Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 29

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA VĂN HÓA HỌC

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ:


TÌM HIỂU CÔNG TÁC QUẢN LÝ LỄ GIỖ
LỄ THÀNH HẦU NGUYỄN HỮU CẢNH TẠI TP.HCM

Tên : Nguyễn Thị Minh Nguyệt

MSSV : 2256140057

Môn học : Quản lý văn hóa

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thanh Phong

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2024.


MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN CÁC KHÁI NIỆM VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU..................4
1. Quản lý và quản lý dịch vụ văn hóa..............................................................4
1.1. Quản lý là gì?..........................................................................................4
1.2. Quản lý văn hóa là gì?............................................................................5
2. Lễ hội văn hóa dân gian................................................................................5
2.1. Lễ hội văn hóa dân gian..........................................................................5
2.2. Lễ giỗ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh...............................................6
3. Giới thiệu địa bàn TP.HCM..........................................................................7
3.1. Sơ lược về Thành phố Hồ Chí Minh......................................................7
3.2. Cơ quan quản lý lễ hội văn hóa dân gian................................................8
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ LỄ GIỖ LỄ THÀNH HẦU
NGUYỄN HỮU CẢNH Ở TP.HCM........................................................................9
1. Văn bản pháp quy liên quan đến công tác quản lý lễ hội.............................9
2. Những nguyên tắc cần lưu ý khi quản lý lễ hội..........................................10
3. Các biện pháp thực hiện công tác quản lý lễ hội văn hóa dân gian............13
4. Những kết quả đạt được trong công tác tổ chức và quản lý Lễ giỗ Lễ Thành
hầu Nguyễn Hữu Cảnh........................................................................................14
5. Những hạn chế còn tồn tại trong công tác tổ chức và quản lý Lễ giỗ Lễ
Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh.............................................................................18
6. Các quy định xử lý một vài trường hợp vi phạm tiêu biểu.........................19
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................19
1. Kết luận.......................................................................................................19
2. Kiến nghị.....................................................................................................20
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin vô cùng cảm ơn giảng viên TS. Nguyễn Thanh
Phong đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn sinh viên trong suốt thời gian
môn học. Nhờ vào những chỉ bảo và tài liệu của thầy, em đã khắc phục được
những khó khăn khi thực hiện bài luận của mình.

Tiếp theo em cũng xin cảm ơn Phòng Xây dựng nếp sống Văn hóa và Gia
đình thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp tư liệu
liên quan để em hoàn thành bài tiểu luận.

Bên cạnh đó, em xin gửi lời tri ân tới các thầy cô trường Đại học Khoa học
xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh – những người đã
cùng góp sức truyền đạt kiến thức để giúp em có được nền tảng như ngày hôm nay.
Ngoài ra, không thể không nhắc tới gia đình, bạn bè, người thân đã là hậu phương
vững chắc, là chỗ dựa tinh thần của em trong thời gian qua. Sự thành công của bài
tiểu luận không thể không kể đến công ơn mọi người.

Nhưng sau tất cả, em nhận thức được rằng với lượng kiến thức và kinh
nghiệm ít ỏi của bản thân chắc chắn bài tiểu luận khó tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong thầy thông cảm và góp ý để bài thu hoạch đề tài ngày càng hoàn thiện
hơn.
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển với áp lực cần phải thích nghi với những thay
đổi do đại dịch toàn cầu và xu hướng số hóa. Không chỉ kinh tế, chính trị mà văn hóa
Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức lớn. Đặc biệt là ở những thành phố
phát triển bậc nhất Việt Nam như Hồ Chí Minh.

Là người con của Tây Nguyên đến miền Nam sinh sống và học tập tôi đã rất ấn tượng với
Lễ Giỗ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh – lễ tưởng nhớ người khai cõi miền Nam. Lễ
được đầu tư chỉn chu từ công tác chuẩn bị đến tổ chức, quản lý. Có thể nói, đằng sau
những khoảnh khắc ấn tượng và màu sắc rực rỡ là một hệ thống công tác quản lý lễ hội
đã không ngừng cố gắng để tạo ra một không gian hội tụ, nơi mọi người có thể chia sẻ,
trải nghiệm, và chắp cánh cho những giá trị văn hóa truyền thống. Là một sinh viên Văn
hóa học, tôi biết quản lý lễ hội là một công việc phức tạp đòi hỏi sự tổ chức kỹ lưỡng và
cần có sự kết hợp đa ngành. Khó khăn là vậy, song, vẫn chưa có một nghiên cứu nào đi
sâu tìm hiểu công tác quản lý Lễ Giỗ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Vì vậy, tôi quyết
định chọn đề tài “Tìm hiểu công tác quản lý Lễ Giỗ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh tại
Thành phố Hồ Chí Minh”.
I. TỔNG QUAN CÁC KHÁI NIỆM VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1. Quản lý và quản lý dịch vụ văn hóa
1.1. Quản lý là gì?
Nhìn chung, thuật ngữ “quản lý” có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau tùy thuộc
vào góc độ nghiên cứu của những ngành khoa học. Tuy nhiên, xét riêng trong lĩnh vực
hành chính, có thể hiểu quản lý là thuật ngữ chỉ “Hoạt động có ý thức của con người
nhằm sắp xếp, tổ chức, chỉ huy, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra… các quá trình xã hội và
hoạt động của con người để hướng chúng phát triển phù hợp với quy luật xã hội, đạt được
mục tiêu xác định theo ý chí của nhà quản lý với chi phí thấp nhất”. Karl Marx đã hình
dung quản lý như công việc của một người nhạc trưởng chỉ huy một dàn nhạc, biết phối
hợp một cách hài hòa âm thanh của những nhạc cụ khác nhau, tạo nên những bản nhạc
tuyệt vời.

Tra theo từ nguyên Hán Việt thì thuật ngữ “quản lý” là sự trông nom, coi sóc,
quản thúc, bó buộc ai đó theo một khuôn mẫu, quy định, nguyên tắc, luật pháp đã đề ra.

Nhiều nhà tư tưởng quản lý đã định nghĩa quản lý theo những cách riêng của họ, ví dụ:

Van Fleet và Peterson định nghĩa quản lý: “là một tập hợp các hoạt động hướng
đến việc sử dụng hiệu quả và hiệu quả các nguồn lực để theo đuổi một hoặc nhiều
mục tiêu”.
Megginson, Mosley và Pietri định nghĩa quản lý là : “làm việc với các nguồn
nhân lực, tài chính và vật chất để đạt được các mục tiêu của tổ chức bằng cách
thực hiện các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát”.
Định nghĩa của Kreitner về quản lý: “Quản lý là một quá trình giải quyết vấn đề
nhằm đạt được hiệu quả các mục tiêu của tổ chức thông qua việc sử dụng hiệu
quả các nguồn lực khan hiếm trong một môi trường thay đổi”.
Theo FW Taylor: “Quản lý là một nghệ thuật biết phải làm gì khi cần làm và thấy
rằng nó được thực hiện theo cách tốt nhất và rẻ nhất “.
Theo Harold Koontz: “Quản lý là một nghệ thuật hoàn thành công việc thông qua
và với những người trong các nhóm được tổ chức chính thức. Đó là một nghệ
thuật tạo ra một môi trường trong đó mọi người có thể thực hiện và các cá nhân
và có thể hợp tác để đạt được các mục tiêu của nhóm”.

Từ đó có thể thấy, quản lý là hoạt động có chức năng đặc biệt, nảy sinh từ tính
chất xã hội hóa lao động. Mọi lao động xã hội trực tiếp hoặc lao động chung khi thực
hiện trên mọi quy mô tương đối lớn, ở mức độ nhiều hay ít đều cần đến quản lý. Mác viết
“Bất kỳ một xã hội hay cộng đồng nào được tiến hành trên quy mô tương đối lớn cũng
đều cần có sự quản lý. Nó xác lập mối quan hệ hài hòa giữa công việc riêng lẻ và thực
hiện chức năng chung nhất, xuất phát từ sự vận động của toàn bộ cơ cấu sản xuất khác
với sự vấn động của từng bộ phận độc lập trong nền sản xuất ấy.

Quản lý là chức năng vốn có của mọi tổ chức, mọi hành động của các cá nhân, các
bộ phận trong tổ chức có sự điều khiển từ trung tâm, nhằm thực hiện mục tiêu chung của
tổ chức. Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý một
cách liên tục, có tổ chức, liên kết các thành viên trong tổ chức hành động nhằm đạt tới
mục tiêu với kết quả tốt nhất.

1.2. Quản lý văn hóa là gì?


Theo lược sử quản lý văn hóa ở Việt Nam của Hoàng Sơn Cường: “Quản lý văn
hóa là sự định hướng, tạo điều kiện, tổ chức điều hành cho văn hóa phát triển không
ngừng theo hướng có ích cho con người, giúp cho xã hội loài người không ngừng đi lên.”

Quản lý văn hóa là sự quản lý của nhà nước đối với toàn bộ hoạt động văn hóa của
quốc gia bằng quyền lực của nhà nước thông qua hiến pháp, pháp luật và cơ chế chính
sách nhằm bảo đảm sự phát triển của nền văn hóa dân tộc.

2. Lễ hội văn hóa dân gian


2.1. Lễ hội văn hóa dân gian
Lễ hội văn hóa dân gian gian gồm ba loại hình truyền thống: lễ hội ngành nghề, lễ
hội tưởng niệm danh nhân - anh hùng dân tộc và lễ hội tôn giáo tín ngưỡng. Trong đó lễ
giỗ Đức Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh thuộc lễ hội văn hóa dân gian loại hình lễ hội
tưởng niệm danh nhân – anh hùng dân tộc.

Lễ hội tưởng niệm các danh nhân và anh hùng dân tộc đóng vai trò quan trọng
trong văn hóa Việt Nam. Đây là cơ hội để mọi người kỷ niệm và ghi nhận công lao của
những người anh hùng, nhà lãnh đạo đã đóng góp quan trọng cho cách mạng và độc lập
dân tộc.
Lễ hội thường diễn ra vào các ngày kỷ niệm quan trọng, như ngày sinh của các danh nhân
hoặc ngày kỷ niệm các sự kiện lịch sử quan trọng. Thông qua việc tổ chức lễ hội này, mọi
người có cơ hội tiếp tục bảo tồn và phát triển nền văn hoá, ý thức về sự hy sinh và lòng
yêu nước.
2.2. Lễ giỗ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh
Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh là một vị tướng quốc, một bậc công thần đời
chúa Nguyễn Phúc Chu, quê gốc ở Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, là họ hàng 9 đời với
Nguyễn Trãi. Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh sinh năm 1650 tại làng Phúc Tín, huyện
Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình (nay thuộc xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng
Bình). Ông là con thứ ba của Tiết chế Chiêu Võ hầu Nguyễn Hữu Dật. Nguyễn Hữu
Cảnh sinh ra trong hoàn cảnh nước nhà đang thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh. Từ nhỏ
ông nổi tiếng thông minh, học giỏi, văn võ toàn tài và sớm có chí lập thân, lập nghiệp.
Từng là sư tổ của môn phái võ lâm có danh hiệu “Bạch hổ sơn quân phái”, lại là con nhà
tướng nhiều đời cho nên khi lớn lên, Nguyễn Hữu Cảnh đã từng theo cha tham gia nhiều
trận mạc, lập nhiều chiến công, được nhiều người kính trọng, nể phục, được Chúa
Nguyễn trọng dụng, phong tước Lễ Thành hầu và giao giữ chức Cai cơ.

Không chỉ có biệt tài về quân sự, Nguyễn Hữu Cảnh còn có tài điều hành, tổ chức
và thu phục nhân tâm. Tuy nhiên, con đường binh nghiệp của danh tướng Nguyễn Hữu
Cảnh thực sự vẻ vang, được sử liệu và người đời nhắc nhớ khi gắn với sự nghiệp giúp
chúa Nguyễn mở cõi về phương Nam. Từ xưa, người dân miền Nam đã thường xuyên tổ
chức các lễ giỗ để bày tỏ lòng biết ơn và ghi nhận công đức đối với Đức Lễ Thành Hầu
Nguyễn Hữu Cảnh, vị tướng đặt nền móng cho vùng đất Sài Gòn - Gia Định, người có
công đầu trong thiết lập hệ thống chính quyền ở vùng đất Nam bộ.

Lễ Giỗ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được tổ chức hàng năm tại Đền thờ Đức
Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc, phường Long Bình,
Thành phố Thủ Đức.

3. Giới thiệu địa bàn TP.HCM


3.1. Sơ lược về Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là một Thành phố thuộc vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc
giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng
Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền
Giang. Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã
tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm
điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm Thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường
chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế.
Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10
triệu tấn/năm.

Sài Gòn cổ xưa được thành lập từ năm 1623, nhưng tới năm 1698, Chúa Nguyễn
mới cử Thống soái Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Phương Nam, khai sinh ra thành
phố Sài Gòn. Năm 1911, Sài Gòn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu
nước, khi đất nước thống nhất, Quốc Hội khóa VI họp ngày 02/07/1976 đã chính thức đổi
tên Sài Gòn là Thành phố Hồ Chí Minh . Vậy cho nên đây là một Thành phố trẻ, với hơn
300 năm hình thành và phát triển thì nó có rất nhiều công trình kiến trúc cổ, nhiều di tích
và hệ thống bảo tàng phong phú.

Với vị trí địa lý thuận lợi, Sài Gòn – nơi một thời được mệnh danh là "Hòn ngọc
Viễn Đông" đã là trung tâm thương mại và là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em, mỗi
dân tộc có tín ngưỡng, sắc thái văn hóa riêng góp phần tạo nên một nền văn hóa đa dạng.
Đặc trưng văn hóa của vùng đất này là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc với
những nét văn hóa phương Bắc, phương Tây, góp phần hình thành lối sống, tính cách con
người Sài Gòn. Đó chính là sự thẳng thắn, bộc trực, phóng khoáng, có bản lĩnh, năng
động, dám nghĩ dám làm. Năng động và sáng tạo – Thành phố Hồ Chí Minh không
những tiên phong về công tác thực hiện các phong trào của chính phủ mà còn đóng vai
trò đầu tàu trong đa giác chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Nơi đây đã trở thành trung
tâm kinh tế, văn hóa – du lịch, giáo dục – khoa học kỹ thuật – y tế lớn của cả nước.

3.2. Cơ quan quản lý lễ hội văn hóa dân gian


3.2.1. Ban Quản lý Công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc

Công tác quản lý và tổ chức Lễ giỗ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh được Ban Quản Lý Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc đảm
nhiệm thực thi cùng Sở Văn hóa Thể Thao.

Uỷ Ban Nhân dân Thành phố đã quyết định thành lập Ban Quản lý Công viên
Lịch sử - Văn hóa Dân tộc trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Đầu tư - Phát triển Công viên
Lịch sử - Văn hóa Dân tộc vào Ban Quản lý Khu Công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc.

Ban Quản lý Công viên Lịch sử-Văn hóa Dân tộc là đơn vị sự nghiệp công lập trực
thuộc Uỷ Ban Nhân dân Thành phố. Ban có chức năng giúp Uỷ Ban Nhân dân thực hiện
một số nhiệm vụ quản lý đầu tư phát triển công viên, bao gồm: quản lý, giám sát quá
trình đầu tư phát triển công viên theo quy hoạch và kế hoạch; quản lý hệ thống hạ tầng kỹ
thuật các dự án trong giai đoạn đầu tư xây dựng; trực tiếp quản lý các dự án sử dụng
nguồn ngân sách nhà nước được Uỷ Ban Nhân dân Thành phố giao; được sử dụng tài sản
công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết; đồng thời, thực hiện chức
năng kinh doanh, dịch vụ trong công viên gắn liền với lĩnh vực du lịch và thực hiện một
số nhiệm vụ khác về triển khai phát triển công viên.

3.2.2. Sở Văn hóa và Thể thao

Công tác quản lý và tổ chức lễ hội văn hóa dân gian trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh được Sở Văn hóa và Thể thao đảm nhiệm thực thi. Đây là cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố, thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước
trên địa bàn thành phố về quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp quy thuộc lĩnh vực văn
hóa. Sở Văn hóa, Thể thao chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức và công tác của Ủy ban
Nhân dân Thành phố đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Bộ Văn hóa Thể thao và
Du lịch.

Sở Văn hóa và Thể thao có các chức năng chính như: Chỉ đạo các hoạt động văn
hóa, thể thao và công tác gia đình của chính quyền Thành phố, theo dõi các hoạt động
văn hóa, thể thao và công tác gia đình của các công dân, các tổ chức kinh tế, xã hội, các
cơ quan Nhà nước (gồm cả lực lượng vũ trang) trên địa bàn Thành phố, để hướng dẫn các
hoạt động ấy, đáp ứng yêu cầu văn hóa thông tin lành mạnh tiến bộ của nhân dân, phù
hợp với yêu cầu đối nội, đối ngoại từng thời điểm.

Hiện tại thì đảm nhận chức vụ Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao là ông Trần Thế
Thuận cùng ba Phó giám đốc là ông Võ Trọng Nam, bà Nguyễn Thị Thanh Thúy và ông
Mai Bá Hùng. Bên cạnh đó còn có các trưởng phòng, phó phòng và nhân viên của các
phòng ban: Văn phòng Sở, Thanh Tra Sở, Phòng Nghệ thuật, Phòng Tổ chức Lễ và Sự
kiện, Phòng Kế hoạch – Tài chính, Phòng Quản lý Thể dục – Thể thao, Phòng quản lý Di
sản Văn hóa, Phòng Tổ chức – Pháp chế, Phòng Xây dựng nếp sống Văn hóa và Gia đình
và các đơn vị trực thuộc khác.

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ LỄ GIỖ LỄ THÀNH HẦU


NGUYỄN HỮU CẢNH Ở TP.HCM
1. Văn bản pháp quy liên quan đến công tác quản lý lễ hội
Cũng giống như quản lý và tổ chức lễ hội khác, Lễ Giỗ Lễ Thành hầu Nguyễn
Hữu Cảnh có nghị định số 110/2018/ NĐ-CP quy định. Nghị định có hiệu lực thi hành từ
ngày 15 tháng 10 năm 2018.

Thứ nhất, Nghị định gồm 4 chương, 24 điều.

Chương 1 gồm: Những quy định chung


Chương 2 gồm: Đăng ký, thông báo tổ chức lễ hội
Chương 3 gồm: Trách nhiệm quản lý nhà nước về lễ hội
Chương 4 gồm: Điều khoản thi hành

Thứ hai, Nghị định 110/2018/ NĐ-CP căn cứ vào:

Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015


Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung
một số Điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Luật tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 11 năm 2016.

Hiện nay, chưa có Luật và Thông tư nào quy định về quản lý và tổ chức lễ hội.

2. Những nguyên tắc cần lưu ý khi quản lý lễ hội


Có thể nói quản lý lễ hội văn hóa dân gian là một công việc phức tạp đòi hỏi sự
tổ chức kỹ lưỡng và quan tâm đến nhiều khía cạnh khác nhau. Việc quản lý lễ hội bao
gồm các vấn đề cơ bản như sau:
Một là, quản lý các nội dung hoạt động của lễ hội. Quản lý các nội dung hoạt
động đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và tạo nên những trải nghiệm độc
đáo cho người tham gia. Nội dung lễ hội không chỉ là các lễ nghi mà còn bao gồm các
hoạt động, chương trình, thông điệp và giá trị mà cơ quan tổ chức muốn truyền đạt.
Một lễ hội được diễn ra trước hết phải đảm bảo được giá trị về mặt văn hóa, đáp ứng
nhu cầu trong đời sống tâm linh của người dân và bảo toàn tính linh thiêng của lễ hội.
Phần nghi lễ gồm các nghi thức như rước, dâng hương, dâng lễ, cúng bái,…
phải được diễn ra dưới sự theo dõi của cơ quan quản lý để có thể đảm đảo lễ hội được
bảo vệ khỏi những biểu hiện của mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh nhằm trục lợi
cho cá nhân. Bên cạnh đó là các hoạt động của phần hội như chương trình nghệ thuật
(múa lân, đờn ca tài tử,…) được tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu được sáng tạo và giải
trí của người dân. Trách nhiệm của cơ quan quản lý là phải tổ chức các hoạt động sinh
hoạt phong phú, hấp dẫn; vừa phù hợp với thị hiếu chung, vừa đảm bảo được giá trị
cốt lõi là giáo dục lành mạnh, nhân văn và tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Hai là, quản lý về trật tự, an ninh – xã hội của lễ hội. Đây là một khía cạnh
quan trọng không kém trong công tác tổ chức lễ hội để đảm bảo sự an toàn cho tất cả
những người tham gia tại địa phương và cả du khách. Nguyên tắc này không chỉ giúp
duy trì môi trường an ninh mà còn tạo điều kiện cho mọi người có thể tham gia vào lễ
hội một cách thoải mái và an tâm. Thực tế, không phải lễ hội nào cũng đảm bảo được
sự an toàn tuyệt đối cho người dân. Là dịp để người dân được sống trọn vẹn với niềm
tin tâm linh nơi mình, vì vậy lễ hội năm nào cũng thu hút rất đông du khách tham gia.
Rất khó có thể tránh khỏi những hiện tượng không mấy tích cực như chen lấn, xô đẩy,
mất trật tự nơi công cộng hoặc ùn tắc giao thông thậm chí là gây tai nạn; hay một số
vấn nạn khác như trộm cắp,…Những dịp như vậy là lúc để cơ quan tổ chức thể hiện
năng lực quản lý và điều hành lễ hội của họ. Tuy nhiên cốt lõi vẫn nằm ở ý thức của
người dân và công chúng tham gia lễ hội, sẽ không thể xuất hiện những tình trạng đó
nếu ý thức của người dân được nâng cao một cách triệt để. Để thực hiện được điều đó,
tại Điều 6 Nghị định Quy định về quản lý và tổ chức lễ hội, Chính Phủ cũng đã đưa ra
Quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội.
Ba là, quản lý vấn đề bảo vệ môi trường. Để đảm bảo rằng lễ hội được tổ chức
không chỉ mang lại trải nghiệm tích cực cho dân chúng mà còn tôn trọng và bảo vệ
môi trường xung quanh thì việc bảo vệ môi trường hoàn toàn mang tính tất yếu. Với
số lượng người dân tham gia đông đúc, bao gồm nhiều thành phần, tầng lớp khác
nhau trong xã hội vì vậy lượng rác thải được đưa ra môi trường sau mỗi dịp lễ hội
luôn là con số đáng báo động. Điều này ảnh hưởng rất nhiều lên môi trường địa
phương nơi diễn ra các hoạt động, thậm chí là hậu quả về lâu dài bởi vì rác thải
thường là bọc nilon mất nhiều năm mới có thể phân huỷ. Vì vậy, song song với việc
đảm bảo lễ hội được tổ chức thành công, cơ quan quản lý còn phải có trách nhiệm
trong việc bảo vệ tốt môi trường xung quanh, giữ gìn cảnh quan sinh thái, đảm bảo
phát triển bền vững. Điều này yêu cầu không chỉ trong thời gian diễn ra lễ hội mà còn
là trước và sau khi lễ hội được tổ chức để có thể đảm bảo cuộc sống người dân, môi
trường tự nhiên, hệ sinh thái,… Bên cạnh đó, an toàn thực phẩm cũng là vấn đề đáng
chú ý, rất cần đến công tác kiểm tra, giám sát vệ sinh và y tế. Dù vậy trách nhiệm
không hoàn toàn phụ thuộc vào cơ quan quản lý mà còn là của địa phương, là cơ hội
để tạo ra sự nhận thức về môi trường và thúc đẩy hành động tích cực từ phía cộng
đồng.
Bốn là, quản lý và bảo vệ các di tích, cơ sở thờ tự, không gian tôn giáo, tín
ngưỡng. Đây là trách nhiệm quan trọng để bảo vệ và duy trì giá trị truyền thống và
văn hóa tâm linh của một cộng đồng. Cần tạo ra một môi trường linh thiêng trong các
sự kiện lễ hội để du khách và người tham gia có thể trải nghiệm không gian tâm linh
một cách độc đáo thì cách duy nhất là phải trùng tu, bảo vệ các không gian đền thờ,
chùa chiền, các hiện vật,… Điều đó yêu cầu các cơ quan phải có năng lực tốt trong
việc tổ chức và quản lý lễ hội. Quản lý và bảo vệ di tích, cơ sở thờ tự, không gian văn
hóa là một nhiệm vụ phức tạp, nhưng đồng thời cũng là một cơ hội để thể hiện sự tôn
trọng, mong muốn giữ gìn giá trị truyền thống và quảng bá hình ảnh văn hóa của cả
một cộng đồng.
Năm là, quản lý tài chính của lễ hội. Việc quản lý tài chính đòi hỏi cơ quan tổ
chức phải có những kỹ năng, chiến lược, và năng lực quản lý rủi ro để đảm bảo rằng
nguồn tài chính được sử dụng một cách hiệu quả và bền vững. Theo mục 7 Điều 5
Quy định về quản lý và tổ chức lễ hội cũng đã đề cập: “Hạn chế sử dụng ngân sách
nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí.”. Bên cạnh nguyên tắc đó, cơ quan tổ chức cần lập kế hoạch
ngân sách một cách cẩn thận và minh bạch, thu thập dữ liệu về nguồn thu nhập và chi
phí để đánh giá hiệu suất, học hỏi từ các lần tổ chức lễ hội trước đó để đảm bảo tiếp
tục cải thiện và tối ưu hóa nguồn kinh phí; từ đó sử dụng nguồn lực này một cách hiệu
quả về văn hóa lẫn kinh tế – xã hội. Việc quản lý tài chính của lễ hội đòi hỏi sự chiến
lược và linh hoạt. Khi kế hoạch được thực hiện hiệu quả sẽ giúp đảm bảo rằng lễ hội
không chỉ thành công mà còn phát triển bền vững và mang lại giá trị lâu dài cho cộng
đồng và đối tác liên quan.
Tóm lại, việc quản lý lễ hội đòi hỏi sự linh hoạt, tâm huyết, và sự đồng lòng
của cơ quan tổ chức và người dân để cùng thực hiện mục tiêu tổ chức lễ hội mang ý
nghĩa sâu sắc và duy trì giá trị truyền thống. Chúng ta không chỉ đang giữ cho di sản
văn hóa được sống động mà còn tạo nên những dịp lễ đặc biệt, nơi mọi người có thể
tương tác, học hỏi và tận hưởng không khí tương tác xã hội. Đây là một sự cam kết,
đồng lòng góp phần vào việc duy trì và phát triển những giá trị truyền thống, kết nối
con người và giữ cho tinh thần văn hóa sống mãi.

3. Các biện pháp thực hiện công tác quản lý lễ hội văn hóa dân gian
Để các lễ hội văn hóa dân gian được tổ chức một cách có quy củ, nề nếp, vừa
đảm bảo duy trì được nét văn hóa truyền thống đặc sắc của lễ hội, vừa đảm bảo tuân
thủ những quy tắc, quy định chung của Nhà nước thì công tác quản lý lễ hội phải
được tiến hành dựa trên những biện pháp cụ thể, đúng đắn, minh bạch, rõ ràng trong
suốt quá trình thực hiện. Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay nói riêng và
cả nước nói chung, cũng có những biện pháp cụ thể đã và đang được áp dụng vào
công tác quản lý lễ hội văn hóa dân gian, đó là:
Thứ nhất, về việc cơ quan quản lý văn hóa cấp phép tổ chức các lễ hội văn hóa
dân gian. Các lễ hội văn hóa dân gian được cấp phép tổ chức phải là các lễ hội có hồ
sơ đăng ký hợp lệ, được xét duyệt bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như: Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (thành phố); Ủy ban nhân dân cấp
quận (huyện)... Khi đăng ký tổ chức lễ hội, cá nhân hoặc đơn vị tổ chức phải nộp hồ
sơ đầy đủ các tiêu chí sau: văn bản đăng ký nêu rõ tên lễ hội, sự cần thiết, thời gian,
địa điểm, quy mô, nội dung hoạt động lễ hội, dự kiến thành phần số lượng khách mời;
phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi
trường; dự kiến thành phần Ban tổ chức lễ hội; các tài liệu hoặc văn bản chứng minh
về nguồn gốc lễ hội (đối với lễ hội truyền thống); văn bản đồng ý tổ chức lễ hội tại
Việt Nam của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự hoặc Tổng Lãnh sự quốc gia, vùng lãnh thổ
và văn bản đồng ý của Bộ Ngoại giao (đối với lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài).
Sau khi nộp hồ sơ với đầy đủ các giấy tờ hợp lệ, người tổ chức lễ hội sẽ đợi văn bản
chấp thuận từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ
hoặc không được chấp thuận phải có văn bản thông báo những nội dung cần bổ sung
hoặc văn bản trả lời và nêu rõ lý do không đồng ý cấp phép.
Thứ hai, về việc cơ quan quản lý văn hóa đáp ứng các nguyện vọng, hỗ trợ tạo
điều kiện cho Ban tổ chức lễ hội trong quá trình tổ chức các lễ hội văn hóa dân gian.
Căn cứ vào chính sách của Nhà nước về lễ hội, người thực hiện công tác quản lý văn
hóa có trách nhiệm tạo điều kiện, hỗ trợ, đáp ứng các nguyện vọng chính đáng, hợp lý
của các cá nhân hay đơn vị tổ chức lễ hội văn hóa dân gian, nhằm: Duy trì, bảo tồn
các giá trị văn hóa đặc sắc, tiêu biểu thông qua các lễ hội; đáp ứng đời sống tinh thần
của nhân dân; mở rộng cơ hội giao lưu, hội nhập, hợp tác trong khu vực và trên thế
giới. Đồng thời, cơ quan quản lý văn hóa có thể kết hợp với cơ quan quản lý thông tin
và truyền thông địa phương để góp phần quảng bá, giới thiệu lễ hội đến rộng rãi người
dân hơn.
Thứ ba, về việc cơ quan quản lý văn hóa thực hiện đảm bảo trật tự, an ninh
trong suốt quá trình chuẩn bị và diễn ra lễ hội. Bên cạnh việc tạo điều kiện để tổ chức
các lễ hội, cơ quan quản lý văn hóa cũng phải kết hợp với đơn vị tổ chức các lễ hội
văn hóa dân gian thực hiện đúng và nghiêm các quy định giữ gìn trật tự, an ninh từ
khi bắt đầu đến khi kết thúc lễ hội. Ngoài ra, cơ quan quản lý văn hóa cần kết hợp với
cơ quan quản lý giao thông vận tải địa phương để thực hiện tăng cường tuần tra, kiểm
soát, điều tiết, phân luồng giao thông; xử phạt nghiêm đối với các trường hợp gây mất
trật tự an toàn giao thông. Như vậy, một mặt đảm bảo lễ hội diễn ra đúng kế hoạch,
mặt khác để đảm bảo an toàn giao thông cho người dân địa phương cũng như du
khách đến tham quan, trải nghiệm lễ hội.
Trên đây là các biện pháp cơ bản, cụ thể đã và đang được cơ quan quản lý văn
hóa thực hiện trong công tác quản lý lễ hội văn hóa dân gian trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh. Qua đó, tạo sự thống nhất và đồng bộ trong công tác quản lý, là cơ sở
để những người thực hiện công tác quản lý lễ hội dựa vào đó thực hiện đúng công
việc, chức trách, nhiệm vụ của mình.

4. Những kết quả đạt được trong công tác tổ chức và quản lý Lễ giỗ Lễ Thành
hầu Nguyễn Hữu Cảnh
Thứ nhất, di tích đền thờ được xây dựng, tôn tạo và trùng tu một cách liên tục để
thuận tiện cho việc tổ chức Lễ giỗ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Ban Quản lý Công
viên Lịch sử Văn hóa dân tộc TPHCM kết hợp cùng UBND Thành phố Thủ Đức, Sở Văn
hóa Thể thao TP.HCM bắt đầu khởi công công trình đền thờ năm 2015 và đưa vào hoạt
động phục vụ nhân dân năm 2016 nhân dịp lễ giỗ lần thứ 316 của Đức Ông. Năm 2018 tổ
chức lễ đúc tượng và 2019, TP.HCM tổ chức Lễ An vị và Khánh thành tượng Đức Lễ

Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh.


Thứ hai, cơ sở vật chất được đầu tư nâng cấp. Năm 2020, sau khi tổng hợp các ý kiến
của các sở, ban ngành và được sự thống nhất về nội dung và hình thức trong cuộc họp
giữa Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Văn hóa - Thể thao TPHCM và ông Cao Tự Thanh -
tác giả của bài văn bia ngày 30/6/2020; Ban quản lý Công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc
đã in đầy đủ nội dung văn bia và dán bằng decal lên bia đá tại Đền thờ Đức Lễ Thành hầu
Nguyễn Hữu Cảnh. Năm 2022 -2023, nội dung văn bia tiếp tục được chỉnh sửa, hoàn
thiện trên cơ sở tiếp thu góp ý theo văn bản số 80/QLDSVH ngày 10/5/2022 của Phòng
Quản lý di sản văn hóa thuộc Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM về hình thức khắc nội
dung văn bia lên bia đá tại Đền thờ Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh; và Công văn
số 1634 - CV/BTGTU của Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM ngày 23 tháng 5 năm 2023
về khắc nội dung văn bia lên bia đá tại Đền thờ Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh.
Anh Hoàng Trung Nghĩa - Trưởng ban Ban Quản lý Khu Công viên Lịch sử - Văn hóa
dân tộc TPHCM chia sẻ: “Ban Quản lý công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc phối hợp
cùng TP Thủ Đức tổ chức Lễ Giỗ và trân trọng công bố nội dung văn bia lên bia đá tại
Đền thờ. Nhằm bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những công lao to lớn của Đức Ông trong
công cuộc khai biên, mở cõi cho vùng đất Nam bộ. Đồng thời, tiếp tục phát huy truyền
thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc; luôn tâm nguyện chăm lo hương khói tại Đền thờ,
đồng thời tuyên truyền đến đồng bào và nhân dân khi đến dâng hương để luôn nhớ đến

cội nguồn dân tộc và quyết tâm hoàn thành thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã
hội góp phần xây dựng TPHCM hiện đại, văn minh và nghĩa tình”.
Thứ ba, Sở và Ban Quản lý công viên Lịch sử còn tổ chức lấy ý kiến góp ý và hướng
dẫn cho nhân dân đến chiêm bái Đức Ông. Đây là một trong những kết quả mang chiều
hướng tích cực nhất, bởi nó thể hiện rõ Việt Nam là một nhà nước “của dân – do dân – vì
dân”, nhân dân đã tham gia vào quá trình quản lý lễ hội, nó mang đậm nét truyền thống
dân tộc, giúp người dân nâng cao hiểu biết về vị anh hùng đã khai mở bờ cõi miền Nam.
Ngoài ra còn hướng dẫn người dân góp ý nội dung văn bia trực tiếp vào sổ tại Đền thờ

trước khi chính thức khắc nội dung.


Thứ tư, Sở VHTT và Ban Quản lý Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc kịp thời giải
quyết các vấn đề về diện tích khuôn viên, mở mang diện tích, tạo điều kiện để tổ chức lễ
hội và du khách về tham dự. Năm 2020, nhiều hộ dân, doanh nghiệp không chịu bàn giao
đất, thậm chí tái chiếm diện tích công viên. Nhưng nhờ có sự vào cuộc kịp thời của Sở
VHTT, Ban Quản lý và Sở Giao thông vận tải TPHCM, vấn đề này đã được giải quyết.
Từ đó thu hút người dân, khách du lịch về tham quan. Đặc biệt là các em học sinh đã có

Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa chụp hình lưu niệm
trước Đền thờ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh.

THPT Ten Lơ Man chụp hình lưu niệm với văn bia thờ Lễ
Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh
những buổi hoạt động trải nghiệm ngoại khóa và giáo dục địa phương. Năm 2023, công
ty du lịch Mặt Trời Việt đã đồng hành cùng thầy cô và các bạn học sinh trường THPT
chuyên Trần Đại Nghĩa đến tham quan, dâng hương, tìm hiểu về Đền tưởng niệm các
Vua Hùng và Đền thờ Đức Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh.
.

Thứ năm, Sở và Ban Quản lý Công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc còn tổ chức

các hoạt động văn hóa dân gian như đờn ca tài tử,… để tưởng nhớ công lao Đức Lễ
Chương trình múa lân chào mừng

Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Bên cạnh đó, các hoạt động văn nghệ còn thu hút các đối
tượng từ bé đến lớn, từ sinh viên đến người lao động, người dân mọi miền đều tham gia
và theo dõi Lễ giỗ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh.

Thứ sáu, Sở VHTT và Ban Quản lý Công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc còn tổ
chức giới thiệu những tư liệu liên quan đến nguồn gốc và nhân vật Lễ Thành hầu Nguyễn
Hữu Cảnh. Tiêu biểu có thể kể đến tiết mục văn nghệ tái hiện công đức của Đức Lễ
Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh lần thứ 320 (năm 2020). Từ đó nâng cao nhận thức người

dân về Đức Ông một cách sinh động, dễ nhớ, giúp người dân tham gia tìm hiểu về lịch sử
vùng đất Nam Bộ.

Đây cũng là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc; qua
đó cũng nhắc nhở thế hệ tương lai cần tiếp tục phát huy truyền thống trong quá trình xây
dựng và phát triển văn hóa của Thành phố.

Thứ bảy, Ban Quản lý Công viên và Sở cũng chủ động về kinh phí tổ chức, chuẩn
bị kỹ càng từ khâu nội dung, trang trí, tuyên truyền, y tế, an ninh trật tự.

5. Những hạn chế còn tồn tại trong công tác tổ chức và quản lý Lễ giỗ Lễ Thành
hầu Nguyễn Hữu Cảnh
Mặc dù trong thời gian qua, hoạt động Lễ giỗ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh trên
địa bàn Thành phố chưa ghi nhận có sự việc diễn biến phức tạp, biến tướng. Tuy nhiên,
lớp trẻ thời nay đa phần chưa am hiểu về nguồn gốc lịch sử và ý nghĩa Lễ Giỗ Lễ Thành
hầu Nguyễn Hữu Cảnh, thiếu đi sự kế thừa.

Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa ở cơ sở thường xuyên thay đổi,
kiêm nhiệm nên việc thực hiện công tác quản lý và tổ chức vẫn tồn tại một số khó khăn.
6. Các quy định xử lý một vài trường hợp vi phạm tiêu biểu
Theo Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định các mức xử phạt vi phạm
quy định về tổ chức lễ hội như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một
trong các hành vi sau đây: Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của
lễ hội; Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa
Việt Nam.
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau đây: Không báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có
thẩm quyền theo quy định; Chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa
của mình.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau đây: Không thành lập Ban tổ chức lễ hội theo quy định; Bán vé, thu tiền tham dự
lễ hội; Không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn
theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích; Không tuyên truyền, giới thiệu mục đích,
ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh hoặc bảng, biển và các hình
thức tuyên truyền khác; Không thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận
thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội; Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.
Mức phạt lớn nhất có thể lên đến 20 triệu đồng. Tuy nhiên tùy vào hành vi mà
các cơ quan nhà nước sẽ có biện pháp xử lý thích hợp.

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận
Nhìn vào thực trạng chung của công tác quản lý Lễ giỗ Lễ Thành hầu Nguyễn
Hữu Cảnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đúc kết được một vài ý chính như
sau:
Về mặt tích cực
Công tác tổ chức và quản lý lễ hội văn hóa dân gian luôn có sự kết hợp chặt
chẽ giữa cơ quan quản lý văn hóa và các cấp chính quyền địa phương, sự chấp hành
nghiêm túc quy định của người dân địa phương và du khách tham gia. Nhờ đó mà, Lễ
giỗ được tổ chức trong vòng 5 năm trở lại đây đảm bảo đáp ứng được đa số các tiêu
chí: trang trọng, an toàn, hiệu quả, phù hợp với truyền thông thống văn hóa của dân
tộc, với phong tục, tập quán của địa phương.
Các quy định, luật lệ được soạn thảo một cách chặt chẽ, rõ ràng, nghiêm khắc,
điều này đã trở thành công cụ hữu dụng cho các cơ quan có thẩm quyền thực hiện
nhiệm vụ quản lý.
Về mặt tiêu cực
Khó khăn lớn nhất có lẽ đến từ việc thiếu hụt nguồn nhân lực ngành Văn hóa.
Từ đây, công tác quản lý sẽ gặp những bất cập nhất định.

2. Kiến nghị
Dưới những tác động thuận lợi và khó khăn, các cơ quan ban ngành cần nỗ lực
hơn nữa trong công cuộc điều hướng và quản lý các lễ hội văn hóa dân gian. Dựa vào
đó, tôi đề xuất một vài phương án như sau:

Thứ nhất, lồng ghép nội dung về công tác tổ chức và quản lý lễ hội vào phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, quy ước cộng đồng dân cư nhằm nâng
cao chất lượng của phong trào và tạo nên phong trào quần chúng rộng rãi trong cơ quan,
đơn vị, doanh nghiệp, khu phố/ấp và mỗi gia đình thực hiện nếp sống văn minh trong
việc tham gia lễ hội, xóa bỏ hủ tục, bài trừ mê tín dị đoan, kế thừa có chọn lọc những
phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, địa phương, cộng đồng dân cư.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao ý thức của người dân về
thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội. Ngoài ra, còn tuyên truyền, giáo dục
về Luật Di sản Văn hóa để người dân nắm rõ và nghiêm túc chấp hành.

Thứ ba, kêu gọi xã hội hóa trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích nhằm
khơi dậy trách nhiệm, ý thức của toàn xã hội đối với tài sản của cha ông ta để lại; góp
phần giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo tồn di sản, đồng thời thu hút
sự tham gia đóng góp của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước để bảo vệ di sản
nhiều hơn. Tuy nhiên công tác “xã hội hóa” phải có định hướng, chính sách, chế tài
khuyến khích đầu tư và quản lý.

Thứ tư, phối hợp, phát huy vai trò tổ chức và quản lý trong việc vận động Ban quản lý
Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc, người dân và khách du lịch thực hiện bảo đảm an
ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi
trường trong công tác quản lý, tổ chức và tham gia lễ Giỗ.

Thứ năm, tăng cường kiểm tra, theo dõi trước, trong và sau khi tổ chức lễ Giỗ, kịp
thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là các hành vi lợi dụng lễ hội để
trục lợi, kích động bạo lực, biến tướng, làm sai lệch lễ hội truyền thống.

Thứ sáu, thường xuyên tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm trong công
tác tổ chức và quản lý lễ hội, kịp thời khen thưởng những tập thể, cá nhân thực hiện tốt
công tác quản lý và tổ chức lễ hội.

Thứ bảy, tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ quản lý và tổ chức lễ hội cho
đội ngũ cán bộ phụ trách tại các quận, huyện và thành phố Thủ Đức. Đồng thời giao lưu
học tập kinh nghiệm giữa các tỉnh thành và vùng miền trong việc quản lý và tổ chức lễ
hội đặc trưng ở từng địa phương.
KẾT LUẬN
Qua bài tiểu luận trên, tôi đã tìm hiểu được các khái niệm về quản lý, lễ hội dân gian và
đặc biệt là Lễ Giỗ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Đầu tiên để tìm hiểu về thực trạng
công tác quản lý Lễ giỗ ta phải biết về những vấn đề cơ bản như: văn bản pháp quy liên
quan, nguyên tắc cần lưu ý, các quy định xử lý về một vài trường hợp tiêu biểu. Từ đó, ta
nhận thấy những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý Lễ
Giỗ. Dựa vào thực trạng quản lý trên, tôi kết luận về những tích cực và tiêu cực trong
công tác, sau đó đưa ra những kiến nghị phù hợp và khả thi.

Tôi mong rằng trong tương lai, Ban Quản Lý và Sở Văn hóa Thể Thao ngày càng nâng
cao vai trò, trách nhiệm và đạt hiệu quả tốt hơn trong công tác quản lý Lễ Giỗ Lễ Thành
hầu Nguyễn Hữu Cảnh nói chung và lễ hội văn hóa dân gian nói riêng. Bên cạnh đó góp
phần quan trọng vào công cuộc bảo tồn và phát huy một cách đúng đắn những giá trị
vàng son trong kho tàng văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Báo cáo Sơ kết 05 năm thực hiện Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính
phủ quy định về tổ chức và quản lý lễ hội, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM.
(2) Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an.“Hỏi về việc xử lý các vi phạm trong lễ hội?”. Trang
Thông tin điện tử Công an tỉnh Nghệ An. Truy xuất từ: congan.nghean.gov.vn.
(3) Đình Lý. (2020). TPHCM long trọng tổ chức Lễ Giỗ Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh
lần thứ 320. Thành ủy TPHCM.
Retrieved 1 6, 2024, from https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/tphcm-long-trong-to-chuc-le-gio-
duc-le-thanh-hau-nguyen-huu-canh-lan-thu-320-1491867120
(4) Huỳnh Quốc Thắng. (2003). Luận án tiến sĩ: "Lễ hội dân gian của người Việt ở Nam Bộ".
(5) Minh Hiệp. (2023). TPHCM tổ chức Lễ giỗ tưởng nhớ Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu
Cảnh. Thành ủy TPHCM.
Retrieved 1 4, 2024, from https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/tphcm-to-chuc-le-gio-tuong-
nho-duc-le-thanh-hau-nguyen-huu-canh-1491910612
(6) N.D. (2016). Chuyện về Nguyễn Hữu Cảnh - Binh Phuoc, Tin tuc Binh Phuoc, Tin mới tỉnh
Bình Phước. Báo Bình Phước. Retrieved 1 26, 2024, from
https://baobinhphuoc.com.vn/news/376/116564/chuyen-ve-nguyen-huu-canh
(7) Nghị định số 110/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về quản lý và tổ chức lễ hội. Truy
xuất từ: vanban.chinhphu.vn.
(8) Ngọc Tấn. (2020, J). Hàng chục ha đất dự án Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc bị chiếm
dụng. Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
Retrieved 1 6, 2024, from https://tphcm.chinhphu.vn/hang-chuc-ha-dat-du-an-cong-vien-
lich-su-van-hoa-dan-toc-bi-chiem-dung-10120321.htm
(9) Nguyễn Ngọc Hiền. (1995). Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh với công cuộc khai sáng miền
Nam nước Việt cuối thế kỷ thứ XVII. NXB Đồng Nai.
(10) Trần Hưng. (2023). Nguyễn Hữu Cảnh: Vị đại thần góp công lớn khai phá vùng đất Nam
bộ. Tri thức VN. Retrieved 1 26, 2024, from https://trithucvn.co/van-hoa/nguyen-huu-canh-
vi-dai-than-gop-cong-lon-khai-pha-vung-dat-nam-bo.html
(11) Trần Xuân Lực. (2017). Luận văn thạc sĩ Quản lý Văn hóa: "Quản lý nhà nước về văn
hóa, trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ".

You might also like