí xử lý các thành phần chất hữu cơ (BOD,
Amoni, Nitrat, Phosphat,...) thông qua hoạt động của bùn vi sinh hiếu khí kết
hợp với giá thể vi sinh cố định;

– Giá thể vi sinh cố định được sử dụng để lắp đặt vào bể sinh học hiếu khí là
loại giá thể vi sinh dạng tổ ong giúp làm môi trường đệm để các vi sinh vật
dính bám vào đó nhằm sinh trưởng, phát triển sinh khối và xử lý chất hữu cơ
có trong nước thải;

– Hệ thống máy thổi khí nhằm sục khí liên tục để cung cấp oxy giúp vi sinh vật
phát triển trong điều kiện hiếu khí, ngoài ra còn xáo trộn giữa nước thải và bùn
vi sinh giúp quá trình xử lý được diễn ra hiệu quả;

– Do đặc trưng của nước thải sinh hoạt trong Công ty có hàm lượng COD tương
đối thấp, nên khó kiểm soát lượng vi sinh. Chính vì vậy, để kiểm soát tốt
lượng vi sinh, đặt thêm giá thể cố định dạng tổ ong vào Bể. Cơ sở này giúp vi
sinh vật oxy hóa chất ô nhiễm tốt hơn ở bể FBR và tạo điều kiện cho quá trình
nitrat/khử nitrat diễn ra đồng thời, từ đó khử nito và photpho hiệu quả hơn.

Cơ chế của quá trình oxi hoá sinh học hiếu khí diễn ra như sau:

* Oxy hoá các hợp chất hữu cơ không chứa nitơ (gluxit, hyđroccacbon,
pectin, các hợp chất hữu cơ phân tử lượng nhỏ khác... )

CxHyOz + (x + y/4 - z/2) O2  xCO2 + y/2 H2O

* Oxy hoá các chất hữu cơ có chứa nitơ (protêin, peptit, axitamin, các
hợp chất hữu cơ chứa nitơ phi protêin...)

CxHyOzN + ( x+ y/4 -z/2 + 3/4 ) O2  xCO2 + (y-3)/2 H2O + NH3

* Quá trình oxy hoá kèm theo sự tạo thành sinh khối vi sinh vật

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 62


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

CxHyOz + ( x+y/4-z/2-5) O2+ NH3  C5H7NO2 + (x-5)CO2 + (y-4)/2 H2O

CxHyOzN +( x+y/4 -z/2 -23/6) O2  C5H7NO2 + (x-5)CO2 +(y-7)/2 H2O

Trong đó:

CxHyOz : biểu thị các chất hữu cơ không chứa nitơ

CxHyOzN : biểu thị các chất hữu cơ có chứa nitơ

C5H7NO2 : là công thức biểu thị thành phần cơ bản của tế bào vi khuẩn.

* Quá trình tự huỷ (quá trình oxy hoá sinh khối):

C5H7NO2 + 5O2 
 5CO2 + NH3 +2H2O + E

NH4+ NO3-

Nước thải sinh hoạt sau xử lý đạt Tiêu chuẩn QCVN 40:2011, cột B; Phần bùn
thải sẽ được thu gom và thuê đơn vị có chức năng mang đi để xử lý.

Để đánh giá chất lượng nước thải sau hệ thống xử lý nước thải sản xuất, ngày 28
tháng 9 năm 2022 Chủ cơ sở đã phối hợp với đơn vị quan trắc là Công ty TNHH Khoa
Học Công Nghệ Và Phân Tích Môi Trường Phương Nam tiến hành lấy mẫu nước thải
đầu ra sau hệ thống xử lý nước thải sản xuất, kết quả như sau:

Bảng 3.6 Kết quả phân tích nước thải sau HTXL nước thải sản xuất

QCVN

STT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả 40:2011/BTNMT

Giá trị C, cột B

01 Độ màu (pH = 7) Pt - Co 82 150

02 pH mg/l 7,81 5,5-9

03 COD mg/l 75 150

04 Tổng Nitơ mg/l 11,4 40

(Nguồn Công ty TNHH Khoa Học Công Nghệ Và Phân Tích Môi Trường Phương Nam, năm
2022)

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 63


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Nhận xét: Qua bảng kết quả phân tích trên ta thấy tất cả các chỉ tiêu phân tích
đều nằm trong giới hạn của Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải Công nghiệp
QCVN 40:2011/BTNMT, giá trị C, cột B. Qua đó ta thấy hệ thống xử lý nước thải sản
xuất của Công ty đảm bảo đạt chất lượng khi xử lý nước thải phát sinh từ quá trình xả
cặn đáy lò hơi, từ hệ thống hấp thụ bụi sơn và hơi dung môi.

 Mô tả các hạng mục thiết kế

Các hạng mục được tính toán cho công suất xử lý là 25m3/ngày đêm (hoạt động
16/24).

Như vậy, ta có:

+ Công suất: Q = 25m3/ngày.đêm.

+ Lưu lượng nước tính theo giờ: Qh = 25/16 = 1,5625m3/giờ

 Bể điều hòa

- Kích thước: Dài x Rộng x cao = 4.8m x 2.6m x 3.2m

- Chiều cao hữu dụng : H1 = 2,5 m

- Chiều cao xây dựng : H2 = 3,2 m

- Thể tích lưu chứa nước: V = 31,2m3

- Lưu lượng thiết kế : Q = 25 m3/ngày

- Các thiết bị kèm theo:

+ Bơm nước thải 1Hp = 02 cái.

+ Phao điện điều khiển = 01 cái.

 Bể FBR (02 bể)

- Kích thước: Dài x Rộng x cao = 02 BỂ x (4.7m x 2.6m x 3.2m)

- Chiều cao hữu dụng : H1 = 2,8 m

- Chiều cao xây dựng : H2 = 3,2 m

- Lưu lượng thiết kế : Q = 25 m3/ngày

- Các thiết bị kèm theo:

+ 01 Bơm nước thải AIR-LIFT

+ 02 Máy thổi khí 5Hp.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 64


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

+ 01 bơm định lượng hóa chất 18lít/giờ.

 Hệ thống điều khiển

Bước 1: Kiểm tra bên trong tủ điện, tất cả CB/MCB/MCCB đều phải ở vị trí sẵn
sàng (đã mở)

Bước 2: Kiểm tra điện có đủ pha hay không.

Trên tủ điều khiển sử dụng nguồn 3 pha bao giờ cũng được thiết kế các đèn báo
pha màu xanh đỏ vàng. Khi có điện truyền tới tủ, các đèn báo pha sẽ sáng hết (nếu đủ
3 pha) hoặc không sáng hết (mất 1 hoặc 2 pha) và để người vận hành biết được không
nên cho máy hoạt động lúc này.

Bước 3: Kiểm tra nguồn điện điều khiển của tủ đã sẵn sàng hay chưa bằng cách
nhìn lên đèn báo ở phía dưới 03 đèn báo pha.

Bước 4: Kiểm tra điện áp hiển thị tại đồng hồ đo, giá trị điện áp có thể đưa vào
vận hành là 380V±10%.

Bước 5: Bật lần lượt công tắc điều khiển của các động cơ (trên cánh tủ) sang vị
trí Auto (nếu muốn hoạt động tự động) hoặc Man (nếu muốn hoạt động bằng tay).

+ Ở trạng thái Auto(automatic): các thiết bị sẽ hoạt động tự động theo tín hiệu
điều khiển đưa về hệ thống điều khiển trung tâm. Trường hợp này người vận hành
(NVH) không phải thực hiện bất kỳ thao tác nào tại khu vực tủ điều khiển chính.

+ Ở trạng thái Man (manual): sau khi chuyển công tắc trạng thái sang vị trí
Man, NVH phải bật thêm công tắc lựa chọn thiết bị hoạt động sang vị trí ON.

a. Nước thải sản xuất

Để xử lý nước thải từ hệ thổng xử lý bụi sơn, từ quá trình xả cặn đáy lò hơi thì
chủ Cơ sở cũng đã phối hợp với Công ty TNHH Biomatrix Water Engineering lắp đặt
hệ thống xử lý nước thải sản xuất với công suất 05 m3/ngày.

Hiện tại công ty có 06 buồng sơn nước và mỗi buồng sơn có khoảng 2m3/buồng
nên tổng lượng nước thải từ buồng sơn khoảng 12 m3. Định kỳ hàng tuần công ty sẽ
thay nước cho các buồng sơn, tuy nhiên việc thay nước cho các buồng sơn sẽ không
diễn ra cùng lúc cho tất cả buồng sơn do tùy theo đơn hàng cũng như tay nghề của
người phun sơn nên sẽ có buồng sơn nước vẫn còn tái sử dụng được, có những buồng
sơn nước không còn tái sử dụng được, thêm vào đó do ảnh hưởng từ đợt dịch Covid vì

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 65


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

vậy mà hiện tại Công ty chỉ hoạt động khoảng 50% công suất nên lượng nước trong
một tuần thay cho các buồng sơn cũng sẽ thấp lại.

Đối với nước xả cặn đáy lò hơi, lượng nước này cũng sẽ được xả định kỳ một
tuần trong một lần và xả vào những lúc lượng nước thải buồng sơn có trong hệ thống
ít.

Từ những điều trên cho thấy việc công ty lắp đặt hệ thống xử lý nước thải sản
xuất với công suất 05m3/ngày đảm bảo khả năng xử lý nước thải sản xuất phát sinh
theo tình hình hiện tại của Công ty.

Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất cua công ty được trình bày cụ thể
như sau:

Nước thải sản xuất

Hố thu gom tập trung

NaOH
Bể chỉnh pH

PAC
Bể phản ứng

Polime
Bể tạo bông

Bùn thải
Bể lắng hóa lý Sân phơi bùn

Hợp đồng thu gom,


Nước thai sau xử lý xử lý theo quy định
(Đạt QCVN 40:2011/MTNMT, cột B)
Đấu nối vào HT xử lý nước thải tập trung

Hình 3.4 Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 66


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Thuyết minh quy trình công nghệ:

Bể chứa nước thải sản xuất:

Bể chứa nước thải sản xuất là nơi tập trung thu gom nước thải để bơm qua Cụm
xử lý hóa lý; chỉnh pH trước khi xử lý.

- Kích thước thiết kế: Dài x Rộng x Cao = 3,2m x 1,0m x 1,4m

+ Chiều cao hữu dụng: H1 = 1m

+ Chiều cao tổng: H2 = 1,4m

+ Thể tích lưu chứa: V = 3,2 m3

- Lưu lượng thiết kế: Q = 05 m3/ngày

- Lưu lượng trung bình: Qtb = 0,5 m3/giờ

- Thời gian lưu t = 6,4 giờ.

- Các thiết bị kèm theo:

+ Bơm nước thải: 02 cái bơm 0,74kw – 380V/50Hz.

+Phao điện điều khiển.

Giai đoạn keo tụ +tạo bông

Các chất bẩn, chất cặn trong nước thải sản xuất thường có kích thước rất nhỏ vì
vậy chúng không có khả năng tự lắng được. Mặt khác, chúng có xu hướng đẩy nhau ra
do cùng mang dấu diện tích âm. Vì thế, để loại bỏ các chất cặn bẩn có trong nước thì
nước thải sẽ qua giai đoạn keo tụ tạo bông.

Quá trình keo tụ là phương pháp cho các chất keo tụ (PAC) vào trong nước thải
sản xuất. Quá trình này bổ sung các hạt keo mang ion điện tích trái dấu (điện tích
dương) nhằm trung hòa điện tích các chất có trong nước. Quá trình keo tụ diễn ra do
tiếp xúc trực tiếp, do sự tương tác lẫn nhau giữa các phân tử chất keo tụ hấp phụ các
hạt lơ lửng trong nước. Quá trình keo tụ tạo sự thuận lợi cho việc liên kết tạo bông.

Quá trình tạo bông là quá trình liên kết các bông cặn sau quá trình keo tụ lại với
nhau. Từ các hạt lớn không nhìn thấy bằng mắt thường tạo thành các bông cặn như
đám mây có thết quan sát được. Quá trình khuấy động làm tăng kích thước các bông
giúp chúng có trọng lượng lớn hơn nước và dễ dàng kết tủa. Các bông cặn hình thành
khi lắng xuống sẽ bắt giữ các hạt keo trên quỹ đạo từ đó giúp xử lý nước hiệu quả.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 67


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

- Kích thước các bể thực hiện giai đoạn này là: Dài x Rộng x Cao = 0,6 m x 0,6m
x 1,2m (x 2 bể)

+ Chiều cao hữu dụng: H1 = 1 m

+ Chiều cao tổng: H2 = 1,2 m

+ Thể tích lưu chứa: V = 0,36 m3

- Lưu lượng thiết kế: Q = 05 m3/ngày

- Lưu lượng trung bình: Qtb = 0,5 m3/giờ

- Thời gian lưu t = 0,72 giờ (43,2 phút)

Quá trình được thực hiện trong ống phản ứng

- Các thiết bị kèm theo:

+ Bơm định lượng hóa chất: 03 cái 18 lít/hr-220V/50Hz

+ Motor khuấy: 02 bộ (1/4 HP) 380/50Hz

Bể lắng hóa lý

Chức năng: Bể lắng hóa lý có tác dụng lắng, tách cặn hóa lý

- Kích thước: Dài x Rộng x Cao = 1,2 m x 1,2m x 3m

+ Chiều cao thân bể: 1,8m

+ Chiều cao hình chóp nón: 0,9m

+ Chiều cao chân: 0,3 m

- Chiều cao hữu dụng: H1 = 2,7m

- Chiều cao tổng: H2 = 3m

- Thể tích lưu chứa: V = 2,56 m3

- Lưu lượng thiết kế: Q = 5 m3/ngày

- Lưu lượng trung bình: Qtb = 0,5 m3/giờ

- Thời gian lưu t = 5,13 giờ

Sân phơi bùn

Chức năng: tách bùn và làm khô bùn

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 68


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Kích thước của sân là: Dài x Rộng x cao = 1,4m x 0,8m x 1,0m

Nước thải sau khi được xử lý sẽ đưa qua hệ thống xử lý nước thải tập trung để
tiếp tục xử lý sau đó được đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải tập trung của KCN
Rạch Bắp. Đối với bùn thải phát sinh thì chủ cơ sở sẽ thuê đơn vị có chức năng đến
thu gom và mang đi xử lý.

Để đánh giá chất lượng nước sau xử lý,Chủ cơ sở đã phối hợp với đơn vị quan
trắc là Công ty TNHH Khoa Học Công Nghệ Và Phân Tích Môi Trường Phương Nam
tiến hành lấy mẫu sau hệ thống xử lý nước thải tập trung, mẫu nước được lấy vào ngày
28/9/2022 và có kết quả như sau:

Bảng 3.7 Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau HTXL nước thải tập trung

QCVN

STT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả 40:2011/BTNMT

Giá trị C, cột B

01 pH - 6,98 5,5-9

02 COD mg/l 75 150

03 Amoni (N-NH4+) mg/l 2,9 10

04 Tổng Nitơ mg/l 12,4 40

05 Tổng phosho mg/l 3,67 6

06 Tổng coliform MPN/


2,3 x 103 5000
100 ml

(Nguồn: Công ty TNHH Khoa học Công Nghệ Và Phân Tích Môi Trường, năm
2022)

Nhận xét: Qua kết quả phân tích trên ta thấy tất cả các chỉ tiêu phân tích đều nằm
trong giới hạn của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải Công nghiệp QCVN
40:2011/BTNMT, giá trị C, cột B do đó hệ thống xử lý nước thải tập trung của Công
ty đảm bảo đạt chất lượng về xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải sau hệ thống xử lý
nước thải sản xuất.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 69


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

 Hệ thống điều khiển

Hệ thống điều khiển tự động hoàn toàn bao gồm:

- 01 bộ điều khiển tâm. Thu thập số liệu từ các thiết bị, trạng thái hoạt động của
thiết bị, ra quyết định điều khiển các cơ cấu chấp hành.

- Như vậy toàn hệ thống được một trung tâm điều khiển thống nhất cho toàn hệ
thống. Có thể chuyển sang chế độ hoạt động độc lập với nhau cho từng cụm riêng rẽ.

- Hệ thống thiết kế có thể vận hành theo 3 chế độ:

+Tự động hóa hoàn toàn.

+ Bán tự động.

+ Vận hành bằng tay.

 Kiểm tra trước khi khởi động

- Các van: Các van đang ở trạng thái sẵn sàng chưa? Lưu ý là việc mở van từ từ
khi bơm bắt đầu khởi động làm cho bơm tăng tốc (công suất) nhanh dần rất có lợi cho
máy bơm.

- Kiểm tra mực nước trong bơm bằng công tắc mực nước. Nếu đang ở mực nước
thấp nhất thì không nên khởi động bơm.

- Không được mở van tháo nước hay van thông hơi hay nút xả khi hệ thống đang
chịu áp.

- Motor: Kiểm tra động cơ bơm có ở trạng thái dừng hay không? Trục rotot phải
có khả năng xoay được bằng thủ công. Không được khởi động bơm cho tới khi mọi
trục trặc kỹ thuật đó được giải quyết.

 Hướng dẫn vận hành

Chuẩn bị hóa chất

Bước 1: Cung cấp nước sạch vào đầy các bồn pha chế hóa chất theo dung tích
định mức của bồn chứa

Bước 2: Cân hóa chất các loại theo lượng tương ứng với nồng độ thích hợp, có
thể tham khảo bảng chuẩn bị hoát chất sau:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 70


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Bảng 3.8 Bảng chuẩn bị hóa chất

Mực thể tích nước châm vào Lượng hóa chất

(m3) (Kg)

PAC (31%)

0,1 2,5

0,2 5

0,3 7,5

NaOH (45%)

0,1 1

0,2 2

0,3 3

Polymer Anionic (-)

0,1 0,1

0,2 0,2

0,3 0,3

(Nguồn: Công ty TNHH Biomatrix Water Engineering, năm 2022)

Bước 3: Rót hóa chất vào các bồn tương ứng và khuấy đến khi thấy hóa chất tan
hoàn toàn mới được phép đưa dung dịch vào sử dụng.

Kiểm tra điện

Bước 1: Kiểm tra bên trong tủ điện, tất cả CB/MCB/MCCB đều phải ở vị trí sẵn
sàng (đã mở)

Bước 2: Kiểm tra điện có đủ pha hay không. Trên tủ điều khiển sử dụng nguồn 3
pha bao giờ cũng được thiết kế các đèn báo pha màu xanh đỏ vàng. Khi có điện truyền

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 71


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

tới tủ, các đèn báo pha sẽ sáng hết (nếu đủ 3 pha) hoặc không sáng hết (mất 1 hoặc 2
pha) và để người vận hành biết được không nên cho máy hoạt động lúc này.

Bước 3: Kiểm tra nguồn điện điều khiển của tủ đã sẳn sàng hay chưa bằng cách
nhình lên đèn báo ở phía dưới 03 đèn báo pha.

Nếu nguồn điện điều khiển của tủ chưa sẵn sàng thì cẩn phải kiểm tra CB nguồn
điện điều khiển nằm trong tủ và công tắc bật tắt điện điều khiển trên cánh tủ.

Bước 4: Kiểm tra điện áp hiện thị tại đồng hồ đo, giá trị điện áp có thể đưa vào
vận hành là 380V÷ 10%.

Bước 5: Bật lần lượt công tắc điều khiển của các động cơ (trên cánh tủ) sang vị
trí Auto (nếu muốn hoạt động tự động) hoặc Man (nếu muốn hoạt động bằng tay).

+ Ở trạng thái Auto (automatic): các thiết bị sẽ hoạt động tự động theo tín hiệu
điều khiển đưa về từ hệ thống theo CPU của bộ điều khiển lập trình PLC S7 – 300.
Trường hợp này người vận hành (NVH) không phải thực hiện bất kỳ thao tác nào tại
khu vực tủ điều khiển chính.

+ Ở trạng thái Man (manual): sau khi chuyển công tắc trạng thái sang vị trí
Man, NVH phải bật thêm công tắc lựa chọn thiết bị hoạt động sang vị trí ON.

3.2. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP XỬ LÝ BỤI, KHÍ THẢI

3.2.1. Lưu lượng, nồng độ khí thải của cơ sở

3.2.1.1. Bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông ra vào nhà máy

 Tải lượng ô nhiễm

Khi Nhà máy hoạt động tối đa công suất, các phương tiện giao thông ra vào Cơ
sở gồm xe máy, xe ô tô của công nhân viên và khách hàng; các loại xe tải vận chuyển
nguyên vật liệu và sản phẩm ra khỏi nhà máy. Hoạt động đốt nhiên liệu vận hành các
phương tiện sẽ phát sinh một số chất ô nhiễm như NOx, SO2, CO, bụi, TSP. Số lượng
các phương tiện giao thông ước tính như sau:

- Xe máy: Cơ sở vào hoạt động sẽ cần khoảng 853 công nhân viên làm việc nên
ước tính tối đa có khoảng 853 lượt xe máy của công nhân viên và khoảng 10
lượt xe máy của khách hàng đến liên hệ công tác trong một ngày.

- Xe ô tô: Uớc tính có khoảng 8 lượt xe ô tô ra vào của cán bộ và khách hàng
trong một ngày.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 72


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

- Xe tải: Theo trình bày trong chương 1 của báo cáo, tổng khối lượng nguyên vật
liệu sử dụng mỗi ngày là 54 tấn/ngày và khối lượng sản phẩm là 50,4 tấn/ngày.
Như vậy, tổng khối lượng cần vận chuyển mỗi ngày là 104,4 tấn/ngày. Phương
tiện vận chuyển nguyên liệu cho nhà máy là xe tải, container có tải trọng từ 3,5-
16 tấn nên ước tính có khoảng 9 lượt xe tải trong một ngày.

Như vậy, cơ sở đi vào hoạt động thì ước tính nhà máy sẽ có khoảng 09 lượt xe
tải, 863 lượt xe máy và 08 lượt xe ôtô với thời gian tối đa cho mỗi lần nổ máy là 10
phút, quãng đường của các phương tiện lưu thông trong nhà máy tối đa khoảng 200m.
Với khoảng thời gian và quãng đường di chuyển đó, xe tải và xe ô tô sử dụng khoảng
0,3 lít nhiên liệu, xe gắn máy sử dụng hết khoảng 0,03 lít nhiên liệu. Số lượt các
phương tiện giao thông ra vào nhà máy và lượng nhiên liệu tiêu thụ của phương tiện
giao thông được trình bày như sau:

Bảng 3.9. Số lượng phương tiện và khối lượng xăng dầu sử dụng

Tổng lượng Khối lượng


Số lượt
STT Động cơ xăng, dầu nhiên liệu
xe
(lít) (kg)

1 Xe gắn máy trên 50cc 863 25,89 19

2 Xe ôtô 8 2,4 1,7

3 Xe tải 3,5 -16 tấn (chạy dầu) 9 2,7 2,4

(Nguồn: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế Việt Nam, 2022)

Ghi chú:

+ Tỷ trọng dầu 0,82 tấn/m3 – 0,89 tấn/m3, tỷ trọng xăng 0,713 tấn/m3 –
0,730 tấn/m3 theo hướng dẫn sử dụng nhiên liệu dầu, mỡ của tác giả Vũ Tam Huề –
Nguyễn Phương Tùng.

+ Theo tài liệu của Petrolimex, hàm lượng lưu huỳnh có trong xăng là 0,025% và
trong dầu DO là 0,05%.

Theo Quyết định 88/QĐ-UBND tỉnh Bình Dương ngày 13/01/2014 về việc hướng
dẫn thu thập, tính toán chỉ thị môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013-
2020, hệ số ô nhiễm của các phương tiện giao thông được thể hiện trong bảng sau:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 73


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Bảng 3.10. Hệ số tải lượng ô nhiễm của các phương tiện giao thông

TSP Bụi SO2 NOx CO


Loại phương tiện
(kg/tấn) (kg/tấn) (kg/tấn) (kg/tấn) (kg/tấn)

Xe máy (> 50 cc) 0,12 0,0017 0,03 0,0475 21,8

Xe ô tô 0,07 0,0039 0,18 1,805 34,8

Xe tải từ 3,5-16 tấn 1,6 0,1007 1,86 18,715 11,1

(Nguồn: Quyết định 88/QĐ-UBND tỉnh Bình Dương ngày 13/01/2014)

Căn cứ vào lượng xe vận chuyển trong ngày do chủ đầu tư cung cấp, quãng
đường vận chuyển và hệ số ô nhiễm không khí đối với các phương tiện giao thông, tải
lượng ô nhiễm gây ra được tính theo công thức:

L(g/s) = mức tiêu thụ nhiên liệu  hệ số ô nhiễm

Kết quả tính toán tải lượng ô nhiễm bụi, khí thải phát sinh từ các phương tiện
giao thông trong giai đoạn vận hành thử nghiệm được trình bày qua bảng sau:

Bảng 3.11. Dự báo tải lượng ô nhiễm do hoạt động của các phương vận chuyển

TSP Bụi SO2 NOx CO


Loại phương tiện
(g/ngày) (g/ngày) (g/ngày) (g/ngày) (g/ngày)

Xe máy (> 50 cc) 2,27 0,03 0,57 0,90 412,01

Xe ô tô 0,12 0,01 0,32 3,16 60,97

Xe tải từ 3,5-16 tấn 3,84 0,24 4,47 44,97 26,67

Tổng 6,24 0,28 5,35 49,03 499,66

(Nguồn: Công ty TNHH HUKON Quốc Tế Việt Nam)

Nhận xét: Tải lượng ô nhiễm của bụi, khí thải từ các phương tiện vận chuyển
trong giai đoạn vận hành của dự án không quá lớn. Tác động do khí thải của các
phương tiện vận chuyển và thi công đến môi trường không khí xung quanh chỉ ảnh

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 74


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

hưởng trong phạm vi khu vực cơ sở. Do khu vực cơ sở cách xa khu dân cư, mật độ dân
cư thưa thớt nên mức độ và phạm vi gây ảnh hưởng đến các khu dân cư sinh sống
xung quanh là không lớn. Công ty sẽ có các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm giảm
thiểu tối đa.

3.2.1.2. Bụi gỗ từ quá trình sản xuất

Ở nhà máy sản xuất đồ gỗ, bụi gỗ phát sinh là vấn đề không thể tránh khỏi. Các
công đoạn phát sinh bụi nhiều như: công đoạn cưa, cắt, khoan, bào... và đặc biệt là
công đoạn chà nhám (đây là công đoạn phát sinh nhiều bụi nhất).

Nguồn phát sinh:

 Bụi phát sinh từ khu vực cưa, cắt gỗ:

Nguồn phát sinh: Tại công đoạn cưa, cắt gỗ để tạo hình thô cho sản phẩm thường
phát sinh bụi có kích thước tương đối lớn (vài ngàn µm).

Phạm vi phát sinh, phát tán: phát sinh ngay tại vị trí cưa, cắt, tạo hình. Bụi phát
sinh tại công đoạn này chủ yếu phát tán nội bộ khu vực sản xuất và ảnh hưởng trực
tiếp đến các nhân viên làm việc ngay tại khu vực cưa, cắt.

Bên cạnh đó, bụi này vẫn có khả năng phát tán sang khu vực lân cận khác trong
xưởng sản xuất nếu không có biện pháp thu gom, xử lý hợp lý.

 Bụi phát sinh từ khu vực khoan gỗ:

Nguồn phát sinh bụi: Tại công đoạn khoan gỗ, việc khoan gỗ nhằm tạo ra các lỗ,
các nút cho chi tiết gỗ. Nhờ đó, các chi tiết gỗ có thể lắp ráp lại với nhau nhờ các lỗ,
các nút. Bụi phát sinh tại công đoạn này có kích thước tương đối lớn (dao động từ vài
trăm đến vài ngàn µm).

Phạm vi phát sinh, phát tán: phát sinh ngay tại khu vực khoan. Bụi phát sinh tại
công đoạn này chủ yếu phát tán nội bộ khu vực sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp đến
nhân viên làm việc ngay tại khu vực khoan gỗ.

Bên cạnh đó, bụi này vẫn có khả năng phát tán sang khu vực lân cận khác trong
xưởng sản xuất nếu không có biện pháp thu gom, xử lý hợp lý.

 Bụi phát sinh từ khu vực bào gỗ:

Nguồn phát sinh: từ quá trình bào gỗ. Bụi từ quá trình bào gỗ có kích thước trung
bình (khoảng vài trăm µm).

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 75


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Phạm vi phát sinh, phát tán: phát sinh ngay tại khu vực bào. Bụi phát sinh tại
công đoạn này chủ yếu phát tán nội bộ khu vực sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp đến
các nhân viên làm việc ngay tại khâu bào gỗ.

Bên cạnh đó, bụi này vẫn có khả năng phát tán sang khu vực lân cận khác trong
xưởng sản xuất nếu không có biện pháp thu gom, xử lý hợp lý.

 Bụi phát sinh từ khu vực mài, chà nhám:

Nguồn phát sinh: từ quá trình chà nhám bán thành phẩm. Bụi phát sinh tại công
đoạn này là bụi tinh, có kích thước tương đối nhỏ nằm trong khoảng từ 2-20 µm.

Phạm vi phát tán, tác động: bụi có kích thước bé và có trọng lượng riêng nhỏ nên
dễ dàng phát tán ra môi trường xung quanh. Do đó, phạm vi ảnh hưởng rộng, bụi có
thể phát tán trong xưởng sản xuất và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh nếu Chủ
cơ sở không có biện pháp thu gom, giảm thiểu hợp lý.

Theo phương pháp đánh giá nhanh của tổ chức y tế thế giới (WHO) ước tính thì
hệ số ô nhiễm bụi sinh ra trong các công đoạn chế biến gỗ như sau:

Bảng 3.12. Hệ số ô nhiễm trong các công đoạn chế biến gỗ

STT CÔNG ĐOẠN HỆ SỐ Ô NHIỄM

1 Gia công gỗ 0,178 kg/tấn gỗ

2 Chà nhám, đánh bóng 0,05 kg/m2

(Nguồn: Word helth organization,2013)

Trong giai đoạn vận hành thương mại, lượng gỗ và ván các loại mà Công ty sử
dụng khoảng 33.454 tấn/năm (111,51 tấn/ngày) tương đương với diện tích chà nhám
khoảng 4.289 m2/ngày (Phần chà nhám tạm tính là 50m2/m3 gỗ, khối lượng riêng của
gỗ là 1,3 tấn/m3). Như vậy, tổng lượng bụi gỗ phát sinh như sau:

Bảng 3.13. Tải lượng bụi gỗ phát sinh tại các công đoạn

STT Công đoạn Tải lượng (kg/h)

1 Gia công gỗ 2,48

2 Chà nhám, đánh bóng 26,8

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 76


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

STT Công đoạn Tải lượng (kg/h)

Tổng 29,28

Giả sử lượng bụi gỗ không phát tán ra ngoài nhà xưởng, diện tích khu vực cưa
cắt, chà nhám là 7.732,5 m2 (bao gồm diện tích xưởng 1, 2 và 3), áp dụng chiều cao
ảnh hưởng đến tầm thở của công nhân là 1,5 m thể tích vùng ảnh hưởng V=
11.598,75m3. Nồng độ bụi phát sinh tại các công đoạn được ước tính dựa trên công
thức sau:

C = m/V

Trong đó: C là nồng độ bụi phát sinh

m là tải lượng bụi tại từng công đoạn

V thể tích vùng ảnh hưởng

Như vậy, nồng độ bụi phát sinh tại công đoạn cưa cắt và công đoạn chà nhám
được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.14. Nồng độ bụi ước tính tại công đoạn cưa cắt và chà nhám

STT Công đoạn Nồng độ QCVN 02:2019/BYT

(mg/m3)

1 Gia công gỗ 213,82


8 mg/m3
2 Chà nhám, đánh bóng 2.311

Nhận xét: Theo tính toán trong bảng trên cho thấy nồng độ bụi phát sinh từ các
công đoạn cưa cắt, chà nhám trong trường hợp không kiểm soát tương đối cao, vượt
mức cho phép theo QCVN 02:2019/BYT. Do đó, chủ cơ sở sẽ có biện pháp thu gom
giảm thiểu lượng bụi này để không ảnh hưởng đến khu vực sản xuất và công nhân làm
việc tại nhà máy.

Đối với công đoạn cưa, cắt, mài, tiện và phay bào, bụi phát sinh với kích thước
lớn khoảng vài mm; các công đoạn gia công tinh như chà nhám, đánh bóng, tải lượng
bụi không lớn nhưng kích cỡ hạt bụi rất nhỏ, nằm trong khoảng từ 2 -20 µm, nên dễ
dàng phát tán trong không khí. Nếu không có biện pháp thu hồi và xử lý triệt để, bụi
gỗ sẽ gây ra một số tác động đến môi trường và sức khỏe con người. Bụi vào phổi gây

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 77


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

kích thích cơ học và phát sinh phản ứng xơ hóa phổi gây nên những bệnh hô hấp: viêm
phổi, khí thủng phổi, ung thư phổi… Đối với thực vật, bụi lắng trên lá làm giảm khả
năng quang hợp của cây, làm giảm sức sống và cản trở khả năng thụ phấn của cây.

Để đảm bảo hoạt động sản xuất của Cơ sở không ảnh hưởng đến sức khỏe của
công nhân trực tiếp làm việc trong công ty và các cơ sở sản xuất lân cận, chủ Cơ sở sẽ
có biện pháp xử lý và kiểm soát lượng bụi phát sinh sẽ được trình bày trong chương
này.

3.2.1.3. Bụi sơn và hơi dung môi từ công đoạn sơn


Công đoạn phun sơn là công đoạn cần thiết để tăng độ bền, đẹp và tính thẩm mỹ
cho sản phẩm. Tại công đoạn này, các chất ô nhiễm phát sinh bao gồm bụi sơn và hơi
dung môi pha sơn. Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO thì hệ số ô nhiễm bụi
sơn và hơi dung môi như sau:

Bảng 3.15. Hệ số phát sinh bụi sơn và hơi dung môi

STT Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (kg/tấn sơn sử dụng)

1 Bụi sơn 60 - 80

2 VOC (Butyl Acetate) 550

(Nguồn:assessment of source of air, water and land pollution, Word helth organization,2013)

Khi vào sản xuất, công ty sử dụng sơn pha dung môi khoảng 260,008tấn/năm,
tương đương 0,86 tấn/ngày.

Bảng 3.16. Khối lượng bụi sơn và hơi dung môi phát sinh (Butyl Acetate)

Khối lượng phát sinh Khối lượng phát sinh


Chất ô nhiễm
(Kg/ngày) (g/giờ)

Bụi sơn 60,2 7.525

Butyl Acetate 473 59.125

Giả sử tải lượng bụi sơn và hơi dung môi không phát tán ra bên ngoài khu vực
sơn. Diện tích khu vực phun sơn khoảng 8.828,2m2, chiều cao ảnh hưởng của hơi dung
môi trong khu vực sản xuất đến sức khỏe của công nhân là 1,5 m, tổng thể tích khu

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 78


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

vực bị ảnh hưởng bởi hơi dung môi là 13.242,3m3. Như vậy, ta có thể ước tính được
nồng độ bụi sơn và hơi dung môi phát sinh trong khu vực nhà xưởng như sau:

Bảng 3.17. Nồng độ bụi sơn, hơi dung môi (Butyl Acetate) trong khu vực sơn

QCVN TCVS
Nồng độ
STT Chất ô nhiễm 02:2019/BYT 3733:2002
(mg/m3)
(mg/m3) (mg/m3)

1 Bụi sơn 568,255 8 -

2 VOC (Butyl acetate) 4.464,86 - 500

Như vậy theo như tính toán ở bảng trên, nồng độ bụi sơn và hơi dung môi vượt
tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Nếu làm việc trong môi trường này liên tục thì sự lan
tỏa của các hợp chất bay hơi với mùi nồng gắt của những chất này sẽ gây ảnh hưởng
cho công nhân trực tiếp làm việc, nếu làm trong thời gian dài có thể dẫn tới bệnh nhức
đầu mãn tính, các bệnh về máu như ung thư máu, bạch cầu. Do đó để đảm bảo hoạt
động sản xuất của cơ sở không ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân trực tiếp làm
việc trong công ty và các cơ sở sản xuất lân cận, chủ cơ sở sẽ có biện pháp xử lý và
kiểm soát lượng bụi sơn và hơi dung môi phát sinh sẽ được trình bày trong chương
này.

3.2.1.4. Hơi keo từ quá trình quét keo ghép gỗ và xử lý lỗi sản phẩm
Keo nhà máy sử dụng là keo sữa và keo 502.

Keo sữa

Keo sữa là keo gốc nước, có độ kết dính cao trong môi trường trung tính, thời
gian khô nhanh, keo hoạt động tốt trong môi trường nóng, lạnh, có khả năng kháng
nước, kháng nhiệt, kháng dung môi. Thành phần của keo sữa bao gồm: Poly vinyl
Acetate, Emulsion polymeric isocyanate, Polyvinyl Alcohol (PVA) và một số phụ chất
khác. Hầu hết các nguyên liệu tạo nên keo sữa là dạng polyme, ở dạng rắn và không
mùi, bền, dẻo. Dựa vào thành phần và tính chất của các loại nguyên liệu, cho thấy khả
năng phát sinh hơi dung môi là rất ít. Đây là loại keo gốc nước thân thiện với môi
trường. Ngoài ra lượng keo sữa mà Công ty sử dụng không nhiều do đó có thể kết luận
rằng lượng keo sử dụng cho công đoạn ghép gỗ ảnh hưởng rất ít đến môi trường không
khí xung quanh. Tuy nhiên, trong môi trường làm việc liên tục thì sự lan tỏa của các
hợp chất bay hơi với mùi nồng gắt của những chất này sẽ gây ảnh hưởng cho công

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 79


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

nhân trực tiếp làm việc, nếu làm trong thời gian dài có thể dẫn tới bệnh nhức đầu mãn
tính, các bệnh về máu như ung thư máu, bạch cầu.

Tỷ lệ bay hơi ước tính cao nhất khoảng 5% khối lượng nguyên liệu, do đó khối
lượng keo sử dụng tại Cơ sở là 0,921 tấn/năm thì lượng hơi keo phát sinh khoảng
0,04605 tấn/năm, tương đương 0,1535kg/ngày.

Keo 502

Keo 502: được sử dụng để xử lý lỗi sản phẩm (trộn keo 502 với mùn cưa và trám
lên bề mặt bị lỗi). Keo 502 được tạo từ các chất chính như Cyanoacrylate, Acetate,
Methylene Chloride, Ethyl acetate và một số phụ chất khác giúp tăng độ kết dính, thời
gian khô nhanh chóng.

Keo sau khi được trám lên bề mặt bị lỗi của sản phẩm keo sẽ được để khô tự
nhiên. Thành phần hữu cơ trong keo có thể phát tán vào môi trường không khí, gây
nên mùi khó chịu cho công nhân trực tiếp làm việc. Tuy nhiên số lượng sản phẩm bị
lỗi để xử lý là rất ít không phải là công đoạn sản xuất chính và chỉ hoạt động trong thời
gian ngắn và không liên tục.

Tỷ lệ bay hơi ước tính cao nhất khoảng 5% khối lượng nguyên liệu, do đó khối
lượng keo sử dụng tại Cơ sở là 0,3tấn/năm thì lượng hơi keo phát sinh khoảng 0,015
tấn/năm, tương đương 0,05kg/ngày.

Ở điều kiện bình thường, các loại bụi và hợp chất hữu cơ này rất dễ dàng phát tán
vào môi trường xung quanh. Trong điều kiện làm việc liên tục thì sự lan tỏa của chúng
với mùi nồng gắt gây khó chịu không chỉ cho công nhân trực tiếp làm việc mà còn ảnh
hưởng tới khu vực lân cận. Khi tiếp xúc ở nồng độ cao có thể gây ra viêm giác mạc,
viêm da, gây khó thở, nhức đầu và buồn nôn và nếu làm việc lâu dài có thể dẫn tới
bệnh nghề nghịêp như nhức đầu mãn tính, các bệnh về máu như ung thư máu do đó
chủ cơ sở sẽ có biện pháp xử lý và kiểm soát lượng lượng hơi keo phát sinh sẽ được
trình bày trong chương này.

3.2.1.5. Khí thải từ lò hơi

Cơ sở sử dụng lò hơi với thiết kế giúp xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường.
Khi đốt củi sẽ phát sinh khí thải trong buồng đốt, buồng hơi và khí đi vào bộ lọc khô
(lọc thứ cấp 01). Tại lọc bụi khô, được thiết kế trụ hút giữa tâm. Khí thải vào lọc khô
đi xoắn tròn thành vòng xoắn ly tâm, sau đó vào trụ hút ra ngoài. Nhờ thiết kế theo
dạng vòng xoắn ly tâm, lượng bụi trong khí thải được giữ lại một phần lớn lượng tro
bụi.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 80


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Tại lọc bụi nước, lượng khí thải được quạt hút, hút lượng khí và thổi mạnh vào
mặt nước của lọc nước. Lượng bụi còn lại trong khí thải dính vào bề mặt nước, lắng
động lại. Trong bộ lọc nước có hai cấp phun nước giúp tạo nước theo dạng mưa.
Những hạt nước sẽ giữ lại lượng bụi còn xót lại, rơi xuống lọc nước. Tại đây, lượng
bụi đã được xử lý sạch.

Tại lọc bụi nước lượng khí thải NO, NO2, NO3, SO2,… được hấp thụ trong nước
(Tại mặt nước và bét phun mưa), hàm lượng khí thải lúc này sẽ đạt tiêu chuẩn cho
phép.

3.2.2. Công trình, biện pháp xử lý khí thải của cơ sở

Mỗi công đoạn sản xuất của cơ sở sẽ phát sinh các khí thải khác nhau nên công
ty sẽ xây dựng các phương án và các công trình giảm thiểu cũng như khống chế các
khí thải phát sinh tại mỗi công đoạn để đảm bảo các khí thải không bị bỏ sót và được
giảm thiểu ngay từ nguồn. Các phương án cụ thể như sau:

a) Khống chế bụi và khí thải từ quá trình vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa

Bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển và bốc dỡ nguyên liệu, sản phẩm có tính
chất là phân tán, tác động không liên tục và nồng độ không cao. Để khống chế nguồn ô
nhiễm này trong suốt quá trình triển khai hoạt động cơ sở, công ty hiện có một số biện
pháp khống chế như sau:

- Bê tông hóa và thường xuyên quét dọn vệ sinh khu vực tập kết nguyên liệu,
khu vực kho để hạn chế tối đa bụi phát tán từ mặt đất.

- Xây dựng chế độ ra vào của xe vận chuyển hàng và chế độ bốc dỡ hàng hợp
lý. Xe khi vào đến khu vực của cơ sở phải chạy chậm với tốc độ cho phép
trong thời gian bốc dỡ nguyên liệu và sản phẩm không nổ máy.

- Trang bị bảo hộ lao động như khẩu trang chống bụi, mắt kính chuyên dùng,
găng tay…cho công nhân làm việc tại công đoạn nhập nguyên liệu vào nhà
máy

- Trồng cây xanh trong các khu vực nhà máy, trên các tuyến đường nội bộ và
khu bãi nhận nguyên liệu vì cây xanh có vai trò điều hoà vi khí hậu và khống
chế bụi rất hiệu quả.

- Vệ sinh quét dọn thường xuyên khuôn viên nhà máy để thu gom bụi.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 81


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

- Các phương tiện giao thông phải được bảo trì và thay thế nếu không còn đảm
bảo kỹ thuật. Bên cạnh đó cần sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh
thấp.

b) Giảm thiểu ảnh hưởng của bụi gỗ phát sinh từ các công đoạn sản xuất

Công nghệ xử lý

Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) đã phối hợp vơi Công ty TNHH
Máy Móc Thiết Bị Blue Việt Nam lắp đặt 10 hệ thống xử lý bụi gỗ. Quy trình xử lý
bụi được thể hiện như sau:

Bụi gỗ

Chụp hút

Hệ thống đường ống dẫn

Hệ thống túi vải hút bụi


KRM

Xả bụi vào nhà chứa

Hình 3.5. Sơ đồ công nghệ xử lý bụi gỗ

Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý bụi gỗ

Bụi gỗ được thu gom ngay tại vị trí phát sinh thông qua các chụp hút bụi bố trí
trên các máy công cụ. Các chụp hút bụi này được nối với hệ thống đường ống dẫn,
dưới tác dụng của quạt hút được dẫn về hệ thống túi vải hút bụi KRM. Hệ thống này
được đặt cuối tường rào phía sau nhà xưởng 2 và nhà xường 3.

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất cũng như xử lý bụi gỗ, Chủ cơ sở đã cho lắp đặt 10
hệ thống lọc bụi túi vải KRM, cụ thể:

 04 hệ thống lọc bụi túi vải KRM, mỗi hệ thống có 02 quạt ly tâm.

 04 hệ thống lọc bụi túi vải KRM, mỗi hệ thống có 01 quạt ly tâm.

 02 hệ thống lọc bụi có van xả và dùng chung quạt ly tâm với hệ thống lọc bụi
liệt kê trên.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 82


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

 Phương án thu gom bụi

- Tại mỗi máy gia công sẽ được lắp đặt từ 1-4 đường ống ruột gà để hút và đưa
bụi vào đường ống dẫn chung. Đường ống ruột gà có đường kính từ 125-
140mm.

- Từ đường ống ruột gà, bụi sẽ được dẫn vào ống góp được làm bằng thép
không gỉ, đường kính ống góp từ 300-400mm.

- Từ ống góp, bụi sẽ được dẫn về ống chính (đường ống thu gom và đưa về thiết
bị xử lý), đường ống chính được làm bằng thép không gỉ, có đường kính từ
500-600mm. Sau đó bụi sẽ được đưa vào hệ thống túi vải hút bụi KRM

Hệ thống túi vải hút bụi KRM là một loại máy lọc túi tiên tiến mới. Thiết bị hút
bụi có ưu điểm là diện tích nhỏ, hiệu quả loại bỏ bụi cao, lực cản thấp, bảo trì đơn
giản, vận hành tốt và thích hợp cho quá trình thu hồi và xử lý bụi mịn. Chất liệu túi lọc
được làm bằng vải polyester chống tĩnh điện, nồng độ khí thải thấp hơn 8mg/m3, đáp
ứng tiêu chuẩn độ sạch không khí thở con người. Hệ thống lọc túi vải loại KRM sử
dụng khí nén xả ngược (sử dụng túi với van xung, tuổi thọ của màng chắn vượt đến 1
triệu lần) và được điều khiển bằng bộ điều khiển thông minh, với mức độ tự động hóa
cao, hiệu suất ổn định.

Sau khi qua hệ thống túi vải hút bụi KRM thì lượng bụi sẽ được xả vào nhà chứa
bụi. Bụi chứa trong nhà chứa bụi sẽ được xe vận chuyển của đơn vị thu mua đến vận
chuyển đi ra khỏi nhà máy. Xe tải đến thu gom sẽ vào thời gian công nhân viên nghỉ
ngơi để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và xe tải sẽ được phủ bạt để che kín toàn bộ
thùng chứa để bụi không phát tán vào không khí trên quãng đường vận chuyển.

So với bộ lọc túi vải thông thường được sử ở Việt Nam, bộ lọc túi vải KRM có
các đặc điểm, hiệu quả làm việc như sau:

- Hệ thống lọc túi vải loại KRM sử dụng khí nén xả ngược (sử dụng túi với van
xung, tuổi thọ của màng chắn vượt đến 1 triệu lần) và được điều khiển bằng bộ
điều khiển thông minh, với mức độ tự động hóa cao, hiệu suất ổn định.

- Hệ thống hút bụi túi vải được sử dụng túi lọc phủ kim loại cao cấp, có hiệu quả
loại bỏ bụi cao, tuổi thọ lâu dài, độ thoáng khí tốt, dễ dàng loại bỏ bụi và giảm
tiêu thụ năng lượng.

- Vỏ của túi lọc được thiết kế theo tiêu chuẩn nhập khẩu, giảm tải phù hợp, hiệu
lực đồng nhất, hiệu suất chống nổ tốt.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 83


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

- Khoảng cách tác động thổi ngược mạnh, có thể sử dụng túi lọc dài, tận dụng tối
đa không gian và diện tích sàn nhỏ.

- Túi vải tròn được xếp theo hình hộp chữ nhật, kết cấu đơn giản, nhỏ gọn, chỉ số
vùng lọc cao. Khung của túi vải sử dụng kết cấu lò xo kéo dài, tạo ra hiện tượng
rung và lắc trong quá trình rũ bụi, túi vải có độ biến đổi lớn, chỉ cần rung một
lần là có thể rũ sạch bụi bẩn tích tụ, nâng cao tuổi thọ của túi lọc. Đồng thời cấu
tạo này thuận tiện cho việc thay thế túi vải.

- Trong trường hợp bụi mịn, sử dụng điện trở của bộ hút bụi làm tín hiệu, thông
qua bộ điều khiển xung, nó có thể tự động điều khiển quá trình thổi qua lại và
làm sạch, đồng thời tự động điều chỉnh chu kỳ làm sạch tùy thuộc vào nồng độ
của đầu vào.

- Nắp trên được trang cửa vào thuận tiện cho việc thay túi lọc và vệ sinh mà
không cần tháo nắp.

- Bộ hút bụi có thể được thiết lập ngoài trời mà không cần phải xây dựng phòng
hút bụi; đồng thời, bộ hút bụi sử dụng cấu trúc hộp kết hợp mô-đun tiêu chuẩn,
có thể dễ dàng tăng kích thước, mở rộng lượng không khí xử lý và thay đổi các
loại quạt hỗ trợ theo nhu cầu của người sử dụng, phù hợp với sự phát triển
không ngừng của doanh nghiệp.

Cấu tạo, thông số kỹ thuật của hệ thống túi vải hút bụi KRM:

Bộ túi vải lọc bụi gồm có 04 bộ phận chính như sau:

- Phần trên: Nắp thu gom bụi, bộ phận vệ sinh, bộ phận thay túi lọc, cửa chống
cháy nổ, lỗ quan sát, cửa thoát khí và van làm sạch bụi.

- Phần giữa: bao gồm thép tấm, túi lọc, khung túi lọc, xilanh buồng lọc, lỗ hút
gió, cửa bảo trì.

- Phần đáy: Khoang chứa bụi, Khung hỗ trợ định vị, băng tải vít và bộ phận xả.

- Bộ phận làm sạch túi lọc: giá cố định, van điện tử, bộ phận chứa hơi, ống hút
ngược, máy điều khiên. Hệ thống hút ngươc được lắp trên giá cố định ở phần
trên túi hút bụi.

- Trong trường hợp bụi mịn, sử dụng điện trở của bộ hút bụi làm tín hiệu, thông
qua bộ điều khiển xung, nó có thể tự động điều khiển quá trình thổi qua lại và
làm sạch, đồng thời tự động điều chỉnh chu kỳ làm sạch tùy thuộc vào nồng độ
của đầu vào.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 84


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Các thông số kỹ thuật chính của hệ thống xử lý bụi như sau:

Bảng 3.18. Thông số của hệ thống túi vải hút bụi KRM

Số
STT Thiết bị Đơn vị Thông số
lượng

- Năng lực xử lý:500~800Pa

- Nồng độ bụi:≤8mg/m3

- Hiệu quả loại bỏ bụi:≥99.5%


Hệ thống túi vải hút
1 Bồn lọc 08 - Thông số kỹ thuật túi lọc:
bụi KRM
đường kính 150mm,dài
3000mm

- Kết cấu bồn: Hộp được ghép


bằng tôn mạ kẽm dày 2mm

- 07 quạt ly tâm công suất


:66.817m3/h

- 04 quạt ly tâm công suất:


104.600 m3/h
2 Quạt ly tâm cái 12 - 01 quạt lý tâm công suất: 36.427
m3/h

- Các đường ống kết nối thiết bị


sử dụng ống xoắn mạ kẽm có độ
dày 1,2mm, 0,95mm và 0,7mm.

Ống được làm bằng thép không


3 Ống thải cái 12 gỉ, có đường kính từ 500-
600mm.

(Nguồn: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế Việt Nam, 2022)

Ngoài các biện pháp trên, công ty còn áp dụng các biện pháp quản lý như sau:

 Bố trí khu vực gia công gỗ tách biệt với các khu vực khác.

 Vệ sinh nhà xưởng, máy móc định kỳ để thu hồi bụi.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 85


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

 Trang bị khẩu trang cho công nhân làm việc tại các công đoạn sản xuất.

Nguồn tiếp nhận và quy chuẩn áp dụng:


Khí thải sau xử lý đạt Quy chuẩn QCVN 19:2009/BTNMT- cột B (Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ) sẽ được thải ra
môi trường không khí.
Khí thải bụi gỗ của nhà máy không thuộc danh mục trong phụ lục 11, Thông tư
31/2016/TT-BTNMT ban hành Danh mục các nguồn phát thải phải thực hiện quan trắc
khí thải tự động về Sở Tài nguyên và Môi trường. Vì vậy, khí thải sau khi xử lý không
có mục đích tái sử dụng, không có lắp thiết bị quan trắc khí thải tự động.

 Phương án hạn chế bụi gỗ phát sinh từ công đoạn thu gom bụi gỗ

Bụi gỗ được thu gom tối đa trong xưởng sản xuất bằng hệ thống túi vải hút bụi
KRM. Đối với việc lấy bụi gỗ để mang đi xử lý thì công ty sẽ sử dụng phương pháp
thủ công, do đó để hạn chế sự ảnh hưởng của bụi gỗ đến công nhân và môi trường
xung quanh, công ty thực hiện các biện pháp sau:

 Việc thu gom bụi gỗ, mùn cưa tại nhà chứa bụi chỉ tiến hành ngoài giờ làm
việc của công nhân, khi máy móc không hoạt động để hạn chế sự ảnh hưởng
của bụi đến công nhân trực tiếp thao tác (thu gom vào ban đêm).

 Sau khi hoàn thành việc lấy bụi sẽ bố trí công nhân phun nước, quét dọn sạch
sẽ khu vực sân bãi, khu vực lấy bụi để hạn chế việc lôi cuốn bụi vào môi
trường không khí.
Hiện tại, hệ thống xử lý bụi của nhà máy hoạt động tốt, đảm bảo khí thải sau khi
xử lý đạt Quy chuẩn 19:2009/BTNMT.
C) Giảm thiểu bụi sơn và hơi dung môi từ quá trình phun sơn
Để xử lý bụi sơn và hơi dung môi, Công ty sử dụng các biện pháp như sau:
Công nghệ xử lý hiện hữu
Để xử lý bụi sơn và hơi dung môi, Công ty đã phối hợp với Công ty TNHH Máy
Móc Thiết Bị Blue Việt Nam lắp đặt màng khô và màng nước 3 ngăn đi kèm với
buồng phun sơn để giảm thiểu bụi sơn phát sinh từ hoạt động này. Mô hình hoạt động
như sau:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 86


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Hình 3.6. Công nghệ xử lý khí thải từ buồng sơn

Thuyết minh quy trình:

Sơn được phun lên các chi tiết sơn nhờ súng phun sơn với áp lực của máy nén
khí. Bụi sơn phát sinh ở dạng sương với kích thước rất mịn. Buồng sơn sẽ được bố trí
quạt hút để hút bụi sơn.

 Đối với buồng sơn khô (6 buồng sơn khô), vật liệu hấp thụ bụi sơn là màng
lọc bụi sơn hai lớp. Tấm lọc bụi sơn sẽ được đặt sau dàn phun sơn và có quạt hút,
dòng khí được máy hút hút về tấm lọc và các chuyển động bị dừng lại đột ngột sẽ va
vào bề mặt giấy lọc, buồng lọc sẽ dính bám trên các bề mặt này đến khi bão hòa (bề
mặt đã được phủ kín bụi sơn), không khí xuyên qua và xử lý hiệu quả.

 Tấm lọc bụi sơn: được cố định trong khung lọc bằng tôn kẽm.

 Hiệu quả tăng khi độ bão hòa tăng (tức diện tích bề mặt lọc đã bám đầy sơn,
có nghĩa là càng về sau quá trình lọc thì khả năng bám dính bụi, giữ bụi sơn
càng tốt lên tới 98%), lượng bụi giữ được đến 22kg/m2. Điều này có được là
nhờ những hạt bụi sơn bám dính trước sẽ là chất kết dính tuyệt vời cho
những bụi sơn đến sau.

 Cấu tạo: gồm 02 lớp kraff xếp chồng lên nhau

 Đối với buồng sơn nước (06 buồng sơn nước): Khí thải từ các buồng phun
sơn có chứa bụi sơn và hơi dung môi hữu cơ được xử lý qua màng nước. Nước được
phun thành màng mỏng, dưới tác dụng của quạt hút, bụi sơn và hơi dung môi phát
sinh được cuốn vào trong màng nước. Dòng khí ô nhiễm sau khi qua màng nước thì
thành phần bụi sơn và một phần hơi dung môi có trong khí thải được giữ lại. Sau khi
qua màng nước, dòng khí sau xử lý được phát tán ra môi trường qua ống thải. Hiệu
suất xử lý hơi dung môi và bụi sơn: khoảng 50-60%. Cấu tạo của buồng sơn nước
gồm:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 87


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

 Bộ phận phân phối nước (chảy tràn) và màn nước.

 Bộ phận phân ly (vách ngăn) để ngăn các hạt nước.

 Bể thu nước và giữ bụi sơn.

 Quạt hút: 5Hp.

 Bơm nước.

Công nghệ xử lý nâng cấp, cải tạo

Do trong thành phần sơn pha dung môi có dung môi butyl acetate nên ít nhiều sẽ
phát sinh hơi hợp chất hữu cơ là butyl acetate từ công đoạn phun sơn. Để tránh lượng
hơi hợp chất hữu cơ phát tán và để đảm bảo sức khỏe cho công nhân làm việc tại
xưởng sản xuất, công ty cho lắp than hoạt tính để xử lý lượng hơi hợp chất hữu cơ phát
sinh từ công đoạn phun sơn.

Hơi hợp chất hữu cơ sẽ được hút dẫn vào lớp lọc hấp phụ bằng than hoạt tính
theo hướng từ dưới lên, hơi hợp chất hữu cơ sẽ được giữ lại trong lớp than hoạt tính
này.

Quá trình xử lý bụi sơn và hơi hợp chất hữu cơ như sau: Bụi sơn, hơi dung môi
→ Màng lọc bụi sơn/ Màng nước → Quạt hút → Than hoạt tính → Ống thải.

Thông số kỹ thuật

Nhà máy lắp đặt 33 buồng phun sơn truyền thống để tiến hành phun sơn sản
phẩm.

Bảng 3.19. Các hệ thống xử lý bụi sơn hơi dung môi

Số lượng
Hạng mục Số lượng ống phát thải
(cái)

Buồng phun sơn tấm lọc 1 ống phát thải 06 06 ống phát thải

Buồng phun sơn tấm lọc 2 ống phát thải 01 02 ống phát thải

Buồng phun sơn tấm lọc 3 ống phát thải 18 54 ống phát thải

Buồng phun sơn tấm lọc đôi 01 04 ống phát thải

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 88


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Số lượng
Hạng mục Số lượng ống phát thải
(cái)

Buồng phun sơn màng nước 1 ống phát thải 06 06 ống phát thải

Buồng phun sơn tự động 01 01 ống phát thải

Cấu tạo và số lượng của buồng phun sơn kết hợp với hệ thống xử lý bụi và dung
môi như sau:

Bảng 3.20. Số lượng buồng sơn và thiết bị xử lý bụi sơn, hơi dung môi đi kèm

Số
TT Tên thiết bị Thông số kỹ thuật
lượng

- Buồng phun sơn có hình khối chữ nhật.

- Chất liệu thiết bị hấp thụ: 02 lớp giấy kraff


xếp chồng lên nhau, độ dày 65mm, nhiệt độ
Buồng phun sơn làm việc là 180oC. Giấy sẽ được sử dụng
kết hợp thiết bị đến khi bão hòa (bề mặt đã phủ kín) thì sẽ
1. màng khô hấp thụ được thay (khối lượng khoảng 30 kg/tháng 06
và lớp than hoạt và thu gom như chất thải nguy hại).
tính
- Lớp lọc than hoạt tính: 2 lớp. Tần suất thay
than: 03 tháng/lần (khối lượng khoảng 24
kg/lần thay và thu gom như chất thải nguy
hại).

- Buồng phun sơn có hình khối chữ nhật

Buồng phun sơn - Thể tích nước tại mỗi buồng khoảng 1 m3
kết hợp màng nước - Nước tuần hoàn được bơm lại vào máng
2. 27
và lớp than hoạt
Lớp lọc than hoạt tính: 2 lớp. Tần suất thay
tính
than: 03 tháng/lần (khối lượng khoảng 24
kg/lần thay và thu gom như chất thải nguy hại).

3. Quạt hút - Model: quạt đồng trục 5 Hp 73

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 89


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Số
TT Tên thiết bị Thông số kỹ thuật
lượng

- Vận tốc dòng khí: v = 3m/s

- Công suất: 3,75 kw – 1460 r/m

- Điện: 3 pha 380 V.

- Áp suất: 500 pa.

- Vật liệu: thép không gỉ, độ dày 1mm

3 Ống phát thải - Đường kính: D800 73

- Chiều cao: 9,5 m

(Nguồn: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế Việt Nam, 2022)

d) Hơi keo từ quá trình quét keo ghép gỗ và xử lý lỗi sản phẩm

Mặc dù hơi keo phát sinh trong quá trình sản xuất là thấp, tuy nhiên để đảm bảo
an toàn sức khỏe cho người lao động tại nhà xưởng, công ty hiện có một số biện pháp
sau nhằm đảm bảo chất lượng môi trường làm việc của người lao động như sau:

- Xưởng sản xuất được xây dựng rộng rãi nên hơi keo cũng được phân tán

- Nhà xưởng được thiết kế cao ráo và có độ thông thoáng tự nhiên tốt, làm giảm
nồng độ lượng hơi này trong phân xưởng.

- Lắp đặt các quạt công nghiệp trong nhà xưởng, nhằm tạo chế độ thông thoáng,
trao đổi không khí bên trong khu vực sản xuất với không khí tự nhiên bên ngoài.

- Trang bị khẩu trang cho công nhân lao động.

- Vệ sinh quét dọn thường xuyên trong phân xưởng

- Trồng cây xanh tạo bóng mát trao đổi không khí tự nhiên

3.3. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG
THƯỜNG

3.3.1. Khối lượng chất thải rắn thông thường

3.3.1.1. Chất thải rắn sinh hoạt

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 90


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công nhân viên tại cơ sở như
sau:

Bảng 3. 21. Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh

Nội dung

Số lượng công nhân viên 853 người

0,65 kg/người.ngày (theo Quyết định số 88/QĐ-UBND


Hệ số phát sinh rác sinh hoạt
ngày 13/01/2014 của UBND tỉnh Bình Dương)

Khối lượng rác thải phát sinh 554,45 kg/ngày

(Nguồn: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế Việt Nam, 2022)

Chất thải rắn sinh hoạt chứa các thành phần như: Thực phẩm thừa, giấy vụn, bao
bì nylon,… và các thành phần khác. Thành phần chất thải sinh hoạt có chứa 76 – 82%
chất hữu cơ và 18 – 24% các chất khác. Do có thành phần hữu cơ cao, nếu không được
quản lý tốt, chất thải rắn sinh hoạt sẽ phân hủy, gây mùi hôi khó chịu, làm ảnh hưởng
đến sức khoẻ con người. Đồng thời để lâu ngày sẽ tích tụ khối lượng lớn dần, tạo ra
các ổ dịch bệnh, ruồi muỗi phát triển. Ngoài ra, chất thải rắn sinh ra các chất khí độc
hại như CO2, CO, CH4, H2S, NH3,… gây ô nhiễm cục bộ môi trường không khí khu
vực Cơ sở. Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn sinh hoạt được trình bày
trong chương này.

3.3.1.3. Chất thải rắn không nguy hại

Các loại chất thải rắn thông thường phát sinh từ hoạt động sản xuất của của cơ sở
bao gồm các loại phế liệu gỗ từ dây chuyền sản xuất đồ gỗ gia dụng (gỗ vụn, mùn cưa,
dăm bào, bụi gỗ), các loại bao bì carton hỏng từ quá trình đóng gói sản phẩm,…Dựa
vào bảng “1.8. Cân bằng nguyên vật liệu và sản phẩm đầu ra” và tính chất hoạt động
thực tế của cơ sở, khối lượng chất thải rắn sản xuất thông thường được ước tính như
sau:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 91


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Bảng 3.22. Thành phần và khối lượng rác thải không nguy hại của cơ sở

Tên chất thải Khối lượng (tấn/năm)

Gỗ vụn 1.873

Bụi gỗ 70,3

Nguyên liệu đóng gói 0,04

Phụ kiện hỏng 0,921

Giấy nhám thải 0,86

Tổng 1.945,12

Như vậy, tổng khối lượng chất thải rắn sản xuất công nghiệp không nguy hại
phát sinh tại cơ sở là 1.945,12 tấn/năm.

3.3.2. Công trình, biện pháp thu gom chất thải rắn thông thường

3.3.2.1. Chất thải rắn sinh hoạt

Rác sinh hoạt sẽ được công ty thu gom và chứa trong các thùng chứa rác. Khu
vực văn phòng sẽ trang bị 04 thùng chứa loại 20-50 lít, khu vực nhà xưởng, khuôn
viên sẽ được trang bị thùng chứa loại 120 lít có nắp đậy kín. Công ty Cam kết sẽ xây
dựng nhà kho có diện tích khoảng 10 m2 để lưu chứa rác thải sinh hoạt, lượng chất thải
này sẽ được công ty hợp đồng với đội thu gom rác của KCN Rạch Bắp để được vận
chuyển đến khu tập trung rác của khu vực.

3.3.2.2. Chất thải rắn sản xuất thông thường

Chất thải rắn sản xuất thông thường bao gồm: gỗ vụn, ván vụn, bao bì, thùng
carton, giấy vụn,... Công ty cam kết sẽ xây dựng nhà chứa rác sản xuất với diện tích 20
m2 để lưu trữ rác sản xuất, bụi thu gom từ hệ thống xử lý bụi được chứa trong nhà
chứa bụi ngay tại hệ thống xử lý. Công ty sẽ có các biện pháp xử lý như sau:

- Trong quá trình sản xuất, mùn cưa, dăm bào, gỗ vụn phát sinh sẽ được công
nhân thu gom vào các thùng chứa tạm thời đặt trong khu sản xuất (để thuận
tiện việc thu gom, các thùng chứa được đặt gần các máy gia công). Khi thùng

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 92


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

chứa đầy hoặc đến cuối ca, công nhân sẽ chuyển các thùng chứa này về khu
chứa rác sản xuất tập trung.

- Mùn cưa, dăm bào, gỗ vụn, bụi gỗ có khả năng tái chế được bán lại cho các
đơn vị thu mua tận dụng làm phế liệu, nguyên liệu đốt.

- Các loại bao bì, thùng carton hỏng; giấy vụn, đinh ốc vít, bản lề,... hỏng được
công ty định kỳ bán lại cho các đơn vị thu mua phế liệu trên địa bàn.

- Các loại chất thải không thể tái chế sẽ được xử lý chung với rác thải sinh hoạt.

3.4. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

3.4.1. Khối lượng chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại của Nhà máy bao gồm mực in, bóng đèn huỳnh quang hỏng,
chất thải lẫn dầu, hóa chất và giẻ lau dính dầu, xỉ hàn, que hàn thải,…

Bảng 3.23. Thành phần, khối lượng và mã số chất thải nguy hại của từng loại

Trạng thái tồn


Khối lượng Mã
TT Tên chất thải tại
(kg/năm) CTNH
(rắn/lỏng/bùn)

Giẻ lau dính keo, sơn,


1 dung môi, dầu nhớt, dính Rắn 376,34 18 02 01
thành phần nguy hại

2 Hộp mực in, photo thải Rắn 17,11 08 03 06

3 Pin, ắc quy chì thải Rắn 25,66 19 06 01

Bóng đèn huỳnh quang


4 Rắn 85,53 16 01 06
thải

5 Keo thải Lỏng/Rắn 5,475 08 03 01

6 Dầu nhớt thải Lỏng 150 17 02 04

7 Bao bì đựng dung môi, Rắn 55.511,91 18 01 02


sơn, keo, dính thành phần

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 93


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Trạng thái tồn


Khối lượng Mã
TT Tên chất thải tại
(kg/năm) CTNH
(rắn/lỏng/bùn)

nguy hại bằng kim loại


thải

Bao bì đựng dầu nhớt, keo,


8 Rắn 347,82 18 01 03
sơn bằng nhựa thải

Than hoạt tính bão hòa (từ


10 Rắn 408 18 02 01
HTXL hơi dung môi)

11 Lưới lọc bụi sơn Rắn 360 18 02 01

12 Bùn thải Rắn 1.145,2 02 05 01

Tổng số lượng - 58.433 -

(Nguồn: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam), 2022)

Như vậy, tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở khi hoạt động tối
đa công suất khoảng 58.433 kg/năm. Chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở được lưu
trữ tại khu vực riêng. Công ty tiến hành ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom
vận chuyển và xử lý CTNH đúng quy định trong suốt quá trình hoạt động của cơ sở.

3.4.2. Công trình, biện pháp thu gom xử lý chất thải nguy hại của cơ sở

Biện pháp quản lý, xử lý chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở như sau:

- Công ty Cam kết sẽ xây nhà kho riêng với diện tích khoảng 30 m2 để chứa
chất thải nguy hại, thu gom toàn bộ chất thải nguy hại phát sinh và đưa về kho
chứa dành cho chất thải nguy hại để lưu trữ. Khu vực lưu giữ CTNH được
thiết kế theo hướng dẫn của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4317:86 - Nhà kho -
Nguyên tắc cơ bản thiết kế hoặc tiêu chuẩn quốc tế tương đương hoặc cao
hơn. Độ cao nền đảm bảo không bị ngập lụt; mặt sàn trong khu vực lưu giữ
CTNH được thiết kế để tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào; có sàn bảo
đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, chịu ăn mòn, không có
khả năng phản ứng hoá học với CTNH; sàn có đủ độ bền chịu được tải trọng
của lượng CTNH cao nhất theo tính toán; tường và vách ngăn bằng vật liệu

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 94


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

không cháy; có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ CTNH
bằng vật liệu không cháy; đất tự nhiên đầm chặt; lớp cát lót đế móng đầm chặt
dày 50; bê tông lót đế móng đá 4 × 6 M50 dày 100, bê tông móng đá 1 × 2
M250; nền bê tông tráng vữa xi măng, tường xây gạch tô 2 mặt, sơn nước; cột
BTCT; trần lợp tôn lạnh dày 3,2 zem; mái lợp tôn màu dày 4,2 zem; cửa ra
vào khung sắt, ba nô sắt. Trong nhà kho chứa có dán các bảng phân khu vực
chứa chất thải nguy hại như khu chứa “giẻ lau”, khu chứa “dầu nhớt thải”, khu
chứa “bóng đèn huỳnh quang, pin”…Trang bị các thùng chứa riêng cho từng
loại chất thải; dán nhãn, dấu hiệu nhận biết, dấu hiệu cảnh báo nguy hại trên
từng loại thùng chứa chất thải.

- Các thùng chứa chất thải như sau:

 01 thùng chứa loại 20 lít để lưu giữ giẻ lau dính dầu nhớt.

 02 thùng chứa loại 40 lít, có chiều cao để lưu giữ bóng đèn, pin, ăc-quy.

 Các thùng chứa 20 lít để lưu trữ các loại CTNH khác (mỗi mã CTNH
được lưu trữ riêng trong 01 thùng chứa).

- Dầu nhớt thải được chứa lại trong các thùng chứa của nhà cung cấp.

- Dung dịch hóa chất thải sẽ được chứa trong các thùng phuy 200 lít, đậy nắp
kín, kê trên pallet đặt trong nhà kho chứa CTNH. Các thùng chứa không
chồng lên nhau để tránh bị ngã tràn đổ hóa chất ra ngoài.

- Hướng dẫn công nhân cách thức phân loại, lưu chứa đúng loại chất thải theo
nhãn và dấu hiệu nhận biết dán trên các thùng chứa.

- Hợp đồng với đơn vị chức năng về xử lý chất thải nguy hại để bán (đối với các
loại chất thải có thể tái chế), thu gom và xử lý lượng chất thải nguy hại phát
sinh (đối với các loại chất thải không có khả năng tái chế và tái sử dụng).

Chủ Cơ sở sẽ tuân thủ các yêu cầu về thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất
thải như sau:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 95


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Phân loại Lưu trữ tạm Hợp đồng


Rác thải tại nguồn thời xử lý
sinh hoạt

Hợp đồng
Rác thải Phân loại Lưu trữ tạm
tại nguồn xử lý
sản xuất thời

Hợp đồng
Chất thải Phân loại Lưu trữ tạm xử lý
nguy hại tại nguồn thời

Hình 3.7. Tóm tắt quy trình thu gom chất thải rắn

3.5. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG

3.5.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung

Tiếng ồn của cơ sở chủ yếu phát sinh từ các nguồn sau:

 Từ hoạt động các phương tiện giao thông trong khuôn viên công ty

Khi cơ sở đi vào hoạt động, hàng ngày sẽ có các xe tải, container vận chuyển
nguyên vật liệu và sản phẩm ra vào công ty. Tuy nhiên, đây là nguồn gây ồn không
liên tục, thông thường các thời điểm phát sinh tiếng ồn lớn từ hoạt động giao thông là
lúc đầu và cuối mỗi ca sản xuất khi công nhân viên ra vào cơ sở để làm việc và khi
công ty nhập xuất hàng tập trung.

Ước tính, lượng phương tiện giao thông ra vào Cơ sở vào thời gian cao điểm là
863 lượt xe máy và 8 lượt xe ôtô. Các phương tiện này hoạt động không liên tục và
phân tán (tập trung cao nhất là khi công nhân của nhà máy vào ca và tan ca) nên mức
ồn phát sinh không liên tục.

 Tiếng ồn và độ rung từ hoạt động của các máy móc, thiết bị

Với ngành nghề của cơ sở, tiếng ồn và độ rung trong quá trình sản xuất phát sinh
từ các hoạt động các máy cưa cắt, lạng, máy chà nhám, thiết bị phun sơn và một số
thiết bị khác. Nếu xét riêng từng công đoạn thì nguồn ồn không đáng kể, nhưng ở
trong một dây chuyền sản xuất liên tục, nguồn ồn sẽ cộng hưởng gây ra ồn lớn. Nếu
không có những biện pháp hạn chế thì sẽ gây ảnh hưởng đến thính giác của công nhân
làm việc trực tiếp trong phân xưởng sản xuất,…

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 96


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Thực tế mức tiếng ồn cực đại ghi nhận tại các xưởng sản xuất đồ gỗ gia dụng
khoảng 78 - 88dB. Mức tiếng ồn này nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn
TCVS 3733/2002/BYT-QĐ qui định về chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn
khu sản xuất kinh doanh, thời gian công nhân sử dụng xe máy hay làm việc không
nhiều, không liên tục, trong cùng thời gian làm nhiều việc khác nhau trong khu xưởng
sản xuất. Hơn nữa, các hoạt động gây tiếng ồn lớn như máy cưa, máy xẻ gỗ chỉ hoạt
động vào một khoảng thời gian nhất định nên không gây tác động thường xuyên đến
môi trường xung quanh và sức khoẻ con người. Tác hại của tiếng ồn cường độ cao đối
với sức khoẻ con người được đưa ra trong bảng dưới đây:

Bảng 3.24. Tác động của tiếng ồn tới người nghe

Để hạn chế ảnh hưởng đến mức thấp nhất tới sức khỏe của người công nhân trực
tiếp sản xuất, chủ cơ sở sẽ áp dụng các biện pháp tích cực nhầm khống chế tác động
của nguồn ô nhiễm này sẽ được trình bày trong mục sau của chương này.

3.5.2. Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

Tiếng ồn và rung động phát sinh từ cơ sở chủ yếu ảnh hưởng đến công nhân
trong nội bộ sản xuất. Công ty cũng sẽ thực hiện một số biện pháp quản lý nhầm hạn
chế đến mức thấp nhất các ảnh hưởng có thể có của tiếng ồn và rung động tới môi
trường và sức khỏe của công nhân trực tiếp sản xuất, cụ thể như sau:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 97


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

- Kiểm tra độ cân bằng của các thiết bị máy móc trên nền nhà xưởng trong quá
trình lắp đặt và hiệu chỉnh nếu cần thiết.

- Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ các máy móc, thiết bị; thường xuyên kiểm tra
và bôi trơn các chi tiết chuyển động của máy móc, sửa chữa các mối hở của
thiết bị hoặc thay mới các máy móc bộ phận hoặc thiết bị hư hỏng để đảm bảo
an toàn và giảm bớt tiếng ồn trong các khu vực sản xuất. Thông thường, chu
kỳ bảo dưỡng đối với thiết bị mới là 4–6 tháng/lần, các thiết bị cũ là 3
tháng/lần.

- Bố trí các máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất một cách hợp lý, tránh
trường hợp các máy gây ồn cao cùng hoạt động và trong cùng một khu vực sẽ
gây cộng hưởng ồn, làm tăng độ ồn

- Trang bị nút chống ồn cho công nhân khi mức ồn của các máy móc vượt tiêu
chuẩn quy định

- Phân tán thời gian các xe chở nguyên vật liệu và sản phẩm ra vào Công ty để
tránh tình trạng các phương tiện về cùng một lúc gây ra cộng hưởng tiếng ồn
lớn.

3.6. PHƯƠNG ÁN PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

3.6.1. Công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước
thải

3.6.1.1. Sự cố có liên quan đến mạng lưới cấp thoát nước

Đối với mạng lưới cấp, thoát nước:

Khi Cơ sở đi vào hoạt động có thể xảy ra các sự cố liên quan đến mạng lưới cấp
thoát nước như:

- Sự cố về rò rỉ hoặc vỡ đường ống cấp thoát nước.

- Mạng lưới cấp thoát nước bị quá tải.

- Tắc đường ống cấp, thoát nước.

3.6.1.2. Sự cố có liên quan đến hệ thống xử lý nước thải

a) Đối với bể tự hoại:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 98


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Hầm tự hoại 3 ngăn là công trình xử lý nước thải bậc một (xử lý sơ bộ) giúp loại
bỏ các cặn lắng có trong nước thải, tránh tắc nghẽn đường ống thoát nước. Tuy nhiên,
về sử dụng lâu dài có thể xảy ra các sự cố không mong muốn như:

- Tắc nghẽn bồn cầu hoặc tắc đường ống dẫn dẫn đến phân, nước tiểu không
tiêu thoát được.

- Tắc đường ống thoát khí bể tự hoại gây mùi hôi thối trong nhà vệ sinh hoặc có
thể gây nổ hầm cầu.

b) Đối với HTXL nước thải tập trung của cở sở

Đối với HTXL nước thải chung của cơ sở, nếu không được thường xuyên theo
dõi, bảo trì sẽ gây ra một số sự cố không mong muốn như sau:

 Máy bơm không khởi động được làm cho nước thải bị ứ đọng

 Hệ thống bị nghẹt rác làm cho nước thải chảy không đồng đều gây ảnh
hưởng đến chất lượng nước sau khi xử lý

 Ống nước bị rò rỉ làm nước thải tràn ra bên ngoài

c) Đối với hệ thống xử lý nước thải sản xuất

Nếu không biết cách pha hóa chất đưa vào hệ thống xử lý nước thải thì có thể sẽ
gây nguy hiểm cho người pha; không cẩn trọng trong quá trình vận hành có thể gây ra
điện giật gây nguy hiểm đến tính mạng.

Đối với các máy móc, thiết bị nếu không được thường xuyên theo dõi, bảo trì sẽ
gây ra một số sự cố không mong muốn như:

 Bơm không khởi động được hay vừa hoạt động thì dừng ngay

 Lưu lượng nước không có nên hệ thống không thể hoạt động

 Bơm không liên tục làm cho máy móc nhanh giảm công suất sản xuất

 Chuyển đổi hộp số gây ồn đến khu vực xung quanh.

 Đường ống tắc nghẽn dẫn đến nước chảy không liên tục giảm hiệu quả xử lý

3.6.1.3. Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trương có liên quan đến nước thải

a) Đối với bể tự hoại, bể đường ống cấp nước

Thường xuyên theo dõi hoạt động của bể tự hoại, bảo trì, bảo dưỡng định kỳ,
tránh các sự cố có thể xảy ra như:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 99


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

- Tắc nghẽn bồn cầu hoặc tắc đường ống dẫn dẫn đến phân, nước tiểu không
tiêu thoát được. Do đó, phải thông bồn cầu và đường ống dẫn để tiêu thoát
phân và nước tiểu.
- Tắc đường ống thoát khí bể tự hoại gây mùi hôi thối trong nhà vệ sinh hoặc
có thể gây nổ hầm cầu. Trường hợp này phải tiến hành thông ống dẫn khí
nhằm hạn chế mùi hôi cũng như đảm bảo an toàn cho nhà vệ sinh.
- Bể tự hoại đầy phải tiến hành hút hầm cầu.
- Sự cố rò rỉ, vỡ đường ống cấp thoát nước:
 Đường ống cấp, thoát nước phải có đường cách ly an toàn.
 Thường xuyên kiểm tra và bảo trì những mối nối, van khóa trên hệ
thống đường ống dẫn đảm bảo tất cả các tuyến ống có đủ độ bền và độ kín
khít an toàn nhất.
 Không có bất kỳ các công trình xây dựng trên đường ống dẫn nước.
b) Đối với HTXL nước thải tập trung của cở sở
Thường xuyên theo dõi hoạt động của HTXL nước thải chung của cơ sở, bảo trì,
bảo dưỡng, định kỳ, cụ thể như sau:

 Vận hành và bảo trì các máy móc thiết bị trong hệ thống thường xuyên theo
đúng hướng dẫn kỹ thuật của nhà cung cấp.
 Các thiết bị trong mỗi bể xử lý như máy bơm,... đều được lắp đặt thêm 01 bộ
dự phòng nhằm đảm bảo chạy luân phiên nhau nâng cao tuổi thọ thiết bị, đặc
biệt đảm bảo quá trình vận hành được liên tục, tránh bị động và phụ thuộc
khi bị hỏng máy móc thiết bị. Máy móc thiết bị hỏng sẽ được sửa chữa thay
thế ngay;
 Lấy mẫu và phân tích chất lượng nước thải sau xử lý định kỳ nhằm đánh giá
hiệu quả hoạt động của hệ thống xử lý;
 Báo ngay cho nhà cung cấp – đơn vị thiết kế hệ thống xử lý nước thải để
cùng với chủ đầu tư có biện pháp khắc phục kịp thời khi hệ thống xử lý xảy
ra sự cố. Trường hợp cần thiết Công ty sẽ giảm quy mô sản xuất hoặc dừng
hẳn toàn bộ hoạt động sản xuất của Nhà máy để kịp thời khắc phục sự cố.

c) Đối với hệ thống xử lý nước thải sản xuất


Trước khi vận hành hệ thống cần kiểm tra tất cả các máy móc, thiết bị, một số giải
pháp cụ thệ như sau:

 Đối với máy bơm không khởi động được hay vừa hoạt động thì dừng ngay
thì người vận hành cần nối điện, kiểm tra tủ điện điều khiển, kiểm tra bơm và

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 100
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

làm sạch cánh, tăng tốc vòng.


 Đối với việc lưu lượng không có thì cần mở van trước khi bơm hoạt động,
nối điện lại
 Đối với bơm không liên tục thì cần kiểm tra nến van bị lỗi, kiểm tra cường
độ dòng điện.
 Đối với việc chuyển đổi hộp số gây ồn thì cần kiểm tra lại và thay mới nếu
cần, chỉnh dây căng.
 Để tránh tắc nghẽn đường ống dẫn nước thải cần phải thường xuyên kiểm tra
và làm sạch rác ở hố bơm vào bếp tiếp nhận nước thải.
 Vớt lá cây, giẻ, bao nilong, vật lạ rơi vào các bể chứa.
 Định kỳ vớt cặn nổi trên bề mặt của bể và làm vệ sinh xung quanh các bể
chứa.

Thường xuyên tập huấn về an toàn lao động cũng như đào tạo vững chắc các kiến
thức có liên quan đến vận hành hệ thống cho Cán bộ, công nhân viên phụ trách hệ
thống. Một số lưu ý khi vận hành pha chế hóa chất cũng như khi sửa chữa, bảo trì thiết
bị như sau:

 Khi đang thực hiện pha chế hóa chất, NVH phải:
 Mặc đầy đủ quần áo bảo hộ lao động (BHLĐ)
 Mang giầy BHLĐ chống trơn trượt
 Mang khẩu trang, đeo kính bảo vệ mắt
 Mang găng tay cao su bảo vệ
 Hành vi tuyệt đối bị nghiêm cấm:
 Cúi sát đầu hoặc chui người vào bồn chứa hóa chất.
 Đưa tay, chân vào bồn
 Đưa cây que hoặc vật dụng cầm tay khác vào bồn khi máy khuấy đang
hoạt động
 Khi đang thực hiện công tác sửa chữa, bảo trì thiết bị, người vận hành phải:
 Khoanh vùng thiết bị cần sửa chữa bảo trì để đảm bảo không gian thực
hiện. Lên kế hoạch chi tiết để đảm bảo thời gian tiến hành bảo trì sửa
chữa là ngắn nhất. Chuẩn bị đầy đủ vật tư thay thế, chi tiết trước khi tiến
hành công việc.
 Tắt hoàn toàn động cơ cần sửa chữa, bảo trì.
 Treo biển cảnh báo tại tủ điện để thông báo cho người khác biết rằng
đang thực hiện công tác sửa chữa, bảo trì thiết bị.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 101
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

 Nếu thiết bị được bảo trì sửa chữa nằm cạnh và gần một thiết khác đang
hoạt động và có khả năng gây nguy hiểm cho người thực hiện công việc
thì cũng phải tạm ngưng thiết bị.

3.6.2. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với bụi, khí thải
3.6.2.1. Các sự cố môi trường đối với bụi, khí thải

 Đường ống dẫn bụi, khí thải bị hư hỏng do tác động bên ngoài như rách,
thủng, vỡ. Khi đó khí thải sẽ không được thu gom mà phát tán ra môi trường
thông qua các lỗ thủng rách gây ảnh hưởng đến môi trường không khí bên
trong nhà xưởng.
 Quạt hút bị hư hỏng đột xuất, bụi và khí thải sẽ không được hút và thoát ra
ngoài mà tác động trực tiếp tới công nhân sản xuất.
 Quạt hút khí thải bị hỏng không được sữa chữa kịp thời dẫn đến hệ thống
không hoạt động.
 Thiết bị túi vải, thiết bị hấp thụ hơi dung môi bị hỏng dẫn đến không hoạt
động, khí thải không được xử lý.
 Than hoạt tính bão hòa, không hấp thụ được hơi dung môi dẫn đến hơi dung
môi phát thải vào môi trường không khí bị vượt quy chuẩn cho phép.

3.6.2.2. Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường có liên quan đến bụi và khí thải

 Phân công người vận hành, quản lý hệ thống xử lý khí thải và báo cáo
thường xuyên tình trạng hoạt động của trang thiết bị cho ban giám đốc.
 Cán bộ vận hành phải thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của các
thiết bị thu gom, xư lý khí thải từ hệ thống xử lý.
 Trang bị dự phòng các chi tiết dễ hư hỏng như: đinh, ốc vít, các loại đai thép
bọc ống quạt hút,... để thay thế kịp thời các chi tiết hư hỏng.
 Trường hợp sự cố không tự khắc phục được chủ Cơ sở sẽ hợp đồng với các
đơn vị chuyên môn, hợp tác với cơ quan chức năng hỗ trợ khắc phục, xử lý.

3.6.3. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn hóa chất


3.6.3.1. Các sự cố liên quan tràn đổ hóa chất
Để tăng tính thẩm mỹ và độ bền cho các sản phẩm, công ty đã sử dụng một lượng
lớn sơn và dung môi pha sơn cho quá trình sản xuất; sử dụng dầu nhớt để bảo trì máy
móc. Các loại nguyên, nhiên liệu này có nhiệt độ bắt cháy thấp và gây độc cho con
người cũng như sinh thái.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 102
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Nguồn nguyên, nhiên liệu này nếu không được lưu giữ và quản lý chặt chẽ, dễ
xảy ra các sự cố làm rò rỉ, tràn đổ sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường không
khí, nguồn nước mặt, đất và nguồn nước ngầm.

Khi xảy ra sự cố tràn đổ hóa chất gây ra các tác động như sau:

- Gây cháy nổ nếu gặp phải nguồn điện, lửa;


- Tiêu hao nguồn nguyên liệu của Công ty;
- Ảnh hưởng xấu đến môi trường và hệ sinh thái khu vực;
- Gây ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân viên.
Với các tác động xảy ra khi tràn đổ hóa chất, Công ty luôn chú trọng đến công
tác lưu trữ và bảo quản. Các biện pháp giảm thiểu được đề cập trong phần sau.

3.6.3.2. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn hóa chất


Để giảm thiểu sự cố rò rỉ, tràn đổ hóa chất tại nhà máy, công ty sẽ thực hiện một
số biện pháp như sau:

- Bố trí nhà kho riêng để lưu trữ sơn gốc dung môi. Các yêu cầu đối với kho
chứa hóa chất như sau:

+ Nhà kho thiết kế phải chịu được lửa, nhiệt độ cao, không phản ứng hóa
học và không thấm chất lỏng. Sàn nhà phải thiết kế chỗ chứa hóa chất rò rỉ
hoặc tràn đổ và bề mặt không gồ ghề để dễ dọn sạch. Tường bên ngoài
phải chịu được lửa ít nhất là 30 phút; tất cả các bức tường đều không thấm
nước; bề mặt bên trong cửa tường trơn nhẵn, có thể rửa một cách dễ dàng
và không bắt bụi. Nếu kho được xây dựng đơn lẻ thì mái phải làm bằng
một vật liệu khó cháy và thông hơi dễ dàng khi cháy;
+ Có lối ra, vào phù hợp với những cửa chịu lửa được mở hướng ra ngoài.
Cửa phải có kích cỡ tương xứng để cho phép vận chuyển một cách an toàn
(lối đi chính phải rộng tối thiểu 1,5 m). Các cửa bên trong nên là loại cửa
lò xo mở hai hướng và đóng tự động.
+ Có chỗ chứa hóa chất tràn đổ hoặc rò rỉ để bảo vệ môi trường bên ngoài.
Hóa chất tràn đổ trong hố chứa sẽ được thu gom, chứa trong thùng chứa
chuyên dụng và đưa về nhà kho chứa CTNH.
+ Được giữ khô và tránh được sự gia tăng nhiệt độ. Trong điều kiện quá
nóng hoặc quá lạnh, hầu hết các hóa chất phản ứng, hư hại bao gói và
thùng chứa và có thể dẫn đến việc rò rỉ hóa chất;

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 103
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

- Các hóa chất còn thừa sau mỗi ngày sử dụng sẽ được bao bọc cẩn thận và lưu
chứa trong kho và có phân biệt với hóa chất chưa sử dụng, để thuận tiện cho
công tác sử dụng vào ngày sản xuất sau.

- Kho lưu trữ thường xuyên được kiểm tra sự ngăn nắp, sạch sẽ, thông thoáng.

- Trong kho chứa cần phân thành nhiều khu để lưu chứa từng loại hóa chất khác
nhau và có dán bảng để công nhân có thể nhận biết và lấy đúng loại hóa chất
cần sử dụng.

- Bố trí một nhân viên có kinh nghiệm và trình độ để quản lý kho chứa hóa chất
và có thể giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả khi có sự cố
xảy ra.

Sơ đồ ứng phó sự cố tràn đổ hóa chất như sau:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 104
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

> 20
lít Thông báo cho
Tràn đổ
cán bộ an toàn
hóa chất
Cách ly
≤ 20 an toàn
lít

Sử dụng vật liệu ngăn Tuân theo sự


chảy tràn và hấp phụ hóa điều động của
chất cán bộ an toàn

Thu dọn chất thải và


chuyển vào kho

Viết báo cáo: nguyên


nhân sự cố và biện pháp
khắc phục

Gửi đến các bên có liên


quan

Kết thúc

Hình 3.8. Sơ đồ ứng phó sự cố tràn đổ hóa chất

Ngoài ra Chủ đầu tư sẽ tiến hành công tác đánh giá thiệt hại, xác định những hư
hại và phần cần sửa chữa để có kế hoạch cụ thể khắc phục, báo cáo cơ quan chức năng
nếu gây hậu quả nghiêm trọng.

Công ty cam kết tuân thủ các quy định của Luật Hóa chất, các Nghị định và
Thông tư hướng dẫn về việc khai báo, sử dụng, vận chuyển, bảo quản hóa chất.

3.6.4. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ


3.6.4.1 Các sự cố cháy nổ
Nguy cơ cháy nổ xảy ra tại nhà máy do các nguyên nhân như sau:

Do tính chất của ngành nghề nên sẽ có một lượng lớn sơn, dung môi, keo và gỗ
là những loại vật liệu dễ cháy. Vì vậy, nếu quá trình lưu giữ không đúng quy định,

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 105
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

công nhân không tuân thủ các quy định về phòng cháy nên nếu sự cố cháy nổ xảy ra sẽ
lan đến khu vực lưu chứa nguyên liệu, kho thành phẩm, kho phế liệu gây cháy nổ trên
diện rộng, gây thiệt hại về kinh tế và con người tại nhà máy.

Ngoài sự cố cháy nổ đặc trưng cho loại hình sản xuất của cơ sở, một số nguyên
nhân khác có thể dẫn đến cháy nổ tại nhà máy như sau:

- Cháy do dùng điện quá tải: Quá tải là hiện tượng tiêu thụ điện quá mức tải của
dây dẫn. Nếu dùng thêm nhiều dụng cụ tiêu thụ điện khác mà không được tính
trước, điện phải cung cấp nhiều, cường độ của dây dẫn lên cao và gây hiện
tượng quá tải.

- Cháy do chập mạch: Chập mạch là hiện tượng các pha chập vào nhau, dây
nóng chạm vào dây nguội, dây nóng chạm đất làm điện trở mạch ngoài rất
nhỏ, dòng điện trong mạch tăng rất lớn làm cháy lớp cách điện của dây dẫn và
làm cháy thiết bị tiêu thụ điện.

- Cháy do sét đánh: Sự cố do sét đánh là một trường hợp tự nhiên, nguy cơ xảy
ra vào mùa mưa và cũng là một nguồn hiểm họa vô cùng.

- Không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về cấm lửa, phòng cháy chữa cháy

Khi sự cố cháy nổ xảy ra nhà máy sẽ bị thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng
đến các khu vực xung quanh.

3.6.4.2. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ

 Biện pháp chung

- Các máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất của công ty sẽ có hồ sơ lý
lịch đi kèm (nguồn gốc, các thông số kỹ thuật) và thường xuyên được kiểm tra
giám sát tình trạng hoạt động các thiết bị này.

- Lắp đặt hệ thống chống sét tại các điểm cao nhất của nhà xưởng theo quy định
số 76/QĐ ngày 02/03/1983. Điện trở tiếp đất xung kích < 10  khi điện trở
suất của đất < 50.000 /cm2. Điện trở tiếp đất xung kích > 10  khi điện trở
suất của đất > 50.000 /cm2.

- Số lượng các thiết bị PCCC đã trang bị được tính toán và lắp đặt dựa trên diện
tích nhà xưởng, đặc trưng của quá trình sản xuất và khối lượng chất cháy nổ
lưu trữ thường xuyên tại nhà xưởng.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 106
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

- Đường nội bộ trong nhà máy đã được thiết kế và xây dựng với chiều rộng mặt
đường từ 5-8 m, thông suốt đảm bảo tia nước phun từ vòi rồng của xe cứu hoả
có thể khống chế được bất kỳ lửa phát sinh ở vị trí nào trong nhà xưởng.

- Sắp xếp cách bố trí máy móc thiết bị đảm bảo trật tự, gọn gàng và có khoảng
cách an toàn cho công nhân làm việc khi có sự cố xảy ra.

- Tất cả các hạng mục, công trình trong nhà xưởng đều được trang bị các bình
cứu hoả cầm tay, đặt ở những vị trí thích hợp nhất để tiện việc sử dụng và
phải thường xuyên tiến hành kiểm tra sự hoạt động tốt của bình.

- Các nguyên vật liệu dễ cháy, hóa chất gây cháy được lưu trữ trong nhà kho,
cách ly với các loại nguyên vật liệu khác.

- Giảm tới mức thấp nhất lượng chất cháy, nổ trong khu vực sản xuất.

- Đối với cán bộ, công nhân viên của đơn vị phải có trách nhiệm bảo quản và
đặt phương tiện chữa cháy đúng vị trí đã quy định.

- Hết giờ làm việc trước khi ra về cán bộ, công nhân viên chức luôn có ý thức
và trách nhiệm tắt hết các đèn, quạt và kiểm tra tình trạng an toàn phòng cháy,
chữa cháy khu vực làm việc

- Tổ chức tập huấn công tác phòng chống cháy nổ cho các nhân viên của nhà
máy.

- Cấm tuyệt đối hút thuốc tại các phân xưởng, nhà kho,…

- Tổ chức định kỳ thao diễn cứu hoả với sự cộng tác chặt chẽ của cơ quan
phòng cháy, chữa cháy chuyên nghiệp.

Quy trình ứng phó với sự cố cháy nổ tại nhà máy được mô tả trong sơ đồ sau:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 107
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Cháy nổ

Báo động an toàn cho


toàn nhà máy

Thông báo cho lãnh đạo


nhà máy

C Báo cho đội


Nghiêm trọng? Cắt điện PCCC

Không
Thoát hiểm nếu cần
Dập lửa

Thu dọn hiện trường Kết hợp với


đội PCCC để
dập lửa
Điều tra và viết báo cáo
sự cố

Kết thúc

Hình 3.9. Quy trình ứng phó sự cố cháy nổ

 Các phương tiện chữa cháy

 Trạm bơm, bể nước chữa cháy:

- Trạm bơm chữa cháy gồm: 01 máy bơm chữa cháy động cơ điện Q = 407m3/h,
H = 70m; 01 máy bơm chữa cháy động cơ Ddiessel Q = 407m3/h, H =70m; 01
máy bơm bù áp động cơ điện Q = 15m3/h, H =80m.

- Bể nước chữa cháy: khối tích 480m3

 Hệ thống chữa cháy bằng nước

- Đã thi công, lắp đặt các trụ nước chữa cháy ngoài nhà theo bản vẽ thẩm duyệt
về PCCC, lắp đặt 10 trụ chữa cháy ngoài nhà, tại trụ có bố trí đầy đủ lăng, vòi
chữa cháy.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 108
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

- 01 họng chờ tiếp nước xe chữa cháy ngoài nhà

- Hệ thống chữa cháy trong nhà (họng nước trong nhà):

 Họng nước chữa cháy vách tường: Lắp đặt 50 họng nước chữa cháy vách
tường trong nhà, tại các họng chữa cháy có bố trí đầy đủ lăng, vòi chữa
cháy.

 Đường ống cấp nước chữa cháy: Mạng vòng, đường ống chính STK
D168mm, D140mm, D114mm, D60mm, D34mm.

- Hệ thống chữa cháy tự động: 2.000 đầu Spinkler.

 Hệ thống báo cháy tự động

- Trung tâm báo cháy: 01 tủ trung tâm báo cháy loại 24 kênh.

- Đầu báo cháy: 32 đầu báo cháy Beam, 70 đầu báo cháy khói.

- Chuông báo cháy, nút ấn: 32 nút ấn, 32 chuông báo cháy.

 Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dấn thoát nạn (EXIT):

Các đèn chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn được bố trí trên cửa thoát nạn và
các lối đi, lối thoát nạn, sảnh, hành lang.

Hình 3.10. Đèn chiếu sáng chỉ dẫn thoát nạn

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 109
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

 Trang bị phương tiện PCCC ban đầu:

Bình chữa cháy BC – 8Kg: 100 bình

3.6.5. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố có liên quan đến nhiệt độ
3.6.5.1. Các sự cố liên quan đến nhiệt độ
Do Việt Nam có khí hậu nóng ẩm nên nhiệt độ cao là một trong những yếu tố tác
động đến sức khỏe của công nhân lao động nếu không có biện pháp khống chế. Mái
nhà xưởng làm bằng tôn nên bức xạ mặt trời qua mái nhà xưởng sẽ làm gia tăng nhiệt
độ bên trong nhà xưởng.

Nhiệt độ cao có thể gây những tai biến nguy hiểm cho con người. Khi con người
tiếp xúc nhiệt độ ở quá ngưỡng cho phép sẽ gây ra các triệu chứng như rối loạn điều
hòa nhiệt, say nóng, mất nước và mất muối khoáng… Cơ thể con người chống đỡ với
nhiệt chủ yếu bằng cách mất nhiệt qua da khi tiếp xúc với khí mát, nếu nhiệt độ bên
ngoài bằng nhiệt độ cơ thể thì sự mất nhiệt bằng bức xạ và đối lưu giảm dẫn đến cơ thể
chống đỡ bằng cách ra mồ hôi và xung huyết ngoại biên. Sự giãn mạch ngoại biên có
thể làm tụt áp, thiếu máu não. Ra mồ hôi nhiều gây khát dữ dội nếu uống nước mà
không có thêm muối thì gây giảm Clo trong huyết tương. Lượng muối mất cao nếu
không bù đắp sẽ gây các tai biến do giảm Clo như: nhức đầu, mệt mỏi, nôn và đặc biệt
là co rút cơ ngoài ý muốn, nếu làm việc lâu dài sẽ gây chứng đau đầu kinh niên.

Tham khảo kết quả giám sát môi trường của các công ty sản xuất đồ gỗ gia dụng
thì nhiệt độ trong môi trường lao động dao động khoảng từ 30,7 – 32 0C đảm bảo đạt
tiêu chuẩn Vệ sinh lao động TCVS 3733-2002/QĐ-BYT. Tuy nhiên, trong những ngày
thời tiết nắng nóng có thể làm cho nhiệt độ tăng cao ảnh hưởng đến sức khỏe công
nhân viên. Vì vậy, cơ sở sẽ có những biện pháp kiểm soát để giảm nhiệt độ trong nhà
xưởng, tạo chế độ làm việc mát mẻ, thoải mái cho công nhân viên làm việc.

3.6.5.2. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố có liên quan đến nhiệt độ

Để giảm ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm cao tới sức khỏe của công nhân lao
động trong khu vực của cơ sở, trong quá trình thiết kế xây dựng cơ sở, công ty có biện
pháp hạn chế tác động của nguồn ô nhiễm này như: sử dụng các vật liệu cách nhiệt
như tôn lạnh, gạch chống nóng đồng thời thiết kế nhà xưởng có hướng sao cho sử
dụng được sự thông thoáng tự nhiên. Ngoài ra trong quá trình lắp đặt thiết bị và hoạt
động, công ty sẽ thực hiện một số biện pháp như sau:

- Thường xuyên kiểm tra, bảo trì hệ thống máy móc để phát hiện ra những sai
phạm và kịp thời sửa chữa.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 110
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

- Trên mái một số nhà xưởng và nhà kho trang bị các quả cầu thông gió và trang
bị thêm các quạt công nghiệp cục bộ và quạt thông gió tại các nhà xưởng
nhằm tăng cường khả năng thông gió, làm giảm nhiệt độ và độ ẩm trong
xưởng sản xuất. Tốc độ gió trong khu vực làm việc của công nhân đạt 1,5 m/s
và độ ẩm dưới 80%.

- Diện tích cây xanh được trồng tại nhà máy chiếm khoảng 20% tổng diện tích.
Cây xanh được trồng là các loại cây có tán rộng nên đây sẽ là mảng xanh tạo
bóng mát, hạn chế bức xạ mặt trời, điều hòa vi khí hậu trong nhà xưởng.

3.6.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó các sự cố có liên quan đến vận hành lò hơi

3.6.6.1. Các sự cố có liên quan đến vận hành lò hơi

Các sự cố có liên quan tới lò hơi như sau:

- Lò hơi bị cạn nước: Đèn báo hết nước kêu, Không thấy nước trong ống
thủy. Nhiệt độ vỏ lò nóng bất thường có thể gây nổ và cháy;

- Áp suất trong lò hơi vượt quá mức quy định có thể dẫn đến phát nổ;

- Lò hơi bị biến dạng, phồng móp, xì hở;

- Áp kế, ống thủy, van an toàn, rơ le áp suất, bộ điều khiển bơm nước bị hư

- Có tiếng kêu lạ ở trong nồi, trong các thiết bị phụ

- Có sự cố điện hay hỏa hoạn đe dọa

3.6.6.2. Các biện pháp ứng phó, phòng ngừa sự cố lò hơi

Khi lò hơi xảy ra các sự cố thì cần nhanh chóng thực hiện các giải pháp sau:

- Tắt quạt hút, quạt thổi, bơm nước

- Cúp cầu dao tổng

- Lấy hết của thừa, tro nóng trong lò ra

- Nâng van an toàn để xả hết áp suất trong nồi

- Báo cáo cấp trên

(Đặc biệt lưu ý, Cấm tuyệt đối bơm nước vào lò hơi khi lò hơi đã cạn nước)

Để lò hơi hoạt động tốt, tăng tuổi thọ và an toàn thì Công ty thường xuyên vệ
sinh cũng như bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 111
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

CHƯƠNG IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP

MÔI TRƯỜNG
4.1. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI VÀ YÊU CẦU
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI THU GOM, XỬ LÝ

4.1.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải

Không thuộc đối tượng phải cấp phép môi trường đối với nước thải theo quy
định tại Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường (do nước thải sau xử lý được đấu nối vào hệ
thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của KCN Rạch Bắp, không xả ra môi
trường).
4.1.2. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý nước thải
4.1.2.1. Công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải
a) Mạng lưới thu gom nước thải từ các nguồn phát sinh để đưa vào hệ thống xử lý
nước thải.
Nguồn số 01 là nguồn nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân
viên. Toàn bộ lượng nước thải rửa tay chân của công nhân viên chảy theo hệ thống
ống nhựa và được thu gom đấu nối thẳng vào bể điều hòa của hệ thống xử lý nước thải
tập trung của Công ty. Đối với nước thải nhà vệ sinh (bồn cầu, bồn tiểu) sau khi được
xử lý sơ bộ qua bể tự hoại 3 ngăn (Cơ sở có 03 bể tự hoại, mỗi bể có thể tích 50 m3)
cũng sẽ được đấu nối vào bể điều hòa của hệ thống xử lý nước thải tập trung của Công
ty. Nước thải sau khi được xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011, cột B và theo cống
thoát nước thải trong khu nhà xưởng và chảy vào cống thoát nước của KCN Rạch Bắp
tại 01 điểm đấu nối trên đường D10, về trạm XLNT tập trung của KCN để tiếp tục
được xử lý đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường.
Nguồn số 02 là nguồn nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của công ty.
Toàn bộ nước thải phát sinh từ quá trình xả cặn đáy lò hơi, từ hệ thống hấp phụ bụi
sơn và hơi dung môi sẽ được xử lý qua hệ thống xử lý nước thải sản xuất có công suất
05 m3. Nước thải sau khi được xử lý sẽ tiếp tục đưa vào bể điều hòa của hệ thống xử lý
nước thải tập trung của Công ty để tiếp tục xử lý chung với nước thải sinh hoạt. Nước
thải sau xư lý sẽ đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011, cột B và theo cống thoát nước thải
trong khu nhà xưởng và chảy vào cống thoát nước của KCN Rạch Bắp tại 01 điểm đấu
nối trên đường D10, về trạm XLNT tập trung của KCN để tiếp tục xử lý đạt quy chuẩn
trước khi thải ra môi trường.
b) Công trình, thiết bị xử lý nước thải:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 112
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Công ty có hai công trình xử lý nước thải, đó là công trình xử lý nước thải sản
xuất và Công trình xử lý nước thải tập trung, cụ thể như sau:
Công trình xử lý nước thải sản xuất:
 Tóm tắt quy trình công nghệ: Nước thải sản xuất  Hố thu gom tập trung
 Bể điều chỉnh pH  Bể phản ứng  Bể tạo bông  Bể lắng hóa lý 
Nước thải đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B
 Công suất thiết kế của hệ thống xử lý nước thải sản xuất là 5 m3.
 Thông số kỹ thuật của hệ thống được trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.1. Thông số kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải sản xuất
STT Hạng mục Thông số kỹ thuật
- Kích thước thiết kế: Dài x Rộng x Cao = 3,2m x
1,0m x 1,4m
 Chiều cao hữu dụng: H1 = 1m;
1 Hố thu gom tập trung
 Chiều cao tổng: H2 = 1,4m;
 Thể tích lưu chứa: V = 3,2m3.
- Bơm nước thải: 02 bơm, 0,74kw-380V/50Hz

- Kích thước: Dài x Rộng x Cao = 0,6 m x 0,6m x


1,2m (x 2 bể)
 Chiều cao hữu dụng: H1 = 1m
 Chiều cao tổng: H2 = 1,2 m
2 Bể keo tụ + tạo bông
 Thể tích lưu chứa: V = 0,36 m3
- Bơm định lượng hóa chất: 03 cái 18 lít/hr-
220V/50Hz.
- Motor khuấy: 02 bộ (1/4HP) 380/50Hz.

- Kích thước: Dài x rộng x cao = 1,2 m x 1,2m x


3m
 Chiều cao thân bể: 1,8m
3 Bể lắng hóa lý  Chiều cao hình chóp nón: 0,9m
 Chiều cao chân: 0,3 m
- Chiều cao hữu dụng: H1 = 2,7m
- Chiều cao tổng: H2 = 3m

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 113
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Hệ thống xử lý nước thải tập trung

 Tóm tắt quy trình công nghệ: Nước thải sinh hoạt, nước thải sau hệ thống
XLNT sản xuất  Bể điều hòa  Bể FBR (lắp giá thể cố định)  Bể FBR
(Lắp giá thể cố định)  Nước thải đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B.

 Hệ thống xử lý nước thải tập trung được thiết kế với công suất 25m3/ngày.

 Hệ thống xử lý nước thải tập trung của cơ sở có thông số kỹ thuật được


trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.2. Thông số kỹ thuật HTXL nước thải tập trung

STT Hạng mục Thông số kỹ thuật

- Thể tích xây dựng: 4,8m x 2,6m x 3,2m =


39,93m3

- Chiều cao hữu dụng: H1 = 2,5m

- Chiều cao xây dựng: H2= 3,2m


01 Bể điều hòa
- Thể tích chứa nước: 4,8m x 2,6m x 2,5m =
31,2m3

- Bơm nước thải 1 Hp = 02 cái

- Phao điện điều khiển = 01 cái

- Thể tích xây dựng: 02 bể x (4,7m x 2,6m x


3,2m) = 78,2m3.

- Chiều cao hữu dụng: H1 = 2,8m

02 Bể FBR (02 bể) - Chiều cao xây dựng: H2 = 3,2m

- 01 bơm nước thải AIR-LIFT

- 02 máy thổi khí 5Hp

- 01 bơm định lượng hóa chất 18lít/giờ

c) Hệ thống, thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục: Không thuộc trường hợp
phải quan trắc nước thải tự động, liên tục theo quy định tại khoản 2 Điều 97 Nghị định
số 08/2022/NĐ-CP

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 114
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

d) Biện pháp, công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố:

 Cần thường xuyên kiểm tra ống thoát khí của bể tự hoại, nếu phát hiện có hư
hỏng hoặc bị nghẹt ống thoát khí thì Công ty sẽ nhanh chóng khắc phục và sữa
chữa.

 Khi bể tự hoại bị tắc nghẽn, cần thuê các đơn vị có chức năng để thu gom, xử
lý.

 Khi bể tự hoại có hiện tượng gây mùi khó chịu cần sử dụng các chế phẩm sinh
học đổ vào bồn cầu để giảm thiểu mùi hôi.

 Tăng cường kiểm tra giám sát các đường ống thu gom, khi phát hiện đường ống
dẫn bị rò rỉ nước cần khắc phục kịp thời để nước thải không bị tràn ra bê ngoài.

 Thường xuyên tập huấn các kỹ năng vận hành cũng như bảo đảm an toàn sức
khỏe cho người vận hành.

 Thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng theo dõi thiết bị để kịp thời có phương án
khắc phục kịp thời các sự cố xảy ra.

 Đảm bảo chất lượng các bể chứa nước theo đúng quy định về xây dựng

 Báo ngay cho cơ quan có chức năng về môi trường các sự cố không thể khắc
phục để được hỗ trợ về kỹ thuật và có biện pháp khắc phục kịp thời.

4.1.2.2. Kế hoạch vận hành thử nghiệm

a) Kế hoạch vận hành thử nghiệm

Sau khi nhận được giấy phép môi trường, dự kiến Công ty sẽ thực hiện vận hành
thử nghiệm trong 03 ngày liên tục (dự kiến từ ngày 15/05/2023 đến ngày 17/5/2023).
Mỗi Công trình sẽ được lấy một mẫu sau xử lý trong 03 ngày liên tiếp để đánh giá hiệu
quả xử lý của các công trình. Kế hoạch vận hành thử nghiệm được trình bày trong
bảng sau:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 115
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Bảng 4.3. Kế hoạch vận hành thử nghiệm đối với công trình xử lý nước thải tập trung

Vị trí lấy
STT Thông số Số mẫu Tần suất Thời gian
mẫu

01 mẫu nước Độ màu, pH,


thải đầu ra sau COD, Amoni
01 ngày/lần Đợt 1: 15/05/2023
xử lý của hệ (N-NH4+),
thống xử lý tổng Nitơ, 03 mẫu (trong 03 Đợt 2: 16/05/2023
nước thải tập tổng ngày) Đợt 3: 17/05/2023
trung phosphor,
tổng Coliform

Các thông số có trong nước thải phải đạt tiêu chuẩn tiếp nhận đầu vào của KCN
Rạch Bắp

b) Các yêu cầu bảo vệ môi trường

Thu gom, xử lý toàn bộ nước thải của cơ sở, bảo đảm đáp ứng theo yêu cầu đấu
nối, tiếp nhận nước thải của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công
nghiệp Rạch Bắp, không xả thải trực tiếp ra môi trường.

Công ty chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc thực hiện đấu nối nước thải về hệ
thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp Rạch Bắp để tiếp tục xử
lý trước khi xả thải ra môi trường.

4.2. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI KHÍ THẢI

4.2.1. Nguồn phát sinh khí thải

Khí thải phát sinh từ Cơ sở gồm có 44 nguồn, cụ thể như sau:

 Nguồn số 01: Khí thải từ hệ thống túi vải hút bụi KRM 1;

 Nguồn số 02: Khí thải từ hệ thống túi vải hút bụi KRM 2;

 Nguồn số 03: Khí thải từ hệ thống túi vải hút bụi KRM 3;

 Nguồn số 04: Khí thải từ hệ thống túi vải hút bụi KRM 4;

 Nguồn số 05: Khí thải từ hệ thống túi vải hút bụi KRM 5;
 Nguồn số 06: Khí thải từ hệ thống túi vải hút bụi KRM 6;

 Nguồn số 07: Khí thải từ hệ thống túi vải hút bụi KRM 7;

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 116
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

 Nguồn số 08: Khí thải từ hệ thống túi vải hút bụi KRM 8;

 Nguồn số 9: Khí thải từ buồng sơn 1;

 Nguồn số 10: Khí thải từ buồng sơn 2;


 Nguồn số 11: Khí thải từ buồng sơn 3;

 Nguồn số 12: Khí thải từ buồng sơn 4;

 Nguồn số 13: Khí thải từ buồng sơn 5;


 Nguồn số 14: Khí thải từ buồng sơn 6;

 Nguồn số 15: Khí thải từ buồng sơn 7;

 Nguồn số 16: Khí thải từ buồng sơn 8;

 Nguồn số 17: Khí thải từ buồng sơn 9;

 Nguồn số 18: Khí thải từ buồng sơn 10;

 Nguồn số 19: Khí thải từ buồng sơn 11;

 Nguồn số 02: Khí thải từ buồng sơn 12;

 Nguồn số 21: Khí thải từ buồng sơn 13;

 Nguồn số 22: Khí thải từ buồng sơn 14;

 Nguồn số 23: Khí thải từ buồng sơn 15;

 Nguồn số 24: Khí thải từ buồng sơn 16;

 Nguồn số 25: Khí thải từ buồng sơn 17;

 Nguồn số 26: Khí thải từ buồng sơn 18;

 Nguồn số 27: Khí thải từ buồng sơn 19;

 Nguồn số 28: Khí thải từ buồng sơn 20;

 Nguồn số 29: Khí thải từ buồng sơn 21;


 Nguồn số 30: Khí thải từ buồng sơn 22;

 Nguồn số 31: Khí thải từ buồng sơn 23;


 Nguồn số 32: Khí thải từ buồng sơn 24;

 Nguồn số 33: Khí thải từ buồng sơn 25;

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 117
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

 Nguồn số 34: Khí thải từ buồng sơn 26;

 Nguồn số 35: Khí thải từ buồng sơn 27;

 Nguồn số 36: Khí thải từ buồng sơn 28;

 Nguồn số 37: Khí thải từ buồng sơn 29;

 Nguồn số 38: Khí thải từ buồng sơn 30;

 Nguồn số 39: Khí thải từ buồng sơn 31;

 Nguồn số 40: Khí thải từ buồng sơn 32;

 Nguồn số 41: Khí thải từ buồng sơn 33;

 Nguồn số 42: Khí thải từ lò hơi.

4.2.2. Dòng khí thải, vị trí xả khí thải

4.2.2.1. Dòng khí thải

a) Ống thải sau hệ thống xử lý bụi gỗ

Khí thải phát sinh tại các công đoạn gia công, định hình gỗ sẽ được thu gom và
đưa về hệ thống xử lý bụi gỗ để xử lý. Sau khi được xử lý, khí thải sẽ được thải trực
tiếp ra môi trường bên ngoài thông qua các ống thải của các hệ thống xử lý bụi. Số
lượng ống thải của hệ thống xử lý bụi gỗ là 12 ống thải, do đó cơ sở có 12 dòng thải
đối với khí thải là bụi gỗ.

b) Ống thải sau hệ thống xử lý bụi sơn và hơi dung môi

Khí thải phát sinh tại công đoạn sơn của cơ sở sau khi phát sinh sẽ được thu gom
và đưa vào hệ thống xử lý bụi sơn và hơi dung môi để xử lý. Sau khi được xử lý, khí
thải sẽ được thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài thông qua các ống thải của các hệ
thống xử lý bụi sơn và hơi dung môi. Số lượng ống thải sau hệ thống xử lý bụi sơn và
hơi dung môi là 73 ống thải, cụ thể như sau:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 118
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Bảng 4.4. Số lượng ống thải của hệ thống xử lý bụi sơn và hơi dung môi

Số lượng Số lượng
Hệ thống xử lý bụi sơn và hơi dung Số lượng
ốngthải dòng thải
môi (Cái)
(Ống) (Dòng)

Buồng phun sơn màng nước 1 ống phát


07 07 07
thải

Buồng phun sơn màng nước 3 ống phát


18 54 54
thải

Buồng phun sơn màng nước 2 ống phát


01 02 02
thải

Buồng phun sơn màng nước đôi 01 04 04

Buồng phun sơn tấm lọc 1 ống phát thải 06 06 06

Tổng 73 73

(Nguồn: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế Việt Nam, 2022)

c) Ống thải của lò hơi

Lò hơi có 01 ống phát thải do đó có 01 dòng thải từ hoạt động của lò hơi

4.2.2.2. Vị trí xả thải (theo tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 105045’, múi chiếu 30)

Vị trí, phương thức xả khí thải của cơ sở được trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.5. Vị trí, phương thức xả khí thải của cơ sở

Tọa độ VN-2000 Phương


Nguồn
STT Vị trí xả khí thải thức xả
thải
X Y khí thải

Ống thải Ống thải 01 1231258 584263


Nguồn Xả khí
1 sau hệ
thải số 01 thải gián
thống xử lý Ống thải 02 1231261 584272

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 119
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

bụi gỗ đoạn
Ống thải 03 1231266 584283

Ống thải 04 1231269 584293

Ống thải 05 1231268 584299

Ống thải 06 1231287 584367

Ống thải 07 1231287 584369

Ống thải 08 1231294 584375

Ống thải 09 1231296 584384

Ống thải 10 1231298 584394

Ống thải 11 1231299 584398

Ống thải 12 1231299 584402

Ống thải 01 1231157 584384

Ống thải 02 1231164 584392

Ống thải 03 1231156 584384

khí thải đã Ống thải 04 1231157 584385


xử lý sau
than hoạt Ống thải 05 1231158 584874 Xả khí
Nguồn
2 tính của hệ thải gián
thải số 02
thống xử lý Ống thải 06 1231152 584372 đoạn
khí buồng
Ống thải 07 1231153 584374
sơn tại
xưởng gỗ Ống thải 08 1231154 584377

Ống thải 09 1231155 584364

Ống thải 10 1231153 584368

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 120
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Ống thải 11 1231153 584377

Ống thải 12 1231167 584354

Ống thải 13 1231169 584365

Ống thải 14 1231167 584362

Ống thải 15 1231165 584358

Ống thải 16 1231167 584354

Ống thải 17 1231170 584375

Ống thải 18 1231169 584373

Ống thải 19 1231170 584372

Ống thải 20 1231183 584388

Ống thải 21 1231187 584382

Ống thải 22 1231184 584379

Ống thải 23 1231188 584376

Ống thải 24 1231198 584364

Ống thải 25 1231194 584365

Ống thải 26 1231190 584370

Ống thải 27 1231202 584333

Ống thải 28 1231187 584336

Ống thải 29 1231194 584341

Ống thải 30 1231216 584330

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 121
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Ống thải 31 1231213 584330

Ống thải 32 1231210 584331

Ống thải 33 1231229 584326

Ống thải 34 1231226 584327

Ống thải 35 1231221 584328

Ống thải 36 1231241 584322

Ống thải 37 1231238 584323

Ống thải 38 1231235 584325

Ống thải 39 1231245 584321

Ống thải 40 1231254 584319

Ống thải 41 1231252 584320

Ống thải 42 1231248 584321

Ống thải 43 1231256 584318

Ống thải 44 1231257 584318

Ống thải 45 1231256 584318

Ống thải 46 1231259 584322

Ống thải 47 1231264 584347

Ống thải 48 1231263 584344

Ống thải 49 1231261 584342

Ống thải 50 1231270 584358

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 122
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Ống thải 51 1231268 584356

Ống thải 52 1231267 584354

Ống thải 53 1231248 584363

Ống thải 54 1231251 584361

Ống thải 55 1231253 584361

Ống thải 56 1231243 584352

Ống thải 57 1231229 584357

Ống thải 58 1231227 584346

Ống thải 59 1231227 584346

Ống thải 60 1231230 584369

Ống thải 61 1231232 584368

Ống thải 62 1231232 584368

Ống thải 63 1231234 584369

Ống thải 64 1231214 584373

Ống thải 65 1231217 584372

Ống thải 66 1231199 584378

Ống thải 67 1231200 584379

Ống thải 68 1231198 584378

Ống thải 69 1231217 584429

Ống thải 70 1231228 584368

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 123
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Ống thải 71 1231187 584324

Ống thải 72 1231183 584326

Ống thải 73 1231214 584373

Nguồn Ống thải tại Xả khí


3 thải số 03 lò hơi Ống thải số 01 1231264 584255 thải gián
đoạn

4.2.2.3 Lưu lượng xả thải tối đa

Lưu lượng xả thải tối đa của tất cả cả các nguồn được lấy dựa theo công suất tối
đa của quạt hút tại mỗi hệ thống, cụ thể như sau:

 Nguồn số 01: Công suất quạt hút của nguồn 01 là 66.817 m3/h do đó lưu
lượng xả thải tối đa là 66.817 m3/h;

 Nguồn số 02: Công suất quạt hút của nguồn 02 là 171.417 m3/h do đó lưu
lượng xả thải tối đa là 171.417 m3/h;

 Nguồn số 03: Công suất quát hút của nguồn 03 là 171.417 m3/h do đó lưu
lượng xả thải tối đa là 171.417 m3/h;

 Nguồn số 04: Công suất quạt hút của nguồn 04 là 104.600 m3/h; do đó lưu
lượng xả thải tối đa là 104.600 m3/h;

 Nguồn số 05: Công suất quạt hút của nguồn 04 là 36.427 m3/h; do đó lưu
lượng xả thải tối đa là 36.427 m3/h;

 Nguồn số 06: Công suất quạt hút của nguồn 05 là 133.634 m3/h; do đó lưu
lượng xả thải tối đa là 133.634 m3/h;

 Nguồn số 07: Công suất quạt hút của nguồn 07 là 171.417 m3/h; do đó lưu
lượng xả thải tối đa là 133.634 m3/h;

 Nguồn số 08: Công suất quạt hút của nguồn 08 là 66.817 m3/h do đó lưu
lượng xả thải tối đa là 66.817 m3/h;

 Nguồn số 09-41: Công suất quạt hút của mỗi nguồn từ nguồn số 09 đến
nguồn 41 là 11.060,61 m3/h do đó lưu lượng xả thải tối đa của mỗi nguồn từ
nguồn 09 đến nguồn 41 là 11.060,61 m3/h;

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 124
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

 Nguồn số 42: Khi hoạt động tối đa công suất, ước tính mỗi giờ lò hơi cần sử
dụng khoảng 90 kg củi do đó lượng khí thải sẽ sinh ra khoảng 380,7 m3/h
nên lưu lượng xả khí thải tối đa của lò hơi là 380,7 m3/h.

4.2.2.3. Phương thức xả khí thải: Dòng khí thải sau khi được xử lý sẽ được xả ra môi
trường, gián đoạn (Công ty có 01 ca sản xuất, mỗi ca có 01 tiếng).

4.2.2.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm:

Các chất ô nhiễm và giá trị của các chất ô nhiễm trong các dòng khí thải của
Công ty được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.6. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong dòng

khí thải của cơ sở

Giá trị giới hạn


Giá trị giới hạn
STT Chất ô nhiễm Đơn vị QCVN
QCVN
19:2009/BTNMT, cột B,
20:2009/BTNMT
Kp=0,9; Kv=1

I. Đối với dòng khí thải sau HTXL bụi gỗ

1 Lưu lượng - - -

2 Bụi mg/Nm3 200 -

II. Đối với dòng khí thải sau HTXL bụi sơn và hơi dung môi

1 Lưu lượng - - -

2 Bụi mg/Nm3 200 -

3 n-Butyl Acetate mg/Nm3 - 950

III. Đối với dòng khí thải sau ống thải của lò hơi

1 Bụi mg/Nm3 200

2 SO2 mg/Nm3 500

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 125
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Giá trị giới hạn


Giá trị giới hạn
STT Chất ô nhiễm Đơn vị QCVN
QCVN
19:2009/BTNMT, cột B,
20:2009/BTNMT
Kp=0,9; Kv=1

3 NOx mg/Nm3 850

4 CO mg/Nm3 1000

4.2.3. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý khí thải

4.2.3.1. Mạng lưới thu gom khí thải từ các nguồn phát sinh bụi, khí thải để đưa về
hệ thống xử lý bụi, khí thải

− Đối với bụi gỗ: Tại mỗi máy gia công sẽ được lắp đặt từ 1-4 đường ống ruột gà
để hút và đưa bụi vào đường ống dẫn chung. Đường ống ruột gà có đường kính
từ 125-140mm. Từ đường ống ruột gà, bụi sẽ được dẫn vào ống góp được làm
bằng thép không gỉ, đường kính ống góp từ 300-400mm. Từ ống góp, bụi sẽ
được dẫn về ống chính (đường ống thu gom và đưa về thiết bị xử lý), đường
ống chính được làm bằng thép không gỉ, có đường kính từ 500-600mm. Sau đó
bụi sẽ được đưa vào hệ thống túi vải hút bụi KRM.

− Đối với bụi sơn và hơi dung môi: Người lao động sẽ tiến hành phun sơn tại các
buồng sơn. Khí thải phát sinh sẽ được quạt hút của các buồng sơn đưa qua
màng lọc (màng lọc nước hoặc màng lọc bằng sợi thủy tinh) để lọc đi các bụi
sơn. Sau khi lọc bụi sơn, khí thải sẽ được lọc tiếp tục qua màng lọc than hoạt
tính để loại bỏ đi hơi dung môi có trong khí thải. Khí sau khi được lọc qua than
hoạt tính sẽ được thải ra ngoài môi trường. Tại buồng phun sơn, mỗi ống thải có
công suất quạt hút là 11.060,61 m3/h.

− Đối với khí thải từ lò hơi: Khí thải phát sinh từ quá trình đốt sẽ ra khỏi buồng
đốt, buồng hơi đi vào bộ lộc khô (lọc thứ cấp 01). Tại lọc bụi khô, được thiết kế
trụ hút giữa tâm. Khí thải vào lọc khô đi xoắn tròn thành vòng xoắn ly tâm, sau
đó vào trụ hút ra ngoài. Nhờ thiết kế theo dạng vòng xoắn ly tâm, lượng bụi
trong khí thải được giữ lại một phần lớn lượng tro bụi. Tại lọc bụi nước, lượng
khí thải được quạt hút, hút không khí và thổi mạnh vào mặt nước của lọc nước.
Lượng bụi còn lại trong khí thải dính vào bề mặt nước, lắng đọng lại. Trong bộ
lọc nước có hai cấp phun nước giúp tạo nước theo dạng mưa. Những hạt nước

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 126
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

sẽ giữ lại lượng bụi còn xót lại, rơi xuống lọc nước. Tại đây, lượng bụi đã được
xử lý sạch, không còn nguy hại.

− Thông số kỹ thuật của các hệ thống xử lý bụi gỗ KRM được trình bày trong
bảng sau:

Bảng 4.7. Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý bụi gỗ KRM

Số
STT Thiết bị Đơn vị Thông số
lượng

- Năng lực xử lý:500~800Pa

- Nồng độ bụi:≤8mg/m3

- Hiệu quả loại bỏ bụi:≥99.5%


Hệ thống túi vải hút
1 Bồn lọc 08 - Thông số kỹ thuật túi lọc:
bụi KRM
đường kính 150mm,dài
3000mm

- Kết cấu bồn: Hộp được ghép


bằng tôn mạ kẽm dày 2mm

- 07 quạt ly tâm công suất


:66.817m3/h

- 04 quạt ly tâm công suất:


104.600 m3/h
2 Quạt ly tâm cái 12 - 01 quạt lý tâm công suất: 36.427
m3/h

- Các đường ống kết nối thiết bị


sử dụng ống xoắn mạ kẽm có độ
dày 1,2mm, 0,95mm và 0,7mm.

Ống được làm bằng thép không


3 Ống thải cái 12 gỉ, có đường kính từ 500-
600mm.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 127
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

− Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý bụi sơn và hơi dung môi được trình bày
trong bảng sau:

Bảng 4.8. Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý bụi sơn và hơi dung môi

Số
TT Tên thiết bị Thông số kỹ thuật
lượng

- Buồng phun sơn có hình khối chữ nhật.

- Chất liệu thiết bị hấp thụ: 02 lớp giấy kraff


xếp chồng lên nhau, độ dày 65mm, nhiệt độ
Buồng phun sơn làm việc là 180oC. Giấy sẽ được sử dụng
kết hợp thiết bị đến khi bão hòa (bề mặt đã phủ kín) thì sẽ
4. màng khô hấp thụ được thay (khối lượng khoảng 30 kg/tháng 06
và lớp than hoạt và thu gom như chất thải nguy hại).
tính
- Lớp lọc than hoạt tính: 2 lớp. Tần suất thay
than: 03 tháng/lần (khối lượng khoảng 24
kg/lần thay và thu gom như chất thải nguy
hại).

- Buồng phun sơn có hình khối chữ nhật

Buồng phun sơn - Thể tích nước tại mỗi buồng khoảng 1 m3
kết hợp màng nước - Nước tuần hoàn được bơm lại vào máng
5. 27
và lớp than hoạt
Lớp lọc than hoạt tính: 2 lớp. Tần suất thay
tính
than: 03 tháng/lần (khối lượng khoảng 24
kg/lần thay và thu gom như chất thải nguy hại).

- Model: quạt đồng trục 5 Hp

- Vận tốc dòng khí: v = 3m/s

6. Quạt hút - Công suất: 3,75 kw – 1460 r/m 73

- Điện: 3 pha 380 V.

- Áp suất: 500 pa.

3 Ống phát thải - Vật liệu: thép không gỉ, độ dày 1mm 73

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 128
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Số
TT Tên thiết bị Thông số kỹ thuật
lượng

- Đường kính: D800

- Chiều cao: 9,5 m

4.2.3.2. Hệ thống, thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục: Không có

4.2.3.3. Biện pháp, công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố:

 Luôn trang bị các thiết bị dự phòng cho hệ thống xử lý quạt hút.

 Thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ hệ thống.

 Đào tạo đội ngũ công nhân nắm vững quy trình vận hành và có khả năng sửa
chữa, khắc phục khi sự cố xảy ra.

 Trong trường hợp sự cố thiết bị, nhanh chóng khắc phục sự cố và sử dụng thiết
bị dự phòng cho hệ thống trong khi khắc phục sự cố.

4.2.4. Kế hoạch vận hành thử nghiệm

Sau khi nhận được giấy phép môi trường, dự kiến Công ty sẽ thực hiện vận hành
thử nghiệm trong 03 ngày liên tục (dự kiến từ ngày 15/05/2023 đến ngày 17/5/2023).
Mỗi Công trình sẽ được lấy một mẫu sau xử lý trong 03 ngày liên tiếp để đánh giá hiệu
quả xử lý của các công trình. Kế hoạch lấy mẫu khí thải sau xử lý trong giai đoạn vận
hành được trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.9. Kế hoạch lấy mẫu khí thải trong giai đoạn vận hành thử nghiệm

Vị trí lấy mẫu Thông số Tần suất Thời gian

Khí thải sau HTXL


Bụi 01 ngày/lần Đợt 1: 15/05/2023
bụi gỗ
(trong 03 Đợt 2: 16/05/2023
ngày) Đợt 3: 17/05/2023

Khí thải sau HTXL


Butyl Acetate, Bụi
bụi sơn

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 129
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

4.2.5. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường

− Thu gom, xử lý bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở, bảo đảm đáp ứng
quy định về giá trị giới hạn cho phép của chất ô nhiễm.

− Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi có bất kỳ thông số nào không đạt yêu cầu
quy định và phải ngừng ngay việc xả khí thải để thực hiện các biện pháp khắc
phục.

− Bố trí đủ nguồn lực, thiết bị, bảo đảm vận hành thường xuyên, hiệu quả các
công trình thu gom, xử lý bụi, khí thải.

− Phải có biện pháp tăng cường kiểm soát, giảm thiểu mùi hôi trong quá trình sản
xuất, xử lý và lưu giữ chất thải.

− Công ty chịu hoàn toàn trách nhiệm khi xả bụi, khí thải không đảm bảo các yêu
cầu tại Giấy phép này ra môi trường.

4.3. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN VÀ ĐỘ RUNG

4.3.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung
4.3.1.1. Nguồn ồn, rung
Nguồn phát sinh tiếng ồn, rung của cơ sở chủ yếu từ các nguồn sau đây:
– Nguồn số 01: Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ khu vưc gia công, định hình gỗ tại
tầng 1 của nhà xưởng 1;
– Nguồn số 02: Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ khu vực gia công, định hình gỗ tại
tầng 1 của nhà xưởng 3;
– Nguồn số 03: Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ khu vực sơn UV;
– Nguồn số 04: Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ khu vực chà nhám của nhà xưởng
1;
– Nguồn số 05: Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ khu vực chà nhám của nhà xưởng
3;
– Nguồn số 06: Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ khu vực phun sơn;
– Nguồn số 07: Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ quá trình đóng gói thành phẩm;
– Nguồn số 08: Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ hoạt động của các phương tiện
giao thông trong khuôn viên Công ty.
Tuy nhiên, đối với nguồn số 08 là nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung không liên
tục, không cố định và thấp nên chủ cơ sở chỉ xin cấp phép đối với nguồn từ số 01 đến
số 04.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 130
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

4.3.1.2. Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung


Tọa độ của các khu vực phát sinh tiếng ồn, độ rung chủ yếu được trình bày trong bảng
sau:
Bảng 4.10. Tọa độ các điểm phát sinh tiếng ồn chủ yếu của cơ sở
Tọa độ
Nguồn Khu vực
X Y
Gia công, định hình gỗ tại
Nguồn 1 tầng 1 của nhà xưởng 1 1231190 584314

Gia công, định hình gỗ tại


Nguồn 2 1231204 584416
tầng 1 của nhà xưởng 3
Nguồn 3 Sơn UV 1231202 584356
Nguồn 4 Chà nhám của nhà xưởng 1 1231225 584297
Nguồn 5 Chà nhám của nhà xưởng 3 1231242 584404
Nguồn 6 Phun sơn truyền thống 1231211 584354
Nguồn 7 Đóng gói thành phẩm 1231142 584422
4.3.1.3. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn và độ rung
Tiếng ồn, độ rung phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và
QCVN 26:2010/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn, QCVN
27:2010/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung, cụ thể như sau:
Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn tại nơi làm việc:
Bảng 4.11. Giá trị giới hạn tiếng ồn nơi làm việc

Từ 6 giờ đến Từ 21 giờ đến Tần suất quan


TT Ghi chú
21 giờ (dBA) 6 giờ (dBA) trắc định kỳ

1 70 55 - Khu vực thông thường


Giá trị giới hạn đối với độ rung:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 131
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Bảng 4.12. Giá trị giới hạn của độ rung đối với khu vực thông thường

Thời gian áp dụng trong ngày


và mức gia tốc rung cho phép
(dB) Tần suất quan
TT Ghi chú
trắc định kỳ
Từ 6 giờ đến Từ 21 giờ đến
21 giờ 6 giờ

1 70 60 - Khu vực thông thường

4.3.2. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với tiếng ồn, độ rung

4.3.2.1. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

Để giảm thiểu tiếng ồn và độ rung, chủ cơ sở sẽ thực hiện các biện pháp sau:

– Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn:

 Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy móc, thiết bị định kỳ, đảm bảo
động cơ hoạt động ổn định để giảm thiểu tiếng ồn.

 Có biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung cho công nhân.

 Bố trí thời gian lao động thích hợp tại các khâu gây ồn, hạn chế tối đa số
lượng công nhân có mặt tại nơi có độ ồn cao.

 Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên và theo dõi chặt chẽ việc sử dụng các
phương tiện bảo hộ lao động của công nhân.

– Công trình, biện pháp giảm thiểu độ rung: Đối với thiết bị có công suất lớn, lắp
đặt gối lên các đệm cao su, không tiếp xúc trực tiếp với chân đế bằng bê tông,
từ đó giảm thiểu độ rung khi hoạt động. Định kỳ kiểm tra độ mài mòn của chi
tiết động cơ, thay thế dầu bôi trơn.

4.3.2.2. Các yêu cầu về bảo vẹ môi trường

− Các nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung phải được giảm thiểu bảo đảm nằm
trong giới hạn cho phép quy định tại Phần 4.3.1.3.

− Định kỳ bảo dưỡng, hiệu chuẩn đối với các thiết bị để hạn chế phát sinh tiến
ồn, độ rung.

4.4. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN

Chủ cơ sở xin được cấp phép đối với chất thải rắn, cụ thể như sau:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 132
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

4.4.1. Đối với chất thải rắn sinh hoạt

 Thiết bị lưu chứa: Bao bì, thùng chứa loại 20-50 lít, loại 120 lít và 240 lít có
nắp đậy
 Kho lưu chứa:
 Diện tích kho lưu chứa: 10m2
 Thiết kế, cấu tạo của kho: Tường được dựng bằng tôn, mái tôn, nền bê tông
– Khối lượng, chất thải sinh hoạt phát sinh được trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.13. Khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh
TT Loại chất thải phát sinh Trạng thái Số lượng (kg/tháng)
1 Rác thải sinh hoạt Rắn 14.415,7
Tổng cộng 14.415,7
(Nguồn: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam))
4.4.2. Đối với chất chất thải rắn công nghiệp thông thường
− Thiết bị lưu chứa: Bao bì, thùng chứa có dung tích 240 lít
− Kho lưu chứa:
 Diện tích kho lưu chứa: 20m2
 Thiết kế, cấu tạo của kho: Tường gạch và tôn bao kín, mái tôn, nền bê tông
− Khối lượng, chủng loại chất thải công nghiệp phát sinh được trình bày trong
bảng sau:
Bảng 4.14. Thành phần và khối lượng rác thải không nguy hại tại cơ sở

Tên chất thải Mã quản lý chất thải Khối lượng (tấn/năm)

Gỗ vụn 09 01 03 1.873

Bụi gỗ 09 01 03 70,3

Nguyên liệu 18 01 05
0,04
đóng gói

Phụ kiện hỏng 11 04 03 0,921

Giấy nhám thải 07 03 18 0,86

Tổng - 1.945,12

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 133
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

4.4.3. Đối với chất thải nguy hại


 Thiết bị lưu chứa: Bao bì, thùng rác loại dung tích 20 lít, 40 lít và 200 lít
 Kho lưu chứa:
 Diện tích kho lưu chứa: 30m2
 Thiết kế, cấu tạo của kho: Có tường gạch, bao xung quanh là mái tôn và
được xây cao so với nền xung quanh, có mái che bằng tôn, nền bê tông.
Khu vực lưu giữ CTNH có thiết bị, dụng cụ phòng cháy chữa cháy, có biển
báo theo đúng quy định.
 Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại phát sinh được trình bày trong bảng
sau:
Bảng 4.15. Thành phần và khối lượng chất thải nguy hại xin được cấp phép

Trạng thái tồn


Khối lượng Mã
TT Tên chất thải tại
(kg/năm) CTNH
(rắn/lỏng/bùn)

Giẻ lau dính keo, sơn,


1 dung môi, dầu nhớt, dính Rắn 376,34 18 02 01
thành phần nguy hại

2 Hộp mực in, photo thải Rắn 17,11 08 03 06

3 Pin, ắc quy chì thải Rắn 25,66 19 06 01

Bóng đèn huỳnh quang


4 Rắn 85,53 16 01 06
thải

5 Keo thải Lỏng/Rắn 5,475 08 03 01

6 Dầu nhớt thải Lỏng 150 17 02 04

Bao bì đựng dung môi,


sơn, keo, dính thành phần
7 Rắn 55.511,91 18 01 02
nguy hại bằng kim loại
thải

8 Bao bì đựng dầu nhớt, keo, Rắn 347,82 18 01 03

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 134
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Trạng thái tồn


Khối lượng Mã
TT Tên chất thải tại
(kg/năm) CTNH
(rắn/lỏng/bùn)

sơn bằng nhựa thải

Than hoạt tính bão hòa (từ


10 Rắn 408 18 02 01
HTXL hơi dung môi)

11 Lưới lọc bụi sơn Rắn 360 18 02 01

12 Bùn thải Rắn 1.145,2 02 05 01

Tổng số lượng - 58.433 -

(Nguồn: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam))


 Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với việc lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất
thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại:
o Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải nguy hại:
 Thiết bị lưu chứa: Trang bị thùng chứa có nắp đậy chuyên dụng, đảm bảo
không rò rỉ, có dán nhãn ghi tên phân loại chất thải và biển báo nguy hiểm
tùy tính chất của chất thải.
 Kho lưu chứa:
- Diện tích kho: 30 m2.
- Thiết kế, cấu tạo: Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại đáp ứng các yêu
cầu sau: mặt sàn trong khu vực lưu giữ chất thải nguy hại bảo đảm kín khít,
không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, chịu ăn mòn, có mái che kín nắng,
mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ chất thải nguy hại, có biện pháp cách ly với
các loại chất thải nguy hại hoặc nhóm chất thải nguy hại khác có khả năng
phản ứng hoá học với nhau; khu lưu giữ chất thải nguy hại phải bảo đảm
không chảy tràn chất lỏng ra bên ngoài khi có sự cố rò rỉ, đổ tràn;
- Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại phải trang bị các dụng cụ, thiết bị,
vật liệu sau: có đầy đủ thiết bị, dụng cụ phòng cháy chữa cháy theo quy định
của pháp luật về phòng cháy chữa cháy; hợp sơ cứu vết thương; có vật liệu
hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò
rỉ, rơi vãi, đổ tràn chất thải nguy hại ở thể lỏng; có biển dấu hiệu cảnh báo,

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 135
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

phòng ngừa phù hợp với loại chất thải nguy hại được lưu giữ theo tiêu chuẩn
Việt Nam về dấu hiệu cảnh báo liên quan đến chất thải nguy hại và có kích
thước tối thiểu 30 cm mỗi chiều.
- Công ty thực hiện lưu trữ và chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu
gom và xử lý chất thải nguy hại theo đúng Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT
ngày 10 tháng 01 năm 2022 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng
01 năm 2022.
o Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường:
 Thiết bị lưu chứa: Chất thải rắn công nghiệp thông thường được thu gom
vào kho chứa riêng biệt.
 Kho lưu chứa:
- Kho lưu chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường, diện tích: 20
m2.
- Thiết kế, cấu tạo: Tường gạch và tôn bao kín, mái tôn, nền kho được
bê tông hóa, có gờ chắn để ngăn nước mưa chảy tràn vào bên trong kho. Nhà
kho phải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng theo quy định của
pháp luật.
o Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt:
 Thiết bị lưu chứa: Các thùng rác chuyên dụng thu gom chất thải sinh hoạt
trong khuôn viên nhà máy.
 Kho lưu chứa:
- Diện tích lưu chứa: 10m2
- Thu gom: Bố trí thùng rác PVC dung tích 20-50 lít đặt trong nhà vệ
sinh, văn phòng, để thu gom chất thải sinh hoạt, xung quanh nhà xưởng bố trí
thùng chứa dung tích 120 lít. Cuối ngày công nhân vệ sinh sẽ đưa chất thải
sinh hoạt ra tại khu chứa để đơn vị thu gom tới thu gom.
- Lưu trữ: Sử dụng thùng rác dung tích 240 lít có nắp đậy để lưu trữ
chất thải sinh hoạt để chờ đơn vị có chức năng đến thu gom.
- Công ty ký hợp đồng với đơn vị có chức năng đến thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải theo đúng quy định.
o Yêu cầu chung đối với thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải nguy hại,
chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn sinh hoạt:
Các thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải nguy hại, chất thải rắn công

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 136
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

nghiệp thông thường, chất thải rắn sinh hoạt phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy
định tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 137
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

CHƯƠNG V: KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ


Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) đã đăng ký và được cấp giấy chứng
nhận đầu tư số 9816237757 do Ban quản lý các KCN Bình Dương cấp ngày 14 tháng
12 năm 2021 cho dự án “Nhà máy sản xuất, gia công sản xuất nội thất linh kiện nhà
bếp, linh kiện tủ các loại bằng gỗ: 10.572.000 sản phẩm/năm; Sản xuất, gia công sản
xuất nội thất tủ các loại bằng gỗ: 1.152.000 sản phẩm/năm”

Vì Công ty chưa nắm được các quy định hiện hành có liên quan đến luật bảo vệ
môi trường của Việt Nam nên Công ty đã cho cơ sở đi vào hoạt động trước khi có
được QĐ về việc phê duyệt báo cáo hồ sơ môi trường. Vì vậy, ngày 26/11/2021, Chủ
Cơ sở đã bị Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường tại Quyết định số 2699/QĐ-XPVPHC với hành vi đã triển khai
thực hiện dự án nhưng chưa có hồ sơ pháp lý về môi trường trình (Báo cáo đánh giá
tác động môi trường) cơ quan chức năng phê duyệt theo quy định. Do Công ty vừa
mới vào hoạt động nên trong phần này, Công ty chỉ trình bày kết quả quan trắc môi
trường của cơ sở trong tháng 3 năm 2022.

5.1. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) đã phối hợp với Trung Tâm Tư Vấn
Công Nghệ Môi Trường Và An Toàn Vệ Sinh Lao Động (Coshet) tiến hành khảo sát,
đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí tại thời điểm cơ sở đang hoạt
động đang. Các kết quả đo đạc tại thời điểm này được coi là số liệu “nền” được sử
dụng làm căn cứ để đánh giá ảnh hưởng của cơ sở đến chất lượng môi trường sau này.
Kết quả quan trắc được thể hiện như sau:

Thời gian lấy mẫu:

– Lần 1: Ngày 01/03/2022

– Lần 2: Ngày 02/03/2022

– Lần 3: Ngày 03/03/2022

Điều kiện khi lấy mẫu: Trời nắng, có gió nhẹ, nhà máy hiện hữu và các nhà máy
xung quanh hoạt động bình thường.

Đơn vị quan trắc, phân tích môi trường: Trung tâm tư vấn công nghệ môi
trường và an toàn vệ sinh lao động (COSHET) đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường
công nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường lần 4 theo Quyết định
số 2405/QĐ-BTNMT ngày 16 tháng 09 năm 2020.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 138
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Chất lượng không khí tại khu vực dán keo

- Vị trí lấy mẫu: Khu vực dán keo

- Các thông số đo đạc và phân tích: Vinyl axetat, Isocyanate

Bảng 5.1. Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực dán keo

Vinyl axetat Isocyanate


Vị trí Thời gian
(mg/Nm3) (mg/Nm3)

Lần 1 KPH KPH

Khu vực dán keo Lần 2 KPH KPH

Lần 3 KPH KPH

Tiêu chuẩn vệ sinh lao động

(Quyết định 3733/2002/ QĐ-BYT – 10 -


10/10/2002)

(Nguồn: Trung tâm tư vấn công nghệ môi trường và ATVSLĐ Coshet, 2022)

Ghi chú:

Quyết định 3733/2002/ QĐ-BYT – 10/10/2002: Quyết định về việc ban hành 21
tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.

Nhận xét:

Kết quả đo đạc ở trên cho thấy nồng độ hơi dung môi tại khu vực dán keo là
không phát hiện, điều này cho thấy lượng hơi keo phát sinh tại khu vực dán keo tương
đối ít và công ty đang kiểm soát tốt lượng khí phát sinh này.

Chất lượng khí thải sau hệ thống xử lý bụi gỗ

- Vị trí lấy mẫu: Ống thải sau HTXL bụi gỗ

- Các thông số đo đạc và phân tích: Bụi

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 139
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Bảng 5.2. Kết quả phân tích chất lượng không khí sau HTXL bụi gỗ

Bụi (mg/Nm3)
Kí hiệu Vị trí
Lần 1 Lần 2 Lần 3

Ống thải sau HTXL bụi gỗ số 1


KT1 26 37 33
(Đo tại nguồn thải)

Ống thải sau HTXL bụi gỗ số 2


KT2 35 30 25
(Đo tại nguồn thải)

Ống thải sau HTXL bụi gỗ số 3


KT3 30 29 34
(Đo tại nguồn thải)

Ống thải sau HTXL bụi gỗ số 4


KT4 37 30 28
(Đo tại nguồn thải)

Ống thải sau HTXL bụi gỗ số 5


KT5 32 28 37
(Đo tại nguồn thải)

Ống thải sau HTXL bụi gỗ số 6


KT6 29 31 22
(Đo tại nguồn thải)

Ống thải sau HTXL bụi gỗ số 7


KT7 22 35 27
(Đo tại nguồn thải)

Ống thải sau HTXL bụi gỗ số 8


KT8 28 33 35
(Đo tại nguồn thải)

Ống thải sau HTXL bụi gỗ số 9


KT9 34 27 26
(Đo tại nguồn thải)

Ống thải sau HTXL bụi gỗ số


KT10 31 25 38
10

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 140
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Bụi (mg/Nm3)
Kí hiệu Vị trí
Lần 1 Lần 2 Lần 3

(Đo tại nguồn thải)

Ống thải sau HTXL bụi gỗ số


KT11 11 26 29 33
(Đo tại nguồn thải)

Ống thải sau HTXL bụi gỗ số


KT12 12 21 26 30
(Đo tại nguồn thải)

QCVN 19 : 2009/BTNMT

(Giá trị giới hạn B)


200
Cmax = C x Kp x Kv

với Kp =1 và Kv = 1

(Nguồn: Trung tâm tư vấn công nghệ môi trường và ATVSLĐ Coshet, 2022)

Ghi chú:

QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp
đối với bụi và các chất vô cơ.

Nhận xét:

Bụi gỗ sau hệ thống xử lý bụi của xưởng sản xuất đồ gỗ nội thất đều đạt Quy
chuẩn QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp
đối với bụi và các chất vô cơ, điều này cho thấy công ty đang kiểm soát tốt lượng bụi
gỗ phát sinh trong quá trình sản xuất.

Chất lượng khí thải sau hệ thống xử lý bụi sơn và hơi dung môi

- Vị trí lấy mẫu: Ống thải sau HTXL bụi sơn và hơi dung môi

- Các thông số đo đạc và phân tích: bụi, n-Butyl axetat

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 141
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Bảng 5.3. Kết quả phân tích chất lượng không khí sau HTXL bụi sơn và hơi dung môi

n-Butyl axetat
Bụi (mg/Nm3)
(mg/Nm3)
Kí hiệu Vị trí
Lần
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 2 Lần 3
1

Ống thải sau


HTXL bụi sơn và

K6 hơi dung môi của 42 33 38 28,6 32,1 30,5


buồng sơn 6

(Đo tại nguồn thải)

Ống thải sau


HTXL bụi sơn và

K7 hơi dung môi của 35 39 30 32,4 35,6 36,9


buồng sơn 7

(Đo tại nguồn thải)

Ống thải sau


HTXL bụi sơn và

K9 hơi dung môi của 30 26 31 35,9 39,4 32,1


buồng sơn 9

(Đo tại nguồn thải)

Ống thải sau


HTXL bụi sơn và

K11 hơi dung môi của 38 31 35 34,7 30,8 28,4


buồng sơn 11

(Đo tại nguồn thải)

K13 Ống thải sau 33 30 32 29,1 33,2 34,9


HTXL bụi sơn và

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 142
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

n-Butyl axetat
Bụi (mg/Nm3)
(mg/Nm3)
Kí hiệu Vị trí
Lần
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 2 Lần 3
1

hơi dung môi của


buồng sơn 13

(Đo tại nguồn thải)

Ống thải sau


HTXL bụi sơn và

K14 hơi dung môi của 39 45 48 33,6 26,9 29,5


buồng sơn 14

(Đo tại nguồn thải)

Ống thải sau


HTXL bụi sơn và

K19 hơi dung môi của 36 42 30 38,2 34,7 30,3


buồng sơn 19

(Đo tại nguồn thải)

Ống thải sau


HTXL bụi sơn và

K27 hơi dung môi của 41 29 36 29,8 36,2 32,6


buồng sơn 27

(Đo tại nguồn thải)

Ống thải sau


HTXL bụi sơn và

K28 hơi dung môi của 34 32 40 30,0 28,9 25,4


buồng sơn 28

(Đo tại nguồn thải)

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 143
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

n-Butyl axetat
Bụi (mg/Nm3)
(mg/Nm3)
Kí hiệu Vị trí
Lần
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 2 Lần 3
1

Ống thải sau


HTXL bụi sơn
K8 26 29 24 - - -
của buồng sơn 8

(Đo tại nguồn thải)

Ống thải sau


HTXL bụi sơn
K12 25 22 27 - - -
của buồng sơn 12

(Đo tại nguồn thải)

Ống thải sau


HTXL bụi sơn
K29 28 24 20 - - -
của buồng sơn 29

(Đo tại nguồn thải)

QCVN 19 : 2009/BTNMT
(Giá trị giới hạn B)
200 -
Cmax = C x Kp x Kv với Kp
=1 và Kv = 1

QCVN 20 : 2009/BTNMT - 950

Ghi chú:

- QCVN 19 : 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công
nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ

- QCVN 20 : 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải Công
nghiệp đối với một số chất hữu cơ

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 144
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Nhận xét:

Qua bảng kết quả đo đạc và phân tích trên cho thấy các chỉ tiêu của khí thải phát
sinh trong quá trình sản xuất của cơ sở đều nằm trong giới hạn của Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ QCVN
19:2009/BTNMT và Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một
số chất hữu cơ QCVN 20:2009/BTNMT.

5.2. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT

Do Công ty thuê lại nhà xưởng của Công ty TNHH Innoson Việt Nam để hoạt
động cơ sở nên hiện nay các hạng mục công trình nhà xưởng đã hoàn thiện, khu đất
của cơ sở cũng đã được bê tông hóa. Do đó chủ cơ sở xin phép sẽ không lấy mẫu đất
môi trường nền.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 145
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

CHƯƠNG VI: CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG


CỦA CƠ SỞ
Hiện tại, các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở gồm có các công trình như
sau:

 Bể tự hoại;

 Hệ thống xư lý nước thải tập trung;

 Hệ thống xử lý nước thải sản xuất;

 Hệ thống xử lý bụi sơn và hơi dung môi;

 Hệ thống xử lý bụi gỗ;

Trên cơ sở các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở và chủ cơ sở dựa theo
theo Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 của Quốc hội, Điều 31 Nghị định số
08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 và khoản 2 Điều 21 Thông tư số
02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 để rà soát về đề xuất kế hoạch vận
hành thử nghiệm cho các công trình xử lý chất thải như sau:

 Hệ thống xử lý bụi sơn và hơi dung môi

 Hệ thống xử lý bụi gỗ

 Hệ thống xử lý nước thải tập trung

Và chủ cơ sở đưa ra chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn hoạt
động, cụ thể như sau:

6.1. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT


THẢI

6.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm

Việc lập kế hoạch lấy mẫu chất thải để đo đạc, phân tích đánh giá hiệu suất, đánh
giá sự phù hợp của toàn bộ công trình xử lý chất thải được thực hiện theo đúng những
quy định tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP, ngày 10/01/2022, Thông tư 02/2022/TT-
BTNMT ngày 10/01/2022 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường. Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường chính của
Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) cụ thể như sau:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 146
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Bảng 6.1. Thời gian vận hành thử nghiệm Công trình bảo vệ môi trường

của cơ sở

Thời gian vận hành


Hạng mục công
thử nghiệm
STT trình vận hành Công suất dự kiến
thử nghiệm
Bắt đầu Kết thúc

Hệ thống xử lý
1 15/05/2023 17/05/2023 70%
bụi gỗ

Hệ thống xử lý
2 bụi sơn và hơi 15/05/2023 17/05/2023 70%
dung môi

Hệ thống xử lý
3 nước thải tập 15/05/2023 17/05/2023 70%
trung

6.1.2. Kế hoạch và tần suất lấy mẫu nước thải

Kế hoạch và tần suất lấy mẫu nước thải được trình bày trong bảng sau:

Bảng 6.2. Kế hoạch chi tiết lấy mẫu nước thải giai đoạn vận hành

Vị trí lấy
STT Thông số Số mẫu Tần suất Thời gian
mẫu

01 mẫu Độ màu, pH,


nước thải đầu COD, Amoni
ra sau xử lý (N-NH4+),
01 ngày/lần Đợt 1: 15/05/2023
của hệ thống tổng Nitơ, 03 mẫu
xử lý nước tổng (trong 03 Đợt 2: 16/05/2023
thải tập trung phosphor, ngày) Đợt 3: 17/05/2023
tổng Coliform

6.1.3. Kế hoạch và tần suất lấy mẫu khí thải

Kê hoạch và tần suất lấy mẫu khí thải được trình bày trong bảng sau

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 147
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Bảng 6.3. Kế hoạch chi tiết lấy mẫu khí thải giai đoạn vận hành ổn định

Vị trí lấy mẫu Thông số Tần suất Thời gian

Khí thải sau HTXL


Bụi 01 ngày/lần Đợt 1: 15/05/2023
bụi gỗ
(trong 03 Đợt 2: 16/05/2023
ngày) Đợt 3: 17/05/2023

Khí thải sau HTXL


Butyl Acetate, Bụi
bụi sơn

6.1.4. Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường phối hợp
thực hiện kế hoạch vận hành thử nghiệm

Để đánh giá hiệu quả của quá trình vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ
môi trường của cơ sở nên Chủ cơ sở sẽ phối hợp với đơn vị có chứng nhận Vilas để
tiến hành lấy mẫu chất thải và phân tích để đánh giá hiệu quả xử lý.

6.2. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT THẢI (TỰ ĐỘNG, LIÊN TỤC VÀ
ĐỊNH KỲ) THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

Khi Cơ sở đi vào hoạt động, công ty sẽ cùng với các cơ quan chức năng tiến hành
thu mẫu giám sát chất lượng môi trường tại nhà máy nhằm đánh giá hiện trạng chất
lượng môi trường, hiệu quả của các công trình xử lý chất thải, cung cấp thông tin môi
trường trong nhà máy cho cơ quan quản lý nhà nước để góp phần vào công tác quản lý
môi trường của tỉnh, cụ thể như sau:

Giám sát khí thải

 Khí thải sau sau HTXL bụi gỗ


 Số lượng giám sát: 12 điểm

 Vị trí giám sát: tại các ống thải sau HTXL bụi gỗ

 Thông số giám sát: Bụi

 Tần suất giám sát: 6 tháng/lần (2 lần/năm)

 Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 19:2009/BTNMT, cột B

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 148
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

 Khí thải sau HTXL bụi sơn và hơi dung môi


 Số lượng giám sát: 73 điểm

 Vị trí giám sát: Tại các ống thải sau HTXL bụi sơn và hơi dung môi

 Thông số giám sát: Butyl Acetate, Bụi

 Tần suất giám sát: 6 tháng/lần (2 lần/năm)

 Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 19:2009/BTNMT, QCVN 20:2009/BTNMT

 Khí thải của ống thải lò hơi

 Số lượng giám sát: 01 điểm

 Vị trí giám sát: Tại ống thải của lò hơi

 Thông số giám sát: Bụi, SO2, NOx, CO

 Tần suất giám sát: 6 tháng/lần (2 lần/năm)

 Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 19:2009/BTNMT, cột B

Giám sát nước thải

 Vị trí giám sát: 01 điểm tại hố ga đấu nối với hệ thống thoát nước thải của
KCN.

 Chỉ tiêu giám sát: pH, độ màu, BOD5, COD, TSS, T-N, T-P, Amoni, Coliform,
Dầu mỡ khoáng

 Tần xuất giám sát: 6 tháng/lần (2 lần/năm)

 Tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn đầu vào của hệ thống xử lý nước thải tập trung
của KCN Rạch Bắp

Giám sát chất thải rắn

- Thông số chọn lọc: khối lượng, loại chất thải, công tác thu gom và lưu trữ

- Tần suất giám sát: liên tục

- Quản lý chất thải rắn theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP Quy định chi tiết một số
điều của luật bảo vệ môi trường.

Công ty cam kết sẽ thu gom, phân loại và lưu chứa chất thải tại kho chứa. Sau đó,
Công ty sẽ ký kết hợp đồng với các đơn vị chức năng để chuyển giao chất thải rắn sinh
hoạt, chất thải rắn sản xuất, chất thải nguy hại xử lý theo đúng quy định hiện hành.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 149
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

6.4. KINH PHÍ THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG HẰNG NĂM

Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm như sau:

Bảng 6.4. Tổng kinh phí dự kiến cho chương trình quan trắc môi trường định kỳ hằng
năm

Chi phí giám sát môi


STT Hạng mục Số lượng trường hằng năm
(VNĐ)

1 Giám sát môi trường khí thải 172 mẫu/năm 172.000.000

2 Giám sát môi trường nước thải 02 mẫu/năm 3.200.000

3 Nhân công - 7.000.000

4 Vận chuyển 02 lần/năm 2.000.000

5 Thu thập số liệu và viết báo cáo 01 lần/năm 6.000.000

Tổng cộng 190.200.000

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 150
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

CHƯƠNG VII: KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ
Do Công ty chưa nắm được các quy định hiện hành có liên quan đến luật bảo vệ
môi trường của Việt Nam nên Công ty đã cho Cơ sở đi vào hoạt động trước khi có
được QĐ về việc phê duyệt báo cáo hồ sơ môi trường. Vì vậy, ngày 26/11/2021, Chủ
Cơ sở đã bị Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường tại Quyết định số 2699/QĐ-XPVPHC với hành vi đã triển khai
cho cơ sở hoạt động nhưng chưa có hồ sơ pháp lý về môi trường trình (Báo cáo đánh
giá tác động môi trường) của cơ quan chức năng phê duyệt theo quy định.
Ngày 25/3/2022, Công ty có hoàn thiện hồ sơ Báo cáo đánh giá tác động môi
trường và nộp về Ban quản lý các KCN Bình Dương để thẩm định và phê duyệt báo
cáo. Đến ngày 12 tháng 4 năm 2022 thì nhận được văn bản số 947/BQL-MT của Ban
quản lý các KCN Bình Dương V/v thẩm định báo cáo ĐTM của Công ty thì Công ty
cần lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường cho cơ sở.
Dựa trên cơ sở đó và căn cứ quy định tại Khoản 14, 15 Điều 168 Nghị định số
08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều của Luật Bảo vệ môi trường thì cơ sở của Công ty cần lập hồ sơ đề nghị cấp giấy
phép môi trường. Do đó, Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) phối hợp với
đơn vị tư vấn tiến hành lập Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cho cơ sở “Nhà
máy sản xuất, gia công sản xuất nội thất linh kiện nhà bếp, linh kiện tủ các loại
bằng gỗ: 10.572.000 sản phẩm/năm; Sản xuất, gia công sản xuất nội thất tủ các loại
bằng gỗ: 1.152.000 sản phẩm/năm” nhằm phân tích, đánh giá những ảnh hưởng tích
cực và tiêu cực đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu vực cơ sở và đề ra các
biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực thích hợp đồng thời xin được cấp phép đối với
các chất thải tại cơ sở.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 151
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

CHƯƠNG VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ


Trong suốt quá trình hoạt động cơ sở, Công ty cam kết sẽ thực hiện tốt các biện
pháp giảm thiểu và các quy định, quy chuẩn về bảo vệ môi trường như sau:
A. Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu
Thông qua báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cho cơ sở này, chủ đầu tư
xin cam kết thực hiện tất cả các nội dung được đề cập sau:
- Áp dụng tất cả các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường bao gồm đầu tư
lắp đặt và xây dựng các công trình kiểm soát, xử lý các tác nhân gây tác động
xấu như nhiệt độ, nước thải, bố trí các thùng thu gom chất thải rắn, chất thải
nguy hại, cam kết thực hiện việc lắp than hoạt tính để xử lý lượng hơi hợp
chấy hữu cơ từ công đoạn buồng sơn và các biện pháp khắc phục sự cố môi
trường như đã đề cập của báo cáo đảm bảo đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt
Nam và các quy định hiện hành.
- Tuân thủ các tiêu chuẩn quy định về bảo vệ môi trường của Việt Nam và thực
hiện đầy đủ các chương trình giám sát môi trường định kỳ trong suốt quá trình
hoạt động của cơ sở
- Đào tạo cán bộ có năng lực và chuyên môn về môi trường nhằm nâng cao khả
năng quản lý, bảo đảm không phát sinh các vấn đề gây ô nhiễm môi trường và
các sự cố môi trường,... đồng thời khi xảy ra sự cố sẽ tích cực phối hợp chính
quyền địa phương để khắc phục nhằm giảm thiểu tối đa mức độ thiệt hại.
- Trong quá trình hoạt động nếu có yếu tố môi trường nào phát sinh, chủ cơ sở
sẽ trình báo ngay với các cơ quan quản lý môi trường địa phương để xử lý
ngay nguồn ô nhiễm này.
B. Cam kết thực hiện tất cả các biện pháp, quy định chung về bảo vệ môi trường
có liên quan đến cơ sở
Công ty cam kết trong quá trình hoạt động của cơ sở đảm bảo đạt các tiêu chuẩn
cho phép trước khi xả thải vào môi trường, bao gồm:
- Chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn khu vực sản xuất đạt tiêu chuẩn vệ
sinh lao động với Quyết định số 3733/2002/QĐ─BYT của Bộ Y Tế.
- Tiếng ồn, độ rung phải đảm bảo đạt quy chuẩn QCVN 26:2010/BTNMT và
QCVN 27:2010/BTNMT và TCVS 3733/2002/QĐ─BYT.
- Chất lượng khí thải đạt quy chuẩn QCVN 19:2009/BTNMT; QCVN
20:2009/BTNMT.
- Thu gom, xử lý nước thải phát sinh tại công ty đạt Tiêu chuẩn đấu nối nước thải

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 152
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp Rạch Bắp.
- Chất thải rắn sản xuất và sinh hoạt sẽ được quản lý và xử lý theo Nghị định số
09/VBHN-BTNMT ngày 25/10/2015 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về
quản lý chất thải rắn và phế liệu.
- Chất thải nguy hại sẽ tuân thủ theo Luật số 72/2020/QH14 của Quốc Hội về
Luật Bảo Vệ Môi Trường, Nghị định 08/2022/NĐ-CP của Chính Phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Thông tư số 02/2022/TT-
BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về Quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- 36/2015/TT−BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường về
quản lý chất thải nguy hại.
- Cam kết tuân thủ qui định hiện hành về việc kiểm định máy móc thiết bị có yêu
cầu an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp (Quyết định 136/2004/QĐ-BCT
ngày 19/11/2004 của Bộ công nghiệp nay là Bộ Công Thương, thông tư
04/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27/02/2008 của Bộ lao động Thương binh Xã hội
về việc hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định loại máy, thiết bị, vật tư có yêu
cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động).
- Cam kết tuân thủ các qui định của luật Hoá chất 06/2007/QH12, các nghị định
và thông tư hướng dẫn về việc khai báo, sử dụng, vận chuyển, bảo quản,…
- Hệ thống thoát nước mưa được tách riêng với hệ thống thu gom nước thải.
- Lắp đặt hố ga ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát trước khi thải vào hệ
thống xử lý nước thải tập trung của KCN.
Các biện pháp khống chế ô nhiễm và hạn chế các tác động có hại của cơ sở tới
môi trường đã được đưa ra và kiến nghị trong báo cáo là những biện pháp khả thi,
hoàn toàn có thể đảm bảo Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.
Công ty cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi
phạm các Công ước Quốc tế, các Tiêu chuẩn Việt Nam, Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia
và nếu để xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường. Chủ Cơ sở cam kết sẽ kết hợp với các
cơ quan chuyên môn và cơ quan quản lý môi trường địa phương trong quá trình hoạt
động của Cơ sở để thiết kế, vận hành các hệ thống xử lý ô nhiễm không khí, ồn rung
và nước thải nhằm đạt tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước Việt Nam. Chúng tôi sẽ
áp dụng các biện pháp phòng chống sự cố và giảm thiểu ô nhiễm như đã trình bày
trong báo cáo, đồng thời tăng cường công tác đào tạo cán bộ nhằm nâng cao năng lực
quản lý nhà máy, bảo đảm vận hành nhà máy an toàn và đạt hiệu quả cao nhất, không

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 153
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

gây ô nhiễm môi trường.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 154
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

PHỤ LỤC 1-
BẢN SAO CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ, MSDS
LIÊN QUAN ĐẾN CƠ SỞ

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 155
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

PHỤ LỤC 2-
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC
THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 156
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

PHỤ LỤC 3-
CÁC LOẠI BẢN VẼ

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 157
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Chủ đầu tư: Công ty TNHH HuKon Quốc Tế (Việt Nam) 158
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Đạt Hoàng Gia

You might also like