Ôn tập văn bản thông tin

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

CLB Phát triển ngôn ngữ và tư duy Toán học GRIT - 0374766068

Họ và tên: ………………………………………………………………………………….
Lớp: GRIT…………………………………………… Ngày học: ………………………..

ÔN TẬP VĂN BẢN THÔNG TIN


I. Lý thuyết
1. Khái niệm
Văn bản thông tin là văn bản thường dùng để cung cấp thông tin về con người, sự
vật, hiện tượng hoặc hướng dẫn thực hiện hoạt động dựa trên các số liệu, sự kiện khách
quan và kiến thức khoa học.
Văn bản thông tin rất phổ biến trong xã hội dưới dạng các bài báo, tạp chí, từ điển,
sách viết về danh nhân, sách hướng dẫn (du lịch, sử dụng thuốc, nấu ăn,…), pa nô, áp
phích,…
2. Đặc trưng của văn bản thông tin
Văn bản thông tin thường có các yếu tố như: nhan đề (một số văn bản có sapo dưới nhan
đề), đề mục (tên gọi của các phần), đoạn văn, tranh ảnh, …
- Nhan đề là tên của văn bản, thể hiện nội dung chính của văn bản
- Sa-pô là đoạn văn ngắn nằm ngau dưới nhan đề văn bản nhằm giới thiệu tóm tắt nội
dung bài viết và tạo sự lôi cuốn đối với người đọc.
- Đề mục là tên của một chương, mục hoặc một phần của văn bản. Đề mục giúp cho bố
cục văn bản mạch lạc và dễ tiếp nhận. Dưới mỗi đề mục là một hoặc một vài đoạn văn
tạo thành bộ phận của toàn văn bản.
3. Cách đọc hiểu văn bản thông tin
Bước 1: Xác định thông tin được đề cập
Bước 2: Chỉ ra và phân tích hình thức của văn bản thông tin.
Bước 3: Chỉ ra và phân tích ý tưởng triển khai của văn bản thông tin
Bước 4: Nêu ý nghĩa của văn bản và bài học rút ra
II. Luyện tập đọc hiểu văn bản thông tin

HỌC TẬP THÔNG MINH – TẬN TÌNH HỖ TRỢ


CLB Phát triển ngôn ngữ và tư duy Toán học GRIT - 0374766068

TÁC HẠI CỦA NGHIỆN SMARTPHONE VÀ MẠNG XÃ HỘI


Nhìn chung, những thứ có khả năng thúc đẩy tâm trạng của một người trở
nên tốt hơn đều có thể gây nghiện. Không chỉ có các chất kích thích, ngày nay
smartphone và mạng xã hội cũng là những thứ con người không thể sống thiếu. Vậy
nghiện smartphone và nghiện mạng xã hội để lại hậu quả gì?
1. Thế nào là nghiện smartphone?
Các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh (smartphone) và máy tính bảng ngày
càng trở nên rất phổ biến. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2015 cho thấy hầu hết
trẻ em đã biết sử dụng smartphone trước khi được 2 tuổi.
Những biểu hiện nghiện smartphone bao gồm:
 Luôn giữ điện thoại bên mình;
 Liên tục kiểm tra điện thoại sau vài phút;
 Không thể tắt điện thoại trong thời gian nghỉ ngơi vào cuối tuần;
 Thích thú với việc nhắn tin hoặc xem bài đăng từ những người bạn trên mạng hơn
việc gặp gỡ nhau ngoài thực tế;
Không thể phủ nhận điện thoại thông minh đem đến cho con người rất nhiều lợi ích,
nhưng nếu nghiện smartphone quá mức cũng đi kèm với một số tác hại như sau:
 Vấn đề vệ sinh:
Người nghiện smartphone sẽ mang điện thoại di động bên mình khắp mọi nơi, thậm
chí là ở trong nhà vệ sinh. Hơn thế nữa, rất ít người vệ sinh smartphone của mình thường
xuyên và đúng cách. Một nghiên cứu cho thấy cứ 6 chiếc điện thoại thì có 1 chiếc xuất
hiện vi khuẩn E.coli, tuy nhiên bề mặt cứng của màn hình thường làm cho vi khuẩn khó
sống sót hơn nên ít gây ra ảnh hưởng lớn. Tóm lại, thực chất chiếc điện thoại không sạch
sẽ như chúng ta vẫn nghĩ.
 Hội chứng đau cổ và tay:
Dành quá nhiều thời gian để nhìn xuống điện thoại có thể làm căng cơ cổ và gây co
thắt. Cơn đau thậm chí sẽ lan xuống dây thần kinh ở lưng, vai, cánh tay, khuỷu tay và các
ngón tay - những bộ phận chịu ảnh hưởng từ việc giữ điện thoại và lướt hoặc gõ trên màn
hình quá lâu.
 Rối loạn giấc ngủ và các bệnh lý khác:
Việc tiếp xúc với cường độ “ánh sáng xanh” quá cao từ điện thoại vào ban đêm có
thể làm rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, tác hại của nghiện smartphone còn có liên quan đến
bệnh tiểu đường, béo phì, bệnh tim và các vấn đề sức khỏe khác. Bước sóng ngắn của
“ánh sáng xanh” mà điện thoại thông minh phát ra còn khiến mắt bạn nhanh bị mỏi và
đau, thậm chí làm hỏng giác mạc và gây hại cho thị lực.

HỌC TẬP THÔNG MINH – TẬN TÌNH HỖ TRỢ


CLB Phát triển ngôn ngữ và tư duy Toán học GRIT - 0374766068

2. Thế nào là nghiện mạng xã hội?


Nếu cảm thấy mình đang dành quá nhiều thời gian cho Facebook, Instagram và các
ứng dụng mạng xã hội khác, bạn có thể đã bị nghiện. Các nghiên cứu mới đây cho thấy
10% người dùng các phương tiện truyền thông xã hội thực sự bị cuốn hút đến mức
nghiện. Sự xuất hiện ngẫu nhiên của các bài viết và video thú vị có ảnh hưởng
đến não con người tương tự như cơ chế gây nghiện của cocaine.
Ngoài ra, tính năng cho phép bản thân tự do chia sẻ cuộc sống của mình với bạn bè
và người khác cũng tạo ra một luồng cảm giác thôi thúc người dùng muốn sử dụng mạng
xã hội nhiều hơn.
Rõ ràng, các trang truyền thông xã hội lớn hiện nay như Facebook hoặc Youtube có
nhiều lợi ích riêng biệt cho trẻ em và cả người lớn, tuy nhiên không phải không có hạn
chế. Vậy nghiện mạng xã hội để lại hậu quả gì?
 Ảnh hưởng đến chất lượng sống:
Dễ thấy người bị nghiện mạng xã hội ngày nay lựa chọn việc “lướt Facebook” ngay khi
vừa thức dậy thay vì tập thể dục và ăn sáng. Họ cũng tranh thủ vào mạng xã hội lúc nghỉ
trưa hoặc thậm chí là trong giờ làm việc khiến năng suất công việc không còn hiệu quả.
Ban đêm, nhiều “con nghiện” tiếp tục sử dụng mạng xã hội đến khi máy hết pin hoặc quá
mệt mỏi mới đi ngủ.
Tác hại của việc nghiện mạng xã hội làm cho cơ thể suy kiệt và rối loạn nhịp sinh học,
làm suy giảm hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống.
 Suy nghĩ tiêu cực:
Thay vì chỉ đơn giản dùng mạng xã hội để giữ liên lạc với bạn bè, một số người trẻ lựa
chọn sử dụng phương tiện truyền thông xã hội một cách tiêu cực, chẳng hạn như một
công cụ so sánh. Sự khác biệt trong yếu tố tính cách này góp phần khiến mạng xã hội tác
động xấu đến sức khỏe tinh thần, bao gồm tâm lý mặc cảm, tự ti.
 Giảm tương tác trực tiếp:
Một số người, đặc biệt là người nổi tiếng hoặc thu hút được nhiều sự quan tâm, chủ động
dành nhiều thời gian hơn để tham gia vào các phương tiện truyền thông xã hội vì họ nghĩ
rằng điều này mang lại lợi ích thực sự. Tuy nhiên trên thực tế, nghiện mạng xã hội có thể
khiến họ tránh xa bạn bè và không còn giữ liên lạc với gia đình để nuôi dưỡng những mối
quan hệ “trên mạng” của chính mình.
 Các nguồn tin không chính thống:
Tính năng lan truyền tin tức nhanh chóng cũng có thể khuếch đại các vấn đề quá
mức thực tế và đôi khi làm sai lệch sự thật. Dành nhiều thời gian cho mạng xã hội khiến
não bộ phải tiếp nhận một lượng lớn thông tin kém quan trọng hay thậm chí là hoàn toàn
vô nghĩa mỗi ngày.

HỌC TẬP THÔNG MINH – TẬN TÌNH HỖ TRỢ


CLB Phát triển ngôn ngữ và tư duy Toán học GRIT - 0374766068

Bên cạnh đó, tin tưởng các bài viết không chính xác trên mạng cũng là một trong số
những tác hại của việc nghiện mạng xã hội, khiến người dùng bị lừa gạt hoặc áp dụng
theo các phương pháp nhịn ăn giảm cân không khoa học.
 Vấn đề tâm lý:
Cũng có các nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa chứng nghiện mạng xã
hội với trầm cảm, lo âu, giảm chất lượng giấc ngủ, thiếu tự tin và kém giao tiếp, hoặc
không tập trung và hiếu động quá mức ở trẻ em.

Nhìn chung, lạm dụng phương tiện truyền thông xã hội có thể gây hại cho sức
khỏe tinh thần của bạn, đặc biệt là khi sử dụng thường xuyên đến mức nghiện
smartphone hoặc nghiện mạng xã hội. Nên đặt giới hạn về thời gian dùng điện thoại lên
mạng mỗi ngày và tuân thủ chặt chẽ để giúp giảm thiểu các tác hại của việc nghiện mạng
xã hội. Nếu không thể kiểm soát được thói quen của bản thân, cần trình bày với bác sĩ
hoặc chuyên gia trị liệu để được giúp đỡ.

 Câu hỏi đọc hiểu:


1. Nhan đề, pano và các đề mục có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung
của văn bản?
2. Tóm tắt những thông tin chính trong văn bản bằng cách vẽ sơ đồ và chỉ ra cách tác
giả sắp xếp, tổ chức các thông tin đó.
3. Văn bản đã nói được đầy đủ những tác hại của việc nghiện smartphone và nghiện
mạng xã hội chưa? Em có thể bổ sung điều gì xung quanh vấn đề này?
4. Thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc là gì? Câu văn nào trong văn bản
nói lên quan điểm của người viết về vấn đề nghiện smartphone và nghiện mạng xã
hội?
5. Từ văn bản trên, em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề nghiện
smartphone của giới trẻ hiện nay.

HỌC TẬP THÔNG MINH – TẬN TÌNH HỖ TRỢ


CLB Phát triển ngôn ngữ và tư duy Toán học GRIT - 0374766068

Đáp án
1. Phần nhan đề, sa-pô và các đề mục giúp các thông tin chính trong văn bản được
thể hiện rõ ràng, mạch lạc, tuân theo một bố cục hợp lí. Từ đó, các thông tin được
trình bày một cách đầy đủ, không lộn xộn và người đọc cũng không bị ngợp khi
tiếp cận văn bản.
2. Học sinh vẽ sơ đồ đầy đủ ý của văn bản:
Tác hại của nghiện smartphone và nghiện mạng xã hội:
- Nghiện smartphone:
+ Khái niệm của nghiện smartphone
+ Các tác hại khi nghiện smartphone
 Vấn đề vệ sinh
 Hội chứng đau cổ và tay
 Nguy hiểm khi tham gia giao thông
 Rối loạn giấc ngủ và các bệnh lý khác
- Nghiện mạng xã hội:
+ Khái niệm của nghiện mạng xã hội
+ Các tác hại khi nghiện mạng xã hội
 Suy nghĩ tiêu cực
 Giảm tương tác trực tiếp
 Các nguồn tin không chính thống
 Vấn đề tâm lý
Tác giả đi từ khái niệm đến làm rõ các tác hại của nghiện smartphone và nghiện mạng xã
hội.
3. Tác giả đã nêu những tác hại nổi bật của vấn đề nghiện smartphone và nghiện
mạng xã hội. Bên cạnh đó, em có thể bổ sung thêm:
- Tác hại của nghiện smartphone:
+ Gây các bệnh về mắt (cận thị, nhược thị, …)
+ Gù lưng
+ Đau đầu, chóng mặt nếu sử dụng điện thoại trong thời gian dài
- Tác hại của nghiện mạng xã hội
+ Gây mất ngủ
+ Tiềm ẩn nguy cơ bị bạo lực mạng
+ Giết chết sự sáng tạo
+ Bị lộ thông tin cá nhân
4. Tác giả muốn chia sẻ những tác hại của việc nghiện smartphone và nghiện mạng
xã hội – những vấn đề cần được mọi người quan tâm và thay đổi bởi những tác hại
của nó.
Câu văn nói lên quan điểm của người viết về vấn đề: “Nhìn chung, lạm dụng
phương tiện truyền thông xã hội có thể gây hại cho sức khỏe tinh thần của bạn, đặc

HỌC TẬP THÔNG MINH – TẬN TÌNH HỖ TRỢ


CLB Phát triển ngôn ngữ và tư duy Toán học GRIT - 0374766068

biệt là khi sử dụng thường xuyên đến mức nghiện smartphone hoặc nghiện mạng
xã hội.”

HỌC TẬP THÔNG MINH – TẬN TÌNH HỖ TRỢ

You might also like