Phong Cách Thơ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

PHONG CÁCH THƠ

I – TÂY TIẾN

Rasul Gamzatov đã từng khẳng định: Thơ xuất phát từ “tình yêu và lòng căm thù, từ nụ
cười trong sáng hay những giọt nước mắt đắng cay”. Bởi lẽ mỗi một tác phẩm đích thực
phải làm tấm gương phản chiếu đời sống con người; và những nhà văn, nhà thơ chính là
những người thợ tài ba đã “bắt trọn những hiện thực ấy” để đưa vào trang viết của mình.
Qua lăng kính của thi nhân, những hiện thực lịch sử ấy được kết hợp hài hòa với “ngòi
bút nghệ thuật” tạo nên những “vân chữ riêng” cho những tác phẩm văn chương. Trong
nền văn học kháng chiến chống Pháp, sự xuất hiện của thi phẩm “Tây Tiến” đã tạo nên
tiếng vang lớn và đánh dấu một phong cách “không thể pha trộn” của Quang Dũng – hiện
thực xen lẫn cảm hứng lãng mạn:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.”

Vừa là một người lính nhưng cũng là một người nghệ sĩ tài hoa, Quang Dũng đã chứng
kiến, đã trải nghiệm những khó khăn, trắc trở của người lính Tây Tiến trên chặng đường
hành quân; để từ đó thi sĩ tái hiện hiện thực qua những cung bậc của cảm xúc. Nếu như
trước đó, người lính chỉ hiện ra trong sương mù hay trong khung cảnh lãng mạn của
những đêm liên hoan lửa trại thì ở đây hình ảnh người lính được Quang Dũng khắc họa
với ngoại hình “ không mọc tóc”, “ xanh màu lá”. Đây chính là những sự thật nghiệt ngã
trong cuộc sống của người lính Tây Tiến. Quang Dũng không hề né tránh hiện thực mà
ngòi bút của nhà thơ đã mô tả đến thực những gian khổ mà người lính Tây Tiến phải chịu
đựng. Thế nhưng, hiện thực ấy không phải là “những tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang
giấy” (Nguyễn Khải), người nghệ sĩ Quang Dũng với những rung động sâu sắc đã nhìn
nhận những sự thật lịch sử ấy qua lăng kính lãng mạn để gợi lên sự oai phong, kiên dũng
của những người chiến sĩ Tây Tiến. Bằng ngòi bút sắc sảo cùng những từ ngữ Hán Việt
“đoàn binh”, Quang Dũng đã khẳng định tinh thần thời đại cùng sự kiên cường, bất khuất
của những người chiến sĩ Tây Tiến. Bởi lẽ vậy, khi nhà thơ mang thi phẩm “Tây Tiến”
đến văn chương đã tạo một “một thứ quả trái mùa, một lệch chuẩn tài hoa” (Đỗ Kim Hồi)
cho nền thơ ca Cách Mạng Việt Nam. Sự độc đáo của Quang Dũng không chỉ thể hiện ở
những hiện thực cuộc sống mà ông còn làm nổi bật cả tâm hồn hào hoa, lãng mạn của
những người lính trẻ gốc Hà Nội. Xuất phát từ giấc mộng nhỏ của người lính Tây Tiến,
khát khao ấy đã hóa thành giấc mộng lớn của dân tộc - cái riêng hòa vào cái chung đã tạo
nên vẻ đẹp của người lính Tây Tiến. Những người lính Tây Tiến không chỉ biết cầm súng
cầm gương theo tiếng gọi của non sông mà còn rất hào hoa bởi lẽ giữa bao nhiêu gian
khổ, thiếu thốn, trái tim họ vẫn rung động, nhớ nhung, thao thức. Là những người học
sinh, sinh viên ra đi vì tiếng gọi của Tổ quốc nên trái tim của những người lính Tây Tiến
vẫn luôn bồi hồi và nhớ nhung về quê hương xứ sở, nhớ phố cũ, trường xưa và đặc biệt là
nhớ đến cả bóng hình người con gái thân thương – “dáng kiều thơm.” Trước Quang
Dũng, chưa có nhà thơ viết về nỗi nhớ của những người chiến sĩ với quê hương và đặc
biệt là với người thương của mình; bởi lẽ vậy mà nỗi nhớ của những người chiến sĩ trong
thơ Quang Dũng là một nét mới lạ, khác biệt hoàn toàn so với những tư tưởng trước kia.
Điều ấy đã tạo dấn ấn và khẳng định một phong cách nghệ thuật mới lạ cho hồn thơ
Quang Dũng mà nói như Lê Đạt: “Mỗi công dân có một dạng vân tay. Mỗi người nghệ sĩ
thứ thiệt đều có một dạng vân chữ riêng biệt.”

II – VIỆT BẮC

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”

You might also like